Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
137 KB
Nội dung
ThựctrạnggiáodụchòanhậptrẻkhuyếttậttạihuyệnVĩnhLinh,tỉnhQuảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
PHẦN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Càng ngày, sự tham gia của người khuyếttật càng nhiều hơn trong các công việc và
hoạt động. Kèm theo đó sự kỳ thị dần dần mất đi. Tuy nhiên câu hỏi "làm thế nào để giúp đỡ
người khuyếttật hiệu quả?" vẫn còn là vấn đề của toàn xã hội.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 750 triệu người trên thế giới bị khuyết tật. 80% người
khuyết tật sống ở các nước đang phát triển. 10% dân số ở các nước nghèo là người khuyết
tật. Trên thế giới cứ 10 trẻ em thì có 1 phải đối mặt với tìnhtrạngkhuyết tật. Chỉ 2-3% trẻ
em khuyếttật ở các nước nghèo được đến trường.
Những con số nói trên còn thấp hơn nhiều so với con số thực tế do người khuyếttật
thường bị cộng đồng xa lánh, cô lập vì vậy họ thường không được có mặt trong những báo
cáo điều tra dân số. Các gia đình thường dấu diếm những đứa trẻkhuyếttật và loại chúng ra
khỏi những hoạt động của gia đình và cộng đồng.
Con người có thể bị khuyếttật về mặt thể chất (như bị liệt, cụt chân tay, điếc), về mặt
tinh thần (như suy nhược, rối loạn thần kinh sau chấn thương) hay là về mặt trí tuệ (như
không có khả năng học tập). Một số người sinh ra đã bị khuyết tật, một số khác bị khuyếttật
do kết quả của một tai nạn. Khuyếttật từ ở mức độ vừa phải đến trầm trọng, có thể tạm thời
hoặc vĩnh viễn. Với sự giúp đỡ của một cộng đồng biết thông cảm, được giáodục tốt và có
những cơ hội nghề nghiệp, người khuyếttật có thể tiến bộ.
Trước đây, mỗi khi nói đến trẻkhuyếttật một số người gọi trẻ bằng những từ miệt thị,
gán cho cái nhãn như mù điếc, câm, què… Cũng từ các tiếp cận đó, mà dẫn tới coi thường,
xem nhẹ khả năng của trẻ. Bởi vì khái niệm mù, điếc, câm… đồng nghĩa với tàn tật, mà đã
tàn tật thì trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Để xóa bỏ quan điểm này, ngày nay người ta hiểu trẻkhuyếttật là trẻ em chậm phát
triển. Những trẻ chậm phát triển không có nghĩa là mất hết khả năng. Nếu có cơ hội học tập,
các em có thể phát triển tốt khả năng của mình để trở thành người hữu ích. Ngược lại, nếu
gia đình, cộng đồng bỏ rơi các em hoặc không biết cách chăm sóc, giáodục thì các em khó
tránh khỏi tàn phế và thực sự là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Ngay cả một đứa trẻ bình
thường, nhưng không có cơ hội học tập, rèn luyện, không sống trong môi trường thuận lợi
thì cũng trở thành mối lo cho gia đình và xã hội. Về mặt giá trị, trẻkhuyếttật cũng là một
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 1
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạnggiáodụchòanhậptrẻkhuyếttậttạihuyệnVĩnhLinh,tỉnhQuảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
con người như mọi con người như mọi trẻ em bình thường, đều có những đặc điểm cơ bản
giống nhau.
Trong những năm qua, Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về quyền của
trẻ em khuyếttật như: Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáodụctrẻ em; Luật Giáo dục, Pháp lệnh
người tàn tật… đồng thời, Việt Nam cũng đã ký Công ước Quốc tế về Người khuyết tật.
Đồng thời đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ trẻ em khuyếttậthòanhập cộng đồng
thông qua giáodụchòanhập để các em khuyếttật cùng học chung với những trẻ không
khuyết tật, và đã đạt được những thành công nhất định. Số lượng trẻ em khuyếttật được giáo
dục hòanhập đã tăng lên đáng kể. Thông qua giáodụchòanhập thì các em cũng đã có
những thay đổi tích cực về tìnhtrạng bệnh của mình cũng như có thể học tập, sinh hoạt với
các bạn không khuyếttật trong lớp…
Thông qua những kết quả đạt được thì chiến lược giáodụctrẻkhuyếttật đã đề ra mục
tiêu là đến năm 2015 hầu hết trẻkhuyếttật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một
nền giáodục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng
góp tích cực cho xã hội, trong đó mục tiêu cụ thể là đến năm 2010 bảo đảm cho 70% trẻ
khuyết tật được đi học.
Giáo dụchòanhập là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng và lớn lao không chỉ
đối với gia đình có trẻkhuyết tật, mà chính với bản thân trẻkhuyếttật và cả toàn xã hội, Khi
được giáodụchòanhập với những bạn bình thường thì các em sẽ được nâng cao năng lực
không những về trí tuệ mà cả trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Trên đây là những lý do mà Sinh viên lựa chọn đề tài “Thực trạnggiáodụchòa
nhập trẻkhuyếttậttạihuyệnVĩnhLinh,tỉnhQuảng Trị”. Thông qua đề tài này Sinh viên
mong rằng với những mục tiêu và các hoạt động hỗ trợ thì ngành giáodục Việt Nam sẽ
mang lại cho trẻkhuyếttật có được cơ hội bình đẳng, được trợ giúp phát triển tối đa tiềm
năng để có thể tham gia đóng góp tích cực cho xã hội…
Qua bài báo cáo này Sinh viên xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Lê Thị Dung đã cung
cấp những kiến thức và hướng dẫn Sinh viên làm chuyên đề.
Do thời gian còn hạn chế nên bài báo cáo không tránh những sai sót, Sinh viên mong
được sự đóng góp ý kiến của Giáo viên để bài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 2
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạnggiáodụchòanhậptrẻkhuyếttậttạihuyệnVĩnhLinh,tỉnhQuảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG.
I. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN.
1. Người khuyết tật.
Người khuyết tật, không phân biệt nguồn gốc gây ra khuyết tật, là người bị khiếm
khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm chức năng biểu hiện dưới những dạng
tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho việc sinh hoạt, học tập, lao động
gặp nhiều khó khăn. (Điều 1, pháp luật về người tàn tật).
2. Giáodụchòa nhập.
Là phương thứcgiáodục người khuyếttật chung với người không khuyếttật trong
các cơ sở giáo dục.
3. Trẻ em.
Theo Công ước Quốc tế về quyền trẻ em quy định: “Trẻ em là người dưới 18 tuổi”.
Căn cứ vào những điều kiện, đặc điểm của con người Việt Nam, luật Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 25/2004/QN 11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 về bảo vệ,
chăm sóc và giáodụctrẻ em quy định: “Trẻ em là những công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.
4. Trẻkhuyết tật.
Trẻ khuyếttật là trẻ có khiếm khuyết về cấu trúc, sai lệch về chức năng cơ thể, dẫn
đến gặp khó khăn nhất định trong hoạt động cá nhân, hoạt động xã hội và học tập theo
chương trình giáodục phổ thông. Sự thiếu hụt về cấu trúc và hạn chế về chức năng ở trẻ
khuyết tật biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau.
5. Các dạng khuyết tật.
5.1. Khiếm thị: Là những người mắc vấn đề về thị lực, tìnhtrạng thị lực khác nhau ở
mỗi người, từ lòa đến mù. Cho nên khiếm thị không phải người đó bị mù hoàn toàn, vẫn có
người nhìn thấy được.
5.2. Khiếm thính: Là những người mắc vấn đề về thính giác, thường thì chứng này
luôn đi kèm "câm - điếc". Người khiếm thính không phải là không nghe thấy âm thanh, xin
nói rõ, họ vẫn nghe được âm thanh, nhưng âm thanh tiếng nói với cường độ nhỏ nên không
thể nghe thấy. Họ vẫn nghe được tiếng đánh trống. Bằng chứng là các trường khiếm thính
như Hy vọng I sử dụng tín hiệu trống như các trường phổ thông bình thường.
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 3
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạnggiáodụchòanhậptrẻkhuyếttậttạihuyệnVĩnhLinh,tỉnhQuảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
5.3. Khuyếttật vận động: Là những người bị khuyếttật tay chân, khó khăn trong việc
đi đứng, làm việc như người bình thường.
5.4. Khuyếttật ngôn ngữ: Là những trẻ bị mắc chứng nói ngọng, nói lắp. Cần sự giúp
đỡ và rèn luyện nhiều, hiện tại đang có dự án phát triển kỹ năng sư phạm cho các giáo viên
tiểu học để giúp đỡ cho các em này được tốt hơn trong việc rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ. Các
vấn đề dị tật khác các bạn hoàn toàn bình thường như mọi người, trừ một số trường hợp mắc
nhiều chứng
5.5. Đa tật: Là những trẻ ngoài bị khiếm thị còn mắc chứng chậm phát triển trí não
hay là sự kết hợp của nhiều chứng khác nhau.
5.6. Thiểu năng hay còn gọi là chậm trí: Các trẻ mắc chứng này thường có cách cư
xử trẻ con, hoặc không có khả năng điều tiết suy nghĩ và hành vi bản thân. Tùy theo từng
trường hợp mà có biểu hiện khác nhau, như có em thường yên lặng, có em lại nghịch
ngợm
5.7. Bệnh down, não nước, : Các em như thế này thì hoàn toàn phụ thuộc vào sự
chăm sóc của người khác, khả năng nhận biết sự vật bên ngoài gần như không có cuộc
sống của các em chỉ dần tiến từng ngày, có lúc giống như đời sống thực vật, chỉ khác là các
em vẫn cử động và quờ quạng được
6. Các cấp độ của khuyết tật.
- Nhẹ: Cá nhân có thể yêu cầu ít hoặc không cần yêu cầu giúp đỡ để thực hiện một hành vi
cụ thể nào đó
- Trung bình: Người đó cần một sự giúp đỡ nhỏ để thực hiện các hành vi thông thường.
- Cao: Cá nhân đó cần sự giúp đỡ đáng kể trong mọi hoạt động thường nhật.
II. THỰCTRẠNGTRẺ EM KHUYẾTTẬT Ở VIỆT NAM.
1. Thựctrạng người khuyếttật ở Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Bộ LĐTBXH, tính đến đầu những năm 2000, Việt Nam
đã có khoảng 5,3 triệu mgười khuyết tật, chiếm 6,3% tổng dân số. Trong đó 1,5 triệu
người được xếp vào loại khuyếttật nặng. Gần 8% hộ gia đình Việt Nam có người
khuyết tật và hầu hết là những hộ nghèo. Tuy nhiên, con số này cũng thay đổi tùy
theo định nghĩa về khuyết tật. Chẳng hạn như theo ước tính của WHO thì tỷ lệ
người khuyếttật chiếm đến 10% dân số.
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 4
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạnggiáodụchòanhậptrẻkhuyếttậttạihuyệnVĩnhLinh,tỉnhQuảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
Tỷ lệ nam giới bị khuyếttật cao hơn nữ giới, 63,5% so với 36,5%. Tỷ lệ người
khuyết tật trong nam giới là 7,5% trong khi trong nữ giới là 5,1%. Khoảng 16% người
khuyết tật dưới 16 tuổi, 61% từ 16-55 tuổi và 23% trên 55 tuổi. Tỷ lệ người khuyếttật
sống ở nông thôn là 87% và ở thành thị là 13%.
2. Thựctrạngtrẻ em khuyếttật ở Việt Nam.
Theo GS.TSKH Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên,
Thiếu niên và Nhi đồng cho biết, tính đến hết tháng 12/2008, cả nước có gần 1,3 triệu trẻ em
khuyết tật, chiếm 25,4% tổng số người tàn tật (5,1 triệu người tàn tật), hay nói cách khác, cứ
4 người tàn tật thì trong đó có 1 trẻ em.
Trong tổng số 32 triệu trẻ em ở Việt Nam, trẻkhuyếttật có khoảng 1,3 triệu em,
chiếm khoảng 3,6% so với trẻ em cùng độ tuổi. Hiện nay mới chỉ có khoảng gần 269 nghìn
em, chiếm 24,22% số trẻkhuyếttật được đi học ở các loại hình trường lớp.
Trong số trẻkhuyếttật đã đi học có tới 32,99% số trẻ bỏ học. Trong cả nước còn
khoảng 2,57% số trẻ em chưa có cơ hội đến trường vì lý do khuyết tật. Nếu tìnhtrạng này
kéo dài thì chỉ 99% số trẻ em trong độ tuổi đến trường vào năm 2010 (Chiến lược phát triển
giáo dục giai đoạn 2001-2010) khó có thể đạt được.
Trẻ khuyếttật là đối tượng thiệt thòi nhất trong số những trẻ em thiệt thòi. Dưới góc
độ giáo dục, trẻkhuyếttật được hiểu là trẻ có khiếm khuyết về cấu trúc, suy giảm về chức
năng cơ thể dẫn đến gặp khó khăn nhất định trong hoạt động cá nhân, tập thể, xã hội và học
tập theo chương trình giáodục phổ thông. Như vậy, hiện nay vẫn có hơn 800 nghìn trẻ
khuyết tật chưa được đến trường.
3. Thựctrạnggiáodụchòanhậptrẻ em khuyếttật ở Việt Nam.
3.1. Giáodụchòa nhập.
"Khuynh hướng hòa nhập" (Mainstreaming) có nghĩa là giúp đỡ người khuyếttật
sống, học tập và làm việc trong những điều kiện đặc thù, nơi họ có được cơ hội tốt nhất để
trở nên độc lập tới mức mà họ có thể. Khuynh hướng hòanhập được định nghĩa như việc
hòa nhậptrẻkhuyếttật và bình thường trong cùng một lớp học. Điều này mang lại cho trẻ
khuyết tật cơ hội gia nhập "xu hướng chính của cuộc sống" bằng việc hướng chúng đến việc
lĩnh hội những kinh ngiệm ở tuổi mầm non từ những bạn bè bình thường đồng trang lứa,
đồng thời cũng đem đến cho trẻ bình thường cơ hội học tập và phát triển thông qua việc học
hỏi kinh nghiệm từ những mặt mạnh và yếu của những bạn bè khuyết tật.
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 5
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạnggiáodụchòanhậptrẻkhuyếttậttạihuyệnVĩnhLinh,tỉnhQuảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
Do đó, ta có thể hiểu là "hòa nhập" không chỉ mang lại lợi ích cho trẻkhuyếttật mà
còn cho trẻ bình thường. Sự hòanhập mở ra cơ hội học tập cho cả hai đối tượng trẻ: trẻ bình
thường và trẻkhuyết tật.
Tuy nhiên, hòanhập không chỉ đơn giản là đưa trẻkhuyếttật vào trong một chương
trình giáodục chung với trẻ bình thường. Phải thiết lập những bước rõ ràng để đảm bảo cho
trẻ khuyếttật được tham gia một cách đầy đủ và tích cực những hoạt động trong lớp học.
Chúng ta vẫn thường quan niệm rằng , trẻ có một khuyếttật nào đó về thể chất sẽ
được "bù trừ" bởi một khả năng phát triển trội ở một cơ quan khác. Ví dụ trẻ khiếm thị sẽ có
thính giác tốt hơn hay có thể định hướng tốt hơn trong không gian. Thực ra, nếu cứ để trẻ
khiếm thị sống cùng nhau thì sẽ không có quá trình "bù trừ" đó diễn ra. Trẻ khiếm thị phải
được đưa vào các trường hòa nhập. Điều này làm cho chúng nhận ra sự khiếm khuyết của
mình và từ đó, cố gắng hết sức để huy động sức mạnh của những cơ quan khác để đạt
được những cái mà bạn bình thường đồng trang lứa của chúng làm được. Hơn nữa, ở trường
hòa nhập chúng còn học được kỹ năng sống thiết yếu của một người bình thường chứ không
phải của một người khuyết tật. Điều đó vô cùng quan trọng.
Các kết quả nghiên cứu đã rất nhiều lần chỉ ra rằng những năm đầu tiên của cuộc đời
là rất quan trọng trong việc học và phát triển. Trong thời gian này sự phát triển về các mặt
nhận thức, giao tiếp, xã hội và tình cảm của trẻ có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu những
nhu cầu đặc biệt được phát hiện và đáp ứng trong thời gian này, trẻkhuyếttật sẽ có cơ hội
tốt hơn để trở thành những người trưởng thành tháo vát và độc lập. Những trẻkhuyếttật có
được cơ hội cùng chơi với những trẻ khác trong lớp học hỏi được nhiều hơn về chính bản
thân chúng cũng như thái độ về việc nhân nhượng lẫn nhau diễn ra mỗi ngày. Đó là một
trong những bước đầu tiên để phát triển tinh thần độc lập. Bằng cách tham gia những lớp học
hòa nhập ở trường bình thường cùng với đội ngũ giáo viên hiểu cách ứng dụng những kỹ
thuật và hoạt động giáo dục, trẻ với những nhu cầu đặc biệt (trẻ khuyết tật) sẽ có một "bắt
đầu thuận lợi" thực sự trong việc hiện thựchóa tiềm năng dồi dào của mình.
Giáo dụchòanhập là phương thứcgiáodục trong đó trẻkhuyếttật cùng học với trẻ
em bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống. Giáodụchòanhập là "hỗ
trợ mọi học sinh, trong đó có trẻkhuyết tật, cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáodục với
những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm
chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội".
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 6
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạnggiáodụchòanhậptrẻkhuyếttậttạihuyệnVĩnhLinh,tỉnhQuảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
Hòa nhập không có nghĩa là "xếp chỗ" cho trẻkhuyếttật trong trường lớp phổ thông
và không phải tất cả mọi trẻ đều đạt trình độ hoàn toàn như nhau trong mục tiêu giáo dục.
Giáo dụchòanhập đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để mọi học sinh phát triển hết khả năng của
mình. Sự hỗ trợ cần thiết đó được thể hiện trong việc điều chỉnh chương trình, các đồ dùng
dạy học, dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, các kỹ năng giảng dạy đặc thù
3.2. Lợi ích của giáodụchòa nhập.
Có rất nhiều lợi ích của việc giáodụchòanhập - những lợi ích ảnh hưởng đến cả trẻ
khuyết tật và trẻ bình thường cũng như phụ huynh và giáo viên của trẻ. Ở đây Sinh viên xin
bàn đến hai lợi ích lớn nhất: đó là lợi ích ảnh hưởng đến trẻkhuyếttật và trẻ bình thường
trong lớp học chung với trẻkhuyết tật.
3.2.1.Giáo dụchòanhập giúp đỡ trẻkhuyết tật.
Việc tham gia lớp hòanhập như một thành viên đuợc tiếp đón ân cần dạy cho trẻ có
những nhu cầu đặc biệt (trẻ khuyết tật) tính tự lực và giúp chúng nắm vững những kỹ năng
mới. Đối với một số trẻ, đó có thể là lần đầu tiên trong đời chúng được mong đợi và khuyến
khích làm những điều chúng có thể làm cho bản thân. Làm việc và vui chơi với những trẻ
khác khuyến khích trẻkhuyếttật phấn đấu để đạt được những thành tích lớn hơn. Do đó
chúng phát triển được ý thức cái tôi khoẻ mạnh và tích cực.
Nếu cứ sống và học tập mãi với bạn bè khuyết tật, trẻkhuyếttật sẽ không bao giờ
khám phá ra những khả năng tiềm tàng mà chúng có. Vì vậy, việc học tập trong một lớp hòa
nhập với trẻ bình thường giúp cho trẻ hiểu đúng về năng lực của mình, từ đó chúng có thể
tìm được cách phát huy những tiềm năng này và tự phát triển. Ví dụ, một trẻ khiếm thính sẽ
rất khó phát hiện ra khả năng nhận biết từ ngữ diễn đạt bằng việc mấp máy môi. Hay chúng
có thể không làm giàu được vốn ngôn ngữ ký hiệu của bản thân nếu không sinh hoạt với trẻ
bình thường cùng tuổi. Việc hòanhậptrẻkhuyếttật giống như một thứ nhớt làm trơn quá
trình lĩnh hội những kỹ năng sống của chúng.
Bên cạnh đó, một số khuyếttật không chẩn đoán được cũng được khám phá thông
qua chương trình hoànhập trước tuổi học. Có một số khuyếttật không nhận biết được một
cách rõ ràng cho đến khi trẻ gia nhập trường tiểu học, và do vậy rầt nhiều thời gian học tập
bị đánh mất. Giáo viên mầm non có thể quan sát và so sánh nhiều trẻ cùng độ tuổi. Điều này
làm cho việc phát hiện những vấn đề cho thấy triệu chứng của một khuyếttật nào đó trở nên
dễ dàng hơn. Nhà trẻ có thể là cơ hội đầu tiên mà một số trẻ nhận được sư chăm sóc mà
chúng cần.
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 7
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạnggiáodụchòanhậptrẻkhuyếttậttạihuyệnVĩnhLinh,tỉnhQuảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
3.2.2. Giáodụchòanhập giúp đỡ trẻ bình thường.
Việc hòanhập giúp đỡ cả trẻ không khuyếttật nữa. Chúng học được cách vui vẻ tiếp
nhận những sự khác biệt đặc biệt của con người. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy
rằng thái độ của trẻ đối với trẻkhuyếttật có thể trở nên tích cực hơn khi chúng có cơ hội
chơi chung với nhau một cách thường xuyên. Chúng học đuợc rằng trẻkhuyết tật, cũng như
chúng, có thể làm một số việc tốt hơn những việc khác. Trong một lớp hòa nhập, chúng có
cơ hội làm bạn với nhiều trẻ khác nhau.
Chúng ta biết rằng - sự thân ái - là viên gạch đầu tiên giúp xây dựng lòng nhân hậu và
vị tha cho trẻ. Trẻ em sống trong một môi trường đa chủng tộc, đa văn hóa thường dân chủ
và độ lượng hơn trong cách nhìn nhận và chấp nhận sự khác biệt về màu da và đa dạng về
văn hóa là vì vậy. Do đó, khi học trong cùng một lớp với trẻkhuyết tật, trẻ bình thường sẽ
học được cách nhìn nhận một cách rộng lượng và đối xử nhân hậu với trẻkhuyết tật. Cũng
chính vì vậy, chúng sẽ tự làm giàu vốn sống của mình.
Đôi khi phụ huynh trẻkhuyếttật sẽ lo lắng rằng con em mình sẽ không được những
trẻ khác thích và chấp nhận, có khi còn bị ăn hiếp, đối xử thô bạo hay trêu chọc. Tuy nhiên
chúng ta cũng biết rằng, một trong những điểm mạnh của trẻ em là chúng rất dễ thích nghi,
dễ tiếp nhận cái mới nên lo lắng này có thể khắc phục được. Nếu là giáo viên, bạn cũng có
thể nói với phụ huynh trẻ rằng bạn không cho phép bất cứ trẻ nào trêu chọc hay bắt nạt con
của họ, và rằng bạn sẽ giải quyết mọi chuyện ổn thỏa nếu những điều đó xảy ra.
Đương nhiên, một số trẻ không tỏ ra thân thiện, nhưng đây không phải là vấn đề chỉ
xảy ra với trẻkhuyêt tật. Đó không phải là lý do để né tránh lớp học, lại càng không phải là
lý do để lẫn tránh cả thế giới còn lại. Dù sao đi nữa thì trẻkhuyếttật cũng cần phải được tiếp
cận với cuộc sống bình thường bởi vì một lẽ: cuộc sống là một món quà phải được mở bởi
chính đôi bàn tay của chúng.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển giáodục nói chung, giáodụctrẻkhuyết
tật đã đạt được những thành quả quan trọng về nhiều mặt. Hệ thống quản lý giáodụctrẻ
khuyết tật được hình thành ở 64 tỉnh, thành phố và bước đầu đi vào hoạt động. Mạng lưới
các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cho giáodụctrẻkhuyếttật được hình
thành và đang phát triển. Các chương trình giáodụctrẻkhuyếttật được xây dựng và triển
khai thực hiện. Phương thứcgiáodụchòanhập phù hợp hoàn cảnh nước ta đang ngày càng
được áp dụng rộng rãi. Số trẻkhuyếttật đi học ngày càng tăng. Đến nay có hơn 269 nghìn
trẻ khuyếttật được đi học trong các trường, lớp hòanhập và bảy nghìn trẻ trong các trường
chuyên biệt.
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 8
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạnggiáodụchòanhậptrẻkhuyếttậttạihuyệnVĩnhLinh,tỉnhQuảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
3.3. Thựctrạnggiáodụchòanhậptrẻ em khuyết tật.
Trong số gần 1,2 triệu trẻkhuyếttật trong cả nước có tới 46,7% số trẻ chưa học xong
tiểu học. Năm học 2006-2007, mới chỉ có khoảng 26% số trẻkhuyếttật được đến trường, tập
trung chủ yếu ở tiểu học.
Nguyên nhân của sự thiệt thòi này là do trẻkhuyếttật đang đối mặt với nhiều khó
khăn trong cuộc sống. Nhiều trẻ không được tới trường do cha, mẹ không muốn con cái bị
kỳ thị. Các trẻkhuyếttật theo học các trường chuyên biệt cũng ít có cơ hội tiếp xúc với xã
hội, với các bạn đồng trang lứa cho nên gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp bình thường.
Hiện nay, giáodụchòanhập là xu hướng chung của phần lớn các nước trên thế giới
và tại Việt Nam. Giáodụchòanhập cũng được triển khai để tạo cơ hội cho mọi trẻ em, đặc
biệt là trẻkhuyếttật được tiếp cận giáodục bình đẳng, có chất lượng.
Trong 10 năm qua kể từ khi công tác giáodụctrẻkhuyếttật được Thủ tướng Chính
phủ giáodụcgiao cho ngành giáodục quản lý, công tác giáodụctrẻkhuyếttật đã được quan
tâm đúng mức, dần ổn định và phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng. Số trẻkhuyếttật
đi học tính từ năm 1996 đến 2005 đã tăng 6,4 lần (từ 42.000 lên 269.000 trẻkhuyếttật đi
học). Tỉ lệ trẻkhuyếttật học hoànhập cũng được cải thiện đáng kể. Nếu như năm 1996 trẻ
khuyết tật học hoànhập chiếm 14,29%, trẻkhuyếttật học tại các trường chuyên biệt chiếm
85,7% thì đến năm 2005, trẻkhuyếttật học hoànhập tăng lên chiếm 97,5%, trẻkhuyếttật
học tại các trường chỉ còn 2,5%. Hiện nay đã có 105 trường, trung tâm giáodục chuyên biệt
và trên 3.000 trường có giáodụchoànhập cho trẻkhuyết tật.
Hiện ở Việt Nam có 4 trường đại học sư phạm và 3 trường cao đẳng sư phạm mở mã
ngành giáodục đặc biệt đào tạo giáo viên dạy trẻkhuyếttật (tương lai sẽ có thêm 8 trường
nữa), có 10 trung tâm hỗ trợ phát triển giáodụchoà nhập, với chức năng như là trung tâm
nguồn của giáodụchoànhậptrẻkhuyết tật. Mục tiêu chung của ngành giáodục là đến năm
2010 có 75% và đến năm 2015 có 90% trẻkhuyếttật được tiếp cận với giáodục chất
lượng…(Theo Quân đội Nhân dân online ngày 15/09/2006)
Mục tiêu của chiến lược giáodụctrẻkhuyếttật đến năm 2015 là hầu hết trẻkhuyếttật
Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáodục có chất lượng và được trợ
giúp để phát triển tối đa khả năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội. Cụ thể, trong
năm học 2009-2010, phải bảo đảm cho 75% trẻkhuyếttật được đi học.
III. THỰCTRẠNGGIÁODỤCHÒANHẬPTRẺKHUYẾTTẬTTẠIHUYỆN
VĨNH LINH,TỈNHQUẢNG TRỊ.
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 9
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạnggiáodụchòanhậptrẻkhuyếttậttạihuyệnVĩnhLinh,tỉnhQuảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
1. ThựctrạngtrẻkhuyếttậttạihuyệnVĩnh Linh.
Vĩnh Linh là một vùng đất anh hùng trong chiến tranh, nơi có vĩ tuyến 17 chia cắt 2
miền Nam- Bắc, nơi có con sông Hiền Lương hiền hòa chở bộ đội sang sông để đánh giặc
cứu nước, là bên ni- bên nớ nhớ thương.
Trong chiến tranh Vĩnh Linh anh hùng lắm, thế nhưng trong thời bình, Vĩnh Linh vẫn
còn phải chịu nhũng khó khăn do chiến tranh để lại. Đó chính là những thế hệ mai sau bị ảnh
hưởng bởi hậu quả của chiến tranh. Theo số liệu điều tra trên toàn huyện năm 2008 toàn
huyện có 154 trẻkhuyếttật trong tổng số 867 trẻ, chiếm 17,76% số trẻ em trong toàn huyện.
Trẻ khuyếttật với nhiều dạng tật khác nhau như bị khiếm thị, khiếm thính, tật vận động hay
cả bệnh down, thiểu năng trí tuệ
Một vài xã có số lượng trẻkhuyếttật cao như:
STT Xã Số lượng trẻkhuyết tật
1 VĩnhHòa 14
2 Vĩnh Hiền 23
3 Vĩnh Mốc 32
4 Vĩnh Trung 28
5 Vĩnh Thành 17
6 Các xã khác 61
( Theo số liệu thống kê Phòng Lao động- Thương binh- Xã hội huyệnVĩnh Linh 2008)
2. Thựctrạng nguyên nhân trẻ bị khuyết tật.
Trong toàn huyện thì trẻ bị khuyếttật bẩm sinh (ảnh hưởng chất độc đioxin) chiếm
47,1%, do tai nạn bom mìn chiếm 33,8%, do bệnh tật chiếm 4,7%, do môi trường chiếm
2,9%, còn lại là do các nguyên nhân khác.
2.1. Ảnh hưởng chất độc đioxin.
Ở VĩnhLinh,trẻkhuyếttật tập trung chủ yếu ở những xã có điều kiện tự nhiên còn
khó khăn, là những vùng bị ảnh hưởng chất độc hóa học đioxin trong chiến tranh. Bố mẹ của
những trẻ này đi bộ đội trong chiến tranh bị nhiễm chất độc. Có những gia đình sống trong
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 10
Lớp LCĐ2. CT3
[...]... khuyếttật Trên đây là thựctrạng giáo dụchòanhập trẻ khuyếttật trên địa bàn huyệnVĩnh Linh Nhìn chung thì đây là những con số đáng mừng cho việc thực hiện giáodụchòanhập cho trẻkhuyếttật ở Vĩnh Linh Giáodụchòanhậptrẻkhuyếttật không chỉ mang lại lợi ích cho trẻkhuyết tật, gia đình trẻkhuyếttật mà còn cho cả cộng đồng SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Lớp LCĐ2 CT3 Page 13 Thựctrạng giáo. .. môi trường thuận lợi nhất cho việc giáodụchòanhậptrẻkhuyếttật Bởi vậy, Nhà trường cần phải có những mục tiêu, những hoạt động hỗ trợ hợp lí để trẻ SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Lớp LCĐ2 CT3 Page 15 ThựctrạnggiáodụchòanhậptrẻkhuyếttậttạihuyệnVĩnhLinh,tỉnhQuảngTrị GVHD: ThS Lê Thị Dung khuyếttậtthực sự hòanhập tốt trong môi trường được giáodục đó Để làm được điều này thì Sinh... độ tuổi đến trường, nhưng vì lý do các em là trẻkhuyếttật nên cơ hội đến trường là rất thấp Trong 154 trẻkhuyếttật thì chỉ mới có 32 em SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Lớp LCĐ2 CT3 Page 12 ThựctrạnggiáodụchòanhậptrẻkhuyếttậttạihuyệnVĩnhLinh,tỉnhQuảngTrị GVHD: ThS Lê Thị Dung ( chiếm 20,7%) được giáodụchòanhập Đây là những em bị khuyếttật về vận động, như mất 1 tay, mất chân, trí... đến trẻkhuyếttật là rất quan trọng Việc triển khai thực hiện các chính sách, hoạt động liên quan đến trẻkhuyếttật sẽ giúp quá trình hỗ trợ trẻkhuyếttật được giáodụchòanhập được tốt hơn Sự kết hợp từ trên xuống dưới chặt chẽ, cần có sự chỉ đạo theo dõi sát sao công tác thực hiện giáodụchòanhập cho trẻkhuyếttật Có đánh giá 6 tháng/1 lần để theo dõi tình hình giáodụchòanhập cho trẻ khuyết. .. động Thương binh Xã hội tỉnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Mong rằng những cá nhân, tổ chức sẽ tiếp tục phát huy để trẻkhuyếttật không chỉ trong huyệnVĩnh Linh mà trong toàn tỉnhQuảngTrị sẽ có một tương lai tươi sáng hơn 4 Các cơ quan, tổ chức liên quan SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Lớp LCĐ2 CT3 Page 18 ThựctrạnggiáodụchòanhậptrẻkhuyếttậttạihuyệnVĩnhLinh,tỉnhQuảngTrị GVHD: ThS Lê Thị Dung... 17 ThựctrạnggiáodụchòanhậptrẻkhuyếttậttạihuyệnVĩnhLinh,tỉnhQuảngTrị GVHD: ThS Lê Thị Dung Ngoài việc cho con đến trường thì cha mẹ cần học những kỹ năng, tìm hiểu những kiến thức trong việc chăm sóc con Hội phụ nữ Huyện có thể thành lập câu lạc bộ những gia đình có con khuyếttật để cha mẹ có thể trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ với nhau trong việc chăm sóc con khuyếttậtGiáodụchòa nhập. .. động giáo dụchòanhập cho trẻkhuyết tật, để làm sao trẻkhuyếttật nào cũng được đến trường, được hòanhập với cộng đồng II KẾT LUẬN Hòanhập cộng đồng, đó là điều mà mỗi con người sinh ra đều có quyền được hưởng và cũng không ai muốn mình bị xa lánh hay bỏ rơi trong cộng đồng Thế nhưng trong xã hội SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Lớp LCĐ2 CT3 Page 19 Thựctrạng giáo dụchòanhập trẻ khuyếttậttại huyện. .. phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyệnVĩnhLinh,tỉnhQuảngTrị SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Lớp LCĐ2 CT3 Page 20 Thựctrạng giáo dụchòanhập trẻ khuyếttậttạihuyệnVĩnhLinh,tỉnhQuảngTrị GVHD: ThS Lê Thị Dung 2 Báo quân đội nhân dân online, ngày 16/6/2006 3 Website http://vietnamnet.vn 4 Pháp lệnh người tàn tật, số 06/1998/PL- UBTVQH 5 Luật người khuyếttật dự thảo lần 5, Quốc hội khóa 12... em hòanhập cộng đồng như bao đứa trẻ bình thường khác Giáo dụchòanhập cho trẻkhuyếttật chính là cầu nối giúp trẻhòanhập với cộng đồng thông qua việc học tập những kiến thức, kỹ năng trong sinh hoạt ngày Giáodụchòanhập với những bạn bình thường khác chính là môi trường thuận lợi giúp các em có cơ hội được học tập, vui chơi, được yêu thương Trẻkhuyếttật nào cũng cần được giáodụchòa nhập. .. kiến thức về giáodụctrẻkhuyếttật và quản lý chuyên môn trong trường trẻkhuyếttật học hòanhập => Trên đây là những thuận lợi, khăn trong công tác giáodụchòanhậptrẻkhuyếttậttạiVĩnh Linh Qua việc đánh giá này để rút ra những kinh nghiệm trong công tác tổ chức cũng như phát huy những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế để việc triển khai các hoạt động hỗ trợ trẻkhuyếttậthòanhập cộng đồng . CT3
Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
3.3. Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ em khuyết. CT3
Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
1. Thực trạng trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh