1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận “Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp” ppt

32 4,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 2,51 MB

Nội dung

Vậy nguyên nhânnào dẫn đến sự suy kiệt nghiêm trọng đó, giải pháp bảo vệ các nguồn tài nguyên này là gì chúng ta cùng nghiên cứu qua đề tài: “Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải p

Trang 1

Tiểu luận

“Tài nguyên thiên nhiên- hiện

trạng và giải pháp”

Phạm Văn Thương

Trang 2

MỤC LỤC

Phần I Mở đầu 1

I Đặt vấn đề 1

II Nội dung nghiên cứu 2

III Phương pháp nghiên cứu 2

Phần II Nội dung 3

I Khái niệm 3

II Các loại tài nguyên 3

III Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp 4

1 Tài nguyên sinh học 4

2 Tài nguyên rừng 7

3 Tài nguyên khoáng sản và năng lượng 13

4 Tài nguyên đất 15

5 Tài nguyên nước 16

6 Tài nguyên biển và ven biển 21

Phần 3 Kết luận 26 Mục lục

Tài liệu tham khảo

Trang 3

Phần I Mở đầu

I Đặt vấn đề

Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong tự nhiên Conngười khai thác, sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng Tuynhiên nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tự nhiên không phải là vô tận Dovậy con người phải biết cách khai thác hợp lý để chúng phục vụ cho lợi íchcủa con người một cách hiệu quả

Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính

đa dạng sinh học cao nhất thế giới (xếp thứ 16/25 nước có mức độ ĐDSH caotrên thế giới), với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rặng san hô tạo nênmôi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thếgiới Nước ta còn là một trong 8 "trung tâm giống gốc" của nhiều loại câytrồng, vật nuôi, trong đó có hàng chục giống gia súc và gia cầm

Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, bao gồm 11.458 loài độngvật, hơn 21.000 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rấtnhiều loài được sử dụng để cung cấp vật liệu di truyền

Tuy vậy hiện nay tài nguyên thiên nhiên ở trên thế giới nói chung vànước ta nói riêng đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng Vậy nguyên nhânnào dẫn đến sự suy kiệt nghiêm trọng đó, giải pháp bảo vệ các nguồn tài

nguyên này là gì chúng ta cùng nghiên cứu qua đề tài: “Tài nguyên thiên

nhiên- hiện trạng và giải pháp”.

Trang 4

II Đối tượng nghiên cứu

- Tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên

- Mối quan hệ của các loại tài nguyên thiên nhiên với nhau và mối quan

hệ của con người trong khai thác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

III Phương pháp nghiên cứu

- Qua sách, báo, phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet…

- Qua các đề tài nghiên cứu khoa học

- Thực trạng ở địa phương và những nơi xung quanh mình sống

Trang 5

Phần II Nội dung

I Khái niệm

Tài nguyên thiên nhiên là những giá trị hữu ích của môi trường tự nhiên

có thể thỏa mãn các nhu cầu khác của con người bằng sự tham gia trực tiếpcủa chúng vào các quá trình kinh tế xã hội

Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo racủa cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người

Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người Xã hội loài người càngphát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được conngười khai thác ngày càng tăng

II Các loại tài nguyên thiên nhiên

1 Tài nguyên sinh học

2 Tài nguyên rừng

3 Tài nguyên khoáng sản và năng lượng

4 Tài nguyên đất

5 Tài nguyên biển và ven biển

6 Tài nguyên nước

Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người

có thể phân các loại tài nguyên như sau:

- Tài nguyên có thể bị hao kiệt:

+ Tài nguyên khôi phục được

+ Tài nguyên không khôi phục được

Trang 6

III Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp

1 Tài nguyên sinh học

Tài nguyên sinh học là tất cả các loài động thực vật và vi sinh vật trongcác loại môi trường trên hành tinh chúng ta

Sự đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong đời sống tự nhiên và xãhội Con người không thể sống thiếu sự cung ứng của tự nhiên do đó việc bảo

vệ tài nguyên sinh học là nhiệm vụ cấp thiết cần làm nhằm bảo vệ các loài ditrì hệ sinh thái đồng thời bảo vệ các loài động thưc vật hoang dại đóng vai trò

to lớn trong sự phát triển kinh tế và đời sống văn hóa của con người

Trang 7

Bảng 1 Độ phong phú các loài ở Việt Nam

Nhóm Số loài ở Việt Nam

có nguy cơ bị tiêu diệt cũng tương đương con số trên

Trang 8

Bảng2 Sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật,

động vật

Thực vật Thú Chim

Bò sát, lưỡng cư Cá

Số lượng loài đã biết 14500 300 830 400

Nước ngọt 550

Nước mặn 2000

Qua bảng nhận thấy hiện nay tính đa dạng sinh học đang bị suy giảm,

số lượng các loài sinh vật bị giảm đáng kể Vậy nguyên nhân nào đã làm suygiảm số lượng loài động, thực vật tự nhiên?

Một số nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên sinh học:

- Tác động của con người

+ Làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên+ Đồng thời còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinhthái, thành phần loài và nguồn gen

- Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản củanước ta cũng bị giảm sút rõ rệt

Trang 9

- Vùng biển Tây Nam, nơi có nguồn hải sản rất lớn thì sản lượngđánh bắt cá, tôm cũng giảm sút đáng kể.

- Đó là hậu quả của:

+ Sự khai thác quá mức dẫn đến tốc độ mất rừng tăng lên+ Tình trạng ô nhiễm môi trường nước nhất là vùng cửa sông,ven biển

+ Nơi sinh sống của động vật bị xâm lấn và bị biến đổi+ Sự buôn bán động vật và các sản phẩm động vật gây ảnh hưởngđến sự hủy diệt của một số quần thể hoang dã

+ Sự nóng lên toàn cầu

2 Tài nguyên rừng

2.1 Tài nguyên rừng ở Việt Nam

Việt Nam là một nước có diện tích rừng rộng lớn Trước năm 1945 rừng

đã bao phủ 14,3 triệu ha (chiếm 43,8 %) diện tích rừng tự nhiên Theo số liệucủa Bộ Lâm Nghiệp (1995) hiện nay diện tích này chỉ còn 9,18 triệu ha với độche phủ khoảng 27,7% Thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, ViệtNam đã nỗ lực bảo vệ, phục hồi và trồng rừng mới của đất nước Nhờ đó, tỷ lệđất có rừng che phủ đã được cải thiện nâng lên 33,2% vào năm 2000 và đếnnăm 2008 đạt tới 39% Như vậy, trung bình mỗi năm nước ta có thêm 0,6%diện tích đất được che phủ rừng (Theo TTXVN, 08/06/2009 )

* Các loại rừng chính ở Việt Nam:

- Rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới

- Rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi

Trang 10

- Rừng lá rộng thường xanh á nhiệt đới vùng núi cao

- Rừng khộp: Phân bố chủ yếu ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ,

DH Nam Trung Bộ

- Rừng lá kim: Phân bố chủ yếu ở phía nam nơi có độ cao 1.000 m

- Rừng tre nứa: Phân bố từ Bắc vào Nam

- Rừng phòng hộ

- Rừng đặc dụng

2.2 Vai trò của rừng

* Vai trò của rừng đối với môi trường :

- Rừng cung cấp lương thực, thực phẩm và các vật liệu cần thiết chocon người

-Rừng là lá phổi xanh điều hòa khí hậu toàn cầu và toàn khu vực,tham gia điều hòa nước,chống xói mòn…

- Rừng là kho dự trữ sinh khối khổng lồ chiếm 60% tỉ lệ đạm thực vật

và động vật

* Rừng cung cấp lâm sản:

- Rừng cung cấp nhiều loại lâm sản có giá trị cho các nghành côngnghiệp như sơn, chất ta-nanh, thuốc nhuộm…và nhiều nguyên liệu sản xuấtthuốc chữa bệnh và thức ăn cho người và động vật

- Rừng là nơi cung cấp gỗ, củi, là nơi sống của nhiều loài động thựcvật

* Rừng đối với khí quyển:

Trang 11

- Rừng có sự ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước ở môi trường xung quanh

và giữ cân bằng nồng độ ôxy trong khí quyển Vì thế rừng có vai trò điều hòakhí hậu

- Rừng không chỉ cung cấp ôxy mà còn có tác dụng lọc không khí, làmcho không khí trong lành, môi trường trong lành sẽ làm hạn chế các loại vikhuẩn, vi rút gây bệnh vì thế nên trồng nhiều cây xanh quanh khu dân cư vàkhu công nghiệp…

* Rừng là nguồn gen quý giá:

- Rừng là ngân hàng gen to lớn và quý giá của nhân loại Trong rừng cónhiều loài động, thực vật quan trọng đối với môi trường và cuộc sống conngười

- Đối với rừng ở Việt Nam, các nhà khoa học đã ước tính có khoảngtrên 10.000 loài thực vật bậc cao, trong đó có khoảng 1.000 loài cây gỗ lớn.Ngoài ra, có trên 280 loài và phân loài thú, trên 1020 loài chim, 259 loài bòsát, 82 loài lưỡng cư và hàng vạn các loài sinh vật khác Riêng cây làm thuốc

có khoảng 1.500 loài Đây là tài sản quý giá mà thiên nhiên ưu đãi cho chúngta

Trang 12

2.3 Hiện trạng rừng hiện nay

Bảng 3 Sự biến động diện tích rừng của Việt Nam qua các giai đoạn 1943 –

1983 và 1983 - 2005.

Năm

Tổng diện tích có rừng (Triệu ha)

Diện tích rừng tự nhiên (Triệu ha)

Diện tích rừng trồng (Triệu ha)

Tỉ lệ che phủ (%)

1943 14,3 14,3 0 43,0

1983 7,2 6,8 0,4 22,0

2005 12,7 10,2 2,5 38,0Rừng nhiệt đới khô Rừng cây lá kim

Trang 13

Trước 1945 rừng nước ta có độ che phủ là 43,8% diện tích đất đai vớikhoảng 7000 loài thực vật có hoa cho sinh khối 5tấn/ha/năm và mức tăngtrưởng đạt trên 350- 500/ha.

Hiện nay diện tích rừng trên toàn quốc giảm mạnh với tốc độ che phủchỉ đạt 23,6% dưới dạng báo động (30%) Diện tích rừng tăng trưởng chậmtrong khi khai thác khoảng 35triệu m3 gỗ/năm

2.4 Nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng

Sự phát triển của rừng gắn liền với sự phát triển của con người, nhu cầucủa con người đối với rừng là rất lớn, vì thế nơi nào có sự gia tăng dân sốnhanh là nơi đó rừng bị suy giảm nhanh

Rừng bị suy thoái do nhiều nguyên nhân:

- Khai thác rừng quá mức: Gây xói mòn, thoái hóa đất, làm cạn kiệtnguồn nước, mất cân bằng sinh thái, làm tuyệt chủng các loài động thực vật…

- Đốt rừng: Tập quán du canh du cư của đại bộ phận người dân thuộcvùng dân tộc ít người, ý thức của người dân và người tham quan gây ra hiệntượng cháy rừng gây thiệt hại cho nền kinh tế và các loài động thực vật trongrừng

- Sự chăn thả quá mức

- Hậu quả của chiến tranh: Từ năm 1961 đến 1971 hơn 44% diện tíchrừng ở miền Nam nước ta đã bị hủy diệt do bom đạn và chất độc hóa học củaMỹ

- Ý thức bảo vệ và phát triển rừng còn kém, quy chế sử lý thiếu tính rănđe

Trang 14

Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên,

vườn quốc gia

Góp phần bảo vệ hệ sinh thái quan trọng,giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ nguồngen sinh vật

Trồng rừng Chống xói mòn đất, làm tăng nguồn nướcPhòng cháy rừng Góp phần bảo vệ tài nguyên rừng

Vận động đồng bào dân tộc ít người

định canh, định cư

Góp phần bảo vệ rừng nhất là rừng đầunguồn

Phát triển dân số hợp lý, ngăn cản việc

di dân tự do tới ở và trồng trọt trong

Toàn dân tích cực tham gia bảo vệ rừng

3 Tài nguyên khoáng sản và năng lượng

Trang 15

Kháng sản được phát sinh trong long đất và chứa trong lớp vỏ của tráiđất, trên bề mặt đáy biển và hòa tan trong nước biển.

Khoáng sản rất đa dạng và có 3 loại chính:

- Loại thường gặp: sắt mangan, magiê…

- Loại hiếm gặp: đồng, chì, kẽm, thiếc…

- Loại có giá trị cao: vàng, bạc, platin…

Cường độ khai thác các kim loại ngày một cao do đòi hỏi của các ngànhcông nghiệp và sự gia tăng dân số Khoáng sản không phải là tài nguyên táitạo được do vâyk khai thác chỉ làm cho chúng cạn kiệt đần Đến nay người ta

dự báo trữ lượng sắt, nhôm, titan, crôm, magiê… còn đủ lớn Trữ lượng bạc,bismuth, thủy ngân, đồng, chì… đang ở tình trạng báo động, còn trữ lượngbarit, florit, granit… có nguy cơ cạn kiệt

Trang 16

3.2 Năng lượngNăng lượng được xem là nền tảng cho sự văn minh và sự phát triển của

xã hội, con người cần năng lượng cho sự tồn tại của bản thân mình, phầnquan trọng để sản xuất và dịch vụ

Nhu cầu sử dụng một số kim loại cho toàn thế giới 1990 là: sắt 1.3000triệu tấn, đồng là 12 triệu tấn, nhôm 85 triệu tấn Theo kiểm kê năm 1985 thìuran đủ dùng 47 năm, chì đủ dùng 40 năm…

Ở Việt Nam, sau năm 1954 và đặc biệt là sau khi đất nước thống nhấtnhu cầu năng lượng ngày càng cao Ngoài năng lượng cung cấp cho sinh hoạt

và đun nấu trong gia đình, năng lượng phục vụ sản xuất nông nghiệp, côngnghiệp, xây dựng, giao thông vận tải… đòi hỏi ngày một nhiều

Chính vì vậy trên phương diện bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trườngchúng ta trước hết phải tiết kiệm tài nguyên năng lượng cổ điển, ưu tiên pháttriển nguồn năng lượng mới và sạch, phải tiến hành đánh giá tác động môitrường của các dự án sản xuất năng lượng của nước ta

3.3 Tình hình sử dụng và giải phápTheo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, Việt Nam hiện đang sử dụng nguồn điện năng với hiệu quả thấp, sản xuất chi phí cao Muốn có 1% Tài nguyên dầu mỏ Tài nguyên dầu mỏ

Trang 17

tăng trưởng GDP hàng năm, phải tăng điện năng lên khoảng 2%, trong khi cácnước đang phát triển khác chỉ tăng chưa đầy 1,5%, thậm chí còn ít hơn

Hệ số đàn hồi cao phản ánh việc sử dụng năng lượng kém hiệu quả Từ sản xuất điện năng đến truyền tải tổn thất còn cao Các ngành sản xuất sử dụng dây chuyền, thiết bị lạc hậu, tiêu tốn điện năng, nhiên liệu Quy hoạch các ngành công nghiệp mất cân đối, như việc phát triển tràn lan các dự án théptiêu tốn rất nhiều điện năng từ đó đe dọa mất an toàn hệ thống khi nguồn chưađáp ứng

Do đó, đã đến lúc phải quyết liệt trong việc khắc phục những hạn chế củangành điện Phải tăng cường quản lý, kiểm soát chi phí để tiết kiệm chi tiêu

Có các biện pháp hiệu quả giảm tổn thất điện năng trong tất cả các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối, giảm giá thành sản xuất điện… Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư, đổi mới công nghệ,

sử dụng những thiết bị tiêu hao ít nhiên liệu, điện năng Còn nhìn rộng hơn phải có sự điều chỉnh, bổ sung vào chiến lược phát triển ngành điện gắn kết với quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp khác thì mới hạ thấp được hệ số sử dụng điện cho tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm tài nguyên quốc giatrong định hướng phát triển bền vững

4 Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của hành tinh chúng ta là 14,8 x 109 ha(148 triệu km2) Trong đó, những loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất nôngnghiệp như đất phù sa, đất đen, đất rừng nâu chỉ chiếm 12,6%; những loại đấtquá xấu như đất vùng tuyết, băng, hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên chiếmđến 40,5%; còn lại là các loại đất không phù hợp với việc trồng trọt như đấtdốc, tầng đất mỏng

Trang 18

- 12,7 triệu ha đất có rừng,

- 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp

Như vậy: - Diện tích đất nông nghiệp được sử dụng chiếm hơn 28,4 %tổng diện tích đất tự nhiên

- Trung bình trên đầu người là hơn 0,1 ha4.1 Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất

Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, kinh tế nôngnghiệp trở nên khó khăn hơn Hoang mạc hoá hiện đang đe doạ 1/3 diện tíchtrái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người

Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được mộtphần cũng do tác động gián tiếp của sự gia tăng dân số Dân số tăng nhanh,diện tích đất nông nghiệp bị lấn chiếm để xây nhà cửa, khu công nghiệp…Hình thành các siêu đô thị, hiện nay trên thế giới đã có khoảng 20 siêu đô thịvới dân số trên 10 triệu người Sự hình thành siêu đô thị gây khó khăn chogiao thông vận tải, nhà ở, nguyên vật liệu, xử lý chất thải

Ở Việt Nam từ năm 1978 đến nay, 130.000 ha bị lấy cho thủy lợi,63.000 ha cho phát triển giao thông, 21 ha cho các khu công nghiệp Trong số5,35 triệu ha đất chưa sử dụng thì đất chưa sử dụng ở đồng bằng chỉ cònkhoảng 350 nghìn ha, 5 triệu ha là đất đồi núi bị thoái hóa nặng

4.2 Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất

- Đối với vùng đồi núi, để chống xói mòn trên đất dốc phải áp dụng

tổng thể các biện pháp thủy lợi, công tác nông lâm nghiệp

- Đất nông nghiệp vốn đã ít, nên chúng ta cần có biện pháp quản lý

Trang 19

5 Tài nguyên nước

Nước có trong khí quyển, trên mặt đất, trong các tầng nham thạch dướimặt đất; nước tạo nên đại dương bao la, trong các biển trên lục địa, các hồ,đầm; nước tạo nên mạng lưới sông hồ, suối…

Nguồn nước trên trái đất gồm: nước mưa, nước mặt (nước sông, nướcsuối, nước hồ, đầm), nước ngầm…

5.1 Vai trò của nước

* Nước là cội nguồn của sự sống:

- Thiếu nước thì thế giới hữu cơ: thực vật, động vật, con người khôngthể phát triển

- Hơi nước trong khôn gkhí đóng vai trò cân bằng nhiệt độ trên trái đất

- Nước là nhân tố tạo thành bề mặt trái đất trong quá trình hình thànhđịa chất

- Tham gia vào quá trình sinh hóa trong cơ thể

Ngày đăng: 05/03/2014, 11:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Độ phong phú các loài ở Việt Nam - Tiểu luận “Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp” ppt
Bảng 1. Độ phong phú các loài ở Việt Nam (Trang 7)
Bảng 2. Sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật, động vật - Tiểu luận “Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp” ppt
Bảng 2. Sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật, động vật (Trang 8)
2005 12,7 10,2 2,5 38,0Rừng nhiệt đới khôRừng cây lá kim - Tiểu luận “Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp” ppt
2005 12,7 10,2 2,5 38,0Rừng nhiệt đới khôRừng cây lá kim (Trang 12)
Bảng 3. Sự biến động diện tích rừng của Việt Nam qua các giai đoạn 1943 – 1983 và 1983 - 2005. - Tiểu luận “Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp” ppt
Bảng 3. Sự biến động diện tích rừng của Việt Nam qua các giai đoạn 1943 – 1983 và 1983 - 2005 (Trang 12)
Bảng 4. Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng - Tiểu luận “Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp” ppt
Bảng 4. Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng (Trang 14)
Bảng 4. Dự báo nước thải công nghiệp BR-VT 2010 - Tiểu luận “Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp” ppt
Bảng 4. Dự báo nước thải công nghiệp BR-VT 2010 (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w