Thông qua việc nghiên cứu tri thức dân gian trong CSSKSP của người Dao ở Ba Vì, đề tài Tri thức dân gian về chăm sóc sức khỏe sản phụ của người Dao ở huyện Ba Vì thành phố Hà Nội nghiên cứu nhằm khẳng định đình giá trị trong tri thức y học dân gian của cộng đồng này; tìm kiếm định hướng thich hợp trong tri thức y học dân gian của người Dao trong booisd cảnh hiện nay ở Ba Vì.
Trang 1
'VŨ THỊ UYÊN
TRI THUC DAN GIAN VE CHAM SOC
CỦA NGƯỜI DAO Ở HUY| BA Vi, THÀNH PHÓ HÀ NỘI ỨC KHỎE SẢN PHỤ
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
HÀ NỘI ~2012
Trang 2
'VŨ THỊ UYÊN
'TRI THỨC DÂN GIAN VÈ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SẢN PHỤ
CỦA NGƯỜI DAO Ở HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHÓ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 60 31 70
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẤN BÌNH
HÀ NỘI ~2012
Trang 3con người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội, Đảng ủy, UBND và trạm y
tế xã Ba Vì, phòng văn hóa huyện Ba Vì, các thầy cô Phòng Sau đại học,
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội và PGS.TS Trần Bình
'Nhân đây chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến tắt cả Do khả năng và điều kiện có hạn, chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp quý
báu của tắt cả mọi người
Xin chan thành cảm ơn!
Trang 4MO DAU
Chuong 1: KHAI QUAT VE NGUOI DAO O BA Vi, HA NOL
1.1 Đặc diém tự nhiên, xã hội địa bàn cư trú 13
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên liên quan đến bệnh tật và phòng chồng bệnh tật 13
1.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội liên quan đến bệnh tật và chăm sóc sức khỏe 15
1.2 Khái quát về văn hóa Dao ở Ba Vì 22
1.2.1 Tên gọi, nguôn gốc lịch sử, dân số và phân bồ dân cư 2
1.2.2 Các đặc trưng văn hóa 25
1.2.3 Tri thức dân gian của người Dao & Ba Vi 34
‘Tiéu két chuong 1 so _ oe 38
Chuong 2: TRI THUC CHAM SOC SUC KHOE SAN PHY CUA NGUOL
DAO OBA Vi TRONG XA HOI TRUYEN THONG
40
3.1 Các khái niệm, quan niệm về sinh đẻ của người Dao Ba Vi 40
2.1.1 Các khái niệm liên quan 40
3.1.2 Quan niệm về sinh đẻ của người Dao Ba [ì 45
2.2 Trỉ thức dân gian về chăm sóc sức khỏe thai phụ 4
3.2.1 Chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi để dưỡng thai 47
3.2.2 Các bài thuốc phòng và chữa bệnh liên quan đến thai phụ 48
3.2.3 Các kiêng ki và nghỉ lễ liên quan sĩ
2.2.4 Giải pháp khắc phục hiểm muộn “4
2.3 Trí thức đân gian về chăm sóc sản phụ khi sinh con 37
2.3.1 Tập tục liên quan đến việc sinh đẻ 37
3.3.2 Phòng chồng các tai biển khi sinh 59
Trang 52.4.4 Những kiông ky và nghỉ lễ liên quan 73
2.5 Vai trò của tri thức chăm sóc sức khỏe sản phụ trong xã hội truyền thống 77 “Tiểu kết chương 2 Heo TẾỶ
Chương 3: BIEN DOL TRI THUC CHAM SOC SUC KHOE SAN PHY
CUA NGUOI DAO O BA Vi HIEN NAY —- ` 3.1 Những biến đổi tri thức chăm sóc sức khỏe sản phụ 80 3.1.1 Nhận thức về sinh đẻ đã tiến bộ 80
lộ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý hơn 82 3.1.3 Phòng chống các bệnh tật cho bà mẹ và trẻ sơ sinh tốt hơn 84
3.1.4 Các nghỉ lễ, kiêng ky được đơn giản hóa 86
3.2 Các cơ sở của sự biển đồi 88
3.2.1 Kinh tế - xã hội phát triển 88
3.2.2 Hội nhập và giao lưu văn hóa ngày càng mạnh mẽ
3.2.3 Sự phát triển của mạng lưới y tế công OL
3.2.4 Tác động của đồ thị hóa
3.3 Vai trò của thức dân gian đối với chăm sóc sức khỏe sản phụ hiện nay 96
Trang 61 | Chăm sóc sức khỏe CSSK 2 | Cham sóc sức khỏe sinh sản 'CSSKSS 3 | Chăm sóc sức khỏe sản phụ CSSKSP 4 |Nữhộ sinh NHS 5$ |Hợptácxã HTX
6 | Kế hoạch hóa gia đình KHHGD
7 | Tri thie dn gian TDG
Trang 7Tri thire dân gian là một bộ phận quan trọng trong thành tố văn hóa tỉnh
thần (phi vật thể) của các tộc người, trong đó tri thức dân gian về CSSK là
một mảng tối quan trọng Bởi lẽ, hang chục thế kỹ qua, khi y học hiện đại
chưa phát triển, hoặc khi mạng lưới y tế công chưa thể đảm đương và hoàn thành sứ mệnh CSSK cho người dân thuộc các dân tộc thiểu số, ở những ving
xa xôi hẻo lánh, khi đó trí thức dân gian về phòng chống bệnh tật, chăm sóc
sức khỏe, giữ vai trò trọng yếu Hiện nay, tuy mạng lưới y tế công (hiện đại) đã vươn tới các vùng sâu, vùng xa, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, chăm sóc y tế ở đó vẫn buộc phải kết hợp chặt chẽ với các tri thức y học dân
gian, thậm chí cả cúng bái chữa bệnh của các tộc người Mặc dầu vậy, việc
nghiên cứu tri thức CSSK của các dân tộc thiểu số nói chung và người Dao ở
Ba
nói riêng đến nay vẫn ít được quan tâm Vì thế, nghiên cứu tri thức dân
gian về CSSK nói chung và CSSKSP người Dao ở Ba Vì nói riêng, nhằm bổ,
sung cho bức tranh toàn cảnh về văn hóa tộc người, tăng cường hiểu biết, vận dụng khai thác kho tàng tri thức về CSSK, nhằm chăm sóc tốt sức khỏe cộng đồng và cho các sản phụ là nhu cầu của cả khoa học và thực tiễn hiện nay
Năm 2008, Ba Vì được sát nhập về Hà Nội, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, diện mạo nơi đây đã có nhiều thay đổi
, cùng với sự phát triển
của kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa, văn hóa truyền thống của người
Dao ở đây cũng biến đổi không ngừng Văn hóa truyền thống Dao Ba Vì nói
chung va tri thức dân gian về chăm sóc sức khỏe, nhất là CSSKSP đang đứng,
trước nhiều thách thức lớn Biến đổi
ích ứng, hay tiêu vong đó là những
Trang 82 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
.Một số công trình nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam và nhóm
Đao Ba Vì, Hà Nội
Đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa người Dao
ở Việt Nam Nghiên cứu cơ bản và toàn diện hơn cả về người Dao, có thể kể
đến: Người Dao ở Việt Nam của Bễ Viết Đăng, Nông Trung, Nguyễn Khắc
Tung, Nguyén Nam Tién (1971) [8] Đây là tác phẩm thuộc thể loại dân tộc
chí Trong công trình này các tác giả đã cung cấp bức tranh tổng thể vẻ lịch sử, văn hóa của các nhóm Dao ở Việt Nam Từ tộc danh, nguồn gốc lịch sử,
dân số, phân bố dân cư, các hình thái kinh tế, văn hóa vật chất, tổ chức xã hội
truyền thống, văn hóa tỉnh thần (ngôn ngữ, chữ viết, tín ngưỡng, lễ hội, tục lệ,
văn học nghệ thuật dân gian, trỉ thức dân gian và những biến đổi trong đời sống sinh hoạt của dân tộc Dao từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 Trỉ thức dân gian trong việc sinh đẻ, nuôi con của người Dao, cũng đã được tác giả giới thiệu có tính đại cương trong nghiên cứu này Tuy nhiên tác phẩm còn tồn tại hạn chế đó là nguồn tư liệu để chứng minh cho một số luận điểm (nhất là phần
nguồn gốc lịch sử ) còn rất chung chung, khó kiểm chứng, nhìn văn hóa luôn ở
trang thái tĩnh tại không biến động
Sau đó, là các công trình sưu tầm, địch văn học dân gian từ tiếng Dao
sang tiếng Việt, những bài thơ sáng tác về người Dao bằng song ngữ Việt Dao
của Bàn Tài Đoàn, Triệu Hữu Lý như: Bản hộ - rưởng ca dân tộc Dao [20], Déin ca Dao [21], Các tác giả này đã mang đến cho người đọc những cảm
Trang 9
trình của Phan Hữu Dật, Hoàng Hoa Toàn về *Xác minh tén gọi và phan
nhóm các ngành Dao ở Tuyên Quang” (1968); Nguyễn Khắc Tụng về “Nhà
cửa của người Dao xưa và nay” (1971), “Vấn đẻ phân loại các nhóm Dao ở
Việt Nam” (1995) , Trang phục của người Dao ở Việt Nam (2004); Chu Thái Sơn (chủ biên): Người Dao [23] Phan Ngọc Khuê: Nghỉ é cdp sắc của người Dao Lé Gang 6 Lang Sơn [17]; Lý Hành Sơn: Các nghĩ lễ chủ yếu trong chủ
kỳ vòng đời của nhóm Dao Tiền ở Ba Bề, Bắc Kạn [26] Tập quán sinh đẻ của
người Dao Tiền ở Ba Bê, Bắc Kạn [25], Trần Hữu Sơn: Tục ngữ, câu đố
đân tộc Dao Lào Cai [2T], sách cổ người Dao [28]; Phạm Quang Hoan,
Hùng Đình Quý: [ăn hoá truyền thống của người Dao ở Hà Giang [14];
luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp cử nhân của các
Một số luận án tiền sĩ,
học viên, sinh viên tại các trường đại học (KHXH &NV, Đại học Văn hóa
Hà Nội, ) viên nghiên cứu (Viện Dân tộc học, Viện Văn hóa, ); Những,
công trình nghiên cứu này đã giúp người đọc có cái nhìn toàn diện, sinh
động với những nét văn hóa đặc sắc, đa dạng cũng như có dịp tìm hiểu sâu
sác nhóm Dao địa phương
Đặc biệt, tháng 12 năm 1995, Trung tim Khoa học xã hội & Nhân văn
Quốc gia, Ủy ban Dân tộc và miễn núi, Hội dân tộc học Việt Nam, Ủy ban
Nhân dân tỉnh Bắc Thái đã phối hợp tổ chức thành công hội thảo quốc tế “Sự
phát triển văn hóa xã hội của người Dao: hiện tại và tương lai” [31] Hội thảo khoa học có sự tham gia của gần một trăm nhà khoa học trong và ngoài
nước Nhiều báo cáo khoa học có chất lượng cao, được trình bảy tại hội thảo
Trang 10Ngoài ra còn một số bài viết của tác giả Trần Bình về người Dao ở Việt
Nam và nhóm Dao ở Ba Vì, Hà Nội như: Afộr số vấn để về nguồn gốc người
Đao ở Việt Nam, Hội thảo Dao học Quốc té, Lai Tân, Quảng Tây, Trung Quốc, 22-24/5/2010; Some Issues of Ethnic Minorities in Hanoi after Widening its Border (Vin đề dân tộc thiểu số ở Hà Nội, sau khi mở rộng địa giới hành chính [34]; Một số vấn đẻ về truyền thống gia đình của người Dao ở
Ba Lì, Hà Nội,Hôi thảo Dao học Quốc tế, Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc,
05-07/1 1/2009; Some Issue About the Traditional Family of Dao People in Ba
Vi — Hanoi [35] Những bài viết này cũng cho chúng ta thấy những nét khái quát về nguồn gốc người Dao ở Việt Nam và nhóm Dao ở Ba Vì; cơ cấu, chức năng của gia đình truyền thống người Dao Ba Vì cũng như những vấn đề đặt ra
đối với văn hóa của các dân tộc thiểu số sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành
chính vào năm 2008,
.Một số công trình nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe sinh sản
‘Van dé vé chăm sóc sức khỏe sinh sản có ý nghĩa rất lớn đối với sự
phát triển của xã hội bởi nó là tiền đề để tạo ra nguồn nhân lực vững mạnh
Do vay vay van đề CSSKSS đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều
tác giả Trong những nghiên cứu về vấn để này, đầu tiên phải kể đến những
công trình của tác giả Trin Bình như: Chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ các đân tộc ít người ở Yên Bai (2003), Thực trạng bộ máy tổ chức và hoạt động của Đội Báo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em/ Kế hoạch hoá gia đình tỉnh Hà Giang [1], Nhận xét về chăm sóc sức khỏe ở Thái Bình qua các nghiền cứu
Trang 11thiểu số ở Việt nam [S] Những công trình trên chủ yếu nghiên cứu về vai trò vả tác động của mạng lưới y tế công đối với việc chăm sóc sức khỏe bả mẹ trẻ em Ngoài ra một số tác phẩm cũng đề cập đến vai trò của cộng tác viên dân
số đối với
lề CSSK tại các địa phương đặc biệt là ở vùng đồng bảo dân tộc thiểu số
'Sau đó, một số nghiên cứu như: Chăm sóc thai sản của người Dao ở Yên
Bái của Trần Minh Hằng [12]; Tìm hiểu một số tập quán chăm sóc sức khỏe sinh
sản của người Dao ở Yên Bái (Nguyễn Hữu Nhân, Phan Anh Tuan, Tap chi Dan
số và phát triển, số 8/2004); Tập quán chăm sóc sức khỏe của người Dao ở Yên “Bái (nghiên cứu trường hợp tại xd Van Bình, Văn Yên, Yên Bái, (Nguyễn Hữu Nhân, Hà Thị Phương Tiến [22]; Tập quán chăm sóc thai sản và đặt tên con của người Dao Đỏ ở Lào Cai của Đào Huy Khuê, Triệu Thanh Vương [ó|
Những công trình nghiên cứu trên là những đóng góp rất quan trọng
của các nhà khoa học về mọi mặt trong đời sống của các nhóm Dao ở Việt
Nam cũng như vấn đề CSSKsinh sản Những kết quả và thành công từ các
công trình nghiên cứu trên đã giúp cho các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, những nhà quản lý, có cái nhìn chân thực, chính xác về lịch sử, phong tục tập quán của một dân tộc có số dân đứng thứ 9 trong các dân tộc ở Việt Nam Những công trình nghiên cứu trên là cơ sở để các nhà quản lí dé ra được
những chính sách khả thi giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người
Dao, hòa nhập vào xu thể phát triển chung của dân tộc, qua đó giúp người đọc
hiểu được văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu của một dân tộc có bề dây văn
Trang 12cứu chuyên sâu và tổng hợp về nhóm Dao này
3 Mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục dich
Thông qua việc nghiên cứu trì thức dân gian trong CSSKSP của người Dao ở Ba Vì, nhằm khẳng định những giá trị trong trì thức y học dân gian của
cộng đồng này
Tìm kiếm định hướng thích hợp cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị trong tri thức y học dân gian của người Dao trong bối cảnh hiện nay ở Ba Vì
3.2 Nhiệm vụ
~ Nghiên cứu hoàn cảnh tự nhiên, xã hội địa bàn cư trú của người Dao ở Ba Vì
~ Nghiên cứu tri thức dân gian về CSSKSP của người Dao 6 Ba Vi
~ Nghiên cứu những biển đổi của trí thức dân gian trong việc CSSKSP'
của người Dao Ba Vì hiện nay
~ Tìm kiếm những giải pháp góp phần bảo tổn và phát huy những giá trị của trí thức dân gian trong việc CSSKSP của người Dao ở Ba Vì, trong bối
cảnh hiện nay,
4 Đối tượng và phạm vi nợi
4.1 Đắi tượng nghiên cứu
Trang 13uống bồi bổ và ngăn ngừa bệnh tật, phòng chống các bệnh thường gặp của sản phụ, trí thức về thuốc nam, các kiêng ky và nghi lễ liên quan,
Dd sung, làm rõ
mạng lưới y tế công và văn hóa tộc người Dao ở Ba Vì, sẽ là những đối tượng nghiên cứu chính, môi trường nơi cư trú,
tượng không chính thức của nghiên cứu này 4.2 Phạm vỉ nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu chủ yếu của luận văn là xã Ba Vì, huyện Ba Vì
Trong đó trọng tâm sẽ là các thôn Hợp Nhất, Hợp Sơn và Yên Sơn xã Ba Vì do người Dao ở huyện Ba Vì chỉ cư trú tập trung tại 3 thôn của xã Ba Vì Vì vậy thuật ngữ Dao Ba Vì được dùng để chỉ người Dao cư trú tại khu vực Ba Vi như một trong những cách phân loại các nhóm Dao ở Việt Nam [21] Thời gian đề tải tập trung nghiên cứu sẽ là giai đoạn giai đoạn trước và sau Đổi mới
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác ~ Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh Đó là việc coi trí thức dân gian về CSSKSP của người
Dao Ba Vì và sự thay đôi của nó là hệ qua tất yếu của sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên, xã hội Những lý giải phân tích các vấn đề liên quan đến TTDG về CSSKSP của người Dao Ba Vì, đều dựa vào quan điểm
'SSKSP của người Dao Ba
trên Cũng như các hiện tượng khác, TTDG
Vì luôn luôn vận động biến đổi dé thích ứng với sự thay đổi của môi trường,
sinh thái và văn hóa tộc người Đối với các thành tố văn hóa khác trong tông
