1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới nhân vật trong sáng tác của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới

89 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 15,32 MB

Nội dung

Luận văn Thế giới nhân vật trong sáng tác của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới có cấu trúc gồm 3 chương trình bày hành trình sáng tạo và quan điểm nghệ thuật của Ma Văn Kháng, hệ thống nhân vật trong các sáng tác của Ma Văn kháng thời kỳ đổi mới, phương thức thể hiện thế giới nhân vật trong sáng tác của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới.

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

MINH CHI

THE GIOI NHAN VAT TRONG SANG TAC CUA MA VAN KHANG THOI KY DOI MOI

: Văn học Việt Nam 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC XÃ HỌI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác

“Tác giả luận văn

Trang 3

MỤC LỤC MO DAU 1 Ly do chon dé tai 1 2 Lịch sử vấn để nghiên cứu 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 5

4 Phương pháp nghiên cứu 6

5 Ý nghĩa khoa học của đề tải 6

6 Bố cục của luận văn 7

CHƯƠNG 1 HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO VÀ QUAN ĐIÊM NGHỆ

THUAT CUA MA VAN KHANG

1.1, HANH TRINH SANG TAO CUA MA VAN KHANG

1.1.1 Các chặng đường sáng tác 8

1.1.2 Các thể loại văn xuôi tiêu biểu 12

1.13 Vị trí của văn xuôi Ma Văn Kháng trong văn xuôi Việt Nam đương đại 4 1.2 QUAN DIEM NGHE THUAT CUA MA VAN KHANG THOI KỲ ĐÔI MỚI I8 1.2.1 Cái nhìn hiện thực của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới I§

1.2.2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Ma Văn

Kháng thời kỳ đổi mới

CHƯƠNG 2 Hi lÓNG NHÂN VẬT TRONG CAC SANG 1

CỦA MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐÔI MỚI

2.1 GIGI THUYET VE NHAN VAT TRONG TAC PHAM VAN HOC 25

2.1.1 Khái niệm về nhân vật văn học 25

2.1.2 Hệ thống nhân vật 26

Trang 4

22 HỆ THÔNG NHÂN VẬT MANG NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG

VUNG MIEN TRONG THỜI KỲ ĐÔI MỚI 28

2.2.1 Con người miễn núi 28

2.2.2 Con người thành thị 33

2.3 SỰ ĐA DANG VỀ KIEU LOAI NHAN VAT 37

2.3.1 Kiểu nhân vật bi kịch — con người với nỗi dau đời thường 7

2.3.2 Kiểu nhân vật tha hóa — con người bị băng hoại nhân cách 99

2.3.3 Kiểu nhân vật tự ý thức — con người vượt lên số phận 43

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG THUC THE HIEN THE GIGI NHAN VAT

TRONG SANG TAC CUA MA VAN KHANG THOI KY DOI MOL 47

3.1 CÁCH THUC XAY DUNG HE THONG NHAN VAT 47

3.1.1 Xây dựng nhân vật qua ngoại hình 4

3.1.2 Xây dựng nhân vật qua việc sử dụng yếu tổ tâm linh St

3.1.3 Nghệ thuật biểu hiện tâm lý nhân vật 3

3.2 KHÔNG GIAN - THỜI GIAN NGHỆ THUẬT 55

3.2.1 Không gian nghệ thuật 55

3.2.2 Thời gian nghệ thuật 60

3.3 NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU 6

3.3.1 Ngôn ngữ ø

3.3.2 Giọng điệu T0

KET LUẬN T9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)

Trang 5

MO BAU

1 Lý do chọn đề tài

“Trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam, Ma Văn Kháng là nhà văn có

nhiều đóng góp lớn Vào những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều sáng tác của

công đã “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật”, từ đó tạo nên những cuộc tranh luận sôi nỗi trên các diễn đàn văn học Sáng tác của ông được đánh giá

cao ở cả thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn Qua từng tác phẩm của mình, nhà văn không ngừng tìm kiếm những cách thể hiện mới Với quan niệm viết văn là việc “đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn”, tác giả đã tạo ra cho mình một

tiếng nói, một phong cách nghệ thuật riêng Củng sự lao động nghiêm túc, không ngừng tìm tồi, đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật, ông đã khẳng định

được vị trí vững chắc của mình trên văn đàn văn học Chính vì thế, lâu nay đã

có nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết, truyện ngắn của ông, số lượng các công trình nghiên cứu về Ma Văn Kháng được mở rộng vẻ đề tài, đa dạng

hóa về thể loại sáng tác Mong muốn góp thêm tiếng nói về sự khẳng định những giá trị trong sáng tác của nhà văn, chúng tôi lựa chọn vấn đề: Thể giới nhân vật trong các sảng tác của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới làm đề tài nghiên cứu của mình như là một sự tiếp tục tỉnh thần nghiên cứu sự nghiệp

văn chương của Ma Văn Kháng

Chọn khía cạnh thuộc phương diện Thi pháp học, người viết nhắn mạnh góc độ nhân vật văn học Thông qua hệ thống nhân vật đa dạng, phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, nhà văn đã bộc lộ quan điểm nghệ thuật của

mình Thế giới nhân vật là chìa khóa để giải mã nhiều vấn đề đặt ra trong tác phẩm, giúp người đọc mở cánh cửa chính để bước vào giải mã thế giới nghệ

thuật vi diệu của tác phẩm Vì thế tìm hiểu nhân vật văn học nói chung và

Trang 6

'Việc nghiên cứu một cách hệ thông vấn đề này sẽ giúp chúng ta thấy rõ được sự khác biệt về sự thể hiện, bút pháp của tác giả đối với các sáng tác của các nhà văn cùng thời cũng như sự khác biệt so với truyền thống, thông qua

đó người viết muốn có cái nhìn đầy đủ hơn về cuộc đời, tài năng, tư tưởng và phong cách của nhà văn

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Ma Văn Kháng là một nhà văn lớn có những đóng góp đáng kế vào công,

cuộc đổi mới của nền văn xuôi đương đại Việt Nam Lâu nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu vẻ tiểu thuyết và truyện ngắn của ông

* Về tiểu thuyết

Với sự đóng góp của minh về thể loại tiểu thuyết, Ma Văn Kháng được

coi là một trong những người có thành tựu đáng kể trong quá trình đổi mới tư

duy tiểu thuyết, tìm hướng mới trong sáng tạo nghệ thuật Nghiên cứu tác

phẩm Mùa lá rụng trong vườn, tác giả Trần Cương đã đưa ra nhận định “Nghệ thuật viết tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đã có bề dày, kết quả của một

quá trình phắn đấu liên tục, bền bi và ở tác giả đã có định hình rõ nét phong

cách nghệ thuật của mình" [34]

“Trong bài viết Đọc Đám cưới không có giấy giá thú của Lê Ngọc Y, tác

giả đã nhận thấy: “Bằng cách nhìn tinh tế và hiện thực đời sống, tác giả đã có cái nhìn hiện thực, tỉnh táo nên không bị thói xấu, c‹ 'bình thường vốn nảy sinh trong xã không thấy chỉ: Nhận xét chung về Tiểu thuyết để tài miễn núi của Ma Văn Kháng, ¡ đang vận động lấn át, hoặc chỉ thấy một chiều này u ám mà khác đầy nắng rực rỡ” [20]

Nguyễn Ngọc Thiện đã đề cập đến những thành công của Ma Văn Kháng

trong việc xây dựng thé giới nhân vật "Các tiểu thuyết và đề tài miễn núi là một cuốn sử biên niên bằng hình tượng nghệ thuật, một phần của sách giáo

Trang 7

Gan đây còn có những công trình nghiên cứu ít nhiều đề cập đến hệ

thống nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng như luận văn Thạc sỹ của

Lê Thanh Hùng(2006) - Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đầu đổi mới,

Dương Thị Hồng Liên (2008) — Nghệ thuật tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời ky

đổi mới và luận văn Tiến sĩ của Nguyễn Thị Huệ (2000) ~ Những dấu hiệu

đổi mới trong văn xuôi của Việt Nam từ 1980 đến 1986 qua bốn tác giả:

Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuần

* Về truyện ngắn

Giai doạn 1975-1985, các cây bút phê bình, nghiên cứu chủ yếu hướng

vào tìm hiểu thể loại tiểu thuyết của Ma Văn Kháng Từ sau 1986 giới nghiên

cứu phê bình đã bắt đầu chú ý nhiều đến truyện ngắn Ma Văn Kháng Tác giả

Nguyễn Nguyên Thanh trong bài viét Ngdy dep toi ~ tính dự báo về những

tình thể xã hội - Báo Văn nghệ số 21 ngày 23/5/1987 khẳng định: “Ma Văn

Kháng đã khám phá cuộc sống từ nhiễu bình diện khác nhau, ông lách sâu

hơn vào ngõ ngách đời sống tỉnh thần, tìm ra những nguyên nhân và quy luật

khắc nghiệt của tồn tại xã hội.”

Đáng chú ý là bài viết Khí nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hẳn của Lã Nguyên đăng trên Tạp chí Văn học số 9/1999 Bằng cái nhìn sắc sảo, cách tiếp cận khoa học, tác giả đề cập đến nhiều bình diện của truyện ngắn

Ma Văn Kháng Tác giả chia truyện ngắn Ma Văn Kháng thành ba nhóm

Nhóm thứ nhất là những truyện “thể hiện cái nhức nhối xót xa, giận mà

Trang 8

Cling trong bài viết này, tác giả đã đề cập đến một số đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng như: tính công khai bộc lộ chủ đẻ, sự số ý

tô đâm tính cách nhân vật, việc lồng giai thoại vào cốt truyện, đưa thành ngữ tục ngữ vào ngôn ngữ nhân vật

Bên cạnh những bài viết trên các báo và tạp chí, chúng tôi không thể

không nhắc đến một số luận văn và đề tài khoa học tiêu biểu nghiên cứu

truyện ngắn Ma Văn Kháng da được bảo vệ thành công như luận văn của các tác giả: Phạm Mai Anh, Đỗ Phương Thảo, Nguyễn Thị Hải Yến

Với đề tài Đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Ma Van Kháng từ sau tổ nghệ thuật trong truyện Ma Văn Kháng như: kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ Tác giả chỉ ra 1980, tác giả Phạm Mai Anh đã tập trung khai thác một số y

những nghệ thuật của Truyện ngắn Ma Văn Kháng như: lối kết cấu mở, nghệ thuật đặc tả nhân vật, sự phối hợp lời kẻ, lời tả, lời thuyết minh bản luận

Trong luận văn Giá zị ar tưởng và nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn

Kháng, tác giả Đỗ Phương Thảo đã khảo sát và đưa ra một số kết luận về giá

trị tư tưởng, những vấn đề nhân sinh thế sự, những thành công đặc sắc về nghệ thuật xây dựng cốt truyện như: sử dụng các yếu tố dân gian, sử dụng yếu tố hoang đường kỳ ảo

Với Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới, tác giả Nguyễn Thị Hải Yến đã khẳng định sự đổi mới, sáng tạo trong nghệ thuật trằn thuật của nhà văn qua điểm nhìn trần thuật, giọng điệu và

ngôn ngữ trằn thuật

Các công trình nghiên cứu trên đây là những tiền đề quan trọng gợi mở cho chúng tôi hình thành đề tài của luận văn này Thực hiện luận văn Thể giới nhân vật trong các sáng tắc của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới chúng tôi sẽ

Trang 9

những điểm mới mẻ, quan trong tạo nên sự thành công cũng như phong cách

trong văn chương Ma Văn Kháng trên bình diện thế giới nhân vật

3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thế giới nhân vật trong tiểu thuyết

và truyện ngắn của Ma Văn Kháng, từ đối tượng đã xác định, luận văn chỉ khảo sát những vấn đề có liên quan đến hệ thống nhân vật trong các sáng tác

của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới 3.2 Phạm ví nghiền cứu

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung vào

những tiểu thuyết và truyện ngắn của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới đến nay, chủ yếu là các tác phẩm sau đây:

* Tiểu thuyết:

~ Mùa lá rụng trong vườn

~ Đám cưới không có giấy giá thú = Céi cút giữa cảnh đời ~ Gặp gỡ ở La Pan Tẩn - Chuyện của Lý * Truyện ngắn (gồm các tập truyện): ~ Một chiêu giông gió = Tron ng ~ Một nhan sắc đàn bài ~ Mùa thu đảo chiều ~ Truyện ngẵn chọn lọc Ma Văn Kháng

Hệ thống nhân vật của tiểu thuyết và truyện ngắn Ma Văn Kháng thời

kỳ đổi mới bao gồm rất nhiều yếu tố đa dạng Vì thể, lựa chọn để tài này

Trang 10

trong những sáng tác của nhà văn, mà chỉ lựa chọn những đặc điểm về thé

giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Ma Văn Kháng

-4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thắng kê

Muốn thể hiện hệ thống nhân vật phong phú, đa dạng trước hết phải tìm

hiểu số lượng nhân vật có mặt trong tác phẩm Do đó phương pháp thống kê được sử dụng trong để tài này

4.2 Phương pháp phân tích — tổng hợp

Mỗi nhân vật đều mang trong mình cái chung và cái riêng để tạo sự hòa

điệu của tác phẩm, phương pháp phân tích tổng hợp giúp chúng tôi đi sâu

vào phân tích, khám phá, soi chiếu nhân vật

4.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu

Để thấy được những điểm nỗi bật và riêng biệt của mỗi nhân vật và so

sánh chúng với các nhân vật khác, chúng tôi cũng cần đến các phương pháp so sánh, đối chiếu dé thé giới nhân vật được rõ nét hơn

4.4 Sử dụng lý thuyết thi pháp học

Tìm hiểu về thế giới nhân vật trong một tác phẩm còn đòi hỏi người viết

đứng từ góc độ thí pháp học để tiếp cận tác phẩm từ nhiều góc độ Phương pháp nghiên cứu theo lý thuyết thì pháp học được sử dụng từ mục đích và yêu

cầu đó trong luận văn này § Ý nghĩ:

Khao sit Thể giới nhân vật trong các sáng tác Ma Văn Kháng thời kỳ Khoa hgc đề tài đổi mới chúng tôi mong ring sẽ

~ Cảm thụ các sáng tác của Ma Văn Kháng thời ky đổi mới một cách sâu sắc hơn, đồng thời chỉ ra được những nét riêng trong tiễu thuyết và truyện

Trang 11

sáng tác của ông thời kỳ đương đại, cũng như có cái nhìn toàn vẹn hơn về quá

trình vận động tư tướng nghệ thuật của nhà van,

~ Góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật Ma Văn Kháng và khẳng định sự đóng góp to lớn của ông trên thi dan van học Việt Nam thời kỳ đổi Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Hanh trình sáng tạo và quan diém nghệ thuật của Ma Văn Kháng “Chương 2: Hệ thống nhân vật trong các sáng tác của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới

Chương 3: Phương thức thể hiện thé giới nhân vật trong sáng tác của Ma

Trang 12

CHƯƠNG 1 HANH TRÌNH SÁNG TẠO VÀ QUAN DIEM NGHE THUAT CUA MA VĂN KHÁNG 1.1, HANH TRINH SANG TAO CUA MA VAN KHANG, 1.1.1 Các chặng đường sáng tác a Vai nét tiéu sit

Nhà văn Ma Văn Kháng tên thật là Dinh Trọng Đoàn, sinh ngày 01 tháng 12 năm 1936 Quê gốc của ông ở phường Kim Liên, quận Ba Dinh, thành phố Hà Nội Đinh Trọng Đoàn tham gia quân đội từ thuở thi niên Năm 1949, ông

học trường Thiểu sinh quân, Bộ Quốc phòng và sau đó được đi học Trung cấp Sư phạm ở Khu học xá Nam Ninh (Trung Qué

“Trong khoảng thời gian học

6 Trung Quốc, ông đã "dẫn dần hình thành hướng đi của cuộc đời minh theo ý tưởng cao đẹp”, đó là * thiên hướng văn chương” Từ đây, nhà văn bắt đầu

“bén rễ", “bắt nguồn vào cuộc sống để thực hiện lý tưởng, hoài bão sống của

mình Sau khi trở về nước, ông xung phong lên Tây Bắc dạy học Lào Cai xa xôi trở thành miền đất hứa để chàng thanh niên mười tám tuổi Đinh Trọng

Đoàn say sưa vẫy vùng chí thỏa nguyện Trong khoảng thời gian từ 1955 đến

1959, ông làm Hiệu trưởng Trường cấp II thị xã Lào Cai với sự nghiệp trồng

nghiệp

lại tiếp tục quay lại Tây Bắc dạy học Trong những năm gắn bó với Tây Bắc,

người Năm 1960,ông vào học Đại học Sư phạm Hà Nội, sau khi tố

ông đã trải qua nhiều công việc khác nhau: dạy học, làm thư ký cho Bí thư Tinh ủy Lào Cai, làm phóng viên, Phó Tổng biên tập báo của Đăng bộ Tĩnh

Hon hai mươi năm sống và làm việc ở ving nữi ấy, ông đã cổ gắng hòa nhập

Trang 13

Cái tên Ma Văn Kháng là sự thể hiện tình yêu và gắn bó cho ky niệm hơn hai mươi năm sống và làm việc ở Lào Cai - quê hương thứ hai của mình

Giải thích về cái tên đặc biệt của mình, nhà văn cho biết Kháng là một bí danh

của ông, còn lấy họ Ma là do ông tỏ lòng biết ơn người đã cứu mình: trong một lần bị ốm nặng khi còn ở Lào Cai, nhà văn được đồng chí Ma Văn Nho,

Phó Chủ tịch huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai tận tình chăm sóc, tìm

thuốc cứu chữa, sau đó nhà văn quyết định kết nghĩa anh em và chuyển sang

họ Ma Từ đó Ma Văn Kháng là tên dùng hằng ngày, trong công tác, sau này

viết văn thì dùng luôn chứ không phải viết văn rồi mới đặt ra

Từ sau 1976 đến nay, Ma Văn Kháng chuyển công tác về Hà Nội Ông từng làm Tổng biên tập, Phó giám đốc Nhà xuất bản Lao động thuộc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Từ 1995, nhà văn là Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, đến 1999, ông làm Tổng biên tập Tạp chí Văn học

nước ngoài của Hội nhà văn Việt Nam Hiện nay, ông và gia đình vẫn sống bình dị trong một căn hộ nhỏ do nhà nước cấp trong một ngõ hẻm sát đại lộ Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, thành phổ Hà Nội

5 Các chặng đường sắng tác ~ Giai đoạn trước 1986:

Những trang viết về miền núi Tây Bắc đã bắt đầu sự nghiệp sáng tác của

nhà văn Ma Văn Kháng đã cho ra đời hàng loạt những truyện ngắn và tiểu

thuyết về cuộc đấu tranh, về cuộc sống và con người nơi biên ải Hơn hai mươi năm công tác ở miền núi là quãng đời trẻ trung, sôi nổi nhất của Ma

'Văn Kháng Thời trai trẻ của nhà văn là sự dẫn thân say mê háo hức với tâm trạng phơi phới của tuổi trẻ ở vùng sơn cước Mảnh đất Lào Cai xinh đẹp cùng những con người tình nghĩa nơi đây chính là nguồn cảm hứng và động lực sáng tạo của nhà văn Tác phẩm đầu tay của ông là Phổ cự: (1961), một

Trang 14

miền núi, thế nhưng vẫn chưa để lại đấu ấn nhiều, cho đến khi Xa Phii (1969)

ra đời - tác phẩm được coi là bước khởi đầu cho sự nghiệp văn chương của

ông Từ đó, cái tên Ma Văn Kháng trở nên quen thuộc với độc giả với lần lượt

hàng loạt tập truyện ngắn, tiểu thuyết ra đời: Người con trai họ Hạng (1972),

Cái máng ngựa (1913), Gió rừng (1911), Vệ sĩ quan châu (1918) , Mã Đại

Câu, người quét chợ Mường Cang (1979), Có cần (1977), Đằng bạc trắng

hoa xòe (1979), Góc rừng xinh xắn (1980), Vùng biên ái (1983), Trăng non (1984) Ma Văn Kháng đã tạo nên những bức tranh lịch sử xã hội hào hùng,

bị tráng của miền núi Tây Bắc với những nét hoang sơ, rừng núi hùng vĩ của

miễn biên đầy đủ tính chân thực và sinh động cùng những con người hiền đó là tắt hậu, trong trẻo, hồn nhiên, giảu tình cảm Đẳng sau những trang vi cả sự trân trong, nang niu cua một tắm lòng dành cho quê hương thứ hai của mình

Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Ma Văn Kháng trở về với cuộc sống miền xuôi Hà Nội, ông hòa nhập rất nhanh với cuộc sống đô thị Nhạy cảm trước hiện thực với nỗi lo âu thế sự, nhà văn cho ra đời hàng loại những sáng tác mang hơi thở của cuộc sống thị thành Tiểu thuyết Mươ mùa ủg

(1982) là một dấu mốc thể hiện sự chuyển hướng sáng tác của nhà văn Từ một nhà văn say mê với thiên nhiên, con người biên ải nay bỗng nhiên chuyển sang mảng thành thị rất tự nhiên Tiếp nối Afw mùa hạ, là sự xuất hiện của

Mia lá rụng trong vườn (1985) đã gây được tiếng vang và sự chú ý đông đảo của độc giả và được xem là cuốn "tiền trạm” của đổi mới ma ở đó chứa nhiều

dự báo sáng suốt về tính chất hai mặt của cơ chế thị trường trong cuộc sống, số phận con người nơi đô thị đầy biến động ở thời kỳ quá độ Trong các

truyện ngắn của mình, Ma Văn Kháng cũng đã thể hiện thật sinh động con người với tắt cả các mồi quan hệ xã hội, thân phận và cuộc đời với sự tha hóa

Trang 15

trong con người vẫn còn lắp ló những nét đẹp nhân bản không bao giờ mắt

trong nhiều tác phẩm: Tình người (1980), Chuyển xe dém (1981), Người thợ bạc ở phố cũ (1984), Ngày đẹp trời (1984), Mắt điện (1984)

~ Giai đoạn từ sau 1986 đến nay:

Bước sang thời kỳ đổi mới, đắt nước có nhiều thay đồi, biến động Buổi

giao thời giữa cũ và mới, giữa cơ chế bao cắp với cơ chế thị trường tạo nên một xã hội bát nháo, nhiều điều chướng tai gai mắt khiến nhà văn không thể đứng ngoài cuộc Cũng như nhiều nhà văn khác, Ma Văn Kháng không hề né tránh những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội thực tại Bằng lòng yêu thương, trân trọng con người và đạo đức của một nhà văn, ông đã thẳng thắn nêu lên những vấn nạn của xã hội đang bị chỉ phối bởi nền kinh tế thị trường,

bởi đồng tiền Trong khi dư luận về Mùz Id rung (rong vườn còn đang sôi nỗi

thì Đám cưới không có giấy giá thú (1989) ra đời khiến cho đời sống văn học

phong phú và sinh động hơn Trước hiện thực đổi mới, với sức văn đang trong, giai đoạn chín muỗi, Ma Văn Kháng đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm văn

xuôi có giá trị và ông đã thành công không chỉ ở thể loại tiểu thuyết với các

tác phẩm Cói cút cảnh đời (1989), Chó Bi, đời lưu lạc (1992), Ngược đồng ước là (1999) mà nhà văn còn khẳng định tải năng của mình trong địa hat

truyện ngắn với các tập truyện đặc sắc như: #feo may gió lộng (1992), Trăng soi sân nhỏ (1994), Một chiêu dông gió (1998)

Dù đã thành công với những tiểu thuyết viết về thành thị, Ma Văn Kháng vẫn còn lưu luyến với miền núi Lào Cai Ông lại tiếp tục mạch cảm hứng về miễn núi với ba cuốn tiểu thuyết Gặp gỡ ở La Pa Tẩn (2001), Một mình một

ngựa (2009), Chuyện của Lý (2013) như lời tr ân với đồng bào nơi đây với những tình cảm thiết tha, gắn bó,

Trang 16

hàng đầu Việt Nam, Với năm mươi năm gắn bó với nghề, nhìn lại chặng

đường đã qua, chúng ta có thé thấy được rằng Ma Văn Kháng đã trở thành một tắm gương lớn về lao động nghệ thuật nghiêm túc và sáng tạo

* Các giải thưởng trong sự nghiệp vẫn chương của Ma Văn Kháng - Giải thưởng loại B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986 cho quyển

tiểu thuyết Afùa lá rụng trong vườn

~ Giải thưởng của Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam 1995 cho tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ

- Giải thưởng Văn học ASEAN năm 1998

~ Giải thưởng Nhà nước về văn học - Nghệ thuật năm 20011

~ Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2012 cho các

tác phẩm 7ruyện m ở La Pan Tân

1.1.2 Các thể loại văn xuôi tiêu biểu * Truyện ngắn:

Cho đến nay, Ma Văn Kháng đã viết được hơn 200 truyện ngắn Phần lớn các truyện đều được in khoảng hơn hai chục tập, được xuất bản rải rác từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước tới nay (Không ít những tập truyện viết chọn lọc, Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời, Gặp gỡ về dé tài miền núi trước đó như Xz Pjui, Mùa mận hậu mà theo tác giả là

không muốn bận lòng bạn đọc, đối với nha văn đó chỉ là những bài tập của

một thời còn ấu trĩ) Tính ra, Ma Văn Kháng cũng đã viết truyện ngắn đến

hơn ba mươi năm Trong các tập đã xuất bản, có một số tập truyện đáng chú ý như:

= Trang soi sân nhỏ

~ Một chiều đông gió

Trang 17

~ Mùa thu dio chiều ~ Một nhan sắc đàn bài - Trần nợ

* Tiểu thuyết:

'Với một tài năng xuất chúng và một sức văn bẻn bi, Ma Văn Kháng đã

cho ra đời 16 cuốn tiểu thuyết trong sự nghiệp văn chương của mình - Giá rừng ~ Đồng bạc trắng hoa xỏe - Mưa mùa ha - Vùng biên ải - Trăng non - Mùa lá rụng trong vườn - Vð sĩ lên đài

Trang 18

1.13 Vị trí của văn xuôi Ma Văn Kháng trong văn xuôi Việt Nam đương đại

4 Một nhà văn góp công khai phá đề tài miền núi

Khi nói đến người đầu tiên có công khai phá mảnh đất này phải kể đến nhà văn Nam Cao với À

lật ký ở rừng Tuy chỉ vài nét phát thảo nhưng cảnh vật và con người min núi đã hiện ra hết sức có tình và đáng yêu Và trước Ma Văn Kháng, nhà văn Tơ Hồi là người đã tạo được sự thành công lớn về đề tài này Với sự tài hoa, ngồi bút của Tơ Hồi đã phác họa nên bức tranh

phong cảnh về vùng đắt biên cương núi non trùng điệp nên miền cực Tây Bắc

Tổ quốc trong bức tranh toàn cảnh của văn học đặc biệt là văn học cách mạng được ghỉ

Tiếu thuyết Miễn Tây Bên cạnh đó, một số nhà văn khác cũng đã khẳng

lu qua Aúi cứu quốc, Mường Giơn giải phóng, Vợ chẳng A Phi, định được chỗ đứng của mình với mảng đề tài này như: Nguyên Ngoc voi Dat

nước đứng lên, Rừng xà nu; Mac Phi với Rừng động, Phượng Vũ với Hoa hậu xứ Mường, và hàng loạt các nhà văn miễn núi nh Nong Minh Chau, Vi

Hồng, Ma Trường Thuyên

Những hình ảnh ấy đã làm say mé, ám ảnh trong trí óc Ma Văn Kháng

và sau này khi hòa nhập với môi trường miền núi, điều đó đã trở thành nền ‘tang dé nha van tiếp bước truyền thống cha anh, tạo nên cái riêng của mình

Ma Van Kháng, dường như đề t mn núi dần được thể hiện đa

dang, phong phú và sâu sắc hơn khi ông có một quãng thời gian dài sống và

lâm việc nơi biên ải Như một người cán bộ thực thụ, ông trực tiếp tham gia

xây dựng hợp tác xã, dạy học, làm thư ký, làm báo, nhà văn Ông đã góp công sức không nhỏ cho đồng bào miễn núi trong giai đoạn gian khổ nhất

Với tình yêu dành cho nơi đây, coi nó như đất sống như máu thịt của mình,

bằng sự quan sát tỉnh tế, nhà văn nhận ra đằng sau những bản làng ám sương,

Trang 19

hiện thực nơi quê hương thứ hai với đầy đủ tính chân thực và sinh động Thời

trai trẻ cùng sự din thân say mê háo hức với tâm trạng phơi phới của tuổi trẻ ở vùng sơn cước khi là chiến sĩ quân đội, lúc là ông giáo, anh cán bộ, nhà báo nhà văn đã tích lũy được nhiều tư liệu quý giá Chăm chỉ lặng lẽ tìm tòi, góp nhặt những tư liệu sống mà mình tận mắt chứng kiến, tìm hiểu cuộc

sống con người mié

đây Ma Văn Kháng đã cho ra đời hàng loạt tập truyện ngắn và tiểu thuyết tranh,

nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết về miền núi, Ma Văn Kháng đã khẳng định

núi như lịch sử, phong tục tập quán, con người nơi

có giá trị về cuộc uộc sống và con người vùng biên ải Với rất được bước phát triển vượt bậc của văn xuôi miền núi có giá trị về cuộc đấu tranh, về cuộc sống và con người vùng biên ải như Đồng bạc trắng hoa xe,

