1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Di tích và lễ hội đền Trầm Lâm tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh

133 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đề tài Di tích và lễ hội đền Trầm Lâm tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh tập trung khai thác các giá trị văn hóa của vật thể đền Trầm Lâm và làm sáng tỏ các giá trị văn hóa phi vật thể lễ hội đền Trầm Lâm; hệ thống truyền thuyết liên quan, nhằm tìm ra, lý giải các giá trị văn hóa lặng động trong sinh hoạt cộng đồng của cư dân vùng biên ải Hà Tĩnh, giáp Lào.

Trang 1

BO VAN HOA, THE THAO VA DU LICH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

PHẠM QUANG KIÊN

DI TÍCH VÀ LẺ HỘI ĐÈN TRAM LAM TAI XA PHU GIA, HUYỆN HƯƠNG

KHE, TINH HA TINH

Chuyên ngành: Văn hóa học

Mã số: 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Sinh

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa

học của PGS.TS Trịnh Sinh Những nội dung trình bày trong luận văn là kết quả nghiên

cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai công bố dưới bất kỳ hình

thức nào Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác tôi đều trích dẫn rõ ràng Tơi hồn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

Hà Nội, ngày tháng năm 2015 “Tác giả luận văn

Trang 3

MUC LUC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊ MỠ ĐẦU

“Chương 1: TÔNG QUAN VỀ HUYỆN HƯƠNG KHÊ VÀ ĐÈN TRÂM LÂM 12 1.1 Khái quát về huyện Hương Khê

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Can TS na Si 2U

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của cư dân Hương Khê - l§

1.1.3 Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội 17

1.2 Đền Trầm Lâm trong diễn trình lịch sử

1.2.1 Lịch sử xây dựng và quá trình tổn tại 2

1.2.2 Nhân vật được thờ trong di tí°h 26

1.3 Dén Tram Lam trong mối tương quan với các di tích trong vùng 29

1.3.1 Mỗi tương quan với đền Công Đồng 29

1.3.2 Mỗi tương quan với đền Hàm Nghỉ - thành Sơn Phòng 31 “Tiểu kết chương I “Chương 2: DI TÍCH ĐÈN TRÀM LÂM 2.1 Kiến trúc đền Trầm Lâm 3.1.1 Không gian, cảnh quan 2.1.2 Bố cục mặt bằng tổng thể 35

2.1.3, Két edu, trang trí các kiến trúc 36

2.2 Di vật tiêu biểu của đền Hee 2.2.1 Di vat gd 44 2.2 Di vật giấy 45 2.23 Di vit ving, ding, da — 6 2.2.4 Di vật vải 49

2.3.1 Thực trạng đên Trâm Lâm He seesensecenvene — 50

2.3.2 Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị đền Trằm Lâm - 52

Trang 4

Chương 3: LẺ HỘI ĐÈN TRÀM LÂM sex 50 3.1 Quy mô, không gian, thời gian diễn ra lễ hội

3.2 Diễn trình lễ hội 3.2.1 Chuẩn bị cho lễ hội

3.2.2 Các nghỉ lễ chính 59

3.2.3, Hát Sắc bùa trong diễn xướng nghệ thuật đân gian của lễ hội đền Trằm Lâm 72 3.2.4 Các trở chơi dân gian trong lễ hội _ 79

3.3 Lễ hội đền Trầm Lâm trong mối tương quan với các lễ tại các đền khác 81

3.3.1 Đối với lễ hội ở đền Công Đồng 81

3.3.2 Đối với lễ hội ở đền Hàm Nghĩ — thành Sơn Phòng 82

3.4 Thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lễ hội din Trim Lim 82 344.1 Giá trị của lễ hội đền Trằm Lâm trong đời sống cộng đồng dân cư huyện Hương Khê 82

3.4.2 Thực trang lễ hội đền Trim Lim 84

3.43 Gidi phap bio tn, phát huy giá trị văn hóa lễ hội đền Trầm Lâm 86 “Tiểu kết chương 3

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC S<-sessseeeeeeeeeeeeeeeee Eorf Bookmark not defined

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TÁT

“Chữ viết tắt Chữ viết đầy đã CNH, HHL “Công nghiệp hóa, hign dei ha CNH: Chủ nghĩa Xã hội Nhà: Nhà xuất bản Pl Phụ lục TP “Thành phố Tr trang

BND: Uy ban Nhân dân

Trang 6

MỞ ĐÀU 1 Lý do chọn đề tài

1.1 Di tích lịch sử văn hóa là tài sản vô giá của dân tộc, đó là những công trình xây dựng,

địa điểm và các di v: sổ vật, bao vat qué gia thuộc công trình địa điểm đó có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học Những công trình kiến trúc đó gắn liền với các nhân vật lịch sử, danh nhân

văn hóa với một sự kiện lịch sử của dân tộc, với những giá trị văn hóa phi vật th, cảnh quan

thiên nhiên, kiến trúc độc đáo

‘Trai qua hàng trăm năm lịch sử, với lớp bụi của thời gian nhiều di tích lịch sử văn hóa

đang đứng trước nguy cơ xuống cấp, mai một Bên cạnh đó do nhiều nguyên nhân mà việc bảo sản văn hóa của dân tộc đang gây nhiều tranh cãi Nhiều di tích

tồn và phát huy các giá trị

không được bảo tồn đúng mức, gây hư hỏng nghiêm trọng

Vi vậy, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ các giá trị văn hóa của di tích là góp phần tìm về mạch nguồn văn hóa dân tộc Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi mà trở về cội nguồn đang là xu thế chung, thu hút sự quan tâm của nhiều người,

nhiều ngành

Di tích đền Trầm Lâm tọa lạc tại xã Phú Gia huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh là một di tích mang giá trị lịch sử văn hóa độc đáo ở vùng đất miền Trung Tương truyền, đền Trầm Lâm xây dựng từ thế kỷ XIV, theo tác giả Trần Tấn Hành chủ biên cuốn “Di tích danh thắng Ha

“Tĩnh” thì:

Sách Lễ chí nhà Minh có ghi rằng đền Trăm Năm cũng là một trong sáu ngọn nước có tiếng ở An Nam Năm Hồng Vũ thứ 3 (1370) vua Thái Tổ nhà Minh đã sai xứ này Tục truyền rằng, nước trong hỗ có 4 mùa và biến ra 4 sắc;

sứ sang tế

xanh, hồng, trắng, đen Kế bên bờ hồ chỗ đất cao ráo, có miéu thấp nhỏ trên lợp

Trang 7

Di tích đền Trầm Lâm gắn liền với Đức thánh mẫu Trầm Lâm và tên tuổi của vua Hàm Nghỉ (1871-1943) la vi Hoang dé thir 8 cua nha Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử 'Việt Nam, một vị vua trẻ yêu nước khởi đầu phong trào Cần Vương chống Pháp của nhân dân ta vào thế kỷ XIX

Tương truyền đền Trầm Lâm là nơi ghi dấu ấn vua Hàm Nghỉ đến và viết Hịch Cần Vương Ngày 25 tháng 9 năm At Dậu (1885), vua Hàm Nghỉ làm lễ bài yết và sắc phong cho

các vị thần được thế ở đền Trầm Lâm và đền Công Đồng đã có công trong việc giúp vua chống giặc ngoại xâm, kèm theo là các vật phẩm quý, bao gồm: 2 con voi bằng vàng, 1 con voi bing đồng, nghê màu đen, 2 thanh bảo kiếm, 35 lục lạc đồng, 37 đạo sắc phong, 1 số hoàng bào, cờ thần và nhiều vật phẩm quý báu khác Đến bây giờ, sau hơn 200 năm, những vật phẩm quý báu đó vẫn được lưu giữ cẩn thận

Với giá trị lịch sử văn hóa độc đáo, năm 2001 Quần thể di tích: Thành Sơn Phòng Hàm

Nghỉ, đền Công Đồng và đền Trầm Lâm (xã Phú Gia, huyện Hương Khê) đã được Bộ VH-TT- DL quyết định công nhận là một quần thể di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia

1.2 Lễ hội đền Trầm Lâm là một lễ hội độc đáo ở miền trung Lễ hội được nhân dân huyện Hương Khê tổ chức vào ngày mông 7 tháng Giêng hằng năm để tưởng nhớ Đức thánh mẫu Trầm Lâm và công lao của vị vua trẻ Hàm Nghỉ và các chí sỹ yêu nước Lễ hội còn mang ý nghĩa khai hạ đầu năm, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an Lễ hội gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết được dân gian truyền lại và nhiều nghỉ lễ độc đáo liên quan đến tín ngưỡng thờ mẫu, thờ vua của nhân dân trong vùng

Cé thể nói đây là một di tích văn hóa gắn liền với lễ ôi mang giá trị văn hóa độc đáo, tuy

nhiên từ trước tới nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách tồn diện Vì

vậy tơi đã chọn đề tài: “Di tích và lễ hội đền Trầm Lâm ở xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh” làm luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn làm rõ thêm giá trị, kiểm kê lại một phần tài sản văn hóa của vùng đất Hương Khê, sát biên giới Việt Lào, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc

Trang 8

Đối với đền Trầm Lâm nói riêng và quần thé di tích thành Sơn Phòng đền Công Đồng nói chung cho đến nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu cũng như tài liệu đề cập đến Nhưng hầu hết các tài liệu chỉ mới dừng lại ở việc nêu lên sự kiện lịch sử, về các nhân vật, cũng như đề cập đến lễ hội mà chưa có một công trình nào chuyên sâu nghiên cứu về giá trị văn hóa của di tích và lễ hội này

Nói về đền Tram Lâm những tài liệu bàn luận sớm nhất hiện nay còn được lưu giữ tại phòng Văn hóa xã Phú Gia, huyện Hương Khê đó là sách “Đại Nam nhất thống chí”, “Dư địa

chí Hà Tĩnh”, sách "Lễ Chí” của nhà Minh Tuy nhiên đây là những tải liệu sơ lược ghi lại sự kiện mà không nêu bật giá trị lịch sử của di tích

“Trong cuốn lịch sử ký sự "Vua Hàm Nghỉ” (Nxb Nam Ký - Hà Nội, 1935) của Phan Trần Chúc (1907-1946), đã kể lại hành trình Vua Hàm Nghỉ từ lúc bỏ triều đình, tới thành Sơn Phòng

Tài liệu đã mô tả địa thế thành Sơn Phòng trên trái núi Áu Sơn thuộc làng Phú Gia, việc xây dựng ban doanh, luyện quân sĩ, tu bồ thành trì, thảo chiếu Cần Vương, việc vua Hàm Nghỉ sắc phong cho các vị thần thờ tụng trong đền Trằm Lâm và đền Công Đồng, trao tặng nhiều báu vật cho hai ngôi đền này Đây là một tài liệu quý tuy nhiên theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì các số liệu mà Phan Trần Chúc đưa ra có nhiều chỗ chưa thật đáng tin cậy Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cho

rằng: “Những tài liệu ông dùng phần nhiều không được chắc chắn, nên ông không tránh được những sự mâu thuẫn là những điều không nên có trong một quyển sử”

Nhà nghiên cứu Thái Kim Đỉnh một trong những nhà Folklore học, Han Nom hoc hing

đầu của Nghệ Tĩnh đã từng giới thiệu một tài liệu do các cụ cao niên ở xã Phú Phong cung cấp trong các lần ông đi điền dã năm 1960-1961 Đây là một kho tư liệu quý nói về hành trình vua Hàm Nghi đến vùng dat Au Sơn, xây dựng doanh trại và việc rút khỏi Sơn Phòng khi có sự biến Kèm theo đó là các câu chuyện truyền thuyết liên quan vua Hàm Nghỉ với đền Trầm Lâm, đền Công Đồng Tài liệu được ghi theo lời kể của các cụ cao niên, là những câu chuyện truyền thuyết các cụ được nghe và truyền lại, độ chính xác chưa cao thậm chí mang tính thần bí

'Vào tháng 8-1974, trong một chuyến đi sưu tầm tư liệu lịch sử địa phương, nhà giáo, nhà nghiên cứu Trần Văn Quý đã phát hiện một tráp công văn của nhiều đời Tổng binh kiêm Phụ

đạo châu Quy Hợp và Thông sự với Lạc Hoàn ở nhà thờ Vinh quận cơng Trần Phúc Hồn Từ

Trang 9

một số tư liệu đã đăng trên báo Nhân dân, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Lịch sử quân sự,

Tạp chí Văn hóa Nghĩa Bình .v.v Tuy nhiên đây chỉ là những tài liệu riêng lẻ nói về các nhân

vật, sự kiện lịch sử mà không để cập nhiều giá trị lịch sử văn hóa thành Sơn Phòng

Một trong những tài liệu đáng tin cậy đó là Hỗ sơ di tích của Bảo tảng Hà Tĩnh, lập tháng

5-2000 Hồ sơ này đã miêu tả một cách tổng thể, khái quát di tích đền Trằm Lâm, đền Công Đồng, Thành Sơn phòng ở xã Phú Gia, bao gồm: tên gọi, địa điểm, không gian, cảnh quan, bố cục mặt bằng tổng thể, cũng như kết cấu kiến trúc của di tích Nhưng đây là bộ hồ sơ lập đã lâu, đặt biệt sau đợt khai quật khảo cổ thành Sơn Phòng (2009) nhiều phát hiện mới chưa được đề cập đến

Quyển "Hương Khê 135 năm 1867-2002” của tác giá Nguyễn Bá Thành (Nxb Văn hóa- “Thông tin, 2003) đã miêu tả khá chỉ tiết sự kiện nhân dân Hương Khê, đóng góp sức người, sức của xây thành Sơn Phòng hưởng ứng phong trào Cẳn Vương, tài liệu cũng giới thiệu lễ hội Sơn

Phòng Hàm Nghỉ, đền Công Đồng, đền Trầm Lâm tuy nhiên chỉ giới thiệu vắn tắt như một danh thắng của địa phương không đi sâu phân tích giá trị văn hóa

Hiện nay, một trong những tài liệu nghiên cứu mới nhất đó là Báo cáo kết quả điều tra,

khảo sát, khai quật thành Sơn Phòng Hàm Nghỉ ngày 24/9/2009 tại UBND xã Phú Gia, huyện Hương Khê, do Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và UBND huyện Hương Khê tổ chức Tài liệu này đã đem lại nhiều thông tin, nhiều nhận thức

mới và là cơ sở khoa học định hướng cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị, quần thê di tích

này

Ngoài những tài liệu kể trên phải nói đến một số lượng lớn các bài viết được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài trong nhiều năm qua Các bài viết này đã đề cập đến nhiều vấn đẻ, góc cạnh khác nhau của di tích và lễ hội Tuy nhiên đây là những tài liệu khai

thác riêng lẻ, mang tính thông tin hơn là một công trình nghiên cứu, thậm chí nhiều thông tin

mang tính giật gân, câu khách của một số tờ báo thị trường

Có thể nói, dù đã có khá nhiều tài liệu hoặc công trình lấy di tích và lễ hội đền Trầm

Trang 10

thôi thúc tác giả tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu, góp phần nhỏ bé vào việc phát huy những giá trị

lịch sử văn hóa các di tích của địa phương Đề tài “Di tích và lễ hội đền Trầm Lâm tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh” kế thừa kết quả nghiên cứu những công trình đi trước đồng thời nghiên cứu, phân tích sâu hơn, đầy đủ hơn

3 Mục đích yêu cầu của đề tài

3.1 Mục đích

Đề tài tập trung khai thác các giá trị văn hóa của vật thẻ đền Trầm Lâm và làm sáng tỏ

các giá trị văn hóa phi vật thể lễ hội đền Trầm Lâm, hệ thống truyền thuyết liên quan, nhằm tìm ra, lý giải các giá trị văn hóa lắng đọng trong sinh hoạt cộng đồng của cư dân vùng biên ải Hà

Tinh, gidp Lao

Chúng tôi cũng hi vọng từ những gợi ý nêu ra trong luận văn có thể gợi mở, để xuất hướng bảo tổn, phát huy giá trị lịch sử văn hóa truyền thống của di tích và lễ hội của địa phương

trong thời gian tới

3.2 Yêu cầu

Từ mục đích nêu trên, để tài đặt ra những yêu cầu sau:

Sưu tầm khảo sát các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Phân tích giá trị văn hóa của di tích đền Trằm Lâm So sánh đền Trầm Lâm trong mối tương quan với đền Công Đồng, đền thờ Hàm Nghỉ - thành Sơn Phòng để làm nỗi bật giá tri văn hóa của đèn

Phân tích giá trị văn hóa của lễ hội đền Trầm Lâm 4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn này là di tích và lễ hội đền Trầm Lâm ở xã Phú Gia cùng hệ thống truyền thuyết liên quan đến đối tượng nghiên cứu

Trang 11

Chúng tôi khảo sát để lấy tư liệu chủ yếu trong phạm vi huyện Hương Khê Tuy nhỉ

n

câu chuyện lịch sử về vua Hàm Nghi từ bỏ triều đình đến núi Áu Sơn xây thành, dựng lũy, ra chiếu Cần Vương cứu quốc, làm lễ sắc phong cho các vị thần ở đền Trầm Lâm, đền Công Đồng

không chỉ trong phạm vi một làng, xã, huyện, cho nên chúng tôi tìm kiếm tư liệu trong cả phạm

vi miền trung và toàn quốc từ trước cho đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Di tích là một yếu tố văn hóa vật thẻ, còn lễ hội là một thành tố của văn hóa dân gian,

mang trong mình tính nguyên hợp, nghiên cứu phải đặt trong môi trường diễn xướng Vì vậy

khi tiếp cận di tích và lễ hội đền Trằm Lâm, về phương pháp luận nghiên cứu chúng tôi sử dụng

phương pháp văn hóa học, lịch sir hoc, bao ting hoc Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng các

phương pháp khác như: mỹ thuật, khảo sát, điền dã, khảo tả, thống kê, so sánh để nêu bật các vấn đề nghiên cứu

6 Những đóng góp của luận văn

Đây là công trình đầu tiên giới thiệu một cách tổng quát, có hệ thống vẻ di tích, lễ hội đền ‘Tram Lâm tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần giúp cho

nhân dân địa phương cũng như người dân trên cả nước hiểu được giá trị văn hóa của di tích và

lễ hội đền Trầm Lâm tại xã Phú Gia 7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung

chính được chia thành ba chương:

Chương 1: Téng quan về huyện Hương Khê và đền Trầm Lâm Chương 2: Di tích đền Trầm Lâm

Trang 12

Chương 1

TONG QUAN VE HUYEN HUONG KHE VA ĐÈN TRAM LAM

1.1 Khái quát về huyện Hương Khê LLL Vj tri dja lý và điều kiện tự nhiên

Hương Khê là huyện miễn núi giáp với nước bạn Lào, có vị trí quan trọng trong tỉnh Hà

“Tĩnh và cả nước Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài đã hình thành nên một vùng

dat Huong Khê “địa linh nhân kiệt”, giàu truyền thống văn hóa

Huyện Hương Khê nằm ở phía Tây Nam tỉnh Hà Tĩnh, phía Bắc giáp huyện Đức Thọ và

huyện Hương Sơn, phía Đông giáp huyện Thạch Hà và huyện Can Lộc, phía Đông Nam giáp huyện Cẳm Xuyên, phía Nam giáp huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, phía Tây Nam giáp tỉnh Khăm Muộn, Lào, ngăn cách bởi núi Giăng Màn thuộc dãy Trường Sơn

Năm 2000, Hương Khê tách 5 xã: Quang, Minh, Điền, Đại, Thọ về huyện Vũ Quang Tổng

diện tích tự nhiên của toàn huyện là I.299,12 km2 Hương Khê hiện nay vẫn là huyện có diện tích

rộng nhất tỉnh Hà Tĩnh

Hương Khê có một đường biên giới dài 50,2 km giáp với tỉnh Khăm Muộn, Lào Đồn Quy Hợp xưa kia được xem là cửa ải bang giao của hai nước Từ bao đời nay nhân dân hai bên

biên giới nương tựa vào nhau để sinh sống Hiện nay các thư từ giao dịch từ năm 1619 đến năm

1880 vẫn còn được lưu trữ tại hòm tư liệu Quy Hợp

Về địa hình, toàn huyện nằm gọn trong một thung lũng hình lòng máng của hai dãy núi

Trường Sơn và Trà Sơn Núi Trường Sơn người trong vùng quen gọi là núi Giãng Màn là day núi lớn nhất, đài nhất của huyện Hương Khê với vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ Núi Trường Sơn bao

bọc toàn bộ huyện Hương Khê về phía Tây như một bức tường thành Sách Đại Nam nhất thống

chí mô tả núi này như là đanh sơn, là trung tâm xuất phát của các mạch núi nhánh khác của

Trang 13

mấy ngày trước không bủa chai lưới, đúng ngày dy thi ché nay mây mù dày đặc, không ai dám

đến gắn” [13.tr.146] Người trong vùng còn lưu truyền câu ca dao: “Mồng tám tháng tư có mưa Cha con sắm sửa cày bừa làm an Mong tam tháng tư không mưa Cha con sắm sửa sọt sưa đi

Lao”

“Theo tác giả Nguyễn Bá Thành chủ biên quyển “Hương Khê văn hóa danh thắng” thì:

Ving đất Hương Khê xưa kia vốn có một phần thuộc huyện Thâm Nguyên cũ mà

Ngũ man phong thổ ki đã nói đến: "Huyện Thâm Nguyên, dân cư 36 bạn (thổ âm gọi

thôn là bạn), ruộng đất và khe động xen lẫn nhau, ruộng nhiều người ít, không cày ấy hết Đường đi bốn phía: một đường về phía Đông Bắc đi một ngày thì đến Dịch Động, trông sang núi Giăng Màn thấy có một xứ vách đá tường gạch và nhà ngói,

màu đỏ màu trắng xen nhau, tục gọi là '“Thần phá đảng”, ai đi qua đấy cũng phải kinh

sợ không dám trông lên” Ngày nay đi lên thác Vũ Môn thì quả nhiên rất "kinh sợ” vì vẻ hoang dã thâm nghiêm của công trình thiên tạo dy [43, tr.9]

Hương Khê có địa hình nhiều đổi núi nhấp nhô lượn sóng, xen giữa gò đồi là đồng ruộng bậc thang Độ dốc thoải dần từ Nam ra Bắc, cho nên dòng sông Ngàn Sâu chảy theo

hướng ra Bắc của thung lũng đóng khung giữ hai dãy Trường Sơn và Trả Sơn Có thể nói đó là

con sông duy nhất để thoát nước vào mùa mưa lũ Huyện có lượng mưa cao, cường độ mưa lớn Lượng mưa hàng năm nằm trong khoảng từ 1.400 đến 3.200 mm Triền núi dốc, lòng hẹp lại

uốn khúc quanh co nên mùa mưa dé gay ra lụt lớn trong vùng Ngược lại, về mùa khô, sông cạn, bờ cao, độ dốc lớn, đồng ruộng bị khô hạn, chia cắt do địa hình không bằng phẳng

Do có nhiều khe suối và các sông chảy xiết, nên Hương Khê chia thành các lưu vực khác

nhau Ngồi sơng chính là Ngàn Sâu, các con sông nhánh cũng tạo thành các lưu vực riêng biệt như lưu vực Ngàn Trười, lưu vực sông Tiêm, lưu vực Rào Nỏ Khi tách riêng lưu vực Ngàn

Truoi ra (chia về huyện Vũ Quang) thì thung lũng Hương Khê còn lại là một hình bầu dục, hai

đầu co lại ở Hương Trạch (thượng huyện) và Cửa Rào (hạ huyện),

Trang 14

granit có cấu trúc nham thạch bằng các hạt silic cát và sét Phong hóa đắt khô, chua, nghèo chất dinh dưỡng Nhóm đất đồng bằng và thung lũng (đắt có thể làm ruông) thường nghèo chất dinh dưỡng, lại thiếu nước, cho nên về mùa hạn đất khô, đặc biệt là loại đất sét thì quánh và cứng như đá Vì vậy đối với người dân Hương Khê cũng như một số huyện miền núi khác ở Nghệ Tĩnh, việc lam dat trồng màu là rất gian nan Lớp đất màu bề mặt thường rất mỏng (trên dưới 20cm), có màu xám, sau đó là lớp đắt đỏ cấu trúc nham thạch có độ dẻo, dính rất cao Về mùa mưa rét nếu đi trên những con đường đắt mới sẽ rất khó khăn vì độ trơn và bám dính của đắt rắt mạnh Loại đất này có thể sử dụng vào công nghiệp gạch ngói, sành sứ rất tốt Nhìn chung, đất đai ở Hương Khê có nhiều loại, thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, nhưng hợp nhất là các loại rau màu, cây ăn quả,

cây lưu niên và cây công nghiệp, điền hình là cây ăn quả như bưởi, cam, mí, trong đó bưởi Phúc

Trạch ngon nỗi tiếng, có giá trị xuất khâu cao

Hương Khê là huyện miền núi, vừa có đất trống đồi trọc, vừa có những khu rừng đại ngàn với nhiều loại thực vật phong phú Trong tổng diện tích của toàn huyện, đắt rừng chiếm tới 77% Đắt nông nghiệp chỉ chiếm diện tích nhỏ và còn có nhiều khả năng khai khẩn để mở

rong

Khí hậu Hương Khê là vùng khí hậu gid mia rat rõ nét Gió Đông — Bic théi từ tháng 9

