1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho đối tượng học sinh trung học cơ sở

106 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 897,63 KB

Nội dung

BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  NGUYỄN MINH TIẾN QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Mã số: QUẢN LÝ GIÁO DỤC 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI MINH QUANG HÀ NỘI – 2022 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 03, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 12 1.1 Các khái niệm cơ bản 12 1.2 Những nhân tố tác động và nội dung quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 – thành phố Hồ Chí Minh 25 1.3 Thực trạng quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 Thành phố Hồ Chí Minh 33 Chương 2 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 03 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 48 2.1 Yêu cầu đối với quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 thành phố Hồ Chí Minh 48 2.2 Biện pháp quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 52 2.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 76 KẾT LUẬN 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC 89 1. Lý do chọn đề tài Trong bất cứ thời đại nào, con người chỉ tồn tại và phát triển khi có những kỹ năng sống phù hợp kỹ năng sống được xem như một năng lực quan trọng để con người làm chủ được bản thân và chung sống hòa nhập với những người xung quanh cũng như toàn xã hội. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông là một trong những nội dung quan trọng nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; hình thành thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội, thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân trước các tác động xã hội. Quá trình giáo dục kỹ năng sống có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi học sinh. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú ý quan tâm đến nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các bậc học; Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những bước đi đúng đắn trong việc triển khai và nhân rộng nội dung giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên. Sự quan tâm, chỉ đạo và tổ chức tích cực của toàn xã hội về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong các trường học, đảm bảo định hướng dạy chữ đi đôi với dạy người; trang bị cho học sinh có kỹ năng cơ bản về đánh giá và tự đánh giá, về giải quyết các mối quan hệ trong gia đình, nhà trường và xã hội; biết định hướng và phấn đấu theo chuẩn chân, thiện, mỹ. Quận 03 là một trong những quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, có nền kinh tế tăng trưởng khá, trật tự xã hội ổn định và có một vị trí quan trọng trong các lĩnh vực hoạt động của thành phố. Những năm qua, lãnh đạo, chính quyền và ngành giáo dục Quận 03 đã chăm lo nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo các bậc học, đặc biệt là đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trung học. Nhờ đó chất lượng giáo dục hàng năm của Quận được nâng lên. Qua các kỳ thi hết cấp, tỷ lệ học sinh toàn Quận luôn đạt trên 95%. Nhiều trường trên địa bàn Quận trở thành những trường điểm của thành phố. Học sinh phổ thông trung học hiện nay cơ bản đã được trang bị kỹ năng sống, có phương pháp đúng khi ứng phó với những tình huống diễn ra trong cuộc sống. Phần lớn các em năng động, tự tin, mạnh dạn bày tỏ chính kiến của mình và thường có mức yêu cầu cao đối với bản thân. Tuy nhiên, nội dung giáo dục trong các nhà trường trong Quận 03 hiện nay còn xu hướng trọng việc dạy chữ, mà chưa chú trọng đúng mức khía cạnh dạy người; vấn đề giáo dục kỹ năng sống đã được quan tâm nhưng chưa đầy đủ. Hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS vẫn còn hạn chế, quá trình tổ chức đã bộc lộ nhiều bất cập. Đa số học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 vẫn chưa tiếp cận được những biện pháp rèn luyện để hình thành kỹ năng sống cần thiết, nhiều học sinh học giỏi, chăm ngoan, nhưng khả năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp lại rất kém. Hiện tượng nói tục, đánh nhau, sa đà vào các tệ nạn xã hội, chạy theo lối sống đua đòi hưởng thụ, vi phạm pháp luật còn xảy ra trong học sinh. Một số học sinh hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục sớm...thậm chí là tự sát khi gặp vấn đề vướng mắc trong cuộc sống....tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội trong các trường có xu hướng gia tăng. Một bộ phận giới trẻ đã có những suy nghĩ kém tích cực, sống chán nản không có mục tiêu, hoài bão phấn đấu vươn lên. Đây là những vấn đề gây nhiều nỗi lo cho nhà trường, cho các bậc cha mẹ và cho xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng sống và hòa nhập xã hội. Trong khi sự bùng nổ của công nghệ thông tin nhanh chóng đã góp phần làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của giới trẻ thì học sinh THCS lại chưa được định hướng, quan tâm đầy đủ, kịp thời, đặc biệt là còn ít được hưởng giáo dục kỹ năng sống, chưa được hướng dẫn cách ứng xử, đương đầu với những khó khăn của cuộc sống, vì thế, khi gặp tình huống phức tạp, các em dễ tổn thương và manh động, hành động thiếu suy nghĩ. Tăng cường quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trung học chính là biện pháp phát huy vai trò các chủ thể quá trình giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em trở thành con ngoan, trò giỏi, thành công dân có ích cho xã hội, góp phần xây dựng Quận 03 thành trung tâm văn hóa tiêu biểu của Thành phố và cả nước. Vì thế, tác giả chọn và thực hiện đề tài: “Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài Kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một vấn đề đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Ở một số quốc gia, giáo dục kỹ năng sống đã được lồng ghép vào các môn học, chủ đề, nội dung có liên quan trực tiếp đến những vấn đề bức xúc trên thực tế. Kỹ năng sống và vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho con người đã xuất hiện từ xa xưa như học ăn, học nói, học gói, học mở, học để đối nhân xử thế, học để đối phó với thiên nhiên, đó là những kỹ năng đơn giản nhất mang tính chất kinh nghiệm, phù hợp với đời sống của xã hội ở những thời điểm khác nhau. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vấn đề kỹ năng (Skill) và kỹ năng sống đã được các nhà tâm lý học nghiên cứu từ khá sớm và theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây, các nhà tâm lý học (đặc biệt là tâm lý học sư phạm) đã tập trung nghiên cứu về kỹ năng và quá trình hình thành các kỹ năng giảng dạy của người giáo viên. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Những cơ sở tâm lý học” của V.A.Cruchetxki 14, “Ph­¬ng ph¸p vµ kü thuËt lªn líp” của M.N.Iacovliev 29, “Hình thành các kỹ năng và kỹ xảo sư phạm cho sinh viên trong điều kiện của nền giáo dục đại học” của X.I.Kixegof 30, A.A.bdoullina 1, P. Ia.Ganlperin (1978) 21. Ở phương Tây các nghiên cứu về kỹ năng chủ yếu theo hướng tâm lý học hành vi của J.Watson (1926) và F.Skiner (1963). Tâm lý học chức năng của A.Pojoux (1926). Có thể kể đến các công trình nghiên cứu về hệ thống kỹ năng của người giáo viên của K.Bary và L.King (1993), “Sự phát triển nhận thức trong học tập và giảng dạy” của F.E.Weinert (1998) 64, Nghiên cứu về quá trình hình thành trí tuệ của P.Ia.Ganlperin (1978), 21, về kỹ năng giáo dục của J. Piajet (1980) 65, P.Ia.Galperin (1978), 66 công trình nghiên cứu về kỹ năng, nghệ thuật diễn giảng của Swest, Paul.W (1995) 67. Ở trong nước, Công trình nghiên cứu về hệ thống kỹ năng giảng dạy trên lớp của giáo viên Khoa tâm lý giáo dục của tác giả Nguyễn Như An (1992), Trần Anh Tuấn (1996). Ngoài ra còn phải kể đến các công trình nghiên cứu về kỹ năng quản lý của Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí 46, nghiên cứu về yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong hình thành kỹ năng tâm lý người của nhóm tác giả Đỗ Long, Lê Thanh Hương, Vũ Tùng Hoa, Mai Thanh Thế 41. Một số công trình nghiên cứu về kỹ năng quản lý như công trình của Đặng Quốc Bảo, (1997) 2, kỹ năng giao tiếp, ứng xử của nhóm tác giả Lê Thị Bừng, Hải Vang (1997) 10… Tổng kết các kết quả nghiên cứu về kỹ năng cho thấy có nhiều hướng tiếp cận khác nhau: Hướng tiếp cận kỹ năng thiên về mặt kỹ thuật như các tác giả: V.X.Cudin, V.A.Cruchetxki, A.G.Covaliov, Trần Trọng Thủy.... Theo hướng tiếp cận này, các tác giả quan niệm kỹ năng là phương thức thực hiện hành động mà con người đã nắm vững. Người có kỹ năng hoạt động là người nắm được các tri thức về cách tiến hành hoạt động đó và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu của nó. Hướng tiếp cận kỹ năng nghiêng về mặt năng lực con người của các tác giả: N.D.Levitov, X.I.Kixegof, K.K.PlatonovNgô Công Hoàn, Nguyễn Quang Uẩn... Các tác giả quan niệm kỹ năng thể hiện năng lực thực hiện một hành động có kết quả với chất lượng cần thiết, trong thời gian tương ứng và điều kiện xác định. Các tác giả V.N.Kuzmin, P.N.Gonobolin, J.B.Bigss, R.Tellfer, K.Bary, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Như An... nghiên cứu chuyên sâu về thực hành sư phạm và làm rõ sự khác biệt giữa các nhóm kỹ năng riêng biệt của quá trình giảng dạy, tìm hiểu cơ sở, khả năng và quá trình hình thành các nhóm kỹ năng chuyên biệt, từ đó xây dựng quy trình và phương pháp hình thành, rèn luyện kỹ năng sư phạm cho các giáo sinh trong quá trình đào tạo ở các trường sư phạm. Ở Việt Nam, vấn đề giáo dục kỹ năng sống và quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã sớm được đề cập trong các nghiên cứu lý luận nhằm chỉ đạo thực tiễn hoạt động giáo dục. Từ cuối những năm 80 thế kỷ XX, những nghiên cứu đầu tiên về yêu cầu giáo dục kỹ năng cho học sinh, tiêu biểu như các công trình: “Người thầy giáo trong sự nghiệp phát triển giáo dục” của nhóm tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Cương và Dương Xuân Trinh 61. Nghiên cứu về lý luận dạy học của nhóm tác giả: Đỗ Long, Lê Thanh Hương, Vũ Tùng Hoa, Mai Thanh Thế (1999) 41. Năm 2003 PGS.TS Nguyễn Thanh Bình và các cộng sự đã triển khai nghiên cứu tổng quan về quá trình nhận thức về kỹ năng sống và các chủ trương, chính sách, điều luật phản ánh yêu cầu tiếp cận kỹ năng sống trong giáo dục và giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam, đồng thời tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho người học từ trẻ mầm non đến người lớn thông qua giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên ở Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển nên đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này của các tác giả: PGS TS Nguyễn Thị Hường, Bác sỹ Lê Công Phượng, PGS TS Nguyễn Thanh Bình, ThS Cao Thị Xuân, TS Tâm lý học: Huỳnh Văn Sơn, PGS TS Nguyễn Dục Quang, TS Lưu Thu Thuỷ, GS TS Nguyễn Quang Uẩn, ThS Giáp Bình Nga..... Vấn đề quản lý giáo dục đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ. Bùi Minh Hiền trong tác phẩm Quản lý giáo dục do Nxb Đại học Hà Nội xuất bản năm 2009 26; Vương Thanh Hương, Hệ thống thông tin quản lý giáo dục (một số vấn đề lý luận và thực tiễn), Nxb Đại học Sư phạm xuất bản năm 2007 32; Trần Kiểm, Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm xuất bản năm 2009 38; Đặng Bá Lãm, Quản lý Nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2005 39; Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục 52; Phạm Thành Nghị, Quản lý chất lượng giáo dục đại học. Nguyễn Thanh Hòa, Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên ở Đại học Đà Nẵng, (Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2002… Bàn về quản lý, tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1989) đã đưa ra khái niệm: “Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động gọi chung là khách thể quản lý, nhằm thực hiện các hoạt động để đạt được mục tiêu dự kiến”. Trần Kiểm (1997) trong tác phẩm “Quản lý giáo dục và trường học” Giáo trình dùng cho học viên cao học chuyên ngành Giáo dục học đã quan niệm: “Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội”. Nhìn chung, các tác giả đã tập trung luận giải nhiều vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục như chỉ rõ bản chất của quá trình quản lý giáo dục; nội dung và hình thức quản lý giáo dục; những yếu tố tác động cũng như những biện pháp tác động nhằm nâng cao chất lượng quá trình quản lý giáo dục. Từ cơ sở luận giải sự cần thiết của nâng cao chất lượng giáo dục trong xã hội hiện nay, các tác giả đã làm rõ vai trò tương tác giữa biện pháp quản lý với chất lượng giáo dục, từ đó đi đến khẳng định, để nâng cao chất lượng giáo dục tất yếu phải tăng cường các biện pháp quản lý quá trình giáo dục đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định các biện pháp cơ bản quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THCS; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo, xây dựng nhân cách cho học sinh trên địa bàn Quận 03 TPHCM. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận và xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 TP.HCM. Đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân ưu điểm, khuyết điểm của quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 TP.HCM. Xác định các biện pháp cơ bản quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 TP.HCM hiện nay. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 TPHCM. Đối tượng nghiên cứu Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 TPHCM. Phạm vi nghiên cứu Dưới góc độ khoa học quản lý giáo dục, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn Quận 03 TPHCM. Các số liệu điều tra, xử lý và tham khảo tính từ năm 2008 đến nay. 5. Giả thuyết khoa học Giáo dục kỹ năng sống là một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục, xây dựng nhân cách cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 TP.HCM; quá trình giáo dục kỹ năng sống được cấu thành bởi nhiều nhân tố, nếu nắm chắc và điều khiển tốt các nhân tố như: xác định mục tiêu, nội dung cụ thể, toàn diện, hiện đại và phù hợp; lựa chọn hình thức, phương pháp sinh động, cuốn hút và hiệu quả; phối hợp và phát huy vai trò các tổ chức, lực lượng; bảo đảm tốt cơ sở vật chất cho giáo dục kỹ năng sống …thì có thể nâng cao chất lượng quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 TPHCM. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng giáo dục và quản lý giáo dục của Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương về công tác giáo dục của Đảng. Vận dụng các quan điểm lôgic lịch sử và thực tiễn để phân tích, đánh giá, xem xét các vấn đề liên quan đến luận văn. Phương pháp nghiên cứu Phối hợp sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá một số tác phẩm kinh điển Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về giáo dục đào tạo; các tài liệu liên quan đến chuyên ngành khoa học quản lý, quản lý giáo dục, tâm lý giáo dục, tâm lý học lứa tuổi… Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra bằng Alket: tiến hành với các cán bộ, giáo viên và học sinh Phỏng vấn trực tiếp: một số cán bộ, giáo viên và học sinh. Phương pháp quan sát: tập trung quan sát các hoạt động như: xây dựng kế hoạch, xác định nội dung giáo dục; tổ chức các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 TPHCM. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, khảo nghiệm sư phạm. Phương pháp thống kê toán học: dùng để tính toán, tổng hợp, xử lý các số liệu liên quan. 7. Ý nghĩa của luận văn Làm rõ khái niệm và các nhân tố cơ bản cấu thành chất lượng quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM. Xác định các tiêu chí đánh giá và làm rõ thực trạng quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn Quận 03 TP.HCM. Đề xuất các biện pháp cơ bản quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM hiện nay. 8. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (6 tiết), kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 03, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở Kỹ năng và kỹ năng sống Kỹ năng, là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. Trong từ điển Từ và ngữ Hán Việt của tác giả Nguyễn Lân (1989): “Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn”. Kỹ năng, theo tâm lý học là công cụ để gia tăng giá trị cho kiến thức của bản thân, là khả năng thực hiện những thao tác được hình thành và củng cố qua trải nghiệm của bản thân. Kỹ năng sống, hiện có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống: Theo Tổ chức y tế thế giới (WTO) kỹ năng sống là những khả năng để có những hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Theo UNICEF, kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng. Theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), kỹ năng sống gắn với bốn trụ cột của giáo dục đó là: Học để biết (Learning to know) gồm các kỹ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả…Học để làm người (Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…; học để làm (Learning to do) gồm các kĩ năng thực hiện các công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm…học để sống với người khác (Learning to live together) gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông. Có quan niệm cho rằng kỹ năng sống là những khả năng tâm lý xã hội của mỗi người cho những hành vi thích hợp và tích cực, giúp cho bản thân đối phó hiệu quả với những đòi hỏi và thử thách của cuộc sống. Theo Nguyễn Võ Kỳ Anh (Vụ giáo dục thể chất): “Kỹ năng sống là khả năng có được những hành vi thích nghi và tích cực, cho phép chúng ta xử trí một cách có hiệu quả các đòi hỏi và thử thách của cuộc sống thường ngày”. Kỹ năng sống khuyến khích thái độ tích cực, phòng ngừa và giảm thiểu các hành vi nguy cơ. Nó giúp con người phát huy sức mạnh nội lực để có thể làm chủ được cuộc sống của mình, để có cuộc sống khỏe, sống hạnh phúc và sống có ý nghĩa. Như vậy, kỹ năng sống là một khái niệm rộng, bao hàm nhiều kỹ năng khác nhau: Là những khả năng để có những hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng. Là năng lực, khả năng giúp con người có thể sống khỏe mạnh, an toàn, tránh được thiên tai, động đất. Là sự giao tiếp, phản ứng với môi trường, phản ứng với các cá nhân khác hay sự định hướng, giải quyết vấn đề của cá nhân đó... Các kỹ năng sống giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức “cái chúng ta biết” và thái độ, giá trị “cái chúng ta cảm nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế “làm gì và theo cách nào” là tích cực nhất và mang tính chất xây dựng. Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở là khả năng có được những hành vi thích nghi và tích cực, cho phép học sinh xử trí một cách có hiệu quả các vấn đề nảy sinh trong quan hệ cuộc sống thường ngày giữa bản thân với môi trường, gia đình, bạn bè và xã hội. Kỹ năng sống của học sinh THCS chính là khả năng ứng phó tích cực và thích nghi của học sinh trước các vấn đè nảy sinh trong quan hệ giữa học sinh với môi trường tự nhiên, trong quan hệ giữa họ sinh với gia đình, bạn bè và đời sống xã hội. Kỹ năng sống giúp cho mỗi học sinh nâng cao năng lực ứng phó trong mọi tình huống mà mỗi học sinh phải gặp hàng ngày. Kỹ năng sống của học sinh THCS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. Kỹ năng sống của học sinh THCS mang tính cá nhân vì đó là khả năng của cá nhân. Kỹ năng sống mang tính xã hội vì kỹ năng sống của học sinh THCS phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội, chịu ảnh hưởng của truyền thống và văn hóa của gia đình, cộng đồng, dân tộc. Kỹ năng sống cần thiết đối với bản thân mỗi học sinh để họ có thể ứng phó một cách tự tin, tự chủ và hoàn thiện hành vi của bản thân trong giao tiếp, giải quyết các vấn đề của cuộc sống với mọi người xung quanh, mang lại cho mỗi học sinh cuộc sống thoải mái, lành mạnh về thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội. Kỹ năng sống của học sinh THCS bao giờ cũng gắn với các nội dung giáo dục cụ thể của bậc học và phản ánh những đặc trưng tâm lý của lứa tuổi. Ở một số nước, kỹ năng sống của học sinh THCS được gắn với giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng và phòng bệnh. Ở một số nước khác, nó nhằm vào việc giáo dục hành vi, cách cư xử, giáo dục an toàn trên đường phố, giáo dục bảo vệ môi trường, hay giáo dục lòng yêu hoà bình. Kỹ năng sống của học sinh THCS không phải tự nhiên mà có, mà được hình thành và củng cố qua quá trình thực hành và trải nghiệm của bản thân từng học sinh, được hình thành, phát triển và hoàn thiện dần trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành kỹ năng sống diễn ra trong suốt cuộc đời của mỗi học sinh. Quá trình hình thành kỹ năng sống diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục. 1.1.2. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 Thành phố Hồ Chí Minh Học sinh THCS là những học sinh ở lứa tuổi thiếu niên, đang hình thành và hoàn thiện các phẩm chất nhân cách, những thói quen cơ bản chưa có tính ổn định, đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và về mặt tâm sinh lý, dễ thay đổi tình cảm, hành vi, chóng vui chóng buồn. Thích tìm tòi học hỏi cái mới, điều lạ. Ở lứa tuổi học sinh, thường xuất hiện ý muốn thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ, muốn khẳng định bản thân trong gia đình lẫn ngoài xã hội, từ đó nảy sinh những xung đột tâm lý mà các em chưa được trang bị kỹ năng cần thiết để ứng phó và giải quyết. Giáo dục kỹ năng sống là quá trình nhà trường, gia đình và xã hội trang bị kiến thức, hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức vào các sinh hoạt thường ngày, hình thành nên kỹ năng ứng xử, giải quyết các tình huống có hiệu quả nhất; giúp học sinh có ý thức và niềm tin để thay đổi hành vi theo hướng tích cực quá trình học tập, rèn luyện.Trong thực tiễn giáo dục kỹ năng sống được xem xét dưới hai khía cạnh khác nhau: Như là một lĩnh vực học tập: như giáo dục sức khoẻ, HIVAIDS. Ở lĩnh vực này đã tồn tại cách tiếp cận kỹ năng sống từ khá lâu. Như là một cách tiếp cận giúp chủ thể quản lý tiến hành giáo dục có chất lượng xuyên suốt các lĩnh vực học tập. UNICEF, UNESCO quan niệm rằng giáo dục kỹ năng sống không phải là lĩnh vực hay môn học, nhưng nó được áp dụng lồng vào những kiến thức, giá trị và kỹ năng quan trọng trong quá trình phát triển của cá nhân và quá trình học tập suốt đời. Như vậy, giáo dục kỹ năng sống được xem như là một cách tiếp cận giáo dục nhằm mục đích giúp con người có những khả năng tâm lý xã hội để tương tác với người khác và giải quyết những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày một cách có hiệu quả. Giáo dục kỹ năng sống bao gồm giáo dục nhận thức, sự hiểu biết, thái độ, cách vận dụng và sau cùng là những hành vi mang tính tích cực. Giáo dục kỹ năng sống là không thể thiếu được trong giáo dục, cả giáo dục chính qui và không chính qui. Từ những góc độ tiếp cận trên, có thể khái quát: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS Quận 03 TP.HCM là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể giáo dục đến học sinh THCS nhằm trang bị cho các em những kỹ năng sống cần thiết góp phần hình thành, phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu, yêu cầu của bậc học. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 TP.HCM nhằm trang bị cho học sinh THCS những kỹ năng theo mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam, góp phần hình thành, phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu, yêu cầu bậc học. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 TP.HCM nhằm các mục tiêu cụ thể sau: Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp, trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi thói quen tích cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hằng ngày; tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức; chuyển dịch kiến thức (điều đã biết), thái độ và giá trị (điều chúng ta suy nghĩ, cảm thấy và tin tưởng) thành thao tác, hành động và thực hiện thuần thục thao tác và hành động đó trong thực tế (cái cần làm và cách thức cần làm nó) theo xu hướng tích cực. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 TP. HCM là trang bị cho học sinh các kỹ năng cụ thể như: Kỹ năng tự nhận thức: Tự nhận thức là tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân. Kỹ năng tự nhận thức là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân, biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tìm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu ...của bản thân mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng. Tự nhận thức là một kỹ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như có thể cảm thông với người khác. Để tự nhận thức đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là qua giao tiếp với người khác. Kỹ năng xác định giá trị Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hướng có suy nghĩ, hành động và lối sống của bản thân trong cuộc sống. Giá trị có thể là vật chất hoặc tinh thần. Giá trị không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian, theo các giai đoạn trưởng thành của con người. Giá trị phụ thuộc vào giáo dục, vào nền văn hóa, vào môi trường sống, học tập và làm việc của cá nhân. Kỹ năng xác định giá trị là khả năng con người tự đánh giá được những giá trị của bản thân cũng như giá trị của các cá nhân xung quanh mình. Kỹ năng xác định giá trị có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của mỗi người, giúp người ta biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận các giá trị của người khác. Có những giá trị và niềm tin khác. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc Là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp. Kỹ năng xử lý cảm xúc còn có nhiều tên gọi khác như: xử lý cảm xúc, kiềm chế cảm xúc, làm chủ cảm xúc, quản lý cảm xúc. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 TP.HCM thông qua quá trình dạy học, các hoạt động ngoại khóa, bổ trợ, tham quan, đóng vai… Chủ thể giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 TP.HCM là ban giám hiệu, tổ chức đảng, các tổ chức xã hội, tập thể lớp học, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các THCS trên địa bàn Quận 03 TP.HCM. Đối tượng giáo dục là học sinh và tập thể học sinh ở các trường THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM. Học sinh và tập thể học sinh vừa là đối tượng giáo dục vừa là chủ thể của quá trình tự giáo dục kỹ năng sống. Kết quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM là quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện kỹ năng sống của đội ngũ học sinh, sự trưởng thành, phát triển của các tập thể học sinh. Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM Giáo dục kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội: Kỹ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh (đôi khi có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng). Người có kỹ năng sống tốt sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn thử thách, biết ứng xử giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp, họ thường thành công hơn, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại, người thiếu kỹ năng sống thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống. Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người. Thiếu kỹ năng sống là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội như: Nghiện rượu, nghiện ma túy, mại dâm, cờ bạc... Việc giáo dục kỹ năng sống sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm các vấn đề xã hội. Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ: Thế hệ trẻ chính là những chủ nhân tương lai, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động .... Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ thế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực, luôn đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kỹ năng sống, nếu thiếu kỹ năng sống các em dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh phổ thông như: nghiện hút, bạo lực học đường, nghiện game, bỏ học... chính là do các em thiếu những kỹ năng sống cần thiết. Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, tổ quốc và xã hội giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước tình huống trong cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn và lành mạnh. Giáo dục kỹ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cần phải có những người lao động mới phát triển toàn diện do vậy cần phải đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng. Nhiệm vụ đổi mới giáo dục đã được thể hiện rõ trong các nghị quyết của Đảng và Quốc hội, trong Luật giáo dục năm 2005. Nghị quyết 402000QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống rõ ràng là phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông, nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới: Hiện nay, đã có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa kỹ năng sống vào nhà trường trung học cơ sở là rất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt. Ở Trung Quốc: kỹ năng sống được lồng ghép vào các môn học trong nhà trường về giáo dục đạo đức, giáo dục lao động và xã hội. Tại Suđăng: kỹ năng sống được lồng ghép vào giáo dục công dân. Tại Myanma: có các chủ đề giáo dục kỹ năng sống trong chương trình giảng dạy sức khoẻ và vệ sinh cá nhân; sự phát triển thể chất; sức khoẻ tâm thần; phòng tránh các bệnh như tiêu chảy, rối loạn do thiếu iốt, lao phổi, sốt rét, ma tuý; HIVAIDS; kỹ năng ra quyết định; kỹ năng truyền thông và tự diễn đạt; kỹ năng giao tiếp và hợp tác; kỹ năng xử lý cảm xúc; khuyến khích lòng tự trọng. 1.1.3. Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 – Thành phố Hồ Chí Minh Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức thông qua việc thực hiện một cách sáng tạo các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra) nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức. Quản lý là một loại hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động của cá nhân nhằm đạt được các mục đích của tổ chức. Quản lý đúng tức là con người đã nhận thức được quy luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt được những thành công to lớn. Theo Nguyễn Ngọc Quang (1989): “Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động gọi chung là khách thể quản lý, nhằm thực hiện các hoạt động để đạt được mục tiêu dự kiến”. Trần Kiểm (1997), trong giáo trình “Quản lý giáo dục và trường học” dùng cho học viên cao học chuyên ngành Giáo dục học đã viết: “Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội”. Thuật ngữ quản lý ngày nay đã trở nên phổ biến và có rất nhiều khái niệm khác nhau: Quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác. Quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm. Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất. Trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày nay, quản lý còn được xem là công nghệ công nghệ điều hành, phối hợp sử dụng các nguồn năng lực, vật lực, tài lực và thông tin của một tổ chức để đạt tới mục tiêu đề ra. Dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý nhưng đều thống nhất về vấn đề cốt lõi của khái niệm quản lý. Đó là trả lời các câu hỏi: ai quản lý ? quản lý ai ? quản lý cái gì ? quản lý như thế nào ? quản lý bằng cái gì ? quản lý để làm gì ? Quản lý là một khoa học vì nó nghiên cứu, phân tích về công việc quản lý, các mối quan hệ quản lý trong các tổ chức. Nó tổng quát hóa các kinh nghiệm tốt thành các nguyên tắc và lý thuyết áp dụng cho mọi hình thức quản lý tương tự, cung cấp khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu các môn học về quản lý. Để quản lý có hiệu quả, nhà quản lý phải linh hoạt vận dụng lý thuyết vào những tình huống cụ thể, bởi vì chỉ có thông qua thực tế mới đúc kết được kinh nghiệm và đạt được mục tiêu đã định. Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến toàn bộ quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM nhằm bảo đảm cho quá trình đó đạt chất lượng, hiệu quả, góp phần hình thành, phát triển toàn diện nhân cách học sinh THCS theo mục tiêu, yêu cầu của bậc học. Mục tiêu quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM là nhằm bảo đảm cho quá trình giáo dục kỹ năng sống vận hành một cách đồng bộ, đúng kế hoạch, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Thông qua quá trình quản lý giúp các lực lượng giáo dục và được giáo dục có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong xã hội hiện nay, có thái độ đúng và tự điều chỉnh hành vi của bản thân, biết ứng phó trước những tình huống căng thẳng trong quá trình giao tiếp, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội trong quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinhTHCS trên địa bàn. Chủ thể quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM bao gồm: Ban giám hiệu các nhà trường, tổ chức Đảng, Đoàn và các tổ chức xã hội là chủ thể hướng dẫn, điều hành hoạt động giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM. Chủ thể trực tiếp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM là đội ngũ cán bộ, giáo viên của các trường THCS trên địa bàn Quận 03. Các chủ thể quản lý có sự phối hợp chặt chẽ tạo thành hệ thống đồng bộ để thực hiện việc quản lý có hiệu quả, chất lượng. Đối tượng quản lý là học sinh, tập thể học sinh, chịu sự tác động, điều khiển của chủ thể quản lý trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Học sinh và tập thể học sinh vừa là khách thể quản lý, vừa là chủ thể tự quản lý, tự tổ chức thực hiện việc giáo dục kỹ năng sống theo mục tiêu, yêu cầu của bậc học. Phương pháp quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn Quận 03 – TP.HCM : Phương pháp quản lý hành chính: là hệ thống những tác động trực tiếp và gián tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý dựa trên quan hệ tổ chức và quyền lực hành chính, nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nội dung, kế hoạch quản lý. Phương pháp tổ chức hành chính thường thể hiện qua các nghị quyết của Hội đồng giáo dục nhà trường, hội nghị cán bộ giáo viên, nghị quyết của chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên, các quyết định của Hiệu trưởng, các quy định, quy chế, nội quy của nhà trường mang tính chất bắt buộc yêu cầu cán bộ giáo viên và học sinh phải thực hiện. Đây là phương pháp cơ bản nhất để xây dựng nền nếp, duy trì kỷ luật trong Nhà trường. Phương pháp giáo dục tâm lý: là hệ thống những tác động của chủ thể quản lý lên nhận thức, trí tuệ, tình cảm, ý thức và nhân cách của đối tượng quản lý, nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nội dung, kế hoạch quản lý. Phương pháp này thể hiện tính nhân văn trong hoạt động quản lý. Nhiệm vụ của phương pháp này là động viên tinh thần chủ động, tích cực, tự giác và tạo ra bầu không khí cởi mở, tin cậy, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ. Phương pháp tâm lý xã hội bao gồm các phương pháp: giáo dục, thuyết phục, động viên, tạo dư luận xã hội… Phương pháp này thể hiện tính dân chủ trong hoạt động quản lý, phát huy quyền làm chủ tập thể và mọi tiềm năng của mỗi thành viên trong tổ chức. Vận dụng thành công phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của tổ chức và hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào nghệ thuật của người quản lý. Phương pháp kích thích: là hệ thống những tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý thông qua lợi ích kinh tế (vật chất) và tinh thần, nhằm tích cực hóa hoạt động của họ trong thực hiện mục tiêu, nội dung, kế hoạch quản lý. Kích thích hoạt động bằng lợi ích kinh tế có nhiều ý nghĩa thiết thực: phát huy tính sáng tạo, độc lập, tự giác của mỗi người trong công việc. Qua đó, phẩm chất, năng lực và kết quả lao động của mọi người được tập thể thừa nhận và đánh giá. Đó là cơ sở cho việc đánh giá thi đua, khen thưởng. Phương pháp kinh tế thường được kết hợp với phương pháp tổ chức hành chính. Hai phương pháp này luôn bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau. Ngày nay, trong bối cảnh cơ chế thị trường, việc vận dụng phương pháp kinh tế phải thận trọng để một mặt khuyến khích tính tích cực lao động của cán bộ giáo viên, mặt khác vẫn đảm bảo uy tín sư phạm của giáo viên và tập thể Nhà trường. Phương pháp nêu gương: là phương pháp giáo dục, trong đó nêu lên những gương điển hình, những mẫu mực cụ thể, sống động của cá nhân hoặc tập thể hoặc bằng hành động của chính bản thân mình như là một mẫu mực để kích thích người dược giáo dục cảm phục, noi theo và làm theo những tấm gương đó nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Phương pháp này phù hợp với tâm lý của trẻ là tính hay bắt chước. Tuy nhiên, bắt chước không phải là sao chép mù quáng, máy móc; mà thông qua bắt chước vẫn phải có những hành động mới mẻ, đúng đắn, phù hợp với phương hướng chung của lý tưởng, lại vừa có hoạt động độc đáo, gần gũi với tư tưởng chủ đạo của tấm gương mà trẻ bắt chước. Phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp: quản lý có chức năng tổ chức, chỉ đạo, được thể hiện qua việc phát huy sức mạnh của các tổ chức, các nhà quản lý, các lực lượng tham gia quản lý. Phát huy sức mạnh tổng hợp trong quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn thể hiện ở sử dụng tổng hợp các nội dung, hình thức quản lý. 1.2. Những nhân tố tác động và nội dung quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 – thành phố Hồ Chí Minh 1.2.1. Những nhân tố tác động đến quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận 03 – thành phố Hồ Chí Minh Tình hình kinh tế xã hội của Quận 03 TPHCM

BỘ QUỐC PHỊNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  NGUYỄN MINH TIẾN QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2022 BỘ QUỐC PHỊNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  NGUYỄN MINH TIẾN QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS BÙI MINH QUANG HÀ NỘI – 2022 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 03, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 12 1.1 Các khái niệm 12 1.2 Những nhân tố tác động nội dung quản lý trình giáo dục kỹ sống cho học sinh trung học sở địa bàn Quận 03 – thành phố Hồ Chí Minh 25 1.3 Thực trạng quản lý trình giáo dục kỹ sống cho học sinh trung học sở địa bàn Quận 03 Thành phố Hồ Chí Minh 33 Chương BIỆN PHÁP QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 03 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 2.1 48 Yêu cầu quản lý trình giáo dục kỹ sống cho học sinh trung học sở địa bàn Quận 03 - thành phố Hồ Chí Minh 2.2 48 Biện pháp quản lý q trình giáo dục kỹ sống cho học sinh trung học sở địa bàn Quận 03 - Thành phố Hồ Chí Minh 2.3 52 Khảo nghiệm tính cấp thiết khả thi biện pháp đề xuất 76 KẾT LUẬN 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC 89 MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Trong thời đại nào, người tồn phát triển có kỹ sống phù hợp - kỹ sống xem lực quan trọng để người làm chủ thân chung sống hòa nhập với người xung quanh toàn xã hội Giáo dục kỹ sống cho học sinh phổ thông nội dung quan trọng nhằm giúp em rèn luyện kỹ ứng xử thân thiện tình huống; hình thành thói quen kỹ làm việc theo nhóm, kỹ hoạt động xã hội, thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ thân trước tác động xã hội Q trình giáo dục kỹ sống có ảnh hưởng đến trình hình thành phát triển nhân cách học sinh Những năm qua, Đảng Nhà nước ta ý quan tâm đến nội dung giáo dục kỹ sống cho học sinh bậc học; Bộ Giáo dục Đào tạo có bước đắn việc triển khai nhân rộng nội dung giáo dục kỹ sống cho thiếu niên Sự quan tâm, đạo tổ chức tích cực tồn xã hội giáo dục kỹ sống cho học sinh góp phần hình thành nhân cách người Việt Nam xã hội chủ nghĩa trường học, đảm bảo định hướng dạy chữ đôi với dạy người; trang bị cho học sinh có kỹ đánh giá tự đánh giá, giải mối quan hệ gia đình, nhà trường xã hội; biết định hướng phấn đấu theo chuẩn chân, thiện, mỹ Quận 03 quận trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, có kinh tế tăng trưởng khá, trật tự xã hội ổn định có vị trí quan trọng lĩnh vực hoạt động thành phố Những năm qua, lãnh đạo, quyền ngành giáo dục Quận 03 chăm lo nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo bậc học, đặc biệt đẩy mạnh giáo dục kỹ sống cho học sinh phổ thơng trung học Nhờ chất lượng giáo dục hàng năm Quận nâng lên Qua kỳ thi hết cấp, tỷ lệ học sinh tồn Quận ln đạt 95% Nhiều trường địa bàn Quận trở thành trường điểm thành phố Học sinh phổ thông trung học trang bị kỹ sống, có phương pháp ứng phó với tình diễn sống Phần lớn em động, tự tin, mạnh dạn bày tỏ kiến thường có mức yêu cầu cao thân Tuy nhiên, nội dung giáo dục nhà trường Quận 03 xu hướng trọng việc dạy chữ, mà chưa trọng mức khía cạnh dạy người; vấn đề giáo dục kỹ sống quan tâm chưa đầy đủ Hiệu giáo dục kỹ sống cho học sinh THCS hạn chế, trình tổ chức bộc lộ nhiều bất cập Đa số học sinh THCS địa bàn Quận 03 chưa tiếp cận biện pháp rèn luyện để hình thành kỹ sống cần thiết, nhiều học sinh học giỏi, chăm ngoan, khả tự chủ kỹ giao tiếp lại Hiện tượng nói tục, đánh nhau, sa đà vào tệ nạn xã hội, chạy theo lối sống đua đòi hưởng thụ, vi phạm pháp luật xảy học sinh Một số học sinh hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma t, quan hệ tình dục sớm chí tự sát gặp vấn đề vướng mắc sống tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội trường có xu hướng gia tăng Một phận giới trẻ có suy nghĩ tích cực, sống chán nản khơng có mục tiêu, hoài bão phấn đấu vươn lên Đây vấn đề gây nhiều nỗi lo cho nhà trường, cho bậc cha mẹ cho xã hội Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nguyên nhân sâu xa em thiếu kiến thức, thiếu kỹ sống hòa nhập xã hội Trong bùng nổ cơng nghệ thơng tin nhanh chóng góp phần làm thay đổi nhận thức, thái độ hành vi giới trẻ học sinh THCS lại chưa định hướng, quan tâm đầy đủ, kịp thời, đặc biệt cịn hưởng giáo dục kỹ sống, chưa hướng dẫn cách ứng xử, đương đầu với khó khăn sống, thế, gặp tình phức tạp, em dễ tổn thương manh động, hành động thiếu suy nghĩ Tăng cường quản lý trình giáo dục kỹ sống cho học sinh phổ thơng trung học biện pháp phát huy vai trị chủ thể q trình giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục kỹ sống cho học sinh, giúp em trở thành ngoan, trị giỏi, thành cơng dân có ích cho xã hội, góp phần xây dựng Quận 03 thành trung tâm văn hóa tiêu biểu Thành phố nước Vì thế, tác giả chọn thực đề tài: “Quản lý q trình giáo dục kỹ sớng cho học sinh trung học sở địa bàn Quận 03 - Thành phớ Hờ Chí Minh” Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài Kỹ sống giáo dục kỹ sống cho học sinh vấn đề nhiều nước giới quan tâm Ở số quốc gia, giáo dục kỹ sống lồng ghép vào môn học, chủ đề, nội dung có liên quan trực tiếp đến vấn đề xúc thực tế Kỹ sống vấn đề giáo dục kỹ sống cho người xuất từ xa xưa học ăn, học nói, học gói, học mở, học để đối nhân xử thế, học để đối phó với thiên nhiên, kỹ đơn giản mang tính chất kinh nghiệm, phù hợp với đời sống xã hội thời điểm khác Trên giới Việt Nam, vấn đề kỹ (Skill) kỹ sống nhà tâm lý học nghiên cứu từ sớm theo nhiều hướng tiếp cận khác Ở Liên Xô nước Đông Âu trước đây, nhà tâm lý học (đặc biệt tâm lý học sư phạm) tập trung nghiên cứu kỹ trình hình thành kỹ giảng dạy người giáo viên Có thể kể đến cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Những sở tâm lý học” V.A.Cruchetxki [14], “Ph-¬ng pháp kỹ thuật lên lớp ca M.N.Iacovliev [29], Hỡnh thành kỹ kỹ xảo sư phạm cho sinh viên điều kiện giáo dục đại học” X.I.Kixegof [30], A.A.bdoullina [1], P Ia.Ganlperin (1978) [21] Ở phương Tây nghiên cứu kỹ chủ yếu theo hướng tâm lý học hành vi J.Watson (1926) F.Skiner (1963) Tâm lý học chức A.Pojoux (1926) Có thể kể đến cơng trình nghiên cứu hệ thống kỹ người giáo viên K.Bary L.King (1993), “Sự phát triển nhận thức học tập giảng dạy” F.E.Weinert (1998) [64], Nghiên cứu q trình hình thành trí tuệ P.Ia.Ganlperin (1978), [21], kỹ giáo dục J Piajet (1980) [65], P.Ia.Galperin (1978), [66] cơng trình nghiên cứu kỹ năng, nghệ thuật diễn giảng Swest, Paul.W (1995) [67] Ở nước, Cơng trình nghiên cứu hệ thống kỹ giảng dạy lớp giáo viên Khoa tâm lý giáo dục tác giả Nguyễn Như An (1992), Trần Anh Tuấn (1996) Ngoài cịn phải kể đến cơng trình nghiên cứu kỹ quản lý Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí [46], nghiên cứu yếu tố sinh học yếu tố xã hội hình thành kỹ tâm lý người nhóm tác giả Đỗ Long, Lê Thanh Hương, Vũ Tùng Hoa, Mai Thanh Thế [41] Một số cơng trình nghiên cứu kỹ quản lý cơng trình Đặng Quốc Bảo, (1997) [2], kỹ giao tiếp, ứng xử nhóm tác giả Lê Thị Bừng, Hải Vang (1997) [10]… Tổng kết kết nghiên cứu kỹ cho thấy có nhiều hướng tiếp cận khác nhau: Hướng tiếp cận kỹ thiên mặt kỹ thuật tác giả: V.X.Cudin, V.A.Cruchetxki, A.G.Covaliov, Trần Trọng Thủy Theo hướng tiếp cận này, tác giả quan niệm kỹ phương thức thực hành động mà người nắm vững Người có kỹ hoạt động người nắm tri thức cách tiến hành hoạt động thực hành động theo yêu cầu Hướng tiếp cận kỹ nghiêng mặt lực người tác giả: N.D.Levitov, X.I.Kixegof, K.K.PlatonovNgô Cơng Hồn, Nguyễn Quang Uẩn Các tác giả quan niệm kỹ thể lực thực hành động có kết với chất lượng cần thiết, thời gian tương ứng điều kiện xác định Các tác giả V.N.Kuzmin, P.N.Gonobolin, J.B.Bigss, R.Tellfer, K.Bary, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Như An nghiên cứu chuyên sâu thực hành sư phạm làm rõ khác biệt nhóm kỹ riêng biệt q trình giảng dạy, tìm hiểu sở, khả trình hình thành nhóm kỹ chun biệt, từ xây dựng quy trình phương pháp hình thành, rèn luyện kỹ sư phạm cho giáo sinh trình đào tạo trường sư phạm Ở Việt Nam, vấn đề giáo dục kỹ sống quản lý trình giáo dục kỹ sống cho học sinh sớm đề cập nghiên cứu lý luận nhằm đạo thực tiễn hoạt động giáo dục Từ cuối năm 80 kỷ XX, nghiên cứu yêu cầu giáo dục kỹ cho học sinh, tiêu biểu cơng trình: “Người thầy giáo nghiệp phát triển giáo dục” nhóm tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Ngơ Cơng Hồn, Nguyễn Cương Dương Xn Trinh [61] Nghiên cứu lý luận dạy học nhóm tác giả: Đỗ Long, Lê Thanh Hương, Vũ Tùng Hoa, Mai Thanh Thế (1999) [41] Năm 2003 PGS.TS Nguyễn Thanh Bình cộng triển khai nghiên cứu tổng quan trình nhận thức kỹ sống chủ trương, sách, điều luật phản ánh yêu cầu tiếp cận kỹ sống giáo dục giáo dục kỹ sống Việt Nam, đồng thời tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ sống cho người học từ trẻ mầm non đến người lớn thông qua giáo dục quy giáo dục thường xuyên Việt Nam Nhận thức tầm quan trọng công tác giáo dục kỹ sống cho thiếu niên giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ hội nhập phát triển nên có nhiều viết, nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học vấn đề tác giả: PGS - TS Nguyễn Thị Hường, Bác sỹ Lê Công Phượng, PGS - TS Nguyễn Thanh Bình, ThS Cao Thị Xuân, TS Tâm lý học: Huỳnh Văn Sơn, PGS - TS Nguyễn Dục Quang, TS Lưu Thu Thuỷ, GS - TS Nguyễn Quang Uẩn, ThS Giáp Bình Nga Vấn đề quản lý giáo dục nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu nhiều góc độ Bùi Minh Hiền tác phẩm Quản lý giáo dục Nxb Đại học Hà Nội xuất năm 2009 [26]; Vương Thanh Hương, Hệ thống thông tin quản lý giáo dục (một số vấn đề lý luận thực tiễn), Nxb Đại học Sư phạm xuất năm 2007 [32]; Trần Kiểm, Những vấn đề khoa học quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm xuất năm 2009 [38]; Đặng Bá Lãm, Quản lý Nhà nước giáo dục, lý luận thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia xuất năm 2005 [39]; Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm quản lý giáo dục [52]; Phạm Thành Nghị, Quản lý chất lượng giáo dục đại học Nguyễn Thanh Hòa, Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Đà Nẵng, (Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2002… Bàn quản lý, tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1989) đưa khái niệm: “Quản lý tác động có mục đích, có kế hoạch chủ thể quản lý đến tập thể người lao động gọi chung khách thể quản lý, nhằm thực hoạt động để đạt mục tiêu dự kiến” Trần Kiểm (1997) tác phẩm “Quản lý giáo dục trường học” Giáo trình dùng cho học viên cao học chuyên ngành Giáo dục học quan niệm: “Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực nhiều người, cho mục tiêu cá nhân biến thành thành tựu xã hội” Nhìn chung, tác giả tập trung luận giải nhiều vấn đề quản lý giáo dục rõ chất trình quản lý giáo dục; nội dung hình thức quản lý giáo dục; yếu tố tác động biện pháp tác động nhằm nâng cao chất lượng trình quản lý giáo dục Từ sở luận giải cần thiết nâng cao chất lượng giáo dục xã hội nay, tác giả làm rõ vai trò tương tác biện pháp quản lý với chất lượng giáo dục, từ đến khẳng định, để nâng cao chất lượng giáo dục tất yếu phải tăng cường biện pháp quản lý q trình giáo dục Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ sở lý luận thực tiễn để xác định biện pháp quản lý trình giáo dục kỹ sống cho học sinh trường THCS; góp phần thực mục tiêu giáo dục đào tạo, xây dựng nhân cách cho học sinh địa bàn Quận 03 - TPHCM Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ sở lý luận xác định nhân tố ảnh hưởng đến quản lý trình giáo dục kỹ sống cho học sinh THCS địa bàn Quận 03 TP.HCM Đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân ưu điểm, khuyết điểm quản lý trình giáo dục kỹ sống cho học sinh THCS địa bàn Quận 03 TP.HCM Xác định biện pháp quản lý trình giáo dục kỹ sống cho học sinh THCS địa bàn Quận 03 - TP.HCM Khách thể, đối tượng phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục kỹ sống cho học sinh THCS địa bàn Quận 03 - TPHCM Đối tượng nghiên cứu Quản lý trình giáo dục kỹ sống cho học sinh THCS địa bàn Quận 03 - TPHCM Phạm vi nghiên cứu Dưới góc độ khoa học quản lý giáo dục, luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý trình giáo dục kỹ sống cho học sinh trường THCS địa bàn Quận 03 - TPHCM Các số liệu điều tra, xử lý tham khảo tính từ năm 2008 đến Giả thuyết khoa học Giáo dục kỹ sống nội dung quan trọng chương trình giáo dục, xây dựng nhân cách cho học sinh THCS địa bàn Quận 03 TP.HCM; trình giáo dục kỹ sống cấu thành nhiều nhân tố, nắm điều khiển tốt nhân tố như: xác định mục tiêu, nội dung cụ thể, toàn diện, đại phù hợp; lựa chọn hình thức, phương pháp sinh động, hút hiệu quả; phối hợp phát huy vai trò tổ chức, lực lượng; bảo đảm tốt sở vật chất cho giáo dục kỹ sống …thì nâng cao chất lượng trình giáo dục kỹ sống cho học sinh THCS địa bàn Quận 03 - TPHCM Phương pháp luận phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Luận văn nghiên cứu dựa sở phương pháp luận vật biện chứng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng giáo dục quản lý giáo dục Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương cơng tác giáo dục Đảng Vận Các biện pháp nâng cao Rất Không Rất Cần chất lượng quản lý cần cần khả STT thiết trình giáo dục kỹ sống thiết thiết Thi Khả thi Không khả thi Nâng cao nhận thức đội ngũ quản lý, giáo viên phụ huynh học sinh tầm quan trọng quản lý trình giáo dục KNS cho học sinh Chỉ đạo việc thực giáo dục KNS cho học sinh thơng qua hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế hoạt động xã hội Kết hợp giáo dục KNS cho học sinh với trình dạy học, thường xuyên đổi nội dung chương trình giáo dục KNS Nâng cao vai trị tổ chức đoàn niên ,đội thiếu niên tiền phong trình giáo dục KNS cho học sinh Kết hợp nhà trường, gia đình xã hội trình giáo dục KNS cho học sinh Phụ lục 4: SỐ LƯỢNG TRƯỜNG, LỚP CÁC BẬC HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 03 Số trường Năm học Tổng Mầm số non Tiểu học Số học sinh Trung học sở Tổng số Mầm non Tiểu học Trung học sở 2008- 2009 72 37 22 13 43778 9647 17393 16738 2009 - 2010 72 38 21 13 43671 9511 18439 15721 2010 - 2011 74 40 20 14 42169 9182 17685 15302 2011-2012 76 42 20 14 43890 10587 17512 15791 2012 - 2013 75 43 18 14 43393 10121 18212 15060 (Nguồn: Phòng Giáo dục Đào tạo Quận 03) Tháng năm 2013 Phụ lục 5: Số TT KHỐI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 03 Tên trường Địa điểm công lập Phan Sào Nam 657 Ðiện Biên Phủ, Phường X Thăng Long 484 Nguyễn Thị Minh Khai, P.2 X Bàn Cờ 106 Bis Cư Xá Đô Thành, P.4 X Kiến Thiết 223/4 Nguyễn Ðình Chiểu, P.5 X Lê Quý Đôn 9b Võ Văn Tần Phường X Colette 10 Hồ Xuân Hương Phường X Lê Lợi 282 Võ Thị Sáu, Phường X Hai Bà Trưng 295 Hai Bà Trưng, Phường X LươngThế Vinh 462a CM Tháng Tám, P.11 X 10 Đoàn Thị Điểm 413/86 Lê Văn Sĩ Phường 12 X 11 Bạch Đằng 386/42 Lê Văn Sĩ, Phường 14 X 12 Á Châu 58 - 60 Phạm Ngọc Thạch, P.6 13 Úc Châu 32a Trương Định, Phường 14 Tây Úc 157 Lý Chính Thắng, Phường Bán cơng tư thục X X X (Nguồn : phòng Giáo dục- Đào tạo Quận 03) Tháng năm 2013 Phụ lục 6: TRÌNH ĐỢ ĐỢI NGŨ CÁN BỢ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CỦA HỌC SINH THCS Ở QUẬN 03 (Năm học 2011-2012 Chỉ tính trường cơng lập) Trình độ đội ngũ cán giáo viên Cán Trên chuẩn Giáo viên Mầm non 72/72(100%) Mầm non Tiểu học 44/44(100%) Tiểu học quản lý Trung học sở 43/43(100%) Trên chuẩn Đạt chuẩn 240/452 212/452 (53,1%) (46,9%) 545/620 75/620 (87,9%) (12,1%) Trung học 650/780 130/78o sở (83,3%) (16,7%) 2.Chất lượng giáo dục toàn diện học sinh THCS Hạnh kiểm (%) Học lực (%) Năm học Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém 2008 - 2009 49,0 38,5 8,8 3,7 6,8 43,5 44,5 5,2 2009 - 2010 49,0 38,0 8,8 4,2 7,5 43,2 45,4 3,9 2010 - 2011 50,5 42,0 5,0 2,5 10.2 45,1 40,5 4,2 2011 - 2012 60,0 35,3 3,5 1,2 15,5 55,5 26,0 3,0 (Nguồn: Phòng Giáo dục - Đào tạo quận 03) Tháng năm 2013 Phụ lục 7: TỔNG HỢP KẾT QUẢ TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Đối tượng học sinh) Số lượng 300 người Tỉ lệ % Có 110 36,7 Khơng 190 63,3 Có 150 50 Khơng 150 50 225 75 75 25 Có 125 41,7 Khơng 175 58,3 80 26,7 220 73,3 65 235 21,7 78,3 160 140 53,3 46,7 Nội dung phương án trả lời STT Em có lập thời gian biểu cho cơng việc học tập em khơng ? Em có hài lịng với kết học tập khơng ? Khi làm kiểm tra đạt điểm xấu Em có giận, Cáu gắt khơng ? Có Khơng Em có thường chia sẻ với bạn bè khó khăn học tập khơng ? Khi gặp việc không mong muốn Em có bình tĩnh để giải khơng ? Có Khơng Em có kiên nhẫn để nghe bạn giải thích hiểu lầm phản ứng khơng ? Có Khơng Em có lớn tiếng thể thái độ thô lỗ người khác làm không với ý em ? Có Khơng Khi gặp chuyện rắc rối Em có nhờ người thân Cơ giáo khun giải khơng ? 10 11 12 Có Khơng Em có lo lắng sợ hãi làm việc có lỗi khơng ? Có Khơng Sự cần thiết giáo dục kỹ sống nhà trường mà Em chọn? 90 210 30 70 240 60 80 20 Rất cần thiết Cần thiết Có được, khơng Khơng cần thiết Em có thích tham gia vào hoạt động tập thể trường, lớp tổ chức ? Có Khơng Muốn tham gia vào hoạt động tập thể khơng có thời gian Có Khơng 195 82 23 65 27,3 7,7 60 240 20 80 210 90 70 30 Phụ lục 8: TỔNG HỢP KẾT QUẢ TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Đối tượng giáo viên cán quản lý) Số lượng 150 người Tỉ lệ % Gia đình, xã hội chưa trọng đến công tác giáo dục kỹ sống Đồng ý Không đồng ý 122 28 81,3 18,7 Giáo viên chưa quan tâm giáo dục kỹ sống cho học sinh Đồng ý Không đồng ý 70 80 46,7 53,3 120 30 80 20 138 12 92 105 45 70 30 132 18 88 12 110 40 73,3 26,7 100 50 66,7 33,3 87 58 STT Nội dung phương án trả lời Học sinh quan tâm đến việc học văn hố Đồng ý Khơng đồng ý Hiểu biết học sinh nội dung kỹ sống chưa nhiều Đồng ý Không đồng ý Những biến đổi tâm sinh lý lứa tuổi Đồng ý Không đồng ý Kỹ sống vấn đề mẻ Đồng ý Khơng đồng ý Chưa có phối hợp lực lượng giáo dục Đồng ý Không đồng ý Hình thức tổ chức giáo dục kỹ sống chưa phong phú Đồng ý Không đồng ý Nội dung giáo dục kỹ sống chưa thiết thực, chưa phù hợp với thực tế sống Đồng ý 10 11 12 13 14 15 16 Không đồng ý 63 42 Nhiều đoàn thể xã hội chưa quan tâm đến giáo dục kỹ sống Đồng ý Không đồng ý 126 24 84 16 Mức độ thực nội dung giáo dục kỹ giao tiếp ứng xử Thường xuyên Không thường xuyên Không thực 130 20 86,7 13,3 80 65 53,3 43,3 3,4 82 68 54,7 45,3 100 50 66,7 33,3 55 70 25 36,7 46,7 16,6 90 32 28 60 21,3 18,7 Mức độ thực nội dung giáo dục kỹ học tập Thường xuyên Không thường xuyên Không thực Mức độ thực nội dung giáo dục kỹ tư sáng tạo Thường xuyên Không thường xuyên Không thực Mức độ thực nội dung giáo dục kỹ chăm sóc sức khỏe Thường xuyên Không thường xuyên Không thực Mức độ thực nội dung giáo dục kỹ thể tự tin Thường xuyên Không thường xuyên Không thực Mức độ thực nội dung giáo dục kỹ giải vấn đề Thường xuyên Không thường xuyên Không thực 17 Mức độ thực nội dung giáo dục kỹ thể thái độ chừng mực giao tiếp Thường xuyên Không thường xuyên Không thực 82 37 31 54,7 24,7 20,6 18 Mức độ thực nội dung giáo dục kỹ kiểm soát cảm xúc Thường xuyên Không thường xuyên Không thực 95 45 10 63,3 30 6,7 100 45 66,7 30 3,3 70 65 15 46,7 43,3 10 80 40 54,2 45,8 38 28 54 31,7 23,3 45 19 20 21 22 Mức độ thực nội dung giáo dục kỹ hợp tác Thường xuyên Không thường xuyên Không thực Mức độ thực nội dung giáo dục kỹ ứng phó với tình căng thẳng Thường xuyên Không thường xuyên Không thực Quản lý trình giáo dục kỹ sống có tầm quan trọng ? Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Mức độ thực công tác quản lý trình giáo dục kỹ sống cho học sinh nào? Tốt Tương đối tốt Chưa tốt 23 24 25 26 27 28 Mức độ quan trọng nội dung giáo dục kỹ giao tiếp ứng xử Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng 132 18 88 12 127 23 84,7 15,3 110 40 73,3 26,7 115 35 76,7 23,3 90 60 60 40 70 80 46,7 53,3 Rất quan trọng 88 58,7 Quan trọng 62 41,3 Mức độ quan trọng nội kỹ học tập Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Mức độ quan trọng nội kỹ tư sáng tạo Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Mức độ quan trọng nội kỹ chăm sóc sức khỏe Rất quan trọng Quan trọng Khơng quan trọng Mức độ quan trọng nội kỹ thể tự tin Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng dung giáo dục dung giáo dục dung giáo dục dung giáo dục Mức độ quan trọng nội dung giáo dục kỹ giải vấn đề Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Mức độ quan trọng nội dung giáo dục kỹ thể thái độ, chừng mực 29 giao tiếp Không quan trọng 0 Rất quan trọng 98 65,3 Quan trọng 52 34,7 Không quan trọng 0 Rất quan trọng 125 83,3 Quan trọng 25 16,7 Không quan trọng 0 Rất quan trọng 120 80 Quan trọng 30 20 Không quan trọng 0 145 96,7 3,3 100 50 66,7 33,3 130 20 86,7 13,3 75 75 50 50 Mức độ quan trọng nội dung giáo dục kỹ kỹ kiểm soát cảm xúc 30 Mức độ quan trọng nội dung giáo dục kỹ hợp tác 31 Mức độ quan trọng nội dung giáo dục kỹ ứng phó với tình căng thẳng 32 Hình thức giáo dục kỹ sống thông qua môn học ( văn, giáo dục công dân, Địa 33 lý, sinh học, hóa học ) Có Khơng 34 35 36 Hình thức giáo dục kỹ sống thơng qua câu lạc học tốt Có Khơng Hình thức giáo dục kỹ sống thơng qua sinh hoạt lớp, đồn, đội Có Khơng Hình thức giáo dục kỹ sống qua hoạt động thể dục thể thao Có Khơng 37 Hình thức giáo dục kỹ sống qua hoạt động văn hóa, văn nghệ Có Khơng Hình thức giáo dục kỹ sống qua hoạt động xã hội, từ thiện Có Khơng Hình thức giáo dục kỹ sống qua hoạt động giao lưu, kết nghĩa Có Khơng Hình thức giáo dục kỹ sống qua tiết chào cờ đầu tuần Có Khơng Hình thức giáo dục kỹ sống thông qua việc tổ chức cho học sinh tham quan Có Khơng Hình thức giáo dục kỹ sống thơng qua hình thức khác Có Khơng 110 40 73,3 26,7 70 80 46,7 53,3 78 72 52 48 95 55 63,3 36,7 128 22 85,3 14,7 95 55 63,3 36,7 43 Mức độ thực công tác giáo dục kỹ sống cho học sinh trường Anh (Chị) thời gian qua nào? Tốt Tương đối tốt Chưa tốt 38 54 28 31,7 45,0 23,3 44 Kế hoạch giáo dục kỹ sống cho học sinh vào đợt thi đua theo chủ điểm Có Khơng 145 96,7 3,3 38 39 40 41 42 Kế hoạch giáo dục kỹ sống cho học sinh theo học kỳ Có Khơng 125 75 83,3 16,7 46 Kế hoạch giáo dục kỹ sống cho học sinh theo tháng Có Khơng 76 24 50,7 49,3 47 Kế hoạch giáo dục kỹ sống cho học sinh theo tuần Có Khơng 20 130 13,3 86,7 48 Kế hoạch giáo dục kỹ sống cho học sinh năm học Có Khơng 131 19 87,3 12,7 Sự phối hợp đội ngũ quản lý với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm Tốt Không tốt 150 100 110 40 73,3 26,7 85 15 56,7 43,3 90 10 60 40 45 49 50 51 52 53 Sự phối hợp đội ngũ quản lý với phụ huynh học sinh Tốt Không tốt Sự phối hợp đội ngũ quản lý với tập thể học sinh Tốt Không tốt Sự phối hợp đội ngũ quản lý với đội ngũ giáo viên môn Tốt Không tốt Sự phối hợp đội ngũ quản lý với Đồn niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Tốt Không tốt Sự phối hợp đội ngũ quản lý với hội 140 10 93,3 6,7 145 96,7 3,3 Tốt 130 86,7 Không tốt 20 13,3 Rất cần thiết 105 70 Cần thiết 45 30 Không cần thiết 0 Rất khả thi 105 70 Khả thi 40 26,7 Không khả thi 3,3 Rất cần thiết 100 66,7 Cần thiết 35 23,3 Không cần thiết 15 10 Rất khả thi 47 31,3 Khả thi 90 60 Không khả thi 13 8,7 cha mẹ học sinh 54 Tốt Không tốt Sự phối hợp đội ngũ quản lý với ban ngành đoàn thể nhà 55 trường Nâng cao nhận thức đội ngũ quản lý, giáo viên phụ huynh học sinh tầm quan trọng quản lý trình giáo dục KNS cho học sinh 56 Chỉ đạo việc thực giáo dục kỹ sống cho học sinh thơng qua hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế xã hội 57 58 Kết hợp giáo dục KNS cho học sinh với trình dạy học, thường xuyên đổi nội dung chương trình giáo dục KNS Rất cần thiết 110 73,3 Cần thiết 40 26,7 Không cần thiết 0 Rất khả thi 70 46,7 Khả thi 78 52 Không khả thi 1,3 Rất cần thiết 98 65,3 Cần thiết 47 31,4 Không cần thiết 3.3 Rất khả thi 41 27,3 Khả thi 99 66 Không khả thi 10 6,7 Rất cần thiết 110 73,3 Cần thiết 40 26,7 Không cần thiết 0 Rất khả thi 46 30,7 Khả thi 99 66 Khơng khả thi 3,3 Phát huy vai trị tổ chức đoàn niên đội thiếu niên tiền phong trình giáo dục kỹ sống cho học sinh 59 Kết hợp nhà trường, gia đình xã hội trình giáo dục kỹ sống cho học sinh 60 ... PHÁP QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 03 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 2.1 Yêu cầu quản lý trình giáo dục kỹ sống cho học sinh trung học sở. .. QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 03 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 2.1 48 Yêu cầu quản lý trình giáo dục kỹ sống cho học sinh trung học. .. động nội dung quản lý trình giáo dục kỹ sống cho học sinh trung học sở địa bàn Quận 03 – thành phố Hồ Chí Minh 25 1.3 Thực trạng quản lý trình giáo dục kỹ sống cho học sinh trung học sở địa bàn

Ngày đăng: 29/07/2022, 20:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w