Viing biên ái, Gặp gỡ ở La Pan Tân

Với một phong cách riêng, Ma Văn Kháng đi vào khai thác đề tài đấu

tranh của con người miền núi với những nét mới mẻ Nhà văn đã tiên phong trong việc đưa đề tài về công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miễn núi vào

sáng tác của mình Các tác phẩm của ông dựng lại được một thời kỳ lịch sử

thăng trầm của đồng bảo thiểu số Tây Bắc với một tầm vóc sử thi đồ sộ Ong

đã tái hiện lại quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi thế lực đen

tối, vươn tới khát vọng tự do, hạnh phúc của con người nơi đây Đó là một quá trình đài vừa chiến đấu với kẻ thù, vừa có sự chuyển biến trong nhận thức, tư tưởng ở bản thân mỗi người Mỗi cuốn sách không chỉ là một cuốn tư liệu lịch sử đồ sộ mà còn ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa đặc sắc Cuộc sống của con người miền núi với những phong tục tập quán đặc trưng hiện lên rõ nét

hơn bao giờ hết Những cuộc hội quân hoành tráng, những ang văn miêu tả thiên nhiên nên thơ, những phiên chợ tình yêu đầy lãng mạn, những điệu sáo, điệu khén quyết rũ,

Trang 20

"Với những tác phẩm viết về miễn núi, Ma Văn Kháng đã thé hiện được một phong cách nghệ thuật riêng của mình tong dòng chảy văn học Để khẳng định vị trí của ông, Anh Chỉ đã nhắn mạnh: *Ma Văn Kháng là một hiện tượng văn chương lớn Chúng tôi mạnh dạn khẳng định, mảng văn chương đề tài miễn núi và dân tộc, được khởi lên từ đầu những năm 1950 và đạt tới thành tựu những năm cuối thế kỷ XX, là một thành công lớn của văn hóa Việt Nam ta Trong thành công đó, có sự đóng góp nỗi lực của tài năng Ma Văn Kháng [3]

5 Một trong những nhà văn tiên phong thời kỳ đỗi mới

Ma Văn Kháng, nhà văn từng được mệnh danh là "người khuấy động

văn đàn Việt Nam hiện đại", kém ít tuổi so với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn

Khải nhưng cũng thuộc nhóm đại biểu tỉnh anh của văn học một thời, xứng cđanh là một trong những ngọn cở tiên phong đổi mới

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, văn học Việt Nam đã có những bước chuyển mình Do yêu cầu tự thân, văn học đã đi vào hiện thực cuộc sống, con người của thời đại mới, khám phá những bức tranh sinh hoạt của cuộc sống,

đời thường của cộng đồng Đề tài về cuộc sống xã hội phức tạp, đầy biến động của thời bình được đề cập nhiều Có thể kể tới như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Khải Cùng với các đề tài cũ trước đó, đi

đời tư thể sự đạo đức xuất hiện mang đến nét mới cho văn học thời ky này Các nhà văn đã hướng điểm nhìn của mình vào những góc khuất sâu trong tâm hồn của mỗi con người

“Cùng với nhiều nhà văn khác trong giai đoạn nay, Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn tiên phong trong thời kỳ đổi mới Ông là người dường như sớm nhất nhập cuộc, được coi là người "đi tiền trạm" cho đổi mới văn

Trang 21

động có cả ánh sáng và bóng tối Mưz màa ñợ ra đời tương đối sớm, năm 1982 thời điểm cách Đại hội

đang còn bị âm hưởng của cuộc chiến tranh bao quanh như Nguyễn Minh

Châu, Lê Lựu, Chu Lai với một thái độ không khoan nhượng che giấu

những cái xấu, cái ác, những suy nghĩ manh nha, những quan niệm đối lập

.VI bỗn năm khi mà hầu hết các nhà văn khác

nhau trong xã hội Nhà văn đã thẳng thắn vạch trần sự tha hóa đạo đức, nhân phẩm của con người đang bị đồng tiền chỉ phối, sự sa sút, băng hoại về đạo

đức ngay cả trong cơ quan, nhà trường, trong các quan hệ xã hội, trong bản

thân mỗi gia đình, mỗi con người Số phận của những con người có tài,

lương thiện nhưng bị vùi dập, rơi vào hoàn cảnh bỉ đát, kết thúc thám hại Tác

phẩm không có được cái kết thúc có hậu kiểu truyền thống Hai nhân vật

chính Nam - thì một chết vì bạo bệnh, một Trọng - hy sinh khi lấy thân mình

che chắn cho con đê Cả hai ấp ủ bao khát vọng thật đẹp đẽ về cuộc sống mà

phải đột ngột ra đi trong ai oán, day dứt Chính cái kết thúc không có hậu ấy là một cách nhìn mới, một sự báo động thức tỉnh lương tâm của mọi người Năm 1985, trước Đại hội một năm, không khí đổi mới trong văn học đã lan

tỏa, xuất hiện nhiều nhà văn đi vào khai thác máng đề tài cuộc sống hơn thì

Mia lé rung trong vườn của Ma Văn Kháng ra đời cảng khẳng định vững

vàng trên bước đường đổi mới Giữ gìn truyền thống gia đình là một báo động

đồ

sự lung lay, biến chất của những cá nhân không kiểm chế được dục vọng, trước đồng tiền Tác phẩm này cũng có thể được coi là tác phẩm tiên phong về một đề tải mới chưa có người khai phá Trong khi dư luận về Mùa

tá thú (1989)

ra đời khiến cho đời sống văn học phong phú và sinh động hơn khi khắc họa

lá rụng trong vườn vẫn còn sôi nỗi thì Đám cưới không có giầy

Trang 22

điêu luyện của Ma Văn Kháng khi cũng vẫn đề cập đến đạo đức con người

trong xã hội nhưng ở cấp độ quyết liệt hơn

.Con đường sáng tác văn chương của Ma Văn Kháng là cả một quá trình lao động phấn đấu ngừng nghi, tự vươn lên để khẳng định mình Sự miệt mài say mê với ngồi bút, lòng yêu lao động, yêu cuộc sống đã tạo nên thành công, của văn học, Ma Văn Kháng là một

cho nhà văn Cùng với sự chuyển biết

trong những nhà văn có đóng góp lớn cho văn học Việt Nam đương đại Với

số lượng tác phẩm và nội dung thời sự đặc sắc, nhà văn đã chứng tỏ được tài năng của mình, góp phần làm mới diện mạo văn học Việt Nam thời kỳ đổi

mới

1.2 QUAN DIEM NGHE THUAT CUA MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ

ĐÔI MỚI

1.2.1 Cái hin hiện thực của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới

Mỗi nhà văn dẫu viết về đề tài nào thì tâm điểm vẫn muốn gửi gắm vào đứa con tỉnh thần của họ những quan niệm nghệ thuật về hiện thực cuộc sống

và con người Là nhà văn có ý thức sâu sắc về trách nhiệm của người cầm bút, Ma Văn Kháng luôn ý thức trong việc tìm tòi và đỗi mới cái nhìn đối với hiện

thực và con người Ông quan niệm "'Văn chương là tắm gương phản ánh hiện

thực, là nơi lưu giữ hình bóng của cuộc đời” [I8; tra 26] Với quan niệm đó,

tác giả đặc biệt quan tâm tới hiện thực tác động, làm thay đổi cuộc sống của con người

Thể giới hiện thực trong tác phẩm của Ma Văn Kháng có nhiều biển đổi san khi ông tạm biệt thiên nhiên và cơn người in nữi boang sơ, mộc mọc 48 trở về với cuộc sống xô bỏ, phức tạp miền xuôi Trước kia, khi cảm hứng sử

thi đồng vai tò chủ đạo trong sáng tao nghệ thuật, Ma Văn Kháng cũng từng, đề cập đến cai xấu, cái ác, lực cản trên con đường đi lên của đồng bào miền

Trang 23

thực mới nơi nhà văn đang đối mặt đã chấm dứt cái nhìn đơn trị ấy Giờ đây bất nhân nhiều khi được che đậy hết sức tỉnh vi dưới nhiều bộ mặt Tiếp xúc với hiện thực ngồn ngang ánh

sáng và bóng tối, sự mẫn cảm và bản lĩnh nghệ sĩ ở Ma Văn Kháng được dịp thử thách và thể hiện Từ đây ngòi bút của ông đã có những chuyển biển tích cực Trong đôi mắt củ Q ¡ xấu lẫn lộn Thậm chí cai de, ci

nhà văn từng trải hiện thực bây giờ là phức tạp, không,

thể biết trước, biết hết, con người thì còn nhiều bí ấn Cuộc đời con người là 'bức tranh nhiều màu sắc, đa hình dạng và khó nắm bắt

Khi chuyển hướng ngòi bút sáng tác Ma Văn Kháng đã nhanh chóng tiếp cận với một hiện thực mới, một hiện thực phong phú nhưng ngồn ngang, bề 'bộn, phải trái, trắng đen lẫn lộn với bao biến động Ông phát hiện ra sự lạc

điệu, trật khớp đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ làm xói mòn nhiều giá trị đạo đức truyền thống Càng nâng niu, trân trọng những giá trị truyền thống

bao nhiêu Ma Văn Kháng càng hết sức lo lắng cho cái đời sống thành thị xô bồ bấy nhiêu Đó là thành thị của một bộ phận cư dân đang dần bị chỉ phối

bởi lối sống thực dụng Ở đó con người chỉ biết chạy theo đồng tiền mà quên

đi mọi đạo lý trên đời, quên di tình cha con, tỉnh vợ chồng, anh em, đồng

nghiệp Sự xáo trộn dữ dội như một quy luật tắt yếu của xã hội trong thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường với một thực trạng báo động của xã hội buổi giao thời: xuất hiện không ít kẻ có lối sống ích kỷ, chỉ biết chạy theo dục vọng cá nhân, chạy theo đồng tiền, thoát ly truyền thống,

phá vỡ mọi chuẩn mực đạo đức xã hội

Với một tâm hồn nhạy cảm trước hiện thực, một ngòi bút ưa tìm hiểu, khám phá cọ xát với đời sống, Ma Văn Kháng đã phát hiện cảnh tỉnh con

người về sự suy thoái trim trong của những giá trị đạo đức truyền thống, sự

trượt dài của nhân các

Trang 24

20

lạc hậu, chế độ thổ ty hà khắc, bọn thổ phí độc ác cản trở con đường đi lên xã hội chủ nghĩa của người miền núi, mà là sự nhức nhối của cuộc sống đô thị miễn xuôi sau thời kỳ đổi mới Vạch trằn những tiêu cực trong đời sống tỉnh

thần con người và xã hội, nhà văn mong muốn sẽ làm được điều gì đó để hạn chế, xóa bỏ bớt sự nhiễu nhương, làm cuộc thanh lọc trong sạch và nồng ấm tình người Hiện thực mà Ma Văn Kháng nêu ra được lý giải rõ rằng hơn

thông qua hệ thống nhân vật của ông

1.2.2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Ma Van Khang thời kỳ đổi mới

a Vai nét về quan niệm nghệ thuật về con người th 'Quan niệm nghệ thuật về con ngườ iện cái nhìn nghệ thuật của nhà

văn đối với thế giới và con người Thế giới và con người ấy được nhìn nhận

cưa trên sự cảm thụ cá nhân, để thỏa mãn nhu cầu nhận thức thắm mỹ cho cá nhân Nó cắt nghĩa lý giải con người theo phương diện chủ quan (nhưng vẫn

không tách rời khách quan) Quan niệm nghệ thuật về con người làm nên vẻ

độc đáo của nhà văn và nó còn chỉ phối đến khía cạnh nội dung và hình thức của tác phẩm Thi pháp học cho rằng quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thành những nguyên tắc, phương diện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị

nghệ thuật và thẳm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó

‘Nhan vat là hình thức cơ bản để biểu thị con người trong văn học Quan

niệm nghệ thuật về con người không nhìn nhân vật văn học dơn giản như

khách thể mà tiếp cận con người ở chiều sâu Nói đến quan niệm nghệ thuật về con người là nói đến sự sáng tạo về chất trong cảm thụ và miêu tả hiện

Trang 25

2

cùng một hệ đề tài, những quan niệm khác nhau về con người là dấu hiệu nhận diện những cây bút khác nhau Mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử sẽ có

những chuẩn mực riêng về quan niệm nghệ thuật về con người, sẽ có những

cách lý giải, cảm thụ, khám phá khác nhau

b Sự đỗi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của

Ma Văn Kháng

Trước đây, Ma Văn Kháng đã rất chú trọng việc xây dựng nhân vật nhưng nhìn chung, nhân vật của ông cũng như nhiều tác giả cùng thời là nhân vật mang những đặc điểm cá tính, những hiện tượng tâm lý nhưng chưa đầy

dan va trọn vẹn Sau thời kỳ đổi mới bằng hành động, suy nghĩ, ngôn ngữ và cả bể ngoài đầy ấn tượng, nhân vật của ông đã mang cá tính sắc sảo và có chiều sâu nội tâm Thể giới nhân vật luôn băn khoăn trăn trở trước cuộc sống, còn nhiều vấp váp và rất có ý thức đấu tranh cho hạnh phúc cá nhân, cho khát

Khi xây dựng nhân vật, Ma Văn Kháng đã

cố gắng giải quyết số phận cá nhân trong mồi liên hệ mật thiết với xã hội cộng

vọng riêng tư của cuộc đời

đồng Đằng sau mỗi số phận, mỗi cuộc đời đều ấn chứa những vấn đề mang ý

nghĩa nhân sinh, Nhà văn đã hướng sự quan tâm đến từng cá nhân con người khi chuyển từ cái nhìn sử thi trong Xa phủ, Đẳng bạc trắng hoa xòe sang cái

nhìn tiểu thuyết trong Mùa iá rựng trong vườn, Đảm cưới không có giấy giá thú Mục đích của sự thay đổi này nhằm tiếp cận đời sống ở phương diện sinh hoạt, thể sự và khắc phục những phiến diện trong quan niệm về con người của một thời văn học Trong các tiểu thuyết, truyện ngắn của Ma Văn Kháng ở

thời ky này, hệ thống nhân vật đã trở nên phong phú, đa dang, phức tạp hơn

Ta thấy có cả các nhân vật của vùng xa hiền lành ít học và cả tẳng lớp thị dân

sang hèn Đặc biệt, tằng lớp trí thức đã có sức hút lớn đối với ngòi bút của Ma Văn Kháng với nhiều nỗi ám ảnh, trăn trở trong các mỗi quan hệ xã hội và

Trang 26

2

tỉnh thần, một xã hội nhốn nháo, hiếm nhân tài Con người thì biến chat, qué quit về đạo đức và lỗi sống

Thế giới con người trong cái nhìn của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới

đông đủ các giai tầng xã hội vì thể kiểu nhân vật cũng vô cùng phong phú, đa

dạng và phức tạp Khi viết về sự đa dạng, phức tạp trong cuộc sống của con

người, Ma Văn Kháng muốn gửi đến độc giả lời nhắn nhủ: không nên dùng

cái nhìn phân đôi con người một cách đơn giản, cứng nhắc, phân biệt rạch rồi

tốt — xấu, tích cực — tiêu cực mà cần phải đi sâu nghiên cứu, mô xẻ phân tích những nỗi niềm, uẫn khúc và bi kịch riêng của từng cuộc đời Đi sâu vào tận

cùng đáy hồn người để khám phá, phát hiện là quan niệm viết có phần mới

của nhà văn: “Văn chương là chuyện đời thông qua việc đào bới bản thể của

mình ở chiều sâu tâm hôn, chứ đâu phải là di hot

cái váng bọt nồi trên mặt

của ngoại vật”

Ma Văn Kháng đã đặt con người trong mối quan hệ nhiều chiều, nhiều

bình điện đó là con người của đời sống riêng tư, của xã hội, của tự nhiên Đó

là con người trong mối quan hệ đa chiều lịch sử, xã hội, gia đình và với chính

mình, là con người trong tính toàn vẹn, phong phú và phức tạp, có hạnh phúc

lẫn khổ đau, có cao cả lẫn thấp hèn, bóng tối lẫn ánh sáng Từ trong bản chất vốn có, con người là phong phú, phức tạp và hiện thực cuộc sống là đầy

những ngẫu nhiên, bat ngờ Dõi theo từng trang truyện của Ma Văn Kháng, ta thấy nhà văn đã khéo léo miêu tả sự phức tạp, thất thường trong từng con

người Trong Mùa lá rụng /rong vườn, Ma Văn Kháng đã bày tô quan niệm

riêng của mình: “Trong ching ta ai cũng vậy: Có cái xấu, có cái tốt Cai xắn nói chung mọi người đều biết nói là xấu Vậy mà cuối cing vẫn không tránh

được” [11, tr 134] Tuy nhiên, với cái nhìn nhân bản, nhà văn đã có cái nhìn

bao dung, độ lượng trước con người: *

cẩn con người có khuynh hướng

Trang 27

2B

Cái xấu nhiều khi là ngẫu nhiên Con người, chứ không phải cái gì trừu tượng Phải tha thứ” [1I, tr 261] “Mỗi con người đều có thể sống đẹp được,

không nên đồ lỗi cho hoàn cảnh Cũng không nên quá khắc khe với sai lắm của con người Con người đang ở trong tiến trình của nói, nó còn vật lộn dai đăng với bản thân nó” [ I1, tr 262]

Bén cạnh đó, con người tự nhiên cũng được dé cập nhiều trong các tác

phẩm Afùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú, Bãi vàng,

Mia thu đảo chiễu, Điệu Rumba mé dai Con người trong các sáng tác của

Ma Văn Kháng còn khẳng định bản năng và nhu cầu tự nhiên của mình Ông đã phát hiện trong bản năng đời sống tình dục của con người thể hiện mặt van

hóa, đạo đức xã hội Với cái nhìn da cl

,, sâu sắc về mọi phương diện con

người khiến vi ình dục được quan tâm đúng đắn, tự nhiên Nó không hề gây cảm giác phản thẳm mỹ, phản giáo dục mà thấm đẫm tính nhân văn trong cái nhìn mang chiều sâu nhân bản về con người Ma Văn Kháng đã phơi bày

những mặt trái của tình dục, ông đã nghiêm khắc lên án những kẻ chà đạp lên

đạo lý truyền thống Đối với những con người này, dục vọng là khoái thú bắt

tận, dục vọng đã biến chúng trở thành những con quỷ dâm đăng đội lốt người Tuy nhiên, có những mối quan hệ “ngoài luồng” được nhà văn đặt trong từng

hoàn cảnh, từng con người cụ thể lại được rất đáng cảm thông Bởi chính

cuộc tình “ngoài luỗng” đã đem đến cho con người niềm hạnh phúc thực sự

như Thiém (Gap go ở La Pan Tản) Với Thiêm, tình yêu với Seo Mùa, với An — những người phụ nữ này như là người rỉ am, tri kỷ của cuộc đời anh, hiểu

tận sâu thẳm, nâng đỡ tâm hồn anh và là nguôn vui sống vô tận giữa cuộc đời đen bạc, trắc trở Khi đề cập đến vấn đề này, Ma Văn Kháng không ngợi ca

hay khích lệ mà muốn người đọc nhìn nhận nó như bản chất thực đang tồn tại trên cõi đời này, qua đó nhà văn muốn người đọc nhận thấy mặt tự nhiên của

Trang 28

4

ta vẫn che đậy, giấu giếm Phát hiện đời sống tình dục ở nhiều cung bậc, dục

vọng không chỉ là bản năng tự nhiên mà còn là hành vi biểu hiện văn hóa,

nhân tính của con người

Như vậy, trong quan niệm nghệ thuật về con người, nhà văn bước đầu đã

có những thể nghiệm mới Ông đã mở ra khả năng khám phá con người ở nhỉ chiều, nhiều bình diện Con người là đối tượng để khám phá không còn

và không thể quan niệm như trước Cơ sở của nó xuất phát từ cái nhìn nhân

đạo về con người, mong tìm kiếm những điều kiện tốt đẹp cho sự phát triển

nhân cách con người Con người vốn phức tạp cho nên không thể dùng một

í, một giá trị cố định đẻ đo đếm mà phải có cái nhìn linh hoạt, uyén

con người Cái nhìn đó thể hiện một tư duy rất mềm dẻo, linh hoạt

của Ma Văn Kháng Ông đã thể hiện một tư duy nghệ thuật về con người của

riêng mình

Qua từng trang văn, Ma Văn Kháng đã thể hiện niềm băn khoăn, thao

thức về trách nhiệm đối với số phận và hạnh phúc của mỗi cuộc đời, mỗi cá

nhân "Suốt đời người chuyển động Ai cũng có một cái đích lựa chọn dé di tới Đúng dich thì hạnh phúc cho mọi người Còn dich sai thi tai họa, chí ít

cũng làm phiền xung quanh Còn cái xấu, cái tốt thì thời đại nào cũng có Đừng sợ cái xấu Cái xấu cũng là của mình, ở mình thôi Phải chăm lo cho

từng người Cá tính mãi mãi mãi tồn tại và đòi hỏi được quan tâm” [18; tr 34] ‘Con người trở về với cuộc sống cá nhân, xây dựng, phát triển nó Đó là những

cái mới trong ngòi bút của nhà văn thời kỳ đổi mới và nó còn phát triển, mở

Trang 29

25

CHUONG 2

HE THONG NHAN VAT TRONG CAC SANG TAC

CUA MA VAN KHANG THOT KY DOI MOL

2.1 GIỚI THUYẾT VỀ NHÂN VẬT TRONG TÁC PHAM VAN HOC

2.1.1 Khái niệm về nhân vật văn học

M Gooki da n6i “Van học là nhân hoe” Con người là trung tâm của mọi tác phẩm văn học, đó là một thực thể đem đến cho các nhà văn nguồn khai

thác không bao giờ cạn Văn học nghệ thuật lấy con người làm đối tượng thể

hiện và nghiên cứu Một nhà nghiên cứu người Pháp có nói: "Phía sau bắt cứ tác phẩm nào cũng vậy, không những chỉ có công việc văn chương và một ngôn ngữ mới còn có một người và sự nhập cuộc của một con người” Vì vậy,

cho nên việc lý giải, nghiên cứu tác phẩm văn học không thể tách rời khỏi

việc khảo sát con người được thể hiện trong đó

“Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì "Nhân vật văn học là một don vị

nghệ thuật đầy tính ước lệ không thể đồng nhất nói với con người có thật trong đời sống” Về vấn đề này B.Brecht có nhận xét: “Các nhân vật của tác

phẩm nghệ thuật không phải đơn giản là những bản đập của những con người sống mà là những hiện tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả

Ở mỗi tác phẩm, mỗi thể loại văn học có những loại hình nhân vật văn học khác nhau rất phong phú, đa dạng, chung quy lại ta có các loại hình nhân Vật sau:

Căn cứ vào vai trò của nhân vật đối với kết cấu, cốt truyện của tác phẩm,

Trang 30

26

“Từ góc độ nội dung tư tưởng có thể phân chia nhân vật thành hai loại:

nhân vật chính diện và nhân vật phản diện

Dựa vào cấu trúc hình tượng ta có nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng

‘Tuy vay, sự phân biệt các loại hình nhân vật chỉ là tương đối, trong tác phẩm có khi nhân vật vừa là loại này vừa là loại kia

'Như vậy, con người trong văn học không chỉ là con người ngoài đời mà

còn là quan niệm về con người ấy một cách thẩm mỹ và nghệ thuật Sáng tạo ra nhân vật chính là phương tiện khái quát nghệ thuật của nhà văn Trong tác phẩm, các nhân vật không phải tách rời nhau mà liên quan với nhau, quan hệ nhân vật trong tác phẩm văn học 2.1.2 Hệ thống nhân vật Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thẻ hiện những cá nhân xã hội nhất định

và quan niệm về cá nhân đó Nghĩa là nhân vật chính là phương tiện khái quát

tinh cách, số phận con người và các quan niệm về con người của nhà văn Khảo sát hệ thống nhân vật là đi vào những kiểu dáng nhân vật nhất định, là tìm được vai trò, ý nghĩa của từng nhân vật nơi tác phẩm và mồi liên hệ của từng nhân vật này với nhau Vì th, lý giải và xây dựng hệ thống nhân

vật là một khâu quan trọng trong công việc sáng tạo của nhà văn Nhà văn có quyền sáng tạo ra những mâu thuẫn nhân vật, những con người theo ý mình

Các nhân vật trong tổng thể tạo thành hệ thống của chúng là một mặt của hình

thức nghệ thuật của văn học, gắn liền với nội dung bằng những mối liên hệ khẳng khít Cũng chính vì điều này mà khi chúng ta nói về tư tưởng của tác

phẩm tự sự và kịch điều quan trọng trước hết, là phải hiểu chức năng của hệ

Trang 31

2

có quan hệ với nhau không chỉ bằng tiến trình sự kiện, hành động mà suy đến cùng còn bằng logic tư duy nghệ thuật của nhà văn

Nhìn vào các sáng tác văn học từ những truyện cỗ tích đến tiểu thuyết

hiện đại, hệ thống nhân vật là chú ý hàng đầu của nhà văn Hệ thống nhân vật đem lại cho hình thức nghệ thuật của tác phẩm sự thống nhất và tính chính thể Qua hệ thống nhân vật bộc lộ nội dung tư tưởng của tác phẩm, nhưng tự

nó — hệ thống nhân vật lại là một trong các phương diện kết cấu tác phẩm

Khảo sát hệ thống nhan vat, di tim vai trỏ ý nghĩa của nhân vật trong tác

phẩm, tức là đi tìm để xác định đâu là nhân vật có ý nghĩa xuyên suốt nhất

trong tác phẩm và từ đó khảo sát mỗi quan hệ giữa các nhân vật khác nhau xoay quanh nhân vật này Có những người lẫn lộn giữa nhân vật chính với nhân vật trung tâm Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt xuất

hiện nhiều, giữ vị trí then chốt trong cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện Đó là những con người có liên quan tới các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở

để tác giả triển khai chủ đẻ của tác phẩm

Nhu vậy, các nhân vật trong tổng thể tạo thành hệ thống của chúng là một mặt của hình thức nghệ thuật văn học, gắn liền với nội dung bằng những

mối liên hệ chặt chẽ Sau hệ thống nhân vật là mạch ngằm của những quan

niệm, những cách nhìn về cuộc sống, về con người của tác giả Nói cách khác, tất cả những nhân vật với những mối quan hệ của chúng đều góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng và những ý đỗ nghệ thuật nào đó của tác giả Khảo sát

Trang 32

28

2.2 HỆ THÔNG NHÂN VẬT MANG NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG VUNG MIEN TRONG THOI KY DOI MOL

2.2.1 Con người miền núi

“Xung phong lên miền núi trong không khí náo nức của tuổi trẻ, MaVăn

Kháng không hề quản ngại khó khăn Ông đã sống, làm việc gắn bó với núi

thực thụ Trở về thành thi, một môi trường sống và làm việc hoàn toàn khác lạ đối với một nhà văn đã có

rừng, con người nơi đây như những người miễn nú

trên hai mươi năm xa cách nhưng ông cũng đã thật tâm, sống hết mình với mảnh đất này và nó đã đơm hoa kết trái Thành công của ông là đã sáng tạo

những tác phẩm có giá trị Với ngòi bút tài hoa, lão luyện, bức tranh vùng đắt biên cương núi non trùng điệp, rừng ram thăm thắm phía Tây Bắc Tổ quốc được góp mặt trong bức tranh toàn cảnh văn học Với rất nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết viết về miền núi, nhà văn đã xây dựng một thế giới nhân vật đặc biệt: đó là những con người nơi biên ải cực kh, tăm tối nhưng thật thà,

hồn nhiên, chân chất; những “anh hùng” thực tâm gắn bó, dốc sức kiên trì,

góp công xây dựng quê hương, bên cạnh đó là những tên trầm phi muôn hình

muôn vẻ, đường đời của những tên phá hoại độc ác, tàn bạo, nham hiểm

\g và con người miễn núi với những phong tục tập quán đặc trưng

hiện lên chân thực và sinh động hơn bao giờ hết

Khởi đầu cho nghiệp viết của mình, đề tài miền núi bước vào những trang văn của Ma Văn Kháng và đã tạo dấu ấn trong bối cảnh văn học và thời

đại trước thời kỳ đổi mới Trong các sáng tác ở thời kỳ này, nhà văn đặt con

người trong mỗi quan hệ với hoàn cảnh chính tị xã hội của Tây Bắc trong

những năm chiến tranh và xây dựng xã hội mới Họ là những cán bộ miền

xuôi hết lòng vì cách mạng hay những người dân tộc giác ngộ và đến với cách

Trang 33

29

đó còn mang đậm chất sử thi, gắn bó cuộc đời họ với lợi ích tập thé va van mệnh của dân tộc Nhi

tập thể Cũng ih vì thể mà một số nhân vật trong sáng tác thời kỳ này chưa

có chiều sâu tâm lý và chưa có tính cách riêng Số phận cá nhân chưa được

khắc họa rõ nét Nhà văn tạo nên hai tuyến đối lập nhau giữa con người lương thiện, con ngườ

‘con người được nhìn nhận trên cơ sở của đám đông

mới với những con người ác, xấu xa và cổ hủ dể thể hiện

chân lý, đó là cái thiện sẽ thắng cái ác, cái mới sẽ đây lùi cái cũ Con người trong sáng tác về miền núi của Ma Văn Kháng trước 1986 mang tinh lý tưởng hóa rõ nét Tắt cả đều được xây dựng nên bằng một giọng điệu ngợi ca đầy

tính sir thi

Sau 1986, với cái nhìn đa chiều về con người, hệ thống nhân vật miền

núi trong các tiểu thuyết, truyện ngắn của ông đã được khắc họa sinh động và

rõ nét với những cá tính riêng biệt Những sáng tác về đề tài miễn núi của Ma

Văn Kháng hướng đến cuộc sống và phong tục của người dân miễn núi ở

núi

vùng biên ải xa xôi Hiện thực xã hội mié ối ren, phức tạp và khắc

nghiệt với nhiều xung đột dữ dội Ở trong hoàn cảnh ấy, con người miền núi

được thử thách để bộc lộ sức sống và bản lĩnh của mình

Khám phá thể giới nhân vật miền núi của Ma Văn Kháng, ta có thé thay phần đông họ là những con người lương thiện, chất phác, cần cù và nhiệt tình

cách mạng và nhất là có trách nhiệm với dân tộc Họ trở thành những hình

mẫu lý tưởng, góp phần rất lớn vào công cuộc xây dựng xã hội mới ở Tây Bắc Đó là hố pẫu Giang Din Chin (Gap gỡ ở La Pan Tẩn), ông Thòn, bà

Phàm (Chuyện của Lý), Mo Chúng (San Cha Cháải) những đại diện tiêu biểu cho lớp "người giả” ở miền núi thời kỳ đổi mới Với sự giản di, chân thực và

hết mình vì quê hương, mặc dù có những điều họ vẫn còn mê tín nhưng tắt cả

những việc họ làm là vì quê hương, dân tộc

Trang 34

30

vì sự khai sáng cho dân tộc mình đã cùng thầy giáo Thiêm xây dựng nên “lâu đài văn hóa” cho người Mèo, bởi hố pẫu hiểu được rằng dân tộc mình phải cần cái chữ mới có thể thoát khỏi những u tối, cơ cực của cuộc đời Ông

‘Thon, ba Phim mở rộng vòng tay đón nhận mẹ con Lý trong cơn cơ cực mặc cho những cay nghiệt của cuộc đời Bên cạnh lớp người già, là thế hệ trẻ -

những con người mới của vùng biên ải với lòng nhiệt huyết tuổi trẻ và tình yêu sâu đậm dành cho mảnh đất này Những con người trai trẻ của núi rừng thời kỳ mới sẵn sảng hi sinh thân mình với những khát khao đem lại cuộc

sống bình yên cho bản làng như Thào A Sâu (Dia bdm chdn ai) — anh Trưởng

công an xã Quán Dín Ngà không ngại những hiểm nguy của bọn giặt thời ky mới ~ đó là những kẻ buôn lậu có vũ khí, những kẻ buôn bán ma túy, gieo rất

cái chết trắng trên bản làng quên hương mình Thảo A Sấu gõ cửa từng nhà, rà từng người ở các bản Mông để tuyên truyền cho đồng bào tránh xa cái chết

trắng Dù bị uy hiếp bởi hình vẽ bị một dòng đạn năm viên bắn vào ngực lên tờ giấy rồi dán vào cánh cửa nhà nhưng anh Sấu không hề sợ hãi Đối với Sẩu

“Có thể bắt anh bỏ con đường sống Anh không sợ con đường chết” [15; tr 203] A Sâu hăng say làm nhiệm vụ của mình, để rồi trong cuộc truy đuổi tội phạm , anh đã bị chúng bắn chết, nhưng trước khi ngã xuống, anh vẫn còn đồn được sức lao đến ôm ghỉ tên trùm để đồng đội phía sau tiến lên bắt giữ

Pao trong San Cha Chai ta dién hinh cho thể hệ trẻ người Mèo dũng cảm đ

tranh và hết lòng vì quê hương Từ cậu bé mười sáu tuổi, học xong lớp bốn

Pao tham gia lực lượng công an của anh Tủa Khi áp giải tên tội phạm Cầu lên huyện, với sự thật thả và lòng thương người của mình, Pao đã không cảnh giác mà trong một phút động lòng và sơ hở, Pao đã để cho Cấu tấu thoát Từ lần đó, “Pao muốn khôn trước tuổi! Quên cả mối tình mới nảy nở với cô Seo Say, ngày dém Pao nung nấu ý chỉ thanh khoản món nợ với lão Cấu” [8; tr

Trang 35

31

giáo cho vẽ tự do, Pao đã vẽ một con chuột nhất dimg run riy canh mét khdi

hình tròn - tượng trưng cho phía sau lưng con mèo thì sau năm năm dài Pao đã trưởng thành trở thành một chàng trai trẻ - dũng cảm và đầy trách nhiệm

Pao dai kiên trì ngày đêm mai phục để bắt lại lão Cấu và đích thân áp giải lên đến tỉnh

Các sáng tác về miền núi của Ma Văn Kháng luôn có cái nhìn trân trọng, đề cao người phụ nữ, dù họ là những người đi lên từ những bắt hạnh hay b¡

kịch trong cuộc sống Cuộc đời của Seo Mùa (Gặp gỡ ở La Pan Tẩn) chim

đắm trong tủi nhục, đau đớn cho đến khi chết Cô là nạn nhân của tục cướp

vợ, của một cuộc hôn thú không có tình yêu Người phụ nữ Mèo xinh đẹp,

đảm đang không hề có hạnh phúc Cô bị chồng hành hạ, đánh đập dã man đến

tàn héo, Rút cuộc để thoát kiếp đọa đày của mình, cô tự kết thúc cuộc đời

bằng lá ngón sau Lin bị Quốc Thanh làm nhục, Seo Mùa chết trong nỗi đau

cùng với một tình yêu thầm kín không thành lời dành cho Thiêm Còn đối với

Nhu (Chuyện của Lý) = một cô giáo trẻ đẹp tài hoa lai bi vai đập cả cuộc đời bởi những con người tần độc bởi chỉ

ô quá đẹp nhưng lại không chịu

khuất phục Sống giữa muôn trùng mối đe dọa của thế lực đàn áp, từ một cỗ giáo tài hoa dạy giỏi bị ép buộc làm chị bếp của cơ quan Huyện ủy, khi phải

lâm bà mẹ đơn thân nhưng chưa bao giờ Nhu nhụt chí, cô luôn kiến cường

vượt qua khó khăn gian khổ Cuộc đời Nhu phải mắt đi Khánh - mối tình đầu tiên cao đẹp và đầy nước mắt nhưng bù đắp lại bên cạnh mình cô đã có

Dương cùng song hành và cập đến bờ hạnh phúc Họ chính là những con người đáng khâm phục và trân trọng

Trong công cuộc xây dựng xã hội mới, nhiều con người mới, xốc vác,

hãng hái, nhiệt tình và tiến bộ ra đời Đó là Dương ~ Bí thư Huyện ủy của Phong Sa (Chuyện củ Lý) Vào tuổi ba mươi lãm, tích luỹ tri thức và kinh

Trang 36

32

nhận vị trí công tác mới trong tinh thần một kẻ dắn thân nhập cuộc, với niềm hứng khởi tràn trề Anh kiên quyết đấu tranh chống lại tàn dư của xã hội cũ và gặp phải sự chống đối rất lớn của thế lực Văn Quyển nhưng vẫn không ngại

khó, ngại khổ để xây dựng Phong Sa: “Phong Sa có hai mười tắm xã, tắm mươi tư thông, bằng đôi chân của mình, sau một tháng trời Dương đã đi tới đủ một trăm phần trăm thôn bản trong huyện, nghĩa là không bô sót một xóm nhỏ, một thôn ba nhà nào” [16; tr 274] Hình ảnh những con người tiến bộ

mới đã được nhà văn xây dựng rất thành công hình ảnh thầy giáo Thiêm, người thầy đã đưa cái chữ và ánh sáng của văn hóa đến vùng đất La Pan Tân xa xôi, lạc hậu Nơi đây cuộc sống còn khó khăn, lương thực thiểu thôn, điện

đài, sách báo, thông tin không có Nhưng điều đó không cản trở được bước

chân thầy Thầy chuẩn bị sửa soạn lại trường lớp, động viên bà con đi học Dẫu hai mươi tám đồng nghiệp của thầy đã lần lượt thua cuộc, thầy vẫn bam

trụ, vẫn âm thẳm chịu đựng Bằng tâm huyết và lòng yêu nghề, thầy giáo Thiêm đã làm được một việc thật phi thường: “Trong khi hai mươi tám xã toàn huyện Xin Ma Chải không nơi nào kiên trì nỗi một lớp vỡ lòng La Pan

Tân đã hoàn chỉnh một trường cắp một đủ bồn lớp, riêng lớp bốn có mười hai

học sinh người Mèo Trường có tám mươi học sinh Ký túc xã đủ chỗ cho bốn Cán bộ xã, i, đều đã có trình độ lớp ba bổ túc văn hóa"[14; tr mươi em ăn nghỉ Toàn bộ người ở độ tuổi đã biết đọc, trừ những người quá u

0] Không những thế, thầy thực sự sống, gắn bó với con người nơi đây, thầy

thực sự trở thanh một người Mèo chân chính, thầy di ding cảm đấu tranh

chống lại những tiêu cực trong xã hội Thầy băn khoăn tìm cách để đưa lại no ấm, hạnh phúc cho con người nơi đây Đặt trong sự so sánh với Quốc Thanh,

Trang 37

3

Tếnh, người của bọn thô phi nổi loạn đã định giết thầy Cũng có lúc thầy cảm thấy cô đơn vì bị sự cản trở của nhiều thé lực, cũng có lúc thầy thấy mình quá

nhỏ bé trước lý tưởng sống quá cao đẹp Nhưng vì con người nơi đây, thầy

dũng cảm chiến thắng bản thân mình, vượt qua mọi khó khăn và trở ngại

Hình ảnh thầy giáo Thiêm phảng phất bóng dáng của Ma Văn Kháng, một

người thầy say mê lý tưởng, hết lòng vì sự nghiệp trồng người

Ở nơi biên ải mù sương ấy, bên cạnh những con người lý tưởng, lương

thiện là những kế độc ác, tần bạo và bắt nhân Quốc Thanh (Gặp gỡ ở La Pan

Tần), Văn Quyền (Chuyện của Lý) là những kẻ lộng quyền, háo sắc, háo dục một cách trơ trền, ti tiện Chúng lợi dụng chức quyền của mình đẻ kiếm lợi, xem thường mọi người, coi mọi người như công cụ để thăng tiến Trong

những sáng tác về miền núi trước 1986, Ma Văn Kháng xây dựng tuyến nhân

vật xấu là những tên thực dân, quan tri châu, thổ phi và bè lũ tay sai đối nghịch với cách mạng thì ở giai đoạn sau 1986, nhà văn đã xây dựng hệ thống, những kẻ độc ác “ăn theo cách mạng” Đó là những kẻ mạo danh Đảng, cặn

bã của xã hội với bản năng thô bạo trong Gặp gỡ La Pan Tẩn như Quốc

Thanh gian xảo lập hồ sơ giả, được tôn vinh lên bậc anh hùng; Đường Xuân Ân, nguyên là phó bí thư huyện nhưng thường xuyên qua lại với một phụ nữ Mèo góa; Trần Đồng, Trưởng phòng giáo dục huyện Xin Ma Chải lại chính là anh giáo dạy bình dân kiêm đánh dim Tuy nhiên, bộ phận những con người

này không nhiều Nếu có thì cuối cùng chính nghĩa vẫn chiến thắng Nhà văn

vẫn đặt niềm tin vào những con người miễn núi chất phác và lương thiện 2.2.2 Con người thành thị

‘Sau hon hai mươi năm sống làm việc, gắn bó mật thiết với núi rừng, con

người miễn núi Ma Văn Kháng trở về với cuộc sống phố thị nơi thủ đơ Ơng

Trang 38

3

người, trong quan hệ đồng nghiệp, gia đình, cha mẹ, con cái, anh em, làng xóm Đó là sự đối thay trong cách tiếp cận đời sống ở phương diện sinh

hoạt, thế sự với hệ thống nhân vật phong phú, đa dạng và phức tạp hơn của

các tầng lớp thị dân sang hẻn

Trong thể giới nhân vật thành thị của minh, ting lớp trí thức đã có sức hút đặc biệt đối với ngòi bút của Ma Văn Kháng với nhiều ám ảnh, trăn trở

Ngay trong đầu những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Ma Văn Kháng đã dành nhiều tâm huyết, h cảm để xây dựng những con người trí thức chân

chính Là một thầy giáo tài năng và tâm huyết, đã có hơn hai mươi năm thâm

niên trong nghề dạy học, Tự (Đám cưới không có giấy giá thú) chính là hình

cảnh của một nhà giáo lý tưởng “Mô phạm mà vẫn không mờ nhạt lòng nhiệt thành, tỉnh thần triệt để, cùng chiều sâu trí thức, sự phong phú của tình cảm và sức lan tỏa của tư đuy đã tạo nên một anh giáo Tự mực thước mà vẫn sâu sắc,

đôn hậu mà vẫn uyễn chuyển, đa cảm mà vẫn rắn rỏi, không dễ uốn mình,

cảm thông với nỗi sa sảy, yếu đuối của học trò” [17; tr 83] Không chỉ ở

người thầy chân chính, Ma Văn Kháng còn nhận thấy phẩm chất của tầng lớp

trí thức chân chính trong nhiều lĩnh vực Luận (Mùa lá rụng (rong vườn) là một nhà báo năng nổ, thông minh trong công việc, có lý tưởng, trách nhiệm và giàu lòng yêu thương Anh tận tụy và biết xây dựng hạnh phúc gia đình

trong điều kiện vật chất còn nhiều khó khăn Đó là Thăng (Quán giáo Thăng)

một trung úy công an quản giáo phạm nhân đã ba lẫn được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh T.N Hàng ngày phải tiếp xúc

với lớp tội phạm có nhiều tội ác tàn bạo, bằng sự dũng cảm, bản lĩnh của một

người chiến sĩ và tắm lòng thiện lương, Thăng đã khuất phục, cảm hóa được lũ đầu trộm đuôi cướp quay về nẻo thiện của cuộc đời Cùng với những trí thức trẻ, thì cụ Hồn Nhiên (Cói cút giữa cảnh đời), một nhà giáo về hưu, luôn

Trang 39

35

nhà mình với mong mỏi góp phần mở mang dan tri cho khu phố mà không

màng đến một đặc quyền, danh lợi nào Ông Bằng (Mùa lá rựng (rong vườn)

là một trí thức cũ sống hết lòng với đạo đức truyền thống dân tộc, luôn lầy tắm gương của mình cho con cháu noi theo Bằng cái nhìn tỉnh tế và mới mẻ,

nhân vật trí thức lý tưởng của Ma Văn Kháng đều có những nhân cách đáng

trân trọng

Trong quá trình nghiên cứu, khám phá bằng những chiêm

nghiệm và trải nghiệm của riêng mình, nhà văn đã phát hiện ra có nhiều loại trí thức Bên cạnh những trí thức tải năng, chân chính thì còn có những trí

thức giả danh, bat tai, vô dụng và độc ác Hiệu trưởng Cẳm (Đám cưới không

có giấy giá thú) vốn là sản phẩm của một thời lấy lý lịch ba đời nghèo khổ,

lấy tắn phân xanh phân chuồng làm thước đo giá trị duy nhất của mỗi người,

thực sự là cơ hội để Cẩm đổi đời Với lý lịch ba đời của Cẩm khỏi chê ấy, Cẩm trở thành của hiếm và cử đi học Đại học Mặc dù được cử đi học Đại

học, được làm Hiệu trưởng nhưng “Cẩm vẫn cứ là kẻ dở ông dở thằng Vẫn không sao xóa được cái cốt cách mõ làng của mình” [ L7; tr 125] Ơng Lng

(Cot ett giữa cảnh đồi) — Chủ tịch Phường với thâm niên tới ba mươi năm công tác ở ngoại giao lại cho rằng Táy Du Kỹ là câu chuyện Đăng Tiểu Bình du hi 6 bén Tây tức bên Mỹ Một người giảu có như Chủ tịch Phường lại dan

tâm biển thủ số tiền ít ỏi của một người mẹ gửi về cho đứa con đói khổ, tội

nghiệp của mình Ngay cả Kính (Xhiớn, Nghệ sĩ múa): một kỹ sư kinh tế, lại là một người Hà Nội gốc nhưng ân chứa bên trong cái lốt giả tạo ấy lại là một

kẻ háo dục, buông tuồng, lắm mưu nhiều mẹo Tắc (Một mình đi trong mura) với vẻ bề ngoài đường dường là một trưởng phòng hành chính mẫu mực của

Trang 40

36

được ngòi bút tài hoa của nhà văn khắc họa chân thực ở nhiều chiều, nhiều

bình diện

Cũng như tằng lớp trí thức, tầng lớp thị dân trong cái nhìn của Ma Văn

Kháng gồm đủ loại người sang hèn, tốt xấu Cuộc đời của hai đứa trẻ mồ côi

(Cõi cút giữa cảnh đời) tưởng chừng sẽ chìm vào vực sâu của sự thất vọng

nếu không có bàn tay, không có tắm lòng chở che của người bả cũng như sự

cu mang giúp đỡ của cô giáo Quyên, cô Đại Bảng và những người dân chân chính của phường Ngọc Sinh Họ đã đang tay ra cứu giúp số phận bi thảm, côi

cút của Duy và Thảm, trong khi chính cuộc sống của họ cũng có lúc khốn khó

tưởng chừng không qua nỗi Ở truyện Người giúp việc, bà cụ Mạ không chỉ làm tròn bổn phận của người giúp việc mà ở bà, ta còn thấy một tinh yêu

thương chân thành tự nguyện đối với trẻ con đến mức mọi người hàng xóm

láng giềng cứ nghĩ đây đích thị là mẹ đẻ ra Hoằng hoặc mẹ vợ Hoằng ở quê mới lên thăm nom con cháu Họ còn là đội ngũ những người đủ thứ ngành

nghề trong cái xã hội chuyển giao hỗn độn lúc bấy giờ: từ anh thợ chữa khóa,

cô hàng rượu nếp, cô bán rau, ông xích lô các nhân vật nơi bình dân đô thị bước vào trang văn của Ma Văn Kháng thật tự nhiên và vô cùng sống đông:

*Cô hàng rượu nếp có dáng đi chọn lọc là bao giờ cũng thong dong, tênh tênh

cái gánh hàng nhẹ nhõm, thả cái tiếng rao mềm như sợi lạt giang ngâm nước nghe đến là la đà: Ai mua rượu nếp ra mua Lảnh lót thì phải nói đến mấy cô

hàng rau trẻ Các cô có cái dáng đi te tái Và rau cỏ trong

là một đám líu ríu những su hào, bắp cải, cà chua, xà lách, hành tỏi, tối tăm cả

mặt mũi khách hàng Khác hẳn với mấy cô bán rau, mấy bà thu mua các mặt

\g rao của các cô

hàng tầm tầm mà tiếng rao lại bay bổng như là hát dân ca Áy là mấy bà thu

gom tả pí là, từ vỏ chai, lon bia, bìa cac tông đến giấy vụn” [6; tr 143]

Hệ thống nhân vật trong các sáng tác Ma Văn Kháng mang đậm dấu ấn

Ngày đăng: 31/08/2022, 18:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN