1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa

153 1,4K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 1,82 MB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa

Trang 1

Mục lục:

Chương 2 Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa

33

Trang 2

2.2 Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa

2.2.4 Phân tích tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận của Công ty 71

Trang 3

b Phân tích khả năng thanh toán của Công ty 100

2.3 Một số kết luận về tình hình tài chính của Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa

Trang 4

Mục lục sơ đồ, bảng biểu, biểu đồ:

Sơ đồ

Sơ đồ 4: Tổ chức sổ kế toán và trình tự hệ thống hóa thông tin kế toán của Công ty theo hình thức ghi sổ

Bảng biểu

Bảng 8: Bảng kê phân tích thu nhập, chi phí, lợi nhuận theo chiều dọc 43Bảng 9: Bảng phân tích sự biến động của thu nhập, chi phí, lợi nhuận 47

Trang 5

Bảng 18: Bảng kê phân tích chỉ tiêu luân chuyển hàng tồn kho 66

Biểu đồ

Trang 6

: Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa

Trang 7

Lời mở đầu

Vài năm trở lại đây, khi Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nềnkinh tế thế giới, trong ngành y tế nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung đã xuấthiện rất nhiều gương mặt tiêu biểu, đại diện cho một thế hệ doanh nghiệp mới Trongsố đó có Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hoá Mặc dù gặp phải rất nhiều khókhăn trong giai đoạn đầu xây dựng nhưng đến nay Công ty đã dần đi vào ổn định vàđang có những bước phát triển đúng hướng, hiệu quả Vì vậy, ngày càng có nhiều tổchức, cá nhân quan tâm đến tình hình hoạt động của Công ty Tuy nhiên, để có thể hiểurõ về hiệu quả hoạt động ra sao và xu hướng nào đang diễn ra trong Công ty thì banquản trị và các đối tượng quan tâm phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh màđặc biệt là các hoạt động tài chính, bởi vì thông qua phân tích tài chính cho phép ngườisử dụng thu thập, xử lý các thông tin, từ đó rút ra được những đánh giá, kết luận, quyếtđịnh phù hợp với mục đích của mình Riêng hoạt động phân tích tài chính trong doanhnghiệp sẽ cung cấp cho các nhà quản lý một hệ thống thông tin toàn diện về bức tranhtài chính của doanh nghiệp mình, để từ đó có những giải pháp nhằm cải thiện tình hình,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả đầu tư,quản lý lợi nhuận, chiến lược cạnh tranh,… Do đó, hoạt động phân tích tài chính doanhnghiệp có một vai trò hết sức quan trọng đối với công tác ra quyết định quản trị nóiriêng và quyết định của các đối tượng quan tâm nói chung, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệuquả hoạt động ở hiện tại và phương hướng phát triển trong tương lai của một doanhnghiệp.

Xuất phát từ những vấn đề trên, từ sự quan tâm, yêu thích của bản thân và donhận thấy nhiều vấn đề còn tồn tại của Công ty có liên quan tới hoạt động phân tích tàichính nên em đã chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình là: “Phân tích tình hình

Trang 8

tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa” Ngoài phần mở đầu và kếtluận, chuyên đề của em gồm ba phần chính:

Chương 1: Lý thuyết chung về phân tích tài chính doanh nghiệp.

Chương 2: Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa.Chương 3: Một số khuyến nghị đối với Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóaqua phân tích tình hình tài chính.

Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hoá, emđã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô trong bộmôn, ban lãnh đạo, toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty, đặc biệt là các thànhviên của phòng Tài chính – Kế toán, đã tạo điều kiện cho em thực tập và hoàn thànhbài báo cáo này.

Do kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên báo cáo chuyên đề của emcòn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và cán bộnhân viên của Công ty Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Lê Thị Thu Thủy

Trang 9

CHƯƠNG 1:

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp:1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp:

Theo Luật Doanh nghiệp của Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Namsố 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005) thì: Doanh nghiệp là một tổ chức kinhtế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theoquy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Như vậy, một doanh nghiệp có thể thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn củaquá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thịtrường.

1.1.2 Phân loại doanh nghiệp ở Việt Nam: Bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn

(Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên; Công ty trách nhiệm hữu hạnmột thành viên); Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Doanhnghiệp Nhà nước; Công ty liên doanh; Công ty 100% vốn nước ngoài và hợp tác xã.- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu tráchnhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Doanhnghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tưnhân là một cá nhân Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanhnghiệp và có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Tuy nhiên, do không có tư cách pháp nhân và phải chịu trách nhiệm bằng toànbộ tài sản của doanh nghiệp, của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủsử hữu đã đầu tư vào doanh nghiệp nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao

Trang 10

- Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh,ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn; Thành viên hợp danhphải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệmbằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn chỉchịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào côngty Công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân và không được phát hành bất kỳ loạichứng khoán nào để huy động vốn Ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uytín cá nhân của nhiều người Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thànhviên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đốitác kinh doanh Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng cácthành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau Hạn chế của côngty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của cácthành viên hợp danh là rất cao Loại hình công ty hợp danh mới chỉ được quy địnhtrong Luật doanh nghiệp năm 2000 nên trên thực tế loại hình doanh nghiệp này chưaphổ biến.

- Công ty cổ phần: Là doanh nghiệp hình thành bởi vốn góp của các cổ đông (ít nhất là3 và không giới hạn số lượng tối đa) tính trên đơn vị vốn góp cơ bản là cổ phần, đượctự do chuyển nhượng cho người khác trừ một số hạn chế đối với cổ phần ưu đãi biểuquyết và cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm vềnợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vàodoanh nghiệp Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn trênvốn điều lệ của công ty Đây là loại hình hiện đang rất phát triển do có tính mở cao,công chúng có thể dễ dàng tham gia vào công ty bằng hình thức mua cổ phiếu Vì vậy,các cổ đông sang lập cũng dễ dàng bị mất quyền kiểm soát công ty.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân hoặc một tổ chức có tư cáchpháp nhân, do một pháp nhân thành lập Khi hoạt động, công ty chịu trách nhiệm hữu

Trang 11

được quyền phát hành cổ phiếu Lợi thế của loại hình doanh nghiệp này là chủ sở hữucông ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công tynhưng nhược điểm là không thể huy động vốn từ công chúng theo hình thức trực tiếp.- Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thànhviên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệptrong phạm vi số vốn đã cam kết góp Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cánhân với số lượng tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi Công ty có tưcách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Hình thứckinh doanh này có rất nhiều ưu điểm như: Ít gây rủi ro cho người góp vốn vì tính chấtchịu trách nhiệm hữu hạn; Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và cácthành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công tykhông quá phức tạp; Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầutư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập củangười lạ vào công ty Tuy nhiên, hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viêntrở lên cũng có những hạn chế nhất định như: Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uytín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng; Chịu sự điềuchỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh; Việchuy động vốn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

- Hợp tác xã: Là tổ chức kinh tế mang tính chất xã hội và hợp tác cao, lập ra với mụcđích chủ yếu là tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh trước hết vì lợi ích củangười lao động (của các xã viên) và vì lợi ích xã hội Muốn trở thành xã viên hợp tácxã ngoài những điều kiện về chủ thể (cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân), họ còn phải gópvốn Tuy nhiên trong một số trường hợp, những người khó khăn về kinh tế cũng có thểđược kết nạp vào hợp tác xã mà không phải góp vốn, chỉ đóng góp sức lao động chohợp tác xã Tài sản của hợp tác xã thuộc sở hữu của hợp tác xã hay thuộc sở hữu tậpthể tức là tài sản của hợp tác xã đều là của chung, của tất cả các xã viên, không phânchia Khi biểu quyết mỗi xã viên chỉ có một phiếu Hợp tác xã là tổ chức có tư cách

Trang 12

pháp nhân, chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn điều lệ của hợp tác xã, không ảnhhưởng đến tài sản riêng của các xã viên.

- Công ty liên doanh: Là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tạiViệt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa Chính phủ ViệtNam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợptác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh Doanh nghiệp liêndoanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kểtừ ngày được cấp giấy phép đầu tư Doanh nghiệp liên doanh có thể được thành lậptheo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh.Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốnpháp định Loại hình này có lợi thế là ít rủi ro cho người góp vốn do chịu trách nhiệmhữu hạn và tận dụng được các lợi thế của nhau Nhưng muốn kinh doanh dưới hìnhthức này phải chịu chi phối bởi nhiều điều kiện và chịu sự giám sát cao từ Chính phủ.- Doanh nghiệp Nhà nước: Là loại hình do Nhà nước cấp vốn và sở hữu Doanh nghiệpNhà nước có lợi thế là được hưởng sự quan tâm và đầu tư của Nhà Nước, có điều kiệnđể thực hiện kế hoạch hóa kinh doanh theo định hướng của Nhà nước và là nền tảngkinh tế để Nhà nước thực hiện các mục tiêu kinh tế - chính trị mang tính quốc kế dânsinh Tuy nhiên, bên cạnh đó loại hình này cũng gặp phải một số bất lợi như: Hoạtđộng chưa thực sự đặt trên nền tảng các nguyên tắc thị trường, không có tính cạnhtranh cao, không có động lực để đầu tư theo chiều sâu và hoạt động hiệu quả khôngcao Do đó đã có rất nhiều doanh nghiệp đã trở thành gánh nặng của Nhà nước.

- Công ty 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp do các tổ chức, cá nhân nước ngoàiđầu tư toàn bộ vốn để thành lập tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư, tự quản lývà tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nướcngoài đã thành lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau hoặc với nhà đầu tư nước ngoài

Trang 13

nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệmhữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, chịu trách nhiệm hữu hạn trênvốn điều lệ của doanh nghiệp, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấyphép đầu tư.

1.1.3 Tài chính doanh nghiệp:

a Khái niệm:

Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở trong hệ thống tài chính của nền kinh tế, là

một phạm trù khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa Hoạt động

tài chính doanh nghiệp luôn phải luôn xuất phát từ các chủ thể của nó là các doanhnghiệp (pháp nhân hay thể nhân) và liên quan tới các quá trình tạo lập, phân phối và sửdụng các nguồn vốn tiền tệ Từ đó làm phát sinh các quan hệ kinh tế được biểu hiệndưới dạng giá trị, gọi là các quan hệ tài chính trong doanh nghiệp.

Như vậy, biểu hiện bên ngoài của tài chính là sự thể hiện và phản ánh các quan hệkinh tế giữa các chủ thể trong quá trình phân phối các nguồn tài chính và của cải xã hộidưới hình thức giá trị Các quan hệ kinh tế như thế được gọi là các quan hệ tài chính.b Nhiệm vụ:

- Một là, bảo đảm vốn và phân phối vốn hợp lý cho các nhu cầu của sản xuất kinhdoanh.

- Hai là, tổ chức cho vốn chu chuyển một cách liên tục và có hiệu quả.

- Ba là, phân phối doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp theo đúng các quy địnhcủa Nhà nước.

- Bốn là, kiểm tra mọi quá trình vận động của các nguồn tài chính trong doanh nghiệp,đồng thời kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các quá trình đó.

Trang 14

- Tài chính doanh nghiệp gắn liền với hình thức sở hữu doanh nghiệp.

- Tài chính doanh nghiệp gắn với các chế độ hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp.d Vai trò:

- Đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằngcách xác định đúng đắn nhu cầu vốn cần thiết và lựa chọn các hình thức huy động thíchhợp với chi phí thấp nhất.

- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả thông qua việc đánh giá và lựa chọn dựán đầu tư tối ưu, huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh, phân bổhợp lý các nguồn vốn, sử dụng các biện pháp để tăng nhanh vòng quay của vốn, nângcao khả năng sinh lời của vốn kinh doanh.

- Là đòn bẩy kích thích và điều tiết kinh doanh, thể hiện qua việc tạo ra sức mua hợp lýđể thu hút vốn đầu tư, lao động, vật tư, dịch vụ, xác định giá bán hợp lý khi phát hànhcổ phiếu, hàng hoá bán, dịch vụ

- Giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thông qua cácchỉ tiêu tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp dễ dàng nhận thấy thực trạng quá trìnhkinh doanh của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những vướng mắc, tồn tại để từ đó cóthể đánh giá khái quát, kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp và đưa racác quyết định điều chỉnh nhằm đạt tới mục tiêu đã định

Trang 15

1.1.4 Nội dung quản lý tài chính doanh nghiệp:

Vì tài chính doanh nghiệp được biểu hiện ra bên ngoài dưới hình thức là cácquan hệ giá trị, do đó để quản lý tài chính có hiệu quả, các doanh nghiệp phải tiến hànhquản trị các mối quan hệ tài chính thông qua việc giải quyết ba vấn đề cơ bản sau:Thứ nhất, nên đầu tư dài hạn vào đâu? Muốn trả lời được câu hỏi này thì doanh nghiệpphải tiến hành quá trình kế hoạch hóa và quản lý đầu tư dài hạn.

Thứ hai, nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể khai thác để tài trợ các nhu cầu đầu tư đãđược hoạch định với cơ cấu nợ - tự tài trợ ra sao?

Thứ ba, doanh nghiệp quản trị các hoạt động tài chính diễn ra hàng ngày như thế nào?Đây là các quyết định tài chính ngắn hạn và chúng liên quan chặt chẽ tới công tác quảnlý tài sản lưu động của doanh nghiệp.

Cụ thể, doanh nghiệp phải tiến hành những công việc sau:

a Quản lí nguồn vốn: Nguồn vốn là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại, hoạt động vàphát triển của tất cả các doanh nghiệp Quản lý sử dụng vốn kinh doanh bao gồm nhiềukhâu như xác định nhu cầu, cơ cấu vốn kinh doanh, khai thác, tạo lập vốn kinh doanh,đầu tư sử dụng và bảo toàn phát triển vốn kinh doanh

- Xác định nhu cầu, cơ cấu vốn: Trước hết, doanh nghiệp cần căn cứ vào qui mô hiệntại và định hướng phát triển qui mô trong tương lai để tính toán lượng vốn cần thiết.Bên cạnh đó, cần xem xét tất cả các cơ hội đầu tư và nhu cầu vốn của các dự án đó, sosánh với lượng vốn hiện có, khả năng huy động của mình, tình hình vốn trên thị trườngcũng như chi phí của các nguồn vốn có thể huy động được Thứ hai, cần xác định đượccơ cấu vốn cần tài trợ: Bao gồm các nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn Về nguồn vốnngắn hạn, doanh nghiệp phải đưa ra quyết định vay ngắn hạn hay sử dụng tín dụngthương mại, quyết định vay ngân hàng hay phát hành các công cụ nợ như trái phiếu, tínphiếu,… Về nguồn vốn dài hạn, doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức nợ dài hạn hayvốn cổ phần, quyết định vay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái phiếu công ty, sử

Trang 16

dụng vốn cổ phần phổ thông hay cổ phần ưu đãi Các quyếtt định này phụ thuộc phầnlớn vào chi phí của từng loại nguồn vốn.

- Khai thác và tạo lập vốn: Sau khi xác định được lượng vốn cần thiết và cơ cấu vốnthích hợp, doanh nghiệp tiến hành các bước huy động Nếu vay ngân hàng, doanhnghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tín dụng như tài sản đảm bảo, kế hoạch kinhdoanh,… Nếu phát hành các công cụ tài chính, doanh nghiệp cần lập kế hoạch chi tiết,xin phép các cấp quản lí để được thông qua, thông báo rộng rãi và tiến hành phát hànhra công chúng.

- Sử dụng vốn: Quá trình này phải đảm bảo được các điều kiện như sử dụng vốn đúngmục đích, tiết kiệm và có hiệu quả Những đối tượng quan tâm có thể tìm hiểu về quátrình sử dụng vốn của doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính như: Vốn lưu độngròng, vòng quay tổng tài sản, ROA,…

- Bảo toàn và phát triển vốn: Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải đặcbiệt quan tâm tới vấn đề này, không những phải bảo tồn mà các nhà quản lí còn cónhiệm vụ tăng trưởng nguồn vốn cho các nhà đầu tư Điều này thể hiện hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả và đang phát triển Có như vậy, các nhàđầu tư mới đủ lòng tin và kì vọng để tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp.

b Quản lý tài sản: Bao gồm quản lí cơ cấu và diễn biến của các khoản mục tài sản.- Về cơ cấu tài sản, doanh nghiệp cần xác định được cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạnnhư thế nào là phù hợp với loại hình và tình hình hoạt động của mình Ví dụ: Doanhnghiệp thương mại thường có nhu cầu vốn lưu động lớn nên tỷ trọng tài sản lưu độngphải lớn hơn so với doanh nghiệp sản xuất Bên cạnh đó, phải tính toán đến khả năngsinh lời và nhu cầu thanh toán trong doanh nghiệp

- Về diễn biến các khoản mục tài sản, doanh nghiệp cần thực hiện công tác quản trị đốivới tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

Trang 17

Đối với tài sản ngắn hạn, cần xác định qui mô tài sản ngắn hạn hợp lý là bao nhiêu vàcác tài sản này được tài trợ từ nguồn nào Điều đáng lưu ý là qui mô tài sản ngắn hạncủa một doanh nghiệp tăng giảm theo chu kì kinh doanh và xu hướng mùa vụ Vào giaiđoạn tăng trưởng của chu kì kinh doanh, doanh nghiệp thường đạt mức tài sản ngắnhạn tối đa Qui mô tài sản ngắn hạn được duy trì khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp đạtđược những mức doanh số khác nhau Doanh nghiệp có thể áp dụng chính sách đầu tưtài sản ngắn hạn nới lỏng bằng cách duy trì một lượng tiền mặt, chứng khoán khả mạivà hàng tồn kho hoặc chính sách hạn chế bằng cách giảm thiểu lượng tiền mặt, chứngkhoán khả mại và hàng tồn kho mà doanh nghiệp nắm giữ Việc sử dụng chính sáchnào liên quan tới vấn đề đánh đổi giữa thu nhập và rủi ro.

Đối với tài sản dài hạn, bao gồm các quyết định mua sắm tài sản cố định mới, quyếtđịnh thay thế tài sản cố định cũ, quyết định đầu tư dự án, quyết định đầu tư tài chínhdài hạn,… Đây thực sự là những quyết định quan trọng nhất vì nó liên quan tới hoạtđộng của doanh nghiệp trong dài hạn Doanh nghiệp cần xác định qui mô tài sản cốđịnh hợp lí, lựa chọn phương pháp trích lập khấu hao thích hợp (phương pháp khấu haotheo đường thẳng, khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh, khấu hao theo sốlượng, chất lượng sản phẩm) và tiến hành sử dụng với hiệu suất cao nhất Bên cạnh đódoanh nghiệp cần tìm kiếm, phân tích, đánh giá, lựa chọn các dự án và tài sản tài đầu tưchính tối ưu

c Quản lý chí phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm:

- Nội dung quản lý chi phí sản xuất kinh doanh là: Tính toán trước mọi chi phí sản xuấtkinh doanh kỳ kế hoạch Xây dựng được ý thức thường xuyên tiết kiệm để đạt đượcmục tiêu kinh doanh đã đề ra Phân biệt rõ các loại chi phí trong hoạt động sản xuấtkinh doanh để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với từng loại chi phí đó Nếudoanh nghiệp không quản lí tốt các khoản mục chi phí của mình, để xảy ra tình trạnglãng phí, phi hiệu quả thì mọi cố gắng của doanh nghiệp trong các chính sách tài chínhđều trở thành vô nghĩa.

Trang 18

- Giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp là biểu hiên bằng tiền củatoàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sảnphẩm nhất định Vì vậy, việc quản lý chi phí tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá thànhsản phẩm Ngoài ra, giá thành sản phẩm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Nhân tố khoa học kỹ thuật và công nghệ: Việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệsản xuất hiện đại làm giảm mức tiêu hao về nguyên vật liệu và sử dụng chúng có hiệuquả hơn, tạo ra khả năng rộng lớn để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượngsản phẩm, từ đó hạ thấp chi phí lao động cá biệt, tạo ra sức cạnh tranh của sản phẩm vàdoanh nghiệp trên thị trường.

Nhân tố tổ chức lao động và sử dụng lao động: Tổ chức lao động khoa học, bố trí sửdụng lao động phù hợp với trình độ và khả năng của từng người cho phép doanhnghiệp tiết kiệm được chi phí nhân công đồng thời tăng năng suất lao động, hạ giáthành sản phẩm.

Nhân tố tổ chức quản lý: Cần sắp xếp, tính toán tất cả các mặt hoạt động một cách hợplý khoa học bởi điều này có tác động đến việc hạ giá thành sản phẩm của doanhnghiệp.

d Quản lý doanh thu, lợi nhuận:

- Nội dung của quản lý doanh thu bao gồm quản lý doanh thu từ bán hàng và cung cấpdịch vụ Các nhà quản lý có nhiệm vụ dự báo và tổ chức thực hiện hoạt động sản xuấtkinh doanh sao cho doanh thu của doanh nghiệp ngày một tăng đi kèm với các biệnpháp quản lý và tiết kiệm chi phí Ngoài ra, nhà quản lý cũng phải đảm bảo nguồndoanh thu của doanh nghiệp phải được sử dụng đúng đắn, hiệu quả.

- Lợi nhuận của doanh nghiệp mang ý nghĩa sống còn, nó được coi là đòn bẩy kinh tếquan trọng, đồng thời là chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của

Trang 19

đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Do đó, việc quản lý lợi nhuận phải đảm bảođược sự tăng trưởng hàng năm cũng như đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp phảiđược sử dụng hợp lý, đúng mục đích.

1.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp:

Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình sử dụng một tập hợp các khái niệm,phương pháp, công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác vềquản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay của doanh nghiệp, đánhgiá mức độ rủi ro, chất lượng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó giúpnhững đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán đúng đắn về tình hình tài chính củadoanh nghiệp, đưa ra được những quyết định phù hợp với lợi ích của họ Như vậy,phân tích tài chính sẽ thực hiện các chức năng đánh giá quá khứ, đánh giá hiện tại, dựđoán tương lai và điều chỉnh tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là một lĩnh vực khoa học nên nó có quy trình, chỉ tiêuvà phương pháp phân tích riêng.

Trang 20

1.2.1 Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp:

Sơ đồ 1: Quy trình phân tích tài chính doanh nghiêp

Chuẩn bị và xử lý các nguồn thông tin:+ Thông tin kế toán nội bộ

+ Thông tin khác từ bên ngoài

Áp dụng các công cụ phân tích tàichính:

+ Xử lý thông tin kế toán+ Tính toán các chỉ số+ Tập hợp các bảng biểu

Xác định biểu hiện đặc trưng Giải thích và đánh giá các chỉ số, bảngbiểu và các kết quả

- Triệu chứng hoặc hội chứng – nhữngkhó khăn

- Điểm mạnh, điểm yếu

Tổng hợp quan sát

1.2.2 Chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp:

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các chỉ tiêu tài chính được xác định để chỉ ramối liên hệ giữa các khoản mục trên các tài liệu phân tích Các chỉ tiêu này chính là các

Trang 21

tình hình tài chính của doanh nghiệp Nhờ chúng mà các nhà phân tích chỉ cần xem quacũng có thể đưa ra được các nhận xét, đánh giá, kết luận và dự đoán một cách kháiquát Các chỉ tiêu tài chính này được phân ra thành các nhóm có cùng đặc trưng phảnánh với nhau Trong đó, có bốn nhóm chỉ số cơ bản là:

Nhóm chỉ số thanh toán: Được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán cácnghĩa vụ phải trả của doanh nghiệp khi chúng đến hạn Bao gồm:

Tài sản ngắn hạn- Chỉ số thanh toán ngắn hạn =

Tổng nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng baonhiêu đồng tài sản ngắn hạn, cho biết mức độ các khoản nợ ngắn hạn được trang trảibằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạncủa các khoản nợ đó.

Tỷ lệ này càng cao thì doanh nghiệp càng chiếm được sự tin tưởng của các chủ nợ vànhà đầu tư.

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho- Chỉ số thanh toán nhanh =

Tổng nợ ngắn hạn

Chỉ số thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi chưa phảibán bớt hàng tồn kho Do hàng tồn kho là khoản mục có tính lỏng thấp nhất trong cáctài sản ngắn hạn nên để đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngắn hạn, doanh nghiệp cần phảibỏ ra một khoảng thời gian và khoản chi phí nhất định để bán hàng tồn kho trong khirất khó đạt được mức giá bằng giá trị ghi sổ.

Tỷ lệ này càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại Tiền và các khoản tương đương tiền

- Chỉ số thanh toán tức thời =

Tổng nợ ngắn hạn

Trang 22

Tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có vàcác tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh nhất Đây là chỉ tiêu mà các chủ nợ rấtquan tâm để đánh giá tại thời điểm phân tích, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toánngay các khoản nợ đến hạn hay không

Thông thường tỷ số này càng cao càng tốt, tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng đánh giátương đối do không phải khoản nợ ngắn hạn nào cũng đến hạn thanh toán vào thờiđiểm đó Nhưng tỷ số này chính là nguyên nhân dẫn đến phát sinh các khoản nợ quáhạn của doanh nghiệp.

Tiền- Chỉ số thanh toán bằng tiền =

Tổng nợ ngắn hạn

Tỷ số này cho biết có bao nhiêu vốn bằng tiền để sẵn sàng thanh toán cho một đồng nợngắn hạn Đây là một chỉ tiêu thanh toán rất quan trọng, được các chủ nợ đặc biệt quantâm.

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay- Tỷ lệ thanh toán lãi vay =

Tổng chi phí lãi vay

Cho biết năng lực đảm bảo chi trả lãi vay, thể hiện khả năng tài chính mà doanh nghiệptạo ra được để trang trải cho chi phí của vốn đi vay trong kì Tỷ số này càng cao thì cácchủ nợ càng vui vì khoản thu nhập từ cho vay của họ càng được đảm bảo.

Hàng tồn kho- Tỷ số hàng tồn kho trên vốn lưu động ròng =

Trang 23

chính cho việc bù đắp chi phí, tạo vốn, tích lũy vốn phục vụ cho hoạt động sản xuấtkinh doanh Bao gồm:

- Luân chuyển hàng tồn kho:

Giá vốn hàng bánSố vòng quay hàng tồn kho =

Hàng tồn kho Tổng doanh thuHoặc: =

Hàng tồn kho 360Số ngày tồn kho =

Số vòng quay hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn để đảm bảo cho hoạt động sản xuấtkinh doanh diễn ra liên tục Do đó, khả năng luân chuyển của nó càng cao thì chứng tỏkhả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp càng tốt, thể hiện qua hai tỷ số: Sốvòng quay hàng tồn kho và số ngày tồn kho.

Số vòng quay càng lớn càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng hóa khôngbị ứ đọng nhiều Nhưng nếu chỉ tiêu này quá cao lại chứng tỏ hàng hóa có trong khocủa doanh nghiệp không nhiều, khi nhu cầu của thị trường tăng đột ngột thì doanhnghiệp sẽ không có đủ hàng để cung cấp, dẫn đến thị trường tiêu thụ sẽ bị thu hẹp Đặcbiệt, đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc dự trữ không đủ nguyên vật liệu sẽ làmngưng trệ quá trình sản xuất.

Số ngày tồn kho tỷ lệ nghịch với số vòng quay hàng tồn kho Số ngày càng lớn thìdoanh nghiệp càng tốn nhiều chi phí bảo quản, lưu kho.

- Luân chuyển nợ phải thu:

Khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân =

Trang 24

Doanh thu 360

Dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lí khoản phải thu Cho biết số ngàytrung bình để thu hồi các khoản phải thu Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của chínhsách tín dụng thương mại mà doanh nghiệp áp dụng đối với các khách hàng của mình.Kỳ thu tiền càng nhỏ chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt

Tổng doanh thu- Vòng quay tổng tài sản =

Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Tuy đâylà đại lượng phản ánh khái quát nhất hiệu suất sử dụng và khả năng quản trị tổng tàisản của doanh nghiệp nhưng nó lại chưa xem xét tới hiệu quả của công tác quản lí chiphí Tỷ số này thường tỷ lệ thuận với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

Tổng doanh thu- Vòng quay tài sản cố định =

Tài sản cố định

Tương tự như chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài tài sản, tỷ số này cho biết một đồngtài sản cố định tạo ra được bao nhiêu doanh thu trong một năm Nó cho biết tài sản cốđịnh của doanh nghiệp đã được sử dụng như thế nào, hiệu quả, tiết kiệm hay lãng phí

Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời: Bao gồm những chỉ tiêu phản ánhmức độ đạt được mục tiêu của doanh nghiệp là như thế nào Thực chất, đây là nhómchỉ tiêu được quan tâm nhất vì lợi nhuận luôn là đích đến cuối cùng và cao nhất củadoanh nghiệp Thông qua những chỉ tiêu này có thể nhận xét được về hiệu quả hoạtđộng, hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn,… và khả năng phát triển của doanh nghiệptrong tương lai.

Trang 25

- Doanh lợi doanh thu =

Tổng doanh thu

Cho biết tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là như thế nào thể hiện quatổng doanh thu nhận được và công tác quản lí chi phí của doanh nghiệp ra sao thể hiệnqua tỷ trọng của lợi nhuận sau thuế Vì vậy ngoài phân tích tỷ số này, cần phải kết hợpvới phân tích chỉ tiêu tổng doanh thu của doanh nghiệp.

Tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay- Khả năng sinh lời cơ bản =

Tổng doanh thu

Vì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào chủ trương, chínhsách của Nhà nước nên chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi của doanh nghiệp màkhông tính tới tác động của chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế- Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) =

Tổng tài sản

Cũng giống như chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản, chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụngtổng tài sản nhưng đã tính tới tác động của chính sách quản lí chi phí của doanhnghiệp, ROA càng cao càng chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp đã được sử dụng tốt Tỷsố này được cả các chủ nợ và nhà đầu tư hết sức quan tâm.

Lợi nhuận sau thuế- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) =

Tổng vốn chủ sở hữu

Trên thực tế, các chủ sở hữu quan tâm nhất đến chỉ tiêu này vì ROE càng lớn thì khảnăng sinh lời của những đồng vốn đầu tư của họ càng cao Do đó, các nhà quản trịdoanh nghiệp trong bất kì một giai đoạn nào cũng phải đặt ra mục tiêu bảo toàn vànâng cao ROE để làm hài lòng các nhà đầu tư.

Trang 26

- Các chỉ số Dupont: Bao gồm chỉ tiêu doanh lợi doanh thu (PM), hiệu suất sử dụngtổng tài sản (AU) và hệ số nhân vốn (EM) của doanh nghiệp:

Lợi nhuận sau thuếPM =

Doanh thu Doanh thuAU =

Tổng tài sản Tổng tài sảnEM =

Vốn chủ sở hữuROE = PM * AU * EM

Các chỉ tiêu này được sử dụng để phân tích ROE, nó cho biết nguyên nhân nào dẫn đếnsự thay đổi của tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu và nhân tố nào là nhân tố chủyếu tới chỉ số tổng hợp này Từ đó đưa ra các kết luận và điều chỉnh hợp lí.

Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng: Đây là nhóm chỉ tiêu cực kì có ý nghĩa với các cổđông và các nhà đầu tư để đánh giá xem doanh nghiệp đáng được đầu tư đến đâu Thựctế, các chỉ tiêu này được hình thành thông qua các số liệu trong quá khứ nên tính chínhxác của nó chỉ mang tính tương đối Quyết định đầu tư hay không còn phải phụ thuộcvào kết quả phân tích các khía cạnh khác cũng như dựa trên nhận định của từng người Lợi nhuận giữ lại

- Tỷ số lợi nhuận tích luỹ =

Lợi nhuận sau thuế

Cho biết mức tái đầu tư mà các chủ sở hữu đồng ý giảm bớt trong cổ tức của mình đểmở rộng sản xuất kinh doanh Nó cũng cho thấy sự kì vọng của họ đối với sự phát triểncủa doanh nghiệp là như thế nào Các nhà quản trị luôn luôn phải cân nhắc việc trả cổ

Trang 27

tức cao để làm vừa lòng các chủ sở hữu hay giữ lại nhiều lợi nhuận để phục vụ nhu cầuvốn cho sản xuất – kinh doanh.

Lợi nhuận giữ lại- Tỷ số tăng trưởng bền vững =

Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp đang chú trọng huy động vốn chủ sở hữu từ nguồnnào Tỷ trọng này càng lớn càng thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp là được tài trợtừ chính kết quả hoạt động kinh doanh tốt trong quá khứ, đây là nền tảng cho sự pháttriển lâu dài Vì vậy nó được gọi là tỷ số tăng trưởng bền vững.

Ngoài ra, còn rất nhiều các chỉ tiêu phân tích tài chính quan trọng khác như: Tổng nợ phải trả

- Chỉ tiêu về cơ cấu vốn =

Tổng nguồn vốn Tổng nợ phải trảHoặc: =

Tổng vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này phản ánh chính sách tài trợ và chính sách sử dụng đòn bẩy tài chính củadoanh nghiệp Bên cạnh đó, thông qua chỉ tiêu này người phân tích còn có thể đánh giáđược rủi ro thanh khoản và khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp.

- Chỉ tiêu về giá trị thị trường như: P/E, M/B,… cho biết vị thế của doanh nghiệp trênthị trường.

- Chỉ tiêu phản ánh rủi ro kinh doanh và rủi tài chính của doanh nghiệp, cho biết mứcđộ rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt khi có sự thay đổi trong thu nhập hay rủi roxuất phát từ cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.

- Chỉ tiêu vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng:Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Trang 28

Nhu cầu vốn lưu động ròng = Hàng tồn kho + Phải thu ngắn hạn – Nợ ngắn hạnDùng để đánh giá khả năng cân bằng tài chính Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán,mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng nắm bắt thời cơ thuận lợi của nhiềudoanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào các chỉ tiêu này Do vậy, sự phát triển của khôngít doanh nghiệp được thể hiện ở tốc độ tăng trưởng vốn lưu động ròng.

- Trong quá trinh phân tích, các nhà phân tích luôn phải kết hợp phân tích các chỉ tiêuchủ đạo cùng với việc phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian như:

Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán

Thu nhập trước khấu hao và lãi = Lãi gộp – Chi phí bán hàng, quản lý (không kể khấuhao và lãi vay)

Thu nhập trước thuế và lãi = Thu nhập trước khấu hao và lãi – Khấu haoThu nhập trước thuế = Thu nhập trước thuế và lãi – Lãi vay

Thu nhập sau thuế = Thu nhập trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp…

Việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính phụ thuộc vào mục tiêu phân tích của từng đốitượng nhưng việc kết hợp phân tích nhiều chỉ tiêu là bắt buộc nếu như người phân tíchmuốn có được một cái nhìn tổng quát và đúng đắn về doanh nghiệp Bởi vì tất mọi hoạtđộng trong doanh nghiệp đều chịu tác động lẫn nhau nên tất cả các chỉ tiêu tài chínhđều ít nhiều có mối quan hệ nhân quả với nhau.

1.2.3 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp:

Trang 29

Trên thực tế, để tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp, các nhà phân tích thườngsử dụng kết hợp rất nhiều phương pháp khác nhau để có thể hiểu rõ tối đa các khíacạnh trong bức tranh hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, hai phương pháp cơ bảnvà phổ biến nhất hiện nay là phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ.

Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trongphân tích tài chính nói riêng và phân tích kinh tế nói chung Mục tiêu của phương phápnày là xác định mức biến động tuyệt đối và tương đối cũng như xu hướng biến độngcủa các chỉ tiêu tài chính Tuy nhiên về nguyên tắc, để áp dụng được phương pháp nàycần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được, đó là: Các chỉ tiêu phân tích cầnphải thống nhất với nhau về không gian, thời gian, nội dung và tính chất kinh tế, đơn vịvà phương pháp tính toán

Nội dung so sánh bao gồm:

So sánh số thực hiện kì này và số thực hiện kì trước về cả số tuyệt đối và số tương đốiđể thấy được xu hướng biến động về tài chính của doanh nghiệp.

So sánh số thực hiện trong kì với số kế hoạch nhằm đánh giá mức độ hoàn thành mụctiêu của doanh nghiệp.

So sánh với số liệu của các doanh nghiệp khác trong ngành để thấy được tình hình vàvị thế tài chính của doanh nghiệp đang nghiên cứu trong lĩnh vực mà nó hoạt động.So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêuriêng biệt đối với chỉ tiêu tổng thể.

Phương pháp phân tích tỷ lệ: Đây là một phương pháp truyền thống trongphân tích tài chính doanh nghiệp Các tỷ số được thiết lập giữa các chỉ tiêu có mối quanhệ tài chính với nhau và sự biến động của tỷ lệ đó chính là sự biến đổi của các chỉ tiêutài chính Tuy nhiên, sau khi tính toán các tỷ số thì vấn đề quan trọng đặt ra là phải xácđịnh được các ngưỡng, các định mức để có thể rút ra được nhận xét, đánh giá, kết luậnvề tình hình tài chính của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các tỷ lệ này và các tỷ sốtham chiếu Như vây, phương pháp tỷ số luôn phải sử dụng kết hợp với phương pháp

Trang 30

so sánh Trên thực tế, cũng giống như các chỉ tiêu tài chính, các tỷ lệ tài chính cũngđược phân thành các nhóm có chung nội dung phản ánh như: Nhóm tỷ số thanh toán,nhóm tỷ số về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nhóm tỷ số về cơ cấu vốn vànhóm các tỷ số về khả năng sinh lời Tùy theo mục đích phân tích, các đối tượng quantâm có thể lựa chọn một hay nhiều nhóm tỷ lệ chủ đạo khác nhau.

Ngoài ra, một số phương pháp khác cũng hay được sử dụng hiện nay như:Phương pháp phân tích Dupont, phương pháp này tách các chỉ tiêu tài chính thành mộtchuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau, từ đó giúp các nhà phân tích nhậnbiết được nguyên nhân dẫn đến sự biến động của các chỉ tiêu, nguyên nhân của cáchiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá được mức độvà tính chất ảnh hưởng của từng nhân tố lên chỉ tiêu tổng hợp.

Phương pháp dự đoán, đây là phương pháp sử dụng các số liệu trong quá khứ củadoanh nghiệp để thiết lập các phương trình hồi qui, các bài toán qui hoạch hay các môhình kinh tế lượng, qua đó biết được mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế đang xảyra trong doanh nghiệp và đưa ra được những dự đoán mang tính qui luật trong tươnglai.

Phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp cân đối,…

Trang 31

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịchổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thựchiện các hoạt động kinh doanh Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay baogồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trởlên; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên); Công ty cổ phần; Công ty hợpdanh; Doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp Nhà Nước; Công ty liên doanh; Công ty100% vốn nước ngoài và hợp tác xã.

Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ giá trị phát sinh trong quá trình tạo lập,phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp

Nội dung quản lý tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động phân tích vàđưa ra các quyết định chủ yếu liên quan tới các vấn đề: Qui mô, cơ cấu và diễn biếnnguồn vốn; Qui mô, cơ cấu và diễn biến tài sản; Chi phí sản xuất kinh doanh và giáthành sản phẩm; Chính sách doanh thu và phân phối lợi nhuận.

Phân tích tài chính không chỉ là mối quan tâm của các nhà quản trị doanhnghiệp mà còn là mối quan tâm của tất cả các cá nhân, tổ chức có mối liên hệ về lợi íchkinh tế với doanh nghiệp ở hiện tại hoặc trong tương lai.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp được phản ánh tổng hợp thông qua các nhóm chỉtiêu cơ bản như: Nhóm chỉ số thanh toán: Được sử dụng để đánh giá khả năng thanhtoán các nghĩa vụ phải trả của doanh nghiệp khi chúng đến hạn; Nhóm chỉ tiêu luânchuyển vốn: Cho biết khả năng chuyển đổi tài sản, vốn thành thu nhập và ngược lại từthu nhập tạo điều kiện tài chính cho việc bù đắp chi phí, tạo vốn, tích lũy vốn phục vụcho hoạt động sản xuất kinh doanh; Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời: Baogồm những chỉ tiêu phản ánh mức độ đạt được mục tiêu của doanh nghiệp là như thếnào; Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng: Đây là nhóm chỉ tiêu để đánh giá xem doanh nghiệpđáng được đầu tư đến đâu.

Trang 32

Hai phương pháp cơ bản được sử dụng trong phân tích tài chính là: Phương pháp sosánh, được dùng để xác định mức biến động tuyệt đối và tương đối cũng như xu hướngbiến động của các chỉ tiêu tài chính; Phương pháp phân tích tỷ lệ, là phương pháp dựatrên việc thiết lập tỷ số giữa các chỉ tiêu có mối quan hệ tài chính với nhau.

Các kĩ thuật cơ bản được sử dụng trong phân tích tài chính bao gồm: Phân tích dọc đểcho biết tỷ trọng từng chỉ tiêu bộ phận trong chỉ tiêu tổng thể; Phân tích ngang cho biếtxu hướng biến động của từng chỉ tiêu; Phân tích hệ số cho biết mối quan hệ giữa haichỉ tiêu; Phân tích độ nhạy cho biết sự thay đổi tương ứng của các chỉ tiêu khác khi giảthiết về một chỉ tiêu cơ bản thay đổi; Chiết khấu dòng tiền dùng để xem xét dòng tiềncủa công ty ở các thời điểm khác nhau.

Trang 33

CHƯƠNG 2:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa:2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành của Công ty:

a Lịch sử hình thành:

Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hoá là doanh nghiệp được thành lập dướihình thức chuyển từ doanh nghiệp Nhà Nước thành Công ty cổ phần Công ty đượcthành lập theo Quyết định số 3136 UB/ĐMDN ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Ủy bannhân dân tỉnh Thanh hoá trên cơ sở tách ra từ công ty Dược vật tư y tế Thanh hoá.Công ty được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH 10 doQuốc hội khóa IX Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 tháng6 năm 1999 và Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000.

b Quá trình phát triển của Công ty:

Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa hoạt động đến nay đã đươc hơn 8 năm,trải qua nhiều khó khăn, thử thách, Công ty đã có những sự phát triển đáng khen ngợi.Tại thời điểm được chuyển đổi, Công ty tiếp nhận một cơ sở vật chất nghèo nàn, tài sảncố định chủ yếu là hai dãy nhà cấp bốn được xây dựng từ năm 1973 đã xuống cấp, cáccửa hàng chủ yếu phải đi thuê của dân Trong khi đó, vốn điều lệ của Công ty ở mứcnhỏ và lực lượng cán bộ công nhân viên chỉ vào khoảng hơn 100 người Đến nay, sốlượng nhân viên trong Công ty đã tăng gấp năm lần, Công ty đã trải qua một lần tănggấp đôi vốn vốn điều lệ vào năm 2007, đã đầu tư xây dựng một cơ sở hạ tầng khangtrang để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, đã tự trang bị được một hệ thống máymóc, công nghệ thông tin hiện đại, xây dựng được mạng lưới cung cấp hàng hóa, làmđầu mối cung ứng tại Thanh hoá của nhiều đơn vị sản xuất các mặt hàng thiết bị, vật tư

Trang 34

y tế trong cả nước, đảm bảo cung cấp kịp thời với số lượng lớn cho khách hàng, đã gópphần nâng cao chất lượng dịch vụ và xã hội hóa công tác y tế trong tỉnh, góp phần tạocông ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, đóng góp vào sự phát triểnkinh tế của tỉnh Thanh hóa.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, Công ty còn tồn tại nhiều hạn chế như qui mô hoạt động cònnhỏ, thương hiệu chưa thực sự mạnh, đội ngũ nhân viên trình độ cao còn ít, hệ thốngcông nghệ thông tin trong công ty chưa đáp ứng được nhu cầu quản trị điều hành.

2.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty:

a Mục tiêu: Công ty thành lập nhằm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việcphát triển sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực khác, tạo công ăn việc làm ổn định chongười lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, phục vụ sức khỏe nhân dân, đóng gópcho Ngân sách Nhà nước và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh.

b Nhiệm vụ: Nhiệm vụ chính của Công ty là cung ứng bảo dưỡng thiết bị, vật tư y tế,thuốc chữa bệnh cho các bệnh viện, trung tâm y tế và nhân dân trong và ngoài tỉnh Vớiđịa bàn hoạt động là tất cả các huyện, thị trong tỉnh Thanh hoá và một số tỉnh lân cận.c Ngành nghề kinh doanh của Công ty:

- Kinh doanh, sửa chữa thiết bị vật tư y tế, kính thuốc.

- Kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, hóa chất xét nghiệm, dụng cụ thể thao, thiết bị vậttư dân dụng, công nghệ phẩm.

- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư y tế.

- Đầu tư trang thiết bị bệnh viện – tư vấn, đo, khám, mài lắp kính thuốc.- Dịch vụ vận chuyển cấp cứu bệnh nhân, dịch vụ cho thuê thiết bị.

- Kinh doanh sửa chữa thiết bị trường học, thiết bị vật tư khoa học kĩ thuật, thiết bị vănphòng

Trang 35

- Đầu tư tài chính trong các dịch vụ y tế.

2.1.3 Tổ chức bộ máy của Công ty:

a Hình thức tổ chức: Hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần trong lĩnh vực thươngmại.

b Cơ cấu tổ chức :

Trang 36

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa

c Tổ chức bộ máy tài chính – kế toán của Công ty:

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNGQUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

Giám Đốc Điều hànhGiám Đốc Tài chính – Kinh doanh

Phòng kinh doanh – kỹ thuật – xuất

nhập khẩu

Phòng dự án và quản lý

đầu tư

Phòng tài chính – Kế

Phòng quản trị và quản lý

nhân sự

Trung tâm bảo hành và bảo trì

thiết bị

Các cửa hàng bán lẻ

vật tư

Trung tâm kính thuốc y tế, kính

Liên doanh khám chữa

Trung tâm dịch vụ vận chuyển cấp

cứu

Trang 37

Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy tài chính kế toán của Công ty

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế toán tổng hợp

Kế toán hàng tồn kho, tài sản cố định

Kế toán ngân hàng và thanh toán với người

Kế toán tiêu thu, kết quả và báo

cáo thuếKế toán tiền mặt

và thanh toán với người bán

Trang 38

Sơ đồ 4: Tổ chức sổ kế toán và trình tự hệ thống hóa thông tin kế toán của Công ty

theo hình thức ghi sổ:

Trang 39

Chứng từ gốcBảng tổng hợp chứng từ gốc cùng

Chứng từ ghi sổ Báo cáo quỹ hàng ngàySổ kế toán chi tiết

Sổ đăng kí chứng từ

Bảng cân đối tài khoản

Bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác

Bảng ghi chi tiết số phát

: Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng

: Kiểm tra, đối chiếu số liệu

Trang 40

- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác tàichính, kế toán của Công ty Cung cấp thông tin kế toán và giúp ban lãnh đạo phân tíchhoạt động kinh tế để đề ra được quyết định đúng đắn Chịu trách nhiệm xây dựng vàquản lý kế hoạch tài chính của Công ty.

- Kế toán tổng hợp kiêm theo dõi hàng tồn kho: Chịu trách nhiệm theo dõi, ghi chép,phản ánh chính xác lượng hàng hóa nhập vào, xuất ra, tình hình tăng giảm tài sản cốđịnh Tổng hợp số liệu kế toán và báo cáo kế toán trưởng.

- Kế toán vốn ngân hàng và thanh toán với người mua: Thực hiện chức năng lập, theodõi tình hình thu, chi tiền gửi ngân hàng, theo dõi công nợ phải thu của Công ty Chịutrách nhiệm về số liệu, chỉ tiêu tài chính, cuối tháng có báo cáo tổng hợp và chi tiết chokế toán trưởng.

- Kế toán tiền mặt và thanh toán với người bán: Thực hiện việc lập, theo dõi tình hìnhthu, chi tiền mặt, thanh toán với khách hàng và cán bộ công nhân viên về các khoản chiphí quản lý thường xuyên của Công ty, theo dõi công nợ phải trả của Công ty Chịutrách nhiệm về số liệu, chỉ tiêu tài chính, cuối tháng có báo cáo tổng hợp và báo cáo chitiết cho Kế toán trưởng.

- Kế toán tiêu thụ và kết quả: Chịu trách nhiệm theo dõi doanh thu, tiêu thụ của toànCông ty (Bao gồm: Doanh thu tiêu thụ hàng hóa, doanh thu dịch vụ sửa chữa, bảohành, bảo trì, doanh thu liên doanh khám chữa bệnh, doanh thu vận chuyển cấp cứu…).Tập hợp các chi phí phát sinh trong tháng, cuối tháng lập báo cáo chi tiết báo cáo kếtoán trưởng Chịu trách nhiệm tập hợp hóa đơn lập báo cáo thuế giá trị gia tăng hàngtháng.

Thuận lợi và khó khăn trong công tác kế toán của công ty:

- Thuận lợi: Công tác kế toán của Công ty đã phản ánh kịp thời tình hình sản xuất kinhdoanh của công ty, giúp ban lãnh đạo có được những quyết sách phù hợp tạo bước pháttriển vượt bậc trong những năm qua và nâng cao đời sống của người lao động.

Ngày đăng: 26/11/2012, 13:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Xác định biểu hiện đặc trưng Giải thích và đánh giá các chỉ số, bảng biểu và các kết quả - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
c định biểu hiện đặc trưng Giải thích và đánh giá các chỉ số, bảng biểu và các kết quả (Trang 18)
Bảng cân đối tài khoản - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng c ân đối tài khoản (Trang 38)
b. Phân tích diễn biến nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn của Công ty: (Phân tích ngang) - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
b. Phân tích diễn biến nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn của Công ty: (Phân tích ngang) (Trang 46)
hữu hình 5.993.489.727 - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
h ữu hình 5.993.489.727 (Trang 47)
2.2.2. Phân tích tình hình tài sản của Công ty: - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
2.2.2. Phân tích tình hình tài sản của Công ty: (Trang 53)
Bảng 4: Bảng phân tích biến động của tài sản: (Đơn vị:VNĐ) - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 4 Bảng phân tích biến động của tài sản: (Đơn vị:VNĐ) (Trang 59)
tăng TSNH và giảm bớt TSDH để phù hợp với loại hình doanh nghiệp thương mại và tăng tính thanh khoản cho các tài sản của mình. - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
t ăng TSNH và giảm bớt TSDH để phù hợp với loại hình doanh nghiệp thương mại và tăng tính thanh khoản cho các tài sản của mình (Trang 63)
Bảng 6: Bảng kê phân tích chỉ tiêu VLĐR: (Đơn vị:VNĐ) - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 6 Bảng kê phân tích chỉ tiêu VLĐR: (Đơn vị:VNĐ) (Trang 65)
Qua bảng số liệu cho thấy VLĐR của Công ty TBVTYT Thanh hóa đã tăng qua các năm, trong đó: - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
ua bảng số liệu cho thấy VLĐR của Công ty TBVTYT Thanh hóa đã tăng qua các năm, trong đó: (Trang 66)
2.2.4. Phân tích tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận của Công ty: - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
2.2.4. Phân tích tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận của Công ty: (Trang 70)
Bảng 9: Bảng kê phân tích sự biến động của thu nhập, chi phí, lợi nhuận: (Đơn vị:VNĐ) - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 9 Bảng kê phân tích sự biến động của thu nhập, chi phí, lợi nhuận: (Đơn vị:VNĐ) (Trang 77)
Bảng 10: Bảng kê phân tích dòng tiền vào và dòng tiền ra theo chiều dọc: (Đơn vị:VNĐ) - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 10 Bảng kê phân tích dòng tiền vào và dòng tiền ra theo chiều dọc: (Đơn vị:VNĐ) (Trang 84)
Bảng số liệu cho thấy tổng thu từ hoạt động sản xuất – kinh doanh chiếm tới 84,89%; 82,8% và 83,17% tổng thu trong các năm 2006, 2007 và 2008 - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng s ố liệu cho thấy tổng thu từ hoạt động sản xuất – kinh doanh chiếm tới 84,89%; 82,8% và 83,17% tổng thu trong các năm 2006, 2007 và 2008 (Trang 86)
Bảng 11: Bảng kê phân tích dòng tiền theo chiều ngang: (Đơn vị:VNĐ) - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 11 Bảng kê phân tích dòng tiền theo chiều ngang: (Đơn vị:VNĐ) (Trang 89)
Bảng 12: Bảng cân đối công nợ ngắn hạn của Công ty: (Đơn vị:VNĐ) - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 12 Bảng cân đối công nợ ngắn hạn của Công ty: (Đơn vị:VNĐ) (Trang 96)
Bảng 13: Bảng tỷ lệ thanh toán ngắn hạn của Công ty: (Đơn vị:VNĐ) - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 13 Bảng tỷ lệ thanh toán ngắn hạn của Công ty: (Đơn vị:VNĐ) (Trang 100)
Bảng 16: Bảng khả năng thanh toán lãi vay: (Đơn vị:VNĐ) - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 16 Bảng khả năng thanh toán lãi vay: (Đơn vị:VNĐ) (Trang 106)
Bảng 17: Bảng tỷ số hàng tồn kho trên VLĐR: (Đơn vị:VNĐ) - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 17 Bảng tỷ số hàng tồn kho trên VLĐR: (Đơn vị:VNĐ) (Trang 108)
2007 so với 2006 2008 so với 2007 - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
2007 so với 2006 2008 so với 2007 (Trang 110)
Bảng 18: Bảng kê phân tích chỉ tiêu luân chuyển HTK: (Đơn vị:VNĐ) - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 18 Bảng kê phân tích chỉ tiêu luân chuyển HTK: (Đơn vị:VNĐ) (Trang 110)
Bảng 19: Bảng kê phân tích kỳ thu tiền bình quân: (Đơn vị:VNĐ) - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 19 Bảng kê phân tích kỳ thu tiền bình quân: (Đơn vị:VNĐ) (Trang 112)
Bảng 20: Bảng chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản: (Đơn vị:VNĐ) - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 20 Bảng chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản: (Đơn vị:VNĐ) (Trang 113)
Bảng 22: Bảng chỉ tiêu doanh lợi doanh thu: (Đơn vị:VNĐ) - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 22 Bảng chỉ tiêu doanh lợi doanh thu: (Đơn vị:VNĐ) (Trang 117)
Bảng 23: Bảng chỉ tiêu sức sinh lời cơ bản: (Đơn vị:VNĐ) - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 23 Bảng chỉ tiêu sức sinh lời cơ bản: (Đơn vị:VNĐ) (Trang 119)
Bảng 24: Bảng chỉ tiêu ROA: (Đơn vị:VNĐ) - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 24 Bảng chỉ tiêu ROA: (Đơn vị:VNĐ) (Trang 120)
Bảng 25: Bảng chỉ tiêu ROE: (Đơn vị:VNĐ) - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 25 Bảng chỉ tiêu ROE: (Đơn vị:VNĐ) (Trang 122)
2007 so với 2006 2008 so với 2007 - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
2007 so với 2006 2008 so với 2007 (Trang 124)
Bảng 26: Bảng phân tích ROE qua các chỉ số Dupont: (Đơn vị:VNĐ) - Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Bảng 26 Bảng phân tích ROE qua các chỉ số Dupont: (Đơn vị:VNĐ) (Trang 124)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w