1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới nghệ thuật thơ Quách Tấn

95 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 14,42 MB

Nội dung

Đề tài nghiên cứu Thế giới nghệ thuật thơ Quách Tấn là khẳng định những đóng góp riêng cả về số lượng lẫn chất lượng của thơ Quách Tân cho nền thơ Việt Nam hiện đại; khảng định tinh thần thơ cũ, tình mới, đem đến cho người đọc phần nào hình dung diện mạo đa dạng và phong phú của thơ Việt Nam hiện đại với những giá trị tồn tại theo thời gian,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO

ĐẠI HỌC ĐÀ NANG | BAO NGỌC THE GIOI NGHE THUAT

THO QUACH TAN

LUAN VAN

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60 22, 34

Người hướng dẫn khoa học: TS HÀ NGỌC HỊA

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bồ trong bắt kỳ cơng trình nào khác

Người cam đoan

Trang 3

MỤC LỤC MO DAU 1 Lý đo chọn để tài 1 2 Lịch sử vấn đề 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề 4 Phương pháp nghiên cứu

6 Cấu trúc luận văn

CHƯƠNG 1 QUÁCH TẤN VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO THƠ CA 1.1 QUÁCH TẤN - CUỘC ĐỜI VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT

1.1.1 Quách Tắn Cuộc đời và duyên nợ văn chương, 2 7 7 5 Đồng gĩp của luận văn 7 8 9 9

1.1.2 Quan niệm nghệ thuật 12

1.2 HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO THƠ CA 15

1.2.1 Từ 1939 đến 1972 Is

1.22 Từ 1973 đến 1992 19

1.3 THƠ QUACH TAN TRONG MACH NGUON THO HIEN DAI VIET

NAM 2

1.3.1 Đặc điểm chung của thơ hiện đại Việt Nam 2

1.3.2 Đặc điểm riêng của thơ Quách Tắn 25

CHƯƠNG 2 THÊ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ QUÁCH TÁN - NHÌN

TỪ HÌNH TƯỢNG CÁI TƠI TRỮ TÌNH 28

3.1 CÁI TƠI TRỮ TÌNH ĐỜI TƯ - THÊ SỰ 29

Trang 4

CHƯƠNG 3 THÊ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ QUÁCH TÁN - NHÌN

TU PHUONG THUC THE HIEN Hee

3.1 NGƠN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU 4 3.1.1 Ngơn ngữ “ 3.1.2 Giọng điệu 6 3.2 THÊ LOẠI 60 3.2.1 Thể thơ Đường luật 60 3.2.2 Thể lục bát 72 3.2.3 Thể thơ tự do T5

3.2 KHƠNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT 79

3.2.1 Khơng gian nghệ thuật 19

3.2.2 Thời gian nghệ thuật 82

KẾT LUẬN -e<eeexe TAL LIEU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIÁO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)

Trang 5

MO BAU

1 Lý do chọn đề tài

11 “Thơ, nữ chúa cực kì quyến rũ, hoa hậu muơn thuở của cá nhân

loại Nàng thánh thiện và linh diệu, rắt dé tính, ai cũng dễ dàng nẳm tay, vuốt má, ai cũng tưởng như được nàng yêu nhất Nhưng làm thế nào chung chăn gối với nàng thì hàng triệu người đơng tây kim cỗ mới cĩ được một vài

(Hồng Cằm) [30, tr.148] Quách Tấn may mắn được nàng thơ chạm vào, ươm mắm trên mảnh đắt trữ tình ấy rồi sinh hạ được những đứa con xinh xắn,

sợi lên những dư ba, đánh động tâm thức bao độc giả, nhà nghiên cứu,

với những tình cảm thẩm mĩ về cái Thiện trong cuộc đời và cái Đẹp của

muơn đời

Hành trình thơ Quách Tắn kéo dài gần | thé ki, buồn vui cùng nền thơ

hiện đại từ những năm đầu thế ki XX Hiểm cĩ một nhà thơ nào lại ghi dấu ấn

mình trong một chặng đường dài như vậy Bước vào thế giới thơ Quách Tắn,

người đọc như cảm nhận được: “một thế giới thơ cĩ thể làm cho ta tách mình

trong giây lát khỏi cuộc đời bận rộn dé chiêm nghiệm vẻ đẹp thiên nhiên và

tình người ” (Trần Đình Sử) [9, tr.60§] Thơ Quách Tắn trải lịng mình khắp

chốn, là tình yêu quê hương tha thiết, là cái lay đơng của nhành hoa mướp,

chiếc lá bay, là mùi hương ngây ngất của đĩa quỳnh hương, là âm thanh vang

vọng đâu đĩ của tiếng chuơng chia, hay cả cái khẽ chạm vào những giai điệu

huyền diệu của tiếng yêu Thơ Quách Tắn đẹp ở ngơn từ, tinh tế ở cảm xúc,

diệu vợi trong tứ thơ, lãng đăng một chút Thiên, chính vì vậy mà Quách

đã níu đã chân khơng ít những trái tìm biết rung cảm

Điều thú vị và cũng là lý do thơ Quách Tắn đọng lại suốt gần thé ki nay

Trang 6

tương đồng với các nhà thơ lãng mạn trong phong trào Thơ Mới, điều này tạo nên phong cách riêng cho thơ Quách Tắn

1.2 Đến với thơ Quách Tắn là đến với tiếng thơ sâu sắc, tính tế, hài hịa, một tiếng thơ khơng thể thiếu trong sự phát triển của tiến trình thơ Việt Nam

hiện đại, đặc biệt là giai đoạn trước 1975 Tuy nhiên thơ Quách Tắn vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi, việc định vị thơ Quách Tắn chưa rõ nét, vì vậy để

cĩ một cái nhìn tồn diện về nội dung, nghệ thuật, một sự ghi nhận thỏa đáng

và trên hết là khẳng định thành tựu rực rỡ của nền thi ca Việt Nam hiện đại, khơng thể bỏ qua sự đĩng gĩp của dịng thơ trữ tình, trong đĩ Quách Tấn là

người cĩ vai tro khơng nhỏ 1.3 Chọn để tai “TI nhằm đưa ra cái nhìn cụ thể, hệ tÌ ¡ nghệ thuật thơ Quách Tấn” luận văn nảy ig cùng sự đánh giá khách quan, rõ nét về

thế giới nghệ thuật thơ ơng Với một phong cách thơ trữ tỉnh đặt trưng: Tho cũ, tình mới, Quách Tắn đã khẳng định sự đĩng gĩp của mình trong thành tựu

thơ Việt Nam

2 Lịch sử vấn đề

“Trong những năm gần đây thơ Quách Tắn đã được giới phê bình nghiên

cứu quan tâm chú ý Đã cĩ khơng ít những bài báo, cơng trình khoa học nhận

xét về tài năng Quách Tấn qua những trang thơ, văn xuơi Tuy vậy việc

nghiên cứu một cách sâu tơ Quách Tấn vẫn chưa nĩi hết được tầm vĩc của Quách Tấn và những đĩng gĩp khơng thể phú nhận của ơng trong

chăng đường thơ Việt Nam

Xoay quanh vấn đề về Quách Tắn và các sáng tác thơ của ơng, đến nay đã cĩ những bài viết gắn liễn với những tên tuổi lớn như: Chế Lan Viên, Hàn

Trang 7

chúng tơi tập trung vào các ý kiến nổi bật trong bài viết cĩ liên quan đến mục

đích và phạm vi nghiên cứu của để tài đã chọn

2.1 Những bài viét, cơng trình nghiên cứu thơ Quách Tắn trước 1975 Quách Tắn xuất hiện trên thi đàn từ 1932-1933, những bài thơ đầu tay của ơng lần đầu tiên được đăng trên 4m Nam đạp chí, hồi tờ báo này cịn đặt tại phố Hàng Khoai, Hàng Bơng Hà Nội Những bài thơ đĩ sau này cĩ in lại

trong tập thơ Aộr đấm lỏng (1939) Trong lời tựa cho tập thơ viết ngày 26 tháng 5 nim 1939, thi si Tan Đà Nguyễn Khắc Hiểu đã cĩ đơi lời về Quách

Tan như sau:

Ong Quách Tấn, người Bình Định tác giá tập thơ “Một tắm lỏng ” đây,

với tơi tu: chưa từng gặp mặt nhau mà cĩ thể coi nhau là cổ nhân ( ) thời

người mới trac ba mươi tuổi Vậy như ơng, kỂ là người trong tân học mà thơ

ơng phân nhiều làm theo thể thơ Đường luật, nhất là những thơ tả cảnh, cĩ nhiều vẻ hùng hậu, u ấn, nhã chí, tỉnh cơng ( ) Thơ ơng Quách Tắn rắt là cĩ

cơng phu Nếu khơng nhận kỳ chỗ dụng cơng thời khơng thấy bổn sắc của tác giả [9, 1.469]

Cũng nhân dịp Mới zấm lịng xuất bản (1939), nhà thơ Hàn Mặc Tử cĩ viết lời bạt, trong đĩ nhà thơ đánh giá cao tập thơ, chẳng hạn:

Trí ta dại khở, mắt ta no ánh sáng khơng đọc nổi những tờ thơ của tập

tở

"Một tắm lịng mà ta đang cẳm trén tay Chao ơi! Cứ mơi tở thơ là trăng, thơm mát, dịu dàng, cơ hỗ cĩ từng bản nhạc reo lên ở mỗi trang giấy

( ) Nhưng hẳn giai nhân khơng hiện lên với hàng chữ, mà khí vị thanh tao của văn chương ứng lên một mẫu sắc phương phí, đơm ra một hồn thơ hùng

hậu |9, tr472]

Nam 1941, khi viết lời tựa cho tập thơ thứ hai “Aùz cổ điển”, nhà thơ Chế Lan Viên cho rằng “Ơng nguyện ngày kia sẽ trả lại hồn tồn cho thơ

Trang 8

“làng thơ Việt Nam đã bao lâu đánh mắt” Mười năm, hai mươi năm, hay cẳn

đến, cá một đời, điều ấy là một điều chẳng đáng kẻ với ơng” |9, tr 478]

