1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xuất khẩu giầy dép Việt Nam-thực trạng và giải pháp (2)

41 621 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 267,5 KB

Nội dung

Xuất khẩu giầy dép Việt Nam-thực trạng và giải pháp (2)

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và tự do hoá thương mạidiễn ra hết sức mạnh mẽ, chính đặc điểm này của nền kinh tế thế giới đã vàđang làm cho các nước đang phát triển gặp không ít khó khăn trong quá trìnhcông nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nhất là về vốn, công nghệ và kỹthuật Và Việt Nam cũng nằm trong số các nước đang phát triển đó.Mặt kháctoàn cầu hoá và tự do hoá thương mại cũng tạo ra rất nhiều những thuận lợi chocác nước đang phát triển nhất là về xuất nhập khẩu Do đó, để thực hiện mụctiêu của mình, trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước trong những năm tiếptheo Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Chiến lược phát triển kinh tế ViệtNam trong giai đoạn này là hướng về xuất khẩu và thay thế dần nhập khẩu” Để thực hiện được chiến lược phát triển này chúng ta phải phát triển vữngchắc các ngành công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến có khả năngcạnh tranh cao, đặc biệt là các ngành công nghiệp sử dụng vốn ít, thu hút nhiềulao động, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, trên cơ sở pháthuy nội lực, thực hiện nhất quán các chỉ tiêu, thu hút các nguồn lực bên ngoài,tích cực chủ động, mở rộng thâm nhập thị trường quốc tế.

Là một ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong nềnkinh tế Quốc dân, sản xuất tăng trưởng nhanh, kim ngạch xuất khẩu khôngngừng gia tăng với nhịp độ cao, thị trường luôn được mở rộng, tạo điều kiệncho kinh tế phát triển,thu hút nhiều lao động góp phần cân bằng cán cân xuấtnhập khẩu Thuỷ sản là ngành kinh tế đang được Nhà nước đầu tư phát triểnmạnh

Xuất khẩu nói chung, xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ nói riêng, là một trongnhững hoạt động quan trọng của đất nước và ngành thuỷ sản Tuy nhiên xuấtkhẩu thuỷ sản sang Mỹ trong thời gian qua còn nhiều bất cập và khó khăn Đểgóp phần giúp ngành thuỷ sản ngày càng phát triển vươn xa ra các nước trên thế

giới và tháo gỡ những khó khăn này: Đề tài “Vấn đề xuất khẩu thuỷ sản của

Trang 2

Việt Nam vào Mỹ (trong thời gian gần đây) – thực trạng và giải pháp” đã

được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu.

 Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Thúc đẩy xuất khẩuhàng thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ.

 Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Hoạt động xuất khẩuhàng thuỷ sản của Việt Nam.

 Kết cấu của đề tài gồm 3 phần:

Phần I: ý nghĩa lý luận và thực tiễn của hoạt động xuất khẩu Phần II: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam và Mỹ.

Phần III: Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam

Kinh doanh xuất nhập khẩu thường diễn ra các hình thức sau : Xuất khẩuhành hoá hữu hình , hàng hoá vô hình (dịch vụ) ; xuất khẩu trực tiếp do chínhcác doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu đảm nhận ; xuất khẩugián tiếp (hay uỷ thác) do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh , tổ chức kinh

Trang 3

doanh trung gian đảm nhận Gắn liền với xuất khẩu hàng hoá hữu hình , ngàynay xuất khẩu dịch vụ rất phát triển

2 Ý nghĩa của xuất khẩu.

2.1 Ý nghĩa lý luận.

- Xuất khẩu khai thác hiệu quả lợi thế tuỵêt đối , lợi thế tương đối của đấtnước và kích thích các ngành kinh tế phát triển , góp phần tăng tích luỹ vốn, mởrộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế, cải thiện từng bước đời sống nhândân

- Xuất khẩu cho phép tập trung năng lực sản xuất cho những mặt hàngtruyền thống được thế giới ưa chuộng hay những mặt hàng tận dụng đượcnhững nguyên liệu có sẵn trong nước hay nước khác không làm được hoặc làmđược nhưng giá thành cao

- Thông qua hoạt động xuất khẩu đã thúc đẩy phát triển quan hệđối ngoại với tất cả các nước nhất là với các nước trong khu vực Đông Nam á ,nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường Quốc tế

-Thông qua hoạt động xuất khẩu, ban bè trên thế giới biết đến hàng hoá củaViệt Nam.

2.2 Ý nghĩa thực tiễn.

- Xuất khẩu góp phần không nhỏ vào giải quyết công ăn việc làm mới chongười lao động đồng thời tác động tích cực đến trình độ tay nghề cũng như nhậnthức về công việc của công nhân làm hàng xuất khẩu

-Xuất khẩu thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển nhất là các ngành có tiềmnăng về xuất khẩu

-Xuất khẩu làm tăng giữ trữ ngoại tệ cho Quốc gia, làm tăng tổng thu nhậpQuốc dân.

- Xuất khẩu cũng có thể cho các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được kinhnghiệm của quốc tế trong kinh doanh.

Trang 4

II NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.

1.Nhân tố khách quan.

1.1 Chính sách của các nước nhập khẩu: Đây là một đặc điểm hết sức quan

trọng đối với việc xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang các nước trênthế giới Để hàng hoá của chúng ta vào được thị trường của các nước thì đầutiên chúng ta phải nắm rõ luật pháp của các nước đó, các chính sách trong việcbảo hộ hàng hoá trong nước của nước đó, hàng rào thuế quan của nước đó Đây là nhân tố mà doanh nghiệp tự quyết định cho mình trong việc xuất khẩuhàng hoá của doanh nghiệp mình sang các nước khác Cụ thể như là

-Tìm hiểu thị trường ngoài nước mà doanh nghiệp định xuất khẩu -Tìm hiểu luật pháp của nước đó trước khi xuất khẩu hàng hoá sang

-Nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì để nâng cao sức cạnh tranhtrên thị trường.

1.2 Chính sách của Nhà nước

Nhà Nước có vai trò rất to lớn trong việc quyết định đến việc xuất khẩu củacác doanh nghiệp nước ta Nhà Nước có thể thúc đẩy các doanh nghiệp xuấtkhẩu

Vai trò Nhà Nước trong việc thúc đẩy xuất khẩu:

- Nhà Nước phải thiết lập được một môi trường thuận lợi hơn cho việc xuất khẩu , với một chính sách tích cực chủ động , thu hẹp bộ máy quản lý hành chính giúp các doanh nghiệp tốt hơn trong việc xuất khẩu.

- Nhà nước cung cấp thông tin yếu tố cần thiết như là thông tin những điều kiệnthị trường trong nước cũng như ngoài nước, cơ sở hạ tầng, vật chất kinh tế và xãhội để hỗ chợ cho việc sản xuất và thúc đẩy nâng cao năng lực của doanhnghiệp

Trang 5

2 Nhân tố chủ quan

Các nhân tố thuộc về nhà sản xuất kinh doanh: vốn, công nghệ sản xuất,

chủng loại hàng hóa, chất lượng, số lượng tùy thuộc vào từng loại hình doanhnghiệp, hình thức kinh doanh của doanh nghiệp, ý muốn của một số người raquyết định của doanh nghiệp đó…

IV HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠTĐỘNG XUẤT KHẨU.

1 Tổng kim nghạch xuất khẩu:

Nếu tổng kim nghạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước điều đó chứng

tỏ xuất khẩu của ta đã tăng so với năm trước về số lượng cũng có thể cả về chấtlượng

2 Tốc độ tăng trưởng luỹ kế: Tốc độ tăng trưởng luỹ kế diễn biến tăng dần,

điều đó chứng tỏ xuất khẩu có xu hướng phát triển đều và đó là một dấu hiệu tốtcho xuất khẩu và ngược lại thì không tốt cho xuất khẩu

3 Cơ cấu hàng xuất khẩu: Càng nhiều các mặt hàng có thế mạnh của ta tham

gia xuất khẩu thì càng tốt, tập trung vào các ngành có thế mạnh về xuất khẩu

4 Về thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu càng lớn thì càng thuận lợi

cho chúng ta xuất khẩu, trong việc lựa chọn thị trường xuất khẩu,khi đó chúngta chủ động hơn về mọi mặt nhất là chúng ta không bị ép gia và không phảicạnh tranh quyết liệt.

5 So với các nước trong khu vực: Đánh giá hoạt động xuất khẩu so với các

nước trong khu vực để thấy được thị phần về các loại sản phẩm hàng hóa, dịch

Trang 6

vụ, cũng như việc tìm ra các thị trường tiềm năng, để có thể nắm bắt được cơhội kinh doanh, đầu tư đạt hiệu quả cao hơn.

PHẦN II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM SANG MỸ

I TỔNG QUAN VỀ THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM

1 Vai trò của thuỷ sản và của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản.

Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam , có giá trịngoại tệ xuất khẩu đứng hàng thứ tư trong các ngành kinh tế quốc dân ( sau dầumỏ, gạo , và hàng may mặc ) trước năm 2001và đã vươn lên hàng thứ ba vàonăm 2001

Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại Thực phẩm thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng cao rất cần thiết cho sự phát triểncủa con người Không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo công ăn việclàm cho nhiều cộng đồng dân cư đặc biệt ở những vùng nông thôn và ven biển ở Việt Nam , nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản cung cấp công ăn việc làmthường xuyên cho khoảng 1,1 triệu người , tương ứng với 2,9 % lực lượng laođộng có công ăn việc làm Thuỷ sản cũng có những đóng góp đáng kể cho sựkhởi động và tăng trưởng kinh tế nói chung của nhiều nước

Không những là nguồn thực phẩm , thuỷ sản còn là nguồn thu nhập trực tiếpvà gián tiếp cho một bộ phận dân cư làm nghề khai thác , nuôi trồng , chế biếnvà tiêu thụ cũng như các ngành dịch vụ cho nghề cá như : Cảng , bến , đóng sửatàu thuyền , sản xuất nước đá , cung cấp dầu nhớt, cung cấp các thiết bị nuôi ,cung cấp bao bì và sản xuất hàng tiêu dùng cho ngư dân Theo ước tính cótới 150 triệu người trên thế giới sống phụ thuộc hoàn toàn hay một phần vàongành thuỷ sản

Trang 7

Đồ trang sức được làm từ ngọc trai rất được ưa truộng trên thế giới với giá trịcũng rất cao Thậm chí từ những con ốc nhỏ người ta cũng có thể làm ra nhữngmón hàng độc đáo ngộ nghĩnh thu hút sự quan tâm của mọi người

