Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực tiễn về quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Giống Trôm, tỉnh bến Tre, luận văn Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học cơ sở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Trang 1
VIEN HAN LAM KHOA HOC XA HOI VIỆT NAM
HQC VIEN KHOA HQC XA HOI
LE TAN TOI
QUAN LY HOAT DONG DAY HQC MON TOAN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN GIÒNG TRÔM, TỈNH BÉN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2021
Trang 2
VIEN HAN LAM KHOA HOC XA HOI VIỆT NAM
HQC VIEN KHOA HQC XA HOI
LE TAN TOI
QUAN LY HOAT DONG DAY HQC MON TOAN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN GIÒNG TRÔM, TỈNH BÉN TRE
Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS CAO XUAN LIEU
HÀ NỘI, 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi trên cơ sở tiếp thu các ý tưởng khoa học của các công trình đi trước dưới sự hướng dẫn của
TS.Cao Xuân Liễu Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là rõ
ràng, trung thực, và đẳng tin cậy:
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận
được sự động viên, khuyến khích và sự giúp đỡ nhiệt tình của quý Thay giáo, cô giáo, các cắp lãnh đạo, bạn bè đông nghiệp và gia đình
Với tình cảm chân thành, tác giá xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
-TS Cao Xuân Liễu, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn
-Lãnh đạo Khoa Tâm lí ~ Giáo dục, Học viện Khoa học xã hội (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Uiệt Nam), Quý Thấy cô giáo đã giảng dạy lớp Cao học Quản lý giáo dục K10 năm 2019, các phòng chuyên môn của Học viện đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
-Ban lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Giông Trôm; lãnh đạo và
giáo viên các trường THCS huyện Giằng Trôm đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp
thông tin, góp ý và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực
tế đề hoàn thành luận văn
Mặc dù đã rất cố găng, nhưng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của Quy thây cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp đề luận văn này có giá
trị thực tiễn
Trang 5MỤC LỤC 1.1.Trường Trung học cơ sở trong
1.2 Hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường Trung học cơ sở 12 1.3 Quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường Trung học cơ sở 26
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các
trường Trung học cơ Sở 233
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỌNG DẠY HỌC MƠN
TỐN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUY
'TRÔM, TỈNH BÉN TRE 2+222 22222 2.27 re 39
2.1 Khái quát về tinh hình giáo dục trung học cơ sở huyện Giồng Trôm, tỉnh
Bến Tre ốc cốc 39
2.2 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực tiễn . -2.+-22 tre 4 2.3 Thực trạng hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường Trung học cơ sở
huyện Gidng Trôm, tỉnh Bến Tre -222122222222222272.1771.221.1EE1 re 44
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường Trung học
cơ sở huyện Gidng Trôm, tỉnh Bến Tre -.-22222222222222222.2221 errree SI 2.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường Trung học cơ sở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre -: 2ss 62
2.6 Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các
trường Trung học cơ sở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre 2-: 2s-s 65 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN TỐN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN GIÒNG TRÔM,
0.8050) 68 3.1 Nguyên tắc đề xuấ
sinh các trường Trung học cơ sở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre 68
3.2 Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường Trung
học cơ sở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre 2222222222222 222tr 69
Trang 63.4 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quan ly
hoạt động dạy học mơn Tốn 2.-22+22121222.277.1rriee 80
KET LUAN VÀ KHUYÊN NGHỊ, SH re 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 222222222222222222t22222rr 88
Trang 8DANH MỤC CÁC BẰNG Bang 2.1: Số liệu học sinh các trường Trung học cơ sở công lập huyện Giồng Trôm năm học 2020-2021
Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre năm học 2020-2021
Bảng 2.3 Quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh cấp trung học cơ sở trong Š
năm qua TH HH HH are 4I
Bảng 2.4 Thực trạng mức độ thực hiện mục tiêu dạy học mơn Tốn tại trường "” " 4 Bảng 2.5 Thực trạng mức độ thực hiện nội dung dạy học môn Toán 45 Bảng 2.6 Thực trạng mức độ thực hiện phương pháp dạy học mơn Tốn tại
trường Trung học cơ sở Tre 46 Bảng 2.7 Thực trạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng cơ sở vật
chất, thiết bị vàothực hiện dạy học mơn Tốn 22222cc2zrccee 48
Bảng 2.8 Thực trạng mức độ thực hiện đánh giá kết quả học mơn Tốn của học
sinh trường Trung học cơ sở „49
trường Trung học cơ Sở 221212222.2 21 50 Bảng 2.10: Thực trạng lập kế hoạch dạy học mơn Tốn ở các trường Trung học
cơ sở : 51
Bảng 2.11: Thực trạng tổ chức bộ máy hoạt động day học mơn Tốn 50 Bảng 2.12: Thực trạng tổ chức hoạt động dạy mơn Tốn cho giáo viên 54 Bảng 2.13: Thực trạng tổ chức hoạt động học mơn Tốn cho học sỉnh 56 Bảng 2.14: Thực trạng chỉ đạo thực hiện mục tiêu hoạt động dạy học mơn Tốn
tại trường Trung học cơ sở
Bảng 2.15: Thực trạng chỉ đạo thực hiện nội đi dụng, phương| pháp dạy học mơn Tốn 58 Bảng 2.16: Thực trạng chỉ đạo thực hiện cơ sở vật chất tổ chức hoạt động dạy học
mơn Tốn
Trang 9MỞ ĐÀU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Hòa cùng xu thế toàn ngành giáo dục nước ta trên đà phát triển và đôi mới mạnh mẽ, hòa chung không khí tưng bừng ấy ở các cấp bậc học được Đảng, Nhà nước ta luôn xác định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đại hội Dang lần
thir XII da chỉ rõ, phải đỗi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo Để thực hiện
chủ trương đó cần thực đồng bộ các biện pháp phát triển và nâng cao chất
lượng giáo dục, đào tạo; đôi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học,
phương pháp thi, kiểm tra; xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu chất lượng; phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất, kĩ thuật cho các cơ sở giáo dục, đảo tạo Đồng thời tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đảo tạo trên cơ sở
tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục, đảo tạo làm tốt
công tác quản lý mục tiêu, chất lượng giáo dục đảo tạo
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm trong quá trình đổi mới đát nước Các Bộ, Ngành luôn có sự theo dõi, quan tâm
và chỉ đạo cụ thể Tại Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11
năm 2013 về: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Nghị quyết cũng chỉ rõ, nâng cao chất lượng dạy
học và quản lý giáo dục trong các nhà trường chính là khâu đột phá ở các cấp học, bậc học hiện nay
Dạy học là hoạt động trọng tâm trong các nhà trường nói chung, các trường THCS nói riêng Quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ chính của các lực lượng sư
phạm, đứng đầu là hiệu trưởng ở các trường THCS Để nâng cao chất lượng dạy
học, bên cạnh việc xây dựng mục tiêu, nội dung, đổi mới phương pháp và hình thức
dạy học thì việc quản lý hoạt động dạy học là rất cần thiết và có ý nghĩa hết sức
quan trọng
Giáo dục THCS là các cấp học trong hệ thống giáo dục, đào tạo ở nước ta hiện
Trang 10môn học chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, làm nền tảng cho nhiều môn học khác, vì
vậy là môn thi bắt buộc đối với nhiều chuyên ngành ở bậc đại học
Trong những năm qua giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành
tựu rất tự hào điển hình là các cuộc thi quốc tế chúng ta đã đạt được các giải thưởng
rất cao trong đó có mơn Tốn như giải Tốn học mà GS Ngô Bảo Châu đã đạt
được Tuy nhiên chất lượng đào tạo vẫn chưa đáp ứng được trước những yêu cầu
đổi mới của đất nước trong giai đoạn hiện nay trong đó có mơn Tốn Một trong những nguyên nhân đó đã được hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 khóa VIII đã
chỉ ra “Công tác quản lý giáo dục và đảo tạo còn những mặt yếu kộm bắt cập” Tại hội nghị Trung ương lần 6 khóa VIII cũng khăng định “Năng lực quản lý của nhà nước về giáo dục còn bộc lộ nhiều yếu kém, lúng túng trước những yêu cầu mới, nặng về đối phó vụ vệc Đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều bất cập, tư duy và phương thức quản lý giáo dục còn chịu ảnh hưởng của cơ chế hành chính, bao cấp”
Để khắc phục những hạn chế kém trong quản lý giáo dục thì
phải cấp bách “Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện” Đặc bí
ệt là những người làm công tác
quản lý giáo dục không ngừng học hỏi trao dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả vào công tác quản lý một cách linh hoạt, sáng tạo trong công việc
Mơn Tốn trong trường THCS chiếm một vị thế rất quan trọng, là công cụ để học các môn khác và có rất nhiều ứng dụng trong thực tế Môn Toán ở cấp THCS còn cung cấp cho HS những kĩ năng toán học đồng thời nó còn góp phần phát triển
rèn luyện những đức tính, phẩm chất của người lao động
nhân cách, năng lực trí mới cho học sinh THCS
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS là một công việc hết sức vất vả
đối với các nhà quản lý và còn khó khăn hơn đối với việc quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn Chính vì thế, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao trình
độ nghiệp vụ quản lý cũng như nhận thức đúng đắn việc quản lý hoạt động dạy học
Trang 11số học sinh đã có ý thức về tầm quan trọng của mơn Tốn nhưng chất lượng học tập mơn Tốn chưa thật sự cao, chưa đồng đều Chất lượng chỉ tương đối ôn định ở các lớp chọn, còn đa số các lớp còn lại chất lượng thường thấp Nguyên nhân là chất lượng đầu vào chưa cao Khả năng tiếp thu của một số học sinh còn hạn chế Chính
vi lý do đó, tôi chọn đề tài: “Quán lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường
trung học cơ sở Huyện Giéng, tinh Bén Tre” đê thực hiện luận văn thạc sĩ của
mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ xa xưa, quản lý hoạt động dạy học đã được đề cập đến nhưng ban đầu chỉ được thể hiện bằng một số ý tưởng của những nhà triết học, nhà giáo dục rồi dần dần phát triển và hoàn thiện hơn Những năm gần đây, người ta mới chú ý bàn luận
về hiệu quả của quản lý nói chung và quản lý dạy học nói riêng Nhà sư phạm vĩ đại
J.A Cômenxki(1592 ~ 1670) khi đặt nền móng cho hệ thống các nhà trường cũng đề cập đến vấn đề quản lý hoạt động dạy học của người giáo viên Ông đã đưa ra quan điểm giáo dục phải thích ứng với tự nhiên Theo ông quá trình dạy học đề truyền
thụ và tiếp nhận tri thức là phải dựa vào sự vật, hiện tượng do học sinh tự quan sát,
tự suy nghĩ mà hiểu biết, không nên dùng uy quyền bắt buộc, gò ép người ta chấp nhận bất kỳ điều gì Ông cũng đã nêu ra một số nguyên tắc dạy học có giá trị lớn như: nguyên tắc trực quan; nguyên tắc phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh; nguyên tắc hệ thống và liên tục; nguyên tắc củng cố kiến thức; nguyên tắc dạy theo khả năng tiếp
thu của học sinh; học phải thiết thực; dạy học theo nguyên tắc cá biệt
Trong quyển: Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào, I.F Khanlamôp
đã khẳng định vai trò to lớn của tính tích cực chủ động trong việc tiếp thu tri thức
mới Tác giả cho rằng: “Quá trình nắm kiến thức mới không thê hình thành bing cách học thuộc bình thường các nguyên tắc, các kết luận khái quát hóa, nó phải
được xây dựng trên cơ sở của việc cải tiến nền tảng cho việc hình thành các khái
niệm khoa học” [29,tr.42]
Sự vận động không ngừng của xã hội nên trong đời sống sẽ có sự thay đổi mà đặc biệt là nội dung giáo dục và phương pháp giáo dục
Khi nói về PPDH cần nhấn mạnh đó là vấn đề được các nhà khoa học giáo dục
Trang 12Một số nhà lý luận dạy học ở phương Tây như: Grôp-Frây đa nghiên cứu
sâu vào các kỹ thuật dạy học rất cụ thể
Trong quá trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam, đổi mới PPDH được chọn là
khâu đột phá, các vấn đề có liên quan đến PPDH cũng rất được quan tâm, đặc biệt là sau năm 1986 ( được xem là mốc của đổi mới tư duy) Nhiều tác giả có các công
Bá Hoành,
trình nghiên cứu về vấn đề này như: Pham Minh Hạc, Nguyễn Kỳ, Trả
Trần Kiều, Nguyễn Hữu Chí và một số nhà giáo giàu kinh nghiệm cũng quan tâm
đến PPDH và phát triển lý luận dạy học chung vào thực tiễn dạy học ở Việt Nam như: Văn Như Cương, Tôn Thân
Có nhiều tác giả nghiên cứu lý luận dạy học và quản lý chất lượng dạy học có hiệu quả dạy học phải nhắc đến đó là: Quách Ngọc Tuấn [34, 1999], Trần Kiểm [22, 2004], Trần Kiều [24, 1995], Trần Bá Hoành [17, 2000], người học luôn làm trung
tâm trong các hoạt động học luôn chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập và tiếp
nhận kiến thức Quan điểm này hoàn toàn đún với tỉnh thần Nghị quyết 29-NQ/TW, Ban chap hanh Trung ương Đảng khóa XI: “Phát triền giáo dục và đào tạo là nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bôi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục
từ chỗ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chat
năng lực người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn: giáo dục nhà trường kết hợp giáo dục gia đình và giáo dục xã hội ”
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp trung học cơ sở là cầu nối giữa tiều học và trung học phô thông tiếp tục thực hiện yêu cầu giáo dục cơ sở định hướng cho
học sinh học lên hoặc học nghề, vào đời tùy theo năng lực, điều kiện hoàn cảnh học
sinh, đồng thời đáp ứng những đòi hỏi của xã hội
Mơn Tốn trong nhà trường THCS là công cụ để học tập những môn học khác
và vận dụng vào đời sống thực tế Cùng với tri thức, mơn Tốn ở trường THCS còn cung cấp cho HS những kĩ năng Toán học Ngoài ra, nó còn góp phần phát triển nhân cách, năng lực trí tuệ, rèn luyện những đức tính, phẩm chất của người lao động
mới cho HS THCS Quản lý hoạt động dạy học (HĐDH) ở trường THCS là một
công việc không hề đễ đối với nhà quản lý và còn khó khăn hơn đối với việc quản
lý HĐDH mơn Tốn Do đó, đổi mới và nâng cao chất lượng quản lý giáo dục, nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý cũng như việc nhận thức đúng về công tác quản lý
Trang 13Dé dap ứng chương trình GDPT 2018 đến nay tại Huyện Giồng Trôm, các đề
tài quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường THCS cũng có nhiều tác giả
nghiên cứu, tuy nhiên vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu và trực tiếp quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường THCS Huyện Giồng Trôm Vì vậy, tôi nghiên cứu và viết luận văn này để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động
dạy học mơn Tốn ở các trường THCS Huyện Giồng Trôm, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn, góp phần nâng cao chất
lượng dạy học mơn Tốn ở các trường THCS Huyện Giồng Trôm để áp dụng khả
thi trên địa bàn Huyện Gidng Trôm
Nâng cao hiệu quả đảo tạo mũi nhọn cho bộ mơn Tốn ở các trường trung học cơ sở,
Đánh giá chính xác thực trạng dạy học mơn Tốn trên địa bàn huyện để đề
xuất những biện pháp phủ hợp, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực tiễn về quản lý hoạt động dạy
học mơn Tốn ở các trường THCS Huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đề xuất biện
pháp quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường THCS Huyện Giồng Trôm,
tỉnh Bến Tre
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
~ Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường trung học cơ sở,
~ Xây dựng và chỉ ra thực trạng quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các
trường THCS Huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường THCS Huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre góp phần nâng chất lượng dạy học mơn
Tốn ở các trường THCS hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở ba trường trung học cở sở ( Trung học cơ sở Hưng Lễ, Trung học cơ sở Thạnh Phú Đông, Trung học cơ sở Hoàng Lam),
huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
Trang 14Khách thể nghiên cứu được thực hiện ở ba trường Trung học cơ sở: Trung học cơ sở Hưng Lễ, Trung học cơ sở Thạnh Phú Đông, Trung học cơ sở Hoàng Lam
huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre cụ thể:
Số lượng khách thê được tiến hành nghiên cứu khảo sát bằng bảng hỏi là 104
cụ thể: Cán bộ quản lý giáo dục: 80 giáo viên Trung học cơ sở; 15 tổ trưởng tổ chuyên môn; 6 lãnh đạo trường Trung học cơ sở (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng); 3 lãnh đạo phòng giáo dục
Số lượng khách thể được tiến hành phỏng vấn sâu cụ thể là: Cán bộ quản lý
giáo dục: 1 lãnh đạo phòng giáo dục; 3 lãnh đạo trường Trung học cơ sở (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng); 6 tổ trưởng tô chuyên môn; 20 giáo viên Trung học cơ sở
4.3 Pham vi nghién cứu
~ Đề tải tập trung nghiên cứu lý luận các thực trạng quản lý hoạt động dạy học
mơn Tốn ở các trường THCS Huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre trong những năm
trở lại đây
- Đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu tại ba trường Trung học cơ sở gồm Trung học
cơ sở Hưng Lễ, Trung học cơ sở Thạnh Phú Đông, Trung học cơ sở Hoàng Lam
huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu $%.1 Cơ sở lý luậ -Tiếp cận hoạt động: Trong luận văn tác giả tiếp cận về cách quản lý của Hiệu nghiên cứu đề
trưởng và hoạt động dạy học mơn Tốn của giáo viên trong các trường THCS và học tập mơn Tốn của học sinh ở các trường THCS để làm bộc lộ rõ biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường THCS
-Tiếp cận năng lực: Hoạt động dạy học mơn Tốn tại trường Trung học cơ sở nhằm mụcđích là sự hình thành và phát triển các năng lực cơ bản của học sinh về toán
lè
học Tiếp cận năng lực sẽ tạo cơ sở phương pháp luận để luận giải một số các vấn lý luận cơ bản như: khái niệm, mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, phương
tiện, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học mơn tốn tại trường THCS Qua đó đề đề
xuất nội dung, cách thức tác động của các giải pháp quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn tại trường THCS
-Tiếp cận chức năng quản lý: Quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn tại trường, Trung học cơ sở cần dựa trên các chức năng cơ bản của hoạt động quản lý đó là: Lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra và đánh giá hoạt động dạy học môn toán tại trường
THCS Các chức năng này cần phải được thể hiện xuyên suốt trong quá trình quản
lý hoạt động dạy học mơn Tốn tại trường Trung học cơ sở của chủ thể Chủ thể
Trang 15cần biết phối hợp chặc chẽ, hài hoà và đồng bộ các chức năng quản lý trên trong
quá trình quản lý hoạt động dạy mơn Tốn ở trường THCS 5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản, tai liệu
- Nục đích của phương pháp: Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
này nhằm mục đích phân tích, tổng hợp các tài liệu và văn bản có liên quan đến
quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường THCS Huyện Giồng Trôm, tỉnh
Bến Tre
- Nội dung của phương pháp: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng nhằm
xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu đề tài luận văn này gồm: Các khái niệm công
cụ (quản lý, hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường THCS; quản lý hoạt động day hoc mơn Tốn ở các trường THCS Huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre); các nội dung quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường THCS Huyện Giồng Trôm,
tỉnh Bến Tre và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này
~ Cách thức thực hiện phương pháp: Tìm đọc và tổng hợp các tài liệu, văn bản liên quan đến quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường THCS Huyện
Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này Từ đó phân tích, tổng hợp, khái quát hóa vấn đề đề xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu
đề tài luận văn này
5.2.2 Phương pháp điều tra bảng hỏi
~ Mục đích của phương pháp: Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích thu
thập kết quả nghiên cứu để phân tích thực trạng hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường THCS Huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre và quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường THCS Huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre cũng như thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này
- Nội dung của phương pháp: Đề tài luận văn được xây dựng 02 phiếu điều tra
bằng bảng hỏi để nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường THCS Huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre và quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở
các trường THCS Huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến cũng như thực trạng các yếu tố ảnh
hưởng tới quản lý hoạt động này
"Phiếu điều tra số 1: Thiết kế phiếu điều tra để nghiên cứu đánh giá của CBQL giáo dục và giáo viên các trường THCS Huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre về thực
trạng hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường THCS Huyện Giồng Trôm và quản
lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường THCS Huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến
Trang 16
"Phiếu điều tra số 2: Thiết kế phiếu điều tra để nghiên cứu đánh giá của CBQL giáo dục các trường THCS Huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre về tính cần thiết và
tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường
THCS Huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre do đề tài đề xuất
~ Cách thức thực hiện: Tiến hành phát phiếu điều tra bằng bảng hỏi trên tổng,
số khách thể điều tra là 134 là cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của 3 trường
THCS Huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre Mỗi khách thẻ trả lời độc lập một phiếu điều tra, trước khi trả lời, các khách thể được hướng dẫn để hiểu mục đích và yêu cầu trả lời ở các nội dung của phiếu
5.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích của phương pháp: Phương pháp này sẽ được đề tài sử dụng nhằm
mục đích để phỏng vấn sâu, tìm hiểu những quan điểm của CBỌL, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, học sinh về thực trạng hoạt động dạy học mơn Tốn ở các
trường THCS Huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre cũng như các biện pháp nâng cao
hiệu quả quản lý hoạt động này
- Nội dung của phương pháp: Nội dung phương pháp phỏng vấn sâu giúp
người nghiên cứu phân tích sâu hơn, chỉ tiết hơn các ý kiến và quan điểm của khách thể nghiên cứu nhằm lí giải rõ hơn kết quả nghiên cứu định lượng
~ Cách thức thực hiện: Tiễn hành phòng vấn sâu 15 người (Trong đó: 5 CBQL,
Š giáo viên trường THCS Huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre và 5 học sinh) 3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
~ Mục đích của phương pháp này: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để
xử lý kết quả nghiên cứu đảm bảo chính xác và độ tin cậy cao
- Nội dung và cách thức thực hiện: Dùng các cơng cụ tốn học thống kê để xử lý kết quả khảo sát, định lượng kết quả nghiên cứu và các nhận xét, đánh giá khoa
học Trong luận văn này, chúng tôi sẽ chủ yếu sử dụng công thức toán học để tính tỉ
lệ phần trăm, điểm trung bình
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu quản lý hoạt động dạy
học mơn Tốn tại trường Trung học cơ sở Trong đó gồm có các khái niệm, các vấn để lí luận về hoạt động dạy học mơn Tốn tại trường Trung học cơ sở, quản lý hoạt động dạy học môn Toán tại trường Trung học cơ sở và các yếu tố ảnh hưởng tới
quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn tại trường Trung học cơ sở Kết quả nghiên
Trang 17hoạt động dạy học mơn Tốn ở các các trường THCS Huyện Gidng Trôm, tỉnh Bến
Tre trong khoa học quản lý giáo dục
6.2 Ý nghĩa thực
Luận văn đã phân tích, đánh giá được thực trạng hoạt động dạy học mơn tốn,
quan lý hoạt động dạy học mơn Tốn, các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động
day học mơn Tốn tại các trường Trung học cơ sở huyện Gidng Trôm, tỉnh Bến Tre
Quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường được nghiên cứu đã được quan tâm thực hiện Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế và bật cập trong việc thực hiện các nội dung quản lý lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá quản lý hoạt động dạy
học mơn tốn Nghiên cứu đã phát hiện ra những điểm yếu, hạn chế ở các nội dung
quản lý này và nhận diện rõ nguyên nhân của hạn chế nhằm đề xuất được các biện
pháp pháp quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn tại các trường Trung học cơ sở
huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre phù hợp và hiệu quả
Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận văn sẽ là cơ sở khoa học, có thể làm tài
liệu tham khảo bổ ích cho chủ thể quản lý ở các trường THCS Huyện Giồng Trôm,
tỉnh Bến Tre, giáo viên các trường THCS Huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre nhằm
nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục tại các trường THCS Huyện Giồng Trôm,
tỉnh Bến Tre hiện nay
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được trình bày trong 3 chương
Chương l: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học cơ sở
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các các trường
trung học cơ sở Huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường trung
Trang 18Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VẺ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN TỐN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
“Trường Trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.11 Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trường Trung học cơ sở
kinh
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường gắn với điều kiệ
tế - xã hội của địa phương; xác định tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cót lỗi về giáo dục, văn hóa, lịch sử và truyền thống của địa phương
- Xây dựng và tô chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường theo chương
trình giáo dục phổ thông do Bộ trường Bộ Giáo dục và Đảo tạo ban hành Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong tổ chức các hoạt động giáo dục
- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, quản lý học sinh theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đảo tạo
~ Thực hiện
loạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công
~ Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội
~ Quản lý giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp
~ Huy động, quản lý, sử dụng các nguồng lực cho hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật
~ Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của
pháp luật
~ Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng giáo dục, đánh giá và kiểm
định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đảo tạo ~ Thực
công khai về cam kết chất lượng giáo dục, các điều kiện bảo đảm
chất lượng giáo dục và thu, chỉ tài chính theo quy định của pháp luật
~ Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục trong quản lý các hoạt động giáo dục; bảo đảm việc tham gia của học sinh, gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật
- Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục
~ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật 1.1.2 Mục tiêu của dạy học Trung học cơ sở
Mục tiệu của giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu
Trang 19biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Trung học phô thông, trung cấp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động
1.1.3 Yêu cầu về nội dung dạy học Trung học cơ sở
Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng có, phát triển những nội dung đã học ở Tiêu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về Tiếng
Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên,
pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiễu biết cần thiết tối thiểu về kĩ thuật và
hướng nghiệp
1.1.4 Yêu cầu về phương pháp dạy học Trung học cơ sở
Phương pháp giáo dục THCS phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng
học sinh, điều kiệt
khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học;
tinh cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh
Sách giáo khoa và các phương tiện dạy học khác phải đáp ứng yêu cầu của phương pháp giáo dục THCS
1.1.5 Yêu cầu về đánh giá sự phát triển của học sinh Trung học cơ sở
- Đánh giá kết quả giáo dục đối với học sinh ở các môn học và hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp học nhằm xác định mức độ đạt được của mục tiêu giáo dục THCS, làm căn cứ đề điều chỉnh quá trình giáo dục, góp phần nâng cao
giáo dục toàn diện
~ Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và
cuối cấp học cần phải:
Bảo đảm tính cơng bằng, khách quan, tồn diện khoa học và trung thực
Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học và hoạt động giáo dục ở từng lớp, cấp học;
Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình,
cộng đồng;
Kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác
Sử dụng công cụ đánh giá thích hợp,
- Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận
xét của giáo viên hoặc chỉ đánh giá bằng nhận xét của giáo viên cho từng môn học
và hoạt động giáo dục Sau mỗi lớp và sau cấp học có đánh giá, xếp loại kết quả
giáo dục của học sinh
Trang 201.2 Hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường Trung học cơ sở'
1.2.1 Một số khái niệm công cụ
1.2.1.1 Khái niệm hoạt động dạy học
Các khái niệm hoạt động dạy học có nhiều tác giả nhắc đến, có một số khái
niệm được thể hiện cụ thể sau
Hoạt động dạy học dùng ở đây được hiểu là hoạt động học trong nhà trường ~
một hoạt động giáo dục tổng thể chứ không hàm ý nói đến dạy học nói chung Hoạt
động dạy học bao hàm hai hoạt động tương hỗ cơ bản là hoạt động dạy (của GV) và hoạt động học (của HS)
Hoạt động dạy học “là hệ thống những hành động phối hợp, tương tác giữa
giáo viên và học sinh, trong đó, dưới tác động chủ đạo của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo, phát
triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành thế giới quan khoa học và những phẩm chất của nhân cách” [12]
Hoạt động dạy học theo quan điểm lý thuyết về dạy học hiện đại bao gồm hoạt động của thầy và trò Nhà tâm lý học A.Mentriskaia viết: “Hai hoạt động của
thầy và trò là hai mặt của một hoạt động” [1, tr.7]
Các khái niệm hoạt động dạy học nêu trên có thê được đúc kết lại như sau:
Hoạt động dạy học là hoạt động hướng vào vào kết quả đạt được sau một
quá trình học tập, nhắn mạnh người học cần đạt được mức năng lực như thế nào
sau khi kết thúc một quá trình dạy và học Hay có thể nói, chất lượng đầu ra đóng
vai trò quan trọng nhất đối với hoạt động dạy học
Từ những khái niệm, có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của HĐDH như sau: - Hai hoạt động Dạy và Học tồn tại trong sự thống nhất và tương tác lẫn nhau - Hai hoạt động Dạy và Học cùng hướng đến thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ dạy học
Nếu tiếp cận dạy học như là một quá trình, không chỉ nói đến thời gan, không gian HĐDH diễn ra, mà chủ yếu muốn nói đến logic của HĐDH bao gồm một chuỗi những hành động của GV và HS phối hợp, thống nhất lẫn nhau được sắp
xếp và thay đôi theo một trình tự phù hợp với logic khoa học và nhận thức của học sinh nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học Nếu tiếp cận dạy học như là một
Trang 21hoạt động là tiếp cận dạy học dưới góc độ tương tác, phối hợp thống nhất của GV:
va HS
1.2.1.2 Khái niệm hoạt động dạy học mơn Tốn
Tốn học là môn khoa học đề cập đến logic của con số, cấu trúc, không gian và các phép biến đồi Toán học có trong mọi thứ xung quanh chúng ta Trong tắt cả
mọi thứ chúng ta làm Đó là thước đo cho mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày Khái niệm hoạt động dạy học mơn tốn được nhiều tác giả định nghĩa như sau:
Hoạt động dạy học môn Toán là hoạt động hướng vào đầu ra, nhắn mạnh người học cần đạt được mức năng lực như thế nào sau khi kết thúc một quá trình
dạy và học mơn Tốn Có thẻ nói, chất lượng đầu ra đóng vai trò quan trọng nhất
đối với hoạt động dạy học mơn Tốn
Hoặc Hoạt động dạy học mơn Tốn là hoạt động giáo viên tô chức, hướng
dẫn, điều khiến học sinh tự mình chiếm lình những kiến thức, kĩ năng cơ bản của
Toán học và hình thành hoặc biến đổi những tình cảm, thái độ học tập ở học sinh Các hoạt động dạy học mơn Tốn được thực hiện trong quá trình hình thành kiến thức toán học hoặc vận dụng nội dung kiến thức đó
HĐDH môn Toán ở các trường THCS thường liên quan đến các hoạt động
- Nhận dạng và thể hiện: một phương pháp, một quy tắc, một định lý
~ Những hoạt động toán học phức hợp: định nghĩa, chứng minh, giải toán quỹ toán quỹ tích, giải toán dựng hình
- Những hoạt động trí tuệ phổ biến trong toán học: lật ngược vấn đề, xét tinh
giải được, phân chia trường hợ
- Những hoạt động trí tuệ chung: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa,
- Những hoạt động ngôn ngữ: khi yêu cầu học sinh phát biểu một tính chất,
giải thích một định nghĩa, trình bày lời giải một bài toán
Hoạt động dạy học diễn ra theo một quá trình toàn vẹn có sự thống nhất giữa
hai mặt của các chức năng dạy và học Đó là quá trình vận động của các thành tổ tạo nên hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học bao gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: hoạt động
dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh Trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ
chức, điều khiển của người dạy, người học tự giác, tích cực, tự tô chức, tự điều
Trang 22khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học Trong hoạt động dạy học, hoạt động dạy của giáo viên giữ vai trò định hướng, hoạt động
và hoạt động của học sinh có liên hệ, tác động lẫn nhau Nếu thiếu một trong hai
hoạt động đó việc dạy học không diễn ra Có nhiều tác giả cho rằng:
Hoạt động dạy học là con đường tối ưu nhất giúp cho người học tiếp cận; nắm
vững kinh nghiệm xã hội được phản ánh trong các khái niệm khoa học do loài người tích lãy với sự tham gia điều chinh hợp lý về mặt tổ chức trong những khoản
thời gian xác định họ đạt với mục đích do nhu cầu xã it ra với từng trình độ
nhận thức tương img
Hoặc “Hoạt động dạy học là phương tiện đem lại hiệu quả lớn lao trong việc
phát triển hệ thống năng lực hoạt động trí tuệ của người học”
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu rằng: Hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường THCS là hoạt động nhận thức của học sinh dưới sự tô chức, điều khiển của
giáo viên dạy mơn Tốn nhằm đạt được mục tiêu đề ra
Theo nghĩa rộng là mô hình nhân cách người học theo *đơn đặt hàng” của xã hội, theo nghĩa hẹp là giúp cho học sinh đạt tới mức độ thông hiểu và áp dụng được
hệ thống kiến thức đã tiếp thu được ở trường vào đời sống, nói cách khác mục tiêu
dạy học là trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức về tự, xã hội phát triển trí tuệ
và góp phần giáo dục nhân cách cho người học Trong đó, tùy theo từng cấp học,
bậc học mà mục tiêu dạy học được xác định cụ thê cho từng đối tượng
Nội dung dạy học cấp THCS là hệ thống kiến thức các môn học được ban hành
thống nhất trong cả nước và được cụ thể hóa thành sách giáo khoa của từng lớp học
Theo tác giả Nguyễn Văn Hộ, “phương pháp dạy học là cách thức tác động của giáo viên tới học sinh nhằm đạt được mục tiêu dạy học”
Phương pháp giáo dục THCS phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học; khả năng làm việc theo nhóm: rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho hoe sinh
Hình thức dạy học là qué trinh thay giáo khơi dậy, kích thích những hứng thú
học tập của trò, tô chức và điều khiển đề học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập Vai trò của người thầy như là một chất xúc tác cho sự phát triển năng lực tư
Trang 23duy và sáng tạo của học sinh Người thầy đóng vai trò cỗ vũ, người đánh giá sự
sáng tạo và chủ động của học sinh
Chủ thể của hoạt động dạy học của giáo viên là thực hiện nhiệm vụ điều khiển,
tổ chức hoạt động học tập của học sinh, học sinh là chủ thể trong quá trình lĩnh hội
tri thức, hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và
hoàn thiện nhân cách của bản thân
Hoạt động dạy học là quá trình bao gồm trong nó hai hoạt động: hoạt động dạy
và hoạt động học Hoạt động này gắn kết chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn
nhau và là nhân quả của nhau
Trong hoạt động dạy, chủ thê là giáo viên, người tô chức, điều khiển hoạt động
của học sinh Đối tượng tác động của giáo viên là hoạt động học tập của học sinh
Mục đích của hoạt động dạy là phát triển trí tuệ, phát triển năng lực, trực tiếp hình
thành nhân cách phát triển toàn diện ở học sinh Nội dung hoạt động dạy học là hệ thống kiến thức, kĩ năng kĩ xảo, kể cả phương pháp nhận thức (học
phổ thông)
cần trang bị cho học sinh Phương pháp giảng dạy của giáo viên là sự vận dụng phối hợp các phưng pháp dạy học truyền thống và hiện đại theo cách tiếp cận, ở các cấp
độ khác nhau nhằm tổ chức cho học sinh hoạt động nhận thức và phát triển trí tuệ
Trong hoạt động học, chủ thể là học sinh, dưới sự hướng dẫn của giáo viên,
học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo nhằm chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo,
phát triển năng lực, hình thành nhân cách theo mục tiêu giáo dục Trong hoạt động
này, mục đích học tập là trên cơ sở tiếp thu văn hóa nhân loại chuyển thành năng lực bản thân, học để hành, đề vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề thực tiễn Nội dung học không chỉ là hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, mà còn cả kiến thức
về phương pháp học, phương pháp nhận thức, phương pháp giải quyết những vấn đề
thực tiễn Phương pháp học là phương pháp hoạt động nhận thức và thực hành, đặc biệt là phương pháp tự học [1]
Giáo viên và học sinh giữ vai trò quan trọng quyết định hoạt động dạy học
Giáo viên là người giữ vai trò chủ đạo trong quá trình tô chức, điều khiển, hướng dẫn, khích lệ học sinh học tập Học sinh là đối tượng giảng dạy của giáo viên, đồng
thời là chủ thể có ý thức trong hoạt động học tập và rèn luyện thực hành Toàn bộ quá trình giảng dạy của giáo viên tập trung vào việc tổ chức các hoạt động cho học
sinh theo đặc điểm tâm lý lứa tuổi Học sinh vừa là đối tượng, vừa là mục tiêu, vừa
Trang 24là động lực của quá trình dạy học, đó chính là quan điểm dạy học lấy người học làm
trung tậm
1.2.2 Vị trí, vai trị dạy học mơn Tốn trong trường Trung học cơ sở
Từ xa xưa Toán học đã được ứng dụng rất nhiều trong các ngành khoa học
cũng như trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã hỗ trợ
con người giải quyết những khó khăn trong thực tế cuộc sống có hiệu quả và chính xác, góp phần thúc đây sự phát của xã hội hiện đại
Trong trường THCS mơn Tốn đã góp phần hình thành và phát triển các
phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho hoc sinh; phat triển
kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng
toán học vào thực tiễn và định hướng nghề nghiệp trong tương lai; tạo lập sự kết nối
giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Khoa học tự nhiên,
Tin học đó cũng là tỉnh thần chung của chương trình GDPT 2018 và góp phần để
thực hiện giáo dục STEM
Nội dung mơn Tốn thường mang tính logic, trừu tượng, khái quát Do đó,
để hiểu và học được Toán, chương trình Toán ở trường THCS cần bảo đảm sự cân đối giữa “học” kiến thức và “vận dụng” kiến thức vào giải quyết vấn đề cụ thể
Các phương tiện giúp học sinh trong quá trình học và áp dụng tốn học, học sinh ln có cơ hội sử dụng các công nghệ, thiết bị dạy học hiện đại, đặc biệt là máy
tính điện tử và máy tính cầm tay hỗ trợ quá trình biều diễn, tìm tòi, khám phá kiến thức, giải quyết vấn đề toán học một các nhanh chóng
1.2.3.Đặc điểm tâm lý của học sinh Trung học cơ sở liên quan tới hoạt động học tập môn toán
-Đặc điểm về mặt cơ thể: Chiều cao phát triển mạnh mẽ, các em nam lớn
nhanh vào khoảng 13-15 tuổi, các em nữ vào khoảng 11-13 tuổi Trung bình các em cao 4-5em, trọng lượng mỗi năm tăng 2 đến 5 kg, hệ xương phát triển mạnh nhưng
không đều, tuyến sinh dục phát triển, hoạt động thần kinh cấp cao có những đặc điểm riêng, Vì thế mà trong các hoạt động vui chơi của các em cha mẹ và thầy cô
(sau đây xin gọi chung là các nhà giáo dục) cần phải chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động như chạy, nhảy, nô đủa Vì vậy mà các nhà giáo dục nên đưa các em vào các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản
đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho trẻ Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về
Trang 25mặt chức năng, do vậy tư duy của các em chuyển dẫn từ trực quan hành động sang
tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng Do đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí
tuệ như đồ vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ [21, tr.34]
ặc điểm về hoạt động: Hoạt động của học sinh Trung học cơ sở: Nếu như
ở bậc mầm non, tiêu học hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến tuổi Trung học cơ sở hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đôi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập Các em tích cực tham gia lao động tập thể ở trường lớp như: trực nhật, trồng cây, trồng hoa, Hoạt động xã hội, các em đã bắt đầu tham
gia vào các phong trào của trường, của lớp và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong,
- Si phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ): Sự phát triển cảm
giác, trí giác: Tri giác có chủ định phát triên hơn, khối lượng tri giác tăng lên nhiều, các
em có khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hon Tri giác có trình tự và hoàn thiện hơn, tạo điều kiện cho sự phát triển năng lực quan sát ở học sinh Bên cạnh đó tri giác
không chủ định vẫn phát triển nên các em dễ bị lôi cuốn bởi ấn tượng bên ngoài, dễ bị
hấp dẫn bởi cái mới cái lạ Bên cạnh đó sự phát triển về trí nhớ, sự phát triển chú ý, sự phát triển về tư duy, sự phát triển về ngôn ngữ cũng phát triển theo
~Sự phát triển nhân cách của học sinh Trung học cơ sở: Sự phát triển ở lửa tuôi học sinh THCS về nhân cách và hình thê không cân đối, ở lứa tuổi này caclem
muốn người lớn công nhận mình là người lớn và có những suy nghỉ chưa chính
chắn, có lập trường chưa vững vàng và luôn bị tác động từ những yếu tố khách quan
trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các
em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa
được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với hoc sinh Trung học cơ sở còn đang
trong quá trình phát triển chư toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình [20]
1.2.4.Định hướng chung trong dạy học Toán học cho học sinh Trung học
cơ sở trong thời kỳ chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
Phương pháp dạy học phải phù hợp với tiến trình nhận thức của học sinh:
Phương pháp dạy học phải đi từ cụ thê đến trừu tượng, từ dễ đến khó; không chỉ coi trọng tính logic của khoa học toán học mà cần chú ý cách tiếp cận dựa trên vốn kinh
nghiệm và sự trải nghiệm của học sinh;
Trang 26Quán triệt tỉnh thần của chương trình GDPT 2018 “lấy người học làm trung,
tâm”: Phương pháp dạy học phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chú ý nhu
cầu, năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân học sinh; chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, trong đó học sinh được tham gia tìm
tồi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề;
Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực:
Kết hợp được nhuần nhuyễn, sáng tạo kĩ thuật dạy học tích cực với việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống; kết hợp các hoạt động dạy học
trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào
thực tiễn Cấu trúc bài học bảo đảm tỉ lệ cân đối, hài hoà giữa kiến thức cốt lõi, kiến
thức vận dụng và các thành phần khác;
Sử dụng được các phương tiện, thiết bị dạy học: Sử dụng đủ và hiệu quả các
phương tiện, thiết bị dạy học tối thiêu theo quy định đối với mơn Tốn; có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm phủ hợp với nội dung học và các đối tượng học
sinh; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại một cách phủ hợp và hiệu quả
1.2.5 Hoạt động dạy học mơn Tốn tại trường Trung học cơ sở 1.2.5.1 Mục tiêu dạy học mơn Tốn tại trường Trung học cơ sở
Mục tiêu dạy học môn Toán ở Trường THCS nhằm: Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, thiết thực và phương pháp giải toán bậc THCS; đồng
thời rèn luyện hình thành cho học sinh các kĩ năng tính toán về số (từ số tự nhiên đến số thực), về biến đổi đại số, về phương trình bậc nhất và phương trình bậc hai, về hệ
phương trình và bất phương trình bậc nhất, về một số hàm số và đồ thị đơn giản, một số hiểu biết ban đầu về thống kê, những kiến thức mở đầu về hình học phăng như: quan hệ vuông góc và song song, quan hệ bằng nhau và đồng dạng, quan hệ giữa các yếu tố của
u hình thành khả năng vận
dụng kiến thức toán học vào đời sống và các môn học khác; đồng thời rèn luyện cho học
lượng giác, một số vật thể trong không gian và bước
sinh khả năng suy luận lô gich, quan sát, dự đoán, phát triển trí tưởng tượng và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, dự đoán và chứng minh, quy nạp và suy diễn, phân tích và tổng
hợp góp phần hình thành các phẩm chất cần thị
1.2.5.2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung trong nội
dung, chương trình day học mơn Tốn tại trường Trung học cơ sở
~ Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung:
Trang 27Môn Toán góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể
~ Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù:
Mơn Tốn góp phần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực toán học (biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán) bao gồm các thành phần cốt lõi
sau: năng lực tư đuy và lập luận toán học; năng lực mơ hình hố toán học; năng lực
giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng cơng cụ,
phương tiện học tốn
'Biểu hiện cụ thê của năng lực toán học và yêu cầu cần đạt được thê hiện như sau:
1).Năng lực tư duy và lập luận toán học thẻ hiện qua việc:
Thực hiện được các thao tác tư duy (ở mức độ đơn giản), đặc biệt biết quan
sát, tìm kiếm sự tương đồng và khác biệt trong những tình huống quen thuộc và mô tả được kết quả của việc quan sát
- Học sinh nêu ra được chứng cứ cụ thể, dùng những lí lề phủ hợp và biết đua
ra lập luận hợp lí trước khi đi đến kết luận
~ Học sinh nêu lên ý kiến và biết lập luận để trả lời được câu hỏi , giải quyết
được vấn đề Bước đầu hình thành được cách lập và đưa ra chứng có cơ sở, có lí lẽ trước khi đi đến kết luận
2) Năng lực mô hình hoá toán học thẻ hiện qua việc:
~ Lựa chọn được các phép tốn, cơng thức số học, sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ
để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng của tình huống
xuất hiện trong bài toán thực tiễn đơn giản
~ Giải quyết được những bài toán xuất hiện từ sự lựa chọn trên
~ Nêu được câu trả lời cho tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn
3) Năng lực giải quyết vấn đề toán học thể hiện qua việc:
~ Nhận biết được vần đề cần giải quyết và nêu được thành câu hỏi ~ Nêu được cách thức giải quyết vấn đề
~ Thực hiện và trình bày được cách thức giải quyết vấn đề ở mức độ đơn giản ~ Kiểm tra được giải pháp đã thực hi:
4) Năng lực giao tiếp toán học thể hiện qua việc:
~ Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép (tóm tắt) được các thơng tin tốn học trọng
tâm trong nội dung văn bản hay do người khác thông báo (ở mức độ đơn giản), từ
Trang 28đó nhận biết được vấn đề cần giải quyết
- Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, giải pháp
toán học trong sự tương tác với người khác (chưa yêu cầu phải diễn đạt đầy đủ, chính xác) Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề
- Sử dụng được ngơn ngữ tốn học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản
- Thể hiện được sự tự tin khi trả lời câu hỏi, khi trình bày, thảo luận các nội
dung toán học ở những tình huống đơn giản
3).Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán thể hiện qua việc:
- Nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các công cụ, phương tiện học toán đơn giản (thước, compa, êke, các mô hình hình phẳng và mô hình hình học không gian ,
- Sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán để thực hiện những nhiệm vụ học tập toán đơn giản
Trang 29lố tự nhiên ố nguyên Phân số Số hữu tỉ Số thập phân Số hữu tỉ Ró thực [Ước lượng và làm tròn số [Ti số Ti sé phan trăm Tỉ lệ thức va dãy tỉ số bằng nhau Đại số |Mệnh đè [Tap hop |Biểu thức đại số [Ham số và đồ thị |Phương trình, hệ phương trình |Bắt phương trình, hệ bất phương trình |Lương giác |Luỹ thừa, mũ và lôgarit [Day s6, cap s6 công, cấp số nhân [Dai số tô hợp
Trang 30|Góc xịx [Tam giác x|x|x|x [Tứ giác x|x|x [Da giác đều x |Hình tròn Đường tròn x|x
|Ba đường conic x
|Hê thức lượng trong tam giác x|x
|Vectơ trong mặt phăng, x
|Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng x Hình học không gian
[Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian x Quan hệ song song trong không gian Phép chiều x hong song
[Quan hệ vuông góc trong không gian Phép chiều x kuông góc
|Vectơ trong không gian
Trang 31a) Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề, thực hiện được việc lập luận hợp lí khi giải quyết vấn đề, chứng minh được mệnh đề tốn học khơng q
phức tạp; sử dụng được các mô hình tốn học (cơng thức toán học, phương trình đại
số, hình biêu diễn, ) để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài tốn thực tiễn
khơng q phức tạp; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học cũng như thẻ hiện chứng cứ, cách thức và kết quả lập luận; trình bày được ý tưởng và cách sử dụng công cụ, phương tiện học toán để thực hiện một nhiệm vụ học tập hoặc dé diễn tả những lập luận, chứng minh toán học
b) Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản về:
~ Số và Đại số: Hệ thống số (từ số tự nhiên đến số thực); tính toán và sử dụng,
cơng cụ tính tốn; ngôn ngữ và kí hiệu đại số; biến đổi biểu thức đại số, phương
trình, hệ phương trình, bất phương trình; sử dụng ngôn ngữ hàm số để mô tả (mơ
hình hố) một số quá trình và hiện tượng trong thực tiễn
~ Hình học và Đo lường: Nội dung Hình học và Đo lường ở cấp học này bao
gồm Hình học trực quan và Hình học phẳng Hình học trực quan tiếp tục cung cấp
ngôn ngữ, kí hiệu, mô tả (ở mức độ trực quan) những đối tượng của thực tiễn (hình
phẳng, hình khối); tạo lập một số mô hình hình học thơng dụng; tính tốn một số
yếu tố hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn dé thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường Hình học phẳng cung cấp những
kiến thức và kĩ năng (ở mức độ suy luận logic) về các quan hệ hình học và một
hình phăng thông dụng (điểm, đường thẳng, tỉa, đoạn thẳng, góc, hai đường thẳng
song song, tam giác, tứ giác, đường tròn)
~ Thống kê và Xác suất: Thu thập, phân loại, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu thống kê; phân tích dữ liệu thống kê thông qua tần số, tần số tương đối; nhận biết một số quy luật thống kê đơn giản trong thực tiễn; sử dụng thống kê đề hiểu các
khái niệm cơ bản về xác suất thực nghiệm của một biến có và xác suất của một biến
cố; nhận biết ý nghĩa của xác suất trong thực tiễn
e) Góp phần giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề
với mơn Tốn; có ý thức hướng nghiệp dựa trên năng lực và sở thích, điều kiện và
hoàn cảnh của bản thân; định hướng phân luồng sau trung học cơ sở (tiếp tục học
lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động)
Trang 321.2.5.4 Chương trình dạy học mơn Tốn tại trường Trung học cơ sở
~ Chương trình đạy học môn Toán phải thực sự là một kế hoạch hành động
sư phạm kết nối mục tiêu giáo dục với các lĩnh vực nội dung, phương pháp, PTDH, tiến trình giờ học và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Nội dung dựa trên cơ sở một chương trình chuẩn và đảm bảo tính phổ thơng
tồn diện, hướng nghiệp và gắn liền với chương trình GDPT 2018
~ Nội dung chương trình mơn Tốn đảm bảo cơ bản, tỉnh giản, thiết thực và cập nhật với sự phát triển khoa học - công nghệ, kĩ thuật = xã
- Nắm bắt kịp thời trình độ phát triển của các nước trong khu vực và thế giới Giảm tính lý thuyết hàn lâm, độ khó và các nội dung dễ hiểu, gắn liền với thực tế và
chương trình GDPT 2018
~ Tăng tính thực tiễn, thực hành, hình thành khái niệm thông qua sử dụng thiết
bị dạy học một cách hợp lý đề học sinh khắc sâu kiến thức
~ Đảm bảo không quá tải HS và mang tính kha thi cao Thực hiện được chương trình giảm trải theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, tích hợp các nội dung phủ hợp, lượt bỏ các nội dung trùng lắp giữ các môn theo chương trình GDPT 2018
~ Giảm số tiết học trên lớp và cần tăng thời lượng tự học của học sinh và các
hoạt động ngoại khóa, trãi nghiệm trong cuộc sống
1.2.5.5 Phương pháp dạy học mơn Tốn tại trường Trung học cơ sở
Dạy học mơn Tốn có vai trò hết sức quan trọng trong thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh bậc THCS; nó giúp học sinh phát triển năng lực tư duy trong phân
tích,
tính phê phán, sáng tạo góp phần phát triển nhân cách học sinh THCS
ø hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác,
Một số phương pháp và hình thức dạy học phô biến, có hiệu quả đối với mơn Tốn ở trường THCS như: vấn đáp, luyện tập và thực hành, phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác trong nhóm nhỏ
Phương pháp vấn đáp: Đây là phương pháp diễn ra sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, thông qua việc đặt câu hỏi của giáo viên và trả lời câu hỏi của học sinh về
một chủ đề nhất định do giáo viên đặt ra; giáo viên không đưa ra kiến thức hoàn chỉnh mà chỉ hướng dẫn học sinh tư duy từng bước để tự tìm ra kiến thức mới phải học Tư duy phát triển từng bước của của học sinh được nâng dẫn từ tái hiện, giải
thích minh họa và tìm tồi; sự thành công của phương pháp này phụ thuộc vào
thống câu hỏi gợi mở thích hợp và nghệ thuật giao tiếp, dẫn dắt của giáo viên; nếu
Trang 33phương pháp vấn đáp trong dạy học mơn Tốn được sự trợ giúp của CNTT thì chắc
chắn sẽ đạt hiệu quả cao hơn
Phương pháp luyện tập và thực hành: nhằm giúp học sinh củng cố, bổ sung, nắm vững các kiến thức lý thuyết Trong luyện tập làm các bài tập thực hành giải Toán giúp học sinh nắm vững các ký hiệu, quy tắc, định lý, công thức đã học và làm
cho việc sử dụng các kĩ năng được thực hiện một cách tự động, thành thục, giúp học
sinh phát triển các kĩ năng giải Toán
Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
ây là phương pháp giáo viên tạo
ra tình huống có vấn đề, điều kiện học sinh phát hiện vấn đề, tự giác tích cực, chủ động sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện
kỹ năng để đạt tới mục đích học tập Đặc điểm cơ bản của phương pháp dạy học
này là “tình huống gợi mở vấn đề, gợi ra cho học sinh những khó khăn về lý thuyết hay thực tiễn đề họ thấy cần và có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay lúc đó bằng cách giải hiệu quả, mà phải trãi qua quá trình tích cực tư duy đề huy động
hoặc sử dụng kiến thức đã có đề giải quyết vấn đề
Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ: Đây là phương pháp học sinh được phân chia được phân chia thành từng nhóm nhỏ, chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu, nhiệm vụ học tập, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng
người Hoạt động của cá nhân riêng biệt được tô chức, liên kết với nhau nhằm thực
hiện mục tiêu chung
Trong dạy học mơn Tốn, những bài tập có nhiều phần có thé phân nhóm dé học sinh phân công nhau giải quyết, hoặc trong khi thực hiện một số trò chơi toán
học
'Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học mơn Tốn ở trường THCS: Tỉnh thần
đổi mới phương pháp dạy học là biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự
tìm tòi và xây dựng kiến thức của người học dưới sự dẫn dắt của giáo viên Định
hướng đổi mới dạy học mơn Tốn ở bậc phổ thông nói chung, THCS nói riêng được xác định là: “phương pháp dạy học Toán trong nhà trường các cấp phải phát huy tính tính cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển khả năng tự
học, trau dỗi các phẩm chất linh hoạt, đị
giáo dục phổ thơng mơn tốn của Bộ GD&ÐT 2006) Theo định hướng dạy học
này, giáo viên là người thiết kế, tô chức, hướng dẫn và điều khiên quá trình học tập,
lập, sáng tạo của tư duy'” (Chương trình còn học sinh là chủ thể nhận thức, biết cách tự học, tự rèn luyện, từ đó hình thành
Trang 34phát triển nhân cách và các năng lực cần thiết của người công dân tương lai theo
mục tiêu giáo dục mới
1.3 Quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường Trung học cơ sở
Quản lý là chức năng không thê thiếu trong đời sống xã hội và sự vận động, phát triển của xã hội Xã hội loài người đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển với
nhiều hình thức xã hội khác nhau và đồng thời trải qua nhiều hình thức quản lý khác
nhau Các triết gia, các nhà chính trị từ thời cô đại đến nay đều rất coi trọng vai trò
của quản lý trong sự ôn định và phát triển của xã hội Nó là một phạm trù tồn tại khách quan và là một tất yếu lịch sử Ở mỗi góc độ tiếp cận và hoạt động, người ta có thể đưa ra một quan niệm về quản lý khác nhau
Theo từ điển tiếng Việt, quản lý mang ý nghĩa của động từ Quản lý là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định Lý là tô chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định [43]
Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: Quản lý là quá trình tác động liên tục có tô chức, có định hướng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (S ~ O) về các mặt
chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa bằng một hệ thống các nguyên tắc pháp luật,
chính sách, phương pháp và giải pháp quản lý tạo ra những điễu kiện cho sự phát
triển của khách thẻ và tạo ra ty tín
Còn tác giả Nguyễn Đức Trí cho rằng: Quản jý là một quá trình tác động có định hướng (có chủ đích), có tổ chức, có lựa chọn trong số các tác động có thể có,
dựa trên các thông tin về tình trạng và mội trường, nhằm giữ cho sự vận hành của
ji tượng được ôn định và làm cho nó phát triển tới mục tiêu đã định Theo Hà Thế
Ngữ và Đặng Vũ Hoạt thì: “Quản lý
à một quá trình định hướng, quá trình có mục
tiêu, quản lý là một hệ thống, là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định " [25]
Theo Đỗ Hồng Tồn: ®Quản ý là sự tác động có tổ chức, có định hưởng của
chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm
năng, các cơ hội của hệ thống đề đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động
của mội trường ” [42]
Hoạt động quản lý bao giờ cũng gắn với hoạt động có ý thức của con người và
chịu sự chỉ phối của xã hội dưới tác động của hoàn cảnh nhằm định hướng sự vận động và phát triển của đối tượng cần quản lý theo mục đích nhất định Khái niệm đó phải bao gồm tắt cả mọi hoạt động của con người Đồng thời khái niệm “quản lý”
Trang 35cũng như bất kì một khái niệm nào khác cũng phải xây dựng theo những quy tắc khái niệm Trong các quan điểm về quản lý đã nêu trên ta nhận thấy hầu như các
quan điểm đó chưa bao quát được mọi hoạt động của con người Có định nghĩa chưa nêu được khuynh hướng vận động của đối tượng quản lý theo mục đích hoạt động của con người
Các cách giải thích quan điểm về quản lý tuy có những khía cạnh khác nhau,
nhưng về bản chất và nội dung đều thống nhất: Quản lý là lao động điều khiển lao động, về bản chất nó là quá trình điều chinh mọi quá trình xã hội, về tư tưởng văn
hóa, kinh tế chính trị, giáo dục, pháp luật .quản lý giữ vai trò quan trọng trong sự
tiến bộ xã hội Chúng ta có thể hiểu khái niệm quản lý theo nghĩa chung nhất: Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục tiêu, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý một cách hợp quy luật nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường
Quá trình quản lý bao gồm các khâu: dự báo, lập kế hoạch, thực hiện, điề
phối, chỉ đạo điều hành và kiểm tra đánh giá Trong quá trình quản lý thì chủ thê
quản lý là tác nhân tao ra các tác động quản lý nhằm dẫn dất đối tượng quản lý đi đến mục tiêu Chủ thể có thể là một người, một bộ máy quản lý gồm nhiều người Đối tượng quản lý tiếp nhận các tác động của chủ thê quản lý
Chức năng quản lý là một dạng quản lý đặc biệt thông qua đó chủ thể quản lý
tác động vào khách thể quản lý nhằm đạt được một mục tiêu nhất định Có bốn chức
năng: Chức năng kế hoạch hóa; chức năng tô chức; chức năng chỉ đạo; chức năng kiểm tra
Hoạt động dạy học nói chung, hoạt động dạy học mơn Tốn nói riêng là hoạt đông mang tính đặc trưng của tất cả các loại hình quản lý nhà trường Theo đó, mọi
hoạt động khác của trường THCS đều phải hỗ trợ đắc lực cho hoạt động dạy học nói
chung và dạy học mơn Tốn nói riêng Quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường THCS là quản lý trực tiếp các hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh
Quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường THCS là nội dung vô cùng quan trọng trong quản lý ở các trường THCS hiện nay, vì giáo dục thực hiện cả chức năng giáo dục và chức năng phát triển Giáo viên Toán cùng với các giáo viên
bộ môn khác không chỉ là chủ thể của mọi hoạt động dạy học mà còn là người điều
khiển quá trình học tập của học sinh Nhiệm vụ chính của giáo viên là hoạt động
Trang 36giảng dạy, truyền đạt kiến thức về Toán Đồng thời, giáo viên có nhiệm vụ phải thường xuyên học tập, rèn luyện, bồi dưỡng, tu dưỡng đề nâng cao trình độ về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giảng dạy của mình
Từ những quan điểm trên, chúng tôi cho rằng:
Quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường Trung học cơ sở là sự tác
động có mục đích, có kế hoạch của các chủ thê quản lý đến quá trình tổ chức thực
hi
các hoạt động giảng dạy môn Toán của giáo viên và học tập của học sinh, nhằm bảo đảm cho hoạt động dạy học môn học đạt được mục đích đã xác định
Quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống quản lý giáo dục ở trường THCS, có sự tham gia của các nhân tổ:
.Một là, mục đích quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường THCS là
nhằm bảo đảm cho hoạt động dạy và học môn học của giáo viên và học sinh đạt kết
quả ngày càng cao, góp phần thực hiện tốt mục tiêu quản lý và nhiệm vụ giáo dục —
dio tạo của nhà trường,
Hai là, chủ thê quản lý trực tiếp hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường
THCS là: Hiệu trưởng, Ban giám hiệu nhà trường, tổ Toán và chính bản thân đội ngũ giáo viên Trong các lực lượng quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THCS thì Hiệu trưởng là chủ thể quản lý chính Hiệu phó chuyên môn trực
tiếp quản lý các hoạt động dạy học diễn ra theo kế hoạch Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất trước cấp ủy, Ban giám hiệu, chính quyền địa phương, ngành giáo dục, trước nhân dân về chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng môn học
này nói riêng
Ba là, nội dung quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường THCS thực
chất là quản lý việc thực hiện các thành tố của hoạt động giảng dạy, các nhiệm vụ quyết định đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh trong trường THCS;
đó là việc cụ thể hóa mục tiêu đào tạo; quản lý thực hiện tốt chương trình, nội dung, kế hoạch giảng dạy môn học của giáo viên; quản lý các hoạt động giảng dạy mơn Tốn của giáo viên theo đúng quy chế, các quy định giáo dục của nhà trường; công
tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên; hoạt động học tập của học sinh Đồng thời
quản lý tốt hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giảng dạy mơn Tốn của
giáo viên, hoạt động học tập của học sinh Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
cho hoạt động giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng day và học mơn Tốn, đạt được mục tiêu quản lý của nhà trường
Trang 37Bồn là, đối tượng quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THCS là
nội dung mơn Tốn được quy định trong chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo; là đội ngũ giáo viên Toán, tổ Toán và học sinh THCS theo môn học này Nội dung môn học và các lực lượng trực tiếp dạy học mơn Tốn chịu sự tác động,
điều khiển của chủ thể quản lý Như vậy, giáo viên Toán vừa là chủ thể vừa là khách thể trong hệ thống quản lý
Năm là, phương pháp quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường
THCS rất phong phú, đa dạng, bao gồm toàn bộ những cách thức, biệt
pháp tác
động, điều khiển của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng hệ thống công cụ,
phương tiện nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã xác định Việc xác định phương
pháp quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn phải bảo đảm tính khoa học, thống nhất,
khả thi, phủ hợp với chức năng nhiệm vụ của giáo viên Toán, tăng cường hiệu quả quản lý nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp, trong đó phương pháp quản lý hành chính, phương pháp giáo dục — tâm lý, phương pháp kích thích là những phương pháp chủ
đạo, được sử dụng phô biến Hoạt động dạy học là hoạt động trí tuệ, hết sức căng
thắng, do đó cần lựa chọn và sử dụng các phương pháp quản lý phù hợp với đối
tượng quản lý là con người mới mang lại tác dụng, hiệu quả cao
Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THCS thực chất là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập mơn
Tốn của học sinh Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Toán bao gồm:
1.3.1 Quản lý xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học
mơn Tốn
Kế hoạch dạy học là việc làm rất quan trọng của nhà quản lý giáo dục ở các
trường THCS nhằm đạt tới các mục tiêu của hoạt động quản lý giáo dục nói chung
và quản lý hoạt động dạy học nói riêng Đồng thời còn là cơ sở cho các cấp, tổ bộ môn kịp thời điều chỉnh thời lượng giảng dạy môn học, bài giảng Toán, chống tình trạng quá trải, dồn ép chương trình dẫn đến hiệu quả dạy học không cao
Việc quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Toán dựa theo kế hoạch giảng
dạy và quản lý hoạt động học tập mơn Tốn của học sinh là thê hiện sự đề cao, tôn
trọng tính chủ động của giáo viên và học sinh, thể hiện sự quản lý nghiêm túc của
cán bộ quản lý Tuy nhiên, trong bản kế hoạch cũng cần có sự điều chỉnh linh hoạt
khi hoàn cảnh thực tế thay đổi ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạch
Trang 381.3.2 Quản lý nội dung, chương trình dạy học môn Toán
Nội dung, chương trình giảng dạy là văn bản do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành, được triển khai thực hiện cụ thể đối với các nhà trường; đồng thời quy định cụ thể mục đích, mục tiêu của môn học, phạm vi và hệ thống nội dung của môn học, số tiết dành cho môn học nói chung và dành cho từng phần, chương của môn học; là
căn cứ đề cấp trên chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra các hoạt động giảng dạy ở mỗi giáo
viên trong triển khai hoạt động giảng dạy Nội dung, chương trình mơn Tốn chỉ
phối trực tiếp đến việc lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mơn Tốn của giáo viên và cũng là khâu trọng yếu quyết định chất lượng giảng dạy của giáo viên, chất lượng giáo dục - đảo tạo về mặt chuyên môn của nhà trường Quản
lý, thực hiện chương trình, nội dung dạy học mơn Tốn là nhiệm vụ của tất cả các cán bộ quản lý nhà trường, của tổ Toán và của giáo viên trực tiếp giảng dạy
1.3.3 Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Toán
Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Toán giữ vai trò quan trọng trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục - đảo tạo ở các trường THCS Đội ngũ cán bộ quản lý tham gia quản lý giáo viên với hoạt động giảng dạy bao gồm: Hiệu trưởng, Ban giám hiệu, tổ bộ môn và chính bản thân giáo viên Cùng với việc
quản lý, bồi dưỡng phát triển tốt đội ngũ, quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên là điều kiện tiên quyết có ảnh hưởng lớn tới chất lượng giảng dạy mơn Tốn ở các
trường THCS Nội dung quản lý đội ngũ giáo viên với hoạt động giảng dạy mơn
Tốn được đề cập ở đây là quản lý về mặt chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy, quản
lý việc thực hiện chương trình, nội dung giảng dạy; quản lý các khâu, các bước quá trình giảng dạy mơn Tốn (quản lý công tác chuẩn bị giảng dạy; quản lý phân công giảng dạy; quản lý việc thực hiện các hoạt động giảng dạy; quản lý việc kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của giáo viên đối với học sinh )
* Quản If việc thực hiện chương trình nội dung dạy học của giáo viên
Thực hiện chương trình dạy học học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu chung của nhà trường, nó là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ GD&ĐT ban hành
Yéu cầu đối với giáo viên nói chung, giáo viên dạy mơn Tốn nói riêng là phải nắm
vững chương trình, tổ chức thực hiện đúng chương trình dạy học quy định Theo đó,
tùng giáo viên dạy học mơn Tốn phải nắm chắc nội dung và phạm vi kiến thức dạy
học Toán ở bậc học THCS mà mình đảm nhiệm giảng dạy cho các đối tượng (học sinh các lớp); sử dụng phương pháp dạy học hiệu quả Trong quá trình dạy học, giáo
Trang 39viên cần vận dụng các hình thức tô chức dạy học đa dạng, phong phú, kết hợp với
các hình thúc dạy học trên lớp, ngoài lớp một cách khoa học, hợp lý; tránh việc
cắt xén chương trình, dồn ép bài học, thêm bớt tiết học Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần mở rộng phạm vi kiến thức cập nhật, hiện đại nhằm trang bi cho
người học kiến thức rộng hơn, rõ hơn, sâu hơn, thuận lợi trong lĩnh hội kiến thức,
kỹ năng học tập mơn Tốn ở trường THCS
~ Quản lý hoạt động chuẩn bị bài giảng của giáo viên
Soạn bài là khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị của giáo viên, đó là quá
trình lao động sáng tạo của từng giáo viên; nó thể hiện sự suy nghĩ, lựa chọn, quyết định của giáo viên về nội dung, phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức lên lớp
phù hợp với đối tượng học sinh Do đó, quản lý việc soạn bài và chuẩn bị của giáo viên cần đạt được các yêu cầu như: Đảm bảo tính tư tưởng, tính giáo dục của bài giảng; tực hiện soạn bài phải đúng quy chế, chu đáo, chống việc đối phó; đảm bảo nội dung,
trí thức khoa học và trở thành nề ếp, đảm bảo chất lượng chu đáo hiệu quả
~ Quản lý hoạt động lên lớp và các hình thức tổ chức dạy học của giáo viên Hoạt động dạy và học môn Toán trong nhà trường THCS hiện nay được thực
hiện chủ yếu bằng hình thức dạy và học trên lớp với hệ thống bài học cụ thể Vì
vậy, quản lý hoạt động dạy học môn Toán của giáo viên các nhà trường cần có
những biện pháp cụ thê, linh hoạt, hiệu quả nhằm nang cao chat lượng giờ lên lớp
Theo đó, chú trọng quản lý: giờ lên lớp của; việc thực hiện đúng thời gian, nội dung
bài giảng đã chuẩn bị: chất lượng quá trình giảng bài và cách thức giải quyết từng,
nội dung bài giảng theo chương trình; khả năng thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ, mở, rộng nội dung, liên hệ thực tiễn của giáo viên, khả năng quan sát và bao quát lớp học của giáo viên; vi
thực hiện mục tiêu của bài giảng; việc duy trì không khí học tập của lớp học, việc kiểm tra nhận thức của người học sau bài giảng
~ Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mơn Tốn của học sinh Kiểm tra, đánh giá là một yêu cầu, nhiệm vụ tắt yếu trong quá trình dạy học ở
tất cả các môn học; đó là quá trình thực hiện của giáo viên song song với quá trình
dạy học ở nhà trường, nhằm thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực
hi
m vụ và đánh giá kết quả học tập của giáo viên; trên cơ sở đó đề ra những
biện pháp phù hợp giúp giáo viên phát huy những mặt mạnh, khắc phục yếu kém đẻ ngày cảng tiến bộ Thông qua việc hoạt động kiểm tra, đánh giá của giáo viên sẽ giúp cấp quản lý trong nhà trường nắm chắc chất lượng dạy - học, kịp thời điều
Trang 40chỉnh hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh, đáp ứng mục tiêu đảo tạo:
Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mơn Tốn của học sinh cần đạt được những yêu cầu cơ bản như: Thực hiện nghiêm quy chế giáo dục, đào tạo của nhà trường; thực hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn về đánh giá, xếp loại học sinh; đảm bảo đúng thực chất, công bằng, chính xác; có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cấp quản lý trong nhà trường; chỉ rõ những ưu, khuyết điểm và các biện pháp khắc phục đối với các tổ chức, giáo viên và học sinh
* Tự quản lý của giáo viên giảng dạy mơn Tốn
Mỗi giáo viên, theo phân công của bộ mơn Tốn có trách nhiệm quản lý hoạt động giảng dạy tại lớp học mà mình đảm nhận Nội dung tự quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Toán ở các trường THCS bao gồm: Thực hiện chương trình dạy học được phân công; quản lý hoạt động học tập của học sinh
Quản lý hoạt động học tập của học sinh đòi hỏi giáo viên phải bao quát được
cả không gian và thời gian học tập để đều hòa, cân đối chung đồng thời điều khiển
học sinh hoạt động phù hợp với tính chất và quy luật hoạt động dạy và học
Quản lý hoạt động học tập của học sinh đặt ra với nhà quản lý giáo dục không chỉ trên bình diện khoa học giáo dục mà còn là một đòi hỏi có ý nghĩa về tỉnh thần trách nhiệm của nhà quản lý giáo dục với sự nghiệp đảo tạo thế hệ trẻ Các biện
pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh thường được áp dụng hiện nay là: tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy học tập của học sinh; phát động phong trào thi đua học tập
1.3.4 Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật báo đảm cho hoạt động
giảng dạy
Cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện trực tiếp đề nâng cao hiệu quả giảng dạy
Do đó, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật giảng dạy là sự tác động phủ hợp với quy luật
của chủ thể quản lý trường học đến đối tượng quản lý có liên quan tới lĩnh vực cơ sở vật chất kỹ thuật giảng dạy, bao gồm: phương tiện vật chất, kỹ thuật và sản phẩm
khoa học - công nghệ được huy động vào hoạt động giảng dạy trong nhà trường, nhằm hỗ trợ các hoạt động giảng dạy mơn Tốn ở các trường THCS vận hành đạt tới mục tiêu đảo tạo
Quản lý sử dụng các phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học mơn
Tốn ở các trường THCS vừa bao gồm các hoạt động quản lý phương tiện thiết bị