Cũng như Chế Lan Viên, các nhà thơ Bích Khê, Yến Lan đã viết phê bình dù

chỉ mấy dịng về tập Mùa cổ điển Bích Khê cho rằng: “Chỉ một bài “Đếm

thu nghe qua kêu ", chừng nấy thơi cũng đủ cho ta thầy thi sĩ đã vượt lên trên

những thi sĩ cĩ tiếng như: Bà Huyện Thanh Quan, Yên Đá, Chu Mạnh Trinh |20 Trong “Thi nhân Việt Nam” (1941), nhà phê bình Hồi Thanh

viết

Hồn thơ Đường vắng đã lâu, nay lại trở về trong thơ Việt ( ) Céi nang thơ xưa này thật là rắc rồi ( ) Cĩ người say theo nàng thì nàng chẳng mặn

mà chỉ (.) Cảm được lịng người đàn bà khĩ chìu kia, hoạ chỉ cĩ Quách Tắn

Mối lương duyên gây nên từ “Một tắm lịng” 'Mùa cổ điền” thì thật đầm thắm "( ) “Đêm đã khuya, tơi ngơi một mình xem thơ Quách Tắn Tơi

lắng lịng tơi để đĩn một sứ giả đời Đường, đời Tổng Đời Đường cĩ lẽ đúng hơn Đời Đường mới cĩ cái âm w ấy Quách Tắn đã tìm được những lời thơ

rung cảm chúng ta một cách thắm thía Người đã thốt hẳn cái lối chơi chữ: nĩ vẫn là mơn sở trường của nhiều người trong làng thơ cũ [5, tr.33]|

‘Va Ngoc Phan trong cơng trình “Nhd văn hiện đại ” (1943) đã dành một

Quách Tắn cĩ thể nĩi là trang trọng: “Ơng ià nhà thơ rất sở

lơ Đường Tắt cả thơ trong tập Một tắm lịng và Mùa cơ điển của Ong đêu là thơ tứ tuyệt và bát cú ( )” [30, tr.313]

Ở trong miền Nam, tình nghiên cứu về Quách Tấn cĩ vẻ sơi nỗi

hơn

Phạm Cơng Thiện đã cĩ sự chia sẻ với tiếng thơ Quách Tấn: “7án Da

chắm dt thế kỷ XIX và Quách Tắn là thì hào vĩ đại nhất ở thế kỷ XX Cho mãi đến năm 1970 này, tối chưa thấy ai đủ sức mạnh tâm linh đứng ngang

Trang 9

Nhà nghiên cứu Tam Ích đã từng gởi cho ơng Trần Phong Giao (Tổng

Thư ký tịa soạn Tap chí) một bức thư, trong đĩ cĩ viết “Cỏn nĩi (hơ Quách

Tắn là điêu luyện là hay thì ai chả nĩi được: cái hay của thơ nĩ ở đâu đâu chứ chẳng ở riêng nơi từ, nơi tứ, nơi ý, nơi mạch, hay là nĩ ở cùng một lúc ở từ, ở tứ, ở ý, ở mạch, ở cả bốn chốn ấy” [9, trŠ4| Nguyễn Tắn Long và

Nguyễn Hữu Trọng trong Việt Nam thí nhân tiền chiến đã chỉ ra nhiều cái lạ

trong thơ Quách Tắn, đĩ là sự “bude chặt cái cựu vào cái tân”, là "sự hịa đồng giữa hình thức và nội dụng trong thi ca” (50, t.73]

Cơng tác phê bình, nghiên cứu thơ Quách Tắn trước 1975 đầy sơi nỗi, tạo thành một làn sĩng yêu thơ Quách Tắn, trở thành tiếng nĩi, là niềm khích

lệ của những nha thơ cũ dim dn than vào địa hạt của thơ Mới

3.2 Những bài viết, cơng trình nghiên cứu thơ Quách Tắn sau 1975 Từ sau ngày đất nước thống nhất, đặc biệt là sau khi cĩ chủ trương đổi

mới, các nhà nghiên cứu cĩ dịp nhìn nhận lại một số giá trị cũ, từ đĩ địa vị thơ

Quách Tắn cũng được các nhà nghiên cứu, phê bình đánh giá đúng mức hơn

Nhất là khi nhà thơ mắt đi (1992), trên các tạp chí từ Bắc vào Nam đều cĩ nhiều bài viết về những kỷ niệm, về cuộc đời, về thơ văn của nhà thơ Quách

Tấn

Quách Tắn đã được đưa vào Từ điển văn học bộ cũ (tập 2, 1984) cũng như bộ mới (2004), nhận định về tác phẩm Afùa cổ điền (1941):

Đây là tác phẩm tâm đắc nhất, đơng thời cũng là đỉnh cao nghệ thuật

của ơng Ở Mùa cổ điển ngịi bút nghệ thuật của Quách Tắn điều luyện hơn,

cám xúc cũng sâu sắc hơn Một tắm lịng Song nếu như ở Một tắm lỏng người

đọc cịn tìm thấy cải nhìn trong trẻo của nhà thơ trước con người và thiên

Trang 10

phong trào "thơ Mới" giai đoạn chuyển sang thối trào, dưới một hình thức

nghệ thuật tướng chừng rắt xa lạ với thơ Mới [\7, tr.1470-1471]

Nguyễn Hiến Lê, với tư cách là người bạn tâm giao với Quách Tắn,

trong hồi ký của mình đã dành một số trang viết về Quách Tắn và thơ Quách Tấn Ơng cho rằng “Quách Tấn là nhà thơ siêng năng nhắt, sáng tác mạnh

nh

“Quách Tắn chuyên vẻ thơ luật Tơi cho rằng từ đầu thể kỷ đến nay

khơng ai cĩ cơng với thơ luật bằng ơng, ơng cĩ trên ngàn bài thơ luật, kẻ cả thơ dịch” [9, tr 521],

Trần Phong Giao, trên tudn béo Văn Nghệ thành phổ Hỗ Chí Minh số 11 năm 1991, cho rằng thơ Quách Tan càng về sau đã “thdy” da “nhập” vào

Thiền, đã “cảm đường hào khí của Thiển tơng Việt Nam” |9, tr606]

Trong: “Chút duyên với thơ Quách Tắn”, nhà phê bình Trằn Đình Sử

năm 1992 đã nhận định

đặc biệt tâm đắc với quan niệm về “thời gian lớn " của Bakhiin, khi ơng đối lập với "thời gian nhỏ” Chỉ trong “thời gian lớn thì mọi giá trị văn học mới bộc lộ hết giá trị của mình Và hơm nay chúng ta bình tâm thưởng thức hương thơ Quách Tắn, một thể giới thơ cĩ thể làm cho ta tách mình

trong giây lát khỏi cuộc đời bận rộn đề chiêm nghiệm vẻ đẹp thiên nhiên vài

tình người |9, tr608]

Sau 1975, thơ Quách Tắn khơng được độc giả hoan nghênh như thời kỳ

đầu, những bài phê bình phần lớn định vị thơ Quách Tắn với những bài thơ trước 1975 Đã cĩ khá nhiều bài viết đề cập đến sự nghiệp sáng tác cùng

những đĩng gĩp, cống hiển nghệ thuật của nhà thơ Quách Tắn đối với nền thơ 'Việt Nam nĩi riêng, văn học Việt Nam nĩi chung Song tựu trung, đĩ vẫn chỉ

là các phát biểu ngắn hay các bài điểm sách, bài phê bình, chưa đi vào nghiên

Trang 11

Vấn đề thế giới nghệ thuật thơ Quách Tắn chưa cĩ cơng trình nào đề cập một cách tồn diện, hệ thống Trên cơ sở tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các tác

giả trên, chúng tơi cố gắng đặt một cái nhìn bao quát, hệ thống để đi vào tìm hiểu cụ thé giá tị của các tác phẩm thơ đễ làm nỗi bật của một mảng đề tải gần như ít được chú ý nay Trên cơ sở đĩ, khẳng định được phong cách nghệ thuật cũng như vị trí của Quách Tắn trong lịch sử văn học dân tộc

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Đắi tượng nghiên cứu:

Những sáng tác thơ của nhà thơ Quách Tin - cụ thể là các tập thơ: Một tắm lịng(1939), Mùa cỗ điển (1941), Bong bong chiéu (1963), Mộng ngân sơn (1966), Giọt trăng (1973), Vi với trẻ em (1994)

32 Phạm vỉ nghiên cứu

Luận văn khảo sát thể giới nghệ thuật thơ Quách Tắn trên bình diện đề

tài, nội dung phán ánh và phương thức biểu hiện 4 Phương pháp nghiên cứu

“Trong quá trình triển khai luận văn chúng tơi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp hệ thống,

- Phương pháp phân tích, tổng hợp; ~ Phương pháp so sánh

5 Đồng gĩp của luận văn

.%.1 Khẳng định những đĩng gĩp riêng cả về số lượng lẫn chất lượng của

thơ Quách Tấn cho nền thơ Việt Nam hiện đại

$.2 Nghiên cứu: “Thế giới nghệ thuật thơ Quách Tắn” nhằm nhắn mạnh

Trang 12

5.3 Khiing dinh tỉnh thần thơ cũ, tỉnh mới, đem đến cho người đọc phần nio hình dung diện mạo đa dạng và phong phú của thơ Việt Nam hiện đại với

những giá trị tồn tại theo thời gian

6 Cấu trúc luận văn

Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3

chương:

“Chương 1: Quách Tắn và hành trình sáng tạo thơ ca

Chương 2: Thể giới nghệ thuật thơ Quách Tắn - Nhìn từ hình tượng cái

tơi trữ tình

Chương 3: Thế giới nghệ thuật thơ Quách Tan — Nhìn từ phương thức

Trang 13

CHUONG 1

QUACH TAN VA HANH TRINH SANG TAO THO CA

1.1 QUÁCH TÁN - CUỘC ĐỜI VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT

1.1.1 Quách Tấn ~ Cuộc đời và duyên nợ văn chương & Cuộc đời

Quách Tắn (1910 — 1992), tự là Đăng Đạo, hiệu Trường Xuyên, các tiểu

hiệu là Dinh Phong, Cổ Bàn Nhân, Thi Nai Thi, Lão giữ vườn Quách Tắn sinh ra trong gia đình nh nho khi Hán học đã tàn Quê ơng ở thơn Trường, Định, huyện Bình Khê (nay là xã Bình Hịa, huyện Tây Sơn) tỉnh Bình Định

Lúc nhỏ Quách Tắn học chữ Hán, đến 12 tuổi mới bắt đầu học Quốc ngữ và

Pháp ngữ tại trường Pháp Việt Quy Nhơn (nay là Quốc học Quy Nhơn) Năm

1929, ơng đậu cao đẳng tiểu học (primaire Supérieur) Ơng cưới vợ là bà

Nguyễn Thị Nhiếp người ở thơn Phú Phong, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định, sinh được 12 đứa con, hiện nay cịn 6 gồm hai nam và bốn nữ

Cuộc đời của Quách Tắn trải qua những năm tháng làm việc ở nhiễu nơi, ơng đã từng được bổ làm Phán sự Tịa sứ tại tồn Khâm sứ Huế, rồi đổi lên

Tịa sứ Đồng Nai Thượng ở Đà Lạt, Nha Trang

Nam 1945, ơng tản cư về Bình Định tham gia kháng chiến chống Pháp, làm thủ quỹ cho Ủy ban Ủng hộ kháng chiến và Mặt trận Liên hiệp Quốc dan

huyện Bình Khê (1945-1949) Tình yêu nghề giáo đã giúp ơng mở trường trung học tư thục Mai Xuân Thưởng tại thơn An Chánh huyện Bình Khê (1949-1951) Năm 1951, được mời dạy trường Trung học An Nhơn rồi Trung học Bính Khê (1951-1953)

Trở lại Nha Trang vào năm 1954, ơng được tái bổ vào ngạch thư ký hành

Trang 14

hành chánh Quy Nhơn (1955-1957), Sở Du lịch Huế (1957-1958), Ty Kiến thiết Nha Trang (1958-1963), tại Tịa hành chính Nha Trang (1963-1965)

Nghỉ hưu năm 1965, Quách Tắn trở về với cơng việc yêu thích của mình

là viết văn, làm thơ, hành trình sáng tạo của ơng cùng _ những cảm xúc, suy tư,

triết lý, chiêm nghiệm về cuộc đời, lại nối tiếp trên những trang thơ Trong

những năm cuối đời, tuy hay đau yếu, bị mù một mắt và con mắt cịn lại rất mờ, dù Quách Tắn khi ấy đã trên 80 tuổi nhưng ơng vẫn làm việc mê say và

nghiêm túc

Qua đời năm 1992, Quách Tắn đã để lại cho đời sau những tác phẩm thơ sâu sắc, tên tuổi ơng cịn mãi với thời gian

5 Duyên nợ văn chương

Nang khiếu thơ được bộc lộ từ nhỏ, Quách Tắn tập làm thơ văn từ năm

1929, lúc học lớp đệ nhất niên cắp trung học trường Quy Nhơn, được giáo sư Hà Văn Bính truyền cảm hứng thơ văn Lúc ra trường (1929) Quách Tấn đã thạo các thể thơ Đường luật và các thể thơ Việt Nam, nhưng mãi đến 1932

nhờ Tản Đà tiên sinh diu dit và Sào Nam tiên sinh nâng đỡ mới chính thức bước vào làng văn thơ

ước vào làng thơ, ơng nhanh chĩng cĩ mặt và tạo tiếng vang với các tác

phẩm thơ của mình

‘Nam 1939, ơng xuất bản tập thơ đầu tiên: “ Một (ẩm lỏng ” (Tản Đà tiên

sinh đề tựa, Hàn Mặc Tử đề bạt) Sang đến năm 1941, “Mùz cổ điển” ra đời

do nhà thơ mới Chế Lan Viên đề tựa, “Mùø cổ điển” chảo đời đem lại một

Trang 15

Duyên nợ văn chương của Quách Tắn khơng thể khơng nhắc đến mồi

quan hệ khắng khít giữa nhĩm Bàn thành tứ hữu gồm: Hàn Mặc Tử, Yến Lan,

“Chế Lan Viên, Quách Tắn Theo lời kể của Quách Tắn, thì vào năm 1931 sau

khi đọc được những bài thơ Đường luật ký PT trên báo, rồi vì quá yêu thích nên ơng cĩ nhờ người quen dị tìm và tình cờ gặp được P.T - tức Phong Trần, sau này là Hàn Mặc Tử, kể từ đĩ, hai người là một đơi trỉ kỷ Quách Tắn bÈ ngồi nghiêm nghị khĩ gần, ít khi bộc lộ tình cảm nồng nhiệt, vậy mà với

Hàn, ơng đặc biệt thân ái Năm 1936, Hàn Mặc Từ thơi làm báo ở Sài Gịn về

Qui Nhơn, gặp Yến Lan và Chế Lan Viên, Chế Lan Viên thường mang thơ

của mình cho Hàn đọc, gĩp ý Cĩ bài thơ mới, Hàn Mặc Tử lại đọc cho Chế

Lan Viên nghe Cũng với sự khuyến khích của Hàn, Chế đã hồn thành bản

ình trao đổi, Hàn Mặc

Tử nhận thấy cần phải qui tụ bốn người (kể cä mình) trong một nhĩm thơ để

cùng học hỏi và thúc đẩy nhau trên đường sáng tạo Tứ đĩ, khi hình thành

nhĩm, Hàn Mặc Từ luơn luơn là người điều hịa và thắt chặt các mối dây bằng

hữu Trong đĩ, long là Hàn Mặc Tử, lân là Yến Lan, qui là Quách Tắn và

phụng là Chế Lan Viên Đĩ là một cách so sánh lý thú và khá phù hợp với

tính cách từng người trong nhĩm.Trong ngần ấy năm tồn tai (1936-1945), Ban

thảo tập Điều tàn và xuất bản năm 1937.Trong quá

thành tứ hữu lần lượt cho ra đời nhiều thi phẩm cĩ giá trị, gây được nhiều tiếng vang, như Thơ Điền, Điêu tàn, Mùa cơ điển, Bến Mi Lăng Tất ca da gĩp phần khơng nhỏ vào sự phát triển của nền văn học Việt

Những năm 20 của thế kỷ XX, thơ Quách Tấn thường xuyên xuất hiện

trên An Nam tạp chí ở Hà Nội, Phụ Nữ Tân Văn 6 Sai Gon và trên báo Tiếng

Dân ở Huế Chí sĩ Phan Bội Châu, thi sĩ Tản Đà và Hàn Mặc Tử đã cảm mến

và cĩ những đánh giá cao về thơ Quách Tắn

Ngồi

Trang 16

dich tho tap Nhdt &ý trong từ và những bài thơ bằng chữ Hán của Bác, từ những ngày miền Nam chưa giải phĩng Tiến sĩ Mai Quốc Liên đã trân trọng

dura 73 bản dịch vào tập Hồ Chí Minh thơ tồn tập, xuất bản năm 2000

Nha tho Quách Tấn đã đi xa chúng ta 13 năm nhưng những gì ơng để lại luơn là những tác phẩm văn học cĩ giá trị Làm thế nào để những di cảo của

ơng đến được với cơng chúng yêu văn học luơn là mong muốn lớn nhất của gia đình và những người yêu mến thơ văn và con người Quách Tắn

1.1.2 Quan niệm nghệ thuật

'Vào những năm 1932 - 1933, khi cuộc "khẩu chiến” Thơ mới - Thơ cũ

diễn ra rằm rộ trên thi đàn cả nước thì các nhà thơ Bình Định lại khá bình

thản Dường như họ khơng hể bị lơi cuốn vào cuộc tranh luận sơi động cĩ một

khơng hai đĩ Hàn Mặc Tử, Quách Tắn từng nỗi tiếng trong lĩnh vực Đường

thi đều cĩ chung một quan niệm: *Thơ khơng cĩ mới cũ, chỉ cĩ thơ dỡ và thơ hay" [50]

'Với Hàn Mặc Tử, cĩ lẽ thơ vẫn là nàng thơ của hàng ngàn năm lịch sử thi ca, néu khác chăng thì khác về y phục mỹ học bên ngồi Thơ cũ, Thơ mới mỗi loại một vẻ, “mười phân vẹn mười” Quan niệm cho rằng thơ khơng cĩ cũ mới chi cĩ thơ dé hoặc thơ hay của các thi sĩ Bình Định bao hàm ý nghĩa

mỹ học riêng, nghiêng về chất lượng nghệ thuật của thi ca và tài thơ của thi nhân Cĩ thể xem đây là những hạt mầm đầu tiên của quan niệm “văn chương

1à văn chương” theo hướng nghệ thuật vị nghệ thuật

Quách Tắn làm thơ Đường từ lúc cịn học trường College de Q.N, ơng đã

thơng thạo nguyên tắc đại cương các thể Đường luật, lục bát, song thất lục

bát, ca trù và đã làm được năm mười bài đúng niềm luật

Những cuộc đàm đạo về việc làm thơ Đường giữa Quách Tắn và Hàn

Trang 17

theo Quách và Hàn phải hội đủ ba yếu tố: thi cd, thi hoc và thỉ tài Cái lẽ làm

cho bài thơ hay câu thơ hay khơng phải là ở nơi ý thơ mà chính là từ zhỉ cốt

của người làm thơ, Theo Hàn Mặc Tử và Quách Tắn thì “zw/ cốt là của quý do

rời sinh, nào cĩ phải muốn là được” [50] Thi edt & đây được xem như năng,

khiếu thiên bẩm của thi sĩ: “Muốn cĩ những câu thơ giai tác thì trong cốt phải

cĩ chất thơ trước đã” [50] Như vậy cĩ thể hiểu zÈi cốt là tư chất thi sĩ, tâm hồn thi ca của người làm thơ

Làm thơ phải khổ cơng, câu thơ phải đắc vị mới được coi là thành cơng

Tho ma da ngâm lên được tức là thơ đã làm Phân tích mỗi quan hệ giữa shi

cốt, thi hoc va thi tài, Hàn Mặc Từ lý giải: “Cĩ thí cốt tự nhiên cĩ thi tai Thi

ioc chi can cho những người khơng cĩ rủi cái, bởi nhờ sở học, người cĩ cơng

tập luyện cũng thành tài 7H cốt là quan trọng nhất quyết định tắt cả.” [50]

Quách Tin nĩi rõ thêm: 7fứ rải là do thí học cọ xát và rỉ cốt mà sanh

ra Cĩ thí cốt mà khơng cĩ :hỉ học thì chẳng khác một khĩm hường khơng phân nước Nếu nhờ mưa mà sinh hoa thì hoa kia cũng khơng nhiều và sắc

hương cũng khơng thắm đượm cho lắm Cịn cĩ ơhi học mà khơng cĩ ơhỉ cốt thi di kỹ thuật cĩ tỉnh xảo đến đâu cũng chỉ sản xuất được những con rồng con phụng của các ơng thợ vơi lành nghề đắp nơi vách đình vách miéu ma

thơi

Nhu vay ba yéu t6 thi cot (chất thơ, năng khiếu thi ca), thi hoc (kỹ năng làm thơ) và ¢hi tdi (tai nang thi ca, sy thanh dat trong thi ca) quan hệ gắn bĩ

chặt chẽ trong việc "lâm thơ” của thỉ nhân

Quách Tấn muốn vượt qua cái ngưỡng “thợ thơ” để bước vào vương

quốc nghệ thuật của “nàng thơ” Nghĩa là cần phải cĩ cả ba yếu tổ thi cốt, thi

học và thì tài Thí cốt là cơ sở, di học là khổ luyện, ri đi là sự thành đanh về

Trang 18

Nha tho Xir Trim Huong quan nigm: “C6 nhan day lam tho rat nghiêm: trước khi làm thơ phải uẩn mhưỡng tâm tư Lẫn nhưỡng là nấu rượu, nấu rượu

cho khỏi khê thì phải giữ lửa cho đều Con người nhà thơ phải lo hàm

dưỡng chuyên cần và thận trọng như người nấu rượu Thỉ tình, thi tứ phải

nuơi dưỡng, phải dần dần gây thành trước Tâm tư phải nung nấu cho thật

chín rồi mới nghĩ đến việc làm thành thơ” [42, tr.178]

Cũng theo Quách Tắn, trong khi làm thơ phải khắc hoạch tâm tư Khắc hoạch là chạm trổ những gì mình nghĩ trong lịng cho rõ từng nét, cho bén từng cạnh Phải chạm trổ cho văn tâm của minh dep dé cho sống động như người thợ chạm rồng, hễ cĩ bút thần điểm nhãn thì rồng bay mây Muốn phơ diễn tâm tư chu đáo, nha tho can vận dụng âm nhạc và hội hoạ, tức là âm điệu và màu sắc, người xưa gọi là từ điệu Từ gồm cĩ hình ảnh màu sắc Điệu là

âm thanh nhạc điệu “Trong khi khắc hoạch tâm tư nhà thơ cịn phải “thơi,

xao từ điệu) ` và khi văn tâm đã chạm thành long rồi cịn phải “thơi xao” một

đơi lần nữa xem lời đã nĩi hết ý, +6 that đúng như lời chăng” Qua day đủ

c làm thơ Đường cơng phu biết chừng nào! Để cĩ thể “nhả ngọc, phun

châu” nhà thơ phải khổ luyện kỳ cơng bởi châu ngọc ấy phải được kết tỉnh lâu ngày trong tâm hồn, khi gặp cơ duyên, lập tức hình thành và xuất hiện rực rỡ

Nhu vay đạt được thi cách, thí điệu dễ vươn tới thí diệu là những nắc

thang quan niệm dần lên cao của Quách Tắn - người đại diện cho khuynh

hướng làm thơ Đường luật trong nhĩm thơ Bình Định

Thỉ cối, thi hoc, thi tat” và thí cách, thi điệu, thỉ điệu là những phẩm

Trang 19

Bing tài năng và tâm huyết, những trang thơ của Quách Tắn đã được độc giả đĩn đọc nhiệt tình, Bích Khê quả quyết rằng: “Từ nay khơng làm thơ

Đường nữa vi đã cĩ anh rồi” [50], âu cũng là một cách đánh giá rất cao về tài Đường thi của Quách Tắn Yến Lan cảm khái bình thơ Đường của Quách

Tắn: “Tình tuơn ra lệ, lệ đọng thành châu, từng hàng từng hàng trên mặt

nhung tuyết trải” [50] Điều đĩ đủ thấy sự trì ngộ hiếm cĩ của người am hiểu Đường thi Quách Tắn đã “cảm được được người đàn bà khĩ chiều kia” [5,

tr36 ] - là nàng Tho cũ (theo cách nĩi của tác giả TH nhân Liệt Nam) và đã tạo ra được một bầu khơng khí Đường - Tống trong hai tập thơ Mùa cĩ điển và Một tắm lịng 1.2, HANH TRINH SANG TAO THO C 1.2.1 Từ 1939 đến 1972

Quách Tấn là một trong những tên tuổi lớn trên thi đàn Việt Nam, hành

trình sáng tạo thơ Quách Tắn là hành trình của những năm tháng khơng mệt

mỏi cống hiến trọn đời mình cho tiến trình phát triển văn học Việt Nam Ơng

làm thơ như hơi thở, như sự sống, miệt mài như con ong xây tổ Kết duyên cùng với văn chương, sống hết mình với nĩ, để rồi sau những dấu hẳn của

thời gian, ơng đã dé lai một kho tầng thơ đồ sơ trên năm trăm bài thơ lớn nhỏ

Một trong những mật ngọt đầu tiên ấy khơng thể khơng kể đến AZĩr lịng được ơng cho xuất bản năm 1939 Tập thơ này may mắn được Tản Đà viết lời tựa và nhận khơng ít lời biểu dương từ những người cịn nặng nợ với

thơ cũ Tập thơ cịn được thi sĩ Hàn Mặc Tử viết lời bạt, được xem là lá bùa

cần thiết để Aột tẩm lịng cĩ được chỗ ngơi yên ồn trên thi dan

"Đầu xuơi đuơi lot", chỉ hai năm sau, Quách Tắn tiếp tục cho trình làng

một tập thơ làm theo lên Mùa cổ điển Cũng như

Trang 20

Thơ Mới là Chế Lan Viên viết lời tựa Nếu như với Một tẩm lỏng, những

người yêu thích Thơ Mới thể hiện thái độ "ưu ái" của mình bằng sự im lặng,

thì với Mùa cổ điền, họ bắt đầu tắm tắc cất tiếng khen

“Tắt nhiên, để cả thì đàn khơng ác cảm, thậm chí cịn cĩ động thái nghênh đĩn hai tập thơ vốn đĩ được xem là "lạc điệu" với thời đại bởi ít nhiều cơng

chúng đã ít nhiều tìm thấy trong đĩ một chút gì như thể hồn xưa dân tộc Đi

kèm với đĩ là thái độ làm nghề nghiêm túc của tác giả, thể hiện qua những, câu thơ được mài giữa cơng phụ, luơn ánh lên nét đẹp cao sang, hồn mỹ

Tuy nhớ mưa ngân tuơn nượp nượp

Toc thé may mii bac pho pho

(Đá vọng phụ, Một tắm lịng) Bồn chơn thương kẻ nương song bạc

Lanh lo sdu ai rung giếng vàng”

(Đêm thụ nghe qua kêu, Mùa cổ điển)

'Khi hồn thành tập Mùa cổ điển, Quách Tắn dự định đặt tên cho tập thơ kế tiếp là: Ngưng đọng bĩng trời, bởi những câu thơ tinh tế:

“Ngày trơi châm cham song đưa lá Thoi ligng xa xa én dét mit

_Mỡ rộng song thưa chờ ảnh nguyệt

_Nữa lịng xuân sắc nửa lịng thu

(Song chiều, Đọng bĩng chiều)

đã sửa

Tuy nhiên, ơng khơng hải lịng với cái tên nay, sau đĩ Quách

lại, bỏ bớt chữ “Ngưng” và đổi chữ “ười” thành chữ “chiều” và tập thơ: Dong

Trang 21

hợt, “Đọng” nghĩa là tụ hội mà cũng cĩ nghĩa là kết tinh, vừa gây ấn tượng “phong phú”, vừa gợi ý niệm “trường tồn”, “Bĩng chiều” là ánh sáng mơng

lung lúc mặt trời sắp lặn, mà cũng là hình ảnh của vạn vật hữu tỉnh và vơ tình ấn hiện dưới ánh tà dương, vừa ngâm ý “vơ hạn hảo” của Lý Nghĩa Sơn (Tịch dương vơ hạn bảo/Chỉ thị cận hồng hơn), vừa chứa tình "hương quan” của Thơi Hiệu (Nhất mộ hương quan hà xứ thử/ Yên ba giang thượng sử nhân

su),

Doc Dong bing chiều, độc giả khơng khỏi ngỡ ngàng trước cách dùng

từ trau chuốt, một tình cảm nồng nàn, mang đậm tâm hồn phương Đơng, một

hỗn thơ ý vị hịa quyện giữa con người và đất trời, cảnh và

Mộng Ngân Sơn hồn thành vào cuối năm Ất Ty (1965), Quách Tấn chọn tất cả được 135 bài, sip xép theo thir ty thai gian Méng Ngan Son la

bĩng mộng”, tràn ngập trong những trang thơ là cảnh mộng ảo, trằn ngập cối

mơ Một điều độc đáo, bài thơ mở đầu nĩi về mộng, bài thơ cuối cùng cũng nĩi đến mộng Bài thơ đầu là nguồn gốc tạo ra tên sách: “Song trưa cài giĩ

bắt/Buằn tựa gối thiu thiwGide mộng Ngân Sơn tỉnh/Sương lam đọng nắng chiều "(Mộng ngân sơn) |9, tr.126] Bài thơ cuối là: “Gới gdm dong tim

sự/Trăng khuya nến ứng hỗng/Muơn nghìn sau ngoảnh lại/Dù mộng chẳng hư

khơng "(Trăng khuya) [9, tr.147]

Hanh trinh Mong ngdn sơn từ 1947- 1965 là một hành trình đài nhưng, cơ đọng, là tỉnh túy thơ ngũ tuyệt của ơng Các bài thơ làm tir 1947 — 1953

phần nhiều mang một chút buơn thân phận Tâm tình tác giả luơn luơn lắng

‘Bén dé

đọng nơi hai câu cuối trong bài “Chiểu tiển biệt”, “Tình cổ nhân

xưa”, "Neo mưa thu”, “Nhớ em”, Ngược lại những bài thơ làm từ năm

Trang 22

nơi đồng quê thường cảm hứng và làm nền cho những bài thơ đơn giản nhưng

đầy đặn hồn thơ thể hiện sinh động qua các tác phẩm: “Đang đồng ”,

thu”, "Đơn giản”, “Âm ba” Những câu thơ giàu chất triết lý trong Afơng

ngân sơn cứ ám ảnh người đọc, người nghe, gợi nên những dấu chấm hỏi khĩ “Đồng lý giải về cõi thực, hư: Khơng gian chìm bỏng mộng én khuya chong âm “Một thoảng tan hàng lệ Auơn nghìn kiếp phù dụ (Bĩng phủ sinh)

“Thai nghén từ năm 1966 và hồn thành vào 1972 Giot ¿răng trình làng êy nên những xơn xao, tán thưởng của độc giả Những câu thơ nhẹ, lãng

lang, sầu biếc và nhẹ nhàng đi vào lịng người Đọc Giọr ứrăng ta cảm thấy như bấy lâu nay ta đánh quên kho báu vơ giá của đời mình, những bài thơ bắt

ta phải thường trực nhìn vào cuộc đời, nhìn lại chính mình Bình Giọr răng

cĩ nhiều nhà phê bình, nhà thơ, nhà văn như: Nguyễn Hiến Lê, Chu Thảo,

Trần Hữu Cư, Trúc Như Giọr (răng là những cái nhìn bén nhạy vào đời người, vào tình cảm, vào thiên nhiên Chất sáng tạo nằm trong từng hơi thở

thơ, ai tỉnh tế và bén nhạy lắm mới hiểu hết được “Giọr trăng” và phải đọc cảng lâu mới càng ngắm

Tiếng vàng khĩ chào đời mang một tâm sự, trăn trở cho vận mệnh đất

nước, chiến tranh với nhiều mắt mác dưới gĩc nhìn riêng của nhà thơ, tập thơ viết theo thể thất ngơn luật thi gồm 137 thiên soạn từ thời tiền chiến, kháng

Trang 23

1955 cho đến 1972, Nhiéu bai tho mang du vét thei dai nur bai Diu hiu gée hep, Gươm mài hận, Sùi sụt dịng thu, Tướng tá, Đăng quang

Quách Tắn cũng là người dành nhiều tình yêu thương đối với trẻ em, ơng

đã viết tập thơ “Vi với trẻ em ” khởi đầu từ năm 1945 và hồn thành vào năm

1954 Trong những năm kháng chiến chống Pháp, vừa làm cơng tác giáo dục,

vừa tham gia cơng tác địa phương, nhà thơ đã sáng tác những vẫn thơ phục vụ

cho thiếu nhi Và dường như ở với zrẻ em là tiếng cười vui giịn giã duy

nhí

nhiên nhất trong hành trình thơ, hành trình sáng tao của ơng

Quách Tắn khơng làm thơ mà làm thỉ sĩ, vì ơng là nhà thơ của trí tuệ, của

cái đẹp giữa nhân tình gần gũi, bình dị, thuần lương Ơng chỉ sử dụng văn chương để gởi gắm tự sự tâm tình của mình, nhờ thể sáng tác của ơng chia sẻ cùng người đọc vui với niềm vui của ơng, cười chung với ơng một nụ cười

hạnh phúc, nhưng ơng cũng khơng quên gợi lên những tỉnh cảm trìu mến,

khơi dậy ở người đọc về thân phận của con người

1.2.2 Từ 1973 đến 1992

Sau hơn 60 năm cuộc đời, Quách Tắn trở về với chính mình, trằm tư

hon, triét lý hơn Những năm tháng cuối đời, ơng hồi niệm, mong nhớ quá khứ và cả xĩt xa, nghẹn ngào khi chính mình rơi vào bắt hạnh, bi kịch: ơng bi mù Hành trình thơ ơng những năm về sau là hành trình

tìm, gọi tên

những bắt an ở tằng sâu của tâm hồn

'Bắt đầu cho những nốt trằm của bản nhạc cuộc đời ơng là sự ra đời của

tập thơ: Trăng hồng hơn gồm 130 bài tuyệt lục bát được sáng tác trong thời gian 1975 -1977 Tring hồng hơn là tiếng lịng thơn thức chứa đầy tâm sự

“Toan viti đồm lửa văn chương/Dịng trơi tâm sự giĩ sương lại nhiễu/Gương

trong dù chẳng nhiễu điều/Lâng trăng cổ độ dẫn triều nước lên " [9, tr 184],

Trang 24

ngudi khudt doi ché ngudi xa/Ldm dém tỉnh giắc canh gà/Đem chẳng thơ cũ

mở ra rỗi nhìn" |9, tr.190 Năm 1999, tập Trăng đồng hơn được ấn hành nhân dịp tưởng niệm năm thứ 7 ngày mắt của nhà thơ Ấn bản này chỉ trích in 60 bài

Khép lại những năm tháng được nhìn cuộc sống bằng đơi mắt sáng của

mình, Quách Tắn trở về đời thực với đơi mắt bị mù Khơng níu kéo được bước đi vội vã của thời gian và cũng như một quy luật tắt yếu của tạo hĩa, Quách Tắn đối diện với

thu Va e6 lẽ khi con người ta rơi vào bắt hạnh thì khao khát sống cũng như ổi già qua những tâm sự thốn thức từ Cánh chỉm

khao khát yêu càng trở nên cháy bỏng: “?rong lúc mình đau ơm/Ước gần

người mình yêu/Để những đêm trần trọc/Đề những giờ quạnh hiu ” |9, tr

281] Cánh chim thư trở thành những bức thư tình gởi về quá khứ, những hồi vọng cố hương, là tiếng hát của người thi sĩ giả gởi về quê mẹ

Sau khi nước nhà thống nhất, những vẫn thơ lục bát lại trở về nở hoa

trên Giàn thiên lý:

“Chung trà hĩp vị bình minh

Giàn hoa lý nở ngọt tình cổ viên

Đọc Giản hoa lý người đọc cảm nhận được hơi thở của Trăng hồng hĩn cịn pháng phất trong hương hoa lý Hương thơm và ánh trăng quyện lẫn vào

nhau như tâm hồn của tác giả Giản hoa lý đưa độc giả trở về đời thường với

những cảm xúc dung di, cơng việc thường ngày Qua đĩ, ta thấy bên cạnh

một Quách Tắn hoa là một Quách Tắn gần gũi, thân quen, chất mộc mạc

làm nên nhân cách nhà thơ

Một chút tỉnh của Mùa cổ điển vương lại trong vị thơ Phẩn bướm cịn

Trang 25

Binh Thin, Vin Tết Canh Thân, Xuân báy ba, Hăm lăm xuân nữa Với lời thơ nhẹ nhàng, đơn giản, nhưng giả dặn, kỹ thuật thơ thanh thốt đẻ dồn vị

cay đắng cơ đọng vào hai câu thơ cuối cùng, tập thơ đã ghi lại những khoảnh khắc buồn, những trăn trở suy tư của tuổi bĩng xế và những nụ cười sĩt lại

trong tâm hồn một nhà thơ yêu nước

_Mai cười giĩ sớm lân la mộng Đào nở hương thơm bát ngắt tình

(Bĩng thái bình, Phẩn bướm cịn vang)

Tap Xuẩn cỏn rơi rớt mang thơng điệp cuối cùng của người thi sĩ cơng

hiển trọn đời mình cho văn học Khởi làm từ năm 1984 và kết thúc vào những năm cuối cuộc đời, tồn tập cĩ 99 thiên gồm các bài thất ngơn bát cú, ngũ ngơn bát Với hai câu chuyển kết: “Aghin dặm giĩ thư đùa tĩc bạc/Xuân

cịn rơi rớt tiểng chim oanh " |9, tr.390], tập thơ trở thành bản tình ca khép lại một đời thơ trải dài trên 60 năm

Thời gian là câu trả lời cho mọi giá trị văn học, thơ Quách Tắn đã vượt

cqua những thử thách của năm tháng, thơ ơng mang thơng điệp của 2 thể kỉ,

trải qua nhiều giơng tố của cuộc đời, để hơm nay, chúng ta ngồi đây, bình tâm thưởng thức hương thơ Quách Tắn, một thế giới thơ cĩ thể làm cho ta tách

mình trong giây lát khỏi cuộc đời bận rộn để chiêm nghiệm vẻ đẹp thiên nhiên va tinh người Thơ Quách Tắn thuộc dịng thơ Đường luật Việt Nam chảy

suốt từ thơ cổ điển đến thơ hiện đại Hơn 600 năm Việt hĩa, thơ Đường luật 'Việt Nam ngày cảng tinh tế, đi

Thanh Quan, Hồ Xuân Hương

luyện với những tên tuổi như bà Huyện

Thơ Đường luật của Quách Tắn thâm trằm, hàm súc, mỗi bài là một ý

cảnh độc lập Cái hay của thơ Quách Tắn chẳng ở riêng ở nơi từ, nơi

nơi ý,

Trang 26

Người đọc thơ cảm thơng với thơ, cùng với thơ làm một, rồi gật gù, rồi rom

rớm nước mắt, rồi buồn vẫn vơ

“Trong hành trình sáng tạo của mình, thỉ sĩ Quách Tắn gĩp mặt vào làng,

thơ và khơng ngừng canh tác trên cánh đồng thi ca trù phú những hình tượng nghệ thuật sống động vẻ tình yêu, về cuộc sống Quách Tin da đi xa nhưng

tâm hồn và ý thơ đượm tình dân tộc, thắm đẫm màu sắc triết lý, hịa lịng với

thiên nhiên vẫn cịn ngân nga trong thí đàn văn học hơm nay và mai sau

1.3 THO QUACH TAN TRONG MACH NGUON THO HIỆN ĐẠI

VIET NAM

1.3.1 Đặc điểm chung cũa thơ hiện đại Việt Nam

Đầu thế ki XX, thực dân Pháp đây mạnh 2 cuộc khai thác thuộc địa: thứ nhất (1897 - 1914) và lần thứ hai (1919 - 1929), dẫn đến sự chuyển biến

sâu sắc về cơ cấu xã hội: giai cấp phong kiến mắt dần địa vị thống trị, nơng

«dan bj ban cùng hĩa, giai cấp vơ sản xuất hiện, giai cấp tư sản ra đời, xã hội Việt Nam bị phân hĩa dữ dội, đất nước ta sống trong chế độ thực dân nửa

phong kiến, nhân dân lầm than, cơ cực

Tir 1940 - 1945, Pháp 2 lần bán nước ta cho phát xít Nhật Người Nhật,

người Pháp tràn ngập Đơng Dương, chúng cố vơ vét hết tài nguyên thiên nhiên ở xứ sở này, khơng những thế chúng cịn đem văn hĩa đến phổ biến và 'bắt người An Nam phải học theo Giữa cơn giĩ Á,mưa Âu, nhân vật trung tâm trong đời sống văn hố là tầng lớp trí thức Tây học, họ chịu ảnh hưởng sâu sắc các trào lưu tư tưởng văn hố, văn học phương Tây, họ đã tìm thấy ở nghề

văn lẽ sống, từ đ văn chương trở thành hàng hố, viết văn trở thành một

nghề kiếm sống và văn học cũng phải hiện đại hĩa Văn học hiện đại, thơ hiện

Trang 27

Nổi bật rõ nét là văn học lăng mạn mà tiêu biểu là Thơ Mới (1932-1941), được đánh giá là “một thời đại dhỉ ca” [5, tr 15], với một lớp thỉ sĩ tải hoa như

Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Bính,

Han Mặc Từ

“Thơ hiện đại Việt Nam mang trong mình một nhạc tính nội tại, thứ nhạc

do một rung động tiềm thức tạo ra và tác động tới

Hom nay di Chùa Hương,

“Hoa cĩ mở hơi sương

Cùng thầy me em đậy, Em vấn đâu soi gương

( Chùa Hương — Nguyễn Nhược Pháp)

Thể loại của thơ hiện đại vị thức biển hĩa linh hoạt, câu thơ uốn

lượn một cách thoải mái theo cơn bão cảm xúc của tâm hồn, nhịp rung của

trái tìm Nhà thơ tốc kí trọn vẹn những xao động của tâm linh rồi thăng hoa:

- Gid qué vi vút gọi Diéu Béng hoi

đới Diêu Bơng

~ Em mười hai tuổi tim theo chị

Trang 28

Hình ảnh trong thơ hiện đại bắt ngờ, sửng sốt, nhiều khi kết hợp hai sự vật rất xa nhau, tạo sự nhảy vọt về trí tưởng Nĩ cũng thể hiện “cái ngẫu nhiên” của đời sống hiện đại đầy bắt trắc, đầy biến động khơng ai đốn định

nổi Thơ hiện đại là “nghệ thuật của ngơn ngữ” theo đúng nghĩa DỄ thấy nhất là ý thức làm mới ngơn ngữ Hai con đường làm mới ngơn ngữ thơ: một

là đưa vào thơ những từ ngữ mới xuất hiện trong đời sống, hai là tạo nghĩa

mới cho từ cũ và tạo hẳn chữ mới tạo nên sức mạnh bí mật của ngơn ngữ

chiếm lĩnh, họ chỉ là người truyền sự ám ảnh của nĩ đến người đọc Những

câu thơ của Hàn Mặc Tử thể hiện rõ nét sự cách tân ngơn ngữ trong thơ hiện đại Việt Nam:

Địp cười như tiếng vỡ pha lê

(Một miệng trăng)

Tơi riết thời gian trong nắm tay,

Tơi vo tiếc mến nhục vo lụa

(Chơi trên trăng)

Tạ những muốn sầu thương thơi biểu lộ Sắc trong màu, màu trong sắc; hân hoan Ta những muốn mùa đơng nhường lại chỗ "Nhạc gây hương, hương gẩy nhạc lan man

(Đồ mi hoa)

Tho hign dai là sự bộc lộ triệt dé đời sống thực của nội tâm con người, bao gồm cả đời sống tình cảm, đời sống bản năng, đời sống tâm linh Trực

giác, tiềm thức đĩng vai trị rắt lớn để phát lộ tầng sâu của tâm hồn, của đời

" cá nhân được bộc lơ rõ nét, nhìn đời bằng cặp

Trang 29

mắt trẻ trung tươi mới, thắm đượm nỗi buồn bơ vơ trước cuộc đời, khơng gian

vơ cùng, thời gian vơ tận

Tơi muốn tắt nẵng đi

Cho màu đừng nhạt mắt;

Tơi muốn buộc giĩ lại

“Cho hương đừng bay di

(Voi vàng ~ Xuân Diệu)

Thơ hiện đại Việt Nam đã đi cuộc hành trình phát triển rực rỡ, để lại một kho tàng những tác phẩm hay, mới, tràn đầy nhiệt huyết Sức trẻ hiện lên trong mỗi tác phẩm thơ, mang hơi thở của thời đại mới cùng những khát khao kiếm tìm hạnh phúc, kiếm tìm tình yêu, thể hiện bản ngã riêng của mình, mà trước đĩ họ khơng dám làm 1.3.2 Đặc điểm riêng của thơ Quách Tắn 'Quách Tấn làm thơ khi cịn là cậu bé 12 tuổi, ơng ví mình như con tuấn

mã và nĩi với Hàn Mặc Từ: “Con linh đương phải thả nơi gị rộng rừng thẳm,

để được chạy nhảy tự do thì trơng mới đẹp Cịn con tuần mã phải cĩ cương

về vững vàng mới cĩ những nước phí nước kiệu tuyệt luân và chạy một ngày nghìn đấm Cho nên khơng nên thắng yên cương vào con linh dương, và

buơng lưng con tuấn mã" (theo Bĩng ngày qua - tập hồi ký của Quách Tắn,

'NXB Hội Nhà văn, 1998) Trước sau Quách Tắn vẫn “nguyện làm sứ giả Đường ~ Tổng” 42, tr 150], "tơi ở nhà lo việc ruộng nương của cha ơng để lại” (ý là chỉ làm thơ Đường luật) [50]

Han Mặc Tử và Quách Tắn là đơi bạn thân, Hàn Mặc Tử kết duyên với

chỉ

Trang 30

tắt nhiên là cĩ, ví như Han Mac Tir viet vé dém tring trong bai Da Lat trang mờ: “Đây phút thiêng đã khởi đầu/Trời mơ trong cánh thật huyễn mơ/Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt/Như đĩn từ xa một ÿ thơ” [24, tr.148-149)|,

Thì cũng đêm trăng kỉ niệm này, Quách Tắn đã viết bài Đà Lat dém swong:

“Bong trăng lĩng lánh mặt hỗ im/Thời khắc theo nhau lải rải chim/ /Am

thầm mon trén trên đổi mé/Hoi mat dé mê chạy khắp mình" [9, tr49] hay

trong bài Mộng thấy Hàn Mặc Tử cĩ những câu rất mới, đem cái tơi vào tác

phim: "Tơi khĩc tơi cười vang cả mơng/Nhớ thương đưa lạc giĩ qua minh” [9, tr.72] Sau này ý mới, tình mới thơ Quách Tắn tràn ngập trong các bai tho trong các tập: Mộng ngắn sơn, Giọt trăng, Trăng hồng hơn, Nhánh lục *Xa

nhau lịng chẳng hẹn hị/Nhớ nhau trở lại bến đỏ năm xưa ” [9, tr.127]; “Một mình gác trọ chon von/Đêm nằm thương nhớ vợ con não nững ” [9, tr209|; “Nhớ em!/Mười sáu tháng năm/Mười sáu tháng bảy/Anh tâm thăm

em [9, 16332]

Sở dĩ thơ Đường Quách Tin di giữa dịng tắp nập của Thơ Mới mà vẫn

bền vững với thời gian là vì Quách Tấn đã kết hợp hài hịa giữa cái tỉnh tế,

nghiêm chỉnh, khuơn khổ của Thơ Đường và sự tự do của cảm xúc cá nhân của Thơ mới, phù hợp với sự thay đổi của thời đại Quách Tắn đã làm phong phú thêm nội dung lẫn hình thức trong những trang thơ của mình Nhà thơ

khơng lên tiếng trên thi đàn để bên vực thơ cũ, cũng khơng bài xích Thơ mới, ơng lặng lẽ dung hịa, kết hợp tạo nên những thanh sắc mới, thành nét riêng trong thơ Quách Tan khĩ lẫn vào đâu được Những người yêu mến Thơ

Đường vẫn tìm được hứng thủ trong thơ Quách Tắn và những người yêu mến

“Thơ mới vẫn tìm được hương vị nồng thắm, mới mẻ trong Thơ Đường

Đặc điểm thơ Quách Tắn hịa điệu cùng đặc điểm thơ hiện đại Viêt Nam

Trang 31

Thơ Đường, và những rung cảm thiết tha của Thơ mới Quách Tắn thật tài hoa

cá nhân Với

khi ơng đứng giữa 2 nền thơ cũ và mới vẫn giữ cho mình cái

kĩ thuật, sự hiểu biết sâu rộng, cùng cái tâm trong sáng, lịng nhiệt huyết với

thơ, Quách Tắn đã hồn thành sứ mệnh nhà thơ của mình một cách trọn vẹn,

Trang 32

CHƯƠNG 2

THÊ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ QUÁCH TÁN - NHÌN TỪ

HÌNH TƯỢNG CÁI TƠI TRỮ TÌNH

Hình tượng cái tơi là một kiểu nhân vật trong thế giới nghệ thuật thơ trữ tình Khi nĩi về nguồn gốc nảy nở và lịch sử phát triển của thơ ca, Hêghen

“Thơ bắt đầu từ cải ngày con người cảm thấy cần sự bộc lộ mình”

đĩ phần nào nĩi lên được tính đặc trưng của thơ trữ

Tho trữ tỉnh là tiếng nĩi trực tiếp biểu lộ những cảm xúc suy tư, chiêm nghiệm, tính chất cá thể hĩa của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hĩa của sự

thể hiện là dấu hiệu cơ bản của thơ trữ tình Với thơ, thi sĩ giải bày những tư

tưởng, những cung bậc cảm xúc trong thể giới quan nội (âm của mình

“Trong quá trình sáng tác, cái tơi nghệ sĩ bước vào thể giới nghệ thuật và

trở thành một hình tượng trọn vẹn Hình tượng cái tơi cĩ mối quan hệ tương

đồng với chủ thể trữ tình đang tự bộc lộ với tồn bộ sức mạnh nhân cách với mọi khả năng của nĩ Hình tượng cái tơi này là nhân vật trung tâm trong tác

phẩm thơ, mang vẻ đẹp độc đáo, khơng lặp lại

Hình tượng cái tơi là sự hiện thực hĩa, khách thể hĩa cái tơi trữ tình

trong thế giới nghệ thuật thơ Hình tượng cái tơi khơng hồn tồn đồng nhất

với con người tác giả mà là kết quả của sự điển hình hĩa nghệ thuật khi cá

nhân nhà thơ nghe thấy mình trong người khác, với người khác và cho người khác Khi sáng tác nhà thơ đã tạo nên một thế giới nghệ thuật riêng thì tắt yêu

trong thế giới nghệ thuật ấy cĩ hình tượng cái tơi và hình tượng này đĩng vai

trị nhân vật trung tâm

Cái tơi trữ tình là chủ thể của hành trình sáng tạo thỉ ca, cĩ vai trị quan

Trang 33

thái độ được thể hiện bằng một giọng điệu riêng Một cái tơi trữ tình phong phú tựa như viên nam châm luơn luơn cĩ sức hút về phía mình sự giàu cĩ của

cuộc đời Đặc điểm của cái tơi trữ tình phụ thuộc vào phong cách của mỗi nhà thơ, của các trảo lưu, khuynh hướng Chính vì vậy, mỗi thời đại cĩ một kiểu cái tơi trữ tình đĩng vai trị chủ đạo Bi vào tìm hiểu cái tơi trữ tình tong thơ 'Quách Tắn, chúng tơi nhận thấy ở thơ ơng chủ yếu ở các dạng thái: Cái rồi trữ tình đời tự = thể sự,cái tơi trừ tình lăng du - giao cảm, cái tơi trừ tình chiêm

nghiệm - triết li

2.1 CẢI TƠI TRỮ TÌNH ĐỜI TƯ - THỂ SỰ

Theo Heghen: “Cá nhân là trưng tâm trong quan niệm và tình cảm nội tai của nĩ” [56, tr.128] Văn học là

(Stanhdal) [13, tr 141], nhà văn là thư kí của thời đại (Balzae) [13, tr.142], tức

gương phản chiếu đời sống xã hội là phản ánh cuộc sống, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm của con người trong văn học

Là nhà thơ cĩ nội lực, Quách Tắn đã cho ra đời những tác phẩm chạm

vào gần như mọi khía cạnh của xã hội, vấn đề đời tư - thế sự, dần dần được chú ý đến, đâu đĩ, trong dịng chảy cuộc đời, Quách Tắn tìm được cho mình

một thế giới tĩnh lặng, một “ốc đảo” bình yên:

Loan ly đưa lại bình an

(Canh chim doi giot trang tan lửng lơ

(An nhân, Tập: Nhánh lục) Sing đậy mong tìm hứng

Trả ngon rồi nữa ly

Ngơi bên thêm nắng Ấm

Trang 34

Quéch Tan tro vé doi thường giản dị, ở con người ơng, ngồi vẻ tao nhã của nhà nho, cịn cĩ một phong thái rất dân gian Đâu đĩ, ta thấy nụ cười hải

hước, vui tươi của một con người khơng màn danh lợi, rất đời thường, nhẹ

nhàng, đáng yêu và cũng rất đổi thân thương Điều này làm cho Quách Tắn

trở nên gần gũi, thơ ơng cũng từ đĩ mà dễ đi vào lịng cơng chúng “Một mình:

ngơi đối sách/Đài sáp nhá thanh huy ” [9, tr.266]; “Cúc người đua nở Tẳt/Cúc minh đợi tháng ba/Ting bừng mùa nắng sớm/Rắn rỏi nét xuân giả” [9,

tr275]; “Trà bạch liên đài khách/Đèn hơng lạp thưởng hoa ” [9, tr.274] Tình yêu là để tài muơn thuở và Quách Tắn cũng gĩp nhặt cho mình những gam mau riêng của tì

yêu, tài hoa của ơng là nỗi đam mê của những kẻ sĩ tình Như đốm lửa đõ, lúc lại như bơng tuyết lạnh, tình yêu trong thơ Quách Tắn âm ¡, sâu sắc Ơng sống nồng nàn trong tình yêu vơ biên, đầy khát

khao và trăn trở

Anh buộc đời em bền buộc thuyên "Nước trơi thuyên trở bền nằm yên

Một mai anh thả thuyển lơi bắn Mây nước lịng em lạnh ước nguyễn

(Anh buộc đời em, Tập: Đọng bĩng chiều)

Ta nghe tiếng bộc bạch của trái tim yêu đương sơi nỗi của chàng trai xứ

Bình Định - một tự khúc đầy đam mê trong cõi tình say đắm:

Án bút nở vân lài

Binh minh xuân tang lai Sáo đâu ngồi vạn dặm

Trang 35

những đêm dai, qua những giấc mộng, qua bao nỗi cách trở, nhớ thương cher

đợi, qua những khát khao và cơ độc vơ biên

Yêu nhau chẳng đặng gân nhau iw cho ai?

Dé theomg dé nhớ, để

Thương ta ta lại thương người

Ta thương người gắp mười người thương ta

(Trả lời ai, Tập: Một Tắm lịng)

Nhưng bao trùm lên tắt cả là một tình yêu sâu xa, khơng thay đổi và phai nhạt Trong cái hữu hạn của cuộc đời, với ơng tình yêu trở nên bắt tận

Với bản chi

+ đẹp của nĩ, tình yêu khơng bao giờ bị thời gian tần phá, khơng bị khơng gian sẻ chia và ngăn cách Tình yêu trở nên vĩnh cửu và bền vững, vượt ra ngồi giới hạn thường tình của lẽ tử sinh Khát vọng tinh yêu

trong thơ Quách Tắn đã vượt qua thời gian, vượt qua khơng gian, luơn ngân

nga mãi trong trái tìm yêu của thỉ sĩ

'Cảm thương chiếc lá bay theo gid/Riéng

nhớ tình xưa ghế bến thăm " (9, tr.80]; “Nhớ em! Mười sáu thắng năm/Mười sáu thắng bảy Anh tầm thăm em” (9, te 332]

Quách Tấn là người điềm đạm,sâu sắc và tỉnh tế, đề tài tình bạn được ơng nhắc đến khá nhiều trong các tác phẩm của mình Trong lịch sử văn học từ xưa đến nay, thơ viết về tình bạn khơng hiếm Đỗ Phủ cĩ hai bài thơ viết về chuyện nằm mơ thấy Lý Bạch rất nỗi tiếng (“Mộng Lý Bạch”) Lý Bạch cũng viết khá nhiều về tình bạn trong đĩ phải kể đến bài “Hồng Hạc lâu tống

Mạnh Hạo Nhiên chỉ Quảng lăng” Trong làng thơ Việt Nam cũng chứng kiến

một tình bạn tha thiết giữa Hàn Mặc Tử và Quách Tắn, trong tác phẩm “Mộng

thấy Hàn Mặc Tử”, Quách Tắn đã trải lịng mình

Trang 36

"Một giắc trưa nay lại gặp mình

Tơi khĩc tơi cười vang cả mộng "Nhớ thương đưa lạc giỏ qua mành

(Mộng thấy Hàn Mặc Tử, Tập: Mùa cổ điển)

Bai tho “bat ngát tình” nhưng là cái "bát ngát” của tình bạn Sự sâu sắc

của tình bạn trong ơng cịn được truyền qua tiếng khĩc ngâm ngủi nhớ Tản

Đà “Đã giang từ độ rụng văn tỉnh/Tân lĩnh đầu hi rọi bĩng mình ” [9, tr.89], đĩ là tiếng buồn gởi bạn chia sẻ nỗi đau: *Tưi bẩy lâu khơng me/Anh khơng

mẹ nữa rơi/Nỗi mình thêm nỗi bạn/Lịng anh cũng lịng tơi/Não nùng vườn

rung trái [9, tr.525]

Tình bạn, cũng giống như sự bất tử của linh hồn, quá tốt đẹp để tin

duge (Ralph Waldo Emerson), Tinh bạn là một trong những tình cảm đáng cquý, đáng trân trọng của nhân loại Tinh bạn khơng chỉ đẹp để tơ điểm cho đời, nĩ cịn tồn tại giữa cuộc đời như một nguồn sống, một chỗ dựa, một động

lực tỉnh thần cho con người Tình bạn đem đến một tiếng nĩi trí âm của lịng

mình, một chỗ dựa thân tình vững chắc, một bàn tay giúp đỡ sẻ chia trong

cuộc sống, Quách Tắn và nâng niu những tình bạn ấy, nhớ bạn nồng nàn

trong những trang thơ của ơng: "Ngồi ưởi những giĩ cùng mưa/ Bảng khuâng nhớ bạn cửa chùa viết văn/Hoa đèn nở nhụy chuơng ngân/Từng trang giấy lật hương xuân ngọt ngào” [9, tr.198]

“Trong tình bạn ta thấy một Quách Tắn nhiệt tình chia sẻ, quan tâm chân

thành thì trong tình cảm với gia đình cái chất bình dị ấy lại một lần nữa làm

Trang 37

"Con người cân gia đình như con thú cân hang ồ chúng ta cần nơi trú mgụ, nơi trồn tránh mùa đơng với những bão giơng"“(Bên kia bờ áo vọng Duong Thu Hương) [3], Quách Tắn yêu gia đình tha thiết, tình yêu ấy cụ thể

chứ khơng mơ hồ: “Khi con mình nhỏ dại/Nĩi chỉ tình yêu đương/Nay đã trịn vai vếTheo chẳng xa cĩ hương Mới biết đời sinh gái/Cho lịng thêm nhớ

thương " |9, tr2417 “Tudi già nhờ châu mà vui/Đứa na trước bụng đứa gùi

sau lưng/Đứa xa ít lúc ằm bằng/Ơi chua mận chín gởi lịng nhớ thương " [9, tr21§]: “Ngày ngày ăm cháu viết văn/Sáu nghìn hưu bơng trở trăn tháng mgày/Chuyện đời thấp thống bĩng mây/Sẻ nương hiên võng sum vậy giắc

trưa "|9, tr.219]

'Hành trình trên đường thơ, đường đời Quách Tắn cũng lắm gian nan, nỗi buơn đeo đẳng nhà thơ, từ cái chết của cậu con trai tử trận đến bao nhiêu biến cổ trong cuộc sống nén thơ ơng thật chặt, cảm xúc lắng lịng sau những giơng

bão cuộc đời Đằng sau vĩc dáng xanh xao, với đêm dài khơng ngủ, với

nguồn vui chợt tắt trên mơi, với dịng lệ hồ theo tiếng gảo thét âm vọng khi

gia đình gặp hoạn nạn là những vẫn thơ đầy tâm trạng Quách Tắn đã rĩt vào thơ những giọt nước mắt sau những đêm dài mắt ngủ, đè nặng lên tâm hồn đa

cảm , Quách Tấn nhớ con da dit

Khơng nĩi lịng đau khổ

Nỗi, khơng nĩi được gÌ

Canh tàn nằm nuốt lệ

Thời loạn kiếp nam nhỉ

(Khĩc con IV, Tập: Giọt trăng)

Trang 38

cuộc đời, người chia ngọt sé bùi, lo toan vắt vả vun đắp cho mái ấm Chúng ta đã từng biết đến một K#ðwé ai lục của Ngơ Thì Sỹ khĩc người vợ yêu qua đời giữa lúc đầu xanh tuổi trẻ, một Đoạn ứrưởng lục của Phạm Nguyễn Du thương

tiếc người vợ đã khuất, những câu thơ dứt ruột của Tự Đức, câu đối khĩc vợ

chứa chan tình người của Nguyễn Khuyến Cao Bá Quát, Bùi Hữu Nghĩa,

Phạm Văn Nghị viết về vợ mình ngay lúc đang sống, Trần Tế Xương với Van tế sống vợ, khơng phải để tiếc thương mà để cười thương ngợi ca người bạn đời của mình Quách Tan yêu vợ mình nhẹ nhàng và sâu sắc theo cách của ơng: “ẩm thầm đơi mái hạc/Hơm sớm sống bên nhau/Yêu chìu nhau lúc mạnh/Nuơi nắng nhau khi đau” |9, tr.283]; “Chung sống sáu hai năm/Cưi trần duyên nợ hẳ/Mình chết chỗ tơi nằm/Tơi nằm chỗ mình chét/ /Minh oi thương nhớ minh/Tinh bat di bat diệt ” |9, tr.405],

Trong Quách Tắn, ta thấy cả một khung trời xưa cũ ngập tràn, những

khoảng lặng bình yên để đứng vững với cuộc đời Tâm điểm trong các bài thơ của Quách Tắn là nỗi nhớ quê hương da diết Chế Lan Viên đã từng cĩ những

* Khi ta ở chỉ là nơi đất ởíKhi ta đi đất bằng khĩa tâm hỏn ” Õ Quách Tắn nỗi nhớ cố hương luơn trở về trong tâm thức:

é dit me

câu thơ rất hay

“Trường Định tình cỗ hương/Cách hai mươi năm trường/Bước chẳng vì lì

loan/Lịng thêm nặng nhớ thương" |9, tr242]: “Vườn mắn trải hoa

sương/Theo xuân về cĩ hương/Chơi vơi đẳng lúa trổ/Cị lẻ bĩng tà dương”

[9, trl33] Sinh ra và lớn lên ở Bình Dinh nhưng hơn nữa đời người ơng gắn bĩ với Nha Trang, Nha Trang dit vay mà trở (hành một điểm dừng chân khơng

thể thiếu trong kí ức nhà thơ: “Mười năm trời Nha Trang/Tha hương mà cổ

Incomg” [9, 1-241}

Tần số xuất hiện của nỗi nhớ trong thơ Quách Tắn rất lớn, là người di

nhiều nơi, từ Nam chí Bắc, những nơi đi qua đều để lại những kỉ niệm sâu sắc

Trang 39

Thương mình chẳng bước tha hương

Lịng nghe sĩng vỗ trùng dương ngậm nghi

(Ngâm ngùi, Tập: Tiếng vàng khơ)

‘Tho Quách Tắn chạm đến mọi khía cạnh của cuộc sống Chỉ tính riêng

tho, so với những người bạn văn chương cùng thời, số lượng tác phẩm Quách Tấn để lại tương đối lớn Ơng sáng tác thơ cho mọi lứa tuổi, trong đĩ thơ cho thiếu nh là một mảng đặc sắc của ơng Tắm lịng thiết tha với tuổi trẻ, thiết tha với cuộc đời đã giúp ơng hịa nhập vào thế giới mơ mộng và đầy màu sắc

trữ tình của Quách Tắn hĩa thân vào cơ bé,

huyền thoại của trẻ thơ Cái tí

câu bé hồn nhiên, ngộ nghĩnh để khám phá thể giới và phát hiện ra bao điều kì diệu Các tác phẩm viết cho thiếu nhỉ được các em đĩn đọc với tình cảm mến yêu, mỗi bài thơ cĩ một giọng điệu riêng phù hợp với những khơng gian khác

nhau được tác giả chọn để miêu tả

Cĩ khi, bài thơ như một lời tâm tinh của một nhân vật trữ tình trước vẻ đẹp thanh khiết của thiên nhiên, vẻ đáng yêu của con chim chop mào: “Con chép mào/Đậu trên cây đào/Trơng xinh làm sao BẦy con nhỏ/Nằm há

mỏ/Chờ mong mẹ vẻ" [9, tr.175], cĩ khi là giọng vui tươi, dí dỏm nhưng hết thật gần gũi, dễ nhớ, dễ thuộc, vừa mang giọng kể, vừa mang giọng tả như qua các bài vẻ: “Lắng lăng

sức nhẹ nhàng, như một lời trị chuyện, tâm

mà nghe/Cái về em kể:/Từ nguơn chỉ bể/Bãi lách rừng sim ” [9, tr.180]:

“Kia kia xudn sang/Tram hoa dua nở/Màu xuân rực rỡiLà hoa Cẩm

nhưng ” [9, t.ITT] ; “Con ve ve/Kéu ngày hờ/Trở lại/Ven đường cá/Hoa xoan tây/Nở đây " [9, tr.1T3]

Quách Tắn cĩ rất nhiều bài thơ viết tặng cho các em bằng giọng kể

chuyện cĩ xen lẫn miêu tả khiến câu chuyện trở nên sinh động Rõ rằng, cĩ sự

Trang 40

Cuộc đời Quách Tấn gắn liền với những chuyến đi Nam1930, éng mo đầu cho hành trình tìm kiểm chân thiện mỹ của mình với cơng việc tại Tịa

khâm sứ Huế, sau đĩ sống tại xứ sở tình yêu mơ mộng ~ Đà Lạt, đây cũng là

mảnh đất đã ghi dấu tác phẩm đầu tay: “Một idm long” - đứa con đầu khơi

sợi nguồn cảm hứng bắt tận cho những trang thơ của ơng sau này 1935 mảnh

đất Nha Trang yên bình, xinh đẹp chào đĩn người con xa xứ với tắm lịng rộng mở, Nha Trang hiển hịa ghi lại dấu chân người lữ khách suốt một khoảng thời gian dài Theo tiếng gọi Tổ Quốc, ơng trở lại Bình Định, quê hương, nơi ơng cất tiếng chảo đời vui mừng chào đĩn ơng, ơng trở thành người chiến sĩ cách mạng, tham gia chống Pháp Nhưng khơng ở lại quê hương lâu, sau khi thắng lợi ơng trở về Nha Trang, mảnh đất Nha Trang trở

thành cái duyên của nhà thơ đa tài này, và cũng là mảnh đất ơm ơng vào giấc ngủ thiên thu

Đi nhiều và viết nhiều, người lữ khách Quách Tắn ghi lại nhật kí đời mình bằng những trang thơ Quách Tắn sống giữa đời thường, mang trong

mình một thái độ ung dung Dấu chân thi sĩ đi đến nhiều nơi, thưởng thức nhiều đặc sản, để rồi trong kí ức của mình, “zmùi qué” vẫn ngọt ngào: “Nĩn

ngựa Gị Găng/Bún song thằng An Thải/Lụa đậu tw Nhơn Ngãi/Xồi tượng chín Hung Long/Hàng nước ngồi ai ước ai mong/Mùi quê em vẫn giữ mot lỏng với quê” |9, tr419]; Bình Định giàu cĩ sản vật với những con người

hiển hịa, nhân hậu luơn nơi trở về của Quách Tắn Yêu biết mấy dịng nước

sơng Cơn nỗi liền biển Nại: “Bĩng nghữa kỳ chởn von mặt sĩng/Trồng binh

nhung đơng vọng lưng mây” (9, tt 417]

Một dải non sơng gắm vĩc từ đèo Cả đến Cam Ranh, tưởng chừng nơi

đâu cũng gặp những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, những di tích lịch sử,

Ngày đăng: 31/08/2022, 17:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN