1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước đối với ngành Giáo dục và Đào tạo của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng

112 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thẩm Định Dự Toán Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Đối Với Ngành Giáo Dục Và Đào Tạo Của Sở Tài Chính Tỉnh Cao Bằng
Tác giả Đàm Minh Hiếu
Người hướng dẫn PGS.TS. Vũ Thành Hưởng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nước và của quốc gia ở bất kỳ thời kỳ nào, Nhà nước phải xây dựng các mục tiêu cần đạt được, kế hoạch hành động cụ thể theo năm và theo từng giai đoạn mà để đạt được các mục tiêu đó cần dự kiến nguồn lực về con người và nguồn lực về tài chính để thực hiện. Hoạt động thu, chi của ngân sách Nhà nước thể hiện quá trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội. Nghiệp vụ chủ yếu của ngân sách Nhà nước là thu, chi nhưng không đơn thuần là việc tăng giảm số lượng tiền tệ mà còn phản ánh mức độ quyền lực, ý chí, đồng thời biểu hiện quan hệ lợi ích kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác của nền kinh tế trong quá trình phân bổ các nguồn lực và phân phối thu nhập mới. Để nâng cao hiệu quả ngân sách nhà nước, nhà nước ban hành cơ chế quản lý để quản lý, sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả ngân sách nhà nước, trong đó lập dự toán ngân sách là một trong những công cụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Trong quá trình thực hiện lập dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm, ở địa phương còn nhiều bất cập từ cơ chế chính sách, hệ thống văn bản, quy trình thực hiện, chất lượng cán bộ thẩm định dự toán và một số yếu tố khách quan dẫn đến chất lượng dự toán ngân sách Nhà nước chưa cao, chưa phát huy vai trò trong quản lý tài chính. Xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn để tạo cơ sở nâng cao chất lượng dự toán ngân sách. Tăng cường phân cấp Tài chính Hành chính sự nghiệp , bảo đảm tính thống nhất về thể chế của ngân sách Nhà nước và vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương. Hàng năm, theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm sau. Trên cơ sở tổng hợp, thẩm định dự toán chi thường xuyên của các Sở, ban, ngành, các huyện, thành phố và cơ quan, tổ chức liên quan, Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng thời Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm phương báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, cho ý kiến, gửi Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan để tổng hợp, lập dự toán ngân sách Nhà nước trình Chính phủ xem xét, quyết định. Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, học viên chọn đề tài nghiên cứu: “Thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước đối với ngành Giáo dục và Đào tạo của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng.” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế và Chính sách. 2. Tình hình nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên đã tham khảo một số công trình nghiên cứu có liên quan, cụ thể có thể kể đến một số công trình sau: Hà Thị Cẩm Trang (2018) với đề tài “Quản lý chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chính Hà Tĩnh đối với các tổ chức hội”, luận văn thạc sĩ của Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận văn đã phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyên NXNN của Sở Tài chính Hà Tĩnh đối với các tổ chức hội trong đó có nội dung thẩm định dự toán của các tổ chức hội. Nguyễn Tùng Lâm (2019) với đề tài “Thẩm định của Sở Tài chính tỉnh Phú Thọ đối với quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước”, luận văn thạc sĩ của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện thẩm định của Sở Tài chính tỉnh Phú Thọ đối với quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN như hoàn thiện bộ máy, nội dung, công cụ và quy trình thẩm định. Nguyễn Lê Hà (2020) với đề tài “Quản lý chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chính Hà Tĩnh đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo”, luận văn thạc sĩ của Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận văn đã phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyên NXNN của Sở Tài chính Hà Tĩnh đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong đó có nội dung thẩm định dự toán của các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Nguyễn Thị Quỳnh Vân (2019) với đề tài “Quản lý chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục của chính quyền thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình”, luận văn thạc sĩ của Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận văn đã phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyên NXNN cho các đơn vị sự công lập trong lĩnh vực giáo dục của chính quyền thành phố Hòa Bình. Trần Thanh Loan (2020), với đề tài “Tăng cường công tác thẩm tra dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước của cấp huyện tại Sở Tài chính Thanh Hóa”, luận văn thạc sỹ Học viện Tài chính, Hà Nội. Luận văn đã phân tích thực trạng công tác thẩm tra dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước của cấp huyện tại Sở Tài chính tỉnh Thanh Hòa. Qua tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan nghiên cứu có thể thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với ngành Giáo dục và Đào tạo của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng. 3. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn được thực hiện hướng tới những mục tiêu cơ bản sau: - Xác định được khung nghiên cứu về thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của của sở tài chính - Phản ánh được đúng thực trạng, đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân những hạn chế của thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước đối với ngành Giáo dục và Đào tạo của của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2020. - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước đối với ngành Giáo dục và Đào tạo của của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng đến năm 2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận văn sử dụng cách tiếp cận hệ thống để nghiên cứu thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng bao gồm các nội dung: bộ máy thẩm định; nội dung thẩm định; quy trình thẩm định. - Phạm vi không gian: nghiên cứu tại Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng. - Phạm vi thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập cho giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020; Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua và được tiến hành từ tháng 06/2020 đến hết tháng 07/2020; Giải pháp đề xuất cho giai đoạn đến năm 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Khung nghiên cứu 5.2. Quy trình nghiên cứu Bước 1: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan nhằm xây dựng khung lý thuyết về thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước đối với ngành Giáo dục và Đào tạo của của Sở tài chính Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu, phân tích tài liệu thứ cấp. Phương pháp này được sử dụng để phân tích các công trình nghiên cứu liên quan. Phân tích nội dung tài liệu để thu thập, học hỏi, kế thừa và phát triển phù hợp với đề tài. Bước 2: Thu thập thông tin thứ cấp về thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước đối với ngành Giáo dục và Đào tạo của của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng từ năm 2018 -2020. Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, tài liệu, thông tin của tỉnh Cao Bằng từ năm 2018- 2020, các báo cáo phát triển kinh tế xã hội, tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng của tỉnh Cao Bằng; thu thập trên trên internet, sách, báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính. Dữ liệu sơ cấp thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu 03 cán bộ, công chức Sở Tài chính. Nội dung phóng vấn về thực trạng thẩm định dự toán chi thường xuyên NSNN của ngành giáo dục và đào tạo, thời gian phóng vấn từ tại thời điểm tháng 6/2021. Học viên sử dung phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Bước 3: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, Học viên sử dụng phương pháp pháp tổng hợp và phân tích để tiến hành đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân điểm mạnh, điểm yếu trong việc thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước đối với ngành Giáo dục và Đào tạo của của Sở tài chính tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2018- 2020. Bước 4: Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước đối với ngành Giáo dục và Đào tạo của của Sở tài chính tỉnh Cao Bằng cho giai đoạn đến năm 2025. 6. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục thì nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của sở tài chính. Chương 2: Phân tích thực trạng thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng.

Trang 1

ĐÀM MINH HIẾU

THẨM ĐỊNH DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊNNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA SỞ TÀI CHÍNH

TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

ĐÀM MINH HIẾU

THẨM ĐỊNH DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊNNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA SỞ TÀI CHÍNH

TỈNH CAO BẰNG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sáchMã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS VŨ THÀNH HƯỞNG

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôicam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không viphạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày tháng … năm 2022

Tác giả luận văn

Đàm Minh Hiếu

Trang 4

Trong quá trình thực tập và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiềusự giúp đỡ.

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy PGS.TS Vũ Thành Hưởng làngười đã tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành công trình.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu cùng toàn thể Thầy, Cô giáo TrườngĐại học Kinh tế quốc dân đã truyền đạt, trang bị cho tôi những kiến thức và kinhnghiệm quý giá trong suốt hai năm học vừa qua.

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND, Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng đãnhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu để thực hiện luận văn.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp nhữngngười đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, cổ vũ và động viên tôi trong suốtthời gian thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng … năm 2022

Tác giả luận văn

Đàm Minh Hiếu

Trang 5

LỜi CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTDANH MỤC BẢNG, HÌNH, HỘP

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ iMỞ ĐẦU 1CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ TOÁN CHI THƯỜNGXUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO CỦA SỞ TÀI CHÍNH 71.1 Dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục vàđào tạo trên địa bàn tỉnh 7

1.1.1 Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dụcvà đào tạo trên địa bàn tỉnh 71.1.2 Quy trình lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối vớingành giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh 10

1.2 Thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với ngànhgiáo dục và đào tạo của sở tài chính 11

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sáchnhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của sở tài chính 111.2.2 Mục tiêu và nguyên tắc thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sáchnhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của sở tài chính 121.2.3 Bộ máy thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đốivới ngành giáo dục và đào tạo của sở tài chính 131.2.4 Nội dung thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đốivới ngành giáo dục và đào tạo của sở tài chính 141.2.5 Quy trình thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đốivới ngành giáo dục và đào tạo của sở tài chính 18

Trang 6

1.3.1 Các nhân tố thuộc sở tài chính 21

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài sở tài chính 24

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ TOÁN CHITHƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH GIÁODỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA SỞ TÀI CHÍNH TỈNH CAO BẰNG 27

2.1 Giới thiệu chung về Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng 27

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng 27

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng 29

2.2 Thực trạng chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với các đơn vị giáo dục vàđào tạo thuộc thẩm quyền thẩm định của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng 32

2.3 Thực trạng thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đốivới ngành giáo dục và đào tạo của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng 33

2.3.1 Bộ máy thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đốivới ngành giáo dục và đào tạo của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng 33

2.3.2 Thực trạng nội dung thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhànước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng 35

2.3.3 Thực trạng thực hiện quy trình thẩm định dự toán chi thường xuyênngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở Tài chính tỉnhCao Bằng 50

2.4 Đánh giá thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối vớingành giáo dục và đào tạo của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng 59

2.4.1 Đánh giá việc thực hiện mục tiêu thẩm định 59

2.4.2 Điểm mạnh 61

2.4.3 Hạn chế 61

2.4.4 Nguyên nhân của những hạn chế 64

Trang 7

NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA SỞ TÀI CHÍNH TỈNH CAO BẰNG 68

3.1 Định hướng hoàn thiện thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhànước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng 68

3.1.1 Mục tiêu hoàn thiện thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhànước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng đếnnăm 2025 68

3.1.2 Phương hướng hoàn thiện thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhànước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng 68

3.2 Giải pháp hoàn thiện thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhànước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng 70

3.2.1 Hoàn thiện bộ máy thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhànước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng 70

3.2.2 Hoàn thiện thực hiện quy trình và nội dung thẩm định dự toán chithường xuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của SởTài chính tỉnh Cao Bằng 72

3.2.3 Giải pháp khác 74

3.3 Kiến nghị 77

3.3.1 Kiến nghị với Bộ Tài chính 77

3.3.2 Kiến nghị với UBND tỉnh Cao Bằng 78

3.3.3 Kiến nghị với ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng 79

KẾT LUẬN 81DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

STTTỪ VIẾT TẮTNGUYÊN NGHĨA

Trang 9

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp chi thường xuyên ngân sách nhà nước của ngành giáo dụcvà đào tạo tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2018-2020 32Bảng 2.2: Báo cáo biên chế lao động của ngành giáo dục và đào tạo được Sở Tàichính Cao Bằng thẩm định giai đoạn 2018-2020 36Bảng 2.3: Thẩm định nhu cầu kinh phí thực hiện các chế độ chính sách đơn vị dựtoán ngành giáo dục và đào tạo đang thực hiện chi trả được Sở Tài chínhtỉnh Cao Bằng thẩm định giai đoạn 2018-2020 39Bảng 2.4: Số liệu thu sự nghiệp năm hiện hành, lập dự toán nguồn thu năm kếhoạch chi tiết theo từng nguồn thu phát sinh tại đơn vị được Sở Tài chínhtỉnh Cao Bằng tập hợp thẩm định giai đoạn 2018-2020 43Bảng 2.5: Kết quả thẩm định việc đảm bảo thực hiện các nguyên tắc dự toán chithường xuyên ngân sách nhà nước của ngành giáo dục và đào tạo tại SởTài chính Cao Bằng giai đoạn 2018-2020 45Bảng 2.6: Kết quả thẩm định chi tiết về tính hợp lý và chuẩn xác của dự toán khoảnchi cho các nhiệm vụ chi thường xuyên đối với ngành giáo dục và đàotạo của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2018-2020 47Bảng 2.7 Kết quả thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước củangành giáo dục và đào tạo của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng giai đoạn2018-2020 53Bảng 2.8 Minh họa thảo luận kết quả thẩm định dự toán chi thường xuyên ngânsách nhà nước của ngành giáo dục và đào tạo tại Sở tài chính tỉnhCao Bằng 55Bảng 2.9 Kết quả kết luận và kiến nghị thẩm định dự toán chi thường xuyên ngânsách ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2020 của Sở Tài chínhtỉnh Cao Bằng 56

Trang 10

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu, tổ chức của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng 31Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu bộ máy thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhànước của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng 33

Hộp 2.1: Kết quả phỏng vấn sâu về bộ máy thẩm định dự toán chi thường xuyênngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở Tài chínhtỉnh Cao Bằng 35Hộp 2.2: Kết quả phỏng vấn sâu về nội dung thẩm định dự toán chi thường xuyênngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở Tài chínhtỉnh Cao Bằng 49Hộp 2.3: Kết quả phỏng vấn sâu về thực hiện quy trình thẩm định dự toán chithường xuyên ngân sách nhà nước của ngành giáo dục và đào tạo của SởTài chính tỉnh Cao Bằng 58

Trang 11

ĐÀM MINH HIẾU

THẨM ĐỊNH DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊNNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA SỞ TÀI CHÍNH

Trang 12

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Tính cấp thiết của đề tài

Để duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nước và của quốc gia ở bất kỳ thờikỳ nào, Nhà nước phải xây dựng các mục tiêu cần đạt được, kế hoạch hành động cụthể theo năm và theo từng giai đoạn mà để đạt được các mục tiêu đó cần dự kiếnnguồn lực về con người và nguồn lực về tài chính để thực hiện Hoạt động thu, chicủa ngân sách Nhà nước thể hiện quá trình phân phối và phân phối lại tổng sảnphẩm xã hội Nghiệp vụ chủ yếu của ngân sách Nhà nước là thu, chi nhưng khôngđơn thuần là việc tăng giảm số lượng tiền tệ mà còn phản ánh mức độ quyền lực, ýchí, đồng thời biểu hiện quan hệ lợi ích kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể kháccủa nền kinh tế trong quá trình phân bổ các nguồn lực và phân phối thu nhập mới.Để nâng cao hiệu quả ngân sách nhà nước, nhà nước ban hành cơ chế quản lý đểquản lý, sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả ngân sách nhà nước, trong đó lập dự toán ngânsách là một trong những công cụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội nângcao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại Trong quá trìnhthực hiện lập dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm, ở địa phương còn nhiều bấtcập từ cơ chế chính sách, hệ thống văn bản, quy trình thực hiện, chất lượng cán bộthẩm định dự toán và một số yếu tố khách quan dẫn đến chất lượng dự toán ngânsách Nhà nước chưa cao, chưa phát huy vai trò trong quản lý tài chính Xây dựng kếhoạch tài chính trung hạn để tạo cơ sở nâng cao chất lượng dự toán ngân sách Tăngcường phân cấp đảm tính thống nhất về thể chế của ngân sách Nhà nước và vai tròchủ đạo của ngân sách Trung ương Hàng năm, theo quy định của Luật ngân sáchnhà nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc lập kế hoạch phát triển kinh tế-xãhội và dự toán ngân sách Nhà nước năm sau Trên cơ sở tổng hợp, thẩm định dựtoán chi thường xuyên của các Sở, ban, ngành, các huyện, thành phố và cơ quan, tổchức liên quan, Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng thời Ủy ban nhândân tỉnh có trách nhiệm báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, choý kiến, gửi Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan để tổng hợp, lập dự toán ngân

Trang 13

sách Nhà nước trình Chính phủ xem xét, quyết định Từ những vấn đề cấp thiết nêu

trên, học viên chọn đề tài nghiên cứu: “Thẩm định dự toán chi thường xuyên

ngân sách Nhà nước đối với ngành Giáo dục và Đào tạo của Sở Tài chính tỉnhCao Bằng.” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế và Chính sách.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Xác định được khung nghiên cứu về thẩm định dự toán chi thường xuyênngân sách Nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của của Sở Tài chính

- Phản ánh được đúng thực trạng, đánh giá kết quả đạt được, những tồn tạihạn chế và nguyên nhân những hạn chế của thẩm định dự toán chi thường xuyênngân sách Nhà nước đối với ngành Giáo dục và Đào tạo của của Sở Tài chính tỉnhCao Bằng trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2020.

- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện thẩm định dự toán chi thường xuyênngân sách Nhà nước đối với ngành Giáo dục và Đào tạo của của Sở Tài chính tỉnhCao Bằng đến năm 2025.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách

Nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của của Sở Tài chính

Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhànước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở Tài chính, bao gồm: i) Bộ máy thẩmđịnh dự toán; ii) Nội dung thẩm định dự toán, iii) Quy trình thẩm định dự toán.

- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

- Về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2018-2020, Số liệu sơcấp thu thập trong tháng 6/2021 và giải pháp đề xuất đến năm 2025.

Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu để xác định khung nghiên cứu về thẩm định dự

toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của sởtài chính Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo về thẩm định dự toán chi thường

Trang 14

xuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của sở tài chính CaoBằng giai đoạn 2018-2020 và các văn bản chính sách hiện hành, công trình nghiêncứu có liên quan đến thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đốivới ngành giáo dục và đào tạo tại sở tài chính.

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp này

được sử dụng để phân tích các công trình nghiên cứu liên quan Phân tích nội dungtài liệu để thu thập, học hỏi, kế thừa và phát triển phù hợp với đề tài.

Bước 2: Dữ liệu sơ cấp thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu lãnh đạo

quản lý, chuyên viên thẩm định dự toán tại Sở Tài chính Cao Bằng (danh sách đínhkèm phụ lục số 1)

Nội dung phỏng vấn về thực trạng thẩm định dự toán chi thường xuyên ngânsách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở Tài chính Cao Bằng (Đínhkèm phụ lục số 2) Thời gian phỏng vấn tháng 6/2021 Sử dụng phương pháp phỏng

vấn, phương pháp này được sử dụng để tiến hành các cuộc phỏng vấn trực tiếp.

Bước 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng tiến hành đánh giá điểm mạnh, điểm

yếu, nguyên nhân của các điểm yếu trong thẩm định dự toán chi thường xuyên ngânsách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở Tài chính Cao Bằng Ở

bước này, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích

Bước 4: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện thẩm định dự toán chi thường

xuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở Tài chính CaoBằng dựa trên những điểm yếu đã được phát hiện.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách

nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở tài chính

Trong chương 1, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về dự toán chi thườngxuyên ngân sách nhà nước ngành giáo dục và đào tạo gồm: Khái niệm và vai trò của

Trang 15

dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước ngành giáo dục và đào tạo; Lập dựtoán chi thường xuyên ngân sách nhà nước ngành giáo dục và đào tạo.

Trong đó, tác giả tập trung xây dựng cơ sở khoa học về thẩm định dự toán chithường xuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của sở tàichính bao gồm các nội dung: Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc thẩm định dự toánchi thường xuyên ngân sách nhà nước ngành giáo dục và đào tạo của sở tài chính;Bộ máy thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước ngành giáo dục vàđào tạo của sở tài chính; Nội dung thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sáchnhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của sở tài chính; Quy trình thẩm địnhdự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo tạicủa sở tài chính

Đồng thời tác giả đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đến thẩm địnhdự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đàotạo tại của sở tài chính bao gồm 2 nhóm nhân tố: Nhân tố thuộc sở tài chính vànhân tố bên ngoài

Chương 2: Phân tích thực trạng thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân

sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở tài chính tỉnh Cao BằngTrong chương 2 tác giả nghiên cứu khái quát Các đơn vị dự toán ngành giáodục và đào tạo thuộc tỉnh Cao Bằng và tình hình dự toán chi thường xuyên ngânsách nhà nước của các đơn vị giai đoạn 2018- 2020.

Trên cơ sở lý luận đã xây dựng ở chương 1, tác giả phân tích thực trạng thẩmđịnh dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đàotạo của Sở tài chính Cao Bằng gồm: Bộ máy thẩm định dự toán chi thường xuyênngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở tài chính Cao Bằng;Thực trạng các nội dung thẩm dịnh dự toán chi thường xuyên; Thực trạng thực hiệnquy trình thẩm định dự toán chi thường xuyên.

Dựa trên kết quả phân tích thực trạng, tác giả rút ra đánh giá chung về thẩmđịnh dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đàotạo của Sở tài chính Cao Bằng, cụ thể như sau:

Trang 16

Đánh giá việc thực hiện mục tiêu:

Trên cơ sở các mục tiêu đã xác định trong khung nghiên cứu và cơ sở lýthuyết, áp dụng thực tiễn trong thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhànước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở tài chính Cao Bằng như sau:

Thứ nhất, đảm bảo chi đúng mục đích, đúng dự toán:

Thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáodục và đào tạo của Sở tài chính Cao Bằng giai đoạn 2018-2020 đã đảm bảo từngkhoản chi đều cơ bản đúng mục đích, đúng dự toán khi tất cả dự toán chi thườngxuyên do đơn vị dự toán ngành giáo dục và đào tạo trình sau khi thẩm định mà pháthiện có sai số (chủ yếu là không đủ căn cứ hoặc vượt quá nhu cầu, vượt quá địnhmức quy định), sẽ được bộ phận thẩm định ghi lại báo cáo kết quả giảm trừ để làmcăn cứ thảo luận kết quả thẩm định Năm 2018 đã phát hiện giảm trừ tổng cộng9,752 tỷ đồng của các đơn vị dự toán ngành giáo dục và đào tạo, năm 2019 pháthiện giảm trừ 9,267 tỷ đồng, năm 2020 phát hiện giảm trừ 6,385tỷ đồng.

Thứ hai, đảm bảo khách quan, tránh lạm dụng thất thoát NSNN:

Thông qua thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước của đối

với ngành giáo dục và đào tạo, Sở Tài chính Cao Bằng đã phát hiện những sai phạmvà những khoản dự toán chi không đúng, không đủ, chi sai mục đích để xử lý, điềuchỉnh, đảm bảo khách quan, tránh lạm dụng thất thoát NSNN Đảm bảo nhu cầukinh phí thực hiện chế độ chính sách của nhà nước ban hành, nhu cầu kinh phí thựchiện chế độ tiền lương theo các văn bản hiện hành Định mức phân bổ dự toán chithường xuyên ngân sách địa phương giai đoạn 2018-2020 được thực hiện theo Nghịquyết số 68/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dântỉnh và Nghị quyết số 69/2016/NQ_HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh CaoBằng và các văn bản hướng dẫn.

Thứ ba, hoàn thiện quy trình, nội dung thẩm định dự toán chi thường

xuyên NSNN:

Trên cơ sở kết quả thẩm định dự toán, Sở Tài chính Cao Bằng đã kịp thời điềuchỉnh những bất cập trong kế hoạch chi, cũng như đảm bảo ngăn chặn và phát hiện

Trang 17

những vấn đề tiêu cực trong kế hoạch chi thường xuyên Thực hiện quản lý chặt chẽcác khoản chi ngay từ khâu lập dự toán, đến tổ chức thực hiện; thực hiện triệt để cáckhoản chi chưa thực sự cần thiết Giai đoạn 2018-2020, các khoản chi đều tăng lên,cụ thể: Năm 2018 chi lương cho biên chế có mặt của các trường THPT là khoản chilớn nhất với 139.865 triệu đồng chiếm 43% tổng chi thường xuyên của cả ngànhgiáo dục và đào tạo, đây là khoản chi quan trọng nhằm đảm bảo chế độ lương chocác giáo viên dạy tại các trường THPT; Năm 2019 chi lương cho biên chế có mặtcủa các trường THPT là khoản chi lớn nhất với 121.688 triệu đồng chiếm 35 % tổngchi thường xuyên của cả ngành giáo dục và đào tạo Năm 2020 chi lương cho biênchế có mặt của các trường THPT là khoản chi lớn nhất với 155.405 triệu đồngchiếm 43% tổng chi thường xuyên của cả ngành giáo dục và đào tạo.

Điểm mạnh:

Những điểm mạnh của thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhànước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở tài chính Cao Bằng giai đoạn 2018-2020 được thể hiện trên các mặt sau đây:

Một là, Bộ máy thẩm định được tổ chức đồng bộ, đúng quy định và được điều

chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn và nhu cầu thẩm định dự toán chi thườngxuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở tài chính CaoBằng giai đoạn 2018-2020.

Hai là, nội dung thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối

với ngành giáo dục và đào tạo của Sở tài chính Cao Bằng đảm bảo cụ thể, sát thựctế, xác định rõ mục tiêu, lộ trình phấn đấu thực hiện từng nội dung, từng tiêu chí,phù hợp với tình hình cụ thể của hoạt động NSNN và tài chính công của tỉnh vớiquyết tâm cao.

Ba là, quy trình thực hiện thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà

nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở tài chính Cao Bằng đã đảm bảonguyên tắc công khai, minh bạch, công bằng, phòng, chống tiêu cực trong thẩmđịnh dự toán, đồng thời đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trongquy trình các bước thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với

Trang 18

ngành giáo dục và đào tạo của Sở tài chính Cao Bằng, tạo sự thống nhất giữa cácđơn vị Tổ chức đánh giá tiến độ thực hiện, kiểm tra, giám sát thường xuyên đối vớiviệc lập, phân bổ và tính chính xác của từng khoản dự toán chi thường xuyên dongành giáo dục và đào tạo hoàn thiện.

Hạn chế:

Thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáodục và đào tạo của Sở tài chính Cao Bằng giai đoạn 2018-2020 còn một số hạn chếnhư sau:

Thứ nhất, hạn chế về bộ máy thực hiện thẩm định dự toán chi thường xuyên

ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở tài chính Cao Bằng:Bộ máy thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối vớingành giáo dục và đào tạo của Sở tài chính Cao Bằng do phòng Tài chính Hànhchính sự nghiệp đảm nhận, tuy nhiên nhưng số lượng cán bộ của phòng thẩm địnhcòn hạn chế khi chỉ có 1 người đảm nhận công việc thẩm định dự toán ngành giáodục và đào tạo tỉnh Cao Bằng, đồng thời phải kiêm thêm một số đơn vị khác Ý thứctrách nhiệm, chất lượng của cán bộ trong bộ máy định còn có nhiều hạn chế như:thiếu nhạy bén, chưa chịu khó nghiên cứu để nắm vững chuyên môn nghiệp vụ,chưa bao quát hết công việc được giao, nhiều cán bộ tự thỏa mãn với bản thân.

Hai là, hạn chế trong nội dung thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách

nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở tài chính Cao Bằng:

Các nội dung thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối vớingành giáo dục và đào tạo của Sở tài chính Cao Bằng còn cứng nhắc, chủ yếu dựavào thẩm định căn cứ dự toán để làm cơ sở thẩm định chi tiết các khoản chi nên chỉtheo hình thức mà chưa thật sự bám sát, triển khai đúng các đường lối mục tiêu đãđề ra.

Nội dung thẩm định báo cáo thực hiện năm trước và thẩm định nguyên tắc lậpdự toán đôi lúc bị bỏ qua, mặc khác chưa có sự thống nhất và bổ trợ giữa các nộidung dẫn đến hiệu quả thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đốivới ngành giáo dục và đào tạo của Sở tài chính Cao Bằng còn chưa cao.

Trang 19

Ba là, hạn chế trong quy trình thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách

nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở tài chính Cao Bằng:

- Công tác thu thập số liệu, hồ sơ phục vụ thẩm định dự toán chi thườngxuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở tài chính CaoBằng vẫn do phòng Tài chính Hành chính sự nghiệp tự sắp xếp thực hiện, một sốnội dung kế hoạch vẫn còn không sát với yêu cầu thực tiễn Việc thu thập thôngtin phục vụ thẩm định chưa đầy đủ chưa thu thập được các số liệu, dữ liệu về báocáo chi ngân sách, cân đối tài khoản, mục lục, tiểu mục ngân sách nên gây khókhăn cho cán bộ làm hoạt động thẩm định.

- Việc tổ chức thực hiện thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhànước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở tài chính Cao Bằng theo chươngtrình kế hoạch trên thực tế chưa đảm bảo tính toàn diện và cụ thể, chưa đáp ứngđược yêu cầu khi lực lượng chuyên viên thẩm định còn thiếu, đông thời còn phảithực hiện nhiều nhiệm vụ khác ngoài việc thẩm định dự toán.

- Việc thảo luận còn chung chung, chưa đánh giá được những khó khăn, thuậnlợi, chưa rút ra được những bài học, kinh nghiệm trong quá trình thẩm định và chưachưa phát huy tính tích cực, hạn chế những tồn tại của từng thành viên thẩm địnhnên kết quả thảo luận đối lúc chưa khách quan, ảnh hưởng đến hiệu quả dự toán.

- Kế luận và kiến nghị được nêu chủ yếu theo dạng báo cáo và đề xuất,chưa bámsát nội dung, kế hoạch tiến hành thẩm định, chưa nhận xét, đánh giá về từng nội dungđã tiến hành thẩm định; chỉ rõ những vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm đối với nhữngvi phạm; đưa ra những kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm; nêu rõ các quy định để làmcăn cứ để xác định tính chất, mức độ vi phạm và có những kiến nghị biện pháp xử lý viphạm Cho nên không có nhiều tính trọng tâm và hiệu quả thực tiễn để các đơn vị dựtoán dễ dàng nắm hiểu cũng nhưng bắt buộc cải thiện sửa đổi.

Nguyên nhân của hạn chế:

• Nguyên nhân thuộc Sở Tài chính Cao Bằng

Thứ nhất, đội ngũ chuyên viên thẩm định dự toán của Sở Tài chính Cao Bằng

chỉ có 01 người nên số lượng còn ít so với khối lượng công việc ảnh hưởng đến

Trang 20

hiệu quả, thời gian và tính chính xác trong thẩm định dự toán chi thường xuyênngân sách nhà nước ngành giáo dục và đào tạo.

Thứ hai, do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều,

kinh nghiệm tích luỹ kiến thức còn nhiều hạn chế, chưa chịu khó nghiên cứu đểnắm vững chuyên môn nghiệp vụ, chưa bao quát hết công việc được giao, nhiều cánbộ tự thỏa mãn với bản thân Một số cán bộ làm công tác thẩm định dự toán chithường xuyên ngân sách nhà nước ngành giáo dục vào đào tạo chưa nắm vững quyđịnh của nghiệp vụ theo từng thời điểm dẫn đến, trong quá trình kiểm tra gặp nhiềulúng túng, khó khăn khi đưa ra các kiến nghị, có những kiến nghị còn chung chung,nhiều trường hợp kiến nghị còn thiếu cụ thể, chưa thuyết phục Dẫn đến khi đơn vịdự toán được thẩm định thực hiện các kiến nghị sau thẩm định còn có nhiều khókhăn, nhiều ý kiến khác nhau hoặc không thực hiện được.

Thứ ba, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thẩm định dự

toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo củaSở tài chính Cao Bằng còn lạc hậu, chưa đáp ứng được thực tiễn công việc và đòihỏi ngày càng nâng cao công nghệ hiện đại trong hệ thống thẩm định tài chính nướcta hiện nay.

• Nguyên nhân bên ngoài

Thứ nhất, hệ thống pháp luật của nước ta nói chung và pháp luật liên quan đến

thẩm định dự toán chi TX NSNN ngành giáo dục và đào tạo được điều chỉnh bởinhiều văn bản pháp qui, hệ thống văn bản hướng dẫn thay đổi, bổ sung thườngxuyên, liên tục nên xảy ra tình trạng hiểu và áp dụng, cập nhật văn bản, chế độ mớitại các đơn vị trực thuộc Sở Tài chính Cao Bằng có sự khác nhau Một số lĩnh vựcnghiệp vụ, cơ chế chính sách có nhiều thay đổi, bổ sung trong khi việc hướng dẫn,nghiên cứu, hoàn chỉnh quy trình nghiệp vụ của Bộ Tài chính còn chậm.

Bộ Tài chính với tư các đơn vị chủ quản nhưng chậm ban hành những hướngdẫn khi thay đổi những chính sách về thẩm định dự toán chi thường xuyên ngânsách nhà nước ngành giáo dục và đào tạo cho các địa phương dẫn đến việc thẩmđịnh dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước ngành giáo dục và đào tạo nói

Trang 21

chung và Sở Tài chính Cao Bằng nói riêng còn lúng túng Ngoài ra việc quan tâmchỉ đạo và xác định quyền hạn của Bộ Tài chính với thẩm định dự toán chi thườngxuyên ngân sách nhà nước ngành giáo dục và đào tạo của các sở tài chính cònbuông lỏng.

Thứ hai, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh:

Việc ứng dụng các hệ thống công nghệ thông tin mặc dù đã được chú trọngđầu tư nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu hiện tại Giai đoạn 2018-2020tất cả ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã triển khai ứng dụngthành công dự án hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (Tabmis) - dự ánđược coi là có tính ưu việt hơn hẳn so với chương trình cũ, có tính bảo mật cao Tuynhiên, cơ sở hạ tầng hỗ trợ hệ thống này hoạt động còn chưa đồng bộ, hệ thốngmạng còn chậm, đôi lúc còn bị ngắt kết nối với máy chủ ( nhất là vào thời điểm đầutháng, cuối tháng, cuối năm) làm gián đoạn công việc của cán bộ công chức .

Thứ ba, Sự phối hợp của các cơ quan liên quan trong thẩm định dự toán chi

thường xuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở tàichính Cao Bằng chưa chặt chẽ

Thứ tư, Cao Bằng là một tỉnh miền núi có diện tích có diện tích tương đối

rộng, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, có những đơn vị cách tỉnh lỵ gần180Km nên việc trao đổi báo cáo dự toán gặp nhiều khó khăn trong lúc biên chế cánbộ thẩm định nói riêng, biên chế cán bộ phòng Tài chính Hành chính sự nghiệp SởTài chính Cao Bằng nói chung luôn thiếu Tình hình kinh tế xã hội ngày càng pháttriển đòi hỏi số lượng các khoản chi và nhu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng.Do vậy, yêu cầu hoạt động thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nướcđối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở tài chính Cao Bằng với trách nhiệm vànguồn lực ngày càng lớn hơn.

Thứ năm, nguyên nhân thuộc ngành giáo dục và đào tạo:

- Trình độ lãnh đạo, quản lý và lập dự toán chi thường xuyên của ngành giáo

dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng còn nhiều yếu kém:

Do là tỉnh miền núi, nhiều đơn vị trên địa bàn Cao Bằng là vùng sâu vùng xanên kinh tế xã hội kém phát triển, trình độ quản lý và lập dự toán chi thường xuyên

Trang 22

một số đơn vị rất kém, chất lượng dự toán thấp dẫn đến quá trình thẩm định mấtnhiều thời gian để có kết quả chính xác nhất.

- Phương pháp và công cụ quản lý chi thường xuyên của cơ quan tài chính ngành

giáo dục và đào tạo:

Phương pháp và công cụ quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước đượcngành giáo dục và đào tạo tỉnh Cao Bằng chủ yếu theo phương pháp cũ, thói quenchưa có sự đổi mới, sáng tạo phù hợp nên dẫn đến kết quả quản lý cũng như côngtác lập phân bổ dự toán chi thường xuyên còn hạn chế góp phần gây khó khăn trongthẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước ngành giáo dục và đào tạo.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện thẩm định dự toán chi

thường xuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở tàichính Cao Bằng

Trên cơ sở các hạn chế và nguyên nhân rút ra trong đánh giá hạn chế, tác giảđã đề xuất định hướng hoàn thiện thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sáchnhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở tài chính Cao Bằng với mục tiêuvà phương hướng đến năm 2025.

Đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện thẩm định dự toán chi thườngxuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở tài chính CaoBằng, bao gồm các nhóm giải pháp cụ thể: Hoàn thiện bộ máy thẩm định dự toáncủa ngành giáo dục và đào tạo; Giải pháp hoàn thiện các nội dung thẩm định dựtoán; Giải pháp hoàn thiện thực hiện thực hiện quy trình thẩm định; giải pháp khác.

Để các giải pháp được thuận lợi áp dụng vào thực tiễn, tác giả đã nêu một sốkiến nghị đối với các ngành giáo dục và đào tạo và đối với Bộ Tài chính về cơ chếphối hợp hỗ trợ thực hiện.

Trang 23

KẾT LUẬN

Trước những tồn tại, hạn chế trong lập dự toán chi thường xuyên ngân sáchnhà nước hiện nay, hoàn thiện hoạt động thẩm định dự toán chi thường xuyên ngânsách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở tài chính Cao Bằng là mộttất yếu Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động thẩm định; đảm bảo sự an toànvà phát triển của hệ thống tài chính địa phương

Đề tài đã khái quát được lý luận chung về hoạt động thẩm định và thẩm địnhdự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạocủa Sở tài chính, làm rõ chức năng, vai trò, hoạt động của thẩm định dự toán chithường xuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở tàichính Cao Bằng trong việc đảm bảo tính an toàn, nâng cao chất lượng dự toán

Phân tích được thực trạng hoạt động thẩm định dự toán chi thường xuyên ngânsách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở tài chính Cao Bằng trongthời gian qua, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, vướng mắc, nhữngnguyên nhân dẫn đến tồn tại đó.

Từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định dự toán chithường xuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở tàichính Cao Bằng, và nêu nên những kiến nghị đối với cơ quan quản lý để tạo điềukiện thuận lợi cho quá trình hoàn thiện hoạt động thẩm định dự toán chi thườngxuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở tài chính tronggiai đoạn tới.

Trang 24

ĐÀM MINH HIẾU

THẨM ĐỊNH DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊNNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA SỞ TÀI CHÍNH

TỈNH CAO BẰNG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sáchMã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS VŨ THÀNH HƯỞNG

HÀ NỘI - 2022

Trang 25

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Để duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nước và của quốc gia ở bất kỳ thờikỳ nào, Nhà nước phải xây dựng các mục tiêu cần đạt được, kế hoạch hành động cụthể theo năm và theo từng giai đoạn mà để đạt được các mục tiêu đó cần dự kiếnnguồn lực về con người và nguồn lực về tài chính để thực hiện Hoạt động thu, chicủa ngân sách Nhà nước thể hiện quá trình phân phối và phân phối lại tổng sảnphẩm xã hội Nghiệp vụ chủ yếu của ngân sách Nhà nước là thu, chi nhưng khôngđơn thuần là việc tăng giảm số lượng tiền tệ mà còn phản ánh mức độ quyền lực, ýchí, đồng thời biểu hiện quan hệ lợi ích kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể kháccủa nền kinh tế trong quá trình phân bổ các nguồn lực và phân phối thu nhập mới.Để nâng cao hiệu quả ngân sách nhà nước, nhà nước ban hành cơ chế quản lý đểquản lý, sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả ngân sách nhà nước, trong đó lập dự toán ngânsách là một trong những công cụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội nângcao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại Trong quá trìnhthực hiện lập dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm, ở địa phương còn nhiều bấtcập từ cơ chế chính sách, hệ thống văn bản, quy trình thực hiện, chất lượng cán bộthẩm định dự toán và một số yếu tố khách quan dẫn đến chất lượng dự toán ngânsách Nhà nước chưa cao, chưa phát huy vai trò trong quản lý tài chính Xây dựng kếhoạch tài chính trung hạn để tạo cơ sở nâng cao chất lượng dự toán ngân sách Tăngcường phân cấp Tài chính Hành chính sự nghiệp , bảo đảm tính thống nhất về thểchế của ngân sách Nhà nước và vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương Hàngnăm, theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Thủ tướng Chính phủ quyết địnhviệc lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm sau.Trên cơ sở tổng hợp, thẩm định dự toán chi thường xuyên của các Sở, ban, ngành,các huyện, thành phố và cơ quan, tổ chức liên quan, Sở Tài chính trình Ủy ban nhândân cấp tỉnh đồng thời Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm phương báo cáoThường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, cho ý kiến, gửi Bộ Tài chính và các

Trang 26

cơ quan có liên quan để tổng hợp, lập dự toán ngân sách Nhà nước trình Chính phủxem xét, quyết định Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, học viên chọn đề tài

nghiên cứu: “Thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước đối với

ngành Giáo dục và Đào tạo của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng.” làm luận văn thạc

sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế và Chính sách.

Nguyễn Tùng Lâm (2019) với đề tài “Thẩm định của Sở Tài chính tỉnh PhúThọ đối với quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước”, luậnvăn thạc sĩ của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Luận văn tập trung phân tích,đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện thẩm định của Sở Tài chínhtỉnh Phú Thọ đối với quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN như hoànthiện bộ máy, nội dung, công cụ và quy trình thẩm định.

Nguyễn Lê Hà (2020) với đề tài “Quản lý chi thường xuyên NSNN của Sở Tàichính Hà Tĩnh đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo”, luận văn thạc sĩ của Trường Đạihọc Kinh tế quốc dân Luận văn đã phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyênNXNN của Sở Tài chính Hà Tĩnh đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong đó cónội dung thẩm định dự toán của các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Nguyễn Thị Quỳnh Vân (2019) với đề tài “Quản lý chi thường xuyên NSNNcho các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục của chính quyền thànhphố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình”, luận văn thạc sĩ của Trường Đại học Kinh tế quốcdân Luận văn đã phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyên NXNN cho cácđơn vị sự công lập trong lĩnh vực giáo dục của chính quyền thành phố Hòa Bình.

Trang 27

Trần Thanh Loan (2020), với đề tài “Tăng cường công tác thẩm tra dự toánchi thường xuyên ngân sách nhà nước của cấp huyện tại Sở Tài chính Thanh Hóa”,luận văn thạc sỹ Học viện Tài chính, Hà Nội Luận văn đã phân tích thực trạng côngtác thẩm tra dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước của cấp huyện tại Sở Tàichính tỉnh Thanh Hòa.

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan nghiên cứu có thể thấychưa có công trình nào nghiên cứu về thẩm định dự toán chi thường xuyên ngânsách nhà nước đối với ngành Giáo dục và Đào tạo của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn được thực hiện hướng tới những mục tiêu cơ bản sau:

- Xác định được khung nghiên cứu về thẩm định dự toán chi thường xuyênngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của của sở tài chính

- Phản ánh được đúng thực trạng, đánh giá kết quả đạt được, những tồn tạihạn chế và nguyên nhân những hạn chế của thẩm định dự toán chi thường xuyênngân sách Nhà nước đối với ngành Giáo dục và Đào tạo của của Sở Tài chính tỉnhCao Bằng trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2020.

- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện thẩm định dự toán chi thường xuyênngân sách Nhà nước đối với ngành Giáo dục và Đào tạo của của Sở Tài chính tỉnhCao Bằng đến năm 2025.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước đối với ngành giáodục và đào tạo của của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Luận văn sử dụng cách tiếp cận hệ thống để nghiêncứu thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước đối với ngành giáodục và đào tạo của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng bao gồm các nội dung: bộ máy thẩmđịnh; nội dung thẩm định; quy trình thẩm định

Trang 28

- Phạm vi không gian: nghiên cứu tại Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng.

- Phạm vi thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập cho giai đoạn từ năm2018 đến năm 2020; Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua và được tiến hànhtừ tháng 06/2020 đến hết tháng 07/2020; Giải pháp đề xuất cho giai đoạn đếnnăm 2025

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Khung nghiên cứu

Các nhân tố ảnhhưởng đến thẩm định

dự toán chi thườngxuyên ngân sách Nhà

nước đối với ngànhGiáo dục và Đào tạo

của của Sở tài chính

Các nhân tố thuộc Sở tài chínhCác nhân tố không thuộc về Sở tài chính, nhân tố khác

Thẩm định dự toán chithường xuyên ngânsách Nhà nước đối với

ngành Giáo dục vàĐào tạo của của Sở tài

- Bộ máy thẩm định- Nội dung thẩm định- Quy trình thẩm định

Thực hiện mục tiêuthẩm định dự toán

chi thường xuyênngân sách Nhà nước

đối với ngành Giáodục và Đào tạo củacủa Sở tài chính

Hình 1 Khung nghiên cứu của luận văn

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Trang 29

5.2 Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan nhằm xây dựng khung lý thuyết

về thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước đối với ngành Giáo dụcvà Đào tạo của của Sở tài chính

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu, phân tích tài liệu thứ cấp Phương pháp

này được sử dụng để phân tích các công trình nghiên cứu liên quan Phân tích nộidung tài liệu để thu thập, học hỏi, kế thừa và phát triển phù hợp với đề tài.

Bước 2: Thu thập thông tin thứ cấp về thẩm định dự toán chi thường xuyên

ngân sách Nhà nước đối với ngành Giáo dục và Đào tạo của của Sở Tài chính tỉnhCao Bằng từ năm 2018 -2020 Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, tàiliệu, thông tin của tỉnh Cao Bằng từ năm 2018- 2020, các báo cáo phát triển kinh tếxã hội, tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng của tỉnh Cao Bằng; thu thậptrên trên internet, sách, báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính Dữliệu sơ cấp thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu 03 cán bộ, công chức Sở Tàichính Nội dung phóng vấn về thực trạng thẩm định dự toán chi thường xuyênNSNN của ngành giáo dục và đào tạo, thời gian phóng vấn từ tại thời điểm tháng6/2021 Học viên sử dung phương pháp phỏng vấn trực tiếp.

Bước 3: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, Học viên sử dụng phương

pháp pháp tổng hợp và phân tích để tiến hành đánh giá những điểm mạnh, điểmyếu, nguyên nhân điểm mạnh, điểm yếu trong việc thẩm định dự toán chi thườngxuyên ngân sách Nhà nước đối với ngành Giáo dục và Đào tạo của của Sở tài chínhtỉnh Cao Bằng giai đoạn 2018- 2020

Bước 4: Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện thẩm định dự toán chi thường

xuyên ngân sách Nhà nước đối với ngành Giáo dục và Đào tạo của của Sở tài chínhtỉnh Cao Bằng cho giai đoạn đến năm 2025.

6 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục thì nộidung của luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Trang 30

Chương 1: Cơ sở lý luận về thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sáchnhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của sở tài chính.

Chương 2: Phân tích thực trạng thẩm định dự toán chi thường xuyên ngânsách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện thẩm định dự toán chithường xuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của Sở Tàichính tỉnh Cao Bằng.

Trang 31

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ TOÁN

CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚINGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA SỞ TÀI CHÍNH1.1 Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với ngành giáodục và đào tạo trên địa bàn tỉnh

1.1.1 Khái niệm

Căn cứ theokLuật Ngân sách nhà nước đã được kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá

XIII nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Ngân sách nhà nước làtoàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong mộtkhoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảmbảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Chi thường xuyên là nhiệmvụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác vàthực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội,bảo đảm quốc phòng, an ninh”.

Theo quy định từ Luật NSNN thì NSNN được thể hiện qua 03 đặc điểmchính như sau:

+ Tính pháp lý: được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.+ Tính kinh tế: là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước.

+ Về thời gian: được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.

Từ những dấu hiệu nhận biết chủ yếu ở trên, bản chất của ngân sách nhànước là: 'bao gồm các hoạt động để hình thành ngân sách và sử dụng ngân sách củaNhà nước

Theo quy định Luật NSNN thì có thể hiểu NSNN được phân chia thành 2 cấpđó là Trung ương và địa phương, mối quan hệ giữa hai cấp ngân sách cơ bản làphân định nguồn thu (nguồn 12) và nhiệm vụ chi cụ thể Căn cứ theo quy định thực

Trang 32

hiện phân bổ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để đảm bảo cân đối,phát triển của từng địa phương

*Khái niêm chi thường xuyên: “Chi thường xuyên là một bộ phận của chiNSNN Nó phản ánh quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN để thực hiện cácnhiệm vụ thường xuyên về quản lý kinh tế xã hội của Nhà nước.”

Xét theo đặc điểm kinh tế thì ctx được thể hiện qua các khoản chi "cáckhoản chi lương, phụ cấp lương, chi hàng hoá và dịch vụ phát sinh thường xuyêncủa Nhà nước Trong cân đối ngân sách, các khoản chi thường xuyên được tài trợbằng những khoản thu mang tính thường xuyên như thuế, phí, lệ phí" Về bản chất

thì có thể hiểu chi thường xuyên là những hoạt động mang tính liên tục, có tính ổnđịnh cao, có tác động trong một thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng nhằmmục đích vận hành, duy trì bộ máy của cơ quan nhà nước, chi thường xuyên có vaitrò, quan hệ gắn bó chặt chẽ với cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước.

Từ những lý do trên: "Chi thường xuyên NSNN là hoạt động chi ngân sách nhànước, trong đó toàn bộ các khoản chi nhằm mục đích để duy trì các hoạt động có tínhchất thường xuyên của các cơ quan, đơn vị nhà nước, các nội dung chi thường xuyênbao gồm: chi tiền lương; tiền công, các khoản phụ cấp theo lương, các khoản trích nộpBHXH, BHYT, KPCĐ, chi mua sắm hàng hóa, văn phòng phẩm, chi dịch vụ, chi sửachữa tài sản và các khoản chi khác theo chế độ hiện hành"

Nói ngắn gọn: "Chi thường xuyên của ngân sách nhà nước là quá trình điềutiết, phân bổ tiền từ ngân sách NN để duy trì, thực hiện các nhiệm vụ hoạt độngmang tính chất thường xuyên của các cơ quan của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp".

* Nội dung chi thường xuyên ngành giáo dục và đt bao gồm: - Quy định về nguồn kinh phí tự chủ:

+ Chi lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp ưu đãi ngành, phụ cấp thu hút,phụ cấp theo công vụ theo Nghị định 57/2011/NĐ-CP, phụ cấp thâm niên nghề,vượt khung, phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp trách nhiệm y tế,phụ cấp bảo lưu, phụ cấp thanh tra ngành, phụ cấp công tác lâu năm, phụ cấpcấp ủy, phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp bảo lưu đứng lớp, chi phí không tínhBHTN của lãnh đạo trường.

Trang 33

- Quy định về nguồn kinh phí không tự chủ:

+ Chi sự nghiệp tập trung, chi mua sắm, trang bị để nâng cao cơ sở vật chất,chi trang bị thiết bị dạy học các lớp, chi phí mua vật tư, công cụ dạy hướng nghiệp

+ Chi chế độ, chính sách theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày02/10/2015 của Chính phủ.

+ Chi chế độ, chính sách theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày18/07/2016 của Chính.

+ Chi chế độ, chính sách theo Thông tư liên tịch số BTC-BLĐTBXH 31/12/2013 của các Bộ Tài chính, Lao động thương binh và Xã hộivà Giáo dục và Đào tạo.

42/2013/TTLT/BGD&ĐT-+ Chi chế độ, chính sách theo Thông tư số 109/2009/TT-BTC- BGDĐT ngày29/5/2009 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Chi chế độ, chính sách theo Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012của Chính phủ.

+ Chi chế độ, chính sách theo Quyết định số 53/2015/QĐ- TTg ngày20/10/2015 của TTCP

+ Chi chế độ, chính sách theo Nghị định số 57/2017/NĐ- CP ngày 9/5/2017của Chính phủ

+ Chi học bổng, chi khác của THPT Chuyên.

d) Khái niệm dự toán chi ngân sách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo

Dự toán chi thường xuyên:“là các khoản mục chi được lập theo quy địnhmang tính chất thường xuyên, tương đối đều trong một thời kỳ nhất định ( trong cáctháng, quý, năm) đảm bảo cho đơn vị duy trì hoạt động” Dự toán chi thường xuyên

gồm hai loại:

- Chi hành chính: “Là dự toán các khoản chi được Ủy ban nhân dân tỉnh giaodự toán theo định mức phân bổ của HĐND tỉnh đối với lĩnh vực hành chính Trongsuốt thời kỳ ổn định NSNN từ 03 đến 05 năm thì đơn vị chỉ được phân bổ dự toánchi đã được cấp có thẩm quyền giao và không điều chỉnh trong suốt giai đoạn ổnđịnh NS Nếu định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ns địa phương không

Trang 34

phù hợp, cần phải điều chỉnh do thực hiện chính sách mới hoặc do yếu tố kháchquan, HĐND tỉnh ủy quyền cho UBND tỉnh quyết định sau khi thống nhất với TTHội đồng nhân dân tỉnh và báo cáo HĐND tỉnh trong kỳ họp gần nhất”

- Chi sự nghiệp (SN): “Thuộc nhiệm vụ chi SN của ngành không nằm trongnhiệm vụ chi quản lý hành chính mà nhằm đảm bảo các hoạt động giảng dạy, đàotạo tại các trường, trung tâm, đơn vị thuộc ngành”

1.1.2 Quy trình lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đốivới ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh

- Việc lập dự toán được thực thiện theo mấy nội dung chi cụ thể như sau:+ Chi chế độ cán bộ, công chức: chi lương, phụ cấp và các khoản trích theolương trên tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao cho từng đơn vị, từng đơnvị SN.

+ Chi cho nội dung giảng dạy và đào tạo (chi khác): dựa trên tổng số chi chếđộ cho con người đã tính toán, xác định số chi khác đảm bảo theo đúng tỷ lệ tốithiểu, theo cơ cấu tổng chi con người và chi khác Dự toán chi khác được chi tiết radự toán chi cho từng nội dung chi hoạt động cụ thể.

+ Dự toán chi thường xuyên đối với các đề án, chương trình mục tiêu quốcgia Các chính sách, nhiệm vụ đặc thù đã được cấp thẩm quyền quyết định hoặccho ý kiến và thực hiện trong năm kế hoạch

(1) Sở Giáo dục và Đào tạo:

+ Tiến hành tập hợp, thẩm định dự toán của chính đơn vị (quản lý nhà nước)và các đơn vị giáo dục và đào tạo trực thuộc (là các trường trực thuộc sở).

+ Thực hiện xây dựng dự toán bổ sung đối với các chương trình, dự án, chínhsách trong đó các nội dung chi theo đối tượng (như học sinh khuyết tật, gia đìnhchính sách, hộ nghèo ) như miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập

+ Thực hiện xây dựng dự toán để thực hiện các chương trình, dự án đã đượccấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc có chủ trương thực hiện.

+ Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp toàn bộ dự toán của tất cả các đơn vịtrực thuộc gửi Sở tài chính để thẩm định

Trang 35

(2) Sở tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị xem xét, thẩm địnhdự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước ngành giáo dục và đào tạo do các đơnvụ xây dựng (đơn vị dự toán cấp I thuộc phạm vi quản lý của Sở giáo dục và đàotạo); Sở Tài chính tổng hợp dự toán chi ngân sách địa phương (trong đó có dự toánchi thường xuyên của ngành giáo dục và đào tạo) báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnhxem xét, quyết định trình cấp có thẩm quyền (TT HĐND tỉnh).

- Trên cơ sở ý kiến thống nhất của Thường trực HĐND tỉnh đối với dự toánchi, Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành gửi báo cáo dự toán chi thường xuyên ngânsách địa phương đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan quản lýchương trình mục tiêu quốc gia đối với phần dự toán chi thường chương trình mụctiêu quốc gia, chương trình mục tiêu.

1.2 Thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối vớingành giáo dục và đào tạo của sở tài chính

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm thẩm định dự toán chi thường xuyên ngânsách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của sở tài chính

1.1.1.1 Khái niệm

Thẩm định dự toán là quá trình kiểm tra, rà soát của sở tài chính đối với toànbộ các nội dung chi thường xuyên ngân sách của đơn vị xây dựng dự toán được xâydựng dựa trên các tiêu chuẩn, định mức, các định mức phân bổ dự toán chi thườngxuyên ngân sách địa phương theo năm hoặc theo thời kỳ ổn định ngân sách Việckiểm tra dự toán là xem xét, tính toán đánh giá trên cơ sở cân đối nguồn thu, chi củađơn vị để từ đó để đảm nguồn kinh phí giao cho các đơn vị thực hiện các chức năng,nhiệm vụ của nhà nước mà xã hội giao phó, đảm bảo tiến độ thời và mục tiêu đề ra

1.1.1.2 Đặc điểm

- Thẩm định là việc sở tài chính sử dụng công cụ, phương pháp để tiến

hành kiểm tra các nhiệm vụ chi, nội dung chi, để có cơ sở đưa ra quyết định giaodự toán cho cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp (các trường) thựchiện các hoạt động, nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan, tổ chức như hoạt độnggiảng dạy và học tập.

Trang 36

- Là việc sở tài chính đối chiếu, kiểm tra các nội dung chi, khoản chi dự toáncủa đơn vị ngành giáo dục với các quy định pháp luật hiện hành, sau đó báo cáo cấpcó thẩm quyền quyết định thì các đơn vị mới có cơ sở để thực hiện chị.

- Căn cứ vào các cơ sở pháp lý của các cơ quan trung ương và địa phươngviệc sở tài chính kiểm tra dự toán chi của các đơn vị ngành giáo dục và đt sử dụngngân sách cần xem xét các khoản chi có lập đúng biểu mẫu hay không?, việc tuânthủ, chấp hành, đảm bảo thời hạn theo quy định

- Sở tài chính kiểm tra, đối chiếu dự toán của ngành giáo dục và đào tạotrong việc thực hiện chế độ tự chủ của các đơn vị ngành giáo dục và đào tạo, việcchấp hành sử dụng kinh phí, biên chế; thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệmtheo quy định của pháp luật hiện hành;

- Kiểm tra việc xây dựng dự toán chi của ngành giáo dục - đào tạo có bảo đảmtheo đúng tỷ lệ phân bổ định mức của các cơ quan trung ương và cơ quan tại địaphương quy định, theo từng năm, từng giai đoạn và theo thời kỳ ổn định.

1.2.2 Mục tiêu và nguyên tắc thẩm định dự toán chi thường xuyên ngânsách nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo của sở tài chính

Thứ hai, thẩm định dự toán đảm bảo tính khách quan, trung thực, không để xảyra tình trạng thất thoát, lãng phí NSNN, thông qua việc kiểm tra, sở tài chính sẽ kịp thờiphát hiện những sai sót và những nội dung chi chưa chính xác, chưa đủ cơ sở pháp lý,nội dung chi chưa đúng mục đích hoặc không đúng nội dung để đơn vị xây dựng dựtoán kịp thời điều chỉnh, bổ sung nhằm đảm bảo tính khách quan của các nội dung chi,tránh trường hợp bị bỏ sót, dẫn đến khi thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung kinh phíthực hiện.

Trang 37

Thứ ba, thông qua việc thẩm định, hoàn chỉnh lộ trình chi thương xuyênNSNN: việc kiểm tra dự toán của ngành giáo dục và đào tạo đối với sở tài chínhgiúp hoàn thiện việc xây dự toán của ngành GD&ĐT và để ngành kịp thời điềuchỉnh những sai sót, nhầm lẫn chưa đúng trong lộ trình phát triển của ngành, đồngthời có thể đề xuất bổ sung những nội dung chi còn thiếu và có phát hiện, ngăn chặnnhững vấn đề tiêu cực trong quá trình thực hiện.

Thứ hai: Thẩm định dự toán của các đơn vị ngành giáo dục và đạo tạo, làxem xét cách tính toán, tổng hợp kinh phí của ngành trên định mức phân bổ chithường dự toán CTX ngân sách của HĐND cấp tỉnh ban hành Đảm bảo công khaivà minh bạch

Thứ ba: Đối với từng nhiệm vụ cụ thể, cần kiểm tra, xem xét cụ theo từngmức phân bổ trên cơ sở xây dựng cho từng nhiệm vụ cụ thể, căn cứ yêu cầu vềkết quả đề ra, tiêu chuẩn, đinh mức kỹ thuật, thời hạn hoàn thành theo quy địnhpháp luật hiện hành.

Thứ tư: Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp tiến hành thẩm định dự toán chiđối với các đơn vị cấp dưới trực thuộc (đơn vị dự toán cấp I), sở giáo dục và đàotạo kiểm tra dự toán của các đơn vị trực thuộc sở, sở tài chính kiểm tra dự toán củasở giáo dục và đào tạo (trong đó có các đơn vị trực thuộc).

1.2.3 Bộ máy thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đốivới ngành giáo dục và đào tạo của sở tài chính

Căn cứ Quyết định của UBND tỉnh về việc ban hành quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của sở tài chính, Quyết định của sở tài chính về

Trang 38

việc ban hành Quy chế làm việc của sở tài chính việc thẩm định dự toán chi thườngxuyên ngân sách nhà nước của cấp tỉnh, của ngành giáo dục và đào tạo là nhiệm vụchuyên môn được giao cho phòng Tài chính Hành chính sự nghiệp chịu trách nhiệmthực hiện Tổ chức bộ máy thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nướcđối với ngành giáo dục và đào tạo của sở tài chính được tổ chức hiện như sau:

Giám đốc sở Tài chính: Giám đốc Sở là người đứng đầu cơ quan, chịu trách

nhiệm trước Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ trưởng Bộ tài chính và trước pháp luật về mọi

mặt công tác, điều hành của Sở tài chính, là người trực tiếp chỉ đạo, giám sát và đưa

ra các quyết định quản lý liên quan đến các hoạt động thực hiện thẩm định dự toáncủa ngành giáo dục và đào tạo, trực tiếp chỉ đạo, giám sát phòng Tài chính Hànhchính sự nghiệp thực hiện thẩm định dự toán.

Phòng Tài chính Hành chính sự nghiệp: Là phòng chuyên môn, nghiệp vụ

tham mưu cho ban giám đốc trong việc quản lý dự toán thu, chi ngân sách của cáccơ quan hành chính, sự nghiệp cấp tỉnh, tổ chức thảo luận, hướng dẫn các đơn vị dựtoán cấp tỉnh xây dựng dự toán thu, chi ngân sách hàng năm, thẩm định phương ánphân bổ ngân sáchđược giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện thẩm định dự toán chithường xuyên ngân sách nhà nước các cơ quan, đơn vị, tổ chức cấp tỉnh và củangành GD&ĐT.

Chuyên viên thẩm định dự toán: là người được giao nhiệm vụ và có trách

nhiệm sử dụng các công cụ, phương pháp và nghiệp vụ, chuyên môn thẩm định dựtoán và chịu trách nhiệm trước đối với các nội dung thẩm định, kịp thời báo cáolãnh đạo phòng và giám đốc Sở về các nội dung thẩm định theo quy định.

1.2.4 Nội dung thẩm định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nướcđối với ngành giáo dục và đào tạo của sở tài chính

Căn cứ cơ sở pháp lý trung ương gồm: Luật Ngân sách Nhà nước; Nghịđịnh, Thông tư và các văn bản, hướng dẫn xây dựng dự toán năm kế hoạch hàngnăm của Bộ Tài chính.

Căn cứ cơ sở pháp lý địa phương gồm: nghị quyết ban hành quy định địnhmức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương, thời kỳ ổn định ngân

Trang 39

sách Quyết định của UBND tỉnh về ban hành quy định định mức phân bổ dự toánchi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017, thời kỳ ổn định ngân sách năm2017-2020

Nội dung thẩm định dự toán của sở tài chính được quy định như sau:

1.2.4.1 Thẩm định các căn cứ để xây dựng dự toán

Việc kiểm tra các căn cứ, cơ sở pháp lý trong việc lập dự toán là vô cùngquan trọng, vì vậy chuyên viên thẩm định cần kiểm tra kỹ các nội dung sau:

Căn cứ để xây dựng về số lao động có mặt, số lao động dự kiến tuyển mới,số lao động nâng lương (nâng lương thường xuyên, trước hạn, nâng ngạch), số laođộng giảm.

Số kinh phí đang thực hiện chi trả cho các chế độ, chính sách ngành giáo dụcvà đào tạo và số kinh phí dự kiến chi trả năm sau.

Kế hoạch phát triển KT-XH năm thực hiện, năm dự toán hoặc giai đoạn pháttriển của địa phương, của ngành, trong đó các nội dung chi, phân bổ dự toán cầngắn liền với các nội dung trên.

Các nhiệm vụ thu, chi của ngành giáo dục và đào tạo do của Chủ tịch UBNDtỉnh quyết định Đối với nguồn thu của các đơn vị được để lại theo chế độ củangành không bao gồm trong định mức phân bổ dự toán chị NS thì được giao cho sởtài chính xác định trong quá trình giao dựt oán cho ngành.

UBND tỉnh quyết định phân bổ dự toán cho ngành GD&ĐT trên cơ sở nghịquyết phân bổ định mức của HDND tỉnh, của ngành các chế độ chính sách củatrung ương theo năm và theo giai đoạn.

1.2.4.2 Thẩm định báo cáo tình hình thực hiện dự toán năm trước

Việc đánh giá, phân tích tình hình thực hiện dự toán năm trước là một bướckhông thể thiếu được trong việc thẩm định Đặc biệt đối với CTX thì về bản chất thìcác khoản ctx thường không có sự thay đổi nhiều về nội dung và không có biếnđộng về số lượng, tuy nhiên chuyên viên thẩm định cần lưu ý đối với trường hợp cóchính sách về cải cách chế đô tiền lương.

Trang 40

Để việc đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm trước đạt kết quả caochuyên viên thẩm định cần căn cứ vào mấy nội dung cơ bản sau:

- Dự toán được TTCP phủ giao và UBND cấp tỉnh giao- Dự toán được HĐND tỉnh quyết định

- Các khoản điều chỉnh tăng, giảm, trong đó:

+ Tăng từ nguồn dự phòng của ngân sách địa phương+ Tăng từ nguồn tăng thu của ngân sách địa phương

+ Tăng từ nguồn bổ sung có mục tiêu đối với nguồn ngân sách trung ương+ Giảm chi theo quyết định của UBND tỉnh (nếu có)

Một số điều cần chú ý:

Thứ nhất, để có được cơ sở phân tích, đánh giá và lập dt ngân sách năm sau,

ngành giáo dục và đào tạo cần ước thực hiện dự toán năm ngân sách đến tháng 10năm thực hiện, các đơn vị cần ước số kinh phí thực hiện trên cơ sở số dự toán đượcUBND tỉnh giao hằng năm cộng với nguồn kinh phí bổ sung từ NSTW cho đếnthời điểm ước thực hiện cộng với sử dụng dự phòng của NSĐP Trường hợp đếnthời điểm đánh giá mà dự phòng NSĐP còn nhiều thì có thể bổ sung thêm một phầntừ dự phòng ngân sách còn lại Thông thường tỷ lệ ước thực hiện bằng hoặc cao hơnmột chút so với dự toán (không quá 5%) Nếu vượt lên trên thì cần chú ý phân tíchkỹ nguồn tăng từ đâu

Thứ hai, Chi tiền lương là một trong những yếu tố chi phí chiếm tỷ lệ lớn trong

chi thường xuyên, vì vậy nếu như trong năm Chính phủ có ban hành chính sách, chếđộ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở theo chế độ nhà nước (không tính tăng lươngthường xuyên), đơn vị cần tách riêng số kinh phí tăng lương để xem xét, đánh giáphần tích

Thứ ba, số thu của từng trường trong báo cáo thực hiện dự toán của ngành

cũng cần được các chuyên viên xem xét, phân tích đánh giá để làm cơ sở đánhgiá số thu năm kế hoạch, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu, các yếutố tăng nguồn thu.

Ngày đăng: 13/08/2022, 14:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Nguyễn Công Nghiệp (2019), “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước”, đề tài nhánh IX, đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chithường xuyên ngân sách nhà nước”
Tác giả: Nguyễn Công Nghiệp
Năm: 2019
9. Nguyễn Ngọc Mỹ (2019) trong nghiên cứu “Tăng cường công quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước các huyện, thành phố trực thuộc tại Sở Tài chính Thái Bình”. Luận Văn thạc sĩ Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tăng cường công quản lý chithường xuyên ngân sách nhà nước các huyện, thành phố trực thuộc tại SởTài chính Thái Bình”
10. Nguyễn Thị Lệ thúy, Bùi Thị Hồng việt (2019) Giáo trình chính sách công (chính sách kinh tế - xã hội), Nxb Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chính sách công(chính sách kinh tế - xã hội), Nxb Đại học kinh tế Quốc dân
Nhà XB: Nxb Đại học kinh tế Quốc dân
11. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Thu Hà và Đỗ Thị Hải Hà (2012), Giáo trình Quản lý học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý học
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Thu Hà và Đỗ Thị Hải Hà
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2012
12. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2020), “Tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước các huyện, thành phố trực thuộc tại Sở Tài chính Nghệ An. Luận Văn thạc sĩ Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường công tác quản lý chi thườngxuyên ngân sách nhà nước các huyện, thành phố trực thuộc tại Sở Tài chínhNghệ An
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Năm: 2020
13. Nguyễn Thị Thu Hà (2020), “Nâng cao chất lượng quản lý dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước của cấp huyện tại Sở Tài chính Tuyên Quang. Đại học Thương Mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng quản lý dự toán chithường xuyên ngân sách nhà nước của cấp huyện tại Sở Tài chính TuyênQuang
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Năm: 2020
14. Nguyễn Lê Hà (2020), “Quản lý chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chính Hà Tĩnh đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo”, luận văn thạc sĩ của Trường Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản lý chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chínhHà Tĩnh đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo”
Tác giả: Nguyễn Lê Hà
Năm: 2020
17. Sở Tài chính Cao Bằng (2020), Báo cáo hoạt động nghiệp vụ Sở Tài chính Cao Bằng năm 2018- 2020, Tỉnh Cao Bằng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hoạt động nghiệp vụ Sở Tài chínhCao Bằng năm 2018- 2020
Tác giả: Sở Tài chính Cao Bằng
Năm: 2020
19. UBND tỉnh Cao Bằng (2016), “Quyết định số 35/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 về ban hành quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017, thời kỳ ổn định 2017-2020”, Cao Bằng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 35/2016/QĐ-UBND ngày20/12/2016 về ban hành quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyênngân sách địa phương năm 2017, thời kỳ ổn định 2017-2020”
Tác giả: UBND tỉnh Cao Bằng
Năm: 2016
20. Viện Ngôn ngữ học (2020), “Từ điển Bách khoa toàn thư tiếng Việt”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách khoa toàn thư tiếng Việt”
Tác giả: Viện Ngôn ngữ học
Năm: 2020
15. Quốc hội (2015), Luật số 83/2015/QH13 Ngân sách nhà nước ban hành ngày 25 tháng 6 năm 2015 Khác
21. Website Công báo tỉnh Cao Bằng http :// congbao . caobang . gov . vn 22. Website Sở Tài chính Cao Bằng https ://sotaichinh.caobang.gov.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w