Đề tài Múa dân gian Thái trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng (khảo sát ở xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) giới thiệu tổng quan về văn hóa tộc người Thái ở xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Trình bày nội dung và vai trò của múa dân gian Thái trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Phân tích sự biến đổi và vấn đề bảo tồn múa dân gian Thái ở xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Trang 1
BỘ VĂN HÓA, THÊ THAO VÀ DU LỊ BỘ GIÁO DỤC VÀ DAO TAO TRUONG DAI HQC VAN HOA HA NOL
vo TH] MY Li
MUA DAN GIAN THAI
TRONG SINH HOAT VAN HOA CONG DONG
(KHAO SAT Ở XÃ MUONG SANG, HUYEN MOC CHAU, TINH SON LA)
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
HÀ NỘI - 2016
Trang 2
TRUONG DAL HQC VAN HOA HA NOL
VŨ THỊ MỸ LIÊN
MÚA DÂN GIAN THÁI
TRONG SINH HOAT VAN HOA CONG DON
(KHAO SAT Ở XÃ MUONG SANG, HUYEN MOC CHAU, TINH SON LA)
Chuyên ngành: Vain héa hoc
Mã số: 60310640
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.NSND LÊ NGỌC CANH
HÀ NỘI - 2016
Trang 3
BỘ VĂN HÓA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH BQ GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAL HQC VAN HOA HA NOL
VU TH] MY LIÊN
MUA DAN GIAN THAI
TRONG SINH HOAT VAN HOA CONG DONG
Trang 4
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng, dẫn khoa học của GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh Những nội dung trình bảy trong, luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai công bố dưới bắt kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tải liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghỉ nguồn tải liệu tham khảo đúng quy định Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2016
Tác giả luận văn
Trang 5
LOI CAM DOAN
MUC LUC 1
DANH MUC CAC CHU VIET TAT 3
MO DAU 4
Chương I: TÔNG QUAN VĂN HÓA TỘC NGƯỜI THÁI Ở XÃ
MƯỜNG SANG, HUYỆN MỘC CHÂU, TÍNH SƠN LA "H
1.1.Cơ sở lý luận và các khái niệm liên quan HH
1.1.1 Khái niệm múa "
1.1.2 Khái niệm múa dân gian ul
1.1.3 Khái niệm sinh hoạt cộng đồng ul
1.2.Khái lược về xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tinh Sơn La 11
1.2.1 Vị trí địa lý ¬ see HL
1.2.2 Nguồn gốc tộc người 13
1.2.3 Tình hình kinh tế, văn hóa xã hội 14
1.3.Môi trường nảy sinh nghệ thuật múa 19
1.3.1 Môi trường tự nhiên m
1.3.2 Môi trường lao động : seo 19
1.3.3 Môi trường xã hội 20
1.3.4 Môi trường văn hóa 11c 21 1.1.Các loại hình nghệ thuật 2 1.1 Âm nhạc 2 1.3.5 Ca hát 25 1.3.6 Mĩ thuật sen " 28 1.4.Đặc điểm của múa dân gian “Thái 33 1.4.1 Đặc điểm nhún nẫy 33
1.4.2 Đặc điểm bat, hat, nay : 34
1.4.3 Đặc điểm mềm mại uyên chuyén a " 34
1.4.4, Đặc điểm phong cách múa 35
“Tiểu kết chương 1 35
Chương 2: NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CỦA MÚA DÂN GIAN THÁI
TRONG SINH HOAT VAN HOA CONG DONG 37
2.1.Hệ thống múa dân gian Thái 37
2.1.1 Múa đạo cụ khăn 37
2.12 Múa đạo cụ nón eons oe 38
2.1.3 Múa đạo cụ nhạc 38
2.1.4 Múa đạo cụ khăn quạt 39
2.1.5 Múa đạo cụ đài 39
Trang 6
2.3.1 Vai trò của múa dân gian trong sinh hoạt 4 2.3.2 Vai trò của múa đân gian trong tín ngưỡng soon 48
2.3.3 Vai trò của múa dân gian ễ, 50
2.4.Giá trị của múa 52
2.4.1 Gia tri van héa 52
2.4.2 Giá trị xã hội 53
2.4.3 Giá trị thắm mỹ " - 94
2.4.4 Gia tri sing tao nghệ thuật 55
2.5.Nghệ thuật múa Thái dưới góc độ văn hóa học S6 2.5.1 Nghệ thuật múa Thái một thành tố văn hóa học 5 2.5.2 Nghệ thuật múa Thái hàm chứa chức năng văn hóa sọ 2.5.3, Ban sắc văn hóa của nghệ thuật múa Thái 61 “Tiểu kết chương 2 6 Chương 3: SỰ BIẾN ĐÔI VÀ VẤN ĐÈ BẢO TON MUA DAN GIAN THÁI 65 3.1.Sự biến đổi của múa dân gian Thái trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng 65
3.1.1 Biến đổi văn hóa : 65
3.1.2 Biểu hiện của biế úa dâ a 66
3.1.3 Nguyên nhân biến đôi ssn 74
3.1.4 Đánh giá sự biến dé 7
3.2.Bảo tồn múa dân gi ái trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng 82 3.2.1 Bảo tồn kết hợp yếu tố bản sắc dân tộc và hiện đại trong múa dân
gian Thai - 82
3.2.2 Một số giải pháp bảo tôn §5
3.3.Phát huy nghệ thuật múa dân gian Thái trong sinh hoạt văn hóa
cộng đồng hiện nay - - 88
3.3.1 Huấn luyện múa 88
3.3.2 Biên đạo múa : on)
3.3.3 Diễn viên múa 9
Trang 7
Gs: Giáo sư
i Hình
Trang 8Việt Nam là đất nước nghìn năm văn hiến, trên dải đất hình chữ S có hơn 54 dân tộc anh em sinh sống, mỗi tộc người có những giá trị, sắc thái văn hóa riêng, đặc sắc của từng dân tộc Tộc người thiểu số nước ta sống phần lớn ở miền núi, trung du, ven biên và đồng bằng Nam Bộ Trong đó phải kẻ đến tộc người Thái, tộc người Thái mang trong mình những giá trị truyền thống riêng biệt, chính nét riêng biệt ấy đã tạo nên bức tranh văn hóa nghệ thuật Việt Nam phong phú, đa đạng
Từ xa xưa, tộc người Thái vốn có đời sống văn hóa tỉnh thần phong phú, đậm bản sắc văn hóa Múa là một thành tố, một nét văn hóa mang tính đặc thù, nghệ thuật múa tộc người Thái có tính hệ thống và được hoàn thiện một cách chuyên nghiệp mang tính nghệ thuật Các điệu múa của tộc người Thái thể hiện tâm tư tình cảm, ước mơ khát vọng của con người muốn vươn tới một cuộc sống tốt đẹp Múa dân gian Thái có vai trò và giá trị trong mọi lĩnh vực sinh hoạt văn hóa đời sống của toàn cộng đồng, trong đó có múa tộc người Thái ở xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Múa dân gian Thái đã có nhiều công trình, nhiều chuyên để nghiên cứu có giá trị đã được công bố Song chuyên đẻ, chuyên sâu về các lĩnh vực múa dân gian Thái ở xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La chưa có công trình nào đề cập Lĩnh vực này đã và đang hiện diện trong sinh hoạt văn hóa công đồng cần được nghiên cứu cơ bản và phát huy
Trang 9học, Dân tộc học tìm hiểu và nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, trong đó phải kể đến những công trình nghiên cứu có giá trị đã được công bố sau
+ Giáo trình múa dân tộc Thái, Phùng Hồng Qùy - Trần Đức Viễn (1994)
+ Di sản múa dân gian vùng Tây Bắc Bùi Chí Thanh (1998) + Đại cương nghệ thuật múa, Lê Ngọc Canh (2001)
+ Múa tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Lê Ngọc Canh (1997) + 100 điệu múa truyền thống Việt Nam, Lê Ngọc Canh + Múa dân gian các dân tộc Việt Nam, Lâm Tơ Lộc + Xưe Thái, Lâm Tô Lộc (1985)
NGND Phùng Hồng Quỳ và NGUT Trần Đức Viễn trong “Giáo trình múa dân tộc Thái” đã khái quát nghệ thuật múa dân tộc Thái thành 2 phần, phần 1 khái quát về dân tộc Thái và nghệ thuật múa dân tộc Thái Phần 2 yếu lĩnh động tác múa dân tộc Thái với 50 động tác cơ bản Hệ thống múa dân tộc Thái được sưu tầm từ năm 1958 và được sử dụng giảng dạy hơn 50 năm tại các trường văn hóa nghệ thuật Các động tác được mô tả thực hiện chuẩn xác, rõ nét mang phong cách đặc trưng văn hóa Thái
Trang 10múa trong Kin pang then của người Thái gần gũi với múa then của người Tay, múa dân tộc Thái là biểu hiện của văn hóa Thái, sự kết tỉnh văn hóa của dân
dan toc Thi
truyền thống âm nhạc và múa của họ Cuốn sách này nói về sự ra đời của
tộc Một tác phẩm có giá trị khác đó là '*Xòe Thái' rất tự hào về
những điệu xòe, sự khác nhau của những điệu xỏe (múa nón, múa sap, mia quat ) Vé tín ngưỡng và phong tục tập quán của người Thái đã có những chuyên khảo của các nhà dân tộc học Cuốn sách này đẻ cập đến mối quan hệ giữa phong tục và sinh hoạt múa của đồng bào Thái, ví dụ như hệ thống múa lễ thức múa: Chầu pô Nả lang, Quát bó héo, Tủm xoong tơ, nghệ thuật múa Thái trải qua nhiều giai đoạn và không ngừng phát triển, văn hóa tộc người Thái là nền tảng cho nghệ thuật múa Thái ngày càng thăng hoa
Những công trình nghiên cứu trên cho thấy, nghệ thuật múa Thái được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, kho tư liệu về múa dân gian Thái phong phú chất chứa những giá trị văn hóa truyền thống giàu bản sắ
tộc người Là cơ sở quan trọng đối với đề tài này Song, cho đến nay chưa có một công trình nào để cập, nghiên cứu về múa dân gian Thái trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng (khảo sát ở xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tinh Thai ở Sơn La) Bởi vậy nội dung này được tác giả lựa chọn thực hiện làm luận văn tốt nghiệp
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
~ Tìm hiểu đặc điểm môi trường tự nhiên, văn hóa, xã hội dẫn tới sự hình thành múa dân gian Thái
Trang 11hoạt văn hóa cộng đồng
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu và khảo sát thực trạng múa dân gian Thái trong sinh hoạt
văn hóa cộng đồng
- Chỉ ra nguyên nhân biển đổi múa dân gian Thái
- Định hướng vào quá trình bảo tồn va phát huy những giá trị văn hóa ‘Thai truyền thống trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
- Chủ trương đường lối của Dang va Nha nước, về văn hóa văn nghệ
nhằm đạt được mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc - Tải liệu nghiên cứu về người Thái ở Sơn La
- Tai liệu nghiên cứu và các bài viết về múa dân gian Thái 4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, luận văn này sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
~ - Phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp - Khao sat, phỏng vấn, điều tra xã hội học
-_ So sánh, đối chiếu - Khao ta, quy nạp
Trang 12Luận văn nghiên cứu những đặc điểm giá trị của các loại hình múa dân gian Thái và sự biến đổi Trọng tâm của luận văn là nghiên cứu về Múa dân gian Thái trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
$2 Phạm vỉ nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là tộc người Thái ở xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
6 Những đóng góp của đề tài
“Chúng tôi mong muốn đề tài đạt được ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau: 6.1 Từ diện mạo văn hóa truyền thống của người Thái thâm định và quy nạp mang tính lý luận những đặc điểm và giá trị văn hóa - nghệ thuật múa dân gian Thái trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Thái ở Sơn La
6.2 Tìm và phân tích nguyên nhân biến đổi múa dân gian Thái
6.3 Kiểm nghiệm những kết quả ứng dụng vào thực tiễn trong việc xây dựng tác phâm có nguồn gốc múa dân gian Thái trên sân khấu chuyên nghiệp, múa trong lễ hội, múa trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, những tác phâm múa trong công chúng thời đại mới
6.4 Đưa ra những phương pháp bảo tồn, phát huy nghệ thuật múa dân gian Thái trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng hiện nay
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan văn hóa tộc người Thái ở xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tinh Son La
Chương 2: Nội dung và Vai trò của múa dân gian Thái trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Trang 13Phía bắc giáp với xã Chiềng Hắc và phía nam giáp xã Chiềng Sơn, phía tây giáp Chiéng Khita, phía đông giáp xã Đông Sang và thị trấn Mộc Châu [47]
Địa hình phức tạp bị chia cắt bởi các dãy núi, có các khe, dâng dẫn nước tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
Xã Mường Sang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khí hậu á nhiệt đới Nhiệt độ trung bình của xa la 21,5" Nong tir tháng 5 đến tháng 9 Lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 Lượng mưa trung bình 1.559,9 mm/năm Có những năm sương mù, sương muối, mưa đá, rét đậm, rét hại Nguồn nước phục vụ dân sinh và sản xuất chủ yếu là nước mặt và nước ngắm [47],
Fài nguyên nước chủ yếu là nguồn nước từ các bó: bó Ún, bó Ban, bó
Liếp, bó Đuốn, bó Liu, bó Muống đỗ vảo suối và nguồn nước ngầm được khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
'Các loại đất khác diện tích khoảng 2.917 ha Hầu hết các loại đất ở xã Mường Sang có độ dày tầng đất khá, rất phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp như chè và các loại cây ăn quả, rau mầu
Khoáng sản của xã Mường Sang chưa được thăm dò, khảo sát đầy đủ song nhìn chung xã Mường Sang nghèo về khoáng sản, trên địa bàn chỉ có một số điểm khai thác đá, cát sỏi và đất sét chủ yếu để sản xuất gạch ngói
phục vụ nhu cầu sinh hoạt trên địa bàn xã với trừ lượng không lớn nên khả
năng đầu tư khai thác quy mô lớn bị hạn chế Thực vật tự nhiên có một số loại cây như sến, bách xanh, nghiền, đinh hương Động vật hoang dã có hoẵng,, nhím, lợn rừng
Trang 14có dãy núi Sam Sao là một vị trí ranh giới giữa Mường Sang - Chiềng Khừa, Mường Sang - Lóng Sập Có hang Co Băn, hang Tà Hừa, hang Bó Chọm, hang Võng Có thác Dải Yếm đã được tỉnh công nhận là danh lam thắng cảnh năm 2012 Suối Sặp được bắt nguồn từ bản Bó Sập xã Lóng Sập chảy qua xã
ng Sơn qua Mường Sang có chiều dài 15km, xuống huyện Yên Châu và đỗ về Sông Đà
1.2.2 Nguồn gốc tộc người
Tộc người Thái di cư vào Việt Nam từ rất sớm, là một trong những cộng đồng tộc người đông nhất sinh sống ở Sơn La Tộc người Thái ở đây
chiếm 54% dân số toàn tỉnh Trong đó có nhóm Thái đen (Tay Dam), Thai trắng (Tay Khao) Về ngôn ngữ người Thái thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái
Tộc người Thái còn gọi là Tay Khao (tring) dam (den) Tay Mười, Tày Thanh (Man Thanh), hàng Tổng (Tày Mường), Pu Thay, Thổ Đà Bắc Nguồn gí
Tay, Nang Di cur sang Vigt Nam tir thé : Bách Việt, gồm với nhóm Choang (tráng),
ÿ VII - XIII, trung tâm là Mường Theng (Điện Biên), từ đây họ tỏa đi Lào, Thái Lan, bang Shan (Myanma), đông bắc Án Độ cũng như ở Nam Việt Nam (gốc đi từ - xíp xoong păn na) [19]
Ở Việt Nam: Đời Lý 1067 có Ngưu Hồng (rắn hỗ mang - tô tem), chỉ người Thái vào triều Cống, sau 1280 dưới sự cai quản của triều Trần
Các thủ lĩnh Thái được gọi là “Phụ đạo” +_ Họ Đào cai quản các Châu Lai, Chỉ
+ Ho Cam cai tri Châu Phù Hoa (Phù Yên), Mai Sơn, Sơn La, Tuần Giáo, Châu Luân, Châu Ninh Biên
+ Ho Xa cai quản Châu Mộc + Ho Ha cai quản Châu Mai
Trang 15
+ Ho Bac ở Châu Thuận
+ Ho Hoang ở Châu Việt (Mường Vạt - Yên Châu) [19]
Dân số: 2009 có 1.550.423 người Thái (thứ 3 ở Việt Nam) có mặt khắp cả nước (Sơn La có 572.441 người chiếm 53,2% toàn tỉnh); Nghệ An 295.132 người, Thanh Hóa có 225.336 người, Điện Biên 186.270 người, Lai Châu 119.803 người, Yên Bái 53.104 người, Hòa Bình 31.386 người, Đắc Lắk 17.135 người, Đắk Nông
10.311 người [19]
Họ của người Thái: Bạc, Bế, Bua, Bum, Cà (Hà, Kha, Mài, Sa), Cằm, Châu, Chiêu, Déo, Điều, Điêu, Hà, Hoàng, Khằm, Leo, Léo, Lém, (Lam, Lim) Lý, Lò, (Lô, La), Lôc (Lụe), Lự, Lường, (Lương), Manh, Mè, Nam, Nong, Ngan, Ngưu, Nho, Nhật, Panh, Pha, Phia, phia, Quang (Hoang, Vang), Quang, Sam, Tạ, Tay, Tao (Đào), Tạo, Tong (Toong), Vang, Vi (Vi) Xa (Sa)
*Dân cư toàn xã hiện có 5.578 nhân khẩu với 1.420 hộ Tộc người đang sinh sống tại xã nhưng tộc người Thái là chủ yếu chiếm 63% dân tộc Kinh chiếm 36% tộc người Mường, Mông, Tày chiếm gần 1% dân số phân bối tương đối tập trung tại 12 bản tiểu khu”
1.2.3 Tình hình kinh tế, văn hóa xã hội
* Kinh tế
Tộc người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phao, đảo mương, bắc máng
lấy nước làm ruộng Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác Từng gia đình chăn nuôi gia súc, gia cằm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ ốm Sản phẩm nỗi tiếng của người Thái là vải thổ cảm, với những hoa văn
Trang 16Xã Mường Sang có tổng diện tích đất lâm nghiệp 4.798,55 ha Trong đó, rừng sản xuất 2.697,85 ha, rừng phòng hộ 2.100,70 ha Các loại lâm sản trong diện tích rừng tự nhiên có nhiều loại lâm sản có giá trị kinh tế cao như nghiến, trai, pơ mu, định hương Thu nhập từ lâm nghiệp của xã một số năm gần đây đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân
Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với đời sống người dân tộc Thái Xưa kia làm nông nghiệp cấy cày tộc người Thái còn thô sơ mộc mạc sử dụng sức trâu để cày kéo Tuy nhiên, ngày nay dân bản Thái đã phần nào có cơ hội được tiếp xúc và sử dụng những phương tiện kĩ thuật áp dụng vào những vụ mùa màng giúp cho công việc cày cấy nhanh gọn và mang đến những sự biến chuyên đáng kế đạt hiệu quả cao trong kinh tế nông nghiệp
Đặc thù kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp, tộc người Thái cũng chú
trọng việc chăn nuôi gia súc gia cầm ví như: trâu, bò, gà, vit, lon Mot mat phục vụ mùa mang dùng sức kéo trong nông vụ, mặt khác còn là nguồn cung cấp thịt cho người đân nơi đây Con Trâu là con hữu dụng bởi nó là vật tế thần (dùng để cúng ma Mường và tổ tiên) Trước đây, những đàn trâu được thả rông trên ruộng, trong thung lũng bản mường tộc người Thái Sau này tộc người Thái quanh năm mùa vụ vì thế việc thả rông trâu đã không còn nhằm
tránh bị phá hoại mùa màng
“Thiên nhiên ban tặng tộc người Thái sinh sống, cư trú là nơi các con suối nhỏ chảy hợp thành con suối lớn vi thé hệ thống mạng lưới sông suối diy đặc rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, tân dụng nguồn nước tưới
tiêu, tộc người Thái còn đánh cá bằng chài, bằng lưới đó là nguồn cung cấp
Trang 17
riêng Cùng với sự phát triển theo dòng lịch sử, tộc người Thái vẫn giữ
nguyên được dáng hồn văn hóa tộc người Lịch sử văn hóa ấy có sự giao thoa văn hóa, giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng tộc người này với cộng đồng tộc người khác
Tộc người Thái: chia vũ trụ thành 3 tầng theo một trục dọc Trên cùng là Mường Phạ (mường Trời), ở giữa là Mường Lùm (mường người thấp) và dưới cùng nữa là lòng đất là Mường bọoc đai (Mường của những người lùn sống trong lòng đất) Còn gọi Mường Pha và Mường Bôn nhằm chỉ thế giới ở trên đỉnh đầu - ngoài ra còn gọi là Mường Then (Mường của các Then = thượng để, thần linh} [I9]
Xuống thấp hơn là Mường Then của các vị thần linh, còn tổ tiên của người Thái thi ở một cõi riêng khác: Nhóm Tây Thanh gọi là “đảm chảo”, còn nhóm Tày Dọ (đều ở Nghệ An) thì gọi là “Dim Pang” “Dim Chio"la noi tri ngụ của người chết theo các dòng họ khác nhau, rồi lại còn phân đăng cáp: Tầng lớp trên là cho các họ Lò Căm, Hủn Vi, Mừn Quang Tầng lớp mới là các họ bình dân như Quản Quang, Quản Lự (có 2 “đãm”:bậc giữa và bậc cuối) [19] 'Từ những quan niệm trên cộng đồng tộc người Thái đã hình thành cho mình những lễ nghỉ, nghỉ thức và tập tục riêng nhằm hướng đến một cuộc sống bình yên tươi tốt Tắt cả những lễ hội của tôc người Thái như: Lễ cầu
mưa; Lễ cúng thần bản, thần nước; Lễ cơm mới đều được tô chức tiền hành trang trọng và định ky
Trang 181.3 Môi trường nảy sinh nghệ thuật múa
Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Các cộng đồng chủ thê văn
hóa tổn tại trong quan hệ với hai loại môi trường tự nhiên và xã hội Với mỗi loại
môi trường con người đều có cách ứng xử phù hợp [49, tr.16-17]
Nghệ thuật múa dân gian Thái được nảy sinh từ nhu cầu cuộc sống của công đồng tộc người, có mối quan hệ gắn bó khăng khít với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội Những môi trường đó là cơ sở cho nghệ thuật múa náy sinh và là mạch nguồn sáng tạo vô tận
1.3.1 Môi trường tự nhiên
Do địa hình Sơn La đổi núi cao nguyên thác địa chất chủ yếu là núi cao rừng thắm, khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng nóng Khung cảnh núi non hùng vĩ trùng điệp, non xanh nước biếc, ruộng bậc thang chạy dài uốn lượn như những con sóng biếc đuổi nhau, bốn mùa hoa lá khoe sắc trong nắng thiên nhiên những yếu tố sắc nét của văn hóa vùng miền ấy đã tác động mạnh mẽ đến những cử chỉ, thao tác, điệu bộ vào trong sinh hoạt đời sống một cách uyén chuyển, phù hợp, nhẹ nhàng nhưng không kém phần nhanh nhẹn linh hoạt, khỏe mạnh Tính chất đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật múa dân gian Thái, có thể kể đến những điệu múa thể hiện tính chất của tộc người Thái như: múa khăn, múa quạt, múa nón, Chính môi trường tự nhiên đó còn tác động đến tư duy sáng tạo ra điệu múa vượt thác, múa chèo thuyên những điệu múa đó đều mang bản sắc văn hóa tộc người Thái
1.3.2 Môi trường lao động
Môi trường lao động có tác dụng quyết định về mặt nội dung của múa dân gian Thái Tộc người Thái có nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp là chủ yếu, họ sống bằng trồng trọt cây lúa là trung tâm, chăn nuôi gia súc gia
Trang 19múa, múa của tộc người Thái có nội dung về săn bắn, hái lượm, thể hiện sức déo dai, tinh cần cù chịu thương chịu khó của tộc người Thái dựa vào thiên
nhiên để kiếm sống Công việc thường ngày là đi phát nương, cấy lúa, chọc lỗ
tra hạt, dệt vải, tưởng như đơn giản nhưng cũng được tộc người Thái sáng tạo
ra nhiều động tác múa vô cùng sinh động Điều kiện kinh tế đã quyết định sự
phát triển của nghệ thuật múa dân gian Thái nói riêng cũng như các tộc người khác nói chung Điều đó phản ánh cuộc sống cộng đồng tộc người Thái 1.3.3 Môi trường xã hội
Đất nước ta đã trải qua bao thăng trầm lịch sử, phong kiến, chiến tranh Đầu thiên niên kỷ II sau công nguyên, xã hội Thái là xã hội phong kiến Khi
Pháp sang, mang tính chất nửa phong kiến Chúa đắt thâu tóm nhằm phục vụ cho triều đình phong kiến Sự phân biệt rõ về chế độ ruộng đất và quan hệ ruộng đất là Chúa đất thống trị, nông dân tự do, gia nô Trong thời kỳ Pháp thuộc múa dân gian Thái phát triển phục vụ tầng lớp quý tộc, sau này kháng chiến chống Pháp nghệ thuật múa dân gian Thái phục vụ cho các chiến sĩ tham gia giải phóng đất nước Ngày nay, thời đại hòa bình nghệ thuật múa dân gian Thái tiếp tục sự nghiệp phát triển và tham gia phục vụ vào mọi mặt của cuộc sống
'Từ những đặc điểm trên, những yếu tố cơ bản đó là nơi ươm mắm cho nghệ thuật múa dân gian Thái ở xã Mường Sang nảy sinh và từng bước phát triển nở rộ Văn hóa tộc người Thái mang tính bản địa sâu sắc, phong tục tập quán tộc người Nét văn hóa mang tính cộng đồng, bản sắc tộc người Qua những điệu múa nhẹ nhàng đã thể hiện đậm nét về nơi cư trú của tộc người Thái, vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Nền kinh tế nông nghiệp cũng được tộc người Thái vận dụng một cách sáng tạo vào những điệu múa làm lay động lòng người Môi trường văn hóa, xã hội đóng vai trò thiết yếu cho sự hình
Trang 20người Thái, truyện thơ, quan niệm sống được tộc người Thái lồng vào
những động tác múa, thổi hồn tộc người vào lời ca tiếng hát Môi trường là
tiễn đề cho sự nghiệp phát triển múa dân gian Thái và văn hóa tộc người Thái không chỉ trong phạm vi khối cộng đồng các dân tộc Việt Nam mà còn quảng bá hình ảnh với bạn bè quốc tế, đó là niềm tự hào bản sắc văn hóa dân tộc 1.3.4 Môi trường văn hóa
Như đã đề cập trên, tộc người Thái vốn có truyền thống văn hóa lâu đời, văn hoc dan gian là một bộ phận văn học đáng kể của văn hóa Thái, thơ ca, mừng nhà mới, trong lao động sản xuất Tác phẩm nỗi tiếng “Xóng chụ
xôn xao”, *Khun Lú - nàng Ủa” là tác phẩm đặc sắc của tộc người Thái *Khắp” là một loại hát phổ biến của tộc người Thái là di sản văn hóa Việt Nam Tộc người Thái có rất nhiều lễ hội lớn nhỏ khác nhau, mang những
thông điệp khác nhau, có thể nói đến lễ hội như:
Lễ hội Sên Mường là một trong hai lễ hội lớn nhất của cộng đồng tộc người Thái Hàng năm vào đầu xuân, chúa đất cùng toàn thể bản Mường lại tô
chức lễ cúng trời, đắt, thần linh, tổ tiên, các đòng họ chúa và dân Mường cầu mong cuộc sống bình yên, hạnh phúc Thực chất lễ hội Sên Mường nhằm củng cỗ khối cộng đồng toàn Mường, cũng như khẳng định quyền thống trị của quí tộc Thái Múa được diễn ra hết sức tự nhiên trong lễ hội, không theo một khuôn mẫu hay một quy chuẫn nhất định, thành phần tham gia rất đa dạng từ từ già trẻ, gái trai đều hưởng ứng vào những điệu múa, múa còn đan xen vào những trò diễn xướng khác
là
Trang 21
hình đáng nhỏ nhắn, chỉ khoảng bảy em Nhìn kiểu dáng bề ngoài cho rằng chiếc đàn môi được sản xuất bằng máy móc công nghiệp thực chất, chiếc đàn được làm hoàn toàn do đôi tay của những thợ thủ công Chỉ những thợ kéo tay mới có thể rèn được chiếc đàn môi dù nó rất nhỏ [49]
Đàn môi được sử dụng dé giao duyên, thổ lộ tâm tình Cái hay của lời tâm tình này là sự thầm kín, bởi âm sắc đàn môi gần gũi với giọng nói con người và đó lý do khiến ta như bị “bỏ bùa” bởi thứ nhạc cụ này
1.3.5 Ca hát
- Hệ thống bài hát: Dân ca Thái phản ánh quá trình chỉnh phục thiên nhiên, qua những chăng đường tích lũy những kinh nghiệm của cuộc sống qua đó ta thấy được tính cách cũng như tâm hồn của người Thái ~ Phân loại hát Bai hat tin Ngwong Lễ cầu mưa Lôông mương piêng kín chiêng bode Mạ lôông kín chạ lâu N6 ban bun bao ơi sao ơi! Dịch nghĩa:
Dân bản cầu mong, ông trời xuống đây
Ăn vườn hoa mạ, an tết cầu mưa
Uống rượu măng mọc Cho mưa xuống bản
Trang 22Bài hát sinh hoạt
Inh Ki oi Inh i oi
Sao noọng ởi
'Khắp núi rừng Tây Bắc sáng ngời Mùa xuân đến ngàn hoa hé cười Inh la oi
Sao noong oi [21, tr.25] Xòe Hoa
Biing bong bính bong ngân nga tiếng công vang vang Nghe tiếng chim reo vui rộn ràng
'Theo tiếng khẻn tiếng sáo vang lừng Tay nim tay ta cùng xòe hoa
Tay nim tay ta cùng xòe hoa
Trang 23Bé ơi ngủ cho ngoan Nào bé yêu
Ngủ đi em
Ru hời r hời [21, tr.34-35]
Vai trò của các loại hình nghệ thuật trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng Các loại hình nghệ thuật được sinh ra trong quá trình lao động của con người Con người lao động để mưu sinh và sáng tạo ra các loại hình nghệ thuật phục vụ đời sống tỉnh thần trong những ngày nông nhàn Những loại hình nghệ thuật đó không chỉ mang tính vui chơi, giải trí, nó còn thể hiện trình độ văn hóa của tộc người tri thức văn hóa dân gian Thể hiện phong cách, nét dep văn hóa qua từng loại hình nghệ thuật
Mỗi loại hình nghệ thuật được sáng tạo đều mang phong cách riêng, thể hiện tính nghệ thuật khi trình diễn Vai trò của loại hình đó có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa công đồng Ví dụ: điệu xòe của tộc người Thái có vai trò kết nối cộng đồng cùng nắm tay xòe, thể hiện lòng mến khách, tinh thần văn hóa quản chúng không phân biệt mọi tầng lớp Biểu hiện rõ âm nhạc đậm chat dân gian Thái, màu sắc truyền thống tộc người Thái
Âm nhạc là linh hồn của múa Hai loại hình nghệ thuật này có sự kết nối đồng điêu với nhau, tạo nên sự thăng hoa khi sáng tác nghệ thuật và biểu diễn Âm nhạc mang phong cách tộc người Thái kết hợp với múa dân gian Thai đó là sự tương tác, truyền cảm hứng sâu rộng và có vai trò sâu sắc trong, sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Hệ t
hoạt Hát tín ngưỡng thể hiện niềm tin của bản mường người Thái vào đắng sáng tạo ra mn lồi Ơng Then Những ca từ tỏ lòng thành kính, sự biết ơn
ng bài hát dân ca tộc người Thái, có hát tín ngường và hát sinh
Trang 24như khoe khung cảnh mùa xuân, lễ hội tưng bừng, những hình ảnh trò chơi dân
gian hiện ra trước mắt đón một mùa xuân mới đẩy hỉ vọng của bản mường
Mĩ thuật thê hiện sự tỉnh tế, khéo léo đức tính cần cù của tộc người Thái Không chỉ thêu dệt như ta thấy đó là nghệ thuật của văn hóa tộc người Vai trò của các loại hình nghệ thuật tham gia vào đời sống sinh hoạt văn hóa công đồng người Thái có sức ảnh hưởng to lớn Văn hóa Thái mang tính bản địa, phong cách khác biệt, hiệu quả truyền cảm hứng, thể hiện rõ giá trị bản sắc văn hóa tộc người
1.3.6 Mĩ thuật
Trong cuốn “Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi” của GS.TS Ngô Đức Thịnh chủ biên cho rằng:
Mĩ thuật trong dòng chảy văn hóa Việt Nam cũng như các ngành nghệ thuật khác đều là sản phẩm của quá trình tư duy sáng tạo của con người, để đúc kết thành những giá trị căn bản Hệ giá trị này là một hình thái cửa đời sống tỉnh thần, nó phản ánh đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tỉnh thần của con người dưới một hình thức đặc biệt thông qua hệ thống hình tượng, biểu tượng nghệ thuật [43, tr256]
- Họa tiết trang trí
Họa tiết điêu khắc gỗ, mây tre đan, họa tiết trên vải Họa tiết điêu khắc
gỗ thê hiện ở các họa tiết điêu khắc gỗ mang tên Khau Cút trên hai đầu hồi mái nhà sản của tộc người Thái Nhìn vào bộ trang trí có họa tiết điêu khắc có thể biết được vị trí xã hội của chủ nhà Họa tiết điêu khắc được tộc người Thái thể hiện trên khung, tắm chắn cửa số Các họa tiết trang trí trên mặt dụng cụ đỗ đựng
Trang 25
Giữ gìn nên văn hóa đẹp, nét độc đáo của nghề dệt vai trong đời sống, văn hoá của tộc người Thái ở việc truyền dạy cho thế hệ sau này Khi được khoảng 8 - 9 tuổi, bé gái đã bắt đầu đi nhặt bông trên nương, kéo sợi thành thạo, có xa riêng Những thành viên nữ lớn tuổi trong gia đình sẽ truyền thụ những kỹ thuật dệt, nghệ thuật tạo hình hoa văn trên vải Từ dệt trơn đến dệt hoa văn, từ dệt hoa văn đơn giản đến dệt các loại hoa văn phức tạp Theo thời gian cùng sự cần cù, chịu thương, chịu khó, kiến thức về nghề đệt và những đặc trưng trong quan niệm vẻ thẳm mĩ được tiếp nối, bảo lưu từ thế hệ này
sang thế hệ khác
1.4 Đặc điểm của múa dân gian Thái 1.4.1 Đặc điểm nhún nẫy
Trong múa dân gian của tộc người Thái, động tác chân làm chủ đạo, phần đầu gối nhún nhịp nhàng, mềm mại, không giật cục, có sự liên hoàn Khác với các dân tộc Mông, Khơ Me đó là đặc điểm riêng biệt tộc người Thai được biểu hiện ra bằng những động tác, dáng nét riêng
Múa dân gian Thái ít động tác có lực manh, nhanh, nhảy bật hay nhảy cao (bởi trang phục nữ mặc là váy dài ôm sát, ở nhà sàn), nhưng đặc trưng của tộc người Thái là cơ thể mềm mại vì thế họ đã tạo ra những động tác nhún khá độc đáo ví như: nhún mềm, nhún nhảy, lượn vòng, bước kiểng nhún,
bước đi lướt rất êm trôi
Múa dân gian hầu như nữ múa là chính, tính chất múa dân gian Thái uyễn chuyển nhưng không kém phần linh hoạt Từ đặc tính cơ bản trên đã tạo ra những đặc điểm về động tác như:
Trang 26- Nhin nay có kiểm soát chưa hết đà, đầu gối vẫn giữ độ nhún nhẹ (nhún xuống để lấy đà nẫy cao lên nhưng không nẫy hết vì sẽ bị giật cục)
- Bước nhẹ êm (có khi như lust),
~ Tay vung không hết đà, vẫn có khung tay tạo sự mềm mại cho động tác - Khi múa quì gối ngửa người, phần lưng không uốn nhiều vì sợ hở bụng (phụ nữ thái mặc áo cóm),
Động tác múa nam không nhiều chiến đấu
ít loại múa nam khỏe mang tính
Những điệu múa dân gian Thái có các động tác chân bước sệt và di chuyển nhẹ nhàng cũng bởi đặc thù kiến trúc nhà ở của tộc người Thái sống, trong nhà sản (trước đây hầu hết nhà sản lót bằng dat tre) khong thé đi lại mạnh chân, và trang phục của phụ nữ Thái là áo cóm và váy dài ôm sát người vì vậy từ những cử chỉ động tác ấy đã thấy rõ được sự nhẹ nhàng và kín đáo 1.4.2 Đặc điểm bật, hắt, nẫy
“Toàn bộ quá trình vận động trong múa dân gian Thái đã cho thấy những, động tác thể hiện rõ nét bật, hắt, nây Chính những vận động đó là đặc điểm của múa dân gian Thái Đặc điểm đó được thể hiện qua những hoạt động đầu, thân người, phần tay, chân trong khi múa quạt Bật, hất, nấy được phối hợp cùng một lúc với đầu, hắt, lắc kết hợp nhịp nhàng với nhau rất nhịp nhàng, trong quá trình biểu diễn múa
1.4.3 Đặc điểm mềm mại uyễn chuyển
Trang 27phần chân Nữ múa bước nhún, đi lướt êm phối hợp với múa tay tạo lên sự duyên dáng của người phụ nữ Thái e ấp mà tỉnh tế
'Có thể khẳng định chắc chắn rằng những đặc điểm trên biểu hiện bản chất thẩm mĩ, tư duy thẩm mĩ, đặc trưng riêng biệt, phong cách của tộc người Thái Hệ thống múa dân gian Thái - Nữ múa biểu diễn chủ yếu Trước đây, nam có múa, nhưng sau giải phóng không thấy có múa của nam, múa nam ít Múa dân gian Thái rất cuốn hút người xem bởi sự duyên dáng mém mai, uyén chuyển xuyên suốt các điệu múa và tạo được sự thân thiết, vui tươi, gắn bó cộng đồng tộc người
1.4.4 Đặc điểm phong cách múa
Hệ thống múa dân gian Thái là một hệ thống múa đặc sắc và đa dạng bởi nó mang vẻ đẹp văn hóa tộc người, văn hóa của nghệ thuật truyền thống Chúng ta có thể nhận biết được thái độ, ý thức, thâm mĩ trong lao động của người xưa Khơi dậy lại những hình ảnh trong chiến đấu, trong lao động sản xuất, trong các mối quan hệ xã hội, trong phong tục tập quán, trong đời sống tâm lĩnh được thể hiện trong múa dân gian có vị trí và ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hoá công đồng của tộc người Thái Múa dân gian còn là biểu hiện tri thức văn hoá của quan chúng nhân dân, biểu hiện bản chất múa của văn hoá tộc người Múa dân gian phản ánh sức sáng tạo, tài năng của nhân dân Ngoài ra, múa dân gian Thái còn có tác dụng thiết thực trong việc củng cố tình cảm và đời sống của tộc người Thai
Múa dân gian Thái ngày này đã biến đổi với âm nhạc tiết tấu nhanh, linh hoạt, đáng người múa thoải mái và khi múa đầu ngắng cao hơi nghiêng nhẹ để tạo sự duyên dáng của người phụ nữ Thái Với sự biến đổi ấy, múa dân gian Thái ngày này đã bắt nhịp với nhịp sóng thời đại
Trang 28Xã Mường Sang là nơi tộc người Thái tập trung sống đông nhất ở tỉnh Sơn La Mảnh đất thấm đậm nét văn hóa tiêu biểu của tộc người, nói đến tộc người Thái là nói đến nghệ thuật múa dân gian Thái đặc trưng mang văn hóa bản địa, xã hội Thái
Kinh tế tộc người Thái sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, người Thái hiển hòa, mảnh đất có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa lâu đời, là môi trường này sinh và nuôi dưỡng múa dân gian Thái đạt đến trình độ nghệ thuật
của cái đẹp
Điều kiện tự nhiên ở xã Mường Sang với tính chất khí hậu á nhiệt đới, nguồn nước có vai trò quan trọng trong sinh hoạt cũng như then chét trong sản xuất nông nghiệp của tộc người Thái Từ những điều kiện, đặc điểm tự nhiên đó đã tác động không nhỏ đến nghệ thuật múa dân gian Thái, điều đó được thé hiện rit r qua những điệu múa của tộc người Thái
Đời sống sinh hoạt văn hóa của tộc người Thái ở xã Mường Sang ngày được nâng cao Văn hóa tỉnh thần không thề thiếu sau những ngày mùa, nghệ thuật múa tham gia vào mọi mặt của đời sống xã hội tộc người Thái, múa trong lễ hội cầu mưa, múa trong mừng cơm mới, múa trong đám ma Có thể nói múa dân gian Thái có sự gắn bó chặt chẽ với đời sống sinh hoạt của tộc người Thái, là một phần không thể thiểu Múa dân gian Thái mang dấu ấn lịch
sử hình thành và phát triển của tộc người Thái, nét văn hóa đặc thù vùng
miền Những điệu múa đó thể hiện sự mong chờ, niềm tin vào cuộc sống yên bình, no đủ, mùa màng tươi tốt Nghệ thuật múa dân gian Thái có tính giáo
Trang 29Đặc điểm này thê hiện rất rõ trong sinh hoạt văn hoá dân gian ở bản mường tộc người Thái Những đều đó thể hiện tình cảm của con người, phản ánh giá
trị được lưu giữ và tồn tại có tính bền vững trong dân chúng Bài học đạo đức
được thể hiện qua múa dân gian có ý nghĩa giáo dục đối với các thế hệ; lòng yêu nước, cuộc sống tình nghĩa, tình yêu quê hương, thiên nhiên
Mặt khác trong quá trình phát triển nội tại của múa, tộc người Thái đã chủ động sàng lọc, bỗ sung và nâng cao không ngừng học hỏi, tiếp thu từ các nền văn hóa khác đã sáng tạo ra những điệu múa vô cùng điêu luyện, đặc sắc và tỉnh tế mang giá trị nghệ thuật sắc nét
Nghệ thuật múa là tiếng nói giải bày của con người, thể hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc của con người trong cuộc sống trong quá khứ cũng như trong hiện tại Mỗi điệu múa ẩn chứa mang theo sự hi vọng đẩy hứng khởi của tộc người Thái Niềm vui bản mường được mùa hân hoan nhưng cũng không quên tỏ lòng thành kính trước vị thần linh đã phù hộ cho họ có cuộc sống no đủ
2.2.2 Noi dung tư trồng
Nghệ thuật múa giáo dục con người thông qua con đường tỉnh cảm Từ xúc động, lay động về tình cảm con người liên hệ đến bản thân, tự giác nhận ra đúng, sai Nghệ thuật giáo dục con người không phải bằng biện pháp cưỡng bách, hành chính gò ép mà hoàn toản tự giác, thoải mái Bằng hình thức hấp dẫn vui tươi, cuốn hút Tác dụng giáo dục của nghệ thuật là lâu bền, từ từ nhưng vô cùng sâu sắc
Múa là một sinh hoạt nghệ thuật mang tính nhân văn sâu sắc vì nó hướng thiện, nó giúp con người hướng đến những điều tốt đẹp, có ý nghĩa với
cả cộng đồng Con người là trung tâm, sống chan hòa, nhân ái, biết sẻ chia với
Trang 30nhưng mỗi tộc người lại có phông văn hóa riêng vì thế cách thể hiện của mỗi công đồng đó khác nhau, mục đích hướng tới là giá trị chân - thiện - mỹ Thông qua các hoạt động múa nhằm chuyển tải văn hóa vùng miễn, văn hóa tộc người Những sản phẩm múa có tác động tích cực một cách hệ thống đến sự phát triển tỉnh thần, thể chất của con người làm cho con người dần có
thống phẩm chất và năng lực theo chuẩn mực nhất định mà con người da dé ra Mượn những hình ảnh múa, ngôn ngữ múa để nói văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ôn định là truyền thống văn hóa mà còn bằng cả những giá trị đang thịnh hành Các giá trị này tạo thành một hệ thống chuân mực con người hướng tới Vì vậy, múa không chỉ là một thành tố chứa chức năng văn hóa và văn hóa đóng vai trò quyết định trong
việc hình thành nhân cách con người, trong việc “trồng người” Nghệ thuật múa như quyện mình theo dòng chảy của văn hóa tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử mỗi dân tộc nói chung và tộc người Thái nói riêng Văn hóa được duy trì và phát triển bản sắc dân tộc, là cầu nối hữu nghị gắn bó các dân
tộc, gắn kết các thế hệ mai sau Văn hóa chính là nền tảng sức mạnh cho một
dân tộc hùng cường
Nghệ thuật múa làm thay đôi, nâng cao tư tưởng, quan điểm, nhận thức của con người theo chiều hướng tiến bộ hoặc cách mạng, giúp con người từ chỗ tán thành đến hành động theo lý tưởng nhân vật hoặc lý tưởng tác giả Hoặc bằng những hình tượng nghệ thuật sinh động, hắp di
, tác giả giúp con người phân biệt được tốt xấu, đúng sai, từ đó liên hệ đến mình và xác định cho mình một thái độ,
qua tác phẩm ôt lập trường nhất định theo những điều đã hấp thụ
Trang 31
“Trước hết, khuynh hướng tư tưởng của nghệ sĩ thể hiện ngay trong việc nhận thức và phản ánh hiện thực Tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm ý thức nghệ sĩ, là kết quả hoạt động có nhận thức của nghệ sĩ Qua tác phẩm, người sáng tác bao giờ cũng gửi gắm, ký thác, truyền đạt một cái gì đó cho người đọc Đó là lập trường quan điểm, tư tưởng, ý nghĩa và những lời giải đáp cùng những ước vọng của người sáng tác trước cuộc sống Điều gửi gắm đó rung động được lòng người thì giúp họ nhận thức được đúng đắn cuộc sống và khiến họ đi đến những suy nghĩ và hành động đúng
Nội dung tư tưởng khuynh hướng tuyên truyền, động viên và giáo dục
của tác phẩm từ các nhân vật điểm hình đại diện cho tư tưởng tác giả, thông qua tâm tư, suy nghĩ, triết lý sống của nhân vật được trình bày dưới dạng này, hay dạng khác
2.3 Vai trò của múa dân gian Thái trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng 2.3.1 Vai trò của múa dân gian trong sinh hoạt
'GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh đã viết Múa truyền thống: “Múa truyền thống là những điệu múa dân tộc qua nhiều thế hệ, qua nhiều tẳng lớp trong xã hội, kế tiếp nhau sáng tạo Những điệu múa ấy có từ thời xa xưa và những điệu múa ngày nay đều là múa truyền thống Múa truyền thống bao gồm các hình thái múa dân gian, tín ngưỡng, tôn giáo, cung đình và hiện đại” [5, tr.25-26]
Đồng bào tộc người Thái thích múa, vì vậy trong những dịp sinh hoạt Múa dân gian Thái có vai trò quan trọng bởi nó phản ánh mọi mặt sinh hoạt của
văn nghệ cộng đồng thì những điệu múa dân gian Thái không thể thi
cuộc sống tộc người Thái từ phong tục tập quan, lễ hội, nếp sống
Trang 32nghệ thuật múa là một thành tố của văn hóa, bởi múa dân gian dân tộc nhằm chỉ một cộng đồng tộc người, là tri thức, trí tuệ của nhân dân, được lưu truyền và sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng Nó tiêu biểu cho bản sắc văn hóa của từng cộng đồng, là cơ sở để phát triển hình thái múa khác
Múa dân gian Thái ở xã Mường Sang, Sơn La hàm chứa chức năng văn hóa trong sinh hoạt văn hóa công đồng, bởi đó là sự vun đắp, sáng tạo và tích lũy trong suốt quá trình lịch sử hình thành, phát triển của tộc người Thái ở Sơn La Lịch sử phát triển tộc người ấy đã tạo nên những nét văn hóa tiêu biểu chứa đựng giá trị vật chất và giá trị tỉnh thần Bởi đó là sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Bản chất của hoạt động múa dân gian Thái là hoạt động sáng tạo riêng của tộc người được thẩm định qua chiều dài của thời gian và chiều rộng của không gian văn hóa Thông qua các thể loại múa trong sinh hoạt, nhằm phản ánh thế giới tự nhiên đến sinh hoạt văn hóa cộng đồng của tộc người Thái ở xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La nói riêng và tộc người Thái nói chung
