1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của Uỷ ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

117 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ Chức Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Học Sinh Bán Trú Ở Các Xã Đặc Biệt Khó Khăn Của Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Mù Cang Chải, Tỉnh Yên Bái
Tác giả Nguyễn Anh Thủy
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Việt Hà
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản lý kinh tế và chính sách
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Chính sách giáo dục dân tộc nói chung và chính sách hỗ trợ cho học sinh bán trú nói riêng nằm trong hệ thống các chính sách công. Tại Khoản 3, Điều 61 Hiến pháp năm 2013 đã nêu: “Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn…”. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực đối với đồng bào DTTS, miền núi thông qua nhiều các chủ trương, chính sách công như: “Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030; Mới đây, Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục 2019 (sửa đổi), thông qua Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách về giáo dục và đào tạo vùng DTTS, miền núi, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú theo Nghị định số 116/NĐ-CP, ngày 18/7/2016 của Chính phủ nằm trong hệ thống các chính sách công về giáo dục dân tộc. Những năm qua, tỉnh Yên Bái nói chung, huyện Mù Cang Chải nói riêng luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các chính sách ASXH nói chung và các CSGD nói riêng, trong đó có chính sách hỗ trợ học sinh bán trú. Các chính sách hỗ trợ về học tập cho học sinh vùng DTTS, miền núi, vùng ĐBKK đã khuyến khích động viên học sinh ra lớp, nâng cao tỷ lệ thường xuyên, chuyên cần, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực địa phương; nguồn kinh chi phí học tập và cấp bù học phí, có thêm kinh phí mua đồ dùng học tập cho học sinh. Tuy vậy, các chính sách giáo dục dân tộc nói chung và nội dung chính sách hỗ trợ cho học sinh bán trú nói riêng còn có một số bất cập, vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện đó là: Thực hiện song song nhiều chính sách hỗ trợ học sinh, một số đối tượng được hưởng cùng lúc nhiều chính sách; có đối tượng cùng một địa bàn nhưng không được hưởng; định mức hỗ trợ còn thấp; thủ tục còn rườm rà, quyết toán còn phức tạp, các cơ quan có thẩm quyền chưa có hướng dẫn cụ thể gây khó khăn cho cơ sở thực hiện. Theo Nghị định số 116/NĐ-CP, ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định “học sinh bán trú được hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương cơ bản/tháng, hỗ trợ tiền nhà ở và được cấp 15kg/gạo tháng”; hằng năm gạo được chuyển đến địa phương 2 lần/năm học, số lượng gạo lớn, khó bảo quản, dễ mốc, hư hỏng gây thất thoát lãng phí. Cấp thẩm quyền chưa quy định chặt chẽ quản lý kinh phí dôi dư, gạo thừa của học sinh dẫn đến nguy cơ gây thất thoát, lãng phí. Từ tình hình nêu trên và thực tế tại địa phương đang công tác tác giả lựa chọn đề tài “Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của Uỷ ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, chuyên ngành quản lý kinh tế và chính sách.

Trang 1

NGUYỄN ANH THỦY

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỌC SINH BÁN TRÚ Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN

MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Trang 2

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

NGUYỄN ANH THỦY

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỌC SINH BÁN TRÚ Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN

MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách

Mã ngành: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

TS NGUYỄN VIỆT HÀ

Trang 4

HÀ NỘI - 2022

Trang 5

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôicam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không viphạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày tháng 1 năm 2022

Học viên

Nguyễn Anh Thủy

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành nhất, tôi xin gửi lời cám ơn tới TS Nguyễn Việt Hà

đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn thạc sĩ “Tổ chức thực hiện

chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của Uỷ ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái”.

Xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh

tế Quốc dân, các thầy cô giáo Khoa Khoa học quản lý, các cán bộ của Viện Đào tạoSau đại học đã quan tâm, tận tình trong giảng dạy, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợinhất để tôi có môi trường thuận lợi để học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn thiệnLuận văn này

Xin trân trọng cám ơn các đồng chí lãnh đạo UBND huyện, lãnh đạo các cơquan chuyên môn có liên quan thuộc UBND huyện huyện Mù Cang Chải: PhòngTài chính và Kế hoạch, Thanh tra huyện, Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Y tế,Phòng Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo UBND các xã đặc biệt khó khăn, Ban giámhiệu các trường phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện thuậnlợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, khảo sát thực tế tại địa phương

Cuối cùng, tôi xin trân trọng gia đình, bạn bè cùng lớp, đồng chí, đồngnghiệp những người luôn sát cánh, cổ vũ, động viên, chia sẻ khó khăn để khích lệtôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện được Luận văn này

Xin trân trọng cám ơn!

Hà Nội, ngày tháng 1 năm 2022

Học viên

Nguyễn Anh Thủy

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HỘP

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ i

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỌC SINH BÁN TRÚ Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 7

1.1 Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn 7

1.1.1 Khái niệm chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã ĐBKK 7

1.1.2 Nội dung chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các ĐBKK 8

1.2 Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của ủy ban nhân dân cấp huyện 8

1.2.1 Khái niệm tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã ĐBKK của UBND cấp huyện 8

1.2.2 Mục tiêu tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của ủy ban nhân dân cấp huyện 9

1.2.3 Quá trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã ĐBKK của UBND cấp huyện 10

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã ĐBKK của UBND cấp huyện 15

1.3 Kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của một số địa phương và bài học cho Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải 17

1.3.1 Kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã ĐBKK của một số địa phương 17

Trang 8

1.3.2 Bài học rút ra cho UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái 19

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHO HỌC SINH BÁN TRÚ Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI 21 2.1 Khái quát về huyện Mù Cang Chải và chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn được triển khai trên địa bàn huyện Mù Cang Chải 21

2.1.1 Khái quát về huyện Mù Cang Chải 212.1.2 Thực trạng học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện

Mù Cang Chải 222.1.3 Thực trạng chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khókhăn trên địa bàn huyện Mù Cang Chải giai đoạn đến năm 2020 23

2.2 Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2017-2020 26

2.2.1 Thực trạng chuẩn bị triển khai chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ởcác xã đặc biệt khó khăn 262.2.2 Thực trạng chỉ đạo triển khai chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ởcác xã đặc biệt khó khăn 362.2.3 Thực trạng kiểm soát sự thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bántrú ở các xã đặc biệt khó khăn của UBND huyện Mù Cang Chải 58

2.3 Đánh giá tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của UBND huyện Mù Cang Chải 62

2.3.1 Đánh giá thực hiện mục tiêu tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ họcsinh bán trú của UBND huyện Mù Cang Chải 622.3.2 Điểm mạnh trong tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ học sinh bán trú

ở các xã đặc biệt khó khăn của UBND huyện Mù Cang Chải 632.3.3 Hạn chế trong tổ chức thực thi chính sách trợ học sinh bán trú ở các

xã đặc biệt khó khăn của UBND huyện Mù Cang Chải 652.3.4 Nguyên nhân của hạn chế 67

Trang 9

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỌC SINH BÁN TRÚ Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI 70

3.1 Định hướng hoàn thiện tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đến năm 2025 70

3.1.1 Mục tiêu tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú của Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đến năm 2025 70

3.1.2 Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của UBND huyện Mù Cang Chải 72

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của UBND huyện Mù Cang Chải 73

3.2.1 Hoàn thiện chuẩn bị thực hiện chính sách 73

3.2.2 Hoàn thiện chỉ đạo thực hiện chính sách 76

3.2.3 Hoàn thiện kiểm soát sự thực hiện chính sách 81

3.3 Một số kiến nghị 81

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 81

3.3.2 Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái 82

KẾT LUẬN 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa

PCGDTHCS Phổ cập giáo dục trung học cơ sở

PCGDMNCTE5T Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

TTGDNN-GDTX Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyênPTDTBT Phổ thông dân tộc bán trú

VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm

Trang 12

Bảng 2.14 Tổng hợp tiền ăn thừa và gạo thừa của học sinh trả lại nhà nước do học

sinh nghỉ học không lý do qua các năm học 48Bảng 2.15 Tổng hợp lượng gạo tồn kho ẩm mốc không sử dụng nấu ăn được 49Bảng 2.16 Tổng hợp các nguồn ngân sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt

khó khăn trên địa bàn huyện Mù Cang Chải 51Bảng 2.17 Thực trạng phối hợp với các cơ quan có liên quan trong tổ chức 52Bảng 2.18 Kết quả thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán

trú ở các xã đặc biệt khó khăn của UBND huyện Mù Cang Chải 59Bảng 2.19 Tổng hợp một số sai phạm điển hình qua thanh tra, kiểm tra thực hiện

chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở huyện Mù Cang Chải 60Bảng 2.20 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chính sách cơ bản đến năm 2020 62

Sơ đồ:

Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức thực hiện chính sách của UBND huyện Mù Cang Chải 26

Hộp:

Hộp 2.1: Kết quả phỏng vấn sâu về công tác chuẩn bị thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh

bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của UBND huyện Mù Cang Chải 34Hộp 2.2: Kết quả phỏng vấn sâu về công tác chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh

bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của UBND huyện Mù Cang Chải 56Hộp 2.3: Kết quả phỏng vấn sâu về công tác kiểm soát sự thực hiện chính sách hỗ

trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của UBND huyện MùCang Chải 61

Trang 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-ššššš -NGUYỄN ANH THỦY

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỌC SINH BÁN TRÚ Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN

MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách

Mã ngành: 8340410

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Trang 14

HÀ NỘI - 2022

Trang 15

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chính sách giáo dục dân tộc nói chung và chính sách hỗ trợ học sinh bán trúnói riêng nằm trong hệ thống các chính sách công của Chính phủ Chính sách hỗ trợhọc sinh bán trú theo Nghị định số 116/NĐ-CP, ngày 18/7/2016 của Chính phủ quyđịnh chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khănnằm trong hệ thống các chính sách công về giáo dục dân tộc Trong nhưng năm qua,chính sách hỗ trợ học sinh bán trú theo Nghị định số 116/NĐ-CP của Chính phủ ởcác xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã khuyến khích độngviên học sinh ra lớp, nâng cao tỷ lệ thường xuyên, chuyên cần, góp phần nâng caochất lượng, hiệu quả giáo dục và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương

Tuy vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ cho học sinhbán trú tại các xã đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/NĐ-CP, ngày 18/7/2016của Chính phủ của UBND huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2017-2020 còn bộc lộnhững bất cập trong thực hiện; học sinh bán trú được hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mứclương cơ bản/tháng, hỗ trợ tiền nhà ở và được cấp 15kg/gạo tháng; hằng năm gạođược chuyển đến địa phương 2 lần/năm học, số lượng gạo lớn, khó bảo quản, dễmốc, hư hỏng gây thất thoát lãng phí Cấp thẩm quyền chưa quy định chặt chẽ quản

lý kinh phí dôi dư, gạo thừa của học sinh trong quá trình thực hiện hỗ trợ dẫn đếnnguy cơ gây thất thoát Từ tình hình nêu trên và thực tế tại địa phương đang công

tác tác giả lựa chọn đề tài “Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú

ở các xã đặc biệt khó khăn của Uỷ ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, chuyên ngành quản lý kinh tế và chính sách.

Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợhọc sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của UBND huyện Mù Cang Chải Mụctiêu nghiên cứu của luận văn là nhằm phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất cácgiải pháp nhằm hoàn thiện việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú

ở các xã đặc biệt khó khăn của UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỌC SINH BÁN TRÚ Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA UBND CẤP HUYỆN

Theo Chính phủ (2020) quy định xã đặc biệt khó khăn là “xã thuộc vùngđồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có tỷ lệ số hộ dân tộc thiểu số trong tổng số

hộ dân sinh sống ổn định hình thành cộng đồng từ 15% trở lên, chưa được côngnhận đạt chuẩn nông thôn mới và có 01 trong 02 tiêu chí sau: Có tỷ lệ hộ nghèo từ20% trở lên; hoặc có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% đến dưới 20% và có 01 trong các tiêuchí sau: (1) Có trên 60% tỷ lệ hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộnghèo của xã; (2) Có số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 15 đến 60 chưa biếtđọc, biết viết tiếng phổ thông từ 20% trở lên; (3) Số lao động có việc làm nhưngchưa qua đào tạo từ 3 tháng trở lên chiếm trên 80% tổng số lao động có việc làm;(4) Đường giao thông từ trung tâm huyện đến trung tâm xã dài trên 20 km, trong đó

có trên 50% số km chưa được rải nhựa hoặc đổ bê-tông”

Theo Chính phủ (2016) quy định học sinh bán trú là “học sinh mà bản thân

và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khókhăn được Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép ở lại trường hoặc khu vực gầntrường để học tập trong tuần, do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày”

Theo Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2010) “chính sách kinhtế- xã hội là tổng thể các mục tiêu, các nhiệm vụ và công cụ mà nhà nước sử dụng

để tác động lên chủ thể kinh tế- xã hội nhằm giải quyết một hoặc một chuỗi vấn đề,thực hiện những mục tiêu nhất định theo hướng mục tiêu tổng thể của đất nước”

Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn là một chínhsách xã hội Vì vậy dựa vào các quy định và khái niệm trên có thể định nghĩa chínhsách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn là tổng thể các mục tiêu, cácnhiệm vụ và nguồn lực của Nhà nước sử dụng để hỗ trợ học sinh bán trú ở các xãđặc biệt khó khăn

Trang 17

Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khókhăn của UBND cấp huyện là quá trình UBND cấp huyện biến chính sách hỗ trợhọc sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn thành những kết quả trên thực tế thôngqua hoạt động có tổ chức nhằm thực hiện những mục tiêu mà chính sách này đề ra.Xét theo quy trình, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặcbiệt khó khăn của UBND cấp huyện là quá trình UBND huyện chuẩn bị thực hiệnchính sách, chỉ đạo thực hiện chính sách và kiểm soát thực hiện chính sách.

Mục tiêu tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặcbiệt khó khăn là nhằm hiện thực hóa được những mục tiêu mà chính sách này đã đề

ra, cụ thể là nhằm giúp cho học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn có đủ điềukiện để đến trường học 2 buổi/ngày, từ đó nâng cao tỷ lệ huy động học sinh đến lớp,góp phần duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trunghọc cơ sở ở các xã đặc biệt khó khăn

Bộ máy tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú: cấp huyện gồm:lãnh đạo UBND huyện, lãnh đạo công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBNDcấp huyện: Phòng giáo dục và đào tạo, phòng tài chính và kế hoạch, phòng văn hóa

và thông tin, phòng y tế, các đơn vị khác có liên quan; cấp xã gồm lãnh đạo UBND,một số công chức, một số thành phần của đoàn thể, trưởng bản các bản đặc biệt khókhăn; các cơ sở giáo dục gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, kế toán, một bộ phậngiáo viên, nhân viên được giao nhiệm vụ

Quy trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặcbiệt khó khăn của UBND huyện Mù Cang Chải theo 3 giai đoạn là chuẩn bị triểnkhai chính sách, chỉ đạo triển khai chính sách và kiểm soát sự thực hiện chínhsách; đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ họcsinh bán trú tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Mù Cang Chải

Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bántrú ở các xã đặc biệt khó khăn của ủy ban nhân dân cấp huyện gồm: Các yếu tốthuộc về ủy ban nhân dân cấp huyện và Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài

Ủy ban nhân dân cấp huyện

Trang 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHO HỌC SINH BÁN TRÚ Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN MÙ

CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI

Sau khi khái quát về đặc điểm tình hình kinh tế xã hội chung của Ủy bannhân dân huyện Mù Cang Chải; nghiên cứu lý luận và phân tích về thực trạng tổchức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của Ủyban nhân dân huyện Mù Cang Chải, luận văn đã rút ra những điểm mạnh, hạn chế

và nguyên nhân của hạn chế trong tổ chức thực hiện chính sách như sau:

Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của UBND huyện Mù Cang Chải có một số điểm mạnh như sau:

- Về chuẩn bị thực hiện chính sách: UBND huyện đã chủ động ban hành các

kế hoạch rà soát địa bàn, khoảng cách học sinh bán trú, thống kê số lượng học sinhbán trú ở các xã đặc biệt khó khăn; kế hoạch hỗ trợ gạo, hỗ trợ tiền ăn ở cho họcsinh bán trú tại các xã khó khăn trên địa bàn huyện Xây dựng được nguồn nhânlực thực hiện chính sách cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra

- Về chỉ đạo thực hiện chính sách: UBND huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo

triển khai chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn quyết liệt,đồng bộ từ công tác truyền thông và tư vấn chính sách đến công tác tập huấn, tiếnhành rà soát địa bàn, khoảng cách học sinh bán trú, đến triển khai hỗ trợ gạo, tiền,quy trình thực hiện đảm bảo sự khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của địaphương, thống nhất từ các cơ quan của huyện đến các xã đặc biệt khó khăn củahuyện Chỉ đạo vận hành nguồn quỹ các nguồn ngân sách Trung ương, ngân sáchtỉnh, ngân sách huyện đảm bảo quy định, tuy còn khó khăn xong hằng năm đều bốtrí một lượng kinh phí nhất định chi cho công tác tập huấn, bồi dưỡng, sơ kết, tổngkết chính sách; xử lý gạo, tiền ăn dư thừa trong quá trình thực hiện chính sách dohọc sinh nghỉ học có lý do, nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ tết phát trả lại cho học sinh;

Trang 19

kinh phí hỗ trợ tiền ăn được nộp trả lại ngân sách nhà nước; chỉ đạo tổ chức thựchiện hiệu quả quy trình tổ chức nấu ăn tập trung tại các trường bán trú; công tácthanh quyết toán các nguồn kinh phí, gạo hỗ trợ cho học sinh bán trú theo quy định.Đồng thời, quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác phối hợp trong tổ chức thực hiệnchính sách hỗ trợ học sinh bán trú, chủ động phối hợp với các sở ngành tỉnh, nhất làvới Sở giáo dục và đào tạo, Sở tài chính thống nhất giải quyết các vấn đề phát sinh

- Về kiểm soát sự thực hiện chính sách: UBND huyện đã xây dựng được hệ

thống thông tin phản biện và thu thập thông tin về thực hiện chính sách, nhất làcông tác thông tin báo cáo của các cơ quan chức năng; thông qua đối thoại, tiếp xúctrực tiếp với người dân; thông qua các ý kiến, kiến nghị của cử tri, của Đại biểuHĐND các cấp; thông qua các hội nghị, hội thảo; thông qua phản ánh của dư luận

xã hội; thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo các cơ quan chức năng cóliên quan xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho họcsinh bán trú tại các xã đặc biệt khó khăn và các đơn vị trường học nhằm kịp thờitháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện

Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của UBND huyện Mù Cang Chải có một số hạn chế như sau:

- Về chuẩn bị thực hiện chính sách:

+ Trong việc xây dựng bộ máy triển khai các chính sách hỗ trợ học sinh bántrú, thành phần các ngành thực hiện như quyết định ban đầu chưa đáp ứng việc giảiquyết các vướng mắc phát sinh từ cơ sở nên phải bổ sung các thành phần ngoài dựkiến như: bổ sung thành phần công an xã, công chức tư pháp xã để giải quyết cácvấn đề hồ sơ hưởng chính sách của học sinh; bổ sung thành phần công chức địachính xã để xác định khoảng cách từ trường đến hộ gia đình học sinh Một bộ phậnthành viên thực thi chính sách của các xã, lãnh đạo xã chưa thực sự chủ động thựchiện các nhiệm vụ được giao, chủ yếu phó mặc cho các nhà trường Trình độ củamột bộ phận cán bộ thực thi chính sách từ huyện đến các xã đặc biệt khó khăn củahuyện còn hạn chế về năng lực và kinh nghiệm, nhất là đội ngũ cán bộ ở cấp xã, cấpbản, trình độ dân trí thấp, cộng với chất lượng hoạt động truyền thông ở một số địa

Trang 20

phương chưa được chú trọng, chưa thực sự hiệu quả, nên mặc dù đã được tuyêntruyền, tập huấn chính sách nhưng người dân không nắm bắt đầy đủ nội dung vàmục tiêu của chính sách, việc tuyên truyền, phổ biến đến người dân còn hạn chế,tuyên truyền không đầy đủ dẫn đến còn có sự sai về trong quán trình tổ chức thựcthi chính sách từ khâu rà soát đến khâu thanh quyết toán kinh phí thực hiện chínhsách Hiện nay các đơn vị trường trên địa bàn huyện Mù Cang Chải còn thiếu nhiều

kế toán (24 kế toán/37 đơn vị trường), kế toán các trường phổ thông dân tộc bán trúthực hiện nhiều chính sách, xong phải kiêm nhiệm thêm kế toán các trường mầmnon Thực tế, hiện nay các trường phổ thông bán trú trên địa bàn huyện Mù CangChải đang thực hiện nhiều chế độ chính sách cho giáo viên, học sinh, có trường cóđến 03 điểm nấu tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh, nên việc thiếu kế toán khókhăn cho việc thực hiện hồ sơ kế toán thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú

+ Công tác lập kế hoạch có năm phải điều chỉnh, bổ sung nội dung; kế hoạch

có năm chưa sâu kỹ, chưa cụ thể, lập kế hoạch rồi vẫn phải ban hành thêm các vănbản để hướng dẫn thực hiện

+ Công tác tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các lực lượng trực tiếp thực thichính sách ở một số xã chưa được UBND các xã quan tâm quán triệt, do vậy còntính hình thức và hiệu quả chưa cao, nghiệp vụ, tính kỹ thuật trong xác định khoảngcách, đối tượng, lập hồ sơ, danh sách học sinh hưởng chính sách hỗ trợ học sinh bántrú cấp huyện, cấp xã chưa thống nhất về cách làm giữa các xã trong huyện, gâyhiểu nhầm thắc mắc trong nhân dân Hằng năm, UBND huyện đều chỉ đạo tập huấncho 100% các thành viên trực tiếp tham gia thực hiện chính sách của cả cấp huyện,cấp xã, tách riêng lớp cấp huyện, cấp xã, trong các thành phần đó có phần lớn các cánhân đã được tập huấn từ những năm trước, đồng thời nội dung tập huấn cón kháđơn điệu, đơn giản đến sự việc tập huấn mang tính hình thức, nhàm chán, lãng phíthời gian cho các tổ chức, cá nhân, lãng phí kinh phí tập huấn

- Về chỉ đạo thực hiện chính sách:

+ Truyền thông mới chỉ chủ yếu được thực hiện thông qua một số cuộc họpthôn bản và trực tiếp giáo viên các nhà trường thông tin qua các hội nghị phụ huynhhọc sinh, qua lớp chủ nhiệm giáo viên thông tin, quán triệt đối với các em học sinh

Trang 21

được hưởng chính sách hỗ trợ Người dân ở Mù Cang Chải với 91% là dân tộcMông, trình độ dân trí còn thấp, truyền thông chưa chú trọng tuyên truyền bằngsong ngữ, do vậy một bộ phận người dân vẫn chưa hiểu rõ về chính sách, nên chưanhận thức chưa được đầy đủ, kịp thời về mục tiêu, trách nhiệm của mình trong thựchiện chính sách, kết quả truyền thông chưa đạt được kết quả mong muốn Hoạt động

tư vấn chính sách cho phụ huynh, học sinh còn hạn chế, chưa sâu kỹ, thường xuyên

+ Trong triển khai kế hoạch hỗ trợ tiền, gạo và vận hành các quỹ: Bất cậptrong việc quản lý, chi trả kinh phí hỗ trợ cho học sinh bán trú và công tác quản lýcấp phát gạo cho học sinh bán trú theo Nghị định số 116/NĐ-CP, ngày 18/7/2016của Chính phủ cũng còn có nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện, theo

đó học sinh được cấp 15kg/tháng: hàng năm hầu hết các đơn vị trường, số lượnggạo và kinh phí sử dụng để tổ chức nấu ăn tập trung cho những học sinh bán trú tạicác đơn vị trường có học sinh bán trú trên địa bàn huyện còn dôi dư phát trả cho họcsinh và trả vào ngân sách nhà nước khá lớn Trên thực tế, một số đơn vị trường họcquản lý không chặt chẽ dẫn đến thất thoát, tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng, lãng phí.Hằng năm gạo được chuyển đến địa phương 2 lần/năm học, với số lượng gạo lớn,nhiều trường chưa có kho gạo để bảo quản, dễ mốc, hỏng gây thất thoát lãng phí.Chưa thực hiện tốt tuyên truyền, vận động xã hội hóa để cải thiện bữa ăn cho họcsinh bán trú Qua thanh tra, kiểm tra, thanh quyết toán các nguồn ngân sách, gạo hỗtrợ học sinh bán trú tại một số trường phổ thông bán trú còn nhiều sai sót, sai phạm

- Trong kiểm soát thực hiện chính sách

Báo cáo tình hình thực hiện triển khai chính sách từ các cơ quan liên quan,các nhà trường về cơ quan Thường trực là phòng giáo dục và đào tạo và UBNDhuyện đôi khi còn chậm, nội dung các báo cáo còn chung chung thiếu cụ thể, chưađánh giá hết những hiệu quả và tác động của chính sách, chưa đưa ra được giải pháphữu hiệu thực hiện trong thời gian tới nên việc tổng hợp báo cáo chung khó khăn

Việc xây dựng hệ thống thông tin phản hồi còn yếu, chưa được các cấp quantâm thực hiện, mới thông qua các kỳ tiếp xúc cử tri và các kỳ họp HĐND các cấp,các kiến nghị chưa được các cấp điều chỉnh hoặc có giải pháp khắc phục kịp thời

Trang 22

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỌC SINH BÁN TRÚ

Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA ỦY BAN

NHÂN DÂN HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI

Chương 3, luận văn tập trung làm rõ định hướng hoàn thiện tổ chức thựchiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của Ủy ban nhândân huyện Mù Cang Chải đến năm 2025, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị đểhoàn thiện trong tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặcbiệt khó khăn của Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, là:

- Các giải pháp hoàn thiện bộ máy: củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượngnguồn nhân lực trực tiếp thực hiện chính sách; bổ sung nhân lực tại các vị trí cònthiếu đảm bảo trình độ, phẩm chất đạo đức, có năng lực, kiến thức, có kinh nghiệm

về lĩnh vực quản lý chính sách; cần phân công nhiệm vụ rõ người chịu trách nhiệm,

rõ nhiệm vụ và yêu cầu cần đạt, rõ tiến độ thời gian, yêu cầu chất lượng và gắn trựctiếp trách nhiệm cho người đứng đầu trong mỗi kế hoạch; lựa chọn và nâng caotrách nhiệm của người đứng đầu các trường học, tích cực, chủ động, sâu sát, khoahọc; thực hiện tốt yêu cầu về dân chủ cơ sở, công khai, minh bạch trong quản lý cácnguồn lực, tài sản công trong thực thi chính sách…

- Hoàn thiện việc lập kế hoạch thực hiện chính sách vừa đảm bảo tính kháiquát, vừa tính sâu kỹ, cụ thể, rõ mục đích, yêu cầu; rõ nhiệm vụ, rõ thời điểm, tiến

độ, yêu cầu chất lượng của sản phẩm; rõ lực lượng thực hiện, nguồn lực thực hiện;

rõ các giải pháp, biện pháp thực hiện, biện pháp xử lý các vấn đề phát sinh ; bêncạnh đó cần có tính dự báo tốt các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, đểkhông phải phải ban hành thêm các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc…

- Hoàn thiện việc tổ chức tập huấn theo hướng tăng hiệu quả, tránh hìnhthức, gọn về số lượng, hằng năm chỉ tập huấn cho lực lượng được bổ sung mới; vềnội dung vừa cập nhật bổ sung kiến thức mới, tập huấn cả về kiến thức chuyên

Trang 23

môn và kỹ năng xử lý tình huống cho đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện chínhsách; coi trọng công tác tập huấn, coi đây là một nhiệm vụ, ban hành quy chế quản

lý lớp học, kiểm điểm, kỷ luật đối với cá nhân không chấp hành nghiêm túc

- Hoàn thiện truyền thông về chính sách để đảm bảo mọi người đều hiểu vànhận thức được đầy đủ về chính sách, theo hướng đa dạng hóa nhiều hình thứctruyền thông gắn liền với quá trình cấp phát các khoản hỗ trợ của từng chính sáchnhư phát trả lại tiền thừa, gạo thừa cho học sinh; tăng cường truyền thông song ngữ;huy động sự tham gia tuyên truyền của các trưởng thôn, trưởng bản, già làng, người

có uy tín và các đảng viên, giáo viên vào truyền thông chính sách; bên cạnh đó, chútrọng, tăng cường hoạt động tư vấn chính sách cho phụ huynh, học sinh

- Hoàn thiện việc tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện chính sách:

+ Đối với kế hoạch xác định địa bàn, khoảng cách để đảm bảo tính sát thực,công khai, UBND huyện cần chỉ đạo UBND các xã tiến hành bước đo đạc để xácđịnh khoảng cách và công bố công khai khoảng cách từ cổng các trường bán trú đếnđầu bản, trung tâm bản, cuối bản của từng bản để làm cơ sở xác định khoảng cácđến từng hộ dân; xác định độ dốc và các trở ngại cụ thể, khả năng đi về trong ngàycủa các tuyến đường đối với từng lứa tuổi học sinh, học sinh tại các hộ gia đình cóhoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng học sinh yếu thế trong địa bàn quản lý;

+ Đối với kế hoạch hỗ trợ tiền ăn, gạo cho học sinh bán trú, UBND huyệncần tập trung tăng cường quản lý từng khâu trong tổ chức thực hiện chính sách chặtchẽ hơn, nhất là trong hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ gạo cho học sinh; ban hành hướng dẫnchi tiết việc tổ chức quy trình tổ chức nấu ăn cho học sinh bán trú; quản lý đượcđịnh mức ăn hằng ngày, hằng tháng, quản lý được thực đơn từng bữa ăn; số lượngxuất ăn của học sinh theo từng bữa, từng ngày; lượng kinh phí, gạo cho từng bữaăn; số lượng học sinh ăn từng bữa, số học sinh vắng mặt, nghỉ học có lý do, không

có lý do từng bữa; số kinh phí hỗ trợ tiền ăn, gạo không dùng hết phải trả lại họcsinh, phải trả lại cho nhà nước từng bữa, từng ngày, từng tuần, từng tháng

- Hoàn thiện việc vận hành các quỹ theo hướng tăng cường công tác phốihợp, tham mưu để đảm bảo kịp thời, đầy đủ nguồn lực thực hiện chính sách Tăng

Trang 24

cường quản lý các khâu, các quy trình thực hiện; kiểm soát chặt chẽ việc phát trả lạitiền ăn, gạo thừa cho gia đình học sinh; kiểm soát hồ sơ chứng từ thanh toán, quyếttoán các nguồn lực thực hiện chính sách; UBND huyện cần ban hành quy định đểkiểm soát chặt chẽ có tình phòng ngừa, răn đe cao để hạn chế đến mức thấp nhấtnguy cơ thất thoát nguồn lực chính sách, nguy cơ tham nhũng, lãng phí Tăng cườngvận động xã hội các nguồn lực để cải thiện cải thiện bữa ăn cho học sinh bán trú.

- Hoàn thiện việc phối hợp với các cơ quan hữu quan theo hướng UBNDhuyện tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở ngành tỉnh, trực tiếp là Sở Giáo dục vàĐào tạo trong việc chỉ đạo, rà soát, tổng hợp, thẩm định đối tượng thụ hưởng, xâydựng kế hoạch hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ gạo cho học sinh bán trú trình UBND tỉnh;Phối hợp trong tham mưu xây dựng, điều chỉnh bổ sung chính sách riêng của tỉnh;với Sở Tài chính để đảm bảo các nguồn lực thực hiện và kiểm soát thực hiện chínhtại sách hằng năm Chủ động phối hợp với các cơ quan trong tuyên truyền trong hệthống chính trị để tăng cường hiệu quả công tác truyền thông chính sách

- Hoàn thiện đàm phán, giải quyết xung đột để giải quyết triệt để các xungđột, tạo niềm tin cho người dân UBND huyện cần tiếp tục chỉ đạo xử lý tốt việcphối hợp và đàm phám giải quyết các vấn đề phát sinh, giải quyết xung đột phátsinh ngay từ cơ sở; tăng cường công tác tiếp, đối thoại với công dân giải quyết đơnthư, kiến nghị của nhân dân, không để kéo dài, vượt cấp; bên cạnh đó cần phát huyvai trò của các trưởng thôn, trưởng bản, các đảng viên cơ sở và người có uy tín ởthôn bản, đây là những nhân tố quan trọng tháo gỡ sự khúc mắc của người dân

- Hoàn thiện kiểm soát sự thực hiện chính sách theo hướng tiếp tục kế thừanhững điểm mạnh đã thực hiện tốt; hoàn thiện nâng cao chất lượng hệ thống thôngtin phản hồi trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách; Tăng cường thanh tra,kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách Tăng cường chỉ đạp thực hiệnquy chế dân chủ, chế độ công vụ, văn hóa công sở ngành giáo dục; công khai, minhbạch, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong các cơ sởgiáo dục, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

Trang 25

- Kiến nghị Chính phủ điều chỉnh, bổ sung các vấn đề còn bất cập về nộidung chính sách hỗ trợ học sinh bán trú: đối tượng, định mức, phương thức hỗ trợ;việc thanh toán, quyết toán sau thực hiện chính sách Kiến nghị với UBND tỉnh YênBái bổ sung những chính sách riêng phù hợp với thực tế địa phương để nâng caohiệu quả thực hiện hỗ trợ chính sách cho học sinh bán trú huyện Mù Cang Chải nóiriêng và các địa phương khác trên địa bàn tỉnh nói chung.

Trang 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-ššššš -NGUYỄN ANH THỦY

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỌC SINH BÁN TRÚ Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN

MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách

Mã ngành: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

TS NGUYỄN VIỆT HÀ

Trang 27

HÀ NỘI - 2022

Trang 28

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chính sách giáo dục dân tộc nói chung và chính sách hỗ trợ cho học sinh bántrú nói riêng nằm trong hệ thống các chính sách công Tại Khoản 3, Điều 61 Hiến

pháp năm 2013 đã nêu: “Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn…” Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm phát triển

nguồn nhân lực đối với đồng bào DTTS, miền núi thông qua nhiều các chủ trương,chính sách công như: “Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH trungương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết

số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhânlực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030; Mới đây,Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục 2019 (sửa đổi), thông qua Nghị quyết số88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triểnkinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.Trên cơ sở đó, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách về giáodục và đào tạo vùng DTTS, miền núi, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn

Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú theo Nghị định số 116/NĐ-CP, ngày18/7/2016 của Chính phủ nằm trong hệ thống các chính sách công về giáo dục dântộc Những năm qua, tỉnh Yên Bái nói chung, huyện Mù Cang Chải nói riêng luônquan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các chính sách ASXH nói chung và cácCSGD nói riêng, trong đó có chính sách hỗ trợ học sinh bán trú Các chính sách hỗtrợ về học tập cho học sinh vùng DTTS, miền núi, vùng ĐBKK đã khuyến khíchđộng viên học sinh ra lớp, nâng cao tỷ lệ thường xuyên, chuyên cần, góp phần nângcao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực địa phương; nguồn kinh chi phíhọc tập và cấp bù học phí, có thêm kinh phí mua đồ dùng học tập cho học sinh

Tuy vậy, các chính sách giáo dục dân tộc nói chung và nội dung chính sách

hỗ trợ cho học sinh bán trú nói riêng còn có một số bất cập, vướng mắc trong việc

Trang 29

tổ chức thực hiện đó là: Thực hiện song song nhiều chính sách hỗ trợ học sinh, một

số đối tượng được hưởng cùng lúc nhiều chính sách; có đối tượng cùng một địa bànnhưng không được hưởng; định mức hỗ trợ còn thấp; thủ tục còn rườm rà, quyếttoán còn phức tạp, các cơ quan có thẩm quyền chưa có hướng dẫn cụ thể gây khókhăn cho cơ sở thực hiện Theo Nghị định số 116/NĐ-CP, ngày 18/7/2016 củaChính phủ quy định “học sinh bán trú được hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương cơbản/tháng, hỗ trợ tiền nhà ở và được cấp 15kg/gạo tháng”; hằng năm gạo đượcchuyển đến địa phương 2 lần/năm học, số lượng gạo lớn, khó bảo quản, dễ mốc, hưhỏng gây thất thoát lãng phí Cấp thẩm quyền chưa quy định chặt chẽ quản lý kinhphí dôi dư, gạo thừa của học sinh dẫn đến nguy cơ gây thất thoát, lãng phí

Từ tình hình nêu trên và thực tế tại địa phương đang công tác tác giả lựa

chọn đề tài “Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc

biệt khó khăn của Uỷ ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” làm

luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, chuyên ngành quản lý kinh tế và chính sách

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Qua nghiên cứu tôi đã tìm hiểu về một số đề lại về chính sách và thực thichính sách chính sách giáo dục đối với dân tộc thiểu số, miền núi như:

Hoàng Mạnh Tưởng (2020) với đề tài “Thực hiện chính sách giáo dục đối với dân tộc thiểu số ở tỉnh Ninh Thuận”, luận án tiến sĩ tại Học viện Khoa học xã hội,

Số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Tác giả nghiên cứu, phân tích tình hình

tổ chức thực hiện CSGD đối với dân tộc thiểu số ở tỉnh Ninh Thuận, chỉ ra nhữnghạn chế, khuyết điểm trong việc thực thi CSGD vùng DTTS ở tỉnh Ninh Thuận, từ

đó, có những kiến nghị, đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách

Lò Văn Cương (2019) với đề tài “Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Cống Mảng của chính quyền huyện Nậm Nhù, tỉnh Lai Châu”, luận văn

thạc sĩ của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Luận văn đã trình bày cơ sở lý luận

về tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ dân tộc thiểu số của chính quyền huyện, phântích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợđồng bào dân tộc Cống, Mảng của chính quyền huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu

Trang 30

theo 3 giai đoạn là chuẩn bị triển khai chính sách, chỉ đạo triển khai chính sách vàkiểm soát việc thực hiện chính sách.

Đặng Hoàng Tùng (2019) với đề tài “Quản lý miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh của chính quyền huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình”, luận văn

thạc sĩ của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Luận văn trình bày cơ sở lý luận vềquản lý miễm giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh của chính quyềnhuyện; tập trung phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý miễn,giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh của chính quyền huyện Lạc Sơn,

tỉnh Hòa Bình trong đó có nội dung về tổ chức thực hiện kế hoạch.

Vũ Thị Hồng (2018) với đề tài “Chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục phổ thông đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số (Nghiên cứu tại tỉnh Sơn La)”, luận

văn thạc sĩ của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Luận văn trình bày cơ sở lý luận

về chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục phổ thông đối với học sinh vùng dân tộthiểu số; tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách

hỗ trợ phát triển giáo dục phổ thông đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số trên địabàn tỉnh Sơn La

Phùng Thị Phong Lan (2016) với đề tài “Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc”, Luận án tiến sĩ của Học viện hành chính quốc gia Luận án nghiên cứu về thực trạng việc quản lý của nhà nước đối với

giáo dục vùng dân tộc thiểu số, trong đó nghiên cứu đánh giá khá kỹ về việc thựchiện chính sách giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số các tỉnh phía bắc; Luận ánchỉ ra những bất cập qua quá trình tổ chức thực hiện, văn bản pháp luật, chươngtrình hỗ trợ học tập cho học sinh vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn và vùngDTTS đã và đang còn nhiều điểm chưa hợp lý, thiếu thống nhất, vướng mắc về thủtục Theo quy định hiện hành, lượng học sinh vùng DTTS Miền núi phía Bắc đượchưởng chính sách ưu đãi của nhà nước (là HS trường PTDTNT, PTDTBT, HS thuộc

hộ nghèo ở các xã, thôn ĐBKK) chiếm khá ít so với lượng HS DTTS trong vùng.Các em còn gặp nhiều khó khăn trong học tập nhưng không được hỗ trợ Theo đó,luận án đưa ra nhóm các giải pháp: Lập và triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển

Trang 31

giáo dục vùng DTTS; ban hành và thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

và chính sách về giáo dục phổ thông vùng DTTS; Quản lý tổ chức thực hiện cácchính sách về giáo dục dân tộc; Quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sựnghiệp giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số; Quản lý tổ chức và hoạt động của

cơ sở giáo dục, nhất là giáo dục chuyên biệt; Việc kiểm soát thực hiện chính sách và

xử lý các vi phạm pháp luật trong tổ chức thực hiện CSGD phổ thông vùng DTTS.Mỗi công trình nghiên cứu đều có những thành tựu đáng kể Song cho đến

nay, theo phạm vi hiểu biết của tác giả chưa có nghiên cứu nào về “Tổ chức thực

hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của UBND huyện Mù Cang Chải”, đây là đề tài rất đáng để tìm hiểu, nghiên cứu.

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được khung nghiên cứu về tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học

sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của UBND cấp huyện

- Phân tích được thực trạng tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bántrú ở các xã đặc biệt khó khăn của UBND huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2017-

2020 Từ đó đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếutrong tổ chức thực hiện chính sách giáo dục của UBND huyện Mù Cang Chải

- Đề xuất được một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chứcthực thi chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của UBNDhuyện Mù Cang Chải giai đoạn đến năm 2025

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú

ở các xã đặc biệt khó khăn của UBND huyện Mù Cang Chải theo Nghị định số116/2016/NĐ-CP ngày 18/07/2016 của Chính phủ

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: nghiên cứu tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bántrú ở các xã DBKK của UBND huyện Mù Cang Chải, gồm: việc chuẩn bị triển khaichính sách; chỉ đạo triển khai chính sách và kiểm soát sự thực hiện chính sách

Trang 32

+ Về không gian: Nghiên cứu tại địa bàn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.+ Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm học 2017- 2018 đếnnăm học 2019-2020; Số liệu sơ cấp thu thập trong tháng 7 năm 2021 và đề xuấtphương hướng, giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện chính sách đến năm 2025.

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Khung nghiên cứu

Hình 1: Khung nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp 5.2 Quá trình nghiên cứu

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu có liên quan (sách, tạp chí, luận án, luận văn, các

văn bản quy phạm pháp luật) nhằm xây dựng khung nghiên cứu về tổ chức thựchiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của UBND cấphuyện Phương pháp chủ yếu là phương pháp tổng hợp, mô hình hóa

Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo về tổ chức thực thi chính

sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã ĐBKK từ năm học 2017- 2018 đến năm học2019-2020 Phương pháp chủ yếu là phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích

Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú các xã đặc biệt khó khăn của UBND cấp huyện

- Chuẩn bị thực hiện chính sách

- Chỉ đạo thực hiện chính sách

- Kiểm soát sự thực hiện chính sách

- Các yếu tố thuộc môi

trường bên ngoài

chính quyền cấp huyện

Đạt được mục tiêu tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của BND

cấp huyện

Trang 33

Bước 3: Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát đối với các cán bộ công

chức cấp huyện, cấp xã, cán bộ quản lý trường học tại các trường phổ thông dân tộcbán trú thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện Mù Cang Chải Câu hỏi phỏngvấn và danh sách người tham gia phỏng vấn được thể hiện ở phần Phụ lục

Bước 4: Dựa trên các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được, tiến hành phân

tích thực trạng tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệtkhó khăn của UBND huyện Mù Cang Chải từ năm học 2017- 2018 đến năm học2019-2020 Phương pháp chủ yếu là phân tích, so sánh và tổng hợp

Bước 5: Đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân điểm yếu trong

tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã ĐBKK của UBNDhuyện Mù Cang Chải Phương pháp chủ yếu là phân tích, tổng hợp

Bước 6: Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện việc tổ chức

thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã ĐBKK của UBND huyện MùCang Chải đến năm 2025 Phương pháp chủ yếu là dự báo, tổng hợp

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức thực hiện chínhsách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của UBND cấp huyện.Chương 2: Phân tích thực trạng tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinhbán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của UBND huyện Mù Cang Chải

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thực hiện chính sách hỗtrợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của UBND huyện Mù Cang Chải

Trang 34

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

HỖ TRỢ HỌC SINH BÁN TRÚ Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

1.1 Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn

1.1.1 Khái niệm chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã ĐBKK

Theo Chính phủ (2020) quy định “xã đặc biệt khó khăn xã thuộc vùng đồngbào dân tộc thiểu số và miền núi có tỷ lệ số hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ dânsinh sống ổn định hình thành cộng đồng từ 15% trở lên, chưa được công nhận đạtchuẩn nông thôn mới và có 01 trong 02 tiêu chí sau: Có tỷ lệ hộ nghèo từ 20% trởlên; hoặc có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% đến dưới 20% và có 01 trong các tiêu chí sau:(1) Có trên 60% tỷ lệ hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của xã;(2) Có số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 15 đến 60 chưa biết đọc, biết viếttiếng phổ thông từ 20% trở lên; (3) Số lao động có việc làm nhưng chưa qua đào tạo

từ 3 tháng trở lên chiếm trên 80% tổng số lao động có việc làm; (4) Đường giaothông từ trung tâm huyện đến trung tâm xã dài trên 20 km, trong đó có trên 50% số

km chưa được rải nhựa hoặc đổ bê-tông”

Theo Chính phủ (2016) quy định học sinh bán trú là “học sinh mà bản thân

và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khókhăn được Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép ở lại trường hoặc khu vực gầntrường để học tập trong tuần, do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày”

Theo Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2010) “chính sách kinhtế- xã hội là tổng thể các mục tiêu, các nhiệm vụ và công cụ mà nhà nước sử dụng

để tác động lên chủ thể kinh tế- xã hội nhằm giải quyết một hoặc một chuỗi vấn đề,thực hiện những mục tiêu nhất định theo hướng mục tiêu tổng thể của đất nước”

Trang 35

Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã ĐBKK là một chính sách xã hội.

Vì vậy dựa vào các quy định và khái niệm trên có thể định nghĩa chính sách hỗ trợhọc sinh bán trú ở các xã ĐBKK là tổng thể các mục tiêu, các nhiệm vụ và nguồnlực của Nhà nước sử dụng để hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã ĐBKK

1.1.2 Nội dung chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các ĐBKK

- Mục tiêu của chính sách: nhằm giúp cho HSBT ở các xã ĐBKK có đủ điềukiện để đến trường học 2 buổi/ngày, từ đó nâng cao tỷ lệ huy động học sinh đến lớp,góp phần duy trì và nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục tiểu học và phổcập trung học cơ sở ở các xã ĐBKK

- Đối tượng của chính sách: (1) Là học sinh bán trú đang học tại trường phổthông dân tộc bán trú; (2) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ

có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trườngtiểu học, THCS thuộc các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi, nhà

ở xa trường khoảng cách từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lênđối với học sinh THCS hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải quasông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá; không thể đi đếntrường và trở về nhà trong ngày

- Các giải pháp của chính sách bao gồm: (1) Hỗ trợ tiền ăn hằng tháng, (2)

Hỗ trợ gạo ăn hàng tháng, (3) Hỗ trợ tiền nhà ở hàng tháng trong trường hợp họcsinh phải tự túc nhà ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường

- Các nguồn lực thực hiện bao gồm: Ngân sách nhà nước (ngân sách Trungương, ngân sách tỉnh và ngân sách huyện); dự trữ quốc gia; huy động xã hội hóa

1.2 Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của ủy ban nhân dân cấp huyện

1.2.1 Khái niệm tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xã ĐBKK của UBND cấp huyện

Theo Nguyễn Thị Lệ Thúy và Bùi Thị Hồng Việt (2019) thì “sau khi chínhsách công được hoạch định, chính sách đó cần được thực thi trong cuộc sống Đây

Trang 36

là giai đoạn thứ 2 trong cả quy trình chính sách, nhằm biến chính sách thànhnhững hoạt động và kết quả trên thực tế, tổ chức thực hiện chính sách công làquá trình biến các chính sách thành những kết quả trên thực tế thông qua cáchoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước, nhằm hiện thực hóa các mục tiêu

mà chính sách đề ra”

Như vậy, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các xãĐBKK của UBND cấp huyện là quá trình UBND cấp huyện biến chính sách hỗ trợHSBT ở các xã ĐBKK thành những kết quả trên thực tế thông qua hoạt động có tổchức nhằm thực hiện những mục tiêu mà chính sách này đề ra Xét theo quy trình,

tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ HSBT ở các xã ĐBKK của UBND cấp huyện làquá trình UBND huyện chuẩn bị thực hiện chính sách, chỉ đạo thực hiện chính sách

và kiểm soát thực hiện chính sách

1.2.2 Mục tiêu tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các

xã đặc biệt khó khăn của ủy ban nhân dân cấp huyện

Mục tiêu tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ HSBT ở các xã ĐBKK là việcthực hiện đưa chính sách vào thực tiễn, nhằm hiện thực hóa được những mục tiêu

mà chính sách này đã đề ra, và nhắm phát huy cao nhất tính ưu việt của chính sáchtrong thực tiễn Mục tiêu tổ chức thực hiện chính sách được thực hiện thông qua cácyêu cầu, nhiệm vụ cơ bản như: truyền thông về chính sách; xây dựng bộ máy thựchiện; lập kế hoạch, thẩm định, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện theo từngkhâu quy trình của chính sách; xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng các quỹ; tổ chứcphối hợp hoạt động của các cơ quan, tổ chức có liên quan và tổ chức kiểm soát việcthực hiện chính sách; đánh giá, đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách nhằm giúpcho HSBT ở các xã ĐBKK có đủ điều kiện để đến trường học 2 buổi/ngày, nângcao tỷ lệ huy động học sinh đến lớp, góp phần duy trì và nâng cao chất lượng phổcập giáo dục tiểu học và THCS ở các xã ĐBKK của huyện

Các mục tiêu trên đã được đo lường thông qua các chỉ số sau: tỷ lệ học sinhtiểu học, THCS ở các xã ĐBKK được học 2 buổi/ngày; tỷ lệ trẻ 5 tuổi ở các xã đặc

Trang 37

biệt khó khăn vào học lớp 1; tỷ lệ học sinh ở các xã ĐBKK hoàn thành chương trìnhtiểu học vào học lớp 6; tỷ lệ học sinh tiểu học, THCS ở các xã ĐBKK bỏ học; tỷ lệtrẻ 11 tuổi ở các xã ĐBKK hoàn thành chương trình tiểu học; tỷ lệ trẻ 11-14 tuổi ởcác xã ĐBKK hoàn thành chương trình THCS; tỷ lệ thanh thiếu niên từ 15-18 tuổi ởcác xã ĐBKK có bằng tốt nghiệp THCS.

1.2.3 Quá trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú ở các

xã ĐBKK của UBND cấp huyện

1.2.3.1 Chuẩn bị thực hiện chính sách

a Xây dựng bộ máy tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú

Phòng giáo dục và đào tạo làm cơ quan chủ trì phối hợp với các cơ quanchuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện có liên quan và Ủy ban nhân dâncác xã, các đơn vị trường học có HSBT để triển khai thực thi chính sách Trọng tâm

là việc tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch, ban hành hệ thống các vănbản chỉ đạo triển khai; chủ trì phối hợp rà soát, xét duyệt các đối tượng thụ hưởng,hướng dẫn quy trình hỗ trợ chính sách cho đối tượng thụ hưởng Tổng hợp báo cáokết quả, tiến độ, hiệu quả chính sách theo yêu cầu của các cấp

Phòng tài chính kế hoạch tham mưu thẩm định, lập kế hoạch đề xuất cấp kinhphí; hướng dẫn thực hiện thanh quyết toán kinh phí thực hiện chính sách; phối hợpvới phòng giáo dục đào tạo kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và kịp thời tháo gỡ khókhăn đối với các vấn đề thuộc phạm vi quản lý

Phòng văn hóa - thông tin tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các hoạtđộng thông tin, tuyên truyền các nội dung chính sách: đối tượng, định mức, thờiđiểm, quy trình thực hiện, quyền, nghĩa vụ của các đối tượng thụ hưởng chính sách

Phòng y tế huyện tham mưu chỉ đạo về công tác chăm sóc sức khỏe học sinh,công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn tập thể, công tác y tếhọc đường; hướng dẫn lập các danh mục và việc mua thuốc, xây dựng tủ thuốctrong các trường học

Trang 38

UBND huyện thường thành lập Hội đồng xét duyệt chính sách hỗ trợ HSBTcủa từng xã ĐBKK trên địa bàn huyện: tiến hành nhiệm vụ rà soát địa bàn, khoảngcách, đối tượng, xét duyệt bước 1, lập được danh sách HSBT đủ điều kiện tiêuchuẩn hưởng chính sách theo từng xã ĐBKK Đồng thời, thành lập Hội đồng thẩmđịnh xét duyệt chế độ học sinh bán trú để thẩm định hồ sơ do Hội đồng xét duyệtchính sách hỗ trợ HSBT của từng xã và trình UBND huyện phê duyệt danh sách họcsinh được hưởng chính sách theo quy định.

b Lập kế hoạch thực hiện chính sách

Căn cứ vào quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế xã hội và ngân sách nhànước hằng năm của UBND huyện cho sự nghiệp giáo dục, Phòng giáo dục đào tạotham mưu lập kế hoạch tổ chức rà soát địa bàn, khoảng cách HSBT, thống kê sốlượng HSBT ở các xã ĐBKK trên địa bàn huyện; lập kế hoạch tập huấn triển khaichính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp thực hiện chỉ đạo và

tổ chức thực thi chính sách của các cơ quan, đơn vị, địa phương, các trường học cóHSBT; lập kế hoạch hỗ trợ gạo, hỗ trợ tiền ăn và hỗ trợ tiền nhà ở cho HSBT tại các

xã ĐBKK trên địa bàn huyện; lập kế hoạch kiểm tra việc tổ chức thực thi chínhsách UBND huyện chỉ đạo phòng văn hóa và thông tin lập kế hoạch truyền thông;phòng tài chính lập kế hoạch phân bổ nguồn kinh phí; Thanh tra huyện lập kế hoạchthanh tra việc tổ chức thực hiện chính sách hằng năm

c Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các lực lượng trực tiếp thực hiện chính sách

Hằng năm, căn cứ vào quyết định kiện toàn lực lượng thực hiện chính sáchcấp huyện, cấp xã, UBND huyện giao phòng giáo dục và đào tạo chủ trì tổ chức tậphuấn nghiệp vụ cho các lực lượng trực tiếp thực hiện chính sách, cụ thể:

- Về đối tượng tập huấn gồm: Cấp huyện gồm lãnh đạo, công chức phònggiáo dục, phòng tài chính và lãnh đạo, công chức một số phòng, ban có liên quan.Cấp xã gồm: lãnh đạo UBND cấp xã, công chức văn hóa, địa chính, công an, kếtoán, trưởng các bản và các thành phần khác có liên quan tại cơ sở của các xã

Trang 39

ĐBKK; hiệu trưởng, hiệu phó phụ trách công tác bán trú, kế toán, giáo viên chủnhiệm các trường tiểu học, THCS có HSBT các xã ĐBKK.

- Nội dung tập huấn: Mục đích, ý nghĩa, nội dung của chính sách hỗ trợ họcsinh bán trú; đối tượng, tiêu chuẩn, định mức hỗ trợ của chính sách; các quy định

về địa bàn, khoảng cách làm căn cứ đề nghị học sinh hưởng chính sách; quy trình

tổ chức điều tra, khảo sát và các bước lập phiếu, lập danh sách các đối tượng họcsinh; các ghi, nhập hệ thống các bảng biểu, phiếu điều tra; các yêu cầu về các loại

hồ sơ của học sinh cần có phục vụ cho việc xét duyệt, thẩm định đối tượng đượchưởng chính sách; các yêu cầu về trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể các xãđặc biệt khó khăn, các lực lượng thực thi chính sách, của người dân, của học sinh

và các trường học ở các xã đặc biệt khó khăn có học sinh bán trú được thụ hưởngchính sách; việc khiếu nại, giải quyết các kiến nghị của người dân về chính sách

1.2.3.2 Chỉ đạo thực hiện chính sách

a Truyền thông và tư vấn chính sách

- Đối tượng truyền thông: lực lượng trực tiếp thực thi chính sách tại cơ sở;các tầng lớp nhân dân và học sinh các xã ĐBKK trên địa bàn huyện

- Nội dung truyền thông: Mục đích, ý nghĩa, nội dung của chính sách; đốitượng, định mức hỗ trợ của chính sách; các quy định về địa bàn, khoảng cách làmcăn cứ đề nghị học sinh hưởng chính sách; Quy trình tổ chức điều tra, khảo sát vàcác bước lập phiếu, lập danh sách các đối tượng học sinh; Các yêu cầu về các loại

hồ sơ của học sinh cần có phục vụ cho việc xét duyệt đối tượng thụ hưởng; Tráchnhiệm của chính quyền, đoàn thể, các lực lượng thực thi chính sách, của người dân,của học sinh và của các trường PTDTBT ở các xã ĐBKK được hưởng chính sách…

- Hình thức truyền thông: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; hệloa thống truyền thanh cơ sở; thông qua thông tin lưu động; niêm yết các văn bảnchỉ đạo, hướng dẫn về chính sách tại cộng đồng khu dân cư; thông qua các buổi sinhhoạt chi bộ, họp thôn bản tại các xã ĐBKK của huyện

Trang 40

b Triển khai các kế hoạch thực hiện chính sách

UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị được phân công triển khai các kếhoạch đã lập ở giai đoạn chuẩn bị thực hiện chính sách, cụ thể là: Chỉ đạo UBNDcác xã ĐBKK tổ chức rà soát địa bàn, khoảng cách, thống kê số lượng học sinh đủđiều kiện hưởng chính sách bán trú ở các bản ĐBKK của xã mình Chỉ đạo phònggiáo dục phối hợp với phòng tài chính, các trường có HSBT triển khai kế hoạch hỗtrợ gạo, hỗ trợ tiền ăn và tiền nhà ở cho HSBT tại các xã ĐBKK UBND huyệnthành lập Hội đồng xét duyệt cấp xã để rà soát địa bàn, khoảng cách, lập danh sách,

hồ sơ các đối tượng đủ tiêu chuẩn, xét duyệt bước 01; thành lập Hội đồng thẩm địnhxét duyệt cấp huyện để thẩm định trình UBND huyện phê duyệt danh sách học sinhđược hưởng chính sách của các xã ĐBKK trên địa bàn huyện

c Vận hành các quỹ

Nguồn ngân sách Trung ương cấp được chi hỗ trợ tiền ăn cho HSBT ở các xãĐBKK Hằng năm, căn cứ vào quyết định phê duyệt sách học sinh được hưởngchính sách hỗ trợ cho HSBT của UBND huyện, phòng tài chính tham mưu lập kếhoạch dự toán và lập tờ trình, trình UBND tỉnh (qua Sở Tài chính) để đề nghị trungương cấp kinh phí từ đầu năm hành chính; trên cơ sở đó, UBND tỉnh giao dự toánngân sách cho các địa phương, căn cứ nghị quyết HĐND huyện, UBND huyện phân

bổ ngân sách cho các trường PTDTBT để thực hiện

Nguồn ngân sách tỉnh thường thực hiện hỗ trợ một phần tiền ăn trưa cho họcsinh các trường PTDTBT học 2 buổi/ngày nhưng không đủ điều kiện hưởng chínhsách theo Nghị định 116/2026/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ

Ngân sách huyện thường hỗ trợ cho một số nhiệm vụ phát sinh như: tổ chứctập huấn, hướng dẫn thực thi chính sách, hoạt động truyền thông, sơ kết, tổng kết

Ngoài ra, có thể huy động nguồn xã hội hóa

d Phối hợp hoạt động với các cơ quan có liên quan

UBND huyện phối hợp với Sở Giáo dục trong viên thẩm định đối tượng thụhưởng, xây dựng kế hoạch ngân sách, trình UBND tỉnh đề xuất Trung ương cấpkinh phí hỗ trợ tiền ăn và cấp gạo cho HSBT từ nguồn dự trữ quốc gia

Ngày đăng: 07/08/2022, 10:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2002), Giáo trình Khoa học quản lý II, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Khoa họcquản lý II
Tác giả: Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2002
11. Hoàng Mạnh Tưởng (2020) với Đề tài “Thực hiện chính sách giáo dục đối với dân tộc thiểu số ở tỉnh Ninh Thuận”, luận án tiến sĩ tại Học viện Khoa học xã hội, Số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện chính sách giáo dục đối vớidân tộc thiểu số ở tỉnh Ninh Thuận
21. Nguyễn Thị Lệ Thúy, Bùi Thị Hồng Việt (2012) - Giáo trình “Chính sách kinh tế - xã hội”, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chính sáchkinh tế - xã hội”, NXB Tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính
22. Nguyễn Thị Thu Hồng (2017) "Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập của chính quyền huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La", luận văn thạc sĩ của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất,tạo việc làm, tăng thu nhập của chính quyền huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
23. Phùng Thị Phong Lan (2016) với đề tài “Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc”, Luận án tiến sĩ của Học viện hành chính quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về giáo dục phổthông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc
31. Vũ Thị Hồng (2018) với đề tài “Chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục phổ thông đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số” (Nghiên cứu tại tỉnh Sơn La), luận Văn thạc sĩ của Trường Đại học kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục phổthông đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số
2. Báo cáo chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020 và lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 Khác
3. Báo cáo chính trị, Nghị quyết Đại hội đảng bộ Yên Bái lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020 và lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 Khác
4. Báo cáo của UBND huyện sơ kết việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú các năm 2018, 2019, 2020; Báo cáo tổng kết việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú giai đoạn 2016-2020 Khác
5. Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú của Hội đồng nhân dân các tỉnh: Yên Bái, Điện Biên, Giai Lai Khác
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Khác
8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương (2012), Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Khác
9. Đặng Hoàng Tùng (2019) với đề tài “Quản lý miễn, giảm học phí, hỗ trợ chị phí học tập cho học sinh của chính quyền huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, luận văn thạc sĩ của Trường Đại học kinh tế Quốc dân Khác
12. Hướng dẫn số 1062/UBND-TC ngày 19/7/2018 của UBND huyện về việc tiếp tục hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với học sinh trên địa bàn huyện Mù Cang Chải Khác
13. Hướng dẫn số 686/HDLN-SGD&ĐT-STC ngày 28/6/2019 Hướng dẫn liên sở của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính Yên Bái về việc hướng dẫn công tác tổ chức bán trú, quy trình tổ chức nấu ăn tập trung, một số nội dung giáo dục đặc thù trong trường PTDTBT, trường có học sinh bán trú trên địa bàn tỉnh Yên Bái Khác
14. Lò Văn Cương (2019) với đề tài” Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ hỗ trợ đồng bào dân tộc Cảng Mảng của chính quyền huyện Nậm Nhù, tỉnh Lai Châu”, luận văn Thạc sĩ của Trường Đại học kinh tế Quốc dân Khác
15. Nghị định số 116/NĐ-CP, ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn Khác
16. Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 20/01/2021 của Tỉnh ủy Yên Bái về một số nhiệm vụ, giai pháp nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2021-2025 Khác
17. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w