Đề tài Hiện tượng phóng tác lịch sử trong sáng tác của Lan Khai cung cấp cho người đọc một cái nhìn toàn diện và khoa học về phương thức phóng tác lịch sử của Lan Khai, qua đó nhằm khẳng định tài năng sáng tạo, những nổ lực cách tân cũng như vai trò, ví trí của nhà văn trong tiến trình hiện đại hóa thể tài văn học lịch sử nói riêng, trong dày chảy văn học Việt Nam nói chung.
Trang 1PHAM THI THU HA
HIEN TUQNG PHONG TAC LICH SU’ TRONG SANG TAC CUA LAN KHAI
LUAN VAN THAC Si
KHOA HQC XA HỌI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2
PHAM TH] THU HÀ
HIEN TUQNG PHONG TAC LICH SU’ TRONG SANG TAC CUA LAN KHAI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HQC XA HỘI VÀ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN PHONG NAM
Trang 3Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bồ trong bắt k) công trình nào khác
Tác giả luận văn
Trang 42 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4, Phuong pháp nghiên cứu 5 Đồng góp của luận văn 6 Bố cục luận văn 9 10 " " CHƯƠNG 1 NHA VAN LAN KHAI VA VAN DE PHONG TAC LICH SỬ
1.1 CUỘC ĐỜI VÀ VĂN NGHIỆP CỦA LAN KHAI 1.1.1 Lan Khai - Nhà văn tài hoa bạc mệnh 1.1.2 Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Lan Khai
1.2 BONG GOP CUA LAN KHAI CHO VĂN HỌC HIỆN ĐẠI QUA
MẢNG PHÓNG TÁC LỊCH SỬ
1.2.1 Khái niệm phóng tác lịch sử
1.22 Giá trị mắng truyện phóng tác lịch sử của Lan Khai
CHƯƠNG 2 HIỆN THỰC CUỘC SÓNG TRONG CAC TAC PHAM PHONG TAC LICH SU CUA LAN KHAI
2.1 CAC SU KIEN, BIEN CO LICH SU’ 2.1.1 Biến cổ cùng đình
2.1.2 Bỉ kịch số phận
2.2 CHAN DUNG CAC NHAN VAT LICH SU
2.2.1 Nhân vật có "tiền thân” từ hiện thực lịch sử
2.2.2 Nhân vật hư cấu 2 12 12 16 2 bì 25 29 29 29 36 4l 4 50
CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT THÊ HIỆN TRONG TÁC PHAM PHONG,
Trang 53.1.3 Cốt truyện lồng ghép
3.2 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG 3.2.1 Nghệ thuật mô tả hình tượng nhân vật
3.2.2 Nghệ thuật tạo dựng hình tượng không gian, thời gian 3.3 NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
3.3.1 Ngôn ngữ nhân vật
3.3.2 Ngôn ngữ người trần thuật KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHAO
Trang 6học Việt Nam hiện dại giai doạn 1930 - 1945 Với những thể nghiệm không sáng tạo nghệ thuật, Lan Khai đã đóng góp cho nền văn
khá đỗ
ngừng trên hành
học dân tộc một khối lượng tác phải
‘Va 6 lĩnh vực nào nhà văn cũng thể hiện được những năng lực sáng tạo riêng tô thuộc nhiều lĩnh vực văn học
Bên cạnh những sáng tác về miễn rừng đã mang lại cho ông danh hiệu “Nhà văn đường rừng”, “Người mở đường vào thể giới sơn lâm” thì những sáng tác
mang chủ đề lịch sử cũng góp phần làm nên dấu ấn của Lan Kha
Mảng sáng tác mang chủ để lịch sử của Lan Khai khá phong phú gồm
tiểu thuyết lịch sử và truyện ngắn lịch sử Đương thời, Lan Khai cùng với Nguyễn Triệu Luật, Phan Trần Chúc, được xem là “ba cây bút lịch sử tiểu thuyết” nỗi tiếng Viết về lịch sử, Lan Khai không nhằm tái tạo diện mạo lịch
hie”
sử dân tộc theo quan niệm "Lịch sử là sự tai sinh hoàn toàn của q
(Nichelet) mà nhà văn chỉ phóng tác lịch sử Từ các yếu tố sử liệu (sự kiện
lịch sử, nhân vật lịch sử, khơng gian hồn cảnh ) nhà văn tiến hành hư cấu, thêu đệt thêm bằng ý tưởng của mình, thậm chí chỉ mượn cái khung lịch sử để
sáng tạo nên những tác phẩm văn học có giá trị thể hiện những quan niệm
mang chiều sâu tư tưởng về con người, về cuộc đời Bằng phương thức sáng
tạo này, Lan Khai đã góp phần cách tân thể tải văn học lịch sử cũng như kích đề tài
thích được sự hứng thú ở độc giả khi đến với những tác phẩm viết
lịch sử
Trang 7Lan Khai Với dé ti nay, chúng tôi hỉ vọng sẽ góp thêm một hướng tiếp cận
mới về phương thức sáng tạo của Lan Khai, qua đó nhằm khẳng định tài năng sáng tạo, những nỗ lực cách tân cũng như vai trò, vị trí và những cống hiến
lớn lao của nhà văn cho nền văn học dân tộc
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
“Lich sử không bao giờ lầm lẫn, nhà văn Lan Khai là người có công với
nước” Câu nói ấy của Thiếu tướng Hoàng Mai đã khẳng định những công hiển lớn lao của Lan Khai đối với cách mạng và nền văn học nước nhà Tuy vậy, do những thăng trằm của lịch sử mà cuộc đời cũng như văn nghiệp của nhà văn Lan Khai chưa được nghiên cứu, đánh giá công bằng trong văn học
sử lúc bấy giờ Thế nhưng, những gì là “tinh túy” vẫn sẽ còn mãi với thời gian Để giờ đây, Lan Khai cùng với văn nghiệp của ông đã được giới nghiên cứu “hoàn nguyên” và trả về đúng với vị trí, giá trị đích thực trên văn đàn Ở
đây chúng tôi xin điểm lại một số công trình, bài viết tiêu biểu có liên quan đến để tài theo hai hướng như sau:
2.1 Những công trình, bài viết đánh giá chung về sáng tác của Lan Khai
Lan Khải xì ién va dé lai dé trên văn đàn từ đầu những năm
1930, nhưng "hành trình di tìm nhà văn Lan Khai” chỉ mới thực sự bắt đầu từ
năm 2000, mặc dù trước đó cũng đã xuất
n một số bài viết về Lan Khai cũng như sáng tác của ông
Trang 8phạm vi ấy, ông vẫn chiếm địa vị đàn anh, trơ trọi như cây đa cỗ thụ giữa
cánh đồng bắt ngất [37, tr.225]
Hải Triều trong bài viết “Lẩm than - Một tác phẩm đầu tiên của nền văn tả thực xã hội ở nước ta” đăng trên báo Dân Tiến (Số 1, ngày 27/10/1938) và được in lại trong công trình Lan Khai nhà văn hiện thực xuất sắc đã ca ngợi thành công nhiều mặt của tác phẩm Lắm than và khẳng định Lan Khai là nhà van da phat lá cờ tiên phong trên mảnh đất “tả thực xã hội chủ nghĩa” Ông
viết: “Về phương diện hình thức tác giả đã đứng về tả thực, về nội dung cũng
đứng về xã hội Lẩm than nur thé là đã vạch một khuynh hướng trong văn
học giới, cái khuynh hướng tả thực xã hội chủ nghĩa vậy” [37, tr.253]
Vũ Ngọc Phan với bài viết “Lan Khai” trong công trình AI
(Quyển tư, tập thượng, NXB Hội Nhà văn, 1942) in trong cuốn Ƒữ Ngọc Pham tác phẩm, tập 5 đã chỉ ra những ưu điểm cũng như khuyết điểm của Lan Khai trong hầu hết các mảng sáng tác ở phương diện lời văn, cách kể chuyện, nghệ
ăn hiện đại
thuật tả cảnh, tả tình Trong đó tác giả đánh giá cao mảng tiểu thuyết đường,
rừng của Lan Khai: “Về loại này, ông đứng riêng hẳn một phái Người ta thấy Thể Lữ cũng có viết đôi ba truyện, nhưng đọc Lan Khai, người ta mới thấy nhà tiểu thuyết đưa người ta vào tận rừng thắm dắt người ta một cách thân
mật vào các gia đình Thổ, Mán, và cho người ta được thấy những tâm tính dị kỳ” [25, tr.198 - 199]
Cũng như Vũ Ngọc Phan, nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ trong bài viết
“Lan Khai” trong công trình Việt Nam văn học sử gián ước tân biên - Tập III (ban in lần đầu tại Anh Phương Ấn Quán
Trang 9
từ lâu gọi là "đường rừng” [ ] Ở đây có thể nói Lan Khai đứng trong thé giới của mình Ông chinh phục độc giả bằng những hiểu biết rành rẽ và sự cảm
xúc sâu xa của mình” [37, tr287] Cũng trong bài viết này, tác giả đánh giá
cao ý thức và năng lực sáng tạo của nhà văn Lan Khai Ông viết: “Trong
những nhà văn của nhóm Tân Dân có lẽ Lan Khai là cây bút biết tự săn sóc và
có nhiều đức tính văn chương hơn cả Tất nhiên không phải trong tắt cả các tiểu thuyết của ông Nhưng ở những tác phẩm những trang ông viết kĩ hơn cả, ta thấy một bút pháp thực già dặn điêu luyện Ông có một trí quan sát tỉnh tế, được phụ giúp bởi một ngôn ngữ chuẩn xác, khúc chiết, nhiều khi giàu những,
hình ảnh rất tân kỷ” [37, tr.292 - 293]
Hoài Anh với bài viét “Lan Khai tir khuynh hướng lăng mạn thoát ly đi
đến hiện thực xã hội” trong cuốn Châm dung văn học (NXB Hội Nhà văn,
2001) đã vạch ra hành trình sáng tạo dĩ từ khuynh hướng lăng mạn thoát ly
đến hiện thực xã hội của Lan Khai trên cơ sở phân tích các tiểu thuyết lịch sử,
truyện đường rừng và tiểu thuyết tâm lý xã hội Tác giả rút ra nhận xét sau khi
so sánh cách kết thúc hai tác phẩm Cánh buổm thoát tục, Tiển mắt lực của Lan Khai: “Nếu trong truyện lịch sử Cánh buồm thoát tục, ngòi bút của Lan Khai còn mang tính chất lãng mạn thoát ly, khi để cho Huyền Trân và Trần 'Khắc Chung đi tìm một nơi lánh xa trần tục;
ì trong Tiển mắt lực, ngòi bút
Lan Khai đã mang tính chắt hiện thực: trong xã hội phong kiến thực dân trước 1945 Lô Hli và Tsi Néng không còn đất nào có thể dung thân” [I, tr.705] Và ‘qua phân tích tiêu thuyết Lẩm than - "cuốn tiểu thuyết đầu tiên viết về công
Trang 10
Lan Khai Trong công trình Lan Khai - truyện đường rừng: tác phẩm và chuyên kháo (2004), tác giả Trần Mạnh Tiến và Nguyễn Thanh Trường đã đi
vào tìm hiểu thể giới thiên nhiên, hình tượng nhân vật miễn núi, phong tục tập
quán và những bút pháp nghệ thuật trong những tiểu thuyết đường rừng của Lan Khai
PGS.TS Trần Mạnh Tiến là người đã có công rất lớn trong việc đưa tên tuổi của Lan Khai trở lại với độc giả Năm 2006, nhân kỷ niệm 100 năm ngày
sinh nhà văn Lan Khai, ông đã biên soạn và cho ra mắt công trình Lan Khai
nhà văn hiện thực xuất sắc Cuỗn sách đã tập hợp được rất nÏ và tham luận có giá trị của nhiều tác giả đánh giá cao về tài năng, văn nghiệp và
đặc biệt là mảng truyện đường rừng của Lan Khai Trong bài viết “Nhà văn Lan Khai - người mở đường vào thế giới sơn lâm” (Theo báo Văn nghệ số 15,
ngày 15/4/2006), qua việc khái quát những nét đặc sắc ở mảng truyện đường,
rừng của Lan Khai, Trần Mạnh Tiến đã đánh giá cao năng lực quan sát, mô tả thế giới thiên nhiên đường rừng và sự am hiểu sâu sắc bản tính, nếp sống con người miễn núi của Lan Khai Ông nhận định: “Có tì
thu
lói trong nẻn tiểu
'Việt Nam hiện đại, Lan Khai là người nghệ sĩ đầu tiên có nhiều thành tựu mới trong việc tái tạo thế giới thiên nhiên, phong tục tập quán và chân dung con người miền núi bằng những bức tranh nghệ thuật” [37, tr 158]
Đặc biệt trong những năm gần đây có rất nhiều luận văn, luận án của các sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh ngành Văn tiếp tục hành trình tìm lại
tên tuổi của nhà văn Lan Khai như: Luận văn thạc sĩ Đặc /rưng nghệ thật
tiểu thuyết Lan Khai (2009) của Tạ Thị Thương Vì (Hội đồng Đại học Vinh),
Trang 11Trần Thị Huyền Trang (Hội đồng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG Hà Nội) v.v Những luận văn này đã đóng góp thêm những góc nhìn
mới trong việc tiếp cận văn nghiệp của Lan Khai
2.2 Những công trình, bài viết đánh giá về mang sáng tác mang chủ: đề lịch sử của Lan Khai
"Như nhà nghiên cứu và phê bình văn học Trương Tửu dã nhận định rằng:
“Rừng rú và lịch sử là hai giới mà ông Lan Khai là người thứ nhất đem vào tiểu thuyết hiện đại, có lương tâm và nghệ thuật” [37, 238] Với hai địa
phân này, Lan Khai đã cng hiển cho nỀn văn học nước nhà “những tiểu
thuyết kiệt tác” Tuy vậy, việc tiếp nhận mảng sáng tác mang chủ đề lịch sử
của Lan Khai đã có nhiều ý kiến đồng tình và phản đối khác nhau:
“Trương Tửu với bài viết “Lan Khai và tiểu thuyết lịch sử” đăng trên báo
LOA (Số 82: Thứ 5/12/September 1935) đã chỉ ra “công trạng và biệt tài” của
Lan Khai ở khía cạnh miêu tả tâm lý nhân vật, nghệ thuật tạo tỉnh huống,
truyện cũng như cách sử dụng nhiều thổ ngữ lạ để làm giảu văn tự Việt Nam,
x
nhưng đồng thời ông cũng phê iết thiếu phong vị và màu sắc thời đại của Lan Khai vì cho rằng nhà văn “chỉ thích tả tình và cảnh, nên ông dễ sa
vào tính cách chung, không theo sự thực của lịch sử Vì thể, tiểu thuyết của ‘ng thiếu phong vị và mầu sắc thời đại Ong cho những người ở thể kỷ trước
sống những tình cảm và tư tưởng chỉ riêng có ở thể kỷ XX” [37, tr.237] Đồng quan điểm với Trương Tửu, Vũ Ngọc Phan trong bài viết “Lan
Khai” cũng cho rằng ngôn ngữ và cử chỉ của các nhân vật trong tiểu thuyết
lịch sử của Lan Khai chưa hợp với thời đại Ông cho rằng: “Trong một quyển
Trang 12thật là lời một gái tân thời Việt Nam ở thế kỷ XX đã chịu Âu hóa Chữ “yêu” theo cái nghĩa về tình ái, cỗ nhân chưa biết dùng, Sau nữa, cái lối nói về tâm
tưởng như kiểu người Âu Tây: “tắm lòng ta đã lừa dối ta”, cỗ nhân cũng không hiểu, và vì lẽ đó, chưa biết dùng nốt” [37, tr.208 - 209]
"Phạm Thế Ngũ trong bài viết “Lan Khai” khi phê bình tiểu thuyết lịch sử
của Lan Khai cũng gặp gỡ với Trương Tửu, Vũ Ngọc Phan ở quan điểm
không nhất trí với lỗi cách tân quá “táo bạo” của Lan Khai khi nhà văn cho những nhân vật lịch sử của mình sống với những tình cảm chỉ riêng có ở thế
ky XX Nhưng tác giả cũng không hẳn đồng tình với nhận xét của Trương,
Tửu cho rằng Lan Khai có một triết lý bi quan về lịch sử, về con người Phạm
Thế Ngũ đưa ra nhận định: "Đọc kĩ tắt cả những tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai ta thấy chưa hẳn tác giả đã gởi vào đó một chủ nghĩa triết lý gì Có lẽ ông chỉ đi tìm những cơ hội dễ dàng rung cảm người đọc với những cảnh
tượng bỉ đát, những mỗi tình éo le, những kịch biến sân khấu” [37, tr.285] Theo ông những tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai chỉ cốt ở miêu tả những
cảnh tượng bi đát, những mối tình éo le để dễ dàng chiếm được tình cảm của
độc giá đương thời
Hoài Anh trong bai viét "Lan Khai từ khuynh hướng lãng mạn thoát ly đi
đến hiện thực xã hội” cũng đã chỉ ra những hạn chế của Lan Khai khi viết tiểu
thuyết lịch sử ở phương điện xây dựng cốt truyện và kéo theo đó là những hạn
chế ở nghệ thuật tạo tình huống, cách sử dụng ngôn ngữ Theo ông: “Tiểu
thuyết lịch sử thì yếu tố cốt truyện là quan trọng nhất, phải có kết cấu chặt chẽ, diễn biến hợp lý, mang tính chân thực lịch sử và màu sắc thời đại nhất
Trang 13Khai mang dấu ấn của văn chương Pháp nhưng nhà văn lại không có được năng lực phân tích tâm lý sắc sảo như các nhà văn Pháp: “Viết về những thời kỳ xa xưa của dân tộc, nhưng Lan Khai lại chịu ảnh hưởng của văn chương,
Pháp, cốt truyện của ông mang tính chất éo le như những vở kịch của
'Comeille, Racine, tuy vậy không có được năng lực phân tích tâm lý tinh vi sâu sắc của hai nhà viết kịch lớn này” [I, tr.700]
Thạc sĩ Đỗ Ngọc Thúy với bài viết “Hình tượng vua chúa trong tiểu
thuyết lịch sử của Lan Khai” (10/2004) in trong công trình Lan Khai nhd van
hiện thực xuất sắc đã nghiên cứu về hệ thống nhân vật vua chúa trong tiếu
thuyết lịch sử của Lan Khai Nghiên cứu nhóm nhân vật này, tác giả phát hiện ra Lan Khai đã rất khéo léo kết hợp giữa sự thật lịch sử và hư cấu tưởng tượng khi xây dựng các nhân vật “Nếu soi bóng các nhân vật đó vào lịch sử ta thấy, mỗi người mang tên một nhân vật trong lịch sử nhưng được nhà văn
bồi đắp thêm nhiều bằng hư cấu và tưởng tượng” [37, tr.123]
PGS.TS Trằn Mạnh Tiến trong bài viết “Tiểu thuyết lịch sử và người đầu
tiên mở hướng cách tân” đăng trên wwav.vanhoanghean.com.vn (201 1) đã chỉ
ra những cách tân của Lan Khai đối với thể loại tiểu thuyết nói chung và tiểu
thuyết lịch sử nói riêng Tác giả đánh giá nhà văn Lan Khai là "một trong
những cây bút đi tiên phong trên hành trình cách tân tiểu thuyết” [49]
'Ngoài ra trong các luận văn, luận án của các sinh viên, học viên, nghiên
cứu sinh ngành Văn cũng có đề cập đến những đặc điểm nội dung và hình
thức thể hiện của máng sáng tác về lịch sử của Lan Khai trong công trình nghiên cứu khoa học về văn nghiệp Lan Khai Tiêu biểu là luận văn thạc sĩ
Trang 14
hứng sáng tạo và một số đặc điềm thi pháp trọng tâm v.v Nhìn chung sau khi được “hoàn nguyêt
„ Lan Khai cùng với văn nghiệp của ông được giới nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm tìm hiểu Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu ấy chỉ mới đi sâu nghiên cứu về Lan Khai
với tư cách là nhà văn hiện thực, về mảng sáng tác truyện đường rừng của
ông, còn mảng sing tác mang chủ để lịch sử thì chưa được đánh giá đúng
mức Có lẽ nguyên do một phần như nhà nghiên cứu Trần Mạnh Tiến đã nói:
“Lan Khai vi
liêu thuyết lịch sử như bản thân nó có Ông lấy những mẫu người là nhân vật thực trong cuộc đời thực, tên tuổi hình dáng, cá tính rồi soi chiếu nhân vật ấy ở những góc nhìn khác nhau, gây phản ứng “sốc” Có lẽ vì
thế mà tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai thời ấy bị nhiều ý kiến chỉ trích, phản
đối” [37, tr.45] Với luận văn Hiện tượng phóng tác lịch sử trong sáng tác của
Lan Khai, chúng tôi muốn góp thêm một hướng tiếp cận mới đối với mảng
sáng tác này của Lan Khai Cũng với luận văn này, chúng tôi muốn đi sâu
nghiên cứu về hiện tượng phóng tác lịch sử của Lan Khai để thấy được những đóng góp của nhà văn cho thể tài văn học lịch sử nói riêng và nền văn học
'Việt Nam hiện đại nói chung
3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 3.1 Đắi tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đẺ tài này là hiển ượng phóng tác lịch sứ - một phương thức sáng tạo của Lan Khai ở mảng sáng tác dựa vào lịch sử Luận văn sẽ tập trung khai thác hiện thực cuộc sống được nhà văn phản ánh trong tác phẩm và nghệ thuật thể hiện tác phẩm phóng tác lịch sử của Lan
Trang 15cho thể tài văn học lịch sử trong dòng chảy văn học dân tộc 32 Phạm vỉ nghiên cứu
~ ĐỀ tài tập trung khảo sát 7 tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai được Trần
Mạnh Tiến (sưu tằm, biên soạn, giới thiệu) trong cuốn Lan Khai tuyển tập —
Tập 2, NXB Văn học, năm 2010, gồm: Gái thởi loạn, Chiếc ngai vàng, Ai lên phổ Cát, Cái hột mận, Chế bằng nga, Đỉnh non Thân, Thành bại với anh
sing vua Lê chúa Trịnh
~ Truyện ngắn Sóng nước Ló Giang của Lan Khai được Trần Mạnh Tiến (sưu tầm, biên soạn, giới thiệu) trong cuốn Lan Khai tuyển tập - Tập 2, NXB
Van học, năm 2010
~ Truyện ngắn Mưu thẳng Đợi của Lan Khai, NXB Hương Sơn, Phố Gia
Long, Hà Nội, năm 1941
4 Phương pháp nghiên cứu
“Thực hiện để tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp những phương pháp
nghiên cứu sau
"Phương pháp khảo sát, thắng kê: Từ việc khảo sát các tiểu thuyết lịch sử và truyện ngắn lịch sử tiêu biểu của Lan Khai, chúng tôi tìm ra những nét đặc
trưng riêng ở phương thức phóng tác lịch sử của Lan Khai và thống kê những,
yếu tí
tác lịch sử của nhà văn
định, biến đổi về mặt nghệ thuật thể hiện của mảng tác phẩm phóng
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chúng tôi sẽ đi từ việc phân tích hiện thực cuộc sống trong các tác phẩm phóng tác lịch sử của Lan Khai đến nghệ thuật thể hiện của nhà văn ở mảng sáng tác này, từ đó rút ra dụng ý nghệ thuật
của tác giả và khái quát phương thức sáng tạo của tác giả khi viết về các vấn
đề lịch sử
Phương pháp so sánh, đối chiếu: Chúng tôi tiến hành so sánh phương
Trang 16cùng thời với nhà văn để thấy được nét phong cách riêng của Lan Khai 5 Đồng góp của luận văn
VỀ mặt lý luận: Đề tài cung cấp cho người đọc một cái nhìn khá toàn điện và khoa học về phương thức phóng tác lịch sử của Lan Khai, qua đó nhằm khẳng định tài năng sáng tạo, những nỗ lực cách tân cũng như vai trò,
vi trí của nha van trong tiến trình hiện đại hóa thể tải văn học lich sử nói riêng, trong dòng chây văn học Việt Nam nói chung
'Về mặt thực tiễn: Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên Ngữ văn khi tìm hiểu về tài năng sáng tạo của Lan Khai cũng như giá trị văn
chương của nhà văn
6 Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tải liệu tham khảo, Nội dung
gồm có 3 chương:
Chương 1: Nhà văn Lan Khai và vấn đẻ phóng tác lịch sử:
Chương 2: Hiện thực cuộc sống trong các tác phẩm phóng tác lịch sử của
Lan Khai
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm phóng tác lịch sử của Lan
Trang 17CHƯƠNG 1
NHÀ VĂN LAN KHAI VÀ VẤN ĐÈ PHÓNG TÁC LỊCH SỬ
Một gia đình giàu truyền thống yêu nước, sống nhân hậu với xóm làng và một miền sơn cước quê hương với núi Thần sông Gắm trù phú, thơ mộng
là cái nôi hun đúc nên tài năng Lan Khai Đó cũng chính là những yếu tổ góp
phần khơi nguồn cảm hứng cho ông trên con đường đến với văn chương nghệ
thuật Người nghệ sĩ Lâm Tuyền Khách với vốn kiến thức sâu rộng và sự từng
trải cũng vì cảm vẻ đẹp của núi rừng, của lòng người, của lịch sử dân tộc mà nhận về mình cái sứ mệnh “thông ngôn” cho sự cảm và nghĩ của mọi tâm hồn
'Việt Nhà văn của chúng ta luôn tâm niệm, nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống và thuộc về nhân dân
1.1 CUỘC ĐỜI VÀ VĂN NGHIỆP CỦA LAN KHAI 1.1.1 Lan Khai - Nhà Nha van Lan Khai loa bạc mệnh én thực là Nguyễn Đình Khải, sinh ngày 24 tháng 6
năm 1906 tại Bản Luộc xã Vĩnh Lộc, châu Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang,
trong một gia đình có truyền thống lương y Thân phụ là cụ Nguyễn Đình
Chức (1870 - 1945), một nhà Nho kiêm lương y nổi tiếng, sống rất thanh bạch Thân mẫu là bà Lỗ Thị Thục (1880 - 1936), một người phụ nữ nhân hậu, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh, đã đi vào các trang viết sau này
của Lan Khai Bà lại là người phụ nữ thuộc nhiều ca dao và truyện cỗ dân gian, mê hát Then múa Lượn Chính người mẹ đã truyền cho ông cái kho
tàng văn học dân gian phong phú và người cha đã truyền cho ông cái kho
Trang 18Khi lên 3 tuổi cậu bé Khải đã được cha truyền dạy cho những con chữ
thánh hiền đầu tiên trong Tam Thiên Tự Và năm lên 6, Khải được cha mẹ cho đến trường tiểu học của châu lị Chiêm Hóa học chữ Quốc ngữ của thầy giáo Nguyễn Văn Bảng Sau đó, gia đình rời ngôi nhà tranh nhỏ ba gian nằm
bên bờ sông Gắm, chuyển về nơi ở mới khu phố Xuân Hòa thuộc tỉnh lị
Tuyên Quang Về tỉnh lị, Khải được theo học thầy đồ Nguyễn Văn Khoan và tiếp tục theo học trường tiểu học của thầy Quốc Cừu với ông Đốc Điện Ngay khi học tiểu học, Nguyễn Đình Khải đã là một học trò thông minh, tỉnh nghịch, ham đọc sách, vượt trội bạn bè về Hán văn, Pháp văn và toán Pháp,
đặc biệt năng khiếu hội họa ngày cảng lộ rõ, 12 tuổi đã có thơ kèm tranh về tang moi người
Năm 17 tuổi, Nguyễn Đình Khải được cha mẹ cho về Hà Nội theo học
tại Trường Budi, day cũng là bước ngoặt của cuộc đời người học trò xuất thân
từ xứ sở áo chàm, hòa mình vào cuộc sống đô thị để trau dồi kiến thức, phát
triển tài năng, mở rộng tầm nhìn và có thêm những mối quan hệ mới Khóa
học đến kỳ kết thúc thì ông tham gia tổ chức phong trảo đòi thả Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh, rồi bị nhà cằm quyền thực dân bắt giữ và đuổi học quy tội “dính líu vào quốc sự” Cũng thời gian này, ông có mối tình với một người thiểu nữ đẹp tên là Nguyễn Thị Duyên (1909 - 1982) nguyên
quán tỉnh Sơn Tây, nhưng hai người khác nhau về tôn giáo, nên chỉ được cha
mẹ cho sống với nhau mà không tổ chức hôn lễ Sau khi rời Trường Bưởi,
‘ng lai iếp tục thi vio Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương dé học lên, nhưng rồi phải bỏ học giữa chừng vì bên mình lúc nào cũng có mật thám
‘Nam 1927, Nguyễn Đình Khải trở về quê hương, chính thức kết hôn với
Trang 19người "trợ bút” đắc lực cho Lan Khai trong nhiều trang viết Những lúc trái
gió trở trời, bệnh hen suyễn hành hạ, Lan Khai phải vừa nằm vừa nghĩ vừa đọc cho bà viết Cũng chính bà đã tự mình đi đón người phụ nữ trước của
chồng đang mang bầu sáu tháng ở Hà Thành về Tuyên Quang sống hòa thuận
dưới một mái nhà Tại quê nhà, Lan Khai vừa dạy học, viết văn, say mê vẽ và
'bồi đắp thêm những kiến thức về y nghiệp, rồi
giới sơn lâm Sau này, kết quả của mối tình với bà Nguyễn Thị Duyên là cậu iên tục hành trình trong thế
con trai cả Nguyễn Lan Hương Ba người con trai Nguyễn Lan Phương, "Nguyễn Lan Hoa và Nguyễn Lan Diệp là kết quả của tỉnh yêu với bà Hà Thị
Minh Kim
Cuối năm 1928, được sự giới thiệu của nhà giáo yêu nước Phạm Tuấn Tài, Lan Khai gia nhập Quốc dân Đảng, một tổ chức bí mật chống Pháp do lãnh tụ Nguyễn Thái Học lãnh đạo Ông là Ủy viên ban chấp hành của Đảng
Khi tổ chức bị thực dân Pháp ra tay đàn áp, Lan Khai cùng với các lãnh tụ của
Đăng bị bắt, ông mang số tù 8023 và bị khép án tử hình, rồi chuyển xuống tội
danh “a tòng nghịch phản”, bị tra tắn tổn thương phổi và mờ mắt Cha mẹ ông đã tiêu hết gia tài để cứu ơng thốt chết Từ đó trở đi, ông chuyên tâm vào
sáng tác, nghiên cứu, dịch sách, sưu tầm văn học và dạy học
Nam 1934, khi đã khẳng định được vị tí trên văn din, Lan Khai cùng
gia đình chu Hà Nội sống theo nghiệp văn chương Lan Khai được ông
'Vũ Đình Long - chủ bút Nhà xuất bản Tân Dân mời làm biên tập cho tỏa báo
số 93 - Hàng Bông Tại đây ông có điều kiện dồn hết tài năng, sức lực vào
sáng tác và có cơ hội làm quen với nhiều văn sĩ Bắc Hà Lã một nhà văn có
năng lực sáng tạo dồi dào và vốn kiến thức sâu rộng, lại là một “con người
Trang 20Lương Sơn Bạc”
Năm 1939, Lan Khai làm Tổng thư ký tạp chi Tao Ban và là cây bút chủ
lực của nhà xuất bản này Ngồi cơng việc văn chương, ông cùng với người
vợ Hà Thị Minh Kim là diễn viên nghiệp dư cho các rạp hát Hà Nội khi vai
diễn cần người Lan Khai còn là diễn giả thường xuyên về văn học cho Hội
Trí Trï và cộng tác với Nguyễn Văn Tố trong Hội truyền bá chữ Quốc ngữ Cuối năm 1939, Lan Khai bị thực dân pháp bắt giam vì chúng cho cuốn Lâm than là “truyền đơn Cộng sản” và ra lệnh cho các nhà sách thu hồi cuốn
sách đó Ra tù ốm đau bệnh tật, gia cảnh sa vào quan bach, ông thu thập các
'bản thảo còn lại cho xuất bản hàng loạt để cứu sống gia đình Thời gian này, Bắc Hà “ngăn chân lại” Năm 1943, Lan Khai gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc tại Hà Nội, tuyên ông đã tính chuyện hỏi hương, nhưng nhiều văn nghệ
truyền cho đường lỗi của mặt trận Việt Minh và phát hành báo chí bí mật,
Đầu năm 1944, gia đình Lan Khai chính thức hồi hương Trở về quê nhà, ông vừa dạy học vừa viết văn, vẽ truyền thần, và mở hiệu sách Lan Đình bán .đủ loại sách báo và tranh ảnh Mùa hè nim 1945, tai hoa ap đến với gia đình
ông khi Việt gian tố giác hiệu sách Lan Đình có lưu hành báo cắm (Cờ giải phóng và Cứu quốc), Lan Khai bị bọn phát xít Nhật hạ ngục và tra tắn chết đi sống lại nhiều lần Khi Nhật đầu hàng Đồng minh, tưởng ông đã chết chúng ném ơng ra ngồi trại, ông sống sót trở về với gia đình
Cách mạng tháng Tám bùng nỗ, gia đình ông tích cực hưởng ứng Lan
Khai được bầu làm Chủ tịch lâm thời khu phố Xuân Hòa Một buổi trưa ngày
thu năm 1945, khi vừa rời Ủy ban Hành chính lâm thời về nhà, ông nhận
được một bức thư ngắn của Thượng cấp địa phương mời đi nhận nhiệm vụ
mới Đó là lần nhà văn ra đi mà không bao giờ trở vẻ Năm mười tám năm sau (2003) nhà báo Văn Hải xưa (tức Thiếu tướng Hồng Mai - Bộ Cơng an) đã
Trang 21đã bị một tên côn đồ sát hại tại Khe Ngọn, đồng Ao Lân, bản Lũng Cò, huyện
Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, lúc 8 giờ sáng ngày 29 - 11 - 1945 Sự ra đi của ông là một mắt mát to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại
“Tai hoa cái lụy ngàn đời”, quả thực đúng như vậy, Lan Khai là một
nghệ sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh Cuộc đời ông như “con thuyền nhỏ đi trên
dòng thác lớn để tìm về bến đỗ” (Trần Mạnh Tiến) Lan Khai đã sống một cuộc đời nhiều thăng trằm, nhiều biến cố, nhưng nhà văn đáng kính của chúng
ta đã làm tròn thiên chức của mình đối với cách mạng và nền văn học dân tộc 1.1.2 Hanh trình sáng tạo nghệ thuật của Lan Khai
Nguyễn Đình Khải là một nghệ sĩ đa tài, sớm hình thành năng khiếu nghệ thuật Sinh trưởng ở miền rừng nên ông trưởng thành chủ yếu bằng con đường tự học, tự trải nghiệm Ông rất yêu âm nhạc, có sở trường vẽ tranh
phong cảnh và ký họa, nhưng ông lại dành nhiều tình yêu và tâm huyết cho
văn chương, khát khao trở thành “một nhà tiều thuyết” Ước muốn đó đã đưa
ông dấn thấn vào cái “nghiệp chướng văn chương” và đi đến cùng trên con
đường ấy
“Trước khi bước vào làng tiểu thuyết, Nguyễn Đình Khải có làm thơ về
quê hương, tình bạn, tình yêu Mặc dù tong cuộc đời nghệ thuật của mình,
ông không ước vọng thành một nhà thơ, nhưng thơ ca lại đến với ông một cách hồn nhiên chân thực Trong di cảo của ông còn lại một số bải thơ như Chờ mẹ, Chiều, Quê ta, Dòng huyết lệ, Tiếng hát xa, Tiếc xuân, Cồi Tiên, Tiếng hát làm dâu Năm 1928, trên văn dàn xuất hiện tác phẩm Nước hỏ
Gươm mang bút danh Lan Khai Đây là cuốn ái tình tiểu thuyết kể về tấn bi
Trang 22thuật Trong Lời tựa sách, Thiều Quang Lộc đã khẳng định: “Tiểu thuyết Có Dung tic 1a dai tưởng niệm chiến sĩ vô danh của tắt cả các thế hệ phụ nữ việt
Nam, qua bao nhiêu đời, đã hi sinh cho sự tồn tại của Tổ quốc” Qua tác phim này cho thấy, Lan Khai cũng là một trong những nhà văn sớm nhất viết về người phụ nữ nông thôn Cũng ở mảng đề tài tâm lý xã hội, tác phẩm #.ằm than (1929 - 1933, xuất bản 1938) đã gây
hội Tác phẩm từng được các nhà văn cách mạng như Trần Huy Liệu, Hải ìng vang lớn trong đời sống xã
Triều nhiệt liệt biểu đương, xem là tác phẩm mở đầu cho cái “chiều lưu tả thực xã hội chủ nghĩa” Đây cũng là cuốn tiểu thuyết đầu tiên ở Việt Nam viết về những người thợ mỏ Tác giả đã vẽ lên bức tranh tổ cáo chế độ áp bức bóc
lột của thực dân Pháp và bọn tay sai đối với người lao động và sự xuất hiện chân dung đẹp đề của những người chiến sĩ đi gieo mầm cách mạng chuẩn bị cho một cuộc đổi đời Tiểu thuyết tâm lý xã hội của Lan Khai là những bức
tranh từ nông thôn đến thành thị, hằm mỏ, nhà trường và môi trường gia đình,
xã hội với những cảnh đời và số phận riêng Những tác phẩm viết về đề tài
này có sự phối hợp linh hoạt giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, làm sống đậy chiều sâu về đời sống nội tâm phức tạp của con người “thời kỳ Âu hóa” đầu thế kỷ XX
Bước sang những năm 30, Lan Khai bắt đầu thử sức ở nhiều thể loại
văn học và cho ra đời một lượng tác phẩm khá lớn ở nhiều mảng đề tài ‘Ong không chỉ trung thành với mảnh đất tiểu thuyết mà còn lắn sang cả địa
hạt của truyện ngắn, ký, lý luận phê bình, nghiên cứu, sưu tầm và dịch thuật Ở thể loại tiểu thuyết, song song với mảng đề tài tâm lý xã hội, Lan Khai bắt đầu thử bút ở mảng đề tài lịch sử và đường rừng Với các tác phẩm
tiểu thuyết lịch sử như Gái rhời loạn (1933), Chiếc ngai vàng (1935), Cái hột mận (1936), Ai lên phổ Cát (1937), Chế Bông Nga (1938) cho thấy
những bức tranh khác nhau về những biến cố trong tiến trình lịch sử dân tộc
Trang 23Việt Nam Riêng tiểu thuyết đường rừng đã làm nên thế mạnh trong sự
nghiệp sáng tác của Lan Khai Tiểu thuyết đường rừng của Lan Khai là
những bức tranh về thế giới thiên nhiên và con người miền rừng muôn màu
muôn vẻ được nhìn qua lăng kính của một nhà văn - họa sĩ Với các tác tác
phẩm tiêu biểu như: 2 ##Nỏ (1932), Mũi rên độc (1933), Lên thác xuống ghênh (1934), Rừng khuya (1935), Tiếng gọi của rừng thẳm (1936), Dấu
ngựa trên sương (1939 - 1940) Truyện đường rừng là một trong những
đóng góp lớn của Lan Khai, cho thấy cái nhìn nhân văn vẻ thiên nhiên, đất
nước, con người của người nghệ sĩ Bằng những hình tượng nghệ thuật, Lan
Khai đã góp phần xóa đi bức tường ngăn cách giữa miền ngược với miền xuôi, giữa cộng đồng các dân tộc khác nhau trên lãnh thỏ Việt Nam Về truyện ngắn, Lan Khai sáng tác cả truyện ngắn đường rừng và truyện ngắn
tâm lý xã hội Các truyện ngắn hiện thực và lịch sử đường rừng như: Đảng Nhá (1933), Khám Khắc (1934), Dưới miệng hàm (1934), Sóng nước Lô Giang (1935), Mưu thằng Đợi (1941) là bức tranh mô tả bì kịch của
những người lương thiện (đặc biệt là người phụ nữ) do thế lực hắc ám gây ra, nhưng họ luôn có điểm tựa là tình yêu cao cá để đấu tranh quyết liệt với hoàn cảnh tăm tối Những truyện ngắn tâm lý xã hội như: Khổ rỉnh (1930), tập Lần sự đời (1934), Thằng Gây (1934), Anh Xẩm (1934), Kiếp con tầm
(1935) vi
tinh yéu bi chia lia, tình đời nhiều đen bạc thể hiện cái nhìn sâu sắc của
những cảnh đời thiểu cơm ăn áo mặc, tài năng bị khinh rẻ, nhà văn vào chiều sâu tâm hồn con người và cuộc sống Đương thời, Vũ Ngọc Phan nhận xét “Lan Khai có cây bút tải tình để viết truyện ngắn”, song nhà văn không tập trung sáng tác nhiều ở thể loại này Lan Khai còn là tác
giả của nhiều bài ký như ?rưởng hận ca về sự chết (1933), Sáu năm cách
biệt, nay hôi cố hương (1933, viết cùng Yên Sơn), Thây đồ tôi (1933), Tập
Trang 24mua (1929, in 1935), Con ngựa hông của tôi (1930, in 1935), Đau và chết
(1939) Đồ là những kỷ niệm
nghĩa bạn, chặng đường tham gia cách mạng của nhà văn Những trang ký
của ông thường bồi hồi xúc cảm, lời văn nhẹ nhàng phảng phất âm điệu thi
ca Đẳng hành với công việc sáng tác, Lan Khai còn khẳng định được vị thể
của một Nhà lý luận phê bình văn học mang tằm tư tưởng sâu xa bằng nhiều
công trình như: Tai hoa edi luy ngan đời (1934), Tình với cảnh (1934), Dep (1935) va hàng loạt bài viết trên Tạp chí Tao Dan nam 1939 nhu: Tinh
cách Việt Nam trong văn chương Thiên chức của văn sĩ Việt Nam, Cần một lắng về tuổi thơ, quê hương, tình thầy
ông Trời, Cải nguy mắt gốc, Một lòng tin cẩn phải có, Bàn qua vẻ nghệ
thuật, Một quan niệm về
in chương, Phác họa hình dung và tâm tỉnh thì sĩ
Tán Đà Các tác phẩm lý luận và phê bình của ông tập trung vào vấn đề
tinh dan te trong văn học; vai trò của người nghệ sĩ trước nhân dân và thời
đại; vấn đề phản ánh hiện thực trong văn học; nhiệm vụ đổi mới, kế thừa và
sáng tạo của nhà văn; việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; con đường
xây dựng "tân văn hóa Việt Nam” trong tương lai Lan Khai là nhà văn đặc
biệt để cao nền văn học bình dân và là người đi tiên phong trong việc sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số từ Việt Bắc tới Tây Nguyên, với những công trình tiêu biểu mang bút danh Lâm Tuyền Khách
như: Gió múi trăng ngàn (1933), Những cấu hát xanh (1937) Qua hoạt
động sưu tầm cho thấy, Lan Khai là người am hiểu nhiều ngôn ngữ, phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa của đồng bảo miễn núi, thể hiện bằng
năng lực dịch thuật tài hoa
“Từ năm 1940 trở về sau, Lan Khai tiếp tục khẳng định mình ở cả hoạt
động sáng tác, phê bình và dịch thuật Ở địa hạt tiểu thuyết, ông không còn sáng tác nhiều ở mảng để tài tâm lý xã hội và đường rừng, mà tập trung vào
Trang 25thuyết lịch sử như: Đính mon Thân (1940), Cười đầu voi đữ (1940), Gửi cái xuân tàn (1941), Trăng nước hô Tây (1941), Treo bức chiến bào (1942),
Trong cơn binh lửa (1943), Tình ngồi mn dặm (1943), Ái tình và sự
nghiệp (1942), Giác mơ bạo chúa (1942) Viết tiểu thuyết lịch sử, Lan Khai
không chỉ nhằm tái hiện các nhân vật và sự kiện lịch sử bằng nhãn quan nghệ
sĩ, mà còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và quan niệm nhân sinh mới qua các
hình tượng như vấn để thế sự, cái thiện và cái
ác, tình yêu và hạnh phúc, vẻ
đẹp trí tuệ và khát vọng của con người Ở địa hạt truyện ngắn, Lan Khai bắt đầu thể nghiệm với nhiều truyện kinh dị đường rừng như: Ngwdi la, Ma thuông luông, Con thuông luông nhà họ Ma, Con bỏ dưới Thúy Tê, Người
hóa h
, Đôi vịt con, Mũi tên đẹp loạn, Tiên mắt lực, Gò Thân (in trong tập
Truyện đường rừng - 1940) *Truyện lạ đường rừng” của Lan Khai thể hiện một năng lực tưởng tượng vô cùng phong phú và sinh động nhằm kích thích sự tò mò, hiếu kỳ của độc giả về những bí én và những câu chuyện hoang đường ở chốn sơn lâm Ngoài ra, truyện truyền kỳ của Lan Khai còn mang ý
nghĩa phê phán những hành động phá hoại môi trường, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, của tình yêu thương và long chung thủy Ở lĩnh vực phê bình văn
học, Lan Khai tiếp tục có những cống hiến rất đáng kể ở thể tài xây dựng chân
dung văn học, với những tác phẩm đặc sắc như: Lẻ Văn Trương (1940), Vũ
Trọng Phung (1941) cho thay cai nhin kha sau sac va toan diện của ông về
chân dung một số nhà van đương thời Lan Khai đã nhìn rõ những điểm sáng
tài năng và cả những bóng đêm tàn lụi trong thể giới những người cầm bút Ở hoạt động sưu tầm và dịch thuật, với quan niệm “Muốn giỏi ngoại ngữ thì phải dịch sách nhiều” (Mia xudn), Lan Khai da suu tam va chuyén dich
những văn bản văn học các dân tộc thiểu số va tiếng nước ngoài sang tiếng
Việt một cách nhuần nhị đem đến nhiều thông tin mới cho bạn đọc Một số
Trang 26
(1940) cia Stefan Zweig, Cái đẹp với nghé thudt (1940) phing thuật của E Challaye, Tuổi tho (1944) hồi ức của L Tolstoi Các tác phẩm dịch thuật của Lan Khai đều mang những nét độc đáo và sing tạo riêng chứ không hoàn
toàn trùng khớp với nguyên bản
Nhìn lại hành trình sáng tạo nghệ thuật của Lan Khai, cho thấy dường,
như người nghệ sĩ này luôn tham vọng làm tắt cả những gì cằn thiết cho văn
chương nghệ thuật Ông viết nhiều, viết đều và hết sức đa dạng, đặc biệt sung sức nhất trong khoảng từ giữa những năm 30 đến 1945 Bởi vậy với cuộc đời chưa tròn 40 tuổi và chưa đầy 20 năm lao động nghệ thuật, Lan Khai đã để lại
một di sản văn nghệ lớn với nhiều đẻ tài và thể loại phong phú, góp phần làm
giàu đẹp thêm cho nên nghệ thuật dân tộc
1.2 DONG GOP CUA LAN KHAI CHO VĂN HỌC HIỆN DAI QUA
MANG PHONG TAC LICH SU"
1.2.1 Khái niệm phóng tác lịch sử
Thể tài văn học lịch sử là một loại hình tiểu thuyết hoặc tác phẩm tự sự
hư cấu lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính Đó là những tác phẩm kể về những biến cố lịch sử qua các thời đại, tái hiện lại các nhân vật lich sử, các cuộc chiến tranh, các hoạt động bang giao Mạch nguồn của thể tài văn học lịch sử này đã có từ nền văn học Hy Lạp cổ đại với những tác phẩm như Lich sử của Hẻrodote, Lịch sử chiến tranh Pelopone; và được tiếp tục được kế thừa, phát triển ở La Mã cổ đại, Trung Hoa cổ trung đại và ở châu Âu thời
trung đại Sự hình thành của thể tài văn học lịch sử có ý nghĩa lớn đối với văn
bọc nối chung, là sự đánh dẫu ÿ thức quan niệm về tính lịch sử trong sáng tạo
văn học
Ở Việt Nam, thể tài văn học lịch sử xuất hiện từ thời trung đại với các tác phẩm như Nam iểu cổng nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm,
Trang 27của Ngô Giáp Đậu, Việt Lam tiểu sứ của Lê Hoan Đó là những tác phẩm
viết về nhân vật, sự kiện lịch sử của dân tộc nhằm khơi dậy nơi người đọc tinh
thần yêu nước, lòng tự tôn đân tộc Ở những tác phẩm này còn mang đậm tính chất “văn sử bất phân”, yếu tố tiểu thuyết ít hơn yếu tố lịch sử cho nên mặc dù vẫn có sự hư cấu, song sự thực lịch sử vẫn luôn đặt lên hàng đầu và tác phẩm về cơ bản vẫn là sự minh họa cho lịch sử Đọc các tác phẩm thuộc thể tải lịch
sử thời trung đại, ta thấy tình hình lịch sử đất nước Việt Nam những năm chiến tranh phong kiến được phản ánh rất chân thực đến từng chỉ tiết qua các trang văn Chính vì vậy có ý kiến cho rằng: “Gần như không thể viết lịch sử
của Việt Nam (Đại Việt) hồi ct tế kỷ thứ mười tám mà lại không sử dụng đến quyền Hoàng Lê nhất thống chí” (George Dutton)
Bước sang những năm dau thé ky XX, đặc biệt từ 1920 trở đi, nền văn
học Việt Nam đã dẫn đi vão quỹ đạo hiện đại, thể tài văn học lịch sử tiếp tục
cái sứ mệnh “Góp một tiếng nói nhằm nhóm lên ngọn lửa sục sôi vì nước
trong lòng nhân dân” Một loạt các tác phẩm thuộc thể tài văn học lịch sử ra
đời như một lời hiệu triệu hướng về dân tộc và chống lại làn sóng dịch thuật
truyện Tâu dang Ö ạt Tiêu biểu là các tác phẩm Trùng Quang râm sử (Phan
Bội Châu), Nam cực tỉnh huy, Năng gánh cang thưởng (Hồ Biểu Chánh), Tiển
1ê vận mat, Lé triéu Ly thị (Phạm Minh Kiên), Đỉnh Tiên Hoàng, Vua Bồ Cái
(Nguyễn Tử Siêu), Bà Chúa Chẻ, Chúa Trịnh Khải (Nguyễn Triệu Luật), Gái
thời loạn, Chiếc ngai vàng (Lan Khai), Đêm hội Long Trị, An Từ (Nguyễn
Huy Tưởng), Linh hỗn thỉ sĩ (Khái Hưng), A
Hồng) Các nhà văn hiện đại khi viết về lịch sử cũng lấy đề tài và cảm hứng
úi rừng Yên Thế (Nguyên từ lịch sử nhưng mỗi người có cách tiếp cận và phản ánh lịch sử theo hướng
Trang 28khuynh hướng phóng tác lịch sử khi tìm đến với mảng đề tài lịch sử như Lan Khai, Khái Hưng, Nguyễn Huy Tưởng Đối với những nhà văn
lịch sử theo quan điểm chính thống thì tác phẩm của họ mặc dù vẫn có chứa
đựng các nhân vật và các chỉ tiết hư cầu, song nhân vật chính và sự kiện chính
thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng
¡ hiện lại
nói, trang phục, phong tục, tập quán phủ hợp với giai doạn lịch sử ấy Còn với những nhà văn sáng tác theo phương thức phóng tác lịch sử thì họ không chú
trọng phản ánh “sự thật lịch sử” mà chỉ mượn lịch sử làm xuất phát điểm, làm
cái cớ cho những sáng tạo của minh, coi lich sử "chỉ là một cái dinh” (A
Dumas) dé treo các bức tranh cuộc sống Vậy thể nào là phóng tác lịch sử?
"Phóng tác lịch sử được hiểu là cách thức sáng tác phỏng theo lịch sử, lầy
đề tải và cảm hứng từ lịch sử, nhưng khi xử lý các yêu tố sử liệu để xây dựng
tác phẩm văn học, nhà văn chỉ giữ lại “tinh thần, hồn cốt” của những yếu tố
lịch sử tạo cho họ cảm hứng nghệ thuật và dành phần nhiều dung lượng cho
hư cấu tưởng tượng để sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật thể hiện những quan niệm mang chiều sâu nhân bản
Khi phóng tác lịch sử, nhà văn một mặt phải phục dựng được cái tỉnh
thần lịch sử đã có, mặt khác phải có những hư cấu sáng tạo nhất định làm cho cái “đã có”, “đã từng sống” ấy sinh động như chính cuộc sống đang diễn
ra trước mắt Nói như nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ: "Việc nghiên cứu lịch sử
là vô cùng cần thiết đối với nghệ sĩ, nhưng sự nghiên cứu ấy không thể thay cho sự sáng tạo Có khi nhà nghệ sĩ chỉ cần vài khoảnh khắc trong đời sống
của nhân vật lịch sử, có khi nghệ sĩ đưa vào những điều lịch sử không quan trọng Thậm chí, trong một chừng mực nào đó, có quyền vi phạm sự đúng đắn về mặt sự kiện lịch sử, bởi vì tác giả chỉ cần sự đúng đắn lý tưởng mà thôi” [7, tr.166] Đó cũng là quan điểm của Nguyễn Huy Tưởng khi sáng tác
Trang 29ich,
không nói, ta có quyền nói” [33, tr.367] Tuy nhiên, hư cấu trong các tác
chỉ cần không mâu thuẫn với sử trong những cái lớn, còn thì cái gì sử
phẩm văn chương mang chủ để lịch sử phải dựa trên cái sườn lịch sử, gắn
với bối cảnh lịch sử chứ không thể bịa đặt một cách tủy tiện, thiếu cơ sở
Các hư cấu mà nhà văn sáng tạo “phải nhằm mục đích làm sáng tỏ hơn lịch
sử, đem đến những cảm hứng, làm giàu thêm vốn thẩm mỹ mới cho bạn đọc về lịch sử” (Hải Thanh) chứ không thể vi phạm đến chân lý lịch sử, bản chất nhân vật Phạm Thế Ngũ khi phê bình tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai cũng bày tỏ quan điểm của mình về mối quan hệ giữa tính chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật: “Đành rằng chúng ta không đòi hỏi ở nhà văn một sự thật
lịch sử tuyệt đối Tiểu thuyết bởi bản chất của nó là một câu chuyện giả
tưởng Người vi
tiểu thuyết lịch sử cũng như loại tiểu thuyết khác, thường chỉ tạo một cái khung lịch sử để giải bày ý mình, tình mình Ta sẵn lòng
chấp nhận cái trò chơi nghệ thuật ấy song cũng cần tránh những sai suyễn thời gian tính quá đáng, nhất là muốn thành công, tác giả cần phải sống mảnh liệt tấn kịch mà mình dựng lại, những nhân vật mà mình cho hồi sinh,
thổi cho những nhân vật ấy một linh hồn, nặn cho họ một cốt cach kha di
xâm đoạt trí não người đọc, hiện lên có vẻ thật hơn cả sự thật tầm thường” [37, 1.286] Bởi vậy những tác phẩm phóng tác lịch sử tuy không chú trọng,
tính chân thực lịch sử nhưng những hư cấu mà nhà văn sáng tạo phải thật hợp lý và được đặt trong mối quan hệ mật thiết với chính sử mới tạo được độ
tin cay cho người đọc
Nhu vay, phóng tác lịch sử là khái niệm chỉ phương thức sáng tạo của
nhà văn khi viết về các đề tải lịch sử Song việc đánh giá, xem xét nó như một thuật ngữ lý luận văn học thì chưa có công trình nào giới thuyết một cách cụ
Trang 301.22 Giá trị măng truyện phóng tác lịch sử của Lan Khai
Lan Khai là một trong những nhà văn đã lựa chọn khuynh hướng phóng,
tác lịch sử khi tìm đến với thể tài văn học lịch sử Với một trái tim đầy nhiệt
huyết của lòng yêu nước, đồng thời cũng sống trọn thời kỳ lịch sử có nhiều
biến động, nhà văn Lan Khai đã mang trong mình lịch sử của quê hương đất
nước Lại thêm ý thức về thiên chức của người cằm bút là “truyền giao đĩ vãng cho tương lai” và “lấy người xưa việc cũ áp dụng vào chính sự và chiến sự nhằm nâng cao tỉnh thần dân tộc” [3, tr.32], chỉ hơn mười sáu năm cam bút, Lan Khai đã để lại cho chúng ta gần ba mươi tiểu thuyết và nhiều truyện ngắn ở mảng phóng tác lịch sử Đến với mảng sáng tác này, Lan Khai không nhằm tái hiện lại lịch sử theo quan niệm phục cô mà chỉ cốt đi tìm những cơ
h
éo le được lồng vào trong những câu chuyện lịch sử Và qua đó gửi gắm
những vấn đẻ về nhân sinh, thé sự đem lại quan niệm sống mới cho con người hiện đại, góp phần kiến tạo tỉnh thần cho thể hệ tiếp sau
Với gần ba mươi cuốn tiểu thuyết lịch sử như Gái rhời loạn (1933),
Chiếc ngai vàng (1935), Chang di theo nước (1935), Cái hột mận (1936), Ai lên phổ Cát (1931), Chế Bông Nga (1938), Chàng áo xanh (1938), Bóng cờ
trắng trong sương mù (193§), Định non Thần (1940), Cưỡi đầu voi dữ (1940),
Giti cái xuân tàn (1941), Sằu lên ngọn di (1941), Người thù mặt trai (1941),
hội dễ dàng rung cảm người đọc với những cảnh tượng bi đát, những mí
Trăng nước hỗ Tây (1941), Việt Nam - Người di đâu (1941), Treo bức chiến ‘bao (1942), Trong cơn binh lửa (1942), Thành bại với anh hùng (1942), Tình
ngồi mn dặm (1942), Rỡn sóng Bạch Đằng (1942), Cánh buẳm thoát tục (1942), Theo lớp mây đưa (1942), Ái tình và sự nghiệp (1942), Giắc mơ bạo
chúa (1942) và một số truyện ngắn lịch sử như Sóng nước 1Ö Giang (1935), Muu thing Đợi (1941) cũng đủ tạo cho Lan Khai một chỗ đứng vững chắc
Trang 311930 - 1945 trở nên phong phú
“Thế giới nghệ thuật trong các tác phẩm viết về lịch sử của Lan Khai là
bức tranh về các triều đại được nhìn qua lăng kính của người nghệ sĩ ở thể kỷ XX trong thời kỳ cách tân tiểu thuyết Nhân vật lịch sử của ông bao gồm đủ thành phần và lực lượng như: vua chúa, thái tử, thế tử, khanh tướng, người
canh hùng, người phụ nữ trong hoàng tộc, th tỷ, dân chúng, binh lính, kẻ cướp
nước và bán nước Hình tượng những nhân vật thống trị của vương triều như vua chúa, thể tử, thái tử được tạo nên từ hai kiểu chân dung: nhân đức và
bạo chúa Trong hàng ngũ bá vương có những người tài cao đức cả được dân
chúng tin yêu như Lý Công Uẫn (Cái hột mận), Vũ Biểu (4i lên phố Cát)
thì cũng có những vua chúa tản ác, chuyên quyền và bạo ngược như vua Ngọa
Triều (Cái hột mận), Thể tử Trịnh Sâm (Thành bại với anh hùng vua Lê chúa
Trịnh) Trong hàng ngũ quân xâm lược, bên cạnh những tên tướng kiêu căng, hiểm độc, khát máu người như Ả Dúc và Woòng Tsi (Chàng di theo nước), Lay Sap Trưởng (Gái thời loạn) thì vẫn còn kẻ có tính người, mang trong lòng sự phản chiến như Hoàng Thiếu Hoa (Gái thời loạn) v.v Hình
tượng người anh hùng trong tác phẩm của Lan Khai có ở mọi tằng lớp, giai cấp Có những người vốn xuất thân từ dòng ddi anh phiệt nhưng cũng có những người xuất thân từ tầng lớp lao động có tài năng và chí lớn như Vũ
1, Vii Mat (4i lên phó Cái), Trực, Lê (Chàng đi theo nước), Bàn Tuyết Han (Dinh non Than) Hé thong nhan vat nit rat da dang, từ trong hoàng tộc đến cung nữ, thường dân và dân tộc thiểu số như Lý Chiêu Hoàng, Trần Thái
Hâu, Dương Hậu, Bội Ngọc, Đỗ Quyên, Lan Anh, Thục Nương, nang Nhan,
Cẩm Thị Dung Mỗi nhân vật có một hoàn cảnh, địa vị và tính cách khác
nhau, nhưng họ đều gặp nhau ở thiên tính nữ, đều mong muốn được tự do, khát khao được yêu thương hạnh phúc, sống và làm đẹp cho đời Đặc biệt,
Trang 32
chất đẹp Nhân vật Lan Anh trong 4i lên phổ Cát với chí hướng phủ Lê, phản Mặc đã giả trai làm chàng Văn Trung, thân gái dặm trường tìm gặp anh em Biểu Vương để liên kết trừ Mạc Nhân vật Đỗ Quyên trong tác phim Treo
bức chiến bào là một thiếu nữ anh hùng, có chí lớn, giỏi võ nghệ đã cải trang
thành một đắng nam nhỉ vào đất Quảng tìm gặp và tham gia vào nghĩa quân
Nguyễn Huệ v.v Tắt cả hệ thống nhân vật của Lan Khai đã tạo nên một xã
hội Nhưng nhà văn lại đĩ sâu vào thể giới bên trong con người, đưa nhân vật trở về với cuộc sống đời thường Họ không chỉ là con người xã hội mà còn là
con người của bản năng với những ham muốn dục vọng rất người Có những vua chúa vốn tàn ác, đã tâm nhưng cũng biết rung cảm và khát khao khi đứng
trước tình yêu, cũng giãn hờn và ghen tuông vô cớ Với cách nhìn của Lan Khai, đã là con người dù là đảng cấp hay thời đại nào cũng vậy, ai cũng có
khát vọng tự do, tình yêu và hạnh phúc, mỗi con người ai cũng có cái tằm
thường và cao cả Chính quan niệm nghệ thuật về con người như thế đã chỉ
phối cách xây dựng nhân vật, thể hiện lối tư duy nhạy bén và ý thức cách tân thể tải văn học lịch sử của Lan Khai
'Về mặt nghệ thuật thể hiện, các tác phẩm viết về lịch sử của Lan Khai
gây Ấn tượng ở việc xây dựng tính cách và khai thác nị
tâm nhân vật, cách
tao tình huống truyện éo le, kết hợp với lời thuật linh hoạt, sử dụng từ ngữ
mang dấu ấn lịch sử, phép lạ hóa ngôn từ, dùng biệt ngữ và địa danh, kết hợp các tư liệu lịch triều và dã sử làm cho những bức tranh cuộc sống trong tác phẩm của ông sinh động nhiều màu sắc Đặc biệt, có những tác phẩm như Gái thời loạn, Đính non Thân, Bóng cở trắng trong sương mù, Trong cơn bình lửa, Sóng nước Lô Giang, Mưu thằng Đợi tuy là những tiểu thuyết và
truyện ngắn lịch sử, nhưng các yếu t về nhân vật, tập quán và địa danh vẫn là
những bức tranh sinh động về miền núi
ig làm tăng thêm sức hấp dẫn cho
Trang 33Như vậy, với những thành tựu đạt được ở phương diện số lượng tác
phẩm cũng như giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật thể hiện của mảng
truyện phóng tác lịch sử của Lan Khai đã mang lại cho nhà văn vị trí đi tiên
phong trên con đường cách tân thể tài văn học lịch sử Bằng những tác phẩm phóng tác lịch sử của mình, Lan Khai đã hướng nhân dân về cội nguồn dân
tộc, và góp phần kiến tạo tinh thần cho thế hệ sau
Tiểu kết:
Qua việc tìm hiểu cuộc đời và hành trình sáng tạo nghệ thuật của Lan Khai, có thể thấy ông là nhà văn mà số phận cuộc đời và văn chương có
không ít thăng trằm Là một tài năng lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại ở thế kỷ XX, Lan Khai đã sống và làm việc hết mình cho nghệ thuật, có trách
nhiệm, tự trọng cao trong nghề Đến với văn chương, "ông đã nhúng tay vào
hầu hết các loại tiểu thuyết, rồi ông lại muốn ngả cả về mặt dịch thuật nữa”,
ông còn viết truyện ngắn, ký, thơ ca, nghiên cứu, phê bình và sưu tằm văn học Và ở lĩnh vực nào, Lan Khai cũng gặt hái được những thành công nhất
định Tuy vậy, Lan Khai thành công hơn cả ở thể loại tiểu thuyết về tâm lý xã hội, về lịch sử và tiểu thuyết đường rừng Bên cạnh danh hiệu “Nhà văn đường rừng”, Lan Khai còn là cây bút viết tiểu thuyết lịch sử nỗi tiếng với nhiều tác phẩm đặc sắc Viết về lịch sử, Lan Khai lựa chọn phương thức
phóng tac lich sir dé sing tạo nên những tác phẩm nghệ thuật của riêng mình
‘Ong lay lịch sử làm điểm tựa, làm cái cớ cho sự hư cấu trong sáng tác của
mình, chính vì thể những tác phẩm viết vẻ lịch sử của Lan Khai không hề khô
khan ma rat hap dẫn, tạo sự lôi cuốn cho bạn đọc Và như vậy, Lan Khai cùng
với văn nghiệp của ông đã khắc tạc một dấu ấn sâu đậm trong nền văn học
Trang 34CHUONG 2
HIỆN THỰC CUỘC SÓNG TRONG CÁC TÁC PHÁM
PHONG TAC LICH SU CUA LAN KHAL
Sống giữa thời kỳ van nước đang trong "cơn dâu bé”, lai ¥ thức được sứ mệnh của một nhà văn khi đứng trước những biến đông của thời đại, Lan
Khai đã tìm đến với thể tài văn học lịch sử nhằm “lấy người xưa việc cũ áp
dụng vào chính sự và chiến sự, nâng cao tỉnh thần dân tộc” Hơn nữa, theo
Lan Khai, viết về lịch sử dễ hơn viết chuyện xã hội đương thời Chính vì vậy,
Nhà văn đường rừng” đã tìm đến mảnh đất lịch sử để ngồi bút của ông được
“tha sire tung hoành” Cũng như nhiễu cây bút viết tiếu thuyết lịch sử đương, thời, phạm vi hiện thực mà Lan Khai phản ánh là xã hội Việt Nam những năm
chiến tranh phong kiến Tuy vậy, Lan Khai có cách tái tạo diện mạo cuộc
sống (biến cổ lịch sử và con người lịch sử) theo hướng riêng nhằm thể hiện những quan niệm về lịch sử, những suy tư chiêm nghiệm về con người, về
cuộc đời
2.1 CAC SY KIEN, BIEN CO LICH SU
Viết về lịch sử, nhà văn Lan Khai không tập trung phản ánh các cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm hảo hùng để lấy cái vinh quang của ông cha mà
bồi dưỡng lòng tự hảo dân tộc cho quốc dân như các cây bút cùng thời Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Huy Tưởng mà chủ yếu ông
hướng tới các cuộc nội loạn của dân tộc ta trong xã hội phong kiến qua các
triều đại và bi kịch số phận con người trong dòng lịch sử
2.1.1 Biến cố cung đình
Đó là những bức tranh chính sự của các triều đại Lê, Lý, Trần với
những tắn trò tranh cướp lợi danh, những cuộc đổi dời ngôi vị giữa các thế lực
Trang 35tận về lịch sử dân tộc, ngòi bút Lan Khai khơi sâu vào những mâu thuẫn, tranh chấp giữa các phe phái nhằm phản ánh rõ nét những biển cố ở mỗi triều
đại theo “minh triết và óc tưởng tưởng” của một nhà văn Từ các sự kiện, biến cố của các triều đại được lịch sử ghỉ chép lại, Lan Khai tiến hành phóng tác và thêm thất những gì “có thể có được” nhằm lý giải những biến cố lịch sử Mỗi
một tác phẩm của Lan Khai là một cuộc nội biến của một triều đại nào đó 'Tác phẩm Chiếc ngai vàng bám sát vào sự kiện lịch sử là cuộc nội biến cuối triều Lý kể từ khi Lý Huệ Tôn bỏ ngôi đi tu, truyền ngôi lại cho con gái là Chiêu Thánh Công chúa Trần Thủ Độ khi ấy là tướng nhà Lý đã lợi dụng thời cơ để thoán đoạt ngôi về tay nhà Trần Từ sự kiện lịch sử ấy, Lan khai đã hư ở nhiều chỉ tiết và đưa thêm vào nhi sự kiện sống động giàu ý nghĩa
để khắc sâu biển có và làm nổi bật chủ đề của tác phẩm Một trong những
biến cổ ấy là câu chuyện hôn nhân của Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh Biến
cố này được xem như là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự chấm dứt triều đại
nhà Lý và mở ra triều đại nhà Trần Cuộc hôn nhân được sử sách ghi chép lại
chỉ là câu chuyện vui đùa của trẻ con mà cơ mưu là do Trần Thủ Độ sắp đặt nhằm thốn đoạt ngơi về tay nhà Trần Đại việt sứ &ý đoàn thư chép rằng: “Có một hôm Cảnh bung chậu nước đứng hầu, Chiêu Hoàng rửa mặt, lấy tay té nước ướt cả mặt Cảnh rồi cười trêu, đến khi Cảnh bưng khăn trầu thì lấy khăn
với Thủ Độ, Thủ Độ
nói: Nếu thực có thế thì họ làm vua chăng? Chết cả họ chăng? Lại một hôm,
ném cho Cảnh, Cảnh không giám nói gì, về nói nị
Chiêu Hoàng lại lấy khăn trầu ném cho Cảnh, Cảnh lạy xuống nói: Bệ hạ có tha tội cho thần không? Thần xin vâng mệnh Chiêu Hoàng cười và nói: Tha
Trang 36có chồng rồi Các quan đều nói được, xin chọn ngày vào chằu” [9, tr.262] Trong tác phẩm của Lan Khai câu chuyện hôn nhân này mặc dù cũng nằm
trong âm mưu thoán đoạt của Trần Thú Độ nhưng đó là câu chuyện tình thơ
mộng của đôi trai tài gái sắc và đôi trẻ đến với nhau là vì tình yêu chứ không
hề vụ lợi Nhưng tình yêu ấy là cái “lưới hồng” để Trần Thủ Độ biến đôi trẻ
'thành những quân cờ trên bàn cờ đoạt vị của y Để thực hiện mưu đỗ
một mặt
Trần Thủ Độ lập mưu cho Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh sa vào lưới tình với
mue dich ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng Mặt khác y còn tìm
mọi cách tiêu diét các trung thần nhà Lý như Đoàn Thượng và lập mưu kể trừ
khử vua Lý Huệ Tôn để diệt trừ mối lo thiên hạ sẽ lấy Huệ Tôn ra làm "bung,
sung cho những cuộc tranh chiến” Cái chết của vua Lý Huệ Tôn cũng được
lịch sử ghi chép là do Trần Thủ Độ sát hại nhưng sát hại bằng cách nào thì lịch sử không chép lại Và để người đọc hình dung rõ hơn về những thủ đoạn
nham hiểm của Trần Thủ Độ, Lan Khai đã hư cấu thêm chỉ tiết mô tả mưu kế
ám sắt vua Lý của Trần Thủ Độ và bè đảng:
“Trong một gian phóng kín, ba người đàn ông dang thì thảo bàn tần với nhau những chuyện gì ghê gớm lắm thì phải, vì nót mặt người nào cũng lộ vẻ bí mật khác thường
I ]
- Nghĩa là đêm nay chúng tôi xin thân hành vào chủa thăm Huệ Tôn “Chúng tôi sẽ buộc sẵn một sợi dây lên xà nhà, đoạn mời Huệ Tôn chui đầu
vào thòng lọng để sang cõi đời bên kia
[1
~ Nếu chỉ có thể thì người ta cứ ngờ là phải Nhưng, nếu khi chết đi, Huệ Tôn có thủ bút để lại, nói rằng vì chán cảnh trần ai khổ lụy, và không muốn kẻ
Trang 37màu vàng, có đóng dấu son, thủ bút cũ của Huệ Tôn Hoàng đề khi còn ở ngôi Một tờ màu trắng, đại ý Huệ Tôn kể cái nguyên do tự sát của mình
Ll
~ Tờ này là tự chúng tôi viết hộ Đức Hoàng dé ta!” [39, 103 - 104]
Sau khi đã đạt mục đích đưa Trần Cảnh lên đăng quang ngai vị lấy hiệu là Trần Thái Tôn mở ra triều đại nhà Trần, y tiếp tục ép vua Trần Thái Tôn phế bỏ ngôi vị hoàng hậu của Lý Chiêu Hoàng để “trừ mồi lo về sau” dẫn đến nổi sầu khổ cho Chiêu Thánh Chỉ tiết này theo sử sách ghi chép lại thì: “Chiêu Thánh sống với Thái Tôn Trần Cảnh 12 năm, đến năm 1237 vẫn chưa
có con, Trần Thủ Độ sợ Trần Cảnh không có con trai nối dõi, nhân sông
chúa Thuận Thiên, chị ruột của Chiêu Thánh và là vợ của Trần Liễu, anh 1 Cảnh, đang có thai ba tháng, bèn ép Trần Cảnh phải bô Chiêu Thánh và lập chị dâu mình làm Hoàng hậu” [27, tr.148] Lan Khai chủ yếu khơi sâu vào “vết bùn dục vọng” của Trần Thủ Độ nên mọi chỉ tiết, sự kiện đều hướng đến
lột tả những mưu kế hiểm sâu ở con người này Chính Trần Thủ Độ là người
đã tạo ra những biến cố cho cuộc đời Chiêu Hoàng, là người đã chấm dứt triều đại nhà Lý để khởi nghiệp nhà Trần
Ai lên phổ Cát dựa vào cuộc nội biến của triều Lê Chiêu Tôn Sự việc xây ra khi vua Lê Chiêu Tôn bỏ kinh thành chạy trốn, bọn quần thần lộng quyền lập Hoàng Đệ Xuân lên thay dưới sự điều khiển của Mạc Đăng Dung nhằm ni âm mưu thốn ngơi Trước tình hình rồi ren ấy theo lời bản của nhà sử học Đặng Bính thì: “Trong lúc ấy, các đại thần cả triều đều trơ mắt câm mồm người nọ nhìn người kia Nếu trong triều nhà Lê có một người nảo
có thể lấy đại m
la mà ra sức với nhà Lê, giết kẻ ác nghịch mà trị tội kế bạn
thần, thì việc khôi phục xã tắc còn có thể làm được Sao lại cam lòng giữ
Trang 38trở mưu kẻ tiểu nhân giúp ngầm xui kín, giúp nên thế cho kẻ nghịch đẻ cầu vinh hiển, để cho họ Mạc ngày càng kiêu lộng, được tự chuyên quyền, trên đã
không có phận vua tôi, dưới tự sinh lòng cướp ngôi giết vua” |9, tr824] Trong tiểu thuyết của mình, Lan Khai thêm vào những sự kiện như bắt bình trước sự lộng quyền trái phép của Mạc Đăng Dung thì “bọn trung thần như
'Vũ Duệ, Ngơ Hốn, Tuắn Mậu, Thuận Huy, Thái Bạt, Tự Cường ồn ào phản đối Thậm chí có người lấy đá ném hoặc nhổ vào mặt Đăng Dung, có người nhảy xuống sông hoặc uống thuốc độc tự tử” [39, tr.12§] Nhất là sự kiện phe “phù Lê cự Mạc” cầm đầu là Thượng tướng Thái Bạt ngằm liên kết với Nguyễn Kim ở Thanh Hóa và anh em Biểu Vương đang trấn thủ ở vùng thượng du hợp nhất đẻ lấy võ lực chống lại sự lộng hành của Mạc Dang Dung
và bè đảng loạn thần Sở dĩ Lan Khai sáng tạo thêm một số sự kiện ngoài chính sử là để làm nỗi bật mưu kế khôn khéo của họ Mạc trong việc đối phó
với những trung thần nhà Lê trong âm mưu thốn ngơi Mạc Đăng Dung vốn
là kẻ lắm mưu nhiều kế, y đã dùng kế phản gián lấy tính mạng của Trần
Nghĩa để uy hiếp Vũ Mật buộc chàng viết thư thuyết phục Thái Công (tức Thái Bạt) và Biều Vương quy thuận Mặt khác, Đăng Dung còn ép vua Lê
chuẩn y vào “Tờ Chiếu nhượng vị” đã soạn sẵn và tăng cường phòng bị, trắn
áp mọi mặt Khi đảng phản Mạc kéo quân vào thành liền vấp phải sự chống
cự mãnh liệt của quân Mạc Đăng Dung nên việc cướp ngôi của Đăng Dung không gặp khó khăn gì Đăng Dung chính vị thiên tử, đổi hiệu là Minh Đức
mở ra triều đại nhà Mạc trong lịch sử
Ở tiểu thuyết Cái hột mận là bức tranh chính sự cuối thời Tiền Lê dưới sự trị vì của Ngọa Triều Hoàng đề Tác phẩm chủ yếu phản ánh cuộc sống xa
hoa, dâm dục, bệnh hoạn của một trong những vị vua tàn bạo nhất trong lịch
sử Việt Nam và cuộc nỗi dậy của quân tướng, binh linh, dân chúng nhằm lật
Trang 39được sử sách ghi chép một cách ngắn gọn là: “Năm 1009, Ngọa Triều Lê
Long Đĩnh chết Bởi con trai còn quá bé và triểu thần không ai muốn đưa
dòng dõi của Ngọa Triều quá tàn bạo lên tiếp nối nên đã tìm một vị vua hiền tài lên trị vì Vị vua đó chính là Thái Tổ Lý Công ẩn, người khởi nghiệp nhà
Lý và mở đầu một thời kỳ thé nước vươn cao” [27, tr.107] Lan Khai đã tô
đậm nhiều hành vi tàn bạo của Ngọa Triều và xây dựng nhiều tình tiết nói về
những việc làm hợp lòng dân của Lý Cong Uin dé lý giải cho việc lên ngôi
của Công Uẫn là một tắt yếu, là sự lựa chọn của lịch sử “ứng mệnh trời thuận lòng người” Từ khi giết anh là Lê Trung Tôn để cướp lấy ngôi báu, Lê bạo
chúa *đã tỏ ra không có một chút lòng hiểu sinh, một chút tỉnh thương xót nào
đối với trăm họ con dân cả” [39, tr.280] Gi
người và hành hình người vô tôi
là sở thích của bạo chúa, ngay cả vị tướng tài như Lý Công Uẫn cũng bị y sanh gét mà hạ ngục Những việc làm tan độc của bạo chúa khiến dân chúng, đỗ không biết bao nhiêu là máu và nước mắt Giữa lúc lòng người căm phẫn và đương sôi nỗi thì dưới sự kêu gọi của viên đại tướng Đào Cam Mộc, binh
lính và dân chúng nhất tề nỗi dậy “đạp phăng” bạo chúa để đưa “đắng minh
quân” Lý Công Uấn lên chính vị mỡ ra một thời kỳ cường thịnh cho nước Đại Cô Việt Cuộc nội biển dưới triều Lê - Trịnh bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa hai thé Su thuyết Thành bại với anh hùng vua Lê chúa Trịnh Cũng như các tác phẩm khác, Lan
lực vua và chúa trong một triều đại là nội dung phản ánh của
Khai hư cấu, thêm thắt ở nhiều chỉ tiết để khắc sâu mối xung đột quyền lực giữa Thái tử Lê Duy Vỹ và Thể tử Trịnh Sâm Hai dòng họ Lê và Trịnh vốn có mối thâm thù, để lấp đầy cái vực sâu ngăn cách ấy, Nguyên Minh Đô
Vuong va Vuong phi Nguyễn Thị Ngọc Vinh quyết định se duyên cho Tiên Dung Quận chúa với Đông cung Thái Tử Lê Duy Vỹ Nhưng Thế tử Tĩnh
Trang 40sẵn lòng đố ky và ghen ghét với Thái tử Lê Duy Vỹ nên đã tìm mọi cách để
phá cuộc hôn nhân này, gián tiếp gây ra cái chết đoản mệnh cho tiên Dung
quan chúa Trịnh Sâm luôn tự phụ cho rằng: “Nó con vua, ta cũng con chúa, nó Thái tử ta cũng Thế tử chứ kém gì! [39, tr.487] Ngay khi ở địa vị là Chúa
mới nhưng Trịnh Sâm vẫn tham vọng thu phục thiên hạ vẻ tay mình và để đạt
được mục dich y tiến hành thủ doạn nhỗ cỏ nhỗ tân gốc Sau khi vụ oan cho "Thái tử ti thông dâm với cung phi của Tiên Vương và kết án "lăng trì xử tử”, Trinh Sâm cùng bè ding bay diệu kế vin vào hiện tượng “nhật thực và nguyệt
thực” để phao tin đó là điềm báo “nhà Lê đã suy đổi bạc đức nhiều quá, khiến cho Thượng để nỗi giận và ý muốn có một cuộc đời đôi lớn lao”, rồi truy sát
vợ con Thái tử để nắm quyền cai trị
Có thể thấy, hầu hết các tác phẩm viết về lịch sử của Lan Khai đều tập
trung phân ánh những biển cổ ở chốn cung vua phủ chúa Chính vi hướng đến
các cuộc nội loạn dưới các triều đại, các phe phái nên các tác phẩm phóng tác
lịch sử của Lan Khai không nhằm đưa độc giả tìm về với truyền thống vẻ
vang của cha ông mà chỉ cốt giải mã mâu thuẫn của lịch sử và qua đó giúp
người đọc nhận thức về lịch sử cũng như cắt nghĩa những vấn để của cuộc sống hiện tại Lan Khai không hẳn có cái nhìn ngưỡng vọng hoặc phê phán về một triều đại nào, mà nhà văn dường như chỉ hướng đến phản ánh cái nguyên
Thủ
do của của các cuộc nội loạn rốt cuộc chỉ là vì danh lợi mà như lời Tì
Độ: “Thiên hạ là của chung, ai khôn nấy được Nhà Trần cướp ngôi nhà Lý
cũng như nhà Lý cướp ngôi nhà Lê, trò đời chỉ là một tắn trỏ tranh cướp lợi
danh” [39, tr.L15] Trong tắn trò tranh cướp lợi danh không khoan nhượng ấy thường thì “ai khôn nấy được”, ai có trí xảo thì cướp được chính quyền,
nhưng nhiều khi người thắng thế là người “có đức lớn” biết đặt lợi ích của nhân dân trên tắt thay Trần Thủ Độ, Mạc Đăng Dung, vua Ngọa Triều, Thế