Thông qua khảo sát, đánh giá thực trạng các tiềm năng văn hóa và công tác khai thác những tiềm năng văn hóa trong lĩnh vực du lịch của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, luận văn Tiềm năng văn hóa trong phát triển du lịch tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế, bàn luận về vấn đề phát huy các tiềm năng văn hóa phục vụ phát triển du lịch của địa phương này
Trang 1
BỘ VĂN HOA, THE THAO VA DU LICH BQ GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HQC VAN HOA HA NOI
KIEU THANH THAO
TIEM NANG VAN HOA TRONG PHAT TRIEN
DU LICH TAI HUYEN MOC CHAU, TINH SON LA
LUAN VAN THAC Si VAN HOA HOC
HÀ NỘI - 2016
Trang 2
BỘ VĂN HÓA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH _ BỘ GIÁO DỤC VÀ DAO TAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KIEU THANH THẢO
TIEM NANG VAN HOA TRONG PHAT TRIEN
DU LICH TAI HUYEN MOC CHAU, TINH SON LA
Trang 3
BỘ VĂN HÓA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH _ BỘ GIÁO DỤC VÀ DAO TAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
THANH THẢO
TIEM NANG VAN HOA TRONG PHAT TRIEN
DU LICH TAI HUYEN MOC CHAU, TINH SON LA
PHU LUC LUAN VAN
HÀ NỘI - 2016
Trang 4MỤC LỤC DANH MUC CAC CHU VIET TAT 6 MO DAU 7 Chwong 1:NHONG VAN DE LY LUAN VE TIEM NANG VAN HOA.VA KHAL QUAT VE HUYEN MOC CHAU, TINH SON LA Is
1.1 Những vấn đề
ng văn hoá 15 1.1.1 Quan niệm về tiềm năng văn hoá 15
1.1.2 Cơ cấu của tiềm năng văn hoá 17
1.1.3 Vai trò của tiềm năng văn hoá với sự phát triển nói chung và du lịch nói riêng 24
1.2 Khái quát về huyện Mộc Châu, tính Sơn La - 28 1.2.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên, lịch sử, kinh tế - xã hội 28
1.2.2 Một số quan điểm chỉ đạo về phát huy các tiềm năng văn hoá du lịch
Mộc Châu
Tiểu kết chương 1
Chương 2; NHẬN ĐIỆN TIÊM NẴNG VĂN HOA DE_PHAT TRIEN DU
HUYỆN MỘC CHÂU, TINH SON LA
2.1 Tiềm năng văn hoá vật thể 2.1.1 Dĩ tích lịch sử - cách mạng 2.1.2 Di tích văn hoá tín ngưỡng, 40 2.1.3 Danh lam, thắng cảnh 4 2.1.4 Trang phục s2 2.2 Tiềm năng văn hoá phi vật thể 56 2.2.1 Âm thực $6 2.2.2 Nghề truyền thống 61 2.2.3 Hội và lễ hội - 66 2.2.4 Một số loại hình nghệ thuật 72 Tiểu kết chương 2 T1 Chương ỨC TRẠNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG VĂN HOA_PHUC VỤ PHÁT: TRIEN DU LIC
HUYEN MOC CHAU, TINH SON LA T9
3.1 Khai thác tiềm năng văn hoá trong phát triển các loại hình du lịch 79
Trang 5
3.1.3 Du lịch thưởng ngoạn danh thn; 84
3.2 Hiệu quả phát huy tiềm năng văn hoá qua du lịch đối với kinh tế - xã
hội và văn hoá 87
3.2.1 Đối với lĩnh vực kinh tế - xã hội 87
3.2.2 Đối với lĩnh vực văn hoá 9
3.3 Những vấn đề đặt ra và cần bàn luận về việc khai thác tiềm năng văn
hoá trong phát triển du lịch tại Mộc Châu, Sơn La 103 3.3.1 Những hạn chế và nguyên nhân của nó trong việc phát huy tiềm năng văn hoá trong phát triển du lịch 103
3.3.2 Bản luận về các vấn đẻ cả
thực hiện để phát huy tiềm năng văn hoá
Trang 6
DANH MUC CAC CHU VIET TAT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đũ
BVHTTDL: Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch CHDCND: Cộng hoà Dân chủ Nhân dân CP: Cổ phần Cty Công ty GD: Giám đốc Gs Giáo su Km Kilomet NQ-TU: Nghi quyét - Trung wong Nxb: Nhà xuất bản QD: Quyét dinh Tr Trang TTg Thủ tướng
UBND: Uỷ ban Nhân dân
UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hoá của Liên Hợp Quốc
VHDL Van hod du lich
Trang 7
1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Ngày nay, trong xu thé giao lưu, hội nhập kinh tế toàn cẩu, dé tan dung
được sức mạnh của văn hoá, vấn đề phát huy các tiềm năng văn hoá có ý nghĩa vô cùng to lớn Tiềm năng văn hoá khi được đánh thức và tân dụng triệt để sẽ góp phần thúc đây du lịch phát triển, đồng thời thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ỗn định xã hội Thực tế cho thấy trong những thập niên vừa qua, chiến lược phát
triển, quảng bá tải nguyên văn hóa vật thể, phi vật thể; xúc tiến có hiệu quả các
hoạt động văn hóa, tô chức các sự kiện năm văn hóa đã thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư và mang lại nguồn thu nhập lớn cho xã hội Không những thé, việc phát huy các tiềm năng văn hoá trong lĩnh vực du lịch còn giải quyết vấn đề việc làm, từng
bước xoá đói giảm nghèo cho người dân; đồng thời khơi gợi lòng tự hào và ý thức tôn tạo các di sản văn hoá, thúc đây giao lưu - tiếp biến văn hoá theo chiều sâu Do đó, tiềm năng văn hố khơng chỉ là nguồn lực nội sinh quan trọng của quốc gia,
vùng miền mà còn là động lực để phát triển kinh tế xã hội nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng Đề cập đến tiềm năng văn hoá của một quốc gia, một cộng đồng người hoặc một địa phương là nhắc đến các nguồn lực văn hoá của quốc gia, cộng đồng, hoặc của địa phương đó Tiềm năng văn hoá của một khu vực hay một địa
phương có thể so sánh như mạch nguồn kích thích du lich phát triển và tăng trưởng,
kinh tế Vì thế, công tác hệ thống hoá các tiềm năng văn hoá là một vấn đè cằn thiết để các nhà quản lý có một cái nhìn tổng thể các thế mạnh của địa phương,
mình, đồng thời xây dựng và thực hiện các dự án, chính sách phát huy các tiềm năng văn hoá có hiệu quả
1.2 Nằm ở trung tâm miễn núi phía Tây Bắc, Sơn La có tổng diện tích tự nhiên là 14.174km”, có 250km đường biên giới với nước bạn Lào Nơi đây là vùng
đất sinh sống lâu đời của 12 dân tộc anh em gắn với bản sắc văn hoá đặc trưng
Với hệ thống cảnh quan kỳ thú và khí hậu mát mẻ, Sơn La được coi là một “Ha
Trang 8
biệt, điểm nhắn khi đến với Sơn La là cao nguyên Mộc Châu Đây là một trong những cao nguyên rộng lớn và xinh đẹp nhất miền núi phía Bắc, có độ cao trung
bình là 1050m so với mực nước biển, lượng mưa tương đối lớn (hơn 1.500 mmínăm) Mộc Châu mát mẻ vào mùa hè, se lạnh mùa thu, lạnh cóng vào mùa
đông và ấm áp khi xuân về Cao nguyên xinh đẹp này nằm giữa sông Đà ở phía Đông Bắc và sông Mã ở phía Tây Nam, chúng có tác dụng như hai hệ thống điều
hòa không khí tự nhiên làm cho nhiệt độ trung bình hàng năm của Mộc Châu khoảng 18,50 °C thấp hơn các khu vực lân cận So với các khu vực như Sa pa, Tam Đảo, Bà Nà, Đà Lạt Mộc Châu không hề thua kém về điều kiện khí hậu để hình thành các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ đưỡng, du lich van hoá,
Với
m năng phong phú của một vùng đất còn khá hoang sơ, phát triển du
lịch là một hướng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, Trên tinh thần đó, ngày 12/11/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2050/QĐ-TTg phê duy
gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 t Quy hoach tong thé phát triển Khu du lịch quốc
Thực tế tiềm năng văn hoá huyện Mộc Châu trong phát triển du lịch như thế
nào? Làm gì để khai thác được tiềm năng đó, trong khi tỉnh Sơn La nói chung và
huyện Mộc Châu nói riêng còn nhiều khó khăn Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng
tôi chon dé tai: Tiểm năng văn hoá trong phát triễn du lịch tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La làm luận văn tốt nghiệp hệ đào tạo Cao học chuyên ngành Văn hoá học 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu ví 'm năng văn hoá trong phát triển du lịch và những nội dung,
liên quan đã được đề cập đến trong một số công trình Đây sẽ là hệ thống tư liệu
quan trọng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài này Chúng tôi chia các
tài liệu thành 3 nhóm cơ bản như sau:
2.1 Nhóm thứ nhất: nghiên cứu về vai trò của tiềm năng văn hoá trong phát
Trang 9
Đầu tiên phải kể đến là bài của tác giả Lê Quý Đức (2012), Nguồn lực văn hoá và vai trò của nguôn lực văn hoá đối với sự phát triển kinh tế xã hội
, Tạp chí Van hoa din gian, số 4 (142)/2012 Bài viết đã xây dựng một hệ thống cơ sở lý luận khẳng định tim quan trọng của văn hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Đồng thời, bài viết cũng đưa ra quan điểm về nguồn lực văn hoá trong thời đại
mới
Nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Dũng (2003), Vốn xã hội và kinh tế, Tạp
chí Thời đại, số 8 đã t sở hình thành lý thu)
tới tiềm năng văn hoá
h bày nhận định về vốn xã hội, vốn kinh tế và xây dung cor văn hoá Đây là một trong những lý thuyết liên quan ố công trình khác của các tác giả Lưu Minh Trị (chủ ứ Thăng Long - H in dé nghiên cứu tổng kết, Nxb Hà Nội; tác giả Phùng Hữu Phú (2010), Phat huy Ngoài ra còn có một biên) (2001), Tiểm năng và giá trị lịch lội ngàn năm, những
tiềm lực tự nhiên, kinh tế - xã hội và giá trị lich sử, văn hoá phát triển bền vững
Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, Nxb Hà Nội và tác giả Đặng Thị Hồng Hạnh
(2016), Nguôn lực văn hoá với sự phát triển kinh tế của thủ đô Hà Nội trong giai
đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành văn hoá học, Trường Đại học Văn
hoá Hà Nội, cũng góp phần quan trọng trong việc xác định tầm quan trọng của các giá trị lịch sử, văn hoá đối với sự phát triển trong quá khứ, hiện tại và tương lai của
thủ đô Hà Nội
Các công trình nghiên cứu nói trên đều khẳng định vị trí của văn hoá đối với
sự phát triển nói chung Đây là tư liệu quý báu được sử dụng trong luận văn này
khi nghiên cứu về tiềm năng văn hoá cũng như xác định chính xác vai trò của nó
2.2 Nhóm thứ hai: nghiên cứu về các
năng văn hoá của tỉnh Sơn La
u nghiên cứu về tiềm năng văn hoá tộc người của tỉnh
ic Viét Nam (1978), Nxb: Khoa học
xã hội của tác giả Cầm Trọng; Vùng văn hóa Tây Bắc (2003), Nxb Văn hóa, Hà
Nội của tác giả Tô Ngọc Thanh; Văn hóa Thái - Những trí thức dân gian (2005), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội của tác giả Đăng Thị Oanh;
Trang 10
thiểu số vùng Tây Bắc (2009) của tác giả Trần Bình Các tài liệu này nói đến những phong tục tập quán cỗ truyền của người dân tộc thiêu số khu vực Tây Bắc
Việt Nam, trong đó có người Thái, Mông, Dao, Mường sinh sống tại địa bàn Sơn La
Bên cạnh đó, để nghiên cứu về các công trình kiến trúc đặc sắc của người dân tộc thiểu số, các tác giả Hoàng Nam, Lê Ngọc Thắng đã mô tả một cách chỉ
tiết nghệ thuật kiến trúc và khắc hoạ cái nhìn văn hoá trong lĩnh vực này thông qua
cuốn sách Nhd Sản Thái (1984), Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội
Nghiên cứu về tiềm năng văn hoá ẩm thực, các tác giả Nguyễn Thị Hồng
Mai với đề tai Van hoá ẩm thực của người Thái Đen ở thị xã Sơn La (2008), Luận
văn Trường Đại học Văn hoá Hà Nội và tác giả Đặng Thị Lan với đề tài Bản sắc văn hoá Tây Bắc qua món Cơm Lam của người Thái ở Tây Bắc (2014), Luận văn
'Văn hoá học, đã nghiên cứu một cách sâu sắc giá trị văn hoá âm thực của người dân tộc Thái Các tài liệu này không dừng lại ở việc mô tả món ăn, cách thức chế
biến, mà còn phân tích nét văn hoá chứa đựng trong đó
Các tiềm năng văn hoá liên quan đến phong tục tập quán, lễ hội, tri thức dân
gian của đồng bảo các dân tộc thiểu số ở Sơn La được nghiên cứu dưới góc nhìn
của các tác giả Vũ Thị Nhung với Tết độc lập cúa người Mông ở Mộc Châu, Sơn
1a (2013), Luận văn Văn hoá học; tác giả Vũ Tú Quyên với LỄ hội Pang 4 Nụn Ban của người La Ha ở Bản Lót, xã Ít Ong huyện Mường La, tỉnh Sơn La (2004), Luân văn Văn hoá học; tác giả Nguyễn Xuân Trường với Văn hoá ứng xử của người Thái với môi trường tự nhiên ở huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La (2010), Luận văn Văn hoá học; tác gia Nguyén Thi Thuy Linh véi Tri tite dén gian của người
Thái trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên (nghiên cứu trường hợp ở xã
Mường Lưm, huyện Yên Châu, tinh Son La) (2013), Luận văn Văn hoá học, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội Các tài liệu này đã nghiên cứu từng khía cạnh
của tiểm năng văn hoá phi vật thể Chúng không chỉ được mô tả ở diện mạo bên ngoài mà còn được phân tích các gid tri văn hoá đặc trưng, mang lại cái nhìn phong
Trang 11
Những công trình nghiên cứu nói trên đã phân tích một cách chỉ tiết các đặc
điểm của từng yếu tố cụ thể thuộc tiềm năng văn hoá của tỉnh Sơn La Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ các tiềm năng văn
hoá phục vụ phát triển du lịch của huyện Mộc Châu, tinh Son La
2.3 Nhóm thứ ba: nghiên cứu về hoạt động du lịch tại tỉnh Sơn La
Hoạt động du lịch là một trong những đề tài đang được quan tâm trong giới
nghiên cứu văn hoá Nghiên cứu về hoạt động du lịch tại tỉnh Sơn La phải nhắc đến
một số công trình tiêu biểu của tác giả Nguyễn Thu Quỳnh với Nghiền cứu phát triển du lịch văn hoá tính Sơn La (2014) và tác giả Bùi Văn Dũng với Phát triển sản |phẩm dụ lịch Mộc Châu đến năm 2020 (2013), là các Luận văn thạc sỹ ngành Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Các công trình này đã nghiên cứu chuyên sâu về thực trạng du lịch cũng như các sản phẩm du lịch của tỉnh Sơn La Chúng đem lại cái nhìn khái quát về sự phát triển của ngành du lịch của địa phương này
Ngoài ra, còn có một số tài liệu, bài viết của các tác giả trên các tạp chí quan
tâm và nghiên cứu về các tiểm năng văn hoá và vấn đề du lịch tỉnh Sơn La, như bài
viết “Những địa điểm nên đến tại Sơn La” (2014), Báo Sơn La của tác giả
Phuong Thao
Như vậy, nghiên cứu về tiềm năng văn hoá và lĩnh vực du lịch tỉnh Sơn La nói chung đã được rất nhiều nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm Nhìn nhận một cách
tổng quát, các kết quả nghiên cứu tập trung trên các phương diện;
«_ Về lý luận: Các công trình nghiên cứu đã phân tích và làm rõ một số khái
niệm nguồn lực văn hoá, tài nguyên văn hoá, động lực văn hoá song khái niệm tiềm năng văn hoá chưa được làm rõ và mối quan hệ của nó với các khái niệm trên như thế nào chưa được lý giải Ngoài ra, các công trình nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm thuộc về các yếu tố cụ thể trong tiềm năng văn hoá (lễ hội, tr thức dân
Trang 12
«_ Vể thực tiễn: Các công trình nghiên cứu đã khảo sát những đặc điểm của các yếu tố riêng lẻ thuộc tiềm năng văn hoá và đánh giá vai trò của nó đối với sự phát triển chung của tỉnh Sơn La
“Tuy vậy, việc tìm hiểu một cách toàn diện về các tiểm năng văn hoá và việc khai thác tổng thể các tiềm năng văn hoá trong phát triển du lịch ở huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Các kết quả nghiên cứu kể trên cũng có ý nghĩa rất quan trọng để học viên kế thừa, tiếp tục nghiên cứu và giải quyết một số vấn đẻ đặt ra 6 dé tài này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích
Thông qua khảo sát, đánh giá thực trang các tiểm năng văn hố và cơng tác khai thác những tiềm năng văn hoá trong lĩnh vực du lịch của huyện Mộc Châu,
tỉnh Sơn La, luận văn chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế, bàn luận về vấn đề
phát huy các tiềm năng văn hoá phục vụ phát triển du lịch của địa phương này 3.2 Nhiệm vụ
«_ Thứ nhất, Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận chung về tiềm năng van
hoá và vai trò của tiềm năng văn hoá trong phát triển du lịch huyện Mộc Châu, tỉnh Son La;
«Thứ hai, Luận văn khảo sát, đánh giá các giá trị của tiềm năng văn hoá để phát triển du lịch tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La;
« Thứ ba, Luận văn bàn luận vấn đề khai thác các tiềm năng văn hoá phục
vụ phát triển du lịch huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối trợng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Tiềm năng văn hoá trong phát triển du
lịch tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 4.2 Pham vi
Trang 13
Châu, tỉnh Sơn La để khảo sát: Nơi
Bác Hồ về thăm và nói chuyện với cán bộ, công nhân nông trường Mộc Châu; Đồn
thể phục vụ phát triển du lịch ở huyện Mộ
Mộc Ly; Văn bia lưu niệm Đoàn 83 quân tình nguyện Việt Nam - Lào; Bia lưu
niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến; chùa Chiền Viện; Đồi chẻ; Hang Dơi; cánh đồng hoa cải; thác Dải Yếm; khu hồ sinh thái rừng thông Bản Ang; vườn hoa nhiệt đới;
trại nuôi cá hồi và Ngày hội Văn hoá các dân tộc Mộc Châu (tổ chức dịp 2/9) 4.2.2 Thời gian
Thời gian khảo sát và đánh giá: giai đoạn 2010 - 2015 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu $1 Cơ sở lý luận Lu M văn vận dụng hệ thống quan diém của chủ ngl Lênin, tư tưởng Hỗ Chí Minh, các chủ trương đường lỗi của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về văn hoá và phát triển Đồng thời, luận văn sử dụng các lý thuyết về
vai trò của văn hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tổ chức UNESCO và
các học giả trên thế giới để hình thành cơ sở lý luận cho công trình nghiên cứu $.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tải này, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
cơ bản sau đây:
~ Phương pháp nghiên cứu liên ngành của văn hoá học: Luận văn sử dụng,
các khái niệm, phạm trù, kết quả của các ngành khoa học có liên quan đến văn hoá
học dé nghiên cứu về tiềm năng văn hoá tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La như:
dân tộc học/nhân học văn hoá, kinh tế học, du lịch học
Trang 14
~ Phương pháp khảo sát-điền đã của nhân học/dân tộc học văn hoá ở những,
điểm nằm trong không gian nghiên cứu, để tìm thực tế, sưu tầm thu thập tư liệu,
thông tin qua cộng đồng cư dân tại thực di
~ Phương pháp điều tra xã hội học thông qua việc phỏng vấn sâu làm nền
tảng cho những nhận xét, đánh giá về các tiềm năng văn hoá tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
6 Đóng góp của đề tài
Trên cơ sở hệ thống hoá các vấn đề lý luận vẻ tiềm năng văn hoá trong phát
triển du lịch, đánh giá giá trị các tiềm năng văn hoá vật thé, phi vat thé của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, luận văn phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình khai thác các tiềm năng văn hoá của địa phương này Từ đó, xây dựng cơ sở khoa học để góp phần giúp cho các nhà quản lý hoạch định chính sách phát triển các tiém năng văn hoá phục vụ du lịch huyện Mộc Châu, Sơn La
Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng là cơ sở, cứ liệu để các nhà khoa học
tham khảo và tiếp tục nghiên cứu trong các đề tài khác
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về tiềm năng văn hoá và khái quát về
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Chương 2: Nhận dạng tiềm năng văn hoá đễ phát triễn du lịch tại huyện
.Mộc Châu, tinh Son La
Chương 3: Thực trạng khai thác tiềm năng văn hoá phục vụ phát triển du
Trang 15NHUNG VAN DE LY LUAN VE TIEM NANG VAN HOA VA KHAI QUAT VE HUYEN MOC CHAU, TINH SON LA
1.1 Những vấn đề lý luận về tiềm năng văn hoá
1.1.1 Quan niệm về tiểm năng văn hoá
Để hiểu về khái niệm “tiềm năng văn hoá”, trước hết cần thống nhất khái
niệm “văn hoá” Luận văn dựa vào quan niệm của chủ nghĩa Mác, Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc đề xác định
khái niệm “văn hoá” sử dụng trong nghiên cứu để
1.1.1.1 Khải niệm vẫn hoá ài luận văn
Dưới góc nhìn bản thể luận của C.Mác:“Căn cứ vào mức độ tự nhiên được con người biến thành bản chất người, tức là mức độ tự nhiên được con người khai thi , 1.127] tạo thì có thể xét được trình độ văn hoá chung của con ngườ Quan niệm triết học này đã chỉ ra nguồn gốc của văn hoá là hoạt động thực tiễn
của con người và bản chất của văn hoá là năng lực sáng tạo của con ngư
Theo Hé Chi Minh,
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
inh tn cing như mục đích của cuộc sống, lồi học, tơn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc
ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hoa.”[7, tr.431] Bên cạnh việc chỉ ra nguồn gốc bản chất của văn hoá giống như
C Mác, định nghĩa của Hồ Chí Minh còn chỉ rõ chức năng xã hội của van hoa: “vi
mục đích sinh tồn” và đáp ứng “nhu cầu của cuộc sống” con người
Những quan niệm của C.Mác và Hồ Chí Minh là cơ sở tìm đến một định
nghĩa có tính khái quát của UNESCO về văn hoá: “Văn hoá là tổng thể sống động, nhân và cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại Qua
c hoạt độn,
lg tạo (của cá
các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị các truyền thống và thị hiểu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc 43,
Trang 16
Định nghĩa này chỉ ra được nguồn gốc, bản chất của văn hoá, đề cập được
các đặc trưng của văn hoá: tính nhân sinh, tính lịch sử, tính giá trị và tính đân tộc Trong đó, tính giá trị của văn hoá là cơ sở tạo nên “nguồn lực văn hoá” của sự phát
triển kinh tế - xã hội ở mỗi cộng đồng, bao gồm tat cả các giá trị vật chất, tinh than,
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp và là sức mạnh vô hình, hữu hình cổ vũ sự phát
triên
'Văn hoá là phạm trù đa diện, có biểu hiện bề ngoài và chiều sâu bên trong,
vừa là hiện tượng vừa là bản chất, vừa là giá trị vừa là sức mạnh của con người
Cần phải hiểu nội hàm của khái niệm văn hoá như một chinh thể với ba chiều cạnh cơ bản: + Vin hod 1a trình độ phát triển con người, phát triển xã hội - tiếp cận từ góc độ lịch sử; «_ Văn hố là tồn bộ giá trị vật thể, giá trị phi vật thể do con người sáng tạo ra - tiếp cận từ góc độ giá trị; « Văn hố là những năng lực, phẩm chất người - tiếp cận từ góc độ nhân cách Trong luận văn này, học viên sử dụng nội hàm khái niệm văn hoá tiếp cận từ
góc độ gid tri; bao gồm giá trị văn hoá vật thé và giá trị văn hoá phi vật thể làm cơ sở hình thành khái niệm "tiềm năng văn hoá” trong phát triển du lịch
1.1.1.2 Khái niệm tiềm năng và
năng văn hod
Từ điễn tiếng Việt của Trung tâm từ điển học giải thích rằng: “Tiềm năng là
m tàng Ví dụ: tiềm năng du lịch” [37, tr.1530]
“Theo Từ điển mở Wiktionary: *Tiềm năng là khả năng, năng lực tiềm tàng,
khả năng, năng lực
là những thế mạnh chưa được khai thác, chưa được biết đến” [36]
Trang 17
sử) Đồng thờ
để tận dụng nhằm đạt được mục đích nhất định
những gì được xem là tiềm năng có nghĩa là khi chúng còn giá trị Như vậy, hiểu một cách cơ bản thì tiềm năng là những khả năng, năng lực
tiềm tàng, những thế mạnh của một đối tượng cụ thể (con người hoặc tự nhiên) Nó
chưa được biết đến, chưa được khai thác; hoặc đã được biết đến, đã được khai thác,
nhưng chưa đạt đến hiệu quả một cách triệt để, tương xứng với khả năng, năng lực,
thể mạnh đó
Dựa trên cơ sở phân tích khái niệm “tiềm năng” và “văn hoá” nói trên, khái niệm tiềm năng văn hoá được xác định như sau: Tiểm năng văn hoá là những khá năng, năng lực tiềm tàng, những thế mạnh của văn hoá (vật thể và phi vật thê), là các giá trị văn hoá, các di sản văn hoá có thể chưa được khai thác; hoặc đang trong quá trình khai thác nhưng chưa đạt đến hiệu quả tương xứng với các giá
trị vẫn có của nó
1.1.2 Cơ cấu của tiềm năng văn hoá
“Thực tế tồn tại nhiều cách phân loại tiềm năng văn hoá Các tài nguyên văn
hoá có tiềm năng trong phát triển du lịch luôn xâm nhập, tác động và biểu hiện
thông qua nhau Vì thế, những cách phân chia cơ cấu tiềm năng văn hoá dưới đây chỉ mang tính chất tương đối
1.1.2.1 Cách phân loại thứ nhất
Theo quan diém du lich học, tiểm năng văn hoá được phân chia thành hai bộ phận là: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn
~ Tài nguyên du lịch tự nhiên được hiểu là các đối tượng và hiện tượng trong, môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta, nó trực tiếp hay gián tiếp được khai thác
