CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN LỜI CAM ĐOAN Tôi tên NGUYỄN MINH TUẤN, học viên cao học, chuyên ngành Quản lý giáo dục, khóa 31 (2020 – 2022) tại Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh Tôi xin cam đoan t. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG THCS 8 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8 1.1.1.Trên thế giới 8 1.1.2. Ở Việt Nam 9 1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 11 1.2.1. Quản lý 11 1.2.2. Kỹ năng 12 1.2.3. Kỹ năng sống (life skills) 12 1.2.4. Giáo dục kỹ năng sống 16 1.3. Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng sống 17 1.3.1. Nhiệm vụ, vai trò và ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống 17 1.3.2. Nội dung giáo dục KNS cho học sinh THCS 19 1.3.3. Những nguyên tắc tiến hành giáo dục KNS cho học sinh THCS 24 1.3.4. Sự cần thiết cấp bách phải giáo dục kỹ năng sống 25 1.4. Quản lý hoạt động giáo dục KNS tại trường THCS 28 1.4.1. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống là gì? 28 1.4.2. Chức năng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống 28 1.4.3. Quy trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống 29 1.4.4. Tổ chức thực hiện quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống 29 1.4.5. Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống ở trường THCS: 29 Tiểu kết chương 1 39 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CỦA HIỆU TRƯỞNG MỘT SỐ TRƯỜNG THCS Q.GÒ VẤP 40 2.1. Khái quát đặc điểm một số trường THCS tại Quận 2 mà đề tài đã khảo sát 40 2.1.1. Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi 40 2.1.2. Trường THCS Gò Vấp 41 2.1.3. Trường THCS Nguyễn Văn Nghi 42 2.1.4. Trường THCS Trường Sơn 43 2.2. Tổ chức nghiên cứu: Chọn mẫu – Dụng cụ – Cách tiến hành 45 2.2.1. Chọn mẫu 45 2.2.2. Dụng cụ 45 2.2.3. Cách tiến hành 45 2.3. Kết quả khảo sát 45 2.3.1. Kết quả tổng quát các tham số nghiên cứu của CB–GV–CNV và học sinh 45 2.3.2. Thực trạng quản lý nhận thức về hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong mục tiêu giáo dục của nhà trường THCS 46 2.3.3. Thực trạng quản lý việc xác định mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS 57 2.3.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại một số trường THCS Quận 2 59 2.3.5. Thực trạng quản lý việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng một số trường THCS Quận 2 63 2.3.6. Những biện pháp cải tiến hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng một số trường THCS Q. Gò Vấp 65 2.3.7. Thực trạng quản lý các biện pháp kiểm tra, đánh giá giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng một số trường THCS Q. Gò Vấp 66 2.3.8. Nhận xét chung về việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng một số trường THCS Quận 2 67 Tiểu kết chương 2 68 Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI TIẾN VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THCS Q.GÒ VẤP 69 3.1. Cở sở đề xuất các biện pháp 69 3.1.1. Cơ sở lý luận 69 3.1.2. Cơ sở thực tiễn 69 3.1.3. Cơ sở pháp lý 69 3.2. Các biện pháp nhằm cải tiến việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống 70 3.2.1. Giải pháp 1:Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục về ý nghĩa, lợi ích của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 70 3.2.2. Giải pháp 2: Tăng cường các biện pháp tổ chức, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng 74 3.2.3. Giải pháp 3: Thực hiện có hiệu quả các cuộc cải cách giáo dục và đầu tư cơ sở vật chất của chính quyền địa phương 78 3.2.4. Giải pháp 4: Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội 80 Tiểu kết chương 3 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả khảo sát nhận thức về khái niệm kỹ năng sống của giáo viên ............................................................................................................ 47 Bảng 2.2. Kết quả khảo sát nhận thức về khái niệm kỹ năng sống của học sinh 48 Bảng 2.3. Đánh giá mức độ cần thiết của việc rèn luyện các kỹ năng sống trong nhà trường của giáo viên và học sinh ................................................. 51 Bảng 2.4. Đánh giá của giáo viên về bộ phận (lực lượng) nào trong nhà trường thực hiện việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở là hiệu quả ............................................................................................... 53 Bảng 2.5. Đánh giá của giáo viên về hoạt động nào có thể góp phần vào việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh .................................................... 55 Bảng 2.6. Đánh giá của giáo viên về các môn học góp phần vào việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ....................................................................... 