thể văn hóa tộc người Dao ở Ba Vì, TTDG về CSSKSP vừa là tác nhân, vừa
là hệ quả của những biến đồi
Trang 14bộ các ban ngành, các cán bộ y tế và cơ quan y tế ở địa phương, bà con người
Đao, các bà đỡ, các bà làm thuốc nam, những phụ nữ đã và đang trong độ tuổi
sinh đẻ, Kết quả thu được từ quan sát thực địa, phỏng vấn ~ hỏi chuyện là
nguồn tư liệu định tính về: đặc điểm tự nhiên, xã hội, vai trò của mạng lưới y tế công, văn hóa truyền thống Dao Ba Vì, TTDG về CSSKSP của người Dao 'Ba Vì, những biến đổi của nó hiện nay, các giá trị của TTDG về CSSKSP của
người Dao Ba Vì,
'Nghiên cứu tài liệu thứ cắp, thư tịch : nhằm thu thập các loại tư liệu đã
được công bó, đó là những cuốn sách viết về người Dao nói chung, người
Dao ở Ba Vì nói riêng và những tài liệu liên quan đến van dé tri thức dân gian trong CSSKSP của dân tộc Dao và một số dân tộc khác để lấy cứ liệu so sánh
sự giống và khác nhau
Để xử lý, phân tích các dữ liệu, phương pháp thống kê, so sánh, cũng
sẽ được sir dung trong quá trình nghiên cứu dé tai nay
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là TTDG về y tế, CSSK, nên trong quá
trình thực hiện, một số kỹ thuật nghiên cứu y học, môi trường và kết quả của các nghiên cứu thuộc các ngành trên, cũng sẽ được sử dụng
6 Đóng góp của để tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ bổ sung thêm nguồn tư liệu về văn hóa Dao, nhất là những tư liệu về TTDG trong CSSKSP của người Dao Ba
Vì, góp phần hoàn thiện hơn về bức tranh toàn cảnh văn hóa, lỗi sống của
Trang 15Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho các cấp, các ngành, các cán bộ đang hoạt động trong lĩnh vực CSSK nói chung, CSSKSP của người Dao Ba Vì nói riêng
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Ađở đâu, Kết luận và Phụ lục, nội dung chính của luận văn
được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Khái quát về người Dao ở Ba Vi, Ha Ni
“Chương 2: Trí thức chăm sóc sức khỏe sản phụ của người Dao ở Ba Vi
trong xã hội truyễn thống
Trang 16Chương 1
KHÁI QUÁT VÈ NGƯỜI ĐAO Ở BA VÌ, HÀ NỘI
1.1 Đặc điểm tự nhiên, xã hội địa bàn cư trú
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên liên quan đến bệnh tật và phòng chống bệnh tật
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa nằm ở phía Tây Bắc của thành
phố Hà Nội Phía Bắc giáp thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ, ranh giới là
con sông Hồng Phía Nam giáp các huyện Lương Sơn và Kỳ Sơn của tỉnh Hoà Bình Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới là con sông Đà Phía Đông
Bắc giáp sông Hồng, ngăn cách với tỉnh Vĩnh Phúc Phía Đông Nam giáp thị
xã Sơn Tây và một phần nhỏ của huyện Thach That
Huyện bao gồm thị trắn Tây Đằng và 30 xã Xã Ba Vì là một xã miền
múi thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội Phía đông giáp xã Vân Hòa và Yên Bai; phía Bắc giáp xã Tản Lĩnh, Ba Trại; pl
Khánh Thượng của huyện Ba Vì, phía nam giáp xã Chu Minh và Hòa Bình
Tây giáp xã Minh Quang,
“Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 2538.1ha, trong đó diện
đất nông
nghiệp là 21ha Như vậy về mặt diện tích tự nhiên thi phan lớn vườn quốc gia Ba Vì nằm trong lãnh thổ của xã Ba Vì Trước đây người Dao cư trú trên đinh núi Ba Vì Sau cuộc vận động ha sơn của Đảng và Nhà nước vào năm 1968,
người Dao đã chuyển xuống cư trú tại chân núi Ba Vì
Đặc điểm địa hình của xã Ba
chân núi Ba ì có thể chia làm ba vùng chính: vùng
đó là vườn quốc gia Ba Vì, vùng thứ 2 là vùng đồi có nhiều
đồi bát úp bị bảo mòn mạnh, có độ cao trên 200m so với mực nước biển Thứ
3 là vùng đồng bằng vả thung lũng
'Với đặc điểm phân bố về địa hình như vậy nên khí hậu Ba Vì cũng thay
Trang 17quân năm trong khu vực là 23,4'C Lượng mưa trung bình năm tương đối lớn
2.500mm, tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 8 Độ m không khí 86,1% Ving thấp thường khô hanh vào tháng 12, tháng 1 Từ độ cao 400m trở lên không có mùa khô Ở độ cao 800m trở lên thường xuất hiện sương mù Bởi
vậy vành đai này mang tính chất á nhiệt đới Đây là yếu tổ rất quan trọng liên
quan đến thành phần loài thực vật ở Ba Vì Với đặc điểm này đã tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển của nguồn tài nguyên rừng đặc biệt là nguồn dược liệu quí hiếm Chính vì vậy mà trong truyền thống, khi cuộc sống còn
khó khăn, mạng lưới y tế công chưa phát triển, người Dao đã biết khai thác
nguồn dược liệu từ núi Ba Vì với những bài thuốc gia truyền phục vụ cho việc
'CSSK nói chung và CSSKSP nói riêng
Do đặc điểm cư trú tại khu vực rừng núi Ba Vì nên người Dao nơi đây
được thừa hưởng nguồn tải nguyên rừng hết sức phong phú Tổng diện tích tự
nhiên của Vườn Quốc gia Ba Vì tại thời điểm điều tra là 10.782,7 ha, trong đó
diện tích đất có rừng của Vườn hiện nay là 8.192,5 ha; chiếm 75,98% tổng
diện tích tự nhiên toàn Vườn, rừng tự nhiên 4.200,5 ha; chiếm 51,27% Diện
tích đất có rừng phân bố nhiều nhất tại xã Ba Vì với 1.407,0 ha Rừng ở Ba Vì
rất đa dạng đã mang những giá trị to lớn cho người Dao nhất là thời kỳ đồng
bảo còn sống trên núi Ba Vì Nguồn lợi từ rừng có giá trị nhất phải kể đến
thực vật cây thuốc Theo số liệu thống kê của vườn quốc gia Ba Vì, khu vực
rừng Ba Vì có tới 503 loài thuộc 118 họ, 321 chỉ chữa 33 loại bệnh vả chứng
bệnh khác nhau trong đó
Bát giác liên, Râu hùm, Hoàng đẳng, Trong những loài thuốc quí trên người Dao đã biết đến khoảng hơn 300 loại thuốc đề chữa bệnh Những nhóm bệnh
đã được người Dao chữa trị như bệnh về phong tê thấp, đau khớp, đau cột
nhiều loài thuốc quý như: Hoa tiên, Huyết đẳng,
sống, đau lưng, thuốc chữa gãy tay chân, bong gân, thuốc xoa bóp, thuốc đau
Trang 18rắn cắn, và nổi bật nhất phải kể đến thuốc dùng cho phụ nữ thời kỳ mang
thai và sinh nở,
Có thể thấy với nguồn dược liệu phong phú đã được người Dao Ba Vì áp dụng rất hiệu quả trong việc chữa bệnh Một loại được liệu có thể kết hợp
với những loại dược liệu khác để điều trị nhiều chứng bệnh Trong quá trình
đi tìm hị
cây thuốc và tác dụng mới của chúng
thuốc và chữa bệnh người Dao cũng khám phá thêm được các loại
Hệ thống sông suối trong khu vực chủ yếu bắt nguồn từ thượng nguồn núi
'Ba Vì và núi Viên Nam Các suối lớn đều là phụ lưu của sông Hồng và sông Đà
Các s chính trong khu vực gồm: Suối Cái, suối Mít, suối Ninh, st ¡ Yên Cư,
suối Bơn, Suối Ôi, Suối Xoan, Các suối này thường xuyên cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng đệm Bên cạnh còn có các hồ chứa
nước nhân tạo như hồ suối Hai, hồ Đồng Mô, hồ Hóoc Cua và các hỗ chứa nước
khác vừa có nhiệm vụ dự trữ nước cung cấp cho hàng chục ngàn ha đất sản xuất
nông nghiệp và sinh hoạt cho dân Với nguồn nước như vậy đã tạo điều kiện
thuận lợi cho người Dao ở Ba Vi trong sản xuất nông nghiệp và cuộc sống sinh
hoạt hàng ngày Hiện nay nhiều gia đình người Dao Ba Vì vẫn sử dụng nước
suối trong sinh hoạt
1.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội liên quan đến bệnh tật và chăm sóc sức khỏe * Dân cư, dân số
Theo số liệu thống kê của Ban dân số xã Ba Vì đến năm 201 1 toàn xã
Ba Vì có 472 hộ với 2043 nhân khẩu trong đó có 1093 nữ chiếm 53,4% dân số và 950 nam chiếm 46,6% dân số toàn xã Xã Ba Vì có 98% dân số là người
Trang 19
Trong đó Yên Sơn có 224 hộ (3 hộ người Kinh còn lại là người Dao) Thôn Hợp Sơn có 137 hộ, thôn Hợp Nhất có 121 hộ
2 tức là 100% dân số đã
Đến nay xã Ba Vì đã đạt chuẩn phổ cập
biết đọc, biết viết Tuy nhiên trên thực tế tại địa bàn xã hiện nay vẫn còn
khoảng 5 - 6% người già tái mù chữ Theo báo cáo tổng kết 5 năm (2005 —
2010) của xã Ba Vì số lượng trẻ em đến trường ngày một cao Năm 2005 số
trẻ em của cả 3 cấp học là 280, đến năm 2009 đã tăng lên 41 1 học sinh Trong 5 năm (tir 2005 = 2009) toàn xã có 14 học sinh đã đổ vào các trường đại hoc,
cao đẳng và trung học chuyên nghiệp Năm 2010 xã có một em đỗ cao đẳng
và một em đỗ dự bị đại học Điều này thể hiện vấn đề giáo dục của người Dao
ở Ba Vì đang ngày cảng được quan tâm Tuy nhiên nhìn chung trình độ học
vấn của người Dao Ba Vì còn thấp Điều này cũng gây khó khăn cho việc tiếp
nhận những trì thức mới và kế thừa TTDG trong CSSK nói chung va CSSK sản phụ nói riêng
* Đặc điểm đời sống kinh tế và mu sinh
Trước đây (cho đến năm 1968) khi người Dao còn sinh sống trên núi
Ba Vì, do đất rộng, người thưa nên đồng bảo thường du canh, du cư, hình
thức canh tác nương rẫy là phổ biến Nương thường được làm ở sườn đồi,
núi đất bằng hay nơi có độ dốc vừa phải và chỉ canh tác một vụ Các loại cây trồng chính trên nương bao gồm lúa (lúa nếp và lúa tẻ), ngô, khoai, sắn Cây
thực phẩm gồm có các loại: đâu đũa, đậu xanh, đậu đen, đậu tương, lạc, vimg, bi do, bí xanh Năm 1968 do thực hiện chính sách định canh, định cư
của Đảng và Nhà nước, người Dao Ba Vì đã xuống cư trú dưới chân núi Tại
day người Dao đã được tỉnh, huyện điều chỉnh lại diện tích lúa nước của xã Quang Minh va Ba Trại nhưng số lượng hạn chế Toàn xã hiện nay có 18ha
Trang 20Ngày nay do chuyên đổi cơ cấu cây trồng nên trong vườn xung quanh nhà đồng bào thường trồng cây ăn quả như vải, na, xoài, nhãn, mít, bưởi, hồng, dong riềng, đót Tại thôn Yên Sơn người dân còn trồng bương để thu hái măng,
măng và cây keo Hầu hết trong vườn nhà người Dao Ba Vì thường có cây
được liệu phục vụ cho nhu cầu của gia đình, có nhiều gia đình trồng mở rộng
phục vụ việc hành nghề YHCT
Trước đây rừng Ba
i quan lý côn lỏng lẻo, người dân thường vào rừng, khai thác lâm sản và phát nương làm rẫy Từ khi vườn quốc gia Ba Vì được thành lập (năm 1991), người dân không được tham gia sản xuất và khai thác lâm
sản Do vay canh tác nương rẫy và lên núi hái thuốc của người Dao bi han chế
'Về chăn nuôi chủ yếu có trâu, bò, lon, ga, dê Trâu được thả trên núi Ba
'Vì, đến mùa làm ruộng nước hoặc cần đến sức kéo đồng bào mới dắt về nhà Nhưng hiện nay việc chăn thả tự do đã không còn hiệu quả cao nên một số gia đình đưa trâu xuống để trông nom, chăn dắt
Ngoài ra người Dao Ba Vì còn thu nhập từ nghề làm thuốc nam gia truyền Hầu hết các hộ gia đình người Dao ở Ba Vì đều biết làm thuốc nhưng
có khoảng 67% số hộ làm thuốc nam phục vụ buôn bán và coi đó là nguồn thu
nhập chính của cả gia đình Nghề thuốc của người Dao chủ yếu do phụ nữ
đảm nhiệm bởi đây là công việc đồi hỏi sự tỉ mi, thích hợp với phụ nữ hơn nam giới Do vậy việc áp dụng những tri thức thuốc nam vào CSSKSP càng
trở nên phổ biến đối với người Dao Ba Vì
* Cơ sở hạ tằng
Xã Ba Vì hiện tại vẫn là một xã miễn núi nghèo trong huyện, từ khi
được sát nhập về Hà Nội (tháng 0§ năm 2008) Ba Vì đã được đầu tư nâng cấp
nhiều hơn về cơ sở hạ tằng nhưng về cơ bản vẫn còn rất khó khăn Năm 1993,
Trang 21đã mua điện của xã Ba Trại để sử dụng Đến năm 2005 mạng lưới điện của xã 'Ba Vì được hồn thiện Tại 3 thơn đã có 3 trạm biến thể riêng biệt Đây là hệ thống điện được nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí Đến nay xã Ba Vì có 100%, số hộ gia đình có điện thắp sáng
'Về hệ thống nước sạch, tại Thôn Yên Sơn đã có hệ thống nước sạch vào
năm 2006 Hai thôn còn lại chủ yếu vẫn dùng nước suối dẫn từ núi về và nước giếng người dân tự đào
Hệ thống đường giao thông của xã Ba Vì hiện nay có 2 tuyến đường
chính là đường 87 (tuyến đường liên xã) và đường 89 (tuyến đường liên
huyện) Hai tuyến đường đều được trải nhựa và xây dựng kiên cố tạo điều
kiện thuận lợi cho sự giao lưu giữa xã Ba Vì với các xã trong huyện và đi lại với các huyện khác Người Dao có thể dễ dàng đi khám chữa bệnh tại các phòng khám và các bệnh viện lớn trong khoảng thời gian ngắn Điều này cũng lý giải một phần cho việc hiện nay sản phụ Dao Ba Vì thường chọn sinh con tại các phòng khám và bệnh viện lớn
Hệ thống đường liên thôn trong xã vẫn chủ yếu là đường đắt, chỉ có
thôn Yên Sơn được xây dựng I.8km đường bê tông Tuyến đường này
được bắt đầu
Khai vio qui I năm 2008 và hoàn thành vào quí IV năm
2010 với tổng kinh phí đầu tư 540 triệu đồng Hiện nay vẫn chưa có dự án
chính thức triển khai làm đường liên thôn cho hai thôn Hợp Sơn và Hợp Nhất Do vây điều kiện đi lại giữa các thôn còn gặp nhiều khó khăn đặc bi là vào mùa mưa
Về hệ thống trường học trong xã hiện nay toàn xã đã xây mới được 2 tòa
nhà cho 2 trường Phổ thông cơ sở thôn Yên Sơn và thôn Hợp Nhất, mỗi tòa nhà gồm 2 tầng với 8 phòng học Năm 2010 khởi công xây mới 3 điểm trường
Trang 22Nhu vay co so ha tang 6 Ba Vì bước đầu đã được quan tâm Điều này
cũng tạo điều kiện thuận lợi cho CSSK nói chung và CSSKSP của người Dao nói riêng
* Mạng lưới y lễ công,
Do đặc điểm cư trú của người dân xã Ba Vì khá rộng, khoảng cách từ
các thôn đến trung tâm xã xa, hệ thống đường giao thông liên thôn còn gặp
nhiều khó khăn nên tại xã được đầu tư xây hai TYT đặt tại hai thôn Hợp Sơn
và Yên Sơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám và chữa bệnh của nhân dân trong xã
G hai TYT đã được đầu tư các trang thiết bị cần thiết cho việc khám
chữa bệnh đặc biệt là CSSKP như: bàn phụ khoa, bản đẻ, cân sơ sinh, bộ dụng,
cụ đỡ đẻ máy khám thai, máy nghe tim thai, máy thử nước tiều
TYT đã trồng một vườn thuốc nam nhưng không được chăm sóc nên số lượng cây chết nhiều Hơn nữa vườn thuốc nam chưa thực sự phát huy tác
dụng cho việc chữa bệnh của người dân Cho đến năm 2011 Ba Vì là xã duy
nhất trong 31 xã của toàn huyện chưa đạt chuẩn quốc gia về y tế
Đội ngũ cán bộ y tế xã gồm có 7 người và đã có một nữ hộ sinh phụ
trách về CSSKSS và KHHGĐ Trong đội ngũ y, bác sĩ của trạm y tế có 3
người Dao và 4 người Kinh liễu 1.1: Phân công nhiệm vụ trong Trạm y tế xã Ba Vì (Ba Vì, Hà Nội)
TT Hộ và tên Chức vụ Nhiệm vụ được giao
1| Lý Sinh Tuất Y sĩ, Trạm trưởng | Quản lý chung,
2 | Pham Thi Kim Lién | Y si NHS Phụ trách CSSKSS và KHHGĐ
3 | Triệu Thị Xuân Y sĩ đa khoa Phụ trách: tiêm chủng mở rộng
Trang 23
4 | Đặng Minh Tâm Ysi Phụ trách: công tác điều trị
5 | Trần Thị Nhinh Y si YHCT Phụ trách công tác điều dưỡng
6 | Đào Thị Hồng Nhung _ | Dược TH Phụ trách: quản lý được
7 | Nguyễn Thu Sanh Bác sĩ Phụ trách: Khám bệnh
(Nguồn: Trạm y tế xa Ba Vi (Ba Vi, Ha Noi)
“Theo bảng trên có thé thấy, về cơ cầu đội ngũ y bác sĩ đã đúng theo yêu
cầu chuẩn của trạm y tế cắp xã Tuy nhiên trên thực tế hoạt động của đội ngũ
