1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

108 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài luận văn Trong những năm qua, khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho các tầng lớp dân cư. Trên phạm vi cả nước, đến năm 2020 GDP của khu vực kinh tế tư nhân chiếm hơn 42%; chiếm trên 85% lao động của nền kinh tế; vốn đầu tư hàng năm chiếm từ 35-38% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Do đó, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển cũng chính là tạo điều kiện để giải phóng các nguồn lực phát triển trong xã hội, để nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phát huy tối đa các tiềm năng to lớn của nó. Đặc biệt, trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, kinh tế tư nhân ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế. Trong khi lực lượng sản xuất chưa đạt được trình độ hiện đại hóa một cách đồng đều thì kinh tế tư nhân được coi là một trong những động lực cơ bản của quá trình phát triển kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tạo nền tảng cho nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, khu vực kinh tế tư nhân còn tồn tại không ít các hạn chế. Cơ chế, chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế, có quy mô nhỏ, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ. Trình độ công nghệ, quản trị, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thấp. Cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý, thiếu liên kết với nhau và với các thành phần kinh tế khác. Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu tham gia các chuỗi giá trị sản xuất khu vực và toàn cầu. Vi phạm pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh còn khá phổ biến. Quyền tự do kinh doanh và quyền tài sản, tiếp cận các cơ hội kinh doanh, nguồn lực xã hội chưa thực sự bình đẳng so với các thành phần kinh tế khác... Trước tình hình đó, sau khi tổng kết các nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân qua các kỳ đại hội, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, là một bước tiến mới, tạo động lực thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân và toàn bộ nền kinh tế, thể hiện sự tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế của Đảng để phù hợp với thực tiễn phát triển của nền kinh tế sau 30 năm đổi mới.Theo đó, Nghị quyết đã đề ra các mục tiêu và cụ thể để đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng đóng góp. Bắc Ninh là tỉnh có văn hóa lâu đời với nhiều làng nghề truyền thống, là cầu nối giữa Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và nằm trên hành langkinh tếquốc tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Từ năm 2000, khi Luật Doanh nghiệp được thực thi đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để phát triển các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, đã góp phần quan trọng vào việc huy động các nguồn lực giải quyết việc làm, tăng thu nhập và làm năng động nền kinh tế của địa phương, tạo áp lực cạnh tranh thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, khi Bắc Ninh được Chính phủ phê duyệt và xây dựng 10 khu công nghiệp (KCN)tập trung và cùng với các cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển trên toàn tỉnh, đã tạo thêm nhiều dư địa để khu vực kinh tế tư nhân “bung ra”. Giai đoạn 2016-2021, Bắc Ninh đã có 12.824 doanh nghiệp được thành lập mới, với tổng vốn đăng ký đạt 116,3 nghìn tỷ đồng; so với giai đoạn 2011-2015, gấp 2,3 lầnvề số doanh nghiệp và gấp 2,5 lần về vốn đăng ký. Tính đến hết năm 2021, Bắc Ninh có 19.600 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân được thành lập, với tổng vốn đăng ký là 192 nghìn tỷ đồng. Trong đó, có 12.403 doanh nghiệp đã kê khai trên hệ thống thuế; trong số này có 10.123 doanh nghiệp đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành kinh tế. Trong tổng số 10.123 doanh nghiệp đang hoạt động, có tới 8.883 doanh nghiệp tư nhân, chiếm 87,8%; so với năm 2015, số doanh nghiệp tư nhân gia nhập thị trường gấp 2,3 lần năm 2015. Bên cạnh đó, đến năm 2020, Bắc Ninh có 122.714 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản hoạt động trong các ngành kinh tế, gấp 1,2 lần năm 2015. Về lao động, đến năm 2020 khu vực kinh tế tư nhân có 354.281 lao động đang làm việc chiếm 46,7% tổng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh Bắc Ninh; so với năm 2015, tăng 25,2% về số lao động và tăng 6,2% về tỷ trọng lao động trong nền kinh tế. Qua những con số trên cho thấy, trong 5 năm qua số lượng cơ sở kinh tế tư nhân của tỉnh Bắc Ninh tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số cơ sở kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp vào tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh của khu vực kinh tế tư nhân lại có xu hướng giảm dần, từ 29% năm 2015 xuống còn 25,3% năm 2020 và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang từng ngày, từng giờ len lỏi vào hầu hết các lĩnh vực, các ngành kinh tế, đời sống xã hội, thì khu vực kinh tế tư nhân của Bắc Ninh cũng đứng trước những thời cơ và thách thức đến sự phát triểncũng như tác động đến định hướng phát triển dài hạn, năng lực cạnh tranh, vấn đề phát triển bền vững, trình độ và năng lực quản lý, quản trị, công nghệ, nguồn nhân lực,... vốn đang là những yếu điểm của khu vực này. Và câu hỏi đặt ra ở đây là: Khu vực kinh tế tư nhân đã được tạo hành lang pháp lý thuận lợi để mở rộng và phát triển chưa? Đã được các địa phương tạo nhiều điều kiện thuận lợi và ưu đãi để sớm gia nhập thị trường, tham gia hoạt động trong hầu hết các ngành kinh tế, được liên kết với các thành phần kinh tế khác để cùng phát triển kinh tế và khẳng định vai trò của khu vực kinh tế này hay chưa? Thực tế cho thấy: Ở hầy hết các địa phương, trong đó có tỉnh Bắc Ninh, kinh tế tư nhân còn không ít bất cập và hạn chế; chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế, tỷ trọng nhỏ, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ; trình độ công nghệ, quản trị, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thấp; cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý, thiếu liên kết với nhau và với các thành phần kinh tế khác; năng lực hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu tham gia các chuỗi giá trị sản xuất khu vực và toàn cầu; tình trạng vi phạm pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh còn khá phổ biến,.. Những vấn đề này của khu vực kinh tế tư nhân đã được nhiều tổ chức, nhà khoa học, nghiên cứu sinh, nhiều địa phương cấp tỉnh nghiên cứu, đánh giá tổng kết cả về lý luận và thực tiễn nhằm tìm ra các hạn chế, bất cập, nguyên nhân, đồng thời đề xuấtcác giải pháp giúp phát triển kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, do đặc thù ở mỗi địa phương và thời kỳ phát triển khác nhau của đất nước, nhất là việc triển khai và thực thi các Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước của mỗi địa phương là khác nhau, vàcùng các cơ chế, sự hỗ trợ của mỗi địa phương cũng khác nhau, nên việc tìm ra những hạn chế, bất cập cũng như các nguyên nhân và đề ra các giải pháp chung nhất là rất khó và không thể đem vấn đề của địa phương này sang địa phương khác để áp dụng. Đặc biệt, đối với tỉnh Bắc Ninh, tuy là tỉnh có diện tích bé nhất cả nước nhưng lại có mật độ số cơ sở kinh tế khá dày đặc, nhất là số doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh và có nhiều đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm qua, nhưng các nghiên cứu về thực trạng để làm rõ vai trò và động lực của kinh tế tư nhân vẫn chưa mang tính hệ thống, chưa được tổng kết cho một quá trình dài, nên việc đánh giá còn chưa đầy đủ, nhìn nhận chưa toàn diện, nhất là từ khi Trung ương ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 về “Phát triển kinh tế tư nhân trởthành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào được thực hiện một cách có hệ thống nhằm đánh giá đúng thực trạng của kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Từ thực tiễn trênvà trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển của kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Ninh từ năm 2015 đến nay và vai trò của kinh tế tư nhân đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, học viên đã lựa chọn đề tài“Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”làm luận văn tốt nghiệp trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan Đến nay, đã có nhiều công trình, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, của các cấp Bộ, ngành, các tổ chức, đơn vị tổ chức nghiên cứu về phát triển kinh tế tư nhân, Trong đó, có rất nhiều luận văn, luận án được nghiên cứu ở các địa phương cấp tỉnh, thậm trí cấp huyện về kinh tế tư nhân, như: (1) Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Xuân Hưng, 2021, Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội. Trong luận án, tác giả đã tập hợp và nghiên cứu khá đầy đủ cả về lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân của nhiều công trình trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó xây dựng được khung phân tích một cách có hệ thống không chỉ áp dụng cho vấn đề nghiên cứu mà còn có thể sử dụng cho lĩnh vực khác hoặc thành phần kinh tế khác ở các địa phương. Đặc biệt, tác giả đã tổng kết quá trình nhận thức và thay đổi tư duy về phát triển kinh tế tư nhân của Đảng, bắt đầu từ Đại hội VI đến Đại hội XII, qua đó đã khẳng định“Phát triển kinh tế tư nhân là phát triển các thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân cả về mặt số lượng và chất lượng nhằm tạo ra sự thay đổi cơ bản trong xã hội, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động, góp phần ổn định chính trị và xã hội cho quốc gia” Tác giả đã sử dụng hệ thống số liệu về các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước từ năm 2015-2019 của tỉnh Thanh Hóa để làm rõ vai trò và những đóng góp của kinh tế tư nhân đối với phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong luận án còn những khoảng trống, đó là: (i) Trong khung phân tích được tác giả đề xuất sử dụng có chỉ rõ loại hình kinh tế tư nhân gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và hộ kinh doanh cá thể, nhưng khi đánh giá thực trạng lại không thu thập thông tin và phân tích sự phát triển, đóng góp của hộ kinh doanh cá thể; (ii) Khi sử dụng chỉ tiêu Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (được viết tắt theo tên tiếng Anh là GRDP), nhưng tác giả đôi khi lại sử dụng GDP (dùng cho quốc gia) hoặc viết chưa đúng như: Tổng GDP hoặc Tổng GRDP (thừa chữ tổng), ở một số bảng còn không ghi rõ theo loại giá nào (hiện hành hay so sánh); (iii) Tác giả còn chưa thống nhất sử dụng cùng một chỉ tiêu để phân tích thực trạng quy mô của các loại hình doanh nghiệp, đó là giá trị sản xuất, nhưng ở một số nội dung lại dùng doanh thu. (2) Phát triển kinh tế tư nhân trong công nghiệp và dịch vụ ở tỉnh Phú Thọ, luận văn Thạc sĩ của tác giả Bùi Thị Huyền, 2016, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong công trình, tác giả đã tiếp cận lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin để khẳng định sự tồn tại khách quan của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và các hình thức kinh tế dựa trên chế độ tư hữu. Các hình thức kinh tế này đã tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất và tiếp tục còn tồn tại trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Trên cơ sở đó, tác giả đã sử dụng hệ thống số liệu về kinh tế tư nhân trong các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ của tỉnh Phú Thọ từ năm 2010-2015 để làm rõ thực trạng, đề xuất các giải pháp đến năm 2020. Tuy nhiên, trong công trình này vẫn còn một số vấn đề không phù hợp và tạo ra khoảng trống, đó là: (i) Phạm vi của luận văn nghiên cứu sự phát triển kinh tế tư nhân trong công nghiệp và một số lĩnh vực dịch vụ chủ yếu như: dịch vụ thương mại buôn bán hàng hóa, dịch vụ ăn uống, du lịch, nhưng trong phân tích, tác giả lại đưa cả số liệu và phân tích trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; (ii) Khi sử dụng chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP), tác giả sử dụng số liệu thời điểm (31/12) là không phù hợp, bởi đây là số liệu của cả một thời kỳ (thường là 1 năm), thậm trí còn nhầm lẫn giữa chỉ tiêu giá trị sản xuất chiếm trong cơ cấu GRDP là không đúng; (iii) Khi sử dụng các chỉ tiêu về giá trị, như giá trị sản xuất, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, hầu hết đều không ghi rõ loại giá gì (hiện hành hay so sánh năm 2010). (3) Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, luận văn Thạc sĩ kinh tế của tác giả Lê Trung Dũng, 2016, Đại học Thái Nguyên. Trong công trình, tác giả tập trung nghiên cứu lý luận về doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Trên cơ sở đó, đã đi sâu phân tích các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn 2010-2014, từ đó đã đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai và thực thi các chính sách này cũng như những hạn chế, bất cập của các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các chính sách. Do kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không được tác giá đề cập đến trong nội dung và phạm vi nghiên cứu, nên đã tạo ra một số khoảng trống trong luận văn, như: (i) Tên luận văn là phát triển kinh tế tư nhân, nhưng trong nội dung lại chỉ đi sâu phân tích các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, nên không phù hợp; (ii) Trong luận văn, việc đánh giá đóng góp của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Lạng Sơn khá sơ sài, nên không chỉ rõ được hiệu quả từ đâu, do sự gia tăng về số lượng, quy mô doanh thu hay do tác động của các chính sách hỗ trợ của tỉnh; (iii) Khi đánh giá, phân tích các chính sách hỗ trợ, hầu hết đều không có số liệu minh chứng, để chỉ rõ hiệu quả của các chính sách là gì? Mức độ bao phủ như thế nào?,... (4) Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Đắk Nông, luận văn Thạc sĩ kinh tếcủa tác giả Dương Minh Châu, 2015, Đại học Đà Nẵng. Trong luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu sự phát triển của kinh tế tư nhân tỉnh Đắk Nông thông qua các loại hình doanh nghiệp, gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH và Công ty cổ phần. Còn loại hình kinh doanh cá thể không được nghiên cứu, vì rất khó thu thập thông tin và số liệu thống kê có sẵn không đầy đủ. Trên cơ sở khung lý thuyết và đối tượng nghiên cứu đã được xác định, tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng phát triển các loại doanh nghiệp về số lượng, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó đã đánh giá các yếu tố tác động đến sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn 2009-2013 và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân đến năm 2020. Mặc dù, trong luận văn, tác giả đã đánh giá khá đầy đủ về thực trạng pháttriển của ba loại hình doanh nghiệp về số lượng, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn còn khoảng trống trong một số nội dung, đó là: (i) Mặc dù, tác giả đã nêu rõ trong phạm vi luận văn chỉ nghiên cứu ba loại hình doanh nghiệp và bỏ qua loại hình kinh tế cá thể vì không có thông tin, nhưng không phù hợp với vấn đề nghiên cứu của luận văn là Phát triển kinh tế tư nhân, nên ở đây có thể đổi tên cho phù hợp hơn là nghiên cứu Doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnhĐắk Nông;(ii) Khi đánh giá về thực trạng thị trường tiêu thụ, tác giả lại dùng chỉ tiêu tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ để phân tích là không phù hợp và không thể hiện hết việc phân phối hàng hóa ra thị trường còn bao gồm cả bán buôn và thị trường trong nước hay ngoài nước (xuất khẩu); (iii) Khi sử dụng các chỉ tiêu giá trị sản xuất, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP), tác giả đều không ghi chú theo loại giá nào (giá hiện hành hay so sánh). (5) Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, tác giả Đỗ Trọng Minh, 2018, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Trong luận văn, tác giả đã tổng hợp đầy đủ sự phát triển cả về lý luận và nhận thức của Đảng qua các kỳ Đại hội về phát triển kinh tế tư nhân với tư cách là một thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, đã chỉ rõ được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế tư nhân với sự phát triển của lực lượng sản xuất phù hợp với quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Tác giả cũng làm rõ nội dung phát triển kinh tế tư nhân theo cả chiều rộng và chiều sâu, từ đó đã đề xuất các tiêu chí để đánh giá sự phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn quận Hai Bà Trưng giai đoạn 2013-2017. Tuy nhiên, trong luận văn vẫn còn một số nội dung chưa phù hợp, đó là: (i) Tác giả đưa cả loại hình Hợp tác xã để đánh giá thực trạng, đây là một loại hình thuộc thành phần kinh tế tập thể; (ii) Đánh giá về hiệu quả của kinh tế tư nhân mới chỉ dùng chỉ tiêu nộp ngân sách, mà chưa đánh giá về lợi nhuận và đóng góp vào quy mô và tăng trưởng kinh tế của quận và thành phố như thế nào. Nhìn chung, các công trình khoa học, các luận văn trên đã nghiên cứu về phát triển kinhtế tư nhân theo nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau.Từ những khoảng trốngđược chỉ ra từ các luận văn, luận án ở trên, có thể rút ra một số kết luận như sau: Một là, các luận án, luận văn đã tổng hợp khá đầy đủ sự phát triển về nhận thức và được tổng kết thành lý luận của Đảng qua các kỳ Đại hội về phát triển kinh tế tư nhân. Đặc biệt, đã chỉ ra những kinh nghiệm thực tiễn phong phú của các địa phương về phát triển kinh tế tư nhân, mà tác giả có thể kế thừa và sử dụng làm kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Ninh. Hai là, khi đánh giá sự phát triển kinh tế tư nhân hầu hết các luận văn đều đề xuất được các tiêu chí để đánh giá thực trạng theo từng giai đoạn và chỉ ra được những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, đã đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân của địa phương cho thời kỳ tiếp theo. Những giải pháp này có tính khả thi và có thể vận dụng cho tỉnh Bắc Ninh, tác giả sẽ nghiên cứu, vận dụng và kiến nghị phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tới. Ba là, qua các khoảng trống được chỉ ra từ các luận án, luận văn, tác giả nhận thấy sự chưa thống nhất khi đánh giá về kinh tế tư nhân, có công trình chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu đối với các loại hình doanh nghiệp, có công trình lại đưa cả loại hình hợp tác xã (thuộc thành phần kinh tế tập thể) hoặc cả hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản để đánh g;iá, nên chưa đúng trọng tâm. Bốn là, việc sử dụng các chỉ tiêu thống kê để phân tích, đánh giá thực trạng của một số tác giả còn chưa đúng, như Tổng GDP hoặc Tổng GRDP hay dùng chỉ tiêu giá trị sản xuất thường không ghi rõ theo giá hiện hành hay giá so sánh; thậm trí còn ghi chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tại thời điểm 31/12 là không phù hợp. Năm là, khi đánh giá một số tiêu chí, có tác giả còn nhầm lẫn, như khi đánh giá về thị trường của kinh tế tư nhân lại dùng chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ; đánh giá về hiệu quả của kinh tế tư nhân mới chỉ dừng lại ở chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước mà chưa đánh giá về lợi nhuận và sự đóng góp của kinh tế tư nhân đối với kinh tế của địa phương như thế nào. Sáu là, từ năm 2015 đến nay, nhất là từ khi BCH Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 về “Phát triển kinh tế tư nhân trởthành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, chưa có công trình hay tác giả nào nghiên cứu về phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đây là khoảng trống cần được nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả việc triển khai Nghị quyết này cũng như các chính sách hỗ trợ của tỉnh Bắc Ninh để phát triển kinh tế tư nhân trong những năm tới. 3.Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2016-2021, nhất là từ khi có Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 về “Phát triển kinh tế tư nhân trởthành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”,nhằmđánh giá những thuận lợi và khó khăn, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của chúng trong phát triển của kinh tế tư nhân của tỉnh Bắc Ninh; đồng thời, trên cơ sở kế hoạch phát triển kinhtế - xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2025, để đề xuất các nhóm giải pháp, kiến nghịnhằm phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn gồm: (i) Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên địa bàn địa phương cấp tỉnh, trên cơ sở đó vận dụng vào phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. (ii) Phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm chỉ rõ các kết quả đạt được, cũng như những hạn chế và nguyên nhâncủa chúng; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. (iii) Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025 và các năm tiếp theo. 3.3.Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu trên, các câu hỏi đặt ra nghiên cứu đề tài luận văn này gồm: 1)Cơ sở lý luận phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn cấp tỉnh là gì? Có các yếu tố ảnh hưởng nào đến phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn cấp tỉnh? 2)Tình Bắc Ninh có thể có học hỏi những bài học kinh nghiệm nào của các địa phương khác trong phát triển kinh tế tư nhân? 3)Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh Bắc Ninh hiện đang như thế nào? Có ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của chúng là gì? 4)Cần giải pháp, kiến nghị nào để phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến năm 2025 và các năm tiếp theo? 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhânở địa phương cấp tỉnh. 4.2.Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển kinh tế tư nhân, với ba loại hình: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hữu, công ty cổ phầnvà kinh tế cá thể (cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản).Phân tích rõ các khái niệm, vai trò của kinh tế tư nhân. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn cấp tỉnh. Tập trung nghiên cứu việc triển khai các cơ chế chính sách của Trung ương và các chính sách ban hành theo thẩm quyền của tỉnh để phát triển kinh tế tư nhân - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu ở phạm vi địa phương cấp tỉnh, mà trực tiếp là tỉnh Bắc Ninh. - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn năm 2016-2021; Các định hướng, giải pháp đề ra để thực hiện đến năm 2025 và các năm tiếp theo. 5.Phương pháp nghiên cứu Đề tài tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: (i) Phương pháp tiếp cận nghiên cứu: Trên cơ sở các tài liệu lý thuyết, các nghị quyết của Đảng, văn bản, chính sách của Nhà nước và địa phương, học viên có tham khảo và vận dụng một số lý luận, thực tiễn đã được công bố trên các công trình nghiên cứu, luận án, luận văn,.. về phát triển kinh tế tư nhân để tập hợp thành khung lý thuyết. (ii) Phương pháp thu thập dữ liệu: Do luận văn chỉ thực hiện nghiên cứu trong khuôn khổ hẹp là nghiên cứu phát triển của kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2016-2020, nên chỉ thu thập dữ liệu thứ cấp để phục vụ nghiên cứu, gồm: - Các Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh, của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế tư nhân; các quy hoạch, chính sách, quyết định, kế hoạch, đề án của UBND và HĐND tỉnh, báo cáo đánh giá hằng năm và 5 năm của các sở, ngành, hiệp hội doanh nghiệp,… được dùng để đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tư nhân, hỗ trợ doanh nghiệp ở hai mục 2.2.1 và 2.2.2 của chương 2. - Kết quả các cuộc điều tra thống kê về doanh nghiệp thời điểm 01/3và điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể thời điểm 01/7 và 01/10 hàng năm; tổng điều tra cơ sở kinh tế từ Cục Thống kê được dùng để phân tích thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở mục 2.2.3 của chương 2. (iii) Phương pháp xử lý dữ liệu - Đối với số liệu, thông tin từ Nghị quyết Đại hội Đảng, từ UBND tỉnh và các sở, ngành, đơn vị: Được tổng hợp thành các bảng số liệu hoặc tập hợp thành các dữ kiện để sử dụng cho việc phân tích và đánh giá. - Đối với dữ liệu từ Cục Thống kê: Được khai thác từ các ấn phẩm đã được công bố, như: Niên giám Thống kê, kết quả điều tra doanh nghiệp, điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cả thể, tổng điều tra kinh tế để tập hợp thành các bảng, biểu đồ (hình) theo nội dung và yêu cầu phân tích của đề tài. (iv) Phương pháp phân tích logic và tổng hợp: Từ các thông tin đã được xử lý, tổng hợp thành bảng, biểu đồ (hình), tiến hành phân tích kết quả theo từng nội dung, chỉ tiêu, từ đó phát hiện những bất cập, hạn chế để làm căn cứ đề xuất các giải pháp. Ngoài ra, trong một số nội dung, trong khi đánh giá các chỉ tiêu, mục tiêu, đề tài còn sử dụng phương pháp so sánh với kết quả của kỳ trước để thấy sự khác biệt trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh Bắc Ninh.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI - NGUYỄN THỊ KIM THÚY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Hà Nội, Năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI - NGUYỄN THỊ KIM THÚY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI XUÂN NHÀN Hà Nội, Năm 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi nghiên cứu hiểu rõ hành vi vi phạm trung thực học thuật Tôi cam kết danh dự cá nhân nghiên cứu Luận văn tự thực với hướng dẫn PGS TS Bùi Xuân Nhàn Các kết nghiên cứu luận văn đảm bảo trung thực, hệ thống liệu thứ cấp sử dụng luận văn có nguồn gốc rõ ràng mang tính pháp lý; sử dụng luận giải có tính khoa học tác giả khác ghi với xuất xứ rõ ràng đầy đủ Tôi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu độc lập riêng tơi chịu trách nhiệm hồn tồn tính trung thực chuẩn xác nội dung luận văn Tác giả Nguyễn Thị Kim Thúy ii LỜI CẢM ƠN Trong nghiên cứu học tập chương trình đào tạo Thạc sĩ quản lý kinh tế Trường Đại học Thương mại, thời gian khơng nhiều gần cuối khóa học lại bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19, thời gian nghiên cứu thực tế thu thập số liệu địa phương để làm luận văn, với quan tâm, nhiệt tình truyền thụ kiến thức giảng viên có trình độ trách nhiệm cao, với cố gắng thân, giúp hồn thành mơn học chun đề theo kế hoạch Qua đây, xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới toàn thể giảng viên, Ban quản lý khóa học Cơ Chủ nhiệm lớp học tham gia giảng dạy, công tác quản lý suốt khóa học; đặc biệt giúp đỡ, hướng dẫn PGS TS Bùi Xn Nhàn giúp tơi hồn thành khóa học luận văn Với nhận thức cơng chức thực vai trị quản lý tài ngành Tun giáo, q trình làm việc nhận thấy nghị quyết, chủ trương, sách Đảng Nhà nước ban hành cơng tác tun truyền để đưa nghị vào sống có vai trị quan trọng, nghị có liên quan đến nhiều đối tượng, mang tính bao trùm địa phương Qua cập nhật tình hình phát triển kinh tế địa phương, nhận thấy Bắc Ninh tỉnh có nhiều thành tựu đột phá sau 25 năm tái lập, với đóng góp quan trọng thành phần kinh tế, hướng dẫn PGS TS Bùi Xuân Nhàn, lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế tư nhân địa bàn tỉnh Bắc Ninh” để làm luận văn cuối khóa học Mặc dù có nhiều cố gắng nghiên cứu học tập, kiến thức kinh tế rộng lớn, cần nhiều thời nghiên cứu chuyên sâu, nên Luận văn tránh khỏi khiếm khuyết Rất mong nhận đóng góp Quý Thầy, Cô, học giả, nhà nghiên cứu để Luận văn hoàn thiện Trân trọng cảm ơn! iii MỤC LỤC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI, NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI, NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II 1.1.Khái niệm, đặc điểm vai trò kinh tế tư nhân 13 1.1.1.Một số khái niệm liên quan đến kinh tế tư nhân 13 1.1.1.1.Khái niệm thành phần kinh tế .13 1.1.1.2.Khu vực kinh tế 15 1.1.1.3.Kinh tế tư nhân 15 1.2 Phát triển kinh tế tư nhân địa bàn địa phương cấp tỉnh 26 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân địa bàn địa phương cấp tỉnh .31 1.4 Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân số địa phương học kinh nghiệm rút cho tỉnh Bắc Ninh 37 2.3.2.2 Nguyên nhân hạn chế 73 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI, NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI, NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II 1.1.Khái niệm, đặc điểm vai trò kinh tế tư nhân 13 1.1.1.Một số khái niệm liên quan đến kinh tế tư nhân 13 1.1.1.1.Khái niệm thành phần kinh tế .13 1.1.1.2.Khu vực kinh tế 15 1.1.1.3.Kinh tế tư nhân 15 1.2 Phát triển kinh tế tư nhân địa bàn địa phương cấp tỉnh 26 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân địa bàn địa phương cấp tỉnh .31 1.4 Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân số địa phương học kinh nghiệm rút cho tỉnh Bắc Ninh 37 2.3.2.2 Nguyên nhân hạn chế 73 PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài luận văn Trong năm qua, khu vực kinh tế tư nhân góp phần quan trọng phát triển kinh tế, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho tầng lớp dân cư Trên phạm vi nước, đến năm 2020 GDP khu vực kinh tế tư nhân chiếm 42%; chiếm 85% lao động kinh tế; vốn đầu tư hàng năm chiếm từ 35-38% tổng vốn đầu tư phát triển tồn xã hội Do đó, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển tạo điều kiện để giải phóng nguồn lực phát triển xã hội, để kinh tế thị trường định hướng XHCN phát huy tối đa tiềm to lớn Đặc biệt, điều kiện tồn cầu hóa diễn mạnh mẽ nay, kinh tế tư nhân ngày thể rõ vai trị q trình phát triển kinh tế Trong lực lượng sản xuất chưa đạt trình độ đại hóa cách đồng kinh tế tư nhân coi động lực trình phát triển kinh tế thị trường, cơng nghiệp hóa, đại hóa tạo tảng cho kinh tế đất nước Tuy nhiên, khu vực kinh tế tư nhân cịn tồn khơng hạn chế Cơ chế, sách khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, kinh tế tư nhân chưa đáp ứng vai trò động lực quan trọng kinh tế, có quy mơ nhỏ, chủ yếu kinh tế hộ Trình độ cơng nghệ, quản trị, lực tài chính, chất lượng sản phẩm sức cạnh tranh thấp Cơ cấu ngành nghề bất hợp lý, thiếu liên kết với với thành phần kinh tế khác Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu tham gia chuỗi giá trị sản xuất khu vực toàn cầu Vi phạm pháp luật cạnh tranh khơng lành mạnh cịn phổ biến Quyền tự kinh doanh quyền tài sản, tiếp cận hội kinh doanh, nguồn lực xã hội chưa thực bình đẳng so với thành phần kinh tế khác Trước tình hình đó, sau tổng kết nghị phát triển kinh tế tư nhân qua kỳ đại hội, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) ban hành Nghị số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, bước tiến mới, tạo động lực thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân toàn kinh tế, thể tiếp tục đổi tư kinh tế Đảng để phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế sau 30 năm đổi mới.Theo đó, Nghị đề mục tiêu cụ thể để đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững số lượng, quy mơ, chất lượng tỷ trọng đóng góp Bắc Ninh tỉnh có văn hóa lâu đời với nhiều làng nghề truyền thống, cầu nối Hà Nội với tỉnh trung du miền núi phía Bắc nằm hành langkinh tếquốc tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long Từ năm 2000, Luật Doanh nghiệp thực thi tạo hành lang pháp lý quan trọng để phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, góp phần quan trọng vào việc huy động nguồn lực giải việc làm, tăng thu nhập làm động kinh tế địa phương, tạo áp lực cạnh tranh thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế địa bàn tỉnh Bên cạnh đó, Bắc Ninh Chính phủ phê duyệt xây dựng 10 khu công nghiệp (KCN)tập trung với cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống khơi phục phát triển tồn tỉnh, tạo thêm nhiều dư địa để khu vực kinh tế tư nhân “bung ra” Giai đoạn 2016-2021, Bắc Ninh có 12.824 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng vốn đăng ký đạt 116,3 nghìn tỷ đồng; so với giai đoạn 2011-2015, gấp 2,3 lầnvề số doanh nghiệp gấp 2,5 lần vốn đăng ký Tính đến hết năm 2021, Bắc Ninh có 19.600 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân thành lập, với tổng vốn đăng ký 192 nghìn tỷ đồng Trong đó, có 12.403 doanh nghiệp kê khai hệ thống thuế; số có 10.123 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ngành kinh tế Trong tổng số 10.123 doanh nghiệp hoạt động, có tới 8.883 doanh nghiệp tư nhân, chiếm 87,8%; so với năm 2015, số doanh nghiệp tư nhân gia nhập thị trường gấp 2,3 lần năm 2015 Bên cạnh đó, đến năm 2020, Bắc Ninh có 122.714 sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp thủy sản hoạt động ngành kinh tế, gấp 1,2 lần năm 2015 Về lao động, đến năm 2020 khu vực kinh tế tư nhân có 354.281 lao động làm việc chiếm 46,7% tổng lao động làm việc ngành kinh tế tỉnh Bắc Ninh; so với năm 2015, tăng 25,2% số lao động tăng 6,2% tỷ trọng lao động kinh tế Qua số cho thấy, năm qua số lượng sở kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Ninh tăng nhanh chiếm tỷ trọng lớn tổng số sở kinh tế tỉnh Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp vào tổng sản phẩm địa bàn tỉnh khu vực kinh tế tư nhân lại có xu hướng giảm dần, từ 29% năm 2015 xuống 25,3% năm 2020 đặc biệt cách mạng công nghiệp 4.0 ngày, len lỏi vào hầu hết lĩnh vực, ngành kinh tế, đời sống xã hội, khu vực kinh tế tư nhân Bắc Ninh đứng trước thời thách thức đến phát triểncũng tác động đến định hướng phát triển dài hạn, lực cạnh tranh, vấn đề phát triển bền vững, trình độ lực quản lý, quản trị, công nghệ, nguồn nhân lực, vốn yếu điểm khu vực Và câu hỏi đặt là: Khu vực kinh tế tư nhân tạo hành lang pháp lý thuận lợi để mở rộng phát triển chưa? Đã địa phương tạo nhiều điều kiện thuận lợi ưu đãi để sớm gia nhập thị trường, tham gia hoạt động hầu hết ngành kinh tế, liên kết với thành phần kinh tế khác để phát triển kinh tế khẳng định vai trò khu vực kinh tế hay chưa? Thực tế cho thấy: Ở hầy hết địa phương, có tỉnh Bắc Ninh, kinh tế tư nhân cịn khơng bất cập hạn chế; chưa đáp ứng vai trò động lực quan trọng kinh tế, tỷ trọng nhỏ, chủ yếu kinh tế hộ; trình độ cơng nghệ, quản trị, lực tài chính, chất lượng sản phẩm sức cạnh tranh thấp; cấu ngành nghề bất hợp lý, thiếu liên kết với với thành phần kinh tế khác; lực hội nhập kinh tế quốc tế hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu tham gia chuỗi giá trị sản xuất khu vực toàn cầu; tình trạng vi phạm pháp luật cạnh tranh khơng lành mạnh cịn phổ biến, Những vấn đề khu vực kinh tế tư nhân nhiều tổ chức, nhà khoa học, nghiên cứu sinh, nhiều địa phương cấp tỉnh nghiên cứu, đánh giá tổng kết lý luận thực tiễn nhằm tìm hạn chế, bất cập, nguyên nhân, đồng thời đề xuấtcác giải pháp giúp phát triển kinh tế tư nhân Tuy nhiên, đặc thù địa phương thời kỳ phát triển khác đất nước, việc triển khai thực thi Nghị Đảng, sách Nhà nước địa phương khác nhau, vàcùng chế, hỗ trợ địa phương khác nhau, nên việc tìm hạn chế, bất cập nguyên nhân đề giải pháp chung khó khơng thể đem vấn đề địa phương sang địa phương khác để áp dụng Đặc biệt, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh có diện tích bé nước lại có mật độ số sở kinh tế dày đặc, số doanh nghiệp tư nhân 87 luật hành; đồng thời vận dụng cách linh hoạt sáng tạo khn khổ pháp luật có lợi cho phát triển KTTN Bắc Ninh Trong đó, cần tập trung xử lý kịp thời, hiệu vấn đề xúc, khó khăn tồn phát triển KTTN Mặt khác, cần lắng nghe, tiếp thu đề xuất, kiến nghị từ khu vực KTTN để chủ động, kịp thời, bổ sung, hoàn thiện quy phạm hệ thống luật định Trung ương địa phương Trọng tâm thực giải pháp sau: - Sắp xếp máy QLNN KTTN cần tinh gọn, tránh trùng chéo quản lý, trùng lặp chức theo hướng sáp nhập phòng/ban, đơn vị vào đầu mối thống để hoạt động hiệu lực, hiệu quả.Đặc biệt, cần trọng xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, cơng chức liêm chính, có tư tưởng trị vững vàng, trình độ chun môn nghiệp vụ cao - Nâng cao lực tham mưu “đúng trúng” tổ chức thực có hiệu pháp luật, chế, sách, kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, an toàn cho kinh tế tư nhân phát triển lành mạnh, định hướng - Tăng cường hiệu lực, hiệu công tác giám sát, tra, kiểm tra, trách nhiệm giải trình quan nhà nước việc chấp hành chủ trương Đảng, sách, pháp luật Nhà nước phát triển kinh tế tư nhân; kịp thời phát xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh tạo gánh nặng tâm lý người dân doanh nghiệp Đổi nâng cao hiệu hoạt động quan tư pháp việc giải tranh chấp kinh tế, thương mại, dân - Đẩy mạnh cải cách hành mà trọng tâm tạo bước đột phá cải cách thủ tục hành Thực tốt quy định Trung tâm hành cơng cấp tỉnh cấp huyện Đơn giản hóa, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục hành chính, thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, cấp phép, thuế, xuất khẩu, nhập khẩu, giải tranh chấp, tố tụng, xét xử, thi hành án, phá sản…; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đại hóa dịch vụ hành cơng để tiết kiệm thời gian, chi phí thực thủ tục hành cho người dân doanh nghiệp Phát triển kênh tiếp nhận kiến nghị, phản ánh, thắc mắc, khiếu nại, tố cáo doanh nghiệp, người dân; nâng cao hiệu hoạt động Tổ công tác hỗ trợ 88 doanh nghiệp tỉnh; đồng thời tăng cường chế đối thoại có hiệu quan quản lý nhà nước với người dân, doanh nghiệp thông qua Hội nghị đối thoại doanh nghiệp, Chương trình gặp mặt doanh nghiệp hàng năm nhằm nắm bắt xử lý kịp thời nhu cầu, nguyện vọng, vướng mắc liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân - Nâng cao lực, hiệu phối hợp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực địa phương kinh tế tư nhân, bao gồm việc bảo đảm hiệu quản lý nhà nước tổ chức xã hội - nghề nghiệp Đẩy mạnh phân cấp đôi với bảo đảm quản lý thống nhất, phối hợp liên thông, gắn kết quan hành cấp, cấp tỉnh cấp huyện - Hồn thiện cơng khai, minh bạch hệ thống thông tin kinh tế - xã hội, sở liệu, văn quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển, chế, sách quản lý để tạo điều kiện cho người dân doanh nghiệp tiếp cận khai thác sử dụng Khẩn trương xây dựng phát triển hệ thống sở liệu tập trung, thống nhất, tích hợp khu vực kinh tế tư nhân - Chỉ đạo Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì phối hợp cới quan cơng an, thuế, rà sốt lại quy trình, thủ tục khâu trình đăng kí thành lập doanh nghiệp, bao gồm: cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, khắc dấu, đăng kí mã số thuế mua hóa đơn cần thực thống phận cửa Trung tâm Hành cơng tỉnh Trên sở xây dựng quy trình, thủ tục hợp lý, luật để đăng ký thành lập doanh nghiệp theo hướng đơn giản thủ tục hành rút ngắn thời gian xử lý công việc - Nâng cao lực làm việc hỗ trợ cho cán công chức làm việc phận “một cửa” trực tiếp hướng dẫn đơn vị KTTN Cần có biện pháp nâng cao trình độ cán quan hành để vận dụng luật pháp cấp quyền, thể chế hóa quy định pháp lý đầu tư sang hình thức quản lý điện tử để giảm bớt thời gian tìm kiếm văn Đặc biệt, cần có chế độ ưu đãi thực công vụ cán bộ, công chức làm việc phận “một cửa”; tiếp nhận tập hợp thông tin “Tổ phản ứng nhanh”, “Bác sĩ doanh nghiệp”,… 89 3.2.5 Nhóm giải pháp khác Ngoài việc thực hiệu nhóm giải pháp nêu trên, thời gian tới, tỉnh Bắc Ninh cần nghiên cứu để triển khai đồng thời số giải pháp, như: Phối với với Viện nghiên cứu Trung ương, tổ chức nghiên cứu kinh tế nước, Bộ/Ngành, địa phương vùng,… để tổ chức Hội thảo khoa học phát triển KTTN, tọa đàm hiệu sách hỗ trợ KTTN, vấn đề liên kết vùng phát triển KTTN,… để có thêm luận luận giải việc triển khai, thực thi sách, đề xuất chế đặc thù cho KTTN phát triển Với mơi trường an ninh trị ổn định, để trợ giúp cho KTTN phát triển vấn đề đảm bảo an ninh kinh tế, trật tự an tồn xã hội, phịng chống tội phạm công nghệ cao, an ninh nông thôn, cần ngành, địa phương quan tâm thực giữ vững Bởi loại tội phạm liên kết với chặt chẽ ngày tinh vị, hoạt động có tính liên tỉnh, liên vùng tổ chức đưa người vào doanh nghiệp để cấu kết, móc nối với nhằm can dự vào hoạt động SXKD sở đơn vị tác động đến người lao động, gây ổn định nội bộ, trí cịn xúi giục đình cơng, địi chế độ đãi ngộ, Vì thế, lực lượng cần chủ động nắm tình hình, dư luận, tư tưởng người lao động để tham mưu cho UBND tỉnh địa phương phương án xử lý kịp thời, đối tượng, trúng mục tiêu, giúp sở KTTN yên tâm đầu tư SXKD Tăng cường lãnh đạo cấp ủy Đảng, vai trò phản biện giám sát Mặt trận tổ quốc tổ chức trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, nhân dân Qua đó, khẳng định ý chí tâm trị cao nhằm tạo chuyển biến nhận thức hành động;đồng thời cổ vũ, động viên, phát huy sức mạnh tổng hợp việc khai thác nguồn lực xã hội, tạo sức mạnh to lớn thúc đẩy phát triển phát huy vai trò động lực quan trọng KTTN địa bàn 3.3 Một số kiến nghị Để thúc đẩy phát triển KTTN năm tới tỉnh Bắc Ninh nói riêng nước nói chung, tác giả có số kiến nghị 3.3.1 Kiến nghị Quốc hội Quốc hội cần ban hành kèm theo định hướng, chế để địa phương, ngành triển khai thực Nghị quyết, sách tài khóa tiền tệ 90 hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh, bối cảnh có phát sinh dịch bệnh với hệ lụy kéo dài, cần nhiều thời gian để khôi phục sản xuất kinh doanh Kèm theo gói hỗ trợ ban hành, Quốc hội cần đề giải pháp “liều thuốc tăng lực cho doanh nghiệp”, chế phân bổ nguồn lực giải ngân nguồn vốn phê duyệt Đặc biệt, cần cho phép số địa phương có mức thu ngân sách lớn chi ngân sách xây dựng chế đặc thù việc sử dụng nguồn vượt thu để đầu tư cho phát triển hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo 3.3.2 Kiến nghị Chính phủ Chính phủ cần đạo Bộ/Ngành, địa phương tổ chức tổng kết, đánh giá KTTN, tổng kết kết năm thực Nghị số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 BCH Trung ương “Phát triển kinh tế tư nhân trởthành động lực quan trọng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, sở kiến nghị sách phát triển KTTN giai đoạn tới Chính phủ cần xác định nâng cao lực cạnh tranh, tự chủ doanh nghiệp trung tâm chiến lược tái cấu kinh tế giai đoạn 2021-2025, sở cần ban hành sách để hỗ trợ loại hình doanh nghiệp tư nhân tham gia hiệp định thương mại; đồng thời kiên cắt bỏ “hồ sơ, giấy phép con” Bộ/Ngành địa phương, xóa bỏ rào cản, định kiến KTTN nhằm hạn chế bất bình đẳng việc tiếp cận nguồn lực Nhà nước xã hội Chính phủ sớm đạo Bộ/Ngành tham mưu để xây dựng hàng rào kỹ thuật, khuyến khích sản xuất nước, hạn chế nhập mặt hàng không đảm bảo chất lượng tình trạng “thổi giá” mặt hàng nhập khẩu; đồng thời ban hành sách nhằm bảo hộ cho khu vực KTTN sử dụng hàng hóa nước Chính phủ cần có hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc hình thức đầu tư PPP (đối tác cơng tư), có hình thức BT để phát triển sở hạ tầng, hệ thống logistics; phát triển trung tâm khoa học công nghiệp cấp vùng 91 KẾT LUẬN Kể từ KTTN Đảng thừa nhận thành phần kinh tế quan tâm, đầu tư để phát triển mở rộng quy mô số lượng hoạt động sản xuất kinh doanh ngành nghề pháp luật cho phép Nhất từ Nghị số 10-NQ/TW BCH Trung ương Đảng khóa XII ban hành, KTTN thổi “làn gió” phát có bước phát triển khởi sắc Bên cạnh đó, hội thách thức tạo Việt Nam tham gia sâu rộng vào q trình tồn cầu hóa tham gia Hiệp định thương mại song phương, đa phương với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khu vực kinh tế quan trọng, giúp loại hình doanh nghiệp tư nhân nói riêng khu vực KTTN nói chung tham gia sân chơi với hệ thống luật lệ chặt chẽ Trong khuôn khổ nội dung lựa chọn, dựa sở lý luận tổng hợp từ nhiều quốc gia, nhiều địa phương nước, với kinh nghiệm đúc rút trình đổi kinh tế với nhận thức thay đổi tư phát triển kinh tế Đảng Nhà nước qua kỳ Đại hội Đảng, luận văn đề cập đến nhiều khía cạnh khác q trình nghiên cứu phát triển thành phần KTTN địa bàn tỉnh Bắc Ninh Qua yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thành phần KTTN tồn tại, hạn chế nguyên nhân nội trình phát triển KTTN, có hạn chế nguyên nhân từ chế, sách ban hành thực Bởi vậy, để đánh giá toàn diện đóng góp vai trị thành phần KTTN phát triển kinh tế địa phương nước, cần có nghiên cứu sâu, với tham gia nhiều ngành, địa phương, học giả, nhà khoa học, với tổng kết q trình thực chủ trương, sách, nghị Đảng Nhà nước Vì thế, nội dung đánh giá phân tích thực trạng phát triển KTTN luận văn chưa thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu nội dung rộng lớn nghiên cứu KTTN Trong đó, có nội dung luận văn cần có thêm thời gian khảo sát thực tế để đánh giá xem xét nhiều góc độ khác nhau, là: (1) Hiệu sách hỗ trợ KTTN phát triển kể từ ban hành thực thi địa bàn tỉnh Bắc Ninh; (2) Sự sẵn sàng tiếp nhận 92 khu vực KTTN gia nhập Việt Nam vào tổ chức kinh tế, hiệp định thương mại song phương đa phương để có thêm sở đề xuất sách hỗ trợ KTTN thời gian tới Trong luận văn, tác giả đề xuất số nhóm giải pháp kiến nghị với hy vọng rằng, vấn đề tiếp tục nghiên cứu toàn diện hơn, xem xét đánh giá nhiều góc độ khác với hỗ trợ học giả nhà khoa học nhà quản lý địa phương, nhà quản trị doanh nghiệp loại hình ngành kinh tế để tìm nhận định chung đóng góp vai trị KTTN thời gian qua rõ đâu hướng để giúp KTTN thực động lực quan trọng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm tới./ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo Thực trạng phát triển KT-XH 2015-2020, (12/2020), Cục Thống kê thành phố Hải phòng; Dương Minh Châu (2015), Phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Đắk Nông, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng Cục Thống kê thành phố Hải Phòng (2021), Niên giám Thống kê năm 2020 thành phố Hải Phòng, Nxb Thống kê, Hà Nội Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2021), Kết sơ Tổng điều tra Kinh tế năm 2021 Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2021), Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2020, Nxb Thống kê, Hà Nội Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2021), Niên giám Thống kê năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc, Nxb Thống kê, Hà Nội Lê Trung Dũng (2016), Phát triển kinh tế tư nhân địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Thái Nguyên Bùi Thị Huyền (2016), Phát triển kinh tế tư nhân công nghiệp dịch vụ tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Đỗ Trọng Minh (2018), Phát triển kinh tế tư nhân địa bàn Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 10 Nguyễn Xuân Hưng (2021), Phát triển kinh tế tư nhân địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học kinh doanh công nghệ Hà Nội 11 Tỉnh ủy Bắc Ninh (12/2021), Báo cáo tổng kết tình hình phát triển KT-XH, QPAN 25 năm tái lập tỉnh 12 Tỉnh ủy Bắc Ninh (2017), Chương trình hành động số 34-tr/TU ngày 25/7/2017 Tỉnh ủy Bắc Ninh thực Nghị số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 BCH Trung ương Đảng khóa XII phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 13 Tổng cục Thống kê (2021), Kết điều tra sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp thủy sản năm 2020, Nxb Dân trí 14 Tổng cục Thống kê (2021), Niên giám Thống kê năm 2020, Nxb Thống kê 15 Tổng cục Thống kê (2021), Thực trạng Kinh tế - Xã hội Việt Nam giai đoạn 2016-2020, Nxb Thống kê 16 UBND tỉnh Bắc Ninh (2017), Kế hoạch số 315/KH-UBND ngày 10/10/2017 thực Nghị số 98/NQ-CP ngày 03/10/2017 Chính phủ Chương trình hành động số 34-tr/TU ngày 25/7/2017 Tỉnh ủy Bắc Ninh 17 https://www.gso.gov.vn/px-web-2/?pxid=V0304-05&theme=Taikhoanquocgia; 18 http://consosukien.vn/bac-ninh-kinh-te-tu-nhan-khang-dinh-vai-tro-dong-luctrong-phat-trien-kinh-te-xa-hoi.htm&n=3796 19 https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/anh-huong-cua-van-hoa-doanhnghiep-den-phat-trien-ben-vung-cua-doanh-nghiep-328371.html&n=3796 20 https://img.vietnamfinance.vn/upload/news/hoanghung_btv/2018/3/22/Ky-yeuHoi-Thao_Kinh-te-Viet-Nam-nam-2017-va-trien-vong-nam-2018.pdf&n=3265 21 http://doanhnhanhanoi.net/81649/vai-tro-cua-doanh-nghiep-cong-nghiep-nho-vavua-trong-qua-trinh-phat-trien-kinh-te-xa-hoi.html&n=2022 PHỤ LỤC CÁC BẢNG BIỂU KÈM THEO Bảng Tổng sản phẩm địa bàn (GRDP) theo giá hành phân theo loại hình kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2021 Năm Tổng số Nhà nước Chia Ngoài Đầu tư Nhà nước Giá trị (Tỷ đồng) Thuế SP TT nước trừ trợ cấp SP 2016 137.165 9.839 39.747 81.858 5.721 2017 168.488 10.660 43.807 107.397 6.625 2018 193.903 11.943 49.210 25.214 7.536 2019 200.073 12.437 50.554 129.076 8.007 2020 209.250 12.516 53.336 135.181 8.217 Ước 2021 227.615 13.095 54.979 Cơ cấu (%) 150.667 8.874 2016 100,0 7,2 29,0 59,7 4,2 2017 100,0 6,3 26,0 63,7 3,9 2018 100,0 6,2 25,4 64,6 3,9 2019 100,0 6,2 25,3 64,5 4,0 2020 100,0 6,0 25,5 64,6 3,9 Ước 2021 100,0 5,8 24,2 66,2 3,9 Bảng Tổng sản phẩm địa bàn theo giá so sánh năm 2010 phân theo loại hình kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2021 Năm Tổng số Nhà nước Chia Ngoài Đầu tư Nhà nước Giá trị (Tỷ đồng) Thuế SP TT nước trừ trợ cấp SP 2016 90.027 6.746 26.667 52.546 4.068 2017 107.252 6.959 29.679 66.073 4.540 2018 119.406 7.414 32.223 74.856 4.914 2019 120.975 7.986 33.788 74.121 5.080 2020 124.988 8.382 35.061 76.400 5.146 133.609 8.705 35.976 83.486 Chỉ số phát triển (Năm trước =100) - % 5.442 Ước 2021 2016 106,2 105,5 108,9 105,4 100,1 2017 119,1 103,2 111,3 125,7 111,6 2018 111,3 106,5 108,6 113,3 108,2 2019 101,3 107,7 104,9 99,0 103,4 2020 103,3 104,9 103,8 103,1 101,3 109,3 105,8 9,0 5,0 Ước 2021 2016-2021 106,9 103,9 102,6 Tốc độ tăng bình quân - % 7,9 5,3 6,6 Bảng Một số tiêu chủ yếu phát triển KTTN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2021 TT Chỉ tiêu Tỷ trọng đóng góp GRDP Số doanh nghiệp thành lập Vốn đăng ký Số DN hoạt động thời điểm 31/12 Tổng số sở SXKD cá thể Tổng số lao động DNTN Tổng thu nhập người lao động DNTN Lao động sở SXKD cá thể Nguồn vốn bình quân DNTN 10 Tổng TSDN DN thời điểm 31/12 11 Doanh thu DNTN 12 Doanh thu sở SXKD cá thể 13 Lợi nhuận trước thuế DNTN Thuế khoản nộp NSNN 14 DNTN Tốc độ tăng BQ (%) (2016-2021) Đơn vị tính 2016 2017 2018 2019 2020 2021 % DN 25,7 1.660 23,5 2.046 22,3 2.041 22,5 2.343 25,3 2.390 23,9 2.344 Tỷ đồng DN 9.238 4.641 13.934 5.942 18.146 6.738 22.231 7.825 24.122 9.026 28.623 9.309 28,6 15,4 Cơ sở 108.028 116.778 120.863 127.637 122.714 125.343 3,6 Người 110.196 7.5 71 193.207 116.456 42.390 123.110 72.576 116.836 9.6 33 212.382 171.678 60.644 163.673 78.833 121.697 10.0 40 220.926 204.645 70.139 201.024 92.825 131.164 12.1 61 233.695 235.892 75.453 229.518 99.025 143.033 12.6 69 211.168 254.986 80.025 243.968 87.614 151.787 13.7 58 221.049 272.126 84.568 260.548 77.862 8,2 1.229 2.5 18 2.061 3.1 57 2.376 3.8 48 1.255 4.15 1.602 1.93 1.732 2.13 Tỷ đồng Người Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng x 11,7 15,0 2,7 18,4 16,6 17,4 2,7 5,2 4,1 Bảng Tổng thu nhập người lao động loại hình doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2021 TT Chỉ tiêu TỔNG SỐ Doanh nghiệp tư nhân Công ty hợp danh Công ty TNHH Công ty cổ phần 2016 2017 7.571 9.633 17 16 4.81 2.58 6.45 3.01 2018 2019 2020 2021 10.04 14 0, 6.43 3.45 12.16 25 14, 7.84 4.05 12.66 13.758 28 31 18, 20, 0 8.15 9.00 4.21 4.42 Tốc độ tăng bình quân (%) (20162021) 15, 11,7 05,5 15,7 13,7 Bảng Nguồn vốn SXKD bình quân năm loại hình doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2021 T T Chỉ tiêu TỔNG SỐ Doanh nghiệp tư nhân Công ty hợp danh Công ty TNHH Công ty cổ phần Tốc độ tăng bình quân (%) (20162021) 2016 2017 2018 2019 2020 2021 116.45 171.67 204.64 235.89 254.98 272.12 18,4 4.45 3.81 3.3 81 3.68 3.0 55 2.83 -5,2 - - 36 95 11 40 57,3 64.26 90.53 107.3 77 122.5 10 131.5 55 138.3 46 16,6 47.73 77.32 93.8 51 109.6 04 120.2 58 130.81 22,0 Bảng Doanh thu loại hình doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2021 T T Chỉ tiêu TỔNG SỐ Doanh nghiệp tư nhân Công ty hợp danh Công ty TNHH Cơng ty cổ phần Tốc độ tăng bình 2021 quân (%) (20162021) 260.54 7,4 2016 2017 2018 2019 2020 123.11 163.67 201.02 229.51 243.96 6.51 5.70 4.80 4.3 24 4.0 26 3.8 40 -6,3 - - 0, 11 12 155 ,0 47 8,6 81.82 114.82 140.5 76 160.81 177.5 21 190.1 67 20,0 34.78 43.13 55.6 42 64.2 72 62.2 99 66.38 14,0 Bảng Doanh thu sở SXKD cá thể phân theo ngành kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2021 T T Chỉ tiêu TỔNG SỐ 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Tốc độ tăng bình quân (%) (20162021) 72.5 76 78.8 33 92 825 99 025 87 614 77 862 2,7 Công nghiệp 28.1 00 30.2 54 33 140 34 576 27 740 20 832 -2,8 Xây dựng 10.0 16 11.3 24 11.2 22 12 270 13 190 14 060 7,1 Thương mại 28.8 19 29.8 21 39.1 13 41 863 36 952 34 040 3,9 Vận tải 1.2 87 1.3 58 580 728 610 475 3,6 Dịch vụ 4.3 54 6.0 76 770 588 122 455 9,3 ... tế tư nhân địa bàn tỉnh Bắc Ninh Từ thực tiễn trênvà sở đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Ninh từ năm 2015 đến vai trò kinh tế tư nhân phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, ... 1.1.1.3 .Kinh tế tư nhân 15 1.2 Phát triển kinh tế tư nhân địa bàn địa phương cấp tỉnh 26 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân địa bàn địa phương cấp tỉnh. .. 1.1.1.3 .Kinh tế tư nhân 15 1.2 Phát triển kinh tế tư nhân địa bàn địa phương cấp tỉnh 26 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân địa bàn địa phương cấp tỉnh

Ngày đăng: 11/08/2022, 10:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w