đến tháng 2 mang theo mưa rét Gió Tây Nam, miền Trung còn gọi là gió Lào, gió này thôi từ

tháng 4 đến tháng 8, có khi sớm hoặc muộn hơn làm cho không khí luôn khô nóng và oi bức

Gió Lào là một trong những nhân tố tạo nên sự khắc nghiệt của khí hậu,

ở Hương Khê

Sách “Địa dư tỉnh Hà Tĩnh” đã nói rõ sự thay đổi thời tiết của Hương Khê như sau:

‘Thang 2, tháng 3, mùa xuân, khí trời còn rét Tháng 4, tháng 5, mùa hè nắng to, oi bức khó chịu Tháng 7, thing 8, mùa thu thì thường có gió lạnh, mưa nhiễu, nước lũ + hại Tháng 10 đến tháng 12, khí trời rất ia suc [27, tr 15] dâng cao ngập ruộng đồng, hoa màu bị rét, là nguyên nhân gây bệnh làm chết nhiều gia

Trang 15

kỳ nhông, kỳ đà, và động vật quý như sao la, sơn dương, bò tót Ngoài ra còn có nhiều cây thuốc nam mọc tự nhiên ở trong rừng núi

Khoáng sản ở Hương Khê có sắt ở Chu Lễ và Thổ Hoàng, nhưng trữ lượng nhỏ Ở hai xã Phúc Đồng và Hà Linh ngày nay đã tìm thấy than đá Mỏ than Động Đỏ được phát hiện vào

năm 1982, có tổng diện tích 36km2, nằm trên địa phận các xã Hà Linh, Hương Thủy, Hương,

'Giang Trữ lượng ban đầu ước tính từ 6 đến 8 triệu tắn

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển cảa cư dân Hương Khê

Vùng Hương Khê thời xa xưa thuộc bộ Việt Thường Thời thuộc nhà Ngô (đầu Công,

nguyên) gọi là Nam Lăng Đời Lý gọi là Đỗ Gia Thời thuộc Minh gọi là Thổ Hoàng (gồm ca huyện Hương Sơn) rồi tổng Thổ Hoàng thuộc huyện Hương Sơn Thời Tây Sơn là phủ Ngọc Ma Đến năm Minh Mạng thứ 9 (1828), trong sự điều chỉnh lớn về hành chính, phủ Ngọc ma đổi thành phủ Trấn Định, sau đó lại đổi thành châu Quy Hợp rồi trấn Quy Hợp thuộc huyện

Hương Sơn Năm 1831 vùng Hương Khê là phủ Tổng Hoàng của huyện Hương Sơn “Tác giả Thái Kim Đỉnh, một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian ghỉ chép lại

Từ xa xưa, vùng Tiêm - Da đã được coi là đất xung yếu phía Đông Nam Nghệ An Đây vốn là đất Tồn bồn - man (hay Bồn man) phụ thuộc Ai Lao Sau khi Lê Thái Tổ mở

nước (1428), thổ ty mới sang triều cống Mùa thu năm Thái Hòa thứ 6 đời Lê Nhân Tôn

(1428), Bồn man sang cống và xin cho nội thuộc nước ta, vua mới xuống chiếu đổi làm

châu Quy Hợp Năm Quang Thuận thứ 10 đời Lê Thánh Tôn (1469) đặt châu Quy Hợp thuộc phủ Lâm An gồm 12 động, sách thuộc Nghệ An làm thừa tuyên Đến trung gian, bị

người Lạc Hoàn chiếm cứ, rồi phụ thuộc vào Vạn Tượng Đầu đời Nguyễn, vua Gia Long vẫn đem đất này cho Vạn Tượng, theo lệ, cứ ba năm một lần sang cống Năm Minh Mệnh thứ 8 (1827), man trưởng Phọc-khâm-thuần La-ni đến trấn Nghệ An dâng cống và xin nội phụ [14, tr.7]

'Năm thứ 9 (1828) đối đặt là phủ Trắn Tĩnh Cho đến năm thứ 13 (1832), một số động,

Trang 16

Sơn, gồm 7 xã Trừng Thanh, Trú Cảm, Vụ Quang, Chúc A, Động Dịch, Phù Lưu, Trà

Lũ, có một cai tổng theo viên quan Tấn để làm việc công (Các xã trên nay thuộc các

huyện Hương Khê và Vũ Quang)” Tháng 10 năm Đỉnh Mão, tức khoảng tháng 11 năm 1867, dưới đời Tự Đức thứ 21, vua đã nghe theo lời tâu của quan tỉnh Nghệ An mà cho phép tách một số tổng của huyện Hương Sơn ra để thành lập huyện Hương Khê là: Quy Hợp, Chu Lễ, Phương Điền, Phúc Lộc, Hương Khê [14, tr.8] Còn sách “Đại Nam thực lục”, chính biên, quyền 37, thì viết: “Láy hai tổng Thổ Thổ Lội ở huyện Hương Sơn chia ra làm 3 tổng là Phương Điền, Chu Khê đổi thành Tổng Quy Hợp, tắt cá là Š tông làm huyện Hương Khê, huấn đạo mỗi chức một

làm huyện ly và nhà học ở địa phận Chu LỄ” [36, tr.173]

Tên huyện Hương Khê có từ đó Tên huyện “Hương Khê” được đặt theo tên phong thổ

Phong thổ có các thứ sản vật thơm, hữu xạ cho nên tự nhiên hương, như các loại gỗ thơm, cầy hương, và các loại gạo nếp thơm lừng Phạm vi hành chính này được tồn tại cho tới tháng § năm 2000 thì có 5 xã cất ra sáp nhập với một số xã của Đức Thọ, Hương Sơn thành huyện Vũ

Quang Hiện nay Hương Khê có 22 xã Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Hương Trả, Hương Liên, Hương Lâm, Lộc Yên, Hương Xuân, Phú Phong, Hương Vĩnh, Phú Gia, Hương

Long, Gia Phố, Hương Giang, Hương Thủy, Hương Bình, Phúc Đồng, Hòa Hải, Hà Linh, Phương Điền, Phương Mỹ và 01 Thị Trắn Hương Khê

Dân số Hương Khê hiện nay khoảng 107.996 người, do diện tích đất đai rộng nên mật độ dân số của vùng rất thấp, chỉ khoảng 85 người/km2 Tốc độ tăng dân số khá nhanh Dân số lúc mới

thành lập huyện (1867) chỉ khoảng 5000 người, dân cư thưa thớt, chỉ sống dọc theo các thung lũng

nhỏ hẹp, bên bờ các sông suối và trong các khu rừng rậm Vào cuối những năm 20 của thế kỷ XX dân số khoảng 30.000 người, đầu những năm 40 thì lên khoảng 50.000 người Số dân tăng lên

nhanh chóng là do dân các huyện Đức Thọ, Hương Sơn, Thạch Hà, Can Lộc và cả Nghệ An di cu

đến Có thể nói rằng, thành phần dân cư Hương Khê là rất phong phú, chủ yếu là dân tứ chiếng, dân óp từ các nơi, từ trong và ngoài tỉnh Hà Tĩnh, kể cả người Lào, người Xiêm mà chủ yếu là người

Trang 17

Huyện Hương Khê có 5 dân tộc sinh sống: Kinh, Mã Liễng, Mường, Hoa, Lào Toàn huyện có gần 200 hộ, gần 1000 nhân khẩu thuộc dân tộc ít người hoặc người Việt có gốc dân tộc khác, chiếm khoảng 9% dân số Tại bản Lòi Sim, xã hương Trạch còn có 60 hộ, trên 300

nhân khẩu gốc dân tộc Mường Ngoài ra còn có khoảng 20 hộ người Việt gốc Hoa sống ở thị

trấn Bản Giảng I, xã Hương Lâm có hơn chục hộ người Việt gốc Lào Người Chứt hiện nay còn lại rất ít, đang trú ở ban Rao Tre, xã Hương Liên, đây là một nhóm nhỏ thuộc dân tộc Mã

Liềng Con số chính thức vào năm 2007 là có 30 hộ, 118 nhân khẩu, trong đó nam giới là 64, nữ giới 54 Trước đây họ sống du canh du cư, sống trong các hang động hoặc các lều tạm bợ bằng lá cây rừng, sống nhờ việc săn bắt và hái lượm Hiện nay, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, họ đã hòa nhập cộng đồng, dần có cuộc sống ôn định, ấm no hơn Hiện nay đã có hơn 100 hộ dân sinh sống, tuy nhiên người Chứt đang gặp nhiều vấn đề phức tạp về tập tục hôn nhân cận huyết thống, sinh hoạt cộng đồng theo thói cũ

1.1.3 Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội 1.1.3.1 Đặc điểm kinh tế

Là một huyện miễn núi, địa hình, địa giới phức tạp, dân cư phân bố không đồng đều, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, lũ lụt thường xuyên, hạn hán kéo dài gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, do đó đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn

Nông, Lâm nghiệp là ngành kinh tế chính của huyện Đắt đai nghèo chất dinh dưỡng, chủ yếu thích hợp cho việc trồng các loại cây hoa màu như ngô, sắn, đậu, lạc và phát triển mạnh

các loại cây ăn quả như: cam, chanh, bưởi và cây công nghiệp như chè, thông, cao su, keo lá tram, gid (trim hương) Bưởi Phúc Trạch là một trong những cây ăn quả đặc sản đã tạo được

uy tín và thương hiệu, đưa lại giá trị kinh tế cao Chăn nuôi chủ yếu là gia súc lớn như trâu, bò,

hươu

Trong cơ cấu kinh tế của huyện, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã có sự chuyển biến

tích cực và chiếm ty trọng nhất định Nổi bật là ngành khai thác và chế biến gỗ; khai thác cát

Trang 18

Với nguồn tài nguyên phong phú đặc biệt là lâm sản, rừng đổi, lâm nghiệp Hương Khê đang kêu gọi đầu tư và tạo ra nhiều cơ hội giải quyết công ăn việc làm cho người lao động Đến

nay trên địa ban đã có hơn 70 doanh nghiệp cả trong và ngoài quốc doanh chuyên hoạt động và

sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực khai thác chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, với tông vốn xây dựng cơ bản hàng năm là trên dưới 200 tỷ đồng Trên địa bàn cũng đã xuất hiện nhiều nhà nghỉ, khách sạn, hàng quán, phục vụ khách du lịch Có thê nói yếu tố du lịch đang xuất hiện dần mở ra những tiềm năng mới cho địa phương

Nói đến phát triển kinh tế không thể không nói đến những ngôi làng chuyên canh các loài cây ăn quả, cây công nghiệp như: làng trồng bưởi Phúc Trạch, làng gió, trầm Hương Đô, làng

trồng keo Hương Thủy Năm 2002 bưởi Phúc Trạch được Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông

thôn công nhận là 1 trong 7 loại ăn quả quý hiếm, cắm xuất khẩu giống Năm 2004 thì được

đăng ký chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa Thậm chí có người ví “Budi Phúc Trạch là hoa hau

Bưởi của Đông Dương”, là đặc sản nỗi tiếng trong toàn quốc Bưởi đã chiếm vị thế quan trọng

trong nguôn thu nhập của người dân Mắy năm gần đây xuất hiện nhiều tỷ phú gió trằm Một mô hình trang trại trồng gió lấy trằm mới đã được hình thành Người dân ở đây vẫn có câu “Nhất mẫu trạch bằng bách mẫu điền”, nghĩa là thu nhập trong một mẫu vườn có giá trị bằng trăm mẫu ruộng là vậy Người dân sống dựa chủ yếu vào đất vườn nhà mình Bởi vậy dù có nắng hạn, thiên tai, mắt mùa lúa thì vẫn còn hoa lợi, lâm lợi như cam bưởi, cau, chè, lá cọ, nứa, gió, cao su Người trong vùng vẫn truyền nhau câu nói phản ánh mối quan hệ được, mắt giữa

mùa vườn và mùa ruộng là: *Được mùa cau, đau mùa lúa Được mùa lúa úa mùa cau” Đó cũng

là quy luật bù trừ, đắp đổi thể hiện trong đời sống nói chung

Nhìn chung, bộ mặt kinh tế của huyện đang có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống vật chat va tinh than của nhân dân trong huyện

1.1.3.2 Đời sống văn hóa, tín ngưỡng

Người Hương Khê đa số không theo tôn giáo Nói về tôn giáo thì Thiên chúa giáo là khá

bài bản Hiện nay Hương Khê là huyện có tín đồ theo đạo Thiên chúa tương đối đông, chiếm khoảng một phần tư dân số toàn huyện Thiên chúa giáo ở Hương Khê có từ rất sớm, nằm trong

Trang 19

thờ Thổ Hoàng nằm trong địa phận xã Phương Mỹ, hiện nay gồm 7 họ đạo Nhà thờ Làng

Truông nằm ở xã Hương Giang, gồm 11 xứ và 1 sở đạo Những xã có giáo dân đông nhất là Phương Mỹ, Hương Long, Gia Phố Hiện nay, ở Hương khê có 12 xứ, 60 họ và khoảng 59 nhà thờ trong đó có 12 nhà thờ xứ huyện, 47 nhà thờ họ với khoảng 26.000 giáo dân (2007) so với

con số Š triệu tín đồ công giáo trong cả nước thì tỷ lệ giáo dân ở Hương Khê cao gấp 4 lần Xã

có 7 nhà thờ như Phương Mỹ, xã có 5 nhà thờ như Gia Phố, Hương Trạch Xã Lộc Yên có 3

nhà thờ, hầu hết các nhà thờ đều ở các vị trí thuận lợi cho điều kiện đi lễ của giáo dân Có nhiều

nhà thờ lớn như nhà thờ Ninh Cường, nhà thờ Thượng Bình, nhà tho Tring Lưu

“Trong công cuộc bảo vệ đất nước, giáo dân Hương Khê có những đóng góp to lớn Có hai bà mẹ được công nhận là bà mẹ Việt Nam anh hùng, 2 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 108 gia đình liệt sỹ, 400 gia đình được tăng huân huy chương Như vậy, so với các huyện khác

trong tỉnh thì Hương Khê cũng được coi là một trọng điểm về công giáo

So với các nơi khác thì Phật giáo ở đây ít phát triển hơn nhưng vẫn có những ảnh hưởng,

khá rộng Người theo đạo Phật ở Hương Khê thì nhì

không ăn chay, không niệm phật hàng ngày mà chủ yếu tu tại tâm, làm việc thiện, một số vẫn nhưng không sâu, hầu hết không đi tu,

thờ tượng Phật, bản thờ Phật tại gia Phật giáo không ăn sâu vào đời sống tâm linh có lẽ vì thé

mà các chùa chiền, cơ sở phật giáo trên địa bản một thời gian dài bi lụi tàn, hoang phế Ngày nay không còn mấy chùa chiền và am miếu Đa số chùa chỉ còn có tên mà không còn nhà, chỉ còn là phế tích Chùa ở Hương Khê từ lâu tổn tại như một cơ sở tín ngường độc lập

ng từng thôn xã Không có chùa lớn và không có các sư säi trụ trì, chùa thường do một người thủ tir do dan làng cử ra để chăm sóc việc tín ngưỡng Thường thì vào ngày Phật Dan mồng 8 tháng 4 âm

lịch, ngày Rằm tháng bảy hoặc ngày Tết thì mới có người đến lễ bái

Hiện nay các chùa: Phúc Linh ở Gia Phố, chùa Bảo Lâm ở Hương Vĩnh, chùa Hạ Phúc ở

Lộc Yên là những chùa còn khá nhiều đồ thờ tự Trong số các chùa đồ nát, chùa Hà Đông hiện

Trang 20

trang Tuy vậy, điều đáng chú ý là đến thời điểm hiện nay, khi trên cả nước có nhiều nơi nhà chùa trở nên tấp nập, nhộn nhịp trong những ngày lễ tết thì ở Hương Khê, dân vẫn còn ít đến

chia Tir năm 2007 ở Hương Khê đã thành lập ban đại diện Phật giáo để hỗ trợ các hoạt động Phật giáo tại địa phương

Hoạt động tín ngưỡng chủ yếu của người dân Hương Khê đó là đi lễ ở đền, miếu Họ đi lễ không thành ngày nhất định mà dường như quanh năm, khi cần là đi, nhưng tập trung đông

nhất là vào các dịp Tết, ngày Rằm Một trong những đền thờ được người dân đi lễ nhiều đó là đền Đức Thánh Mẫu Trầm Lâm, đền Trại Trụ đều tọa lạc tại xã Phú Gia

Một số đền thờ mang tính nho giáo ở Hương Khê lại được chuộng hơn Chẳng hạn đền Trạng, đền Nhà Thánh, đền Tam Công, đền thờ Trần Phúc Hoàn, đền Long Mach, miéu Nha Rồng Tuy nhiên không thể nói Nho giáo ở Hương Khê phát triển được, Nho giáo ở đây chỉ được nhân dân thờ phụng trong các đền miếu

Một trong những đền thờ còn lưu giữ được nhiều tư liệu đó là đền Trần Phúc Hoàn Trần Phúc Hoàn là một võ tướng, ông mắt vào giữa thế kỷ XVII, nguyên là một vị quan có công mở

mang đường giao thông quân sự kinh tế Ông được phong đến chức Quận công Hiện nay đền

thờ ông ở cạnh đồn Quy Hợp cũ Đồn Quy Hợp là đền ải có từ thời Lý Đến giữa thế kỷ XIX

(1850), cai quản đồn được kiêm chức cai trị toàn châu, do một tổng binh đứng đầu, gọi là chức Phụ đạo châu kiêm chức Thông sự với Lào, tức là một chức quan có nhiệm vụ truyền đạt các

mệnh lệnh của chính quyền phong kiến Việt Nam tới các vùng đất giáp Lào và các thông tin từ

phía Lào sang Việt Nam

ột mảng tín ngường có tính dân gian của Hương Khê được lưu giữ là việc thờ cúng các

vị thần thành hoàng, thần núi, thần sông, bà chúa Thượng Ngàn, Đức Thánh Mẫu Có hiện

tượng giao thoa, phối hợp giữa tín ngưỡng Đạo giáo và nho giáo trong việc thờ phụng Đặc biệt

trong hàng thần linh, có một số nhân vật có thật trong lịch sử, như thờ vua Hàm Nghi, các tướng lĩnh của nghĩa quân Phan Đình Phùng cuối thế kỷ XIX Những đền miếu ấy lập ra khắp các

thôn Có thể xem đây là hình thức tín ngưỡng dân gian tự phát, sau đó được nhà nước phong

Trang 21

một số xã, điển hình là lễ hội đền Trầm Lâm, rước sắc phong Vua Hàm Nghỉ được tổ chức vào ngày mồng 7 tháng giêng hàng năm tại xã Phú Gia

Ngày nay ở Hương Khê còn có một địa danh được nhân dân dựng am thờ phụng đó là lèn Phú Lễ, hay còn gọi là núi Phù Lê được vua Lê ban tên để ghi nhận những đóng góp của nhân

dân địa phương trong cuộc kháng chiến chống quân Minh Tích kẻ lại rằng: Trên đường kinh lí

phương Nam, đánh dẹp Chiêm Thành vua Trần Duệ Tôn đã đến vùng đất Hương Khê và lấy

một người con gái Trỉ bản nhan sắc tuyệt vời đó là Trần Thị Ngọc Hào sau đó được phong là Bạch Ngọc Hoàng hậu Khi Hồ Qúy Ly nỗi lên chiếm ngôi vua, quan Minh lấy danh nghĩa dẹp

Hồ phù Trần đã kéo quân sang xâm lược nước ta Nhà Trần tán loạn Một số người vào đắt trại

xứ Nghệ tị cư Bạch Ngọc Hoàng hậu đã mang hằng trăm gia nhân trú ngụ tại vùng Hòa Duyệt giáp Hương Khê, bà đã chiêu mộ dân khai hoang lập trang trại được 3965 mẫu ruộng Có một vị tướng của Lê Lợi tên Bùi Bị tiến đánh quân Minh phát hiện ra bà Hoàng hậu dang 6 ẩn Đánh giặc xong Bùi Bị dẫn bà và cô công chúa Huy Chân đến yết kiến vua Lê Thái Tổ ở Lục Niên trên núi Thiên Nhẫn Vua lấy làm cung phi và lập điện Phượng Hoàng cho Hoàng hậu ở Bà

Hoàng hậu đã hiến toàn bộ tiền của, trang trại cho vua Lê Để ghi nhận đóng góp của nhân dân

Hương Khê trong sự nghiệp chống giặc Minh vua Lê đã ban cho hai chữ Phù Lê để đặt tên cho

ngọn núi trong vùng Đến nay người trong vùng còn truyền tụng bài vịnh núi Phù Lê như sau: “Núi từ Giăng màn lại Ngàn sâu Bắc lại Tây Động sâu không thấy đáy Bậc đá tựa thang mắy Xuân về hoa nở khắp Núi vắng chim hót say Người giúp quân đâu thấy Phù Lê truyền đến nay’

Người Hương Khê ngoài thờ Chúa, thờ Phật, thờ thần thánh thì vẫn chú trọng thờ cúng tổ

tiên Hầu như tắt cả các hộ gia đình đều có bàn thờ tổ tiên Những ngày lễ tết, thường thắp hương

cúng bái Những năm 1945-1985 việc thờ cúng đơn sơ, chỉ thực hiện vào những ngày giỗ quan

trọng Ngày nay các ngày lễ tết nhiều dòng họ nồi trống tế rất to đẻ hành lễ Một số dòng họ tổ chức tuyên dương, khen thưởng các con em học giỏi vào các ngày rằm tháng bảy, rằm tháng giêng Một số dòng họ lập quỹ khuyến học để thưởng cho những con em có thành tích học tập tốt Các hoạt động họ tộc đã góp phần tích cực trong việc giáo dục con em tôn vinh các giá trị truyền thống

Trang 22

1.2, Đền Trầm Lâm trong diễn trình lịch sử:

1.2.1 Lịch sử xây dựng và quá trình tồn tại

Tìm hiểu quá trình tồn tai, sự hưng vong của một di tích chính là con đường dẫn ta về với

quá khứ, bởi di tích là nơi phản ánh mọi hoạt động xã hội đương thời, mọi thịnh suy của quốc

gia về mặt tư tưởng, chính trị, tôn giáo đều được phản ánh đậm nét trong di tích Cũng như nhiều đền chùa hiện nay ở nước ta việc xác định niên đại ra đời quả là một điều khó khăn, vì ít

có cơ sở ngoài các di vật, hiện vật cổ Những tư liệu đó như những “mảng thời gian còn đọng lại trên di tích”, làm những “ô cửa” để chúng ta nhìn về quá khứ

Khi khảo sát đền Trằm Lâm chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn vẻ việc xác định niên

đại Cơ sở "trí nhớ dân gian” là nguồn sử liệu có độ chính xác không cao Thường chúng tôi chỉ

gặp những thông tin kể lại như “đền này có từ rất lâu” hoặc “vào khoảng thế kỷ 14”

Đi tìm hiểu thêm trong một số tài liệu mà ban Văn hóa xã Phú Gia cung cấp, chúng tôi được biết đền Trầm Lâm là một ngôi đền thiêng, được ghỉ lại trong nhiều cuốn

‘h sử quan

trọng Sách ”Đại Nam nhất thống chí” đã gọi ngôi đền là “Đầm Bách Niên” và mô tả: “Bốn mặt là núi đất, trong đó có cái ao chừng nửa mẫu, sắc nước như chàm, sâu không lường được, mua lũ không đầy hơn, hạn hán không vơi cạn, trên đầm có miều thờ thần Bách Niên” [13, tr.174], “Du địa chí Hà Tĩnh” cũng dành 1 phần để nói về ngôi đền này Còn theo tác giả Trần Tấn Hành chủ biên cuốn “Di tích danh thắng Hà Tĩnh” thì

Sách Lễ chí nhà Minh có ghi rằng đền Trăm Năm cũng là một trong sáu ngọn nước có tiếng ở An Nam Năm Hồng Vũ thứ 3 (1370) vua Thái Tổ nhà Minh đã sai sứ sang tế ở xứ: này Tục truyền rằng, nước trong hồ có 4 mùa và biến ra 4 sắc; xanh, hồng, trắng, đen Kế bên bờ hỗ chỗ đắt cao ráo, có miếu thấp nhỏ trên lợp bằng lá tro, dưới xây bằng gạch có dựng cái khám trong đó có tòa long ngai thờ một vị thánh Thiên Thần Miếu Miếu ấy không biết sáng lập từ bao giờ tục gọi là đền “Trăm Năm “hoặc gọi là miếu “Trầm Lâm”

(rừng chim) [20, tr52]

Trang 23

Sau đó đáy hồ nâng dần lên, nước hỗ theo 1 vệt nứt đỗ ra biển Đắt dâng lên đã vùi lắp những khu rừng, cho nên gọi là rừng chìm

Như vậy qua các sử liệu trên ta biết đền hình thành từ thế kỷ 14 Tuy nhiên cũng chưa thể

xác định chính xác niên đại xây dựng

Trở về với niên đại thế kỷ 14 thì ta thấy rằng: Cuộc khủng hoảng xã hội ở nửa sau thế kỉ XIV đã phản ánh tình trạng suy thoái của nhà Trần cũng như tính chất lỗi thời của cấu trúc nhà nước đương thời Mong sớm giải quyết cuộc khủng hoảng trước nguy cơ ngoại xâm đang đến gần, Hỗ Quý Ly đã mạnh tay tiến hành cuộc cải cách về mọi mặt, thậm chí giành lấy ngôi vua, lập triều

đại mới để cải cách Nhà Hỗ đã làm được một số việc phù hợp với yêu cầu chung của xã hội ta hồi ấy nhưng lại không xoa dịu được những mâu thuẫn sâu sắc vốn có Một số hành động đàn áp, tàn sát do việc chuyển đổi triều đại gây ra lại tạo thêm khó khăn cho việc giải quyết những mâu thuẫn

nói trên

Từ lâu, nhà Minh đã có âm mưu xâm lược Đại Việt, nhưng khi nhà Hỗ thành lập thì tình

hình Trung Quốc cũng rối loạn Mãi đến năm 1403, khi Minh Thái Tông diệt Huệ đề, lên ngôi, âm mưu xâm lược Đại Việt mới được đây mạnh Nhiều đoàn sứ thần được cử sang thăm dò, liên lạc với những quan lại cũ của nhà Trần có tư tưởng chống nhà Hồ, chuẩn bị nội ứng Năm 1405, lay cớ nước ta trước đây chiếm Lộc Châu là đất của chúng, vua Minh sai người sang đòi, Hồ Quý Ly phải cử Hoàng Hồi Khanh làm cát địa sứ lên cắt 59 thôn ở Cổ Lâu trà cho chúng

Cuộc kháng chiến thất bại, cha con họ Hồ bị giặc bắt đưa về Trung Quốc cùng với một số tướng lĩnh trung thành Nhưng, thắt bại của cuộc kháng chiến thời Hồ chỉ là tạm thời Với truyền thống yêu nước lâu đời và với niềm tự hào sâu sắc nhân dân Đại 'Việt đã liên tục nỗi dậy cầm vũ khí chống quân xâm lược đô hộ, giành lại nền độc lập quý báu của Tổ Quốc [29, tr.98]

Nhu vay các câu chuyện truyền thuyết kể lại với lịch sử lúc bấy giờ có những sự xâu chuỗi và trùng khớp nhất định, điều đó khiến các dữ liệu dân gian có thêm độ tin cậy

Trang 24

“Tương truyền vào thế kỷ thứ XIV, khi triều đình phong kiến đời Trần đồ nát, triều Hồ lên thay, lúc bấy giờ, triều Minh đã mượn cớ “phù Trần diệt Hồ” nhằm lâm le xâm chiếm nước ta Thời điểm này người dân trong vùng đã lập nên I cái am bên cạnh giếng nước thờ Đức Thánh Mẫu và gọi là đền Trầm Lâm [PI.3, tr.I 18]

Đền Trầm Lâm tọa lạc ở một ngọn đổi cao nhất trong xóm Phú Thành, xã Phú Gia, huyện

Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh Toàn bộ khu di tích được xây dựng quay về hướng Nam

Trong quá trình tồn tại đền đã nhiều lần thay đổi, tu bổ Đền Trầm Lâm là nơi ghi dấu tích của Vua Hàm Nghỉ và các tướng lĩnh về xây thành bày binh bố trận chống thực dân Pháp “Theo thuyết kể lại, vào rạng sáng ngày 20/9/1885, khi vua Hàm Nghỉ đến và nghỉ tại ngôi đền Trầm Lâm, vua đã viết Chiếu Cần Vương Sau khi được Thánh Miu Trim Lam báo mộng nhà vua giao cho Tôn That Thuyết làm lễ bài yết và sắc phong tại 2 địa điểm là đền Trầm Lâm và đền Công Đồng (1 ngôi đền gần đó) Nhà vua đã cho quân lính xây dựng Thượng Điện theo kiến trúc nhà gỗ ba gian trên nền cũ Người dân trong vùng luôn kể lại đây là ngôi đền lớn và rất linh thiêng

Những năm 1930 - 1931, đền Trầm Lâm là căn cứ địa quan trọng của Ban chấp hành Chi bộ Đảng Cộng sản xã Phú Gia Đền Trầm Lâm là nơi đã kết nạp một số Đảng viên và là nơi hoạt động bí mật mỗi khi có cán bộ cắp trên về truyền đạt hay thảo luận phương châm kế hoạch công tác Những người cao tuôi ở xã Phú Gia vẫn còn nhớ về “hội thề" của những nhà hoạt động cách mạng ở miếu Đó là một đêm tối trời, đồng

chí Mai Văn Phì, bí thư đảng bộ, đồng chí Phan Quang Nậm, phó bí thư đảng bộ xã

Phú Gia cùng rất nhiều chiến sỹ đã cùng nhau chích máu uống rượu thể cùng nhau sát cánh giết giặc cứu nước Năm 1930 đền Trầm Lâm là nơi giao hẹn quần chúng xuất

phát cuộc biểu tình thị uy đầu tiên trong huyện tại Rộc Cồn xã Phú Phong Năm 1931

là nơi giao điểm xuất phát cuộc biểu tình đột xuất quần chúng Phú Gia, Phúc Ám giải

vây cho cán bộ Chỉ ủy Phú Phong (Nguyễn Chữ và Lê Đại) bị địch bắt [42,tr.47]

Từ năm 1965 đến 1972, trong giai đoạn cuộc chiến tranh chống đề quốc Mỹ đang hết sức

khốc liệt thì đền Trằm Lâm trở thành điểm dự trữ quân lương của bộ đội phục vụ chiến trường

Trang 25

15/7/1968, biết đây là vị phần cảnh quan tự nhiên của miều Một phần đền Trằm Lâm cũng vì thế mà bị phá hoại Trước í quan trong, máy bay Mỹ đã oanh tạc khu vực này và phá hoại n

tỉnh hình đó, Đảng bộ và nhân dân xã Phú Gia đã kịp thời chuyển số vật phẩm quý giá của vua

Ham Nghỉ về cắt giữ cẩn thận Đến nay, số báu vat đó vẫn được người dân lưu giữ cản thận “Trong thời kỳ Mỹ ném bom tại miền Bắc, đồn cơng binh cơ giới Sông Lam về trú đóng

tại xã Phú Gia, lợi dụng những tán cây rậm rạp của vườn đền Trăm Năm làm nơi phòng không

cất giấu xe cộ, máy móc, dụng cụ cơ khí trong nhiều năm được an toàn Sau ngày đồn cơ giới

Sơng Lam di chuyển các thứ máy móc đi nơi khác, thì Mỹ đem máy bay tới ném bom bắn phá

vườn đền cây cối xơ xác điện thờ trơ trọi

Một thời gian dài đền Trầm Lâm trở nên hoang tàn, nhiều hạng mục bị xuống cấp nghiêm trọng Từ những năm 2000, sau khi có Nghị quyết của Trung ương ban hành “tự do tín ngưỡng”, khôi phục lại các giá trị văn hóa của các di tích, đền Trằm Lâm mới bắt đầu được khôi phục lại, có ban lễ nghi chuyên trách việc tế tự theo truyền thống phong tục, có cố đạo thắp nhang bảo quản, dân chúng đến đèn cẳu an lễ bái đông đúc

Tháng 12/2001, đền Trầm Lâm thuộc quần thể di tích Thành Sơn Phòng - Đền Công

Đồng - Đền Trầm Lâm được xếp hạng di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia Năm 2009 Quần thể di tích này được trùng tu tôn tạo nhưng vẫn lưu giữ được các hiện trạng vốn có của di tích, đó là ngôi đền, giếng nước và nghỉ môn

Có thể nói đền Trằm Lâm đã tồn tại trong lịch sử suốt mấy thế kỷ qua, lúc thịnh, lúc suy, khi tồn khi vong những vẫn phản ánh những biến cố trong bước đi của lịch sử dân tộc Dù có nhiều sóng gió, đổi thay nhưng đến nay vẫn còn tồn tại một di tích văn hóa, nơi gửi gắm niềm tin, ước vọng của người dân phố núi Hương Khê

Người dân còn lưu truyền Bài thơ vịnh đền Trằm Lâm như sau:

.Một vùng cây cối tựa rừng xanh, Tạo hóa xây nên giếng lắp thành Cuắc thuồng vên thần đào thắm vực,

Trang 26

Vượn hót chìm kêu thú hữu tình, Lịch sử bách niên đầm thẳng cảnh,

1.2.2 Nhân vật được thờ trong di tích:

1.2.2.1 Thánh mẫu Trầm Lâm

Đền Trằm Lâm thờ Đức Thánh Mẫu Trim Lâm, là vị thần từng được các triều Nguyễn sắc phong là “Đức thánh mẫu Trầm Lâm Lục quốc Thanh Y anh linh diệu Ngọc ứng thiên thiên than”

Có thể nói rằng, tín ngưỡng thờ Mẫu là một hiện tượng văn hóa dân gian khá đặc sắc của cư dân Việt, những người làm kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước nói chung và người Hương Khê nói riêng Trong tâm thức dân giã Mẫu là bản thể khởi nguyên và quyền năng tối thượng,

vô biên Đó cũng là khát vọng muôn đời của cha ông ta, có thể hiểu Mẫu là lực lượng sáng tạo

ra vũ trụ, nguồn năng lượng vô biên được coi là đắng tối thượng thần ít nhiều có tính chất của

anh hùng văn hóa

Xưa kia việc sản xuất nông nghiệp đều xoay quanh và phụ thuộc vào các yếu tố thiên nhiên và được giải thích bằng quan niệm tương khắc, tương sinh Các yếu tố như nước, mây, mưa, cây lúa đều mang âm tính và vì gắn với việc sản sinh ra thóc gạo để nuôi sống con

người nên các yếu tố đó đều mang trong mình dạng nữ nhân và mang yếu tố nguồn gốc là Mẹ Do vậy có thể xem tín ngưỡng thờ thần linh mang nữ tính-nữ thần (thẳn Mẹ) là nguồn gốc sơ

khai của các tín ngưỡng dân gian

“Theo các nhà nghiên cứu thì nữ thẳn là những người phụ nữ (nhân vật lịch sử hay huyền thoại) hoặc những vật thể được nhân cách hóa mang nữ tính, phong làm thản linh, như: thần sáng tạo ra vũ trụ, giúp dân dựng làng ấp

Theo GS Dinh Gia Khánh thì từ việc thờ các nữ thần đã được khái quát lên thành 8 vị nữ

thần gọi là 3 vị mẫu ngự trị: gồm có Mẫu Thiên (Đệ Nhất) người sáng tạo ra miễn trời, Mẫu

“Thượng Ngàn (Đệ Nhị) người trông coi miền núi rừng, Mẫu Thoải (Đệ Tam) ngự trị vùng sông

Trang 27

trường hợp: các vị thánh đứng đầu trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu

“Thượng Ngàn, Mẫu Địa

Việc thờ Thánh Mẫu ở đền Trầm Lâm nằm trong xu hướng chung của văn hóa dân gian truyền thống, gắn với các huyền tích vì thế đã làm sáng tỏ hơn về nguồn gốc, đức hạnh, công trạng của Thánh Mẫu Các mẫu huyền thoại đó đến nay còn được kể lại ở Hương Khê như: “Tương truyền vào thế kỷ thứ XIV, khi triều đình phong kiến đời Trần đổ nát, triều Hồ lên thay Lúc bấy giờ, triều Minh đã mượn cớ “phù Trần diệt Hồ” nhằm lâm le xâm chiếm nước ta Cuộc chiến kéo dài suốt 1 thời gian rất lâu Quân giặc dần dần đánh chiếm kinh thành Thăng Long và

Tây Đô Thanh Hóa Không chỉ dừng lại ở đó, giác Minh ngảy cảng đánh sâu vào miễn Nam,

quấy nhiễu, hà hiếp nhân dân Khắp nơi cảnh xương tan, máu chảy, nhân dân lầm than, bi thảm, tiếng than thấu tận trời xanh Để cứu dân, thiên đình đã sai tiên nữ xuống trần để ra tay độ thế,

giúp dân thoát khỏi nạn giặc giã Bà đã ra tay giúp mọi người thoát khỏi sự bạo tàn của quân siác Nhân dân gọi bà là Đức Thánh Mẫu

'Nhân dân cũng tương truyền, trong thời gian đó có một ông già đi lạc vào khu rừng rộng,

bao quanh cây cối um tùm rậm rạp, chim kêu, vượn hót, thi thoảng cọp beo về ẩn nắp rình bắt

heo, chó trong vùng, không ai dám lẻn đến Ông già thấy đằng xa có một cái hỗ và chiếc thuyền có người đàn bà bận bộ quần áo xanh đứng trên chiếc thuyền lung linh trên mặt nước Nghe có tiếng động, người và thuyền biến mắt Ông già hoảng sợ chạy về báo cho các vị bô lão trong giáp hay, các vị bô lão liền tới xem thấy cái hồ rộng chừng 3 sào, nước trong xanh sâu thằm,

linh khí rùng rợn Sau khi họp bản các cụ bô lão vận động dân chúng dựng lên một cái điện đặt

bên bờ hồ Theo ông lão kể: thấy người đàn bà bận áo xanh, các cụ bô lão đã làm một “Mộc

Chủ” viết vị hiệu: “Thánh Mẫu Thanh Y Thiên Thần” đèn nhang thờ phụng Từ đó cái hồ nước

đó gọi là giếng thiêng [PI.3,tr.I 18],

Tiếng đồn lan rộng khách tứ xứ tới lui chiêm ngưỡng cảnh quan trên điện uy linh, dưới đầm cá bơi rùa lượn, vào cầu phước cầu tài, ta ân đáp lễ, những tắm sơn son thiếp vàng sáng chói Giếng

nước không bao giờ cạn nước

Trang 28

Công Đồng Thuyết kể lại: trước tới nay vạn sự đại tướng Linh Thông đều dựa vào Đức Thánh Mẫu Trầm Lâm để làm điểm tựa tâm linh, từ chuyện khai thác thượng nguồn sông Tiêm để tìm ra địa bàn quân sự, khai sơn phá thổ Vào một đêm có một vị bô lão đang trông coi tại đền đến báo trực tiếp với Linh Thông tướng quân rằng ngài đừng vào rừng giờ này, ở đây sát biên giới có rất nhiều khái, cọp, nhưng Linh Thông tướng quân không nghe lời Đang trên đường đi thì có một viên sứ thần chạy đến quỳ lạy xin tướng quân đừng đi nhưng tướng quân vẫn cùng quân

lính vào ở Trại rú cửa thần sông Tiêm Đúng 0 giờ đêm hôm đó thì khái vào ăn thịt ngài Bình

lính đưa ngài về làng, tương truyền đi đến đâu có giọt máu của ngài là nhân dân lập đẻn thờ, đến nay vẫn còn dấu tích ở đền Phúc Đồng, đền Trạng Đến lúc binh lính mệt mỏi đặt ngài xuống vệ đường vào quán nghỉ ngơi, ăn uống, lúc đi ra thì toàn bộ thân thể ngài đã bị một đám mối ăn hết Từ đó người dân cho rằng chính Đức Thánh Mẫu Trầm Lâm đã báo mộng trước cho

ngài nhưng không nghe nên hậu quả nặng nÈ

‘Thanh Mau Tram Lâm cũng là vị thần báo mộng cho vua Hàm Nghỉ thoát khỏi quân giặc vào năm 1885 Sử sách còn viết: Tối hôm đó, trời không trăng sao Nhà vua vừa chợp mắt, trong giấc mơ, một vị tiên nữ trong bộ trang phục màu xanh hiện ra, báo mộng rằng: “Bọn bạch quỷ

(Thực dân Pháp) đang đưa quân vây ráp, nhà vua cần phải định liệu” Sau khi tỉnh đậy, vua Hàm

Nghỉ liền mời các bô lão trong làng hỏi chuyện, người được biết đây chính là Nữ thần đền Trầm

Lâm Lập tức nhà vua truyền thiết triều, giao cho cận thần Tôn Thất Thuyết và triều thần vào làm lễ

tạ ở đền Trầm Lâm Ngày 25 tháng 9 năm Át Dậu (1885), vua Hàm Nghỉ sắc phong cho các vị thần được thế ở đền Trầm Lâm và đền Công đồng kèm theo là các vật phẩm quý đã có công trong việc

giúp vua chống giặc ngoại xâm Sắc phong cho Nữ thần là “Đức thánh mẫu Trầm Lâm Lục quốc

“Thanh Y anh linh diệu Ngọc ứng thiên thiên thi

thanh bảo kiếm, đạo sắc và 1 số quần áo Khi nhà vua vừa rời đi thì quân giặc ập tới Đến bây giờ, sau hơn 200 năm, những vật phẩm quý báu đó vẫn được người dân ở đây lưu giữ cân thận

Các vật phẩm đó gồm 2 con voi bằng vàng, 2

Trang 29

trang phục màu xanh Với tỉnh thần “uống nước nhớ nguồn”, người dân trong vùng Hương Khê luôn tỏ lòng biết ơn, kính trọng, tôn thờ Thánh Mẫu trong tín ngưỡng của mình Người ta cho rằng các chiến công quân sự của nhiều triều đại đều có sự phù trợ của bà, bởi thế mỗi khi dành thắng lợi, thoát được hiểm nguy đều có lễ tạ ơn và sắc phong cho bà Hiện nay việc sắc phong của vua Hàm Nghỉ và các báu vật bài yết tại đền đều có thần tích, lưu giữ nguyên vẹn

Theo sự phát triển muôn mầu, muôn vẻ của tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng thờ Mẫu

không mắt đi mà ngày càng thêm chat chồng những lớp bổ sung Hiện nay trong làng những người muốn đi rừng, muốn được bình yên, vạn sự tai qua nạn khỏi đều đến cầu xin sự che chở phù trợ của bà Những người đi rừng săn bắt hái lượm thứ gì trong rừng cũng đặt lễ, thấp

hương, cầu xin để được bà chấp thuận Dân làng tổ chức hội hè, xây dựng, khai trương, công

trình văn hóa, xã hội phúc lợi cũng đều báo cáo xin sự che chở của bà Nhiều vợ chồng trẻ hiếm muộn con cái cũng tìm đến đền Trầm Lâm để xin hồng phước của bà Như vậy có thể nói tín ngưỡng thờ Mẫu đã in đậm dấu ấn trong tâm thức người dân trong vùng

1.2.1.2 Mã Thần Công chúa và Thập nhị Thiên Tiên Nương,

Ngoài ra đền Trầm Lâm còn thờ vọng hai nữ thần là: Mã Thần Công chúa và Thập nhị Thiên Tiên Nương Cho đến nay chưa có một tài liệu nào nói về lai lịch của hai nữ thần này Theo lời kể của một số cố đạo chủ thì sở đĩ người dân thờ vọng bà vì trong nhiều lần ứng đồng nhập về trong các lễ tế đều gọi tên hai bà cho nên dân làng mới thờ vọng hai bà Mặc dù thờ vọng nhưng cũng có bản sắc riêng và đều được kê biên nhắc đến trong các bài văn tế Người

dân trong vùng mỗi khi đến tế lễ cũng nhắc đến hai bà mong hai bà phù trợ, vuốt ve che chở

1.3 Đền Trầm Lâm trong mối tương quan với các di tích trong vùng, 1.3.1 Mỗi trơng quan với đền Công Đồng

Đền Công Đồng thuộc xã Phú Gia, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh Đền được xây dung

trước thé ky XIX, thờ hai vị Đức Đại Vương, là hai vị dai tướng có công đánh giặc giữ yên bờ

cõi, khai sơn phá thạch, chiêu dân lập ấp Đền Công Đồng được miêu tả như sau:

Lưu truyền di tích điện Công Đông,

Trang 30

'Ba tòa lộng lẫy toán lim mứt,

Bắn phía tưng bừng những phí long

Đổi thay thé sự cơn giông bắc, Biến chuyển cơ trời trận gió đông

Bạch hồ Thanh long phò Xã tắc

Ngàn năm lịch sử toại thành công

Đền được xây theo hướng Nam chếch đông theo lối nhà kẻ trên lợp ngói, với tổng diện

tích là 2100 m2, trong đó chiều đài 60m, rông 35m, mặt bằng cao hơn xung quanh là 2,5m Phía

trước công ra vào xây bằng gạch đá vôi vữa, công rộng 3m, hai bên có hai cột nanh kích thước mỗi cột là cao 3m, rộng 0,3m trang trí đơn giản Nối hai cột nanh là 2 dãy tường, mỗi bên dài Sm, cao 1.2m,

Đền có 3 tòa Thượng Điện, Trung Điện và Hạ Điện kiến trúc toàn bằng sắc mộc Thượng điện tuy thấp hẹp nhưng chạm trổ tô vẽ nguy nga Từ trước trong thượng điện có 2 tòa Long

Ngai thờ hai vị Đại Vương quan cả tức Lê Văn Duyệt và quan hai tức Ngọc Khê Hầu Dương

Chánh Tướng quân Nhà Trung Điện có 3 gian rộng rãi, bốn phía mặt tiền chạm tro phugng

long rực rỡ Gian chính giữa có cái sập, trong sập dung 2 tòa kiệu Bát Cống, một tỏa kiệu Song

Loan và các thứ như tàn quạt đòn rồng gánh chiêng trống Trên mặt sập làm bàn thờ Tam Tòa, hai gian hai bên thờ Tiên Hiền và Hậu Hiền các họ trong xã Nhà Hạ Điện (Bái Đường) ba gian rộng rãi khang trang, trước kia dùng cho ban tế tự bô lão chức sắc hội tế những ngày đại lễ Tam

Dương, khai hạ, kì phúc và cũng là nơi hội hop bat thường bàn định công việc, bầu bản các

chức vị phục lễ nghỉ truyền thống cũng như mỗi lúc tô chức bỏ thăm đầu phiếu cho các viên

chức điều hành việc làng việc nước

Năm 1952-1953, UBHC xã Hương Phú (Phú Gia) và Mặt trận tổ quốc cùng các cơ quan

Trang 31

Đền Trầm Lâm và đền Công Đồng cùng nằm trong quần thể di tích lịch sử được nhà nước phong tặng di tích cấp quốc gia năm 2001 Về tương quan, đền Trầm Lâm với tín ngưỡng thờ Mẫu xuất hiện trước khi có đền Công Đồng (đền được kiến tạo năm 1833), gắn với tín ngưng thờ thần linh Các vị thần thờ tự tại đền Công Đồng cũng có những mối tương quan với Đức Thánh Mẫu thông qua truyền thuyết báo mộng cho tướng quân Linh Thông, đặc biệt là sự kiện vua Hàm Nghỉ được Đức Thánh Mẫu báo mông, ngài đã sai quân thần xuống làm lễ bái yết, sắc phong cho các vị thần và để lại nhiều báu vật giá trị tại 2 đền Điều đó chứng tỏ cả hai đền đều có vị trí quan trọng trong tâm linh người dân trong và ngoài vùng Hương Khê Nếu như đền Trầm Lâm được xem như là “điểm tựa tâm linh” cho mọi hoạt động của binh dân thương hạ thì đền Công Đồng được xem là nơi hợp tự, trụ sở chính đề tổ chức các hoạt động của dân làng

Về kiến trúc đền Công Đồng còn lưu giữ được nhiều hạng mục cỗ kính như nêu ở trên Mặc dù đền Trằm Lâm không giữ nhiều về kiến trúc đền cổ nhưng lại là nơi ghi dấu nhiều câu truyện truyền thuyết, nhiều sự tích gắn với Đức Thánh Mẫu Tram Lam, một vị thần Mẫu ăn sâu

trong tâm thức người dân trong vùng

1.3.2 Mối tương quan với đền Hàm Nghỉ - thành Sơn Phòng

Theo “Hé so Quan thé di tich Thanh Son Phong, dén Tram Lâm, đền Công Đồng” thì: Từ khi thất thủ thành Huế đoàn xe giá vua đã phải vật vã lênh đênh trèo đèo lội suối

hơn hai tháng trời mới tới được Sơn Phòng, Hương Khê Sơn Phòng là một thành nhỏ tục gọi là Âu Sơn thuộc làng Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh Thành này xây

Au

Son là nơi núi non hiểm trở, dân cư ít, quân tỉnh nhuệ không có là bao Do đó khi vua

tới Nguyễn Chánh liền thông báo các nơi, lãnh binh các vùng Hà Tĩnh đã mang 500 quân lên Sơn Phòng giúp vua Vua Hàm Nghỉ đã lấy Âu Sơn làm đại bản doanh thôi

dựng từ khi lập đường Hà Trại = Quy Hợp do Chánh sứ Nguyễn Chánh trông gi

thúc các võ quan thao luyện quân sĩ tu bỗ thành trì, và ra Chiếu Cần Vương kêu gọi

nhân dân sĩ phu khắp nơi đứng lên chống giặc [3, tr.3]

Vua Hàm Nghỉ tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, tên húy là Nguyễn Phúc Minh, con

của Thuận Nghỉ Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hương Hội (Nguyễn Phúc Cai), là vị vua thứ

Trang 32

Tuy lên ngôi từ lúc rất nhỏ tuổi, nhưng có lẽ vì chịu ảnh hưởng của các Phụ chính Đại

thần như Tôn Thất Thuyết, nên từ nhỏ Vua Hàm Nghỉ đã sớm có tỉnh thần yêu nước, căm thi

giặc Pháp Năm 1885, ông theo Tôn That Thuyết chạy về vùng Tuyên Hóa, Quảng Bình, chịu không biết bao nhiêu đói khổ, bệnh tật và thời tiết khác nghiệt để chống Pháp Ông đã viết Chiếu Cần Vương, kêu gọi các sĩ phu yêu nước và nhân dân nổi dậy chống Pháp

Tháng 9 năm 1885, đức vua di giá ra Sơn Phòng Phú Gia (Phía tây nam huyện Hương

Khê, Hà Tĩnh) đặt đại bản doanh ở thôn Phú Hòa Tại đây, vua đã hạ chiếu Cần Vương lần thứ

2, nhận lễ bái mạng của các thân sĩ Hà Tĩnh lên bái yết gồm Phan Đình Phùng, Phan Trọng Mưu, Lê Ninh

Là một vị vua trẻ, can đảm, dám từ bỏ vinh hoa phú quý để vào vùng rừng núi nuôi chi

chống Pháp nên Vua Hàm Nghỉ nhận được sự ủng hộ đông đảo của các sĩ phu yêu nước và quần

chúng nhân dân

Chiếu Cần Vương do ông viết đã tạo ra được một phong trào Cần Vương vô cùng rằm rộ

những năm sau này, khiến thực dân Pháp không ít lần đau đầu tìm cách đẹp bỏ Thực dân Pháp đã nhiều lần mua chuộc Vua Hàm Nghi, nhưng ơng đều từ chối Ơng nói: “Ta ưa chết trong rừng hơn

là về làm vua mà ở trong vòng cương tỏ: ính vì thế mà thực dân Pháp đã tìm kế bắt ông Để tưởng nhớ ân đức vị đức vua anh minh, lỗi lạc nhân dân huyện Hương Khê đã xây dung đền mới thờ Vua Hàm Nghỉ ngay trong khuôn viên thành Sơn Phòng Đền vua Hàm Nghỉ được kiến trúc theo kiêu nhà gỗ, mái lợp ngói Di, phong cách đậm nét cô kính, theo kiểu nhà cô được di chuyển từ Huế ra Toàn bộ cột, cấu kiện vì, cấu kiện mái gia công bằng gỗ lim chất lượng cao, nên

được lát bằng gạch bát, tam cắp gia công bằng đá xanh, chân tảng gia công bằng đá xanh Đền Hàm

Nghỉ vừa mới được xây dựng nhưng cũng nằm trong khuôn viên quản thể di tích được nhà nước

công nhận cấp quốc gia

Đền Tram Lam thờ Mẫu còn đền Hàm Nghỉ thờ vua, như vậy ở đây có một sự bổ sung mới

của lớp văn hóa muộn trong tín ngưỡng thờ phụng của người dân Tuy vậy trải qua thời gian lịch

Trang 33

Đền Trim Lâm có từ sớm, là “điểm xuất phát”, “điểm tựa tâm linh” là khởi nguyên, đền Hàm Nghỉ về sau mới nhằm đề cao nhân cách, đóng góp của ông đối với dân với nước Cả hai đền đều được nhân dân tôn kính thờ phụng Đó là biểu hiện của việc để cao yếu tố nguồn cội, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân

kết chương 1

Nhìn một cách tổng quát về không gian tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Hương Khê ta thấy rằng Hương Khê là huyện miền núi, nằm gọn trong một thung lũng hình lòng máng của hai

day núi Trường Sơn và Trà Sơn, giáp với nước bạn Lào, có vị trí quan trọng trong tỉnh Hà Tĩnh và

cả nước Vốn là vùng đắt nông nghiệp mặc dù gặp nhiều khó khăn do thời tiết, thiên tai khắc nghiệt nhưng bù lại có nguồn lợi từ lâm nghiệp, thủ công nghiệp cho nên dù mắt mùa, thiên tai người dân vẫn có lâm lợi, hoa lợi Hương Khê cũng là vùng đất có nhiều dân tộc sinh sống, họ đã hòa nhập công đồng, dần có cuộc sống ồn định, ắm no hơn Về văn hóa tín ngưỡng Hương Khê có thể được xem là vùng đất mà Tô tiên, Phật, Thánh thần, Thiên Chúa đồng nguyên Tuy có nhiễu tín ngưỡng thờ phụng nhưng họ lại hòa hợp, cùng tương sinh, có những mồi dây liên kết chặt chẽ, đôi khi hòa trộn với nhau, gắn với đó là nhiều câu chuyện truyền thuyết li kỳ, hấp dẫn được nhân dân lưu

truyền, tạo cho nơi đây một không gian văn hóa độc đáo Không gian đó dé lại dấu ấn trong mọi

mặt của đời sống vật chất cũng như tinh thần của cư dân, trong đó có đền và lễ hội đền Trầm Lâm Có thể nói, đặt trong không gian tự nhiên và văn hóa xã hội này với những mối quan hệ của nó, ta sẽ nhìn nhận di tích và lễ hội đền Trằm Lâm được thấu đáo và sâu sắc hơn

Chương 2

DI TÍCH ĐÈN TRÀM LÂM 2.1 Kiến trúc đền Trầm Lâm

2.1.1 Khong gian, cảnh quan

Đền Tram Lâm tọa lạc trên một ngọn đồi cao nhất ở xóm Phú Thành, thuộc xã Phú Gia

huyện Hương Khê Toàn bộ khu di tích được xây dựng quay về hướng Nam như phần lớn các di

tích đình đền khác, đó là hướng hội tụ mọi ý nghĩa tốt đẹp mà người xưa vẫn quan niệm là

Trang 34

nghe lời tau bày của thiên ha) Hướng Nam cũng là hướng của “bát nhã”- hướng của trí tuệ

Nhưng quan trọng nhất là hướng này của ngôi đền phù hợp với cảnh quan xung quanh Lưng đền tựa vào dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, mặt trước hướng ra hồ Bình Sơn, trung tâm Thị trắn Hương Khê Nếu du khách đi từ tỉnh ly Hà Tĩnh thì có thể đi ô tô, xe máy theo đường quốc lộ

15A, khoảng 50 km là tới trung tâm huyện Hương Khê rẽ phía Tây theo đường liên thôn 5km qua xd Pha Phong là tới

Đền nằm trong không gian có nhiều cây cổ thụ: phía trước và phía sau đền là những cây

gỗ lim, cây muỗm, cây thị, mít, đại cảnh lá xum xuê, cao lớn tạo nên nét cổ kính, u tịch cho

ngôi đền Theo lời người dân, trước đây có những cây lim rất to, phải ba bốn người ôm mới

xuễ, tương truyền các tướng lĩnh thường dùng làm nơi để cột chân voi Điều đặc biệt là xung quanh khuôn viên đền còn có rất nhiều hồ bom rộng từ 1-2m, trải qua nhiều năm nhưng người dân không san lấp, bởi đó là những dấu tích ghi lại một thời kì đấu tranh chống đề quốc ác liệt gian khô của cư dân trong vùng Ngoài ra cũng có sự tích cho rằng đây là những hồ voi vẫy của

các bình lính tướng sỹ thời Cần Vương xưa kia Xung quanh đền là hệ thống đường liên thôn đi

ra trung tâm thị trắn Hương Khê và ra đường mòn Hồ Chí Minh và đền Công Đồng và Thành

Sơn Phòng

Sách “Di tích lịch sử Đền Trăm Năm, Điện Công Đồng, Thành hào Đồn Son Phòng” của

‘Tran Kim Tần đã viết

Điện thờ đặt trên một bờ hồ đặc biệt Từ xa xưa nơi đây là một vùng đất rộng bao

quanh hơn 3 mẫu cây cối um tim ram rap 1a noi chim kéu vượn hót và cũng là nơi trú ẩn của các lồi mng thú như hươu, nai, chỗn, cáo, thi thoảng cọp, beo về ẩn nắp,

tình bắt heo, chó trong vùng nên không ai dim len loi vào sâu [41, tr2]

'Có thể nói không gian, cảnh quan đền Trằm Lâm nằm trong xu hướng nhập thế của thời đại, đã dần thấm đượm vào đời sống của làng xã, trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng dân cư Đền nằm trong một không gian vừa thoáng đãng, non nước thơ mộng, vừa tránh được cái ồn ào dung tục của đời thường vừa nhập thế, không xa lánh chúng sinh

Trang 35

2.1.2 Bb cục mặt bằng tổng thé

Đền Trầm Lâm ngự trên một khoảng đất rộng, với tổng diện tích 6.000 m2 Đền có lối kiến trúc kiểu chữ Nhị (=) bao gồm 2 tòa nhà chính là: Thượng Điện và Hạ Điện đặt trên một trục chính tâm (trục thần đạo), xây dựng theo quy thức kiến trúc cổ truyền Việt Nam Ngoài ra đền còn có các hạng mục công trình khác như: Nghỉ môn, giếng tròn, nhà khách, nhà cất đỏ lễ

[PL2, A2, tr.116]

Nhìn toàn cảnh từ ngoài vào trong, đầu tiên ta có thể thấy ngay nghỉ môn 2 cột to véi 1 hệ thống tường dài nối với nhau qua nhà quan tả, hữu Trước ngôi đền có I giếng nước hình tròn Giếng này có độ cao hơn cánh đồng phía trước khoảng 1,5m nhưng được cho là chưa bao giờ cạn nước vào mùa hẻ và tràn nước vào mùa lũ Thành giếng được xây bằng xi măng, vôi vữa, có 2 lối bậc thang đi xuống hồ Tương truyền một năm có 4 mùa thì nước giếng có 4 sắc Sách “Địa dư tỉnh Hà Tĩnh” của Trần Kinh chép: “lẻ làng Phú Gia có một khoảnh rừng cây cối um từm, giữa có cái hô bơi tròn rộng chừng 4 sào Tục truyền hô không đáy, nước trong hồ một năm có 4 mùa, thay đồi bốn màu sắc: Mùa xuân nước xanh, mùa hạ nước hông, mùa thu nước

trắng, mùa đông nước đen” [21, tr.55] Các nhà ngoại cảm xác định nơi đây là long mạch của

đất nước Lòng hồ là mạch thuỷ lâm ăn sâu vào dòng sông Ngàn Sâu cách hàng chục km

Người dân địa phương ở đây cũng lưu giữ rất nhiều câu chuyện ly kỳ và thần bí về giếng nước này Họ quả quyết rằng đây là cái giếng thần không có đáy Bằng chứng là trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, có một tên lính Pháp đã đưa một đoạn dây rất dài, buộc vào một hòn đá và đi thuyền ra giữa lòng giếng Tên lính Pháp thả dây xuống, thả hết không biết bao nhiêu mét dây mà vẫn thấy dây còn căng, chưa thấy dấu hiệu chùng lại Tên lính ấy ra về, hẹn lần sau tới đo tiếp thì không lâu sau đó bị ngã ngựa chết Tiếng đồn giếng thần không đáy từ đó mà lan rộng Mùa hạn năm 1953 ao làng khô khốc, nhưng nước trong lòng hồ vẫn nguyên xi Dẫu mưa lũ đến mấy, mực nước trong hồ vẫn khơng ngập Năm ngối, dân làng ra đào mương dẫn nước hồ ra để xây móng

âm bao quanh hỗ nhưng nước chảy mấy ngày đêm vẫn không hÈ cạn

Bước lên bậc thềm 9 bậc đá ong là nhà Hạ Điện hay còn gọi là nhà tiền tế rộng 3 gian của đển Trầm Lâm Nhà Thượng Điện và Hạ

Trang 36

Điện nằm song song, chia cách bằng một lối đi rộng chừng 1m Phía bên phải nhìn từ ngoài vào có một khoảnh sân rộng là nơi diễn ra các hoạt động lễ hội và nơi để xe của khách

Hai bên trái phải được bố trí nhà khách nghỉ chân và nhà soạn lễ Bệ hóa vàng được bố trí

nằm phía bên phải giữa nhà Thượng điện và Hạ điện

Nhìn tổng thể đền Trầm Lâm có một không gian rộng rãi thoáng mát, với nhiều cây xanh,

vừa mang dáng dấp cổ kính, u tịch vừa là nơi thanh tịnh, yên bình

3.1.3 Kết cầu, trang trí các kiến trúc

2.1.3.1 Nghỉ môn

Nghỉ môn là công trình kiến trúc độc lập, nằm trên trục chính tâm (trục thần đạo) của đền ‘Tram Lam [PL6, A.2, tr.133] Nghỉ môn là hai cột trụ biểu vuông chia thành 3 cấp Cấp dưới là

để cũng là trụ vuông nhưng phình to ra so với thân cột Thân cột là hình trụ vuông dải Hai bên

tứ phía được đắp nỗi gờ viễn trang trí tạo nên sự thanh thoát cho cột biểu nghỉ môn Ở giữa mặt thân cột biểu bên trong và ngoài chạm khắc hai hình tượng rồng bay giữa mây trời, hai đầu rồng hướng về nhau, thân rồng nhỏ, uốn lượn thanh thoát Hình tượng rồng vừa biểu thị sự quyền uy trong tứ linh “long li quy phượng”, nhưng cũng vừa nhắc nhở về nguồn gốc “con rồng cháu

tiên”, đạo lí uống nước nhớ nguồn Hình tượng rồng bay giữa mây trời còn là biểu tượng cho phong thuận vũ hòa, một yếu tố rất quan trọng trong tập quán trồng lúa nước của người Việt

Phía mặt bên trái và phải của thân cột khắc hai câu đối Do thời gian và chiến tranh, một số câu

đối đã bị mờ, không nhìn rõ được nữa Câu đối cột nanh bên phải:

Thiên giáng Thánh nhân bình bắc cực

Trang 37

Cấp thứ 3 là cấp phía trên cột nghỉ môn, được cấu tạo khá công phu, trên cùng gắn đôi

nghê chau, huéng mặt vào nhau Nghê chống hai chân trước, dáng thu mình vươn cao, thé ngắng đầu, cỗ vươn, mắt hướng lên phía trên, mũi nở, miệng rộng, ngậm, tai có hình như tai voi nhỏ, bờm tóc kết thành bốn sóng to, đăng đối hai bên, toàn thân chạm nỗi vảy rồng, lưng khum

có hình mây lửa, nhìn nghiêng chân và đùi là những tua hình mác uốn cong như sóng lượn, bàn chân có móng vuốt, đuôi vắt Theo quan niệm phương Đông nghê là con vật báo hiệu điều tốt lành, sự trường thọ, sang quý, niềm hạnh phúc Ở đây nghê còn dùng để tô điểm và canh chừng

các thế lực tà ám nên nó được đặt trên nghi môn của đền

Nghĩ môn được nói liền với 1 hệ thống tường dài qua nhà quan tả, hữu Hai cột nanh cách nhau 3,5m, mỗi cột nanh cao 5,8m Toàn bộ được xây bằng gạch, đá, vôi, vữa

Bên trái nghỉ môn trang trí họa tiết voi mang yên và đình 2 mái mũi thuyền xếp chồng, chính giữa là quan võ cằm đao đứng canh Bên phải trang tri họa tiết ngựa có yên và đình 2 mái mũi thuyền xếp chồng, quan võ cầm đao đứng canh Tường nghỉ môn cao 1,8m Mái đình cao

29m

Nghỉ môn có vai trò ngăn cách giữa chốn trần tục và thiêng liêng của thánh thần Có lẽ

vì vậy mà nghỉ môn thường được đầu tư công phu và trí tuệ Ở đây, sự vươn ra của nghỉ môn, cách khá xa với Thượng Điện như để báo hiệu sự có mặt của di tích Nhìn lại lịch sử một chút

thì có thê thấy rằng nơi đây xưa kia là nơi giao thương, buôn bán gần với bờ hào Thành Son Phòng nối ra rào Sông Tiêm Hỗ sơ quân thể di tích có đoạn: “Riêng đối với thành Sơn Phòng hào còn là đường giao thông thúy bộ quan trọng nói liễn với các khu vực trong thành và lân

cận, cũng là con đường rất lui ra các con xông như sông Tiêm để vào rừng múi khi có nguy 3, tró]

Phía sau nghỉ môn là bức bình phong rộng 2,7 m, cao 1,7 m Việc xây dựng bình phong

Trang 38

độc và ngăn chặn những tà khí không lành Bởi phong thủy căn cứ theo thuyết Ngũ hành cho ring, phía trước công trình thuộc Hỏa (phía Nam), phía sau thuộc Thủy, mà hướng người Việt

ưa chuộng nhất cũng là hướng của đền Trầm Lâm đó là hướng Nam vì người dân vẫn có quan niệm “Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam” Chính vì vậy làm bình phong là góp phần giảm

bớt hỏa khí,

Khác với họa tiết bình phong của nhiều địa phương khác, bình phong của đền được thiết kế theo dạng cuốn thư biểu tượng cho trí tuệ, hai cột nanh trang trí họa tiết lưỡng long chầu nguyệt một biểu tượng phô biến dưới triều Nguyễn thê hiện sức mạnh, uy quyền, sự linh thiêng,

quyền lực chống kẻ tiểu nhân, thăng tiến về mặt công danh, mang lại sự may mắn Phía trên cột

có hai đài hoa sen biểu tượng cho sự cao sang, trong sạch, thoát khỏi những hệ lụy của trần tục;

chính giữa bình phong điêu khắc hình tượng hỗ phục rất oai vệ Chất liệu bình phong là từ đá hoa xanh mua từ Ninh Bình về và có thể di chuyển được [PL6, A 4, tr.133]

Phía sau bình phong là một con đường nhỏ lát đá hoa dẫn vào giếng nước hình nguyệt, nằm trên trục chính tâm của đền Phía trước giếng nước lập một am nhỏ mái rồng, bên trong đặt

3 lư hương, phía bên trái, phải có hai tượng hỗ ngồi chau, theo lý giải của cai đền thì đây là am do dan làng lập nên để nhắc nhở binh dân thương hạ không được xâm phạm, ảnh hưởng đến sự

linh thiêng của giếng thần, ngoài ra còn là sự soi xét, kiểm soát linh hồn của người hành hương vào đền Giếng nước quanh năm trong xanh, ngày lễ cũng không ai dám bỏ tiền lẻ, hoặc rác

xuống giống

ng như nhiều điểm tham quan khác Giếng có đường kính khoảng 30 m, xung quanh giếng được xây dựng hệ thống lan can hình cung cách mặt nước gần I m Lan can được

xây bằng vôi vữa, nhưng cứ cách 1,6m là xây cột trụ, giữa hai cột trụ là một phiến đá 470x180 được đục hoa chanh âm 7 ly

2.1.3.2 Điện thời Đền Trầm Lam bé tri hi

hu vực để làm nơi thờ tự cúng bái, đó là tòa Thượng Điện và

Hạ Điện thiết kế theo hình chữ “Nhị” Hạ Điện hay còn gọi là nhà tế là nơi ngoại bái, Thượng Điện là nơi nội bái

Trang 39

Qua giếng nước hình nguyệt bước lên 9 bậc đá ong ta bắt gặp ngay tòa Hạ Điện, hay còn ọi là nhà Tiền tế Hạ Điện là ngôi nhà được chia làm 5 gian, 2 hồi, nằm trên chiều dọc so với trục chính tâm Gian chính của tòa Hạ Điện rộng 2,9m, gian phụ cách nhau 1,7 m, hai hồi, mỗi hồi rộng 1 m Mặt bằng Hạ Điện được xây dựng trên diện tích chiều dài 12,5 m, rộng 6,6 m, tòa cao 4,4 m tính từ đỉnh mái xuống, cao 2,1 m tính từ mái hiên xuống

Toa nha gồm 24 cột trụ đều làm bằng gỗ lim, trong đó cột cái phi 340, cột con phi 210

dưới cột đều có đá kê Chân tảng được gia công bằng đá xanh Ngoài ra còn có 4 cột hiên xây

bing xi măng, hình vuông Nền được lát gạch bát 300x300 Tam cắp được làm bằng đá xanh Bậc thềm lát bằng đá xanh cao 0,5 m Nhà có kết cấu chịu lực hoàn toàn bằng gỗ lim và gỗ mít “Trần nhà cũng được làm bằng gỗ theo kiểu kiến thức trằn nhà dân dụng ở trong vùng

Đây là tòa nhà có kết cấu vì kiểu nhà kẻ chuyển Kẻ là thân gỗ lớn 170x130, đặt chéo theo chiều dốc của mặt mái, một đầu ăn mộng với nhau ở phía đỉnh nóc đỡ lấy thượng lương (đòn đông), một đầu đi xuống ăn mộng ở cột quân và được cột quân nâng đỡ, tạo nên hai cạnh

tam giác cân cấu tạo nên vì nóc Vì nóc của nhà có cạnh còn lại là xà lòng và hai xà nách (quá giang), với tiết điện vuông, to khỏe nối đầu 2 cột quân với nhau tạo nên kết cấu dằng theo bề

ngang Qúa giang hay xà nách được cấu tạo bởi thân gỗ dài tiết diện hình vuông Hai đầu xà

nách ăn mộng vào cột quân, một đầu ăn mộng xuyên qua cột cái Bảy mái 200x150 dạng hình

cung, một đầu ăn mộng vào cột quân, một đầu gác lên cột hiên [PI.2, A.3, tr.117]

Toàn bộ không gian xà nách đều có hình tam giác vuông Vì nóc ở giữa cộng với vì nách

hai bên tạo nên bộ vì kẻ chuyển hoàn chỉnh Nhà Hạ Điện có sáu bộ vì kẻ chuyển như thế này

và chia thành năm gian nhà có kích thước gian chính giữa rộng nhất 2,92 m, hai gian bên trái,

hai gian bên phải đều rộng 1,75 m Nối các bộ vì lại với nhau là các xà dọc, thượng lương,

hồnh mái thơng qua các mộng én ăn vào đầu, giữa của cột cái và cột quân, từ đó tạo thành bộ

khung chịu lực bằng gỗ cho toàn bộ ngôi nhà

Trang 40

Xung quanh tòa Hạ Điện không được thưng ván gỗ như nhà khác, theo lý giải là để ánh

sáng có thể chiếu rọi vào nội thất, đồ thờ tự bên trong một cách tự nhiên Tòa Hạ Điện cũng là nơi tiền tế, có rất nhiều khách hành hương vào tế lễ, bởi vậy việc không thưng ván gỗ chung

cquanh cũng tạo nên sự thoải mái cho các hoạt động của người dân

Trên đỉnh tòa Hạ Điện trang trí hình tượng lưỡng long chầu nguyệt, hai bên mặt hồi chắn ma hắt hồi có hình tượng mặt hỗ phù Đôi rồng với móng vuốt ở đầu chân, vầy ở thân, râu ở mặt, nanh vuốt ở hàm đang trong tư thế cuồn cuồn, đầu châu lấy mặt nguyệt Mặt nguyệt ở giữa hình

tròn xung quanh tạo hình mây lửa cách điệu Rồng mang phong cách thời Nguyễn Đây là những

để tài quen thuộc xuất hiện ở nhiều nơi Hình tượng rồng thể hiện sức mạnh của vũ trụ Hai con rồng thể hiện tính bao trùm của âm dương cùng chầu vào mặt trời là thái cực sinh lưỡng nghỉ Rồng biểu thị sự quyền uy, sức mạnh, sự linh thiêng, chống kẻ tiểu nhân Nó cũng là vật mang lại sự may mắn, tài lộc

Hình tượng hỗ phù cũng xuất hiện khá nhiều ở đền Trầm Lâm Hỗ phù ở đây hình dạng dữ tợn, đôi mắt tròn xoe, mũi phình to nổi bật, miệng nhe răng vuốt Hỗ phù là hình ảnh từ tích truyện về cuộc đấu tranh giành nước trường sanh giữa thần và quỷ Khi con quỷ đang uống

trộm nước trường sanh thi bị thần mặt trăng phát hiện và chém đứt ngang thân nhưng nước

trường sanh đã ngắm phần trên nên con quỷ không chết ngược lại thành bất tử dù chỉ còn lại hai

chỉ trước Hình tượng mặt hỗ phù trở thành

lêu tượng của sự no đủ, bền vững và chiếm vị trí đáng kể trong nghệ thuật tạo hình truyền thống

Hình tượng hồ phủ rắt phổ biến trên các công trình kiến trúc tôn giáo tại Hà Tĩnh Đó là ước vọng về sự trường tôn, bắt tử, là biéu hiện của vũ trụ bao la, sự linh thiêng, xua đuôi tà ma,

ám khí, bảo vệ chủ nhân

Về niên đại: theo các cố đạo kể lại trước đây Hạ Điện chỉ là một khoảnh đắt rộng trước tòa Thượng Điện làm nơi hành lễ Về sau này khi vua Hàm Nghi cho sửa sang xây dựng Thượng Điện, hằng năm nhân dân góp công sức xây dựng lên tòa nhà này nhưng rất thô sơ Trong chiến tranh nhiều lần bị đánh phá, chỉ còn lại một gian nhà với 4 hàng cột Đến năm 2001

Ngày đăng: 17/08/2022, 13:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN