1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng nền kinh tế việt nam từ khi gia nhập asean  

29 1,8K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 635,17 KB

Nội dung

 Việt Nam trong ASEAN: Là một bộ phận hữu cơ của ASEAN và là một thành viên có trách nhiệm của giađình ASEAN, ngay sau khi chính thức gia nhập từ ngày 28/7/1995, Việt Nam đã có nhiềuđón

Trang 1

Tiểu luận Thực trạng nền kinh tế

Việt Nam từ khi gia nhập

ASEAN

Trang 2

MỤC LỤC

Chương I: Sơ lược về hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN 3

1.1 Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN 3

1.2 Việt Nam trong ASEAN 4

Chương II: Thực trạng nền kinh tế Việt Nam từ khi gia nhập ASEAN 8

2.1 Những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN – Giải pháp cụ thể 8

2.1.1 Cơ hội 8

2.1.1.1 Góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam 8

2.1.1.2 Góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngoài 10

2.1.1.3 Tạo điều kiện cho nước ta tiếp thu qua công nghệ tiên tiến, đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh 11

2.1.1.4Góp phần duy trì hòa bình ổn định, tạo dựng môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, nâng cao vị trí của Việt Nam trong khu vực 12

2.1.1.5Tạo cơ hội mở rộng giao lưu các nguồn lực nước ta với các nước 12

2.1.1.6Cơ hội đối với các nhà doanh nghiệp 12

2.1.1.7Cơ hội học hỏi nâng cao và hoàn thiện các giá trị văn hóa và giáo dục 12

2.1.1.8Cơ hội hoàn thiện các thể chế, hệ thống luật pháp và quản lý Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế 13

2.1.2 Thách thức 13

2.1.3 Giải pháp 16

2.1.3.1 Đối với nhà nước 16

2.1.3.2 Đối với doanh nghiệp 17

2.2 So sánh kinh tế và trình độ phát triển của Việt Nam với một nước trong khu vực Đông Nam Á: Thái Lan 18

2.2.1 So sánh 18

Trang 3

2.2.2 Chiến lược rút ngắn khoảng cách phát triển 25

2.2.2.1 Lợi thế về nguồn nhân lực, nhưng tình hình giáo dục lại ngày càng xuống cấp 25

2.2.2.2Vị trí địa lý với bờ biển dài tiếp cận dễ dàng với các nước phát triển trong khu vực 26

2.2.2.3Việc phân bổ các thành phố, các trung tâm kinh tế trong cả nước tương đối hài hoà 26

2.2.2.4 Để kinh tế phát triển với tốc độ cao và bền vững trong thời gian dài như vậy phải vừa đẩy nhanh quá trình tích luỹ tư bản vừa tạo điều kiện để kinh tế phát triển có hiệu suất 26

Chương III: Kết luận 28

PHỤ LỤC 29

MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 4

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ HIỆP HỘI CÁC NƯỚC

ĐÔNG NAM Á – ASEAN

1.1 Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN:

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 bởi Tuyên bố Băng-cốc, Thái Lan, đánh dấu mộtmốc quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực

Nations-Khi mới thành lập ASEAN gồm 5 nước là Indonesia, Malaysia, Philippine,Singapore và Thái Lan Năm 1984 ASEAN kết nạp thêm Brunei làm thành viên thứ 6.Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội Ngày23/7/1997 kếtnạp Lào và Myanma Ngày 30/4/1999, Căm-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 củaASEAN, hoàn thành ý tưởng về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam á,một ASEAN của Đông Nam Á và vì Đông Nam Á

Các nước ASEAN (trừ Thái Lan) đều trải qua giai đoạn lịch sử là thuộc địa củacác nước phương Tây và giành được độc lập vào các thời điểm khác nhau sau Chiếntranh thế giới thứ hai Mặc dù ở trong cùng một khu vực địa lý, song các nước ASEANrất khác nhau về chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hoá, tạo thành một sự đa dạng choHiệp hội

ASEAN có diện tích hơn 4.5 triệu km2 với dân số khoảng 575 triệu người; GDPkhoảng 1281 tỷ đô la Mỹ và tổng kim ngạch xuất khẩu 750 tỷ USD Các nước ASEAN

có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và hiện nay đang đứng hàng đầu thế giới vềcung cấp một số nguyên liệu cơ bản như: cao su (90% sản lượng cao su thế giới); thiếc vàdầu thực vật (90%), gỗ xẻ (60%), gỗ súc (50%), cũng như gạo, đường dầu thô, dứa Công nghiệp của các nước thành viên ASEAN cũng đang trên đà phát triển, đặc biệttrong các lĩnh vực: dệt, hàng điện tử, hàng dầu, các loại hàng tiêu dùng Những sản phẩmnày được xuất khẩu với khối lượng lớn và đang thâm nhập một cách nhanh chóng vào cácthị trường thế giới ASEAN là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với các khuvực khác trên thế giới, và được coi là tổ chức khu vực thành công nhất của các nước đangphát triển

Tuy nhiên mức độ phát triển kinh tế giữa các nước ASEAN không đồng đều an-ma hiện là nước có thu nhập quốc dân tính theo đầu người thấp nhất trong ASEAN,

Trang 5

Mi-chỉ vào khoảng hơn 200 đôla Mỹ Indonesia là nước đứng đầu về diện tích và dân sốtrong ASEAN, nhưng thu nhập quốc dân tính theo đầu người chỉ vào khoảng trên 600đôla Mỹ Trong khi đó, Singapore và Brunei là hai quốc gia nhỏ nhất về diện tích(Singapore) và về dân số (Brunei) lại có thu nhập theo đầu người cao nhất trongASEAN, vào khoảng trên 30.000 đô la Mỹ/năm.

Ở các nước ASEAN đang diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ theohướng công nghiệp hoá Nhờ chính sách kinh tế “hướng ngoại”, nền ngoại thươngASEAN đã phát triển nhanh chóng, tăng gần năm lần trong 20 năm qua, đạt trên 160 tỷđôla Mỹ vào đầu những năm 1990 (nay là 750 tỷ đôla Mỹ) ASEAN cũng là khu vựcngày càng thu hút nhiều vốn đầu tư của thế giới Nếu năm 2005, tổng số vốn đầu tư màASEAN thu hút được tăng 16,9% so với năm 2004, thì năm 2006, tổng số vốn đầu tư đãtăng 27,5%

1.2 Việt Nam trong ASEAN:

Quá trình hội nhập ASEAN:

- Ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành viên chính thức của ASEAN

- Ngày 15/12/1995, Việt Nam chính thức tham gia thực hiện AFTA bằng việc kýnghị định thư gia nhập hiệp định CEPT để thành lập khu cực mậu dịch tự doASEAN

- Việt Nam bắt đầu thực hiện hiệp định CEPT từ ngày 1/1/1996 và sẽ kết thúc vàongày 1/1/2006

- Tại thời điểm gia nhập Việt Nam đã đệ trình với các nước ASEAN bốn danh mụchàng hóa theo quy định của CEPT: danh mục loại trừ hoàn toàn, danh mục loại trừtạm thời, danh mục cắt giảm thuế, danh mục nông sản chưa chế biến và chế biếnnhạy cảm cao Những mặt hàng đưa vào thực hiện CEPT là những mặt hàng có thểmạnh xuất khẩu của ta hoặc những mặt hàng chưa có buôn bán trao đổi gì vớiASEAN

Việt Nam trong ASEAN:

Là một bộ phận hữu cơ của ASEAN và là một thành viên có trách nhiệm của giađình ASEAN, ngay sau khi chính thức gia nhập từ ngày 28/7/1995, Việt Nam đã có nhiềuđóng góp quan trọng, thiết thực trong việc xác định các phương hướng hợp tác và tươnglai phát triển cũng như các quyết sách lớn của Hiệp hội, góp phần tăng cường đoàn kết và

Trang 6

Kể từ khi tham gia ASEAN, với quyết tâm hoàn thành tốt nghĩa vụ một quốc giathành viên, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia vào tất cả các hoạt động hợp tác từchính trị - an ninh, kinh tế - thương mại, cho đến hợp tác chuyên ngành.

Một trong những đóng góp đầu tiên của chúng ta trong ASEAN là nỗ lực thúc đẩyviệc kết nạp các nước Lào, Myanma và Căm-pu-chia, vào hiệp hội, hình thành một khốiASEAN thống nhất qui tụ tất cả 10 quốc gia Đông Nam Á Đây là một bước ngoặt có ýnghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển của ASEAN

Bên cạnh đó, Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phươnghướng hợp tác và các quyết sách lớn của ASEAN, như xây dựng Tầm nhìn 2020, Tuyên

bố Hà Nội về Thu hẹp khoảng cách phát triển, Chương trình hành động Viên-chăn Vàđặc biệt trong quá trình soạn thảo Hiến chương ASEAN và các Kế hoạch Tổng thể xâydựng 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN, Việt Nam chính là nước đã đề xuất xây dựng trụcột thứ ba là Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN

Ba năm sau khi là thành viên, Việt Nam đã nhận đăng cai Hội nghị cấp caoASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội tháng 12/1998 Việc chúng ta tổ chức thành công Hội nghịnày đã giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế trong lúc Hiệphội đang ở thời điểm khó khăn nhất do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chínhnăm 1997

Tiếp đó, trong năm 2000 và 2001, Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ủyban Thường trực ASEAN; tổ chức thành công Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 34

và các Hội nghị liên quan, được bạn bè quốc tế đánh giá cao

Với tư cách là một trong những nước sáng lập Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF),Việt Nam đã chủ động tham gia và có nhiều đóng góp vào tiến trình ARF, góp phần xâydựng ARF trở thành một diễn đàn đối thoại về an ninh có vị thế ở khu vực

Trong lĩnh vực hợp tác giữa các nước thành viên của hiệp hội, Việt Nam đã đónggóp tích cực trong việc thực hiện Sáng kiến liên kết ASEAN, phát triển khu vực Tiểuvùng Mê Công mở rộng và Hành lang kinh tế Đông Tây

Không chỉ thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên, Việt Nam còn có nhiềuđónggóp tích cực cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các nước Đốithoại, góp phần nâng cao tiếng nói và vị thế của ASEAN trên thế giới Việt Nam đã thựchiện tốt vai trò nước Điều phối quan hệ giữa ASEAN với Nga, Mỹ, Nhật Bản, Australia,

và Canađa Với tư cách đó, Việt Nam đã thúc đẩy quan hệ ASEAN với các nước Đốithoại này phát triển hơn cả về bề rộng lẫn chiều sâu

Trang 7

Trong bối cảnh ASEAN đang bước sang một giai đoạn mới, hướng tới hoàn thànhmục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục thúcđẩy hợp tác ASEAN với tinh thần tích cực, chủ động, và có trách nhiệm, đóng góp hơnnữa vào sự phát triển của Hiệp hội, vì hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực.

Việc Việt Nam sẽ chính thức đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN trong năm

2010, đúng vào dịp kỷ niệm 15 năm Việt Nam gia nhập ASEAN một lần nữa cho thấy sựtin tưởng của hiệp hội vào việc Việt Nam sẽ làm tốt trọng trách của Chủ tịch ASEAN, đặtnền móng quan trọng cho sự phát triển năng động và bền vững của Cộng đồng ASEAN

Trang 8

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TỪ KHI GIA NHẬP ASEAN

2.1 Những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN – Giải pháp cụ thể

Hội nhập kinh tế trong khu vực là điều thiết yếu cho sự phát triển kinh tế của cácnước trong khu vực nói chung và cho Việt Nam nói riêng, nó tạo ra những cơ hội cho sựphát triển cũng như vừa có những thách thức với các thành viên nhất là các thành viên cótrình độ phát triển thấp Việc hội nhập kinh tế trong khu vực cũng mạng lại cho Việt Namnhững cơ hội thuận lợi xong bên cạnh đó cũng đem lại không ít những khó khăn và tháchthức

2.1.1.1 Góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam

Biểu đồ 1:Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN

6 tháng đầu năm 2005 - 2010

Trang 9

Nội dung của hội nhập là mở cửa thị trường vì vậy khi Việt Nam gia nhập ASEAN

sẽ mở rộng quan hệ bạn hàng Cùng với việc được hưởng những ưu đãi về thuế quan, xóa

bỏ hàng rào phi thuế quan và các chế độ đãi ngộ khác tạo điều kiện cho hàng hóa ViệtNam thâm nhập thị trường trong khu vực Đông Nam Á

Biểu đồ 2: Quan hệ ngoại thương Việt Nam-ASEAN giai đoạn năm 2005- 2009

Trang 10

Biểu đồ 3: Tỷ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

giữa Việt Nam - ASEAN giai đoạn từ năm 2005-2009

2.1.1.2 Góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngoài

CÁC KHU CÔNG NGHI P C A ASEAN T I VI T NAM ỆP CỦA ASEAN TẠI VIỆT NAM ỦA ASEAN TẠI VIỆT NAM ẠI VIỆT NAM ỆP CỦA ASEAN TẠI VIỆT NAM

Nguồn: www.vietbao.vn

Gia nhập ASEAN là cơ hội để thị trường nước ta mở rộng, điều này sẽ làm hấpdẫn những nhà đầu tư Họ sẽ mạng vốn và công nghê Vào nước ta sử dụng lao động vàtài nguyên sẵn có của nước ta làm sản phẩm tiêu thụ trên thị trường khu vực với các ưuđãi mà nước ta có cơ hội mở rộng thị trường, kéo theo cơ hội thu hút vốn đầu tư nướcngoài Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp trong nước huy động và sử dụng vốn có hiệuquả hơn Hiện nay, đã có trên 80 nước có dự án đầu tư vào Việt Nam, trong đó có nhiều

Trang 11

công ty và tập đoàn lơn có cộng nghe tiên tiến Điều này góp phần làm chuyển dịch cơcấu kinh tế trong nước theo hướng công nghiệp, phát triển lượng sản xuất và công ăn việclàm.

Biểu đồ 4: FDI của các nước trong khu vực Asean vào Việt Nam (Tính từ năm 1988

đến tháng 6/2011 - tỷUSD)

Do nước ta nằm ở vị trí chiến lược, cộng với nguồn tài nguyên phong phú, nhâncông dồi dào, tình hình chính trị ổn định đã giúp ta thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tưcủa các nước bạn và trên trên thế giới Đây là thuận lợi mà rất ít nước có được Qua đócác nhà đầu tư đã tạo được nhiều việc làm cho người dân, đồng thời nâng cao mức sốngcủa người dân Việt Nam

2.1.1.3 Tạo điều kiện cho nước ta tiếp thu qua công nghệ tiên tiến, đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh.

- Việt Nam gia nhập ASEAN sẽ góp phần tranh thủ được kỹ thuật, công nghệ tiêntiến cúa các nước để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa Hội nhập kinh

tế trong khu vực là con đường để khai thông thị trường nước ta với khu vực, tạo môitrường đàu tư hấp và hiệu quả Qua đó các kĩ thuật, công nghệ quốc gia nước ngoài nhằmphát triển năng lực kĩ thuật nhất là công nghệ quốc gia Trong những năm, cuộc cáchmạng khoa học kĩ thuật nhất là công nghê thông tin và viễn thông phát triển mạnh tạođiều kiện để tiếp cận và phát triển công nghê mới

- Ngoài việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tạo cơ hội tiếp nhận tiến bộ kĩ thuật

và công nghệ nước ta vẫn có thể sử dụng ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu để nhập côngnghệ mới phục vụ các nhu cầu sản xuất kinh doanh.Việc gia nhập ASEAN cũng gópphần không nhỏ vào công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong nhiều lĩnh vực

Trang 12

2.1.1.4 Góp phần duy trì hòa bình ổn định, tạo dựng môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, nâng cao vị trí của Việt Nam trong khu vực.

2.1.1.5 Tạo cơ hội mở rộng giao lưu các nguồn lực nước ta với các nước

Với dân số trên 80 triệu người nguồn nhân lực của nước ta khá dồi dào, việc hộinhập kinh tế trong khu vực sẽ tạo cơ hội để nguồn nhân lực của nước ta khia thông vàgiao lưu với các nước Nước ta có thể thông qua hội nhập để xuất khẩu lao động hoặc cóthể sử dụng lao động thông qua các hợp đồng gia công chế biến hàng xuất khẩu Đồngthời tạo cơ hội để nhập khẩu lao động kỹ thuật cao, các công nghệ mới, các phát minhsáng chế mà nước ta chưa có

2.1.1.6 Cơ hội đối với các nhà doanh nghiệp

Theo các nhà kinh tế trọng thương, tất cả các quốc gia, các doanh nghiệp đều cóthể tìm cho mình một ưu thế tương đối nào đó trong một nền kinh tế Một khi quy mô nềnkinh tế này được mở rộng thì ưu thế này càng tăng lên Bên cạnh đó, việc gia nhập kinh

tế trong khu vực sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam cọ xát trên thị trường để nâng caotrình độ quản lý, công nghệ, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, thương thuyết hợp đồng để cóthể tham gia vào thị trường thế giới một cách vững vàng và tự tin Điều này giúp chodoanh nghiệp sản xuất và quản lý tốt có thể thu hút thêm được nguồn vốn và nhân lực từcác doanh nghiệp bị phá sản do kém cạnh tranh

2.1.1.7 Cơ hội học hỏi nâng cao và hoàn thiện các giá trị văn hóa và giáo dục

Trong một nền kinh tế hội nhập thì việc trao đổi văn hóa – giáo dục giữa Việt Nam

và các nước trên thế giới sẽ giúp chúng ta tìm hiểu, học hỏi và hấp thu những phươngpháp giáo dục tích cực của các quốc gia trên thế giới mà gần nhất là các quốc gia trongkhu vực Đông Nam Á

Bên cạnh đó, chúng ta rất có nhiều cơ hội giới thiệu với bạn bè láng giềng và vươn

xa hơn là bạn bè thế giới những giá trị văn hóa Việt Nam, văn hóa Châu Á hết sức quýbáu và đặc trưng Người dân nước ta vốn được đánh giá chung là cần cù, sáng tạo, chịukhó học hỏi, như thế việc hội nhập sẽ tạo cho ta nhiều cơ hội tự hoàn thiện mình trongmột nền kinh tế toàn cầu Các nhân viên Việt Nam làm việc tại các công ty nước ngoài ,các công ty đa quốc gia, các xí nghiệp liên doanh sẽ được học hỏi phong cách làm việcchủ động, có hiệu quả cao của các nhà quản lý có tầm cỡ cao trong khu vực Ngay chínhlực lượng lao động xuất khẩu đang làm việc tại nước ngoài, các sinh viên đang được đàotạo ở nước ngoài cũng sẽ là một đội ngũ tiềm năng giúp hoàn thiện các giá trị văn hóa vàgiáo dục Việt Nam Các doanh nghiệp sẽ phải làm việc với các bạn tầm cỡ quốc tế và khuvực nên có nhiều cơ hội học hỏi văn hóa quản lý, tổ chức, đối nội đối ngoại để nâng cao

Trang 13

hiệu quả kinh doanh của mình Đây là cơ hội hết sức cần thiết và quý giá cho một quốcgia đang tìm tòi hướng đi phát triển đúng đắn và hiệu quả như nước ta.

2.1.1.8 Cơ hội hoàn thiện các thể chế, hệ thống luật pháp và quản lý Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế

Một khi ta mở rộng phòng tay bạn bè, đối tác, các thể chế, định chế, hệ thống phápluật và quản lý Nhà nước của chúng ta sẽ có nhiều cơ hội được đóng góp và hoàn thiện.Khi tham gia vào một sân chơi chung, chúng ta sẽ có dịp so sánh, cân nhắc để đặt ranhững nhiệm vụ cụ thể trước mắt và lâu dài, nhìn nhận những yếu kém, bất cập để phánđấu tự hoàn thiện mình nhằm đạt đến một nền quản lý nhà nước hiệu quả hơn, hệ thốngluật pháp chặt chẽ, nghiêm minh hơn và các thẻ chế vững mạnh, có thể phát huy tối đanền dân chủ xã hội chủ nghĩa theo phương châm “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý vànhân dân làm chủ”

2.1.2 Thách thức

Bước đầu gia nhập ASEAN và kể cả sau này nữa, nó không chỉ đem lại những lợiích mà còn đặt nước ta trước nhiều thử thách Nếu chúng ta không có biện pháp ứng phótốt thì sự thua thiệt về kinh tế và xã hội có thể rất lớn Ngược lại, nếu chúng ta có chiếnlược thông minh, chính sách khôn khéo sẽ hạn chế được thua thiệt, giành được lợi íchnhiều hơn cho đất nước:

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng, thuộc vào loại nhanhthứ hai ở châu Á, chỉ sau có Trung Quốc, song có điều chưa thể hoàn toàn yên tâm vìnguy cơ tụt hậu vẫn còn đó Các số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê vào năm 2004

đã cho thấy, nếu xét theo GDP thực tế, Việt Nam hiện vẫn chỉ ở vị trí xếp hạng thứ 7trong khối 10 nước ASEAN (đứng trước Myanma, Campuchia và Lào) và đứng thứ 58trên thế giới, vẫn thuộc vào nhóm nước nghèo

So sánh GDP giữa Việt Nam và Thái Lan (USD)

Trang 14

Để thực hiện được mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lầnthứ IX (2001) đề ra là trở thành nước công nghiệp Chúng ta cần phải phấn đấu vượt quamột số trở ngại, thách thức sau đây trong tiến trình hội nhập ASEAN nói riêng và hộinhập kinh tế quốc tế nói chung:

- Nguy cơ tụt hậu

Sự tồn tại một hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật của nền sản xuất xã hộicòn nhiều lạc hậu, bao gồm cả những vấn đề còn rất nan giải như hệ thống máy móc, thiết

bị chủ yếu là ở các thế hệ cũ, hệ thống giao thông - dịch vụ tài chính, ngân hàng cùngvới quá trình đô thị hoá tuy đã khá hơn nhiều so với trước song vẫn còn khấp khểnh chưađồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển bền vững ở nước ta

- Năng lực cạnh tranh còn thấp, chậm được cải thiện.

Do các nước trong khu vực ASEAN có nền văn hóa tương đồng nhau nên có nhiềusản phẩm giống nhau

Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xét về các chỉ số cạnh tranhcủa nền kinh tế, Việt Nam xếp thứ 48/53 nước được xem xét năm 1999, 60/75 nước năm

2001 và 65/80 năm 2002

Năng lực quản lý doanh nghiệp còn yếu Nhiều doanh nghiệp nhà nước tồn tạiđược là nhờ có sự bảo hộ, trợ cấp của Nhà nước Tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước làm ănthua lỗ còn lớn Xét về tiêu chí cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá như giá cả, chất lượng,mạng lưới tổ chức tiêu thụ và uy tín doanh nghiệp thì sức cạnh tranh của hàng hoá ViệtNam cũng còn thua kém hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới

- Trình độ lao động còn thấp và hiện tượng “chảy máu chất xám”

Tuy những năm gần đây Việt Nam đã phát triển một cách vượt bậc nhưng vẫn còn

đó những hạn chế, bất cập về nguồn nhân lực trình độ cao trước yêu cầu của hội nhậpquốc tế và khu vực

Ngày đăng: 05/03/2014, 19:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng số liệu thống kê kinh tế của 2 nước: - thực trạng nền kinh tế việt nam từ khi gia nhập asean  
Bảng s ố liệu thống kê kinh tế của 2 nước: (Trang 19)
Bảng số liệu về xuất nhập khẩu của 2 nước: - thực trạng nền kinh tế việt nam từ khi gia nhập asean  
Bảng s ố liệu về xuất nhập khẩu của 2 nước: (Trang 23)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w