'Văn hóa nghệ thuật thể hiện trình độ phát triển của một dân tộc, một tộc người Nghệ thuật múa là một bộ phận, một thành tố của văn hóa học, nó đáp ứng những nhu cầu về sáng tạo và thưởng thức văn hóa của con người Nghệ thuật là con đường, ước mơ, khát vọng, là đỉnh cao của cái đẹp hoàn mỹ và nghệ thuật múa luôn hướng tới cái đẹp
Nghệ thuật múa Thái là sản phâm của nền văn hóa Thái, thể hiện những giá trị văn hi
~ xã hội Thái Những điệu múa lay động lòng người của các cô
Trang 33Những điệu múa là tiếng nói giải bày của con người, thể hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc của con người với cuộc sống trước đây trong quá khứ cũng như trong hiện tại Mỗi điệu múa an chứa sự hi vọng đầy hứng khởi của tộc người Thái Niềm vui làng bản được mùa hân hoan nhưng cũng không quên tỏ lòng thành kính trước vị thẳn linh đã phù hộ cho họ có cuộc sống no đủ
Múa dân gian Thái gắn bó mật thiết với các sinh hoạt văn hóa cộng
ông và điều đó thể hiện rõ nét trong các lễ hội Môi trường lễ hội là nơi bảo tồn và phát huy cũng như giáo dục con người về bản sắc văn hóa dân tộc được cha ông để lại Múa dân gian Thái mang sắc thái văn hóa riêng biệt đầy màu sắc không lẫn với bắt kì tộc người nào bởi nó in dau văn hóa tộc người Thái, văn hóa sơn thủy Nghệ thuật múa tự thân nó xuất hiện đã mang giá trị nhân văn sâu sắc, giá trị văn hóa, đạo đức, thắm mỹ Nghệ thuật giáo dục bằng hình thức hấp dẫn vui tươi, cuốn hút Ở đây, tưởng như giáo dục vui chơi, giải trí là một Tác dụng giáo dục của nghệ thuật là lâu bền, từ từ
nhưng vô cùng sâu sắc
Múa có vai trò là một sinh hoạt nghệ thuật mang tính nhân văn sâu sắc vì nó hướng thiện, có ý nghĩa với cả cộng đồng Con người là trung tâm, có lòng nhân ái, biết chia sẻ, đàm bọc nhau Giá trị nhân văn đó mọi cộng đồng tộc người đều muốn vươn tới, tuy nhiên mỗi tộc người có nền văn hóa riêng
vì thế cách thê hiện của mỗi cộng đồng đó khác nhau, nhưng mục đích hướng,
tới là chân - thiện - mỹ Thông qua các hoạt động múa ấy nhằm chuyển tải văn hóa vùng miễn, văn hóa tộc người Văn hóa được duy trì và phát triển bản sắc dân tộc và là cầu nối hữu nghị gắn bó các dân tộc, gắn kết các thế hệ mai sau Văn hóa chính là chiếc áo đẹp khoe sắc của một dân tộc thịnh vượng
Trang 34viên quin chúng trong sản xuất chiến đấu, là một phương tiện giao tiếp tốt,
một sản phẩm tỉnh thần quí giá trong đời sống xã hội Tộc người Thái nôi tiếng với điệu múa Xòe vòng:
Xe vòng,
Không gian của Xòe vòng quanh đống lửa trên nhà sàn, hoặc sân rộng, bãi bằng ven suối, nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng
Thời gian trong các nghỉ lễ mừng xuân, mừng nhà mới, được mùa, cưới xin thường là sau các cuộc rượu vui vẻ Xoè vòng với ý nghĩa gắn kết cộng,
đồng, thê hiện sức mạnh đoàn kết, thẻ hiện cung bậc tình cảm của con người hân hoan trước những cuộc vui của bản mường
Xoè vòng là múa dân gian biểu diễn sinh hoạt, với hình thức tập thé đông người nhảy múa quanh đồng lửa, các động tác múa đơn giản dễ thuộc Đến bản nào của tộc người Thái cũng có đội xoè, xoè vòng là điệu múa phổ biến nhất, sức hấp dẫn của xoè vòng đã trở thành điệu múa tập thể của nhiều tộc người vùng cao trong các các dịp lễ tết, hội hè, các buổi giao lưu văn nghệ, mừng nhà mới, đám cưới
Xòe vòng bắt nguồn từ đời sống lao động của nhân dân và được ra đời từ rất xa xưa Qua các giai đoạn lịch sử, xòe vòng được phát triển và cho đến
ngày nay xòe vòng vẫn không cũ, không mòn Sức hấp dẫn, đâm đà tính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc của âm nhạc xòe vòng luôn có sức mạnh mới, thoả mãn nhu cầu của mọi người và được sử dụng rất linh hoạt, rộng rãi, phục vụ nhiều mặt sinh hoạt của xã hội Là điệu xòe quần chúng, nhưng xòe vòng lại giữ vai trò như một điệu múa gốc trong nền nghệ thuật múa Tây Bắc
Xòe vòng của tộc người Thái phản ánh biểu hiện cuộc sống lao động
Trang 35con người cùng đáng đi, đáng đứng, khi quay, khi nhảy với cách xếp đội hình, chuyển đông tác, cùng với màu sắc âm thanh và những ấn tượng của môi trường xung quanh đã tạo được sức hút mạnh mẽ của cảm xúc làm cho con người được tiếp thêm sức mạnh mới, yêu thương nhau, gần nhau hơn
Xòe vòng là một điệu xòe tập thể, chỉ có một động tác nắm tay nhau khi bước phía trước tay hơi co lại bàn tay giơ không quá ngang tầm vai, khi lùi lại phía sau thì hai tay buông xuống, chân đi sệt sát đất bước tiến lùi tương ứng với khổ trồng 4 nhịp (1-2-3-4) Đây cũng là những động tác cơ bản nhất mang tính đặc trưng của xòe để phát triển thành các động tác múa và điệu xòe khác nhau Vòng xòe có thể là 2 người hay rất nhiều người tham gia, tùy số lượng người xòe, quy mô sân bãi hay ngẫu hứng của từng cuộc xòe mà có thể có một vòng xòe hay từ một vòng xòe thành nhiễu vòng xòe
“Trong vòng xòe tay nắm tay, vai sát vai, chân người này dịch bước theo chân người kia nhẹ nhàng, uyễn chuyên đẻ vòng xòe cứ xoay, xoay mãi Người đông nhịp xòe càng mạnh, vừa xòe vừa hát làm cho không khí vòng xòe thật náo nhiệt, âm thanh trằm bồng, nhịp điệu của trống xòe cùng dàn
nhạc cụ bằng ống tre gõ vào máng gỗ nỗi lên nhịp nhàng rộn rã that tung
bừng hồi hả, mọi người xích lại gần nhau thân ái hơn, đầm ấm hơn Ai đã vào vòng xòe thì có thể xòe suốt đêm không chán, cái vui tươi hồn nhiên, cảm giác nhẹ nhàng thanh thản tự nhiên nó xóa đi sự một nhọc, nỗi niễm riêng của mỗi người, làm cho con người hòa quyện vào nhau xóa đi mọi sự cách biệt
Trang 36Cũng bởi vậy, nó đã ảnh hưởng đến những phong thái của người phụ nữ và tác động vào động tác múa cũng nhẹ nhàng và vô cùng tỉnh tế
Trong cuốn “Đại cương nghệ thuật múa” của GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh viết:
Quan niệm xưa của dân tộc Thái ở Việt Nam về cái đẹp trong múa như các dân tộc phương Đông là bước lướt nhẹ nhàng, dáng, người mềm mại, động tác tay cấu tạo theo tuyến cong, vận động theo tiết tấu nhịp nhàng Một số dân tộc khi múa thường cúi mặt xuống Nhưng với quan niệm thắm mỹ tiên tiến, múa Thái ngày nay đã biến đổi với tiết tấu nhanh hoạt, tưới tắn, động tác vẫn trên đường nét cơ bản, đường cong nhưng dáng người phóng khoáng thoải mái, tinh cảm tươi vui, khi múa đầu đã ngẳng cao và hơi nghiêng, tạo nên cái đẹp duyên dáng của phụ nữ Thái Những biến đổi đó bắt nhịp với lịch sử, điều kiện kinh tế chính trị xã hội, nội dung và hình thức của nghệ thuật múa 7, tr.93]
Quan niệm thấm mỹ là một trong những yếu tố hình thành đặc điểm của nghệ thuật múa Không chỉ nói riêng nghệ thuật múa mà nhiễu loại hình nghệ thuật khác là một biểu hiện thể hiện trạng thái quan niệm thả
con người, của tộc người Nghệ thuật múa cũng luôn vận động và biến đổi để thích nghỉ và phù hợp với trình độ tri thức của con người đó cũng chính là sự sáng tạo của con người thông qua nghệ thuật múa
2.44 Giá trị sáng tạo nghệ thuật
Trang 37thuật, là bản chất văn hóa tộc người Có chức năng nhận thức, phản ánh đời sống và có tính giáo dục Sáng tạo nghệ thuật dựa trên nền tảng văn hóa truyền thống lâu đời và cái đẹp đó phục vụ con người, giúp con người có đời
sống tinh thần vô cùng phong phú
Với những đặc điểm môi trường sinh thái trên của xã Mường Sang, tộc người Thái đã thỏa sức sáng tao ra hệ thống múa dân gian Thái hoàn chỉnh, rất đặc sắc Quần chúng nhân dân sáng tạo ra những điệu múa đẹp mê đắm lòng người và sự sáng tạo tài tình những điệu múa ấy trong mỗi dịp lễ nghỉ, hội hè của cộng đồng tộc người Thái Những điệu múa gắn bó với môi trường, văn hóa tộc người Thái trong sinh hoạt nghệ thuật Tộc người Thái đã phát huy cao độ những tuyến, đội hình, những tạo hình mang đầy cảm xúc, tư thế, động tác sinh động và bằng chứng là họ sáng tạo ra hệ thống múa với nhiều đạo cụ: múa khăn, múa quat, múa nón những đạo cụ này đều gắn bó với cuộc sống hàng ngày của tộc người Thái
"Nghệ thuật múa dân gian Thái thể hiện trỉ thức, trí tuệ của cộng đồng tộc người Thái, quan niệm, phong tục, bản sắc văn hóa vùng miễn Sự sáng tạo
trong nghệ thuật múa dân gian có tính nối tiếp và lưu truyền qua nhiều thế hệ
GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh cho rằng: “Bản chất múa dân gian (folk dance) là sáng tạo của nhân dân, có tính tập thể quần chúng và là chủ thể của nền nghệ thuật múa của mỗi dan tộc [8, tr.11] Vậy, múa dân gian Thái hội tụ đầy đủ những yếu tố văn hóa đặc sắc của tộc người và có tính sáng tạo, tính nhân dân, tính nhân văn cao đẹp
2.5 Nghệ thuật múa Thái dưới góc độ văn hóa học
Trang 38phát triển từ những cảm xúc thẩm mỹ, tư duy sáng tạo của trí tuệ, từ sự vận động khéo léo của cơ thể con người
2.5.1 Nghệ thuật múa Thái một thành tố văn hóa học
Múa dân gian Thái là một thành tố của văn hóa vì nó được sinh ra từ cội
nguồn đân tộc, có sự gắn bó giữa văn hóa truyền thống với con người, phản ánh đầy đủ mọi mặt trong đời sống của tộc người Thái Nói múa dân gian Thái một thành tố văn hóa bởi những điệu múa hội tụ phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội Những nét văn hóa mang tính đặc thù đó đã được lưu truyền một cách hệ thống đường nét, sắc thái đặc trưng của tộc người Thái
‘Theo E.B Tylor (1871), văn hoá là “một phức thể bao gồm trỉ thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội đã đạt được”
Nghệ thuật múa của tộc người Thái ở xã Mường Sang, Sơn La được khẳng định là một thành tố của văn hóa, nhằm chỉ một cộng đồng tộc người Đặc điểm đó tộc người Thái ở xã Mường Sang đã vận dụng sự sáng tạo đó ra những điệu múa hàm chứa những giá trị văn hóa sâu sắc mang đậm bản chất văn hóa tộc người
Xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La một vùng đất chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tộc người, còn lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo đậm chất văn hóa miễn núi, có vị trí trung tâm của khu vực Tây Bắc
Nghệ thuật múa dân gian Thái là một di sản văn hóa phi vat thé trong kho tàng văn hóa của các dân tộc Việt Nam Những điệu múa dân gian Thái
với đáng vẻ uyễn chuyển, mềm mại, thể hiện khá đa dạng các bước nhún,
bước lượn, bước hất chân rất tải tình, thể hiện những sắc thái khác biệt qua các động tác múa chân Nó được mọi người yêu quí và coi như một di sản văn hóa sống Nghệ thuật múa dân gian Thái luôn khẳng định được vị trí của
Trang 39kín đáo và vô cùng duyên dáng Nghe nhạc, nhìn cách múa thôi đã thấy văn hóa tộc người Thái nở rộ khắp không gian
Vai trò của nghệ thuật múa tộc người Thái được thể hiện trong các lĩnh vực: lễ hội, lao động, tục cưới, tục tang và trong văn hóa tâm linh Trong các sinh hoạt văn hóa ấy, nghệ thuật múa là một thành tố không thể thiếu Nói cách khác, nghệ thuật múa tham gia vào mọi lĩnh vực đời sống tỉnh thần của toàn cộng đồng Nó tổn tại như một thực thể khách quan theo nhu cầu của xã hội, của đời sống tỉnh thần nhân dân Nghệ thuật múa gắn bó với vòng đời ví như không khí, dòng sữa tỉnh thần nuôi dưỡng con người
'Văn hóa là bản sắc riêng của từng dân tộc, từng tộc người Múa Thái một thành tố văn hóa Thái được phát huy cao độ trong các dịp lễ hội đặc sắc, mang dấu ấn văn hóa bản địa và văn hóa đặc trưng tộc người Lễ hội mang tính cộng đồng cao, nó hàm chứa đầy đủ ý nghĩa cốt lõi văn hóa truyền thống Đặc biệt, vai trò ý nghĩa của các loại hình ca múa, nhạc, diễn xướng là rất quan trọng, chúng hiện diện trong hẳu hết lễ hội Có thể kể đến một số lễ hội đặc trưng mà ở đó nghệ thuật múa hiện diện như một loại hình không thể thiếu vắng Không những thế, trong lễ hội còn xuất hiện nhiều điệu múa dân gian và nó chiếm một tỉ lệ đáng kể Khi diễn ra lễ hội, nghệ thuật múa là trung tâm, điểm sáng trình diễn nghệ thuật Một số lễ hội có vai trò, mức độ đậm đặc của nghệ thuật múa: xên mường (Thái) có xòe vòng, xòe nhạc, xòe quạt, xòe hoa ban Nghệ thuật múa, nghệ thuật biểu diễn là những thành tố đặc biệt quan trọng, nhiều khi trở thành linh hồn của lễ hội
Trang 40công đồng Múa dân gian Thái ở xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho thấy múa Thái gắn với các hoạt động văn hóa tộc người
Bản sắc văn hóa chính là nền tảng, cơ sở vững chắc tạo điều kiện cho các điệu xòe được bung nở như những cánh hoa ban phủ tráng khắp núi rừng Tây Bắc Nghệ thuật múa tham gia vào tất cả các lĩnh vực sinh hoạt văn hóa cộng đồng, một đặc trưng, nói tới văn hóa Thái không thể không nói tới múa
Thái, có tính hệ thống lưu truyền, có tính giải trí
Hệ thống múa tộc người Thái là một trong những hệ thống múa đẩy đủ nhất, bản sắc văn hóa rõ nét nhất, cũng chính vậy mà có rất nhiều tác phẩm múa ra đời mang tính dân tộc sâu sắc, một trong những tác phẩm thành công, kinh điển nhất đối với nền nghệ thuật múa đó là tác phẩm Múa Nón, âm nhạc Lê Lan, biên đạo NSND Minh Tiến Với óc sáng tạo bàn tay tài ba, cách xử lý đạo cụ, tuyến đội hình chuyển linh hoạt đã tạo ra một tác phẩm múa từ hình tượng hoa ban đặc trưng cũng chính là hình ảnh những cô gái Thái đầy ấn tượng