Đề tài Tiểu thuyết Hồ Anh Thái từ góc nhìn liên văn bản nghiên cứu một cách có hệ thống những biểu hiện của tính liên văn bản trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, chỉ ra các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc của liên văn bản, qua đó khẳng định những giá trị nghệ thuật liên văn bản trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái.
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO
DALHOC DA NANG
NGUYEN VĂN THÀNH
TIEU THUYET HO ANH THAI TU GOC NHIN LIEN VAN BAN
'Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34
LUẬN VAN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS HÒ THỂ HÀ
Trang 2Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐÀU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đẻ 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
4, Phuong pháp nghiên cứu 10 5 Đồng góp khoa học của đề tài "
6 Cấu trúc đề tài 12
CHƯƠNG 1 KHAI LUQC VE Li THUYET LIEN VAN BAN VA
VAN CHƯƠNG HỒ ANH THÁI 3
1.1 KHÁI LƯỢC VẺ LIÊN VĂN BẢN 13
1.1.1 Quan niệm vẻ liên văn bản 13
1.1.2 Liên văn bản và văn học hậu hiện dại 2B
1.2 LIEN VĂN BẢN VÀ VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC Ở VIET
NAM 26
1.2.1 Tiếp nhận 27
1.22 Thể nghiệm 29
1.3, HO ANH THAI TRONG DONG CHAY VAN HOC HIEN ĐẠI 31
1.3.1 Quan niệm nghệ thuật về tiểu thuyết của Hồ Anh Thái 31
1.3.2 Dấu ấn của Hồ Anh Thái trong văn học Việt Nam sau 1986 35
CHUONG 2 LIEN VAN BAN TRONG TIEU THUYET HO ANH
THAL TU PHUONG DIEN NOI DUNG 38
2.1 TIỂU THUYET HO ANH THAI - LIEN VAN BAN TU GOC NHIN
VĂN HỌC 38
2.1.1 Liên van ban trong nội tại sáng tác Hồ Anh Thái 38
Trang 4
2.2.1 Tiểu thuyết Hồ Anh Thái và sự đối thoại với Phật sử 55
2.2.2 Tiểu thuyết Hồ Anh Thái - liên văn bản từ dấu ấn văn hóa dân gian 59 2.3 TIÊU THUYET HO ANH THAI - LIEN VĂN BẢN TỪ GÓC NHÌN CÁC HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI, THÁM MĨ 63 2.3.1 Triết học 63 2.3.2 Điện ảnh 6 2.3.3 Âm nhạc 7
CHUONG 3 LIEN VAN BAN TRONG TIEU THUYET HO ANI
THÁI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC T§
3.1 NGHE THUAT GIEU NHAI 75 3.1.1 Nhai văn học T5 3.1.2 Nhại các hình thức điễn xướng 84 3.2 NGHE THUAT LAP LAI, PHONG THUAT 87 3.2.1 Nghệ thuật lặp lại 87 3.2.2 Nghệ thuật phỏng thuật 90 3.3 NGHỆ THUẬT TÍCH HỢP NGƠN NGỮ VÀ THÊ LOẠI 9 3.3.1 Tích hợp ngôn ngữ 9 3.3.2 Tích hợp thể loại 99 KẾT LUẬN ° 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
Trang 51 Lí đo chọn đề tài
Văn học Việt Nam từ sau năm 1986 đến thập niên đầu thế ki XXI có nhiều bứt phá mạnh mẽ, đặc biệt là sự sóng iại của thể loại tiểu thuyết với độ kết tỉnh cao trong tư duy nghệ thuật, làm cho đời sống văn học trở nên đa dạng với nhiều sắc thái Với tư cách là sản phẩm của loại tư duy nghệ thuật tổng hợp, tiểu thuyết là nơi mà nhà văn có thể thể nghiệm và biểu đạt đến tột
cùng mọi nghĩ suy, sáng tạo của mình Bên cạnh đó, sự trỗi day của ý thức cá nhân trong thời đại dân chủ đã khơi dòng cho những cảm hứng sáng tạo nghệ thuật theo cảm quan hậu hiện dại Xu hướng dân chủ hóa mớ ra không gian cho ví tìm tòi, thể nghiệm những phương thức biểu đạt mới, chính
điều này đem đến cho văn học nhiều nội dung phong phú, mới mẻ, nhiều thức biểu đạt uyén chuyển, hiện đại Từ đây, bức tranh văn học Việt Nam nói
chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng đã vượt thốt ra khỏi khn mẫu truyền
thống để hòa mình vào dòng chảy văn học đương đại th giới
Trong dòng chảy ấy, Hồ Anh Thái nổi lên như một hiện tượng khá tiêu
biểu, thành danh trên văn đàn Việt Nam khi chưa tròn 20 tuổi và là một trong,
những cây bút văn xuôi lực lường có khối lượng sáng tác đồ sộ với khoảng bốn chục đầu sách, có nhiều tác phẩm đoạt giải và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thể giới Trong văn chương Hồ Anh Thái, người đọc sẽ cảm nhận
lạ xã hội qua một lăng kính khác, đôi lúc rất chân
được sự hỗn tạp của đời
tình, đôn hậu, nhưng đôi lúc cũng giễu cợt sâu cay và đầy chất triết luận Là
nhà văn có kỹ thuật vi
đa chiều về hiện thực
tất mới, sáng tác của Hồ Anh Thái thể hiện cái nhìn
Trang 6Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của Hỗ Anh Thái, mỗi
công trình sẽ có cách tiếp cận trên những bình điện khác nhau để góp thêm
cách nhìn nhận, đánh giá đầy đủ và chân thực hơn về văn chương Hồ Anh
‘Thai và vị trí của nhà văn này trên văn đàn, Tuy nhiên, hành trình khám phá
ấy vẫn đang tiếp diễn, mà tiểu thuyết của Hồ Anh Thái là mảnh đắt màu mỡ
còn nhiều vấn đề khá thú vị, có sức “vẫy gọi” người đọc Ở góc độ khác, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu Tiểu thuyết Hồ Anh Thái từ góc nhìn liên văn bản đê có cách tiếp cận mới mẻ hơn, nhằm góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật văn xuôi Hồ Anh Thái Đồng thời, qua đó chúng ta có thể nhìn thấy rõ hơn sự vận động của tư duy tiểu thuyết trong giai đoạn hiện nay
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
“Xuất hiện và trở thành hiện tượng độc đáo trên văn đàn Việt Nam từ sau
năm 1986, Hồ Anh Thái không di theo quy củ, khuôn mẫu văn học truyền
thống, mà thể nghiệm cảm quan nghệ thuật với nhiều cách tân, mới mẻ Sự thành công của Hỗ Anh Thái góp phần đưa tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam tiến đến cao trào, tạo bước ngoặt phát triển văn học dân tộc, xoá bỏ
khoảng cách tư duy nghệ thuật giữa văn học Việt và những nền văn học tiên
tiến của nhân loại Tác phẩm của Hồ Anh Thái được dư luận
bài viết, công trình phê bình về văn xuôi của tác giả này có sự định hướng, quan tim, các
khơi gợi sức khám phá thú vị Để có cái nhìn tổng quan về văn xuôi Hồ Anh
Thái, chúng tôi chia cá
3.1 Nghiên cứu về văn chương Hồ Anh Thái
Nghiên cứu văn chương Hồ Anh Thái, có khá nhiều công trình tập trung
e nghiên cứu thành hai nhóm cơ ban:
Trang 7
sâu sắc và toàn diện văn chương Hồ Anh Thái, nhất là trên phương diện nghệ thuật: “Hiện thực trong thé giới nghệ thuật Hỗ Anh Thái vì thể, không phải là thứ hiện thực “dẹt”, “phẳng” mà góc cạnh, nhiều chiêu” [12, tr.177] Thế
giới nghệ thuật văn xuôi Hồ Anh Thái rất đa dạng, luôn dn chứa những tầng,
bậc khác nhau, khám phá ở bình diện nào cũng mới mẻ Có những bài viết
đánh giá toàn điện nhưng cũng có những bài viết đánh giá từng tác phẩm cụ thể của Hồ Anh Thái Trong bài Lấy sự ổn hỏa mà đáp lại, tác giả Nguyễn Minh có sự nhìn nhận riêng: “mỗi người khi đọc Đức Phat, ning Savitri va tôi sẽ có một văn bản của riêng mình, khác với văn bản của chính tác giá, khác văn bản của những độc giả khác” [36]
“Trên nền tảng trí thức và vốn sống khá dày đặn khi được trải nghiệm
trong những nên văn hóa Á Đông, Hồ Anh Thái hấp thu và chuyển tải ngụ
trí thức đó vào từng trang viết của mình Trong bài Niững cách tân quan
“niệm nghệ thuật vẻ con người trong tiểu thuyết Hỏ Anh Thái, đồng tác giả Bùi Thanh Truyền - Lê Biên Thùy khái quát: “ phá vào đời sống văn học một luông sinh khí mới với một cách viết “quen mà lạ”: rất giàu tính hiện thực
dan cài nhiều yéu 16 hư do, đôi khi ma quai” (69, t.171] Hiện thực trong văn
chương Hỗ Anh Thái được khám phá ở nhiều góc độ bằng nhiều bút pháp Là
nhà văn có ý thức cách tân nghệ thuật ráo riết, Hồ Anh Thái say mê chiếm
Tinh, miêu tả hiện thực cuộc sống một cách sâu sắc, nhiều tầng bậc và độc đáo
thông qua các tác phẩm của mình Tiểu thuyết Hồ Anh Thái là một bức tranh đa dạng về xã hội Việt Nam và nền văn hóa Á Đông; bằng kỹ thuật xử lý
khéo léo, những đề tài khác nhau hiện ra có đủ độ tỉnh tế, khiến người đọc
nhằm tưởng rằng nó thật giản dị
“Trên từng trang văn của Hồ Anh Thái, ngôn ngữ như một thứ trò chơi đầy hấp dẫn, quyến rũ người đọc bằng những cách biểu hiện sáng tạo Trong
Trang 8Tác giả Anh Chỉ với /liện tượng văn chương Hỗ Anh Thái nhận định: "là nhà
văn của cuộc sống đang cuỗn cuộn trước mắt Anh khám phá những vía, những tầng của nó và viết về những vấn để của nó” [7] Còn Hoài Nam có nhiều bài viết nhận định khá thú vị vẻ tiểu thuyết Hồ Anh Thái như Phát sứ và hư cấu văn chương (Báo Văn nghệ, số 19/2007), Hồ Anh Thái - người lúc ào cũng đang viết (Báo Văn nghệ, tết Mậu Tý 2008) tắt cả đều “mang đến