sử dụng tạo ra các sản phẩm du lịch mới được xem là tài nguyên văn hoá du lịch tự nhiên Tải nguyên du lich tự nhiên gồm 4 dạng: địa hình, khí hậu, tải nguyên nước, tải nguyên sinh vật
~ Tài nguyên du lịch nhân văn là loại tải nguyên do con người sáng tạo ra
Trang 18
Các tài nguyên nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, tác dụng giải trí không,
điển hình hoặc có ý nghĩa thứ yếu Các dạng của tài nguyên du lịch nhân văn bao
sồm: các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội, các đối tượng gắn với dân tộc học (phong
tục, tập quán, trang phục, ẩm thực, ) và các đối tượng văn hoá, thể thao cùng hoạt
động nhận thức khác (viện khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn, triển lãm nghệ thuật, các trung tâm liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, các cuộc thi thể
thao quốc tế, cuộc thi hoa hậu, )
Cách phân loại trên nhìn nhận tiềm năng văn hoá ở 2 khía cạnh tự nhiên, nhân văn Tuy nhiên, phân loại dựa theo 2 tiêu chí rạch rồi này nhiều khi cũng gây
tranh cãi Bởi lẽ, trong một số tiềm năng văn hoá nhân văn vẫn có cái tự nhiên và ngược lại, tiềm năng văn hoá tự nhiên vẫn có bàn tay con người sáng tạo, cải biến
nó,
1.1.2.2 Cách phân loại thứ hai
“Trong luận văn này, học viên lựa chọn cách phân loại tiểm năng văn hoá dựa
trên quan điềm về nguôn lực văn hoá và luật di sản văn hoá nước ta sau đây làm cơ sở nghiên cứu Tiềm năng văn hoá gồm: tiềm năng văn hoá vật thể (hữu thê) và tiềm năng văn hoá phi vật thể (vô thể) và tiềm năng trong chính con người
- Tiềm năng văn hoá vật thể là các giá trị văn hoá tồn tại một cách hữu hình, con người có thể nhận biết một cách cảm tính qua các giác quan (đền, dai, đình, điện, chủa tháp, hiện vật được trưng bảy trong bao tang, thắng cảnh thiên
nhiên, ) Đó “là sản phẩm vật chất có giá trị văn hoá, lịch sử, khoa học bao gồm
di tích lịch sử, danh lam - thắng cảnh, di vật, cô vật, bảo vật quốc gia”[12] được cộng đồng dân tộc, nhân loại thừa nhận Văn hoá vật thể bao gồm:
+Di tích
“Di tích: Các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội hoạ hoành tráng, các yếu tố hay cấu trúc có tính chất khảo cổ, các văn tự, các hang động và các công tình có sự kết hợp nhiều đặc điểm, có giá trị nỗi bật toàn cầu, xét theo
Trang 19
Căn cứ Điều 4 Luật đi sản văn hoá, Điều 14, các di tích được phân loại như
sau:
«Di tích lịch sử - văn hoá
Di tích lịch sử - văn hố là cơng trình xây dưng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lich sử, văn hoá, khoa học Dĩ tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chi sau đây: Công trình xây dưng, địa điểm gắn với sự kiên lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước Công trình xây
dưng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch
sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mang, kháng chiến
«_ Di tích kiến trúc nghệ thuật
Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc Quần thể các công trình kiến trúc hoặc
công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử
* Ditich khảo cổ
Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nỗi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ
«_ Di tích lịch sử cách mạng
Di tích cách mạng - kháng chiến là một bộ phận cấu thành hệ thống các
di tích lịch sử - văn hoá, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di
tích tôn giáo tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu ở chỗ: đó là những,
địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phó ), là
những công trình được con người tạo nên phù hợp với mục đích sir dung
(địa đạo, hầm bí mật ) gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch
Trang 20
phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng thời cũng rất đễ bị lãng, quên, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết và theo thời
gian
+_ Di tích văn hoá tín ngưỡng
Đó là các đình, đền, chùa, nhà thờ, miếu, phủ, văn miều, thánh thất, tháp,
lăng mộ, của các tôn giáo tín ngưỡng
«Di tích thắng cảnh
Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh) là cảnh quan thiên
nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lich sử, thẩm mỹ,khoa học Danh lam thắng
cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây
Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu
Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mao, dia
1ý, đa dang sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa
giai đoạn phát triển của Trái Đi
+ Trang phục
Trang phục gồm: y phục là những đồ để mặc như quản, áo, váy, để đội như mũ, nón, khăn, và để đi như giầy, dép, ủng, và đồ trang sức như vòng tay,
vòng cổ, nhẫn, hoa tai Chức năng cơ bản nhất của trang phục là bảo vệ thân thể Tiếp đó, trang phục cũng có chức năng thẳm mỹ, làm đẹp cho con người Cách tạo
phục trang và các chỉ tiết trên phục trang biểu thị quan niệm vẻ vẻ đẹp, về cuộc
sống, iện nét văn hoá riêng có của một cộng đồng nhất định Vì những khác
biệt văn hóa, trang phục của từng dân tộc tạo nên những khác biệt về tín ngưỡng, phong tục, tập quán Trang phục cũng là thứ có thể giúp nhận biết đẳng,
cấp, giai cắp của người mặc
Trang 21
lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác Văn hoá phi vật thể bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác
phẩm văn hóa nghệ thuật, khoa học, ngữ văn, truyền miệng diễn xướng, dân gian lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công, truyền
thống tri thức về y, dược học cổ truyền, văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những trí thức dân gian khác”[12] Các dạng tồn tại của tiềm năng văn hoá phi vật thê bao gồm:
+ Âm thực
Âm thực theo nghĩ:
hoàn chỉnh là ăn uống, là một hệ thống đặc biệt về quan điểm truyền thống và thực
Hán Việt thì ẩm nghĩa là uống, thực nghĩa là ăn, nghĩa
hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc, nghệ thuật chế biến thức ăn, thường gắn liền với một nền văn hóa cụ thể Nó thường được đặt tên theo vùng hoặc nền văn hóa hiện
hành Một món ăn chủ yếu chịu ảnh hưởng của các thành phần có sẵn tại địa
phương hoặc thông qua thương mại, buôn bán trao đổi
+ Lễ hội
Lễ hội là một thể thống nhất không thể tách rời Lễ là phần đạo đức tín ngưỡng, phần tâm linh sâu xa trong mỗi con người Hội là các trò diễn mang tính
nghĩ thức, gồm các trò chơi dân gian phản ánh cuộc sống thường nhật của người
dân và một phần đời sống cá nhân nhằm kỷ niệm một sự kiện quan trọng với cả
công đồng,
Trên thực tế có rất nhiều cách đề phân loại, dựa trên ý nghĩa, cội nguồn, cùng các tiết mục chính yếu và độc đáo mà chia thành 5 loại Hội:
«œ Hội lễ nơng nghiệp: là loại hội mô tả những lễ nghỉ liên quan đến chu trình
(hoặc một phần chu trình) sản xuất nông nghiệp hoặc biểu dương các sản vật làm từ nông nghiệp như hội tịch điền, trò rước lúa, lễ hội trình nghề
Trang 22
như: việc rước thờ hay cướp các hình ảnh mô phỏng sinh thực khí có khi diễn c:
trò diễn những hành động tình ái giữa nam và nữ
« Hội văn nghệ: là các hội thì hát các làn điệu dan ca
« Hội thi tài: là các hội thi thể hiện tài năng như thi nấu cơm, thi bắn nỏ, thi
kéo co, bơi chải
« Hội lịch sử : là hội có các trò diễn nhắc lại công ơn của các vị Thành hoàng là những người có công với nước, diễn tả các trận đánh lịch sử
Trong lễ hội cổ truyền của người Việt ở Bắc Bộ, lễ hội được chia thành:
e Lễ hội phản ánh cuộc sống lao động sản xuất của người dân - gồm các tiểu loại hình thành lễ hội về săn bắt, đánh cá Lễ hội về sinh hoạt nông nghiệp hay liên quan đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp
e Lễ hội phản ánh cuộc đấu tranh giữ nước giữ làng: gồm việc thờ các vị
thành hoàng, các anh hùng dân tộc Lễ thờ những vị than la người có công bảo vệ làng xóm, chống thú dữ, trộm cướp, « Lễ hội trò diễn đáp ứng đời sống văn hoá tinh thần, phong tục hội tham gia hành lễ
« Lễ hội dân tộc hay lễ hội quốc tế đã được dân tộc hóa như : tết Noel, lễ thiên chúa, ngày hiến chương các nhà giáo
Bên cạnh đó, lễ hội còn được phân cấp
lội có quy mô Quốc gia: Đền Hùng, hội giỗ trận Gò Đống Đa
+ Lễ hội của một vùng miễn gồm nhiễu làng: hội chọi trâu Đỗ Sơn, Hồi Phủ Giày,
«Lễ hội của từng làng như lễ thờ thành hoàng, hội chùa, tết Thanh Minh
« Lễ hội của các nhóm nhỏ, thường là nhóm gia đình hay dòng họ
+ Nghề truyền thống
Nghề truyền thống là những nghề tiểu thủ công nghiệp được hình thành, tồn
Trang 23
làng nào đó, từ đó đã hình thành các làng nghẻ, phố nghẻ, xã nghề Đặc trưng cơ
ban nhất của mỗi nghề truyền thống là phải có kỹ thuật và công nghệ truyền thống, đồng thời có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề Sản phẩm làm ra vừa có tính
hàng hóa, vừa có tính nghệ thuật và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Các loại hình nghề truyền thống rất đa dạng: Nghề chạm khắc đá « Nghề đúc đồng © Nghé dan lat Nghé lam dém bong e Nghề đúc bạc « Nghề sản xuất gồm © Nghề chạm khắc gỗ © Nghề chế tác vàng bạc © Nghé dét va thêu ren « Nghề sơn mài và khảm © Nghề làm tranh dân gian + Loại hình nghệ thuật
Nghệ thuật (tiếng Anh: azz) là một loạt những hoạt động sang tao
Trang 24
công trình nghệ thuật có thể được tạo ra cho mục đích này hay được diễn
dịch dựa trên những hình ảnh hay vật thể [38]
“Trong dân gian, các loại hình sinh hoạt nghệ thuật tiêu biểu vẫn thường được tổ chức như:
+ Múa dân gian
® Âm nhạc dân gian
« Truyền miệng văn học dân gian
Như vậy, việc phân chia tiềm năng văn hoá thành tiềm năng văn hoá vật thê và phi vật thê là cần thiết để có một cách nhìn toàn diện, tổng thể đối với văn hoá
Tuy nhiên, ranh giới của sự phân chia đó cũng chỉ là tương đối, không thể quá tách bạch giữa các lĩnh vực, ngay trong văn hoá vật thể, lại có cái phi vật thể và ngược lại
- _ Bên cạnh đó, tiềm năng con người bao gồm trình độ, tri thức, năng lực, kỹ
năng, đạo đức, ý chí và khả năng sáng tạo kết tinh trong mỗi con người; ngoài ra
còn có sự hài lòng, hạnh phúc mà con người cảm nhận được trong cuộc sống Tuy
nhiên, tiềm năng con người thường được thể hiện thông qua các tiềm năng vật thể,
phi vật thể Do đó, trong luận văn này chúng tôi thực hiện khảo sát 2 loại tiểm
năng cơ bản: tiểm năng văn hoá vật thể và tiểm năng văn hoá phi vat thé
1.1.3 Vai trò của tiềm năng văn hoá với sự phát triễn nói chung và du lịch nói riêng
1.1.3.1 Vai trò của tiềm năng văn hoá với sự phát triển nói chưng
Tiềm năng văn hoá là cơ sở của quá trình khai thác để phát triển kinh tế - xã hội và văn hoá Từ đó, nó góp phần định hướng các đường lối chính sách của địa
phương nhằm phát huy có hiệu quả các giá trị văn hoá trong tương lai Chúng ta có
thể khái quát vai trò của tiểm năng văn hoá đối với sự phát triỂn nói chung của một
quốc gia hay khu vực hoặc một địa phương như sau:
~ Đối với kinh tế: việc khai thác tiềm năng văn hoá đóng góp vào tỷ trọng,
Trang 25
về kinh tế, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương và quốc gia, nó còn thúc đây
sự phát triển của các ngành kinh tế khác, đặc biệt là du lịch
~ Đối với xã hội: tiềm năng văn hoá khi được khai thác góp phân to lớn trong,
việc phát triển ngành nghẺ, tạo việc làm cho người lao động Bên cạnh đó, nó còn làm tăng thêm tầm hiểu biết chung, nâng cao dân trí cho người dân địa phương
thông qua khách du lịch đến từ địa phương khác và nước ngoài, đồng thời góp phần thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo
- Đối với văn hoá: tiềm năng văn hoá trong quá trình nhận diện và khai thác
sẽ khơi gợi ý thức tự hào của cộng đồng Không những thế, nó thúc đây vá
tạo các di sản văn hoá và giao lưu - tiếp biến văn hoá, tạo ra tiềm năng mới
1.1.3.2 Vai trò của tiềm năng văn hoá với sự phát triển du lịch “Theo tác giả Trần Nhoãn
“Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi nơi cư trú
thường xuyên đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những sắc thái văn hoá và cảnh quan thiên nhiên vùng, miền khác với nơi cư trú thường xuyên Đồng thời có thể kết hợp với các mục đích
khác như nghỉ dưỡng, thăm thân”{17, tr27]
Việc phát huy tiềm năng văn hoá trong lĩnh vực du lịch giúp cho các loại hình du lịch ngày càng trở nên phong phú đa dạng Nếu căn cứ vào mục đích chuyến đi, có các loại hình: Du lịch chữa bệnh, Du lịch nghỉ ngơi giải trí, Du lịch thể thao, Du lịch văn hoá lịch sử, Du lịch văn hoá tộc người, Du lịch thưởng ngoạn danh thắng, Du lịch công vụ, Du lịch sinh thái, Du lịch tôn giáo, Du lịch thăm hỏi, Du lịch quê hương, Du lịch quá cảnh, Căn cứ vào đối tượng đi du lịch lại có: Du
ch thanh thiếu niên, Du lịch dành cho những người cao tuổi, Du lịch phụ nữ, gia
đình Căn cứ vào phương tiện vận chuyển khách du lịch có: Du lịch bằng máy
bay, Du lịch bằng ô tô, xe máy, Du lịch bằng tàu hoả, Du lịch tàu biển, Du lịch bằng thuyền, ghe Căn cứ vào cách thức tổ chức chuyến đi có Du lịch theo đoàn:
Trang 26
Tổ chức Du lịch); Căn cứ vào vi tri dia ly nơi đến du lịch có Du lịch nghỉ núi, Du
lịch nghỉ biển, sông hồ, Du lịch đồng quê, Du lịch thành phó ) Dựa vào tiềm
năng văn hoá của một địa phương và căn cứ theo các tiêu chí khác nhau, du lịch lại
có những loại hình khác nhau Với sự đa dạng về thuộc tính của tiềm năng văn hoá
và nhu cầu khách du lịch mà trong các chuyến đi các loại hình du lịch thường được
kết hợp với nhau
Bên cạnh vai trò hình thành các loại hình du lịch, tiềm năng văn hoá mang những giá trị văn hoá du lịch nhất định Giá trị văn hoá du lịch của một điểm du lịch được tính bằng công thức: T+ĐÐÐ +NB + HT + TL + BS Giá trị VHDL = Điểm du lịch 1, 131] Trong đó:
T: Là hàm lượng thời gian tồn tại của điêm du lịch DD: La giá trị độc đáo của điểm du lịch
NB: La tính nguyên bản của điểm du lịch
HT: Là giá trị huyền thoại của điểm du lịch
BS: Là giá trị dịch vụ bổ sung của điểm du lịch (giá trị của khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển, các cơ sở vui chơi giải trí, )
Giá trị văn hoá du lịch là nền tảng xây dựng điểm, tuyến, tour và sản phẩm
hàng hoá du lịch Cụ thê như sau:
ình thành điểm du lịch Điểm du lịch là một không gian địa lý hành chính lãnh thổ có giới hạn trên bản đồ hành chính, ~ Thứ nhất, tiềm năng văn hoá là cơ sở để
là nơi đến của du khách, người ta thường gọi là điểm đến và du khách được thỏa mãn mọi nhu cầu của mình theo quy định của luật pháp”
Trang 27
sản miền trung: Phong Nha Kẻ Bàng - Cé d6 Huế - Phố cỗ Hội An - Thánh địa Mỹ
Son)
- Thứ ba, dựa vào tiềm năng văn hoá của một địa phương có thể xây dựng tour du lịch đến địa phương đó Tour du lịch là sản phẩm của các doanh nghiệp
kinh doanh lữ hành để bán cho khách du lịch thể hiện lịch trình, hành trình của du
khách và các quyên lợi, dịch vụ khách được hưởng theo giá tour đã mua
- Thứ tư, sản phẩm hàng hoá du lịch được tạo nên từ nhiều yếu tố, trong đó
tiềm năng văn hoá giữ vai trò cơ bản
Sản phẩm du lịch là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa
văn hóa mang tính đặc thù do các cá nhân và tô chức kinh doanh du lịch
cung cấp để phục vụ những nhu cầu của các đối tượng du khách khác
nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế
đồng thời chứa đựng những giá trị văn hóa đặc trưng bản địa; đáp ứng và
làm thỏa mãn các mục tiêu kinh tế - xã hội đối với các cá nhân, tỏ chức
và địa phương nơi đang diễn ra các hoạt động kinh doanh du lịch [23]
Như vậy, sản phẩm du lịch rất đa dạng, phong phú, quy về nhóm hàng hoá
bao gồm: Nhóm 1, chương trình du lịch Đặc trưng của nó cảng mang tính cá biệt, cảng độc đáo, đặc sắc thi càng có giá trị cao (Ví dụ: Chương trình du lịch Tây Bắc Mùa Hoa Ban, Chương trình du lịch Có đô Huế, phố cỗ Hội An) Nhóm 2 là nhóm
hàng hoá lưu trú gồm các loại buồng ngủ Đặc trưng của nhóm hàng này là phải kết hợp giữa hiện đại và bản sắc dân tộc Nét hiện đại nằm trong bản sắc dân tộc (Máy
lạnh, thang máy, điện thoại, wifi, 1a những phương tiện hiện đại Nhưng những, phương tiện đó phải đặt trong một “không gian” dân tộc thì mới đáp ứng được nhu
cầu của khách Ví như “Phòng Nhà sản”, “Phong Phương Đông”, “Phòng Đồng nội” Nhóm 3 là nhóm hàng ăn uống cũng rất phong phú Nó thể hiện bản sắc của
lãnh thổ du lịch Nhóm 4 là nhóm hàng lưu niệm Nhóm hang nay mang dau an cua
Trang 28
hàng lưu niệm Nhóm 5 là c;
hàng hố thơng dụng được đưa vào kinh doanh du lịch, gồm tắt cả các mặt hàng buôn bán trên thị trường
Để tạo nên sức hút của các điểm, tuyến, tour du lịch, các sản phẩm du lịch
không thê đơn điệu, nghèo nàn, kém hap dẫn mà cần phải phong phú, độc đáo, đặc
sắc, mới mẻ Chính sự phong phú và đa dạng của tài nguyên văn hoá đã tạo nên sự
phong phú, đa dạng của sản phẩm du lịch Đông thời, xét trong mối quan hệ biện
chứng, sản phẩm hàng hoá du lịch tại điểm du lịch cũng góp phần nâng cao giá trị
của bắt kì tiềm năng văn hoá nào
1.2 Khái quát về huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 1.2.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên, lịch sử, kinh tế - xã hội 1.2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
~ Vị trí địa lý
Mộc Châu là huyện miền núi, cao nguyên và biên giới, nằm ở khu vực Đông Nam của tỉnh Sơn La, cách Hà Nội 180km theo hướng Tây Bắc Phía Đông và Đơng Nam giáp tỉnh Hồ Bình Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Châu Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước CHDCND Lào Phía Bắc giáp với huyện Phù Yên
- Điều kiện tự nhiên
Mộc Châu có diện tích tự nhiên là 1.081,66 km, chiếm 7.49% diện tích của
tinh Sơn La, đứng thứ 8 trong số 12 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La Điều kiện
tự nhiên của Mộc Châu có thể khái quát ở các nét cơ bản sau:
+ Địa hình
Mang đặc trưng của một huyện miền núi Tây Bắc, Mộc Châu có địa hình bị
chia cắt mạnh có nhiều núi cao hiểm trở và nhiều thung lũng rộng, độ cao trung binh tir 950 - 1050 m so với mặt nước biển Mộc Châu được chia làm 4 vùng cụ thể như sau:
'Vùng cao nguyên Mộc Châu: có 2 thi tran (thị trấn Mộc Châu và thị trắn Nông,
Trang 29
Ving vành đai cao nguyên Mộc Châu: có 5 xã (Chiềng Hắc, Tân Lập, Tà
Lai, Na Mung va Hua Pang)
'Vùng sông Đà: có 2 xã (Quy Hướng và Tân Hợp),
'Vùng cao biên giới: có 3 xã (Chiềng Son, Long Sap và Chiềng Khừa)
+ Khí hậu:
Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè mát âm và mưa nhiều, nhiệt độ không khí trung bình/năm khoảng 18,5 °C, lượng mưa trung bình/năm khoảng 1.560 mm Độ ẩm không khí 85% Có thể nói, điều kiện khí hậu của Mộc Châu được coi là lý tưởng ở đất nước nhiệt đới như Việt Nam
+ Thuỷ văn:
Sông suối ở Mộc Châu có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên có nhiều thuận lợi
phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ
+ Dat dai thé nhudng
“Téng dién tích đất tự nhiên của Mộc Châu là 108.166 ha, trong đó đất được sử dụng là 84.023 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 33.598 ha, đất lâm
nghiệp là 50.305 ha Dat phi nông nghiệp la 4.756 ha Dat chưa sử dụng là 19.387 ha” [41, tr.2] Mộc Châu có các nhóm đất chính như nhóm đất đỏ vàng với độ dày
ting đất khá, tỷ lệ mùn và chất dinh dưỡng khá; là nền tảng để phát triển nông —
lâm nghiệp
1.2.1.2 Lịch sử hình thành
Trước năm 1479, phần lớn tỉnh Sơn La ngày nay (gồm thành phố Sơn La,
huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu) là lãnh thổ của
Vương Quốc Bồn Man Năm 1479, Sơn La được sáp nhập vào Đại Việt thời vua
Trang 30
khu tự trị Tây Bắc (đổi tên từ khu tự trị Thái Mèo) Sau khi khu tự trị Tây Bắc giải thể, Mộc Châu là huyện thuộc tỉnh Sơn La
Sau năm 1954, huyện Mộc Châu có thị trấn Mộc Châu (thành lập ngày
26/10/1961) và 24 xã: Chiềng Hắc, Chiềng Khoa, Chiéng Khừa, Chiềng Yên, Chờ
Lồng Hua Păng Lóng Luông Lóng Phiêng Lóng Sập Mường Men, Chiéng Tương, Mường Sang, Mường Tè, Nà Mường, Phiêng Luông, Quang Minh, Quy Hướng, Song Khủa, Suối Bàng, Tân Hợp, Tân Lập, Tô Múa, Tú Nang, Xuân Nha
Cuối năm 2012, huyện Mộc Châu có Thị trấn Mộc Châu (huyện li), thi tran Nông trường Mộc Châuvà 27 xã:Chiềng Hắc Chiềng Khoa Chiềng Khừa, Cl
ng Sơn Chiểng Xuân Chiềng Yên Đông Sang Hua Đăng, Liên Hòa Lóng LuôngLóng Sập Mường Men Mường Sang Mường Tè, Nà Mường, Phiêng Luông, Quang Minh Quy Hướng Song Khủa Suối Bang, Ta Lại, Tân Hợp,Tân Lập, Tân Xuân, Tô Múa, Vân Hồ, Xuân Nha
Năm 2013, một phần diện tích và dân số huyện Mộc Châu được tách ra để thành lập huyện Vân Hồ, gồm I4 xã: Chiéng Khoa,Chiéng Xuân Chiềng
Yên Liên HòaLóng Luông Mường Men Mường Tè Quang Minh, Song
Khủa, Suối Bàng, Tân Xuân, Tô Múa, Vân Hồ và Xuân Nha
Ngày nay, huyện Mộc Châu còn lại 2 thị trấn: Thị trấn Mộc Châu (nằm
trên quốc lộ 6) và thị trấn Nông trường Mộc Châu (nằm trên quốc lộ 43) và 13 xa: Chiéng Hắc Chiểng Khừa Chiềng Sơn Đông Sang Hua Pang, Long
Sâp Mường Sang Nà Mường Phiêng LuôngQuy Hướng Tân Hop, Tan Lập và Tà Lại
1.2.1.3 Điều kiện kinh tế
Mộc Châu là một huyện miễn núi, vấn đề phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Mộc Châu đã từng bước đây
Trang 31
+ Trồng chè: Được triển khai từ năm 1958, trồng chè và sản xuất chế biến chè ở Mộc Châu đã mang lại lợi nhuận kinh tế đáng kẻ Không những thế, các khu vực đồi chè rộng lớn là một tiềm năng cho việc đây mạnh phát triên du lịch
+ Chăn nuôi bò sữa: Đây là lĩnh vực kinh tế điển hình của huyện Mộc Châu Hiện nay, đàn bò sữa vùng cao nguyên này có trên 16.700 con Ngoài ra, các sản
phẩm được làm từ sữa bò đã mang lại giá trị kinh tế cao, tạo lập một thương hiệu uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế
+ Trồng rau, hoa, quả chất lượng cao và quả ôn đới: có hiệu quả kinh tế cao
với diện tích 58 ha, (năm 2015) tăng 15% (so với năm 2010) Toàn huyện có 2.371 ha cây ăn quả, (năm 2015) tăng 5,7% (so với năm 2010) Sản lượng quả tươi
18.800 tấn Diện tích trồng rau, hoa chất lượng cao có khoảng 120 ha, đạt 40%
+ Công nghiệp:
Hiện nay, trên địa bàn huyện Mộc Châu có 1 cụm công nghiệp, tổng diện tích 59ha; 14 nhà nghiệp sản xuất chè, 1 doanh nghiệp sữa, 2 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, 3 doanh nghiệp thuỷ điện Dựa vào những thế mạnh sẵn có về sản vật nông nghiệp (chè, sữa bò) và các tài nguyên khác (khoáng sản, thuỷ văn), Mộc Chau đang từng bước đầu tư và khai thác theo các dự án Tuy nhiên, công nghiệp -
xây dựng là một trong những lĩnh vực cần nhiều thời gian, ngân sách để phát triển
Đối với huyện Mộc Châu, lĩnh vực này còn khá non trẻ, tuy đã đạt được một vài
thành tựu song chưa tương xứng với tiềm năng
+ Thương mại - dịch vụ - du lich
'Về thương mại - dịch vụ, hàng hoá xuất khâu chủ yếu là: chè (chiếm 80%), vật liệu xây dựng, giống cây trồng, vật nuôi, (chiếm 20%)
Về du lịch: *Hết năm 2015, toàn huyện có 110 cơ sở lưu trú với 1000 phòng; đón 750.000 lượt khách, tốc độ tăng bình quân 18,1%/năm, dat S00 tỷ đồng, gấp 8,8 lan so với nm 2010” [42, tr.10]
Trang 32Mộc Châu là nơi chung sống của “12 dân tộc anh em (trong dé dan te Kinh chiếm 38,5%; Thái 30,19; Mông 12,2%; Mường 12,494; Dao 5,7%; Sinh Mun ày 0,08%; các dân tộc khác 0,06% ” [40, tr.1].) Quá trình cơng nghiệp hố,
hiện đại hoá đang diễn ra, nhưng với đặc điểm đa dạng tộc người, Mộc Châu vẫn
còn nhiễu vấn đề xã hội cần phải giải quyết
Huyện Mộc Châu có địa bàn rộng, nhiều xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao
biên giới, giao thông chưa phát triển “Mộc Châu có 13 xã và 2 thị trấn với 224 bản, tiểu khu, trong đó có 5 xã vùng III (có 3 xã biên giới), 5 xã vùng II và 5 xã, thị trấn vùng I; 48 bản đặc biệt khó khăn” [39, tr.1] Các vấn đề về giáo dục, y tế vẫn
cần phải được quan tâm
“+ Ngành giáo dục - dio tao
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 72 đơn vị trường học với tổng số 1227 lớp với trên 27.756 học sinh, có 11 trường đạt chuẩn quốc gia Trên địa bàn có 1 Trung
tâm day nghề, 1 Trạm khuyến nông và 15 Trung tâm học tập cộng đồng ở các xã,
thị trắn Các cơ sở giáo dục được hình thành trên địa bàn huyện mới chỉ đáp ứng, được phẩn nào nhu cầu học tập của người dân Tại các khu vực ở vùng sâu, vùng xa, biên giới trình độ dân trí vẫn rất hạn chế + Ngành y tế Việc phát triển y tế để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong huyện Mộc Chả đề xã hội Trên thực tế, cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng đề giải quyết vấn đến hết năm 2014 Châu có 5/15 xã, thị trấn có 3,5
bác sÿ/1 vạn dân, 13 gường bệnh /1 vạn dân, có 1 Bệnh viện đa khoa 150 gường” [41, tr.5] Cơ sở hạ tầng y tế mới chi dap img phan nao nhu cầu của nhân dân, chưa
giải quyết triệt để vấn đề chăm sóc sức khoẻ ở cơ sở
1.2.2 Một số quan điểm chỉ đạo về phát huy các tiềm năng văn hoá du lịch Mộc
Trang 33
Những quan điểm trên cho thấy sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo
Đảng, Chính phủ đối với sự phát triển du lịch cả nước nói chung, tỉnh Sơn La và
huyện Mộc Châu nói riêng Các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và Chính quyền
địa phương đã khẳng định tầm quan trọng của tiềm năng văn hoá trong lĩnh vực
này Đây cũng là những cơ sở pháp lý quan trọng và thuận lợi giúp cho Mộc Châu có cơ hội mới, kêu gọi đầu tư cho ngành du lịch, tạo bàn đạp để Mộc Châu thật sự
trở thành một trong những địa danh du lịch hấp dẫn hơn nữa trong tương lãi
“Tiểu kết chương 1
Qua việc hệ thống hoá cơ sở lý luận, thấy rằng văn hoá nói chung và tiềm
năng văn hoá trong lĩnh vực du lịch nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với
sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc Tiềm năng văn hoá ân chứa những giá trị văn hoá đặc sắc, những giá trị lịch sử, khảo cổ, địa chất, thẳm mỹ, những quan
niệm trí thức dân gian, chúng có thể được so sánh như mạch nguồn kích thích du
lịch phát triển và tăng trưởng kinh tế địa phương, là cơ sở để các nhà quản lý hoạch
định chính sách phù hợp giữa phát triển và bảo tồn các giá trị văn hoá
Bên cạnh đó, sự phân chia cấu trúc tiềm năng văn hoá gồm văn hoá vật thê
(như các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, các công trình kiến trúc nghệ ật thể (như lễ hội, c¿
thuật, các món ăn, hay trang phục, ); phi nghề thủ công, truyền thống, các loại hình nghệ thuật, hay phong tục tập quán, ) và tiềm năng,
văn hoá nội thể trong con người được tích luỹ và thễ hiện qua các giá trị vật thé,
phi vật thê đó, chính là một quan điểm toàn diện khi xem xét các giá trị văn hoá
phục vụ du lịch thời kỳ đổi mới
'Việc xác định được vai trò nền tảng của văn hoá và có tầm nhìn bao quát các
tiềm năng văn hoá huyện Mộc Châu với khả năng khai thác có triển vọng trong, tương lai, ngày 12/11/2014 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 2050/QĐ-TTg Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm định hướng con đường phát triển kinh tế - du lịch địa phương Dựa trên các phân tích điều kiện địa lý, lịch sử,
Trang 35
NHAN DIEN TIEM NANG VAN HOA DE
PHAT TRIEN DU LICH TAI HUYEN MOC CHAU, TINH SON LA
Dựa trên cơ cấu của tiềm năng văn hoá đã trình bày ở chương I, trong
chương 2, luận văn giới thiệu và xác định giá trị của các tiềm năng văn hoá có khả
năng tạo ra những sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế du lịch của huyện
Mộc Châu, tỉnh Sơn La
2.1 Tiềm năng văn hoá vật thể
2.1.1 Di tích lich sit cách mạng
Di tích lịch sử - cách mạng là một phần quan trọng nằm trong di sản văn hoá ưu giữ giá trị lưu niệm về nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá
và chứng tích tội ác của đế quốc, phong kiến Mộc Châu không phải là vùng đất
đặc trưng của các di tích lớn
Trong luận văn để cập đến 3 di tích lịch sử - cách mạng tiêu biểu của Mộc Châu Đó là: Nơi Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, công nhân nông trường Mộc
Châu; Bia lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến; Đồn Mộc Ly « Noi Bác Hồ
Š thăm và nói chuyện với cán bộ, công nhân nông trường, Mộc Châu
Địa điểm Bác Hồ về thăm và nói chuyện với cán bộ, công nhân nông trường,
Mộc Châu nằm trong thị trấn nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Di tích này nằm tại tiểu khu Xưởng Sữa, cạnh tiểu khu 19/5 và tiểu khu 77
Nơi đây có một địa thế rất đẹp, nằm trên bãi đắt rộng, trong một thung lũng tương,
đối bằng phẳng, có dãy núi bao bọc, che chắn phía sau Phía trước di tích là 2 hồ
rông khoảng 2,5ha, đối diện là đường đi ra quốc lộ 43 (Quốc lộ 6 cũ)
Để ghỉ nhớ ngày 8/5/1959 lich sử - ngày Bác Hồ về thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ, công nhân nông trường Mộc Châu; bày tỏ lòng thành kính với
Trang 36
về thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sÿ công nhân nông trường và trình UBND tỉnh công nhận Di tích được khởi công ngày 8/5/2009 và khánh thành ngày
12/7/2010 với tông số tiền gần 3 tỷ đồng bằng nguồn vốn của nhà nước và nguồn ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Công trình gồm
các hạng mục: sân đỗ xe, đi dạo; sân chuyển tiếp, có bàn ghế dé nghỉ tránh nắng; sân hành lễ gồm 2 cắp, phía trong có mái che, đặt tượng bán thân của chủ tịch Hỗ
Chí Minh, bên dưới khắc trên bảng vàng 4 câu thơ của Người “Luôn luôn cố gắng,
Khắc phục khó khăn,
Tiển lên thật hãng
Lam tron nhiệm vu"
Tuy rằng khu di tích không nguy nga, lộng lẫy, hay trang trí cầu kỳ, nhưng,
vẻ đẹp của nó toát ra từ sự giản dị trong thiết kế, từ sự hài hòa với cảnh quan xung, quanh (Ảnh [Ph lc 1, tr122])
ôâ_ Bia lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến
Di tích lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến được xây dựng trên đỉnh đồi Nà
Bó thuộc tiểu khu 12, thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La Từ thành phố Sơn La xuống
tới dĩ tích là 110km, từ Hà Nội lên tới di tích là 201km Nếu từ trục đường 6 qua Thị trấn huyện Mộc Châu đi cửa khẩu Long Sập khoảng 400 m rẽ phải vào tới khu di tích
Doan quân Tây Tiến đã đi khắp mọi nẻo đường đắt nước, có mặt trên khắp chiến trường như: Mặt trận Tây Tiến, Thượng Lào, đồng bằng Bắc Bộ, Trị Thiên,
Tây Nguyên, Khu §, Sài Gòn, Gia Định, Tây Ninh, Việt Bắc và nước bạn Căm pu
chia Mộc Châu là nơi tập kết của bộ đội Tây Tiến từ miền xuôi lên rồi tỏa đi các mặt trận Tây Bắc, biến giới Việt Lào Đề ghi nhớ công ơn của các chiến sỹ Trung, đoàn 52 Tây Tiến và thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, Đảng bộ, chính quyền
và nhân dân các dân tộc Sơn La đồng thuận xây dựng di tích lưu niệm Trung đoàn
Trang 37
với nhân dân các dân tộc Mộc Châu Sơn La, Trung đoàn Tây Tiến đã góp phần
thực hiện nhiệm vụ giải phóng quê nhà và cùng nhân dân Lào giải phóng Sằm
Nứa Di tích này đã ghi khắc khí thế hào sảng của đoàn quân Tây Tiến, gợi lại trong lòng du khách đẻn thăm, bài thơ nỗi tiếng của nhà thơ Quang Dũng:
“Tây Tiến
Sông Mã xa rồi Tây Tiền ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường đi thăm thắm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân Ấy
Hon về Sầm Nứa chăng về xuôi.”
Di tích Đồn Mộc Ly mang trong mình câu chuyện của thời kỳ kháng chiến
kiên
ác liệt với những lô ó ngự trên khói đá tai mèo đã khắc lại giai đoạn cách
mạng kháng chiến oanh liệt của các dân tộc địa phương,
'Bên cạnh đó, di tích lịch sử - văn hoá Mộc Châu còn tiềm tàng giá trị về kiến
trúc, nghệ thuật thẩm mỹ kết hợp hài hồ giữa cơng trình và khung cảnh thiên nhiên vùng sơn cước Người ta dễ dàng choáng ngợp trước một không gian rộng
lớn khi đến thăm Nơi Bác Hồ về thăm và nói chuyện với cán bộ, công nhân nông,
trường Mộc Châu Đứng trên cao nhìn xuống, một khung cảnh rộng lớn thoáng,
dang được tạo nên từ 2 hồ nước trong xanh và ruộng ngô bạt ngàn trải khắp núi non trùng điệp Ở Đồn Mộc Ly phóng tầm mắt ra 4 bề, chúng ta sẽ thấy có một Mộc Châu rất khác Nó không giống như chúng ta vẫn hình dung khi nhắc về mảnh
đất này: không có đồng cỏ, đồi chè Khung cảnh nơi đây là những đồng lúa xanh
ron, thấp thoáng nhà dân, được bao bởi những đây núi phía xa mờ mờ trong làn
Trang 38
trải nghiệm nhẹ nhàng nhưng đầy lôi cuốn Thêm vào đó, kiến trúc các lô cốt, tháp canh được Pháp xây dựng bằng bê tông cốt thép vững chắc, vẫn trơ mình cùng thời
gian,
Không những thể, di tích lịch sử văn hoá Mộc Châu còn ẳn chứa giá trị tâm linh độc đáo Tiêu biểu là di tích chủa Chiền viện Di tích này được xác định là một
công trình kiến trúc Phật giáo lớn ở miền núi phía Tây Bắc Nó vẫn còn ấn chứa những giá trị vẻ kiến trúc Phật giáo và giá trị tâm linh sâu sắc
Như vậy, di tích lịch sử - văn hoá Mộc Châu tiềm ấn những giá trị về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, thẩm mĩ cũng như văn hoá tâm linh Các giá trị này là nền tảng quan trọng đề thúc đây các dự án đầu tư đúng trọng tâm, góp phần hình thành
các điểm du lịch và loại hình du lịch phù hợp
2.1.3 Danh lam, thắng cảnh
Mộc Châu nổi tiếng với danh lam, thắng cảnh Đây là khu vực thiên nhiên
có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý; có cảnh đẹp kết hợp giữa thiên tạo, nhân tạo
và có hệ sinh thái đa dạng
2.1.3.1 Khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa ý Nói đến đặc Dơi và Ngũ động bản Ôn + Hang Doi
về địa chất, địa mạo địa lý, Mộc Châu nỗi tiếng với Hang
Huyện Mộc Châu có địa hình núi đá vôi chiếm một diện tích khá lớn Trải qua hàng ngàn năm dưới sự tác động của thiên nhiên đã tạo ra những hang động kì
thú Một trong số đó là Hang Dơi Hang Dơi còn được biết đến với tên gọi là Động
Sơn Mộc Hương hay Tây Thiên đệ nhất động Từ Hà Nội lên Sơn La theo quốc lộ
6, di tích nằm ngay dưới dãy núi đá trung điệp của trung tâm thị trắn Mộc Châu, với diện tích khoảng 6.915 mẺ
Trang 39
phát triển của người tiền sử và nguồn gốc nhân chủng Qua khảo sát của Viện khảo
cỗ học và bảo ting tỉnh Sơn La tháng 9/1992, di tích lich sir vin hoa Hang Doi Mộc Châu có nhiều hiện vật thể hiện dấu vết của người Việt Cổ như: mảnh tước,
rìu mài lưỡi, bi đá, mảnh gốm Kết quả những hiện vật thu được cho thấy, tại đây
đã có người Việt cổ sinh sống cách ngày nay từ 3000 đến 3500 năm Ngày 24/1/1998, động Sơn Mộc Hương đã được công nhận là Di tích danh lam thắng,
cảnh cấp quốc gia
«Ngũ Động Bản On
Tại tiểu khu Cờ Đỏ thuộc thị trắn nông trường Mộc Châu có rất nhiều dẫy núi đá vôi nối nhau liên tiếp cùng các khu rừng nguyên sinh còn giữ nguyên vẻ đẹp thiên nhiên của miễn cổ tích hoang sơ Quần thể Ngũ động Bản Ôn giống như báu
vật ấn trong miễn cô tích hoang sơ ấy Hang động bản Ôn hiện nay thuộc khu đất “hỗn mường” của Mường Sang
Ngũ đơng bản Ơn là một hệ thống gồm 5Š hang động Trong đó 4 động chính nằm trên một quả đồi Riêng động 5 nằm độc lập phía bên tay trái đi khá xa mới tới Hệ thống Ngũ động được ví với thuyết ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thỏ Nơi đây có nhiều nhũ đá đẹp, ấn tượng, hình dạng phong phú như: khối đá con cóc, chùm đá lên trời, tượng rùa, trống đồng, đám mây, hình người phụ nữ, chuông đá,
ruộng bậc thang, dai thác nước,
Hiện nay, Ngũ động bản Ôn vẫn là một tiềm năng văn hoá hoang sơ, gần như chưa hề có sự tác động của con người Người dẫn đường tới hang động thường
chỉ là người dân địa phương, không có nghiệp vụ hưỡng dẫn Quãng đường vào động vô cùng khó khăn, du khách ph: qua những rặng ngô ngút ngàn, xuyên vào rừng, hay phải bám người kiên trì và can đảm mới có thé di o những mỏm đá trơn rêu đu người leo lên, qua những hàng cây dé rap phải luồn xuống phía dưới mà trườn qua, đường đi lên đông râm rạp cỏ dại và cây gai, con đường dường
Trang 40nhất được trang bị trong hệ thống các động này, muốn ngắm vẻ đẹp thiên tạo bên trong, khách du lịch phải mang theo đèn pin soi chiếu,
2.1.3.2 Khu vực thiên nhiên có cảnh đẹp đặc trưng
Phong cảnh hữu tình, giàu sức sống là một thế mạnh của Mộc Châu trong phát triển du lịch Nơi đây nỗi tiếng là những khu vực thiên nhiên xinh đẹp và đây
sức hút như:
chè, rừng hoa và cánh đồng hoa, thác Dải Yếm
« Đổi chè
Từ xưa đến nay, những đồi chè rộng ngút ngàn thỏa mãn tầm mắt có lẽ là cái
Mộc Châu Mộc Châu xanh mướt lến đầu tiên khi nhắc khiến người ta nghĩ
trong những đổi chè là vẻ đẹp mang sức sống tự nhiên dựa trên bàn tay lao động, khéo léo của người trông chè nơi đây Những đổi chè hình chữ S, đồi chè hình trái
tìm được trồng ở ngay con đường chính đi vào giữa thị trấn, hay trồng ở xã Tân
Cờ Đó - trên đường đến Ngũ động bản Ôn đã tạo nên thương hiệu vẻ dep
Mộc Châu đầy lôi cuốn
Không chỉ tạo nên biểu tưởng du lịch cho Mộc Châu, chè còn là nguồn thu nhập chính của một bộ phận các hộ gia đình tại địa phương Năm 2015, giá trị sản
phẩm thu hoạch/Iha chè ước đạt 55 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người làm chè đạt từ 4,5 đến 10 triệu đồng/người/tháng [42, tr47]
Với kinh nghiệm hơn 20 năm đầu tư trồng, chế biến chè Nhật ở Việt Nam, ông Sato, GD Cty sản xuất và chế biến chè Sato, khäng định rằng: “Không có bat
cit noi dau trên lãnh thổ Việt Nam có tiềm năng phát triển chè Nhật tốt như Mộc
Châu Bởi nơi đây có nhiều sương mù, cây chè tổng hợp được các dưỡng chất cần thiết, tạo nên chất lượng thơm ngon” [19] Chè San Tuyết là loại chè nỗi tiếng nhất
của Mộc Châu, đây là loại chè được chế biến từ lá chè hái từ cây chè vài trăm năm tuổi Ngoài ra còn có tra O Long, trà Kim Tuyên cũng là các loại chè thơm ngon
nức tiếng