1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng

67 135 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 506 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Lao động thực tế tại các doanh nghiệp trước khi thi tốt nghiệp ra trường là một việc quan trọng, giúp cho sinh viên cọ xát và tiếp cận thực tế với các công việc ở mỗi bộ phận trong doanh nghiệp, bổ sung thêm những kiến thức chuyên môn đã học và áp dụng kiến thức đó vào thực tế công việc được giao, tạo điều kiện cho sinh viên khi ra trường làm việc phần nào giảm sự ngỡ ngàng trước công việc cụ thể.

Hiện nay, với xu thế mở cửa và hội nhập nền kinh tế thế giới, sự giao thương buôn bán giữa các quốc gia với nhau càng phát triển Trong đó, hoạt động ngoại thương có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế ở các nước cũng như ở Việt Nam Sự chuyển hướng kinh tế đối ngoại giữa các tổ chức kinh doanh trong nước và các tổ chức và cá nhân nước ngoài đã tạo cho ngành ngoại thương Việt Nam gặt hái được những kết quả đáng mừng Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi nền kinh tế thế giới có nhiều biến chuyển tích cực, hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động ngọai thương nói riêng ngày nay rất đa dạng và phong phú cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn

Hoạt động ngoại thương phát triển nhanh thì khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng Như vậy, các hợp đồng ngoại thương sẽ được các bên đàm phán và ký kết nhiều hơn và điều khoản thanh toán quốc tế là một trong những điều khoản không thể thiếu của các hợp đồng ngoại thương Việc chọn các phương thức thanh toán quốc tế nào, sử dụng phương tiện thanh toán quốc tế gì, áp dụng thanh toán theo phương thức như thế nào là điều mà doanh nghiệp quan tâm khi đàm phán ký hợp đồng ngoại thương.

Trong thời gian lao động thực tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng, em nhận thấy hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty rất đa dạng, chủ yếu là nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu làm giày và xuất khẩu thành phẩm là giày thế thao.Hầu hết trong các hợp đồng ngoại thương của công ty, phương thức thanh toán quốc tế được áp dụng đó là phương thức chuyển tiền Công ty đã áp dụng phương thức này như thế nào, có hiệu quả gì và hoàn thiện chưa? Do đó, đề tài em chọn để viết trong bài báo cáo nghiên cứu khoa học này là : “ Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương

Trang 2

thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng “

Lý do và bối cảnh chọn đề tài :

Khi chọn học ngành ngoại thương tại trường thì em đã được học rất nhiều môn học như nghiệp vụ ngoại thương, thanh toán quốc tế, kinh tế ngoại thương, kế toán thương mại, tài chính doanh nghiệp….Những môn học này giúp em trang bị tốt những kiến thức trước khi ra trường và đi làm thực tế Trong số các môn đã học thì em quan tâm nhiều nhất đến môn “thanh toán quốc tế”, tuy học môn này trong thời gian ngắn ngủi nhưng đã cung cấp cho em một số kiến thức cơ bản về các phương thức thanh toán quốc tế để làm bài nghiên cứu cũng như áp dụng vào công việc thực tế sau khi ra trường Và khi đi lao động thực tế tại Công ty Chí Hùng, em đã được tìm hiểu về công ty, về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa, về việc thanh toán tiền hàng với nước ngoài ở công ty…Trong thời gian tìm hiểu, em được các nhân viên phòng xuất nhập khẩu, phòng kế toán cho xem các tài liệu và số liệu để cung cấp cho bài luận văn này Và thực tế cho thấy rằng công ty chỉ áp dụng một phương thức thanh toán quốc tế đó là phương thức chuyển tiền cho cả hàng xuất và hàng nhập Ưu điểm của phương thức thanh toán này là đem lại an toàn cho hàng nhập khẩu, tuy nhiên hàng xuất khẩu sẽ gặp một số rủi ro.Do đó, khi nghiên cứu vấn đề này em cũng muốn góp phần đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện phương thức chuyển tiền tại công ty nhằm giảm rủi ro đối với hàng xuất nhập khẩu

Ý nghĩa thực tiễn và lý luận :

Trong phần lý thuyết đã được học ở trường có liên quan đến phương thức chuyển tiền đã cho em thấy sự nhanh chóng và đơn giản của phương thức điện chuyển tiền này Và khi làm thực tế tại công ty em thấy được rằng phần lý thuyết của quy trình chuyển tiền được vận dụng một cách đơn giản, tiện lợi hơn cho doanh nghiệp mà không cần phải theo một quy trình như lý thuyết đã học Khi cần thanh toán tiền hàng, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp bộ chứng từ thanh toán đầy đủ cho ngân hàng và ngân hàng kiểm tra hợp lệ là thanh toán cho nhà xuất khẩu

Trang 3

nước ngoài bằng điện chuyển tiền Do công ty chỉ sử dụng chủ yếu là phương thức chuyển tiền và không quan tâm đến các phương thức khác, nên ít nhiều cũng sẽ có các rủi ro trong xuất khẩu hàng hóa Nhằm hạn chế những rủi ro thì công ty cũng phải có các phương án, giải pháp để hoàn thiện phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế giúp doanh nghiệp mình có thể giữ được uy tín, mối quan hệ hợp tác kinh doanh bền vững với đối tác nước ngoài, làm sao cả hai bên cùng có lợi.

Kết quả đạt được và những tồn tại :

Kết quả đạt được :

- Phương thức chuyển tiền (T/T,TTR) được áp dụng tại công ty em đang thực tập, tuy nhiên nếu xét về khả năng kiểm soát rủi ro trong xuất khẩu hàng hóa thì vẫn khả quan hơn các phương thức khác như phương thức mở tài khoản (Open account), phương thức chuyển tiền trả trước (T/T).

- Phương thức chuyển tiền là một trong những phương thức thanh toán quốc tế đơn giản và nhanh nên được đa số các doanh nghiệp nước ngoài áp dụng rộng rãi và công ty Chí Hùng cũng không ngoại lệ Hầu hết tất cả các hợp đồng thương mại xuất khẩu và nhập khẩu đều chọn phương thức thanh toán là T/T,TTR Quy trình thanh toán này không phải qua nhiều giai đoạn tạo nhiều thuận lợi cho công ty khi giao dịch với ngân hàng phục vụ mình Đa số các hợp đồng nhập khẩu là chuyển tiền trả sau 30 hay 60 ngày kể từ ngày nhận hàng Do đó, công ty có thể sử dụng phần nguồn tiền trả sau này để đầu tư vào các mục đích khác nhau nhằm tăng thêm thu nhập cho công ty.

Những tồn tại :

Vì công ty áp dụng chủ yếu là phương thức chuyển tiền trả sau trong toàn bộ hoạt động thanh toán quốc tế nên có những khó khăn còn tồn tại như : đối với xuất khẩu hàng ra nước ngoài nhưng hợp đồng ký kết thời hạn thanh toán là 60 ngày, việc này có ảnh hưởng đến thanh lý tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu Nếu khách hàng thanh toán quá 60 ngày thì công ty sẽ bị phạt vi phạm hành chính vì chưa hoàn tất hồ sơ thanh lý Đối với hàng nhập khẩu sẽ có những rủi ro nếu

Trang 4

chuyển tiền trả trước có thể dẫn đến việc nhà cung cấp sẽ không giao hàng hay giao chậm tiến độ.

Dự kiến nghiên cứu tiếp tục :

Nếu như có thời gian để được nghiên cứu tiếp tục thì em sẽ đi sâu nghiên cứu thêm về tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa tại công ty, phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty theo các chỉ tiêu như : phân tích chung về tình hình xuất nhập khẩu, việc ký kết và thực hiện hợp đồng XNK, phân tích theo thị trường, phương thức kinh doanh, điều kiện giao hàng trong thương mại quốc tế…Dựa vào việc phân tích này doanh nghiệp có thể xem xét đánh giá được tình hình chung và hoạch định những chiến lược kinh doanh mang lại hiệu quả cao hơn.

Giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu :

Đề tài nghiên cứu viết về thực trạng sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế tại công ty mà chính yếu là phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu cũng được dùng nhưng với tỷ lệ thấp Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài này xoay quanh phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế tại công ty TNHH LD Chí Hùng Nội dung đề tài gồm 3 chương như sau :

Chương 1 : Cơ sở lý luận

Khái quát về thanh toán quốc tế, quy trình thanh toán và những chứng từ trong thanh toán quốc tế.

Chương 2 : Thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh

toán quốc tế tại công ty TNHH LD Chí Hùng

Giới thiệu sơ lược về công ty, phân tích thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền, những thuận lợi khó khăn trong việc áp dụng phương thức này.

Chương 3 : Các giải pháp hoàn thiện phương thức chuyển tiền trong hoạt động

thanh toán quốc tế tại công ty TNHH LD Chí Hùng.

Đưa ra những giải pháp dựa trên khó khăn nhằm hoàn thiện phương thức chuyển tiền trong thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu.

Tổng quan lịch sử nghiên cứu :

Trang 5

Tại công ty em đang lao động thực tế, các đề tài được viết về các lĩnh vực khác nhau như kế toán giá thành, kế toán nguyên vật liệu, đề tài về quản lý nhân sự, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu… nhưng chưa có một đề tài nào nghiên cứu trong thanh toán quốc tế Tại khoa quản trị kinh tế quốc tế của trường Lạc Hồng nơi em đang theo học, qua tìm hiểu thì em biết rằng có rất ít đề tài viết về thực trạng TTQT tại doanh nghiệp và đa số các đề tài nghiên cứu TTQT đều nói đến tình hình thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại Và đề tài của em nghiên cứu về thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại doanh nghiệp, viết những thông tin thu thập được trong quá trình lao động thực tế tại công ty và thời gian nghiên cứu tại công ty là bốn tháng.

Quan điểm chọn đề tài :

Trong nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, việc các quốc gia không ngừng phát triển kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan, dần dần hội nhập với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các quốc gia liên kết với nhau tạo thành một khối kinh tế vững chắc…Nước ta là quốc gia đang phát triển và hội nhập với các khối kinh tế như khối ASEAN, tổ chức thương mại thế giới WTO, đàm phán ký kết các hiệp định thương mại song phương với Mỹ cũng như các nước khác Với đường lối kinh tế chính sách mở cửa thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư ở nước ta, thu về lượng ngoại tệ to lớn cho đất nước Từ đó hình thành hoạt động thanh toán quốc tế trong ngoại thương, hoạt động ngoại thương phát triển mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa tăng dần Nhờ vào ngoại thương mà hoạt động thanh toán quốc tế cũng trở nên năng động hơn và là phần không thể thiếu khi mua bán trao đổi hàng hóa với nước ngoài Những nhà đầu tư nước ngoài khi chọn nước ta là địa điểm đầu tư thì thường nhập khẩu máy móc nguyên liệu để sản xuất sản phẩm xuất sang nước ngoài, hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp luôn phát triển và khi diễn ra mua bán quốc tế hiển nhiên phải có sự thanh toán quốc tế giữa các bên tham gia Tùy vào tình hình mỗi doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng và lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp thì việc vận dụng phương thức thanh toán quốc tế nào là do doanh nghiệp quyết định Tại công ty nơi em đang thực tập

Trang 6

doanh nghiệp đã vận dụng phương thức chuyển tiền cho toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu Sở dĩ doanh nghiệp chọn áp dụng phương thức này là vì giữa doanh nghiệp và đối tác luôn tạo những mối quan hệ tốt đẹp trong mua bán, phương thức này cũng đem lại những hiệu quả như tạm thời tận dụng nguồn vốn khi nhập hàng nhưng trả chậm cho người xuất khẩu, song cũng còn tồn tại những khó khăn khi vận dụng phương thức này Để hạn chế khó khăn cho doanh nghiệp khi áp dụng phương thức chuyển tiền nên em chọn đề tài “ Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng ”.

Các tư liệu được sử dụng trong đề tài :

- Số liệu thống kê tình hình thanh toán quốc tế tại công ty TNHH LD Chí Hùng qua các năm 2007 – 2009 (nguồn từ phòng kế toán).

- Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2007-2009 (nguồn từ phòng kế toán).

- Số liệu thống kê tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty năm 2007-2009 (nguồn từphòng xuất nhập khẩu).

- Các loại chứng từ sử dụng trong thanh toán T/T tại doanh nghiệp.- Giáo trình, sách tham khảo, tài liệu trích dẫn trên mạng internet. Phương pháp nghiên cứu :

- Phương pháp quan sát các hoạt động tại nơi lao động thực tế, tìm hiểu công việc thanh toán cụ thể như kiểm tra bộ chứng từ thanh toán quốc tế, giao tiếp với mọi người xung quanh nơi làm việc để tiếp thu ý kiến của họ về đề tài của mình.

- Phương pháp thống kê, thu thập, tổng hợp các số liệu có liên quan đến đề tài.- Phân tích số liệu có được để thấy điểm mạnh điểm yếu, từ đó đề xuất giải pháp.Tóm lại, đây là phần mở đầu giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu… và phần tiếp theo là chương viết về cơ sở lý luận trong thanh toán quốc tế.

Trang 7

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ

1.1 Thanh toán quốc tế:

1.1.1 Định nghĩa thanh toán quốc tế:

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.

1.1.2 Đặc điểm của thanh toán quốc tế:

Khác với thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế có những đặc điểm riêng:- Chủ thể tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế ở các quốc gia khác nhau, mỗi giao dịch thanh toán quốc tế liên quan tối thiểu là hai quốc gia.

- Hoạt động thanh toán quốc tế có liên quan đến hệ thống luật pháp của các quốc gia, do tính phức tạp đó các bên tham gia thường lựa chọn các quy phạm pháp luật mang tính thống nhất và theo thông lệ quốc tế…

- Đồng tiền dùng trong thanh toán quốc tế thông thường tồn tại dưới hình thức các phương tiện thanh toán (Hối phiếu, séc, thẻ, chuyển khoản…), có thể là đồng tiền của nước người mua hoặc người bán, hoặc có thể là đồng tiền của nước thứ ba, nhưng thường là loại ngoại tệ được tự do chuyển đổi và ngoại tệ mạnh.

- Ngôn ngữ sử dụng trong thanh toán quốc tế chủ yếu là tiếng Anh Thanh toán quốc tế đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương xứng với trình độ quốc tế

1.1.3 Vai trò của thanh toán quốc tế:

Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và thương mại quốc tế ngày càng phát triển, thanh toán quốc tế (TTQT) đã trở thành một hoạt động cơ bản, không thể thiếu của các Ngân hàng thương mại (NHTM) Hoạt động TTQT của NHTM là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương Thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mình trong

Trang 8

hoạt động TTQT, NHTM đã đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế, cho khách hàng và cho bản thân các ngân hàng.

Đối với nền kinh tế

Hoạt động TTQT đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích lũy trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp giữa sức mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế Trong bối cảnh hiện nay khi các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì vai trò hoạt động của TTQT ngày càng được khẳng định Thanh toán quốc tế là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân TTQT là khâu quan trọng trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau TTQT góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế Nếu hoạt động TTQT được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến hoạt động lưu thông hàng hóa tiền tệ giữa người mua, người bán diễn ra trôi chảy, an toàn hơn TTQT làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia Bên cạnh đó, hoạt động TTQT làm tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thời thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam.

Đối với khách hàng

Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động TTQT của các NHTM giúp quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí Trong quá trình thực hiện thanh toán, nếu khách hàng không có đủ khả năng tài chính và cần đến sự tài trợ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ chiết khấu bộ chứng từ Qua việc thực hiện thanh toán,

Trang 9

ngân hàng còn có thể giám sát được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để có những tư vấn cho khách hàng và điều chỉnh chiến lược khách hàng.

Đối với bản thân ngân hàng

TTQT là một loại nghiệp vụ liên quan đến tài sản ngoại bảng của ngân hàng Hoạt động TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới TTQT Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín cho ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường Hoạt động TTQT không chỉ là một hoạt động đơn thuần mà còn là hoạt động hỗ trợ bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng Hoạt động TTQT được thực hiện tốt sẽ mở rộng cho hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các hoạt động ngân hàng quốc tế khác Hoạt động TTQT làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, ngân hàng có thể thu được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ TTQT với các ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng Các ngân hàng sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến để hoạt động TTQT được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng quy mô và mạng lưới ngân hàng Hoạt động TTQT cũng làm tăng cường mối quan hệ đối ngoại của ngân hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng.

(Nguồn: http: //www.baomoi.com)

1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế:

1.2.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance - T/T):

Trang 10

1.2.1.1 Khái niệm:

Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất trong đó người nhập khẩu, người mua, người trả tiền,… yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định thanh toán cho người hưởng lợi (người bán, người nhận tiền, người xuất khẩu,…) ở một địa điểm xác định trong một thời gian nhất định.

1.2.1.2 Các chủ liên quan trong phương thức chuyển tiền:

 Người phát hành lệnh chuyển tiền (người mua-buyer, người nhập importer…): Là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành lệnh chuyển tiền và có trách nhiệm chuyển trả số tiền theo lệnh này cho người bán, người xuất khẩu.

khẩu- Ngân hàng nhận thực hiện việc chuyển tiền: Là ngân hàng nơi đơn vị chuyển tiền mở tài khoản tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ.

 Ngân hàng chi trả: Là ngân hàng thực hiện việc chi trả lệnh chuyển tiền hay ngân hàng chi nhánh của ngân hàng nơi đơn vị chuyển tiền mở tài khoản thanh toán.

 Người nhận tiền (người bán-seller, người xuất khẩu-exporter…): Là người hưởng lợi số tiền trên lệnh chuyển tiền của người mua hay người nhập khẩu.

1.2.1.3/ Quy trình thanh toán:

Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán của phương thức chuyển tiền trả sau

Trang 11

(1) Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương, nhà xuất khẩu giao hàng, gửi chứng từ.

(2) Nhà nhập khẩu nhận hàng và đến ngân hàng thực hiện thủ tục chuyển tiền sau khi nhận hàng theo hợp đồng đã ký.

(3) Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu sẽ kiểm tra bộ chứng từ và tiến hành trích nợ tài khoản của người chuyển để thanh toán tiền hàng.

(4) Ngân hàng nhận chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài chuyển trả cho người hưởng lợi bằng điện hoặc bằng thư.

(5) Ngân hàng chuyển tiền sẽ ghi có vào tài khoản của người hưởng lợi hay nhà xuất khẩu.

Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán của phương thức chuyển tiền trả trước

Người chuyển tiền, người mua, nhà nhập

chuyển tiền thanh

(3)Ghi nợ tài

(5)Ghi có tài

khoản người hưởng(1)

Ký HĐNT, giao hàng hóa dịch vụ, bộ chứng

từ

Trang 12

(1) Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương, nhà nhập khẩu đến ngân hàng phục vụ mình lập thủ tục chuyển số tiền nhất định cho người xuất khẩu.

(2) Ngân hàng tiến hành kiểm tra chứng từ cần thiết và trích nợ tài khoản của người chuyển để thanh toán tiền hàng cho người bán.

(3) Ngân hàng nhận chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài chuyển trả cho người hưởng lợi bằng điện hoặc bằng thư.

(4) Ngân hàng chuyển tiền sẽ ghi có vào tài khoản của người hưởng lợi hay nhà xuất khẩu.

(5) Nhà xuất khẩu giao hàng, gửi chứng từ cho người mua, người nhập khẩu.

1.2.2 Phương thức nhờ thu (Collection of Payment):1.2.2.1 Khái niệm:

Người chuyển tiền, người mua, nhà nhập

chuyển tiền thanh

(2)Ghi nợ tài

(4)Ghi có tài

khoản người hưởng(5)

Giao hàng hóa dịch vụ, bộ chứng từ

Trang 13

Phương thức nhờ thu là nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hay cung cấp dịch vụ , ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền nhà nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu và chứng từ hàng hóa liên quan (nếu có) Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là hình thức của phương thức nhờ thu, trong đó nhà xuất khẩu khi giao hàng cho nhà nhập khẩu sẽ giữ lại bộ chứng từ hàng hóa, hay nhờ ngân hàng xuất trình giữ bộ chứng từ đó làm điệu kiện bắt buộc nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán.

1.2.2.2 Các chủ liên quan trong phương thức nhờ thu:

 Người ủy thác (Principal): là nhà xuất khẩu, người nhờ ngân hàng thu hộ tiền giúp mình.

 Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting bank): là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.

 Ngân hàng thu hộ (Collecting bank): là ngân hàng có nhiệm vụ thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu.

 Ngân hàng xuất trình chứng từ (Presenting bank): là ngân hàng trực tiếp xuất trình chứng từ đòi tiền nhà nhập khẩu.

 Người trả tiền (Drawee): là nhà nhập khẩu, người mua hàng.

1.2.2.3/ Quy trình thanh toán:

Sơ đồ 1.3: Quy trình thanh toán phương thức nhờ thu kèm chứng từ

Nhà xuất khẩu, người bán

Nhà nhập khẩu, người mua

Ngân hàng chuyển chứng từ

Ngân hàng xuất trình chứng từ(1) Ký HĐNT,

hàng hóa dịch vụ và bộ chứng từ

(6) Chuyển tiền hoặc trả hối phiếu

(3) Chuyển hối phiếu, chỉ thị nhờ

thu chứng từ

(4) Hối phiếu đòi

tiền nhà NK

(5) Thanh toán,NH gửi chứng từ cho người NK hay từ chối trả lại chứng

(2) Lập hối phiếu, gửi bộ

chứng từ hàng hóa

(7) Ghi có TK

Trang 14

(1) Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương hai bên đã ký, nhà xuất khẩu giao hàng hay cung cấp dịch vụ cho nhà nhập khẩu.

(2) Nhà xuất khẩu lập hối phiếu, thư yêu cầu thanh toán và các chứng từ có liên quan gửi ngân hàng của mình nhờ thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu.

(3) Ngân hàng chuyển hối phiếu, bộ chứng từ hàng hóa và lập chứng từ nhờ thu gửi cho ngân hàng đại lý của mình ở quốc gia của người nhập khẩu nhờ thu hộ.

(4) Ngân hàng xuất trình chứng từ sẽ trình hối phiếu đòi tiền nhà nhập khẩu.(5) Nhà nhập khẩu nếu đồng ý thanh toán, hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân

hàng trình chứng từ sẽ gửi bộ chứng từ hàng hóa cho nhà NK để nhận hàng, nếu từ chối thì bộ chứng từ được trả lại cho bên xuất khẩu

(6) Nhà nhập khẩu nếu chấp nhận thanh toán tiền hàng thì ngân hàng thu hộ sẽ trích nợ tài khoản của ng ười nhập khẩu.

(7) Ngân hàng chuyển chứng từ ghi có tài khoản nhà xuất khẩu hoặc nếu không thanh toán thì chuyển trả lại hối phiếu, bộ chứng từ.

1.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credits):1.2.3.1 Khái niệm:

Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó ngân hàng mở thư tín dụng theo yêu cầu của nhà nhập khẩu (người xin mở thư tín dụng ) cam kết thanh toán một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu, hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát; với điều kiện người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản, điều kiện đã ghi trong thư tín dụng.

1.2.3.2 Các chủ liên quan trong phương thức tín dụng chứng từ:

► Người xin mở thư tín dụng (the Applicant): Là nhà nhập khẩu, người mua yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một thư tín dụng, và có trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền của ngân hàng cho người bán theo thư tín dụng này

►Người hưởng lợi thư tín dụng (the Beneficiary): Là nhà xuất khẩu, người bán được hưởng tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu chấp nhận thanh toán

Trang 15

►Ngân hàng phát hành thư tín dụng (the Issuing bank /Opening bank): Là ngân hàng phục vụ theo yêu cầu của người mua, mở một thư tín dụng cho người bán hưởng

►Ngân hàng thông báo thư tín dụng (the Advising bank/Notifying bank): Là ngân hàng thông báo thư tín dụng cho người thụ hưởng Ngân hàng thông báo thường là một ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước nhà xuất khẩu.

►Ngân hàng xác nhận thư tín dụng (the Confirming bank): là ngân hàng lớn có uy tín trên thị trường tài chính, xác nhận trách nhiệm sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng bảo đảm việc thanh toán cho người xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán

►Ngân hàng thanh toán thư tín dụng (the Paying bank): có thể là ngân hàng trực tiếp mở thư tín dụng hoặc một ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu hay chiết khấu hối phiếu

1.2.3.3 Quy trình thanh toán:

Sơ đồ 1.4 : Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ

Ngân hàng của người

Nhà xuất khẩu, người bán

Nhà nhập khẩu, người mua(1) Ký hợp HĐNT

(5) Giao hàng

(10) Giao chứng từ(2) Mở L/C

(9) Ghi có TK

(4) NH kiểm tra L/

(3) NH phát hành L/C (6) Gửi bộ

chứng từ

(7) NH kiểm tra lại và gửi NH mở L/C

(8) NH mở L/C ghi nợ TK

Trang 16

(1) Người bán và người mua ký kết hợp đồng ngoại thương trong đó quy định việc thanh toán bằng L/C.

(2) Người mua làm đơn nộp vào ngân hàng phục vụ mình xin mở L/C, yêu cầu ngân hàng đứng ra mở L/C bảo đảm việc chi trả cho người bán Tùy thuộc người mua có tài khoản ngoại tệ hay không, nếu không ngân hàng sẽ cho ký quỹ mới được mở L/C.

(3) Ngân hàng phát hành L/C gửi qua ngân hàng đại lý của mình tại nước người bán Việc gửi L/C có thể thực hiện bằng điện tín, email hoặc hệ thống mạng internet nội bộ ngân hàng quốc tế.

(4) Ngân hàng của người xuất khẩu sau khi nhận được L/C sẽ kiểm tra lại tính chân thật của L/C và sau đó chuyển tòan bộ nội dung cho người xuất khẩu.(5) Người xuất khẩu sau khi nhận được L/C sẽ kiểm tra lại nội dung và các quy

định của chứng từ có phù hợp hay không Nếu phù hợp tiến hành giao hàng và nếu không phù hợp phải yêu cầu người mua tu chỉnh rồi mới giao hàng.

(6) Khi giao hàng xong người bán tổng hợp giấy tờ, hồ sơ gửi vào ngân hàng của mình và nhờ ngân hàng chuyển tiếp đến ngân hàng mở L/C để yêu cầu thanh toán.

(7) Ngân hàng của người xuất khẩu kiểm tra lại chứng từ xem chính xác và đồng bộ thì gửi về ngân hàng mở L/C.

(8) Ngân hàng mở L/C đối chiếu lại các chứng từ với bản gốc L/C lưu trữ Nếu thấy đúng hoàn toàn thì tự động trích tiền trả cho người bán, nếu chứng từ sai hay vi phạm thì phải hỏi ý kiến của người mở L/C rồi mới thanh toán.

(9) Khi ngân hàng của người xuất khẩu nhận được tiền và sẽ báo có cho đơn vị xuất khẩu.

(10)Ngân hàng mở L/C giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu để làm hồ sơ thủ tục hải quan nhập hàng.

Thư tín dụng (Letter of credit – L/C): Thư tín dụng là một bức thư ( thực chất

là một văn bản ) do ngân hàng lập theo yêu cầu của nhà nhập khẩu ( người mở thư tín dụng ) cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu ( người hưởng lợi ) với điều kiện nhà

Trang 17

xuất khẩu xuất trình những chứng từ thanh toán phù hợp với điều khoản và điều kiện đã ghi trong thư tín dụng.

Nội dung của L/C

- Số hiệu L/C, địa điểm và ngày mở L/C

- Tên, địa chỉ của những người có liên quan: bao gồm các nhà XNK, NH mở L/C, NH thông báo, NH xác nhận, NH thanh toán, NH chiết khấu.

- Loại hình L/C (L/C hủy ngang hay không hủy ngang)- Số tiền ghi trên L/C: amount

- Thời gian và nơi hết hiệu lực của L/C (date and place of expiry):+ Địa điểm hết hiệu lực của L/C (Expiry place)

+ Thời hạn xuất trình chứng từ (date of presentation)+ Thời hạn trả tiền của L/C (date of payment)

+ Thời hạn giao hàng (shipment date, date of delivery)

- Giao hàng từng phần (partial shipment) “cho phép: permitted, not prohibited, allowed”; “không cho phép: not permitted, prohibited, not allowed”.

- Chuyển tải (transhipment): (Theo điều 23 UCP ): allowed, permitted ; not allowed, permitted

- Những điều khoản đặc biệt khác.

- Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C) L/C không hủy ngang được một NH khác có uy tín hơn xác nhậnchịu trách nhiệm thanh toán trong trường hợp NH mở L/C không thanh toán.

Trang 18

- Thư tín dụng không thể hủy ngang, miễn truy đòi (Irrevocable Without Recourse L/C) NH mở L/C sau khi đã thanh toán, không được quyền truy đòi lại tiền với bất kỳ lý do, trường hợp nào.

- Thư tín dụng chuyển nhượng (Irrevocable Transferable L/C) Có thể chuyển nhượng mộ phần hay toàn bộ giá trị L/C Tuy nhiên, nếu người thụ hưởng thứ hai không giao hàng thì người thụ hưởng đầu tiên phải chịu trách nhiệm.

- Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C): NH của nhà XK mở L/C dự phòng thanh toán cho nhà XK bị thiệt hại khi nhà XK không giao hàng.

- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): là loại L/C sau khi đã thanh toán hết hoặc hết hạn hiệu lực thì khôi phục giá trị và cứ như thế cho đến khi hết tổng giá trị hợp đồng.Trường hợp áp dụng là các hợp đồng có giá trị lớn và có đặc điểm giao hàng nhiều lần.

- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): là L/C được mở ra dựa trên một L/C đã mở trước đó; điều kiện: L/C gốc phải mở trước, L/C gốc có giá trị hơn L/C giáp lưng, NH thông báo L/C gốc là NH mở L/C giáp lưng.

- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): L/C của bên A được mở chỉ có giá trị khi L/C thứ hai của bên B được mở L/C này được dùng trong mua bán đối lưu (L/C for Counter Trade – Transaction)….

1.2.4 Bộ chứng từ thanh toán quốc tế:

Đây là phần không thể thiếu trong thanh toán quốc tế, chứng từ là cơ sở để ngân hàng kiểm tra và thanh toán cho người xuất khẩu, chứng từ bao gồm các loại sau:

A Chứng từ tài chính

1.2.4.1 Hối phiếu (Bill of Exchange):

Hối phiếu ( B/E ) là một mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do người xuất khẩu, người bán, người cung ứng dịch vụ, ký phát đòi tiền người nhập khẩu, người mua, người nhận cung ứng dịch vụ, và ra lệnh cho người này phải trả một số tiền nhất định khi nhận được hối phiếu trong một thời gian xác định cho người hưởng lợi quy định trong mệnh lệnh ấy hoặc người cầm phiếu.

 Các chủ thể liên quan đến hối phiếu:

Trang 19

* Người ký phát hối phiếu (Drawer): Là người bán, người xuất khẩu hàng hóa, người cung cấp dịch vụ.

* Người trả tiền hối phiếu (Drawee): Là người nhập khẩu sau khi nhận thông báo nhờ thu từ ngân hàng xuất trình chứng từ.

* Người thụ hưởng hối phiếu (Beneficiary): Trước tiên là người ký phát hối phiếu, hoặcsau nữa là một người cầm hối phiếu nào đó do họ chỉ định.

 Theo quy định của Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform law for bill of exchange - ULB), hối phiếu có giá trị pháp lý là hối phiếu được lập ra với đầy đủ các nội dung:

+ Tiêu đề hối phiếu: phải có chữ “Bill of Exchange” và tiêu đề viết bằng tiếng Anh thì toàn bộ nội dung trong hối phiếu phải thống nhất viết bằng tiếng Anh.+ Số hối phiếu: do người ký phát ghi.

+ Địa điểm ký phát hối phiếu: là nơi người ký phát ký hối phiếu.+ Địa điểm trả tiền của hối phiếu: phải được ghi rõ trên hối phiếu.+ Ngày ký phát B/E: là mốc để xác định thời hạn thanh toán.+ Thời hạn thanh toán: trả ngay hay trả chậm.

+ Mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện: ghi câu “Trả tiền theolệnh của (Pay to the order of …)”

+ Số tiền trên B/E và loại tiền tệ được sử dụng: số tiền nhất định được ghi rõ ràng bằng số và bằng chữ kèm đơn vị tiền.

+ Người thụ hưởng hoặc người cầm phiếu: thông tin người hưởng lợi B/E.

+ Người trả tiền hối phiếu: là người sau khi nhận B/E sẽ thanh toán tiền cho người hưởng.

+ Người ký phát hối phiếu.

+ Số và ngày của hóa đơn thương mại được ghi trên B/E.

 Dựa vào các tiêu chí khác nhau thì hối phiếu được phân loại như sau:

+ Căn cứ vào thời hạn thanh toán: hối phiếu trả ngay và hối phiếu trả có kỳ hạn.+ Căn cứ vào chứng từ đính kèm: hối phiếu trơn và hối phiếu kèm chứng từ.

Trang 20

+ Căn cứ vào tính chuyển nhượng của hối phiếu: hối phiếu đích danh, hối phiếu theo lệnh và hối phiếu trả cho người cầm phiếu.

1.2.4.2 Lệnh phiếu (Promissory notes):

Lệnh phiếu là lời hứa, lời cam kết thanh toán của người trả tiền Lệnh phiếu do người mua, nhà nhập khẩu ký phát Có hai loại lệnh phiếu trả ngay và lệnh phiếu có kỳ hạn.

B Chứng từ hàng hóa

1.2.4.3 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice):

Hóa đơn thương mại thường là do người bán phát hành theo mẫu họ lựa chọn Nội dung của hóa đơn thương mại gồm:

 Số hóa đơn thương mại Ngày lập hóa đơn thương mại

 Tên và địa chỉ người bán, người mua Số của hợp đồng, thư tín dụng (nếu có)

 Tên cảng đi, cảng đến, tên phương tiện vận chuyển ,ngày tàu chạy

 Mô tả hàng hóa: trọng lượng, khối lượng, số lượng, đơn giá, thành tiền, tổng giá trị hóa đơn.

 Ghi chú về điều kiện giao hàng, thanh toán Ghi chú số vận tải đơn ( Số B/L)

 Chữ ký của người bán

Trong thực tế có những hóa đơn sau:+ Hóa đơn tạm thời (provisional invoice)+ Hóa đơn chính thức (final invoice)

+ Hóa đơn chiếu lệ (proforma invoice)…….

1.2.4.4 Chứng từ vận tải (Transportation Document):

Tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán sẽ chọn loại phương tiện vận chuyển phù hợp với hàng hóa Dưới đây là một số vận đơn thường gặp trong thực tế:

Trang 21

 Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading – B/L ): là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người có chức năng ký phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu hoặc sau khi hàng hóa được nhận để chở Thực tế B/L có nhiều loại cụ thể sau:

1 Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa

• Vận đơn đã bốc hàng lên tàu: là chứng từ xác nhận hàng đã được bốc lên tàu, thể hiện người bán đã giao hàng Trên vận đơn này thường có chữ “shipped on board, on board, shipped”.

• Vận đơn nhận hàng để chở: là chứng từ xác nhận người chuyên chở đã nhận hàng để chở.

2 Căn cứ vào phê chú trên vận đơn

• Vận đơn hoàn hảo (vận đơn sạch): là vận đơn không có ghi chú xấu về hàng hóa.

• Vận đơn không hoàn hảo: là vận đơn có phê chú xấu về hàng hóa như bao bì không tốt, thùng carton chứa hàng bị vỡ…

3 Căn cứ vào tính chất pháp lý về sở hữu hàng hóa• Vận đơn gốc

• Bản sao vận đơn

4 Căn cứ vào tính lưu thông của vận đơn

• Vận đơn đích danh: là vận đơn ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng.• Vận đơn theo lệnh: là vận đơn trên đó ghi giao hàng theo lệnh của người

gửi hàng hay theo lệnh của ngân hàng mở thư tín dụng.

• Vận đơn vô danh: là vận đơn không ghi rõ tên người nhận hàng.5 Căn cứ vào phương thức thuê tàu

Trang 22

7 Các loại vận đơn khác

• Vận đơn rút gọn ( short B/L )• Vận đơn hải quan ( custom’s B/L )

• Vận đơn của người giao nhận ( forwarder B/L )• Vận đơn của bên thứ ba ( third party B/L )• Vận đơn chuyển đổi ( switch B/L )

• Vận đơn đường biển ký lùi ngày cấp ( Antedated B/L )• Vận đơn container

- Vận đơn nguyên container ( FCL – Full Container Load )

- Vận đơn container hàng lẻ (LCL – Less than Container Load)Nội dung của vận đơn đường biển:

+ Mặt trước: gồm một số nội dung như tên và địa chỉ người gửi hàng, người nhận hàng, xuất xứ hàng hóa, số B/L, tên cảng đi cảng đến, tên tàu chở hàng, số hiệu tàu, mô tả hàng hóa, cước phí tàu, ngày tàu khởi hành, ngày và nơi ký phát vận đơn,chữ ký thuyền trưởng …

+ Mặt sau: Các điều khoản – điều kiện chuyên chở của hãng tàu. Các chứng từ vận tải khác:

- Vận đơn hàng không (Air Waybill): Là biên lai nhận hàng của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng, bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hóa giữa người gửi hàng và người chuyên chở, giấy chứng nhận bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không khi người gửi hàng có yêu cầu.- Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt và đường sông: là các chứng từ xác nhận việc chuyên chở hàng nội địa do công ty vận tải hay đại lý cấp.Các chứng từ vận tải này không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa nên các bên liên quan không cần kiểm soát trọn bộ chứng từ gốc.

1.2.4.5 Các loại chứng từ khác:

■ Chứng từ bảo hiểm (Certificate of Insurance): Chứng từ bảo hiểm là những chứng từ do người bảo hiểm thành lập và cấp cho người được bảo hiểm làm bằng chứng cho hợp đồng bảo hiểm và điều tiết quan hệ giữa người bảo hiểm và người

Trang 23

được bảo hiểm, là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người mua bảo hiểm trong quá trình chuyên chở hàng hóa.

■ Bảng chi tiết đóng gói (Packing List): Là chứng từ kê khai số hàng hóa được đóng gói trong một bao, kiện, thùng, hộp hay container nhất định, trọng lượng tịnh và cả bì của hàng hóa, số lượng hàng hóa…Phiếu đóng gói do người bán, người xuất khẩu lập và thông thường là 03 bản:

- Một bản kèm theo kiện hàng để cho người mua khi nhận hàng kiểm tra thực tế với hàng hóa do người bán đã gởi.

- Một bản được tập hợp với các phiếu đóng gói của kiện hàng khác thành một bộ đầy đủ các phiếu đóng gói của lô hàng và để trong kiện hàng thứ nhất.

- Bản còn lại nhà xuất khẩu đính kèm tờ khai xuất.■ Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin):

Là chứng từ do cơ quan có thẩm quyền cấp (Ở nước ta là Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam-VCCI) để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa, C/O là chứng từ xác nhận lô hàng được xuất khẩu có nguồn gốc sản xuất tại một nước và C/O có nhiều form khác nhau như sau:

 Form A: Dùng cho hàng xuất khẩu từ các nước chậm và đang phát triển vào các nước công nghiệp phát triển (24 nước thuộc khối OECD) để thực hiện chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP

 Form B: dùng cho mọi mặt hàng XK trong các trường hợp:

- Nước NK không có chế độ ưu đãi GSP

- Nước NK có chế độ ưu đãi GSP nhưng không cho nước XK hưởng

- Nước NK có chế độ ưu đãi GSP, cho nước XK hưởng, nhưng hàng hóa của nước XK không đủ tiêu chuẩn hưởng chế độ này.

 Form D: dùng để thực hiện hệ thống ưu đãi có hiệu lực chung đang được áp dụng giữa các nước ASEAN.

 Form E: dùng cho mặt hàng XK hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc.

Trang 24

 Form O: được lập riêng cho mặt hàng cà phê để sử dụng thống nhất giữa các nước là thành viên của Hiệp hội cà phê quốc tế.

 Form X: dùng cho mặt hàng cà phê XK sang các nước không là thành viên của Hiệp hội cà phê quốc tế.

 Form P: chỉ có chức năng là giấy chứng nhận đơn thuần về nơi xuất xứ hàng hóa.

 Form S: dùng cho mặt hàng XK sang Lào theo thỏa thuận ưu đãi Việt – Lào Form T: dùng cho mặt hàng dệt may XK sang các nước thành viên EU theo Hiệp định hàng dệt may giữa Việt Nam và EU.

■ Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật và thực vật: Là những chứng từ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho hàng hóa của người xuất khẩu….

■ Thông báo giao hàng qua Fax,Email… nhà xuất khẩu khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và gửi bộ chứng từ thì thông báo cho nhà nhập khẩu biết về kết quả giao nhận hàng Ngoài ra còn có biên nhận gửi bộ chứng từ bằng chuyển phát nhanh như DHL, UPL, TNT… đó là biên nhận nhà xuất khẩu đã gởi bộ chứng từ

Trên đây là cơ sở lý luận, lý thuyết trong thanh toán quốc tế là nền tảng để phân tích chương 2 của đề tài.

Trang 25

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY

- Bên Việt Nam : Công Ty TNHH TM SX Tiến Hùng

Trụ sở tại : 150 – 152 đường Ngô Quyền, Phường 5, Quận 10, TP HCM.- Bên nước ngoài: All Wells International Co., Ltd

Trụ sở tại: Jipfa Building, Main street, P.O Box 181, Round Town, Torlola, British Virgin Islands Với tổng số vốn đầu tư là 44.400.000 USD, trong đó vốn góp để thực hiện dự án đầu tư là 12.700.000 USD, bao gồm: Công ty TNHH thương mại sản xuất Tiến Hùng góp 2.540.000 USD chiếm 20% vốn điều lệ bằng chi phí đền bù đất, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng và tiền mặt – với ALL WELLS INTERNATIONAL CO., LTD góp 10.160.000 USD chiếm 80% vốn điều lệ bằng máy móc thiết bị và tiền mặt Công Ty TNHH Liên Doanh Chí Hùng với tên giao dịch tiếng Anh: @Sport Footwear Co.,Ltd có trụ sở & nhà xưởng sản xuất tại KP Mỹ Hiệp, Thị trấn Thái Hòa, Huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương.

Điện Thoại : 0650 3625022 - 051 Fax : 0650 3658241, 3658243.MST : 3700358808

Tài khoản : VND 0281000003257 USD 0281370003267

Tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi Nhánh Bình Dương (VIETCOMBANK Binh Duong)

Trang 26

Công ty TNHH LD Chí Hùng là một đơn vị sản xuất giày thể thao mang thương hiệu Adidas và bán thành phẩm giày như đế giày hoàn chỉnh, đế trung, mũ giày có qui mô lớn ở tỉnh Bình Dương, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nhập khẩu từ nước ngoài Kế hoạch sản xuất và xuất khẩu sản phẩm của công ty là : Giày 10.000.000 đôi/năm, (năm 2009) Đế giày 6.000.000 đôi/năm Các loại máy móc thiết bị ban đầu ở khu phân xưởng còn ít với số công nhân trong công ty được tuyển dụng từ tháng 8/2000 là 500 người, và đến nay số lượng công nhân viên của công ty là khoảng 6.000 người Hiện tại công ty từng bước mở rộng quy mô sản xuất, tuyển dụng thêm 2000 lao động và xây dựng thêm nhiều khu phân xưởng sản xuất mới với trang thiết bị có công nghệ ngày càng hiện đại Từ năm 2002 công ty phát triển khá mạnh và đồng bộ trên nhiều mặt như quy mô sản xuất, tăng số lượng đơn đặt hàng của khách, đặc biệt trong tình hình kinh tế có nhiều thay đổi nhưng công ty vẫn duy trì sản xuất đều đặn, thích ứng tình hình kinh tế thế giới, đầu tư vào kỹ thuật công nghệ mới để làm ra sản phẩm với nhiều mẫu mã mới, 100% sản phẩm của công ty đều xuất sang thị trường nước ngoài Là công ty chuyên sản xuất giày thể thao xuất khẩu nên được hưởng ưu đãi theo chính sách nhà nước như mức thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được miễn giảm theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11, miễn giảm thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 Phí thuê đất hàng năm thực hiện theo quy định số 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước Đa phần máy móc thiết bị nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm được nhập khẩu từ Đài Loan do công ty All Wells International, M and M Int’l cung cấp, sản phẩm giày thể thao ADIDAS được sản xuất theo đơn đặt hàng với các hợp đồng xuất khẩu dài hạn, có thị trường tiêu thụ ổn định Ngoài ra công ty còn lắp đặt hệ thống máy phát điện dùng cho toàn bộ công ty nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu sản xuất khi cần thiết, có đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi, công nhân lành nghề nhiều, giàu kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo và quản lý Nguồn nhân lực trẻ và năng động, cán bộ công nhân viên đều nhiệt tình trong công tác và tích lũy được kinh nghiệm từ thực tiễn, có cán bộ chuyên gia nước ngoài

Trang 27

làm việc chung với mọi người Các mặt hàng giày thể thao xuất khẩu của công ty rất đa dạng như: P Absolion TRX HG, Absolado TRX HG, Absolado TRXHG J, Puntero II TRX FG, Puntero II IN J, P Absolion TRX HG , phù hợp với từng đối tượng tiêu dùng khác nhau, các mặt hàng được xuất sang nhiều nước trênthếgiớinhư:AUSTRIA,HONGKONG,NEWZEALAND,GERMANY,AMERICA,JAPAN,CHINA,THAILAND,IRELAND,BRAZIL,CHILE,SPAIN,UNITEDKINGDOM,MALAYSIA,KOREA, Bên cạnh những ưu đãi trên công ty vẫn còn gặp những khó khăn do việc sản xuất của công ty đều được bao tiêu bằng các hợp đồng dài hạn, nên khi giá cả thị trường về nhiên liệu hiện nay đều tăng như: chi phí điện, xăng, dầu, chi phí khác công ty phải cố gắng khắc phục, tránh lãng phí để hạ giá thành nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường Ngoài ra vị trí địa lý cũng là một yếu tố khó khăn cho công ty trong việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu, và trong việc tuyển dụng công nhân Sự cạnh tranh gay gắt từ phía các đối thủ khác như cạnh tranh về chất lượng hàng hóa, giá cả, kiểu dáng của sản phẩm, thị trường ….Vấn đề khó khăn khác của công ty hiện nay là nguồn nhân công lao động bị giảm số lượng do có các công ty khác cùng ngành cạnh tranh, trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang xây dựng lên ngày càng nhiều những đơn vị sản xuất giày nên có sự cạnh tranh rất lớn về nhân công, dẫn đến tình trạng công nhân có tay nghề có kinh nghiệm bỏ sang đơn vị khác làm với mức lương cao hơn trong khi đó công ty bỏ ra nhiều chi phí để đào tạo nâng cao tay nghề, một số chính sách của nhà nước có sự thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

2.1.2 Sơ đồ tổ chức quản lý và sản xuất của công ty :

Sơ đồ tổ chức quản lý

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Trang 28

Hội đồng quản trị : Là tổ chức đứng đầu trong công ty, toàn quyền quyết định

hoặc đề ra các phương hướng phát triển công ty, kế hoạch hoạt động đồng thời hội đồng quản trị có quyền ủy thác quyết định của mình cho ban giám đốc công ty trong những trường hợp cho phép Hội đồng quản trị gồm có 6 người

- 1 chủ tịch hội đồng quản trị- 2 phó chủ tịch hội đồng quản trị

- 3 ủy viên hội đồng quản trị.

Ban giám đốc công ty: Là đại diện cho phép của công ty, ban giám đốc chịu

trách nhiệm trực tiếp về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, trước những

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐCPHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐCP XNK

P KẾ TOÁNP NHÂN SỰ (MÔI TRƯỜNG,

CHẤM CÔNG, BẢO VỆ, NHÂN

P ĐẶT HÀNGVP MẪU

CÔNG TRÌNH (CƠ KHÍ, ĐIỆN, XÂY

DỰNG )

P KẾ HOẠCH

GĐ SẢN XUẤTGĐ XƯỞNG AGĐ XƯỞNG BGĐ XƯỞNG C

P TỔNG VỤ (TÀI XẾ, VP PHẨM, LAO VỤ)

GĐ XƯỞNG DGĐ XƯỞNG EKHO VẬT TƯPHÒNG QC LAB

Trang 29

phương án nhằm xây dựng phát triển công ty Vận động thực hiện những quyết định của hội đồng quản trị, ban giám đốc thay mặt công ty ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự với các tổ chức kinh doanh khác trong và ngoài nước, các ban ngành liên quan Tiến hành các quyết định quan hệ với các tổ chức thẩm quyền của nhà nước, nhằm giải quyết những vấn đề khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác đối với công nhân viên……

Thành phần trong ban giám đốc gồm có 5 người- 1 tổng giám đốc ( Đài Loan )

- 3 phó tổng giám đốc- 1 trợ lý tổng giám đốc

Phòng xuất nhập khẩu: Có chức năng làm các chứng từ thủ tục xuất nhập khẩu,

ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu, nhận hàng nhập khẩu và xuất hàng, thanh lý tờ khai…

Phòng kế toán : Quản lý toàn bộ nguồn tài chính của công ty, cân đối các nguồn

vốn và tài sản, theo dõi và hạch toán kế toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty theo đúng chế độ tài chính kế toán của nhà nước; thanh toán các khoản phải trả cho nhà cung cấp trong và ngoài nước, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về toàn bộ công tác kế toán, thống kê và quản lý tài chính của công ty, thực hiện chế độ báo cáo và cung cấp số liệu khi các đoàn kiểm tra, thanh tra của nhà nước đến quyết toán.

Hai bộ phận này có liên quan với nhau vì bộ phận xuất nhập khẩu sau khi hoàn thành tờ khai nhập xuất sẽ chuyển sang kế toán để thanh toán hàng nhập xuất.

Sơ đồ sản xuất (xin xem phụ lục 1 đính kèm)

2.1.3 Ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty:

Là công ty chuyên về sản xuất giày thể thao thương hiệu Adidas, hoạt động theo loại hình sản xuất kinh doanh xuất khẩu nên công ty rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm, nguồn vật liệu để sản xuất đa phần nhập khẩu từ nước ngoài Song song với sản xuất giày thể thao công ty còn mở rộng thêm các phân xưởng sản xuất khác như bán thành phẩm giày là đế giày hoàn chỉnh, đế trung, mũ giày; các sản

Trang 30

phẩm đế này cũng được xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Indonesia…Trong năm 2010 công ty mở rộng đầu tư thêm xưởng sản xuất mới tạo thêm nguồn hàng hóa xuất khẩu.

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2007 - 2009 :Bảng 01

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 - 2009

Đơn vị tính: TrđChỉ tiêuNăm 2007Năm 2008Năm 2009Giá trịSS 2008/2007%Giá trịSS 2009/2008%

Lượng xuất

khẩu(đôi) 9,041,974 9,216,355 5,735,227 +174,381 +1.9 -3,481,128 -37.78Doanh thu bán

hàng và cung cấp dịch vụ - Doanh thu xuất khẩu (1)

1,571,5461,835,7221,046,797+264,176+16.81-788,925-42.98Giá vốn hàng

bán (4) 1,493,886 1,564,203 1,008,519 + 70,317 +4.71 -555,684 -35.53Lợi nhuận gộp

về bán hàng và cung cấp dịch vụ (5)=(3)-(4)

77,660271,51938,278+193,859+249.63-233,241-85.90Doanh thu hoạt

động tài chính (6)

7,81616,79330,804+8,977+114.84+14,011+83.43Chi phí tài chính

từ HĐKD (10)=(5)+(6)-[(7)+(8)+(9)]

19,665220,60926,356+200,944+1021.83-194,253-837.04Thu nhập khác

Trang 31

Chi phí khác

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

(13)=(10)+(11)-20,157227,32224,222+207,165+1027.75-203,100-938.49Chi phí thuế

TNDN hiện hành (14)

Chi phí thuế TNDN hoãn lại

Lợi nhuận sau thuế TNDN (16)=(13)-[(14)+(15)]

Nguồn : Phòng kế toán cty

Theo bảng số liệu trên cho thấy tình hình kinh doanh của công ty năm 2007-2009 như sau:

* Sản lượng xuất khẩu sản phẩm 2008/2007:- Năm 2007: xuất khẩu 9,041,974 đôi- Năm 2008: xuất khẩu 9,216,355 đôi

 So với năm 2007 sản lượng xuất trong năm 2008 tăng +174,381 đôi (+1.9%).* Doanh thu xuất khẩu:

- Năm 2007: đạt 1,585,047 Trđ tương đương 99,003,549.41 USD - Năm 2008: đạt 1,858,119 Trđ tương đương 109,449,187.30 USD

 Doanh thu năm 2008 tăng +273,072 Trđ (+17.23%) tương đương 10,445,637.89 USD so với năm 2007.

* Các khoản khác như giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2008 đều tăng hơn so năm 2007 và riêng chi phí bán hàng, chi phí khác có giảm hơn so năm 2007.

* Lợi nhuận sau thuế TNDN:- Năm 2007 đạt 14,090 Trđ- Năm 2008 đạt 215,620 Trđ

 Lợi nhuận năm 2008 tăng +201,530 Trđ tăng nhiều hơn so năm 2007.

Trang 32

Nguyên nhân: Mặc dù trong năm 2008 có những khó khăn về kinh tế như

khủng hoảng tài chính ở Mỹ khoảng từ cuối năm 2008 kéo sang đến năm 2009, nhưng công ty vẫn hạn chế các khó khăn đó bằng cách giảm các chi phí sản xuất đáng kể, số lượng đơn hàng của năm 2007 chưa xuất hết nên sang năm 2008 tiếp tục xuất khẩu những đơn hàng đó, xuất khẩu tăng làm cho doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận cũng tăng lên so năm 2007

* Sản lượng xuất khẩu sản phẩm 2009/2008 :- Năm 2008: xuất khẩu 9,216,355 đôi- Năm 2009: xuất khẩu 5,735,227 đôi

 So với năm 2008 sản lượng xuất trong năm 2009 giảm -3,481,128 đôi (-37.77%).

* Doanh thu xuất khẩu:

- Năm 2008: đạt 1,858,119 Trđ tương đương 109,449,187.30 USD - Năm 2009: đạt 1,046,887 Trđ tương đương 58,351,652.64 USD

 Doanh thu năm 2009 giảm -811,232 Trđ (-43.66%) tương đương 51,097,534.66 USD so với năm 2008.

* Các khoản khác như giá vốn, chi phí quản lý của năm 2009 đều giảm mạnh hơn so năm 2008

* Lợi nhuận sau thuế TNDN:- Năm 2008 đạt 215,620 Trđ- Năm 2009 đạt 15,665 Trđ

 Lợi nhuận năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008

Nguyên nhân: Do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới hồi cuối năm 2008 đã

ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế các nước làm cho nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn, khủng hoảng kinh tế đã tác động đến sản xuất của công ty như đơn đặt hàng của khách hàng trong năm 2009 giảm đáng kể làm cho việc sản xuất và xuất khẩu giảm số lượng lớn, nên doanh thu xuất khẩu năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008 Tình hình kinh tế thế giới năm 2009 đang dần hồi phục và tăng trưởng trở lại cũng góp phần tạo thuận lợi cho công ty tìm kiếm thêm những

Trang 33

đơn đặt hàng duy trì sản xuất một cách đều đặn Nhìn chung cả năm 2009 theo như báo cáo thì hoạt động kinh doanh của công ty vẫn có lợi nhuận nhưng không mấy khả quan.

2.2Thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng:

2.2.1 Tóm tắt tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2007-2009:

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa được doanh nghiệp thực hiện theo 2 loại hình sau: xuất nhập khẩu trực tiếp và tại chỗ Nhập khẩu chủ yếu máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu gồm vải, da bò, da nhân tạo, keo, hóa chất, vải giả da, mực in… phục vụ cho sản xuất xuất khẩu, xuất xứ của nguồn vật liệu này từ các quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, Đức, Thái Lan, Mỹ, Anh, Úc…Và xuất khẩu giày thành phẩm sang các nước như EU, HongKong, Indonesia, Mỹ, Brazil, Panama, Argentina…

* Nhập khẩu:

- Nhập khẩu trực tiếp : hợp đồng thương mại được ký kết giữa 2 bên gồm bên mua Công ty TNHH LD Chí Hùng và bên bán M & M International Co., LTD, Sports Gear Co., LTD,Bayer Material Science (toàn bộ theo điều kiện CIF).- Nhập khẩu tại chỗ : hợp đồng thương mại 3 bên gồm bên mua Công ty TNHH LD Chí Hùng và bên bán nước ngoài, bên gia công cho bên bán tại Việt Nam như : Framas HK, L & E Int’l, Grand International…

* Xuất khẩu:

- Xuất khẩu trực tiếp: hợp đồng thương mại 2 bên gồm bên bán Công ty TNHH LD Chí Hùng và bên mua M & M International Co., LTD, Chingluh Indo, Planet Corp Riêng công ty M & M sẽ là nhà nhập khẩu trực tiếp, là khách hàng lớn bao tiêu sản phẩm của công ty rồi xuất sang khách hàng Adidas các nước trên thế giới đồng thời cũng là nhà xuất khẩu vật liệu máy móc cho công ty.

- Xuất khẩu tại chỗ : hợp đồng thương mại 3 bên gồm bên bán Công ty TNHH LD Chí Hùng và bên mua Wonder Wise Int’l Co., Ltd, bên nhận hàng là bên gia công cho bên mua Công ty Hài Mỹ- NM Sài Gòn.

Ngày đăng: 30/11/2012, 08:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán của phương thức chuyển tiền trả trước - Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng
Sơ đồ 1.2 Quy trình thanh toán của phương thức chuyển tiền trả trước (Trang 11)
Sơ đồ 1.3: Quy trình thanh toán phương thức nhờ thu kèm chứng từ - Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng
Sơ đồ 1.3 Quy trình thanh toán phương thức nhờ thu kèm chứng từ (Trang 13)
Sơ đồ 1.4 : Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ - Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng
Sơ đồ 1.4 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ (Trang 15)
trách nhiệm trực tiếp về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, trước nhữngTỔNG GIÁM ĐỐC - Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng
tr ách nhiệm trực tiếp về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, trước nhữngTỔNG GIÁM ĐỐC (Trang 28)
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007-2009 - Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng
Bảng b áo cáo kết quả kinh doanh năm 2007-2009 (Trang 30)
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 - 2009 - Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng
Bảng b áo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 - 2009 (Trang 30)
Theo bảng số liệu trên cho thấy tình hình kinh doanh của công ty năm 2007-2009 như sau: - Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng
heo bảng số liệu trên cho thấy tình hình kinh doanh của công ty năm 2007-2009 như sau: (Trang 31)
46.69%) so với năm 2008. Bảng kim ngạch này cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại công ty diễn ra liên tục hàng năm, mỗi năm đều có sự tăng giảm tùy  thuộc vào nền kinh tế thị trường, kinh tế phát triển nhu cầu tiêu dùng tăng thì hoạt  động xuất  - Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng
46.69 %) so với năm 2008. Bảng kim ngạch này cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại công ty diễn ra liên tục hàng năm, mỗi năm đều có sự tăng giảm tùy thuộc vào nền kinh tế thị trường, kinh tế phát triển nhu cầu tiêu dùng tăng thì hoạt động xuất (Trang 35)
46.69%) so với năm 2008. Bảng kim ngạch này cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu  hàng hóa tại công ty diễn ra liên tục hàng năm, mỗi năm đều có sự tăng giảm tùy  thuộc vào nền kinh tế thị trường, kinh tế phát triển nhu cầu tiêu dùng tăng thì hoạt  động xuất - Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng
46.69 %) so với năm 2008. Bảng kim ngạch này cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại công ty diễn ra liên tục hàng năm, mỗi năm đều có sự tăng giảm tùy thuộc vào nền kinh tế thị trường, kinh tế phát triển nhu cầu tiêu dùng tăng thì hoạt động xuất (Trang 35)
Bảng so sánh kim ngạch TTQT hàng nhập khẩu 2007-2009 - Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng
Bảng so sánh kim ngạch TTQT hàng nhập khẩu 2007-2009 (Trang 36)
Bảng so sánh kim ngạch TTQT hàng nhập khẩu 2007-2009 - Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng
Bảng so sánh kim ngạch TTQT hàng nhập khẩu 2007-2009 (Trang 36)
Nhìn vào bảng kim ngạch 03 và 04 cùng với các biểu đồ từ 3.1-3.3 cho ta thấy phương thức thanh toán chủ yếu là phương thức chuyển tiền T/T trả sau - Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng
h ìn vào bảng kim ngạch 03 và 04 cùng với các biểu đồ từ 3.1-3.3 cho ta thấy phương thức thanh toán chủ yếu là phương thức chuyển tiền T/T trả sau (Trang 38)
Bảng kim ngạch TTQT hàng xuất khẩu 2007-2009 - Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng
Bảng kim ngạch TTQT hàng xuất khẩu 2007-2009 (Trang 43)
Bảng 05 - Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng
Bảng 05 (Trang 43)
Bảng kim ngạch TTQT hàng xuất khẩu 2007-2009 - Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng
Bảng kim ngạch TTQT hàng xuất khẩu 2007-2009 (Trang 43)
Bảng so sánh kim ngạch TTQT hàng xuất khẩu 2007-2009 - Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng
Bảng so sánh kim ngạch TTQT hàng xuất khẩu 2007-2009 (Trang 44)
Trong bảng 05 và 06 cùng biểu đồ 3.5-3.6 ta thấy phương thức thanh toán hàng xuất khẩu bằng T/T chiếm tuyệt đối tỷ trọng và kim ngạch là 100%, công ty chỉ  vận dụng một phương thức duy nhất T/T trả sau mà không có thêm một phương  - Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng
rong bảng 05 và 06 cùng biểu đồ 3.5-3.6 ta thấy phương thức thanh toán hàng xuất khẩu bằng T/T chiếm tuyệt đối tỷ trọng và kim ngạch là 100%, công ty chỉ vận dụng một phương thức duy nhất T/T trả sau mà không có thêm một phương (Trang 45)
Biểu đồ tình hình thanh toán 2007-2009 - Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng
i ểu đồ tình hình thanh toán 2007-2009 (Trang 51)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w