y bie sĩ vẫn chưa đúng theo chức năng nhiệm vụ được giao Bác sĩ duy nhất
của TYT là bác sĩ hợp đồng, không thường xuyên có mặt Y sĩ về YHCT chưa
thực hiện đúng chức năng của mình và đặc biệt chưa được tập huần cũng như
chưa có hiểu biết về thuốc nam Điều này sẽ gây khó khăn cho công tác quản
lý việc chữa bệnh bằng thuốc nam của người dân
Ngoài đội ngũ y bác sĩ làm việc trực tiếp tại hai cơ sở y tế, các thôn còn
có đội ngũ y tế thôn với chức năng tham gia các hoạt động CSSK ban đầu tại
thôn Hoạt động của đội ngũ y tế tại 3 thôn trong xã Ba Vì những năm qua đã
phát huy tác dụng đặc biệt là đối với vấn đề CSSK bà mẹ, trẻ em 100% bà
mẹ mang thai được thăm khám và tiêm phòng định kỳ, trẻ em được tiêm
chủng theo đúng lịch tiêm chủng mở rộng của toàn quốc Tuy nhiên, trong
những năm qua số bệnh nhân đến khám tại TYT xã còn thắp hơn rất nhiều so
với dân số toàn xã Theo thống kê của cán TYT xã tính trung bình mỗi ngày
trạm y tế đón khoảng từ 2 đến 3 người đến khám tại cả 2 trạm y tế của xã Số
lượng người đến khám hầu hết là khám theo chế độ thẻ bảo hiểm y tế dành
cho hộ nghèo và phần lớn là trẻ em (khoảng trên 80%) Người Dao ở Ba vì có
Trang 24‘Nhu vay co thé thay, tại xã Ba Vì, mạng lưới y tế công mới chỉ đóng vai trò khám, cho thuốc mốt số chứng bệnh thông thường như cảm cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp, tiêu chảy nhẹ, đau mắt Các ca bệnh nặng hoặc phụ nữ sinh đẻ đều phải giới thiệu ra trung tâm y tế huyện để khám, điều tri va sinh con.Theo ông Lý Sinh Tuất - trạm trưởng TYT Ba Vì thì mặc dù đôi ngũ cán bộ y tế xã có bằng cấp nhưng tay nghề còn yếu nên tốt nhất là giới thiệu lên tuyến trên Mặt khác đồng bào Dao trong xã cũng chưa tin tưởng vào tay nghề của cán bộ y tế, mua thuốc tại TYT lại đắt hơn mua thuốc ngoài huyện
Một vấn đề đáng quan tâm hơn là cả hai TYT xã đều được trang bị phòng sản và dụng cụ phục vụ cho việc sinh đẻ, tại trạm y tế xã cũng có nữ hộ sinh nhưng từ khi được xây dựng đến nay trạm y tế xã mới chỉ có duy nhất | trường hợp sinh con tại trạm vào ngày 1/1/2011 Đây cũng là trường
hợp sinh do chưa kịp đi tới phòng khám của huyện, nhà của sản phụ ngay
canh tram y tế thôn Yên Sơn Những ca sinh đẻ còn lại trong xã được sinh
tại 2 phòng khám trực của huyện đó là phòng khám Mộc trên địa bàn xã
Minh Quang và phòng khám gốc Mít trên địa bàn xã Tản Lĩnh Ngoài ra
cũng có trường hợp sinh tại trạm y tế xã Minh Quang hoặc đi thẳng lên bệnh
viện huyện Ba Vì (từ xã lên trung tâm y tế huyện khoảng 12km) Sản phụ
người Dao sinh con tại bệnh viện nhưng thường chỉ ở đó l ngày sau đó về
nhà điều trị bằng những bài thuốc nam dành cho sản phụ Nhiều trường hợp
chưa được xuất viện nhưng vẫn tự ý xuất viện sau đó gia đình sẽ làm thủ tục
xuất viện sau để có thể về nhà dùng thuốc nam Điều này chứng tỏ người
dân rất tin tưởng vào những tri thức dân gian của dân tộc mình Hiện nay
đồng bào đã biết kết hợp giữa đông, tây y trong CSSKcho gia đình và cộng
đồng Nhờ vậy mà việc CSSKSP đã có những bước chuyển biến tích cực so
Trang 251.2 Khái quát về văn hóa Dao ở Ba Vì
1.2.1 Tên gọi, nguôn gốc lịch sử, dân số và phân bố dân cư * Tên gọi
Trong dân gian người ta thường gọi người Dao bằng những tên khác như
Động, Dạo, Xá, Mán đô là tên do người các dân tộc khác gin cho họ với ý
nghĩa miệt thị đân tộc Tên Động dùng phổ biến ở miền bắc Động phát âm
theo tiếng Hán Việt là tên gọi của một đơn vị cư trú trước đây cũng như làng
của người Việt, bản của người Thái, buôn của người Ê Đê, Tên “Dạø” hay
“Dao” déu la goi chệch từ tên Dao cũng như người Mèo còn được gọi là Mẹo
“Tên “Xá” chỉ thấy ở Yên Bái và Lào Cai, một bộ phận Dao Quản Trắng có tên
là * Xá HH”, giống như họ thường gọi nhiều tộc người ở nước ta có tên là Xá,
tên này mang tính chất kì thị dân tộc Tên A/án là tir Man ma ra Tên gọi này là
cũng là một tên phiếm xưng và có ý miệt thị dân tộc vì nó được dùng để chỉ các tộc người mà phong kiến Hán cho là “mọi rợ” sinh sống ngoài địa bàn cư trú của Hán tộc từ lưu vực sông Trường Giang trở xuống phía nam, cho nên đối
với người Dao tên gọi này hoàn tồn khơng thoả đáng [8, tr.15 - 16 ]
Người Dao nhận mình là Kiém mién( Kim mim) hay Diu mién (yu
mién) in mién, Biéo mién Tén goi “Kiém min” thi kiém (kim, kém) c6 nghia
là rừng còn miễn (min, mim) c6 nghĩa là người Như vậy kiém miin có nghĩa
là người ở rừng Tên gọi này chỉ là một tên gọi phiếm xưng vì những người
sinh sống ở rừng núi thì rất nhiều, không riêng gì người Dao Ở nước ta cũng có nhiều dân tộc tự xưng như vậy như người Vân Kiều, Mằng Coong, Khủa ở
Quảng Bình đều có tên Bru (người rừng già) Người Raglai ở Tây Nguyên,
người Xinh Mun (người ở núi)
Đìu miễn (yu miền) “ìn miền” hoặc Biéo mién thi Diu, in, Bièo phát âm
Trang 26nảy còn thấy trong các câu chuyện truyền miệng hoặc thấy trong các tài liệu
cỗ của người Dao như truyện “Quả bầu” Truyện này không chỉ là câu chuyện
truyền miệng mà còn được ghi lại trong các sách cúng của thầy Tào Câu
chuyện nói về nạn đại hồng thuỷ và cuộc hôn phối giữa hai chỉ em ruột Tên Dao cũng Còn được ghi lại trong các cuốn Bảng Văn (Binh hồng khốn điệp) Đó là cuốn sách rất phổ biến trong đồng bào người Dao Cuốn Bình hoàng khoán điệp có đoạn chép: "Con cháu 12 họ của Dao Vương được chuẩn y theo tờ khoán điệp này mà đi thông đồng trong thiên hạ, hay từ nay
"[8, tr16]
con cháu Dao vương như cây to có
Người Dao đến Việt nam từ khá lâu nhưng tên gọi mỗi địa phương lại
khác nhau Năm 1968, Hội nghị dân tộc Dao họp ở Hà Nội đã thống nhất tên
soi tộc danh Dao chính thức được xác định bằng văn bản pháp qui
'Hiện nay, dân tộc Dao ở Việt Nam có rất nhiều nhóm khác nhau nhưng
đều chung một thứ tiếng đó là tiếng Dao Căn cứ vào màu sắc quần áo, đặc
điểm của bộ nữ phục có các nhóm Dao như: Dao đỏ (trên áo có nhiều bông
đỏ) Dao Thanh Y (áo xanh), Dao Quần Trắng (phụ nữ đêm tân hôn mặc quần
trắng), Dao áo Dài (đàn ông mặc áo dài), Dao Quần Cộc, Dao Làn Tên (Mán
Sơn Đầu - phụ nữ khi đi lấy chồng phải cạo sạch tóc và bôi lên đầu một lớp
sáp ong trộn với thảo dược đẻ hạn chế sự mọc tóc sau đó đội lên đầu mớ tóc
giả để phân biệt với người chưa có chồng), Dao Quần Chẹt (phụ nữ mặc trang
phục có quản hẹp bó sát chân dài đến mắt cá và có hoa văn ở gắu)
Tên gọi người Dao Quần Chẹt còn gắn liền với một truyền thuyết
xưa có một cô gái người Dao, mẹ bị ốm nặng, cô vào rừng tìm thuốc cứu
mẹ Khi tìm được thuốc mang về thì cô bị cây rừng mắc vào váy không sao
đi nhanh được, khó khăn lắm cô mới về được đến nhà Nhưng khi về được
Trang 27đó người Dao nhóm này mặc quản hẹp bó sát chân, dài đến mắt cá, gấu có
thêu hoa van
* Nguén géc lich sit
Về nguồn gốc người Dao cho đến nay trong các nhóm Dao vẫn còn lưu
truyền rộng rãi câu chuyện Bàn Hồ Người Dao di cư vào Việt Nam do nhiều
yếu tố tự nhiên và lịch sử như hạn hán, mắt mùa liên tiếp nhiều năm, bị chiến
tranh tàn phá, bị áp bức bóc lột khiến cho người Dao ở miền nam Trung Quốc
phải phân tán thành nhiều nhóm nhỏ thiên di đến các nơi để sinh sống
Người Dao ở Việt Nam vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc Quá trình chuyển cư của họ là một quá trình lâu đài có thể bắt đầu từ thế kỉ XIII cho đến
những năm 1940 Dao Quần Chẹt và Dao Tiền hiện nay ở Phú Thọ, Hà Nội, Hoà Bình, Yên Bái, Tuyên Quang từ Quảng Đông vào Quảng Yên (Quảng
Ninh) roi tới những địa điểm trên
Theo gia pha cua mot số dòng họ người Dao ở Ba Vì, người Dao có
nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc di cư sang Quảng Ninh, Việt Nam
vao nam Giáp Dần (thế ki thứ XIII) với nhiều lý do khác nhau như: thiếu đất
canh tác, chiến tranh, dịch bệnh Theo một số người cao tuổi trong làng thì
người Dao ở Ba Vì, Hà Nội là những nhóm người di cư từ Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hoà Bình, Phú Thọ đến núi Ba Vì nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú thuận lợi cho cuộc sống mưu sinh Tại đây một bộ phận chuyển về Gốc Vải, Suối Lan, Suối Ôi giáp với Khoang Xanh và cư trú trong Š thôn nhỏ 'Bộ phận thứ hai chuyển về Suối Hai, suối Cốc Đền Toàn xã Ba Vì có 6 họ
Dao Quần Chẹt ( Triệu, Bản, Lý, Dương, Phùng, Đặng) Cũng theo lời kể, ho
lên đến Ba Vì Địa điểm đầu
Triệu là họ có số người đông nhất và di cư
tiên họ đặt chân lên Hà Tây (cd) la núi Ba Vì cách đây khoảng 4 đến 5 đời
Trang 28thực hiện cuộc vận động định canh, định cư của Đảng và Nhà nước, các thôn
ở Gốc Vải, Suối Lan, Suối Ôi di dời về thành lập thôn Yên Sơn Số hộ người Dao ở Suối Hai, Suối Cốc Đền chuyển vẻ thôn Hợp Nhất nhưng do số hộ và số khẩu mỗi ngày một đông nên năm 1992 tách thành 2 thôn Hợp Nhất và thôn Số sau đổi thôn Số thành Hợp Sơn do trước đó đã có thôn Số của người
Mường cư trú tại đây
* Dân số và sự phân bồ dân cư
“Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2009, ở Việt Nam có 751.067 người, trong đó 377185 nam và 373882, đứng ở vị trí thứ 9 về dân số nước ta
Ở Việt Nam người Dao cư trú rải ở 18 tỉnh thành trong cả nước như: Hà Giang,
Tuyên Quang, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc
Can, Lai Châu, Lạng Sơn, Hoà Bình, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang, Thanh
Hoá, Đắc Lắc, Đồng Nai và Hà Tây (cũ)
Tại Hà Nội, người Dao có 3125 người với 1449 nam và 1676 nữ trong đồ 718 người cư trú ở thành thị và 2407 người cư trú ở nông thôn Tuy nhiên chỉ có khu vực xã Ba Vì, huyện Ba Vì là người Dao cư trú tập trung thành từng
bản Tính đến cuối năm 201 1, toàn xã Ba Vì có 472 hộ với 2043 nhân khâu cư
trú tại 3 thôn Yên Sơn, Hợp Sơn và Hợp Nhất Người Dao chiếm 98% dân số
tai xã Ba Vì, Thôn Yên Sơn có 195 hộ trong đó có 3 hộ người Kinh Thôn Hợp
Nhất có 137 hộ, thôn Hợp Sơn có 140 hộ Có một số người Kinh và người
Mường đến cư trú nhưng cũng xin được đổi thành họ của người Dao
1.2.2 Các đặc trưng văn hóa
1.2.2.1 Van hóa vật chất
* Nhà cửa
Ngôi nhà truyền thống của đồng bào Dao Quân Chẹt ở Ba Vì là nhà
Trang 29lớn trên núi Ba Vì Nhà làm bằng tranh, tre, nứa, cỏ gianh, cây rừng, Những loại này có sẵn ở trong rừng, các gia đình tự khai thác về để làm nhà Kiểu nhà này phù hợp với tập quán du canh du cư của người Dao khi
còn sống trên núi Đồng bào không mắt quá nhiều thời gian để dựng nhà mới Dụng cụ làm nhà đơn giản chỉ cần riu, dao, duc, cua, bảo là có thể
dưng được Người Dao thường có tập quán tương trợ nhau từ lâu đời Mỗi
khi trong thôn xóm có ai làm nhà thì mọi gia đình đều cử người đến làm
siúp nên công việc được hoàn thành rất nhanh chóng
Theo tập quán cổ truyền nhà ở của người Dao Quan Chẹt có từ 2 đến 3
cửa ra vào, ít cửa số, có từ 2 đến 3 bếp, có sự qui định rỡ ràng nơi dé đồ đạc và nghỉ ngơi của các thành viên trong gia đình Trong nhà có một bếp chính
để nấu nướng đồng thời cũng là nơi sinh hoạt của phụ nữ, một bếp phụ để
sưởi ấm, chuyện trò xung quanh bếp vào những ngày lạnh Ngoài ra còn có
thêm một bếp dé nấu cám lợn đặt cạnh bếp nấu nướng
'Bàn thờ được đặt theo hướng nhà thuộc vẻ nền đất, gian này liền kể với
bếp nấu nướng và được cách nhau bởi một vách ngăn Người đàn ông chủ gia
đình thường ngủ gian gần bản thờ Phụ nữ trong gia đình đặc biệt là con dâu
thường tránh đi qua gian thờ và gian này cũng không kê vật dụng gì Những,
đồ dùng trong gia đình được kê ở gian bếp chính để thuận tiện cho sinh hoạt
Thông thường phần nền sàn, một gian là buồng ngủ của con trai, kế gian này
là máng nước, phòng tắm, gian còn lại là chỗ nghỉ của khách Giữa hai gian
này có cửa xuống phía gầm sản qua cầu thang
* Trang phục
'Tên gọi Dao Quần Chẹt giúp ta
n tưởng đến bộ trang phục của phụ
nữ Trang phục thường ngày của phụ nữ gồm có khăn đội đầu, áo dài, yếm,
Trang 30
Khăn đội đầu không có hoa văn trang trí Khi đội cần phải khéo léo để
có thể đội khăn thành hình hai chiếc sừng nhọn hai bên, sau đó dùng chiếc khăn nhỏ, dai có thêu hoa văn ở hai đầu để đội ra phía ngoài Khăn ngoài
được để từ cằm và buộc lên đỉnh đầu
Ao dài của phụ nữ mau chàm, không có công thức cắt may, khi cắt áo
cho ai người đó tự ướm vào người minh dé tính số vải cần thiết Hai thân trước và hai thân sau của áo đều có hoa văn trang trí Trên áo có những họa
tiết hoa văn như xương con rồng, cũi lợn, hình cây, hình chữ thập ngoặc, hình
chim, hình sao tám cánh, Người Dao Quần Chẹt không dệt hoa văn mà
thường dùng kỹ thuật thêu thêu Trong truyền thống, phụ nữ Dao đều biết
thêu thủa và tự tay chuẩn bị quần áo cưới cho mình Ngày bình thường khi
mặc áo phụ nữ thường vắt 2 bên vạt áo lên, dắt vào thắt lưng cho gọn Đặc
điểm dễ nhận biết người Dao Quần Chẹt đó là chiếc quản chỉ dài đến quá gối
một chút và được bó sát Quin thường được nhuộm màu chàm Dưới Ống
quần có thêu hoa văn
Phụ nữ Dao Quần Chẹt chủ yếu sử dụng là các đồ trang sức bằng
đồng, bạc, rất ít đồ trang sức bằng vàng hay đá quý Đồ trang sức có các
loại như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, nhẫn, khuyên tai, và đặc biệt là bộ xà tích với hai cái tram bằng xương Khi deo xả tích người ta dắt hai chiếc
trâm vào thắt lưng
Bộ trang phục của nam giới cho đến nay rất ít người có thể nhớ về nó Chỉ biết nó khác bộ trang phục của người Việt ở chỗ màu chàm và nó cùng,
gom khăn đội đầu, áo cánh và quần
* Đồ ăn, uống, hút
Do sống ở khu vực có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi nên từ lâu
Trang 31đổi hàng hoá với các dân tộc khác như măng đắng, các loại rau và thú rừng
Ngoài ra đồng bào còn sản xuất nương rẫy với các loại thực phẩm như ngô, khoai, sắn, đót, đậu, lạc, bí, phục vụ cho nhu cầu bữa ăn hàng ngày
Người Dao thường ăn hai bữa chính trong ngày là sáng và tối, họ ăn
bữa phụ vào buổi trưa (vì đồng bào hay phải đi làm nương xa nên thường ăn
sáng và gói cơm theo ăn trưa) Thường ngày đồng bao rất ít ăn thịt nhưng họ
rất hiểu khách khi có khách đến nhà chơi dù quen hay lạ, xa hay gần đều được
thiết đãi rất chu đáo Để dự trữ thực phẩm người Dao còn biết sấy khô, muối
chua, ướp muối
Về đồ uống, đồng bào đã
sử dụng những loại cây thuốc nấu nước uống hàng ngày có tác dụng tốt với cơ khai thác nguồn được liệu trong tự nhiên, thể Đồng bào tự nấu rượu uống vào các địp lễ tế, cưới hỏi, hội hè Nam giới
hút thuốc lào, thuốc lá, phụ nữ thường ăn trầu
Do cuộc sống khó khăn nên khi người phụ nữ mang thai, họ vẫn ăn cùng với gia đình Tuy nhiên họ đã biết kết hợp việc ăn uống với một số bài thuốc nam để CSSKSP đặc biệt là các món ăn dùng cho sản phụ cũng được
chế biến từ những cây dược liệu tự nhiên Vì vậy, trong truyền thống, sản phụ
Dao vẫn được chăm sóc
chủ đáo, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con 1.2.2.3 Đặc điển văn hóa xã hội
* Gia đình
Gia đình của người Dao ở Ba Vì hẳu hết là gia đình nhỏ phụ hệ Mỗi
gia đình gồm một cặp vợ chồng, các con và còn có thể có ông bà Chủ gia
đình thường là người cha Người chủ gia đình có trách nhiệm to lớn nhất trong công việc sản xuất, cúng bái và quan hệ với người ngoài Họ cũng là
người có trách nhiệm nhiều nhất trong việc giáo dục và dựng vợ gả chồng cho
Trang 32may vá thêu thùa, giáo dục con cái Các công việc nương rẫy, ruộng vườn cả hai vợ chồng đều gánh vác.Tuy nhiên các công việc trong gia đình vẫn
thường được bản bạc cùng với người vợ và các con lớn
“Tính chất phụ hệ và thứ bậc trong gia đình người Dao được thể hiện rõ trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Trong công việc hàng ngày vợ thường nghe chồng, con cái nghe lời cha mẹ, em nghe anh chị Trong
quan hệ giữa con dâu và bố chồng, anh chồng, giữa con rễ và mẹ vợ có sự cách biệt nghiêm ngặt Con dâu không được đến chỗ ngủ của bố chồng, anh chồng và
ngược lại bố chồng, anh chồng không bao giờ được dến chỗ ngủ của con dâu,
em dâu
Người Dao rất quí trọng con cái và coi việc có con là tiêu chuẩn của
hạnh phúc gia đình Do vậy việc CSSKSP để có một thế hệ tương lai tốt nhất
là việc làm được coi trọng không chỉ của cặp vợ chồng mà còn của các thành
viên trong gia đình cũng như những người khác trong họ hàng thân tộc Trong,
truyền thống, khi mạng lưới y tế công chưa phát triển, tỷ lệ sản phụ và trẻ sơ
sinh người Dao chết nhiều Do vậy việc dùng những TTDG trong CSSKSP
được đặc biệt chú trọng Người Dao chỉ còn biết dựa vào hệ thống tri thức này
để bảo tồn nòi giống của mình, để có một thế hệ tương lai tốt đẹp hơn
* Dòng họ
Người Dao cho mình là con cháu của 12 họ Đó là những họ chính được ghỉ trong Quá sơn bảng, Bàn vương bảng truyện Đăng Hành và Bàn Đại Hội và trong các truyện khác Tại Ba Vì có 6 họ người Dao Quần Chẹt
sinh sống đó là các họ: Triệu, Phùng, Đăng, Lý, Bàn, Dương
Xưa kia các họ của người Dao có tính chất huyết thống Hôn nhân
cùng họ bị xem là vi phạm tục lệ Trong các họ của người Dao thì họ Bàn
Trang 33huyết thống chứ không có tính chất đẳng cấp, các họ trong cùng thôn, xóm sống bình đẳng với nhau
Người Dao cho rằng, mọi người trong tông tộc đều sinh ra từ một ông
tỏ Hiện nay trong các gia đình người Dao vẫn còn gia phả ghỉ ông tổ và các
con cháu của ông ta để dùng trong cúng bái Mỗi tông tộc có một hệ thống tên
đệm riêng dé chỉ những người đàn ông trong tông tộc đó và cũng là tên đệm dùng chung cho cả họ
* Lang ban
Người Dao ở xã Ba Vì là một cộng đồng riêng biệt, từ lâu đã có tập
quán sống thành từng làng Trước năm 1963 khi còn sống trên núi Ba Vì, do
điều kiện sản xuất và cư trú, người Dao sống theo kiểu du canh, du cư, vì vậy số lượng các hộ gia đình ít và phân tán hơn Từ khi chuyển xuống chân núi,
người Dao đã cư trú tập trung trong 3 thôn: Hợp Sơn, Hợp Nhất và Yên Sơn
Theo quan niệm của họ không phân biệt cùng họ hay khác họ giữa các gia đình, chỉ cần cư trú trên một khu vực nhất định thì được gọi là làng Tính công đồng trong làng khá cao họ giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn Người Dao ở Ba Vì cũng cư trú xen kẽ với người Mường và người Kinh trong khu vực
Đồng bào cư trú ở địa bàn khá rộng ở những độ cao khác nhau từ 200m đến
1000m Cư trú chủ yếu ở vùng giữa và vùng cao suốt từ chân núi lên đến sát
định núi Ba Vì Trong thôn bao gồm nhiều dòng họ cùng sinh sống Phần lớn những người cùng một họ có xu hướng xích lai gin nhau rất chặt chẽ tuy vậy mỗi quan hệ cộng đồng không hề mờ nhạt nó vẫn thể hiện qua các nghỉ lễ công đồng của thôn
Bộ máy của làng vận hành theo chế độ tự quản, trong làng có một
người đứng đầu là trưởng bản (cẩu, giảng) do dân bản bau chọn Đó là
Trang 34Ngoài các vi thần còn có ma quỷ, ma quỷ là hồn của người sống đã chết bởi sự sống gồm hai phần không tách rời nhau là linh hồn và thể xác Ma có
hai loại là ma lành và ma dữ Ma lành gồm: ma tổ tiên, bàn vương, ma đắt, ma
bếp, thần nơng, Ngọc Hồng, tam thanh, tam nguyệt, những ma này ban phúc cho con người nhưng khi con người làm điều bất tin thi c6 thé bi quo
trách Ma dữ chuyên đi hại người bao gồm những loại như: ma sông, ma suối,
ma núi, ma rừng, ma của những người chết không bình thường (như cl
đuối, chết đâm chết chém, chết yếu, ) Ma hại chuyên gây tai hoạ cho con
người, làm hại gia súc, mùa màng, dich bệnh, nên đồng bảo thường phải tổ
chức cúng bái
Đồng bảo còn tin rằng mỗi con người có 12 hồn được phân bố trên
khắp cơ thê như hồn ở đầu, mắt, tai, miệng, cổ, ngực, nếu chỗ nảo ở trên
thân thể con người bị đau yếu là do hồn ở ché do bi lia bo Đồng bảo quan
niệm khi ngủ thì hồn lìa khỏi xác đi chu du sang thế giới bên kia do đó mới
có hiện tượng nằm mộng thấy những điều khác Từ đó sinh ra việc đoán
mộng, đồng bào sẽ đoán ngược lại với những gì mình nằm mơ thấy Ví dụ
như mơ thấy lũ lụt thì sẽ có hạn hán, mơ thấy đám tang là điềm tốt, bình an và sức khoẻ
Người Dao Quần Chẹt có những quan niệm vẻ thế giới nhân sinh quan
và con người chịu ảnh hưởng của tam giáo, mạnh mẽ nhất là đạo giáo, tiếp đến là Phật Giáo Sự ảnh hưởng của tôn giáo trong đời sống của người Dao Quần Chẹt có thể tìm thấy trong những bức tranh đồng bào thờ hay dùng trong các nghỉ lễ những lễ cắp sắc có các thần linh của đạo giáo như Ngọc
Hoang, Diêm Vương Những nghỉ lễ cúng tế thường làm phép, đuổi ma tà
Trang 35“Tương ứng với hệ tôn giáo, tín ngưỡng trên, hàng năm người Dao Quần
Chẹt cũng tổ chức nhiều lễ hội trong cộng đồng mà tiêu biểu nhất phải kể đến lễ cấp sắc, Tết nhảy, và Tết công đồng
Lễ cấp sắc là công việc hệ trọng của một người con trai Dao Nếu người
con trai Dao chưa qua lễ cấp sắc thì dù người ấy có lấy vợ, sinh con, già và chết
di vẫn không được coi là người lớn vì chưa có tên âm, không được tham gia vào
việc bản bạc những công việc quan trọng của làng và sang thế giới bên kia sẽ
không được gặp ông bà tổ tiên Có trải qua lễ cấp sắc thì mới có tâm đức để phân biệt phải trái, mới là con cháu của Bản Vương và khi chết mới được về với tổ tiên ở Dương Châu Người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì chỉ tổ chức lễ cấp sắc khi
người đàn ông đó đã có vợ và người vợ cũng được cấp sắc cùng với chồng
Đồng bào quan niệm có cấp sắc như vậy thì khi sang thế giới bên kia hai vợ
chồng mới nhận được ra nhau
Lễ tết nhảy (Nhiàng chẳẩm đao) thường được tổ chức vào cuối tháng 11
đầu tháng 12 sau khi đã chọn được ngày tốt Lễ này kéo dài suốt ba ngày ba
đêm với những nghỉ thức phức tạp Người Dao Quần Chẹt tổ chức lễ tết nhảy
với mục đích cúng Ban Vương và luyện âm binh âm tướng để bảo vệ cuộc
sống sinh hoạt của gia đình Lễ này không được qui định tổ chức đình kì mà
tuỳ thuộc vào việc gia đình có con trai đã lấy vợ cúng Bàn Vương hứa đến
bao giờ tô chức lễ tết nhảy để tạ ơn Bàn Vương năm xưa đã cứu nạn Lễ hội
tết nhảy là một lễ hội mang tính chất tôn giáo cao và có nhiều yếu tố văn hoá nghệ thuật phong phú đặc trưng của người Dao nói chung và người Dao Quần
Chẹt nói riêng
* Văn học nghệ thuật dân gian
Người Dao có vốn văn học nghệ thuật dân gian rất phong phú Trong
Trang 36
ca, câu đố, ) chiếm một phần rất lớn Ngoài những tác phẩm truyền
miệng, người Dao còn có một số tác phẩm nôm Dao chép theo các truyện
cổ dân gian Trung Quốc nhưng nay đồng bảo coi như truyện cổ dân gian
của mình Một số truyện cổ dân gian của người Dao đã ghỉ chép thành văn
như truyện “Quả bằu” kể về sự tích nạn hồng thủy, truyện người Dao vượt
biển tìm đất làm ăn, Những truyện này đều được diễn đạt bằng thơ bảy
chữ, lời văn chải chuốt có sức hấp dẫn Tuy nhiên những tác phẩm thành
văn không được phổ biển rộng rãi
Các sáng tác truyền miệng được diễn đạt bằng ngôn ngữ bình dân
Nhiều sáng tác cùng chung một để tài nhưng đã được đồng bào các địa
phương thêm thắt vào các tình tiết phù hợp với đặc điểm của từng dia
phương, từng nhóm Dao Vì vậy loại sáng tác truyền miệng phong phú và đại chúng hơn VỀ cơ bản văn học nghệ thuật dân gian của người Dao có những
loại chính: truyện cổ, thơ ca, câu đố, tục ngữ, hát, nhạc cụ dân gian, múa, vẽ 1.2.3 Trì thức dân gian của người Dao ở Ba Vi
1.2.3.1 Cách tính thời gian
Người Dao Quần Chẹt có nhiều khái niệm chỉ thời gian như nhdng
năm, noi ~ ngày, xì ~ gid, Idy phút, quấy ~ quý: Cũng như người Việt, người Dao Quần Chẹt sử dụng cách tính lịch của người Trung Hoa (dựa theo sách Man Phủ Lệ để tính thời gian) Vì vậy họ cũng coi 12 con giáp là biểu tượng cho 1 chu kỳ 12 năm Theo thuật ngữ địa phương đó là các con vat: chdy ~
chuột, t'sáo - trâu, điển - hồ, mảo - mèo, chàm - rằng, chẩy - rắn, hứ -
ngựa, máy ~ dễ, siên ~ khi, diễu ~ gà, phút ~ chó, hỏi ~ lợn
“Trong các con vật trên thì con rồng là con vật được đánh giá cao nhất
Vi vậy người ta cho rằng trong các năm, tháng đẹp nhất là năm, tháng mang
Trang 37cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác Trong các ngày, tháng, năm lại chia ra ngày tốt, tháng tốt, năm tốt và ngày xấu, tháng xấu, năm xấu Ví dụ
nói về các ngày tốt trong tháng đồng bào vẫn thường tính như sau: “Chính: kỉ Nhí: thì ‘Slam: duén Si: ling Hing: chi Lộc: xè Tạm dịch: Tháng Một: gà Tháng Hai: thỏ Tháng Ba: chó Thang Tu: réng Thang Nam: lon Tháng Sáu: rắn T'sát: chỉ Pat: ma Cháo: nìu Sap: ding Sap dit: hé Sap nh: héw Thing Bay: chuột Tháng Tắm: ngựa Tháng Chín: trâu Tháng Mười: dé Tháng Một: hồ Tháng Chạp: khí
Nghĩa là tháng Một: ngày con gả tốt, tháng Hai ngày con thỏ tốt,
những ngày này người ta có thể bán được gia súc, mua lợn, trâu làm giống,
Ong con nhỏ đi chơi xa không sợ “mát via "„ §, tr 322]
1.3.2.2 Cách phán đoán thời tiết khí hậu
Trong truyền thống, khi khoa học chưa phát triển, sản xuất nông nghiệp
phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, con người phải thuận theo tự nhiên để én
Trang 38nghiệm, dựa vào những hiện tượng tự nhiên để phán đoán thời tiết, khí hậu phục vụ mùa vụ sản xuất, biết cách phòng tránh những hiện tượng tự nhiên gây hại cho mùa vụ Một số ví dụ như:
1 Từ trung tuần tháng giêng đến tháng 3 âm lịch, có con chim diều hâu kêu, báo hiệu thời tiết ấm, bắt đầu trồng được ngô sớm
2 Hoa “xấu đoong phăng” (rau muống rừng) nở đỏ rực, báo hiệu không
lo rét trở lại, cấy lúa sớm
3 Tháng giêng, tháng hai âm lich có nhiều “ming bldu pe” (bướm trắng)
bay doc theo đường cái thì hạn từ một đến hai tháng phải có phương án
để chống nắng cho cây trồng hoặc trồng những loại cây phù hợp có khả
năng chịu hạn tốt
4 Con “mùi đấm đài” (ong rừng) làm tổ ở các lùm cây thấp, năm đó có gió to, có khi có bão, nếu trồng ngô, người ta trồng mỗi hốc nhiều cây
và khoảng cách mau hơn mức bình thường để có gió ngô không đỗ
5 Khi thấy con kiến dọn tổ thì báo hiệu trời sắp mưa, nếu thấy kiến ở bờ
suối dọn tổ thì báo hiệu sắp có lũ
6 Sáng dậy nếu thấy ở phía đông có rang hồng bao quanh mặt trời,
không có mây trắng thì trưa hoặc chiều hôm đó có mua “lung dom
chàng, lùng ân mảnh "
7 Khi thấy cây đèn nòm xí đỏ rực lá rồi rụng hết, đâm chồi non là tiết
mang chủng đã tới gần, phải chuẩn bị để cấy lúa,
“Từ việc quan sát những hiện tượng trong tự nhiên, người Dao có thể dự
đoán được thời tiết năm đó sẽ như thế nào, lịch mùa vụ có thuận lợi không
Khi còn sống trên núi thì những kinh nghiệm này có tác dụng rất lớn đối với
Trang 391.2.3.3 Tri thức vẻ y học
Người Dao ở Ba Vì trong truyền thống có cuộc sống gắn bó mật thiết
với thiên nhiên Chính vì vậy từ lâu họ đã tích lũy kinh nghiệm và có tri thức
y học cô truyền rất phong phú Người Dao là một trong những tộc người
làm thuốc nam nỗi tiếng ở nước ta Trong truyền thống các vị thuốc đều được
ấy thân, lá hoặc vỏ,
, cũng có loại lầy
, bai, rit, bó vết
thương, rải duéi chiếu nằm, Thuốc của người Dao Ba Vì có thể chia làm ba hái lượm ở rừng Có loại lấy rễ, có loại
quả hoặc hoa, Thuốc của người Dao có thé dùng để uống,
loại: thuốc bổ, thuốc trị bệnh và thuốc độc (để săn bắt thú rừng) Theo người chữa nhiều
thuốc gia truyền của họ có khoảng gần 300 vị thu¿
chứng bệnh khác nhau, kể cả những bệnh mà YHHĐ chữa không khỏi
Thuốc bổ thường dùng cho phụ nữ khi đẻ, những người bị ốm yếu, suy nhược cơ thể Công dụng chủ yếu của những thuốc này là kích thích tiêu hóa,
làm cho người ta ăn ngon, ngủ say, phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh,
có nhiều sữa cho con bú
Thuốc trị bệnh có nhiều loại, điều trị nhiều loại bệnh như cảm cúm, ho,
gãy xương, ngứa, trẻ em bị cam, sài Nhìn chung đối với mọi loại bệnh, người Dao đều tự lấy thuốc nam để điều trị cho mình
Thuốc độc chủ yếu dùng để săn thú rừng Người ta dùng những thứ:
có vị cay chát, mặn, như cây sui, cây xương rồng, Có loại lấy nhựa, có
loại lấy vỏ ngâm cho thối rồi lọc lấy nước Người Dao thường trộn một số
cây với nhau để tạo thành thuốc độc ngâm đầu tên nỏ dùng để săn thú
Người ta thử thuốc bằng cách lấy đầu mũi tên đã ngâm thuốc rạch vào da ¡, nếu con nhái uống nước rồi chết thì đó là thuốc tốt Người đi săn
chỉ cần bắn mũi tên sao cho cắm sâu vào con thú mà không cần rượt đuổi,
Trang 40sử dụng để chữa bệnh mang lại hiệu quả rất lớn Trong quá trình thu hái tự
nhên, người Dao đã phát hiện ra những loại dược liệu quý phục vụ cho việc
'CSSK cộng đồng
Người Dao ở Ba Vì cũng như người Dao ở Việt Nam có nguồn gốc từ:
‘Trung Quốc, di cự vào Việt Nam vào khoảng thể kỹ XIII Trải qua nhiều thế
hệ, họ đã biết dựa vào tự nhiên, nỗ lực vươn lên với những đặc trưng văn hóa
trong trang phục, nhà cửa, ăn uống va kho ting tri thức dân gian vô cing
phong phú Khi nói đến người Dao ở Ba Vì không thể không nhắc đến những
bài thuốc dành cho sản phụ Những bài thuốc này đã góp phần to lớn vào việc
CSSK cho cộng đồng người Dao nói chung, sản phụ Dao nói riêng khi khoa
học kỹ thuật và mạng lưới y tế công trong truyền thống còn chưa phát triển
Những TTDG này vẫn còn tồn tại và phát huy tác dụng của nó đến ngày nay:
chứng minh quá sinh tồn và phát triển của cộng đồng Dao Ba Vì trước những