0
Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Giải pháp về tài chính nội lực của các NHTMNN VN:

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ CỔ PHẦN HÓA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 25 -30 )

2.1.Giải pháp tài chính CPH DNNN ở Trung Quốc:

Để tìm ra giải pháp CPH NHTMNN Việt Nam chúng ta tham khảo quá trình Cổ phần hoá DNNN ở Trung Quốc:

Tiến trình cổ phần hoá DNNN ở Trung Quốc được khởi xướng từ 1985và nó được quy định bằng văn kiện ban hành tháng 12/1986, Quốc vụ viện đã cho phép “ các địa phương có thể chọn ra một vài doanh nghiệp lớn và vừa có điều kiện, thuộc chế độ sở hữu toàn dân để thực hiện thí điểm cổ phần hoá”. Thực tế, DNcổ phần hoá đầu tiên được ra đời vào năm 1984: công ty cổ phần hữu hạn bách hoá Thiên Kiều (Bắc Kinh). Đến nay tiến trình cổ phần hoá DNNN của Trung Quốc đang ở giai cuối cùng, chỉ còn giữ lại một số doanh nghiệp đặc biệt không thể cổ phần hoá vì mục đích an toàn quốc gia

Xác định và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến sự vận hành của doanh nghiệp như “luật phá sản doanh nghiệp”, luật DN công nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân”, các nguyên tắc tài chính của doanh nghiệp “ luật công ty”, “điều lệ tạm thời về quản lí phát hành và giao dịch cổ phiếu”, “ luật NH người dân Trung Quốc”, “ luật thương nghiệp” và nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn để các bộ luật này đi vào cuộc sống của doanh nghiệp cũng như từng người dân, cụ thể:

+ Trung Quốc tiến hành đẩy mạnh cổ phần hoá bằng hàng loạt các chính sách ưu đãi, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước từ đó khẳng định tên tuổi, uy tín nổi trội của nhiều công ty cổ phần Trung Quốc trên thương trường tiền gửi tham gia vào thị trường chứng khoán thế giới

+ Công ty cổ phần được hình thành theo 3 cách: bán cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên trong cục bộ doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu công khai ra xã hội hoặc là công ty cổ phần hình thành bằng cách nắm giữ cổ phiếu giữa các doanh nghiệp

Năm 1997, tại hội nghị TW4 khoá XV của ĐCS TQ đã đưa ra luận điểm mới về cải cách thể chế kinh tế. Đối với các doanh nghiệp ban đầu tiến hành cổ phần hoá, chính phủ Trung Quốc thực hiện một số biện pháp hữu hiệu như: khuyến khích sáp nhập tài sản, quy phạm hoá việc phá sản, thực hiện chuyển nợ thành cổ phần, trợ giúp các doanh nghiệp cải tạo kĩ thuật, mở rộng quy hoạch vốn, giải quyết vấn đề thất nghiệp cho người lao động. đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, chính phủ đã tạo điều kiện hưởng một số ưu đã như được giảm thuế TNDN và một số loại thuế khác trong nhiều năm. Đối với các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá hiệu quả không cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì được tạo điều kiện tham gia thị trường chứng khoán, được hưởng ưu đãi về tài

chính như giành 10% cổ phần doanh nghiệp đẻ thưởng bằng cổ phiếu cho các cán bộ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên

Mục đích căn bản là phát triển chế độ sở hữu tài sản mà trước đây nhà nước luôn tham gia giữ vai trò độc quyền để hình thành nên kết cấu đa dạng về quyền sở hữu tài sản trong nội bộ doanh nghiệp, tối ư hoá kết cấu quản trị doanh nghiệp

2.2. Mở rộng chiến lược huy động vốn ra nước ngoài:

Thực hiện các chiến lược huy động vốn đầu tư “khơi trong hút ngoài”. muốn CPH NHTMNN thành công thực sự về chất lượng thì tất yếu phải tạo ra một nội lực mạnh về tài chính, tức là phải tăng vốn chủ sở hữu. CPH NHTMNN thì làm tăng vốn chủ tức là tăng nguồn đầu tư không chỉ trong nước mà cả ngoài nước. đặc biệt trong điều kiện hiện nay thu hút vốn đầu tư nước ngoài không chỉ mang lại vốn mà còn có vai trò quan trọng thúc đẩy thị trường vốn phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng qui mô và tăng tính minh bạch, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp… tạo ra tấm đệm kinh tế vững trắc cho nền kinh tế tăng trưởng.

Tuy nhiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài như thế nào và sử dụng ra sao, luôn tiềm ẩn những rủi ro hơn so với huy động vốn trong nước. lựa chọn kênh huy động vốn và giải pháp thích ứng để thu hút từng loại vốn đầu tư nước ngoài là thúc đẩy thu hút vốn ngoài nước ổn định và tương xứng với tiềm năng, góp phần tạo động lưc phát triển thị trường vốn và nền kinh tế VN. NHTMNN là phải đảm bảo là một kênh huy động vốn đầu tư nước ngoài hiệu quả.

Muốn vậy, trước hết các NHTMNN khi tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài dưới bất cứ hình thức nào cũng phải dặc biệt quan tâm đến những đặc trưng của vốn nước ngoài.

NHTMNN cần có các cơ chế chính sách nghiệp vụ tiếp nhận vốn thích hợp khi tiến hành CPH như phát hành cổ phiếu, trái phiếu ngoại tệ trên thị trường quốc tế.

2.3. Cơ cấu lại tài chính:

Về việc sáp nhập và hợp nhất những ngân hàng với nhau hay giữa ngân hàng với tổ chức tín dụng cần có sự cân nhắc về việc chọn đối tượng sáp nhập. Có thể nói đây là phương pháp hữu hiệu, thiết thực giúp làm tăng quy môvốn nhanh chóng, làm tăng khả năng thực hiện một cách đa năng chuyên nghiệp các nghiệp vụ tài chính –ngân hàng khác nhau

Về việc điều hành và thực hiện các nghiệp vụ theo hoạch định cần phải cải tiến đảm bảo thống nhất định hướng, điều hành kịp thời đến các chi nhánh thông qua hệ thống truyền thông e-mail, fax, đường truyền dữ liệu

Theo thông lệ quốc tế các NHTM lớn trên thế giới đều có uỷ ban quản lí tài sản nợ, tài sản có với các chức năng và quyền hạn cụ thể, nhằm nâng cao hiệu quả quản trị điều hành của ngân hàng. Kèm theo đó trong tổ chức, trong điều hành của NHTM hình thành hai bộ phận tương đối rõ ràng, đó là front office ( chuyên giao dịch trực tiếp với khách hàng), bộ phận office chuyên làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và hậu cần phục vụ. Trong điều hành cũng như phân định rõ trách nhiệm , xây dựng tại chi nhánh có giám đốc điều hành, nhân sự, tài chính, kinh doanh. Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng người. Ở nước ta một số NHTMNN do đang thực hiện thí điểm cổ phần hoá nên cần phải xem xét vận dụng mô hình tổ chức cho phù hợp, tránh rợp khuôn không nên xây dựng mở quá nhiều các uỷ ban, phòng ban không cần thiết mà phải phân tích kĩ lưỡng cần tổ chức như thế nào cho phù hợp và xác thực

Do yêu cầu phải minh bạch và mô hình tổ chức bởi người chủ sở hữu NHTM khi cổ phần hoà không phải chỉ là của nhà nước nên tất yếu muốn cổ

phần hoá thành công phải rõ ràng trong tổ chức tức thực hiện cơ cấu lại mô hình tổ chức đúng đắn.

Để nâng cao nội lực nhằm CPH NHTMNN thành công thì phải:

2.4.Nâng cao năng lực tài chính:

-Dùng nguồn vay nợ nước ngoài của chính phủ để tài trợ làm tăng vốn điều lệ ngân hàng: đây là biện pháp đặc biệt. Đã có nhiều chuyên gia, trong điều kiện hiện nay , nếu chính phủ có trong tay 1 tỷ USD cho việc này thì thì chắc chắn hệ thống NHTMNN có đủ sức về tài sản để đảm bảo cổ phần hoá thành công và đủ sức cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên cần phảI có sự tính toán kĩ lưỡng, đáp ứng yêu cầu cân đối vĩ mô của nền kinh tế , từ cán cân thanh toán , ngoại tệ, tỉ giá, cân đối ngan sách nhà nước

- Phải tiến hành cổ phần hoá NHTMNN trên cơ sở giữ nguyên một phần vốn hiện có của nhà nước tại thời điểm cổ phần hoá, đồng thời huy động thêm số vốn còn thiếu để tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% từ việc bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên ngân hàng, cho các cổ đông chiến lược là các doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng nước ngoài có uy tín

- Xử lí nợ tồn đọng, lành mạnh hoá tình hình tài chính. Tuy quyết định 493 được ban hành và các NHTMNN bước đầu đã thống kê nợ xấu theo cách chia các khoản nợ thành 5 loại .Với nợ từ loại 3 đến 5 là loại nợ xấu nhưng do mối quan hệ truyền thống, cùng hình thức sở hữu, nhu cầu vay lớn và có nhà nước xử lí nếu gặp rủi ro nên các NHTMNN vẫn cho DNNN vay lớn nhất mặc dù khă năng trả của các DNNN này là thấp và cả các khoản cho vay “theo chỉ thị” cần phải được xử lí ngay và phải đảm bảo kỉ luật tín dụng. CPH NHTMNN đặt ra yêu cầu xử lí tốt các khoản nợ xấu.

Sổ tay tín dụng do WB tài trợ và được biên soạn theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng cần được thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam nếu máy móc, cứng nhắc sẽ trở nên kém hiệu quả. Hội đồng tín dụng tại các chi nhánh NHTMNN cần đảm bảo thực chất hơn tránh tình trạng như tại 1 số chi nhánh NHTMNN, hội đồng tín dụng còn mang tính hình thức, các quyết định cho vay đều do giám đốc hoặc cán bộ chuyên môn, phòng chuyên môn không có bản lĩnh bảo vệ quan điểm của mình

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ CỔ PHẦN HÓA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 25 -30 )

×