Đề tài nghiên cứu Nghi lễ thờ cúng dòng họ của người Hmông xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La trình bày tổng quan về địa bàn nghiên cứu và một số vấn đề về dòng họ, nghi lễ thờ cúng dòng họ; phân tích những biểu hiện trong nghi lễ thờ cúng dòng họ của người Hmông ở xã Chiềng Hặc và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong nghi lễ này.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _ BỘ VĂN HÓA, THẺ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HA NOL
~—=-oo -
NGUYÊN THỊ HẢO
NGHI LẺ THỜ CÚNG DÒNG HỌ CỦA NGƯỜI HMÔNG XA CHIENG HAC, HUYỆN YEN CHAU, TINH SON LA
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 60 31 70
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS LE NGQC THANG
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, khoa Sau đại học, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Yên Châu, Đảng ủy, UBND xã
Chiéng Hic, gia đình ông Mùa A Chống, nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian
Đào Quang Tố cùng nhân dân địa phương đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu tại địa bản
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của
PGS.TS Lê Ngọc Thắng đã giành nhiều thời gian hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 3Myc LUC
MỤC LỤC 1
MO DAU 3
(CHUONG 1: TONG QUAN VE ĐỊA BẢN NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VÁN 10 DE VE DONG NGHI LE THO CUNG DONG HQ:
1.1 Tổng quan về địa bàn và tộc người nghiên cứu 10
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 10
1.1.2, Nguoi Hmong 6 xa Chiéng Hac 12
1.2 Một số vấn đề về dòng họ và nghỉ lễ thờ cúng dòng họ 30
1.2.1 Khái niệm về dòng ho và nghỉ lễ thờ cúng dòng họ của _30
người Hméng
1.2.2 Sự hình thành dòng họ của người Hmông ở Chiễng Hặc — 32
1.2.3 Cơ cầu tổ chức và hoạt động 33
iễu kết 36
CHUONG 2: NHONG BIEU HIEN TRONG NGHI LE THO CONG DONG 37 HQ CUA NGUOI HMONG 6 XA CHIENG HAC
2.1 Không gian và thời gian tổ chức nghỉ lễ thờ cúng dòng họ 38
2.1.1 Không gian diễn ra nghỉ lễ 38
2.1.2 Thời gian diễn ra nghỉ lễ 39
2.2 Điều kiện xã hội và vật chất liên quan đến nghỉ lễ thờ cúng dòng họ _ 40
2.2.1 Công việc chuẩn bị 40
2.2.2 Chủ lễ 4
2.2.3 Thầy cúng 44
Trang 42.3.1 Quan niệm về tô tiên và các loại ma
2.3.2 Quan niệm về các tầng trời và các nhân vật được thờ cúng trong lễ cúng dòng họ
2.4 Các bước tiến hành trong nghỉ lễ thờ cúng dòng họ
2.5 Những kiêng ky trong khi tiến hành nghỉ lễ thờ cúng dòng họ 2.6 So sánh nghỉ lễ thờ cúng dòng họ giữa họ Mùa và họ Sùng ở
Chiềng Hặc
2.7 Một số nhận xét
2.7.1 Một vài đặc điểm về quan hệ dòng họ của người Hmông 2.72 Bước đầu nhận diện những mặt tích cực, hạn chế của
dòng họ và nghỉ lễ thờ cúng dòng họ trong thời đại ngày nay Tiểu kết
CHƯƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIA TRI VAN HOA TRUYEN
3.1 Những giá trị văn hóa truyền thống của nghỉ lễ thờ cúng dòng họ 3.2 Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong nghỉ lễ thờ cúng dòng họ
3.2.1 Bồi cảnh, tình hình và nhu
Trang 6
MỞ ĐÀU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ dòng họ truyền thống là một thành tố quan trọng của văn hóa tộc người Nghiên cứu quan hệ dòng họ truyền thống thông qua những biểu hiện trong
nghỉ thức thờ cúng dòng họ của các dân tộc số là một trong những nội dung
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như dân tộc học, nhân học, văn hóa học
“Thông qua quan hệ dòng họ và nghi lễ thờ cúng dòng họ giúp chúng ta thấy được dòng họ là một tắm gương phản chiếu trình độ phát triển về kinh tế, văn hóa, xã
hội và văn hóa của mỗi tộc người
Nằm trong nhóm ngôn ngữ Hmông — Dao, người Hmông là một dân tộc
trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam Mặc dù quá trình thiên di của họ vào Việt
Nam khá muộn so với nhiều tộc người khác song người Hmông đã sinh sống, lao
động và sáng tạo nên một nền văn hóa mang sắc thái riêng của tộc người, góp phần vào sự đa dạng trong thể thống nhất của bản sắc văn hóa Việt Nam Sinh sống ở
những địa bàn đi lại vô cùng khó khăn, cuộc sống du cư du canh, hoạt động kinh tế
mang tính chất tự cấp tự túc, nghèo nàn về vật chất Song người Hmông lại có đời sống tỉnh thần giàu có mang đậm màu sắc dân gian Trong đó yếu tố tâm lý quan trọng bậc nhất của cộng đồng người Hmông đó là sự cố kết bền vững của cộng đồng, yếu tố có tính chất hạt nhân, cốt lõi tạo nên tính cố kết cộng đồng đó là quan
kệ dòng họ Dân tộc nào cũng có tính công đồng cũng như ý thức dân tộc, nhưng
Trang 7Những năm gần đây, do sự phát triển kinh tế, quá trình cộng cư và giao lưu
văn hóa mạnh mẽ, văn hóa của người Hmông cũng đang đứng trước sự biến đổi
nhanh chóng Những yếu tố văn hóa truyền thống có nguy cơ mai một trong đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng tộc người ngày một rõ nét Từ ngàn đời nay, tín
ngưỡng dân gian cũng như lễ hội dân gian đã trở thành một bộ phận không thể
thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của công đồng các dân tộc nói chung và
người Hmông nói riêng
'Về phương diện khoa học việc nghiên cứu dòng họ, quan hệ dòng họ,
nghi lễ thờ cúng dòng họ của người Hmông cũng là nội dung quan trọng trong việc nghiên cứu văn hóa các dân tộc Hơn nữa trong thời gian gần đây rất nhiều các thế lực bên ngoài đã lợi dụng một số mặt trong quan hệ dòng họ của người Hmông đẻ tiến hành diễn biến hòa bình, kích động dụ dỗ, lôi kéo người Hmông nhằm gây biến động bắt ôn ở nhiều khu vực Để ngăn chặn âm mưu đó, đòi hỏi chúng ta phải hiểu rõ mối quan hệ cũng như những biểu hiện của quan hệ dòng
họ của tộc người này, ở góc độ nào đó nó còn mang cả ý nghĩa chính tri Vì vậy
việc nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn các giá trị văn hóa dân gian truyền thống mang tính bản sắc ấy góp phần bảo lưu, phát huy các giá trị văn hóa tộc người trong sự đa dạng và thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Với nguồn tư liệu qua những đợt điều tra khảo sát tại địa bàn xã Chiểng
Hac ching toi hy vọng sẽ phần nào dựng nên bức tranh quan hệ dòng họ thông
qua nghỉ lễ thờ cúng dòng họ truyền thống của người Hmông cũng như góp phan vào việc tìm hiểu đặc điểm văn hoá tộc người cũng như các giá trị văn hóa truyền thống gắn liền với nghỉ lễ thờ cúng dòng họ Đây cũng là một hoạt động thiết thực góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thê
Trang 8Từ những yêu cầu cắp thiết cả trên phương diện thực tiễn và lý luận trong việc
nghiên cứu quan hệ dòng họ nói chung và nghỉ lễ thờ cúng dòng họ nói riêng nhằm
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; Chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề nghỉ lễ thờ cúng dòng họ của người Hmông xã chiềng Hặc,
*uyện Yên Châu, tỉnh Sơn La làm đề tài nghiên cứu
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về người Hmông ở nhiều góc độ khác nhau như: Lịch sử, nguồn gốc tộc người, văn hoá xã hội, chăm
sóc sức khoẻ, Tiêu biểu là một số nghiên cứu của các tác giả như: Hoàng Xuân
Lương [16], tác giả đã đưa ra những van đề về nguồn gốc, lịch sử di cư và tên gọi
của người Mèo (Hmông); Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu khá
tồn diện về người Hmơng: Cư Hoa Van, Hoang Nam [33], Bế Viết Đăng [34], Một số tác phẩm nghiên cứu sâu về đời sống của đồng bào Hmông như: Văn hố Hmơng của tác giả Trần Hữu Sơn [26], đã thể hiện khá rõ đời sống tỉnh thần của
người Hmông ở Lào Cai; Cuốn Văn hố đân tộc Himơng ở Hà Giang [14] là tập
hợp các bài viết về những vấn để lịch sử tộc người, đời sống văn hoá xã hội và
phong tục tập quán của người Hmông ở Hà Giang; Văn hóa tâm linh của người
Hméng ở Việt Nam truyền thống và hiện đại [20] của tác giả Vương Duy Quang là
một công trình chuyên sâu vẻ lịch sử và tâm linh người Hmông,
Nghiên cứu dưới góc độ chăm sóc sức khoẻ có: Người Hméng 6 Pa Co huyện
AMai Châu, Hoà Bình [4], tác giả Không Diễn đã giới thiệu những nét sơ lược về người Hmông ở Pà Cò, vẻ tình hình kinh tế, xã hội cũng như vấn đề dân số, những
quan niệm, những quy ước, kiêng ky của dòng họ dân tộc Hmông
Trang 9
“Quan hé dong ho trong xã hội người Hmông” [22] Vũ Trung Quý “Quan hệ ding
họ — một yếu tố tạo nên sự cố kết bền vững về tâm lý trong xã hội người Mông”
[24] Vũ Trung Quý *Một số đặc điểm tâm lý nỗi bật của người Mông ở Việt Nam” [25] Lê Hữu Xanh "Đặc điểm và lịch sử hình thành tâm lý người Mông ở một tỉnh miễn núi phía Bắc Việt Nam” [36] Lê Hữu Xanh "Ảnh hưởng của tâm lý
người Mông đối với việc củng cố, tăng cường khối đoàn kết dân tộc ở miễn núi phía Bắc nước ta — một số khuyến nghị và giải pháp” [37]
Nhìn chung các tác giả chỉ giới thiệu một cách sơ lược nhất về những vấn đề liên quan đến dòng họ của người Hmông Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về người Hmông của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến các vấn đề: Văn hoá, giáo dục, phong tục tập quán, mà chúng tôi chưa có điều kiện thống kê một cách đầy đủ
Trên cơ sở kế thừa những học giả đi trước, tiếp tục đào sâu thêm và tập
trung thời gian hơn cho công việc nghiên cứu khoa học, dựa trên tư liệu điền dã
dân tộc học nghiêm túc của mình, tác giả đã chọn đề tài “Nghỉ lễ thờ cúng dòng
họ của người Hmông xã ChiỀng Hặc huyện Yên Châu tỉnh Sơn La” cho luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học niên khóa 2009 - 2011
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
~ Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các yếu tố, các hiện tượng, những hoạt động liên quan đến nghỉ lễ thờ cúng dòng họ của người Hmông (mà cụ thể là lễ cúng Giữ máu — Ua nếnh xâu xú - cho các thành viên nam nhóm Hmông trắng của dòng họ Mùa tại xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La),
Trang 10xã hội của tộc người, miêu thuật các giá trị văn hoá tỉnh thần liên quan đến tín
ngưỡng thờ cúng dòng họ của người Hmông trên địa ban x Chiéng Hac 4 Mục đích nghiên cứu
~ Luận văn tìm hiểu tiến trình nghỉ lễ thờ cúng dòng họ, cội nguồn, ban chất những giá trị văn hóa truyền thống của nghỉ lễ thờ cúng dòng họ
~ Tìm hiểu nghiên cứu thực trạng của nghi lễ thờ cúng dòng họ trên địa bàn xã Chiéng Hac dé tim ra một số giải pháp nhằm khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống đối với việc phát triển và xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương,
góp thêm vào nguồn tư liệu về văn hóa tộc người, giúp các nhà quản lý địa phương có kế hoạch xây dựng đời sống văn hóa, kinh tế, chính trị ở cơ sở hợp lý
hơn
~ Góp phần chi rỡ vị trí vai trò, giá trị của nghỉ lễ thờ cúng đòng họ trong
đời sống hiện nay đối với đời sống của mỗi thành viên, gia đình và cộng đồng Giúp đồng bào địa phương nhận thức đúng đắn về bản chất của nghỉ lễ để có
được thái độ ứng xử đúng đắn với giá trị di sản văn hóa này
5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
5.1 Co sở phương pháp luận
Luận văn vận dụng quan điểm, phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về kế thừa vốn văn hoá truyền thống, vận dụng đường lối của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam trong việc bảo tổn và phát huy vốn di sản văn hoá dân tộc để xây dựng nền văn hoá mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Trang 11~ Luận văn vận dụng lý thuyết về tộc người, văn hóa tộc người, sự biến đổi
văn hóa, quan hệ dân tộc, phương pháp điển dã dân tộc học như quan sát, tham
dự, phỏng vấn sâu, phỏng vẫn nhóm, mô tả, sưu tầm tư liệu, chụp ảnh, ghỉ âm lời
cúng, tại địa bàn đã chọn
~ Sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp nhằm tìm hiểu ý nghĩa, giải mã một số hiện tượng văn hóa trong cả chuỗi nghỉ lễ của đối tượng
được nghiên cứu; sử dụng phương pháp so sánh đằng đại, lịch đại, đối chiếu với
các tài liệu nghiên cứu đã công bố về người Hmông và tư liệu thực địa để thấy được những giá trị văn hóa và những tác động làm biến đổi kinh tế xã hội và văn hóa trong nghỉ lễ thờ cúng dòng họ
$.3 Nguồn tài liệu
Luận văn được xây dựng với hai nguồn tài liệu cơ bản:
Thứ nhất là nguồn tài liệu điền dã, điều tra khảo sát, phỏng vấn sâu, quan
sát, tham dự, trao đôi với nghệ nhân, lãnh đạo dia phuong Day là nguồn tà
chính có tính chất xuyên suốt và quán xuyến toàn bộ luận văn
Thứ hai là kế thừa nguồn tài liệu nghiên cứu về nghỉ lễ thờ cúng dòng họ
của người Hmông, của các tác giá ở trung ương và địa phương đã được công bối trên các sách, báo, tạp chí chuyên ngành như Dân tộc học, Văn hoá đân gian, Văn hoá nghệ thuật, Tâm lý học, Tôn giáo
6 Đóng góp của luận văn
Trang 12
~ Luận văn đưa ra sự so sánh, đối chiếu một cách c]
dòng họ, khẳng định giá trị văn hóa của nghỉ lễ thờ cúng dòng họ trong đời sống
cộng đồng
~ Luận văn cũng muốn góp thêm những luận cứ khoa học góp phần vào việc
hoạch định những chính sách phát triển, định hướng giúp chính quyền địa phương cho việc quản lý tại cơ sở dựa trên đặc điểm văn hóa rất đặc trưng này của dân tộ
Hmông, nhằm phát huy những mặt tích cực, vạch ra những hạn chế, tiêu cực chính trong cộng đồng cư dân Hmông tại địa phương
~ Luận văn cũng góp phần nghiên cứu và bảo tồn văn hóa của dân tộc Hmông
trong bối cảnh đất nước trên con đường hội nhập với khu vực và quốc tế 7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu (7 trang), Kết luận (3 trang), Tài liệu tham khảo (3 trang),
Phu luc (26 trang) và phần nội dung luận văn chia thành 3 chương:
Chương 1: Tông quan về địa bàn nghiên cứu và một số vấn đề về dòng họ,
nghỉ lễ thờ cúng dòng họ (27 trang)
Chương 2: Những biểu hiện trong nghỉ lễ thờ cúng dòng họ của người Hmông xã Chiềng Hic (40 trang)
Chương 3: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong
Trang 13CHUONG 1
TONG QUAN VE DIA BAN NGHIEN CỨU VÀ MOT SO VAN DE VE DONG HQ, NGHI LE THO CUNG DONG HO
1.1 Tổng quan về địa bàn và tộc người nghiên cứu 1.11 Điều kiện tự nhiên
Nằm sát bên đường quốc lộ số 06 cách trung tâm huyện 11 km Chiềng Hặc là một xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Yên Châu
Xã Chiềng Hặc được thành lập năm 1955 Tên xã được lấy từ truyền thuyết “Hặc Phanh ” — kể lại tỉnh thần đoàn kết đùm bọc nhau chiến thắng kẻ thù của những người dân sinh sống trên mảnh đất này Chiểng Hặc là một xã anh hùng trong thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Toàn xã có 17 thôn bản là: Tài Vài, Huổi Lắc, Nà Phiêng, Văng Ling, Hat
Xét, Huổi Toi, Huôi Thón, Bản Cang, Na Nga, Hudi Mong, Hudi Nga, Hang Héc, Bo Kiéng, Chi Day, Co Xáy, Pa Hốc, xóm Đoàn Kết
Chiềng Hặc có địa giới hành chính giáp với các xã: Phía Bắc giáp với xã Sặp Vạt
Phía Tây giáp với xã Chiềng Khoi
Phía Đông giáp với xã Mường Lựm Phía Nam giáp với xã Tú Nang
Địa hình của xã rất phức tạp có độ dốc lớn đã hình thành nên hai vùng là: vùng thấp chạy dọc đường Quốc lộ số 06 và vùng cao gồm 04 bản của người
Hméng, cach trung tâm xã khoảng 16 km
Trang 14+ Đất sản xuất nông nghiệp là 2498,6 ha, chiếm 27,85% tông diện tích đất tự nhiên; đất trồng cây hàng năm chiếm diện tích khá lớn 88,86% với diện tích
2220.2 ha
+ Đất lâm nghiệp là 5287,28 ha, chiếm 58.92% tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng khoanh nuôi tái sinh và rừng trồng bảo vệ đầu nguồn
+ Đất chuyên dùng là 106,16 ha, chiếm 1,18% tổng diện tích tự nhiên trong đó đất xây dựng trụ sở cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện, trạm y tế là 1.00 ha chiếm 0,94 %, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 5,27 ha chiếm 4.96 %, đất sử dụng vào mục đích công công là 99,89 ha, chiếm 94,09 %
+ Đất khu đân cư là 34,18 ha, chiếm 0,38% tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu
tập trung ven quốc lộ 06 còn một số phân tán rải rác ở lưng chừng núi
+ Đất chưa sử dụng là 11,67 ha, chiếm 57,67% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có khả năng khai thác đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp còn khá lớn (số liệu báo cáo tổng hợp của xã Chiểng Hặc năm 2010)
Rừng ở địa bàn xã chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồn Đất đai của xã Chiềng Hặc gồm các loại chính như sau:
~ Đất feralit bao trùm hầu hết vùng đổi núi có mầu đỏ vàng, đỏ nâu, chứa nhiều Fe, AI, có phản ứng chua nhẹ Loại đất này thích hợp cho việc trồng cây lâm
nghiệp, cây ăn quả dải ngày
~ Đất phù sa sông suối phân bố chủ yếu ven suối Bưn thích hợp cho việc trồng lúa, hoa màu và cây ăn quả
~ Đất đốc tụ phần lớn phân bố ở các thung lũng, trong quá trình canh tác đã biến đổi
Trang 15
Đất đai vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp Đất là một tài sản cố định, một thước đo của sự giàu có Giá trị đất đai trên mỗi ha thường phản ánh mức lợi tức đối với đắt đai như một sự đảm bảo cuộc sống, bảo hiểm về tài chính, sự chuyên nhượng của các thế hệ và là nguồn lực do mục đích tiêu dùng Do đó, số lượng lao động nhiều hay ít, chất lượng lao động tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của ngành trồng trọt
Khí hậu thời tiết và thủy văn: Nằm ở khu vực phía Đông Nam của tỉnh Sơn La, xã Chiềng Hặc chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ gió mùa đông bắc về mùa đông và gió mùa tây nam về mùa hè Hàng năm thường xảy ra hạn hán và giá rét ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào Giữa các mùa trong năm thường có sự biến thiên lớn về nhiệt độ Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20 - 28°C Sự chênh lệch về nhiệt độ đã làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng va phát triển của cây trồng, vật nuôi Mùa nắng được bắt đầu vào tháng 4 đến cuối tháng § trong thời gian này kết hợp với gió Lào làm cho nhiệt độ có lúc lên đến 36 - 38°C Lượng mưa hàng năm khoảng 3.000 đến 4.500mm/năm Vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp gây ra giá rét và xảy ra hiện tượng sương muối làm cho cây trồng, hoa màu bị ảnh hưởng đến chu kỳ sinh trưởng và phát triển
1.1.2 Người Hmông ở xã Chiềng Hặc 1.1.2.1 Quá trình lịch sử và phân bổ dân cư
Dân tộc Hmông ở nước ta tự gọi là Mống, Ná Miảo, Mèo, Mẹo, Miếu ha, Man tring [34, tr 292], là một dân tộc ít người ở Việt Nam với dân số hiện nay khoảng 80 vạn người, cư trú trên 16 tỉnh miễn núi phía Bắc, chủ yếu ở các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái và Cao Bằng
Trang 16được thay thế bằng từ “H"mông” (Hmông) Đây là một âm tiết phát âm từ âm mũi Bởi vì trong hệ thống phụ âm tiếng Việt không có âm tố nào ghi âm chính
xác được âm tiết trên nên các nhà ngôn ngữ học đã mượn phụ âm “Hm” trong
hệ thống phụ âm tiếng Hmông để ghi âm từ "H"mông” Do sự phát âm khó khăn, từ năm 1992 đến nay, Nhà nước ta đã thống nhất phiên âm tên gọi của đồng bào là “Hmông” và dùng cách viết “Hmông” thay cho H*mông Đây là
cách gọi tên và cách ghỉ danh được người Hmông tán thành thay cho cách phát âm là *Hơ-Hmông” trước đây làm nhiều người Hmông không đồng ý [Š, tr 13]
Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc Hmông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, có số lượng cư
dân đứng hàng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc Việt Nam
các nhà nghiên cứu đân tộc học ở Việt Nam về lịch
sử hình thành dân tộc Hmông là tương đối thống nhất khi cho rằng người Hméng Nhìn chung, ý kiến c
di eư vào Việt Nam sớm nhất khoảng 300 năm và muộn nhất là 100 năm về trước Người Hmông đến nước ta có thể gồm nhiều đợt qui mô lớn nhỏ khác nhau,
nhưng có ba đợt quy mô đông nhất [ l6, tr 22] Con đường thiên di của họ từ Vân Nam sang, từ Qui Châu qua Vân Nam hoặc từ Quảng Tây sang cư trú ở các vùng
biên giới phía Bắc
Thời kỳ đầu tiên cách đây trên 300 năm, gần 100 hộ, thuộc các dòng họ Lù, Giang tir Qui Chau sang Déng Văn
Đợt thiên di thứ hai của người Hmông khoảng trên 100 hộ trong đó có
những hộ thuộc các họ Vàng, Lù đến khu vực Đồng Văn, còn một số nhóm khác ít
người hơn thuộc các họ Chấu, Mùa, Sùng, Vừ, Hoàng vào khu vực Sỉ ma cai, Bắc
Hà, tỉnh Lào Cai sau đó di chuyển rộng ra các tỉnh Tây Bắc
Trang 17Thiên quốc Khi phong trào đấu tranh của đồng bào Hmông bị thất bại, đại bộ phận
người Hmông phải di cư lánh nạn, đây là đợt thiên di lớn nhất của người Hmông vào Việt Nam cách đây khoảng 100 ~ 120 năm [ló, tr 23]
Đến Việt Nam, với một vùng đất mới, không có chiến tranh sắc tộc, chấm dứt một giai đoạn dài của lịch sử gắn liền với những cuộc thiên di đầy nước mắt và máu, người Hmông đã tìm thấy một quê hương mới và cuộc sống hứa hẹn những ấm no và hạnh phúc Những câu chuyện dân gian của người Hmông vẫn còn ghi lại: Việt Nam là nơi đất đai màu mỡ để làm ăn, nơi có quả bí to như cái vạc mà lợn rừng có thể khoét lỗ chui vào đó đẻ; nó vừa là ô, vừa là thức ăn cho lợn Nơi trồng cây lương thực gốc có củ, thân có bắp, ngọn trổ lúa [34, tr 293]
Ngoài Việt Nam, người Hmông còn cư trú ở một địa bàn khá rộng lớn thuộc
phía Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Miến Đii
Hmông còn di cư sang sinh sống ở các nước như Mỹ, Pháp, Úc con số lên tới hàng
Sau 1975, cộng đồng người
trăm nghìn người [20, tr 25)
Lịch sử của công đồng người Hmông ở Việt Nam là lịch sử của những cuộc
thiên di là một bản trường ca đầy bí tráng mà mỗi trang đều được viết lên bằng nước mắt và máu Với điều kiện sống hết sức khắc nghiệt đã góp phần hun đúc lên
một diện mạo tâm hồn Hmông với bản lĩnh can trường, dũng cảm, chai sạn, chắc nich như đá núi
tỉnh Sơn La người Hmông chiếm khoảng 13% dân số toàn tỉnh sinh sống chủ yếu ở các huyện vùng cao Bắc Yên, Thuận Châu, Mộc Châu, Sốp Cộp, Mường
La, Sông Mã và Yên Châu Người Hmông ở xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu có
Trang 18năm
Sau một thời gian sinh sống di cư ngày nay người Hmông ở Chiểng Hặc
định cư tại 04 bản trong đó có Co Xáy là bản mới được thành lập năm 1994 Co
xáy có nghĩa là một loại cây, co — được lấy theo tiếng Thái có nghĩa là cấy, xáy là một cây thân gỗ có sức sống rất tốt ở cả môi trường nước cũng như khô hạn Sống ở đâu rễ cũng phát triển thành chùm, bám chặt vào đất tìm sự sống có tác dụng bảo vệ sự xói mòn của đất Vùng thung lũng chân núi có độ cao 900m này có một khe đất màu mỡ, có mạch nước ngầm đùn lên Cây Co xáy mọc thành
rừng nên gọi là vùng Co Xáy Người Hmông trắng họ Mùa sau một giai đoạn
sống du canh, du cư, không hiểu ngẫu nhiên hay lịch sử xếp đặt họ đã về định cư ở vùng đắt này để tạo dựng nên bản làng trù phú như ngày nay
Căn cứ vào đặc điêm trang phục, ngôn ngữ và ý thức tự nhận của đồng bào, có thể chia người Hmông thành 5 ngành: Hmông trắng (Hmông Đơư), Hmông hoa
(Hmông lềnh), Hmông đỏ (Hmông si), Hmông đen (Hmông đu) và Hmông xanh
(Hmông sua) Tuy nhiên, một số ý kiến của các nhà nghiên cứu lại cho rằng người Hmông về đại thể chỉ được chia thành 4 nhóm chinh: Hméng Douz (tite Hméng
tring), Hméng Lénhx (con gọi là Hmông sí tức Hmông hoa), Hméng Buz (sire Hmông đen có nơi còn gọi là Hmông đỏ), Hméng Sán (tức Hmông Hán - có nơi
gọi là Hmông xanh) Cách phân nhóm này chủ yếu dựa vào sắc phục của người
phụ nữ và sự khác nhau ít nhiễu về âm điệu, thổ ngữ [26, tr 10]
Do liên tục có các cuộc di cư và đại thiên di xuyên quốc gia nên lịch sử của dân tộc Hmông là lịch sử du canh du cư Khi thiên di vào Việt Nam, có thể do bản
năng tổn tại và do đến muộn, người Hmông phải dạt lên các miền núi cao, hiểm trở
và sống tách biệt với các dân tộc khác Người Hmông thường cư trú ở những sườn núi, sơn nguyên có độ cao trung bình từ 700 đến 1800m so với mực nước biển, dọc
Trang 19tự cấp tự túc, lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên Ngày nay, được sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước, cuộc sống của người Hmông đã có những bước cải thiện đáng kể
Năm 1999 cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam dân tộc Hméng
có 787.604 người, sau 10 năm tăng thêm 229.551 (tăng 34%) So với các
dân tộc khác ở Việt Nam tốc độc tăng dân số của người Hmông thuộc loại
cao,
Tinh theo sé don vi hành chính tỉnh thành phố hiện nay thì toàn quốc có 20 tỉnh thành có dân tộc Hmông cư trú với số lượng từ 100 người trở lên
và 10 tỉnh có số dân Hmông tir 10,000 người trở lên, riêng tỉnh Sơn La có 114.478 người Hmông sinh sống [1I, tr S]
Theo số liệu thống kê năm 2010 của xã Chiềng Hặc thì dân số của xã là
.4.486 người với 923 hộ, chủ yếu là 4 dân tộc, trong đó
~ _ Dân tộc Thái là 3.410 người chiếm 76,02 % dân số toàn xã Dân tộc Hmông là 642 người, chiếm 14,32% dân số toàn xã Dân tộc Xinh Mun là 182 người, chiếm 4,05% dân số toàn xã ~_ Dân tộc Kinh là 252 người, chiếm 5,61% dân số toàn xã Các thành phân dân cư phân bố rai rác trong các bản:
~ Người Thái cu trú ở các bản Tài Vài, Huôi Lắc, Nà Phiêng, Văng Lùng, Hát
Xét, Bản Cang, Huổi Toi, Na Nga, Hudi Mong, Hudi Nga, Huôi Thon
~ Người Hmông ở 4 bản đó là Hang Hốc, Bó Kiếng, Chỉ Đây và Co Xáy ~ Người Xinh Mun sinh sống ở bản Pa Hốc
Trang 20BẢN CoXây | HangHốc | B@Kiếng | ChiĐẩy | Tổngsố HO H@người |Hôngời |Hỹngười |Hộngười | Hộ/người MÙA 16/112 11/85 8/50 5/29 40/276 SÙNG [ives — [102 |o ° 21/126 THẢO |0 t06 fo 856 |IM20 VÀNG 5/29 0 527 0 10/56
Bảng 01: Phân bồ đòng họ dân tộc Hméng 6 Chiéng Hac
Cụm 4 bản của người Hmông sinh sống có độ cao trung bình hơn 900m cách trung tâm xã Chiềng Hặc 16 km Người Hmông ở đây có 89 hộ, với 578 nhân khẩu thuộc bốn dòng họ Sùng, Vàng, Mùa, Thảo Trong đó họ Mùa chiếm 40 hộ, 276
nhân khẩu sinh sống ở bản Co Xáy 16 hộ, bản Chi đẩy 05 hộ, bản Hang Hốc 11 hộ, bản Bó Kiếng § hộ
1.1.2.2 Đặc điểm kinh tế
Người Hmông ở Chiềng Hặc sinh sống chủ yếu bằng phương thức canh tác
lúa nương và trồng ngô theo hình thức luân canh Trước kia mỗi gia đình có một
vài mảnh nương đê trồng lúa, trồng ngô, nhưng mỗi nương chỉ trồng một vụ rồi bỏ hoá chừng hai đến ba năm sau mới quay lại canh tác ở nương cũ Khi chuyển nương là một lần cả bản phải chuyển đến nơi ở mới Ngày nay tuy vẫn duy trì việc canh tác nương rẫy theo kiểu luân canh nhưng hình thức du canh này không gắn liền với việc du cư nữa Đắt rừng làm nương rẫy được chia đều theo từng nhân
Trang 21Hình thức canh tác chủ yếu của đồng bào là nương rẫy, nên công cụ chủ
yếu của người Hmông là dao, búa, cuốc phù hợp và thuận tiện cho việc phát
nương, tra hạt Người Hmông gọi nương rẫy bằng một từ chung là ¿ế, đó là những khoảnh đất do đốt rừng, chặt cây theo lối “đao canh, hoá chúng ” Căn cứ vào loại cây trồng mà có các loại nương như nương lúa, nương ngô, nương
lanh nhưng cách gọi nương theo địa thế nơi canh tác vẫn phổ biến hơn cả
như: nương bằng, nương thoải, nương dốc Tuỳ từng loại nương mà họ trồng
lúa, ngô, khoai, sắn, bông, đậu tương, lanh Cũng như nhiều dân tộc canh tác
nương rẫy khác, quy trình làm nương của người Hmông ở đây vẫn là phát, đốt,
chọc, chia Thông thường, nương của người Hmông hướng về phía có ánh sáng
mặt trời, khi đốt nương bao giờ cũng đốt từ thấp lên cao, lợi dụng sức gió và đi
lại thuận tiện
Nương thường được phát vào tháng 3, đốt vào tháng 4 và tra hạt vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 (chuẩn bị vào mùa mưa) Tuỳ từng loại nương mà họ thu
hoạch vào những thời điểm khác nhau, ví dụ: nương ngô thường thu hoạch vào tháng 7, sắn thu hoạch vào tháng 12, và lúa thường được gặt vào khoảng tháng
9-10 và thu hoạch vào tháng 11-12 (sau khi gặt họ thường chất thành từng đống ở ngoài nương rồi mới chuyển dần về nhà),
Người Hmông là dân tộc có tập quán chăn nuôi lâu đời Số lượng gia súc, gia cằm nuôi trong các gia đình người Hmông ở đây khá lớn Riêng lợn trung
bình mỗi nhà nuôi từ 4 đến 6 con, nhà nhiều có thể lên tới 10 con Gà, vịt thì gia
đình nào cũng nuôi tới vài chục con
Phương pháp chăn nuôi chủ yếu của đồng bảo là thả dông trong rừng,
chính vì vậy, tỉ lệ đàn gia súc của người dân nơi đây thường giảm đi vào mùa rét
Trang 22Việc chăn ni ngồi việc dùng làm thực phẩm cải thiện các bữa ăn hàng
ngày thì gà, lợn không thể thiếu trong các ngày lễ tết, hội hè, làm nhà mới, cưới xin, ma chay gà, lợn dùng làm lễ vật dâng cúng các thân linh, thần thánh các loại ma nhà, ma cửa, ma buồng, ma bếp, xử ca Ngoài ra nó còn là thực phẩm được sử dụng chính trong các ngày lễ tết
Ở Chiềng Hặc những nhà không có trâu, bò được coi là nghèo Trong bản trừ một vài gia đình không có còn phẩn lớn nhà nào cũng có 1 đến 3 con trâu hoặc
bỏ Chúng được nuôi chủ yếu phục vụ sản xuất và nghỉ lễ như làm lễ tang, ma khô, đám cưới
Với nền kinh tế tự nhiên - tự cung tự cấp thì các sản phẩm của các nghề thủ công truyền thống có vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hoá hàng ngày của người dân Người Hmông ở Chiềng Hặc có những nghề thủ công truyền thống khá phát triển, như nghề rèn (rèn súng săn, dao búa ), dệt vải, đan lát
Nghề rèn: Mỗi bản thường có một vài lò rèn sản xuất các công cụ phục vụ
các gia đình trong bản, với những kỳ thuật và kinh nghiệm rèn đúc được tích lũy
từ lâu đời, các thợ rèn đã sản xuất ra các dụng cụ bằng sắt vừa bền vừa sắc thích hợp với việc cày cuốc, trồng trỉa trên nương Kỹ thuật rèn của người Hmông đạt tới trình độ rất cao, họ đã biết lợi dụng sức nước để khoan nòng súng và chế tạo ra súng kíp phục vụ công việc săn bắn và bảo vệ bản làng Số lượng công cụ do các các lò rèn trong vùng cung cấp đủ nhu cầu của bà con, ít phải mua ở bên
ngoài
Cho tới ngày nay các sản phẩm từ nghề rèn truyền thống vẫn được đồng
bào các dân tộc khác ưa chuộng như các loại dao, cuốc, lười cày do người
Trang 23Dệt lanh: Hiện nay, đến Chiểng Hặc hầu như nhà nào cũng có một khung
dệt, nhưng trên thực tế việc trồng lanh dệt vải không còn phát triển như xưa Nếu
như trước đây công việc trồng lanh dệt vải khá phát triển, họ trồng lanh dệt vải để tự túc vải mặc, nếu thừa thì được mang đi trao đổi Hầu hết tất cả phụ nữ người dân tộc Hmông đều biết dệt, thêu áo váy và giỏi trong lĩnh vực này, đồng bảo cho rằng là phụ nữ phải biết thêu dệt, nó như một tiêu chuẩn để đánh giá phụ nữ, nó là một nhiệm vụ chính và cũng là công việc hàng ngày của mỗi người phụ nữ dân tộc
Hmông Những người phụ nữ cần cù chăm chỉ, họ luôn mang bên mình những
cuộn lanh, những sợi chỉ màu, bất kế thời gian rỗi lúc nào, đêm hay ngày, người phụ nữ đều tranh thủ se lanh hay thêu những mảng hoa văn, những tắm thổ cảm Ngày nay, diện tích trồng lanh còn rất ít, một phần chỉ dùng để dệt vải may quần
áo phục vụ cho nghỉ lễ, hội hè, cưới hỏi, ma chay
Nghề làm giấy bản: Bên cạnh nghẻ dệt thỏ cẩm, nghề làm giấy thủ công đã có từ lâu đời và không thể thiếu được trong cuộc sống tâm linh của đồng bào người Hmông Vì vậy, mỗi nhà người Hmông trước kia đều tự sản xuất được giấy Giấy
thường được làm vào thời gian nông nhàn đặc biệt là vào dịp tết để cúng mừng
năm mới Người ta thường làm giấy vào mùa khô ráo, trời nắng mới đem phơi giấy để giấy được trắng và đẹp Nghề làm giấy chủ yếu do người phụ nữ đảm nhiệm, không yêu cầu kỹ thuật cao Người Hmông thường sử dụng các loại chất liệu có rất nhiều ở nơi họ cư trú như cây dướng, tre non, rơm làm vật liệu
Giấy bản sản xuất ra thường để cúng, không phải để viết nên không cần độ mịn, trắng cao Họ quan niệm rằng, nếu lễ tết, cúng cầu mùa không có giấy cúng tự
mình làm ra thì tổ tiên sẽ khơng nhận Ngồi ra giấy còn được dùng làm lá gió cho
Trang 24giấy đã đi vào tâm linh của họ, là sự gắn kết giữa người sống với tổ tiên và nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn
Đan lát: Nếu như dệt lanh chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm thì đan lát lại là
công việc phần lớn của đàn ông Theo quan sát của chúng tôi thì người đản ông
nảo ở đây cũng biết đan Nguyên liệu chủ yếu là tre nứa và song mây Người ta có thể đan tất thây những đồ dùng trong nhà như gùi, ghế ngôi, rô, khay đựng
cơm Các sản phẩm đan của đồng bào dan kha đẹp về thẩm mỹ và rắt chắn chắc
Cùng với sự phát triển kinh tế truyền thống trồng trọt và chăn nuôi, thì săn bắn hái lượm cũng mang lại cho người dân một nguồn thực phẩm khá phong phú và đồi dào chiếm phần lớn nguồn thức ăn phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người dân Với điều kiện cư trú ở những vùng núi cao, nơi đầu nguồn có nhiều rừng già nguyên sinh với sự phong phú đa dạng về hệ sinh thái Trước đây cùng với tập quán du canh, du cư di chuyển qua nhiều vùng rừng núi, thì săn bắn, hái lượm là một loại hình sinh sống chủ yếu của người dân Các loại rau, măng, lá, nắm cung cấp cho đồng bảo nguồn thực vật trong các bữa ăn hàng ngày, bên cạnh đó việc săn bắn vào những thời điểm nông dân cung cấp một nguồn thực phẩm chủ yếu cho các bữa ăn ngày thường của người dân Chính vì vậy nghề săn bắn ở đây khá phát triển, các loại cạm bẫy, nỏ, cung được đồng bào sáng tạo ra cho phù hợp điều kiện địa hình phục vụ rắt có hiệu quả của các cuộc săn bắn, trong đó súng kíp, một loại vũ khí tự chế chuyên dùng vào việc đi săn mang lại hiệu quả rất cao và chính xác Săn bắn hái lượm là công
việc phổ biến diễn ra thường xuyên trong cộng đồng dân tộc Hmông, mỗi người
trong gia đình đều tự nguyện và tranh thủ những thời gian rỗi tham gia vào các hoạt động săn bắn hay hái lượm để tăng nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn
Trang 25Người Hmông ở xã Chiềng Hặc hiện nay vẫn sống bằng nền kinh tế nương rẫy truyền thống (tự cung tự cấp) Chợ trung tâm xã cách bản của người Hméng hon 16 km theo đường mòn Chợ là nơi đồng bảo trao đổi, mua bán những nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống như: Phân bón, giống cây trồng, dầu hỏa, muối, thuốc chữa bệnh, đồ dùng sinh hoạt và một số dụng cụ lao động
Dong bào Hmông ở đây chủ yếu ăn 2 bữa (sáng và tối) phù hợp với nền kinh tế nương rẫy Bữa ăn bao gồm cơm (thường bao giờ cũng có độn ngô - đối với những gia đình khá giả), và ngô xay nhỏ đồ lên (đối với gia đình có thu nhập thấp), rau cải nương, bí luộc hoặc nấu, thịt lợn đun hoặc ướp muối để gác bếp
Đồng bào Hmông ở Chiềng Hặc ở nhà đất (gọi là nhà đất vì đồng bào không
ở nhà sản, tuy nhiên toàn bộ nguyên vật liệu để hồn thành một ngơi nhà truyền
thống của người dân phải cần đến một khối lượng gỗ rất lớn) nhà của người Hmông thường sử dụng gỗ đẻ làm vật liệu như mái nhà, tường nhà hệ thống cột, kẻo Nhà ở của người Hmông ở Chiềng Hặc thường làm từ 3 đến 5 gian, mái nhà chủ yếu lợp bằng ván, prôximăng, một số gia đình lợp gianh Nhà đồng bào rộng nhưng thấp, mái nhà cách mặt đắt từ 1,8m - 2m, xung quanh nhà đều được lỉa ván
Trong nhà, các khu vực nấu nướng thường được bố trí gần nơi ngủ Gian nhà giữa thường để trống, nơi thường diễn ra các hoạt động tín ngưỡng, các nghỉ thức nghỉ lễ quan trọng trong năm của gia đình, bàn thờ Xử ca được đặt tại gian
nhà giữa Nhà đồng bào thường có 3 cửa, trong đó cửa chính giữa nhà là nơi thờ
ma cửa, bởi vậy cửa này rất ít khi sử dụng mà đồng bảo chủ yếu đi từ 2 cửa phụ ở 2 đầu nhà Các nhà đều có gác ở hai gian hai bên, nơi chứa các dụng cụ lao động,
đồ dùng và lương thực thực phẩm khô, bếp nấu ăn thường được bố trí ở gian bên
phải của bàn thờ xử ca, cạnh bếp là giường ngủ của chủ gia đình, đối diện sang gian bên kia là nơi bếp nấu cám lợn, nấu rượu và cột nhà nơi thờ ma nhà thường
Trang 26“Xung quanh nhà đồng bảo Hmông thường không có vườn, mà thường có các
chuồng trại nhỏ của trâu, bò, ngựa hay lợn Về cơ bản, ngày nay đồng bào Hmông ở Chiềng Hặc vẫn bảo tồn được các kiểu nhà truyền thống, tuy nhiên cũng có một số gia đình đã chuyển từ nhà cột chôn sang làm nhà cột kê nhưng kiến trúc vẫn
được giữ nguyên
1.1.2.3 Đặc điểm văn hóa, xã hội
Đơn vị cư trú của đồng bào Hmông nơi day ld “giao” (lang hay ban) mỗi giào
thường sống tụ tập từ 10 - 15 nóc nhà có giào đông từ trên dưới 40 nóc nhà, những,
ngôi nhà trong làng được bố trí, sắp xếp xen kẽ nhau tùy mỗi dòng họ đồng bào quay
hướng nhà theo các hướng khác nhau, các gia đình ở san sát nhau mà không có hing
rào ngăn cách, tuy nhiên mỗi bản đều có gianh giới riêng thường được phân biệt bằng
những hàng cây hay kê đá xung quanh
“Trong mỗi bản thường có một khu rừng gọi là rừng cắm Đây được xem là nơi
thiêng nhất của bản vì vậy đồng bào có nhiều quy định rất cụ thể để cắm người dân xâm phạm đến khu rừng, nếu xâm phạm hoặc phá hoại rừng cắm, dân bản sẽ theo
quy định mã phạt vạ và họ thường phạt những người vỉ phạm một con trâu hay một
con lợn để cúng tế thần linh
Bản có thê có một hay nhiều họ, trong đó chỉ có một hoặc hai họ giữ vị trí
chủ đạo, có ảnh hưởng chính tới các quan hệ trong bản Đứng đầu bản là trưởng
bản điều chỉnh các quan hệ trong bản, trước kia, cả bằng hình thức phạt vạ lẫn dư luận xã hội Dân mỗi bản tự nguyện cam kết và tuân thủ quy ước chung của bản về sản xuất, chăn nuôi, bảo vệ rừng và việc giúp đỡ lẫn nhau Quan hệ trong bản
sắn bó chặt chẽ thông qua việc thờ cúng chung thổ thần của bản Trong tổ chức
Trang 27như trưởng họ
Gia đình người Hmông là gia đình nhỏ phụ quyền, với sự đề cao vai trò, quyền lợi cũng như trách nhiệm của người đàn ông Cấu trúc xã hội ấy được xây
dựng trên cơ sở các tế bào xã hội đó là gia đình [20, tr 65] Cũng như các dân tộc
khác, người Hmông rắt coi trọng mối quan hệ gia đình Đồng bào Hmông gọi gia dinh la “chia di” (chudiz div) Gia dinh tồn tại phổ biến dưới các hình thức hai và ba thế hệ Trong gia đình người Hmông, nam giới được coi trọng và đảm nhiệm
các việc lớn như thờ cúng tổ tiên, tham gia các công việc của công đồng Họ chỉ
được coi là đã trưởng thành khi có con đầu lòng và được làm lễ đặt tên đệm mới
Phụ nữ Hmông là người phải chịu nhiều thiệt thỏi hơn cả Trước đây, những người
phụ nữ đi làm dâu, nếu chồng chết phải lấy em trai chồng, bằng không họ sẽ bị
tước đoạt toàn bộ của cải, có khi cả con cái Tuy nhiên, trong gia đình người
Hmông, quan hệ vợ chồng luôn được đề cao Người chồng bao giờ cũng được người vợ chăm sóc chu đáo từ sinh hoạt trong nhà đến các buổi đi nương, đi chợ
Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh các phiên chợ vùng cao, trên muôn nẻo
đường núi tới chợ, người chồng ngồi thong dong trên lưng ngựa trong khi người vợ
cầm đuôi ngựa vượt dốc; hay hình ảnh những người vợ kiên trì cằm ô che cho
chồng ngủ ngay bên vệ đường cho văn cơn say Đó chính là những biểu hiện nét đẹp về đạo đức và phẩm hạnh của người phụ nữ Hmông, góp phần tạo ra mối chung thuỷ đặc biệt của vợ chồng người Hmông từ xưa đến nay
Trang 28vật chất Điều đó tạo ra xu hướng tách hộ, sống độc lập, tự chủ ngày càng tăng
Ngoài ra, gia đình người Hmông còn là một môi trường để gìn giữ và phát triển văn hoá Các em bé gái được mẹ, được chị dạy cho thêu thi tir rat sớm, lớn
lên, biết se lanh, dệt vải, biết in váy, thêu hoa Các em trai làm quen với súng săn, bắn nỏ, cưỡi ngựa và cả thổi khẻn, thôi sáo nên họ sớm có đủ năng lực và kinh nghiệm đề đảm nhiệm cuộc sống gia đình từ rất sớm
“Trong các phong tục tập quán của người Hmông từ cưới xin đến tang ma đều để lại những dấu ấn bản sắc mang tính truyền thống của người Hmông Đám cưới của người Hmông thường được tổ chức vào mùa xuân hay cuối đông vì đồng bào kiêng những tháng có sắm chớp
Hôn nhân của người Hmông cũng tuân theo các bước lễ nghỉ như dạm hỏi,
ăn hỏi (hẹn cưới) và lễ đón dâu Lễ dạm hỏi bắt buộc phải có hai ông mối thông
thạo các bài hát nghỉ lễ cưới xin, giúp nhà trai sang nhà gái làm các thủ tue dam hỏi, hẹn ngày đón dâu Đám cưới của người Hmông bao giờ cũng phải có phù ré Phù rễ sẽ cùng chú ré quỳ lạy tổ tiên nhà gái trước khi di rước dâu Sau khi hoàn
tất các thủ tục, cô dâu được hai người anh em trong gia đình dắt tay ra cửa trao cho người đón dâu Đoàn đón dâu đi lẻ về chẵn, theo phong tục người nhà gái không đưa dâu đến nhà trai Quang đường đón dâu về dù ngăn hay dài cũng nhất thiết phải nghỉ giữa chừng, ăn cơm nắm do nhà gái đã chuẩn bị sẵn Cô dâu về tới trước cửa nhà trai phải làm nghi lễ nhập ma nhà chồng trước khi bước vào cửa
Trước đây, người Hmông rất phổ biến phong tục “bắt vợ” Khi chàng trai
ưng một cô gái nào đó thì tổ chức đón đường, "bắt" cô gái về làm vợ Cô gái bị “bit” vé được nhà trai dùng gà trống đánh dấu nhập ma nhà buộc phải lấy chàng,
Trang 29lẽ, sau khi đã “nhập ma” nhà trai, cô gái có tự ý bỏ về thì bố mẹ cô cũng không thừa nhận nữa
Ngày nay, tục bắt vợ vẫn còn tồn tại nhưng đã khác hản về tính chất, thường
là do có sự thoả thuận từ hai phía chàng trai và cô gái, để đặt gia đình hai bên vào
Hoặc giả, lễ cưới đã được hai bên gia đình chuẩn bị, còn việc “bắt
vợ" chỉ là hình thức để tăng thêm phần thỉ vị cho đôi lứa Suy cho cùng, tục “bắt
một "sự đã rồi
vợ” của người Hmông khi gạt bỏ những hủ tục, lại khẳng định cho tình yêu mãnh
liệt và niềm khát khao hạnh phúc, khao khát hôn nhân tự do đã bị chế ngự và kìm
ham từ bao đời
Phụ nữ Hmông khi mang thai phải kiêng cữ rất nhiều thứ để không làm ảnh
hưởng tới thai nhỉ Họ thường sinh ở nhà, với sự giúp đỡ của bà mẹ chồng và những chị em trong nhà Khi sinh xong, sản phụ Hmông cũng phải kiêng cữ rất
nhiều: như không dùng chung đồ với những người trong nhà, không để sữa của mình dính vào thức ăn của gia đình, không tắm gội, giặt giũ chung nguồn nước với
những người khác Sau khi đứa trẻ chảo đời được ba ngày gia đình làm lễ đặt tên
Thầy cúng là người chủ trì lễ đặt tên cho đứa trẻ, sau đó chủ nhà làm lễ báo lên tổ
tiên để cho tổ tiên biết tên tuổi của đứa trẻ, Lễ đặt tên trở thành nghỉ lễ của cộng đồng công nhận thành viên mới
Tang lễ của người Hmông là một hiện tượng văn hoá đặc sắc phản ánh những quan niệm về lịch sử xã hội và cộng đồng dân tộc Tang lễ của người Hmông là một lễ lớn được tổ chức rất chu đáo Không giống với các dân tộc khác, người Hmông thường tô chức hai đám tang: đám ma tươi khi người vừa mới mắt và đám ma khô không quy định chặt chẽ về thời gian tổ chức, có thể tiến hành bắt cứ lúc nào khi gia chủ có điều kiện
Trang 30Trước tiên là lễ chỉ đường đề người chết tìm đến với tô tiên gọi là lễ “khúa cẽ” (kmơz cê) Ơng thầy cho kê một tắm phản gỗ dọc gian giữa và đặt người chết nằm
ngửa trên đó, chân hướng ra ngoài cửa, đầu hướng vào trong nhà Sau đó, gia đình chuẩn bị một con dao thường dùng, một cây nó thường dùng, dao được tra vào bao
treo ở đầu đòn cây nỏ Tiếp theo, gia đình chặt một cây trúc đem về cho thây làm bút chỉ đường kèm theo một chai rượu, một cái chén để đưa linh hồn người chết trở về nơi âm phủ và lên thiên đường Ông thầy cúng vừa dùng bút chỉ đường (exinhx
#ơws) nhằm giao tiếp với người chết, vừa đọc bài “kruôz cê” để hướng dẫn người chết tìm về với tô tiên Bài tang ca (kruôz cê) sử dụng trong lễ tang nhằm
dẫn lối chỉ đường cho linh hồn người chết đi từ cöi dương về với cði âm, khi ông thầy đọc “kruôz cê” trong lễ tang thì tất cả những người có mặt ở đó không được ngủ để tránh hồn của người sống đi theo hồn của người chết sang cõi âm [7, tr 54] Người Hmông quan niệm phải đến khi làm lễ ma khô, người chết mới được rửa sạch hết tội lỗi và hồn mới được siêu thoát dé di dau thai kiếp khác
Trong xã hội cỗ truyền, người Hmông có nhiều tập quán tín ngưỡng, điển
hình là tín ngưỡng thờ đa thân, tín ngưỡng thờ cúng tô tiên, thờ ma nhà, ma cửa, ma cột, Tín ngưỡng và lễ hội của người Hmông có quan hệ chặt chẽ với nhau
Xưa kia, người Hmông tin rằng có một lực lượng nào đó chỉ phối đời sống của họ và con người, vạn vật (hòn đá, cây cối, con vật) đều có phần xác và phần hồn, phần hồn này sẽ được các thần linh điều khiển Do đó, người Hmông tin và thờ tắt cả các loại linh hồn (mà họ gọi là ma) Khi có người ốm, muốn người nhà khỏi bệnh thì phải làm lễ gọi hồn, muốn cho mưa thuận gió hòa thì phải cầu khấn trời đất, Các tín ngưỡng này vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay
Trang 31ma cửa, ma buồng, ma góc nhà, ma cột chính Từ quan niệm đó dẫn tới một số kiêng kị mang tính chất phong tục như: Người có thai không được bước qua cửa vào xông đất đầu năm vì làm như vậy sẽ làm cho ma cửa sợ hoặc bị ngã khiến cả
năm đó gia chủ sẽ gặp những điều không may mắn; người lạ không được tựa lưng vào cột chính, không treo quần áo hoặc các thứ khác lên cột; người lạ không được
bước qua cửa buồng Ngày tết không được thôi hơi vào bếp lửa vì sợ năm đó hơi lửa sẽ bùng to cháy nhà; không dẫm chân lên bếp vì sợ ma bếp tức giận bỏ đi
Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng truyền thống được người Hmông rất coi trọng, bởi họ tin rằng con người khi chết chỉ chết về phần xác, còn phần hồn sẽ được đoàn tụ với thế
thờ cúng tổ tiên phải chu đáo nếu không sẽ bị trừng phạt Người Hmông làm lễ
tổ tiên, Ma tổ tiên sẽ phủ hộ cho những người sống Việc
cúng tổ tiên mỗi năm một lần vào dịp tết cỗ truyền Tuy nhiên, khi có việc hệ trọng khác như tang ma, cưới xin, ốm đau, sinh đẻ, cúng cơm mới, thì người chủ lễ vẫn gọi tổ tiên về dự Bên cạnh việc thờ cúng ma tổ tiên, người Hmông thờ các
loại: ma nhà, thần linh (cúng vào địp năm mới), ma cửa (có nhiệm vụ canh gác không cho ma ác vào làm hại người nha, bảo vệ linh hồn của các thành viên trong nhà và bảo vệ gia súc, của cải trong nhà), ma cột chính (là nơi linh thiêng tập trung
hồn của những người đang sống, liên quan đến sự sinh tử của các thành viên trong nha)
Đồng bảo Hmông ăn tết cỗ truyền theo lịch riêng vào cuối tháng một, đầu tháng chạp âm lịch Tuy nhiên, hiện nay đa số các vùng người Hmông đã ăn tết
Nguyên Đán như người Kinh, có một bộ phận nhỏ vẫn duy trì song song ăn Tết
theo hệ lịch riêng
Người Hmông ở Chiềng Hặc đón Tết vào ngày 30 tháng 11 âm lịch (trước Tết cổ truyền của người Kinh một tháng) và ăn trong 3 ngày Mỗi độ xuân về, người Hmông dù làm ăn ở xa cũng nhớ ngày Tết cỗ truyền về xum họp gia đình,
Trang 32phát tài Chỉ có chủ nhà mới được thờ cúng tổ tiên và cúng trong dịp năm mới, tết cơm mới hay cúng chữa bệnh cho các thành viên trong gia đình TẾt thường
kéo dài trong nhiều ngày bên cạnh những nghỉ lễ còn có nhiều trò chơi dân gian truyền thống quen thuộc của đồng bào Hmông như chơi cù, ném pao, bắn nỏ, múa
khèn, múa ô
Đời sống tâm linh là nơi trú ngụ của những niềm tin mang tính tôn giáo Đó
là những niềm tin mãnh liệt tạo dựng nên sức mạnh tỉnh thần Xét dưới góc độ nào
đó, quan niệm và niềm tin chính là ý nghĩa mục đích của cuộc sống Dân tộc Hmông gan dạ, quật cường, có bản lĩnh vô song vì họ có niềm tin và biết khơi dậy niềm tin Đó là mặt mạnh đồng thời cũng là một hạn chế lớn của người Hmông trên con đường tìm đến với cuộc sống văn minh và hạnh phúc
Về văn hoá xã hội, mỗi bản có một y tá Hầu hết trẻ em đến tuôi được đi học, giáo viên là người ở huyện về dậy Trường học được dựng ở ngay đầu bản, mỗi năm có từ hai đến ba lớp, thường thì cứ một năm là lớp 1, 3, 5 thì năm sau là lớp 2, 4 Học hết tiểu học phẩn lớn trẻ em Hmông không theo học tiếp vì muốn học
nữa thì phải lên huyện, các hộ gia đình trong ban không có điều kiện cho con em minh theo hoe
1.2 Một số vấn đề về dòng họ và nghỉ lễ thờ cúng dòng họ
1.2.1 Khái niệm dòng họ và nghỉ lễ thờ cúng dòng họ của người Hmông
Các dân tộc đều có chung một quan niệm: Dòng họ là khối người cùng tổ
tiên, cùng dòng máu Các thành viên trong dòng họ gắn bó chặt chẽ với nhau bởi cùng một phả hệ dòng nam do một ông tổ sinh ra
Trang 33Người Hmông bất kỳ thu(
c ngành Hmông nào, quê quán ở đâu, nhưng khi
đã tự xưng là “Pề HImông” — “người Hmông ta” thì tắt cả trở thành một cộng đồng
Đặc biệt, những người cùng dòng họ, cùng tổ tiên thì được coi là người nhà Do ràng buộc tình cảm với đồng tộc, người Hmông thường cư trú riêng rẽ theo từng bản làng riêng [26, tr 158]
Người Hmông nói chung và người Hmông ở Chiềng Hặc nói riêng cũng có những quan niệm tương tự như vậy Song nó được đồng bào Hmông giải thích theo ý niệm riêng của mình rằng: Dòng họ là những người cùng ông bà, tổ tiên sinh ra, người Hmông gọi là 1= /rồngz HImôngz (có nghĩa là cùng một gốc người)
Dòng họ là những người có đặc trưng trong nghỉ lễ làm ma giống nhau, đồng bào Hmông gọi là những người “cùng ma” Đã là người cùng ma thì có thê chết ở nhà nhau
Đồng bào gọi những người cùng dòng họ là những người (hùng sếnh thùng đa (cùng họ cùng ma), hay (hùng sếnh thùng chúng (đồng họ, đồng tôn)
tức những người cùng dòng họ, phải là người cùng ma, cùng tổ tiên Có những người cùng họ, tên nhưng không phải là người trong dòng họ thì người ta thường gọi là anh em họ hay nói nôm na là người &hác ma Những người có quan hệ như vậy thì được coi như quan hệ bạn bè, có thể giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, khi khó khăn trong cuộc sống mà thôi chứ không bao giờ có thể chết ở nhà nhau được
Các thành viên trong họ chủ yếu gắn bó với nhau về mặt huyết thống, kinh tế, văn hóa, còn đối với những người trong cùng một bản chỉ là mối quan hệ cộng cư Đối với người Hmông ở Chiềng Hặc thì cộng đồng dòng họ hồn tồn khơng phải là những người chỉ cùng tên họ Mà đồng bào cho rằng cộng
Trang 34Cách cúng ma là yếu tố quan trọng nhất đê xác định người cùng họ Mỗi
dòng họ có một cách thờ cúng khác nhau, người cùng dọng họ có cùng một
cách thờ cúng tổ tiên mà nghỉ lễ này là người ngoài thì điều rất khó nhận biết Bên cạnh đó tục nhận họ cũng chính là một đặc điểm cơ bản của mối quan hệ
dòng họ Hmông
Sự đồng nhất về tên họ (Sùng, Mùa, Vàng, Giàng, ) nhưng không cùng cách cúng ma thì đồng nghĩa với việc người đó không thể là anh em cùng dòng
họ Cách cúng ma thể hiện là người “cùng ma” được thể hiện ở bốn nghỉ lễ
trong tang ma, trong lễ thức ma bò - lễ tang khô, trong lễ thức ma lợn và trong lễ thức ma cửa
Sự khác biệt ở đây được biểu hiện ở số lượng, cách bày bát cúng, bài cúng, nơi cúng và ở các nghỉ lễ ma chay như cách quản người chết trong nhà,
cách để xác ngoài trời trước khi chôn, cách bố trí mộ
Người cùng họ dù không biết nhau, dù cách xa bao đời nhưng qua cách
trao đổi các đặc trưng trên có thể nhận ra họ của nhau và từ đó tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên
1.2.2 Sự hình thành dòng họ của người Hmông ở Chiềng Hặc
Ở Chiềng Hặc ngày nay có các dòng họ: Mùa, Vang, Thao, Sing Bén
cạnh phong tục tập quán của dân tộc Hmông, mỗi dòng họ của người Hmông cũng có những qui định riêng mà các thành viên trong dòng họ buộc phải tuân theo, đặc biệt trong các nghỉ lễ và kiêng cữ Nam giới Hmông đến tuổi trưởng thành phải
biết thực hiện các nghỉ lễ và kiêng cữ này và nó trở thành quy ước, nếp sống trong
dong họ
Trang 35trái đất khô hạn, giữa mặt đất và trên trời có một con đường nối với nhau Một
hôm, có một con khi lên trời nhìn thấy 9 cái chảo đựng nước của nhà trời Thích
quá nó nhảy từ chảo này sang chảo khác làm cho nước đổ xuống trần gian gây nên nạn hồng thủy Nước ngập trắng mặt đất làm cho con người và cỏ cây chết hết Có hai chị em nhà nọ chui vào một cái trống, nước dâng lên đến đâu trống nỗi lên đến đó nên thoát chết Khi nước cạn hai chị em chui ra khỏi trống, thấy trên mặt đất chẳng còn ai Người em liễn bảo chị, nếu chị em mình không lấy nhau thì trái đất chẳng còn ai nữa Người chị không đồi é
định thì chị em ta mỗi người đứng trên một quả núi, cằm một nửa cái cối xay bằng
\g ý và ra điều kiệt
đây là duyên trời
đá lăn xuống vực Nếu hai nửa cối xay đó úp vào nhau thì chúng ta thành vợ chồng Sau đó hai chị em làm đúng như vậy, quả nhiên hải nửa cối xay úp vào với nhau Lúc này người chị mới đồng ý lấy người em làm chồng
Sau một thời gian sinh sống, họ sinh ra được một bọc thịt Họ định mang vứt
đi, nhưng ông trời mới bảo hai người cắt bọc thịt ra thành I2 miếng, vứt ra 12 nơi
xunh quanh nhà Hai vợ chồng làm đúng như vậy Sáng hôm sau khi tỉnh day ho
thấy từ chỗ mỗi miếng thịt đó mọc lên một ngôi nhà, trong đó có rất nhiều người
Vì đông quá hai chị em không biết đặt tên cho những người đó là gì Bàn mãi sau
họ mới quyết định: người nào sinh ra ở đâu thì lấy chỗ đó làm họ Do vậy, người ở chỗ cây đảo thì gọi là họ Thảo, chỗ cây mận thì gọi là họ Lý, chỗ chuồng dê gọi là họ Giảng, chỗ chuồng ngựa thì gọi là Mùa Thèn (thùng), Cư (trống), Vàng, Sùng, Sông, Lù, Chấu, Hạng các họ người Hmông ra đời từ đó
1.2.3 Cơ cấu tỗ chức và hoạt động
“Tổ chức dòng họ là cở sở của tô chức xã hội truyền thống ở người Hmông
Trong điều kiện xã hội người Hmông bị phân tán không có một tổ chức chỉ dao
Trang 36của người Hmông còn có tàn dư của xã hội
tộc, cơ sở kinh tế - xã hội của chế
độ công xã nguyên thủy xưa kia Người Hmông gọi dòng ho là Xénhx va tính dong
họ theo hệ cha (pénh chudc) Trong mỗi dòng họ lại chia ra thành các chỉ cảnh khác nhau Trưởng họ “Trưởng chỉ “Trưởng chỉ Trưởng chỉ (Các thành | [ Cácthành | [ Các thành | [ Các thành | [ Cácthành | [ Các thành viên tong | | viên tong | | viênưong | | viéntrong | | viéntrong | | viên trong chi ho chi ho chi ho chi bo chi ho chi ho
Sơ đồ 01: Hệ thống thân tộc trong dòng họ
Trang 37Trưởng họ (Ua thơy) ` + Người cầm quyền i ma (Chox daz) }#——
! Bà cô, ông cậu
Bic cha, chit (Punhang) | “Các thành viên nam trong dòng ho
Sơ đồ 02: 7ổ chức hoạt động của dòng họ
Người đứng đầu mỗi dòng họ là người trưởng họ Uø ¿høx Trưởng họ là những người được dòng họ bầu ra, không có tính chất cha truyền con nói, không nhất thiết phải là người nhiều tuổi nhất hoặc phải là ngành trưởng trong dòng họ
như nhiều dân tộc khác
Trưởng họ thường là những người đứng tuôi, am hiểu tục lệ, cách thức
cúng ma, hiểu biết phong tục tập quán của dân tộc, thông thạo luật tục, giỏi
biện luận, thẳng thắn, hết lòng vì quyền lợi của dòng họ, được các thành viên
trong họ kính trọng Trưởng họ là người giải quyết các công việc trong dòng họ, thay mặt đồng họ đối ngoại sau khi đã được các thành viên trong dòng họ thống nhất
Khi có các mâu thuẫn xảy ra giữa các dòng họ thì những người trưởng họ phải gặp nhau trước để tìm cách giải quyết Thông thường, cách giải quyết tốt nhất là hòa giải, tránh gây thi hin giữa các dòng họ Nếu giữa các họ
Trang 38Bên cạnh trưởng họ thì người cầm quyền ma (chox đá: cũng giữ một vị
trí quan trọng trong dòng họ Người cầm quyền ma là người hiểu biết nghỉ lễ,
cách thức làm ma của dòng họ Có những trường hợp người đứng đầu dòng họ lại là người có uy tín trong việc làm ma thì họ nghiễm nhiên trở thành người kiêm cả hai chức năng hành chính và nghỉ lễ tôn giáo của dòng họ
Những bậc cha chú trong dòng họ là những người đàn ông đã đứng tuổi,
từng trải có nhiều hiểu biết phong tục, xã hội và kinh nghiệm sản xuất khi cần giải quyết những vấn đề quan trọng trong dòng họ cũng như đối ngoại thì trưởng họ mời những người này đến để bản bạc, tìm cách giải quyết Bậc cha chú có
quyền giám sát việc làm của trưởng họ và tham mưu cho ông trong những công việc của dòng họ
Ngoài trưởng họ có vai trò và trách nhiệm lớn trong dòng họ thì ông cậu,
bà cô (Pw nhăngx) cũng có uy tín và vai trò nhất định trong quan hệ huyết thống
của người Hmông Bà cô là người thực hiện trách nhiệm giám sát công việc của
trưởng họ, người cằm quyền ma và các thành viên trong dòng họ về vấn để thực hiện quy định, luật tục của công đồng dòng họ.Bà cô là người có ý kiến quyết
định trong việc hôn nhân của các thành viên trong dòng họ, đặc biệt bà cô có thể đưa ra những quyết định liên quan đến việc sửa đổi nghỉ thức làm ma của dòng
họ khi thấy đó là điều cần thiết
Như vậy, về cơ sở quan hệ trong tổ chức dòng họ của người Hmông mang nặng tính huyết thống, không phụ thuộc vào chính quyền nhà nước, giữa các
thành viên trong đông họ có quan hệ mật thiết với nhau Khi xảy ra mẫu thuẫn
trong dòng họ hay giữa các dòng họ với nhau, những người trong tô chức dòng họ sẽ bàn bạc cách xử lý và đưa ra quyết định trước toàn thể dòng họ
Trang 39mang tính dân chủ và mọi thành viên trong dòng họ đều chấp nhận, thực hiện một cách tự nguyện Trong bối cảnh xã hội truyền thống của người Hmông, tổ
chức dòng họ thực sự là một bộ máy tự quản hữu hiệu, nó không chỉ đám bảo
chức năng quản lý mà còn là chất keo tạo nên sự cố kết của những người trong
dòng họ
Tiểu kết
Trong sự phát triển không ngừng hiện nay, văn hoá - kinh tế - xã hội tộc
người Hmông đã có những chuyển biến nhất định Họ đã dần thích nghỉ với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ vào sản xuất kinh tế đạt được
năng suất nhất định trong gieo trồng: như sử dụng giống ngô lai tăng năng suất, các
loại phân bón hóa học Về cơ bản đồng bào vẫn duy trì hoạt động kinh tế truyền thống là sản xuất nông nghiệp kết hợp với chăn nuôi và tiểu thủ công nghiệp
Canh tác nông nghiệp truyền thống ở đây mang tính chất kinh nghiệm, phụ thuộc
vào thiên nhiên và tự cung tự cấp Những kinh nghiệm sản xuất và chăn nuôi đều được truyền từ đời này sang đời khác Cách thức canh tác chủ yếu được tiến hành bằng lao động thủ công thô sơ như: cuốc, xẻng, đao, rìu Đồng bào đã tận dụng
sức kéo của trâu, bò vào việc canh tác Bên cạnh đó, nhiều giá trị văn hoá tộc
người vẫn được lưu giữ, một số những nghỉ thức, nghỉ lễ vẫn còn được tổ chức
(cúng tổ tiên, thờ cúng dòng họ, thờ cúng ma nhà ) Tuy nhiên, các hình thức văn hoá tộc người này đang bị đe doạ trước những nguy cơ về sự giao thoa văn hoá
Trang 40CHƯƠNG 2
NHUNG BIEU HIEN TRONG NGHI LẺ THỜ CỨNG DÒNG HỌ CUA NGUOI HMONG Ở XÃ CHIÈNG HẠC
Người Hmông ở Chiềng Hặc quan niệm rằng: Trong cơ thể mỗi con người
máu là quan trọng nhất Máu làm cho con người khoẻ mạnh, sinh sôi nảy nở, chất
lượng cuộc sống ngày càng cao là do máu tốt Máu tốt là do những con ma tốt của máu điều hành Vì vậy phải cắt giữ máu tốt như báu vật Và ngược lại cũng có máu xấu do ma xấu thâm nhập, làm cho con người yếu đuối khi cơ thể bị chảy máu, hay có sự cố chảy nhiều máu, con người có thê chết hoặc có thê làm những điều xấu
Truyền thuyết kẻ lại rằng: Dòng họ Mùa xưa có một người bị chết do không biết giữ máu tốt để cắt đi, dọn máu xấu ra ngoài cơ thể, nên khi đi làm nương, không may bị đao rơi vào chân, máu chảy nhiều không cứu được và dẫn đến cái chết
Vi vay, dong ho Miia nhánh người Hmông trắng đã tổ chức lễ Ua nếnh xáu xú (lễ cúng dọn giữ máu) - một nghỉ lễ thờ cúng dòng họ để cho con cháu trong họ tộc khoẻ mạnh hơn, máu tốt sẽ sinh sôi trong mỗi con người và gắn chặt tình đoàn kết toàn thê dòng họ Khi làm nghỉ lễ này, họ tin rằng sẽ đón nhận được những phúc lộc, loại bỏ, trừ tránh những ma xấu thâm nhập mỗi cơ thể, mỗi gia đình và
toàn thể dòng ho
Cho nên, hàng năm các thành viên trong dòng họ Mùa đã đứng ra chăm lo
cho họ tộc mình bằng cách làm nghỉ lễ thờ cúng dòng họ Uø nénh xâu xú để dọn
máu, giữ máu Người Hmông ở day tin rằng khi đã làm xong nghỉ lễ thờ cúng ding
ho mà ai còn mắc phải điều xấu là do chính họ làm ra, chứ không phải do dòng họ,
gia đình, cha mẹ dé lại Chính vì tin vào lẽ đó nên hàng năm dòng họ Mùa đều làm