Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi Nhánh Hà Nội
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính quan trọng trong hệthống tài chính của mỗi quốc gia Nhờ có ngân hàng thương mại mà mộtlượng vốn nhàn rỗi lớn đã được chuyển dịch từ những người có vốn sangnhững người cần vốn Trong hoạt động của mình, các ngân hàng thương mạiluôn tìm cách để thu được lợi nhuận cao nhất có thế Vì thế đôi khi có nhiềurủi ro xảy ra trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng đặc biệt là rủi rotrong hoạt động cho vay – một hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận lớn chocác ngân hàng Để hạn chế được rủi ro đó, trong quá trình thẩm định để đi đếnquyết định cho vay, các ngân hàng thường rất chú trọng đến công tác phântích tài chính khách hàng
Một khách hàng có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạncam kết là một trong những điều kiện tiên quyết để xem xét có cho vay haykhông Điều kiện này vừa mang lại thuận lợi cho ngân hàng lẫn khách hàng.Đối với khách hàng, có được khả năng tài chính tốt sẽ giúp cho khách hàngan tâm hơn về khả năng trả nợ khi đến hạn, do đó giữ được uy tín, cam kết đốivới ngân hàng Riêng đối với ngân hàng, việc xem xét khả năng tài chính củakhách hàng giúp ngân hàng có thể giảm thiểu được rủi ro, tránh đưa ra nhữngquyết định sai lầm: cho vay những khách hàng xấu và không cho vay nhữngkhách hàng tốt
Trong thời gian thực tập tại ngân hàng, cùng với sự giúp đỡ của các anhchị cán bộ nhân viên ngân hàng và sự giúp đỡ của Th.S Hoàng Lan Hươngem đã có được những hiểu biết sâu hơn về công tác phân tích tài chính kháchhàng và tầm quan trọng của công tác này trong hoạt động cho vay của ngânhàng vì thế em chọn đề tài:
Trang 2“Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng trong hoạt độngcho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi Nhánh Hà Nội”.
Kết cấu Khoá luận tốt nghiệp của em gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về phân tích tài chính khách hàng
trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng trong
hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Sài Gòn.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích
tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại ngân hàngTMCP Sài Gòn.
Phạm vi nghiên cứu của khoá luận tập trung vào công tác phân tích tàichính khách hàng ở đây chính là phân tích tài chính của doanh nghiệp vayvốn
Phương pháp sử dụng nghiên cứu là thu thập thông tin, phân tích vàphỏng vấn trực tiếp cán bộ tín dụng.
Trang 3CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀICHÍNH KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.1.1 Khái quát về hoạt động cho vay của các NHTM
1.1.1 Khái niệm và phân loại cho vay
Khái niệm cho vay
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng trong đó tổ chức tín dụng giao chokhách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất địnhtheo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Thời hạn nhất định ởđây chính là thời hạn cho vay.
Từ khái niệm trên có thể thấy bản chất của hoạt động cho vay là một giaodịch bằng tiền trên cơ sở hoàn trả và có đặc trưng sau:
- Người đi vay chỉ được sử dụng tiền vay trong khoảng thời gian nhấtđịnh theo thoả thuận và phải hoàn trả vô điều kiện khi đến hạn
- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nóicách khác người cho vay ngoài khoản vốn gốc ban đầu sẽ được nhận mộtkhoản lãi do người đi vay trả.
Phân loại cho vay:
Các ngân hàng cung cấp nhiều loại hình cho vay khác nhau tương ứngvới sự đa dạng trong mục đích vay vốn của khách hang - từ việc mua ô tô vàsửa sắm các phương tiện sinh hoạt, tài trợ cho quá trình học tập đến việc xâydựng nhà ở, văn phòng… Chúng ta có thể sắp xếp danh mục các khoản vayrất đa dạng của ngân hàng thành từng nhóm dựa vào một số tiêu thức nhấtđịnh Việc phân loại cho vay không những tạo tiền đề thiết lập một quy trìnhcho vay thích hợp mà còn góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.Phân loại cho vay có thể căn cứ vào một số tiêu thức sau:
Trang 4Theo mục đích sử dụng vốn vay, có thể chia thành: cho vay phục vụ sảnxuất kinh doanh công thương nghiệp, cho vay tiêu dùng cá nhân, cho vay bấtđộng sản, cho vay nông nghiệp, cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu.
Theo thời hạn, có thể chia thành: cho vay ngắn hạn (loại cho vay cóthời hạn dưới 1 năm), cho vay trung hạn (loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5năm), cho vay dài hạn (loại cho vay có thời hạn trên 5 năm).
Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, cho vay được chia thành2 loại: cho vay không có bảo đảm, cho vay có bảo đảm
Dựa vào phương thức cho vay, theo tiêu chí này sẽ chia thành: chovay theo món và cho vay theo hạn mức.
Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay, cho vay được chia thành: chovay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáohạn, cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp, cho vaytrả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tuỳ vào khả năng tàichính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động cho vay
Đối với hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay chiếm quá nửa giátrị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu nhập chủ yếu của các ngânhàng Vì thế có thể thấy cho vay là một trong những nghiệp vụ quan trọng củacác ngân hàng thương mại Các ngân hàng thương mại luôn tìm cách tăng quymô cho vay của mình bằng nhiều cách thức khác nhau như: tăng quy mô củangân hang đặc biệt là tăng vốn chủ sở hữu, mở rộng mạng lưới chi nhánh, đadạng hoá các loại hình cho vay khác nhau, giảm lãi suất cho vay cũng nhưcung cấp các điều kiện ưu đãi cho khách hàng…
Tuy nhiên có thể thấy cho vay là nghiệp vụ phức tạp và chứa đựng nhiềurủi ro Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng có xu hướng tập trung vào danhmục các khoản cho vay Tình trạng khó khăn về tài chính của một ngân hàng
Trang 5thường phát sinh từ các khoản cho vay Rủi ro tiềm ẩn trong toàn bộ dư nợcho vay của ngân hàng và gắn liền với khả năng khách hàng không trả nợtheo hợp đồng Cụ thể là luồng thu nhập dự tính mang lại từ các tài sản cósinh lời của các ngân hàng có thể không hoàn trả đầy đủ xét cả về mặt sốlượng và thời hạn Khi các ngân hàng càng cố gắng mở rộng cho vay với mọithành phần kinh tế thì khả năng xảy ra rủi ro càng nhiều mặc dù các ngânhàng thường cố gắng phân tích các yếu tố của người vay sao cho độ an toàn làcao nhất Tuy nhiên không một nhà kinh doanh ngân hàng nào có thể đoánchắc được điều gì sẽ xảy ra với khả năng hoàn trả của khách hàng vì khả nănghoàn trả tiền của khách hàng có thể bị thay đổi bởi nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, là những nguyên nhân bất khả kháng Môi trường kinh tế cóảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của người đi vay và thiệt hại hay thànhcông của người cho vay Sự hưng thịnh hay suy thoái của chu kỳ kinh doanh,lạm phát, thiểu phát ảnh hưởng đến lợi nhuận của người vay, dẫn tới việckhách hàng không thanh toán gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng Cơ chếchính sách của nhà nước và các ngành chưa đầy đủ, môi trường pháp lý chưađồng bộ cũng sẽ tác động tới người vay làm khả năng trả nợ của họ bị giảmsút.
Thứ hai, là những nguyên nhân từ phía khách hàng Nhiều khách hàngsẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận lớn Họ không tính toánkỹ các bất trắc có thể xảy ra hoặc hoạch định không chính xác, không dự tínhhết được rủi ro trong kinh doanh, những khoản chi phí phát sinh mới làm ảnhhưởng đến kế hoạch kinh doanh của mình dẫn đến không có đủ nguồn để trảnợ cho ngân hàng Cũng có trường hợp khách hàng cố tình lừa dối để chiếmđoạt vốn của ngân hàng Số lượng khách hàng như vậy không nhiều nhưng cóthể gây tổn thất lớn cho ngân hàng vì để đạt được mục đích họ sẵn sàng tìm
Trang 6mọi thủ đoạn để đối phó với ngân hàng như cung cấp sai thông tin, hay muachuộc cán bộ tín dụng.
Thứ ba, là nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng như:
- Chính sách tín dụng không hợp lý, quá nhấn mạnh vào lợi nhuận nên khicho vay đã quá chú trọng về lợi tức, đặt mong ước về lợi tức cao hơn cáckhoản cho vay lành mạnh Ngoài ra, trong thể lệ cho vay có những sơ hở đểkhách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của ngân hàng.
- Cán bộ ngân hàng không tuân thủ chính sách, không chấp hành đúng quyđịnh cho vay, như không thẩm định đầy đủ chính xác về khách hàng trước khicho vay, cho vay không có dự án khả thi, cho vay khống, thiếu tài sản đảmbảo, cho vay vượt tỷ lệ an toàn…Cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức kinhdoanh như thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả dối để vay vốn rồi vayké Có thể nói, chất lượng cán bộ nhân viên là một trong những nguyên nhândẫn tới rủi ro trong hoạt động cho vay hiện nay tại các ngân hàng.
Những rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mạiphải đối mặt ngày càng phức tạp, đa dạng Nhưng các ngân hàng không phảivì thế mà hạn chế hoạt động cho vay vì cho vay là hoạt động mang lại lợinhuận lớn cho ngân hàng đồng thời nâng cao được uy tín của ngân hàng trênthị trường.
Vì những nguyên nhân đó, vấn đề quan trọng các ngân hàng phải đặt ralà làm thế nào để hạn chế các rủi ro trong hoạt động cho vay Một trongnhững giải pháp quan trọng là phải tiến hành phân tích chi tiết khách hàngvay vốn bao gồm cả phân tích tài chính và phân tích phi tài chính Tuy nhiênviệc xác định được khả năng trả nợ của khách hàng thông qua phân tích phitài chính là việc rất khó và chỉ mang tính định tính Để đảm bảo an toàn vàhiệu quả cho những khoản vay, cần phải tiến hành phân tích tài chính củakhách hàng Do đó, việc phân tích tài chính khách hàng không những là việc
Trang 7làm cần thiết mà phải là đòi hỏi bắt buộc đối với các ngân hàng thương mạikhi đứng trước nhu cầu vay vốn của khách hàng.
1.2 Phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của NHTM.
1.2.1 Khái niệm và mục đích phân tích tài chính khách hàng
Khái niệm:
Phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại các ngânhàng thương mại là việc sử dụng các khái niệm, phương pháp và công cụ chophép xử lý thông tin kế toán và thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá hiệntrạng tài chính, dự báo về tài chính tương lai của khách hàng, lường trướcnhững khả năng có thể xảy ra làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng
1.2.2 Thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng.
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổngquát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hìnhthành tài sản tại một thời điểm nhất định (cuối quý, cuối năm) Việc so sánhgiữa số liệu của hai thời điểm khác nhau trên bảng cân đối kế toán cũng có thể
Trang 8cho thấy sự biến động khái quát của tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệptrong kỳ Căn cứ vào số liệu về tổng tài sản và kết cấu tài sản hiện có củadoanh nghiệp, ngân hàng đánh giá được một cách tổng quát quy mô tài sản,năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp Tỷ lệ, kết cấu của từngnguồn vốn trong tổng nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thựctrạng tài chính của doanh nghiệp
Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tàikhoản kế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý Bảng cânđối kế toán được chia làm hai phần là phần tài sản và phần nguồn vốn.
Phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệpđến cuối kỳ kế toán đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giaiđoạn, các khâu của quá trình kinh doanh Các khoản mục của bên tài sản đượcsắp xếp theo khả năng chuyển hoá thành tiền giảm dần từ trên xuống
A Phần nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành tài sản củadoanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắpxếp theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị (nguồn vốn của bản thândoanh nghiệp - vốn chủ sở hữu, vốn đi vay, vốn chiếm dụng )
Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánhtổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một thời kỳ kế toán củadoanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động kinhdoanh khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoảnphải nộp khác Kết quả hoạt động kinh doanh gồm ba phần:
Phần I “Lãi, Lỗ” phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Phần này có nhiều chỉ tiêu liên quan đến doanh thu, chi phícủa hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động bấtthường khác Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày: tổng số phát
Trang 9sinh trong kỳ báo cáo, số liệu của kỳ trước để so sánh, số luỹ kế từ đầu nămđến cuối kỳ báo cáo.
Phần II “Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước” phản ánh tìnhhình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về: thuế, phí, lệ phí và các khoản phảinộp khác.
Phần III “Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuếGTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa”
Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp những thông tin tổng hợp về tìnhhình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độquản lý của doanh nghiệp Báo cáo kết quả kinh doanh cho phép ngân hàngcó thể dự tính được xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.Nhìn chung, các ngân hàng chỉ dựa chủ yếu vào phần I “Lãi, lỗ” của báo cáokết quả kinh doanh để tiến hành phân tích tài chính khách hàng.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việchình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanhnghiệp Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho thấy tiền tệ của doanhnghiệp sinh ra từ đâu và sử dụng vào những mục đích gì Từ đó, dự đoánđược lượng tiền trong tương lai của doanh nghiệp, nắm được năng lực thanhtoán hiện tại Đồng thời thấy được quan hệ giữa lỗ, lãi ròng với luồng tiền tệcũng như hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính ảnhhưởng tới mức độ nào, làm tăng hay giảm tiền tệ.
Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần sau:
Phần I Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: Phản ánh toàn bộdòng tiền vào và chi ra chủ yếu của doanh nghiệp, có liên quan trực tiếp đếnhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các khoản thu bằng tiền như: tiền
Trang 10thu bán hàng, thu từ các khoản thu thương mại; chi phí bằng tiền như: tiền trảcho nhà cung cấp, tiền thanh toán cho công nhân viên, chi phí khác bằng tiền.
Phần II Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: Phản ánh toàn bộ dòngtiền vào và chi ra chủ yếu của doanh nghiệp, có liên quan trực tiếp đến hoạtđộng đầu tư của doanh nghiệp Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp gồm 2phần: đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho bản thân doanh nghiệp, đầu tư vàocác đơn vị khác.
Phần III Lưu chuyển từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòngtiền vào và chi ra chủ yếu của doanh nghiệp, có liên quan trực tiếp đến hoạtđộng tài chính của doanh nghiệp Hoạt động tài chính bao gồm các nghiệp vụlàm thay đổi quy mô và kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp như chủ doanhnghiệp góp vốn, vay vốn, phát hành cổ phiếu trái phiếu…
Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là một báo cáo kế toán tài chính tổngquát nhằm mục đích giải trình và bổ sung, thuyết minh những thông tin vềtình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệptrong kỳ báo cáo, mà chưa được trình bày chi tiết, đầy đủ trong báo cáo tàichính khác.
Trên thực tế, phân tích báo cáo tài chính là nội dung chủ yếu để tiếnhành phân tích tài chính khách hàng Tuy nhiên, ngoài các báo cáo tài chínhcán bộ tín dụng của ngân hàng có thể phân tích tài chính khách hàng thôngqua các nguồn thông tin như: thông tin từ kết quả xếp hạng tín dụng của ngânhàng cho vay, thông tin lưu giữ tại CIC, thông tin từ các cuộc điều tra, phỏngvấn trực tiếp khách hàng (tham quan trực tiếp nhà xưởng, văn phòng, gặp trựctiếp các lãnh đạo, người lao động trong doanh nghiệp…), thông tin từ cácngân hàng đã có quan hệ tín dụng với khách hàng, thông tin từ các đối thủcạnh tranh.
Trang 11Nói chung thông tin phục vụ cho quá trình phân tích tài chính kháchhàng có được từ nhiều nguồn khác nhau, không phải chỉ từ các báo cáo tàichính mà khách hàng cung cấp Có những thông tin chính xác có những thôngtin không chính xác, vì thế cán bộ tín dụng cần sáng suốt, có trình độ chuyênmôn để nắm bắt, lựa chọn những thông tin tốt nhất phục vụ cho quá trìnhphân tích Việc có được những nguồn thông tin sạch là hết sức quan trọng đốivới cán bộ tín dụng nhằm tránh những rủi ro có thể cho ngân hàng
1.2.3 Các phương pháp sử dụng để phân tích tài chính khách hàng
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc phân tích tình hình tàichính khách hàng Trong đó, có thể kể đến hai cách tiếp cận đó là dựa vàomục đích và theo loại phân tích
Hình 1.1 : Khuôn khổ phân tích tài chính dựa vào mục đích
Phân tích nhu cầu nguồn vốn của doanh nghiệp.Phân tích tình hình tài chính và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Phân tích rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp
Quyết định nhu cầu nguồn vốn của doanh
Thương lượng với nhà
cung cấp
Trang 12Hình 1.2 : Khuôn khổ phân tích tài chính dựa vào loại phân tích.
Trong khuôn khổ phân tích tài chính dựa vào loại phân tích, các cán bộtín dụng thường sử dụng phương pháp tỷ số, phương pháp so sánh…
Phương pháp tỷ số
Phương pháp tỷ số là phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biếntrong phân tích tài chính doanh nghiệp Nó có tính hiện thực cao, giúp nhàphân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệthống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo giai đoạn
Các tỷ số tài chính chủ yếu được phân thành các nhóm chỉ tiêu về khảnăng thanh toán – phản ánh khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn củadoanh nghiệp, nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn – phản ánh mức độ ổnđịnh và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp,nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động – phản ánh việc sử dụng tài nguyên, laođộng , nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lãi – phản ánh hiệu quả sản xuất kinhdoanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp.
Phân tích tỷ số:
Tỷ số thanh khoảnTỷ số nợ
Tỷ số chi phí tài chínhTỷ số hoạt động
Tỷ số khả năng sinh lợiTỷ số tăng trưởng
Phân tích so sánh:
So sánh xu hướngSo sánh trong ngànhPhân tích cơ cấuPhân tích chỉ số
Đo lường và đánh giá:
Tình hình tài chính.Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Trang 13Mỗi nhóm chỉ tiêu lại bao gồm những tỷ số riêng lẻ phản ánh từng bộphận của hoạt động tài chính Trong mỗi trường hợp, tùy thuộc vào mục tiêuphân tích tài chính mà ngân hàng sẽ chú trọng các chỉ tiêu khác nhau Chẳnghạn đối với những khoản vay ngắn hạn, ngân hàng đặc biệt chú ý đến khảnăng thanh toán của người vay Trong khi đó, với những khoản vay dài hạnthì ngân hàng thường quan tâm nhiều đến khả năng hoạt động, hiệu quả sảnxuất – kinh doanh
Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánhgiá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích.Trong phân tích báo cáo tài chính, phương pháp so sánh thường được sử dụngbằng cách so sánh ngang, so sánh dọc So sánh nganh báo cáo tài chính làviệc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đốitrên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính; còn so sánh dọc là việc sử dụngcác tỷ suất, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báocáo tài chính và giữa các báo cáo để rút ra kết luận Để áp dụng phương phápso sánh cần chú ý những điều kiện sau:
- Điều kiện so sánh được của chỉ tiêu: phải thống nhất về nội dung phảnánh, về phương pháp tính toán, về thời gian và đơn vị đo lường.
- Gốc so sánh: việc xác định gốc so sánh tùy thuộc vào mục đích phântích Gốc so sánh thường được xác định về mặt thời gian, không gian Về mặtthời gian có thể lựa chọn kỳ kế hoạch, kỳ trước, cùng kỳ này năm trước haylựa chọn các điểm thời gian (năm, tháng, ngày cụ thể)…Về mặt không giancó thể lựa chọn các bộ phận của tổng thể, lựa chọn các đơn vị khác có cùngđiều kiện tương đương.
Phương pháp Dupont
Trang 14Ngoài hai phương phỏp trờn, để phõn tớch tài chớnh khỏch hàng, cỏn bộtớn dụng cú thể sử dụng phương phỏp Dupont Đõy là phương phỏp phõn tớchcỏc chỉ số tài chớnh dựa trờn tỷ lệ so với doanh thu Phương phỏp này được sửdụng hiệu quả tại cụng ty Dopont do đú được gọi là phương phỏp Dupont.Thực chất phương phỏp này là tỏch một tỷ số cú mối quan hệ nhõn quả vớinhau Điều đú cho phộp phõn tớch ảnh hưởng của cỏc tỷ số đối số tổng hợp, từđú cú thể nhận biết được nguyờn nhõn dẫn đến cỏc hiện tượng tốt xấu tronghoạt động của doanh nghiệp.Vớ dụ: Phõn tớch Tỷ suất lợi nhuận trờn tổng tàisản (ROA)
Hỡnh 1.3: Phõn tớch phương trỡnh Dupont
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
Lợi nhuận
Doanh thu thuần
Giá vốn
Thuế thu nhập
Doanh thu thuần
Tổng chi phí
Chi phí bán hàng
Chi phí QLDN
Chi phí hoạt động tài chính
Chi phí bất th ờng
Doanh thu thuần
Tài sản ngắn hạn
Tiền
Đầu t tài chính ngắn hạn
Phải thu
Tồn kho
Tổng tài sản bq
Tài sản dài hạn
Các khoản phải thu dài
Tài sản cố định
Cáckhoản ĐTTCDH
khácTài sản dài
hạn khácVòng quay toàn bộ vốn
Tài sản ngắn hạn khácChia
(: )
ROA
Trang 15 Mô hình điểm số:
Ở một số ngân hàng, người ta còn sử dụng phương pháp điểm số haycòn gọi là xếp hạng doanh nghiệp để phân tích tài chính doanh nghiệp Môhình này được thiết lập dựa vào các chỉ tiêu tài chính qua trọng phản ánh từ sốliệu thống kê trong lịch sử Tầm quan trọng của các chỉ tiêu sẽ xác định trọngsố của chúng trong mô hình ứng dụng của từng doanh nghiệp, mô hình điểmsố sẽ cho một kết quả nhất định Nếu điểm số này của doanh nghiệp lớn hơnđiểm chuẩn thì tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể chấp nhận được,còn nếu nhỏ hơn điểm số chuẩn thì tình hình tài chính của doanh nghiệpkhông thể chấp nhận được.
Mô hình điểm số được áp dụng nhiều nhất là mô hình Zeta, cụ thể nhưsau:
Dựa theo số liệu thống kê của doanh nghiệp sản xuất mô hình điểm sốcó phương trình như sau:
Z = 0.012X + 0.014Y + 0,033E + 0.006F + 0.999GVới = Tài sản lưu động thuần/ Tổng tài sản
= Lãi chưa phân phối/ Tổng tài sản
= Lợi nhuận trước thuế và lãi/ Tổng tài sản
= Giá trị thị trường của tổng vốn CSH/ Giá trị sổ sách của tổng sốnợ
= Doanh thu/ Tổng tài sản
Nếu doanh nghiệp có điểm số Z < 1.81 thì thuộc loại doanh nghiệp cótình hình tài chính không tốt Ngược lại doanh nghiệp có điểm số Z > 2.29 thìthuộc loại doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt Nếu Z trong khoảng từ 1.81– 2.99, doanh nghiệp thuộc loại tình hình tài chính chưa xác định được là tốthay không tốt.
Trang 16Có thể thấy, tùy vào từng tình hình khách hàng, các cán bộ tín dụng cóthể sử dụng một phương pháp phân tích hoặc sử dụng tổng hợp các phươngpháp khác nhau để đạt được hiệu quả cao nhất trong phân tích tài chính kháchhàng.
1.2.4 Quy trình phân tích tài chính khách hàng.
Phân tích tài chính khách hàng là công việc hết sức phức tạp và đòi hỏiphải được chuẩn hóa một cách khoa học và chặt chẽ để từ đó có thể thẩm địnhvà đánh giá chính xác về năng lực tài chính của khách hàng vay vốn Vì thếcác ngân hàng thường đặt ra quy trình phân tích tài chính khách hàng như sau:
Thứ nhất, thu thập và xử lý thông tin về khách hàng vay vốn Ngân
hàng phải thu thập và xử lý thông tin liên quan bao gồm: năng lực sử dụngvốn vay và uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận và nguồn ngân quỹ, quyền sởhữu tài sản và các điều kiện kinh tế khác liên quan đến người vay.
Thứ hai, Phân tích tình hình tài chính khách hàng.
Phân tích trước khi vay:
Khái quát tình hình tài chính của khách hàng vay vốn Chủ yếu tậptrung phân tích dựa vào báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp (phân tíchcác khoản mục trên bảng cân đối, phân tích luồng tiền); phân tích tình hìnhthực hiện các chỉ tiêu tài chính của khách hàng.
Kết quả phân tích trước khi cho vay cho thấy được một phần tình hìnhtài chính của khách hàng trong quá khứ và hiện tại Đây là giai đoạn quantrọng để ngân hàng ra quyết định có cho vay hay không và cho vay ở mứcnhư thế nào Tuy nhiên, việc tiến hành phân tích trước khi vay không thể làmột bảo đảm cho khả năng có thể trả nợ của khách hàng vì trong quá trìnhkinh doanh trong tương lai có rất nhiều những dự đoán có thể không chínhxác Do đó, nếu chỉ dừng lại ở việc phân tích trước khi vay là không đủ, đòihỏi các ngân hàng phải tiến hành phân tích ở các giai đoạn tiếp theo để có
Trang 17những biện pháp giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khoản vay được sử dụng đúngmục đích và mang lại hiệu quả.
Phân tích trong khi cho vay:
Sau khi quyết định cho khách hàng vay và tiến hành giải ngân chokhách hàng, ngân hàng vẫn tiến hành phân tích tài chính khách hàng theo địnhkỳ Việc phân tích này giúp ngân hàng thấy được vốn vay được sử dụng cóđúng mục đích hay không, hiệu quả của việc đầu tư thế nào, có những dấuhiệu gì ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng không Có thể nói đâylà giai đoạn thu thập thêm thông tin về khách hàng vay vốn Nếu thông tintheo chiều hướng tốt thì chất lượng tín dụng sẽ được đảm bảo nhưng nếuthông tin theo chiều hướng xấu thì tùy tình hình, ngân hàng sẽ có những biệnpháp thích hợp như: có thể thu hồi nợ trước hạn, ngừng giải ngân, yêu cầucung cấp thêm tài sản đảm bảo…
Phân tích sau khi vay:
Nhiều cán bộ tín dụng cho rằng: khi khoản vay đã được giải ngân rồithì không cần phải phân tích tài chính của khách hàng vay nữa Điều này làkhông đúng vì sau khi đã tiến hành giải ngân cho khách hàng và khách hàngvẫn chưa trả hết nợ cho ngân hàng thì rủi ro đối với khoản vay vẫn còn lớn.Vì thế việc phân tích sau khi vay giúp ngân hàng xác định được nguyên nhânđối với những khoản vay không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ và đúnghạn, từ đó kịp thời đưa ra những quyết định mới liên quan đến sự an toàn củakhoản vay.
1.2.5 Nội dung phân tích tài chính khách hàng
Tình hình tài chính khách hàng lành mạnh là một trong những điều kiệnđể xem xét cho doanh nghiệp vay vốn Về phía doanh nghiệp, do biết đượcđiều này nên khi lập hồ sơ vay vốn, doanh nghiệp luôn thể hiện tình hình tàichính của mình lành mạnh và có khả năng tài chính đảm bảo tốt cho việc trả
Trang 18nợ Thế nhưng tình hình tài chính của doanh nghiệp có tốt thực sự hay khôngcần phải phân tích và thẩm định mới đánh giá được Để phân tích tài chínhkhách hàng cần tập trung vào các nội dung sau: thẩm định mức độ tin cậy củacác báo cáo tài chính, phân tích báo cáo tài chính, các tỷ số tài chính, đánh giáchung tình hình tài chính doanh nghiệp.
1.2.5.1 Thẩm định mức độ tin cậy của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính bao gồm có Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tàichính Tuy nhiên trên thực tế cho thấy, không phải tất cả các doanh nghiệpđều có đủ năng lực để lập được tất cả các báo cáo trên Vì thế khi doanhnghiệp vay vốn tại ngân hàng, các ngân hàng thường chỉ yêu cầu có bảng cânđối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính củahai kỳ gần thời điểm vay nhất.
Các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp gửi cho ngân hàng là nhữngthông tin cung cấp ra bên ngoài, với mục đích vay vốn, vì thế nên mục tiêusoạn thảo báo cáo tài chính có thể khác biệt so với mục tiêu soạn thảo báo cáotài chính cho nội bộ doanh nghiệp Vì vậy mức độ tin cậy về số liệu của cácbáo cáo tài chính của khách hàng cung cấp chưa đảm bảo Do đó, việc thẩmđịnh mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính là cần thiết đối với một cán bộtín dụng Tuy nhiên vấn đề là thẩm định như thế nào để có thể đánh giá chínhxác độ tin cậy của báo cáo tài chính lại là một vấn đề không dễ dàng đối vớicác ngân hàng.
Đối với những khoản vay có giá trị lớn của những khách hàng lớn, vìtính chất quan trọng của các khoản vay, ngân hàng có thể yêu cầu doanhnghiệp cung cấp báo cáo tài chính đã được kiểm toán Khi đó, công ty kiểmtoán sẽ giúp ngân hàng đánh giá và chịu trách nhiệm về mức độ tin cậy của sốliệu trong các báo cáo tài chính.
Trang 19Tuy nhiên, thực tế thấy rằng, việc yêu cầu khách hàng cung cấp báocáo đã được kiểm toán là khó khăn vì hiện nay ở nước ta chưa có một quyđịnh bắt buộc các doanh nghiệp phải tiến hành kiểm toán Do đó, thẩm địnhđộ tin cậy của các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là việc làm cần thiết vàthường xuyên của các cán bộ tín dụng trước khi tiến hành công tác phân tíchbáo cáo tài chính của khách hàng Thực hiện việc đánh giá mức độ tin cậy củabáo cáo tài chính, nhân viên tín dụng có thể thực hiện các bước sau:
- Nghiên cứu số liệu của báo cáo tài chính.
- Sử dụng kiến thức kế toán tài chính và kỹ năng phân tích để phát hiệnnhững điểm đáng nghi ngờ hay những bất hợp lý trong các báo cáo tài chính.
- Xem xét bảng thuyết minh để hiểu rõ hơn về những điểm đáng nghingờ trong báo cáo tài chính.
- Có thể gặp trực tiếp khách hàng để trao đổi, thảo luận về những điểmđáng nghi ngờ mà cán bộ tín dụng phát hiện được.
- Đến thăm doanh nghiệp để quan sát và nếu cần tận mắt xem lại tài liệukế toán và chứng từ gốc làm căn cứ lập báo cáo tài chính.
- Kết luận sau cùng về mức độ tin cậy của báo cáo tài chính do danhnghiệp cung cấp.
Một lưu ý khi thẩm định mức độ tin cậy của báo cáo tài chính là nhânviên tín dụng thường đứng trước khó khăn phải làm việc và đối phó với kếtoán trưởng hoặc nhân viên kế toán giỏi Vì thế, trang bị cho cán bộ tín dụngkiến thức về kế toán tài chính là hết sức cần thiết Thêm vào đó, các cán bộ tíndụng phải không ngừng nâng cao đúc rút kinh nghiệm thực tiễn để có đượcnhững đánh giá chính xác.
Trang 201.2.5.2 Phân tích báo cáo tài chính.
Khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính của khách hàng, cán bộ tín dụng sẽtiến hành phân tích từng báo cáo một với việc chú ý đến những khoản mục cóảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng.
a, Bảng cân đối kế toán:
Cán bộ tín dụng xem xét số liệu trong bảng cân đối kế toán để so sánhsự tăng giảm về số tuyệt đối, tương đối giữa các năm, chủ yếu phân tích tậptrung vào những nội dung sau:
Thứ nhất, với danh mục tài sản: cán bộ tín dụng cần chú ý đến:- Loại tài sản mà doanh nghiệp sở hữu và giá trị của chúng.
- Sự luân chuyển tài sản của doanh nghiệp, chú ý đến sự thay đổi củacác khoản mục:
+ Dự trữ tiền mặt và các khoản có thể chuyển đổi thành tiền.
+ Trên cơ sở bảng kê chi tiết các khoản phải thu do khách hàng cungcấp, phân tích tình trạng các khoản phải thu, đánh giá các khoản phải thu cógiá trị lớn, khoản phải thu khó đòi, dự phòng khoản phải thu khó đòi, vòngquay các khoản phải thu Đây là chỉ tiêu quan trọng cần được phân tích cẩnthận vì chúng có thể là nguồn trả nợ chủ yếu chi trả các khoản vay ngắn hạncủa khách hàng.
+ Trên cơ sở bảng kê chi tiết các hàng tồn kho: phân tích tình trạnghàng tồn kho, hàng tồn kho kém phẩm chất, dự phòng giảm giá hàng tồn kho,vòng quay hàng tồn kho Giá trị của hàng tồn kho phụ thuộc lớn vào phươngpháp định giá Có nhiều phương pháp định giá hàng tồn kho Nhưng loại tàisản này nên được định giá ở mức thấp nhất giữa giá trị nguyên giá và giá trịthị trường.
+ Đối với tài sản cố định, thông thường ngân hàng không quan tâm đếnviệc bán tài sản cố định để tài trợ cho các khoản vay nhưng nếu tài sản cố
Trang 21định được dùng làm tài sản đảm bảo cho những khoản vay thì giá trị của tàisản cố định lại là một chỉ tiêu đáng quan tâm Giá trị này thường phụ thuộcvào phương pháp khấu hao và cán bộ tín dụng cần đi kiểm tra trực tiếp để cósự tham khảo giá trị thị trường.
Thứ hai, với danh mục nguồn vốn, cán bộ tín dụng chú ý đến các vấnđề sau:
- Về tình trạng nguồn vốn của doanh nghiệp: Khi xem xét nợ phải trả củakhách hàng, vấn đề ngân hàng đặt ra là kiểm tra số tiền và kỳ hạn trả nợ Nợphải trả được chia làm hai loại: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trongthời gian ngắn sắp tới thường là 1 năm hay một chu kỳ kinh doanh Nợ ngắnhạn bao gồm các khoản vay và nợ ngắn hạn, khoản phải trả,chi phí chưa thanhtoán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, nợ dài hạn đến hạn trả
Các khoản vay ngắn hạn phản ánh tổng số tiền mà doanh nghiệp vayngắn hạn của ngân hàng, của các tổ chức tín dụng khác Cán bộ tín dụng cầncó một danh sách về các giấy nợ ghi rõ số tiền vay và tài sản đảm bảo chokhoản vay đó để tránh tình trạng doanh nghiệp sử dụng một tài sản đảm bảocho nhiều khoản vay ở nhiều ngân hàng khác nhau.
Đối với nợ dài hạn, chú ý đến số tiền vay và thời hạn các khoản nợ dàihạn Tuy nhiên, cán bộ tín dụng thường không quan tâm nhiều như nợ ngắnhạn nhất là đối với mục đích cho doanh nghiệp vay ngắn hạn Các khoản nợdài hạn sẽ không gây khó khăn khi có nguồn tiền đầy đủ sẵn sàng để trả nợdài hạn.
Ngoài ra, ngân hàng còn quan tâm đến vị trí của mình trong danh sáchcác chủ nợ của khách hàng Nếu ngân hàng giữ vị trí quan trọng nhất thì khảnăng thu hồi nợ khi doanh nghiệp bị phá sản sẽ được ưu tiên hơn
Trang 22Đối với vốn chủ sở hữu, đây là một khoản mục được chủ các ngân hàngquan tâm Việc tăng vốn chủ sở hữu là một biểu hiện của sự tiến bộ về tàichính của doanh nghiệp Số vốn chủ cần thiết để cho vay an toàn sẽ biến đổiphụ thuộc vào đặc điểm và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, sự đầy đủcủa các luồng tiền, tài sản đảm bảo và các nhân tố khác Một số ngân hàngcho rằng doanh nghiệp cần có vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn lớn hơn nợvay Tuy nhiên trong một số ngành đặc biệt mang tính thời vụ, quy tắc này cóthể không phù hợp.
Thứ ba, nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn Cán bộ tín dụng nhận xétxem cơ cấu nguồn vốn và tài sản có hợp lý, phù hợp với loại hình doanhnghiệp hay không? Để tiến hành phân tích nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn,cán bộ tín dụng có thể sử dụng bảng kê nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn Đểlập được bảng kê nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, cán bộ tín dụng cần tổnghợp sự thay đổi của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán giữa hai thờiđiểm là đầu kỳ và cuối kỳ Mỗi một sự thay đổi của từng khoản mục trongbảng cân đối kế toán đều được xếp vào một cột diễn biến nguồn vốn hoặc sửdụng vốn theo cách thức sau:
- Tăng các khoản nợ phải trả, tăng vốn chủ sở hữu, cũng như sự giảm tàisản của doanh nghiệp chỉ ra sự diễn biến của nguồn vốn và được xếp vào cộtdiễn biến nguồn.
- Tăng tài sản của doanh nghiệp, giảm các khoản nợ và vốn chủ sở hữuđược xếp vào cột sử dụng vốn.
Trang 23Bảng 1.4: Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn
Đơn vị tính:……….
NGUỒNVỐNI Tài sản
1 Tiền và tương đương tiền2 Các khoản phải thu 3 Dự trữ
4 Tài sản lưu động khác5 Tài sản cố định
6 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 7 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang8
Các khoản ký quỹ, ký cược dàihạn
II Nguồn vốn1 Nợ ngắn hạn 2 Nợ dài hạn 3 Nợ khác
4 Nguồn vốn và quỹ
5 Nguồn kinh phí khác và quỹ khác
Bảng kê nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn là một cơ sở và công cụ đểcác nhà quản trị tài chính hoạch định tài chính cho kỳ tới bởi lẽ mục đíchchính của nó là trả lời cho câu hỏi: vốn được hình thành từ đâu và được sửdụng vào việc gì? Thông qua việc thiết lập bảng kê trên, cán bộ tín dụng cóthể thấy được những trọng điểm đầu tư vốn của doanh nghiệp và nhữngnguồn vốn chủ yếu được hình thành để đầu tư Từ đó xác định được hướng sửdụng vốn và mức độ hợp lý của các khoản tài trợ của doanh nghiệp.
Thứ tư, cán bộ tín dụng có thể tiến hành phân tích vốn lưu động ròng(VLĐR) Vốn lưu động ròng được xác định bằng hiệu giữa tài sản lưu độngvà nguồn vốn ngắn hạn VLĐR= TSLĐ – NVNH = NVDH - TSCĐ
Trang 24Nếu VLĐR > 0, doanh nghiệp đang áp dụng chính sách tài trợ bảo thủ,nghĩa là dùng toàn bộ nguồn ngắn hạn và một phần nguồn dài hạn để đầu tưvào tài sản lưu động Như vậy doanh nghiệp sẽ tài trợ cho các khoản vay ngắnhạn bằng cách bán tài sản lưu động, khi đó khả năng thanh toán của doanhnghiệp được đảm bảo nhưng khả năng sinh lời của doanh nghiệp giảm sút vìlãi tiền vay dài hạn thường cao hơn lãi tiền vay ngắn hạn cho nên sẽ làm tăngchi phí của doanh nghiệp.
Nếu VLĐR < 0, doanh nghiệp sử dụng chính sách tài trợ mạnh dạn,nghĩa là dùng một phần nguồn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản lưu động và mộtphần nguồn dài hạn tài trợ cho tài sản cố định Trong trường hợp này sẽ tạođiều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn, khả năng sinhlời cao nhưng khả năng thanh toán sẽ giảm.
Nếu VLĐR = 0, doanh nghiệp đang áp dụng chính sách tài trợ trunghòa, nghĩa là dùng toàn bộ nguồn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản lưu động vàtoàn bộ nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản cố định Với chính sách này thìdoanh nghiệp vừa đảm bảo được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn vừa đảmbảo khả năng sinh lời Tuy nhiên rất ít doanh nghiệp áp dụng chính sách này.
Nhìn chung thì các ngân hàng thường đồng ý cho vay đối với cácdoanh nghiệp có vốn lưu động ròng (VLĐR) bằng 0 hoặc lớn hơn 0 để đảmbảo an toàn cho các khoản vay.
b, Báo cáo kết quả kinh doanh:
Để kiểm soát các hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp, cán bộ tín dụng cần xem xét tình hình biến động trong cáckhoản mục của báo cáo kết quả kinh doanh Khi phân tích cần tính ra và sosánh mức và tỷ lệ biến động giữa các kỳ phân tích so với kỳ gốc trên từng chỉ
Trang 25tiêu Bên cạnh đó cần phải so sánh tình hình biến động của từng chỉ tiêu vớidoanh thu thuần Cụ thể là:
- So sánh các khoản chi phí với doanh thu thuần để biết được để có 1 đơnvị doanh thu thuần thì phải hao phí bao nhiêu đơn vị chi phí tương ứng Mứchao phí tính ra càng lớn so với kỳ gốc thì hiệu quả kinh doanh càng giảm vàngược lại.
- So sánh các khoản lợi nhuận với doanh thu thuần Cách so sánh nàycho biết một đơn vị doanh thu thuần thì đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêuđơn vị lợi nhuận Giá trị lợi nhuận đem lại càng lớn so với kỳ gốc, chứng tỏhiểu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.
c, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cung cấp cho cán bộ tín dụng biếtđược tiền tệ của doanh nghiệp sinh ra từ đâu và sử dụng vào những mục đíchgì Từ đó, dự đoán được lượng tiền trong tương lai của doanh nghiệp, nắmđược năng lực thanh toán hiện tại cũng như biết được sự biến động của từngchỉ tiêu, từng khoản mục trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ Đồng thời, cán bộ tíndụng sẽ thấy được quan hệ lỗ (lãi) ròng với luồng tiền tệ cũng như các hoạtđộng kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính ảnh hưởng tới tiền tệ ởmức độ nào, làm tăng hay giảm tiền tệ.
Khi phân tích cán bộ tín dụng phải xem xét sự vận động của dòng tiền.Sự vận động đó được thể hiện ở ba bộ phận: dòng tiền từ hoạt động sản xuấtkinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư, dòng tiền từ hoạt động tài chính.Cán bộ tín dụng có thể tính ra tỷ trọng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh sovới tổng lượng tiền lưu chuyển trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết khả năng tạotiền từ hoạt động kinh doanh so với các hoạt động trong kỳ là cao hay thấp.Giá trị của chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ khả năng tạo tiền từ hoạt động
Trang 26kinh doanh, cho thấy lượng tiền tạo ra chủ yếu từ hoạt động kinh doanh chứkhông phải hoạt động tài chính hay hoạt động đầu tư và ngược lại.
Tiếp theo tiến hành so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối giữa kỳphân tích với kỳ gốc trên các chỉ tiêu: lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt độngsản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính Việc so sánh nàysẽ cho biết mức độ ảnh hưởng của lượng tiền lưu chuyển thuần trong từnghoạt động đến chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ thuần trong kỳ Cuối cùng cán bộ tíndụng đi sâu vào so sánh tình hình biến động của từng khoản mục trong từnghoạt động đến lượng tiền lưu chuyển giữa kỳ này với kỳ trước.
Thêm nữa, trên cơ sở báo cáo lưu chuyển tiền tệ cán bộ tín dụng có thểthấy được mức ngân quỹ doanh nghiệp đang duy trì đã hợp lý chưa Nếu sốngân quỹ quá lớn tức là đã có một số vốn lớn không được đưa vào quá trìnhsản xuất kinh doanh, làm giảm khả năng sinh lời Nếu mức ngân quỹ quá nhỏthì sẽ khó đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn cho doanh nghiệp.
d, Thuyết minh báo cáo tài chính.
Thuyết minh báo cáo tài chính là nguồn cung cấp bổ sung thêm thôngtin của các báo cáo đã đề cập ở trên Vì thế đối với thuyết minh báo cáo tàichính, cán bộ tín dụng có thể có thêm các thông tin về chế độ kế toán đang ápdụng tại doanh nghiệp vay vốn, phương pháp hạch toán, phương pháp tínhkhấu hao, tính giá thành sản phẩm…, có thêm thông tin để tiến hành phântích, đánh giá tình hình tăng giảm tài sản cố định theo từng loại, từng nhóm;tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu theo từng loại nguồn vốn và phân tíchtình hình hợp lý trong việc phân bổ vốn cơ cấu, khả năng thanh toán củadoanh nghiệp…Đồng thời, có thông tin để tiến hành phân tích đánh giá mộtcách cụ thể, chi tiết hơn về tình hình chi phí, thu nhập và kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh của khách hàng.
Trang 27Tóm lại, việc phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã chocán bộ tín dụng thấy được cái nhìn khái quát về tình hình tài chính của doanhnghiệp xin vay vốn Tuy nhiên để có thể đánh giá một cách chính xác hơn vềtình hình tài chính của doanh nghiệp, cần đi vào phân tích các nhóm chỉ tiêutài chính cơ bản: nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêuphản ánh khả năng hoạt động, khả năng sinh lời, phản ánh cơ cấu vốn.
- Bước 3: Giải thích ý nghĩa của chỉ số vừa tính toán.
- Bước 4: Đánh giá tỷ số vừa tính toán (cao, thấp, hay phù hợp).- Bước 5: Rút ra kết luận về tình hình tài chính của khách hàng. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Các chỉ tiêu phản ánh là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắnhạn của công ty Các tỷ số này xác định từ dữ liệu của bảng cân đối kế toán làđủ Đứng trên góc độ ngân hàng, các tỷ số này rất quan trọng vì nó giúp ngânhàng đánh giá được khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.
(1) Thước đo tiền mặt = Tồn quỹ tiền mặt + Những tài sản có thể bán
bình quân chuyển thành tiền dễ dàngCho biết khả năng thanh toán các khoản nợ thường xuyên, nếu bằnghoặc lớn hơn số nợ phải thanh toán thường xuyên hàng tháng là tốt.
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
(2) Hệ số khả năng thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn
Trang 28Hệ số này cho biết khách hàng có đủ tài sản lưu động để đảm bảo trả nợngắn hạn Một doanh nghiệp không thể đáp ứng được nhu cầu thanh toánngắn hạn thì doanh nghiệp đó dù có các số liệu tài chính bên ngoài lành mạnhvà có lãi cũng có thể bị buộc phải dừng mọi hoạt động kinh doanh vì mất khảnăng thanh toán.
Các ngân hàng thường yêu cầu chỉ tiêu này của doanh nghiệp phải lớn hơn1 nhưng lớn hơn bao nhiêu thì tốt còn phụ thuộc vào từng loại hình doanhnghiệp ở từng ngành nghề khác nhau.
Sử dụng hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn để đánh giá khả năng thanhtoán hiện hành có nhược điểm là có thể bị méo mó bởi thủ thuật của nhà quảnlý bởi giá trị và mức luân chuyển của hàng tồn kho và nợ phải thu không đòiđược (khó chuyển hóa thành tiền) Do đó, cần loại bỏ hai yếu tố đó khi tínhkhả năng thanh toán, chỉ tiêu sử dụng sẽ là: hệ số khả năng thanh toán nhanh Đầu tư ngắn hạn + tiền
(3) Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết khả năng huy động các nguồn tiền có thể huy độngnhanh và các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển được thành tiền để trả nợ.Tỷ lệ này > 0,5 là tốt.
Tóm lại, nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanhnghiệp nhằm xác định khả năng sẵn sàng trả nợ của doanh nghiệp, điều nàyrất quan trọng đối với ngân hàng khi ra quyết định cho vay khách hàng vàđảm bảo chất lượng tín dụng của khoản vay.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động
Tỷ số hoạt động là những tỷ số tài chính được xác định dựa vào thôngrút ra từ cả bảng cân đối tài sản và báo cáo kết quả kinh doanh Nhóm chỉtiêu này bao gồm:
Trang 29Doanh thu thuần
(4) Vòng quay của vốn lưu động =
Tài sản lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh số vốn lưu động quay đượcmấy vòng Nếu số vòng quay chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngượclại Do đó, chỉ số này càng lớn càng tốt.
Các khoản phải thu
(5) Chu kỳ thu hồi vốn trung bình =
Tiền bán hàng trung bình 1 ngàyCho biết chất lượng các khoản nợ phải thu, thời gian đọng vốn có hợplý hay không, tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt.
(6) Hệ số quay vòng các khoản phải thu: =
Các khoản phải thu bình quân
Tỷ số này cho thấy một cái nhìn sâu vào chất lượng các khoản phải thuvà tốc độ thu hồi các khoản nợ Hệ số quay vòng nhanh thì tốc độ thu hồi cáckhoản nợ nhanh Nhưng cần lưu ý rằng chỉ tiêu này có thể không phản ánhđược thời hạn tín dụng bình thường trong năm của doanh nghiệp nếu bảngcân đối được lập ra ở một thời điểm đặc biệt Chẳng hạn như vào đầu nămdoanh nghiệp bán chịu cho khách hàng, ứng tiền trước cho nhà cung cấp nêncác khoản phải thu sẽ lớn Cuối năm các khoản phải thu sẽ nhỏ hơn vì cácdoanh nghiệp đang thu hồi Cán bộ tín dụng khi phân tích phải nắm rõ chu kỳsản xuất kinh doanh của các đơn vị để xác định vòng quay các khoản phải thucho chính xác.
(7) Hệ số vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân
Trang 30Chỉ tiêu này cho cán bộ tín dụng biết doanh nghiệp có quản lý hàng tồnkho hiệu quả hay không Nó đo lường số lần vốn đầu tư vào hàng tồn khoquay vòng trong năm, cho biết chu kỳ luân chuyển vật tư hàng hoá bình quân.Nếu vòng quay hàng tồn kho quá cao thì rất có thể là do mức tồn kho củadoanh nghiệp dưới mức tối ưu và điều này có thể dẫn đến tình trạng hàng tồnkho không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và bỏ lỡ cơ hội bán hàng.Nhưng nếu như chỉ tiêu này quá thấp có thể doanh nghiệp đã mua sắm hànghóa, sản xuất hoặc kiểm soát hàng tồn kho không tốt.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời.
Khả năng sinh lời của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến khả năngtrả nợ và lãi Do vậy, khi cho vay cán bộ tín dụng cũng cần quan tâm đếnphân tích
khả năng sinh lời của doanh nghiệp Tùy theo mục tiêu phân tích khả năngsinh lời, có thể sử dụng các tỷ số sau đây:
(8) Khả năng sinh lời tổng tài sản =
Tổng tài sản
Cho biết khả năng sinh lời của tổng tài sản, mỗi đồng giá trị tài sản tạora bao nhiêu đồng lợi nhuận Lợi nhuận sử dụng trong công thức trên có thểlà lợi nhuận sau thuế hoặc lợi nhuận trước thuế tùy mục tiêu phân tích Tỷ lệnày càng cao càng tốt.
Lợi nhuận sau thuế
(9) Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Cho biết mức lợi nhuận đạt được trên vốn chủ sở hữu Một đồng vốnchủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
Lợi nhuận sau thuế
(10) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu bán hàng
Trang 31Cho biết năng lực kinh doanh, cạnh tranh của doanh nghiệp trong việctạo ra lợi nhuận, tỷ suất càng cao càng tốt.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn
Trong khi tiến hành hoạt động đầu tư và kinh doanh dù ban đầu doanhnghiệp đã có kết cấu các loại vốn tối ưu nhưng tỷ trọng này luôn bị phá vỡ.Nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, tỷ suất tự tài trợ sẽ cung cấpmột cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Tổng số nợ phải trả
(11) Hệ số nợ =
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Hệ số nợ cho biết sự góp vốn của chủ sở hữu so với số nợ vay Nó làchỉ tiêu phản ánh cơ cấu, không trực tiếp phản ánh hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp, nhưng sự thay đổi của nó lại có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quảkinh doanh
của doanh nghiệp Điều này phụ thuộc vào chính sách nợ của doanh nghiệp.Một doanh nghiệp chỉ chạy theo mục đích sinh lời mà không quan tâm đến sựcân bằng tài trợ của mình có thể sẽ buộc phải ngưng hoạt động hoặc bị phásản Vì vậy, để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần thiết phảinghiên cứu và sử dụng chỉ tiêu này
Hệ số thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp đối với các chủ nợ.Đối với doanh nghiệp họ thường mong muốn hệ số nợ cao vì họ được sử dụngmột lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư vào một lượng vốn nhỏ, nhưng dưới giácđộ ngân hàng, các ngân hàng mong muốn hệ số nợ thấp, càng nhỏ so vớitrung bình ngành càng tốt Hệ số này có thể được chấp nhận ở mức nhỏ hơnhoặc bằng 0,5.
Vốn chủ sở hữu
(12) Chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ =
-Tổng tài sản
Trang 32Nó cho biết một đồng tài sản hình thành từ nguồn vốn của doanhnghiệp có bao nhiêu đồng là do các chủ nợ tài trợ Trị số của chỉ tiêu này càngnhỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.Thông thường các ngân hàng thích tỷ lệ nợ trên tổng tài sản vừa phải, thườngyêu cầu chỉ tiêu này nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 tức là có ít nhất một nửa tài sảncủa doanh nghiệp được hình thành từ vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
(13) Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =
-Lãi vay phải trả
Chỉ số này thể hiện mức độ sẵn sang trả tiền lãi vay của doanh nghiệpcho ngân hàng Hệ số này càng, hiệu quả sử dụng vốn vay càng tốt Trongtrường hợp hệ số này thấp phải tìm hiểu nguyên nhân là do hoạt động kinhdoanh kém hiệu quả (lợi nhuận thấp) hay do doanh nghiệp đã đi vay quánhiều để từ đó ngân hàng sẽ tìm biện pháp giúp doanh nghiệp điều chỉnh cơcấu vốn cho hợp lý.
(14 Các chỉ tiêu cho biết cơ cấu vốn của doanh nghiệp:
Tài sản lưu động
= Tổng tài sản
-Tài sản cố định
= Tổng tài sản
-Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu vốn có hợp lý hay không.
(13) Vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn
Cho biết phần nguồn vốn ổn định dùng vào việc tài trợ cho nhu cầukinh doanh Chỉ tiêu này càng lớn càng an toàn.
Trang 33Trên đây là nhóm các chỉ tiêu cơ bản mà các ngân hàng thương mạithường sử dụng khi phân tích tài chính khách hàng vay vốn Nhưng trong quátrình tiến hành phân tích các tỷ số tài chính, cán bộ tín dụng cần chú ý một sốđiểm sau:
- Tính xác thực, hợp lý của tỷ số phụ thuộc vào độ chính xác của số liệubáo cáo tài chính của doanh nghiệp.
- Phân tích tỷ số tài chính chỉ là bắt đầu việc xem xét tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp chứ không phải là kết thúc việc phân tích Điều quan trọnglà phải rút ra nhận định về xu thế phát triển của doanh nghiệp.
- Các tỷ số tài chính đều có những hạn chế nhất định ví dụ như chỉ phảnánh sự kiện, hoàn cảnh trong quá khứ Sự khác nhau giữa giá trị sổ sách vàgiá trị thị trường của tài sản, nguồn vốn nhất là trong điều kiện lạm phát caolàm cho nhận định tài chính kém chính xác Do đó, cần phân tích các tỷ sốtrong mối quan hệ tổng thể giữa các hệ số với nhau trong một quá trình vàtrong bối cảnh của nền kinh tế Qua đó mới đánh giá đầy đủ về tình hình tàichính của doanh nghiệp để đưa ra những dự đoán và quyết định hợp lý, khảthi.
1.2.6 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính.
Công tác phân tích tài chính là một công tác quan trọng trong quy trìnhthẩm định tín dụng Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác này, chúng taxem xét các yếu tố này dưới các góc độ: nhân tố từ phía ngân hàng, nhân tố từphía khách hàng và nhân tố khách quan khác
1.2.6.1 Nhân tố từ phía ngân hàng.
- Quan điểm của lãnh đạo ngân hàng đây là nhân tố có vai trò chủ đạo.Nếu việc ra quyết định cho vay của lãnh đạo ngân hàng phụ thuộc nhiều vàokết quả phân tích tài chính của cán bộ tín dụng thì công tác phân tích tài chínhkhách hàng vay vốn sẽ luôn được quan tâm đúng mức, lãnh đạo sẽ luôn động
Trang 34viên, khích lệ đối với cán bộ tín dụng Nếu việc cho vay không phụ thuộc vàokết quả phân tích thì công tác phân tích sẽ bị xem nhẹ.
- Trình độ của cán bộ tín dụng Công tác phân tích tài chính đòi hỏi cánbộ tín dụng không những nắm chắc những kiến thức chuyên môn - việc đọchiểu các báo cáo tài chính mà còn phải am hiểu nhiều lĩnh vực, nhiều ngànhnghề kinh doanh khác nhau Ngoài ra, phải có sự nhạy bén, linh hoạt trongcông việc thì mới có thể tiếp cận được sự đa dạng trong ngành nghề kinhdoanh của khách hàng.
- Công nghệ, trang thiết bị của ngân hàng Khi mà khoa học, công nghệngày càng phát triển vượt bậc, đã đem lại rất nhiều sản phẩm hỗ trợ lớn chongười sử dụng thì với cán bộ tín dụng công nghệ và các trang thiết bị cũng lànguồn bổ trợ rất lớn trong công tác phân tích tài chính Trang thiết bị hiện đại,phù hợp với trình độ của nhân viên sẽ thúc đẩy tiến độ làm việc cũng như gópphần nâng cao chất lượng công việc cho nhân viên.
- Phương pháp phân tích Việc sử dụng phương pháp phân tích đượcthực hiện khác nhau đối với các khách hàng khác nhau Có nhiều phươngpháp để phân tích tài chính khách hàng Mỗi phương pháp khác nhau sẽ chobiết những thông tin khác nhau về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Một doanh nghiệp có quy mô lớn, nhu cầu tín dụng lớn thìđòi hỏi công tác phân tích phải kỹ càng hơn, sử dụng kết hợp nhiều phươngpháp hơn so với một doanh nghiệp nhỏ, nhu cầu tín dụng nhỏ Đối với nhữngdoanh nghiệp mới thành lập không thể sử dụng phương pháp phân tích theothời gian vì số liệu để sử dụng không đủ, thay vào đó có thể sử dụng phươngpháp phân tích theo không gian để đánh giá năng lực của doanh nghiệp.
- Sự phối hợp của cán bộ, các bộ phận trong ngân hàng Đây là nhân tốmang tính kết hợp trong bộ máy hoạt động của ngân hàng Nhân tố này gópphần bổ sung, hỗ trợ cho công việc của các cán bộ, bộ phận trong ngân hàng.
Trang 35Đối với một ngân hàng mà hoạt động trên cơ sở chuyên môn hóa cao thì nhântố này có vai trò quan trọng.
1.2.6.2 Nhân tố từ phía khách hàng.
- Tính trung thực của bộ hồ sơ vay vốn Để có một kết quả phân tíchchính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp thì điều đầu tiên là nguồnthông tin từ khách hàng phải đảm bảo trung thực Khi nguồn thông tin dùnglàm cơ sở dữ liệu không chính xác sẽ ảnh hưởng đến công tác phân tích, từ đóảnh hưởng đến quyết định của cán bộ tín dụng Việc cung cấp một bộ hồ sơvay vốn có độ tin cậy cao sẽ giúp cho quá trình phân tích dễ dàng, nhanhchóng, không những giảm thiểu thời gian, chi phí phân tích mà còn góp phầncủng cố mối quan hệ cũng như niềm tin giữa ngân hàng và khách hàng
- Chính sách bảo mật của doanh nghiệp Đối với quá trình phân tích tàichính khách hàng thì nguồn thông tin được thu thập từ khía cạnh khác nhau.Tuy nhiên, nguồn thông tin đầu tiên mà cán bộ tín dụng tiếp cận đó là nguồnthông tin từ nội bộ doanh nghiệp Do đó, việc có được nguồn thông tin đầyđủ, nhanh chóng và dễ dàng hay không phụ thuộc nhiều vào chính sách bảomật của doanh nghiệp, tức là phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có sẵn sàngcung cấp thông tin, số liệu tài chính hay không?
1.2.6.3 Nhân tố khách quan khác.
Ngoài các nhân tố trên, còn nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác phântích tài chính khách hàng vay vốn Đó là các nhân tố về môi trường pháp lýnhư: quy định của Ngân hàng Nhà Nước, hệ thống các chuẩn mực kế toánViệt Nam hay môi trường kinh tế, xã hội như sự cạnh tranh của các ngânhàng, việc phát triển ngành nghề đơn giản hay phức tạp, tình hình sản xuấtkinh doanh thuận lợi hay khó khăn, nền kinh tế tăng trưởng hay tụt hậu, xãhội ổn định hay bất ổn…
Tất cả đều tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc khai thác thông tin,
Trang 36CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀICHÍNH KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH HÀ NỘI.2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng
2.1.1 Lịch sử hình thành.
Ngày 8/10/2005, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) đãchính thức khai trương và đưa vào hoạt động Chi nhánh Hà Nội đặt tại số 4Hồ Xuân Hương, Quận Hai Bà Trưng Đây là bước tiến quan trọng làm cơ sởđưa thương hiệu SCB với các công cụ và sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyềnthống, có thế mạnh đến với các tầng lớp dân cư và doanh nghiệp ở Hà Nộicũng như thị trường phía Bắc
Chi nhánh SCB Hà Nội sẽ thực hiện các nghiệp vụ cho vay, tiền gửi,huy động vốn, các dịch vụ thanh toán quốc tế với đối tượng được nhắm đếnlà các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà đầu tư tài chính có tiềm năng, bạnhàng đầu tư truyền thống của SCB tham gia đầu tư tại Hà Nội và phía Bắc
Chi nhánh Hà Nội là chi nhánh đầu tiên và duy nhất có mặt ở miềnBắc Đến 30/9/2006, tại trụ sở của chi nhánh có 4 phòng: phòng Kế toán,phòng Tín dụng, phòng Ngân quỹ, phòng Hành chính tổ chức, và có 3 phònggiao dịch trực thuộc là phòng giao dịch Đống Đa, phòng giao dịch HoànKiếm, phòng giao dịch Ba Đình Chi nhánh có tổng số 59 cán bộ công nhânviên, trong đó có 41 người có trình độ cử nhân và trên đại học, chiếm 69,5%tổng số cán bộ công nhân viên
Sau hai năm thành lập, chi nhánh Hà Nội vừa hoạt động vừa mở rộngmạng lưới Đến thời điểm hiện tại chi nhánh có 6 phòng giao dịch trực thuộclà phòng giao dịch Đống Đa, phòng giao dịch Hoàn Kiếm, phòng giao dịchBa Đình, phòng giao dịch Thanh Xuân, phòng giao dịch Thanh Nhàn, phòng
Trang 37giao dịch Cầu Giấy Tổng số cán bộ nhân viên là 96 người, trong đó có 75người có trình độ cử nhân và trên đại học, chiếm 75% tống số nhân viên Độingũ nhân viên có tuổi đời rất trẻ, bình quân là 25 tuổi, có kiến thức chuyênmôn và say mê công việc Tại trụ sở chi nhánh đã mở thêm một số phòng banmới nhằm tạo điều kiện quản lý dễ dàng và chuyên môn hoá công việc, đó làcác phòng mới như: tổ định giá tài sản, tổ kiểm soát nội bộ.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chinhánh Hà Nội.
Công tác huy động vốn.
Về mức huy động vốn, SCB Hà Nội là đơn vị dẫn đầu các đơn vị tronghệ thống SCB Phát huy lợi thế thị trường, bình quân SCB Hà Nội cung cấp từ25% đến 30% nguồn vốn huy động cho toàn hệ thống Năm 2007 tổng nguồnvốn huy động của chi nhánh đạt 5,962,039 triệu đồng tăng gấp 10 lần so vớinăm 2006 Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng rất mạnh của việc huy độngvốn tại SCB trong thời gian qua.
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội.
Đơn vị: Triệu đồng
Hội Sở
Phòng kiểm soát hội sở
Tổ định giá hội sở
Tổ định giá
Trang 382Tiền gửi của TCKT450,839761,584,780 26.583Tiền gửi của cá nhân140,544244,377,174 73.424Tiền gửi của các đối tượng khác00850.0014
IICơ cấu nguồn vốn theo loại tiền gửi
1Tiền, vàng gửi không kỳ hạn151,89825.69270,7874.552Tiền, vàng gửi có kỳ hạn438,19774.15,686,731 95.383Tiền gửi vốn chuyên dùng183850.00144Tiền gửi ký quỹ1,2700.214,4360.07
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính năm 2007)
Để đạt được kết quả như trên, ngay từ đầu ban lãnh đạo ngân hàng đãxác định công tác huy động vốn là công tác trọng tâm của ngân hàng trên địabàn Hà Nội Ngân hàng đã áp dụng các chương trình khuyến mại, tặng quà…để thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư Ngoài ra, ngân hàng cũng tận dụng mốiquan hệ để thu hút nguồn vốn lớn từ các tổ chức kinh tế Tuy nhiên, nguồntiền gửi dân cư sẽ là nguồn huy động chủ yếu của ngân hàng vì đây là nguồnvốn có tính ổn định và lâu dài
Công tác sử dụng vốn
Mục tiêu lớn nhất của các ngân hàng thương mại nói chung cũng nhưngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội là tối đa hóa vốn chủ sở hữu.Hiện nay, hoạt động mang nhiều lợi nhuận nhất cho các ngân hàng là hoạtđộng cho vay Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội đang từngbước mở rộng quy mô cho vay một cách an toàn và hiệu quả Tình hình dưnợ cho vay của ngân hàng trong 2 năm hoạt động được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2 Tổng dư nợ qua các năm tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội.
Đơn vị: Triệu đồng
Trang 39IDư nợ theo thời gian
1Nợ ngắn hạn150,87138.57614,99558.492Nợ trung hạn197,51350.48266,66425.363Nợ dài hạn42,85810.95169,77816.15
IIDư nợ theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp
1Cho vay các TCKT354,05290.49615,17658.50Công ty cổ phần khác
Công ty TNHH tư nhân
41.7516.762Cho vay cá nhân37,1899.51416,86139.653Cho vay khác0019,4001.85
IIIDư nợ theo ngành
1Chế biến4,0001.021,2000.112Thương nghiệp290,21074.18142,93513.593Xây dựng86,32922.07471,04144.814Hoạt động tài chính00005Hoạt động phục vụ cá nhân và
cộng đồng
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính năm 2007)
Dư nợ cho vay nền kinh tế của ngân hàng không ngừng tăng qua cácnăm Năm 2007 dư nợ là 1,051,437 trđ tăng 660,195 trđ (tương ứng 168.74%)so với năm 2006
Dư nợ cho vay theo thời gian nói chung tăng qua các năm Trong đónăm 2006 chủ yếu là cho vay trung hạn chiếm 50,48% tổng dư nợ, năm 2007chủ yếu là cho vay ngắn hạn chiếm 58,48% tổng dư nợ.
Cơ cấu dư nợ cũng được ngân hàng điều chỉnh qua các năm Đối tượngcho vay chủ yếu của ngân hàng là các tổ chức kinh tế trong đó chủ yếu là cáccông ty cổ phần Tỷ trọng cho vay các tổ chức năm 2006 chiếm 90.49%, năm2007 chiếm 58.5% trong tổng dư nợ cho vay Năm 2007, ngân hàng cũng chútrọng vào việc cho vay cá nhân, dư nợ cho vay cá nhân năm 2007 là 416,861triệu, tăng 1020.9% so với năm 2006.
Trang 40Trong năm 2006, ngân hàng chủ yếu cho vay đối với lĩnh vực thươngnghiệp, chiếm 74.18% tổng dư nợ cho vay, nhưng năm 2007 ngân hàng đãmở rộng sang cho vay trong lĩnh vực xây dựng chiếm 44.81% tổng dư nợ vàhoạt động phục vụ cá nhân, cộng đồng chiếm 41.49% tổng dư nợ.
Tình hình cung cấp các sản phẩm dịch vụ
Mới chỉ thành lập được ba năm, hoạt động dịch vụ của chi nhánh còn rấthạn chế Tuy nhiên chi nhánh luôn xác định cần phải nỗ lực phát triên các sảnphẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Hoạt động thẻ:
Với quyết tâm đa dạng và hiện đại hoá dịch vụ, chi nhánh đã tăng cườngquảng bá và gia tăng thêm nhiều tiện ích cho thẻ Đến 31/12/2007, tại miềnBắc đã phát hành 520 thẻ ATM Doanh số giao dịch qua ATM năm 2007 là11,68 tỷ Tổng phí thu từ dịch vụ thẻ là 4 triệu Với thị trường thẻ tiềm năngnhư Hà Nội, chi nhánh cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc đa dạng hoá cácsản phẩm thẻ, khẳng định thương hiệu thẻ SCB Link trên địa bàn Hà Nội.ThẻSCB link nằm trong liên minh thẻ Connect 24, gồm 10 ngân hàng thành viêndo Vietcombank đứng đầu, chủ thẻ SCB link có thể giao dịch tại hơn 800 máyATM và hàng ngàn đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ trên cả nước Bên cạnhviệc chấp nhận giao dịch thẻ nội địa của các ngân hàng liên minh, máy ATMSCB chấp nhận giao dịch các thẻ quốc tế như Visa, Master, JCB, DinersClub…
Hoạt động thanh toán:
Với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động nhiệt tình và vững chuyên môn,chi nhánh đã luôn nhân đựơc sự đánh giá tốt từ phía khách hàng về chất lượngdịch vụ, đặc biệt là công tác tư vấn hiệu quả cho hoạt động xuất nhập khẩu củakhách hàng Công tác tư vấn cuả chi nhánh không những giúp khách hàng giảmthiểu rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu mà còn giúp doanh nghiệp cậpnhật kịp thời những thay đổi trong lĩnh vực thanh toán quốc tế