cho người đọc cái khoái cảm được du hi xuyên thời gian” [31, tr9]
Mỗi bài viết nghiên cứu về văn chương Hồ Anh Thái đều tiếp cận ở
những phương diện khác nhau Nhà văn Ma Văn Kháng trong bài Cái mà vấn
nhận định về giọng điệu: “có cái thông minh, hóm hình,
chương ta còn th
vừa sâu sắc vừa có tính truyền thông ( ) Chất trào phing, giéu nhai cay
chua mà tâm thiện, chất này văn chương ta thiểu quá Không có tài, chịu đấy?" [33] Trong bài viết khác Giọng điệu Hồ Anh Thái Ma Văn Kháng đã khu biệt rõ ràng giọng điệu: “Một giọng điệu độc đáo, hiếm hoi, ngoài Hỗ
Anh Thai hign khé thấy ở nhà văn nào khác ở xứ ta” [34] Đùng là "độc đáo ”
và “hiếm hoi”, giọng điệu đó chỉ có ở Hỗ Anh Thái, không nhằm lẫn vào đâu
được Khi đi sâu vào thể giới văn chương Hồ Anh Thái, sẽ cảm nhận được
hi chay, giáo điều Đúng là một thế giới văn chương rất đa dạng va độc đáo, một lối viết khá duyên dáng, nhiều suy ngẫm nhưng không sa đà vào tri
đường như "tác giá không buông tha bắt cứ diéu gi” (50, 1.330], tong cái đa dang ấy, tất cả mọi thứ *được quy chiếu trong cát nhìn trào lộng, phông đại
để rồi bắt ngờ thu hẹp lại sắc nét va tinh qudi” (50, 329-230]
Liên quan đến giọng điệu, Nguyễn Anh Vũ với bài #fơn cá sự thật đánh
Trang 9dain, tan nhẫn” [71, tr.302-303] Về mặt cầu trúc, nhiều tiểu thuyết có kết cấu lạ thường, kết hợp với giọng điệu để tạo nên một phong cách rất riêng, như Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét: “Cúc giọng Äết đan xen quần quyện vào nhau nhự một bản giao hưởng” [56, tr.293] Và khi nhận định về Đức Phái,
nang Savitri va ti, the giả này cho tằng: “được v ét dựa trên nên táng một
căn tính viết đậm đặc chắt trừ tình - giễu nhại thâm sâu kiễu văn hóa phương Đông” [57, tr470] Giọng điệu là một trong những phương diện nghệ thuật
đặc sắc của tiểu thuyết Hồ Anh Thái, trong đó nhiều giọng điệu kết hợp nhuần nhuyễn với nhau như Nguyễn Đăng Điệp khái quát: “có thé bat gap những mau giọng khác: trẻ trung, tỉnh nghịch, nhưng cũng rất hóm hình ( ) Chat
giọng trữ tình đã nhường chỗ cho một giọng văn sắc lạnh” [12, t.184 Chính
vill
, có người gọi đó là “giọng tiểu thuyết đa thanh” [56],
Tiểu thuyết S8C là săn bắt chuột là tác phẩm đặc sắc của Hồ Anh Thái được vi
với bài Giữa chuột và ngưởi, nhận xét về cách sử dụng thủ pháp giểu nhại:
theo lỗi văn chương kì ảo nhưng lại đậm chất giễu nhai Vân Long
“nhà văn hành xử với cái ác, cái kệch cỡm, lỗ lăng bằng vũ khí giễu nhại có vẫn, có điệu, vĩ khí này đã đạt mức siêu đẳng” [22] Thủ pháp giễu nhại được Hỗ Anh Thái sử dụng có chọn lọc, tỉ mẫn Cũng chính nhà phê bình này nhận
định *tác giá không coi trọng cốt truyện, chỉ dựa vào đó để tỉa tốt, tung lưng, tham ác của con
đùa cợt, châm biểm, giễu nhạt những thói tật gi:
người trong xã hội hiện đại" [22]
Bên cạnh đó, cách xây dựng nhân vật trong văn xuôi Hồ Anh Thái cũng,
được dư luận khá quan tâm như Lê Minh Khuê với bài viết Như lẩn đọc đâu
tiên, còn Hoài Nam thì cho rằng HỖ Anh Thái - người lúc nào cũng đang viết Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật, tác giả Trần Thị Hải Vân trong bài viết Một chiêm nghiệm 'cõi người của Hỗ Anh Thái cho rằng: “Bên
Trang 10chấp nối, cố giấu đi quá khứ, hành động hiện tại cũng khác người
Ngôn ngữ nghệ thuật văn xuôi Hồ Anh Thái được nhiều nhà phê bình khá quan tâm Tác giá Ngọc Bỉ trong bai Lang dụ với Hỏ Anh Thái cảm nhận:
*Từ ngôn ngữ tưng từng, hơi trào lộng nhưng đầy dn ý sâu xa, người đọc sẽ
nắm trải được dự vị mằn mặn chua chát của hiện thực cuộc sống chợt iia tới
sau khi gắp sách lại" [5] Về phương diện này, Trần Thị Hải Vân khẳng định: *Hồ Anh Thái đã có những cách tân mạnh mẽ vẻ mặt nghệ thuật và đã tạo ra những hiệu quả nghệ thuật rắt đáng ghỉ nhận trong tác phẩm của mình” [70] Ngôn ngữ văn chương Hồ Anh Thái đã đạt đến độ “ma quái”, biến hóa đa dạng Nhà văn luôn tung tẩy, cười cợt chữ nghĩa, trên từng trang viết hiện diện đầy ấp lời hát nhại, khẩu ngữ, nói lái, những câu vần điệu thời sự của một thời Tác giả Văn Thị Thu Hà với Giấu trong tiếng cười nhận xét: “tắt cả câu hát, lời nói, tiếng lóng, khẩu hiệu, quảng cáo, bình dân hay bác học,
ngoài đường hay trong nhà, trên bảo đài, truyền hình hay imernei, mới hay
cũ khi chúng đứng cạnh nhau, pha trộn vào nhau, chúng bỗng hắp háy, cười cợi, mia mai, chế giêu, chúng bông có một sắc thái mới” [I6],
Về việc cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết, có khá nhiều bài viết đề
cập, tiêu biểu như Ahững mới la tong Dấu vẻ gió xóa [85] của Nghiêm Lương Thành, hay bài 7ừ một giải thưởng không thành của Hoài Nam Đặc biệt, tác giả Bai Thanh Truyền - Lê Biên Thùy trong công trink Nhiing cách tân quan niệm nghệ thuật về con người trong tiéu thuyết HỒ Anh Thái cho rằng nhà văn nay “khdt khe trong việc tầm tồi, đổi mới văn học trên nhiều phương diện, nhưng đáng chủ ý nhất là quan niệm nghệ thuật vẻ con người Đây
là nhân tổ, điểm tựa quan trọng góp phân làm thay đổi diện mạo văn xuôi đương
Trang 11
in ndm trong triét li
và đắng đắp Việt Nam hôm nay nhưng cải hôm nay lại và tự tưởng Việt Nam” |49, tr301]
Những năm gần đây, có khá nhiều công trình nghiên cứu về văn chương Hồ Anh Thái, từ đề tài đến ngôn ngữ nghệ thuật, giọng điệu, nghệ thuật xây
dựng nhân vật, kết cấu được khảo sát, “đào xới” ở nhiều góc độ khác nhau Tất cả những nhận định đó đều nhằm khẳng định rằng, Hồ Anh Thái xứng
đáng là “gương mặt tiêu biểu đã góp công cho sự tìm tòi, thể nghiệm, tạo
dựng một thứ văn học mới có khả năng lật trở, soi chiếu ở nhiều phương điện” [61, tr.335] Khái lược những bài viết tiêu đó để minh chứng rằng mỗi công trình nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ một số phương diện cụ thể
trong sáng tác Hồ Anh Thái cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn này
2.2 Nghiên cứu về liên văn bản trong văn chương Hỗ Anh Thái
So với việc nghiên cứu về văn chương Hồ Anh Thái nói chung, thì tình
hình nghiên cứu liên văn bản trong chính sáng tác của nhà văn này không
nhiều, chỉ có một số công trình đề cập đến phương diện liên văn bản trong một vài tiểu thuyết, truyện ngắn Tiêu biểu phải kể đến Truyện ngắn /iỏ Anh Thái từ góc nhìn liên văn bản, tác giả Nguyễn Thị Huế cảm nhận: “zmọi yếu tổ của văn bản, từ ngôn từ, chỉ tiết, hình tượng cho đến giọng điệu đều đã, đang và sẽ có thể trở thành đầu mỗi của một quan hệ giao tiếp nghệ thuật
rộng lớn” [19, 97] Cũng chính tác giả này khẳng định *uỗi văn bán truyện
ngắn Hà Anh Thái đóng vai trò là một yếu tổ, một mắt xích trong tắm đột
ngôn từ của một "liên văn bản” do chính nhà văn tạo ra" [19, tr.98]
Bên cạnh đó, Hương Giang với bài Tidm ràng một cuộc đái thoại (Báo Đại biểu Nhân dân, ngày 18-19/2012) có cái nhìn sơ khai về liên văn bản
Trang 12thể nghệ thuật khác nhau” [13, tr.35-36] Những công trình trên, các tác giả đã chỉ ra mỗi quan hệ liên văn bản trong truyện ngắn trên hai phương diện
giao tiếp nghệ thuật: “một là mối quan hệ giữa những văn bán (tác phẩm) của
H6 Anh Thai với nhau, hai là mối quan hệ giữa những văn bản này với sảng
tạo nghệ thuật của các tác giá khác” [19, tr.97] Đề cập đến liên văn bản trên
phương diện ngôn từ, trong Dấu ấn hậu hiện đại trong truyện ngắn Hà Anh
Thái, tác giả Lê Biên Thùy - Bùi Thanh Truyền đã nhận định: “vấn bản nghệ
thuật đã trở thành một mê trận ngôn từ với những đường gắp khúc, dích đắc không thể dễ dàng tìm ra mắt xích khởi nguyên” [67, tr.329],
Ở góc độ khác, công trình nghiên cứu Tiểu thuyết Việt Nam đâu thế kỉ
XAT tie gdc nhìn hậu hiện đại (Tạp chi Van nghệ Quân đội số 712), tác giả Thái Phan Vàng Anh đã mô hình hóa những dạng thức
thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi như sau: “Với cầu trúc liên văn bản theo
in van ban trong tiểu,
mô hình vòng tròn đẳng tâm, đan xen các lớp diễn ngôn, câu chuyện kể về Đức Phật cùng với những tuyển chủ đẻ khác như tình yêu, tình đục, lòng thù
hận, sự dam mé” [I, tr110] Liên văn bản trong văn xuôi Hồ Anh Thái nói riêng được quan tâm nghiên cứu ở nhiều cấp độ Dầu ấn liên văn bản trong
các tác phẩm của Hồ Anh Thái rất đa dạng và phong phú Hỏa Diệu Thúy với
bài viết Đấu ấn hậu hiện đại trong bút pháp Hồ Anh Thái (Lí thuyết và tiếp nhận, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội), cho rằng: “không chỉ “hấp thu, biến
hóa " các văn bán - tác phẩm của văn chương bác học, của các tác giá hiện
đại, sự liên kắt còn diễn ra với vẫn bản - tác phẩm dân gian" [65, t.117] Khi
đánh giá về liên văn bản trong tiểu thuyết Dau vé gió xóa, tác giả nhận định: *Ttr duy liên văn bản (intertextuality) cũng chỉ phối đậm nét trong Dẫu về gió
Trang 13
ida doc dao, da dạng, khác biệt” [66] Bằng thủ pháp liên tưởng, ám gợi, khi
tiếp nhận văn bản (tác phẩm) của Hồ Anh Thái, chúng ta sẽ nhận ra “văn bán mà tác giả công hiển cho bạn đọc sẽ không chỉ là một văn bản mà là một liên
ăn bản khác nhau ”” [66] Tỉnh liên
van ban trong Dau vé gid xóa bộc lộ rõ nhất trong bố cục, mạch liên tưởng kết hợp với bình luận, trữ tình ngoại đề xâu chuỗi và kết dính mạch truyện
Trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, nghệ thuật liên văn bản biểu hiện ở
văn bản, một “hệ giải trình của nhiễu
nhiều phương diện như ngôn ngữ, hình tượng, kết cấu cốt truyện, giọng điệu tắt cả đều có khả năng trở thành đầu mối của quan hệ giao tiếp nghệ thuật Bàn về liên văn bản trong truyện ngắn nhưng dưới góc độ so sánh, miêu tả một kẻ thất phu trong hình hài một tri thức ở truyện ngắn Hồ Anh Thái, trong bài viết Hỗ Anh Thái - người mê chơi cấu trúc, Nguyễn Đăng Diệp cho
Ấp đây là những Xuân Tóc Đỏ thời ring: “Nhin từ góc nhìn liên văn ban sé 1
mới Nếu trong kiệt tác của Vũ Trong Phụng, Xuân từ hạ lưu bước vào xã hội
thượng lưu rồi thành anh hùng cứu quốc thì nhân vật của Hỗ Anh Thái cũng
có những nét tương đẳng” [12, tr.181-182]
Tất cả những nhận định về nghệ thuật viết văn của Hồ Anh Thai phan
nio giúp chúng tôi hình dung được quá trình vận động tư tưởng nghệ thuật của nhà văn trong mạch nguồn và quỹ đạo đổi mới của văn xuôi Việt Nam
những năm gần đây Văn xuôi Hỗ Anh Thái có sự thống nhất trong tư tưởng
nghệ thuật và trong cảm hứng sáng tạo của nhà văn Đó là những cơ sở khoa
học để chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu Tiểu thuyết Hồ Anh Thái từ góc
nhìn liên văn bản Tuy nhiên, việc nghiên cứu liên văn bản trong văn xuôi Hồ Anh Thái trong những công trình đó chưa được tìm hiểu một cách hệ thống, chưa đặt thành những luận điểm rõ ràng, đồng thời chưa chỉ ra được ý
Trang 14
Để đánh giá một cách thấu tỏ về liên văn bản, chúng tôi tập trung vào
những tiểu thuyết của Hồ Anh Thái có cách tân theo khuynh hướng hậu hiện đại được dư luận khẳng định trong thời gian qua
~ Tiểu thuyết Cöi người rưng chuông tận thế, NXB Đà Nẵng, 2003
~ Tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi, NXB Thanh niên, 2010
~ Tiểu thuyết S8C ià săn bắt chuột, NXB Trẻ, 2011
Đây là những tác phẩm đạt giá trị cao về nội dung và hình thức biểu đạt,
mỗi tác phẩm tiêu biểu cho một cố gắng thể nghiệm sáng tác của Hồ Anh
"hái trên con đường sáng tao, đổi mới quan niệm nghệ thuật 3.2 Phạm vỉ nghiên cứu
'Ở luận văn này, chúng tôi tập trung khảo sát biểu hiện của tính liên văn
bản từ phương diện nội dung đưới những góc độ văn học, văn hóa, nghệ
thuật để có cái nhìn toàn điện vẻ liên văn bản trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái Đồng thời, đi sâu nghiên cứu nghệ thuật biểu hiện tính liên văn bản
trong một số tiểu thuyết để chỉ ra thủ pháp đặc sắc của nhà văn
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kết hợp các thao tác tư duy khoa học của những phương pháp chủ yếu sau đây:
4-1 Vận dụng lý thuyết liên văn bản
Lí thuyết liên văn bản gồm một hệ thống quan điểm vẻ khoa học văn
học, đó là những mỗi quan hệ giữa văn bản văn học với các văn bản nghệ thuật và các hình thái ý thức xã hội, thắm mĩ Vận dụng phương pháp này
Trang 154.2, Phuong phip céiu trite - hg thing
Tiểu thuyết Hồ Anh Thái gồm tập hợp nhiều yếu tố liên văn bản với các
kĩ năng tô chức rất đa dạng Do đó, sử dụng phương pháp này để xây dung
một hệ thống luận điểm về liên văn bản trên cơ sở tiểu thuyết Hồ Anh Thái và
các văn bản khác
4.3 Phương pháp so sánh - đối chiếu
Sử dụng phương pháp này để chỉ ra những dữ kiện liên văn bản trong
tiểu thuyết Hồ Anh Thái với những tác phẩm nào, văn bản nào, cùng thời hay
trước nó Trên cơ sở đó, xác định mức độ liên văn bản trực tiếp hay liên văn
'bản ngằm
Ngoài ra, chúng tôi sử dụng phương pháp liên ngành văn học - xã hội
học văn học để nắm bắt những biểu hiện đa dạng của tính liên văn bản trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái Tất cả những phương pháp trên đây được sử dụng
phối hợp với nhau một cách lĩnh hoạt trong quá trình nghiên cứu
5 Đóng góp khoa học của đề tài
Nghiên cứu một cách hệ thống những biểu hiện của tính liên văn bản trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, chỉ ra các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc của liên
văn bản Qua đó, khẳng định những giá trị nghệ thuật liên văn bản trong tiểu
thuyết Hồ Anh Thái
Nghiên cứu đề tài này nhằm góp thêm cái nhìn mới mẻ trong phong cách
văn chương, đồng thời khẳng định sự thành công và những đóng góp Hồ Anh Thái đối với văn học Việt Nam đương đại
Liên văn bản vừa là một thủ pháp nghệ thuật vừa là một vận dụng độc
đáo của Hồ Anh Thái từ góc nhìn mỹ học tiếp nhận hiện đại, góp phần đưa
Trang 16
gồm 3 chương được cấu trúc như sau:
Trang 17CHUONG 1
KHAI LUQC VE Li THUYET LIEN VAN BAN
VA VAN CHUONG HO ANH THAL
1.1 KHAI LUQC VE LIEN VAN BAN, 1.1.1, Quan nigm vé liên văn bản
Liên văn bản (tiếng Pháp: intertextualité; tiéng Anh: intertextuality) là một thuật ngữ mới mẻ của văn học hậu hiện đại, không phải đến sự định danh
của Julia Kristeva (Bulgaria) thì thuật ngữ liên văn bản mới trở nên thông
dụng, mà trước đó mầm móng của thuật ngữ này đã manh nha trong quá trình
nghiên cứu học thuật của những nhà lí luận văn học xuất sắc của trường phái
hình thức luận Chính vì thế, trong luận văn này, khi nghiên cứu về liên văn
ác nhà hình
bản, chúng tôi chủ yếu tập trung khảo sát những quan niệm của
thức luận và cấu trúc luận
‘au thé ki XX, trường phái hình thức luận lần đầu tiên xuất hiện ở Nga
với những đại diện tiêu biểu như Boris Eikhenbaum, louri Tynianov, Roman Jakobson, Viktor Chklovski và Boris Tomachevski Đây là trường phái
nghiên cứu lí luận, phê bình văn học có nhiều thành tựu và ảnh hưởng sâu sắc đến các tư tưởng học thuật trên thể giới Trong quan niệm của các nhà hình
thức luận, liên văn ban don gidn d6 cl
đóng khung các văn bản (tác phẩm) để trí giác, mà phải đặt tác phẩm nghệ là sự cảm thụ tác phẩm, không thể
thuật trong mồi quan hệ với các tác phẩm khác
B.Eikhenbaum với công trình ¿í thuyết vẻ phương pháp hình thức đã quan niệm về liên văn bản trong mối liên hệ với tác phẩm nghệ thuật: “7ác
phim nghệ thuật không phải được trí thức như một sự kiện cô lập, mà hình
thức của nó được cảm nhận trong mỗi quan hệ với những tác phẩm khác chứ
không phải ở bản thân nó" [42, tr.103] Chính vì thể
Trang 18
nghiệm của người đọc về các văn bản khác, cảm nhận ở trường độ nào để
thấy sự giao thoa giữa các tác phẩm với nhau, liên kết những cái xa nhau trong văn bản để thấy sự đa dạng của văn bản nghệ thuật Cùng với quan niệm
của B.Eikhenbaum, nhà lí luận V.Shklovski khẳng định *ác phẩm nghệ thuật được trì giác trong mắt liên hệ với những tác phẩm nghệ thuật khác” {42, tr.101-102] Trên trường liên tưởng đó, mọi tác phẩm nghệ thuật được đặt
trong những mối liên hệ đan xen, ảnh hưởng lẫn nhau, không có một tác phẩm nảo tồn tại một cách độc lập, riêng biệt mà không có quan hệ với các tác phẩm nghệ thuật khác Nói cách khác, khi tiếp nhận và lĩnh hội một tác phẩm
nghệ thuật cụ thể thì người đọc phải dựa trên nền cái phông của những tác phẩm nghệ thuật khác và nhờ vào trí tưởng tượng, hiệu lực liên tưởng nơi độc
giả do tác phẩm gợi lên thì dấu ấn liên văn bản sẽ mở ra một chân trời tiếp
nhân mới
Mặt khác, R.Jakobson khẳng định “đối “ượng của khoa học văn học
không phải là văn học mà là tính văn học (literatuznos), tức là làm cho một
tác phẩm nào đỗ trở thành trở thành tác phẩm văn học” |42, tr.83], từ quan niệm về đối tượng khoa học văn học của R.Jakobson, có thể hiểu mọi tác phẩm (văn bản) nghệ thuật đều trở thành tác phẩm văn học Lý thuyết về liên
văn bản không chỉ dừng lại ở những quan niệm của một số nhà hình thức,
M.Bakhtin tiếp tục phát triển con đường mà trường phái hình thức Nga đã
khai phá, tuy nhiên ông là người có công rất lớn cho việc lập thuyết, người đặt nền móng cho lí thuyết về liên văn bản Chính M.Bakhtin là người đầu tiên nêu ra một lí thuyết đích thực về tính đa trị liên văn bản Với Mikhail
Bakhtin, ông quan niệm: “mọi văn bản đều nằm ở điểm nối kết của nhiễu văn
Trang 19dich chuyển và chiều sâu của những văn bản đó” [30] Tựu trung lại, trong văn học luôn có mối quan hệ đối thoại (dialogism), tính đối thoại ấy biểu hiện ở nhiều cấp độ và khá phức tạp, đối thoại ở nhiều loại hình nghệ thuật, các
hình thái triết mỹ Chỉnh vì thế, tính
thoại trong văn học “biểu hiện thiên
“hình vạn trạng, nhưng trong mỗi loại hình văn học khác nhau nó có mặt ở
mức độ khác nhau [30], Theo quan niệm của Bakhin, trong tiểu thuyết, tính
đối thoại biểu hiện rất nhiều, làm cho tính liên văn bản trở nên đa dạng Ông
cho rằng “sự phản ứng đối với một phong cách văn học có trước của một bộ
phận trong phong cách mới, đấy có thể là cuộc tranh luận nội tại, là sự phản
phong cách hóa ngắm ngằm trước một phong cách xa lạ và thưởng đi kèm với
việc nhại nó một cách công nhiên” [13, tr.471]
'Bản chất xã hội cũng như con người muốn tồn tại thì phải giao tiếp, mặt khác, con người là chủ thể của văn học, vì thé, bản chất văn học luôn mang tính đối thoại và nếu một văn bản văn học không mang tính đối thoại thì sẽ không tổn tại, nền văn học đó sẽ tự hủy diệt Trong quan niệm về tính đối thoại, A.Beghiasvili (Liên Xô) nhắn manh ring “khi (ác phẩm ra đời và đi vào công chúng thì cuộc hành trình của nó lại càng mang tính chất đối thoại rõ rệt” ( ), “một tác phẩm không có và không giữ được tính chất đối thoại,
không có và không duy trì được tính chắt giao tiếp” [43, tr 217] Tính chắt đối
thoại của tác phẩm được mở rộng trên nhiều bình diện, theo A.Beghiasvili, đó
là sự "đối thoại liên tẳng lớp, liên thế hệ" |40, tr.217] hoặc là “liên cá nhân” [40, tr216]
phẩm văn học không có một biên định rỡ ràng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau, cũng từ đó mà tính đối thoại của tác phẩm được biểu hiện ở nhiều
cấp độ khác nhau, có những tác phẩm chỉ đối thoại ở cắp độ chỉ tiết, mô tip,
ìừ những đặc tính đối thoại của liên văn bản, sự cảm nhận tác
Trang 20mở rộng biên độ giao tiếp ra ngoài bản thân nó, vi thé “mdi van ban trong mot khuôn khổ thể loại nhất định sẽ có những liên hệ mật thiết đến những thể loại
khác trước đó" [S6]
MBB Khravchenko - nhà lí luận văn học xuất sắc của Nga ở thể kỉ XX
trong công trình Li thuyết vẻ các tằng trong tác phẩm nghệ thuật, đã chỉ ra
trong tác phẩm nghệ thuật có đến bảy tẳng, đó là “bình diện trước và các bình
diện khác nhau của sáng tác nghệ thuật” [31, tr.181] Còn trong tác phẩm
Nguyên Cáo, Geneté (Pháp) chỉ ra mỗi quan hệ trong văn học chính là tính xuyên văn bản (transtextualit€) - đô là “sự hiện điện của một văn bản trong một văn bản khác ” [79] Theo quan niệm của Geneté, ông liệt kê ra các
mối liên hệ giữa một văn bản với các văn bản khác, do đó, liên văn bản biểu hiện ở nhiều cắp độ như cận văn bản (paratext), siều văn bản (supertext), kiến
trúc văn bản (architext), khuếch trương văn bản (hypertex) Cũng từ đó,
Genette li giải thêm con đường dẫn đến liên văn bản: “tử cấu trúc văn bản dẫn đến liên văn bản, nghĩa là tắt cả mọi thứ đặt nó trong mỗi quan hệ với
những văn bản khác” [28]
Các nhà hình thức luận quan niệm liên văn bản chính là mối quan hệ
giữa các “chuỗi”, theo đó “nguồn gốc của các tác phẩm riêng rẽ là hiện
tượng nằm ở bên ngoài văn học và liên quan đến các mỗi quan hệ giữa các
chuỗi văn học và chuỗi phí văn học” [13, tr.516] Khi nghiên cứu về loại văn nhại, Tynianov cho ring “khdng thể hiểu được đầy đủ một văn bản nào đó
của một nhà văn (Dostoievski) nếu không lưu ý đến văn bản của một nhà văn
khác trước dé (Gogol)” (13, tr.S16] Tynianov quan niệm liên văn bản không
Trang 21phẩm văn học cùng lúc đi vào quan hệ tương tác, một mặt, với từ vựng văn chương và từ vựng được xem xét trong tổng thể của nó, mặt khác, với các yếu
16 Khác của tắc phẩm” [42, 175],
Nhìn chung, với các nhà hình thức Nga, các thể loại vận động trong mối
quan hệ hữu cơ với hệ thống mà nó thuộc vào, là một biểu hiện cụ thể của sự
tiến triển văn chương, sự vận động, tương tác thể loại là động lực của lịch sử
văn học Mặt khác, kiến trúc văn bản không phải là những “phạm trừ riêng biệt và thuần túy” mà là “sự va chạm, tương tác và chẳng lấn lên nhau” giữa
các thể loại (Geneté) Suy rộng ra thì văn bản văn học này có quan hệ với văn
'bản văn học khác hoặc các hình thức thẳm mỹ, xã hội mà không có lằn ranh
rõ rằng Chính vì văn học xám zhực vào các thể loại khác làm cho nghệ thuật
văn chương ngày càng phát triển Quan niệm của một số nhà hình thức luận gợi mở ra nhiều hướng nghiên cứu văn chương về mặt nghệ thuật (như là thủ
pháp) về liên văn bản Tuy nhiên, về cơ bản, các nhà hình thức luận "vẫn
đồng khung trong khuôn khổ tư tướng cầu trúc luận mà nó có vai trỏ như một
người cha sinh thành” [64, trAT]
Bên cạnh việc nghiên cứu tác phẩm (văn bản) văn học theo phương pháp hình thức thì việc nghiên cứu tác phẩm văn học theo phương pháp cấu trúc được các học giả khá quan tâm Trường phái cấu trúc luận vốn thịnh hành và
có sự phát triển đột biến vào cuối những năm 1960, với tên gọi mới là hậu trúc luận, hoặc giải cấu trúc Ở giai đoạn này, nền nghiên cứu lí luận phê bình văn học của trường phái này xuất hiện nhiều lý thuyết gia xuất sắc đặt nền
móng cho học thuật về liên văn bản như R Barthes, J Derrida, LH Miller, H.Bloom C6 thé khẳng định, đây chính là trường phái có nhiều đóng góp
trong việc hình thành hệ thống quan điểm vẻ liên văn bản, mà người có công
lớn nhất chính 1a Julia Kristeva (Bulgaria), ba định danh thuật ngữ liên văn bản vào năm 1967 trong công trình Bakhtin, ngén
Trang 22
hóa một văn bản khác” [3, tr.158] Bà cho rằng, văn bản không hình thành từ
những ý đồ sáng tác riêng của nhà văn mà chủ yếu là từ những văn bản khác
đã hiện hữu trước đó, những văn bản hình thành sau này là một sự hoán vị của các văn bản trước đó, nơi lời nói (ngôn từ) các văn bản khác gặp gỡ nhau, tan long vào nhau Với quan niệm này thì tính liên văn bản là sự tương tác liên
vân bản diễn ra bên trong một văn bản nào đấy, là một sự hắp thụ và chuyển thể của văn bản khác, với vô số những trích dẫn cũ, vô số mảnh vụn của các
quy ước văn học, các khuôn mẫu thể loại, các hình thức diễn ngôn Hoặc đó là sự chuyến vj (transposition) không chỉ trong văn học mà lan rộng ra các lĩnh vực khác, như quan niệm của G.K.Kosikov trong công trình Văn bản -
liên văn bản - lí thuyết liên văn bản (Lã Nguyên địch) thì “ở những cấp độ
khác nhau, trong hình thức được nhận bit ít hay nhi
u, bao giờ cũng hiện điện văn bản khác - những văn bản của văn hoá trước đó và những vẫn bản
của văn hoá bao bọc xung quanh; mọi văn bản đều là tắm vải mới đan đệt từ những trích dẫn đã được sử dụng” [25, tr.25] Giữa các văn bản hầu như đều có sự dịch chuyển dịch ít hay nhiều yếu tố của văn bản này sang văn bản
khác, có sự đan xen vào nhau, là *rổng hoà các qưan hệ với những văn bán khác được tìm thầy bên trong văn bản” [25, tr.33] Từ đây, mở ra hướng tiếp cận khá thú vị về liên văn bản trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận, phê bình văn
học Chịu sự ảnh hưởng của M.Bakhtin về các yếu tố ảnh hưởng trong văn
học, J.Kristeva quan niệm đặc trưng của liên văn bản đó chính là tính đối
thoại Trong Một nền thỉ học bị sụp đổ, J.Kristeva cho rằng: “Nguyên tắc đối thoại xem xét bắt kỳ lời nào cũng giống như lời nói vẻ một lời nói đang giao tiếp với lời nói khác: chỉ khi nào lời nói tham gia vào dàn phức điệu, thuộc về
Trang 23
M.Bakhtin và J.Kristeva cũng có nhiều điểm chưa đồng nhất Nếu như
M.Bakhtin quan niệm tính liên văn bản là đối thoại, là tính liên chủ thể thì với 1.Kristeva đó là sự “gặp gỡ, bộn kết với nhau trong những cá nhân riêng lẻ”,
đó là “những văn bản di động nằm trong quá trình trao đổi lẫn nhau, phân bồ
qua lại”, “mỗi lời của văn bản đều là sự giao cắt của hai lời ” [26, tr.75] Do
vậy, khái niệm liên văn bản của J.Kristeva đã thay thé cho khái niệm liên chủ thể của M.Bakhtn Trong quan niệm của J.Kristeva, liên văn bản tác phẩm
văn học, nhất là thể loại tiểu thuyết không thể chia thành các cấp độ vì tác giả
chính là người đứng ra kiến tạo cho các diễn ngôn đối thoại với nhau Bà
quan niệm “tiểu thuyết liên văn bản là tác phẩm mà ở đó tác giả cổ ý đóng vai trò đặc biệt của người viễt kịch bản có nhiệm vụ tổ chức mồi xung đột giữa vô
số các hệ te tưởng (“các điểm nhìn ", “các giọng nói ", “các văn bản ")" [26,
tr.77] Đồng thời, cũng chính J.Kristeva đã đưa ra biểu đỗ liên văn bản gồm
hai trục, thứ nhất là mối liên kết giữa tác giả và người đọc, thứ hai là liên kết
giữa văn bản này với các văn bản khác
Một số học giả của chủ nghĩa cấu trúc cho rằng, “bán chất của văn bản nghệ thuật là ở chỗ văn bản nằm trong một quan hệ dong dạng kép” [13,
tr244] Roland Banhes với tuyên bố Cái chết của tác giả, cái chết ở đây
không phải là tận tuyệt, mà tác giả không còn đóng vai trò chủ đạo trong tác phi nghĩ Với R.Banhes, văn bản “là một không gian da chiều, nơi những kiểu 1, hoặc không còn tồn tại song song với tác phẩm như chúng ta thường
viết khác nhau kết hợp, tranh cài nhau mà không có cái nào trong số đỏ là cái xuất phát, văn bản được đột bằng các trích dẫn gửi đến cho hàng nghìn
nguồn văn hoá" [84] Trong không gian đa chiều đó, có nhiều lối viết khác nhau cùng gặp gỡ ở một điểm nào đó dé tạo nên tính đối thoại Chính vì thế, “mọi văn bản đều là liên văn bản
trong quan niệm vẻ liên văn bản, ông vi
Trang 24kiểu là
In bản có một nguôn gốc nào đó; mọi sự tìm kiểm “cội nguỗn” và “ảnh hưởng ” là phù hợp với huyển thoại về quan hệ huyết thống của tác phẩm, văn bản thì lại được tạo nên từ những trích đoạn vô danh, không nắm
bắt được” [28, tr.197]
“Trong quan niệm của L P Rjanskaya, liên văn bản được hiểu như *mộc thủ pháp văn học xác định (ích dẫn, ám chỉ, bình giải, nhại, bắt chước, vay
mượn); cách hiểu như thể đòi hỏi sự hiện điện của văn bản gốc đã có trước
và xu hướng của tác giả sử dụng văn bản gốc đó” [28, tr.195] Từ quan niệm liễu liên văn bản là một thủ pháp cụ thể, là cách
của L.P Rjanskaya, có tÌ
xây dựng tác phẩm văn học trong tác phẩm văn học bằng mối quan hệ tương tác, chính vì thể “bắt kì văn bản nào cũng được hiểu như một không gian đa chiều, nơi có rất nhiều văn bản va đập và xáo trộn vào nhau mà không có một cái nào là gốc cá” [28, tr.197] Từ đó có thể hiểu rằng, bản thân liên văn bản
trong văn học không phải là tập hợp những đoạn trích dẫn, những dẫn liệu
văn hoá lịch sử, trí
học mà là không gian hội tụ những trích dẫn đủ mọi kiểu Trong quan niệm của L.P Rjanskaya, liên văn bản là một thủ pháp nghệ
thuật, đồng thời đó cũng là nguyên lý tồn tại của tác phẩm, mặc khác liên văn bản như là cách tiếp nhận những hình ảnh vô tận của thể giới
Mỗi nhà nghiên cứu đều có một cách hiểu khác nhau về liên văn bản, với
1U M Lotman đó chính là tính lặp lại của các yếu tố trong cấu trúc văn bản,
tính lặp lại của toàn văn bản và xâm thực ra ngồi văn bản Trong cơng trình
Cấu trúc văn bản nghệ thuật, ông viễt "tác phẩm nghệ thuật kết thúc bằng
văn bản Nó thể hiện ra là quan hệ của các hệ thắng thuộc văn bản và các hệ thống ngoại văn bản” (29, tr246] Văn bản nghệ thuật theo Lotmam “có kết
Trang 25mi
đan xen vào nhau: *iác phẩm là sự thể hiện của một hiện thực này trong một hiện thực khác, nó luôn luôn là bản dịch” [29, tr.89] Trong cầu trúc của văn
bản văn học, liên văn bản vừa là cái được biểu đạt (trong quan hệ với lớp lời
văn), vừa là cái biểu dat (trong quan hệ với nội dung và ý nghĩa của tác
phẩm) Từ đó, liên văn bản trong tác phẩm văn học cũng được biểu hiện ở dạng chỉ tiết, hình ảnh, cảnh tượng, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm
trạng,
Với J.H Miller - nhà giải cấu trúc nỗi tiếng Hoa Kỳ với “}ý thuyết tring
lấp” đã chỉ ra tính liên văn bản: *khổng chỉ có trùng lặp hình tượng và thủ
pháp ( ) mà còn có sự trùng lặp từ ngữ, chỉ tiết nghệ thuật, chủ đề Những
sự trùng lặp đó đưa lại mối quan hệ văn học có tính liên văn bản giữa các tác
phẩm của các tác giả khác nhau và làm phong phú thêm hàm nghĩa của mỗi tác phẩm cụ thể” [24, tr.15§] Tính liên văn bản biểu hiện xuyên thời gian, vừa có mồi quan hệ đồng đại, song cũng có mối quan hệ lịch đại, do vậy bắt kì tác phẩm văn học nảo hoặc tác phẩm trong một thể loại nhất định cũng có
liên hệ với các tác phẩm văn học cùng thời hoặc trước, hoặc sau nó Ngoài ra, với H.Bloom_ thì mọi văn bản đều là liên văn bản, liên văn bản lại là sản
phẩm của sự /o lắng vẻ ánh hưởng (anxiety of influence) hay sự đọc sai
(misreading) các văn bản văn học
Quan nigm vé lign văn bản khá đa dang, Ch.Grivel nhận định “khổng có văn bản ngoài liên văn bản”, còn Jacques Derrida véi dinh đề nổi tiếng
“chẳng có gì là ngoài văn bản”, nghĩa là mọi văn bản được sáng tạo đều
chuyển hóa vào các văn bản khác, vì thể khi tiếp nhận một văn bản bao giờ cũng hướng đến các văn bản khác, từ đó sẽ tạo thành một liên văn bản bắt tận
trong các trường diễn ngôn khác nhau Từ các quan niệm về văn bản,
Trang 26kệ với một số thiên hướng của tác giả nào đó mà tác giả theo đuổi, với cái mài tác giả muốn nói tới” [2T, tr.237],
‘Van hoc là trỏ chơi ngôn tử, là sự bảnh trướng của câu chữ trên nền văn bản, chính vì thé chức năng độc đáo của ngôn ngữ ki “md ra cho xu hướng,
làm sâu sắc các đặc điểm vẻ tính đa nghĩa trong văn bản văn học, đằng thời,
ớt đất với mô hình đa trị” [27, t.176} T Todorov trong công trình 7Õ pháp học, ông đặt ra vấn để sáng tạo văn bản không thể
nào “vượt thoát” ra khỏi những tiền văn bản đã có, T.Todorov cho rằng: “Có thể viết một văn bản mới như thế nào khi không từ bỏ một văn bản khác nào
cho sở thích nỗi trội đặc
đấy? Có thể sảng tạo ra một tác phẩm bên trong một tác phẩm khác như thể ào?” [13, tr.445] Trong công trình LJ thuyết văn chương đương đại của tác
gia John Lye (Hai Ngọc địch) có những quan niệm rất cụ thể về liên văn bản
Trên tỉnh thản của hậu cầu trúc luận,
sống nà
cô lập bắt cứ văn bản nào khỏi sự vận hành của nghĩa trong đời sống văn
ác giả bài viết cho rằng “toàn bộ cuộc là một văn bản, là một chuỗi những quan hệ biểu nghĩa Không thể
hoá, mọi văn bản đều kết nỗi và được tạo lập thông qua/ bởi các văn bản
khác" [89]
Từ những vấn đề trên, có thể thấy quan niệm vẻ liên văn bản rất đa dạng
ĐỂ góp thêm cái nhìn mới mẻ, chúng tôi nghĩ rằng văn bản nghệ thuật như
một khối rubic đa diện với nhiều tằng bậc, mỗi hình khối có một điểm kết nói
với các hình khối khác để tạo nên một chỉnh thể (tác phẩm) đa dạng, thậm chí
có những hình khối quan hệ ngoài nó Khối rubic đó có thể xoay nhiều chiều,
nhiều kiểu để tìm ra những ô đồng màu Chính vì thế, khi nghiên cứu về những tác phẩm nghệ thuật cụ thể, cấp độ liên văn bản không chỉ trên hình
thức mà chủ yếu là trên phương diện nội dung, nghĩa là có sự tương đồng “
tưởng lớn gặp nhau” trong các diễn ngôn Liên văn bản đó là tổng thể các
Trang 2723
kết nối giữa tác phẩm văn học với tác phẩm văn học hoặc các hình thái ý thức thấm mĩ khác như triết học, văn hóa, âm nhạc, hội họa, điện ảnh Từ đó chúng tôi nhận thấy, liên văn bản thường biểu hiện ở hai dạng cơ bản, đó là
liên văn bản hiển nhiên và liên văn bản ngằm Liên văn bản hiển nhiên là một văn bản luôn luôn có mối quan hệ với văn bản khác Liên văn bản ngằm là
một loại liên văn bản thường thấy trong văn học Một giọng điệu, một dáng
riêng của tác phẩm này; tính quan trọng, trọng tâm hứng thú kết cấu của tác
phẩm này giúp ta liên tưởng đến một văn bản khác, một thể loại khác, một phong cách giống nó
1.1.2 Liên văn bản và văn học hậu hiện đại
Hậu hiện dai (postmodem) là khái niệm dùng đễ chỉ một giai đoạn phát
triển khoa học kĩ thuật của nhân loại, người đầu tiên định danh thuật ngữ này chính la J-F Lyotard trong công trình triết học /foàn cánh lậu hiện đại Theo
LF Lyotard: “hậu hiện đại là sự hoài nghỉ đối với các siêu tự sự Nó hiển nhiên là kết quả của sự tiến bộ của các khoa học; nhưng sự tiến bộ này đến
ượt nó lại tiền giá định sự hoài nghỉ đó” [20, tr.54], hiểu cách khác, hậu hiện đại là sự hoài nghỉ các siêu văn bản hay “hậu hiện đại là tình trạng mắt thẩm
quyền của các siêu văn bản và sự hiện hữu của các vi văn bản” [18] Dù trải
‘qua rất nhiều tranh luận về bản chat nội hàm của khái niệm, đến nay thuật ngữ
hậu hiện đại và những ảnh hướng của nó đã bước đầu được nhìn nhận trong đời sống xã hội phương Tây cũng như Việt Nam, đặc biệt nó có ảnh hưởng
sâu sắc đến văn học Tương ứng với thời hdu hiện đợi theo quan niệm của J-F Lyotard, thi khuynh hướng văn học hậu hiện đại ra đời, tâm thức hậu hiện đại thể hiện rõ trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật Từ đó, ý niệm về chủ nghĩa
hậu hiện đại được định danh và gắn liền với sự phát triển của văn học cho đến
Trang 28Chi nghia hau hign dai trước hết là một hiện tượng văn hóa xuất hiện từ
nguyên nhân sâu xa ở cơ sở xã hội và ý thức của thời đại, từ đó tỉnh thần hậu
hiện đại thẻ hiện ở hầu hết các lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có văn học Trên thể giới, chủ nghĩa hậu hiện đại thực sự phát triển mạnh ở văn xuôi vào những năm 1960 với những cách tân mạnh mẽ về hình thức thể loại và bút pháp
Theo lí giải của NguyỄn Hưng Quốc, chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học
'Việt Nam chỉ là sự pha trộn và kết hợp giữa những yếu tố hiện đại và hậu hiện
đại, do vậy ông đã đề xuất một thuật ngữ có tính lai ghép là “văn học h(ậu ‘Ajién dai” [81] dé dién dat tinh pha trộn và kết hợp nói trên Do đó yếu tố hậu
hiện dai trong văn học thường có những đặc diễm: (1) hiện (hực mang tính hỗn đỗn, ph trọng tâm hóa, (2) ngôn ngữ mang tính cực hạn, (3) nhân vật phân mảnh, (5) giểu nhại là
mang tính phi tuyến, tên bị tẩy trắng, (4)
giọng điêu chủ đạo
Với nỗ lực hoàn thiện và phát triển nền văn học, đặc biệt là sau năm 1986, văn học Việt Nam đã chuyển mình mạnh mẽ để tham gia diễn trình hiện đại và hậu hiện đại, nền văn xuôi có những thành tựu đáng nể trong việc
nỗ lực (hay đổi để bòa nhịp cùng ding chảy văn học thể giới Nguyên tắc
thắm mĩ của chủ nghĩa hậu hiện đại là tạo ra sự độc đáo, khác biệt, không, giống ai, chính vì thể văn học Việt Nam sau 1986 đã tạo ra những dấu ấn khác
biệt so với văn học truyền thống trước đó Đặc biệt, thể loại tiểu thuyết với
tính chất là trò chơi cấu trúc, trò chơi ngôn từ với các hiện tượng ngoại đề
hóa, phi trung tâm hóa, kết cấu phân mảnh, hay sử dụng các thủ pháp nghệ
thuật trong sáng tác tủy theo sở thích cá nhân của từng nhà văn đã tạo ra nhiều mô hình tiểu thuyết mới, làm cho th loại này đa dạng, phong phú hơn Văn
học là một diỄn ngôn của văn hóa, trong đó có vô số văn bản, phải đặt tất cả
Trang 292s
cho phép người đọc toàn quyền đứng ở mọi điểm nhìn, có thể dịch chuyển từ
điểm này sang điểm khác tự do, không trối buộc người đọc tuân thủ theo
những quan niệm thâm mỹ truyền thống Đồng thời, nhà văn hậu hiện đại là
người có khả năng kết hợp và pha trộn, dung hợp nhiều thể loại vào một tác phẩm, vi thé mà tác phẩm văn học chỉ là một văn bản chứa đựng vô số sự diễn
dịch Nói cách khác, muốn hiểu được văn bản này thì phải đặt nó trong môi quan hệ với tất cả các văn bản khác, vì vậy có thể khẳng định liên văn bản
chính là thuộc tính tự nhiên của ngôn từ, mọi mối liên hệ (ngầm hay hiển
nhiên) đều nằm ngoài chủ ý của tác giả Liên văn bản ngoài nó như là một thủ
pháp nghệ thuật thì trong tiế văn học, nó còn là điều kiện hậu hiện đại của văn học Việt Nam, mà theo Phùng Gia Thế thì “rong sáng tác, nhà văn
chưa có ÿ thức về tỉnh liên văn bản (uiắ liên văn bản, đọc liên vẫn bản) mot
cách tự giác thì trong văn học Việt Nam đã sớm xuất hiện hình thức “cải chết
â ” [59, tr§9]
‘Van ban van hoc la giao điểm của vô số các văn bản khác theo trục thời
của tắc gi
gian: văn bản của quá khứ - văn bản của hiện tại - và cả văn bản trong tương
lai Điều này đồng nghĩa với việc không có văn bản khép kín và cũng không có văn bản nào tồn tại một cách biệt lập trong một mạng lưới van ban da
dang Chinh vi thé, trong diễn trình văn học thì liên văn bản là yếu tổ tắt yếu không thể tránh khỏi trong văn chương hậu hiện đại Mục đích của liên văn
bản không phải là chủ ý của tác giả mà hướng trọng tâm đến người đọc, đề
cao vai trò người đọc trong việc tiếp nhận văn bản văn học, xem đây là nhân
tố quyết định sự sống còn của tác phẩm Trong những trò chơi ngôn ngữ của
văn học hậu hiện đại thì "lẳn ranh của mọi thể loại bị xoá mở và biên giới của
Trang 30ngôn từ trong sáng tạo nghệ thuật hậu hiện đại thể hiện rõ trong tiểu thuyết, chính vì thế liên văn bản cũng là cách trình diễn những ý tướng trên nền văn
bản để người đọc soi roi vào đó để tìm ra những điểm kết nỗi trong một mạng,
lưới đa nguyên văn bản Sự xuất hiện của thuật ngữ liên văn bản được xem
như là bước đột phá trong lĩnh vực ngôn ngữ học, nó làm phá vỡ khái niệm
văn bản truyền thống và làm cho hai khái niệm văn bản và liên văn bản trở thành đồng nghĩa Văn học Việt Nam sau năm 1986 tiếp nhận và vận dụng
sáng tạo các thủ pháp văn chương hiện đại để tạo nên hiệu quả, thú vị và bắt ngờ
Mối quan hệ liên văn bản thời hậu hiện đại bị che giấu hoặc được ngụy
trang dưới những hình thức trích dẫn giả Ngoài ra, mức độ vận dung tính liên
văn bản trong các tác phẩm thời hậu hiện đại chắc chắn cũng nhiễu va tu giác hơn so với chủ nghĩa hiện đại Hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhìn nhận:
"chủ nghĩa hậu hiện đại có hai đặc trưng nổi bật nhất là tỉnh phản tỉnh và
tính liên văn bản Tính chất phản tính dẫn đến thủ pháp siêu hư cấu (metafiction) và tính chất liên văn bản dẫn đến thủ pháp cắt dén (collage) hay hat (pastiche)” [82] 1.2 LIÊN VĂN BẢN VÀ VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC Ở VIỆT NAM Tiến trình đổi mới văn học diễn ra mạnh mẽ và sâu từ sau 1986, kế
từ đó quá trình giao lưu văn hóa, văn học được mở rộng đề đón nhận nhiều
luồng gió thì pháp mới mẻ Từ đó, các nhà nghiên cứu, dịch thuật có điều kiện tiếp cận đầy đủ, sâu sắc hệ thống lí thuyết khoa học văn học và học thuật trên thể giới, đặc biệt là các trường phái nghiên cứu lý luận văn học phương Tây, trong đó có quan niệm học thuật về liên văn bản Qúa trình tiếp nhận và
Trang 312
văn học mở rộng sang các lĩnh vực khoa học xã hội khác như văn hóa, lịch sử, triết học, âm nhạc, điện ảnh
121
Qua trinh tiép nhận và nghiên cứu về liên văn bản ở Việt Nam bắt đầu
p nhận
manh nha từ những năm cudi thé ki XX và đầu thế ki XI Đầu tiên, là những,
công trình nghiên cứu dịch thuật sơ khai vẻ liên văn bản như đản mộnh của lí
thuyết - Văn chương và sự cảm nghĩ thông thưởng của Antoine Compagnon
(do Lê Hồng Sâm và Đặng Anh Đào dịch, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội,
2006) Trong công trình này, tác giả dành dung lượng đáng kể để nói về liên văn bản và nguồn gốc của khái niệm
'Bên cạnh đó, bài viết Liên văn bản - sự xuất hiện của khái niệm về lịch
sử và lÿ thuyết của vẫn đề của L.P.Rjanskaya do Ngân Xuyên dịch (Tạp chí
'Nghiên cứu Văn học, 2007) là công trình địch thuật có ý nghĩa khơi gợi trong
việc lí thuyết liên văn bản Đứng trên quan điểm của chủ nghĩa cấu trúc, tác
giả đã chỉ ra rằng liên văn bản chính *Jä một thú pháp văn học xác định", “là
sự tương tác của các văn bản”, "là sự xóa nhỏa ranh giới của các văn bản” Trong công trình 1ÿ thuyết văn chương đương đại của John Lye đăng trên tạp chí The Brock Review, số I năm 1993, trang 90 - 106 do Hải Ngọc cdịch, đã ít nhiều đề cập đi ip những quan niệm về liên văn bản của Roland Barthes hay thuyết liên văn bản Trên tinh thần của hậu cấu trúc luận và
1.Derrida, tác giả bài viết chỉ ra rằng liên văn bản là “cách sử dựng ngôn ngữ,
biểu tượng và diễn ngôn liên kết với nhau’ 89] Bên cạnh đó, công trình Thi pháp chủ nghĩa hậu hiện đại cia Liviu Petrescu (Lê Nguyên Cần dịch và giới
thiệu, NXB Đại học Sư Phạm, 2013) đã đề cập đến vấn đề liên văn bản trong diễn ngôn văn học Nhìn chung, việc tiếp nhận về lí thuyết liên văn bản đã
được chú ý, hầu hết các công trình đều nghiên cứu trên những bình diện khác
Trang 32trong Nghệ (huật như là thủ pháp (do Đỗ Lai Thúy biên soạn, NXB Hội Nhà văn 2001) như #fệ chú đẻ của B.Tomachevski, Chủ âm của R.Jakobson, Li
thuyết về phương pháp hình thức của B.Eikhenbaum, Nghệ thuật như là thủ
pháp của V.Shklovski các nhà nghiên cứu đã đành một dung lượng nhất
định đẻ bàn về vấn đề thể loại Đối với chủ nghĩa cấu trúc có thể kể đến Cấu trúc văn bản nghệ thuật của IU M Lotman (Trần Ngọc Vương - Trịnh Bá Dinh - Nguyễn Thu Thủy dịch), đã chỉ ra những mối quan hệ trong cấu trúc
văn bản văn học
Tình hình nghiên cứu về liên văn bản được nhiều học giả của trường
phái hình thức luận lẫn cấu trúc luận quan tâm nghiên cứu chuyên sâu, chính
vì thế mà cả chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa cấu trúc đều có nhiều đóng góp trong việc lập thuyết liên văn bản Các nhà nghiên cứu lí luận xuất sắc đã đặt ra nhiều quan điểm xác đáng để hình thành hệ thống lí thuyết về liên văn bản
Đồng thời, cũng từ những quan niệm đó đã mở ra hướng tiếp cân mới mẻ
trong việc nghiên cứu về liên văn bản ở Việt Nam
Bên cạnh dịch thuật thì việc tiếp nhận, nghiên cứu về lí thuyết liên văn bản bắt đầu được quan tâm hơn, thu hút nhiều người tham gia nghiên cứu như
Nguyễn Hưng Quốc với công trình Văn bán và liền vấn bản (www tienve org, tháng 4-2005), NguyỄn Nam với công trình Điểm qua mấy hướng tiếp côn
liên văn bản ở nước ngoài (Báo Văn nghệ Trẻ, số 25-2011), Nguyễn Minh
Quân với Liên văn bản - sự tiển hạn vô cùng của tác phẩm văn học (www.tienve org, 2001)
Bên cạnh đó, Trần Đình Sử cũng quan tâm nghiên cứu về liên văn bản
Trang 33”
mới Như thể muốn hiểu nghĩa của tác phẩm còn cân phải so sánh đối chiếu, phân tích nhiễu mỗi quan hệ với vô vàn văn bản khác mới có thể xác định”
[48] Mặt khác, trong công trình Chú nghĩa edu tic va van hoc do Trinh Ba Đình biên soạn (NXB Văn học - Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 2002), tác giả đã tóm lược những quan niệm của Sklovski, M.Bakhtin hay H.Bloom
về cấu trúc văn bản văn học và mối quan hệ giữa các tác phẩm nghệ thuật
‘Tie giả Lê Huy Bắc với công trình Van học hậu hiện đợi - Lí thuyết và
tiếp nhận (2012) đã có những giới thuyết cơ bản về chủ nghĩa hậu hiện đại cũng như lí thuyết về liên văn bản Ngoài ra, Nguyễn Vin Thuan cing li
người khá đày công để nghiên cứu chuyên sâu về liên văn bản, đã có nh
công trình về vấn đề này như Liên văn bản trong quan niệm của các nhà hình
thức luận Nga (Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 7-2012), Tiếp cán thể loại từ
sóc độ liên văn bản: chủ nghĩa hình thức Nga - M.Bakhtin - G.Genette (Ky
yếu Hội thảo quốc tế Những lằn ranh văn học, 2012), hay Liên văn bán từ .M.Bakhtin đến J Kresteva (Kỷ yêu Hội thảo khoa học Văn học hậu hiện đại,
lý luận và tiếp nhận, tháng 3-201 1), Tink đối thoai/ Tinh liên vẫn bản trong te
tong Mikhail Bakhtin (Tap chi Nghiên cứu Văn học, số 2-201 13) Nhiều
công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Thuất
lều có cái nhìn chuyên sâu,
mở ra nhiều hướng tiếp cận về liên văn bản dưới nhiều góc độ khác nhau
Nhìn chung, trên bình diện lí thuyết, việc tiếp nhận liên văn bản chỉ qua
một vài công trình dịch thuật đơn lẻ, chưa nhiều, vì thể nghiên cứu vẻ liên văn bản còn khá mới mẽ, chưa nhiều, mỗi công trình nghiên cứu ở mỗi góc độ
khác nhau, hầu hết các công trình ở dạng sơ khai, chưa xây dựng được hệ
thống phương pháp luận
1.2.2 Thể nghiệm
Trang 34người Có thể điểm qua một vài công trình ứng dụng lý thuyết liên văn bản để nghiên cứu như Aforjp Kyto giáo trong tiêu thuyết Nghệ nhân và Margarita
ctia M Bulgakov (Thử nghiệm tiép cận liên văn bản) của Phạm Gia Lâm (Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 2-2007), Liên văn bản trong Cây đàn ghita của
Lorca của Lê Huy Bắc (Lí thuyết văn học hậu hiện đại, NXB Đại học Sư
phạm), Hiện tượng liên văn bản trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp của
Liễu Trương (www.tienve.org.vn, tháng 4-2004), Yếu 16 lién van ban trong
tiểu thuyết lịch sử Giàn thiêu của Võ Thị Hảo của tác giả Nguyễn Văn Hùng
(Văn học hậu hiện đại - Tiếp nhận và diễn giải, NXB Văn học, 2013), Liên vấn bản trong tiéu thuyét Chân dụng cất của Inrasara của tác giả Nguyễn Thị (Quynh Huong (Van học hậu hiện dại - Tiếp nhận và diễn giải, NXB Van hoc,
2013), Liên văn bản thể loại và tính đối thoại trong tiểu thuyết lịch sử Việt
“Nam sau 1986 của Nguyễn Văn Hùng (2012)
"Ngoài ra, có thể kế đến một vai công trình đã ứng dụng lí thuyết liên văn
'bản để nghiên cứu trực tiếp về các sáng tác của Hỗ Anh Thái như các bài viết như ñruyện ngắn Hô Anh Thái từ góc nhìn liên văn bán của Nguyễn Thị Huế (Tap chí Nhà văn, số 7-2012), Dầu ấn hậu hiện đại trong bút pháp Hỗ Anh Thái của Hỏa Diệu Thúy (Văn học hậu hiện đại, Lí thuyết và tiếp nhận, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2012), Tiểu chuyér
nhìn hậu hiện đại của Thái Phan Vàng Anh (Tap chí Văn nghệ Quân đội, số 712-2010)
Ngoài việc ứng dụng nghiên cứu những trường hợp văn học cụ thể còn
lệt Nam đâu thể ki XXI từ góc
có một số công trình mang tính chất khảo sát như #iên văn bản và vấn để đổi
Trang 353
'NXB Đại học Quốc gia, 2006) Bên cạnh đó, có nhiều bài viết nghiên cứu về liên văn bản dưới dạng thức giữa lần ranh văn học và điện ảnh nhu Tie
Chùa Đàn đến Mê Thảo - Lién văn bản trong văn chương và điện ảnh (Tạp
chí Văn học, 12-2006) của Nguyễn Nam, lấn đề chuyển thể văn học - điện
ảnh từ góc độ liên văn bản (Tạp chỉ Nghiên cứu Văn học, số 1-2012) của Lê Thị Dương
Văn học và nghệ thuật luôn vận động phát triển không ngừng theo dòng
chảy của lịch sử Ở mỗi thời đại, người đọc lại có những con đường riêng để
khám phá giá tị của tác phẩm văn học Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu lý (huyết văn học phương Tây ở Việt Nam đã đạt được nhí
Đổi mới bị lãng quên
nay dược các nhà nghiên cứu xem xét lại một cách khách quan và khoa học
thành tựu đáng kể Các vấn để lý luận mà trước thị
Nghiên cứu về liên văn bản rất đa dạng với nhiều công trình nghiên cứu trên
nhiều lĩnh vực khác nhau như liên văn bản trong văn học, văn học với điện
ảnh, văn học với văn hóa hầu hết chỉ ở mức độ tiếp nhận và ứng dụng lý thuyết để khảo sát, nghiên cứu sơ lược trong một vài trường hợp cụ th
1.3 HỖ ANH THÁI TRONG DONG CHAY VĂN HỌC HIỆN ĐẠI 1.3.1 Quan niệm nghệ thuật về tiểu thuyết của Hồ Anh Th:
Cuộc đời của Hồ Anh Thái như là một đường dích dắc trên bản đồ định
mệnh, là người quê gốc ở Nghệ An nhưng sinh ra ở Hà Nội (18-10-1960), lúc
nhỏ sống cùng gia đình ở Nam Định, làm việc và sáng tác chủ yếu ở nước
ngồi Ơng tốt nghiệp Đại học Ngoại giao năm 1983, rồi được nhận vào làm
việc tại Bộ Ngoại giao và sau đó làm nghiên cứu sinh chuyên ngành Phương, Đông học ở Ấn Độ Khi đã hoàn thành luận án tiến sĩ, Hồ Anh Thái được giữ lại làm phó đại sứ tại Ấn Độ - */hiển đường của các vj than”, day chính là
chiếc nôi nuôi dưỡng nguồn cảm hứng về để tài văn hóa, tôn giáo, tri
Trang 36"Trên con đường sáng tạo nghệ thuật, Hồ Anh Thái nổi lên như một hiện tượng tiêu biểu, gây tiếng vang trên văn đàn Việt Nam trong những năm gần
đây Anh là một trong số ít cây bút xuất hiện sớm và thành danh cũng rất sớm
Tác phẩm đầu tay được "khai sink” Wie nha van chi mới 18 tuổi (Chẳng trai
đợi ở bến xe), anh đã có gần 40 đầu sách, trong đó có trên tiểu thuyết cùng,
hàng chục tập truyện ngắn Có những cuốn sách của Hồ Anh Thái đã được
dich ra tiếng nước ngoài như Ấn Độ, Anh, Pháp
Hỗ Anh Thái từng đạt giải thưởng văn xuôi 1983 - 1984 của Báo Văn
nghệ với truyện ngắn Chàng trai ở bến đợi xe, giải văn xuôi 1986 - 1990 của Hội Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Người và xe chạy đưới trăng Giải
thưởng văn học năm 1995 của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam
với tập truyện ngắn Người đứng một chân, giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2012 với tiểu thuyết SC ià săn bắt chuột So với những tác giả đương
thời, Hỗ Anh Thái là một trong những nhà văn trưởng thành nhanh chóng và
để lại dấu ấn khó phai trong văn xuôi Việt Nam kể từ đổi mới đến nay
Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Hồ Anh Thái liên tục và bền bi, đúng
