ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH CỦA NHTM CỔ

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh (Trang 31 - 37)

PHẦN Á CHÂU HẢI PHÒNG .

Qua thực tiễn hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây, đặc biệt là 2004, NHTM Cổ phần Á châu Hải Phòng đã rút ra được những thành công, hạn

chế và bài học kinh nghiệm cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng.

Để ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng nhiệm vụ của mình trong giai

đoạn mới, Chi nhánh NHTM Cổ phần Á châu Hải Phòng cần phải không ngừng

nâng cao chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng chính là sự đáp ứng yêu cầu

của khách hàng, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Chi nhánh.

Định hướng trong công tác tín dụng ngoài quốc doanh ở NHTM Cổ phần Á

châu Hải Phòng tập trung vào một số mục tiêu sau:

Năm 2004 mở ra một triển vọng tốt đẹp, nền kinh tế Việt Nam đứng trước

những cơ hội lớn, tiếp cận được nhiều thị trường như vậy, Việt Nam sẽ phải cắt

thành đối thủ hết sức nặng ký đòi hỏi các doanh nghiệp phải phấn đấu hơn nữa để không để mất thị phần ngay tại Việt Nam. Mặt khác, việc thực hiện hiẹp định thương mại Việt Mỹ và những cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO cũng đặt ra cho NHTM Cổ phần Á châu những thử

thách mới. Vì vậy NHTM Cổ phần Á châu Hải Phòng xác định phải tập trung cao độ các nguồn lực để thích nghi với tình hình, nhiệm vụ đặt ra.

- Nghiên cứu nắm chắc tình hình kinh tế xã hội đất nước, đưa ra những sách lược phù hợp cho từng thời kỳ, tránh những ảnh hưởng xấu có tính chu kỳ của

nền kinh tế, đưa Ngân hàng phát triển lâu dài.

- Chú ý vấn đề nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của

họ, từ đó xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp cho hoạt động kinh doanh của

Ngân hàng.

- Tiếp tục mở rộng cho vay đối với nhũng khách hàng có dự án khả thi, các

công trình trọng điểm nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng dư nợ. Để làm

được việc này đòi hỏi công tác tiếp thị không chỉ thực hiện ở giai đoạn tìm kiếm,

mở rộng khách hàng mà phải diễn ra trong suốt quá trình phục vụ khách hàng, trong từng nghiệp vụ, từng cán bộ giao dịch.

- Quan tâm hơn nữa tới các doanh nghiệp, tiến hành phân tích kỹ khả năng phát

triển, từng bước khắc phục những tồn tại của chất luợng tín dụng ngoài quốc

doanh ở NHTM Cổ phần Á châu Hải Phòng : giảm tỷ lệ nợ quá hạn, điều chỉnh cơ cấu lãi cho vay… và trình độ quản lý của họ để đầu tư vốn, bởi vì họ chính là tiềm năng lớn cần quan tâm khai thác.

- Tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo của NHTM Cổ phần Á châu về việc đẩy mạnh

xử lý nợ tồn đọng còn lại, nhằm giảm bớt gánh nặng về tài chính, đồng thời tạo

vốn hữu dụng cho Ngân hàng.

2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHU

2.1. Kiến nghị với Chi nhánh NHTM Cổ phần Á châu Hải Phòng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ những định hướng trên, có thể đặt ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực ngoài quốc doanh như sau:

Theo xu hướng chung của nền kinh tế, cùng với quá trình cổ phần hoá hàng loạt các doanh nghiệp Nhà nước, khi đó vai trò của khu vực kinh tế ngoài quốc

doanh là không thể phủ nhận trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Chính

vì những lý do đó hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

cần có sự chỉ đạo sát sao. Sau đây là một số giải pháp nhằm từng bước nâng cao

chất lượng tín dụng đối với khu vực kinh tế này.

2.1.1. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án.

Thực hiện đúng quy trình thẩm định dự án, nâng cao chất lượng thẩm định

dự án trước khi quyết định cho vay là một việc làm rất cần thiết nhằm nâng cao

chất lượng tín dụng. Để làm được điều đó, việc thẩm định dự án phải thu thập

thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, đối chiếu kiểm tra nguồn thông tin đảm bảo

tính chính xác của nguồn thông tin thu nhận được, xử lý các thông tin đó để

quyết định có cho vay hay không.

Trong quá trình thẩm định, cán bộ Ngân hàng phải tiến hành thẩm định khách

hàng xin vay ở những vấn đề sau:

- Tư cách pháp lý: Đó là việc căn cứ vào các văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập.

- Qua các báo cáo thường kỳ của doanh nghiệp kết hợp với sự thanh tra, giám

sát của cán bộ chuyên môn để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh,

khả năng quản lý tài chính của doanh nghiệp.

- Về vấn đề tài sản thế chấp: Chi nhánh cần phải xem xét tính hiệu quả kinh tế

của dự án. Đây là yếu tố dự phòng khi sảy ra rủi ro tín dụng và là một vấn đề

cần sự quan tâm hơn nữa từ phía Ngân hàng.

- Về thẩm định hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh: Đây là khâu chủ

chốt và quan trọng bậc nhất đối với ngân hàng nhằm đạt hiệu quả mong muốn

cũng như phòng tránh rủi ro. Trong khi àans đề tài sản thế chấp đang còn nhiều vướng mắc, thì việc căn cứ vào tính hiệu quả của sản xuất kinh doanh để ra

quyết định cuối cùng là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ tín dụng

phải thực sự có năng lực, kinh nghiệm đánh giá xem xét tính khả thi của dự án

trên toàn bộ phương diện kỹ thuật, tài chính, kinh tế xã hội và tinh thần trách

nhiệm cao trước khi đưa ra quyết định.

2.1.2. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nâng cao vai trò của công tác thanh tra, kiểm soát là yêu cầu hết sức quan

trọng nhằm đảm bảo chất lượng cho vay, do đó khi ngân hàng muốn nâng cao

chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh thì vai trò của công tác

thanh tra, kiểm soát phải được nâng lên ở mức tương xứng.

Trong quá trình kiểm tra, giám sát vốn vay, Ngân hàng phải thường xuyên

đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng. Điều này rất cần thiết vì trong suốt

quá trình sử dụng vốn vay, hoạt động khách hàng có thể bộc lộ nhiều vấn đề.

Vì thế, đòi hỏi phải giám sát thường xuyên, theo dõi khả năng xảy ra rủi ro để

có biện pháp đối phó kịp thời, giảm thiểu tổn thất trong đầu tư tín dụng.

Trong thực tế, việc giám sát vốn vay của Ngân hàng lại phụ thuộc vào khả năng, trình độ và điều kiện của từng cán bộ tín dụng. Nhất là trong tình hình hiện nay, khi mà báo cáo số liệu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường có độ tin cậy thấp thì việc giải quyết thông tin sẽ còn nhiều lúng túng. Vì vậy

phải tăng cường hoạt động giám sát vốn vay đối với khách hàng trong mọi thời điểm.

2.1.3. Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

Rủi ro là vấn đề không thể tránh khỏi trong bất cứ một ngành nghề sản xuất kinh doanh nào. Đặc biệt trong kinh doanh tiền tệ của các Ngân hàng thương

mại, xuất phát từ đặc trưng hoạt động kinh doanh thực hiện trên một diện rất

rộng, rất đa dạng và phong phú, phức tạp có liên quan hầu hết tới tất cả các

ngành kinh doanh trong nền kinh tế, vì vậy yếu tố rủi ro luôn rất lớn. Thực hiện

tốt các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro là hoạt động hết sức quan trọng

và cần thiết đối với mọi ngân hàng thương mại nhằm đem lại hiệu quả kinh

Phòng trước hết cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Nghiên cứu và hình thành

các đảm bảo tín dụng chắc chắn; nâng cao chất lượng thông tin đề phòng rủi ro.

2.1.4. Coi trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nhân viên

Con người là nhân tố có tính chất quyết định trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Vì vậy kết quả hoạt động cho vay

phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên. Do vậy, để góp phần nâng cao

chất lượng tín dụng thì đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nhân viên chính là một giải

pháp rất quan trọng và có giá trị trong mọi giai đoạn phát triển của Ngân hàng. Muốn vậy, phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín

dụng; có cơ chế thưởng phạt đối với cán bộ nhân viên trong ngân hàng…

2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.

Điều hành linh hoạt các quy chế quản lý vĩ mô: Trong khuôn khổ các quy định về kinh tế, tài chính, tín dụng, vấn đề thực sự bình đẳng giữa các doanh

nghiệp thuộc các thành phần kinh tế còn nhiều hạn chế. Điều đó được thể hiện

trong chính sách tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng. Các quy định và điều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kiện cho vay còn phân biệt đối xử như về tài sản thế chấp, mức lãi suất cho vay.

Mức lãi suất cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn mang tính

áp đặt và cao hơn so với khu vực kinh tế Nhà nước. Vì vậy, để khuyến khích

kinh tế ngoài quốc doanh vay vốn ngân hàng thì NHNN nên xem xét để đưa ra

những quy định linh hoạt và bình đẳng hơn.

Cải thiện thủ tục hành chính: NHNN phải đưa ra biện pháp để đơn giản hoá

thủ tục hành chính, giảm bớt thủ tuc nhất là thủ tục cho vay. Hướng giải quyết là kết hợp nhiều yếu tố trong một yêu cầu. Những vấn đề mà các quy định pháp

luật hoặc các định chế khác đã nêu thì không nên đưa vào. Việc ban hành hệ

thống pháp luật phải tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng, đồng bộ và linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của kinh tế thị trường.

Để giải quyết vấn đề này, NHNN cần rà soát lại các văn bản đã ban hành để

chính sửa, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

Hoạt động cho vay có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào người sử

dụng vốn vay, vì thế khách hàng cần quan tâm và tôn trọng các chế độ, thể lệ tín

dụng NHTM. Mặt khác, một trong các nguyên tắc cơ bản của tín dụng là phải có

hiệu quả, hiệu qủa của tiền vay đối với khách hàng chính là khả năng sinh lời,

hiệu quả tài chính và xã hội của tiền vay mà khách thu được khi sử dụng. Vì vậy, đầu tiên khách hàng phải có trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình… và các thông tin khác về dự án giúp cho NHTM một lần nữa thẩm định lại hiệu quả của

dự án.

Trong quá trình sử dụng tiền vay, khách hàng phải đảm bảo các yêu cầu tín

dụng đề ra, như: sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, báo cáo đầy đủ tình hình sử dụng vốn vay trong điều kiện bình thường hoặc khi có khó khăn để Ngân hàng có hướng giúp đỡ khách hàng xử lý.

KẾT LUẬN

Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh

phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đóng một vai trò quan trọng trong việc

thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước.

Một trong những điều kiện để các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển

mạnh là vốn, đặc biệt là vốn vay ngân hàng. Hoạt động cho vay cho vay tại

NHTM Cổ phần Á châu Hải Phòng đã tạo điều kiện tốt về vốn để các doanh

nghiệp có thể sản xuất kinh doanh. Và thực tế đã chứng minh không ít các doanh

nghiệp ngoài quốc doanh đã sử dụng vốn vay có mục đích, đem lại lợi nhuận

cao, trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tế này vẫn chưa hoàn toàn đảm bảo, còn có những tồn tại. Từ

những đánh giá về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng, bài viết đã nêu lên những khó khăn, hạn chế và những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này. Từ đó đưa ra những giải pháp đối với NHTM Cổ phần Á châu Hải Phòng và những (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chất lượng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong thời gian

tới.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Ngọc Minh cùng toàn thể cán bộ nhân viên NHTM Cổ phần Á châu Hải Phòng đã nhiệt tình giũp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh (Trang 31 - 37)