Thuỷ sản là ngành xuất khẩu mạnh của Việt Nam Hoạt động xuất khẩu thuỷsản hàng năm đã mang về cho ngân sách nhà nước một khoản ngoại tệ lớn , rấtquan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước Các sản phẩm được xuấtkhẩu ra nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần nâng cao vị trí củaViệt Nam nói chung và ngành thuỷ sản Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế Với những vai trò hết sức to lớn như trên và những thuận lợi , tiềm năng vôcùng dồi dào của Việt Nam cả về điều kiện tự nhiên và con người , phát triểnnghề nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản phục vụ tiêu dùng trong nước vàhoạt động xuất khẩu là một trong những mục tiêu sống còn của nền kinh tế ViệtNam

2 Thực trạng nuôi trồng , khai thác và chế biến thuỷ sản của Việt Nam.

2.1 Phân bố ngư nghiệp

Vùng phát triển ngư nghiệp mạnh nhất ở Việt Nam là vùng ven biển từ BìnhThuận trở vào ; trong đó mạnh hơn cả là các tỉnh : Bà Rịa – Vũng Tàu , TiềnGiang , Bến Tre , Trà Vinh, Kiên Giang , Bạc Liêu , Cà Mau , với giá trị hàngnăm trên 20 tỷ đồng

Những vùng đánh cá biển mạnh nhất là Kiên Giang (trên 100 nghìn tấn /năm), sau đó là Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận (50 – 60 nghìn tấn/ năm)

Nghề nuôi trồng và đánh bắt cá nước ngọt mạnh nhất là Bạc Liêu , SócTrăng thành phố Hồ Chí Minh ( từ 10 – 20 nghìn tấn / năm ) Riêng tôm thì tậptrung cao nhất ở Cà Mau với sản lượng hàng năm trên 25 nghìn tấn, chiếm 70 %sản lượng tôm cả nước

Các vùng trọng điểm ngư nghiệp là Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận,Vũng Tàu , Kiên Giang , Cà Mau

Trang 8

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngư nghiệp

 Nhóm các yếu tố tự nhiên

Nước ta có 3,2 nghìn km bờ biển với gần 1 triệu km2 thềm lục địa baogồm mặt nước trong vũng , vịnh ven bờ , hơn 3 nghìn đảo và quần đảo Nhiệtđộ vùng biển tương đối ấm và ổn định quanh năm , thích hợp cho sự sinh trưởngcủa các loài thuỷ sản nước mặn nước , nước lợ

Biển Việt Nam có trữ lượng cá lớn và đặc sản biển phong phú : Hàngchục vạn ha diện tích mặt nước trên đất liền ( bao gồm 39 vạn ha hồ lớn ; 54vạn ha vùng ngập nước ; 5,7 vạn ha ao và 44 vạn km sông và kênh rạch ) có thểnuôi tôm , cá và các thuỷ sản khác Do đó , ngành nuôi thuỷ sản của nước ta ,kể cả thuỷ sản nước mặn , nước lợ , nước ngọt có thể trở thành ngành sản xuấtchính

Vùng biển nước ta có nhiều loài cá và đặc sản quí với hàng nghìn loài cábiển , 3 trăm loài cua biển , 40 loài tôm he , gần 3 trăm loài trai ốc hến , 1 trămloài tôm , trên 3 trăm loài rong biển Trong đó nhiều loại đặc sản có giá trị xuấtkhẩu cao, được ưa chuộng trên thị trường quốc tế

Tổng trữ lượng cá trong vùng biển Việt Nam khoảng 3 triệu tấn , trong đógần 1,6 triệu tấn cá đáy và 1,4 triệu tấn cá nổi Với trữ lượng cá trên , có thểđánh bắt từ 1,3 đến 1,4 triệu tấn / năm

 Nhóm yếu tố kinh tế – xã hội

Tiềm năng của biển nước ta lớn , nhưng hiện nay sản lượng cá đánh bắtvà các đặc sản biển , sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản nước lợ , nướcngọt còn thấp Có nhiều nguyên nhân hạn chế khai thác tiềm năng của biểntrong đó nguyên nhân quan trọng là chưa đầu tư đúng mức lao động , nhất là laođộng kỹ thuật cho nghề đánh bắt nuôi trồng thuỷ và hải sản

Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành đã và đang được chú trọng phát triển Ngoài các xí nghiệp đánh bắt cá quốc doanh trung ương , hàng loạt cơ sở đánhbắt cá quốc doanh địa phương , các hợp tác xã nghề cá đã và đang được xâydựng ở các huyện , tỉnh ven biển , đi đôi với những cơ sở hậu cần , chế biến tạo

Trang 9

điều kiện cho ngành đánh bắt và chế biến cá biển nước ta phát triển mạnh mẽ.Đồng thời , nhiều cơ sở quốc doanh và tập thể , tư nhân đánh bắt cá nuôi trồngvà chế biến thuỷ sản nước mặn , nước lợ , nước ngọt được phát triển mở rộng ởnhiều vùng, khu vực trên phạm vi cả nước Tuy nhiên , đội tàu đánh cá hiệnnay với 32 nghìn chiếc hầu hết là tàu thuyền nhỏ, chưa được trang bị hiện đại đểđánh bắt ở những vùng biển sâu và biển xa đã hạn chế sự phát triển củangành

2.3.Nuôi trồng thuỷ sản

Nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam rất phong phú và đa dạng Theo điều tra sơbộ của ngành thuỷ sản , riêng cá nước ngọt có 544 loài , cá nước lợ , nước mặncũng có 186 loài Trong đó nhiều loại đặc sản có giá trị xuất khẩu cao , được ưachuộng trên thị trường quốc tế Phương thức nuôi trồng cũng rất đa dạng tạocho sản phẩm thêm phong phú

Nuôi trồng thuỷ sản thời gian qua phát triển với tốc độ khá nhanh , thuđược hiệu quả kinh tế – xã hội đáng kể , từng bước góp phần thay đổi cơ cấukinh tế ở các vùng ven biển , nông thôn và góp phần giải quyết việc làm , tăngthu nhập và xoá đói , giảm nghèo

Theo điều tra và quy hoạch của bộ thuỷ sản , đến tháng 8 năm 2001 tổngdiện tích nuôi trồng ở nước ta là 1,19 triệu ha

 Nuôi thuỷ sản nước ngọt

Nuôi cá ao hồ nhỏ : Là một nghề có tính truyền thống gắn với nhà nông ,từ phong trào ao cá Bác Hồ đến phong trào VAC Xu hướng diện tích ao đangbị thu hẹp do nhu cầu phát triển xây dựng nhà ở Đối tượng cá nuôi khá ổn định: trắm , chép , trôi , mè , trê lai , rô phi nguồn giống sinh sản hoàn toàn chủđộng Năng suất cá nuôi đạt bình quân trên 3 tấn/ha.

Nghề nuôi thuỷ sản ao hồ nhỏ đã phát triển mạnh Đặc biệt , tôm càngxanh là một mũi nhọn để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước , nhất là ở các thành

Trang 10

phố , trung tâm dịch vụ góp phần điều chỉnh cơ cấu canh tác ở các vùng ruộngtrũng ,tăng thu nhập và giá trị xuất khẩu

Vấn đề khó khăn là sự phụ thuộc của năng suất vào điều kiện thời tiết ,khí hậu cộng với vấn đề trình độ của người nuôi chưa được giải quyết thích hợpđã dẫn đến sự không ổn định của sản lượng nuôi Các giống đã đưa vào nuôilà : lươn , ếch , ba ba , cá sấu Tuy nhiên , do thiếu quy hoạch , không chủđộng nguồn giống , thị trường không ổn định đã hạn chế khả năng phát triển

Nuôi cá mặt nước lớn : Đối tượng nuôi thả chủ yếu là cá mè , ngoài racòn thả ghép cá trôi , cá rô phi Do khó khăn trong khâu bảo vệ và giá cá mèthấp nên lượng cá thả vào hồ nuôi có xu hướng giảm

Hình thức nuôi chủ yếu hiện nay là lồng bè kết hợp khai thác cá trên sông, trên hồ Hình thức này đã tận dụng được diện tích mặt nước , tạo ra việc làmtăng thu nhập , góp phần ổn định đời sống của những người sống trên sông , venhồ ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung , đối tượng nuôi chủ yếu là trắm cỏ , quimô lồng nuôi khoảng 12 – 24 m3 , năng suất 400 – 600 kg / lồng ở các tỉnhphía Nam , đối tượng nuôi chủ yếu là cá ba sa , cá lóc, cá bống tượng , cá he Quy mô lồng , bè nuôi lớn , trung bình khoảng 100 – 150 m3 / bè , năng suấtbình quân 15 – 20 tấn / bè

Nuôi cá ruộng trũng : Tổng diện tích ruộng trũng có thể đưa vào nuôi cátheo mô hình cá - lúa khoảng 580.000 ha Năm 1998 , diện tích nuôi cá khoảng154.200 ha Năng suất và hiệu quả nuôi cá ruộng trũng khá lớn Đây là mộthướng cho việc chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp , tăng thu nhập cho ngườilao động , xoá đói giảm nghèo ở nông thôn

 Nuôi tôm nước lợ

Nuôi thuỷ sản nước lợ được phát triển rất mạnh thời kỳ qua , đã có bướcchuyển từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hoá , mang lại giá trị ngoại tệcao cho nền kinh tế quốc dân và thu nhập đáng kể cho người lao động

Những năm gần đây tôm được nuôi ở khắp các tỉnh ven biển trong cảnước , nhất là tôm sú , tôm he , tôm bạc thẻ , tôm nương , tôm rảo , song chủ

Trang 11

yếu là tôm sú Tôm được nuôi trong ao đầm theo mô hình khép kín , nuôi trongruộng và nuôi trong rừng ngập mặn Nhìn chung , khu vực miền Nam thuận lợinhất cho viêc nuôi tôm Nghề nuôi tôm ở khu vực này phát triển mạnh , chủyếu dựa vào việc đánh bắt các giống tôm tự nhiên Diện tích nuôi tôm ước tínhcó tới 200 nghìn ha , trong đó 25 % là nuôi kết hợp với trồng ( tôm – lúa , tôm– dừa , tôm – sản xuất muối , tôm - đước )

 Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước mặn

Nghề nuôi biển có tiềm năng phát triển tốt Đến nay nghề nuôi trai lấyngọc , nuôi cá lồng , nuôi tôm hùm , nuôi thả nhuyễn thể hai mảnh vỏ , nuôitrồng rong sụn có nhiều triển vọng tốt Tuy nhiên do khó khăn về vốn , hạn chếvề công nghệ, chưa chủ động được nguồn giống nuôi nên nghề nuôi biển thờigian qua còn bị lệ thuộc vào tự nhiên , chưa phát triển mạnh

 Hệ thống sản xuất giống

Hệ thống sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt : Các loài cá nước ngọttruyền thống hầu hết đã được sản xuất nhân tạo trong thời gian qua Vấn đềcung cấp giống cho nuôi trồng các đối tượng này tương đối ổn định Số cơ sởsản xuất cá giống nhân tạo trên toàn quốc hiện nay khoảng 354 cơ sở , hàngnăm có khả năng sản xuất khoảng trên 4 tỷ cá giống cung cấp kịp thời vụ chonhu cầu nuôi trên cả nước Tuy nhiên , giá cá giống nhất là các loại đặc sản còncao , chưa đảm bảo chất lượng giống đúng yêu cầu và chưa được kiểm soát chặtchẽ

Hệ thống sản xuất giống tôm : Giống tôm về cơ bản đã cho đẻ thành côngở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam , nhưng sản lượng còn thấp Vấn đề nuôi vỗ tômbố mẹ thành thục chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng dẫnđến tình trạng khan hiếm nguồn tôm bố mẹ trên cả nước , đặc biệt là vào vụ sảnxuất chính Đến nay trên toàn quốc đã có 2.125 trại sản xuất và ươm tômgiống , hàng năm sản xuất được khoảng 5 tỷ tôm P15 , bước đầu đã đáp ứngmột phần nhu cầu tôm giống cho nhân dân

Trang 12

Hạn chế chủ yếu trong sản xuất giống là sự phân bố không đồng đều củacác trại giống theo khu vực địa lý đã dẫn đến tình trạng phải vận chuyển congiống đi xa , vừa làm tăng thêm giá thành vừa làm giảm chất lượng con giống ,chưa có sự phù hợp trong sản xuất giống theo mùa đối với các loài nuôi phổbiến nhất và thiếu các công nghệ hoàn chỉnh để sản xuất giống sạch bệnh

 Tình hình sản xuất thức ăn

Theo thống kê hiện nay trên toàn quốc có khoảng 24 cơ sở sản xuất thứcăn nhân tạo với tổng công suất 47.640 tấn / năm, sản lượng thức ăn đạt đượcchưa đáp ứng nhu cầu cả và số lượng lẫn chất lượng Giá thành cao do chi phíđầu vào chưa hợp lý ảnh hưởng đến sức tiêu thụ Với một số mô hình nuôi bánthâm canh ( nuôi tôm ) và thâm canh ( nuôi cá lồng ) thì thức ăn được nhập từnước ngoài và phải chi trả một lượng ngoại tệ tương đối lớn

2.4 Khai thác thuỷ sản

Khai thác luôn giữ vai trò quan trọng trong ngành thủy sản và bảo vệ anninh chủ quyền trên biển ở Việt Nam , khai thác thuỷ sản mang tính nhân dânrõ nét Nghề cá ở khu vực nhân dân chiếm 99 % số lượng lao động và 99,5 %sản lượng khai thác thuỷ sản

Tàu thuyền : Trong giai đoạn 1991 – 2000 số lượng tàu thuyền máy tăngnhanh , ngược lại tàu thuyền thủ công giảm dần Năm 1991 tàu thuyền máy có44.347 chiếc , chiếm 59,6 %; thuyền thủ công 30.284 chiếc , chiếm 40,4 % , đếncuối năm 1998 tổng số thuyền máy là 71.767 chiếc , chiếm 82,4 % , tổng sốthuyền thủ công là 15.337 chiếc chiếm 17,6 % tổng số thuyền đánh cá

Cơ cấu nghề nghiệp khai thác : Nghề nghiệp khai thác thuỷ sản ở nước tarất đa dạng và phong phú về quy mô cũng như tên gọi , theo thống kê chưa đầyđủ đã có trên 20 loại nghề khác nhau được xếp vào 6 họ nghề chủ yếu ; tỷ lệ cáchọ nghề như sau :

+ Họ lưới kéo chiếm 26 % : Phù hợp với nguồn lợi ở vùng biển Đông NamBộ

Trang 13

+ Họ lưới vây chiếm 4,3 %

+ Họ lưới rê chiếm 34,4 % : Phù hợp với nguồn lợi ở vịnh Bắc Bộ + Họ mành vó chiếm 5,6 %

+ Họ câu chiếm 13,4 % + Họ cố định chiếm 7,1 % + Các nghề khác chiếm 9 %

Lao động khai thác : Hiện nay lực lượng lao động khai thác còn khá dưthừa kể cả lực lượng lao động kỹ thuật và lực lượng lao động đến tuổi được bổsung hàng năm Nhìn chung lực lượng lao động thành thạo nghề nhưng trìnhđộ văn hoá thấp gây ảnh hưởng nhiều đến việc khai thác

Do có sự phát triển về số lượng tàu thuyền , công cụ và kinh ngiệm khaithác mà tổng sản lượng hải sản khai thác trong 10 năm gần đây tăng liên tục(khoảng 6,6 % / năm ) Riêng trong giai đoạn 1991 - 1995 tăng với tốc độ 7,5% / năm ; giai đoạn 1996 – 2000 tăng bình quân 5,9 % / năm Cơ cấu sản phẩmkhai thác có nhiều thay đổi : ngư dân đã chú trọng khai thác các sản phẩm cógiá trị thương mại cao như tôm , mực , cá mập , cá song , cá hồng , góp phầntăng kim nghạch xuất khẩu.

Cá nước ngọt cũng được chú ý khai thác Việt Nam có trên 200.000 hahồ trong đó hồ tự nhiên trên 20.000 ha còn lại là hồ chứa

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng trũng lớn , ví dụ :- Vùng Đồng Tháp Mười :140.000 ha

- Vùng tứ giác Long Xuyên : 218.000 ha

Hàng năm cá ở hệ thống sông Cửu Long tràn vào đây trong mùa mưa đểkiếm ăn , đến mùa khô lại rút ra sông nên nông dân mỗi năm khai thác đượckhoảng trên 20.000 tấn

Nước ta có hàng ngàn sông Trước đây nguồn lợi cá sông rất phong phú Ví dụ vào thập niên 70 trên sông Hồng có trên 70 hợp tác xã đánh cá sản lượngkhai thác hàng năm hàng ngàn tấn cá Do khai thác quá mức nên nguồn cá sôngcạn kiệt, ngư dân phải chuyển sang kiếm sống bằng nghề khác Các sông ngòi

Trang 14

miền Trung cũng diễn ra tình trạng tương tự Hiện chỉ còn sông Cửu Long vẫnduy trì được nghề khai thác với sản lượng xấp xỉ 30.000 tấn / năm , tạo công ănviệc làm cho 40.000 lao động ở 249 xã ven sông Hệ thống kênh rạch chằngchịt ở Nam Bộ cung cấp một lượng cá đáng kể

2.5 Chế biến thuỷ sản

Chế biến thuỷ sản là khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất , kinhdoanh thuỷ sản bao gồm nuôi trồng – khai thác – chế biến và tiêu thụ Nhữnghoạt động chế biến trong 15 năm qua được đánh giá là có hiệu quả , nó đã gópphần tạo nên sự khởi sắc của ngành thuỷ sản

Nguyên liệu thuỷ sản được cung cấp từ 2 nguồn chính là khai thác hải sảnvà nuôi trồng thuỷ sản Nguồn hải sản là chủ yếu trong cơ cấu nguyên liệutrong những năm qua , chiếm 70 % tổng sản lượng thuỷ sản thu gom được ởViệt Nam , trung bình 10 năm từ 1985 – 1995 , sản lượng khai thác hàng năm làkhoảng 700.000 tấn Trong đó 40% sản lượng là cá đáy , 60 % là cá nổi , sảnlượng khai thác phía Bắc chiếm 4,2 % , miền Trung 39,4 % và miền Nam 56,4% Giai đoạn 1985 –1995 tốc độ tăng bình quân là 4,1 % / năm , riêng giai đoạn1991 – 1995 là 6,8%/năm Sau năm 1995 , do nghề cá xa bờ được đầu tư mạnhhơn nên sản lượng khai thác hải sản tăng rất mạnh, vượt mức một triệu tấn( 1.078.000 tấn ) vào năm 1997 , tăng 15,8 % so với năm 1996 , năm 1998 đạt1.137.809 tấn tăng 12,2 % so với năm 1997 , năm 1999 đạt 1.230.000 tấn tăng8,6 % so với năm 1998

Nguồn nguyên liệu nuôi trồng từ khai thác nội đồng là khoảng 300.000 –400.000 tấn / năm , nếu tính bình quân 10 năm từ 1985 – 1995 thì tốc độ tăngtrưởng là 6,4%/năm Tuy nhiên cũng giống như khai thác hải sản , sản lượngnuôi trồng thuỷ sản những năm gần đây cũng tăng mạnh , năm 1997 đạt 509.000tấn , tăng 19,7 % so với năm 1996 và vượt mức 500.000 tấn ( 537.870 tấn ) vàonăm 1998

Trang 15

Do tổng sản lượng thuỷ sản tăng mạnh và công nghệ chế biến , thói quentiêu dùng cũng có nhiều thay đổi nên lượng nguyên liệu được đưa vào chế biếnngày càng nhiều Năm 1991 chỉ có khoảng 130.000 tấn nguyên liệu được đưavào chế biến xuất khẩu chiếm khoảng 15 % và khoảng xấp xỉ 30 % lượngnguyên liệu được đưa vào chế biến cho tiêu dùng nội địa còn lại dùng dưới dạngtươi sống thì đến năm 1998 đã có khoảng 400.000 tấn nguyên liệu được đưa vàochế biến xuất khẩu , chiếm khoảng 24,3% tổng sản lượng thuỷ sản và khoảng 41% nguyên liệu được chế biến cho tiêu dùng nội địa và như vậy chỉ còn khoảng35 % nguyên liệu được dùng dưới dạng tươi sống

Nguyên liệu hải sản được đánh bắt từ nhiều loại tàu và ngư cụ khác nhaudo đó sản phẩm đánh bắt được cũng có những đặc tính khác nhau Đối với cáctàu đi dài ngày, sản phẩm đánh bắt thường được bảo quản bằng đá, cá tạp thìướp muối , rất ít phương tiện có hầm bảo quản Các loại tàu nhỏ thường đi vềtrong ngày nên nguyên liệu hầu như không qua xử lý bảo quản

Nguyên liệu hải sản thường bị xuống cấp chất lượng do phương tiện vàđầu tư cho khâu bảo quản còn quá ít , quá thô sơ Sau khi hải sản được đánh bắtthông qua 142 bến , cảng cá chưa được xây dựng hoàn chỉnh do đó về mùa nóngcác loại hải sản thường bị xuống cấp nhanh chóng , giá trị thất thoát sau thuhoạch lớn (khoảng 30%).

Các loại nguyên liệu từ nuôi trồng nước ngọt , lợ do gần nơi tiêu thụ hoặclà chủ động khai thác nên được đưa trực tiếp ra thị trường hoặc vào thẳng cácnhà máy chế biến , hầu như không qua xử lý bảo quản , chúng thường đảm bảođộ tươi , chất lượng tốt

Nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch đã được tiến hành song tác động củanó không là bao , một phần do sản phẩm thị trường còn chấp nhận hay do nhữnglý do kinh tế , tài chính , kỹ thuật mà bản thân ngư dân chưa thể áp dụng được Khi phân phối lưu thông nguyên liệu phải trải qua nhiều khâu trung gian nênchất lượng cũng bị giảm sút

Các mặt hàng chế biến thuỷ sản :

Trang 16

Các mặt hàng đông lạnh ( HĐL ) :

Trong giai đoạn 1985 – 1995 , các mặt hàng này có tốc độ gia tăng trungbình 25,77 % / năm , giai đoạn 1990 – 1995 , lượng HĐL tăng mạnh ( 31,78 % ), giai đoạn 1996 - 1998 lượng HĐL vẫn tiếp tục tăng mạnh ( trên 20% ) Trongcác sản phẩm thuỷ sản đông lạnh thì tôm đông lạnh vẫn chiếm vị trí độc tôn ,thời kỳ 1990 – 1995 chiếm khoảng 56 % , năm 1997 chiếm 46 % và 1998 là52,5 % Mực và các mặt hàng cá đông lạnh cũng có tốc độ tăng trưởng rấtmạnh Các loại đông lạnh khác chủ yếu là các loại ghẹ , ốc , cua , sò , điệp cótốc độ tăng trưởng rất nhanh cùng với sự tăng trưởng của các mặt hàng có giá trịgia tăng Xu hướng tăng của sản phẩm nay còn rất lớn

Mặt hàng tươi sống : gần đây cũng rất phát triển , chủ yếu dùng cho xuấtkhẩu , bao gồm các loại cua , cá , tôm còn sống hoặc còn tươi như cá ngừ đạidương

Mặt hàng khô : Dạng sản phẩm này được sản xuất khá phổ biến vì đơngiản về thiết bị , công nghệ , các loại sản phẩm chính là mực khô , cá khô , tômkhô , rông câu khô , các loại khô tẩm gia vị

Các mặt hàng khác : Bên cạnh các mặt hàng trên còn có các mặt hàng đồhộp, bột cá gia súc, các sản phẩm lên men và các sản phẩm dùng cho xuất khẩunhư vây , bong, cước cá hay dùng cho nội địa như ngọc trai , arga , dầu gancá

II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM SANG MỸ

1 Cơ cấu mặt hàng.

Các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ rất phong phú đa dạng ,bao gồm các mặt hàng chủ yếu sau :

Tôm đông lạnh là mặt hàng chính , đứng hàng thứ nhất

Trang 17

Việt Nam là nước cung cấp thủy sản lớn thứ 5 cho thị trường Mỹ, đồng thời cũng là nhà cung cấp tôm lớn thứ 5 ở thị trường này Nguồn cung tômcỡ lớn của Việt Nam có vai trò quan trọng trên thị trường này.

Năm 2009, Việt Nam xuất gần 123.000 tấn thủy sản sang thị trường Mỹ, trị giá trên 713 triệu USD, tăng 14.6% về khối lượng nhưng giảm 4,2% về giá trị.

9 tháng đầu năm 2010 XK thủy sản Việt Nam sang Mỹ đạt trên 108.000 tấn, trị giá 666,66 triệu USD, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, nhấtlà tốc độ tăng giá trị (37,4%) bằng gần gấp rưỡi so với khối lượng (23,7%) Như vậy thủy sản XK sang Mỹ đã có cải thiện đáng kể về giá và mức độ chế biến sâu

Từ đầu những năm 2000, Mỹ đã trở thành một trong ba thị trường tiêu thụ nhiều nhất thủy sản của Việt Nam, mặc dù có hai vụ kiện “chống bán phá giá” (CBPG) đối với tôm và philê cá tra đông lạnh Mấy năm gần đây, giá trị XK sang Mỹ thường chiếm khoảng 16-22% tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam; riêng 9 tháng đầu năm 2010 chiếm 19%, tăng đáng kể so với mức trên 16% của cả năm 2009.

Các mặt hàng thủy sản XK chính gồm tôm, chiếm 26,4% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam; cá tra (11% tổng XK cá tra); cá ngừ (45,3%); nhuyễn thể (3,7%)

Trong đó, cá ngừ có được tốc độ tăng trưởng mạnh, tăng 62,5% về khối lượng và 112,8% về giá trị (gần 100 triệu USD), ấn lượng nhất là cá ngừ đại dương đông lạnh cao cấp và cá ngừ hộp Tỷ lệ cá dạng nguyên liệu ngày càng giảm Dự đoán, XK cá ngừ của nước ta sẽ tiếp tục giữ vững nhịp độ trên trong những tháng tới.

Sản phẩm của Việt Nam XK sang Mỹ đáng lo ngại nhất hiện nay là cá tra, mặc dù theo thống kê, 9 tháng đầu năm nay giá trị XK đạt trên 113 triệu USD– mức cao nhất tính theo thị trường đơn lẻ Cả khối lượng và giá trị XK vẫntăng mạnh, tương ứng 20,9% và 17,1%, Nhưng mới đây, nhiều nhà XK cá tra bị đe doạ áp mức thuế CBPG (sơ bô) cho giai đoạn từ 1/8/2008 đến

31/7/2009 rất cao do Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) cố tình thay đổi phương pháp tính biên độ phá giá đối với cá tra Việt Nam.

XK tôm 9 tháng đầu năm nay có chuyển biến rất tích cực, từ mức giảm khá sâu trong cả năm 2009, cả về khối lượng và giá trị (giảm 8,3% và 15,4% tương ứng) Giá trị XK 9 tháng đầu 2010 đạt 376 triệu USD, chỉ thấp hơn không đángkể so với cả năm 2009

Trang 18

Mặc dù thị trường tiêu thụ tôm của Mỹ thường biến động và cạnh tranh gay gắt, nhưng tôm Việt Nam đã có uy tín tốt trên thị trường này Có nhiều triển vọng XK từ nay đến cuối năm vẫn thuận lợi và đạt giá trị cao hơn đáng kể so với năm 2009

- Đứng hàng thứ ba là cá biển đông lạnh các loại ( cá phi lê tươi đông lạnh ,cá ba sa phi lê đông , cá ngừ vây vàng tươi )

Ngoài ra còn có :

-Mực đông lạnh : gồm mực phi lê đông block , mực nguyên con IQF -Nhóm hàng thuỷ đặc sản : yến sào , ngọc trai , cua huỳnh đế , ốchương , sò huyết ,

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ năm 2010 và dự báo 2011

Trang 19

bình quân 3 triệu USD / tháng , năm 1998 đã lên tới 82 triệu USD ( tăng 14 lầnnăm 1994 ) và đưa Việt Nam lên vị trí 19 trong số các nước xuất khẩu thuỷ sảnvào Mỹ Trong 7 tháng đầu năm 1999 , kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt 70,5triệu USD và cả năm 1999 đạt 130 triệu USD Trong 8 tháng đầu năm 2000 ,theo công bố của Mỹ , Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ 21.855 tấn sản phẩmthuỷ sản các loại trị giá trên 200 triệu USD , chiếm khoảng 3 % giá trị nhậpkhẩu thuỷ sản của họ , cả năm 2000 đã xuất khẩu đạt giá trị 302,4 triệu USD(tăng so với năm 1999 là 114 % ) và trong 6 tháng đầu năm 2001 , xuất khẩuthuỷ sản Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng đạt 31 nghìn tấn về khối lượng , vớigiá trị 210,4 triệu USD (tăng so với cùng kỳ năm trước tương ứng là 94 % và70,5 % ) , đến cuối năm 2001 , Mỹ lần đầu tiên đứng vào danh sách các nướcnhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam với giá trị gần 500 triệu USD ( chiếm 28,4 %thị phần ) Trong 9 tháng đầu năm 2002

Theo Hải quan Mỹ, mặc dù nền kinh tế đang trong thời kỳ khó khăn, đặcbiệt sau sự kiện ngày 11/9/2001, nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ trong 9 tháng đầunăm 2001vẫn tăng 1,45% so với cùng kỳ năm 2000và đạt 1.334 nghìn tấn Sauđây là các mặt hàng nhập khẩu chính.

nhập khẩu(1000T)

% tăng, giảm socùng kỳCá tươi và cá đông

Trang 20

Toàn bộ sản phẩm thuỷ sản nhậpkhẩu

Nhìn chung, nhập khẩu các sản phẩm cá của Mỹ trong 9 tháng đầu nămcó giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2000 Tuy nhiên, các mặt hàng tăng trưởng rấtnhanh là cá philê ba sa và cá tra Việt Nam, cá rô phi Nhập khẩu cá đông blockgiảm tới 36,7%.

Các mặt hàng cao cấp đều có nhiều biến động Nhập khẩu tôm đông vẫngiữ mức tăng cao là + 8%, cua đông là + 42%, thịt cua + 43% Tôm hùm là mặthàng cao cấp nhất lại có mức nhập khẩu giảm 5,5% Điệp đông lạnh giảm tới15,3% Hộp cá ngừ giảm tới 10,5%.

Tình trạng khó khăn về kinh tế và sau sự kiện 11/9 đã ảnh hưởng rất lớn tới mức nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản cao cấp của Mỹ Tuy khối lượng nhậpkhẩu các mặt hàng tôm, cua, cá philê có tăng, nhưng giá nhập khẩu lại giảm nhiều.

Theo Hải quan Việt Nam, xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ trongnăm2001 kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt giá trị 489 triệu UDS, chiếm 27%giá trị xuất khẩu thuỷ sản và Mỹ là thị trường xuất khẩu đạt giá trị lớn nhất.

Theo Hải quan Mỹ xuất khẩu tôm đông của Việt Nam sang Mỹ 9 thángđầu năm 2001 như sau :

Ngày đăng: 29/11/2012, 16:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w