1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lí luận dạy học hiện đại

13 5,2K 71

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

bài thu hoạch, tiểu luận

LỜI CẢM ƠN Mặc dù môn luận dạy học hiện đại chúng em chỉ được học trong một thời gian ít ỏi, nhưng đó là trong quãng thời gian thầy PGS.TS Từ Đức Văn đã dành hết tâm huyết để truyền đạt những tri thức vô cùng bổ ích của môn học tới toàn thể chúng em. Trong thời gian học tập, chúng em đã nỗ lực cố gắng hết sức để hoàn thành bài thu hoạch của môn luận dạy học hiện đại. Nhưng với thời gian ít ỏi và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn giới hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm chúng em kính mong thầy và các bạn góp ý để bài thu hoạch này được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, chúng em xin chúc thầy PGS.TS Từ Đức Văn dồi dào sức khỏe, công tác tốt để giúp chúng em hoàn thành khóa học một cách xuất sắc nhất và tiếp tục dang rộng vòng tay để đón khóa tiếp theo. LỜI MỞ ĐẦU 3 Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Nghề dạy học là một nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”. Ngày nay, xã hội càng phát triển thì câu nói trên vẫn còn nguyên giá trị. Giáo dục luôn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của nhà nước. Tuy nhiên, nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đặt ra những thách thức lớn đối vơi giáo dục trên nhiều phương diện để làm sao có thể phù hợp vơi nhu cầu của thời đại, làm sao có thể đào tạo ra được những thế hệ mới đáp ứng nhu cầu của xã hội trong tương lai. Và để giải quyết những vấn đề trên, chúng ta cần nghiên cứu sâu về bộ môn: luận dạy học hiện đại. PHẦN NỘI DUNG NHIỆM VỤ 1 4 Câu 1. So sánh những quan niệm cơ bản, ưu điểm và giới hạn của thuyết hành vi, thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo. Câu 2. Phân tích những khả năng vận dụng các lý thuyết học tập trong dạy học bộ môn. Câu 3. Trình bày một ví dụ về dạy học bộ môn trong đó thể hiện sự vận động một hay các thuyết học tập? Bài thực hiện 1. So sánh những quan niệm cơ bản, ưu điểm và giới hạn của thuyết hành vi, thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo Mở đầu Các thuyết học tập với tư cách là đối tượng nghiên cứu của tâm học dạy học là những mô hình thuyết nhằm mô tả và giải thích cơ chế tâm của việc học tập. Các thuyết học tập đặt cơ sở thuyết cho việc tổ chức quá trình dạy học và cải tiến phương pháp dạy học. Có nhiều mô hình thuyết khác nhau giải thích cơ chế tâm của việc học tập, trong đó có 3 nhóm thuyết hay được nhắc đến và sử dụng trong quá trình daỵ học, đó là: Thuyết hành vi, thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo. Nhiệm vụ của chúng ta là chỉ ra những quan điểm cơ bản, trên cơ sở đó rút ra những nhận xét so sánh những ưu điểm và giới hạn của các thuyết trên. Nội dung cụ thể - Thuyết hành vi: Dựa trên thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov, năm 1913 nhà tâm học người Mĩ, Watson đã xây dựng thuyết hành vi. - Thuyết nhận thức: ra đời vào nửa đầu TK XX và phát triển mạnh vào nửa cuối TK XX. Các đại diện tiêu biểu: Piagie (Áo), Vưgotski, Leontev (Xô viết)… - Thuyết nhận thức: Tư tưởng đã có từ lâu nhưng thuyết kiến tạo được phát triển từ khoảng những năm 60 của TK XX. Đại diện tiêu biểu: Piagie, Vưgotki. Tiêu chí Thuyết hành vi Thuyết nhận thức Thuyết nhận thức Quan niệm cơ bản - Có nhiều mô hình khác nhau của thuyết hành vi, chẳng hạn một số quan niệm của thuyết hành vi: + Các thuyết hành vi giới hạn việc nghiên cứu cơ chế học tập qua các - Khác với thuyết hành vi, thuyết nhận thức nhấn mạnh ý nghĩa của các cấu trúc nhận thức đối với sự học tập. Quan niệm cơ bản của thuyết nhận thức là: - Có thể tóm tắt những quan niệm chính của thuyết kiến tạo như sau: + Không có tri thức khách quan tuyệt đối 5 hành vi bên ngoài có thể quan sát khách quan bằng thực nghiệm + Thuyết hành vi không quan tâm đến các quá trình tâm chủ quan bên trong của người học như tri giác, cảm giác, tư duy, ý thức, vì cho rằng những yếu tố này không thể quan sát khách quan được. Bộ não được coi như là một “hộp đen” không quan sát được. + Thuyết hành vi cổ điển (Watson): quan niệm học tập là tác động qua lại giữa kích thích và phản ứng (S - R) nhằm thay đổi hành vi. Vì vậy trong dạy học cần tạo ra những kích thích nhằm tạo ra hưng phấn, từ đó sẽ có các phản ứng học tập và thông qua đó thay đổi hành vi. + Thuyết hành vi Skiner: khác với thuyết hành vi cổ điển, Skiner không chỉ quan tâm đến mối quan hệ giữa kích thích và phản ứng mà đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ giữa hành vi và hệ quả của chúng (S – R - C). Ví dụ: khi học sinh làm đúng thì được thưởng, làm sai thì bị trách phạt. Những hệ quả của hành vi này có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi học tập của học sinh. + Các thuyết nhận thức nghiên cứu quá trình nhận thức bên trong với tư cách là một quá trình xử thông tin. + Quá trình nhận thức là quá trình có cấu trúc và có ảnh hưởng quyết định đến hành vi. Con người tiếp thu các thông tin bên ngoài, xử và đánh giá chúng, từ đó quyết định các hành vi ứng xử. + Trung tâm của thuyết nhận thức là các hoạt động trí tuệ: xác định, phân tích, hệ thống hóa các sự kiện, các hiện tượng, nhớ lại những kiến thức đã học, giải quyết các vấn đề và phát triển, hình thành các ý tưởng mới. + Cấu trúc nhận thức của con người không phải là bẩm sinh mà hình thành qua kinh nghiệm. + Mỗi người có cấu trúc nhận thức riêng. Vì vậy muốn có sự thay đổi tác động phù hợp nhằm thay đổi nhận thức của người đó. + Con người có thể tự điều chỉnh quá trình nhận thức: tự đặt mục đích, xây dựng kế hoạch và thực hiện. + Nhấn mạnh vai trò chủ thể của nhận thức + Cần tổ chức tương giữa người học và đối tượng học tập + Học để khám phá, giải thích cấu trúc tri thức Nguyê n tắc + Dạy học được định hướng theo các hành vi đặc trưng có thể quan sát + Không chỉ kết quả học tập (sản phẩm) mà quá trình học tập và + Không có kiến thức khách quan tuyệt đối. 6 được. + Các quá trình học tập phức tạp được chia thành một chuỗi các bước học tập đơn giản, trong đó bao gồm các hành vi cụ thể. + Giáo viên hỗ trợ và khuyến khích hành vi đúng đắn của người học. + Giáo viên thường xuyên điều chỉnh và giám sát quá trình học tập để kiểm soát sự tiến bộ trong học tập và điều chỉnh những sai lầm kịp thời. quá trình tư duy cũng là điều quan trọng. + Nhiệm vụ của người dạy là tạo ra môi trường học tập thuận lợi, thường xuyên khuyến khích các quá trình tư duy. + Các quá trình tư duy không thực hiện thông qua các vấn đề nhỏ, đưa ra một cách tuyến tính mà thông qua việc đưa ra các nd phức hợp. + Các phương pháp học tập có vai trò quan trọng. + Việc học tập thực hiện trong nhóm có vai trò quan trọng, giúp tăng cường những khả năng về mặt xã hội. + Cần có sự cân bằng giữa những nội dung do giáo viên truyền đạt và những nhiệm vụ tự lực của người học. + Về mặt nội dung dạy học phải định hướng theo những lĩnh vực và vấn đề phức hợp, gần với cuộc sống và nghề nghiệp và được khảo sát cụ thể. + Việc học tập chỉ có thể được thực hiện trong một quá trình tích cực. + Học tập trong nhóm có ý nghĩa quan trọng. + Học qua sai lầm là điều rất có ý nghĩa. + Các lĩnh vực học tập cần định hướng vào hứng thú của người học. + Sự học tập, hợp tác đòi hỏi khuyến khích phát triển không chỉ có trí mà cả về mặt tình cảm, giao tiếp. + Mục đích học tập là xây dựng kiến thức của bản thân. Ưu điểm và giới hạn + Ưu điểm: Thuyết hành vi có khả năng ứng dụng cao trong LLDHHĐ. Các hình thức ứng dụng: Trong dạy học chương trình hóa; trong dạy học có hỗ trợ bằng máy vi tính; trong học tập thông báo tri thức và trong huấn luyện. + Hạn chế: Quá trình học tập không chỉ do kích thích từ bên ngoài mà còn là quá trình chủ động bên + Ưu điểm: thuyết nhận thức được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong dạy học, đặc biệt là: Ứng dụng trong dạy học giải quyết vấn đề; dạy học định hướng hành động; dạy học khám phá; làm việc nhóm. + Hạn chế: Việc dạy học nhằm phát triển tư duy, giải quyết vấn đề, dạy học khám phá đòi + Ưu điểm: Thuyết kiến tạo được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong học tập, đặ biệt là trong học tập tự điều khiển, học theo tình huống, học nhóm, học tương tác… + Khuyết điểm: Quan điểm cực đoan trong thuyết kiến tạo phủ nhận sự tồn tại của tri 7 trong của chủ thể nhận thức; Việc chia quá trình học tập thành chuỗi các hành vi đơn giản không phản ánh hết được các mối quan hệ tổng thể… hỏi nhiều thời gian, sự chuẩn bị và năng lực của giáo viên. Cấu trúc quá trình tư duy không quan sát trực tiếp được nên chỉ mang tính giả thuyết. thức khách quan; việc đưa các kỹ năng cơ bản vào các đề tài phức tạp mà không có luyện tập cơ bản có thể hạn chế hiệu quả học tập; việc nhấn mạnh vai trò của học nhóm quá mức cũng cần xem xét, vì vai trò, năng lực học tập của các cá nhân luôn đóng vị trí quan trọng. + Dạy học thuyết kiến tạo đòi hỏi thời gian lớn. Kết luận Cho tới nay chưa một thuyết học tập nào mang tính tổng quát và hoàn thiện, và các nhà ngiên cưu chuyên môn không còn tham vọng phát triển một thuyết tổng quát. Mỗi thuyết học tập đều có cách tiếp cận với những giá trị riêng, vì thế thông qua những hiểu biết những quan niệm cơ bản, ưu điểm và giới hạn của thuyết hành vi, thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo mà có sự phối hợp một cách thích hợp trong vận dụng chúng. 2. Những khả năng vận dụng các lý thuyết học tập trong dạy học bộ môn Mở đầu Nhằm mô hình hóa và giải thích cụ thể các cơ chế tâm của việc học tập, khoa học nghiệ cứu về tâm dạy học đã ra đời, trong đó các thuyết học tập được đi sâu phân tích như một đối tượng nghiên cứu cơ bản nhất. Thông qua việc vận dụng các lý thuyết học tập trong dạy học bộ môn sẽ giúp người dạy có được phương pháp dạy 8 học tốt nhất nhằm đạt được mục đích học tập ở mức tối đa, vừa tạo được sự hứng thú cho người dạy – người hoc. Nội dung cụ thể * Thuyết hành vi: - Thuyết hành vi cho rằng học tập là một quá trình đơn giản mà trong đó những mối liên hệ phức tạp sẽ được làm cho dễ hiểu và rõ ràng thông qua các bước học tập nhỏ được sắp xếp một cách hợp lý. Thông qua những kích thích về nội dung, phương pháp dạy học, người học có những phản ứng tạo ra những hành vi học tập và qua đó thay đổi hành vi của mình. - Giáo viên hỗ trợ và khuyến khích hành vi đúng đắn của người học, tức là sắp xếp giảng dạy sao cho người học đạt được hành vi mong muốn mà sẽ được đáp lại trực tiếp ( khen thưởng và công nhận). - Giáo viên thường xuyên điều chỉnh và giám sát quá trình học tập để kiểm soát tiến bộ học tập và điều chỉnh ngay lập tức những sai lầm. - Thuyết hành vi được ứng dụng đặc biệt: + Trong dạy học chương trình hoá + Trong dạy học được hỗ trợ bằng máy vi tính + Trong dạy học thông báo tri thức và huấn luyện thao tác Chẳng hạn, trong dạy học bộ môn tiếng Anh, áp dụng thuyết hành vi bằng hình thức tổ chức các phòng luyện nghe có thể nâng cao chất lượng giảng dạy. Hay trong dạy học bộ môn Ngữ văn cũng có thể vận dụng thuyết hành vi khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm các văn bản, tác phẩm văn học. Đọc diễn cảm văn bản Văn học cũng là một trong những phương pháp có ích để giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về nội dung và nghệ thuật của văn bản đó. Ví dụ, giáo viên nêu yêu cầu về giọng đọc, cách ngắt nhịp, cách ngắt câu . khi hướng dẫn học sinh đọc bài thơ ”Đồng chí” của Chính Hữu, sau đó giáo viên đọc mẫu hoặc cho học sinh nghe một bài đọc mẫu, cuối cùng học sinh sẽ đọc theo hướng dẫn của giáo viên và bài đọc mẫu. Trong quá trình học sinh đọc toàn bộ bài thơ, giáo viên quan sát, lắng nghe và điều chỉnh ngay những sai sót trong cách đọc của học sinh. Như 9 GV đưa thông tin đầu vào GV quan sát đầu ra khen hay khiển trách HỌC SINH vậy, giáo viên ngay lập tức đã có thể quan sát được kết quả, từ đó sẽ đánh giá được hành vi của học sinh và điều chỉnh những sai sót của các em. *Thuyết nhận thức - Theo thuyết nhận thức, mục đích của dạy học là tạo những khả năng để người học hiểu thế giới thực. Vì vậy để đạt được các mục tiêu học tập, không chỉ kết quả học tập mà quá trình học tập và quá trình tư duy cũng là điều quan trọng. Nhiệm vụ của người dạy là tạo ra môi trường học tập thuận lợi, thường xuyên khuyến khích các quá trình tư duy, học sinh cần được tạo cơ hội hành động và tư duy tích cực. Các quá trình tư duy không thực hiện thông qua các vấn đề nhỏ, đưa ra một cách tuyến tính mà thông qua việc đưa ra các nội dung học tập phức hợp. Thuyết nhận thức cũng cho rằng, các phương pháp học tập có vai trò quan trọng. Việc học tập thực hiện trong nhóm có vai trò quan trọng, giúp tăng cường những khả năng về mặt xã hội. Đồng thời cần có sự kết hợp giữa những nội dung do giáo viên truyền đạt và những nhiệm vụ tự lực chiếm lĩnh và vận dụng tri thức của học sinh. - Thuyết nhận thức được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong dạy học, đặc biệt: + Dạy học giải quyết vấn đề, + Dạy học định hướng hành động + Dạy học khám phá và dạy học theo nhóm Trong dạy học bộ môn Ngữ văn, khả năng ứng dụng của thuyết nhận thức thực sự rất lớn. Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm ”Bến quê” của nhà văn Nguyễn Minh Châu, giáo viên cần thiết kế một hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh từ câu hỏi nhận biết, thông hiểu cho đến câu hỏi tư duy, câu hỏi vận dụng, người học sẽ tự hình thành những hiểu biết về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của truyện ngắn ”Bến quê”. Ngoài ra, người học cũng tự rút ra cho mình những bài học về lẽ sống thông qua cuộc đời của nhân vật Nhĩ, từ đó có hành động phù hợp trong cuộc sống thực tế của mình. Đó là, trong cuộc sống, hãy biết quan tâm đến những điều giản dị, gần gũi xung quanh mình, đừng tìm hạnh phúc ở đâu xa, khi hối hận thì đã quá muộn mằn. Hoặc khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về những truyện dân gian như ”Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”, ”Thạch Sanh”, ”Sọ Dừa” . giáo viên đưa ra vấn đề viết lại các kết thúc 10 Thông tin đầu vào Học sinh (Quá trình nhận thức: Phân tích- Tổng hợp,khái quát hóa…) Kết quả đầu ra của các câu chuyện theo sự sáng tạo của mỗi học sinh thì cũng sẽ kích thích được sự tư duy, sáng tạo của người học, giúp người học tự hình thành các ý tưởng mới trong quá trình học tập. *Thuyết kiến tạo - Theo thuyết kiến tạo, không có kiến thức khách quan tuyệt đối. Kiến thức là một quá trình và sản phẩm được kiến tạo theo từng cá nhân. Về mặt nội dung, dạy học phải định hướng theo những lĩnh vực và vấn đề phức hợp, gần với cuộc sống và nghề nghiệp, được khảo sát một cách tổng thể. Việc học tập chỉ có thể được thực hiện trong một quá trình tích cực vì chỉ từ những kinh nghiệm và kiến thức mới của bản thân thì mới có thể thay đổi và cá nhân hoá những kiến thức và khả năng đã có. Học tập trong nhóm có ý nghĩa quan trọng, góp phần cho người học tự điều chỉnh sự học tập của bản thân mình. - Trong dạy học hiện nay, thuyết kiến tạo thách thức một cách cơ bản tư duy truyền thống về dạy học. Không phải người dạy mà là người học trong sự tương tác với các nội dung học tập sẽ nằm trong tâm điểm của quá trình dạy học. Nhiều quan điểm dạy học mới bắt nguồn từ thuyết kiến tạo như: + Học tập tự điều chỉnh + Học tập với những vấn đề phức hợp + Học theo tình huống + Học theo nhóm + Học qua sai lầm, nhấn mạnh nhiều hơn vào dạy học định hướng quá trình thay cho định hướng sản phẩm Trong dạy học Ngữ văn, khả năng ứng dụng thuyết kiến tạo cũng khá rộng và có hiệu quả. Mỗi người học, sau khi tìm hiểu những bài ca dao than thân của Việt Nam đều có thể có những suy nghĩ, cảm nhận của riêng mình về hình ảnh người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ. Có học sinh cho rằng, những người nông dân trong xã hội 11 GV tạo môi trường và nội dung học tập phức hợp Môi trường học tập GV tạo môi trường và nội dung học tập phức hợp Môi trường học tập Học sinh (Cá nhân và nhóm) Nội dung học tập Tương tác cũ hiện lên trong các bài ca dao than thân đều tự ý thức được vẻ đẹp hình thức, vẻ đẹp phẩm chất của mình và tự hào về điều đó. Nhưng cũng có học sinh lại cho rằng, đó là lời than thở về số phận bấp bênh, chìm nổi, hồng nhan, tài hoa bạc mệnh của tầng lớp “thấp cổ bé họng” trong xã hội phong kiến. Hoặc trong các tiết trả bài tập làm văn, sau khi giáo viên nêu yêu cầu chung, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của các bài viết, học sinh có thể tự mình sửa chữa, khắc phục những sai sót của mình. Những bài viết sau đó, chắc chắn học sinh sẽ khắc phục những hạn chế mà mình đã vướng trước đó để có cách viết đúng, hiệu quả hơn. Thông qua hoạt động học nhóm, học tương tác, học sinh cũng có cơ hội nhận thức được những tri thức mới, tự điều chỉnh được việc học của bản thân mình. Kết luận Như vậy, các lý thuyết học tập trong dạy học bộ môn được vận dụng một cách linh hoạt, phối hợp một cách thích hợp sẽ đem lại những hiệu quả nhất định trong quá trình dạy học. 3. Ví dụ về dạy học bộ môn trong đó thể hiện sự vận động một hay các thuyết học tập. Dưới đây là ví dụ trong dạy học môn văn trong đó thể hiện sự vận động một hay các thuyết học tập: Áp dụng vào dạy học trong một văn bản cụ thể (SGK Ngữ văn 10, tập 2): HOÀNG HẠC LÂU TỐNG MẠNH HẠO NHIÊN CHI QUẢNG LĂNG (Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng) - Lý Bạch – A- Mức độ cần đạt: - Cảm nhận được tình cảm chân thành, sâu nặng của Lý Bạch đối với Mạnh Hạo Nhiên. Qua đó thấy được tình bạn thắm thiết giữa hai nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời Đường. - Hiểu được một số đặc điểm nghệ thuật cơ bản của thơ Đường : “ý tại ngôn ngoại”; dựng các quan hệ để biểu đạt ý nghĩa… B- Trọng tâm kiến thức kĩ năng: 1- Kiến thức: -Hiểu được tình cảm chân thành, sâu nặng của Lý Bạch đối với Mạnh Hạo Nhiên. Qua đó thấy được tình bạn thắm thiết giữa hai nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời Đường. 2- Kĩ năng: - Đọc hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ. C- Tiến trình lên lớp: 1- Ổn định: 12 . chí Thuyết hành vi Thuyết nhận thức Thuyết nhận thức Quan niệm cơ bản - Có nhiều mô hình khác nhau của thuyết hành vi, chẳng hạn một số quan niệm của thuyết. một hay các lí thuyết học tập? Bài thực hiện 1. So sánh những quan niệm cơ bản, ưu điểm và giới hạn của thuyết hành vi, thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo

Ngày đăng: 15/12/2013, 17:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Có nhiều mô hình khác nhau  của  thuyết  hành  vi, chẳng   hạn   một   số   quan niệm của thuyết hành vi:  +   Các   lí   thuyết   hành   vi giới hạn việc nghiên  cứu cơ   chế   học   tập   qua   các - Lí luận dạy học hiện đại
nhi ều mô hình khác nhau của thuyết hành vi, chẳng hạn một số quan niệm của thuyết hành vi: + Các lí thuyết hành vi giới hạn việc nghiên cứu cơ chế học tập qua các (Trang 3)
Nhằm mô hình hóa và giải thích cụ thể các cơ chế tâm lí của việc học tập, khoa học nghiệ cứu về tâm lí dạy học đã ra đời, trong đó các lí thuyết học tập được đi sâu phân tích như một đối tượng nghiên cứu cơ bản nhất - Lí luận dạy học hiện đại
h ằm mô hình hóa và giải thích cụ thể các cơ chế tâm lí của việc học tập, khoa học nghiệ cứu về tâm lí dạy học đã ra đời, trong đó các lí thuyết học tập được đi sâu phân tích như một đối tượng nghiên cứu cơ bản nhất (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w