1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp tài chính để cổ phần hóa Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay

34 453 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 103,09 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Thị trường tài chính là thị trường dẫn vốn từ những người có vốn dư thừa tới người thiếu vốn qua các kênh trực tiếp (việc trao đổi vốn không qua trung gian) hoặc gián tiếp (việc tra

Trang 1

MỞ ĐẦU

Thị trường tài chính là thị trường dẫn vốn từ những người có vốn dư thừatới người thiếu vốn qua các kênh trực tiếp (việc trao đổi vốn không qua trunggian) hoặc gián tiếp (việc trao đổi vốn qua các tổ chức tài chính trung gian) Sựphát triển không ngừng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng cuả nền kinh tế càng làmcho kênh chuyển vốn qua các tổ chức tài chính trung gian ngày càng đóng vai tròquan trọng đặc biệt là hệ thống ngân hàng Ở nước ta hệ thống NHTMNN đã vàđang chi phối các hoạt động tài chính tiền tệ và có vị trí ảnh hưởng rất lớn tới thịtrường tài chính cũng như sức khoẻ của nền kinh tế Việt Nam Hơn hết trước yêucầu cấp thiết hội nhập và toàn cầu hoá đòi hỏi các NH VN phải có nhứng cảicách và thay đổi phù hợp Quá trình cổ phần hoá (CPH) NHTMNN là một trongnhững bước đi quan trọng góp phần phát huy vai trò nền tảng thúc đẩy nền kinhtế Các NHTMNN VN đang trong quá trình thực hiện các đề án CPH do đó nhấtthiết phải đưa ra giải pháp để thúc đẩy quá trình CPH NHTMNN đúng hướng,đúng tiến độ và đạt hiệu quả

Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài viết dưới đây em chỉđề cập đến giải pháp tài chính để CPH NHTMNN ở VN hiện nay.

Trang 2

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN

I CÁC KHÁI NIỆM

Để hiểu rõ về CPH NHTMNN trước hết ta phải hiểu thế nào là CPH.Về bản chất CPH là quá trình đa dạng hoá hình thức sở hữu, đưa các yếutố cạnh tranh làm động lực để phát triển hướng kinh doanh

CPH về cơ bản là quá trình mà ở đó không xoá bỏ hoặc tạo ra tài sảnnhưng được phân bổ lại theo cách thức mới và tạo tiềm năng phát triển mạnh mẽhơn.

Xét về hình thức CPH DNNN thì CPH là việc nhà nước bán một hoặc toànbộ giá trị cổ phần của mình trong xí nghiệp cho các đối tượng, tổ chức hoặc cánhân trong và ngoài nước hoặc cho cán bộ quản lý cán bộ công nhân viên chứcbằng đấu giá công khai hay thông qua thị trường chứng khoán để thành lập côngty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Xét về thực chất CPH là phương thức thực hiện xã hội hoá sở hữu, chuyểnhình thái kinh doanh một chủ với sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp thànhcông ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu để tạo ra mô hình doanh nghiệp phù hợpvới nền kinh tế thị trường và đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh hiện đại.

II MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CPH DNNN, CPH NHTMNN:1 CPH DNNN ở Việt Nam

CPH doanh nghiệp là con đẻ của nền kinh tế thị trường và đã được hầu hếtcác nước trên thế giới áp dụng, đem lại nhiều thành công lớn trong quá trình xâydựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần CPH DNNN là lối ra phù hợpvới khu vực kinh tế nhà nước, nhất là trong điều kiện VN thiếu vốn, nợ nhiều,quản lý còn yếu kém, công nghệ lạc hậu…

Trang 3

Chủ trương CPH DNNN được đặt ra khi đất nước ta bước vào thời kì đổimới theo Quyết định số 143/HĐBT ngày 15/10/1990 và thực hiện thí điểm từnăm 1992 theo Quyết định số 202/HĐBT ngày 8/6/1992 của Hội đồng Bộtrưởng

Qua cổ phần, DN được cơ cấu theo hướng tập trung quy mô lớn, hướngvào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế; quy mô vốn của DNNNđược tăng lên đáng kể năm 2001, vốn bình quân của DNNN khoảng 24 tỷ đồng,nay tăng lên đến 63,6 tỷ đồng Tài chính DN được lành mạnh hoá thông qua việccơ cấu lại các khoản nợ; xử lý tài sản là vật tư, hàng hoá ứ đọng, tồn kho, máymóc thiết bị cũ…

Qua thực tế hoạt động hơn 1 năm của 850 DN hoàn thành cổ phần chothấy, vốn điều lệ bình quân tăng 44%, doanh thu tăng 23,6%, lợi nhuận thực hiệntăng 139,76%, nộp ngân sách tăng 24,9%, thu nhập người lao động tăng 12%, sốlao động không những không giảm mà bình quân tăng 6,6%, đặc biệt cổ tức bìnhquân đạt 17,11%, trong đó 71,4% số DN có cổ tức cao hơn lãi tiền gửi ngânhàng.

Năm 2004, số DNNN còn lại là 4300, trong đó phải tiến hành đa dạng hoáhoặc CPH khoảng 2400 doanh nghiệp Tính đến nay qua 15 năm thực hiện CPHDNNN, tổng giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại các DNNN đã CPH mới đạtxấp xỉ 15% tổng vốn nhà nước có được đến cuối năm 2005 Số DN tiếp tục duytrì 100% vốn nhà nước cho đến năm 2005 còn lại khoảng 1.200 DN Toàn bộ cácDN không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn (khoảng 1.460 DN) sẽ đượcsắp xếp theo hình thức CPH; trường hợp không cổ phần hoá thì chuyển sang lựachọn các hình thức như giao, bán, giải thể, phá sản DN

Trang 4

Xuất phát từ thực trạng này, Chính phủ đã chỉ đạo cần đẩy mạnh hơn nữaquá trình sắp xếp, CPH DNNN Thể chế hoá các Nghị quyết Trung ương về đẩynhanh, đẩy mạnh CPH DNNN, một loạt biện pháp đã được đề ra nhằm thực hiệnbằng được mục tiêu hoàn thành sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2006 – 2010,một giải pháp quyết liệt nhằm đẩy mạnh quá trình này là mở rộng (đối tượng)CPH, đây cũng chính là cơ sở của quá trình tăng tốc CPH DNNN

2.CPH NHTMNN:

CPH NHTMNN về thực chất là quá trình chuyển đổi các NHTMNN cómột chủ sở hữu là Nhà nước, thành các NHTM có nhiều chủ sở hưu với nhiều cổđông khác nhau tính đến nửa đầu năm 2004,tổng giá trị tài sảncủa cácNHTMNN chiếm tới hơn 73.80% tổng giá trị tài sản thể hiện trên cân đối kếtoán của các tổ chức tín dụng

Ngân hàng là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm và luôn làngành kinh tế then chốt của bất kì một quốc gia nào với xu thế hội nhập tất yếunhư hiện nay, các ngân hàng phải không ngừng nỗ lực để giành thế chủ độngtrên thị trường nội địa, sẵn sàng tiến bước ra thị trường quốc tế NHTMNN có thịphần hoạt động chiếm trên 70% trên toàn quốc vì vậy các NHTMNN phải tiếnnhững bước vững chắc trước tiên để đưa cả hệ thống ngân hàng tiến bước trongđiều kiện mới Việc cổ phần hoá NHTMNN lá cần thiết

Hiện tại các ngân hàng thương mại nhà nước bao gồm: NH nông nghiệpvà phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), NH công thương Việt Nam (ICB),NH ngoại thương Việt Nam( VCB), NH đầu tư và phát triển (BIDV), NH pháttriển nhà Đồng bằng sông Cửu Long( MHB)

Những năm trước đây các NHTMNN đóng vai trò chủ đạo trên cácphương diện ngân hàng- tài chính: như thị phần huy động và cho vay, tài sản có.

Trang 5

Từ năm 2000, các tỉ lệ này giảm đi không ít, tuy nhiên đến nay dư nợ cho vaycủa các NHTMNN vẫn chiếm trên 70% trên tổng dư nợ cho nền kinh tế Về huyđộng vốn của các NHTMNN cũng chiếm trên 70% tổng nguồn vốn huy động củacác tổ chức tín dụng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam Các NHTMNN hiện naycó rất nhiều chi nhánh từ tỉnh, thành phố, huyện, liên xã Đó là lực lượng tàichính chủ đạo trong cung cấp tín dụng và dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.Nhìn chung NHTMNN ở Việt Nam đang đống vai trò chủ chốt trên thị trườngngân hàng song tình hình tài chính của các NHTMNN còn hạn chế, mức độ rủiro cao, năng lực cạnh tranh thấp Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốctế như hiện nay: gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), khu vực mậu dịchtự do ASEAN (AFTA) và hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kì đã và đangtạo ra nhiều sức ép cho hệ thống NHTMNN Đó là những thách thức: phải gianhập vào “ sân chơi” cạnh tranh khốc liệt và công bằng với các ngân hàng nướcngoài có ưu thế về vốn, kinh nghiệm quản lí, công nghệ tiên tiến nhất

Đồng thời cũng mở ra những cơ hội phát triển cụ thể là:

- Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng tạo điều kiện cho các ngân hàngnhanh chóng tiếp cận với các kiến thức và kinh nghiệm quản lí từ các nước tiêntiến trên thế giới, tận dụng được nguồn vốn, công nghệ hiện đại của nước ngoài.Áp dụng các chuẩn mực quốc tế làm cho hệ thống ngân hàng minh bạch, hoạtđộng có hiệu quả và an toàn hơn.

- Cạnh tranh là động lực để các ngân hàng nâng cao chất lượng hoạt động,mở rộng phạm vi, tăng cường khả năngthanh toán cùng với việc đa dạng hoá sảnphẩm dịch vụ ngân hàng

Do vậy, yêu cầu đối với các NHTMNN hiện nay là phải nâng cao năng lựccạnh tranh, nâng cao nội lực Cổ phần hoá được coi là giảI pháp giúp đẩy nhanhmục tiêu trên, là một bước đi đầu đảm bảo vừa tăng vốn để đạt chuẩn mực quốc

Trang 6

tế vừa tạo dựng cơ chế quản lí kinh doanh ngân hàng hiện đại phù hợp với xu thếcủa thời đại Sự lớn mạnh của các NHTMNN sau cổ phần hoá góp phần quantrọng vào việc xây dựng một hệ thống tài chính vững mạnh, nhà nước cũng sẽđảm bảo được quyền kiểm soát hay chi phối đến hoạt động của các ngân hàngvới một tỉ lệ cổ phần nhất định

III SỰ CẦN THIẾT PHẢI CPH NHTMNN VN HIỆN NAY:1 Điều kiện hiện nay của các NHTMNN VN:

Việt Nam đã và đang đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thếgiới với việc tích cực thực thi các cam kết về Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN(AFTA), Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và đàm phán gia nhập Tổ chức Thư-ơng mại thế giới (WTO) Để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tếvà tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập thì một trong những yếu tố có ýnghĩa quyết định là nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệpvà của hàng hoá, dịch vụ.

Nhận thức được tính cấp thiết và tầm quan trọng trong việc nâng cao sứccạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp, hàng hoá và dịch vụ, Chính phủ đãcó nhiều chủ trương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và chủ động hội nhập,trong đó: sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệpNhà nước, đẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa (CPH) và mở rộng diện các doanhnghiệp Việt Nam cần CPH, kể cả một số doanh nghiệp lớn, trong đó có các ngânhàng thương mại nhà nước (NHTMNN).

Ngân hàng là ngành kinh tế huyết mạch của đất nước, ảnh hưởng đến toànbộ hoạt động của nền kinh tế, với tính chất hoạt động tương đối đặc thù Vốn tựcó của ngân hàng, ngoài chức năng thông thường, còn được coi là tài sản cầm cốbắt buộc để huy động vốn từ công chúng Và muốn huy động được nhiều vốn từcông chúng một cách an toàn cho nền kinh tế, thì càng cần phải có nhiều vốn

Trang 7

cầm cố Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, song song với tiến trình hội nhậpquốc tế, trớc môi trường hoạt động ngày càng cạnh tranh quyết liệt, cácNHTMNN Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn lớn trong quá trìnhtái cơ cấu hoạt động: Đó là, so với tiêu chuẩn quốc tế, quy mô vốn tự có của cácNHTMNN Việt Nam còn thấp, hệ số an toàn vốn CAR (tính bằng tỷ lệ vốn tự có/ tổng tích sản điều chỉnh theo hệ số rủi ro) so với chuẩn mực quốc tế là 8% thìcòn cách xa, theo thống kê gần đây, tỷ lệ an toàn vốn của các NHTMNN hiện chỉđạt khoảng 4% (trong khi đó, tỷ lệ này ở hầu hết các ngân hàng thương mại cổphần đã đạt 8%) Hơn nữa, các ngân hàng của ta đang có nhu cầu cấp thiết làphải duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng hợp lý để phục vụ tăng trưởng nền kinhtế, và với tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân như hiện nay, đến cuối năm2005, tỷ lệ an toàn vốn của các NHTMNN chỉ đạt khoảng 3%, đến cuối 2010, tỷlệ này chỉ còn xấp xỉ 1% Để đảm bảo yêu cầu an toàn vốn theo chuẩn mựcquốc tế, hằng năm ngân sách nhà nước phải cấp bổ sung vốn tự có cho cácNHTMNN hàng chục nghìn tỷ đồng Đây là điều rất khó thực hiện được và cũngkhông mang lại hiệu quả kinh tế thực Về phương diện quản trị điều hành, tuyđã được tăng cường một bước, song vai trò của quản trị điều hành vẫn chưa tạora động lực mạnh thật sự Phương thức quản lý còn nhiều bất cập, phân phối thunhập cha gắn với hiệu quả lao động; chế độ khen thưởng, động viên lao động cònbị hạn chế bởi các ràng buộc theo quy định của Nhà nước Vì vậy, lợi ích vàtrách nhiệm của các bên liên quan: Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động ch-ưa được phân định rõ ràng, chưa tạo dựng đựơc mối liên kết để cùng tồn tại vàphát triển.

Chúng ta đã biết, Việt Nam vừa vượt qua vòng đàm phán thứ 8 để gianhập WTO vào năm 2005 Một trong những yêu cầu của WTO đối với Việt Namlà cần đẩy mạnh, đẩy nhanh hơn nữa những cải cách trong lĩnh vực tài chính,

Trang 8

ngân hàng Đây là một thách thức, nhưng đồng thời cũng là một động lực thúcđẩy chương trình tái cơ cấu lại các NHTM Quá trình CPH cũng nằm trong nỗlực nhằm tăng cường sự lành mạnh trong hoạt động ngân hàng.

2.CPH NHTMNN tạo điều kiện phát huy vai trò của thị trường tàichính

2.1.CPH NHTMNN kích thích tăng nguồn vốn tiết kiệm tài trợ cho nhucầu mở rộng đầu tư, nhu cầu tăng trưởng nền kinh tế

CPH NHTMNN về thực chất là quá trình chuyển đổi các NHTMNN cómột chủ sở hữu là Nhà nước, thành các NHTM có nhiều chủ sở hữu với nhiều cổđông khác nhau tính đến nửa đầu năm 2004,tổng giá trị tài sảncủa cácNHTMNN chiếm tới hơn 73.80% tổng giá trị tài sản thể hiện trên cân đối kếtoán của các tổ chức tín dụng Rõ ràng, với tiềm lực tài chính và uy tín của mình,khi thực hiện CPH NHTMNN rất có lợi thế trong việc thu hút vốn từ các chủ thểkhác nhau của nền kinh tế trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu về vốn của nềnkinh tế Trong vài năm trở lại đây, nhu cầu về vốn của nền kinh tế ngày càng lớn,trên thực tế , nhiều chương trình , dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia thuộc nhiềulĩnh vực, các công trình trọng tâm đã và đang được tài trợ với vốn đầu tư chủ yếulà từ các NHTMNN (các chương trình phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tếmiền núi Tây nguyên, phát triển đồng bằng sông Cửu Long của Ngân hàng Đầutư và Phát triển VN) Từ thực tế đó, việc CPH các NHTMNN trong thời gian tớisẽ giúp thị trường tài chính VN có một kênh huy động vốn rất hiệu quả, đáp ứngđầy đủ và kịp thời hơn nhu cầu về vốn của các chủ thể kinh tế khác nhau, gópphần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của nền kinh tế.

2.2 CPH NHTMNN kích thích sự linh hoạt và đem đén thị trường tài

Trang 9

chính VN một môi trường hoàn hảo hơn, nâng cao hiệu quả trong việc thựchiện chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN.

Một đặc điểm quan trọng của TTTC, đó là đóng vai trò như một môItrường cho việc thực thi chính sách tiền tệ của NHNN Việc CPH NHTMNN tấtyếu sẽ dẫn đến sự gia tăng lượng giao dịch của các chứng khoán vốn (các cổphiếu thường, cổ phiếu ưu đãI) và các chứng khoán nợ (tín phiếu, tráI phiếu,chứng chỉ tiền gửi), cũng như đa dạng hoá các chủ thể tham gia, đây là yếu tốquan trọng nâng cao tính thanh khoản của hàng hoá trên thị trường thứ cấp Đếnlượt nó, thị trường thứ cấp phát triển sẽ có những tác động tích cực đến hoạtđộng của thị trường sơ cấp – là tiền đề quan trọng đem lại hiệu quả của chínhsách tiền tệ, mà tiêu biểu là nghiệp vụ thị trường mở của NHNN Kể từ khi đượcđưa vào hoạt động ở VN đến nay, nghiệp vụ thị trường mở đã ngày một pháttriển về quy mô, tổ chức và chất lượng hoạt động Tổng doanh số giao dịch năm2004 tăng gấp 3 lần năm 2003 và bằng khoảng 16 lần so với năm 2001, khốilượng giao dịch từng phiên cũng tăng bình quân 82 tỉ đồng/phiên năm 2000 lên725 tỷ đồng/phiên tính đến giữa năm 2005 Trong số các thành viên của thịtrường mở (27 tổ chức tín dụng được công nhận là thành viên) thì các thành viêntham gia thường xuyên luôn là các NHTMNN với tỷ trọng giao dịch lớn Trongthời gian tới, khi tiến trình CPH NHTMNN được xúc tiến mạnh mẽ, thì hoạtđộng của các NHTMNN trên các thị trường sơ cấp và thứ cấp sẽ ngày càng sôIđộng Đây là môI trường thuận lợi để NHNN thực hiện chính sách tiền tệ tíchcực đến nền kinh tế.

2.3 CPH hệ thống NHTMNN tạo nên mối quan hệ chặt chẽ giữa chỉ số

chứng khoán và tình trạng “sức khoẻ” của nền kinh tế.

Ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển, nơI mà TTTC đạt đến sự hoànhảo, mỗi một biến động dù là nhỏ về chỉ số chứng khoán (thực chất được xác

Trang 10

định trên cơ sở giá cổ phiếu) đều phản ánh được thực trạng của nền kinh tế,thông qua chỉ số chứng khoán có thể biết được nền kinh tế đang trên đà tăngtrưởng hay trong xu hướng suy thoái Điều này rất quan trọng vì nó giúp cho cácchủ thể tham gia vào thị trường (người đI vay, người cho vay) điều chỉnh hành vitheo hướng có lợi cho mình Đối với nhà đầu tư, nếu chỉ số chứng khoán biếnđộng theo hướng không có lợi thì lợi tức dự tính trong tương lai về chứng khoáncủa tổ chức phát hành sẽ giảm và nhà đầu tư sẽ chuyển hướng đầu tư sang nhữngloại chứng khoán hoặc những công cụ đầu tư của các chủ thể khác có lợi hơn chomình, còn đối với nhà phát hành – người đi vay sẽ đưa ra các giải pháp cải tiệntình hình kinh doanh để có thể thay đổi chỉ số chứng khoán theo chiều hướng tốthơn nhằm thu hút các nhà đầu tư Điều này sẽ có những tác động tích cực tới nềnkinh tế Tuy nhiên, mối quan hệ này chỉ có được khi TTTC hội tụ đủ một số điềukiện : các chủ thể tham gia vào thị trường, đặc biệt là các tổ chức phát hànhchứng khoán phảI có tiềm lực đủ mạnh; hàng hoá trên TTTC có tính lỏng cao, cóthể dễ dàng chuyển hoá thành tiền

IV NỘI DUNG CPH NHTMNN

1.Một số quan điểm để tiến hành CPH NHTMNN:

CPH NHTMNN là một nhu cầu cần thiết và thực tế, một xu hướng tất yếukhi mà định hướng chung của kinh tế nước ta là hội nhập với kinh tế quốc tế.Tuy nhiên, cần nắm được một số quan điểm sau để tiến hành CPH có hiệu quả:

Một là, CPH các NHTMNN phải nằm trong kế hoạch tổng thể cơ cấu lạivà phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam Một trong những trọng tâm của nó làviệc nâng vốn của các NHTMNN lên càng sớm càng tốt, để khi tiến hành CPHxong thì tỷ lệ an toàn vốn phải đạt chuẩn mực quốc tế Phấn đấu trong thời giantới, các NHTMNN Việt Nam có thể đạt mức trung bình tiên tiến của khu vực Vàviệc CPH thực chất là một giải pháp để có thể đạt được mục tiêu này.

Trang 11

Hai là, CPH các NHTMNN cần tiến hành từng bước thận trọng Do tínhchất tương đối đặc thù, ngân hàng vốn đợc coi là một ngành nhạy cảm, hoạtđộng ngân hàng có ảnh hưởng rất to lớn đến hầu hết các ngành khác trong nềnkinh tế Do đó, CPH các NHTMNN cần hết sức thận trọng để đảm bảo độ antoàn và bền vững của không những hệ thống ngân hàng mà còn của toàn bộ nềnkinh tế.

Ba là, CPH các NHTMNN phải gắn liền với việc nâng cao năng lực điềuhành, quản trị, ứng dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại, tạo ra các sản phẩmngân hàng mới, có sức cạnh tranh cao Việc CPH cho phép tăng thêm năng lựccạnh tranh của các NHTMNN, thúc đẩy hiện đại hoá, nâng cao năng lực quản trịđiều hành và trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên ngân hàng, thu hút nhântài trong và ngoài nước vào làm việc Chắc chắn nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽtìm kiếm cơ hội mua cổ phần một số NHTMNN của Việt Nam Theo đó, họ sẽchuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ năng quản trị điều hành tiên tiến, kiểm toánchặt chẽ theo chuẩn mực quốc tế Bên cạnh đó, tăng thành phần sở hữu kháctrong các NHTMNN cũng góp phần làm minh bạch hơn hoạt động, nhất là việccấp tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm chi phí trong chính cácNHTM được CPH.

Bốn là, CPH các NHTMNN phải gắn liền với quá trình xử lý các yếu kémtồn tại, lành mạnh hoá tài chính, giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn Vừa qua, Hộiđồng Tài chính - Tiền tệ của Chính phủ đã góp ý thông qua đề án tăng thêm vốncho các NHTM Theo đó, giải pháp để tăng thêm vốn cho các NHTM sẽ baogồm cả việc cho phép CPH một phần vốn của các doanh nghiệp nhà nước dướihình thức bán trái phiếu chuyển đổi cho ngân hàng để tăng vốn điều lệ Việt Namđược đánh giá là một trong những nước thực hiện tốt chính sách tỷ giá và kiểmsoát lạm phát, nhưng việc cải cách ngân hàng còn chậm Yêu cầu đặt ra là cần

Trang 12

phải khắc phục triệt để trong năm 2004 Ngoài ra, trong quá trình tái cơ cấuNHTM, vấn đề phát triển bền vững tài chính được Nhà nước, Ngân hàng Nhànước và NHTM đặc biệt quan tâm qua các biện pháp tăng vốn điều lệ, sáp nhậpcác NHTM cổ phần, xử lý nợ tồn đọng và ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, cải thiệnhệ thống kế toán phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế Tuy nhiên, so với yêu cầu cạnhtranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian tới thì vẫn cha được nhưmong muốn Năng lực tài chính của nhiều NHTM còn yếu, nợ quá hạn cao vàtiềm ẩn nhiều rủi ro Các tỷ lệ về chi phí nghiệp vụ và khả năng sinh lời của cácNHTM đều thua kém ngân hàng trong khu vực Nếu tính cả nợ khoanh và nợkhó đòi thì hoạt động của nhiều ngân hàng đang ở tình trạng thua lỗ, thu nhậpthuần tuý thấp, khả năng thiết lập các quỹ dự trữ bị hạn chế và khả năng thanhtoán rất nhỏ CPH các NHTMNN phải giải quyết, khắc phục được các yếu kémđó.

Năm là, CPH các NHTMNN phải được tiến hành theo hướng công khai,minh bạch theo hướng đa sở hữu trong đó Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.Tránh hiện tượng CPH khép kín Hơn nữa, CPH NHTMNN không phải là bántài sản hiện tại của Nhà nước cho khu vực tư nhân, mà là giữ nguyên tài sản củaNhà nước với mức tăng hằng năm do tái đầu tư bình thường, đồng thời huy độngthêm vốn mới từ công chúng, nhằm nâng cao tiềm lực tài chính và quy mô hoạtđộng của các NHTMNN Ngoài việc đảm bảo an toàn hoạt động cho cả hệ thốngngân hàng, cơ sở vốn bền vững còn là điều kiện cần thiết và là cơ hội để hiện đạihoá công nghệ và quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện vai trò, vị thếvà uy tín quốc tế của hệ thống tài chính, ngân hàng Việt Nam, đồng thời có thểhỗ trợ đắc lực cho phát triển thị trường chứng khoán của nước ta.

Thực tế, CPH NHTMNN là rất cần thiết, đúng đắn, song phải đi vào thựcchất Cần tránh hiện tượng mang danh là CPH, nhưung thực chất vốn của Nhà

Trang 13

nước lại được điều chuyển từ doanh nghiệp thành viên này sang doanh nghiệpthành viên khác, hoặc số cổ phiếu bán đến người lao động rất ít Cuối cùng mụctiêu của CPH là bổ sung thêm nguồn vốn tự có, người lao động khi bỏ vốn vàongân hàng họ phải đợc giám sát mọi hoạt động, được thấy đồng vốn của họ sinhsôi nảy nở ra sao? Tránh tình trạng “bình mới rượu cũ”.

Sáu là, mô hình quản lý sau CPH: Mô hình quản lý ở đây bao hàm cả môhình tổ chức và phương thức quản lý Cần phải có sự thay đổi mô hình tổ chứckhi tiến hành CPH để quản trị tốt hơn Một điều đáng chú ý là khi tiến hành ch-ương trình CPH phải tính tới vai trò, mô hình của Hội đồng quản trị bởi khi đó,Hội đồng quản trị bao gồm các cổ đông khác nữa chứ không chỉ đơn thuần là đạidiện cổ đông Nhà nước thôi Từ đó, cần đặt ra quy chế quản lý theo phương thứcmới dưới hình thức là một doanh nghiệp cổ phần.

Thứ hai, đảm bảo năng lực hoạt động của bản thân ngân hàng (tỷ lệ antoàn vốn tự có), lành mạnh hoá tài chính các NHTM và cả hệ thống ngân hàng.Giải pháp CPH NHTMNN trước hết sẽ cho phép huy động một khối lượng vốnrất lớn trong và ngoài nước để tăng vốn điều lệ của các ngân hàng này, đảm bảotỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% theo thông lệ quốc tế trong khi việc trông chờcấp bổ sung vốn từ ngân sách nhà nước đang hết sức khó khăn Điều đó cũng cónghĩa là giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, không những thế còn tạo điềukiện tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Trang 14

Thứ ba, thúc đẩy quá trình đổi mới, sắp xếp các DNNN gắn với xử lý dứtđiểm các khoản nợ tồn đọng.

Thứ tư, thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn và thị trờng các dịch vụtài chính Thị trường vốn, mà trực tiếp là thị trường chứng khoán Việt Nam chắcchắn sẽ phát triển lên một bước mới, với hàng chục loại cổ phiếu, giá trị hàngchục nghìn tỷ động của cả các NHTM cổ phần và cả các NHTMNN được giaodịch và niêm yết Chiều hướng này sẽ gia tăng sự sôi động khi có các công tybảo hiểm, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính cũng đợc niêm yết và giaodịch cổ phiếu Niêm yết cổ phiếu của các NHTM cổ phần và CPH một bộ phậnNHTMNN sẽ được coi là cuộc cách mạng lần thứ hai trong quá trình tiếp tục đổimới hoạt động ngân hàng ở Việt Nam, được thực hiện sau một thời gian chấnchỉnh và củng cố sắp xếp lại mỗi khối ngân hàng này Nền kinh tế phát triểnnhanh theo cơ chế thị trường, thì yêu cầu xây dựng hệ thống trung gian tài chínhvững mạnh là tất yếu khách quan.

Thứ năm, đảm bảo tính đúng, tính đủ giá trị các tài sản của NHTMNN,chú ý các tài sản cố định đặc biệt và tài sản cố định vô hình Một NHTMNN vớiquy mô tích sản hàng tỷ USD, khi CPH sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xácđịnh giá trị ngân hàng Bởi vì giá trị này bao gồm cả quy mô và chất lượng tàisản, thương hiệu ngân hàng, lợi thế cạnh tranh và vị thế thị trường… Về mặt kỹthuật, việc định giá tài sản nhìn chung là một công đoạn khá phức tạp Về lýthuyết, việc định giá cổ phiếu phát hành phải dựa vào chỉ số lợi nhuận trên vốn(ROE) để từ đó nhà đầu tư mới có thể định hình được mức lợi tức khi họ đầu tưvào trên cơ sở so sánh với các loại cổ phiếu, các loại hình đầu tư khác đồng thờiphải xác định giá trị thương hiệu của ngân hàng Giá trị đó rất lớn và mang tínhchất định tính Tất cả các giá trị này đều rất khó xác định chính xác, bởi hiệnnay, các định chế tài chính trong nước còn thiếu kỹ năng, kinh nghiệm trong việc

Trang 15

xác định giá trị doanh nghiệp Công việc định giá các NHTM để thực hiện CPHphải rất cần nhiều ý kiến chuyên gia của các Bộ, ban ngành, nhất thiết phải thuêcác định chế tài chính quốc tế có uy tín thực hiện, tư vấn cả trước, trong và sauCPH Việc này tuy khó, nhưng vẫn có thể làm tốt được Vấn đề là phải chuẩn bịthật kỹ.

Thứ sáu, nghiên cứu đảm bảo tỷ lệ nắm giữ cổ phần hợp lý đối với các tổchức và cá nhân ngoài Nhà nước Ngân hàng vốn được coi là một ngành nhạycảm, một ngành then chốt liên quan đến an ninh quốc gia, nên bắt buộc Nhà nư-ớc phải nắm quyền kiểm soát Nên chăng để Nhà nước chi phối trong khoảng từ51 - 75% cổ phần, còn lại để các tổ chức và cá nhân ngoài Nhà nước nắm giữ Lẽđương nhiên, Nhà nớc phải kiểm soát ngành ngân hàng nhng không phải làkhống chế các hoạt động trao đổi hằng ngày của các ngân hàng Thay vì thế,Chính phủ nên có hệ thống hỗ trợ giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn Mộtví dụ là các ngân hàng ở Hồng Kông, qua số liệu nghiên cứu thì ở đây không cómột ngân hàng Nhà nước nào, nhưng lại là nơi có những ngân hàng hoạt độnghiệu quả nhất trên thế giới Do đó, vai trò của Nhà nớc là quản lý vốn và nợ,cũng nh tình hình hoạt động chung của các ngân hàng Nếu Nhà nước can thiệpquá nhiều thì sẽ rất khó khăn trong việc đánh giá ngân hàng hoạt động có hiệuquả hay không, liệu có “nợ xấu” hay “nợ khó đòi” không Trường hợp có nợ xấuhay nợ khó đòi chính là lúc cần đến sự can thiệp của Nhà nước, Nhà nước sẽ giảiquyết nợ đó bằng những chính sách tài khoá thích hợp Trở lại với việc nắm giữcổ phần của các cá nhân, tổ chức ngoài Nhà nước, trước hết, cổ phiếu phải sớmđược niêm yết, chỉ nên bán một phần nhất định cho cán bộ công nhân viên củabản thân NHTM được CPH, như thế mới có thể thay đổi được một cách căn bảnmô hình cũng như phương thức quản lý Trong thời gian tới, nên nghiên cứu vàtính tới việc niêm yết cổ phiếu của các NHTM Việt Nam trên thị trường chứng

Trang 16

khoán nước ngoài, chứ không chỉ đơn thuần là thị trường chứng khoán trong ước.

n-3 CPH NHTMNN hiện nay như thế nào?

Muốn có thể CPH NH thì việc đầu tiên cực kì quan trọng là xác định tàisản thực có của các NH, bao gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình (giá trịthương hiệu,uy tín của NH,truyền thống kinh doanh ) Để làm được điều này thìbản thân một mình không thể đảm đương nổi (cũng không khách quan), mà phảikết hợp với các cơ quan chuyên môn có chức năng thẩm định giá trị, đặc biệt làtừ các tổ chức kiểm toán quốc tế có uy tín, có như vậy thì giá trị của mỗi cổphiếu của các NH phát ra mới phản ánh đúng giá nội tại của bản thân nó

Ở VN hệ thống NHTMNN đóng vai trò quan trọng trong trên tổng số dưtiền gửi của toàn hệ thống NHTM, chính vì vậy khi thực hiện CPH, hệ thốngNHTMNN sẽ tạo môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong vàngoài nước với tiền đề này, hy vọng rằng trong thời gian tới chỉ số giá cổ phiếucủa các NHTMNN sẽ góp phần đích thực vào chỉ số chứng khoán chung, như“hàn thử biểu” của nền kinh tế.

Đối với việc CPH NHTMNN VN, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết địnhvề việc thí điểm CPH Vietcombank trong năm 2006 và mới đây Thống đốcNHNN đã quyết định cho phép Vietcombank phát hành trái phiếu tăng vốn bằngVNĐ, với tổng mệnh giá là 1.200 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ trái phiếu này cóthời hạn là 7 năm, người mua được quyền sử dụng 100% giá trị trái phiếu đểmua cổ phiếu của Vietcombank khi tiến hành CPH.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã có quyết định CPH NH Phát triển nhà đồngbằng sông Cửu Long tiến trình CPH này cũng đang có những thuận lợi côngviệc kiểm toán, xác định giá trị doanh nghiệp đã được quyết định thực hiện đượcbằng việc thuê một công ty nước ngoài và đang tiến hành những bước cơ bản.

Trang 17

theo dự kiến NH này cũng sẽ bán cổ phần theo hướng chọn một cổ đông chiếnlược là NH nước ngoài…

Khi CPH hệ thống NHTMNN được triển khai hiệu quả, không những cácmục tiêu chương trình CPH được thực hiện tót, mà TTCK nói riêng và TTTC ởVN nói chung cũng có điều kiện để phát triển một cách vững chắc và phát huyđược vai trò của mình.nền kinh tế và vẫn chiếm được lòng tin của đại bộ phậndân chúng, thể hiện trên số dư tiền gửi vượt trội

CPH NHTMNN cũng mang nội dung cơ bản trên, tuy nhiên NHTMNNmang trong mình những đặc thù riêng biệt và có vai trò là “bà đỡ” của nền kinhtế nên việc CPH này cũng có nhiều điểm khác biệt Việc thực hiện các đề ánchuyển quyền sở hữu duy nhất của nhà nước thành đa chủ sở hữu nhất thiết cầnphải thực hiện theo lộ trình cụ thể, không thể làm ồ ạt mà thực hiện từng bước.

Theo đó, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Nhàđồng bằng sông Cửu Long cần khẩn trương thực hiện các công việc mà Thủtướng Chính phủ đã quyết định để hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2007.

Ngày đăng: 29/11/2012, 10:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w