1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

văn bản nghị luận

17 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 34,18 KB

Nội dung

hay

Trang 1

VĂN BẢN VÀ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN 1.1 Văn bản và văn bản văn học

1.1.1 Văn bản

Theo Từ điển Tiếng Việt, VB là bản viết hoặc in mang nội dung nhất định

thường để lưu lại (văn bản chữ Nôm, văn bản kí kết giữa hai nước ), là chuỗi kí hiệu ngôn ngữ hay nói chung những kí hiệu thuộc một hệ thống nào đó làm thành một chỉnh thể mang một nội dung ý nghĩa trọn vẹn.[10; 1360]

Trong Từ điển thuật ngữ văn học, khái niệm VB được hiểu theo nghĩa rộng

" là bất cứ chuỗi kí hiệu nào có khả năng tiềm tàng có thể đọc ra nghĩa được, bất

kể là có do kí hiệu ngôn ngữ tạo thành hay không Do đó, một nghi thức, một điệu múa, một nét mặt, một bài thơ đều là VB”.

Khái niệm VB còn được hiểu theo nghĩa hẹp “VB là một chỉnh thể, một khối thống nhất có tổ chức của các thành tố hợp thành, một thông báo mà tác giả (người phát) gửi tới người đọc, người xem (người nhận) Nghĩa của VB được xác định bởi quan hệ của nó với thực tại ngoài VB với các VB khác, với từng cá nhân, với kí ức và các phẩm chất khác nữa của người phát và người nhận thông báo”.[5;

395]

Trên cơ sở các quan niệm trên, VB được hiểu là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Nó là tập hợp hệ thống các kí hiệu ngôn ngữ được tổ chức theo hình thức chặt chẽ, hướng tới nội dung thông báo trọn vẹn, nhằm mục đích nhất định trong giao tiếp Căn cứ vào nội dung thông tin của VB, VB được chia làm hai loại:

- VB thông thường (VB chức năng): Chứa đựng nội dung thông thường, khi hiểu nghĩa của VB (nghĩa ngôn từ) thì hiểu được thông tin chứa đựng trong VB

- VBVH (văn bản nghệ thuật): Chứa đựng nội dung thông tin thẩm mĩ

1.1.2 Văn bản văn học

Trang 2

VBVH là một tổ chức nghệ thuật gồm từ, câu, nhóm, đoạn nhằm tạo thành một thế giới nghệ thuật mang tính khái quát, nhằm phản ánh đời sống và biểu hiện

sự cảm thông trước đời sống của tác giả, nhằm thức tỉnh những thái độ, tình cảm nhất định đối với thực tại đời sống thông qua việc xây dựng nhân vật, không gian, thời gian, qua việc sắp xếp các chi tiết để tạo thành bức tranh đời sống sinh động nhằm biểu hiện quan niệm về con người của tác giả [9; 8]

Theo người viết, VBVH trước hết là một loại VB nên nó mang đầy đủ tính chất của một VB thông thường, cũng có chức năng truyền đạt, bảo quản thông tin Nhưng nó là VB của các TPVH nên nó có thêm một số đặc trưng riêng biệt nằm ở phẩm chất nghệ thuật của nó Đó là những đặc trưng nghệ thuật có tính chất đặc thù của loại hình nghệ thuật ngôn từ

1.1.3 So sánh văn bản và văn bản văn học

Trước hết, VB và VBVH đều là tập hợp kí hiệu ngôn ngữ được tổ chức một cách chặt chẽ, thể hiện một nội dung thông báo trọn vẹn, nhằm mục đích thông tin trong giao tiếp, cùng dùng ngôn ngữ làm phương thức biểu đạt

Tuy nhiên, giữa VB và VBVH có sự khác biệt rõ nét:

Về phương diện ngôn ngữ: Nếu ngôn ngữ của VB thông thường mang tính khái niệm, khoa học thì ngôn ngữ trong VBVH có đặc trưng riêng (tính cảm xúc, tính hàm súc, tính hình tượng, đa nghĩa)

Về nội dung thông tin: Nếu VB thông thường có nội dung thông tin khoa học thì VBVH mang nội dung thông tin thẩm mĩ

Về sự tác động: Nếu VB thông thường tác động đến lí trí người đọc, đem đến cho người đọc những hiểu biết về các lĩnh vực trong đời sống thì VBVH không chỉ tác động đến lí trí người đọc mà còn tác động vào tình cảm, tư tưởng thẩm mĩ của người đọc

Về sự tiếp nhận: Vì VB thông thường có nội dung thông báo tường minh nên

sự tiếp nhận của độc giả là tương đối giống nhau Còn VBVH với nội dung thông

Trang 3

tin đến người đọc không chỉ là một mà còn là nhiều nên sự tiếp nhận của người đọc

là không như nhau Hơn nữa, sự tiếp nhận VBVH còn phụ thuộc vào năng lực tưởng tượng cũng như kinh nghiệm, vốn sống, trình độ của người đọc Chính vì vậy, bao nhiêu độc giả đọc VBVH thì sẽ có bấy nhiêu cách hiểu

Tóm lại: VBVH mang đầy đủ đặc điểm của một VB thông thường nhưng nó

còn có những đặc trưng riêng Vì vậy, nó là dạng VB đặc biệt, độc đáo

1.1.4 Phân biệt văn bản văn học và tác phẩm văn học

1.1.4.1 Khái niệm tác phẩm văn học

Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả khẳng định: “TPVH là công

trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hoặc tập thể sáng tạo, nhằm thể hiện những khái quát bằng hình tượng về cuộc sống con người, biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại”.[5; 290] Theo khái niệm này, các tác giả

đã đưa ra các đặc trưng của TPVH với chất liệu đặc thù là ngôn từ, phương thức biểu hiện đời sống đặc thù là hình tượng nghệ thuật

1.1.4.2 Phân biệt văn bản văn học và tác phẩm văn học

Nếu VBVH chỉ là hệ thống các kí hiệu ngôn ngữ cố định, những con chữ vô hồn trên trang giấy thì TPVH là kết quả tiếp nhận của độc giả, và là cái vô hình tồn tại trong thế giới tinh thần của người đọc TPVH là phần tinh thần, cái không thể nhìn thấy được bằng thị giác mà phải là sự tổng hợp của của mọi giác quan, có khi lấy cả hồn mình ra để cảm nhận VBVH chỉ trở thành TPVH khi có người đọc nó

1.2 Văn bản nghị luận

1.2.1 Khái niệm

Văn nghị luận là thể văn ra đời từ rất lâu Ở Trung Hoa, sự ra đời của văn nghị luận được đánh dấu bởi những cuốn Kinh Thi, Luận ngữ Ở nước ta, văn nghị luận đã xuất hiện trong dòng văn học dân gian dưới hình thức những câu tục ngữ của nhân dân lao động

Trang 4

Xoay quanh khái niệm VBNL tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau Trong

cuốn Từ điển bách khoa của Mĩ, các tác giả đã khẳng định văn nghị luận thuộc

dạng thức văn không hư cấu (form of nonfiction) Điều này có nghĩa văn nghị luận

không dùng đến một hoạt động cơ bản của tư duy hình tượng - hư cấu mà văn nghị luận dựa vào tư duy logic để trình bày tư tưởng, quan điểm nào đó của người viết Theo quan điểm này, văn nghị luận cũng là một TPVH nhưng không dùng đến hư cấu

Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả khẳng định văn chính luận là

một dạng của văn nghị luận: " viết về những vấn đề nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau (chính trị, kinh tế, triết học, văn hoá ) Mục đích của văn chính luận là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một tư tưởng, một quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích một tầng lớp, một giai cấp nhất định Chính vì thế, tác phẩm chính luận bao giờ cũng thể hiện khuynh hướng tư tưởng, lập trường công dân rõ ràng Tình cảm sôi sục, luận chiến quyết liệt, và tính khuynh hướng công khai là dấu hiệu quan trọng của phong cách chính luận Tất cả những cái đó làm cho giọng điệu cấu trúc và chức năng của lời văn tuyên truyền, hùng biện".[5; 400].

"Văn nghị luận là một loại văn bản nhằm bàn bạc, thảo luận với người khác

về thực tại đời sống xã hội, bao gồm những vấn đề về văn hoá, triết học, đạo đức, lịch sử, chính trị, văn học nghệ thuật " [1; 4] Văn nghị luận luôn “ xem trọng năng lực lập luận dựa trên quy tắc logic và đặc điểm tư duy, nhưng nó vẫn không loại trừ hình thức mĩ cảm của tư tưởng" và "nét nổi bật trong văn nghị luận là hệ thống lí lẽ, dẫn chứng đầy đủ, tiêu biểu, để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó nhằm thuyết phục người đọc, người nghe, hiểu rõ vấn đề tin vào tính minh xác của sự lập luận và tán thành với quan điểm tư tưởng của người viết và để người đọc có thể vận dụng chúng vào cuộc sống xã hội và cá nhân."[1; 6]

Trang 5

Trên cơ sở các quan niệm trên, khái niệm VBNL được hiểu trước hết là thể loại văn học không dùng đến hư cấu tưởng tượng Về nội dung: Nó thể hiện trực tiếp tư tưởng, quan điểm, thái độ của người viết về các vấn đề của đời sống văn hoá nhân sinh (chính trị, xã hội, tư tưởng, văn hoá ) Về hình thức thể hiện: Các nội dung của VBNL được trình bày bằng hệ thống lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, với những lập luận chặt chẽ, thuyết phục và bằng một thứ ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn, có màu sắc biểu cảm

1.2.2 Các đặc trưng của văn bản nghị luận

1.2.2.1 Người viết phát biểu một cách trực tiếp tư tưởng, quan điểm, thái

độ, tình cảm về các vấn đề của cuộc sống

Trong mối tương quan so sánh VBNL với các loại VB khác, đặc biệt là loại

VB có sử dụng tư duy hư cấu - hình tượng, nét khác biệt đầu tiên dễ dàng nhận thấy: Nếu các loại VB khác tư tưởng, tình cảm, thái độ của người viết thường được thể hiện một cách kín đáo thông qua các hình tượng thẩm mĩ thì VBNL những điều

đó lại được trình bày một cách trực tiếp tường minh, đầy đủ để người đọc dễ dàng nhận ra

VD: "Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ từng tiếng một vang lên để gọi buổi chiều Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời Chiều, chiều rồi, một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào "

Trên đây là đoạn văn miêu tả được trích trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của

Thạch Lam Trong đoạn văn này, tình cảm, thái độ, tư tưởng của tác giả không được thể hiện trực tiếp mà được gửi gắm đằng sau bức tranh thiên nhiên buổi chiều phố huyện

Trong khi đó, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đã giãi bày trực tiếp tâm

trạng của tác giả: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt,

Trang 6

nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức sao chưa được xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa Ta cũng cam lòng " Người đọc dễ dàng cảm nhận được tình cảm yêu nước,

căm thù giặc sâu sắc của tác giả Trần Quốc Tuấn

Với Đại cáo bình Ngô - áng thiên cổ hùng văn của dân tộc Việt Nam, quan

điểm nhân nghĩa cũng được Nguyễn Trãi thể hiện một cách trực tiếp:

" Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo "

" Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy trí nhân để thay cường bạo "

Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, tác giả Hoài Thanh cũng trực tiếp thể hiện

quan điểm, nhận định riêng, độc đáo của mình về cái tôi của thời đại Thơ mới: " Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu ".

Có thể nói, người viết phát biểu một cách trực tiếp quan điểm, thái độ, tư tưởng về một vấn đề nào đó là đặc trưng đầu tiên của văn nghị luận

1.2.2.2 Văn nghị luận thuyết phục người đọc bằng hệ thống luận điểm, luận

cứ xác đáng, tin cậy và bằng cách lập luận chặt chẽ, hùng hồn

a Luận điểm trong văn bản nghị luận

Luận điểm là tư tưởng, quan điểm của người viết đối với vấn đề cơ bản đặt

ra trong bài văn cần phải làm sáng tỏ để thuyết phục người đọc, người nghe, thường được thể hiện dưới hình thức những câu văn ngắn gọn với những phán đoán có tính chất khẳng định hoặc phủ định

Trang 7

Luận điểm phải được diễn đạt sáng rõ, dễ hiểu nhất quán trong một hoặc hai câu văn khẳng định hoặc phủ định Giá trị của luận điểm thể hiện ở tính đúng đắn, chân thật, phù hợp với thực tiễn

Luận điểm có vai trò giường cột trong VBNL, để hiểu rõ hơn điều này đặt

luận điểm trong mối quan hệ so sánh với luận đề, luận cứ

Trước hết, luận đề là vấn đề bao trùm cần được làm sáng tỏ, được đem ra bàn luận, bảo vệ, chứng minh trong toàn bộ bài viết và nó thường thể hiện ở ngay nhan đề Trong khi đó, luận điểm có vai trò quan trọng, triển khai và làm sáng rõ luận đề

Tuy nhiên, để khẳng định hay phủ định các luận điểm, người ta dùng hệ thống các luận cứ Mà luận cứ là các lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm Cụ thể, lí lẽ là những đạo lí, lẽ phải đã được thừa nhận, nêu ra là được sự đồng tình Dẫn chứng là sự việc, số liệu, bằng chứng để xác định cho luận điểm

Sự khác nhau giữa luận điểm và luận cứ được hệ thống hoá bằng bảng so sánh sau:

- Là ý kiến mà người viết tin là đúng

đắn, trong khi đó người đọc còn có

thể chưa tỏ tường

- Là điều cần được chứng minh,

thuyết phục

- Quyết định đến sự lựa chọn các luận

cứ

- Là lẽ phải và sự thật hiển nhiên mà

cả người viết và người đọc đều thừa nhận

- Là cái dùng để chứng minh, thuyết phục

- Bị chi phối, quy định bởi luận điểm

Từ sự phân tích trên, cấp độ của một VBNL được mô hình hoá như sau:

Trang 8

Luận đề Luận điểm Luận cứ

Lí lẽ Dẫn chứng

Tuy nhiên, không phải cứ VBNL nào có luận điểm cũng là VBNL hay mà điều quan trọng quyết định một VBNL hay là các luận điểm phải độc đáo, mới mẻ, sâu sắc Nếu chỉ dừng lại ở những luận điểm cũ đã quen thuộc thì sẽ không tránh khỏi sự nhàm chán, đơn điệu Do vậy, yêu cầu đặt ra với các luận điểm trong VBNL phải là các ý hay Mà ý hay được hiểu trước hết là những ý đúng, ý sâu, rồi tiếp đó phải là những ý mới, ý riêng, tập trung làm nổi bật luận đề Đồng thời, nó phải có cơ sở đạo lí và khoa học vững chắc, có sức thuyết phục với người đọc, người nghe

VD: Luận điểm mở rộng trong bài viết Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn Đồng: "Trên trời có những vì sao có

ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy.”

Có thể nói, đây là một ý hay, độc đáo trong bài viết này

VBNL còn có luận điểm chính và luận điểm phụ Trong đó, luận điểm chính thường được dùng làm kết luận của VB, là cái đích mà nghệ thuật lập luận dẫn dắt người đọc đạt tới Còn luận điểm phụ thường được dùng làm luận điểm xuất phát hay luận điểm mở rộng trong quá trình lập luận

Tóm lại: VBNL không thể không có luận điểm hay nói khác đi luận điểm là

điểm tựa lớn nhất của toàn bộ VBNL

b Lập luận trong văn bản nghị luận

Trang 9

Khái niệm lập luận trong VBNL được các tác giả SGK Ngữ văn 7 khẳng

định là cách nêu luận điểm và vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục Bao gồm các suy lí, quy nạp, diễn dịch, phân tích, chứng minh, so sánh sao cho luận điểm đưa ra là hợp lí, không thể bác bỏ.

Trong cuốn Văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn THCS, các tác giả

cũng đã đưa ra khái niệm của lập luận là cách nêu ra các luận điểm mở rộng dẫn đến luận điểm chính, là cách nêu luận cứ dẫn đến luận điểm [12; 18] Từ các cách

hiểu trên, lập luận trong VBNL được hiểu một cách ngắn gọn là cách tổ chức lí lẽ, dẫn chứng để làm nổi bật luận điểm

Lập luận trong mối quan hệ so sánh với luận điểm được cụ thể như sau: Nếu luận điểm là nội dung, là lời nói thì lập luận là hình thức thể hiện nội dung và

chính là cách nói Có thể nói, nghệ thuật lập luận là vô cùng quan trọng Bởi lẽ,

cùng một nội dung, cùng hướng đến một đích giống nhau nhưng với cách nói khác nhau, cách lập luận khác nhau sẽ dẫn đến những kết quả khác nhau

Yêu cầu của lập luận phải logic, chặt chẽ Tính logic, chặt chẽ được tạo nên bởi việc sử dụng những lí lẽ rõ ràng, những chứng cứ hiển nhiên được người đọc, người nghe công nhận

VD: Trong truyện Khéo can được vua (trích Cổ học tinh hoa), Án Tử đã đã

thuyết phục vua Cảnh Công nước Tề tha chết cho người chăn ngựa vì không may

làm chết con ngựa quý của vua bằng cách lập luận sắc sảo, mẫu mực: " Nhà ngươi có ba tội đáng chết, vua sai nuôi ngựa mà để ngựa chết là một tội đáng chết Lại để chết ngựa quý của vua là hai tội đáng chết Để vua mang tiếng vì một con ngựa mà giết chết một mạng người, làm cho trăm họ ai nghe thấy cũng oán vua, các nước chư hầu ai nghe thấy cũng khinh vua, ngươi làm chết ngựa vua mà đến nỗi dân gian đem lòng oán hận, nước ngoài có bụng dòm dỏ là ba tội đáng chết Ngươi đã biết chưa Bây giờ hãy tạm giam ngươi vào ngục "

Trang 10

Tuy nhiên, yêu cầu của lập luận trong VBNL không chỉ logic, chặt chẽ mà còn phải mang màu sắc đối thoại, tranh luận Màu sắc đối thoại, tranh luận thể hiện khi người viết thường giả định là người đọc, người nghe không đồng tình với ý kiến của mình để từ đó lập luận ngược lại Người viết dùng tất cả lí lẽ và dẫn chứng hòng đánh đổ luận lí của đối phương và buộc đối phương phải tâm phục, khẩu phục Yêu cầu này của lập luận làm tăng sức thuyết phục của VBNL

VD: Trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, màu sắc đối thoại, tranh luận

thể hiện rất rõ: " Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh, dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý ngàn vàng khôn chuộc và lại vợ con bìu ríu, việc quân cơ trăm sự ích chi, tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ không đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!" Trong đoạn văn này, Trần Quốc

Tuấn đang đối thoại, tranh luận với tướng sĩ nhằm mục đích bác bỏ thú vui vô bổ của họ, kêu gọi họ tập trung vào rèn luyện võ thuật, mưu lược để đương đầu với kẻ thù

Thực tế viết văn có rất nhiều cách lập luận khác nhau Tuy nhiên, một số cách lập luận thường xuất hiện trong VBNL:

- Lập luận theo hướng tổng phân hợp

- Lập luận theo hướng diễn dịch: Luận điểm được đưa ra trước, các lí lẽ và dẫn chứng được nêu ra sau

- Lập luận theo hướng quy nạp: Là cách lập luận đi từ luận cứ đến luận điểm, từ luận điểm mở rộng đến luận điểm chính

- Lập luận so sánh: Là cách tổ chức lí lẽ, dẫn chứng theo phương thức đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc là các mặt trong cùng một sự vật để chỉ ra sự giống

Ngày đăng: 01/03/2014, 13:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Từ sự phân tích trên, cấp độ của một VBNL được mơ hình hố như sau: - văn bản nghị luận
s ự phân tích trên, cấp độ của một VBNL được mơ hình hố như sau: (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w