Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống hóa lý luận và khảo sát đánh giá thực trạng QLHĐDH mô toán ở các trường THCS, luận văn Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum đề xuất biện pháp QLHĐDH bộ môn Toán nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHAM VAN PHU
QUAN LY HOAT DONG DAY HQC MON TOAN O CAC TRUONG THCS TREN DIA BAN
HUYEN DAK GLEI TINH KON TUM
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 60.14.05
VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS LÊ QUANG SƠN
Trang 2Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
‘Tac giả luận văn
Trang 3MO DAU 1 Ly do chon dé t Mục đích nghiên cứu
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Giả thiết khoa học
Nhiệm vụ nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Đóng góp của đề tài
` Cấu trúc luận văn - - -
CHUONG I CƠ SỞ LÝ LUAN VE QUAN LY HOAT DONG DAY
HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THCS -
1.1 TÔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VÈ QLHĐDH MƠN TỐN Ở
TRƯỜNG THC§ —
1.1.1 Vấn dé HĐDH và QLHĐDH mơn Tốn ở ngoài nước 1.1.2 Vấn đề HĐDH và QLHĐDH mơn Tốn ở trong nước
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CUA ĐẺ TÀI -2
1.2.1 Khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 1.2.2 Khái niệm HĐDH, HĐDH mơn Tốn ở trường THCS 12
1.2.3 Quản lý HĐDH mơn Tốn 1
1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HĐDH MÔN TOÁN Ở 'TRƯỜNG THCS 16 1.3.1 Mục tiêu HĐDH mơn Tốn ở trường THCS
1.3.2 Chương trình môn Toán THCS 1.3.3 Phương pháp, hình thức dạy học mơn Tốn
1.3.4 Yêu cầu đối với DH môn Toán trong giai đoạn hiện nay 21
1.4 QUẢN LÝ HĐDH MƠN TỐN Ở TRƯỜNG THCS "
Trang 41.4.4 Quản lý các điều kiện phục vụ dạy học
Tiểu kết chương 1
CHUONG 2 THUC TRANG QUAN LY HOAT DONG DAY HQC MON TOAN TAI CAC TRUONG THCS TREN DIA BAN HUYEN
DAK GLEI TINH KON TUM 39
2.1 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT .- 30
2.1.1 Mục tiêu khảo sát 2.1.2 Nội dung khảo sát 2.1.3 Phương pháp khảo sát 2.1.4 Tô chức khảo sát -
2.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIÊN KT-XH, GD&ĐT HUYỆN ĐĂK GLEI TỈNH KON TUM
2.2.1 Tình hình phát triển KT-XH
2.2.2 Tình hình GD&ĐT huyện Đăk Giei tỉnh Kon Tum
2.2.3 Tình hình giáo dục THCS huyện Đăk Giei tỉnh Kon Tum
23 THỰC TRẠNG HĐDH MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THCS HUYỆN
ĐĂK GLEI TỈNH KON TUM
2.3.1 Thực trạng về HĐDH của GV
2.3.2 Thực trạng về hoạt động học tập của HS
2.4 THUC TRANG QLHĐDH MÔN TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG THCS
Trang 5Tiểu kết chương 2 75 CHUONG 3 CAC BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG DAY HOC MON TOAN 6 CAC TRUONG TRUNG HQC CO SO TREN DIA BAN HUYEN DAK GLEI TINH KON TUM 76
3.1 NGUYÊN TÁC ĐÈ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP -.76
3.1.1 Nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa 222 -ccccssscc- c TẾ 3.1.2 Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn “ 3.1.3 Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống và tính toàn diện 77 3.1.4 Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả
3.2 CÁC BIỆN PHÁP QLHĐDH MƠN TỐN
3.2.1 Nhóm biện pháp tăng cường QLHĐDH môn Toán của GV 78 3.2.2 Nhóm biện pháp QL hoạt động học mơn Tốn của HS 94 3.2.3 Nhóm biện pháp QL điều kiện và môi trường dạy học
3.3 MOI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP
Trang 6“Tên bảng Trang bang
7 Đánh giá về thực hiện nội dung, chương trình dạy học mơn 6
Tốn ở các trường THCS huyện Đăk Gilei
+ | Đánh giá việc sử dụng phương pháp, phương tiện và ứng ø
dụng CNTT trong dạy học mơn Tốn
23 Đánh giá về QL kê hoạch, chương trình dạy học môn Toán | 51
24 | Đánh giá về QL phân cơng dạy học mơn Tốn s2 2.5 | Đánh giá về QL việc xây dựng kế hoạch bài dạy mơn Tốn | 54
26 Đánh giá về QL việc thực hiện kê hoạch bài dạy mơn Tốn | 56
+; _ | Đánh giá về QL việc đổi mới phương pháp, phương tiện và | ứng dụng CNTT trong dạy học mơn Tốn
38 Đánh giá về QL hoạt động bôi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS 60
yếu, kém mơn Tốn
„ạ _ | Đánh giá về QL kiếm ta, đánh giá kết quả học tập môn |,
Toán của HS
2.10 | Tông hợp kết quả QL sinh hoạt tô, nhóm chuyên môn 63 21¡ | Tổng hợp ý kiến đánh giá về động cơ, thái độ và phương és
pháp học tập của HS
Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác QL môi trường dạy
2.12 học 68
3 _ | KẾ qua Khao sit về các biện pháp tng cường công tác |, „
chỉ đạo HĐDHmơn Tốn của GV
32 Kêt quả khảo sát về các biện pháp QL việc kiêm tra đánh 108 giá HĐDH môn Toán
Trang 7
—_ | Toán của HS
3.4 |Kt4wãkhảo sắt về các biện pháp QL môirườngHĐDH |
mơn Tốn của HS
Trang 8Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI, thế ky ma khoa hoc — céng nghệ có
những bước phát triển nhảy vọt, đưa loài người sang kỷ nguyên công nghệ,
thông tin và phát triển kinh tế tri thức Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế là một xu thế khách quan không thể cưỡng lại Trong hoàn cảnh đó, Việt
Nam có những thời cơ và thách thức lớn Một trong những con đường dé đưa đất nước phát triển và hội nhập với thế giới thành công, đó là phát triển
GD&ĐT
Van kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định:
“Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đây sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa là điều kiện đẻ phát huy nguồn
lực con người — yếu tố cơ bản về phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh
và bền vững”
GD&ĐT nước ta những năm qua đã có những đóng góp to lớn vào sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Song chúng ta
phải thừa nhận rằng: giáo dục còn chậm đổi mới, chưa thích ứng nhanh với sự
tiến bộ của khoa học và công nghệ Điều này dẫn đến tình trạng “thừa thầy
thiếu thợ”, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế dẫn đến còn nhiều
thách thức trên con đường hội nhập quốc tế
Để khắc phục tình trạng trên và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng,
đổi mới giáo dục là vấn đề cấp thiết hiện nay Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị lần thứ tám ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI nêu: “Đổi mới căn
bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
Trang 9trọng đến chất lượng học tập và quá trình hình thành, phát triển nhân cách của
HS lứa tuổi THCS
Mơn Tốn trong nhà trường THCS là công cụ để học tập những môn học
khác và vận dụng vào trong đời sống thực tế Cùng với tri thức, mơn Tốn ở
trường THCS còn cung cấp cho HS những kĩ năng toán học Ngoài ra, nó còn
góp phần phát triển nhân cách, năng lực trí tuệ, rèn luyện những đức tính, phẩm chất của người lao động mới cho HS THCS
QLHĐDH ở trường THCS là một công việc không hề dễ đối với nhà QL
và còn khó khăn hơn đối với việc QLHĐDH mơn Tốn Do vậy, đổi mới và
nâng cao chất lượng QLGD, nâng cao trình độ nghiệp vụ QL cũng như việc
nhận thức đúng về công tác QLHĐDH môn Toán của nhà QL sẽ góp phần
nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn ở cấp học THCS
Dak Glei là một huyện miền núi của tỉnh Kon Tum còn rất nhiều khó khăn,
khó về giao thông, nghèo về tiềm lực và tài nguyên, kinh tế phát triển còn chậm,
nguồn nhân lực có trình độ cao còn ít, nhân tài hiếm và khó thu hút
Chính vì vậy, ngành GD&ĐT huyện Đăk Giei trong những năm học gần
đây đã được đầu tư đáng kể nhất là các trường THCS, Thực tế cho thấy, chất
lượng học tập của HS ở các trường THCS của huyện còn thấp so với mặt
bằng chất lượng học tập của HS trong toàn tỉnh HS dân tộc thiểu số chiếm
trên 80%, có trường 100% HS chưa tự giác trong học tập và chưa tìm được phương pháp học học tập hiệu quả Chương trình, phương pháp dạy và học
còn nặng nề, chưa thật phù hợp; HĐDH theo lối truyền thụ một chiều, áp đặt
Trang 10
Vì thế QL được chất lượng dạy học sẽ góp phần cơ bản tạo ra chất lượng giáo dục và chất lượng nhà trường Trước yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ
thông thì việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, đổi mới công tác QL chất lượng dạy học nói riêng trở nên cấp bách trong giai đoạn hiện nay
Công tác QL chất lượng dạy học nói chung, QL chất lượng dạy học mơn
Tốn nói riêng ở các trường THCS huyện Đăk Giei tỉnh Kon Tum đã đạt được
một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và một trong những nguyên nhân là việc QLHĐDH mơn Tốn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay
Vi thé,
làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề QL nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn, nhằm tìm ra các giải pháp QL chất lượng dạy học bộ môn này là vấn đề cấp thiết
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên tác giả lựa chọn vấn
đề: “Quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường THCS trên địa bàn
huyện Đăk Giei tỉnh Kon Tum “ đề nghiên cứu làm Luận văn tốt nghiệp, với
mong muốn giải quyết những vấn đề có tính cấp thiết, góp phần nâng cao chat
lượng học tập môn Toán cho HS các trường THCS trên địa bàn huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum trong giai đoạn hiện nay
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống hóa lý luận và khảo sát đánh giá thực trạng QLHĐDH mơn tốn ở các trường THCS, đề xuất biện pháp QLHĐDH
bộ mơn Tốn nhằm nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn ở các trường
Trang 11dia ban huyén Dak Glei tinh Kon Tum
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp QLHĐDH mơn Tốn của HT ở các trường THCS huyện Đăk Giei tỉnh Kon Tum
4 Giả thiết khoa học
Công tác QLHĐDH mơn Tốn tại các trường THCS huyện Đăk Giei tỉnh
Kon Tum tuy đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn có những hạn
chế Nếu thực hiện các biện pháp quản lý một cách khoa học, đồng bộ và linh
hoạt dựa trên tác động toàn diện đến các thành tố của HĐDH thì chất lượng
đạy - học mơn Tốn tại các trường THCS trên địa bàn huyện Đãk Giei tỉnh Kon Tum sẽ từng bước được nâng cao, đáp ứng được mục tiêu giáo dục của nhà
trường trong giai đoạn hiện nay
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về QLHĐDH mơn Tốn ở trường THCS ~ Khảo sát, đánh giá thực trạng QLHĐDH mơn Tốn tại các trường THCS trên địa bàn huyén Dak Glei tinh Kon Tum
- Đề xuất các biện pháp QLHĐDH mơn Tốn tại các trường THCS huyện
Dak Glei tinh Kon Tum
6 Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp luận
Quan điểm tiếp cận hệ thống: Quan điểm tiếp cận hệ thống giúp người
nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ chặt chẽ giữa QLHĐDH mơn Tốn với QL các hoạt động sư phạm khác ở trường THCS cũng như xem công tác QL nhà trường là một hệ thống, trong đó QLHĐDH mơn Tốn là một hệ thống con
với các yếu tố hợp thành Từ đó giúp tìm hiểu chính xác thực trạng QLHĐDH
Trang 12hoàn cảnh cụ thể để điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, đồng thời trình bày công trình nghiên cứu theo một trình tự
logic
Quan điểm tiếp cận thực tiền: Quan điểm tiếp cận thực tiễn giúp phát hiện những ưu điểm, mâu thuẫn, tồn tại trong công tác QLHĐDH mơn Tốn ở
các trường THCS huyện Dak Glei tinh Kon Tum, từ đó đề xuất được các biện
pháp phù hợp với thực tiễn các trường THCS trên địa bàn huyện Đăk Glei
tỉnh Kon Tum
6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, phân loại,
hệ thống hóa những vấn đề lý luận từ sách, báo, tài liệu và văn kiện, văn bản có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiền: Phương pháp quan sát sư
phạm; phương pháp điều tra viết; phương pháp phỏng vấn; phương pháp nghiên cứu hồ sơ; phương pháp chuyên gia
Nhóm phương pháp thống kê toán học: Dùng các phương pháp toán học
để xử lý kết quả điều tra, khảo sát
7 Phạm vi nghiên cứu
Dé tài tập trung nghiên cứu các biện pháp QLHĐDH của CBQL và GV đạy mơn Tốn của I1 trường THCS trên địa bàn huyện Đăk Giei tỉnh Kon
Tum Đề tài khảo nghiệm nhận thức về tính hợp lý và tính khả thi của các
biện pháp đề xuất
Thực trạng QLHĐDH được nghiên cứu trong giai đoạn cả nước đang
thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị lần thứ tám ban chấp hành
Trang 138 Đóng góp của đề tài 8.1 Về lý luận: Hệ thơng hố các tri thức lý luận về QLHĐDH và xác lập, làm rõ thêm cơ sở lý luận về công tác QLHĐDH mơn Tốn ở các trường THCS 8.2 Về thực
pháp QLHĐDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn đối với các
trường THCS trên địa bàn huyện Đăk Giei tỉnh Kon Tum
Đánh giá thực trạng công tác QLHĐDH, đề xuất biện
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu; kết luận và khuyến nghị; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục, nội dung luận văn gồm 03 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về QLHĐDH mơn Tốn ở trường THCS
Chương 2: Thực trạng QLHĐDH mơn Tốn tại các trường THCS trên địa bàn huyện Đăk Giei tỉnh Kon Tum
Trang 14MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THCS
1.1 TONG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VÈ QLHĐDH MƠN TỐN Ở
TRUONG THCS
Nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong nhà trường là dạy và học Để đạt hiệu quả cao trong hoạt động dạy và học thì yếu tố QL đóng vai trò quyết định Đã
có nhiều nhà giáo dục trong nước cũng như ngoài nước nghiên cứu đề tài về
QLGD
1.1.1 Vấn đề HĐDH và QLHĐDH mơn Tốn ở ngồi nước
Toán học có nguồn gốc thực tiễn: Số học ra đời trước hết do nhu cầu
đếm, Hình học phát sinh do sự cần thiết phải đo lại ruộng đất bên bờ sông Nin (Ai cập) sau những trận lụt hàng năm Khi nói đến nguồn gốc thực tiễn của Toán học cũng cần nhắn mạnh cả nguồn góc thực tiễn của chính các quy luật
của logic hình thức được sử dụng trong toán học Lênin viết: “Những hình
thức và quy luật logic không phải là cái vỏ trống rỗng mà là sự phản ánh thế
giới khách quan, thực tiễn của con người, được lặp đi lặp lại hàng nghìn triệu
lần, sẽ được củng cố vào ý thức người ta dưới những hình thức của logic
học”[25]
- Ở thế kỷ XVII, ông J.A Komensky, người đầu tiên đưa ra kiến nghị đổi
mới một cách sâu sắc quá trình dạy học nói chung và hình thức tổ chức dạy
học nói riêng Ngày nay, tư tưởng của ông về giáo dục nói chung và về chế độ
dạy học theo lớp với hình thức tổ chức dạy học trên lớp nói riêng vẫn còn có ý nghĩa tích cực đối với lý luận dạy học hiện đại
~ Trong HĐDH mơn Tốn cần có những mô hình học tập sẽ giúp HS tiếp
Trang 15mà những thuộc tính ấy là đối tượng nhận thức của HS), tính đơn giản (đơn giản về mặt tri giác), tính khác với nguyên bản (để trong dạy học dễ dàng đạt được mục đích đề ra)[25]
- Không Tử (5S1- 479 TCN) với quan điểm dạy học gắn liền với PPDH môn Toán hiện nay là: “Dùng cách gợi mớ, đi từ gân tới xa, từ đơn giản đến
phức tạp, nhưng vẫn đòi hỏi người học phải tích cực suy nghĩ Đòi hỏi học trò
phải tập luyện, phải hình thành nẻ nếp, thói quen học tập” và “học không biết
chán, dạy không biết mỏi” [37] Quan điểm của ông muốn mang lại hiệu quả dạy học phải đề cao đến các quy định về nề nếp dạy học, nâng cao trình độ
của người dạy đề lựa chọn được những PPDH theo hướng đề cao năng lực tự
học, phát huy tỉnh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của người học
1.1.2 Vấn đề HĐDH và QLHĐDH mơn Tốn ở trong nước
Ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đến vấn đề QL, QLGD nói chung của các tác giả: GS-TS Phạm Minh Hạc, PGS-TS Đặng
Quốc Bảo, GS-TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, PGS-TS Trần Kiều, GS-TSKH Thái Duy Tuyên, PGS-TS Trần Kiểm
Các công trình tiêu biểu có đề cập tới hiệu quả dạy học và hiệu quả QL dạy học gồm: Phương pháp luận khoa học giáo dục của tác giả Phạm Minh Hạc; Giáo dục học đại cương của tác giả Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn Văn
Lê; Tuyển tập Giáo dục học - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Hà Thế Ngữ
Theo tác giả Phạm Văn Hồn, trong cơng tác bồi dường HS giỏi môn
Trang 16
có đề cập đến việc dạy học tính sáng tạo cho HS thơng qua mơn Tốn
Tài liệu “Phương pháp dạy học mơn Tốn” của GS.TS Nguyễn Bá Kim
nói về nội dung của mơn Tốn, định hướng quá trình dạy học toán, PPDH
mơn Tốn
Các cơng trình khoa học trên với tầm vóc qui mô về giá trị lý luận và
thực tiễn được ứng dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả to lớn trong phát triển
sự nghiệp giáo dục nước nhà Tuy nhiên phần lớn các công trình trên chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu về lý luận có tính chất tổng quan về QLGD, QL trường
học, còn về QLHĐDH mơn Tốn ở trường THCS chưa được đề cập nhiều
Trước yêu cầu bức xúc của thực tiễn ở các trường THCS là đôi mới công
tác QLHĐDH, trong đó có QLHĐDH mơn Tốn, nhiều học viên cao học QLGD đã đi vào nghiên cứu thực trạng QLHĐDH ở các trường THCS, THPT Nhưng tác giả nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về QLHĐDH mơn Tốn ở các trường THCS huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐÈ TÀI
1.2.1 Khái
iệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
a Khái niệm quản lý
Ngay từ buổi bình minh của lịch sử nhân loại, con người đã sớm biết quy
tụ nhau thành bầy, nhóm để tồn tại và phát triển Sự cộng đồng sinh tồn này
dẫn đến sự hình thành các tổ chức với nội dung liên kết con người cùng hoạt
động theo một định hướng với những mục tiêu xác định Quá trình tạo ra của
Trang 17hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chi thé
OL trong hé théng giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân,
điều hành các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu đẩy mạnh công tác
giáo dục theo yêu câu phát triển của xã hội” (nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bôi dưỡng nhân tài) [I]
Như vậy, QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch,
hợp qui luật của chủ thể QL trong hệ thông giáo dục, là sự điều hành hệ thông
giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài QLGD tác động lên tập thể học sinh,
giáo viên và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động
mọi lực lượng trong xã hội cùng tham gia vào các hoạt động của nhà trường
để đạt đến mục tiêu dự kiến
Dựa vào phạm vi QL, người ta có thể chỉa ra thành hai loại QLGD:
+ Quản lý hệ thống giáo dục: QLGD ở tầm vĩ mô, phạm vi toàn quốc,
trên địa bàn lãnh thô (tỉnh, thành phó)
+ Quản lý nhà trường: QLGD ở tầm vi mô, trong phạm vi một cơ sở GD&ĐT
e Quản lý nhà trường
Nhà trường là tổ chức giáo dục mang tính chất nhà nước, xã hội, trực
tiếp làm công tác giáo dục thế hệ trẻ, đây là cơ sở chủ chốt của bất kỳ hệ thống giáo dục nào từ trung ương đến địa phương
Nhu vậy, trường học là nơi tiến hành cơng tác GD&DT tồn diện hay
một lĩnh vực chuyên môn nào đó cho những tập thể HS, SV Trường học là cơ
Trang 18sau đây:
- Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (CSVC), bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chỉ thường xuyên
- Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây
dựng CSVC và bảo đảm kinh phí hoạt động
- Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ
chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng CSVC và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách Nhà nước
Cũng có nhiều quan niệm khác nhau về QL nhà trường
- Tác giả Trần Kiểm quan niệm: “QL nhà trường là thực hiện đường lối
giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường
vận hành theo nguyên lý giáo dục, đề tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào
tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng HS” [11, tr.29]
+ QL nhà trường phô thông là QLHĐDH tức là làm sao đưa hoạt động
đó từ trạng thái này đến trạng thái khác để dần dẫn tiến tới mục tiêu giáo dục
Từ một số cách tiếp cận trên đây, có thể khẳng định: QL nhà trường là tập hợp các tác động của chủ thể QL đến khách thể QL nhằm đây mạnh mọi
hoạt động của nhà trường và thực hiện được các mục tiêu dự kiến QLGD
trong nhà trường về cơ bản, chính là QL các thành tố của quá trình dạy học
1.2.2 Khái niệm HĐDH, HĐDH mơn Tốn ở trường THCS a Hoạt động dạy học
HĐDH dùng ở đây được hiểu là dạy học trong nhà trường một bộ phận của hoạt động giáo dục tổng thẻ chứ không hàm ý nói đến dạy học nói chung (dạy học trong cuộc sống)
Khi xem xét HĐDH, có nhiều cách tiếp cận khác nhau như tiếp cận
Trang 19trò Dạy học hướng vào hoạt động học của trò thì trọng tâm của HĐDH được đặt vào hoạt động học của HS chứ không phải vào hoạt động dạy của GV Nói cách khác, GV là người tạo ra việc học, gợi cho HS khám phá và tạo
dựng kiến thức, tạo ra các môi trường học tập mạnh mẽ; nâng cao chất lượng,
học tập, V.V
Kiểu dạy học truyền thống ở nhà trường Việt Nam thường tiếp cận dạy học hướng vào hoạt động dạy của GV hơn là hướng vào hoạt động học của
HS nên có nhiều hạn chế trong việc phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo
của HS Theo cách tiếp cận hiện đại, dạy học ở nhà trường Việt Nam đã và đang dịch chuyển dần sang cách tiếp cận hướng vào hoạt động học của HS bằng cách ứng dụng các hướng dạy học gia tăng tính tích cực, độc lập và sáng
tạo của người học trong quá trình tìm tòi, khám phá tri thức dưới sự tô chức,
hướng dẫn của GV
Nhu vay, HDDH là hệ thống những hành động phối hợp, tương tác giữa
GV và HS, trong đó, dưới tác động chủ đạo của GV, HS tự giác, tích cực, chủ
động lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực
nhận thức, năng lực hành động, hình thành thế giới quan khoa học và những
phẩm chất của nhân cách
'Từ khái niệm trên, có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của HĐDH như Sau:
Trang 20Nếu tiếp cận dạy học như là một quá trình, không chỉ nói đến thời gian,
không gian HĐDH diễn ra, mà chủ yếu muốn nói đến logic của HĐDH bao gồm một chuỗi những hành động của GV và HS phối hợp, thống nhất với
nhau, được sắp xếp và thay đổi theo một trình tự phù hợp với logic khoa học
và nhận thức của HS nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học Nếu tiếp
cận dạy học như là một hoạt động là tiếp cận dạy học dưới góc độ hoạt động
tương tác, phôi hợp thống nhát của GV và HS
b Hoạt động dạy học mơn Tốn ở trường THCS
HĐDH mơn Tốn là hoạt động GV tổ chức, hướng dẫn, điều khiển HS
tự mình chiếm lĩnh những kiến thức, kĩ năng cơ bản của Toán học và hình thành hoặc biến đổi những tình cảm, thái độ học tập ở HS Các HĐDH môn Toán được thực hiện trong quá trình hình thành kiến thức toán học hoặc vận dụng nội dung kiến thức đó HĐDH mơn Tốn ở trường THCS thường liên quan đến các dạng hoạt động sau:
~ Nhận dạng và thẻ hiện: một phương pháp, một quy tắc, một định lí, một
tính chất,
- Những hoạt động toán học phức hợp: định nghĩa, định lí, chứng minh, giải toán quỹ tích, giải toán dựng hình
~ Những hoạt động trí tuệ phổ biến trong Toán học: lật ngược vấn đề, xét
tính giải được, phân chia trường hợp,
- Những hoạt động trí tuệ chung: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu
tượng hóa, khái quát hóa,
- Những hoạt động ngôn ngữ: khi yêu cầu HS phát biểu một tính chất,
Trang 211.2.3 Quản lý HĐDH mơn Tốn
QLHĐDH là một hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch,
hợp quy luật của chủ thể QL tới khách thể QL trong quá trình dạy học nhằm
đạt được mục đích đề ra
QLHĐDH chính là điều khiển quá trình dạy học, cho quá trình đó vận
hành có khoa học, có tổ chức theo những quy luật khách quan và được sự chỉ
đạo, giám sát thường xuyên nhằm thực hiện mục tiêu dạy học
Để QLHĐDH hiệu quả, người HT phải dựa trên pháp lý và cơ sở thực
tiễn nhằm điều hành hoạt động:
- Cơ sở pháp lý hiện nay đó là Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học, Chỉ thị của Bộ GD&ĐT, các văn bản của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT về thực hiện nhiệm vụ năm học ban hành từng năm và các chương trình, kế
hoạch day hoc
- Cơ sở thực tiễn là tình hình phát triển giáo dục của thế giới, của đất
nước, của địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển của quá
trình dạy học trong nhà trường; thực tiễn phát triển quy mô, chất lượng giảng
dạy, cơ sở vật chất của nhà trường cũng như tình hình đội ngũ CB, GV, NV hiện có
Trên cơ sở pháp lý và thực tiễn, người HT cần thực hiện được những nội dung sau đây trong QLHĐDH:
- Xây dựng kế hoạch, nhiện vụ năm học
~ Hoàn thiện cơ cầu tổ chức bộ máy hoạt động trong nhà trường
~ Chỉ đạo thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học
- Chỉ đạo xây dựng nề nếp dạy học
~ Chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GV
Trang 22Đoàn, Đội và Hội cha mẹ HS
- Chỉ đạo việc đôi mới PPDH
~ Chỉ đạo hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học và kế hoạch thực
hiện nhiệm vụ năm học
QLHĐDH mơn Tốn trong trường THCS là sự tác động có mục đích, có
định hướng, hợp quy luật của HT đến cách thức làm việc của GV dạy mơn
Tốn và học tập của HS nhằm đạt được mục tiêu QLHĐDH mơn Tốn
QLHĐDH mơn Tốn khơng chỉ đơn thuần là QL việc thực hiện các nhiệm vụ của đội ngũ GV dạy Toán trong nhà trường mà còn là những công
việc cụ thể như:
~ Xây dựng kế hoạch dạy học mơn Tốn và tổ chức, chỉ đạo thực hiện
sau khi kế hoạch đã được tô toán thảo luận, đóng góp ý kiến hoàn thành xong
~ Tổ chức hướng dẫn, triển khai cho GV dạy toán về mục tiêu, nội dung,
chương trình, phương pháp, phương tiện dạy học, tổ chức dạy và học,
tra, đánh giá kết quả dạy và học mơn Tốn ở trường THCS
~ Chuẩn bị CSVC, trang thiết bị phục vụ cho việc đổi mới PPDH và ứng
dụng CNTT trong dạy học mơn Tốn
- Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học mơn Tốn như: thực hiện quy chế chuyên môn; đánh giá, xếp loại kết quả học tập của HS đúng theo quy chế, việc đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT trong dạy học mơn Tốn; cơng tác
bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém,
1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HĐDH MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THCS
1.3.1 Mục tiêu HĐDH mơn Tốn ở trường THCS
~ Mơn Tốn là môn học công cụ: do tính trừu tượng cao độ, toán học có
tính thực tiễn phô dụng Những tri thức và kĩ năng toán học cùng với những
Trang 23học khác trong nhà trường, là công cụ của nhiều ngành khoa học khác nhau,
là công cụ để tiến hành những hoạt động trong đời sống thực tế và vì vậy là một thành phần không thể thiếu của nền văn hóa phổ thông của con người mới Chẳng hạn, kiến thức về tương quan tỉ lệ thuận y = kx là công cụ dé
nghiên cứu rất nhiều hiện tượng trong những lĩnh vực khác nhau Cùng với tri
thức, mơn Tốn ở trường THCS còn cung cấp cho HS những kĩ năng toán học
như kĩ năng tính toán, vẽ hình, kĩ năng đọc và vẽ biểu đồ, kĩ năng đo đạc, ước
lượng, kĩ năng sử dụng những dụng cụ toán học và máy tính điện tử, máy vi tính Mơn Tốn cịn giúp HS hình thành và phát triển những phương pháp,
phương thức tư duy và hoạt động như toán học hóa tình huống thực tế, thực
hiện và xây dựng thuật toán, phát hiện và giải quyết vấn đề Những kĩ năng, này rất cần cho người lao động trong thời đại mới
- Mơn Tốn ở trường THCS còn góp phần phát triển nhân cách: ngoài việc cung cấp cho HS những kiến thức và kĩ năng toán học cần thiết, mơn
Tốn cịn có tác dụng góp phần phát triển năng lực trí tuệ chung như phân
tích, tông hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, rèn luyện những đức tính, phâm
chất của người lao động mới như tính cẩn thận, chính xác, tính kỉ luật, tính
phê phán, tính sáng tạo, bồi đưỡng óc thâm mĩ
1.3.2 Chương trình mơn Tốn THCS
HĐDH mơn Tốn ở trường THCS có vai trò quan trọng:
~ Truyền thụ trỉ thức, kĩ năng, phương pháp tốn học phổ thơng cơ bản,
đồng thời trau dồi cho HS khả năng vận dụng những hiểu biết toán học vào
việc học tập các môn học khác, vào đời sống lao động sản xuất và tạo tiềm
lực tiếp thu khoa học kĩ thuật
~ Phát triển năng lực trí tuệ chung như: tư duy trừu tượng và trí tưởng
tượng, tư duy logic và tư duy biện chứng, rèn luyện các thao tác tư duy phân
Trang 24sang tao v
- Bên cạnh đó, HĐDH mơn Tốn ở trường THCS góp phần thực hiện mục tiêu dạy học môn Toán bậc giáo dục phổ thông nói chung và THCS nói
riêng
- HĐDH môn Toán ở trường THCS tạo điều kiện cho HS nghiên cứu cơ sở của những môn học khác với sự phong phú và đa dạng của các bộ môn với khối lượng nội dung lớn và phức tạp hơn, hệ thống hơn ở bậc tiểu học, đáp
ứng nhu cầu giáo dục toàn diện
Kiến thức, phương pháp, thái độ học tập mơn Tốn bậc THCS:
- Những kiến thức mở đầu về số (từ số tự nhiên đến số thực), về biến đổi
đại số, về phương trình bậc nhất và phương trình bậc hai, về hệ phương trình
và bắt phương trình bậc nhất, về một số hàm số và đồ thị đơn giản ~ Một số hiểu biết ban đầu về xác xuất thống kê
- Những kiến thức mở đầu về hình học phẳng: quan hệ vuông góc và
song song, quan hệ bằng nhau và đồng dạng, quan hệ giữa các yếu tố của
lượng giác, một số vật thể trong không gian
- Những hiểu biết ban đầu về một số phương pháp toán học: dự đoán và chứng minh, quy nạp và suy diễn, phân tích và tổng hợp
~ Hình thành và rèn luyện các kĩ năng: tính toán, sử dụng bảng số, máy
tính bỏ túi, máy vi tính, thực hiện các phép biến đổi biểu thức, giải phương
trình và bất phương trình bậc nhất một ân, giải phương trình bậc hai một ân,
giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, vẽ hình, đo đạc, ước lượng Bước đầu
hình thành kha năng vận dụng kiến thức toán học vào đời sống và các môn
học khác
~ Rèn luyện khả năng suy luận hợp lí và hợp lôgic, khả năng quan sát, dự
Trang 25ngữ chính xác, bồi dưỡng các phẩm chất tư duy như linh hoạt, độc lập và sáng
tạo Bước đầu hình thành thói quen tự học, diễn đạt chính xác ý tưởng của
mình và hiểu được ý tưởng của người khác
- HĐDH Toán của HS giữ vai trò chủ động, lĩnh hội, tự giác, tích cực, độc lập và sáng tạo nhằm lĩnh hội những kiến thức toán học cơ bản, hình
thành kĩ năng và thái độ tương ứng, tạo lập những phẩm chat nhân cách Hoạt
động học mơn Tốn của HS THCS diễn ra ở trình độ cao hơn, phong phú hơn,
hoàn thiện hơn, biểu hiện ở những nội dung sau:
+ Động cơ học tập mơn Tốn của HS THCS rất phong phú, đa dạng,
nhưng chưa bền vững, nhiều khi còn thể hiện mâu thuẫn Đối với các em HS
ở trường THCS học bộ mơn Tốn là khó, nó đòi hỏi HS cần phải nắm vững
kiến thức một cách có hệ thống, làm nhiều bài tập Nhưng đa số các em
thường ít chú ý tới vấn đề này hoặc có biết nhưng lười học, không chịu làm
nhiều bài tập
+ Thái độ học tập của HS THCS đối với mơn Tốn cũng rất khác nhau
Các em đều ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của mơn Tốn, nhưng
thái độ rất khác nhau: có em tích cực, có trách nhiệm cao, có em rất lười
biếng, thờ ơ
+ Phương thức học tập môn Toán của HS THCS có những nét khác biệt
so với HS tiểu học
Ở trường THCS hoạt động học tập mơn Tốn diễn ra theo phương thức
học và hành, học - hành gắn với nhau qua đó để hình thành các kỹ năng cần thiết
+ Nội dung học tập môn Toán ở trường THCS được mở rộng và chuyên
sâu hơn Bởi vì, THCS là cấp học có tính lý luận gắn với thực hành theo từng,
Trang 26HĐDH mơn Tốn của GV và hoạt động học mơn Tốn của HS tổn tại
trong sự thống nhất và tương tác lẫn nhau, cùng hướng đến thực hiện mục tiêu
và nhiệm vụ dạy và học mơn Tốn
Tóm lại, từ những nội dung nêu trên cho thấy hoạt động dạy của GV và hoạt động học mơn Tốn của HS ở trường THCS có những nét riêng, do vậy HĐDH mơn Tốn cũng phải chú ý đến những nét riêng đó và mang nét đặc trưng của bậc học trong dạy học mơn Tốn ở trường THCS
1.3.3 Phương pháp, hình thức dạy học mơn Tốn
a Các phương pháp dạy học môn Toán
“Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích
nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định”[15]
Phương pháp dạy học đặc thù của mơn Tốn: Phương pháp thuyết trình, phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp luyện tập thực hành, phương pháp suy diễn ngược
b Hình thức dạy học mơn Tốn
Trong thực tế dạy học có nhiều hình thức tổ chức dạy, chúng khác nhau
chủ yếu tùy theo mối quan hệ giữa việc dạy học có tính chất tập thể, cá nhân
tùy theo mức độ hoạt động của HS, tùy theo phương thức lãnh đạo của GV
đối với hoạt động học tập của HS, cũng như tùy theo địa điểm và thời gian
học tập
Các hình thức tổ chức đã được hình thành và phát triển trong lịch sử
dưới ảnh hưởng của những biến đổi về mặt chính trị - xã hội và khoa học - kỹ
thuật
Trong thực tiễn dạy học, ta có thể phân biệt 3 dạng tổ chức dạy học:
~ Dạng toàn lớp (tổ chức học tập trên lớp): trong đó, mỗi HS đồng thời
Trang 27- Dang nhém (học tập nhóm, thí nghiệm, thực hành): trong đó, từng
nhóm HS cùng giải quyết những nhiệm vụ nhận thức thống nhất Cụ thể là,
các HS cùng thảo luận nhiệm vụ nhận thức, vạch ra con đường và giải quyết
các nhiệm vụ đó, cuối cùng đạt kết quả chung
- Dạng cá nhân: trong đó, mỗi HS độc lập hoàn thành các nhiệm vụ học
tập theo trình độ và khả năng của riêng mình, không có sự tác động của bạn bè
Vì thế, thực tiễn dạy học đã khẳng định rằng, muén phát huy cao độ tác
dụng của chúng, GV cần khéo léo sử dụng phối hợp các dạng này với nhau
Ba dạng tô chức này thực hiện thông qua các hình thức tô chức dạy, học
cụ thể
1.3.4 Yêu cầu đối với DH mơn Tốn trong giai đoạn hiện nay
a Mục tiêu dạy học mơn Tốn
Mục tiêu chung của dạy học mơn Tốn
- Mục tiêu chung của dạy học mơn Tốn hướng tới thực hiện mục tiêu
giáo dục của cấp học THCS, đó là: HS có trình độ học vấn THCS; hiểu biết ban đầu về kĩ thuật ~ hướng nghiệp (đẻ có thể phân luồng: học tiếp phô thông,
kĩ thuật, hướng nghiệp hoặc đi vào cuộc sống)
- Mục tiêu của mơn Tốn trong chương trình dạy học ở cấp THCS là
cung cấp cho HS một hệ thống kiến thức, kĩ năng, phương pháp toán học phổ
thông cơ bản, hiện đại, thiết thực, sát với thực tế; góp phần phát triển năng lực
trí tuệ, tư duy trừu tượng, tư duy logic và ngôn ngữ chính xác, đồng thời rèn
luyện các phẩm chất của tư duy như tính linh hoạt, tính mềm dẻo, tính sáng
Trang 28Mục tiêu của bài học mơn Tốn
Mục tiêu bài học của mơn Tốn ở cấp THCS thay đồi theo các yêu cầu: ~ Mục tiêu đề ra cho HS; yêu cầu HS thực hiện; HS đạt được mục tiêu đề
ra (thầy chỉ đạo, tô chức, hướng dẫn, giúp đỡ)
~ Mục tiêu cần phải cụ thể về nội dung và mức độ phải đạt được, khả
năng tự thực hiện, phối hợp thành thạo các động tác, giao tiếp, hành vi ngôn hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá
+ Kĩ năng: làm được, thông thạo
+ Thái độ (tình cảm): tiếp nhận, phản ứng, đánh giá, sắt
trị, trở thành tính cách
chức giá
b, Nội dung chương trình dạy học môn Toán
~ Chương trình dạy học mơn Tốn phải thực sự là một kế hoạch hành
động sư phạm kết nói mục tiêu giáo dục với các lĩnh vực nội dung, phương pháp, PTDH, tiến trình giờ học (tô chức giờ học) và cách thức đánh giá kết
quả học tập của HS
- Nội dung dựa trên cơ sở một chương trình chuẩn và đảm bảo tính phổ
thơng, tồn diện, hướng nghiệp
- Nội dung chương trình mơn Tốn đảm bảo cơ bản, tỉnh giản, thiết thực
và cập nhật với sự phát triển của khoa học - công nghệ, kĩ thuật — xã hội ~ Tiến kịp trình độ chung các nước trong khu vực và thế giới
~ Giảm tính lý thuyết hàn lâm, kinh viện, giảm nhẹ yêu cầu về tuyệt đối chính xác khoa học, cầu toàn trong quá trình hình thành khái niệm mới và khó
- Tang tính thực tiễn, thực hành, hình thành khái niệm thông qua sử dụng
Trang 29- Đảm bảo vừa sức, khả thi, thực hiện được yêu cầu về giảm tải: tích hợp
các nội dung phù hợp, lược bỏ nội dung trùng nhau e Phương pháp dạy học mơn Tốn
- PPDH mơn Tốn đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo, tự học, kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, phù hợp với đặc
điểm của HS, môn học; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, tạo được
hứng thú học tập cho HS, tận dụng được công nghệ mới nhất; khắc phục lối day truyền thống truyền thụ một chiều các kiến thức có sẵn, phát huy cao năng lực tự học, học suốt đời trong thời đại bùng nỗ thông tin; tăng cường học
tập cá thể phối hợp với hợp tác
Theo hướng đổi mới nói trên, nên quan tâm tới vấn đáp, đàm thoại GV
đặt ra những câu hỏi để HS trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả
GV, qua đó HS lĩnh hội được nội dung bài học mơn Tốn Phương pháp này là tăng cường hình thức hỏi — đáp, đàm thoại giữa GV và HS, rèn cho HS bản lĩnh tự tin, khả năng diễn đạt một vấn đề trước tập thể Muốn thực hiện điều
đó, đòi hỏi GV phải xây dựng được hệ thống câu hỏi phù hợp với yêu cầu bài
học, hấp dẫn, sát đối tượng, xác định được vai trò chức năng của từng câu hỏi,
mục đích hỏi, các yếu tố kết nói các câu hỏi, thứ tự hỏi GV cũng cần dự kiến
các phương án trả lời của HS để có thể chủ động thay đổi hình thức, cách
thức, mức độ hỏi, có thể dẫn dắt qua các câu hỏi phụ tránh đơn điệu, nhàm
chán, nặng nề, bế tắc; tạo hứng thú học tập của HS và tăng tính hấp dẫn của
giờ học môn Toán Có ba mức độ: vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích - minh
họa và vấn đáp tìm tòi
4 Phương tiện dạy học mơn Tốn
~ Các phương tiện dạy học khác nhau có những chức năng sư phạm khác
nhau nhưng hỗ trợ lẫn nhau, nếu được sử dụng đúng đắn thì hiệu quả dạy học
Trang 30quá trình dạy học môn Toán cần quan tâm đến mạng Internet; các phương
tiện, phần mền hỗ trợ dạy học hiện đại như: Máy vi tính; máy projector; bang
“Điện tử tương tác thông minh” (Smartboard) Các phần mền Powerpoint;
Flash; Violet; Mathtype; E-learning
+ Công nghệ kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm trên máy tính
- Dạy học môn Toán với PTDH hiện đại trên sẽ có các ưu thế sau:
+ GV chuẩn bị bài dạy được tốt hơn, nhiều nội dung có các mô hình
minh chứng Có thể chỉnh sửa cho lần dạy sau được thuận tiện
+ Các phần mềm dạy học mơn Tốn có thể hỗ trợ cho GV, tăng tính
năng động cho người học, cho phép HS học theo khả năng
+ Các PTDH hiện đại sẽ tạo ra khả năng để GV trình bày bài dạy mơn
Tốn sinh động hơn
+ Các PTDH sẽ hỗ trợ, chuẩn hóa các bài giảng mẫu, đặc biệt đối với
những phần khó giảng, những khái niệm phức tạp của mơn Tốn
e Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học mơn Tốn
Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học mơn Tốn là một nội dung cần thiết
trong quá trình dạy học Kết quả học tập mơn Tốn của HS là cơ sở phản ánh
chất lượng dạy học mơn Tốn của GV
Trên những cơ sở đó QL công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mơn Tốn của HS cần chú ý rằng hình thức kiểm tra có thể khác nhau, song đều
phụ thuộc vào các yếu tố của quá trình dạy học mơn Tốn, đó là mục đích, nội
dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học mơn Tốn Do
đó, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS phải đảm bảo
các yêu cầu sau:
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mơn Tốn của HS phải căn cứ vào
Trang 31vào kết quả học tập mơn Tốn của HS để có thể đánh giá được hiệu quả day
học mơn Tốn của GV
~ Nội dung kiểm tra phải phù hợp với đặc trưng nội dung, chương trình
của mơn Tốn
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mơn Tốn của HS phải căn cứ vào
điều kiện cụ thể về đối tượng HS, về CSVC, PTDH
~ Kết quả học tập môn Toán của HS phải được thẻ hiện ở mức độ nhận
thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá) của
HS đạt được qua bài làm
- Đánh giá kết quả học tập mơn Tốn của HS phải dựa trên mức tối thiểu
(còn gọi là chuẩn) cần đạt theo mục tiêu mơn Tốn về những kiến thức, kỹ năng và thái độ cơ bản được cụ thê hố trong mơn Toán
~ Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán phải thực hiện một cách nghiêm túc, đảm bảo tính công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện đúng theo nguyên tắc đánh giá xếp loại của Bộ GD&ĐT quy định
~ QL việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mơn Tốn của HS nhằm tác
động trực tiếp đến GV dạy toán để họ thực hiện đầy đủ và khoa học, qua đó
xác định được mức độ chất lượng học tập toán của HS và năng lực dạy học
mơn Tốn của GV, thấy được những vấn đề cần quan tâm chỉ đạo và đầu tư 1.4 QUẦN LÝ HĐDH MƠN TỐN Ở TRƯỜNG THCS
1.4.1 Mục tiêu QLHĐDH mơn Tốn ở trường THCS
Trong quá trình thực hiện mục tiêu DH môn Toán ở trường THCS, cần nhận thức đầy đủ mục tiêu trước mắt trong thời gian nhất định, đồng thời phải hình dung những mục tiêu lâu dài cần đạt được HĐDH là hoạt động diễn ra thường xuyên và liên tục trong quá trình giáo dục tại nhà trường Do đó, để tổ
Trang 32cần phải biết phân tích, tổng hợp những yếu tố khách quan và chủ quan của các lực lượng, của tình hình kinh tế xã hội địa phương có tác động đến nhà
trường, để xác định được mục tiêu chung cho nhà trường, trong đó có mục tiêu cho việc QLHĐDH
QLHĐDH mơn Tốn ở trường THCS:
- QL việc thực hiện đầy đủ nội dung, chương trình, kế hoạch giảng dạy
môn Toán ở tắt cả các khối lớp không coi nhẹ ở khối lớp nào
- QL day va hoc mén Toán phải đem lại các hiệu quả thiết thực, HS nắm
được kiến thức cơ bản, chính xác, có kỹ năng cần thiết, để phát triển tư duy,
sáng tạo vận dụng vào đời sống lao động
- QL nề nếp giảng dạy, khác phục những yếu kém trong quá trình giảng,
dạy mơn Tốn, tiến tới giảm dần và không còn những tiết dạy không đạt yêu
cầu, ngày càng có nhiều GV có trình độ khá, giỏi về chuyên môn
- Xây dựng được nề nếp và phương pháp học tập mơn Tốn cho HS,
giúp các em có động cơ, tỉnh thần, thái độ học tập đúng đắn, có phương pháp học tập bộ mơn Tốn hợp lý đối ở trên lớp cũng như ở nhà
1.4.2 Quản ly HĐDH mơn Tốn của GV
a Quản lý nội dung kế hoạch, chương trình dạy học mơn Tốn
Kế hoạch dạy học mơn Tốn của mỗi GV phải dựa trên việc xác định
mục tiêu đạy học mơn Tốn trong năm học, cụ thể là chỉ tiêu của từng lớp ma
GV được giao phụ trách dạy Điều này phải dựa trên trình độ năng lực dạy
học của GV và kết quả khảo sát chất lượng mơn Tốn ở các lớp học mà họ
được giao từ đầu năm
CBQL giúp GV dạy mơn Tốn xác định đúng chất lượng HS đối với mơn Tốn đầu năm, cùng với GV xây dựng chỉ tiêu năm học cho từng khối
Trang 33để giúp đạt được chỉ tiêu đã xây dựng cho từng lớp, khối lớp trong năm học ên mục tiêu, quan điểm,
Chương trình dạy học mơn Tốn phải thể
chuẩn kiến thức, kỹ năng, gợi ý cần thiết về phương pháp, phương tiện dạy học mơn Tốn và kiểm tra đánh giá kết quả học tập mơn Tốn của HS QL
chương trình dạy học mơn Tốn là nhiệm vụ của CBQL HĐDH mơn Tốn
phải thực hiện theo đúng yêu cầu tiến độ chương trình CBQL phải điều khiển HĐDH mơn Tốn theo u cầu, nội dung và hướng dẫn của chương trình mơn
Tốn
Trong quá trình QL kế hoạch, chương trình dạy học môn Toán, CBQL
cần huy động các thành viên trong bộ máy QL nhà trường, phân công, theo
đối nắm tình hình thực hiện kế hoạch, chương trình hàng tuần, hàng tháng thông qua kiểm tra lịch báo giảng, kế hoạch giảng dạy, số đầu bài, dự giờ,
thời khóa biểu Điều quan trọng là phải tiến hành phân tích các thông tin thu
được, để có thể đánh giá được việc thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học
mơn Tốn sau những lần tổng hợp theo dõi định kỳ tuần, tháng Từ đó có thể
đưa ra những biện pháp QL phù hợp, giúp GV thực hiện đúng và đủ chương
trình, kế hoạch dạy học mơn Tốn theo quy định
b Quản lý phân công dạy học môn Tốn
Năng lực chun mơn của từng GV chính là căn cứ quan trọng nhất để phân công dạy học môn Toán Do đó, khi phân cơng dạy học mơn Tốn cho GV, người HT nên xem xét năng lực thực tế của từng người, cũng như triển
vọng phát triển và những hạn chế của GV, để có sự lựa chọn phù hợp CBQL
cần xác định các hình thức phân công dạy học mơn Tốn: chun dạy một
khối lớp trong nhiều năm hay dạy mỗi năm một khối lớp hoặc mỗi năm dạy
nhiều khói lớp Bên cạnh đó, cần định ra chuẩn phân công dạy học mơn Tốn
phù hợp đó là: yêu cầu của HĐDH mơn Tốn, năng lực và sở trường, thân
Trang 34nguồn đào tạo QL việc phân công dạy học mơn Tốn bằng cách xây dựng qui
trình phân công và biện pháp thích hợp đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ:
+ HT thống nhất với PHT chuyên môn về mục đích, yêu cầu và chuẩn
phân công giảng dạy mơn Tốn
+ HT phổ biến mục đích yêu cầu, dự kiến phương hướng phân công, qui trình phân công trong Hội đồng sư phạm HT cùng PHT dự kiến trước việc
phân công căn cứ vào thực lực đội ngũ GV Toán và yêu cầu thực tế của nhà
trường
+ HT ra quyết định phân công và ghi vào số phân công, kết hợp phan công các mặt hoạt động khác để cân đối lao động của GV
+ Xem xét lại để kịp thời điều chỉnh sự phân công cho hợp lý hơn trong
quá trình QLHĐDH mơn Tốn
e Quản lý việc xây dựng kế hoạch bài dạy mơn Tốn
Để chuẩn bị cho một tiết lên lớp có chất lượng tốt, người GV cần làm tốt
khâu xây dựng kế hoạch dạy học cho từng học kỳ và cả năm học, dựa trên cơ
sở nghiên cứu kỹ chương trình chuẩn mà Bộ GD&ĐT ấn định, SGK, tài liệu
tham khảo, trình độ của HS qua khảo sát chất lượng đầu năm Khi xây dựng
kế hoạch dạy học cần tính đến các yếu tố về CSVC phục vụ dạy học như:
PTDH, mô hình học tập mơn Tốn, thư viện và các điều kiện khác Ngoài ra,
GV còn xem xét khả năng của mình về tự chuẩn bị ĐDDH và lường hết
những khó khăn có thể xảy ra trong quá trình dạy học
Để QL việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy mơn Tốn, CBQL phải chú ý đến
một số công việc sau:
- Hướng dẫn những qui định và yêu cầu về việc soạn bài, chuẩn bị đồ
Trang 35~ QL việc lập kế hoạch dạy học mơn Tốn của GV thông qua xác định mục tiêu bài dạy, chuẩn bị của GV và HS, tổ chức các HĐDH, hướng dẫn các
hoạt động tie
- Kiểm tra hồ sơ, số sách và giáo án theo định kì, kiểm tra việc thực hiện
phân phối chương trình, kiểm tra lịch báo giảng Việc kiểm tra này có thể tiến
hành thường xuyên theo lịch định trước hoặc có thể đột xuất Kiểm tra luôn
gắn liền với việc nhận xét, đánh giá và có những biện pháp điều chỉnh, để tạo lập một nề nếp tốt
4 Quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy mơn Tốn
Giờ lên lớp giữ vai trò quyết định chất lượng dạy học, trong đó người giữ vai trò chính, quan trọng nhất là GV Tuy nhiên, công tác QL cũng góp phân tác động gián tiếp đến hiệu quả giờ lên lớp của GV Vì vậy, CBQL phải
tạo điều kiện phát huy khả năng và nhiệt tình của GV, đồng thời phải có
những biện pháp tác động đến giờ lên lớp của GV Đề QL việc thực hiện kế
hoạch bài dạy mơn Tốn, CBQL phải chú ý đến một số công việc sau:
- QL việc chuẩn bị của GV như: kế hoạch, giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng day hoc
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học, thực hiện phân phối chương
trình thông qua: lịch báo giảng, số đầu bài, lịch thao giảng, dự giờ GV
- Kiểm tra việc sử dụng phương tiện dạy học thông qua: số theo dõi
mượn sách giáo khoa, đồ dùng dạy học, du gid GV
~ Kiểm tra việc đổi mới PPDH thông qua: thao giảng, dự giờ GV
- Chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ cho việc dạy học mơn Tốn: ĐDDH, các
thiết bị phục vụ cho bài giảng
e Quản lý phương pháp, phương tiện dạy học mơn Tốn
Trang 36Tốn, song nó rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy
học mơn Tốn Đơi mới nội dung chương trình, SGK và PPDH, PTDH là yếu
tố không thê thiếu được để đảm bảo việc đổi mới PPDH một cách thành công Vi vậy QL tốt các yếu tố này sẽ có tác động tích cực đối với việc nâng cao
chất lượng và hiệu quả dạy học mơn Tốn
Để quản lí PPDH, PTDH mơn Tốn, HT phải chú ý đến một số công
việc sau đây:
- Việc vận dụng các PPDH thông qua các chuyên đẻ, tiết dạy mẫu, thao giảng, dự giờ GV
- GV sử dụng kết hợp các PPDH như: PPDH làm việc theo nhóm,
phương pháp lấy HS làm trung tâm
- Sử dụng các phần mềm toán học, án điện tử phục vụ cho việc soạn
giảng
- Sử dụng các mô hình học tập, làm đồ dùng dạy học thông qua: số theo
đõi mượn mơ hình tốn học, đồ dùng dạy học, thao giảng, dự giờ GV # Quản lý hoạt động chun mơn của tổ Tốn
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ Toán, hướng dẫn xây dung và QL kế hoạch cá nhân của tổ theo kế hoạch dạy học, phân phối chương
trình và các quy định của Bộ GD&ÐT
~ Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tô chức kiểm tra đánh giá
chất lượng thực hiện nhiệm vụ của GV theo kế hoạch của nhà trường
~ Đề xuất khen thưởng, kỷ luật kịp thời đối với GV
Tổ Toán cũng là một đơn vị cơ sở trong QL kế hoạch và thực hiện kế
hoạch dạy học của nhà trường Hoạt động chính của Tổ toán là trao đổi
Trang 37chuyên đề về đổi mới PPDH mơn Tốn và trao đổi kinh nghiệm dạy học giữa các đồng nghiệp QL tốt hoạt động của Tổ chuyên môn sẽ giúp triên khai có hiệu quả HĐDH và nâng cao chất lượng giảng dạy trong nha trong Dé QL
hoạt động chuyên môn của Tơ tốn , HT phải chú ý đến một số công
- Biên chế Tổ chuyên môn một cách hợp lí theo tình hình thực tế của
trường
- Chọn Tổ trưởng, Tổ phó là những GV giỏi chuyên môn, có phẩm chất
đạo đức, năng lực trong lĩnh vực QL
- Cần chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động của Tổ
~ Qui định chế độ sinh hoạt chuyên môn hàng tháng
- Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn của Tổ theo định kì như:
chuẩn bị bài dạy có chất lượng, thực hiện chương trình dạy học, nâng cao chất lượng giờ lên lớp, tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, tổ chức
bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém
~ Phát huy tính chủ động, sáng tạo của Tổ trưởng, Tô phó và các thành viên trong hoạt động chuyên môn
~ Theo dõi, giám sát kiểm tra hoạt động của Tổ chuyên môn bằng các
hình thức: kiểm tra đột xuất, định kì; kiểm tra toàn diện và chuyên đề; kiểm
tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp thông qua các bước như: lập kế hoạch kiểm tra, tổ chức lực lượng và tiến hành kiểm tra, tổng hợp thành biên bản kiểm tra, tông kết đánh giá hoạt động của Tổ và đề ra những kiến nghị
g OL hoạt động bi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém môn Toán
Nâng cao chất lượng dạy và học mơn Tốn ở các trường THCS là một
nhiệm vụ khó khăn và đòi hỏi nhiều cố gắng từ phía đội ngũ CBQL, GV và HS Những nỗ lực này nhằm giúp giảm thiểu tỉ lệ HS yếu, kém nâng tỉ lệ
Trang 38
Trách nhiệm phụ đạo HS yếu, kém, bồi dưỡng HS giỏi mơn Tốn là
nhiệm vụ của GV Để duy trì và đảm bảo chat lượng, nhà QL cần phải xây dựng kế hoạch cụ thẻ và sử dụng tắt cả những điều kiện đẻ phục vụ cho hoạt
động này Cụ
~ Tổ chức kiểm tra chất lượng đầu năm học ở tắt cả các khối lớp nhằm đánh giá chất lượng HS Điều này giúp nhà QL trong phân công GV giảng dạy ở các lớp và tô chức các lớp phụ đạo và bồi dưỡng ngay từ đầu năm học
Những GV có kinh nghiệm thường được phân công vào các lớp này để giúp đỡ HS
- Ưu tiên về CSVC cho việc duy trì hoạt động bồi dưỡng HS giỏi, phụ
đạo HS yếu, kém mơn Tốn Hiện nay nhiều trường vì khó khăn về CSVC, nên không quan tâm đến hoạt động này mà ảnh hưởng đến chat lượng học tập của HS
- Kích thích bằng lợi ích vật chất va tinh than
- Tổ chức Hội thảo cấp trường về công tác bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo
HS yết
về công tác này
kém nhằm chia sẻ kinh nghiệm giữa các GV và xây dựng chuyên đề h Quản lý kiểm tra đánh giá kết quä học tập mơn Tốn của HS
Tiêu chuẩn đánh giá cơ bản HĐDH mơn Tốn của GV là kết quả của lao
động sư phạm, chất lượng kiến thức của HS, mức độ phát triển trí tuệ, kỹ năng áp dụng kiến thức của HS CBQL phải quản lý công tác kiểm tra đánh
giá HS chặt chẽ mới có cơ sở chính xác đánh giá chất lượng dạy học của GV
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập mơn Tốn của HS là một bộ phận hợp
thành, là một thành tố của quá trình dạy học môn Toán Kết quả học tập mơn
Tốn của HS, nếu được đánh giá khách quan, trung thực sẽ phản ánh một
Trang 39là thường đồng nhất đánh giá với việc cho điểm, từ đó việc đo lường kết quả học tập của HS chỉ bằng điểm số Quan niệm trên đã làm cho CBQL quan tam
QL chất lượng học tập mơn Tốn của HS chỉ dựa vào điểm số Kiểu QL như vậy sẽ chỉ đánh giá được một phần của chất lượng và làm nảy sinh bệnh thành
tích trong GV và HS
CBQL cần phải QL công tác kiểm tra của GV đối với HS, để đánh giá đúng kết quả học tập mơn Tốn của HS và kết quả giảng dạy của GV Khuyến khích đưa hình thức trắc nghiệm khách quan vào kiểm tra kết quả học tập môn Toán của HS để nhằm hạn chế tác động của yếu tố chủ quan trong quá trình đánh giá Một số biện pháp QL kiểm tra đánh giá kết quả học tập mơn
Tốn của HS
- QL ké hoạch kiểm tra mơn Tốn của GV
~ QL bài kiểm tra 1 tiết của HS bằng để chung và có thể tổ chức chấm bài chung
~ QL điểm bằng các phần mềm với sự hỗ trợ của máy tính
~ Phân công hợp lí bộ phận giáo vụ trong nhà trường đẻ cập nhật điểm số
hàng ngày
- Yêu cầu GV khi trả bài kiểm tra đúng hạn, phải công bố đáp án và
thang điểm để HS tự chấm lại bài kiểm tra của mình
~ Thông báo kết quả kiểm tra đánh giá mơn Tốn cho HS và phụ huynh
1.4.3 Quản lý hoạt động học tập mơn Tốn của HS
a Quản lý hoạt động học trên lóp của HS
Căn cứ vào kết quả học tập mơn Tốn năm học trước của HS, căn cứ vào
các chỉ tiêu phấn đấu năm học mới của nhà trường, kết quả khảo sát chất lượng HS đầu năm, HT phải xây dựng và chỉ đạo nề nếp học tập của HS
Trang 40~ Về học tập trên lớp: Yêu cầu mỗi HS về tinh thần thái độ học tập mơn
Tốn
+ Tập trung nghe giảng, thực hành đề hiểu bài trên lớp, chuyên cần, học
bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, có thái độ trung trực trong kiểm tra,
tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp
+ Thực hiện tốt cuộc vận động hai không “Nói không với tiêu cực trong
thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục ”
+ Thực hiện tích cực phong trào thi đua xây dựng “?rường học thân thiện, học sinh tích cực ”
+Thực hiện tốt các nội dung thi đua: Học tập, kỷ luật, vệ sinh, chuyên
b Quản lý việc thực hiện nội quy, quy chế, quy định học tập
Học tập là một hoạt động nhận thức, chỉ khi có nhu cầu hiểu biết HS mới tích cực học tập Nhu cầu hiểu biết đó chính là động cơ nhận thức của HS
trong học tập HS vừa là đối tượng vừa là chủ thể trong hoạt động dạy học, vì vậy, quản lý hoạt động học của HS là khâu quan trọng góp phần nang cao
chất lượng dạy học trong nhà trường
- Dé giúp HS học tốt cần phải tiến hành kiểm tra thường xuyên hoạt
động học tập của HS, kiểm tra những yêu cầu cần phải có đối với mỗi HS,
kiểm tra tỉnh thần thái độ học tập trên lớp để kịp thời uốn nắn, kiểm tra thực hiện nội quy, quy chế nhà trường, thực hiện các cuộc vận động của ngành
giáo dục, kiểm tra HS về thái độ học tập ở nhà, kiểm tra phải gắn liền với khen thưởng động viên khuyến khích và phê bình uốn nắn HS kịp thời
€ Quản lý việc tự học của HS
Hoạt động học tập của HS diễn ra trong không gian và thời gian tương