1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa

95 773 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP 3

1.3.1 Khái niệm định giá bất động sản 7

1.3.2 Mục đích và vai trò của định giá bất động sản 8

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị bất động sản thế chấp 8

1.4 Căn cứ và nguyên tắc định giá bất động sản thế chấp 13

1.6.3 Khảo sát, thu thập thông tin 26

1.6.4 Phân tích, xử lý thông tin 26

1.6.5 Thực hiện xác định giá trị bất động sản cần định giá 27

1.6.6 Lập báo cáo và viết chứng thư định giá 27

1.7 Kinh nghiệm công tác định giá bất động sản thế chấp 27

1.7.1 Kinh nghiệm thế giới 27

1.7.2 Kinh nghiệm trong nước 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN THẾCHẤP TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 30

2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam –Techcombank 30

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 30

2.1.2 Kết quả hoạt động tín dụng trong những năm qua 31

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ 34

Trang 2

2.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của phòng định giá tài sản 35

2.2.2 Cơ cấu tổ chức phòng định giá tài sản 36

2.2.3 Tình hình hoạt động của phòng định giá tài sản 37

2.2.4 Kết quả hoạt động cho vay đối với lĩnh vực bất động sản trên địa bàn HàNội của Techcombank 38

2.3 Quy định của Techcombank về bất động sản thế chấp 40

2.3.1 Điều kiện về hồ sơ thế chấp 40

2.3.2 Kiểm tra hiện trạng bất động sản làm thế chấp 41

2.4 Quy trình định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng Techcombank 44

2.4.1 Tiếp nhận hồ sơ bất động sản thế chấp của khách hàng 45

2.4.2 Xác định phân cấp định giá tài sản bảo đảm 45

2.4.3 Phân công hồ sơ định giá tài sản bảo đảm 47

2.4.4 Định giá tài sản bảo đảm 47

2.4.5 Kiểm soát 48

2.4.6 Hoàn thiện quá trình định giá tài sản bảo đảm 48

2.5 Nội dung thẩm định bất động sản: 49

2.6 Thực trạng định giá tại Ngân hàng Techcombank 51

2.6.1 Quy định của Ngân hàng về phương thức định giá, hệ số chặn K, tỷ lệ chovay tối đa và đơn giá xây dựng áp dụng cho việc định giá Bất động sản tại các địabàn Hà Nội 51

2.6.2 Thực trạng công tác định giá bất động sản thế chấp tại Techcombank 55

2.7 Đánh giá công tác định giá tại Ngân hàng Techcombank 63

2.7.1 Những thuận lợi và kết quả đạt được trong công tác định giá bất động sản 63

2.7.2 Những khó khăn gặp phải trong hoạt động định giá bất động sản 66

2.7.3 Tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động định giá bấtđộng sản thế chấp 67

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ .72BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 72

3.1 Định hướng phát triển Ngân hàng trong tương lai 72

3.1.1 Tầm nhìn chiến lược đến năm 2010 72

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động thế chấp bất động sản 74

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động định giá bất động sản thế chấp tạiNgân hàng Techcombank 75

3.2.1 Giải pháp từ phía ngân hàng 75

3.2.2 Giải pháp từ phía Nhà nước 79

3.3 Một số kiến nghị 82

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 82

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 87

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Techcombank 87

KẾT LUẬN 88TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TMCP : Thương mại cổ phầnTSBĐ : Tài sản bảo đảm

CVKH : Chuyên viên khách hàngCVĐG : Chuyên viên định giá

CV KS & HTKD : Chuyên viên kiểm soát và hỗ trợ kinh doanhĐGTS : Định giá tài sản

ĐGTSBĐ : Định giá tài sản bảo đảm

UBND : Ủy ban nhân dân

ROA : Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sảnROE : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Techcombank 35

Sơ đồ 2.2: Quy trình định giá thế chấp bất động sản 44

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản 31

Bảng 2.2: Báo cáo kết quả cho vay đối với lĩnh vực bất động sản của Ngân hàngTechcombank trên địa bàn Hà Nội 39

Bảng 2.3: Hệ số phân bổ tầng 46

Bảng 2.4: Tỷ lệ cho vay tối đa 53

Bảng 2.5: Hệ số chặn K áp dụng cho các Quận, Huyện 54

Bảng 2.6: Đơn giá xây dựng 55

Bảng 2.7: Kết quả định giá bất động sản 59

Bảng 2.8: Kết quả định giá bất động sản 62

Bảng 2.9: Báo cáo kết quả định giá năm 2008 64

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng,việc sử dụng bất động sản (BĐS) làm tài sản thế chấp tại các ngân hàng ngày càng giatăng Các tác nhân trong nền kinh tế muốn đẩy mạnh sản xuất, mở rộng hoạt động sảnxuất kinh doanh thì nhu cầu vốn là rất lớn Lượng vốn này chủ yếu được vay tại cácngân hàng Để có thể vay được vốn, các cá nhân, tổ chức kinh doanh đều cần có tài sảnthế chấp tại ngân hàng để đảm bảo cho các khoản vay của mình Chất lượng, giá trị củacác tài sản thế chấp sẽ quyết định việc ngân hàng sẽ cho vay hay không và mức chovay tối đa là bao nhiêu Để có thể làm được điều này, công tác định giá tài sản thế chấptại các ngân hàng có vai trò vô cùng quan trọng Trong các tài sản được thế chấp tạingân hàng, BĐS là tài sản được thế chấp nhiều nhất Việc định giá đúng giá trị củaBĐS sẽ là cơ sở để ngân hàng quyết định mức cho vay Hiện nay, hoạt động định giátài sản thế chấp đã được triển khai khá bài bản tại nhiều ngân hàng.

Rủi ro tín dụng trong hoạt động của các ngân hàng là điều không thể tránh khỏi,ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như kết quả kinh doanh của các ngân hàng Vì vậy, quảntrị rủi ro là công tác có tầm quan trọng hàng đầu đối với hoạt động kinh doanh của cácngân hàng và đặc biệt là tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam -Techcombank Với việc thành lập Khối tín dụng và quản trị rủi ro, công tác quản trị rủiro và định giá tài sản của Techcombank cả về tầng vi mô và vĩ mô đã được độc lậphoàn toàn với mảng kinh doanh, giúp cho ban điều hành có cái nhìn khách quan, đảmbảo an toàn kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng Tuynhiên, một thực tế là việc định giá BĐS thế chấp vẫn thường diễn ra tình trạng bất cậptrong công tác tổ chức định giá khiến cho việc xác định giá trị của BĐS, việc xây dựngkhung giá đất thị trường thường không sát với giá trị thực của BĐS… bên cạnh đó việcáp dụng và mở rộng các phương pháp định giá đôi khi cũng chưa được linh hoạt, điềuđó đã gây ra tình trạng khiếu nại của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp yêu cầu táithẩm định ngày càng phổ biến khi mà nhu cầu sử dụng vốn ngày càng lớn để đáp ứngnhu cầu đầu tư và tiêu dùng.

Từ sự bất cập trong công tác tổ chức định giá, việc áp dụng các phương phápthẩm định còn chưa được linh hoạt, việc khiếu nại yêu cầu tái thẩm định còn phổ

Trang 7

biến… chính vì vậy việc nghiên cứu và phân tích công tác định giá BĐS thế chấp tại

Techcombank là cần thiết Từ đó, nhằm đưa ra một số giải pháp để “Nâng cao chấtlượng hoạt động định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng Techcombank”.

Mục tiêu nghiên cứu: Về mặt lý thuyết, làm rõ cơ sở khoa học về hoạt động định giá

bất động sản thế chấp tại ngân hàng Trên cơ sở đó, nghiên cứu và phân tích thực trạnghoạt động cho vay thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam –Techcombank nhằm thấy được những mặt mạnh và cũng như những mặt còn hạn chếcủa công tác định giá bất động sản thế chấp Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phầnnâng cao chất lượng hoạt động định giá bất động sản thế chấp.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nghiên cứu hoạt động định giá bất động sản

thế chấp của Ngân hàng Techcombank tại khu vực Hà Nội.

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương

pháp tổng hợp, phương pháp so sánh… Ngoài ra chuyên đề còn xem xét hoạt độngthực tiễn của công tác định giá bất động sản và tham khảo thêm một số công trình đãnghiên cứu trong lĩnh vực này

Kết cấu chuyên đề: Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên

đề bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học về định giá bất động sản thế chấp

Chương 2: Thực trạng hoạt động định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng

Em xin cảm ơn Th.S Vũ Thị Thảo đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em hoànthành chuyên đề này.

Em xin cảm ơn các anh chị trong phòng Định giá và quản lý tài sản - Ngân hàngTechcombank đã tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành tốt đề tài này.

Trang 8

Việc phân loại thành “bất động sản” và “động sản” có nguồn gốc từ Luật cổ La Mã,theo đó BĐS không chỉ là đất đai, của cải trong lòng đất mà còn là tất cả những gì đượctạo ra do sức lao động của con người trên mảnh đất BĐS bao gồm các công trình xâydựng, mùa màng, cây trồng… và tất cả những gì liên quan đến đất đai hay gắn liền vớiđất đai, những vật trên mặt đất cùng với những bộ phận cấu thành lãnh thổ.

Pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều thống nhất ở chỗ coi BĐS gồm đất đaivà những tài sản gắn liền với đất đai Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của mỗi nước cũngcó những nét đặc thù riêng thể hiện ở quan điểm phân loại và tiêu chí phân loại, tạo ra“khu vực giáp ranh giữa hai khái niệm BĐS và động sản” Hầu hết các nước đều coiBĐS là đất đai và những tài sản có liên quan đến đất đai, không tách rời với đất đai,được xác định bởi vị trí đất đai (Điều 517, 518 Luật dân sự Cộng hòa Pháp, Điều 86Luật dân sự Nhật Bản, Điều 130 Luật dân sự Cộng hòa Liên bang Nga, Điều 94, 96Luật dân sự Cộng hòa Liên bang Đức…) Tuy nhiên Nga quy định cụ thể BĐS là“mảnh đất” chứ không phải là đất đai nói chung

Mỗi nước lại có quan niệm rất khác nhau về những tài sản gắn liền với đất đai đượccoi là BĐS Điều 520 Luật Dân sự Pháp quy định “mùa màng chưa gặt, trái cây chưabứt khỏi cây là BĐS, nếu đã bứt khỏi cây thì được coi là động sản” Tương tự, quyđịnh này cũng được thể hiện ở Luật Dân sự Nhật Bản, Bộ Luật Dân sự Bắc Kỳ và SàiGòn cũ Trong khi đó, Điều 100 Luật Dân sự Thái Lan quy định: “BĐS là đất đai vànhững vật gắn liền với đất đai, bao gồm cả những quyền gắn với việc sở hữu đất đai”.Luật Dân sự Đức đưa ra khái niệm BĐS bao gồm đất đai và các tài sản gắn với đất đai.

Trang 9

Ở nước ta, điều 181 của Bộ Luật Dân sự quy định: BĐS bao gồm: đất đai, nhà ở,công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trìnhxây dựng đó; các tài sản gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định.

1.1.2 Thế chấp bất động sản

Thế chấp BĐS là một bộ phận trong quản lý và kinh doanh tài sản nói chung vàBĐS nói riêng Để có vốn kinh doanh của các cá nhân, tổ chức, họ phải thế chấp BĐStại các tổ chức tín dụng để vay vốn, do vậy trong nền kinh tế cạnh tranh như hiện naythế chấp BĐS để vay vốn tại các tổ chức tín dụng có vai trò rất quan trọng, giúp thúcđẩy sản xuất kinh doanh phát triển, rút ngắn thời gian sản xuất, tiết kiệm chi phí, tăngcường công tác quản lý Nhà nước về BĐS nói chung và nhà đất nói riêng Không chỉcó vậy, nhờ thế chấp BĐS mà các tổ chức tín dụng tránh khỏi được rủi ro khi cho vayvà hoạt động có hiệu quả hơn Từ đó có thể coi thế chấp BĐS để vay vốn là việc bênvay vốn (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản là BĐS thuộc sở hữu hay quản lý hợp phápcủa mình để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ (gồm nợ gốc, lãi vay và phạt lãi quá hạn) đối vớibên cho vay (bên nhận thế chấp).

Tất cả các BĐS thuộc sở hữu của cá nhân hay tổ chức đều có thể thế chấp đểvay vốn Khi thế chấp hai bên, ngân hàng và khách hàng phải thỏa thuận định giá BĐSthế chấp và ký kết hợp đồng thế chấp có chứng nhận của Phòng công chứng.

Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý.Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất đối với các cá nhân, hộ gia đình, các tổchức kinh tế, các đơn vị vũ trang, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội sử dụngổn định lâu dài Trong các chủ thể được giao đất hoặc cho thuê đất nói trên, chỉ có cánhân, hộ gia đình và các tổ chức kinh tế mới có thể sử dụng quyền sử dụng (QSD) đấtlàm tài sản thế chấp để vay vốn ở các ngân hàng.

1.2 Quy định của Ngân hàng về bất động sản thế chấp

1.2.1 Phân loại bất động sản thế chấp

BĐS rất phong phú về chủng loại, kích cỡ, tính năng… Do vậy tài sản thế chấp

Trang 10

 Nhà ở, công trình gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, côngtrình xây dựng đó và các tài sản khác gắn liền với đất

 QSD mà pháp luật về đất đai quy định được thế chấp.

 Trường hợp thế chấp toàn bộ BĐS có vật phụ, thì vật phụ cũng thuộc tài sản thếchấp Trong trường hợp thế chấp một phần BĐS có vật phụ, thì vật phụ chỉthuộc tài sản thế chấp, nếu các bên có thỏa thuận.

 Hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cũng thuộc tài sản thế chấp,nếu các bên có sự thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định và trường hợp tài sảnthế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền thế chấp cũng thuộc tài sản thế chấp. Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

1.2.2 Các hình thức thế chấp bất động sản

Thế chấp pháp lý và thế chấp công bằng

Thế chấp pháp lý là hình thức thế chấp mà trong đó người đi vay (người thếchấp) thỏa thuận chuyển quyền sở hữu (QSH) cho ngân hàng khi không thực hiện đượcnghĩa vụ trả nợ Theo hình thức này, khi người đi vay không thanh toán được nợ, ngânhàng được quyền bán BĐS hoặc cho thuê với tư cách là người chủ sở hữu mà khôngcần thực hiện các thủ tục tố tụng để nhờ sự can thiệp của tòa án.

Thế chấp công bằng (thế chấp thông thường) là hình thức thế chấp mà trong đóngân hàng chỉ nắm giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSD) hoặc sở hữu tàisản để đảm bảo cho món vay Khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ theohợp đồng, việc xử lý BĐS phải dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người đi vay và ngườicho vay hoặc phải nhờ đến sự can thiệp của tòa án nếu có tranh chấp.

Thế chấp thứ nhất và thế chấp thứ hai

Thế chấp thứ nhất là thế chấp tài sản để đảm bảo cho món nợ thứ nhất Điều nàynghĩa là người đi vay sử dụng nhiều tài sản để đảm bảo cho nhiều khoản vay và thếchấp cho khoản vay đầu tiên đang tồn tại là thế chấp thứ nhất Thế chấp thứ nhất có haitrường hợp: thế chấp cho một bên vay và thế chấp cho nhiều bên vay dưới hình thức

Trang 11

hợp đồng vốn (đồng tài trợ) Trong trường hợp thế chấp cho khoản vay hợp vốn, việcquản lý BĐS và giấy tờ của tài sản bảo đảm (TSBĐ) do một ngân hàng đại diện.

Thế chấp thứ hai là hình thức thế chấp trong đó người đi vay sử dụng phần giátrị chênh lệch giữa giá trị tài sản thế chấp và khoản nợ thứ nhất được bảo đảm bằng tàisản đó để bảo đảm cho khoản nợ thứ hai.

Thế chấp trực tiếp và thế chấp gián tiếp

Thế chấp trực tiếp là hình thức thế chấp mà tài sản thế chấp do chính vốn vaytạo nên Ví dụ như ngân hàng cho vay mua căn hộ và khách hàng sử dụng chính căn hộđó để thế chấp cho ngân hàng.

Thế chấp gián tiếp là hình thức thế chấp mà trong đó tài sản thế chấp và tài sảndùng vốn vay để mua là hai tài sản khác nhau Ví dụ, người đi vay thế chấp nhà ở đểvay vốn ngân hàng, sau đó dùng số tiền vay được để đầu tư mua một tài sản khác nhưmua nguyên liệu sản xuất, máy móc thiết bị…

Thế chấp toàn bộ hoặc một phần bất động sản

Trong trường hợp thế chấp toàn bộ BĐS có vật phụ thì vật phụ của BĐS cũngthuộc tài sản thế chấp Trong trường hợp thế chấp một phần BĐS có vật phụ thì vật phụchỉ thuộc tài sản thế chấp nếu có thỏa thuận

1.2.3 Điều kiện bất động sản có thể nhận thế chấp

Không phải tất cả các BĐS đều có thể thế chấp để vay vốn, để có thể thế chấp đểvay vốn, đòi hỏi các BĐS đó phải có những điều kiện nhất định Những điều kiện cầnphải có bao gồm:

- BĐS đó thuộc QSH của khách hàng vay, bên bảo lãnh Đối với BĐS là nhà ở,công trình xây dựng gắn liền với đất, phải thuộc QSD của khách hàng cho vay, bên bảolãnh với QSD đất.

- BĐS đó phải được phép giao dịch hoặc không cấm mua, bán, tặng, cho, chuyểnnhượng, chuyển đổi, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các giao dịch khác.

Trang 12

- BĐS đó không có tranh chấp tức là BĐS không có tranh chấp về quyền và nghĩavụ hợp pháp trong quan hệ pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm và phảichịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết của mình.

- BĐS đó phải đảm bảo dễ chuyển nhượng.

1.3 Định giá bất động sản

1.3.1 Khái niệm định giá bất động sản

Theo Ông Greg Mc Namara, nguyên chủ tịch hiệp hội định giá tài sản Australia(AVO): “Định giá giá trị BĐS là việc xác định giá trị của BĐS tại một thời điểm cótính đến bản chất của BĐS và mục đích của định giá giá trị của BĐS đó Do đó, địnhgiá giá trị BĐS là áp dụng các dữ liệu thị trường so sánh mà các nhà định giá BĐS thuthập được và phân tích chúng, sau đó so sánh với tài sản được yêu cầu định giá để hìnhthành giá trị của chúng”.

Theo Giáo sư A.F Milington - Chủ nhiệm khoa kinh doanh và kinh tế đất đai,Trường Hawkerbury, New South Wales: Định giá có thể được định nghĩa là “nghệthuật bày tỏ quan điểm dưới dạng tính toán để đạt được một mối quan tâm cụ thể vềmột lĩnh vực nhất định BĐS ở một thời điểm cụ thể” Đây cũng là giai đoạn người địnhgiá đưa ra ý kiến của mình trong các mô hình toán, tìm kiếm tất cả các sự kiện liênquan đến lợi ích BĐS và các lĩnh vực liên quan, xem xét tất cả các sự kiện này và saucùng là đưa ra các quan điểm cá nhân.

Theo Giáo sư Lim Lan Yuan, Chủ tịch hiệp hội định giá giá trị tài sản Quốc tếvà giám đốc công ty định giá tài sản Singapore: “Định giá giá trị BĐS là một nghệthuật hay khoa học về xác định giá trị của BĐS cho một mục đích cụ thể ở một thờiđiểm nhất định, có tính đến các đặc điểm của BĐS và những nhân tố kinh tế tiềm ẩntrong thị trường BĐS, bao gồm cả lĩnh vực đầu tư thay thế”.

Điều 4, Luật Kinh doanh BĐS được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm2006 quy định: “Định giá BĐS là hoạt động tư vấn, xác định giá cả của một BĐS cụthể tại một thời điểm xác định”.

Trang 13

Từ các quan điểm nêu trên ta thấy, định giá BĐS là một nghệ thuật hay khoahọc về xác định giá trị BĐS cho một mục đích cụ thể, tại một thời điểm cụ thể, có tínhđến các đặc điểm của BĐS và những nhân tố kinh tế tiềm ẩn trong thị trường BĐS, baogồm cả lĩnh vực đầu tư

1.3.2 Mục đích và vai trò của định giá bất động sản

Mục đích định giá bất động sản

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh doanh đềuchịu tác động của khái niệm giá trị Việc định giá nhằm hướng tới mục tiêu tìm kiếmgiá trị hợp lý của BĐS trên thị trường Chính vì vậy, định giá giá trị BĐS rất quantrọng trong các quyết định mua - bán, cho thuê, thế chấp, bảo hiểm, đền bù khi Nhànước thu hồi đất, đầu tư, thừa kế.

Vai trò của định giá bất động sản

Định giá BĐS là căn cứ, nền tảng cần thiết để thực hiện quản lý tài sản có hiệuquả bao gồm từ việc sử dụng tài sản đến việc mua các tài sản mới và chuyển nhượngcác tài sản hiện đang sử dụng Định giá BĐS là hình thức phân tích kinh tế ứng dụng,định giá đất và công trình trên đất.

Chính từ việc nhận thấy tầm quan trọng của việc định giá BĐS mà Chính phủ đãquy định tại pháp lệnh giá: “Kết quả định giá có thể được sử dụng là một trong định giáTSBĐ vay vốn ngân hàng, mua bảo hiểm, cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổphần hóa, giải thể doanh nghiệp và sử dụng vào các mục đích khác đã được ghi tronghợp đồng thẩm định giá” (Điều 17 - Pháp lệnh giá).

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị bất động sản thế chấp

Giá cả BĐS tuỳ thuộc một phần lớn vào quan hệ cung - cầu trên thị trường Khicầu lớn hơn cung, giá BĐS thường bị đẩy cao lên; ngược lại, khi cầu thấp hơn cung,giá BĐS có xu hướng giảm xuống Tuy nhiên, giá cả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tốkhác như những yếu tố xuất phát từ những khuyết tật của thị trường như “độc quyền”,“đầu cơ”, “cạnh tranh không lành mạnh” có những yếu tố xuất phát từ sự can thiệp

Trang 14

(đường giao thông, cấp và thoát nước, cấp điện ), tăng hoặc miễn giảm thuế cho cácdoanh nghiệp kinh doanh địa ốc, áp dụng việc bán đấu giá tài sản BĐS thuộc sở hữuNhà nước, chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp ; có những yếu tố bắt nguồntừ tâm lý, thói quen của người dân như: không muốn bán nhà đất do cha ông để lại,hoặc không thích ở nhà chung cư, hoặc ham muốn có nhà nằm trên quốc lộ, tỉnh lộ Có ba nhóm nhân tố tác động ảnh hưởng đến giá BĐS nói riêng cũng như đối với BĐSnói chung, cụ thể là:

Các yếu tố có mối liên hệ trực tiếp với bất động sản

Nhóm các yếu tố tự nhiên:

Vị trí của bất động sản: khả năng sinh lời do yếu tố vị trí BĐS thế chấp mang

lại càng cao thì giá trị của BĐS thế chấp càng lớn Mỗi loại BĐS luôn đồng thời tồn tạihai loại vị trí: vị trí tuyệt đối và vị trí tương đối Xét trên phương diện tổng quát, cả haivị trí nói trên đều có vai trò quan trọng trong việc xác lập giá trị của BĐS Tuy nhiên,trong một số trường hợp cụ thể, sự đóng góp vào giá trị chung của BĐS có thể khácnhau Những BĐS nằm tại trung tâm đô thị hay một vùng nào đó sẽ có giá trị lớn hơnnhững BĐS nhà đất cùng loại nằm ở các vùng ven trung tâm (vị trí tương đối) NhữngBĐS nằm ở ngã tư hay ngã ba, trên các trục giao thông quan trọng lại có giá trị cao hơnnhững BĐS nằm ở vị trí khác (vị trí tuyệt đối) Việc xem xét đánh giá ưu thế về vị tríBĐS là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là đối với xác định giá đất Ngoài ra, còn chú ý xemxét đến khả năng tiếp cận của BĐS thế chấp và môi trường xung quanh, môi trườngkinh doanh, vị trí địa lý của BĐS Nếu BĐS ở gần cơ sở hạ tầng như: trường học,bệnh viện, chợ, khu vui chơi giải trí… thì giá trị của BĐS sẽ tăng lên Ngược lại, khảnăng tiếp cận của BĐS với cơ sở hạ tầng kém thì giá trị của BĐS sẽ giảm đi

Kích thước, hình thể, diện tích của thửa đất, lô đất: một kích thước và diện

tích thửa đất tối ưu khi nó thỏa mãn một loại nhu cầu cụ thể của đa số dân cư trongvùng Ví dụ: tại Hà Nội, với nhu cầu để ở, thì loại kích thước và diện tích tối ưu khimặt tiền thửa đất từ 4m-5m và chiều sâu thửa đất từ 10m-15m.

Trang 15

Kích thước lô đất: phù hợp hay không phù hợp với kiến trúc của BĐS và loại hình

BĐS; nếu kích thước lô đất cân đối, phù hợp với kiến trúc của BĐS sẽ làm tăng giá trịBĐS thế chấp, còn nếu kích thước của lô đất không phù hợp với kiến trúc, mục đích sửdụng của BĐS sẽ gây giảm giá trị thị trường BĐS thế chấp.

Hình dáng lô đất: lô đất có hình dáng méo mó, tóp hậu, không vuông vức thì giá trị sẽ

kém hơn so với lô đất có hình dạng vuông vức, cân đối.

Địa hình bất động sản tọa lạc: địa hình nơi BĐS tọa lạc cao hay thấp so với các

BĐS khác trong vùng lân cận có tác động tới giá trị BĐS Tuy nhiên, sự tác động nhiềuhay ít của yếu tố địa hình còn phụ thuộc vào đặc điểm của vùng lân cận BĐS là vùngdân cư, công nghiệp, nông nghiệp hay thương mại – dịch vụ Ở những khu vực thấp,thường hay bị ngập nước vào mùa mưa hay bị hiện tượng triều cường thì giá của BĐSsẽ thấp, ngược lại thì giá của BĐS sẽ cao hơn.

Hình thức (kiến trúc) bên ngoài của bất động sản (đối với BĐS là nhà ở hoặc

các công trình xây dựng khác): hình ảnh bên ngoài của BĐS có ảnh hưởng trực tiếp tới

giá trị BĐS thế chấp Nếu hai BĐS có cùng chi phí xây dựng, BĐS nào có kiến trúcphù hợp với thị hiếu thì giá trị của nó sẽ cao hơn và ngược lại.

Tình trạng môi trường: môi trường trong lành hay bị ô nhiễm nặng, yên tĩnh

hay ồn ào đều ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị BĐS thế chấp.

Các tiện lợi và nguy cơ rủi ro tự nhiên: những BĐS nằm ở những vùng thường

hay bị các sự cố của thiên tai (bão, lụt, động đất, khí hậu khắc nghiệt…) làm cho giá trịBĐS giảm sút và ngược lại.

Trang 16

Nhóm các yếu tố liên quan đến thị trường

Tính hữu dụng của BĐS.

Nhu cầu loại BĐS trên thị trường.

Các yếu tố pháp lý liên quan đến bất động sản

Tình trạng pháp lý của BĐS: xem xét mức độ hoàn chỉnh về pháp lý của BĐS thếchấp, mức độ hoàn chỉnh càng cao thì giá trị BĐS càng lớn, trước hết cần nắm vữngnhững quy định của Nhà nước về nhà đất, đặc biệt là các nghĩa vụ tài chính có liênquan đến QSD đất Các nội dung cần xem xét là:

Kiểm tra các loại giấy tờ liên quan đến BĐS thế chấp: GCNQSD đất hay giấy tờ

xác nhận QSD đất về nhà ở, giấy phép xây dựng hiện có,… Mục đích là nhằm xác địnhxem lô đất đã hoàn chỉnh pháp lý về QSD đất hay chưa? Nếu chưa hoàn thiện thì phảihoàn thiện thêm các thủ tục gì? Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước để hoàn chỉnhpháp lý về QSD đất ra sao?

Quy hoạch sử dụng đất gắn với BĐS thế chấp: mục đích sử dụng BĐS thế chấp có

đúng với quy hoạch của vùng, địa phương và Nhà nước hay không? Nếu như mục đíchsử dụng BĐS thế chấp không đúng với quy hoạch thì giá của BĐS thế chấp sẽ giảm điđáng kể Một số Ngân hàng từ chối định giá BĐS khi BĐS thế chấp đó không sử dụngđúng quy hoạch.

Các quy định về xây dựng và kiến trúc gắn với BĐS thế chấp: một số vùng quy định

về tiêu chuẩn xây dựng và điều kiện bắt buộc trong xây dựng như: quận Hoàn Kiếm,khu vực quanh Bờ hồ cũng ảnh hưởng tới giá trị của BĐS thế chấp.

Các hạn chế quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và công trình xây dựng khác gắn vớiBĐS thế chấp: tình trạng cho thuê, thế chấp BĐS, tình trạng tranh chấp QSD đất, QSH

nhà ở.

Các yếu tố chung bên ngoài

Các yếu tố chính trị, pháp lý: sự thay đổi về đường lối chính sách của Nhà nước và

chính quyền địa phương có thể có những tác động tới hoạt động của thị trường BĐSnói chung và sự đầu tư vào lĩnh vực BĐS nói riêng Cụ thể là;

Trang 17

* Các chính sách có tác động gián tiếp như: sự khuyến khích đầu tư bên ngoài vào địaphương có thể làm tăng nhu cầu về BĐS và qua đó có thể làm tăng giá BĐS.

* Các chính sách tác động trực tiếp như:

- Chính sách cho phép Việt kiều mua BĐS tại Việt Nam.

- Chính sách cho phép những người không có hộ khẩu thành phố được mua nhà tạithành phố.

- Chính sách tài chính áp dụng đối với những người được nhà nước giao đất, cho thuêđất…

- Chính sách tín dụng đối với hoạt động đầu tư vào lĩnh vực BĐS.- Các chính sách thuế của Nhà nước đối với BĐS.

Các yếu tố kinh tế vĩ mô

* Tình hình cung-cầu BĐS trong khu vực.

* Đặc điểm của những người tham gia thị trường BĐS trong khu vực.* Các điều kiện của thị trường BĐS trong khu vực.

* Hiện trạng vùng lân cận (cơ sở hạ tầng như đường, hệ thống cấp thoát nước, cấpđiện, thông tin liên lạc…).

* Mức độ tăng trưởng GDP hàng năm của vùng.

* Thu nhập bình quân hàng năm của người dân trong vùng (thuộc nhóm cao, trungbình hay thấp) so với các vùng khác.

* Khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng của hệ thống tín dụng trong vùng.* Số lượng các lô, thửa đất trống trong vùng.

* Mức giá bình quân các loại đất trong vùng.* Tỷ lệ thuế và mức thuế suất.

* Mức độ lạm phát chung.

* Tình hình thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường tín dụng trongvùng.

Trang 18

Các yếu tố xã hội

Các yếu tố xã hội cũng tác động lớn đến giá trị BĐS Một khu vực mà mật độ dânsố đột nhiên tăng cao do tốc độ tăng dân số cơ học thì giá trị BĐS nơi đó sẽ tăng lên docân bằng cung-cầu bị phá vỡ Mặt khác, các yếu tố khác trong vùng như: chất lượngdịch vụ y tế, giáo dục, trình độ dân trí, vấn đề an ninh, tập quán, lối sống của người dântrong vùng cũng có ảnh hưởng đến giá trị của BĐS Tình trạng những người sống trongBĐS, tình trạng sức khoẻ, nghề nghiệp và tình trạng việc làm, các mối quan hệ tìnhcảm gia đình, xã hội của những người đang chung sống… Những vấn đề liên quan đếnthuyết phong thuỷ.

1.4 Căn cứ và nguyên tắc định giá bất động sản thế chấp

Dựa vào những thay đổi của nền kinh tế: Các thay đổi có thể là chính sách củaNhà nước liên quan đến BĐS, các biến động của thị trường, các thay đổi nhu cầu củangười tiêu dùng, các thay đổi về vật chất, tinh thần của người dân… ảnh hưởng đến giátrị BĐS.

Dựa vào sự phù hợp và đóng góp của BĐS vào quần thể BĐS trong khu vực:Căn cứ vào sự phù hợp giữa mục đích đầu tư và sử dụng BĐS, giữa bản thân BĐS vớiquần thể BĐS xung quanh và sự đóng góp của các BĐS xung quanh làm tăng giá trịcủa BĐS cần định giá.

Dựa vào các yếu tố cấu thành của BĐS: Căn cứ vào giá trị đóng góp của từng bộphận cấu thành của BĐS vào tổng giá trị của BĐS.

Trang 19

Dựa vào các lợi ích mang lại trong tương lai của BĐS: Giá trị của BĐS đượcxác định dựa vào các lợi ích hiện tại và cả những lợi ích tương lai mà nó mang lại chochủ đầu tư, do đó cần dự báo những giá trị tương lai của BĐS mang lại khi định giá.

1.4.2 Nguyên tắc định giá bất động sản thế chấp

Giá trị của BĐS được hình thành bởi nhiều yếu tố tác động như giá trị sử dụng,sự khan hiếm, nhu cầu có khả năng thanh toán… Khi nghiên cứu quá trình hình thànhgiá trị, người định giá cần xem xét và vận dụng những quy luật và nguyên lý kinh tếliên quan Các nguyên tắc cơ bản người định giá viên cần tuân thủ khi định giá BĐS:

Nguyên tắc sử dụng cao nhất tốt nhất

BĐS được coi là sử dụng cao nhất, tốt nhất nếu như BĐS đó đang được sử dụngmột cách hợp pháp cũng như cho thu nhập ròng lớn nhất hoặc có khả năng cho thunhập ròng trong tương lai là lớn nhất và có thể được tồn tại kéo dài nhất định, liên tụctrong một khoảng thời gian.

Sử dụng cao nhất tốt nhất được xem là một trong số các nguyên tắc quan trọng nhấtcủa định giá BĐS.

Nguyên tắc cung – cầu

Nguyên tắc này cho rằng: Giá trị thị trường được xác định bằng sự tương tác củacung và cầu Khi lượng cung tăng lên mà lượng cầu không tăng hoặc giảm thì giá thịtrường sẽ giảm, khi lượng cung giảm mà lượng cầu không cùng tăng và cùng giảm thìgiá sẽ tăng hoặc giảm tùy theo tốc độ tăng, giảm của cung và cầu Giá tăng khi tốc độtăng của cầu lớn hơn cung và ngược lại.

Nguyên tắc thay đổi

Nguyên tắc này cho rằng, giá trị của một BĐS cụ thể không bao giờ giữ nguyên vìcác lực lượng tự nhiên, kinh tế, Nhà nước và pháp luật; xã hội và môi trường, luôn làmthay đổi giá trị của BĐS, thay đổi môi trường của BĐS, thay đổi xu thế của thị trườngđối với loại BĐS đó như về quy mô đầu tư BĐS, chất lượng đầu tư BĐS… Sự thay đổilà một quy luật khách quan, nó diễn ra liên tục và không phụ thuộc vào ý muốn chủ

Trang 20

trường tuy chỉ có giá trị vào thời điểm định giá nhưng nó bao hàm phản ánh được cả xuthế tương lai của BĐS Nguyên tắc “thay đổi” luôn vận dụng kết hợp với nguyên tắc“dự báo”.

Nguyên tắc thay thế

Nguyên tắc này cho rằng, giá trị thị trường của một BĐS chủ thể có khuynh hướngbị áp đặt bởi giá bán một BĐS thay thế khác tương tự về giá trị và các tiện dụng so vớiBĐS chủ thể, với giả thiết không có sự chậm trễ trong việc thỏa thuận giá cả và thanhtoán.

Nguyên tắc thay thế đóng vai trò là cơ sở cho các phương pháp định giá BĐS: địnhgiá BĐS theo chi phí, theo thị trường.

Đây là nguyên tắc cơ bản trong việc xem xét tính khả thi của việc đầu tư bổ sungvào tài sản khi định giá viên xác định mức sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất củaBĐS.

Nguyên tắc cạnh tranh

Lợi nhuận sẽ khuyến khích cạnh tranh Lợi nhuận siêu ngạch sẽ thu hút nhiều ngườitham gia thị trường và sẽ dẫn đến giảm lợi nhuận.

Cạnh tranh giữa các lực lượng tham gia thị trường

Cạnh tranh giữa cung và cầu; trong nội bộ cung và nội bộ cầu.

Đối với BĐS, mối quan hệ cạnh tranh cũng được quan sát giữa các BĐS với nhauvà giữa BĐS này với BĐS khác Do đó, giá trị của BĐS được hình thành là kết quả củasự cạnh tranh trên thị trường.

Trang 21

Việc ước tính giá trị của tài sản luôn luôn dựa trên các triển vọng tương lai, lợi íchdự kiến nhận được từ QSD BĐS của người mua.

Nguyên tắc cân bằng

Sự cân bằng được thể hiện ở cân bằng giữa đất và công trình, giữa các bộ phận cấuthành của công trình Khi các yếu tố tạo ra BĐS đạt ở mức cân bằng sẽ đảm bảo chogiá trị của BĐS ổn định lâu dài.

Bất cứ sự mất cân bằng nào xảy ra đều làm BĐS giảm giá trị.

Các yếu tố cấu thành của BĐS cần phải đạt được sự cân bằng để BĐS đạt đượcmức hữu dụng cao nhất.

Nguyên tắc ngoại ứng

Giá trị của BĐS chịu tác động của các yếu tố bên ngoài nó Ngược lại, giá trị củaBĐS khác cũng chịu tác động ngoại ứng của bản thân BĐS Có hai loại ngoại ứng tácđộng đến giá của BĐS Đó là ngoại ứng tích cực và ngoại ứng tiêu cực.

Nguyên tắc thực tế

Dựa vào khả năng thực tế của BĐS có dự báo thay đổi nhưng không suy diễn.Dựa vào tập quán, quan niệm thực tế trong mua bán, trao đổi (bớt giá khi thanhtoán, phương tiện thanh toán…).

Dựa vào kết quả thực tế đã được thị trường thừa nhận.

1.5 Phương pháp định giá bất động sản thế chấp

Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để định giá BĐS:* Phương pháp so sánh trực tiếp

Trang 22

* Phương pháp chi phí* Phương pháp thặng dư* Phương pháp lợi nhuận

Việc lựa chọn phương pháp định giá phụ thuộc vào mục đích định giá, phụthuộc vào từng loại BĐS và phụ thuộc vào thông tin thu thập được trên thị trường.

Trên thực tế, việc định giá BĐS thế chấp tại các ngân hàng hiện nay sử dụngchủ yếu ba phương pháp cơ bản: phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp chi phí,phương pháp thu nhập.

1.5.1 Phương pháp so sánh trực tiếp

* Khái niệm

Định giá so sánh là việc xác định giá trị BĐS bằng cách so sánh một cách trựctiếp với BĐS tương tự đã được giao dịch trên thị trường nhằm tìm ra BĐS mục tiêu từgiao dịch trước đó.

BĐS tương tự với BĐS cần định giá có những đặc điểm cơ bản sau:- Có đặc điểm vật chất giống nhau

- Có các thông số kinh tế, kỹ thuật cơ bản tương đồng- Có cùng chức năng, mục đích sử dụng

- Có chất lượng tương đương nhau- Có thể thay thế cho nhau trong sử dụng

* Phạm vi áp dụng

Phương pháp này thường được sử dụng để định giá đất hoặc định giá nhà đấtcho nhiều mục đích: mua, bán, thế chấp, góp vốn, phân chia quyền lợi về tài sản…Phương pháp này có thể áp dụng cho hầu hết các loại BĐS có thị trường.

Phương pháp này cũng có thể sử dụng để tính tiền thuê BĐS Tuy nhiên, khi xácđịnh tiền cho thuê, người ta thường sử dụng phương pháp đầu tư để thực hiện.

Phương pháp này đặc biệt thích hợp định giá cho những BĐS dân dụng, có tínhđồng nhất cao như: đất trống, các căn hộ chung cư, các dãy nhà phố liền kề được xây

Trang 23

dựng cùng một kiểu, các BĐS liền kề hoặc cùng khu vực, các BĐS thương mại - dịchvụ, tức là các BĐS thường được giao dịch phổ biến trên thị trường.

* Yêu cầu

- Phải có những thông tin liên quan của các BĐS tương tự được mua bán trên thịtrường thì phương pháp này mới sử dụng được Nếu không có thông tin thị trường vềviệc mua bán các BĐS tương tự thì không có cơ sở để so sánh với BĐS cần thẩm định.

- Thông tin thu thập được trên thự tế phải so sánh được với BĐS mục tiêu cầnthẩm định, nghĩa là phải có sự tương quan về mặt kỹ thuật: công suất, kiểu dáng và cácđiều kiện kỹ thuật khác…

- Chất lượng của thông tin cần phải cao, tức là phải tương đối phù hợp về cấutạo, kịp thời, chính xác, có thể kiểm tra được, đầy đủ và có các nguồn số liệu được thuthập từ các nguồn thông tin đáng tin cậy, ví dụ như: tạp chí, bản tin giá cả thị trườnghàng ngày, các công ty chuyên doanh thiết bị, BĐS… Nguồn thông tin này đáng tincậy vì có thể đối chiếu, kiểm tra khi có yêu cầu.

- Thị trường phải ổn định: nếu thị trường có biến động mạnh thì phương phápnày khó chính xác, mặc dù các đối tượng so sánh có các tính chất giống nhau ở nhiềumặt.

- Người định giá cần có kinh nghiệm và kiến thức thực tế về thì trường, mới cóthể vận dụng phương pháp định giá thích hợp để đưa ra được mức giá đề nghị hợp lývà được công nhận.

Trang 24

- Kiểm tra các thông tin về BĐS có thể so sánh được để xác định giá trị thịtrường của nó làm cơ sở để so sánh với BĐS mục tiêu cần định giá Thông thường nênlựa chọn một số BĐS thích hợp nhất về mặt cấu tạo có thể so sánh được với BĐS mụctiêu cần thẩm định (thường là từ 3-6 BĐS).

- Phân tích các giá bán, xác định những sự khác nhau về đặc điểm kỹ thuật như:kích cỡ, kiểu loại, tuổi thọ và các điều kiện khác (tốt hơn hoặc xấu hơn) của mỗi BĐSso sánh với BĐS cần định giá, sau đó điều chỉnh giá bán BĐS này (có thể tăng lên hoặcgiảm xuống) so với BĐS cần định giá.

Quá trình điều chỉnh để đi đến xác định giá trị của BĐS cần định giá được tiếnhành như sau:

Lấy BĐS cần định giá làm chuẩn, nếu BĐS so sánh tốt thơn thì điều chỉnh giátrị giao dịch của BĐS so sánh xuống và ngược lại.

- Ước tính giá trị của BĐS, đối tượng cần định giá trên cơ sở các giá bán có thểso sánh được sau khi đã điều chỉnh.

* Ưu nhược điểm của phương pháp so sánh trực tiếp

Trang 25

Nhược điểm

- Đây là phương pháp đơn giản nhưng nhiều cạm bẫy, nếu người định giá đặtquá nhiều tin tưởng vào các bằng chứng thị trường nhưng đã quên mất những bằngchứng đó đã phản ánh điều gì đã xảy ra trên thị trường.

- Khi thị trường yếu, không đủ bằng chứng thì việc áp dụng phương pháp nàyrất hạn chế.

- Phân tích so sánh các BĐS lớn tạo thu nhập rất khó.

- Khi các điều kiện kinh tế và pháp lý thay đổi nhanh chóng làm hạn chế tínhthực tiễn của phương pháp.

- Đối với những BĐS lần đầu được đổi mới trong khu vực hoặc những BĐSchuyên dùng cụ thể sẽ không có số liệu nào cụ thể để so sánh.

- Để đảm bảo tính thực tiễn của kết luận cần thận trọng với nguồn gốc số liệu vàcác điểm của cơ sở dữ liệu.

- Người định giá phải xác định và phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của sốliệu đã thu thập được và sử dụng trong phân tích so sánh Tất cả những yếu tố và quanđiểm phù hợp phải được đưa ra trong báo cáo định giá.

* Vận dụng phương pháp so sánh trực tiếp vào định giá bất động sản thế chấp

Định giá BĐS thế chấp là một công việc quan trọng trong nghiệp vụ tín dụngngân hàng, kết quả định giá BĐS là căn cứ để ngân hàng quyết định mức cho vay, thờihạn vay… Những BĐS thế chấp đa số là những tài sản dễ mua bán, trao đổi như: nhàở, cửa hàng, đất đai, bến bãi, kho hàng… Hầu hết các tài sản này đều có thông tin phổbiến trên thị trường nên phương pháp định giá so sánh trực tiếp là phương pháp hiệuquả nhất để áp dụng Vận dụng phương pháp so sánh trực tiếp, chuyên viên định giá(CVĐG) sẽ tiến hành thu thập những thông tin về BĐS tương đồng với BĐS được thếchấp được giao dịch trong thời gian gần đây, từ đó xác định được mức giá thị trườngphù hợp cho BĐS thế chấp sau khi đã tiến hành điều chỉnh cần thiết.

Trang 26

1.5.2 Phương pháp định giá chi phí (phương pháp giá thành, phương pháp thầukhoán)

* Khái niệm

Phương pháp định giá chi phí được hình thành từ nguyên tắc thay thế và giảđịnh rằng giá trị của BĐS cần định giá được đo bằng chi phí để làm ra một BĐS tươngtự như một vật thay thế.

* Yêu cầu

Theo phương pháp này, người định giá cần phải ghi chép đầy đủ, cụ thể đặcđiểm của từng BĐS, tuổi đời kinh tế, tuổi thọ tại thời điểm hiện tại, tính tỷ lệ mức độđã sử dụng của BĐS.

Người định giá phải thông thạo kỹ thuật và có đủ kinh nghiệm mới có thể ápdụng phương pháp này.

* Nội dung

Trình tự của phương pháp định giá chi phí được tiến hành như sau:

- Ước tính giá trị của mảnh đất, coi mảnh đất đó là trống và việc sử dụng hiệntại là cao nhất, tốt nhất.

-Ước tính các chi phí hiện tại để xây dựng lại hoặc thay thế những công trìnhhiện có trên mảnh đất.

- Ước tính tổng số tiền giảm giá tích lũy của các công trình xây dựng hiện cótrên mảnh đất xem xét trên tất cả mọi nguyên nhân Sự giảm giá đó được chia thành baloại: giảm giá tự nhiên, lỗi thời chức năng và lỗi thời bên ngoài.

- Trừ số tiền giảm giá tích lũy khỏi chi phí hiện tại để xây dựng lại hoặc để thaythế những công trình xây dựng hiện có trên mảnh đất, để có giá trị hiện tại của côngtrình.

Giá trị công trình = Chi phí thay thế (chi phí tái tạo) – tổng giảm giá tích lũy

- Ước tính phần trăm gảm giá của các công trình xây dựng và các chi phí củacác công trình cải tạo khác nằm trên địa điểm.

Trang 27

Giá trị BĐS = Giá trị đất + chi phí thay thế đã giảm giá (giá trị hiện tại của côngtrình) + chi phí công trình phụ giảm giá (giá trị hiện tại của công trình phụ)

* Ưu nhược điểm của phương pháp chi phí

- Việc ước tính giảm giá tích lũy nhiều khi dựa vào chủ quan của người địnhgiá, cũng như hiện nay chưa có một phương pháp thống nhất để tính phần giảm giá tíchlũy này.

- Việc áp dụng phương pháp chi phí đòi hỏi người định giá phải thông thạo kỹthuật xây dựng và phải có đủ kinh nghiệm để có thể áp dụng được phương pháp thẩmđịnh này.

- Phương pháp này không có giá trị trong việc đưa ra các giá trị dự báo phù hợpnên nó ít khi được chấp nhận để cung cấp các đánh giá có giá trị.

Trang 28

* Vận dụng phương pháp chi phí vào định giá bất động sản thế chấp

Mỗi loại tài sản đang hiện hữu, có một số tài sản được thiết kế và sử dụng chomột mục đích riêng biệt để đáp ứng các yêu cầu cụ thể như nhà máy điện, nhà máy hóachất, cơ sở lọc dầu… Hầu hết các tài sản này được xây dựng bơi các tổ chức có tráchnhiệm cho việc sử dụng riêng biệt và không có các tổ chức thay thế khác cần đến tàisản đó Do vậy, không xảy ra việc mua bán các tài sản đó trên thị trường, tức là khôngcó những tài liệu mua bán làm cơ sở cho sự so sánh của việc định giá Khi đó phươngpháp so sánh tỏ ra không còn phù hợp và CVĐG phải sử dụng phương pháp chi phí.

1.5.3 Phương pháp vốn hóa (phương pháp đầu tư, phương pháp thu nhập)

* Khái niệm

Phương pháp vốn hóa là phương pháp chuyển đổi các thu nhập ròng hàng nămtrong tương lai về giá trị vốn hiện tại Phương pháp thu nhập được xây dựng trên việctuân thủ các nguyên tắc dự kiến các lợi ích trong tương lai và chủ yếu được áp dụngđối với các BĐS tạo thu nhập.

* Cơ sở của phương pháp

Được xây dựng chủ yếu trên việc tuân thủ nguyên tắc dự báo các lợi ích tươnglai Theo nguyên tắc này người ta cho rằng, về mặt lý thuyết, giá trị thị trường hiệnhành của một BĐS ngang bằng với giá trị hiện tại của tất cả các khoản thu nhập tươnglai có thể nhận được từ BĐS Như vậy, nếu biết trước thu nhập mà BĐS tạo ra hàngnăm thì có thể tìm được giá trị của BĐS, nó tương ứng với giá vốn phải đầu tư để tạo racác khoản thu nhập đó.

* Nội dung

Trình tự của phương pháp được tiến hành như sau:

- Ước tính tổng thu nhập tiềm năng của một năm của BĐS khi ở mức chiếm hữuđầy đủ.

- Tính tổng thu nhập hiệu quả là thu nhập dự báo nhận được từ tất cả các hoạtđộng của BĐS đã được điều chỉnh do khoản thất thu tiền thuê, do bỏ trống hoặc dokhông thu được tiền thuê.

Trang 29

- Tính thu nhập hoạt động ròng là thu nhập thực tế hay dự báo còn lại sau khi đãtrừ đi chi phí hoạt động từ tổng thu nhập hiệu quả nhưng trước khi trừ đi tiền lãi vaythế chấp và khấu hao sổ sách.

- Tính tỷ lệ vốn hóa bằng cách phân tích doanh số thu nhập của BĐS tương tựđã bán trên thị trường hay kỳ vọng đầu tư BĐS của những người tham gia thị trường.

Trong đó:

CFi: Dòng tiền ròng hàng nămr: Tỷ suất lợi tức

* Ưu nhược điểm của phương pháp vốn hóa

Trang 30

- Khi phân tích các thương vụ cần tiến hành điều chỉnh nhiều mặt: vị trí, tuổithọ, chất lượng, diện tích, tiện nghi, thời hạn cho thuê, những thay đổi về tiền thuêtrong tương lai

- Trong nhiều trường hợp thiếu cơ sở dự báo các khoản thu nhập tương lai.- Kết quả định giá có độ nhạy lớn trước mỗi sự thay đổi của các tham số tínhtoán Trong những trường hợp như vậy, kết quả sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tốchủ quan.

* Vận dụng phương pháp vốn hóa vào định giá bất động sản thế chấp

Trong hoạt động của ngân hàng, các BĐS dùng vào mục đích thế chấp rất đadạng về chủng loại, giá trị, mục đích sử dụng Do đó, tùy thuộc vào từng loại BĐS màCVĐG sẽ áp dụng phương pháp định giá nào cho phù hợp Đối với các BĐS tạo ra thunhập ròng hàng năm như các BĐS cho thuê thì phương pháp định giá thu nhập tỏ rahiệu quả hơn hẳn Khi đó các CVĐG sẽ chuyển tất cả các khoản thu nhập trong tươnglai của BĐS thế chấp về giá trị hiện tại với một tỷ lệ chiết khấu xác định

1.6 Quy trình định giá bất động sản thế chấp

1.6.1 Xác định vấn đề định giá

- Xác định BĐS cần định giá: trong nội dung này cần xác định được các yếu tốvề đặc điểm, đặc tính kỹ thuật, kinh tế của bất động sản đó

- Tìm hiểu các yếu tố về lịch sử, xã hội

- Các yếu tố về mặt pháp lý như giấy tờ, hồ sơ liên quan đến BĐS.

- Các yếu tố pháp lý bên ngoài như vùng đó được quy hoạch như thế nào, cácgiới hạn về quyền năng của người sử hữu, sử dụng BĐS đó.

- Xác định yêu cầu của khách hàng: là những yêu cầu khách hàng đặt ra trongviệc định giá mà người định giá cần đáp ứng.

- Xác định thời điểm định giá và các cơ sở về giá cả và giá trị sử dụng phục vụcho quá trình định giá.

1.6.2 Lập kế hoạch định giá

Trang 31

- Lên danh mục những công việc phải thực hiện và phải chỉ rõ các kết quả manglại, đồng thời phải làm rõ được làm thế nào để thực hiện được những công việc đó.

- Phải xây dựng được thời gian thực hiện mỗi khâu công việc đó.

1.6.3 Khảo sát, thu thập thông tin

Để có thể thu thập được các thông tin cần thiết đòi hỏi người định giá trước hếtcần phải phân loại được các nguồn tài liệu chủ yếu và thứ yếu.

- Phải khảo sát thu thập thông tin cơ bản về BĐS cần định giá như: vị trí, cơ sởhạ tầng nơi BĐS tọa lạc.

- Khảo sát trực tiếp BĐS để làm rõ được đặc điểm, đặc tính của BĐS.

- Thu thập các tài liệu làm căn cứ so sánh, phân tích, đánh giá và điều chỉnhnhư: các tài liệu mua bán, định mức tiêu hao vật tư, đơn giá chi phí

- Các văn bản pháp lý của Nhà nước và chính quyền địa phương có liên quanđến QSD đất, QSH công trình trên đất, các quy định về quyền và thời hạn cho thuê

- Các số liệu tổng hợp về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội nơi BĐS tọa lạccũng cần phải thu thập để phục vụ cho quá trình định giá.

1.6.4 Phân tích, xử lý thông tin

Dựa trên các tài liệu đã có sẵn cần phải tiến hành các loại phân tích

- Phân tích thị trường: Mục đích của phân tích thị trường là nhận diện và đánhgiá các yếu tố thị trường ảnh hưởng tới BĐS định giá.

- Phân tích tài sản: Mục đích của phân tích tài sản là để nhận ra những đặc điểm,tiêu chuẩn chủ yếu của tài sản có ảnh hưởng tới giá trị của nó.

- Phân tích so sánh: Mục đích của phân tích so sánh là lựa chọn và đưa ra cáctiêu chuẩn để thực hiện các phương pháp và kỹ thuật điều chỉnh, so sánh cho thích hợpđối với từng giao dịch chứng cớ đã xác lập thông tin trên thị trường.

Trang 32

Các phân tích trên là căn cứ để người định giá xác định phương pháp định giánào là chính, phương pháp định giá nào có tính bổ sung hoặc tham chiếu Trong khi lựachọn cần đánh giá tính hợp lý, sự thuận lợi và hạn chế của mỗi phương pháp.

Để lựa chọn được phương pháp định giá cần dựa vào thuộc tính của tài sản, khảnăng sử dụng các dữ liệu thị trường, mục đích và nguyên tắc định giá chủ yếu được vậndụng Người định giá có thể áp dụng một hay nhiều phương pháp định giá để ước tínhgiá trị của BĐS.

1.6.6 Lập báo cáo và viết chứng thư định giá

Báo cáo định giá thể hiện hữu hình công việc đã làm của người định giá Toànbộ quá trình định giá được trình bày trong báo cáo định giá.

Chứng thư định giá trình bày tóm tắt quá trình định giá, kết quả định giá và cácđiều kiện ràng buộc có ảnh hưởng đến việc ước lượng giá trị BĐS và sử dụng kết quảđịnh giá.

Báo cáo định giá và chứng thư định giá được gửi cho khách hàng và được lưugiữ tại văn phòng định giá.

1.7 Kinh nghiệm công tác định giá bất động sản thế chấp

1.7.1 Kinh nghiệm thế giới

Định giá BĐS là lĩnh vực được nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả những nướcphát triển cũng như đang phát triển quan tâm, đầu tư, nghiên cứu từ nhiều năm qua.Định giá BĐS thế chấp tuy chỉ là một bộ phận nhỏ nhưng không tách rời của định giáBĐS nói chung, đều phải tuân thủ theo những quy định, tiêu chuẩn và phương phápđịnh giá BĐS.

Tại các nước như Thụy Điển, Anh, Pháp, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc định giá BĐS đã trở thành một ngành quan trọng của nền kinh tế Các kết quả nghiêncứu về giá BĐS, các nguyên tắc, phương pháp định giá BĐS đã được đưa vào ứngdụng rộng rãi trong hoạt động định giá tạo điều kiện cho các giao dịch dân sự trên thịtrường như mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp diễn rathuận lợi.

Trang 33

Định giá đất ở Úc đã có lịch sử phát triển rất lâu đời Từ cuối năm 1960 và đầunhững năm 1970, các bang ở Úc đều đã xây dựng Luật quy định về định giá đất Từ đóđến nay, các Luật này đã được xem xét, sửa đổi rất nhiều lần và đi đôi với nó là địnhgiá đất ngày càng được hoàn thiện hơn Luật này quy định rất chi tiết các vấn đề xungquanh định giá đất, từ người chịu trách nhiệm và quyết định các vấn đề định giá đấtđến quy trình thực hiện Các phương pháp định giá đất cũng được quy định cụ thểtrong các Luật đó Tuy nhiên, Luật chỉ quy định các phương pháp khác nhau có thể sửdụng trong định giá mà không quy định cụ thể phương pháp nào được áp dụng trongtrường hợp nào Điều này sẽ được người có thẩm quyền quyết định đối với từng trườnghợp cụ thể Các phương pháp đó là phương pháp so sánh/phương pháp thị trường,phương pháp thu nhập và phương pháp chi phí Đối với các loại đất có thể có giá trị thịtrường thì hầu hết đều dùng phương pháp so sánh, tức là lấy giá của mảnh đất tương tựđược bán trên thị trường tại thời điểm định giá, sau đó có thể điều chỉnh, cộng thêmhoặc trừ bớt đi các giá trị gia tăng hoặc các chi phí hoặc phương pháp thu nhập để tínhtoán.

Ở Đài Loan, các phương pháp định giá đất được quy định rõ ràng tại Quy địnhvề kỹ thuật định giá BĐS Phương pháp định giá áp dụng là các phương pháp định giáđất đã được phổ biến và áp dụng thành công ở các nước trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ.Đó là các phương pháp so sánh, phương pháp chi phí, phương pháp lợi nhuận vàphương pháp thặng dư Đối với các mục đích khác nhau và với mỗi loại đất khác nhauthì các công ty/người định giá sẽ linh hoạt sử dụng các phương pháp khác nhau.

1.7.2 Kinh nghiệm trong nước

Định giá đối với bất động sản là đất ở

Các ngân hàng quốc doanh và các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đềuxác định một phương pháp định giá chung: quan niệm về giá thị trường trên cơ sở giágiao dịch thực tế đã được trừ đi phần rủi ro mà theo các cán bộ định giá cảm nhận(thường bằng 93-98% giá giao dịch thực tế, giá trị này phụ thuộc vào các yếu tố thuận

Trang 34

Tùy thuộc vào chính sách định giá của mỗi ngân hàng mà mức cho vay đượcxác định Đối với đất ở, mức cho vay của các ngân hàng thường được xác định là 70%giá định giá Do vậy, mức cho vay tối đa là: 70% * 98% = 68.6% giá thị trường.

Có một số ngân hàng có chính sách định giá khác như:* Ngân hàng TMCP quốc tế (VIB Bank)

- Giá định giá: được xác định theo giá thị trường, định giá bằng 70% giá thị trường(giao dịch thực tế trên thị trường)

- Cho vay bằng 70% giá trị định giá

- Mức cho vay tối đa: 70% * 70% = 49% giá thị trường * Ngân hàng Habubank

- Giá định giá: trung bình cộng giữa giá thị trường và giá khung do Nhà nước ban hành.- Cho vay bằng 85% giá trị định giá

- Mức cho vay tối đa: 70% * 85% = 59.5% giá thị trường

Định giá đối với bất động sản là đất vườn liền kề

Định giá đất vườn liền kề bằng với khung giá đất vườn liền kề do Nhà nước ban hành.

Định giá đối với bất động sản là căn hộ tập thể cũ

* Ngân hàng Đông Á: hạn chế nhận chung cư cũ làm tài sản bảo đảm, nếu phương án kinhdoanh tốt có thể nhận, giá trị định giá tối đa bằng khung giá theo Nghị định 61/CP.

* Ngân hàng Habubank: định giá bằng giá thị trường thực tế, cho vay bằng 85% giá trịđịnh giá

Trang 35

Tên doanh nghiệp phát hành: Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Tên giao dịch: VIETNAM TECHNOLOGICAL AND COMERCIAL JOINTSTOCK BANK.

Tên viết tắt: TECHCOMBANK

Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng TMCP Kỹ thươngViệt Nam – Techcombank là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của ViệtNam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trườngvới số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý ThườngKiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Sau 15 năm phát triển, từ một ngân hàng nhỏ, Techcombank đã trở thành mộttrong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam Techcombank hiện phục vụ hơn400.000 khách hàng dân cư, gần 20.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệpnhà nước và tư nhân có quy mô lớn Với khách hàng cá nhân, Techcombank cung ứngtrọn bộ các sản phẩm ngân hàng đáp ứng mọi nhu cầu có thể phát sinh của khách hàngbao gồm các sản phẩm tài khoản, tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, thẻ, đầu tư, bảo lãnh,bảo quản tài sản trên nền tảng công nghệ hiện đại của hệ thống Globus, rất thuận tiệnvà có nhiều tiện ích và giá trị gia tăng cho khách hàng, trong đó trụ cột là các nhóm sảnphẩm thẻ, tài trợ tiêu dùng và cho vay mua nhà trả góp Với các doanh nghiệp vừa vànhỏ, Techcombank đang cung cấp “siêu thị dịch vụ tài chính trọn gói” hỗ trợ tối đahoạt động kinh doanh trong nước cũng như nước ngoài bao gồm: tài khoản, tiền gửi,tín dụng, đầu tư dự án, tài trợ xuất nhập khẩu, quản lý nguồn tiền, bao thanh toán, thuêmua, dịch vụ ngoại hối và quản trị rủi ro, các chương trình cho vay ưu đãi và hỗ trợ

Trang 36

đang cung ứng các sản phẩm ngoại hối, giao dịch vốn, chiết khấu chứng từ có giá, cáccông cụ phái sinh và quản trị rủi ro cho rất nhiều khách hàng trong nước trên cơ sở hợptác với các tổ chức quốc tế và sàn giao dịch lớn trên thế giới.Với sự tự tin, cam kết vàlòng quyết tâm cao, mọi thành viên đại gia đình Techcombank đang nghĩ và hành độnghướng tới mục tiêu phát triển ngân hàng nhằm đem lại nhiều hơn nữa lợi ích cho kháchhàng, giá trị cho cổ đông: Techcombank đem lại “sự thân thiện đến tin cậy”.

2.1.2 Kết quả hoạt động tín dụng trong những năm qua

Với lịch sử hình thành và phát triển còn khá non trẻ nhưng Techcombank đãchứng tỏ mình là một trong những ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả Quy môcủa ngân hàng liên tục được mở rộng, các sản phẩm và dịch vụ ngày càng phong phúvà đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, chất lượng các sảnphẩm liên tục được cải tiến, hình ảnh của ngân hàng ngày càng được quảng bá và biếttới rộng rãi hơn.

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản

Trang 37

Từ bảng số liệu trên ta thấy, các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng liên tục đượcgia tăng qua các năm, đặc biệt là sự tăng lên đáng kể của tổng tài sản Nếu như năm2006, tổng tài sản mới chỉ đạt 17,326 tỷ đồng, đến năm 2008 đã tăng lên 59,069.06 tỷđồng so với 39,542 tỷ đồng cuối năm 2007 đã tăng 19.818 tỷ đồng Điều đó chứngtỏ quy mô hoạt động của ngân hàng tăng lên rõ rệt và ngày càng được mở rộng hơnnữa Lợi nhuận trước thuế lũy kế năm 2008 tăng gấp đôi so với mức lợi nhuận đạt đượctrong năm 2007 Để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động, tăng khả năng cạnhtranh và tận dụng ưu thế của các ngân hàng nội địa, Techcombank đã không ngừng mởrộng quy mô hoạt động, mở rộng thị phần và củng cố hình ảnh của mình trong hệ thốngngân hàng nói riêng và trong toàn nền kinh tế nói chung.

Nếu như năm 2007 đánh dấu sự thành công vượt bậc của nền kinh tế Việt Namnói chung và của Techcombank nói riêng, thì trong năm 2008 trước sự khủng hoảngcủa nền kinh tế thế giới, hệ thống tài chính Việt Nam cũng bị tác động ít nhiều và đặcbiệt trong năm 2008, với chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam thì hệ thống các ngân hàng cũng chịu nhiều ảnh hưởng, trong đó Techcombankcũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng Đầu năm 2008, trong nước lạm phát tăng cao,việc lãi suất huy động và cho vay đột ngột tăng cao nhưng đến cuối năm, nền kinh tếlại rơi vào tình trạng giảm phát đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu và lợi nhuậncủa các ngân hàng thương mại, trong đó Techcombank cũng không phải là trường hợpngoại lệ Tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt: 26.018 tỷ đồng, tăng 31% so vớicuối năm 2007, đạt 92% kế hoạch Trong đó: Nợ xấu từ loại 3- 5 chiếm 2,56%trong tổng số dư nợ, đạt mục tiêu đăng ký đầu năm (nợ xấu dưới 3 %).

Trích lập dự phòng rủi ro và giảm giá chứng khoán: Trong năm 2008Techcombank đã trích lập 537 tỷ đồng dự phòng nợ xấu, 71 tỷ đồng dự phòngchung (đã trích đủ theo tỷ lệ do NHNN quy định) và dự phòng giảm giá chứngkhoán là 148 tỷ đồng.

Tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng tính đến 31/12/2008 đạt: 51.894 tỷđồng tăng 49% so với năm 2007 (34.847 tỷ)

Góp vốn, đầu tư: Trong năm 2008 Techcombank đã góp vốn thành lập 3 công

Trang 38

 Công ty Quản lý Tài sản và khai thác tài sản thu nợ Techcombank - vốn điềulệ 70 tỷ đồng.

 Công ty Quản lý Quỹ Techcom Capital - vốn điều lệ 40 tỷ đồng. Công ty Chứng khóan Techcom Securities - vốn điều lệ 300 tỷ đồng.

Việc thành lập và góp vốn vào các công ty này đã được thực hiện theo đúngNghị quyết của Đại hội cổ đông thường niên năm 2008.

Về kết quả kinh doanh:

Tổng thu nhập: 7,806.162 tỷ đồng (trong đó doanh thu từ dịch vụ chiếm 7%)Tổng chi phí: 6,205.814 tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế là :1,616.86 tỷ đồng đạt 155 % so với kế hoạch vàtăng 127.67% so với năm 2007

Đây thực sự là kết quả đáng khích lệ của Ban điều hành cũng như toàn thểcác cán bộ nhân viên Techcombank vì trong bối cảnh khủng hoảng của thị trườngnhất là khủng hoảng trong lĩnh vục Tài chính, hầu như các Ngân hàng đều khôngđạt kế hoạch so với đầu năm (một số lượng không nhỏ có kết quả kinh doanh lỗ)trong khi đó Techcombank đã hoàn thành vượt kế họach.

* Một số chỉ tiêu khác

Mạng lưới họat động: nhằm nâng cao hình ảnh của Techcombank trong

nhận thức của các khách hàng cũng như thuận tiện trong giao dịch cho khách hàng,trong năm 2008 Ngân hàng đã mở thêm được 05 chi nhánh, 41 Phòng giao dịch trựcthuộc, thành lập 01 Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh Tính đến31/12/2008, Techcombank có 169 Chi nhánh và Phòng giao dịch được phân bổ hoạtđộng tại 35 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.

Về nhân sự: Cán bộ nhân viên tăng từ 2.929 người đầu năm lên 4.224

người vào cuối năm Song song với việc tuyển thêm nhân sự mới để đảm bảo kếhọach phát triển mạng lưới và tăng trưởng, Techcombank luôn chú trọng trong việcđào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, chất lượng phục vụ khách hàng cũng như kỹnăng quản lý của cán bộ Techcombank.

Trang 39

Công nghệ Ngân hàng: Tiếp tục đầu tư để triển khai và nâng cấp các dự

án hiện đại hóa Ngân hàng, Quản lý rủi ro hệ thống, quản trị an ninh bảo mật theoISO 2001.

Về quản trị rủi ro: Khối quản trị rủi ro đã triển khai thống nhất chính sách

quản trị rủi ro, xác định các quá trình nhằm đo lường, theo dõi và kiểm soát nhữngrủi ro của ngân hàng Trong năm 2008 Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát đã củng cốvà phát triển Bộ phận Kiểm toán nội bộ theo đúng định hướng của Ngân hàng làmở rộng phát triển kinh doanh và nâng cao khả năng quản trị, giám sát rủi ro Bộphận kiểm toán nội bộ dưới sự giám sát trực tiếp của Ban kiểm soát đã hoạt độngtích cực và hiệu quả Năm 2008, Bộ phận kiểm toán nội bộ đã thực hiện được trên10 cuộc kiểm toán nghiệp vụ tại các chi nhánh, phòng giao dịch cũng như một sốphòng ban tại Hội sở và Trung tâm giao dịch, thực hiện thẩm định Báo cáo tài chính6 tháng và báo cáo năm theo quy định.

Chấp hành các quy định về các tỷ lệ an toàn: Techcombank luôn chấp hànhvà duy trì các tỷ lệ đảm bảo an toàn theo quy định của Bộ tài chính, Ngân hàng Nhànước.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân.- Góp vốn, liên doanh và đầu tư cổ phiếu, trái phiếu.

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, chứng từ có giá trị.- Thực hiện thanh toán cho các tổ chức, cá nhân.

- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý.

- Thực hiện thanh toán quốc tế và các dịch vụ liên quan đến thanh toán quốc tế.

Trang 40

2.1.4 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Techcombank

2.2 Phòng định giá tài sản bảo đảm

2.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của phòng định giá tài sản

 Trực tiếp thực hiện việc định giá tài sản bảo đảm (ĐGTSBĐ) là BĐS (nhà ở, đất

Ngày đăng: 29/11/2012, 09:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản (Trang 35)
Với lịch sử hình thành và phát triển còn khá non trẻ nhưng Techcombank đã chứng tỏ mình là một trong những ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
i lịch sử hình thành và phát triển còn khá non trẻ nhưng Techcombank đã chứng tỏ mình là một trong những ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả (Trang 35)
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản (Trang 35)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Techcombank - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Techcombank (Trang 39)
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả cho vay đối với lĩnh vực bất động sản của Ngân hàng Techcombank trên địa bàn Hà Nội. - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 2.2 Báo cáo kết quả cho vay đối với lĩnh vực bất động sản của Ngân hàng Techcombank trên địa bàn Hà Nội (Trang 43)
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả cho vay đối với lĩnh vực bất động sản của Ngân hàng Techcombank trên địa bàn Hà Nội. - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 2.2 Báo cáo kết quả cho vay đối với lĩnh vực bất động sản của Ngân hàng Techcombank trên địa bàn Hà Nội (Trang 43)
Sơ đồ 2.2: Quy trình định giá thế chấp bất động sản - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Sơ đồ 2.2 Quy trình định giá thế chấp bất động sản (Trang 48)
Bảng 2.3: Hệ số phân bổ tầng - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 2.3 Hệ số phân bổ tầng (Trang 50)
Bảng 2.3: Hệ số phân bổ tầng - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 2.3 Hệ số phân bổ tầng (Trang 50)
Bảng 2.4: Tỷ lệ cho vay tối đa Phạm vi áp dụng (Đối với từng vị  - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 2.4 Tỷ lệ cho vay tối đa Phạm vi áp dụng (Đối với từng vị (Trang 57)
Bảng 2.4: Tỷ lệ cho vay tối đa Phạm vi áp dụng (Đối với từng vị - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 2.4 Tỷ lệ cho vay tối đa Phạm vi áp dụng (Đối với từng vị (Trang 57)
– Tài sản hình thành trên đất ở: - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
i sản hình thành trên đất ở: (Trang 58)
Bảng 2.6: Đơn giá xây dựng - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 2.6 Đơn giá xây dựng (Trang 58)
SƠ ĐỒ BẤT ĐỘNG SẢN THẨM ĐỊNH - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
SƠ ĐỒ BẤT ĐỘNG SẢN THẨM ĐỊNH (Trang 60)
Bảng 2.7: Kết quả định giá bất động sản - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 2.7 Kết quả định giá bất động sản (Trang 62)
Bảng 2.7: Kết quả định giá bất động sản - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 2.7 Kết quả định giá bất động sản (Trang 62)
I Thông tin thửa đất - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
h ông tin thửa đất (Trang 65)
Bảng 2.8: Kết quả định giá bất động sản - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 2.8 Kết quả định giá bất động sản (Trang 65)
SƠ ĐỒ BẤT ĐỘNG SẢN THẨM ĐỊNH - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
SƠ ĐỒ BẤT ĐỘNG SẢN THẨM ĐỊNH (Trang 66)
Bảng 2.9: Báo cáo kết quả định giá năm 2008 - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 2.9 Báo cáo kết quả định giá năm 2008 (Trang 67)
Bảng 2.9: Báo cáo kết quả định giá năm 2008 - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 2.9 Báo cáo kết quả định giá năm 2008 (Trang 67)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w