Luận văn Nhà gỗ dân gian truyền thống của người Việt ở Vĩnh Long trình bày khái quát chung về cư dân Vĩnh Long, ngôi nhà gỗ dân gian truyền thống của người Việt ở nơi đây; nêu ra không gian văn hóa của ngôi nhà Việt truyền thống và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản nhà Việt cổ truyền ở nơi đây.
Trang 1
NGUYÊN XUÂN HOANH
NHÀ GỖ DÂN GIAN TRUYÈN THÓNG
CỦA NGƯỜI VIỆT Ở VĨNH LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Trang 2NGUYEN XUAN HOANH
NHA GO DAN GIAN TRUYEN THO
Trang 3DAC DIEM CU TRE VA NHA CUA CUA CU DAN VINH LONG
LL Vài nét về điều kiện địa lý, tự nhiên tỉnh Vĩnh Long 1.2 Đặc điểm cư trú của cư đân Vĩnh Long
1.2.1 Loại hình cư trú ven sông rạch, cũ lao 1.2.2 Loại hình cư trú ven các đòng kênh đào
1.2.3 Loại hình cư trú ven các giồng cát
1224 Loại hình cư trú ven đường phố
1.25 Loại hình cư trú ven các tuyển giao thông đường bội
1.2.6 Loại hình cu trú theo cụm, tuyển dân cư vượt lũ, khu tái định cư 1.3 Các kiều nhà gỗ dân gian truyền thống ở Vĩnh Long
Tiêu kết
'GÔI NHÀ GỖ DÂN GIAN TRUYỀN THONG
CUA NGUOI VIET 6 VINH LONG 2.1 Các loại hình kiến trúc tiêu biểu ở Vĩnh Long 2.1.1 Nhà rội 2.1.2 Nhà nường, 2.1.3 Kiến trúc Việt — Pháp, kiến trúc thuộc địa Chương 2.2 Vật liệu xây dựng
2.2.1 Vật iệu dùng xây dựng nhà thô sơ, nhà bán kiến cố 2.2.2 Vật liệu dùng xây dựng nhà kiên cố
2.3 Phong tục tập quán liên quan đến việc xây dựng một ngôi nhà 2.3.1 Quan niệm tâm linh khi xây dựng nhà cửa
2.3.2 Các lễ nghi khi xây dựng một ngôi nhà mang tính kiên cố
2.4 Kỹ thuật xây dựng một ngôi nhà
Trang 4“Tiểu kết 69
Chương 3: KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỦA NGÔI NHÀ VIỆT
'TRUYÊN THÔNG VÀ VẤN ĐÈ BẢO TÒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DỊ SÂN NHÀ VIỆT CÔ TRUYEN 6 VINH LONG 7
3.1 Phân bố không gian của ngôi nhà Việt truyền thống 7
3.11 Ngoại thất 7
3.1.2 Nội thất T5
3.2 Áp lực đối với kiến trúc nhà gỗ dân gian truyền thống 82
3.2.1 Áp lực gia tăng đân số 83
3.2.2 Ap lực của nền kinh tổ thị trường, đô thị hóa 3 3.2.3.Khan hiém các loại gỗ quí, vật liệu xây dung truyền thống, “
3.3 Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị ngôi nhà gỗ dân gian truyền thống
trong điều kiện hiện nay 85
3.3.1 Kiểm kê, phân loại, nghiên cứu, lập hỗ sơ khoa học các ngôi
nhà xưa, nhà cổ tiêu biểu 85
3.3.2 Đề nghị cắp có thẩm quyền xem xét công nhận di tích lịch sử -
văn hóa những ngôi nhà gỗ tiêu biểu 86 3.3.3 Khai thác phục vu du lich 87 3.3.4 Tuyén truyén va quản lý di sản nhà gỗ truyền thống theo Luật Di sản văn hóa 90 “Tiểu kết 9 Kết luận % Danh mục công trình của tác giả 96 Chú giải 9
“Tải liệu tham khảo 99
Trang 5lịch sử gần 300 năn đấu tranh, xây dựng và phát triển với địa thế nằm ở trung
tâm đồng bằng sông Cửu Long các thế hệ nối tiếp nhau ở Vĩnh Long đã tạo dựng nên diện mạo văn hóa mang nét đặc thủ của vùng châu thổ sông nước
Cửu Long Việc chọn nơi cư trú cùng các công trình kiến trúc nhà ở của cư
dan Vinh Long qua các thời kỳ lịch sử có vai trò quan trọng, góp phần làm
nên diện mạo văn hóa ấy Hiện nay trên toàn tỉnh Vĩnh Long còn khoảng 100
ngôi nhà xưa, nhà cổ được xây dựng trên dưới 100 năm Nhà được làm bằng gỗ quí, mái lợp ngói, nền lát gạch tàu (1), vách bổ kho (2) hoặc xây bằng
sạch Nội thất nhà trang trí nhiều hoành phi, câu đối, đại tự, bao lam, khánh
thờ, tủ, ngựa, bàn, ghế, đồ tự khí, gồm sit quí giá
Cuối thế kỷ XIX, dau thé kỷ XX Vĩnh Long cũng như các địa phương
khác ở đồng bằng sông Cửu Long bị rơi vào ách cai trị của thực dân Pháp Lan sóng văn hóa phương Tây theo gót quân xâm lược tràn vào vùng đất này đã gây ra nhiều xáo trộn, biến đổi về kinh tế - văn hóa - xã hội Về mặt kiến trúc, ảnh hưởng các phong cách kiến trúc ngoại lai cũng là điều khó tránh khỏi Điều này thể hiện qua lối kiến trúc Việt — Pháp, kiến trúc thuộc địa còn
lưu dấu đến hôm nay Mặt khác, trước làn sóng văn hóa ngoại lai thì cũng
đồng thời xuất hiện tư tưởng bảo tổn truyền thống văn hóa dân tộc, thể hiện
qua hàng loạt công trình văn hóa tại địa phương Như Công Thần miéu Vinh
Long, Văn Thánh miếu Vĩnh Long, cùng hàng loạt ngôi đình làng, chùa chiền
được trùng tu, trùng kiến, xây dựng mới Ở khía cạnh khác, giai đoạn nay
'Vĩnh Long cũng như ở đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều nguyên liệu gỗ
xây dựng, còn nhiều thợ xây cất nhà Vì vậy phú hào giảu có ở địa phương thi
Trang 6sông Cửu Long và của cả nước
Trải qua thời gian dài tồn tại, bị thiên nhiên, chiến tranh tàn phá nên nhiều ngôi nhà gỗ truyền thống ở Vĩnh Long đang rơi vào tình trạng xuống
ip tram trọng Hơn nữa áp lực công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng tâm lý, thẩm
mỹ của người dân có sự thay đổi nên việc tồn tại của những nhà gỗ truyền
thống ở Vĩnh Long đang đứng trước thử thách lớn
'Với mong muốn thông qua ngôi nhà gỗ dân gian để tìm hiểu những giá
trị lịch sử - văn hóa, phong tục tập quán của cư dân một vùng đất, từ đó góp
phần nâng cao nhân thức của công đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị
loại hình di sản văn hóa quí giá này của quê hương trước nhiều nguy cơ bị
hủy hoại nên tôi quyết định chọn đề tài “Nhà gỗ dân gian truyền thống của Việt ở Vĩnh Long” làm đề tà 2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Liên quan đến vấn đề nhà ở của đồng bằng sông Cửu Long trước nay
có một số công trình nghiên cứu như:
~ Năm 1983 các kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái, Võ Đình Diệp, Nguyễn 'Văn Tắt có công trình “Nhà ở nông thôn Nam bộ” [36]: Nhóm tác giả này đã
đi vào nghiên cứu về kiến trúc nhà ở của người nông dân nông thôn đồng
bằng sông Cửu Long, nhằm phân tích các mẫu nhà dân gian mang tính phổ
biến và đề xuất một Long
~ Năm 1986 KTS ~ GS Ngô Huy Quỳnh có công trình “Kiến trúc Việt
Nam” [34] Công trình nghiên cứu các bước đi của ngôi nhà Việt truyền thống
mẫu nhà điển hình cho vùng đồng bằng sông Cứu
Trang 7của cư dân đồng bằng sông Cửu Long
~ Liên quan đến nhà gỗ Vĩnh Long, nhà nghiên cứu văn hóa Trương
Ngọc Tường có bài viết “Nhà cổ ở Nam bộ”, in trên tạp chí Nhà Đẹp 12/1999,
có đề cập đến một số công trình kiến trúc nhà cổ Vĩnh Long Năm 2000, PGS ~ TS Phan Thị Yến Tuyết có chuyên khảo về sinh hoạt vật chat: ăn, mặc, ở, đi
lại của cư din Vinh Long in trong sich Tim hiểu văn hóa Vĩnh Long [3] “Trong công trình này tác giả viết chung về văn hóa vật chất của cư dân Vĩnh Long qua các thời kỳ
Mặc dù đã có một số công trình khoa học nghiên cứu đẻ cập các mức độ khác nhau về nhà cửa ở Vĩnh Long song đến nay vẫn chưa có công trình chuyên biệt, nghiên cứu sâu về kiến trúc nhà gỗ dân gian truyền thống trên
địa bản của tỉnh Vĩnh Long
3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu nhà gỗ dân gian truyền thống của người Việt ở
'Vĩnh Long là để tìm hiểu các thời kỳ lịch sử, tr thức dân gian, tri thức khoa
học hàm chứa trong ngôi nhà gỗ truyền thống
'Qua nghiên cứu loại hình nhả gỗ dân gian ở Vĩnh Long để hiểu thêm về
bản sắc văn hóa của người Việt ở Vĩnh Long và rộng ra là của đồng bằng
sông Cửu Long
“Từ thực tiễn nghiên cứu nhà gỗ dân gian ở Vĩnh Long khả dĩ tìm ra giải
pháp để tham mưu với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương những
Trang 8~ Phạm vi nghiên cứu: trên địa bản tinh Vĩnh Long;
~ Trong quá trình thực hiện luận văn chúng tôi sẽ có so sánh, đối chiếu
ngôi nhà gỗ dân gian của một số địa phương khác ở đồng bằng sông Cửu
Long, miền Trung, miền Bắc nhằm có thể ít nhiều tìm ra yếu tố kế thừa và
yếu tổ bản địa của ngôi nhà gỗ dân gian Việt ở Vĩnh Long
% PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này chúng tôi sử dụng các
phương pháp sau
~ Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét
quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của đối tượng nghiên cứu
~ Một số phương pháp chuyên ngành và liên ngành như: sử học, văn hoá học, nhân học cùng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so
sánh, điều tra thực tế v.v
~ Luận văn còn khai thác và sử dụng các loại tư liệu thành văn, tư liệu trên các website có liên quan đến kiến trúc nhà gỗ dân gian truyền thống Việt
6 NHỮNG ĐÓNG GÓP CUA LUẬN VĂN
~ Nghiên cứu và hệ thống lại các tư liệu có liên quan đến nhả gỗ dân
gian của người Việt ở Vĩnh Long của các tác giả đi trước góp phẩn làm sáng,
Trang 9bảo tồn và phát huy giá trị di sản này trước mắt cũng như lâu dài 7 BÓ CỤC CỦA LUẬN VAN
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo bố cục gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, đặc điểm
cư trú và nhà cửa của cư dân Vĩnh Long
Chương 2: Ngôi nhà gỗ dân gian truyền thống của người Việt ở Vĩnh Long,
Chương 3: Không gian văn hóa của ngôi nhà Việt truyền thống và vấn
đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản nhà Việt cổ truyền ở Vĩnh Long
Danh mục công trình của tác giả
Tài liệu tham khảo Phu chú
Trang 10CHUONG 1
TONG QUAN VE DIEU KIEN TY NHIEN, LICH SỬ, VĂN HÓA
VA DAC DIEM CU’ TRU CUA CU DAN VINH LONG (3)
1.1 Vài nét về điều kiện địa lý, tự nhiên tỉnh Vĩnh Long
'Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long:
sông Tiền và sông Hậu Phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía đông giáp tỉnh
Bến Tre và đông nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp thành phố Cần Thơ,
phía tây bắc giáp tỉnh Đồng Tháp Tỉnh ly Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí
Minh 135 km về phía bắc theo quốc lộ I; phía nam cách thành phố Can Tho
33 km theo quốc lộ I
'Vĩnh Long có địa hình lòng chảo, trũng ở trung tâm và cao dần về phía bắc, đông bắc và nam đông nam, bị chia cắt bởi nhiều con sông và kênh rạch Sông Tiền và sông Hậu chảy ra biển Đông qua vùng đất Vĩnh Long nỗi lên nhiều cù lao (4) lớn nhỏ: cù lao An Bình, Bình Hòa Phước, Đồng Phú, Quới Thiện (sông Cổ Chiên), Lục Sỹ Thảnh (sông Hậu) Đây là những vùng trồng cây ăn trái đặc s
Năm Mậu Dẫn (1689) Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý
Ông đi từ Nông Nại (Đồng Nai) đến tận Châu Đốc vẽ bản đồ, thống kê đất dai
có hơn ngàn dặm, dân số hơn 4 vạn hộ Nguyễn Hữu Cảnh lấy đất Nông Nại
in trù phú, nhiều loài thủy đặc sản, dân cư đông dúc
lập huyện Phước Long dinh Trấn Biên Lấy đất Sài Gòn lập huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn, lại lập phủ Gia Định trông coi hai huyện vừa kể
Khi thành lập hai dinh Trắn Biên và Phiên Trấn thí cư dân vùng tiếp
giáp vẫn còn thưa thớt do thiên nhiên khắc nghiệt, thú dữ hoành hành Dần
dần có nhiều đợt di dân tiếp tục Vào năm Nhâm Tý (1732) chúa Nguyễn cho
lập dinh Long Hồ, chỉ có một châu là châu Định Viễn Nhiệm vụ của dinh
Trang 11Cai Hợp và 1 Thủ Hợp Lực lượng quân sự gồm có thủy quân, bộ bình chia ra
nhiều cơ, đội, thuyền
Nam Qui Dau (1753) Nguyễn Cư Trinh (1617 ~ 1756) được phong
chức Điều Khiển Ngũ dinh tướng sĩ kiêm Ký lục dinh Long Hồ Ký Lục Nguyễn Cư Trinh và Thống Suất Trương Phước Du thấy ly sở Cái Bè không còn thuận lợi nên để nghị đời về ấp Long An, xứ Tâm Bào (địa điểm thuộc địa bàn thành phố Vĩnh Long ngày nay) Đồng thời vì muốn vùng biên giới được yên ôn chúa Nguyễn cho lập thêm ba đạo bảo vệ là: Đông Khẩu (Sa Déc), Tân Châu (Tiền Giang) và Châu Đốc (Kiêng Giang) Mỗi đạo cử hai
chức Cai Cơ (hoặc Cai Đội), Thư Ký và đem quân Long Hỗ ra trấn giữ Châu Định Viễn có 3 thuộc (3 tổng nhỏ) Bình Dương (vùng Vĩnh
Long ngày nay), Tân An (vùng Bến Tre) và Kiến Đăng (vùng Cai Lậy, Cái
Bè, Cao Lãnh ngày nay) Mỗi tổng có 1 Cai tổng và 1 Tướng Thần lại coi việc
thuế khóa Mỗi thuộc có 1 Cai thuộc, nhiều khi không cần phải cử thêm người
phụ tá
Dưới thời các chúa Nguyễn, Vĩnh Long bao gồm các phần đất tỉnh Cần
Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh ngày nay Trước 1948, huyện Chợ Lách (Bến Tre) thuộc tỉnh Vĩnh Long; sau đó
giao cho Bến Tre; đến giai đan 1957 - 1965, huyện Chợ Lách giao về cho tinh Vinh Long Năm 1966, tách huyện Chợ lách về tỉnh Bến Tre
Trước năm 1948, hai huyện Cầu Kè, Trà Ôn thuộc tỉnh Cần Thơ; từ
1948 — 1950, hai huyện này thuộc tỉnh Vĩnh Long; Từ năm 1951 ~ 1954,
Trang 12thuộc tinh Trà Vinh Từ năm 1971 - 1975 huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh
Long
Từ năm 1957 — 1974, các huyện Lai Vung, Lắp Vò, Châu Thành, thị xã
Sa Đéc (Sa Đéc) nhập vào Vĩnh Long
Từ năm 1957 trở về trước huyện Vũng Liêm thuộc tỉnh Vĩnh Long; Từ
năm 1957 đến 1972 đến nay thuộc tỉnh Vĩnh Long
Qua các thời kỳ lịch sử, tỉnh Vĩnh Long nhiều biến thiên về địa giới hành chính Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ địa giới
hành chính của chính quyền cách mạng và của chính quyền Sài Gòn cũng có
nhiều thời điểm không trùng khớp với nhau
Hiện nay tỉnh Vĩnh Long được phân chia thành 8 đơn vị hành chính
gồm: thành phố Vĩnh Long và 07 huyện (Long Hồ, Mang Thit, Tam Binh,
Vang Liém, Binh Minh, Tra On va Binh Tân); Với 107 don vị xã, phường, thị trắn và 846 khóm, ấp Diện tích tự nhiên 148.737 ha (1.487, 37km), trong đó có 114.528 ha trồng lúa và cây ăn trái
Nam trong vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa chất Vĩnh
Long thuộc lọai trằm tích biển vào thời kỳ trằm tích Hôlôxen, có đặc điểm nỗi
bật là giàu lưu hùynh dưới dạng H:S và FeS Chính lưu hùynh dưới dạng H:S
và FeS lẫn trong lớp đất này là nguyên nhân phát sinh phèn trong đất Phèn trong đất thường thuộc lọai sulfateakols, có độ pH từ 3,8 đến 4,5 Độ phèn và
nhiễm phèn ngày một giảm dần do con người áp dụng các biện pháp kỹ thuật
để xử lý trong quá trình cải tạo và sử dụng đất Ngày nay diện tích đất phèn và
nhiễm phèn ở Vĩnh Long chỉ còn rải rác ở một số khu vực thuộc huyện Tam Binh, Binh Minh, Tra On, chiém 10% tổng diện tích đất canh tác
Lịch sử
tạo địa chất ở tỉnh Vĩnh Long đã trải qua một thời gian dài được bôi tụ bởi phù sa sông Tiền, sông Hậu Đất phù sa ở đây chủ yếu là đất
Trang 135 dén 20m Dat 6 Vĩnh Long hầu như không bị nhiễm mặn, mặt khác còn luôn được bồi đắp bởi phủ sa sông Mê Kông
Đất ở Vĩnh Long thực sự là nguồn tài nguyên lớn, rất thích hơp cho việc trồng lúa, trồng cây ăn trái và cây công nghiệp ngắn ngày Hiện nay diện tích đất nông nghiệp của Vĩnh Long có 114.528 ha, chiếm 77,26% diện tích
tự nhiên
'Vĩnh Long là một trong những tỉnh có nhiều sông rạch Sông Hậu va sông Cổ Chiên (5) được ví như hai đường biên lớn của mạng lưới sông rach,
kénh dao ching chit trên địa phận Vĩnh Long Ở đây tính bình quân cứ 10.000mẺ diện tích tự nhiên thì có gần 900mẺ diện tích mặt nước và khoảng
13m chiều dai rạch lớn và kênh trục (6)
Sông Cổ Chiên và sông Hậu là hai nhánh lớn của sông Mê Kông và
luôn chuyên tải hàm lượng phù sa lớn, nhất là vào mùa mưa lũ Đọan sông Cổ
Chiên và sông Hiâu chảy qua địa phân Vĩnh Long (7) có nước ngọt quanh
năm, lưu thông với mạng lưới sông rạch, kênh đảo ăn sâu vào dắt liền
Sông Mang Thít có một vị trí quan trọng trong giao thông thủy, với
chiều dài 48 km từ sông Cổ Chiên (giáp xã An Phước, huyện Mang Thít và xã
Quới An, huyện Vũng Liêm) chảy qua các vùng ngã ba Thầy Hạnh, Ba Kè, “Cái Ngang đến Ba Cảng Cửa sông Mang Thít rộng 216m, sâu 14m Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vinh Long, ngồi sơng Tiền, sơng Hậu, sông Mang Thít, dọc bờ sông Cổ Chiên và sông Hậu có trên 100 kinh rạch lớn nhỏ, tính trung bình
từ khoảng 3 — 4 km có một con rạch
Khí hậu Vĩnh Long thuộc lọai hình khí hậu nhiệt đới, gió mùa cận xích đạo, ít chịu ảnh hưởng của biển
Vinh Long nằm trong khu vực có lượng gió lớn thường có gió cấp 2, cấp 3, cấp 4 Hàng năm thường có 3 hướng gió chính đi theo từng khỏang thời
Trang 14+ Từ tháng 5 đến tháng 10, chủ yếu là gió tây nam;
+ Từ tháng 11 đến tháng giêng năm sau, chủ yếu là gió đông bắc; + Từ tháng 2 đến tháng 4, chủ yếu là gió đông nam
Trên địa bàn Vĩnh Long ít có bão, nhưng do ảnh hưởng bởi những cơn bão từ biển Đông và các vùng lân cận nên đôi khi có mưa, gió lớn kéo dài, có dong và gió xóay
'Chế độ mây và sương diễn ra tương ứng với với chế độ gió ở đây Mùa
gió tây nam nhiều mây (lượng mây che phủ khoảng 6/10 bầu trời mỗi ngày) Mùa gió đông bắc, mây giảm dẫn so với mùa gió tây nam (lượng mây che phủ khoảng 3/10 bầu trời mỗi ngày) Mùa gió đông nam, lượng mây lai ting dan Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, đôi lúc có sương mù vào sáng sớm
Về chế độ thời tiết, ở Vĩnh Long có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô Mùa khô thường bắt đầu từ cuối tháng 11 đến cuối tháng 4 (năm sau), trung, bình mỗi ngày có từ 9 đến 10 giờ nắng Thời gian nắng nhất là từ tháng 1 đến
tháng 3 Mùa khô mưa rất ít, lượng mưa của mùa khô không vượt qua 6%
lượng mưa cả năm Vĩnh Long nằm trong chế độ nhiệt của vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Nhiệt độ nói chung tương đối điều hòa, trung bình từ 26” đến 27c Vĩnh Long đã từng là một vùng rừng rậm, hoang vu ẩm ướt Quần thể thực vật ở Vĩnh Long có: muồng, giá, mù u, sao, dầu, thao lao (bằng
lăng), bằng, còng, sắng, tre, trite, sing trắng, săng máu Vùng Tháp Mười có
tràm; rừng Biên Hòa cũng như rừng Campuchia có sao, cam xe, cà chất, gõ
đỏ, gõ đen, thao lao, dên dên 6 địa phương các loại cây làm nhà bền chắc
như muỗng, giá có khả năng tồn tại trên dưới một thế ký; Tràm hoặc mù u có
khả năng chịu lực trên 50 năm Tuy nhiên, các loại cây cổ thụ ở địa phương,
không còn nhiều, nguồn cây rừng đang ngày cảng cạn kiệt
Đường thủy là loại hình giao thông liên lạc thông dụng cổ truyền của
Trang 15
lưới sông, rạch, kinh đảo chẳng chịt Do vậy, ghe, tàu qua lại nhiều chiều,
suốt ngày đêm, giao lưu với nhiều địa phương khác
Đặc biệt là tuyến đường Trà Ôn - Mang Thít nối từ các tỉnh miền Tây đi thành phố Hồ Chí Minh, là giao thông huyết mạch có ý nghĩa lớn vẻ giao thông thủy trong tỉnh và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long
Trên địa bàn tính Vĩnh Long, dọc theo các tuyến giao thông thủy, có
nhiều tụ điểm mua bán và trung tâm hàng hóa Trong đó lớn nhất là cảng
Vinh Long bên bờ sông Cổ Chiên thuộc dia phận thành phố Vĩnh Long
'Hệ thống đường bộ ở Vĩnh Long được hình thành muộn và phát triển
châm Quốc lộ I, doan đi qua Vinh Long dai 40 km, Doan đường này bị án
ngữ hai đầu bởi hai con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu Vĩnh Long còn có 3 đường quốc lộ, là quốc lộ 53, quốc lộ 54, quốc 57 và 7 tỉnh lộ nối liền tinh ly với các thị trắn, chiểu đài 145 km, 22 đường nội thị của tỉnh ly Vinh Long đài 23 km, trên 100 km hương lộ và 172 km đường liên xã Tạo điều kiện
giao thông đi lại thuận lợi, mở ra khả năng lớn phát triển kinh tế - văn hóa —
xã hội
.Vĩnh Long có số dân 1.029.754 người (theo thống kê năm 2010) là một
công đồng các dân tộc, gồm người Việt, người Khmer và người Hoa Trong,
đó người Việt chiếm đa số Các dân tộc đã có truyền thống đoàn kết với nhau
trong quá trình khai phá, xây dựng và chống thiên tai, ác thú, ngọai xâm
Dân cư ở Vĩnh Long phần lớn sống ở nông thôn Theo thống kê 1999
toàn tỉnh chỉ có 14,6% là sống ở thành thị, 85,4% sống ở nông thôn Trong,
đó, người Việt phân bố trên khắp địa bàn tỉnh, người Khmer tập trung ở nông thôn, người Hoa tập trung ở thị xã, thị trần
Ba dân tộc Việt, Hoa, Khmer có quá trình đòan kết lâu đời, chung sức chung lòng khai khẩn, chống thiên tai, ác thú và ngoại xâm, xây dựng mảnh
Trang 16ấp, phum sóc, việc cưới vợ, lấy chồng giữa ba dân tộc là một tập quán bình
thường
Dân cư Vĩnh Long cũng như dân cư của các địa phương khác ở Nam bộ có nguồn gốc từ những người nông dân Việt, Khmer, Hoa không chịu nổi ách
bóc lột của chế độ phong kiến vào thể kỹ 17, 18 đã theo dòng sông Mê Kông
và biển Đông đến vùng đất này sinh cơ lập nghiệp Vai trò của họ đối với việc
khai hoang mở đất rất lớn Đó là một trang sử chói ngời, lao động cần cù,
dũng cảm đọ sức với thiên nhiên, ác thú vô cùng khắc nghiệt lúc bấy giờ
'Về mặt văn hóa, nơi đây đã sản sinh ra nhiều văn nhân nỗi tiếng, đó là
các nhà thơ Phan Văn Trị, Nhiêu Tâm, nhà bác học Trương Vĩnh Ký, quan đại
Phan Thanh Gian Va sau này, người được phong tặng Viện sĩ đầu tiên ở Nam bộ là Anh hùng Lao đông, Thiếu tướng, Giáo sư Trần Đại Nghĩa
ếng như Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, Phan Văn
và nhiều nhà chính trị nỗi
Đáng
"Nhân dân Vĩnh Long đã tạo ra nhiều lọai hình văn học dân gian như nói
thơ Vân Tiên, nói tuồng, nói vè, hát huê tình, cải lương Với bàn tay, khối
óc của mình nhân dân Vĩnh Long đã tạo nên nhiêu công trình văn hóa, nghệ
thuật tạo hình có giá trị Trên địa bàn tỉnh hiện nay còn bảo tồn nhiều di tích
lịch sử văn hóa độc đáo
Dân cư Vĩnh Long là một cộng đồng đa dân tộc sống đòan kết, gắn bó
và không ngừng phát triển trong lịch sử Truyền thống văn hóa tộc người, đặc
điểm địa lý, sinh thái vùng cư trú và hòan cảnh lịch sử là những yếu tố chính
cư tỉnh Vĩnh Long
chỉ phối đời sống tâm linh của cộng đồng
'Cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, do nhiều hoàn cảnh lịch sử nên Vĩnh Long có nhiều tôn giáo: đạo Phật, đạo Thiên ‘Chita, đạo Cao Đài, đạo Tìn Lành và Hòa Hảo Riêng về Nho giáo, tuy có ảnh hưởng sâu rộng trong đời
Trang 17
phương nhưng chỉ thiên về tục lễ nghỉ nói một cách nào đó họ chỉ chú trong dén phan triết lý (hình nhi hạ) chứ không xây dựng được hệ thống giáo quyền và cũng không có các cấp hành đạo như
tôn giáo khác Ở Vĩnh Long, mặc dù Nho giáo không phát triển
mạnh như ở miền ngoài, nhưng so với Nam bộ thì cũng khá trội
13, tr 227]
Bên cạnh các tôn giáo đó, cư dân Vĩnh Long còn duy trì khá phổ biến
nhiều nghỉ lễ dân tộc, tín ngường dân gian như: thờ cúng tổ tiên, thờ thần
“Thành Hoàng, Bà Chúa Xứ Và nhiều phong tục tập quán có liên quan đến
đời sống cá nhân, sinh họat gia đình và quan hệ láng giềng 1.2 Đặc điểm cư trú của cư dân Vĩnh Long
'Vĩnh Long nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long Nhà văn Sơn
Nam ligt Vĩnh Long vào vùng “văn minh
lệt vườn” dé phân biệt với "miệt
thứ”, “miệt trên” Bởi vì trên thực tế đồng bằng sông Cửu Long không phải là vùng đất mang đặc điểm thuần nhất Còn các nhà nông nghiệp lại phân chia đồng bằng sông Cửu Long thành 6 khu vực:
~ Khu vực phù sa ngọt nằm giữa sông Tiền, sông Hậu;
~ Khu vực ven biển phía đông;
~ Khu vực ven biển phía tây (bán đảo phía tây) đất phèn mặn;
~ Vùng trũng Hậu Giang, đất úng, nước rút chậm;
~ Khu vực tứ giác Long Xuyên, đất phèn ngập;
- Vùng
năm Ngoại thành và ven nội thành thành phố Hồ Chí Minh
\g Tháp Mười đặc biệt với nước phèn ngập quanh
trên một quy mô nhỏ hơn, mà vẫn có những mẫu tiêu biểu của
Trang 18'Vùng đồng bằng sông Cửu Long có sự phân bồ dân cư không đồng đều
và các kiểu cư trú, kiểu nhà cửa mỗi vùng cũng có những nét khác nhau
‘Vinh Long là một tỉnh nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, quanh năm
nước ngọt, sông ngòi nhiều phù sa nên việc phân bố dân cư và nhà cửa nơi
đây cũng có những nét tương đồng và khác nhau so với các tỉnh lân cận 1.2.1 Loại hình cư trú ven sông rạch, cù lao
'Vĩnh Long có hệ thống sông ngôi chẳng chịt, nhà cửa của cư dân Vĩnh
Long trải dài theo ven bờ các con sông Việc tạo lập nhà cửa, chợ búa, chia
chiền, đình, miếu ven sông ở Vĩnh Long là hoàn toàn phù hợp với điều kiện trước kia đường bộ bị chia cắt, cầu khi rất nhiều nên giao thông đường thủy
chiếm vị thế độc tôn suốt mấy trăm năm qua Cạnh đó việc cư trú ven sông,
rạch còn có thêm thuận lợi trong việc sử dụng nguồn nước sông làm nước sinh hoạt, Việc đánh bắt cá tôm làm nguồn thực phẩm chính trong bữa ăn
hàng ngày cũng là một ưu thế khi cư trú ven sông Bên cạnh hệ thống sông,
ngòi dày đặc dẫn đến việc chọn nơi cư trú mang tính đặc thù, thì các cù lao
trên sông Tiền, sông Hậu là điểm nhắn trong việc lựa chọn vùng cư trú ven
sông rạch của cư dân Vĩnh Long Vĩnh Long có ba củ lao lớn: củ lao An Bình,
Binh Hòa Phước, Hòa Ninh, Đồng Phú của huyện Long Hồ; Cù lao Quéi
gồm hai xã Quới Thiện, Thanh Bình của huyện Vũng Liêm; Cù lao
Lục Sỹ Thành, gồm hai xã Lục Sỹ Thành, Phú Thành của huyện Trà Ôn Đây
là những vùng đất đai trù phú, dân cư đông đúc Nhà cửa của cư dân nơi đây
đều nằm dọc các bờ sông lớn, sông nhỏ, rạch Loại hình nhà ở ven sông rạch
mỗi hộ gia đình thường có khu vườn rộng, nhiều cây xanh Mỗi hộ gia đình
ngăn cách nhau bởi một con sông nhỏ, xẻo, ao làm giới hạn chủ quyền
một cách tượng trưng Nhà ở của người dân thường chạy dài theo dòng sông,
Trang 19thống, nơi họp chợ mua bán nông sản, hàng hóa Loại hình cư trú này giúp
cho cư dân sinh sống nơi đây thụ hưởng được nguồn hơi nước mát mẽ từ sông, rạch, gần gũi với thiên nhiên Tuy nhiên việc đi lại, giao thương đường bộ thì
cách trở đò giang, mắt nhiều thời gian Đáng lưu ý là việc cắt nhà kiên cố ven sông rạch tốn kém nhiều vật liệu cho phần nền móng vì ven sông phần lớn đất
phù sa mềm, nhão, thường bị sụp lở do sự thay đổi ding chảy gây nên 1.3.2 Loại hình cư trú ven các đồng kênh đào
Trên địa bàn Vĩnh Long cùng với hệ thống sông ngòi ching chit do tự
nhiên tạo thành thì còn có một hệ thống kênh đảo Kênh đào là thành quả của
công sức nhiều đời người dân Vĩnh Long góp phần từng bước cải tạo thiên nhiên Ở những vùng trũng, nhiễm phèn ở bắc quốc lộ I, vùng ruột của huyện Tam Binh, Tra On do diéu kiện canh tác khó khăn nên từ lâu người dân đã
tiến hành đào kênh “dẫn thủy nhập điền”, tháo chua, phèn để trồng trọt, chăn
nuôi Vùng đất ven kênh đào von kém mầu mỡ, giao thông trắc trở nhưng vi
điều kiện bắt buộc nên người nông dân phải chấp nhận chọn giải pháp cất nhà ven kênh đào để ở Nhà ở theo loại hình này phần nhiễu là nhà tạm bợ, dân
gian gọi là “nhà đá, nhà đạp” Ngoài ra, ở Vĩnh Long còn phải kể đến hệ
thống kênh do người Pháp dùng cơ giới tiến đào vào đầu thế kỷ XX Như
kênh Nicolai, kénh B6 Kê, kênh Dài Vách, kênh Cha Va cdc con kênh này
về sau phát triển rộng lớn, hòa với các tuyến sông khác trở thành dòng sông
lớn Nhà ở ven các con kênh này thực chất không khác nhiều so với loại hình
nhà ở ven sông rạch tự nhiên
1.2.3, Loại hình cư trú ven các ging cát
(Ở Vĩnh Long có hai giồng cát lớn, chạy dài cặp theo quốc lộ 53 (thuộc
Trang 20
vùng đất cổ Trên giồng cát khô ráo, nền chắc chắn thì việc cat nhà ở có nhiều thuận lợi hơn so với vùng đất thấp Vì khi cắt nhà trên giồng cát thì không cần phải tốn công sức, tiền của nhiều cho phần nền móng ngôi nhà Trên giồng có
nhiều loại cây vườn, tre, trúc có thể sử dụng làm nhà ở Song vùng đất giồng
lại kém mẫu mỡ nên việc trồng trọt xung quanh khu vực cư trú lại có phần bắt
lợi Trên hai giồng cát này trước kia là khu vực cư trú tập trung của đồng bảo Khmer Vĩnh Long của hai huyện Trà Ôn, Vũng Liêm Hiện nay, người Kinh, Khmer cùng cộng cư xen kẽ trên hai giồng cát này tạo thành khu vực cư trú đông đúc
1.2.4 Loại hình cư trú ven đường phố
Loại hình cư trú ven đường phổ ở Vĩnh Long ra đời khá sớm Theo lịch sử ghỉ lại, vào năm Nhâm Tý (1732) dinh Long Hồ được thành lập Sau khi được thành lập thì dinh Long Hồ từng bước én định và phát triển Ly sở của
dinh Long Hồ lúc đầu đóng ở thôn An Bình Đông, huyện Kiến Đăng, được
gọi là đình Cái Bè Đến năm Đinh Sửu (1757) được chuyên về xứ Tầm Bào
Sau nhiều lần thay đổi địa danh, địa giới hành chính thì Vĩnh Long
ngày nay thu hẹp hơn trước kia rất nhiều Riêng ly sở dinh Long Hồ chính là thành phố đi liền đó là việc thành lập các chợ và khu dân cư tập trung ở dọc các tuyến xưa
Long ngày nay Từ lúc hình thành ly sở Long Hồ thì
đường nội ô ly sở Nhiều ngôi nhà ở nội ô thành phố Vĩnh Long loại hình cư
trú ven đường phố xuất hiện khá sớm ở Vĩnh Long
Tuy là kiểu cư trú ven đường phố nhưng ở nội ô Vĩnh Long mang phong cách nhà vườn Những ngôi nhà ba gian hai chái hoặc ba gian không chai nằm giữa khuôn viên vườn cây cảnh, cây ăn trái Bao bọc quanh nhà là
Trang 21một số nhà nội ô đã lần lượt bê tông hóa cổng, rào Dần dẫn, do áp lực gia
ting dan số nên nhà ở nội ô tỉnh ly Vĩnh Long lần lượt bị thu hẹp Vì thế
nhiều nhà ống, nhà cao tằng, chúng cư lần lượt ra đời lắn áp các ngôi nhà vườn còn lại ở khu trung tâm thành phố
1.2.5 Loại hình cư trú ven các tuyển giao thông đường bội
Hệ thống giao thông đường bộ ở Vĩnh Long hình thành muộn và phát
triển chậm Tuy nhiên, trong hoàn cảnh chiến tranh quá ác liệt, nhất là vào thập niên 60 của thế kỷ XX, người dân buộc phải rời bỏ làng quê ra cất nhà
cạnh đường lộ sinh sống Từ đó dần dần hình thành nên tập quán cư trú ven
các tuyển đường giao thông đường bộ trong tỉnh Vĩnh Long VỀ sau, do ưu
thể của giao thông đường bộ so với đường thủy nên cư dân chuyển sang cắt
nhà dọc các tuyến lộ Thời gian gần đây hình ảnh này thể hiện rõ rệt khi các
tuyến đường bộ vừa hình thành thì nhà cửa, công trình dân dụng lập tức mọc lên ven đường Tâm ly phổ biến hiện nay của cư dân Vĩnh Long là chuyển
nhà ở từ ven các tuyến sông rạch sang cư trú ven các tuyến đường bộ Cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh Vĩnh Long đang từng bước được Nhà nước đầu tư, xây dựng phục vụ cho việc phát triển kinh tế - văn hóa, đảm bảo an ninh
quốc phòng, di lại của người dân Do đó việc đi lại, vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ cảng nhanh chóng hơn đường thủy nên nhà ở ven đường giao thông đường bộ cũng thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất, kinh doanh của các
doanh nghiệp, kinh tế hộ gia đình Đáng lưu ý là ngay cả nhiều co sở thờ tự cũng có xu hướng chuyển vị trí hoặc quay mặt tiền trở ra mặt lộ
Tuy có thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa khi cư trú cạnh các tuyến giao thông đường bộ song việc dịch chuyển ra các tuyến đường đang dẫn đến tình trạng cản trở, mất an toàn về giao thông đường bộ, mặt
Trang 221.2.6 Loại hình cư trú theo cụm, tuyến đân cư vượt lũ, khu tái định cư
Từ cuối thế kỷ XX để đáp ứng nhu cầu tái định cư cho người dân
nhường đất cho các khu, tuyến công nghiệp của tỉnh như khu thương mại —
dịch vụ Mỹ Thuận (thành phố Vĩnh Long), tuyến công nghiệp Cổ Chiên
(Long Hồ), tuyến công nghiệp Hòa Phú (Long Hồ), cụm công nghiệp Mỹ Hòa
(Bình Minh) hàng loạt khu tái định cư ra đời Đồng thời trong khoảng thời
gian này Chính phủ đầu tư kinh phí cho tỉnh Vĩnh Long xây dựng 14 tuyến
dân cư vượt lũ ở phường 8, xã Trường An (thành phó Vĩnh Long), tuyến dân
cư Phú Lộc, Ngãi Tứ (Tam Bình) để làm nơi cư trú tập trung cho người dân ở các xã vùng sâu, vùng bị nước ngập vào mùa lũ Đây là loại hình cư trú
mới, quy tụ đân cư ở tản mát từ trong đồng sâu vẻ cắt nhà ở liền kề cạnh nhau
có các tuyến dân cư kéo dài hàng km hay cư trú thành từng khu vực riêng có
đầy đủ cơ sở hạ tầng: như điện, nước, đường đi, gần trường học, trạm y tế
Loại hình cư trú này mang dáng dap hiện đại nhà cửa đều bê tông cốt thép,
kiểu đáng nhà hầu như khác biệt so với nhà truyền thống Nếu là tuyến dân cư
àu là nhà hình ống với chiều ngang nhà
trung bình là 4,2 mét, dài 15 mét Nếu là khu chúng cư thì thường là nhà 4
tầng lầu
nhiều căn hộ liền kẻ thì hầu hị
Trong điều kiện thiên nhiên nóng ẩm, mưa nhiều cùng với giới hạn về
sức bền của vật liệu xây dựng nên về niên đại điểm dễ nhận thấy là nhà gỗ
truyền thống của Vĩnh Long có sự tương đồng so với ngôi nhà gỗ của người Việt ở miền Trung, miền Bắc Đối với ngôi nhà bằng gỗ lá thì dù cho chủ nhân có tạo dựng công phu, tu bô kỹ lưỡng đến đâu thì cũng chỉ tồn tại được
vài thập niên Ngôi nhà bằng gỗ danh mộc, kể cả là các loại thuộc hàng tứ niên dại 200 năm Chính vì vậy
thiết “lim, trai, sến, táo” thì cũng khó đạt
Trang 23
'Vĩnh Long cũng chỉ còn lại vài ngôi nhà trên 100 năm tuổi Vì vậy để nghiên
cứu nhà gỗ dân gian truyền thống trên địa bàn Vĩnh Long hau như phải dựa
vào điều tra hồi cố trên nền tảng dân tộc học và khảo cứu các loại hình nhà đang tổn tại trên thực tế Đây có thể là tình trạng chung khi nghiên cứu về nhà
ở trong cả nước
“Trong hệ thống nhà ở hiện nay chúng ta chỉ nghiên cứu được trên
nên tảng dân tộc học kiến trúc, vì hầu như rất hiếm thấy dạng kiến trúc này đến nay mang niên đại trước thế ky 20, tat nhiên ngoại trừ
một số nhà thờ họ được xếp vào dạng kiến trúc tín ngưỡng và may
mắn là một vài ngôi nhà cổ rải rác đây đó Tuy nhiên bởi sự ngưng đọng văn hóa của xã thôn trong thời kỳ trước công nghiệp đã cho phép chúng ta tin tưởng rằng những ngôi nhà dân gian trước Cách
mạng tháng Tám là sản phẩm truyền thống của nông thôn mà chủ
nhân là nông dân [6, tr 12]
Dù trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử nhưng nhìn chung chủ nhân
của các loại hình nhà truyền thống của người Việt ở Vĩnh Long đều là nông
dân dù có lúc họ là nhà buôn, điền chủ, trí thức song đều thốt thai từ nơng
dân mà ra
1.3 Các kiểu nhà gỗ dân gian truyền thống
Nha gỗ dân gian truyền thống của người Việt ở Vĩnh Long có nhiều
dạng khác nhau và có thê có những cách phân loại khác nhau Như:
~ Cách phân loại dựa trên vật liệu xây dựng, gồm:
+ Nhà thô sơ, vật liệu xây dựng bộ khung nhà bằng cây tạp có sẵn tại
Trang 24'Khung sườn nhà thô sơ thường làm theo kiểu nhà rội Cột bằng các loại
cây gỗ có sẵn tại địa phương như mù u, sắn, tram bau, cau, dừa, tre .gọi
chung là gỗ tạp, tức không phải là loại gỗ quí, kém bền chắc, lại khó tạo tác
nên ngôi nhà đẹp Nhà thô sơ có thể kê trên táng đá gọi là nhà kê nhưng đa
phần đều chôn chân Nhà chôn chân thì mau bị mục phẳn tiếp xúc với nền đắt
Khi nha bj “dirt chun” (muc chin c6t), thi vài năm phải thay thế bộ dàn trò
Mái nhà thô sơ ở Vĩnh Long trước đây đa số đều sử dụng lá dừa nước chằm hoặc lá xé để lợp, thỉnh thoảng mới có nhà lợp tole (tole kẽm, tole fifro
xi măng), hiểm có nhà lợp ngói Vùng Vĩnh Long không sử dụng các loại vật
liệu khác như võ tràm, tranh, rơm để lợp nhà
'Đòn tay phần nhiều sử dụng các loại tre, tằm vông Rui làm bằng thân
cau hay tre chẻ thành từng thanh nhỏ
Vách nhà dừng bằng lá dừa nước hoặc bằng vách ván xẻ ra từ các loại
gỗ tạp
+ Nhà kiên có, vật liệu xây dựng truyền thống
Nhà kiên cố thì bộ khung nhất thiết phải sử dụng các loại gỗ quí có
nguồn gốc từ rừng như: gõ, cam xe, cà chất, thau lau Nhiều nhà làm bằng
cây giá hoặc cây vùng bền chắc không kém
Mái nhà lợp bằng ngói âm dương hay ngói móc
'Vách nhà được đừng bằng ván theo kiểu vách bổ kho, vách lụa hoặc thượng song hạ bản hoặc vách đan tre được ngâm kỳ dưới bùn độ 6 tháng
'Nhà kiên có đều kê cột trên táng đá, táng gỗ (táng luôn) ~ Phân chia theo kết cấu kiến trúc, gồm:
Trang 25Nhà rội hay nhà nọc ngựa có một hàng cột cái ở chính giữa nhà tiếp
đến là cột hàng nhì, hàng ba Theo Quắc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của
thì:
Nhà rội: nhà tằm thường, nhà cắt xen cây tạp Nhà rội còn gọi là nhà áp quả, nhà nọc ngựa: nhà cột giữa
Nha rung: nhà cột lớn, cũng gọi là ngói Nhà rường còn gọi là nhà
dam trinh
C6 thé dinh nghia
Rường (chữ lương): có nghĩa là cột [10, tr 192]
Rội có nghĩa là thêm Nhà rội là nhà yếu, phải làm thêm nhiều bộ phận
khác (như xả co), thì mới cứng cáp; Khi cần có thể thêm một hàng cột hàng tư
để mở rộng diện tích sử dụng cho ngôi nhà
+ Nhà rường hay nhà xuyên trính
Nhà rường có đến hai hàng cột cái Mỗi hàng cột có một cây xuyên để
nối với nhau Từng đôi cột đối diện nhau lại liên kết với nhau bằng cây trính
Trang 26+ Nha thao bat (8) “Trong phạm vi luận văn này các loại nhà phân chia theo mặt bằng xây dựng sẽ lần lượt được tiếp cận thông qua cách phân chia các loại nhà theo cấu kiến trúc
Để đi sâu vào nghiên cứu nhà ở bằng gỗ theo kiểu dân gian truyền
thống của người Việt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long chúng tôi phân loại nhà
theo kết cấu kiến trúc Dựa trên cơ sở kết cấu kiến trúc của từng loại nhà và
các biến thể của nó chúng tôi sẽ chú ý nhiều hơn các kiểu nhà mang tính tiêu
biểu từng được sử dụng
Tiểu kết
'Vĩnh Long có đặc điểm tự nhiên: không rừng, không núi, không biển, không biên giới, không có nước mặn, Nhiều sông ngòi, kênh rạch, cây xanh
bao phủ quanh năm Truyền thống lịch sử - văn hóa khá dày dặn so với các
tỉnh trong khu vực Nơi đây có nhiều nhà gỗ truyền thống: nhà tre lá, nhà gỗ
tạp và nhà gỗ bằng các loại danh mộc Tuy nhiên qua thời gian tổn tại thì các
loại nhà đơn sơ tre lá nhanh chóng hư hoại; các loại nhà kiên có đều ít nhiều
xuống cấp Hơn nữa qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thì
Vĩnh Long luôn là chiến trường ác liệt vào bậc nhất đồng bằng sông Cửu
Long Nhiều nhà cửa bị phá hủy vì bom pháo hay tiêu thổ kháng chiến, trong
đó có những ngôi nhà đồ sộ, kiên cố Điều này thể hiện rất rõ qua kiểm kê nhà
xưa, nhà cổ trên địa bản Vĩnh Long năm 2007 của bảo tàng Vĩnh Long Trong
số 87 ngôi nhà được kiểm kê thì số lượng tập trung nhiều ở thành phố Vĩnh
Long, huyện Long Hồ, Mang Thít Các huyện vùng sâu, vùng xa, ving khang chiến cũ như Trà Ôn, Tam Bình, Vũng Liêm chỉ còn 1, 2 căn nhà mà thôi
Trang 27đoạn này Vinh Long còn có thợ cắt nhà theo kiểu truyền thống, nguyên liệu
gỗ dồi đào Mặt khác, giai đoạn này người dân Vĩnh Long có sự vượt thoát
khỏi ý thức hệ phong kiến, đồng thời lại có ý thức thi đua trước làn sóng văn hóa ngoại nhập từ phương Tây đang ở ạt tràn vào
Vĩnh Long nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng
sông Cửu Long có diện tích rộng lớn nhất nước, tương đối bằng phẳng nhưng
lại có điều kiện sinh thai khác biệt ở từng vùng khác nhau Chính yếu tổ tự
nhiên đã chỉ phối nhều đến sản xuất và đời sống của cư dân đồng bằng sông Cửu Long
Cũng do đặc điểm địa bàn cư trú nên nhà ở của cư dân Vĩnh Long đều
là nhà nền đất, không có nhà sàn như ở miệt Đồng Tháp, An Giang .Chỉ có
một ít nhà nửa sản nửa đất cắt ven theo các sông, kinh, rạch ở thành phó, thị
trần, thị tứ dùng để vừa ở vừa buôn bán
Qua thời gian đài tồn tại, phát triển ngôi nhà gỗ ở Vĩnh Long mang
Trang 28CHUONG 2
NGOINHA GO DAN GIAN TRUYEN THONG
NGƯỜI VIỆT Ở VĨNH LONG
2.1 Các loại hình kiến trúc tiêu biểu ở Vĩnh Long
2.1.1 Nhà rội
Nhà rội là loại nhà có kết cầu đơn giản Bộ khung chịu lực chỉ có một
hàng cột cái Nếu là nhà một gian thì gồm hai cột cái, nhà hai gian thì ba cột
cái và nhà ba gian thì bốn cột cái Rội trong tiếng Việt cổ có nghĩa là “thêm”
Vi vay, mot ngôi nhà rội thường có cột hàng nhì, hàng ba nhưng khi cần mở xông thêm không gian sinh hoạt của ngôi nhà thì chủ nhân có thể nối thêm cột hàng tu
Loại hình nhà rội có ưu điểm là ít tốn vật liệu xây dựng, dễ thỉ công,
phủ hợp với gia đình kinh tế vừa phải hoặc nhà nghèo Khuyết điểm của loại
nhà này là bộ khung chịu lực của ngôi nhà yếu Để tăng sức chịu lực thì bên đưới cây đòn đông phải làm thêm cây xà co xuyên ngang các cây cột cái Mặt khác, do hàng cột cái nằm chính giữa nhà nên diện tích chật hẹp nếu dành
diện tích này làm không gian thờ tự, sinh hoạt gia đình có phần bắt tiện [phụ
lục 1]
Nhà rội đa phần xây dựng bằng gỗ tạp, cột chôn chân, mái lợp lá, vách 1a dita nước hoặc vách ván tạp Vì những khuyết điểm của loại nhà rội nên
loại nhà này kém bền vững Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nhà rội phổ biến
ở vùng Thanh Hóa (là nhà của người Việt cổ - Mường) Õ Nam bộ nhà rội
phổ biến ở vùng Biên Hòa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Long An Nhưng ở vùng
trung tâm đồng bằng sông Cửu Long lại có quan niệm: “Nhà rường là nhà của
Trang 29riêng thì nên cất nhà rội” Ở Vĩnh Long chưa có nhà rội nào có quy mô to lớn,
đồ sộ và tồn tại với thời gian đài như loại nhà rường Trong dân gian loại nhà
rội cũng chỉ mang tính chất tạm, khi có điều kiện về kinh tế thì chủ nhân ngôi
nhà rội sẽ chuyển sang xây dựng ngôi nhà rường Nha ri it được chăm chút
về mỹ thuật, ít có biến thể về kết cấu Nhìn chung ở Vĩnh Long nhà rội chủ yếu là nhà đơn sơ, bán kiên cố chứ không còn nhiều nhà rội kiên cố như vùng
miền Đông Nam bộ
2.12 Nha rung 2.1.2.1 Nhà rường xông
Do đặc điểm của một đô thị khá lâu đời nên tại thành phố Vĩnh Long
phố biến loại nhà rường xông (nhà rường song) Nhà rường có ba gian, hai
chái, không có chái và hai đầu hồi đều bịt kín Cửa cái trổ ra phía trước cửa
sau trỗ ra phía mặt sau Hai bên hông nhà thường tiếp giáp với nhà liền kể nên
hiểm có nhà nào có cửa số bên đầu xông Không gian đô thị có phần bó hẹp
nên ngôi nhà chỉ phát triển theo chiều sâu Tại thành phố Vĩnh Long thì nhà
ba gian xông đều bằng danh mộc, vật liệu kiên cố Được phát triển chiều sâu,
không phát triển chiều rộng Nhiều ngôi nhà nối với nhau theo kiểu xếp đọi
hai ba lớp (hai ba nóc) Chủ nhân loại nhà này ở thành phố là những gia đình
khá giả Đến đầu thế kỷ XX, nhiều ngôi nhà rường xông còn kết hợp thêm với
kiến trúc thuộc địa của Pháp tạo thành kiểu nhà nửa Việt nửa Pháp Phía trước
là thảo bạt, xây dựng bằng vật liệu hiện đại, trang trí theo Pháp; Phía sau là
những ngôi nhà gỗ, làm nơi thờ tự và sinh hoạt, trang trí theo kiểu Việt
2.1.2.2 Nhà rường xông biến thể
Đó là loại nhà rường kiểu xếp đọi Về cơ bản gồm có hai dãy nhà rường
Trang 30tiếng Việt cổ có nghĩa là cái chén/bát Nhà xếp đọi là nhà xếp hàng đọc kế tiếp nhau như những dãy chén/bát xếp trong “bát chạng” (sóng chén)
'Nhà xếp đọi có những biến thé:
Loại nhà xếp doi có đây nhà dưới đài hơn nhà trên, tạo thành hình chữ nhị Day nhà dưới có làm thêm một cửa và một hành lang đi vòng qua đầu
xông nhà trên Tuy tốn thêm diện tích nhưng tiện dụng khi vận chuyển đỏ đạc
từ cổng ra vào nhà sau hoặc khi có khách ở nhà trên thì sinh hoạt gia đình ở nhà dưới vẫn thuận tiện
Loại nhà xếp đọi có thêm thảo bạt ở phía trước dùng dé giao dich, mua bán Loại nhà này thường dùng cho cư dân ở thành phố Vĩnh Long, các thị
trấn trong tỉnh
2.1.3.3 Nhà rường ba gian, hai chai
Phổ biến là nhà rường ba gian, hai chái, tám đấm, tám quyết khuyết
Đây là loại nhà đạt đến độ hoàn chinh cao nhất về kết cấu, được thực hiện
công phu nhất, có quy mô rộng lớn và phổ biến nhất trong các kiển nhà gỗ
truyền thống ở Vĩnh Long So với các nhà truyền thống khác thì nhà
rường tám đắm, tám quyết là ngôi nhà có quy mô rộng lớn nhất Từ bộ khung
sườn kết cấu cơ bản của kiểu nhà ba gian hai chai, để mở rộng không gian sử
dụng người thợ sử dụng tám kèo đấm và tám kèo quyếUkhuyết vươn ra bốn
hướng Kiểu nhà này thi công phức tạp về kỹ thuật, tốn nhiều vật tư vì vậy
day là kiểu nhà của những gia đình giàu có
2.1.24 Nhà rường ba gian hai chái kiểu chữ đỉnh
Nhà kiểu chữ đ¡nh tương đối phổ biến ở Vĩnh Long Kiểu nhà này có
đặc điểm dễ nhận ra là đòn dông nhà trên (nhà chính) và nhà dưới (nhà phụ)
Trang 31gian chữ đỉnh được hiểu là là dân đỉnh, người bình dân, tằng lớp lao động
Nha chữ đình xưa có kiểu điển hình nhà trên là nhà ba gian hai chái và có hai dạng chính Dang thứ nhất, vách nhà trên và nhà dưới liền nhau Dạng thứ hai
vách nhà trên và vách nhà dưới nối nhau bởi cầu nối Ở cả hai dạng này thì, cửa cái nhà trên mở về phía trước, cửa cái nhà dưới được mở ra hai đầu chái Nhà chữ đinh tuy là nối kết bởi nhà trên nhà dưới nhưng lại có chung mái hiên trước Điều này tạo ra sự đồng nhất cho tông thể kiến trúc của ngôi nhà Ngoài hai dạng nhà chữ đỉnh truyền thống thì đến thời Pháp thuộc ở Vĩnh Long còn có biến thể kiểu nhà chữ đinh kết hợp kiến trúc thuộc địa Kiểu nhà trên xây theo kiểu kiến trúc thuộc địa, nhà dưới lại là nhà gỗ thuần Việt Hoặc
kiểu hành lang nhà trên và nhà dưới nối liền nhau và xây dựng thêm lan can
bằng gạch, các đầu cột hàng hiên trang trí hoa văn, họa tiết theo lối trang trí kiến trúc của phương Tây
Nhà chữ đỉnh có wu điểm là không gian sinh hoạt của gia đình rộng, thoáng hơn lại không tạo ra sự cách biệt quá rạch rồi giữa nhà trên và nhà dưới Tuy nhiên, kiểu nhà này cũng có nhược điểm là đòi hỏi mặt bằng xây
dựng phải rộng rãi, vật tư xây dựng tốn kém nhiều Đồng thời để thi công
ngôi nhà này đòi hỏi tay nghề của thợ phải cao Chính vì vậy, ngày nay kiểu
nhà chữ đỉnh ít được sử dụng Nếu có thì cũng được canh cải thành kiểu nhà
nhà trên là nhà ba gian không chái, không có mái hiên phía trước 2.1.28 Nhà trốn cột
Ngôi nhà rường có hai hàng cột cái, gồm 8 cột Tuy nhiên để tận dụng diện tích ngôi nhà người ta bỏ bớt 2 cây cột cái ở chính giữa, phía trước Phần
Trang 32cây xuyên kẹp cây cột cái và cột bo Kiểu nhà này gọi là nhà "xuyên cặp cổ” “Tuy khả năng chịu lực của kiểu nhà này kém đi so với nhà đủ 8 cột cái nhưng, diện tích sử dụng được tăng đáng kể Đặc biệt đây là khu vực thờ tự nên nhà trốn cột tiện cho việc bày biện các bàn thờ và thực hành các nghỉ lễ khi cúng
kiếng vào các dịp lễ, tết, hiếu hi, gid quay
2.1.3 Kiến trúc Việt ~ Pháp, kiến trúc thuộc địa
Trên địa ban tinh Vĩnh Long từ khi thực dân Pháp xâm chiếm, đặt ach cai trị (1867), thì họ cũng bắt đầu xây dựng các công trình công công, dinh
thự theo kiểu kiế
trúc phương Tây Kiểu kiến trúc này được gọi chung là
kiến trúc thuộc địa Hiện nay còn tồn tại một số công trình kiến trúc như dinh
tỉnh trưởng Vĩnh Long (nay là bảo tàng Vĩnh Long), Nhà việc Long Châu (Ủy
ban nhân dân thành phố Vĩnh Long), nhà đốc phủ sứ Trằn Định Bảo (sở
“Thông tin — Truyền thông Vĩnh Long), nhà ông Phán Lê Văn Nuôi (Câu lạc
bộ hưu trí tỉnh Vĩnh Long), nhà ông Nguyễn Thới Linh (trường Văn hóa
Nghệ thuật Vinh Long)
Bên cạnh kiểu nhà mang đậm kiến trúc phương Tây như vậy, thì từ
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở Vĩnh Long xuất hiện hàng loạt ngôi nhà
theo lối Việt = Pháp Điều đễ nhận ra là loại nhà này có sử dụng vật liệu xây dựng của Pháp, lẫn vật liệu xây dựng truyền thống Mái nhà lợp ngói âm
đương, cột hành lang, cột hiên kiéu ionie; Dọc hàng hiên có lan can; Tường,
'bao quanh nhà thay vì làm bằng vách ván thì được làm bằng bê tông theo kiểu
Pháp Đó là phần bao quanh bên ngoài nhưng bên trong thì lại giữ nguyên
theo kiểu nhà rường truyền thống Bộ cột gỗ, kèo, xuyên, trính và trang trí nội
thất giữ kiểu kiến trúc Việt Loại nhà Việt ~ Pháp đều là nhà của những gia
Trang 33Loại nhà Việt — Pháp thuộc hai dạng Dạng thứ nhất là nhà được thiết kế trên cơ sở pha trộn hai kiểu kiến trúc truyền thống và kiến trúc thuộc địa nhằm tận dụng ưu điểm của cả hai kiểu kiến trúc Dạng thứ hai, là một số ngôi
nhà rường thuần Việt xây dựng từ trước, sau đó chủ nhân chịu ảnh hưởng trào
lưu kiến trúc mới (nửa đầu thế kỷ XX), nên đã sửa chữa lại ngôi nhà của họ
Việc thay đổi mặt tiền, tường bao và trang trí kiến trúc của ngôi nhà thì bên
cạnh yếu tố thâm mỹ còn có mục đích tăng cường an ninh, chống lại nạn trộm cướp cùng những bắt ổn về an ninh của những năm đầu thế kỷ XX ở Vĩnh
Long
Loại nhà Việt ~ Pháp tuy không thuần nhất nhưng đã tận dụng ưu điểm
của cả hai loại kiến trúc truyền thống và hiện đại vào đầu thế kỷ XX, góp
phần tạo nên sắc thái kiến trúc mới lạ của một vùng đất Đến nay nhiều ngôi
nhà mang kiến trúc Việt - Pháp ở Vĩnh Long vẫn còn vững chãi, hài hòa
3.2 Vật liệu xây dựng
Ngôi nhà truyền thống dù đơn sơ hay kiên cố thì vật liệu xây dựng bằng
tre, gỗ khai thác tại địa phương hoặc mưa từ nơi khác về chứ ít sử dụng đá,
gạch, xi măng Đây cũng là điểm chung của ngôi nhà truyền thống của
người Việt trong cả nước
Trong kiến trúc dân gian Việt Nam cũng như trong kiến trúc truyền thống Việt Nam nói chung, tường móng là thứ yếu, nên các vật liệu
đất — đá - vôi cát không phải là hàng đầu, quan trọng là kết cấu
bộ khung (và sau đó là mái che), do đó nổi lên hàng đầu là tre, gỗ [34, tr 145]
“Trong điều kiện Vinh Long không rừng, không núi, không biển thì việc
Trang 34của tre, gỗ không cao so với các loại vật liệu hiện đại khác nên nó mắt dần
wu thé
2.2.1 Vit liệu dùng xây dựng nhà thô sơ, nhà bán kiên cố
Vat liệu xây dựng một ngôi nha thô sơ, nhà bán kiên cổ của cư dân
Vinh Long thường sử dụng cây lá có sẵn trong vườn nhà hoặc mua tại địa phương Vật liệu chủ yếu là cây tạp, lá dừa nước Cây tạp bao gồm các loại
cây như: mù u, sắng, săng trắng, săng máu, bàng, còng, cau, dừa, đủng đỉnh,
tre, trúc dùng làm khung nhà, rui, mẻ, dừng vách, trang trí Mái nhà lợp bằng lá dừa nước Lá dừa được chằm thành từng tắm hoặc xé đôi tàu lá Vách nhà thô sơ thì dừng bằng lá dừa nước, nha ban kiên cổ thì dùng ván của cây bàng, cây công xế ra từng tắm để dừng vách hay dùng nẹp tre để dừng vách Vách ván, vách tre làm kỹ có thể đạt độ bền trên 40 năm
Với loại vật liệu dùng để làm nha thô sơ, bán kiên cổ thì người dân có
thể tự tìm kiếm các loại gỗ trong vườn để tự mình làm thành ngôi nhà để ở
cho gia đình Hoặc họ phải mua tre, gỗ của các vựa gỗ sau đó thuê mướn thợ làm bộ giàn trò Lá lợp nhà cũng có thể tự đồn ven sông, ao, xẻo của gia đình dé chằm hoặc mua của các vựa lá Ở Vĩnh Long trước nay có nhiễu vựa tre,
gỗ, vựa lá lợp nhà nằm rải rác khắp địa bàn trong tỉnh Các vựa gỗ, tre, lá có
tiếng và lâu đời tập trung ở thành phố Vĩnh Long, Long Hồ, Cai Vn (Binh
Minh), Trà Ôn Bên cạnh đó cũng có nhiều trại mộc đáp ứng cho nhu cẩu
làm các loại nhà thô sơ, bán kiên cố hay đóng các loại đồ gia dụng bằng gỗ
vườn dé trang bị cho nhà của người bình dân trong tỉnh
Tuy là vật liệu thô sơ, nhanh hu hong, ít tiền, đễ kiếm nhưng qua bàn
tay người thợ khéo tay thì ngôi nhà vẫn được xây dựng xinh xắn, chic chin
đủ sức chịu được nắng mưa Như ngôi nhà có bộ cột bằng gỗ mù u nếu được
Trang 35lưỡng, phơi đủ nắng và lợp khéo, lợp dày thì có thể che nắng mưa lên đến 5, 6 năm Công việc lợp lá chằm hầu như ai cũng có thể làm được nhưng việc
lop lá dừa nước xé hai (dân gian gọi là lợp lá xé), thì đòi hỏi kỹ thuật phải cao hơn Trong dân gian ít sử dụng lá xé để lợp nhà ở vì mái nhà lợp lá xé rất dày
có thể trở thành nơi trú ngụ của nhiều loại côn trùng, chuột bọ Thông thường
thì khoảng 4 năm, 5 năm phải lợp lại mái nhà một lần Trước kia việc thay lá
lợp nhà không tốn kém nhiều nhưng nay lá khá đắc tiền (thời giá năm 2010 lá
hàng giá 200.000 đồng/100 lá, lá tự chằm ở nhà giá cao hơn) Vì thé việc thay mái lá cũng là mồi bận tâm thường xuyên của những hộ gia đình có kha nang
kinh tế ở mức trung bình hay nghèo khó Dù độ bền không cao bằng các loại ngói, tắm lợp khác nhưng ngôi nhà lợp bằng lá chằm hay lá xé nếu làm cẩn thận thì vẫn đẹp, tao nhã và rất mát mẽ, gần gũi với môi trường thiên nhiên
phù hợp với điều kiện nóng am mưa nhiều như vùng Vĩnh Long Do hoàn
cảnh kinh tế, điều kiện sinh sống nên trước năm 1975 đại đa số nhà ở của cư
dân Vĩnh Long đều sử dụng vật liệu tại chỗ để lợp mái Ngôi nhà mái lá dừa
nước, bộ khung gổ đơn sơ một thời gian dài đã trở thành nét đặc trưng của vùng sông nước Vĩnh Long
Ngày nay các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại ở Vĩnh
Long đang trên đà phát triển nên diện tích đất trồng cây ăn trái, cây công
nghiệp, chăn nuôi, khu công nghiệp, thương mại dịch vụ không ngừng tăng lên nên các loại vườn cây lưu niên, vườn tre, trúc, lá dừa nước cung cấp vật liệu làm nhà gỗ thu hẹp nhanh chóng Các loại cây lá dùng làm vật liệu rẻ tiền
dùng cho việc xây cất nhà cửa thô sơ, bán kiên cố cũng trở nên khan hiếm, đắt
đỏ
2.2.2 Vật liệu dùng xây dựng nhà kiên cố
Vinh Long tir lau đã không còn rừng nên không có các loại gỗ quí, độ
Trang 36đã có sẵn nguồn cung ứng dồi dào từ các nhánh sông Cửu Long chảy qua địa
phân Vĩnh Long
2.3 Phong tục tập quán liên quan đến việc xây dựng một ngôi nhà 2.3.1 Quan niệm tâm linh khi xây dựng nhà cửa
2.3.1.1 Quan niệm phong thủy
Quan niệm chung của người Việt thì cắt nhà là một trong ba việc trọng đại của đời người "tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” Chính vì vậy, trước khi xây dựng một ngôi nhà thì dù là nhà kiên cố hay chỉ đơn sơ, bán kiên cố thì theo
truyền thống chủ nhà cũng phải tính toán xem tuổi tác của mình năm nào thì
phù hợp cho việc đại sự này
Trong những quy định mang tính kiêng cử, nỗi lên hàng đầu là xem
tuổi chủ nhà, có “được tuổi” mới dựng nhà Người Việt coi trong
việc xem tuổi làm nhà hơn các dân tộc ít người, có lẽ do ảnh hưởng
của các nhà âm dương thuật số từ văn hóa Trung Hoa truyền sang,
lâu dần họ tin và nếu không theo thì không yên tâm Thật ra, những
mốc trong cuộc sống đời người thì việc làm nhà là mốc lớn mả cặp
vợ chồng nào cũng quan tâm, chỉ có thể làm tốt khi có sự tích lũy
nhất định về kiến thức và kinh tế, khi đang có sự hào hứng trong
điều kiện bình thường thì “tam thập nhi lập [33, tr 149]
Việc tạo dựng nên ngôi nhà là việc lớn của đời người nên dù mức độ
niềm tin có khác nhau thì hẳu như ai nấy đều chấp nhận ít nhiều những điều
kiêng cử đã trở thành tục lệ dân gian
Trường hợp người có ý định cắt nhà nhưng không “được tuổi” thì phải
chờ đợi thời gian đến khi được tuổi Trường hợp cần kíp phải cất nhà ngay
Trang 37tuổi cất nhà thì nhờ cha, mẹ hay người lớn tuổi trong gia đình “được tuổi”, đứng ra cắt nhà dùm
Khi tính toán được vẻ tuổi tác thuận để có thể làm nhà ở; Đã mua sắm
đủ vật liệu xây dựng thì việc hệ trọng kế tiếp là chủ nhân phải tìm người xem ngày giờ, năm, tháng khởi công làm nha Trude kia dat rộng, người thưa
nhiều nên nhiều lựa chọn cho việc định vị một ngôi nhà Vì vậy, chủ nhà phải
¡, nhiều kinh nghiệm hoặc thầy địa lý về xem thế đất để
mời người cao tụ
định vị ngôi nhà Nay đất chật, người đông nên thủ tục này ít được chú ý
Một ngôi nhà được xem là có vị trí lý tưởng là ngôi nhà cửa cái quay mặt về hướng đông hoặc đông nam Đây là hướng mặt trời mọc Đồng thời
địa
phải đạt được những yếu tố phong thủy
Theo d6, vi trí xây dựng ngôi nhà nơi đẹp nhất là nơi có thé dat “Ta
thanh long, hữu bạch hỗ; Tiền châu tước, hậu huyền vũ” “Tả thanh long” tức
à ngôi nha ở vào nơi bên trái thì có con sông, con rạch chảy qua; “Hữu bạch hỗ” tức bên phải ngôi nhà có con đường đi; “Tiền châu tước”, tức phía trước
nhà có cây cao bóng cả, có trồng bông hoa, cây kiểng/cảnh; “Hậu huyền vũ”,
tức sau nhà có vườn cây ăn trái Một ngôi nhà có thế đất như vậy rõ ràng là
thuận tiện cả thủy lẫn bộ, có cảnh quang thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình, kinh tế sung túc
Tuy nhiên, Vĩnh Long là vùng đồng bằng, không rừng, không núi, không biển, địa hình tương đối bằng phẳng, nhiều cây xanh, sông ngòi chẳng chịt nên quan niệm phong thủy vận dụng theo điều kiện cụ thể để phát huy ưu thể, hạn chế mặt bất lợi do địa hình, vị trí ngôi nhà mang lại
'Về mặt kiêng cử, thi theo quan niệm dân gian, thì khi chọn vị trí ngôi
nhà cần phải tránh những vị trí bắt lợi Như nhà không được dựng nơi ngã ba
Trang 38cúng tâm linh cộng đồng thôn xóm Ngôi nhà nằm ở ngay ngã ba lộ cũng không nên; Nhà nằm đối diện với đình, chùa, miếu là điều tối ky; Hai ngôi
nhà không được đối cửa thẳng vào nhau - tức tránh giao khẩu, Ngôi nhà không được trở đòn dông thẳng ra đường cái; Nhà phải tránh ở gần bên dim
lầy, bãi tha ma, dưới gốc cây cổ thụ .Bên cạnh yếu tố tâm linh thì thực tế
cho thấy những vị trí như thế nếu dựng nhà ở sẽ dễ mang đến sự bắt an cho
con người, kém vệ sinh môi trường, không hài hòa với cảnh quang thiên
nhiên và cả cộng đồng dân cư Vì vậy, nếu có thể tránh được những vị trí bất lợi như thế nên khi muốn làm nhà ở thì mọi người đều cố gắng chọn vị trí
khác
Những quan niệm phong thủy này chỉ phối việc chọn vị trí cất nhà từ
xưa đến nay Tuy nhiên, tùy theo hoàn cảnh của từng gia đình, không phải ai
cũng tìm được cuộc đất đẹp để dựng nhà ở Điều đáng chú ý là tuy vẫn quan
tâm đến phương hướng, vị thế ngôi nhà nhưng người dân Vĩnh Long với bản
tính cởi mở, không câu nệ nên vẫn chấp nhận làm nhà ở tại những vị trí có thể
không thuận với quan niệm phong thủy chính thống Trên thực tế có nhiều
iy bắc Bởi vì ngôi nha
ngôi nhà chấp nhận mặt tiền quay về hướng tây
thiết phải quay mặt về hướng dòng sông hay con đường Mặc dù nhà quay về hướng tây hoặc tây bắc thì không nhận được ánh sáng ban mai mà phải hứng chịu ánh nắng gay gắt vào buổi chiều Trong trường hợp này vì phải tùy thuộc vao dòng sông hay con đường chạy qua mà định vị phương hướng của ngôi nhà Hoặc, có nhiều nhà trong điều kiện bắt khả kháng cũng đành phải dựng
ngay ngã ba sông lớn, gần bãi tha ma hay đối diện với đình, miếu, chủa Để
khắc chế sự bất lợi của hướng nhà, gia chủ sử dụng nhiều biện pháp khác
nhau Như phải xây tường, làm hàng rào, trồng cây xanh, dựng bức bình
phong, để che chắn bớt những điểm bất lợi của mặt tiền ngôi nhà Đáng
Trang 39đây là những nơi giao thương đường thủy thuận lợi nên dần dần nhà cửa đông đúc Õ Vĩnh Long hẳu hết các chợ lớn nhỏ đều nhóm họp ven ngã ba, ngã tư sông Như chợ Vĩnh Long, chợ Long Hồ, chợ Cái Vồn, chợ Trà Ôn buôn bán tấp nập theo kiểu “trên bến, dưới thuyền” Nhà ở ven ngã ba, ngã tư từ
chỗ kiêng ky trở thành nơi đắc địa
“Theo cụ Mai Phùng Vð, 92 tuổi nhà ở phường 5, thành phố Vĩnh Long
là một người am hiểu về phong thủy thì “nhân quả đồng hành” Tức là công đức, ý chí của con người có sức mạnh đôi khi vượt lên cả yếu tố phong thủy
tự nhiên Trĩ thức dân gian đã đúc kết thành kinh nghiệm: “Phú quý nhược tòng phong thúy đắc
Tái sinh Quách Phát dã nan câu
(Phú quý nào do phong thủy tốt
Ông tổ của thuật phong thủy (Quách Phát) tái sinh cũng không thực
hiện được)
2.3.1.2 Các loại vật liệu kiêng ky không dùng xây dựng nhà cửa
Người dân Vĩnh Long xưa nay việc chọn vật liệu làm nhà ở có những
quan niệm tương đồng với cư dân các vùng khác trong cả nước và cũng có nét
khác biệt
Đối với các loại gỗ tap, tre trúc thì tuyệt đôi không dùng các loại cây
cụt ngọn, beo đọt, sét đánh, có vết thương tích do đạn bom vào việc làm
nhà Vì các loại cây gỗ bị khiếm khuyết như vậy gieo tâm lý về sự bể tắc, thui
chột, xui rủi cho gia chủ; Thực tế thì loại cây như vậy đều bộp/mềm,
lượng kém, nhanh bị mồi mọt, hư hỏng
Trang 40làm quan tài mà thôi Đối với gỗ mít, vốn được dùng làm cột nhà phô biến ở miền Bắc, miễn Trung thì ở Vĩnh Long không dùng làm cột nhà Vì dân gian
cho ring cy “mit” tring với chữ "ba la mật”, liên quan đến từ "Bát nhã ba la mật đa” có nghĩa là “đáo bỉ ngạn” nên gỗ mít chỉ làm tượng Phật chứ không,
làm nhà Hay như giáng hương là loại gỗ quí nhưng không ai dùng để đóng bản, ghế, ngựa, giường ngủ vì cho rằng đây là cây âm Nếu dùng giáng hương làm giường thì khi nằm ngủ sẽ bị đau nhức người; nếu làm ngựa, bàn ghế
trong nhà thì khi lau chai bing nước sẽ ra màu đỏ như máu, gieo tâm lý không,
tốt cho gia đình Gỗ huỳnh đàn (sưa, sam) là loại gỗ quí dùng làm tượng thờ, vật dụng cao cấp Tuy nhiên, những năm gần đây vì nguồn gỗ khan hiếm nên thỉnh thoảng có người vẫn dùng gỗ sao, gỗ sến đóng vách nhà, làm đồ gia
dụng
2.3.1.3 Những yếu tố tâm linh khác
Trong việc chọn gỗ làm nhà thi cây đòn dông được đặc biệt chú trọng
Cây đòn dông đương nhiên phải là loại gỗ quí, bền chắc, đảm bảo nguyên vẹn, không có tì vết, không được chắp nối Do yêu cầu khắt khe như vậy nên ngay từ khi rừng còn nhiều gỗ quý, dễ khai thác đã khó tìm được cây đòn dông cho ngôi nhà ba gian, hai chái Ngày nay muốn tìm mua một cây đòn
dong đủ quy cách sử dụng cho ngôi nha 3 gian 2 chái là điều không dễ dang
Việc tính toán để làm bậc tam cấp, số nắc thang cũng là điều phức tạp
và có nhiều quan niệm, kiến giải khác nhau Theo nhiều vị cao niên, trước kia
việc làm bậc tam cấp hay nắc thang gác nhà chỉ cần tính sao cho để đi lại an
toàn, thẩm mỹ Theo đó, thường mọi người đều bước lên tam cấp hoặc nắc