như nhà phê bình Hoài Nam đã nói *Ö Anh Thái - người lúc nào cũng viết”,
mỗi giai đoạn có những quan niệm riêng về văn chương Văn xuôi Hồ Anh Thái đã tạo dựng được nền tảng tư tưởng chủ đề, nội dung và những thủ pháp
nghệ thuật Bằng tài năng của mình, Hồ Anh Thái đã đem đến cho văn học
thời kì sau đổi mới một phong cách mới mẻ, độc đáo Chỉnh vì thế, vị trí của
anh trên văn đàn Việt Nam ngày càng được khẳng định, tạo được chỗ đứng
trong lòng độc giả Hầu hết các tác phẩm của Hồ Anh Thái đã hướng những, độc giả cả nghĩ vào chiều sâu văn hoá, văn học và cả xã hội Việt Nam
Mỗi nhà văn có một cách để nhìn nhận riêng về cuộc đời và con người,
cách nhìn nhận đó thể hiện qua lập trường sáng tác của người cằm bút đối với
Trang 373
của Hồ Anh Thái luôn ẩn chứa những suy tư về nghề, về người, về văn chương Đồng thời, Hồ Anh Thái cũng muốn thể hiện những quan niệm của
niễm tin sâu
mình một cách khác lạ, v cuộc đời, về con người Hỗ
Anh Thái quan niệm về nghiệp văn: *7ði vẫn nghĩ nhà văn đích thực phải là người tử tế, nhưng không thể nói là hơn hay kêm những người khác Cũng
giống như nghề văn là một nghề cao quý, nhưng không thể nói nó cao quý'
hơn nghề khác được Còn những cải mắc, những danh hiệu thi hay coi chừng! Không khéo chỉ vì những thứ ấy mà bệnh ảo tưởng của nhà văn càng
nặng đáy” [50, tr.325] Trong nhiều tập truyện hay tiểu thuyết, chúng tôi nhận
thấy rằng cái tài và cái tâm của Hồ Anh Thái là đã mô tả tột cùng hiện thực xấu xa của con người, của đời sống thị dân để dìm xuống tận cùng đáy xã hội
nh Thái
Dù cay nghiệt, chua chát đến dâu thì chúng ta vẫn ghi nhận ở
một niềm tin mãnh liệt đối với con người mà anh đã “nhẹ tay” hơn, tự răn đối với nghiệp cằm bút của mình, phải cẩn trọng với từng con chữ, vì thế anh đã bộc lộ quan điểm của mình trực tiếp vào trong tiểu thuyết S8C Ia sản bắt chuột: “người viết văn không phải vì thế mà bạ gì cũng viết Biết sử dụng chữ: cũng phải thận trọng như biết dùng súng dùng dao Không khéo thì sẩy tay
cướp cò Tring vào người v6 tink ngang qua Tring vào chính mình ( ) Chớ
viết nhờn tay quen tay Chớ viết vì ngứa chân ngứa tay ngứa da déu” (53,
1.107] Hồ Anh Thái là người không đặt văn chương vào những tháp ngà uy nghỉ mà để cho nó chung sống với những vấn để nhạy cảm của xã hội Anh
luôn hướng tới mục đích là chỉ viết những gì mà mình thực sự cho là chín về mặt cảm xúc Với anh, luôn tâm niệm một lối viết giản dị, lời lẽ không kẻnh
cảng, không rườm rà và cũng không bao giờ tỏ ra đao to búa lớn để “gây hắn”
dư luận
Trang 38không lặp lại phong cách của những người đi trước Chính vì đề cao ý thức sáng tạo nên văn chương Hồ Anh Thái luôn mới lạ, nhà văn luôn tìm hướng,
đi riêng, cách nhìn riêng, cách lý giải riêng, cắt nghĩa riêng về cuộc sống
Hiện thực được nhà văn chiêm nghiệm ở nhiều chiều, đó là sự đan xen giữa
cái thiện, cái ác, cái xô bồ, kệch cỡm, xấu xa Nhiều trang sách ẩn giấu tiếng, cười chua chát về cði nhân sinh, lật tẩy những trớ trêu nghịch cảnh trong cuộc
sống để rồi từ đó nêu ra những triết lý, triết luận về đời sống, về kiếp người Hồ Anh Thái thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành thời hậu chiến, là nhà
văn có phong cách độc đáo, nhiệt tình với nghề và luôn có ý thức trách nhiệm
thuyết của Hồ Anh
Thai được hình thành trong quá trình vận động đổi mới tư duy, giọng điệu và
với công việc sáng tao nghệ thuật Quan niệm vi
cách ứng xử với tiếng Việt Từ cách sống đến thái độ trong công việc Hỗ Anh
Thái luôn là người tử tế, chính vì thế đối với anh, viết văn là một nghề nghiêm túc: “mỗi ngdy tôi phái đều đặn viết ít nhất hai tiếng Người viết chuyên nghiệp phải thế ngôi vào bàn là phải đủ kĩ năng để huy động cam
hứng Chờ cảm hứng dẫn thân tới là một thải độ lao động nghiệp dự và có
chút thân bí hóa nghề văn” [50, tr.352] Viết là không chờ đợi, với tư duy làm
việc khoa học, "chữ gọi chữ, câu gọi câu, z tưởng gọi tự tưởng” [39, tr.90],
chính sự miệt mài sáng tạo nên nhiều tác phẩm cứ nối tiếp nhau chào đời, làm nên một gia tài văn chương đồ sộ hơn so với tuổi đời, tuổi nghề Nếu nói quan
niệm về tiểu thuyết của Hồ Anh Thái "được kiến trúc trên sự tự ý thức triết
học vẻ cái viết" [50, tr.351] thì chắc rằng điều đó hoàn toàn đúng với những
gì mà Hồ Anh Thái đã trải nghiệm qua những chặng đường sáng tác Đối với
Trang 393s
yêu với nghề, theo anh “nghẻ văn cũng có chút gì đó giống như tình yêu Cẩn
một chút mẽ đẳm, một chút thành thực là có tình yêu” [S0, tr.351]
1.3.2 Dầu Ấn của Hồ Anh Thái trong văn học Việt Nam sau 1986
Trong hoàn cảnh vận động đổi mới, phát triển của văn xuôi sau 1986,
văn xuôi Hồ Anh Thái đã hình thành và phát triển ở tầm cao mới, để lại nhiều
dấu ấn khó phai trong văn học Việt Nam Với sự trỗi dậy của ý thức cá nhân
thời đại dân chủ đã mở ra những hướng sáng tao thơng thống hơn cho nhà
văn Với cảm quan hậu hiện đại, để tài trong văn xuôi Hồ Anh Thái luôn in đậm dấu ấn của sự hoài nghỉ, đổ vỡ niềm tin vào con người, các hệ giá trị
trong xã hội đang bị đáo lộn, sự giả tráo của đạo đức con người dang thịnh
hành, cái đẹp cái thiện đang dẫn biến mắt đi mà thay thế vào đó là cái xấu xa,
kệch cỡm, tôi ác đang hiện hữu, làm tha hóa con người Trước một hiện thực
ngồn ngộn và xô bồ, đòi hỏi nhà văn phải là người toàn trí, cảm nhận hiện thực xã hội bằng đôi mắt tỉnh tường và cái tâm trong sáng, đầy nhân văn Và ‘bing cảm quan nghệ thuật rất tình tế, Hồ Anh Thái nhìn đời sống như những mảnh vỡ, chính vì thể trong tiểu thuyết của anh luôn thể hiện nỗi hoang mang về con người và những điều nhố nhãng của thời cuộc (tiểu thuyết Cởi người tác phẩm của Hồ Anh Thái
cảnh người trong nhiều thời điểm, nhiều tình rung chuông tin thé, SBC là săn bắt chuột) NÌ tái hiện những kiếp người,
huồng để qua đó nói lên cảm nhận về nhân sinh Hơn nữa, tác phẩm của nhà
văn này thường đề xuất thể nghiệm những nhận thức mới về xã hội, những
cách nhìn mới về nghệ thuật nhằm tạo sự phù hợp, hiệu quả trong việc thể hiện con người theo cảm quan của mình
Hồ Anh Thái là lớp nhà văn thuộc thế hệ thứ tư rất thành công trong kĩ
thuật viết, cùng với nhiều tên tuổi khác đã tạo ra một làn gió mới mẻ trong
văn học Hồ Anh Thái là người có phong cách rất độc đáo, sức cuốn hút của
Trang 40"Nguyễn Huy Thiệp hay Pham Thi Hoài, ma anh nổi lên bằng tải năng, sự thé nghiệm mới mẻ, sự độc đáo, sự khác lạ của các thủ pháp nghệ thuật Trong
khuynh hướng chung, “đê tài trong các tác phẩm đương đại thường ghỉ đậm
dấu ấi sự khủng hoảng niêm tin của con người trong bối cảnh đồ vỡ các thang bậc giá trị, sự hỗn loạn của trật tự thưởng hằng Những tình huống bi
hài, nghịch dị trở nên phổ biển Cái đẹp, cái thiện dần vắng bóng, thay vào đó
là cái xấu, cái ác, cái thô kéch ” (67, tr.322] ĐỀ tài sáng tác của Hồ Anh “Thái khơng ngồi quỹ đạo ấy, tuy nhiên nha văn có những hướng đi riêng, có
những cách khám phá riêng, có ý thức trong việc đổi mới, do đó, đề tai trong sáng tác Hồ Anh Thái rất đa dạng, phong phú, tươi rồi hiện thực và đậm chất
hiện đại Đó là những nguy cơ làm biến dạng và tha hóa con người, những,
xác tín bị nghỉ ngờ, những chuẩn mực bị mất giá; những góc khuất của đời sống công chức, trí thức bị chao đảo; những mảng tối của văn hoá, khoa học
giáo dục, văn chương nghệ thuật luôn phân hóa và đa chiều Không những
thế, Hồ Anh Thái còn hướng đến miêu tả những khiếm khuyết về tính cách
của con người trong xã hội hiện dại như tâm lý sùng ngoại, háo danh, thực
dụng, phi nhân tính, con người tự nhiên bản năng như để góp thêm tiếng nói, cái nhìn về con người trong cuộc đời đa sự Bên cạnh đó, đẻ tài về văn hóa,
con người Ấn cũng được Hồ Anh Thái quan tâm với những tác phẩm đặc sắc,
góp phần hoàn thiện mảng đề tài này trong sáng tác của nhà văn
Hồ Anh Thái là nhà văn luôn có ý thức đồi mới, sáng tạo trên từng trang
viết Thủ pháp nghệ thuật trong văn xuôi Hồ Anh Thái rất đa dạng, nhưng đặc sắc nhất vẫn là thủ pháp giễu nhại Hồ Anh Thái mạnh dạn phơi bày sự thật
trần trụi của đời sống đất nước bằng cảm hứng giễu nhại nhất quán Nội dung
giểu nhại chủ yếu là các vấn đề nóng bỏng của xã hội đương đại Cùng với đề