Kinh tế phát triển với tốc độ cao và bền vững trong thời gian dà

Một phần của tài liệu thực trạng nền kinh tế việt nam từ khi gia nhập asean   (Trang 25 - 29)

vậy phải vừa đẩy nhanh quá trình tích luỹ tư bản vừa tạo điều kiện để kinh tế phát triển có hiệu suất

Thứ nhất, vấn đề tích luỹ tư bản.

Vấn đề hiện nay của Việt Nam là phải tạo môi trường thuận lợi để kích thích tư bản trong nước và nước ngoài tích cực đầu tư. (Để tích luỹ tư bản nhanh và có hiệu quả cần tăng đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI))

Tuy nhiên, FDI giảm liên tục từ năm 1997, gần đây mới hồi phục nhưng còn yếu. Trong tình trạng doanh nghiệp tư nhân trong nước còn nhỏ bé, các doanh nghiệp nhà nước còn yếu kém và đang trong quá trình cải cách, nếu không có một sự xoay chiều mạnh mẽ trong FDI thì kinh tế Việt Nam khó có thể tăng trưởng được ở mức cao.Nhìn sang các nước châu Á lân cận, ta thấy họ ngày càng nhận thức vai trò quan trọng của FDI trong xu thế toàn cầu hoá, và ra sức tạo điều kiện để thu hút FDI hơn nữa. Các nước này với quá trình phát triển và thu hút FDI trong nhiều thập kỷ đã xây dựng được một nền công nghiệp vững mạnh hơn Việt Nam rất nhiều. Có thể nói trình độ kỹ thuật, công nghệ, bề dày của tri thức quản lý kinh doanh tại các nước này đã tăng nhanh và phụ thuộc nhiều vào độ lớn của FDI được tích luỹ (FDI stock). Là một nước đi sau, FDI stock của Việt

chẳng hạn. Để rút ngắn khoảng cách, thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, phải quan tâm hơn đến vai trò của FDI.

Thứ hai là vấn đề phát triển có hiệu suất.

Cùng với việc đẩy mạnh tích luỹ tư bản, phát triển có hiệu suất là biện pháp hữu hiệu nhất để rút ngắn khoảng cách với các nước xung quanh. Tích luỹ tư bản dù được đẩy mạnh cũng không thể vượt qua một giới hạn nhất định vì vấn đề môi trường và những hạn chế về vốn, về công nghệ và thị trường, v.v.. Do đó, với cùng một tốc độ về tích luỹ tư bản nhưng nước nào phát triển có hiệu suất thì nền kinh tế sẽ phát triển với tốc độ cao hơn.

Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh (giữa các thành phần kinh tế) và hội nhập tích cực vào thị trường thế giới để tư bản và các yếu tố sản xuất khác được sử dụng một cách có hiệu quả nhất.

Có kế hoạch dài hạn trong việc xây dựng nguồn nhân lực đồng thời tạo cơ chế để nhân tài được sử dụng đúng chỗ.

Tạo môi trường để khoa học và công nghệ ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam, tri thức về công nghệ và quản lý, kinh doanh được phổ biến rộng khắp.

Bộ máy hành chính cần phải được cải cách nhanh (quy rõ trách nhiệm và quyền hạn các cấp để có thể phân cấp quản lý) và tạo cơ chế để người tài giỏi và có phẩm chất đạo đức giữ những chức vụ quản lý nhà nước.

Bộ máy hành chính như hiện nay dễ làm tăng phí tổn hành chính của doanh nghiệp và làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực. Trong trạng thái đó, doanh nghiệp sẽ tìm cách tạo quan hệ không chính đáng với quan chức quản lý mà kinh tế học phát triển gọi là mưu tìm đặc lợi (rent-seeking) thay vì nỗ lực tìm kiếm thị trường, cải tiến công nghệ để giảm giá thành và tăng phẩm chất hàng sản xuất. Một nước phát triển nhanh và có hiệu suất khi các doanh nghiệp hăng hái, nỗ lực trong việc mưu tìm lợi nhuận (prrofit-seeking) chân chính hơn là mưu tìm đặc lợi.

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN

Không ngoài xu thế đối thoại và hợp tác, Việt nam cũng đang trong quá trình mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế khu vực nói riêng và thế giới nói chung.

Gia nhập vào ASEAN là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình hội nhập của Việt Nam. Chính việc đó đã đưa Việt Nam ngày càng tiến gần hơn với các nước trên thế giới, giảm bớt khoảng cách giữa các nước trong khu vực và làm nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế.

Việt Nam cần phải cố gắng hơn nữa để “hòa nhập” chứ không “hòa tan” và không quên đi giá trị truyền thống vốn có của dân tộc khi tiếp cận được các nền văn hóa mới lạ của các nước bạn và các nước phương Tây.

Ngoài ra chúng ta cần đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh được với các nước ASEAN và trên thế giới. Để thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài thì Việt Nam cần phải cải cách mạnh mẽ môi trường hành chính quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng - kỹ thuật tiên tiến tạo thuận lợi trong giao thương buôn bán; đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao để không những đáp ứng nhu cầu phát triển cho đất nước mà còn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy gia nhập vào ASEAN chỉ được 14 năm chưa phải là một chặng đường dài nhưng Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng và khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong khu vực và cả trên trường quốc tế. Tiếng nói của Việt Nam ngày càng được vang xa và lan tỏa.

Phía trước của ASEAN tuy cũng nhiều cơ hội để phát triển, song cũng không ít thách thức đòi hỏi Việt Nam cũng như các thành viên khác trong ASEAN phải tăng cường hợp tác, liên kết chặt chẽ hơn nữa; cố gắng biến ý tưởng “Tầm nhìn ASEAN 2020” thành hiện thực.

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH

Các nước trong khối ASEAN Hội nghị cấp cao ASEAN lần VI

Hội nghị xúc tiến thương mại với Mianma

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 12

Quan hệ hợp tác với Thái Lan được mở cửa

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Sách Lịch sử nâng cao lớp 12 – NXB Bộ GD & ĐT

- Sách Địa lí nâng cao lớp 11 – NXB Bộ GD & ĐT

- www.vietbao.vn (Việt Báo)

- www.mofa.gov.vn (Bộ ngoại giao Việt Nam)

- www.aseansec.org (Trang web của ASEAN)

- www.nationmaster.com

- luanvan.net.vn

- tailieu.vn

Một phần của tài liệu thực trạng nền kinh tế việt nam từ khi gia nhập asean   (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w