Đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường nghiên cứu nhằm đóng góp thêm một hướng tiếp cận, giải mã thế giới thơ của HPNT. Đồng thời đi sâu khám phá đặc sắc của hình tượng thơ cùng những phương thức nghệ thuật thơ sẽ góp phần khẳng định bản sắc riêng, độc đáo của thơ HPNT.
Trang 1
PHAM TRAN BiCH NGUYỆT
THE GIOI NGHE THUAT THO HOANG PHU NGỌC TƯỜNG
Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHẠM TRÀN BÍCH NGUYỆT THẺ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ HOANG PHÙ NGỌC Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 602234 LUẬN HẠC
KHOA HỌC XÃ HỌI VÀ NHÂN VĂN NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HQC
‘TS NGO MINH HEN
Đà Nẵng ~ Năm 2014
Trang 3'Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bổ trong bắt kỳ công trình nào khác
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2014
Tác giả
Trang 4MỤC LỤC MO DAU 1 1 Lí do chọn đề 1 2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5 4 Phuong pháp nghiên cứu $ 5 Đồng góp của luận văn 6
6 Bồ cục luận văn 6
CHƯƠNG 1: THƠ TRONG HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA HOÀNG
PHÙ NGỌC TƯỜNG 7 1.1 HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA HPNT - *NHÀ THƠ
CUA NOI BUON” 7
1.1.1 Về cuộc đời HPNT, 7 1.1.2 Hành trình sáng tạo nghệ thuật " 1.2 THƠ TRONG QUAN NIEM SANG TAO CUA HPNT Is 1.2.1 Cảm hứng thơ-mạch nguồn của sáng tạo nghệ thuật Is 1.2.2 Thơ là sự trở về "căn - nhà - ở - đời” của nó, 18
CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ HOÀNG
PHÙ NGỌC TƯỜNG 23
2.1 HỈNH TƯỢNG CÁI TƠI TRỮ TÌNH 23
2.1.1 Cải tôi chiêm nghiệm về thân phận con người 23
2.1.2 Cái tôi suy tư về số phận của đất nước, quê hương 3L
2.2 HÌNH TƯỢNG KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT 38
2.2.1 Không gian thiên nhiên cảnh sắc 38
2.2.2 Không gian tâm tưởng, 4
Trang 5NGỌC TƯỜNG
3.1 NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
3.1.1 Ngôn ngữ giàu nhạc tính, họa tính
3.1.2 Ngôn ngữ giàu tính triết lí
3.2 GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT 3.2.1 Giọng hoài cảm
3.2.2 Giọng suy tư, chiêm nghiệm 3.3 BIÊU TƯỢNG NGHỆ THUÁT
3.3.1 Biểu tượng con đường - dắ chân
3.3.2 Biểu tượng hoa và cỏ
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6MO DAU
1 Lí do chọn đề tài
1-1 Thể giới nghệ thuật được hiểu như một chỉnh thể toàn ven bao hàm
nhiều cắp độ, yếu tố của quá trình sáng tạo nghệ thuật Việc đi sâu vào nghiên
cứu thể giới nghệ thuật của một nhà văn cũng là quá trình tìm hiễ
Sự sáng
tạo, quan niệm về nghệ thuật, về cuộc sống của chính nhà văn ấy
Thơ là một loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm Để hiểu rõ được bản chất của thơ là điều không đơn giản, bởi thế giới của thơ là một thế giới của
ảo ảnh đẩy tính nhiệm màu Hơn nữa, thơ ca là nghệ thuật biểu hiện tâm
trạng, là nơi để cái tôi chủ quan của mỗi chủ thể sáng tác bộc lộ đời sống riêng của mình Tìm hiểu những vấn đề bản chất trong thế giới nghệ thuật của
nhà thơ là con đường di vào giải mã các phương thức, hình thức nghệ thuật
"biểu hiện mà nhà thơ sử dụng để phản ánh và sáng tạo hiện thực
1.2 Được biết đến là “nhà văn của những dòng sông", HPNT để lại dấu
ấn rõ nét trong văn học Việt Nam với tài năng của một nhà viết kí nỗi tiếng của thế ki XX Ông khẳng định tên tuổi bằng một phong cách viết vừa trữ tình, lãng mạn vừa thâm trằm, triết lí Không chỉ là nhà văn, duyên phận với thơ đã làm nên một HPNT - “nhà thơ của những nỗi buồn” Đến với thế giới
thơ ông, ta như lạc vào cõi giới của sự suy tư, chiêm nghiệm Nó mở ra một
cánh cửa bỏ ngõ trong không gian vả trong tâm hỗn Chất thơ với gam màu chủ đạo là những nỗi buôn tâm sự và thể sự đan cài, kết nói với nhau tạo nên
một vẻ đẹp "huyền bí” Vì vậy, thơ HPNT có sức hút đặc biệt với bạn đọc 1.3 Tiếp cận thơ HPNT, chúng tôi chọn đi sâu tìm hiểu thể giới nghệ thuật thơ của ông nhằm làm nổi bật những đặc trưng thẩm mỹ của một hồn thơ độc
đáo Việc nghiên cứu này không chỉ hướng đến nhìn nhận giá trị thơ HPNT mà còn xác nhân vị trí, đồng góp của nhà thơ trong sự vận động và phát triển
Trang 7ông đã tạo nên một giá trị thẩm mĩ riêng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Ngoại trừ những bài viết bình bàn về mảng văn xuôi của HPNT, chúng tôi xin đề cập đến những bài viết liên quan ít nhiều đến đẻ tài
Thang 10/1994, nhà thơ Nguyễn Trọng Tao da viét bai Tho Hodng Phii Ngoc Tung một cõi tâm linh Trong bài viết, tác giả đã đi sâu vào bình diện nội dung của tập thơ Người hái phù dung và đưa nhận định : "bao trùm tập thơ Người hải phù dưng là tâm trạng của một con người "ốm nặng”, luôn luôn
đối mặt với cái chết Nếu triết học cỗ kim từng dụng tâm nghiên cứu về cái chết, và nhiều cuộc tranh cãi bất phân thắng bại đã nổ ra giữa Duy tâm và Duy vat thi Hoang Phủ Ngọc Tường là tờ giấy thấm, thấm đẫm rriết học vẻ
cái chết từ cả hai phía Có lúc thơ anh rất thiền: “Nợ người một khối u sầu -
Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi”, có lúc lại rất biện chứng: "Màu xanh ấy
là đổi bằng máu thắm - Đâu phải màu trời của buôi Nguyên Sơ” Không phải
tình cờ mà thơ anh nhiều lần chạm tới cái chết Hồi còn là sinh viên Văn
khoa, Cái chết (La Mort) đã là dé tai cho luận văn của anh Và mỗi lần chạm
ái chết, thơ anh buồn một nỗi buồn đứt ruột Nỗi buồn đai đẳng kéo dài
suốt tập thơ như một sự cỗ hữu đã định trước Phải chăng, “Nỗi buồn là căn
nhà ở đời của thơ” đích thực là quan niệm nghệ thuật của anh?” [38]
Ngô Minh khi tiếp cận với thơ HPNT đã ví nhà thơ như những mạch
via than đá” Ông nhận xét về con người, phong cách nghệ thuật và đặc biệt
dừng lại phân tích về những đặc tính trong thơ HPNT: *Trong thơ, bằng cái
tôi mạnh mẽ đó, Hoàng Phủ đã đào sâu đến mạch via của nỗi buồn và hư vô,
làm cho những hình tượng thơ có sức bám vào tâm khám con người.” * tôi
'bao giờ cũng rất thích những vẻ đẹp huyền bí trong thơ Hoàng Phú Đó là vẻ
Trang 8phải là viết ra! Vậy sức mạnh của thơ Hoàng Phủ là gì ? Thứ nhất đó là sự
hồn nhiên thỉ sĩ Hồn nhiên như trẻ thơ, vô thức như ma ám.” “Một nét riêng
‘in nhắn mạnh là thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường có hơi hướng, khí chất như: bay lên như ở xứ đền đài miếu mạo thâm u linh thiêng nào đó, hay như từ đất [36] Cuối cùng Ngô Minh kết luận: “Thơ Tường là cái thốt lên chứ
cần
vọng lên"
không phải là cái được viết ra” [36]
Trong Bài thơ hay và la của Hoàng Phú Ngọc Tường đăng trên báo
Thừa Thiên Huế (5/7/2000), nhà thơ Ngô Minh một lần nữa đã phân tích cặn
kế ve dep, khi chat rit rigng ca bai tho Bénh béng cho đới mai sau va khẳng định: * trong nguồn thơ như từ đất vọng lên của Tưởng lại có một bài thơ
khác lạ, bài thơ như từ trời vang xuống, đầy chứa chan, khoái cảm và trí tuệ Đó chính là bài thơ Bénh béng cho tới mai sau, bài thơ về trái tìm tình yêu,
trái tim mặt trời vĩnh cửu, một bài thơ tình hay và mới” [37]
Cũng trên nguồn thơ và hồn thơ HPNT, Bài Bích Hạnh đã khai thác
" của thơ HPNT Bài viết mở ra thể giới của cái tôi, của
những “địa chỉ buổi
tâm linh, chất hiện sinh trong thơ ông và tác giả nhận định: “Không ngần ngại
khi gọi Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà-thơ-của-cưi-vơ-thường Một chút lãng,
đăng, một chút trim tu, một chút phiên bản đời mình, Hoàng Phủ Ngoc
Tường đã làm duyên cho thế giới nghệ thuật của ông Một cái gì đó lặng lặng,
'buồn buồn len thấm trong ta khi đi vào thể giới thơ Hoàng Phú” [35]
Hỗ Thế Hà trong Thông điệp thơ Hoàng Phú Ngọc Tưởng đưa ra nhận xét khái quát về động thái thơ, nghệ thuật tổ chức, xây dựng hình ảnh, vận
dụng ngôn ngữ thơ và chìa khóa giải mã ấn số thơ của HPNT Sau khi phân
tích cụ thể trong bài viết, tác giả kết luận: “Đấy là toàn bộ những ấn số của
Trang 9văn thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường và Xin được nói về Hoàng Phú Ngọc Tưởng như một thi sĩ của thiên nhiên, Lê Thị Hường nhận định: “Cảm nhận văn thơ
anh Tường là cảm nhận tự trái tim, với cả vốn liếng văn hóa có sẵn ở mỗi người” [16] Đồng thời, tác giả đi sâu phân tích những vần thơ trữ tình triết lí
mà đầy nghệ thuật và gợi hướng giải mã thơ Hoàng Phủ: "cõi thơ của người
thí sĩ rắt Huế này cũng là một vũ trụ thu nhỏ với hình ảnh đổi có dhơm, ời
thiên ha, miễn có gai, ngàn thông, châu chấu và chim sẻ Trong thé
giới nghệ thuật đó, cỏ trở thành ẩn dụ cho triết lí vô thường” “Nếu thử tìm một chiếc chìa khóa để giải mã thế giới nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường, theo tôi, có lẽ đó là một ca từ rất đẹp của Trịnh Công Sơn "Đời ta cb
khi tựa lá có- ngôi hát ca rat tự đo” (Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ghi lại trong
mẫu kí Hoa trdi quanh 161) Cé trong van tho Hoang Phủ Ngọc Tương đã nỗi không gian và không gian, nồi cõi lòng và cõi đời, nổi con người và vũ trụ,
nhất thời và vĩnh hằng Nhỏ nhoi quá là cỏ, lớn lao quá cũng là cỏ Ngôn
ngữ cô hoa Triét- It -ddi- người "[I5]
Theo một hướng tiếp cận khác, Trần Anh Phuong đi vào Tinh yêu đăng hién trong thơ Hoàng Phi Ngọc Tưởng Tác giả phân tích tỉ mĩ những biện
pháp nghệ thuật HPNT sử dụng trong thơ, đồng thời nêu lên bản chất tình yêu
hiện tồn trong thơ của nhà thơ này: * tôi nhận ra gương mặt tỉnh yêu trong,
thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường đẫm chất nhân văn cao cả, với anh tình yêu là
giai điệu của bai ca đâng hiển Thơ anh không trau chốt gọt đềo đến cầu kỳ
mà hồn nhiên như hơi thở hay chính cuộc đời anh hoá thân làm câu chữ để
Trang 10Khi cảm nhận tập thơ Người hái phủ dung của HPNT, Thanh Thảo đưa ra nhận xét độc đáo khi gọi HPNT là “người hái phù du”: “Nhung đọc thơ Tường, tôi nghĩ anh là người bái phù du Phù du không nở không tin, lúc có không, hiện hữu đó mà vô thường đó, mới là loài hoa mà "loài" thỉ sĩ hái được
trong thế giới hiện đại này Nghĩ như thế thì dễ sống hơn, dù ai cũng biết đã
đám tự nhận mình là nhà thơ là đã dám nhận lãnh một sứ mạng, dẫu sit mang
ấy cũng là phủ du” [27]
Nhu vay, qua các bài nghiên cứu, phê bình trên đây chúng tôi nhận thầy
các tác giả đã có những đóng góp nhất định trong việc phát hiện ra một số
đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của thơ HPNT Tuy nhiên, các bài viết chưa di sau nghiên cứu có hệ thống toàn diện về thể giới nghệ thuật thơ ông Do đó, với việc nghiên cứu Thể giới nghệ thuật thơ Hoàng Phú Ngọc Tưởng trên
tỉnh thần kế thừa những thành quả của các tài liệu trên theo chúng tôi là điều
cần thiết, phù hợp với yêu cầu của việc nghiên cứu thơ ca Thực hiện luận văn
này, nếu thành công sẽ gợi mở được nhiều vấn đề về thơ HPNT, đồng thời có
được cái nhìn toàn điện và chân xác giá trị thơ ông
3 Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu 3.1 Đắi tượng nghiên cứu
Hải tập thơ: Người hái phù dưng (1992), Nxb Hội nhà văn và Hoàng “Phú Ngọc Tường ~ tuyển tập 4 (tho) (2002), Nxb Trẻ
3.2 Phạm vĩ nghiên cứu
Thế giới nghệ thuật thơ HPNT bao gồm hình tượng cái tôi trữ tình, hình
tượng không gian, thời gian nghệ thuật và một số phương thức nghệ thuật như ngôn ngữ, giọng điệu, biểu tượng nghệ thuật
.4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp hệ thông-cầu trúc
'Hệ thống lại toàn bộ thơ HPNT thành một chỉnh thể thống nhất và xem
Trang 11thuật: ngôn ngữ, giọng điệu, biểu tượng trong quá trình khảo sát thơ HPNT để tổng hợp lại và đi đến khái quát
4.3 Phương pháp sơ sánh
Tiến hành so sánh thơ HPNT trong mối tương quan với tác giả trong chiều đồng đại và lịch đại như Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ để qua đó thấy
được sự khác biệt, độc đáo làm nên giá trị thơ ông 5 Đồng gop cia luận văn
Nghiên cứu Thể giới nghệ thuật thơ Hoàng Phú Ngọc Tưởng, chúng tôi
mong muốn đóng góp thêm một hướng tiếp cận, giải mã thế giới thơ ông Đồng thời với việc đi sâu khám phá đặc sắc của hình tượng thơ cùng những
phương phức nghệ thuật thơ sẽ góp phần khẳng định bản sắ của thơ HPNT Ngườ
góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu thơ HPNT c riêng, độc đáo viết cũng hi vọng rằng kết quả của luận văn sẽ đóng 6 Bố cục của luận văn Ne văn gồm ba chương: l¡ phần Afở đâu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của luận
Trang 12CHƯƠNG I
THO TRONG HANH TRINH SANG TAO CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
1.1 HANH TRINH SANG TAO NGHE THUAT CUA HPNT “NHÀ
THO CUA NOI BUON”
1.1.1 Về cuộc đời HPNT
HPNT sinh ngày 9/9/1937 tại thành phố Huế, quê gốc của ông ở làng
Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quang Tri Ong là một nhà
văn, nhà thơ được đông đảo bạn đọc biết đến Bản thân là một nhà viết kí nỗi tiếng nhưng HPNT vẫn thích được xem mình là nhà thơ, một nhà thơ đúng
nghĩa Trong suốt hành trình sáng tạo, bên cạnh hình ảnh một nhà văn, ông
còn là một nhà thơ có phong cách với đặc trưng rất riêng - “nhà thơ của nỗi buồn” Cuộc đời ông là một chuỗi hành trình không mệt mỏi của một tâm hồn
luôn ý thức về bản ngã của chính mình và nhân sinh
Từ nhỏ cho đến khi học hết bậc trung học, HPNT sinh sống tại Huế
Năm 1960 ông tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sải Gòn
Trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến 1966, ông về dạy các môn Văn và Triết tại trường Quốc học Huế Đến năm 1964, HPNT nhận bằng Cử nhân triết tại Đại học Văn khoa Huế Từ những ngày còn đi học, ông đã hãng
hái tham gia phong trào đấu tranh đồi hòa bình của học sinh, sinh viên, tri
thức Huế Từ năm 1964-1966, HPNT tham gia vào phong trào chống Mỹ
Nguy của Phật từ Huế, Và cũng trong khoảng thời gian này, ông giữ chức Tổng thư kí tòa soạn báo Sinh viền Huế, báo Dáng và tạp chí Việt Nam: Việt Nam
Trang 13Tổng thư kí Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, ủy viên Ủy ban nhân dân
cách mạng tỉnh Quảng Trị, Tổng thư kí Liên minh các lực lượng dân tộc Và năm 1978, ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam Thời gian này, HPNT vita sáng tác vừa làm chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên,
Téng bién tap tap chi Cita Viet
Nam 1998, trong chuyén công tác ở Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, ông không may bị tai biến Tuy nhiên, nhờ ý chí, nghị lực và sự giúp đỡ của mọi người ông đã vượt qua bệnh tật và tiếp tục lao động, sáng tạo không ngừng, nghỉ
'Vượt lên trên tắt cả những thăng trầm, ông luôn luôn khát khao sống để viết và cho ra đời những tác phẩm hay Trong sự nghiệp cằm bút, ông đã đạt
được những giải thưởng có giá tị: Giải thưởng văn xuôi của Hội nhà văn Việt
‘Nam trao cho tập bút kí Rat nhiều ánh lửa (1980); giải thưởng văn học của
Ủy ban liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam trao cho tập bút kí “Ngon núi ảo ảnh (2000); giải thường văn xuôi của Hội nhà văn Việt Nam trao
cho tap nhan dam Mién gái đẹp (2002)
Ông là một trong những nhà văn đã tạo nên dấu ấn riêng với phong
cách sáng tạo độc đáo Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuằn nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa
chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về trit học, văn hóa, lịch sử, địa I Tắt cả được thể hiện qua ngòi bút hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa Có thể nói, con người đầy trách nhiệm với đời của HPNT trên hành
trình sáng tạo của ông đã chứng tỏ được bÈ dày kinh nghiệm của người cằm
Trang 14Là một người có bản lĩnh, với vốn hiểu biết sâu rộng về nhiều mặt,
HPNT đã cung cấp cho bạn đọc một lượng trỉ thức lớn Các trí thúc ấy đã
được ông vận dụng linh hoạt để đi vào khám phá những vấn đẻ của cuộc sống, chiêm nghiệm giá trị cuộc đời Nhắc đến HPNT là nhắc đến tắm gương của một con người luôn nỗ lực hết mình trong những trang viết và dành trọn
cuộc đời cho ý nghĩa chân thật và trọn vẹn của chữ “Tâm” Với phong thái nghiêm túc, đôi mắt nhìn đời thấu sáng cũng như tâm hồn yêu đời “đắm say
đến độ mê mãi”, mỗi trang viết của HPNT sẽ là những suy tư, trăn trở của
chính con người ông trước nhân tình thể thái, một con người mà cái tâm luôn
ngời sáng và “thắm đỏ”
Trong suốt cuộc đời HPNT, quê hương, gia đình và đặc điểm con người nhà thơ đã ảnh hưởng rất lớn đến những sáng tác của của ông Qué gốc ở Quảng Trị nhưng HPNT được sinh ra và lớn lên ở Huế - một miễn non nước
đẹp và thơ Tại đây, nhà thơ đã sống, học tập và công tác, phần lớn cuộc đời
với những buồn vui của ông đã trải qua ở miền đắt này Bởi vậy, qua thơ của ông, ta luôn thấy phảng phất bóng dáng của thành phố Huế mộng mơ Bên cạnh đó, Huế cũng là cái nôi trong những năm kháng chiến sục sôi, là noi tim hồn nhà thơ luôn hướng về với một nỗi niềm thiết tha tình yêu quê hương, sự lo âu cho số phận của quê nhà
Gia đình cũng là một nhân tổ quan trọng của cuộc đời của HPNT Đặc
biệt là người bạn đời gắn bó với ông: nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ Chính điều ấy
đã tạo nên sợi dây vô hình gắn kết tâm hồn HPNT với thơ Bà Mỹ Dạ vừa là vợ lại vừa là một người bạn tr kỉ, luôn bên cạnh và sé chia với ông trong suốt
hành trình đến với thơ, là nơi để lắng nghe ông, để ông có thể bộc bạch, thủ thi, tâm tình Những tâm hồn đồng điệu cùng sáng tạo những vẫn thơ
Trang 15xuôi nhưng bản thân HPNT vẫn mong muốn được trở thành nhà thơ, một nhà thơ đích thực Với nha tho, đời không chỉ có văn mà còn là đời thơ nữa
“Chính cái duyên thơ đã len lõi, bén rễ trong tâm hỗn ông như huyết mạch nuôi dưỡng hồn thơ ngày càng lớn, đam mê và sâu sắc hơn Có kiến thức uyên bác, có nên tảng văn hóa và trưởng thành cùng với những trải nghiệm cuộc sống
đường như khiến cho bút lực HPNT có phần dồi dào Vì lẽ đó mà thơ của ông
đầy những sắc thái độc đáo lắp ló trong từng câu chữ
“Thơ HPNT viết nhiều về những gì xảy ra xung quanh ông, về những sự việc, sự kiện của cuộc sống Nhưng trong mỗi vần thơ luôn chứa đựng sự day dứt và sâu lắng Quê hương, đất nước đi vào những trang thơ cũng đã trở thành một phần máu thịt trong ông Bên cạnh đó, thiên nhiên xuất hiện trong
thơ HPNT dường như là “một niềm ân huệ” Tắt
á những rung cảm sâu sắc
của tâm hồn hiện lên một cách tron vẹn đưới bút thơ ông “vừa lăng lẽ”, “vừa ay đông”, thực hư - hư thực đã làm nên một cốt cách rất riêng của nhà thơ
La người đam mê viết, ông đến với thơ như một duyên hạnh ngộ, như
cây rễ bám sâu vào vách đá tìm những giọt nước nguồn, bền bỉ vươn xanh Qua la tinh chất của tâm hồn, được chất chiu cả một đời, gửi gắm vào thơ
“Theo dòng thời gian, thơ là sự phản ánh tâm tư của HPNT về mọi khía cạnh
của cuộc đời mả ông từng trải nghiệm Số phận không chỉ ưu ái cho ông với
sự thành công vang đội của thể kí mà còn dành cá một duyên tình khi cho ông,
đến với thơ Với HPNT, thơ cho ông sự an ủi, cho ông nhận biết ý nghĩa sự
tồn tại của mỗi cá nhân và của riêng bản thân ông trong đời sống này Chính
vì vậy, “nếu những trang bút kí làm sang trọng đời văn Hoàng Phủ Ngọc “Tường thì thế giới nghệ thuật thơ là duyên phận đời ông” [35]
Như vậy, cuộc đời và con người của HPNT là một minh chứng cụ thé
cực Bằng
Trang 16"
mình trong mỗi trang viết, ông đã gieo vào tâm hỗn bạn đọc những hạt giống của nhân cách, của giá trị nhân bản cao đẹp Dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng ông vẫn giữ trọn nhân cách của người cằm bút, không ngừng sáng tạo
để cống hiển cho đời "Những trang viết của HPNT, dù là văn xuôi hay thơ
đều là “những trang đời chất lọc” Vì vậy, tìm hiểu thể giới thơ ông cũng là con đường để thấu thị thêm một cái tôi đa dang trong thể loại nhưng thống,
nhất trong tư tưởng
1.1.2 Hành trình sáng tạo nghệ thuật
Hành trình sáng tạo nghệ thuật của HPNT là một chuỗi nối kết của sự
nghiệp văn xuôi và thơ Tên tuổi của ông có thể tính từ khi tập bút kí có tên
Ngôi sao trên đỉnh Phu Vân Lâu được xuất bản năm 1972 Trong gần bốn
mươi năm bền bi với đời văn, đời người, HPNT đã lưu được danh thơm của
mình trên văn đàn hiện đại như một trong số những nhà viết tiếng
Bằng ý thức, trách nhiệm của một nhà văn trong mong muốn làm giàu có thêm đời sống thể loại văn học, ông đã dành trọn sự nghiệp văn xuôi của mình cho thé loại kí Ở đây, với dé tài này, chúng tôi sẽ đi sâu vào hành trình sáng
tạo nghệ thuật thơ của HPNT
“Trước khi đến với thơ, ông viết văn, làm báo trong những ngày còn đi học rồi sau đó chọn bút kí là mảnh đắt dé phát huy tài năng của mình Song
chính cái tạng người thích ngẫm suy, trằm tư, luôn khao khát một t
cái tôi bản thé tìm về được với chính mình đã khiến HPNT tìm đến thơ như
một tắt yếu để phơi trải lòng mình Con đường đến với thơ của HPNT cũng là cquá trình in dấu rỡ rệt tâm hồn, tư tưởng, phong cách sắng tác của Ông ở từng
gia đoạn khác nhau của lịch sử
Trang 17chia những chặng đường thơ của nhà thơ theo đặc trưng cảm hứng trong mỗi
chặng thơ để thấy rõ mạch vận động cũng như sự chuyển hướng tư tưởng
trong sáng tác của ông
Mang trong mình trái tìm đầy tâm huyết với nghề, chất nghệ sĩ đa tai của HPNT đã phát tiết trên nhiều thể loại, trong đó có thơ Năm 1976, ông
xuất bản tập thơ đầu tay Những đấu chân qua thành ph Có thể nói, đây là
cột mốc quan trọng đánh dầu sự bén duyên của nhà văn với thơ ca Tập thơ
này thể hiện rõ nét cảm hứng về đất nước - con người
Trong thời gian thoát ly lên chiến khu tham gia cuộc kháng chiến
chống Mỹ bằng hoạt động văn nghệ, HPNT đã cảm nhận rất rõ và sâu sắc
hoàn cảnh nước nhà, quê hương trong khói lửa chiến tranh Những đấu chân qua thành phó là tập thơ chứa đựng cảm hứng của ông về đất nước - con
người, đặc biệt là tình cảm dành cho quê nhà Đắt
hình ảnh chủ dạo, xuyên suốt của tập thơ Có thể nói, đây là tập thơ của
thành phố là những những trang thơ chứa chan nhiệt huyết của một thầy giáo trẻ, từ giã giảng
đường để khoác lên mình màu áo lính, bước vào cuộc kháng chiến với lời tạ từ giản dị mà chân thành
Ký ức của những năm tháng hành quân nơi núi rừng, những con đường
¡nh yêu và nỗi nhớ đã đi vào thơ HPNT một cách tự
nhiên, nhẹ nhàng mà chứa chan xúc cảm Những bai th trong tp này được
soi chiếu bằng đôi mắt của người lính hành quân ra trận với biết bao cung bậc:
cảm xúc đối với đất nước, quê hương Dưới con mắt của một người trực tiếp
tham gia kháng chiến, cảm nhận nỗi đau thương, những vần thơ hiện lên chân
Trang 18B Tập thơ còn là những bài ngợi ca tắm gương anh dũng của những con người đã hiển dâng đời mình cho độc lập, tự do của đân tộc nhu: Ban tay trén
trán, Chim và hoa trên đất em nằm, Cánh tay mọc lại
Như vậy, ông mở đầu con đường thơ của mình bằng cảm hứng đất
nước - con người xuyên suốt tập Những đấu chân qua thành phố Trái tìm
nặng tình, nặng lòng với quê hương, xứ sở cùng với bút thơ đã chấp cánh cho
hồn thơ HPNT viết nên những vẫn thơ chan chứa tình đời, tình người: ** Đất-Núi-Thành phố ơi Muôn năm tình lớn rộng, 'Vì Người, tôi dâng đời 'Vì Người, tôi cầm súng” (Đắt-núi-thành phổ) 'Với tập thơ đầu tay này, nhà thơ đã góp vào thơ kháng chiến lúc bấy giờ một hồn thơ đầy nhiệt huyết, một giọng thơ chân thành để lại nhiều xúc
cảm nơi bạn đọc
'Chặng đường thơ đầu tiên bắt đầu từ năm 1976 nhưng mãi đến năm
1992, HPNT mới xuất bản tập thơ thứ hai Ägưởi hái phù dung ra đời là một
sự chuyển hướng sáng tác của ông Từ cảm hứng về đất nước-con người trong
chăng đường thơ trước, ông đã chuyển sang cảm hứng về thân phận-vũ trụ
Khác với Những đấu chân qua thành phổ, Người hái phù dung là tập thơ của nỗi buồn Hầu hết các bài đều viết về nỗi buồn Bao trùm tập thơ là
tâm trạng của một con người “luôn đối mặt với cái chết" Những hình ảnh hoa
cô được nhà thơ nhắc đến khá nhiều đã được nâng lên thành biểu tượng nghệ
thuật có sức “ám ảnh” Bằng vốn tư duy thấm đầm triết học, HPNT a pha
hồn vào thơ những vấn đề mang tính "hiện sinh” Thân phận-tình yêu; cái
Trang 19tập thơ, một nỗi buồn cứ như kéo ra miên man, không dứt Nỗi buổn lắng đọng và thắm đượm vẻ đẹp của sự tỉnh tế
Người hai phi dung đã cho thay sự chuyển hướng rõ rệt trong phong
cách thơ của HPNT Ở chặng thơ này, nhà thơ chạm sâu vào những vấn đề mang tính bản chất, để mình đắm chìm trong cõi giới sáng tạo riêng - sự lắng
đọng của tâm hỗn Đó là những khoảnh khắc thăng hoa tỉnh diệu khi ông chọn
“sống trong bóng tối, hít thở bóng tối, và biết nghe trong bóng tối những tiếng
[34;182] Qua tập thơ này, cũng như ở chính nhan đề tập thơ ông đã
đặt, HPNT chứng tỏ ông là người hiểu rit rõ “bản chất phù hư của thế giới” mơ hồ
Những cánh hoa phù dung không chỉ là cảm hứng sáng tạo mà đã trở thành
nỗi “ám ảnh”, ấn vào trí nhớ nhà thơ như những vết sẹo, như một mồi duyên
nợ của ông với hoa và với thơ:
“Thôi em cảm tạ chờ mong
Ngày anh đi hái phù dung chưa vẻ ”
(Đêm qua)
Đến tập Ngưởi hái phù dung, thơ HPNT đã đạt đến độ chín mùi và thăng hoa Những vẫn thơ cảng ngày càng lắng sâu vào nội tâm con người với sự chiêm nghiệm, suy tư về cuộc đời
Có thể nị
¡, hành trình sáng tạo thơ của HPNT tuy chỉ gồi gọn trong hai
chặng đường với hai tập thơ tiêu biểu, song ở mỗi chặng đường thơ ông cũng đã để lại những dấu ấn khá rõ nét Thơ ông thiên về chất trữ tình truyền thống
và nỗi bật ở sự quyện hòa tính nhạc, tính họa Đặc biệt, ở chặng thứ hai với tập Người hái phù dung, HPNT khiến độc giả không chỉ nhớ đến ông là một
nhà văn mà còn yêu mến ông với vị thế chính thức của nhà thơ - “mot thi
Trang 2015
1.2 THO TRONG QUAN NIEM SANG TAO CUA HPNT 1.2.1 Cảm hứng thơ-mạch nguồn của sáng tạo nghệ thuật
'HPNT là nhà văn chuyên về kí nhưng rất mê thơ Thơ đến với ông chỉ
là "duyên" nhưng mỗi vần thơ ông viết đều chất chứa những cảm xúc mãnh liệt trong sâu thắm tâm hồn Với ông, thơ cũng chính là sự trăn trở lớn nhất
của cuộc đời người thỉ sĩ Vì thế, khi làm thơ HPNT cũng có những quan
niệm nghệ thuật rất riêng
Người xưa từ nhiều góc độ khác nhau đã cảm nhận khá diy da va sâu
sắc đặc tính của cảm hứng thơ Dấu hiệu trước tiên của cảm hứng thơ là cảm
xúc mãnh liệt, dào dạt hơn bình thường, Người cầm bút không thể dừng dưng,
trước những gì đang diễn ra xung quanh mà cắt bút viết nên những dòng thơ theo mạch cảm xúc Các sách bàn về nghệ thuật làm thơ đều nhắn mạnh đến
cảm hứng, coi đó là trạng thái tâm lý cơ bản, có vai trò then chốt và bao trim trong quá trình cấu tứ cũng như xây dựng hình tượng ngôn từ Đối với người
làm thơ, ai ai cũng đều hiểu cảm hứng là nhu cầu bộc lộ tình cảm kết hợp với
năng lực tưởng tượng, liên tưởng khác thường cộng hướng với những điều
kiện thuận lợi khác để sản sinh ra được một áng thơ hay Vây, xét về bản chất
thì chính cảm hứng đã thôi thúc mãnh liệt khiến nhà thơ buộc phải viết ra những điều đang nung nấu cháy bỏng trong lòng:
“Trong khi hứng động vừa đêm tuyết Ngâm được câu thần dặng dặng ca”
(Ngôn chí ~ 3, Nguyễn Trãi)
Cảm hứng vốn là một trạng thái tâm lí đặc biệt, khi đó sức chú ý được tập trung cao độ kết hợp với cảm xúc mãnh liệt sẽ tạo điều kiện cho óc tưởng tượng và năng lực sáng tạo một cách hiệu quả nhất Trong quá trình sáng tác,
để cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật chân chính, lẽ tắt nhiên các nghệ
Trang 21ngoại lệ Một tác phẩm thơ được sáng tác mà nha thơ không có cảm húng thì
không đáng nói đến, vì chất nghệ thuật chẳng có là bao Chính vì vậy, cảm
hứng là khâu quan trọng trong quá trình sáng tác nghệ thuật nói chung cũng,
như thơ ca nói riêng Ta có thể nhận thấy rõ điều này trong Sang thu của Hữu
Thinh: "Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gid se” còn "Sương ching
chỉnh qua ngõ”, thế là có cảm giác “Hình như thu đã về” Cảm hứng thu được huy động từ các giác quan: Khứu giác (hương ôi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chỉnh) Hai chữ “hình nhu” rất tỉnh tế, như là một cảm nhận bắt ngờ, như là nói với lòng mình “Hình như” thì cũng có thể là thật, cũng có thé
là hư Mơ màng Đến hình ảnh cũng mơ mảng, hư thực: "Có đám mây mùa
hạ/ Vắt nửa mình sang thu” Cái hay của bài thơ chính là ở cảm hứng về mùa
th ảnh di giữa hai bờ hư thực
này Như vậy, cái quyết định thơ hay thơ đở vẫn là cảm hứng Cảm hứng
thu được biểu hiện qua những tâm trạng,
quán xuyến, chỉ phối cấu tứ, hình tượng thơ, mở lối cho sự sáng tạo trong thơ
‘Cam himg chân thành, say mê may ra mới có thơ đạt được độ chín Cảm hứng
giả, say mê giả sẽ chỉ có những câu thơ giả, sống sượng
‘Theo quan niệm của HPNT thơ là phải bắt nguồn từ cảm hứng và cám
hứng sẽ là mảnh đất cho sự thăng hoa Với ông, cảm hứng thơ, tự nó đã mang,
nhiều tinh than bí, nó bắt nguồn từ đâu và sẽ đi về đâu chúng ta không thể giải thích được, chỉ có thể dùng một số từ ngữ để miêu tả trạng thái của nó, đó là đột nhiên tỉnh ngộ, thi tứ tuôn ra, cây bút như có thẳn Thực tế thì cảm hứng thơ có tính chất bí ẩn, diệu kì, đặc điểm lớn nhất của nó là không hẹn mà đến,
hay đến khơng sao đốn trước được, cũng không sao cân lại được Cho nên,
ông làm thơ xuất phát từ chính cảm hứng nội tại của cái “tâm” và viết như một lẽ tự nhiên Tắt cả những rung động của trái tìm nghệ sĩ tài hoa, những suy tư trăn trở về con người, cuộc đời, lẽ sống chết dường như đã thôi nguồn
Trang 227
sự bộc bạch trước hết với bản thân và cảm hứng thơ chính là chất xúc tic dé
Ông sáng tạo
HPNT cũng cho rằng cảm hứng thơ sẽ là yếu tố quan trọng trong quá trình sáng tác của mỗi nhà thơ Bởi với tính chất thần bí, cảm hứng thơ sẽ đến một cách đột nhiên, trước những cái bình thường chưa nắm bắt được lại bắt ngờ “thấu thị” và sự vật được chiếm lĩnh sâu sắc, tỉnh tế, toàn diện Cộng
hưởng với những rung cảm tỉnh tế của trực giác thỉ sĩ, cảm hứng sẽ mở đường cho những sáng tạo thẩm mỹ trong thơ Cảm hứng thơ được nảy sinh trong ý
thức và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên tâm hồn của thi sĩ làm nảy sinh
những tinh cảm chân thành Cảm hứng thơ vừa là cuộc hành trình nhọc nhẳn,
vừa là sự nghỉ ngơi thư thái trong tâm hồn nhà thơ, khơi dây sự sáng tạo bằng at hứng khởi Chính
với những khát khao được chỉnh phục, khám phá những ngọn nguồn
, nó sẽ nâng giắc tâm
sâu kín để từ đó giãy bày qua những vần thơ, con chữ
Nói cách khác, HPNT ý thức rõ tằm quan trọng của cảm hứng thơ Ông
cũng ví một cách rất độc đáo rằng thơ có cảm hứng sẽ là “ngón tay lượm được cả trời” Theo ông, cảm hứng thơ không chỉ cần thiết mà còn đóng vai
trò quan trọng đối với việc sáng tác thơ Cảm hứng sẽ là nhân tố gieo vào mỗi người những rung cảm để sáng tạo nghệ thuật, để có thể viết nên những vần
thơ đích thực
*Tôi còn ngọn nến hao gầy
Chay như nước mắt từ ngày sơ sinh Tôi xin em chút lòng thành
Cài lên một phiền u tinh lam hoa”
Trang 23Cảm hứng thơ đưa người làm thơ đến với thơ và những rung động thật
sự Có cảm hứng, thơ sẽ có hỗn cốt, từ đó làm nên sức sống của tác phẩm Và khi cảm hứng chân thực được xuất phát từ những trực cảm sâu lắng nơi trái tim thi sĩ sẽ mở ra được con đường đến với sự sáng tạo nghệ thuật
Hiểu và nhận thức rõ được tầm quan trọng của cảm hứng thơ, HPNT càng nuôi khát vọng và không ngừng phấn đấu trong bút lực để thơ thực sự là
điểm tựa của tâm hồn, của con người, là noi chit chiu tiếng lòng, bộc lộ cảm
xúc
“Vẽ tôi một nữa mặt người Nữa kia mê muội của thời hoang sơ
'Vẽ tôi nghe tiếng mơ hồ
Ban tay em vỗ bên bờ hư không
'Vẽ tôi một đóa bông hồng Tàn phai từ bữa em cầm trên tay
'Vẽ tôi một nết môi cười Một dòng nước mắt, một đời phù du”
(Ve wi)
1.2.2 Thơ là sự tri về *căn - nhà - ở - đời” của nó
“Theo quan niệm mĩ học thì nỗi buôn là “cái đẹp trong sự đỗ vỡ” của nó Thơ chính là cái đẹp nhưng khi trong thơ không ẩn chứa nỗi buồn thì cũng có nghĩa nó đã đánh mắt cái “bùa duyên” quyến rũ nội tại Do vậy, cái đẹp
được bảo tổn trong nổi buồn, nỗi buồn là hiện thân của cái đẹp Nỗi buồn
nâng cao tâm hồn con người Nỗi buồn ở đây không phải là biểu hiện của sự yếu đuối, ủy mị, mà trái lại chính là sức mạnh của nhân tính, sức mạnh của
cái đẹp Thấu hiểu vẻ đẹp toàn triệt ấy của nỗi buồn nên HPNT luôn gắn thơ
Trang 2419 'Với HPNT, thơ được tạo ra từ nỗi buồn Thơ ông được khai sinh từ chính kỈ ¡ của HPNT được sống đúng với những rung cảm sâu lắng của bản thể Và thơ ra đời trên chất cảm xúc buồn của bản thân mình Ở đó, cái
liệu chủ đạo là nỗi buồn Ông cho rằng, hành trình đến với thơ không chỉ là
một hành trình được vun vén bởi những cảm hứng mà còn là sự trở về đúng
nghĩa bản chất thơ Cổ nhân có câu: *Thơ chính là viết về cái đau, cái thốn, cái cảm của con người trước hoàn cảnh” Vì vậy, bản chất của thơ cũng đã
hàm chứa nỗi buồn Hiểu đúng bản chất của nỗi buồn trong thơ, ta sẽ nhận thấy hình như cái buồn, cái đau thương lại là nét đẹp thanh cao và trong sạch
Xuất phát từ quan niệm ấy, nỗi buồn trở thành thi liệu để HPNT sáng
tạo và thơ là nơi để ông diễn tả nỗi buồn Không phải ngẫu nhiên mà ông được mệnh danh là “nhà thơ của nỗi buồn” Bởi lẽ, vẻ đẹp của nỗi buồ
"hông chỉ là nội hàm thơ ông phan ánh, mà nó còn là ánh quang toát ra từ tỉnh thin, tir quan niệm và góc nhìn căn bản của thơ ông Trong nỗi đau, nó vẫn
toát lên vẻ điềm tĩnh, vẻ đẹp ở miền tinh thần còn vương víu Điều đó minh chứng cho quan niệm nghệ thuật đã được thâm thấu, nghiệm sinh của nhả thơ với toàn bộ mọi khía cạnh mả ông cảm nhận, phản ánh sau những nếm trải và thức ngộ Nhưng HPNT không chú tâm nhiều về câu chữ, không chạy theo
những mốt" của hình thức thơ, không phụ thuộc thơ truyền thống hay
hiện đại, mà đùng thơ để diễn tả vẻ đẹp toàn triệt của nỗi buồn, cốt sao mỗi
bài thơ là mảnh đắt bay lên của lời ca, sự chiu chắt của tình yêu thương, dù là
trong nỗi cô đơn, trống vắng đến hoang lạnh của ông về nỗi niềm thân phận
Mỗi quan tâm đau đáu, thường trực trong thơ ông vẫn là con người và cuộc
đời Vì thé, ngay cả ở những câu thơ, những bài thơ buồn nhất, vẫn vọng lên từ trong sâu thắm của nó tiếng thì thằm, vẫn thấy toát lên ở đó vẻ đẹp của nỗi
Trang 25
Mục đích cuối cùng của nhà thơ luôn hướng tới là vẻ đẹp và HPNT cũng không ngoại lệ Song, ông đã vượt thoát ra những cái đẹp vốn đĩ hiện
hữu bình thường mà tìm đến cái đẹp tiềm ẩn trong nỗi buồn để được sống với
nỗi buồn:
“Trên kỉ niệm giận hờn 'Có ngôi sao chiều tim
Là môi em cuối xuống Trên mình anh, vết thương”
(Bai ca sao)
Trong trạng thái chống chếnh tỉnh thức đó, HPNT đã hái được những câu thơ đẹp từ nỗi buồn Khi sống đúng với nỗi buồn, cảm và hiểu bản chất của nó, người nghệ sĩ sẽ biết tự chủ để quay trở về bản thể của ngọn lửa tâm hồn âm thầm cháy trong mạch tư duy của mình Tỉnh táo và sâu lắng, nỗi 'buồn mang ý nghĩa thật mông lung, không cùng
Với một cách nhìn khác, thơ với HPNT cần phải “trở về căn- nhà- ở - đời là nỗi buồn” Nỗi buồn được nhìn nhận một cách sâu sắc và nâng lên
thành triết lí Đó chính là vẻ đẹp của những nỗi đau và khát vọng đời thường
Buôn cũng như một thực thể gắn với con người, với cuộc đời Chính trong nỗi buồn, con người ta mới thật sự chiêm nghiệm được đủ đẩy những giá trị cuộc sống Nhờ có nỗi buồn mà “con người ta khát sống tốt đẹp hơn” Do đó, thơ một khi trở về đúng với “căn nhà” của nó sẽ đánh thức ở người đọc sự đồng
cảm, trăn trở, sự suy tư của những trải nghiệm Những câu thơ quay về đúng
với bản chất như thể sẽ thực sự có ý nghĩa với con người
'Bằng chất thơ là nỗi buồn HPNT đã bộc lộ quan điểm của ông về thơ
Buồn vẫn là căn nhà mà thi sĩ trú ngụ Bản thân nhà thơ làm thơ khi cô đơn
Trang 262Ị
nhau Bước vào thế giới thơ HPNT, ta bắt gặp những nỗi buồn mang dim màu sắc triết học, nỗi buồn làm nên chất thơ vả thành ngôi nhà tâm hồn, chốn trở về nương náu của hồn thơ ông Nỗi buồn trong thơ HPNT là nỗi buồn
khi đó là những “tình sử buồn” trong tình yêu, những thương nhớ đầy ấp trong tâm hồn con người thơ vốn đa cảm ấy, có khi lại là
nỗi buồn nhuồm màu thân phận Nhưng cho dù ở phương diện nào đi chăng,
nữa, nỗi buồn vẫn là nơi trở về của hồn thơ ông, ngôi nhà ở đời ấy là nơi nuôi
dưỡng rung cảm của trái tim, dệt sự rung cảm thành những vằn thơ qua những
dong chit dat dio Bởi vậy, ông càng nhận ra rằng, chỉ có về đúng “căn nha”
của nó là nỗi buồn thì thơ mới đích thực là thơ Một quan niệm rất riêng nhưng không kém phần sâu sắc và tinh tế của HPNT: “Mỗi người chỉ thực sự là chính mình trong căn nhà của nó Thơ cũng vậy, Thơ cần trở về căn-nhà đời của nó là nỗi buồn Một quyền của thi sĩ là quyền được buồn.”[34; 6]
Như vậy, nhà thơ giữ lại cho riêng mình nỗi buồn như một lẽ đương nhiên Cảm xúc ăm ấp của thơ sẽ được giữ nhịp trong căn nhà thật sự của nó “can nha nỗi buồn”:
“Nhà tôi ở phố Đạm Tiên Dưới dòng nước chảy bên trên có cầu
Có mùi hương cô đêm sâu
Cé lồi hoa biết ni sầu tháng năm”
(Địa chỉ buôn)
Căn nhà sẽ là nơi ấp ôm, che chở cho con người, và nỗi buồn sẽ là căn
nhà ở đời của thơ, nuôi đường để hồn thơ sáng tạo nên những giá trị đích thực Và trong căn nhà ấy, HPNT thực thỉ tuyên ngôn của mình: ông làm Thơ
không chỉ với những gì quí hiếm cẳn có trong Văn mà còn hơn thế nữa - với
Trang 27Qua những nét đặc trưng trong chặng dường sáng tao thơ của HPNT,
đặc điểm con người cũng như quan niệm nghệ thuật về thơ của ông có thể thấy đây l
it thi sĩ có tâm huyết, tận hiển hết mình vì nghệ thuật Bên cạnh
đó, tìm hiểu những vấn đề cơ bản về thơ trong suốt hành trình sáng tạo không
ngừng nghỉ của nhà thơ sẽ là điều kiện hình thành thế giới nghệ thuật thơ
Trang 28B CHUONG 2 HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG 2.1, HINH TUQNG C I TRÍ H 2.1.1 Cái tơi chiêm nghiệm về thân phận con người
Thơ vốn dĩ là nơi để con người bộc bạch những rung động của cảm
xúc, những trải nghiệm cuộc sống và thể hiện thể giới quan của mình Nếu với Hêghen “Thơ bắt đầu từ cái ngày con người cảm thấy cần sự bộc lộ mình
của mình” thì với HPNT, những trang thơ như mở ra thế giới một cái tôi
hướng nội, khắc kh:
nhuồm màu của nỗi buồn, trằm lặng mà đầy triết lí
đầy suy nghiệm ở cõi trần gian Cái tôi thân phận HPNT đã trải qua khói đạn chiến tranh Những trải nghiệm nơi chiến trường ác liệt đã giúp ông thức nhận cái mong manh của sự sống Hơn thế nữa, HPNT còn là một thẩy giáo dạy Triết, chịu ảnh hưởng sâu sắc của Triết
học hiện sinh, cho nên, trong ông luôn hiện diện nỗi ám anh séng-chét và
“tiềm thức thân phận mong manh”:
“Một nghìn năm sẽ qua nhanh
Ngõ xưa phố cũ cũng thành bóng rêu”
(Ngàn năm tóc bay)
'Vấn đề thân phận con người không phải là tâm trạng của riêng ai Sống chết là quy luật muôn đời, là định mệnh tiền kiếp của con người Vấn để là
quan tâm nhiều hay ít và bộc lộ sự ám ảnh về sống chết dưới hình thức nào, Ở
nhiều góc độ khác nhau, qua tác phẩm nghệ thuật các thí sĩ đã thăng hoa và
giải thoát cho những dự cảm và triết lý của họ về cái chết Nếu với Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ cái chết là những dự cảm bắt nguồn từ thực tế ác
Trang 29thơ, thể hiện rõ sự ảnh hưởng của Phật giáo và chủ nghĩa hiện sinh Mi van
thơ như một lời tự vấn từ đáy lòng:
“Dau di hét cuộc đời
Noi này tôi gửi bóng,
Gửi cả tiếng khóc cười
Củađời
vang vọng”
(Nơi tôi gửi bóng)
HPNT sinh trưởng và lớn lên ở Huế, mảnh đất của văn hóa Phật Giáo
và nhà thơ đã từng tham gia vào phong trào chống Mỹ Ngụy với Phật từ Huế
Thế nên, tâm hồn nhà thơ cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng tư tưởng của đạo Phật Vì vậy, tiềm thức thân phận mong manh với những nghĩ suy lật trở về sự sống, cái chết đi vào thơ HPNT một cách hiển nhiên Thắm nhuẳn tư tưởng Phật Giáo, nhà thơ luôn trăn trở về kiếp người Cộng với trực cảm của con người hiện sinh tồn tại trong ông đã hình thành cái tôi thân phận với những
ám ảnh mơ hồ:
“Rồi sẽ một ngày tóc trắng
Nhung long anh vẫn khôn nguôi
Thời gian sao mà xuẫn ngốc
Mới thôi đã một đời người”
(Dù năm dù thắng) Cái hư vô, lo âu, trăn trở không ngừng của nhà thơ chính là dấu ấn rõ
nét của triết học hiện sinh Một đời người tựa một chớp mắt, khi vòng xoay
thời gian không dùng lại để chờ đợi bắt cứ ai, khi những dự cảm chia xa cứ vay lấy nhà thơ trong nỗi lo sợ cuộc đời kia sẽ vội vàng khép lại thì hiển hiện trong vô thức là hình ảnh loài chim nhỏ, bé bỏng giữa đắt trời:
“Con chim sơn ca ngày thơ bé
'Nó bay về hót mãi không thôi”
Trang 3025
Trần gian hóa ra cũng chỉ là cõi tạm bợ diệu thường để nhà thơ gửi lại
"hút hương cho gió” Nếu Trịnh Công Sơn, người bạn thân của nhà thơ đã
khẳng định thân phận bằng nhạc thì có thể nói, với riêng HPNT, ông đã
khẳng định thân phận bằng thơ” Nhà thơ ý thức được toàn cõi nhân sinh của
một thân phận Với ông, con người tồn tại trong trần gian này là phận phủ du,
nỗi tôi bọt bèo:
Cánh phù du bay hoài không nghỉ “Chút thời gian lay động ở trên cao
'Bụi phù du kết thành tỉnh thể Người trần gian mê mãi nhìn sao”
(Tinh sic Hy Lap)
Con người vốn dĩ cũng chỉ như người lữ khách trong một cõi của riêng mình Có lẽ, ở một góc nảo đấy trong thẩm sâu tâm hồn, ông đã gặp được
mình như trong tho haiku cia Basho:
“Một lữ khách
Xin gọi tên tôi là thế
Con mura mia thu may”
Trước cuộc đời, nhà thơ cũng chi xin là một lữ khách của hành trình hữu hạn thân phân Người thi sĩ ý thức rõ nét về thân phân của mình trong đời
n với tình yêu vô cùng kia Đối thoại với chính mình, đối thoại với thân phận và đối thoại với thơ, HPNT đã bước trong một hành trình trở về
thân phận cùng thơ
“Dù năm dù tháng em ơi Tim anh chỉ đập một đời Nhưng trái tìm mang vĩnh cửu
“Trong từng hạt máu đỏ tươi”
Trang 31Nỗi ám anh phi du, ám ảnh tàn phai ma mị đã ăn sâu, bám rễ không chỉ
trong tiềm thức mà cả trong kinh nghiệm sống của nhà thơ Ông đã triển khai tứ thơ bằng sự liên tưởng độc đáo từ sâu trong tiềm thức thành “mệnh đề triết học đầy sức ám ảnh về sự “xuân ngốc” của thời gian sống một đời người” [34,196] Trong vô thức, nhà thơ như “nghe thấy được tiếng nói của mình từ
thể giới bên kia vọng la, va thé là hai thể giới âm dương cùng hỏa quyện vào nhau” [34,187] Phải chăng cũng vì thế mà ông mang tâm trạng tiếc nuối vời vợi, thấu hiểu sự mong manh của thân phận trước cõi đời:
“Mai kia rồi cũng xa người Tôi về ngủ dưới khung trời mộng mơ
Co nang te xa tiên nga Quy hôn cát bụi khóc 6a như mưa”
(Vé chơi với c6) Ám ảnh tàn phai của thân phận, kiếp người trong cuộc hành trình bất
tận mang tên cuộc sống đã kỊ
ad
hiện hữu của phận người quá vô thường, mỏng manh đến bàng hoàng:
nhà thơ lắng nghe những âm vọng nhân sinh chiêm nghiệm sự phôi phai của cõi đời Xuyên suốt hồn thơ HPNT, su
“Những chiều Bến Ngự giãng mưa 'Chừng như ai đó gọi tôi mơ hồ T “Chỉ nghe tiếng gió thơi ngồi hành lang” (Địa chỉ buôn) Khoảnh khắc nhà thơ lắng nghe tiếng gọi mơ hồ như mớ ra một địa giới ra mở cửa đón người
của cõi mơ, hay nói đúng hơn nó phảng phat du vị “cõi âm” Cái tôi như bang ‘qua ranh giới của hai thế giới thực và ảo, “đi mê trong thể giới tâm linh”
Những bài thơ viết về thân phận con người của HPNT là nỗi ám ảnh
Trang 3227
âu về cái chết (thực chất cũng là nỗi buồn) trong tương quan với sự sống.”
[34; 200] Đời sống là khổ đau và không có điều gì là vĩnh cửu là hai chân lý
nhuốm màu Phật giáo được lặp đi lặp lại nhiều lần trong thơ ông Và cái chết
vẫn luôn là nỗi ám ảnh, lửng lơ ngay trên đầu Theo ông, cái chết xuất hiện dường như cùng thời với sự sống và có vai trò không nhỏ trong đời sống tỉnh thần của mỗi chúng ta, trở thành nỗi ám ảnh đối với con người Cho nên, vấn để muôn thuở của con người, “vòng quay sống chết” được nhà thơ nâng thành
triết lí về sự ngắn ngủi của cuộc đờ
Mượn hình ảnh hoa phù dung trong
khoảnh khắc đổi màu, tác giả đã tinh t mở ra quy luật của thời gian: “Anh hái cảnh phù dung trắng
“Cho em niềm vui cầm tay
Mau hoa như màu ánh
Budi chiéu chợt tím không hay”
(Dù năm dù thắng)
Kiếp người là cái nghiệp của số phận Theo Phật pháp đó là sự luân
Phạm trù triết học này đã được nâng lên thành triết lí trong thơ HPNT Giữa
bến bờ sống chết mong manh và nỗi lo âu thường trực, những vần thơ trăn trở của ông cũng là những khắc khoải của cái nhìn thấu suốt về quy luật của sự sống, cái chết Vì thế con người hiện sinh trong thơ HPNT là con người tỉnh
ngô, dám nhìn thẳng vào sự thật với nhãn quan, với khả năng của mình:
“Đã đến lúc phải nghĩ về món quà tặng sau cùng đời dành cho anh 'Không phải là lời nguyện cầu về nghìn thu
(anh biết đẩy, thời gian với anh lúc Ấy đã cũng tân)
Hoa cũng không còn nghĩa lý gì (anh biết đấy,
Món quả tặng sau cùng đời dành cho anh,
Là nắm đất ủ hơi bàn tay bạn bè
ra chỉ còn cỏ mọc lên quanh anh) Sẽ gửi theo anh
Trang 33Cái nhìn chăm chú vào sự chết đã xua di nỗi sq hi
tột cùng của mắt
mát để kiểm tìm đằng sau cái chết và nỗi khiếp sợ ấy những ý nghĩa và sự tái
sinh Có thể nói, "cái chết” đã được HPNT chạm vào như một đối tượng thắm
mĩ để tâm niệm về triết lí "sống-chết” một cách nhân văn Nhà thơ đã đảo sâu
vào cái tôi bản thể, biến nó thành cái tôi chứa đựng những chiêm nghiệm, trăn
trở và rung cảm sâu xa trước cuộc đời Chính sự chiêm nghiệm vẻ thân phận
con người với lẽ sống chết hiện hữu đã khiến nhà thơ nguyện sống hết mình với đoạn đời còn lại Ở đây, có thể thấy sự gặp nhau trong tư tưởng giữa HPNT và đại thi hào Án Độ R.Tagore Nhận thức, li gi
chết khiến nhà thơ có về sự sống và cái
lón nhận cái chết bằng một cảm giác nhẹ nhàng
Có thể thấy, trong thơ HPNT đẩy ắp những suy ngẫm về cái chết
Những cảm xôc, suy tưởng về cuộc sống cơn người được thể hiện bằng những
lời thơ bình dị không chút điểm tô nhưng chứa đựng nhân sinh quan sâu sắc
Theo HPNT những suy nghĩ, lắng lo về sự chết chính là sự ý thức một cách
sâu sắc về cái hữu hạn của cuộc sống con người Cuộc sống con người sẽ giống nhau ở cái chết, nhưng khác nhau ở phần để lại Sự hữu hạn của cuộc đời sẽ hố thành vơ hạn khi con người sống hết mình cho cuộc đời trần thế
'Vậy nên, trong thơ ông không chỉ tồn tại nỗi ám ảnh về cái chết mà còn đầy ấp niềm khao khát gắn bó với cuộc đời
'Văn chương xét đến cùng cũng chính là thân phận con người Tác
phẩm văn chương chỉ có giá trị khi người nghệ sĩ nhận thức rõ bản chất của con người Cái tôi trong thơ HPNT ngoài suy tư, chiêm nghiệm về sự sống,
cái chết còn đi sâu vào bản chất cô đơn công nỗi đan trong tinh yêu của con
người
Những cuộc tình đến đi là những chặng đường trải nghiệm của cái tôi
đa cảm, lặng thầm, hòa mình trong cõi vô cùng của nỗi buồn mang tên thân
phân Tình yêu lặng lẽ đi qua từng trang thơ tình của HPNT Với ông, yêu là ều hơn ước muốn được nhận lại Có lẽ thế mà cái tôi tràn ngập
Trang 342»
“C6 budi chiéu nao nhu chiéu nay Căn phòng anh bóng tối dâng đầy
Anh lặng thẳm như cái bóng Hoa tản một mình mã em không hay.”
(Dạ khúc)
¡ hiện sinh chất chứa một nỗi niềm không ai thấu tỏ, sự hoang lạnh đẩy nỗi buồn thân phận lên đến đỉnh điểm Và như thế, những giắc mộng buồn ám ảnh, nỗi đơn côi vây lấy tâm hồn khiến nhà thơ không thôi khao khát
giấc mộng tình yêu:
Có chiều nào như chiều xưa
Anh về trên cát nóng, Đường đài vành môi khát bỏng
Em đến dịu dàng như một cơn mưa”
(Dạ khúc)
Cái tôi nghệ sĩ luôn cần có đủ nỗi buồn để thấy mình còn tồn tại giữa
cuộc đời, cằn những giây phút đắm mình trong cô đơn để nhận ra mình yêu
đời, yên người và đôi khi phải rơi xuống đáy của nỗi buồn để chiến thắng nỗi
ám ảnh về thân phận, về cái chết, sự tàn phai HPNT để cái tôi của mình “đi
mé” trong mọi ngõ ngách của mê cung cuộc đời Ông đã nhận ra sự vận động,
'yêu trong chính bản ngã mỗi con người
Mỗi một bài thơ tình của HPNT là một bức tranh về những khoảnh
khắc của cái tôi trữ tình tràn ngập ước muốn suy tư “Thơ tình Hoàng Phủ của
Ngọc Tường đẹp muốn khóc "{35] Có lẽ vì thân phận của tỉnh yêu trong cảm
quan “cho-nhận” được tô vẽ bởi màu sắc của nỗi buồn đã làm cho nó mang vẻ đẹp “ma mị” khó cường Tình yêu-phận người-khổ đau-hi sinh thằm lặng tắt
cả hòa vào nhau tạo nên một cái tôi rất riêng của HPNT Cái tôi chiêm
nghiệm về thân phận con người trong nỗi đau tình yêu, trong sự cô đơn là
hành trình nhà thơ "quay quất” đi tìm những cung bậc thẩm sâu của cảm xúc
Trang 35“Những hành tỉnh ngẫm rồi thấy lạ 'Bềnh bồng mà vẫn theo nhau Anh với em, thì cũng lạ
'Bềnh bồng cho tới mai sau”
(Bênh bông cho tới mai sau)
Rồi phút chốc, cái tôi xoay trở, nhà thơ hoài nghỉ chính minh trong
cquạnh qué
Tôi nhìn trong khoảng mông lung ấy Chỉ có tôi ngồi với bóng tôi”
(Thiền định)
Cô đơn và tình yêu là những vấn để muôn thuở của phận người Với HPNT, cô đơn trong tình yêu, âu lo và suy tư để cái tôi mang nỗi buồn trở về đối diện với chính mình, tìm lại mình trong cuộc hành trình mang tên thân
phân
'Vẽ tôi một nét môi cười
Một dòng nước mắt một đời phủ du”
(Ve wi)
Giữa thế giới mênh mông kia, vẫn còn nhiều điều chưa thể nào giãi bảy, thấu tỏ Trăn trở, suy ngẫm để tìm thấy chính mình trong nỗi buồn rũ
rượi của phận đời Cái tôi chiêm nghiệm về thân phận con người âu cũng, chính là con đường nhà thơ trở về với cái bản ngã sâu thắm, với con người
luôn khát khao sống tận hiển với cuộc đời:
“Khoảng trời xanh mơng lung “Tơi đi hồi chẳng tới “Tôi ném vào tân đáy Nỗi khát vọng vô cùng”
Trang 3631 112
suy tư về số phận của đất nước, quê hương
Cũng như khá nhiều nhà thơ, nhà văn khác, HPNT sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh chiến tranh, trực tiếp tham gia vào cuộc chiến chung của dân tộc Cho nên, trong tập thơ đầu tay, cái tôi của HPNT gói trọn một nỗi niềm suy tư của ông với đất nước, quê hương
Một điều dễ nhận thấy trong con người HPNT là tâm hồn luôn nặng
lòng với quê hương, đắt nước Bản thân ông không bao giờ thôi trăn tr, ước ao, mong môi quê hương có một ngày mai tươi sáng, không còn cảnh chỉnh
chiến, lầm than Cho nên, trong thơ ông có thể thấy cái tôi trữ tình đã hòa cùng nỗi đau của dân tộc, cái tôi tình nguyện lên đường:
“Em nhìn thẫy muốn hỏi Nước mắt thầy tuôn rơi
Đừng hỏi nữa em ơi
‘Thay lên đường đánh Mỹ”
(Câu hỏi) Niềm trăn trở thúc giục nhà thơ dn thân Trên con đường hành quân
máu lửa, khi súng đạn, bom rền vẫn dội bên tai hằng ngày, người thi sĩ, người chiến sĩ ấy không thể nào im lặng, ông luôn mang trong mình những câu hỏi thôn thức tân đáy lòng:
“Ai hành quân qua đây?
Đất vẫn in mòn lối cũ
Ai dừng chân nơi đây?
Đá vẫn nguyên hình bếp lửa Đồng chí nảo chia tay nơi đây?
Nga ba rừng hoang dầy lá”
(Tôi đi trên những con đường rừng cũ)
Trang 37là ân tình, là nỗi niềm của đứa con đang cùng toàn quân giữ gìn non sông, đất
nước:
“Tôi đi trên những con đường ấy
Mang Việt Nam trong linh hồn
Cuộc hành trình hai mươi năm chân chưa hề mỏi
'Nên tôi theo đường rừng mê mải vượt Trường Sơn”
(Tôi đi trên những con đường rừng cũ)
Mỗi thi sĩ có một cách nhìn riêng để qua đó thể hiện suy nghĩ của mình bằng phương thức riêng Với một tâm hồn luôn ưu tư như HPNT, từng bước
chân hành quân là một vết thương lòng nhức nhối của ông khi đối diện với cơn dau dài mà nhân dân, đắt nước đang ngày ngày gánh chịu
“Đường phố ấy bây giờ giặc chiếm Ngã ba ngã tư quỷ sứ đứng giăng bầy Từng hơi thở của mái trường uất nghẹn
“Trong khói mù lựu đạn hơi cay”
(Đường phố dy) Nhịp thơ của cảm xúc, của tiếng lòng nặng tu những day dứt, đón
đau Chứng kiến thảm cảnh chiến tranh, nhà thơ đau cùng nỗi đau của dân
tộc Tận sâu nơi trái tìm ông là những xót xa, vụn vỡ đến nghẹn ngào:
“Sáng nay mang khăn trắng
Em thành trẻ mỏ côi
Hôm qua trên đường vắng,
Mỹ giết mẹ em rồi”
(Câu hỏi)
Trăn trở với hiện trạng của đất nước, nhà thơ luôn tự vấn với lòng mình, lắng nghe lời của trái tim thôi thúc mà hình thành ý chí sôi sục, quyết
Trang 3833
“Đánh địch mà đi
Mở đường mà tiến
“Quả tìm hồng Đông Dương Máu không bao giờ đổi hướng
Này kẻ thù cuồng ngông Đường ta đi vẫn dài vô tận
Đường ta đi dai mãi đến quang vinh
Đường ta đi mang tên Hỗ Chí Minh”
(Ta xây mộ mày ở Bản Đông)
Ý thức về lòng căm thù lũ giặc bán nước, cướp nước không lúc nào nguôi, nó góp phần dấy lên sự phẫn nộ của ông:
*Khơng thể mặc cho lồi bán nước Vung bin tay cướp đoạt những thiêng liêng
Không thể mặc cho quân xâm lược
Để rồi từ đó, ý chí chiến đấu tràn đẩy trong lòng, là động lực
người lính vượt lên mọi khó khăn, nguyện một lòng vì non sông, đất nước:
“Tôi thầm lặng dâng người tất cả Ôi Việt Nam nghìn năm, Núi Sông-Núi Sông”
(Năm năm ta di) Người chiến sĩ với tâm hồn nghệ sĩ dạt dào xúc cảm là một nét đẹp của hồn thơ HPNT Âm thầm, lặng lẽ, chàng lính ấy cuối cùng cũng chỉ mong đóng góp sức mình cho Tổ Quốc yêu thương:
“Đã góp vào đất nước
Cuộc chiến đầu âm thầm
Hiểu nghĩa đời tha thiết “Thương tóc hoài ngàn năm”
Trang 39“Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu”, trong lòng HPNT lúc này Tổ quốc là tiếng gọi thiêng liêng, là hình ảnh chất chứa niềm suy tư Tổ quốc vốn
đã được khá nhiều các nhà thơ khai thác Nếu Chế Lan Viên, Huy Cận, Lê Anh Xuân xuất phát từ điểm nhìn lịch sử để xây dựng hình tượng Tổ quốc
thì HPNT lại có cách biêu hiện riêng về hình tượng này Tô quốc qua đôi mắt
nhà thơ là một thực thể với vẻ hùng vĩ, choáng ngợp: *Tôi trẻo lên trên đỉnh Trường Sơn
Nhìn thấy quê hương nguyên hình chữ S Thay con séng Hồng đỏ máu ra khơi "Thấy mũi Cà Mau nhọn vút chân trời”
(Hành trang)
Bắt nguồn từ cảm quan thiên nhiên: thiên nhiên là một thực thể có tâm hồn cho nên hình ảnh Tổ quốc trong thơ HPNT mang dáng đắp con người, trở
thành người hằng đêm bầu bạn với nhà thơ trong những đêm hành quân nơi chốn rừng xa “Một đôi mắt sao Hai đôi mắt sáng 'Tổ quốc nhìn tôi Một trời mắt sáng
Đêm hành quân tôi ngủ dưới ngàn sao
“Thấy đất nước cười lắp lánh chiêm bao”
(Ngủ đưới sao)
Từ tâm thức đối thoại với thiên nhiên trong kí, HPNT đã tiếp tục chuyển tiếp nó vào thơ Ông coi thiên nhiên là những sinh thể Dường như
nhà thơ lắng nghe, cảm nhận và giao hòa đến từng vi mạch của vạn vật Chính
Trang 40
35 những năm tháng chiến chỉnh là tắm lòng dành trọn tình yêu chung cho đất nước: “Tổ quốc mến yêu Tôi sẽ bảo vệ Người Dù một vùng trời Một dòng sông nhỏ không tên” (Ngủ dưới sao)
én tho HPNT, Tổ quốc không còn được cảm nhận ở bình diện lịch sử nữa mà trở thành một tâm hôn đồng điệu, là nơi để nhà thơ gửi gắm, giãi bay những nỗi niềm suy tư nơi đáy lòng
Quê gốc ở Quảng Trị nhưng HPNT sinh ra và lớn lên ở Huế Phần lớn
cuộc đời ông đã gắn bó với mảnh đất yêu thương này Vì thế, không phải
ngẫu nhiên mà xứ Huế lại hiễn hiện trong thơ ông Từ những ngày còn là sinh
viên, nhà thơ đã luôn tranh đấu để bảo vệ cho xứ Huế xinh đẹp, mộng mơ
“Ơng ln nhìn thấy ở Huế những nét đẹp lung linh sắc màu Đó không chỉ là
vẻ đẹp đắm say với núi Ngự, sông Hương, hoa trái quanh vườn ở bút kí mà
còn là vẻ đẹp của thành phố ân tình, sôi sục tinh thần chiến đấu trong thơ: “Nên Huế đã trăm lần nỗi day
Đường càng đi dấu chân người càng đông”
(Những dẫu chân qua thành phô) Quê nhà giờ đây đang từng ngày phải đối mặt với chiến tranh tàn khốc
Nhưng trong tâm trí ông lúc này, Huế mang một vẻ đẹp mới, vẻ đẹp của thành
phố anh hùng trong chiến đấu, đối lập với vẻ dịu dàng vốn có của nó: “Lời đất nước giương trùng cờ biểu ngữ
Người đi lên tóc lộng nắng như cờ Đường áo trắng hôm nay thành sông lửa
Nổi đuốc thiêng nhìn rõ mặt quân thù”