56 Bảng 2.7. Đánh giá của giáo viên về mục đích giáo dục kỹ năng sống cho HS THCS .................................................................................................. 57 Bảng 2.8. Ý kiến của học sinh về mục đích giáo dục kỹ năng sống .................. 58 Bảng 2.9. Đánh giá của giáo viên và học sinh về những kỹ năng sống mà học sinh THCS đã đạt được ....................................................................... 59 Bảng 2.11. Đánh giá của giáo viên về mức độ đạt nội dung quản lý việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của Hiệu trưởng trường THCS (thang 4 mức) .................................................................................................... 62 Bảng 2.12. Đánh giá của giáo viên về mức độ đạt các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được Hiệu trưởng thực hiện (Thang 4 mức) ............................................................................................................ 66 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS ...................................................................... 49 Biểu đồ 2.2. Đánh giá mức độ quan tâm của học sinh đối với việc rèn luyện các kỹ năng sống trong nhà trường .................................................... 49 Biểu đồ 2.3. Nhận thức của học sinh về lực lượng giáo dục kỹ năng sống ...... 54 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay chất lượng giáo dục của nước ta vẫn còn nhiều điều cần khắc phục như hiệu quả của chương trình giảng dạy, chất lượng của nguồn nhân lực,… và bằng cấp của chúng ta chưa được công nhận rộng rãi trong khu vực. Đặc biệt trong quá trình hội nhập và phát triển, chúng ta đang rất cần một nguồn nhân lực có trình độ tri thức vững chắc và khả năng ứng dụng cao để góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước. Để làm được điều đó, nền giáo dục Việt Nam cần phải có những bước đột phá nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả, tạo ra những con người có đủ tri thức, thái độ và kỹ năng đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Bên cạnh đó, xã hội ngày càng hiện đại với sự phát triển mọi mặt văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội đồng thời cũng kéo theo nhiều vấn đề mà mỗi người trong chúng ta chưa từng gặp phải, chưa từng giải quyết hoặc nếu có gặp thì cũng chỉ ở mức độ ít phức tạp, ví dụ như nạn bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ vị thành niên, ma túy,… Đây chính là những thách thức mà xã hội đặt ra cho chúng ta. Vậy làm thế nào để học sinh những trẻ em đang còn ngồi ghế nhà trường có đủ khả năng để vượt qua những khó khăn, thách thức đó? Câu hỏi này yêu cầu các nhà giáo dục có trách nhiệm phải tìm ra cách trả lời. Và câu trả lời đầu tiên là hãy trang bị cho các em một kiến thức thật vững chắc, một thái độ đúng đắn, một kỹ năng giải quyết mọi vấn đề một cách tương đối hoàn chỉnh ngay khi còn là học sinh ở trường phổ thông, chứ không đợi đến khi vào đời – đó chính là Giáo dục kỹ năng sống. Năm 1996 Uỷ ban quốc tế về Giáo dục cho Thế kỷ XXI trực thuộc UNESCO do Jacques Delors làm Chủ tịch đưa ra một báo cáo khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển tương lai của cá nhân, dân tộc và nhân loại. Báo cáo này nhấn mạnh giáo dục là “kho báu tiềm ẩn” và đã đưa ra một tầm nhìn về giáo dục cho Thế kỷ XXI dựa trên bốn trụ cột: Học để biết; Học để làm; Học để cùng chung sống; Học để tự khẳng định mình. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt nam diễn ra từ ngày 12 đến 19012021 đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021 – 2020, trong đó xác định những nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 20012020, từ đó xây dựng quan điểm phát triển cho giai đoạn 2021 – 2020. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021 – 2020 đã xác định rõ “...Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu: Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt; Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp...”. Mục tiêu giáo dục thế kỷ XXI đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em. Đứng trước yêu cầu cấp bách của xã hội và của việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng, ngày 1552018 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong giai đoạn 2018 – 2013, Bộ Giáo dục – Đào tạo cũng đã triển khai Chỉ thị số 402018CTBGDĐT, Kế hoạch 307KH_BGDDĐT ngày 2272018 để chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện. Một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Việc giáo dục kỹ năng sống được tích hợp thông qua việc giảng dạy các bộ môn văn hóa, trong đó người dạy không chỉ truyền đạt kiến thức một chiều mà còn cần phải tổ chức cho học sinh tìm tòi, khám phá và lĩnh hội kiến thức mới, nhờ vậy học sinh có thể rèn luyện khả năng xử lý và giải quyết vấn đề, kỹ năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn cụôc sống. Đây một vấn đề quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện mà xã hội ngày nay đặc biệt quan tâm. Kỹ năng sống đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, giúp cho chúng ta có đủ tự tin để giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập thế giới hiện nay. Đối với học sinh, ngay khi còn ngồi ghế nhà trường, các em cần được giáo dục kỹ năng sống một cách kỹ lưỡng vì đây chính là chiếc chìa khóa giúp các em hòa nhập vào môi trường xung quanh, biết sàng lọc khi tiếp cận thông tin, xử lý mọi tình huống trong cuộc sống với một cách thức hữu hiệu nhất,... Trong những năm gần đây, nhận thức của cán bộ quản lý cũng như giáo viên đối với công tác giáo dục kỹ năng sống có nhiều sự chuyển biến rõ nét. Hệ thống văn bản chỉ đạo cũng luôn đề cập nhiều đến việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào nội dung của từng tiết dạy văn hóa, trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là khi Bộ Giáo dục – Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì việc giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được đầu tư nhiều hơn, chú trọng việc gắn họat động giáo dục với cộng đồng. Tuy nhiên trên thực tế ở một số nơi, Hiệu trưởng còn giao khoán cho Chi đoàn, Tổng phụ trách, không có biện pháp chỉ đạo cụ thể, chưa coi trọng hoặc chưa có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động này. Ngoài ra, một số giáo viên trung học cơ sở chưa nhận thức đầy đủ đối với việc tích hợp kỹ năng sống trong từng tiết dạy, vẫn còn một bộ phận không nhỏ giáo viên chủ nhiệm chưa thực hiện tốt việc giáo dục kỹ năng sống qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc nếu có thì thực hiện một cách miễn cưỡng, mang tính bắt buộc,… làm cho học sinh không thấy hứng thú với họat động này. Chính vì vậy, trong thời gian qua tình trạng học sinh sử dụng bạo lực với nhau, hay có trường hợp học sinh tự tử khi bị thầy cô, cha mẹ rầy la, hoặc khi gặp khó khăn trong cuộc sống,……do các em chưa có các kỹ năng sống cần thiết như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm chủ cảm xúc,... Điều này phản ánh chất lượng giáo dục của chúng ta vẫn còn những hạn chế nhất định. Với tình hình thực tế hiện nay như trên, trong vai trò người quản lý giáo dục, tác giả ý thức được sự cần thiết phải nhận thức rõ thực trạng quản lý việc giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường THCS nhằm tìm ra những giải pháp tốt hơn giúp cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống đi vào chiều sâu. Đó cũng chính là lý do để tác giả chọn đề tài:“Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng một số trường THCS Quận 2 – TP.HCM” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng một số trường THCS trên địa bàn quận 2. Từ đó, đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng các trường THCS. 3. Giả thuyết khoa học Nếu nhận thức đúng thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống của hiệu trưởng thì có thể tìm kiếm giải pháp phù hợp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong quản lý hoạt động giáo dục này. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 1) Khái quát hóa và hệ thống hóa lý luận của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống. 2) Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng các trường THCS Quận 2. 3) Đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường THCS. 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Khách thể : Công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong các trường THCS Q.Gò Vấp – TP.HCM Đối tượng : Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng một số trường THCS Quận 2 – TP.HCM 6. Giới hạn đề tài Đề tài này dùng phương pháp khảo sát là chủ yếu để nghiên cứu thực trạng quản lý việc giáo dục kỹ năng sống tại một số trường THCS trên địa bàn Quận 2. Đối tượng điều tra: gồm 4 trường THCS trên địa bàn Q.Gò Vấp: Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Văn Nghi, Gò Vấp, Trường Sơn. Phạm vi: Hoạt động chính khóa và ngoại khóa, trong và ngoài chương trình do Bộ Giáo dục – Đào tạo quy định Thời gian: Dữ liệu năm học 2021 – 2022 7. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu 7.1. Phương pháp luận Tiếp cận hệ thống – cấu trúc: Nghiên cứu đối tượng một cách toàn diện, trên nhiều mặt khác nhau trong một tổng thể; Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm ra quy luật phát triển của hiện tượng giáo dục. Phân tích cấu trúc bên trong tạo nên đối tượng nghiên cứu, đồng thời đặt đối tượng nghiên cứu trong khách thể nghiên cứu hệ thống Mẹ chứa đựng đối tượng nghiên cứu. Tiếp cận lịch sử logic: Tìm hiểu, phát hiện sự phát triển của đối tượng nghiên cứu trong một khoảng thời gian và không gian cụ thể. Từ đó, người nghiên cứu có thể xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện cụ thể để tiến hành điều tra phù hợp với mục đích nghiên cứu, và phù hợp với tính logic của vấn đề. Đề tài là sự kế tục có logic của lịch sử nghiên cứu vấn đề. Tiếp cận thực tiễn: dựa trên số liệu, tài liệu, các minh chứng cụ thể để đánh giá vấn đề. Quan điểm này được vận dụng trong các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Các giải pháp đưa ra phù hợp thực tiễn của phạm vi nghiên cứu. 7.2. Phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2.1. Nghiên cứu lý luận về kỹ năng sống. 7.2.2. Nghiên cứu các văn bản, các quy định và các tài liệu về giáo dục kỹ năng sống và các quy định về công tác quản lý. 7.2.3. Nghiên cứu lý luận về giáo dục toàn diện, giáo dục song hành Nghiên cứu thông qua: phân tích nội dung văn bản, tổng hợp lý thuyết, khái quát hóa,… 7.3. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.3.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Mục tiêu: tìm hiểu mức độ nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng vận dụng nhận thức đó vào công tác quản lý hoạt động giáo dục. Đối tượng: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách, học sinh và cha mẹ học sinh. Nội dung: Đưa ra phiếu tìm hiểu với hệ thống câu hỏi cho các đối tượng trả lời. 7.3.2. Phương pháp quan sát Mục tiêu: tìm hiểu thông tin của công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống trong thực tế từ khâu chuẩn bị đến khâu tổ chức bằng phương pháp quan sát. Đối tượng: Tham dự và quan sát trực tiếp việc triển khai các kế hoạch họat động, kế họach chào cờ đầu tuần, ... Nội dung: Việc quản lý tổ chức giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. Nhận định về việc thể hiện kỹ năng sống ở học sinh trong và ngoài trường học. 7.3.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Mục tiêu: tìm hiểu thêm thông tin để nhận xét, đánh giá ưu điểm, nhược điểm của công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống từ khâu chuẩn bị đến khâu tổ chức bằng phương pháp nghiên cứu sản phẩm. Đối tượng: kế hoạch họat động, kế họach chào cờ đầu tuần, giáo án họat động ngòai giờ lên lớp, biên bản sinh họat,… Nội dung: Nghiên cứu các nội dung liên quan đến việc quản lý tổ chức giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. 8. Cấu trúc luận văn Gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận, trong đó phần nội dung có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn quận 2, TP.HCM. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của Hiệu trưởng các trường THCS. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG THCS 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1.Trên thế giới Trên thế giới thuật ngữ “Kỹ năng sống” đã xuất hiện trong một số chương trình giáo dục của UNICEF từ những năm 90 của thế kỳ XX, trước tiên là chương trình “Giáo dục những giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần giáo dục cho thế hệ trẻ. Những nghiên cứu trong giai đoạn này thống nhất một số quan niệm chung về KNS và hệ thống các kỹ năng cơ bản cần có cho thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, ngay từ những năm 60 của thế kỷ 20, tổ chức UNESCO đã vạch rõ ba thành tố của học vấn, đó là: kiến thức, kỹ năng và thái độ, trong đó thái độ và kỹ năng đóng vai trò then chốt. 53 Theo những nghiên cứu của UNESCO về khái niệm KNS cho rằng “ kỹ năng sống là năng lực cá nhân giúp cho việc thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày”. Đồng thời không thể không kể đến tổ chức WHO cũng nghiên cứu về KNS như một năng lực cá nhân với những tác động có chủ đích đặc sắc về phương pháp. Giáo dục kỹ năng sống tại các nước phương Tây vận dụng một cách tổng hợp quan điểm của những tổ chức nghiên cứu như WHO, UNICEF để giáo dục KNS cho thế hệ trẻ. Đối với các nước gần với Việt Nam như khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thì việc nghiên cứu KNS theo hướng áp dụng thử nghiệm hoặc theo hướng ứng dụng trong quá trình huấn luyện là chủ yếu. Các nước như Lào, Campuchia, Malaysia, Bangladesh, chương trình giáo dục KNS được đưa vào lĩnh vực giáo dục chính quy dưới dạng tích hợp vào các môn học cơ bản hay một môn riêng, còn một số nước khác thì tập trung vào lĩnh vực phi chính quy như Indonesia, Thái Lan, Philipine. Những nội dung giáo dục chủ yếu ở hầu hết các nước này là trang bị cho người trẻ tuổi những KNS cần thiết nhằm nâng cao tiềm năng của con người, để có hành vi thích ứng và tích cực đáp ứng nhu cầu, sự thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống, mục đích chính là dạy – trang bị và hình thành . Mặc dù, giáo dục KNS đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm và cùng xuất phát từ quan niệm chung về kỹ năng sống của WHO hoặc UNESCO, nhưng quan niệm và nội dung giáo dục KNS ở các nước không giống nhau là do nó vừa thể hiện cái chung vừa mang tính đặc thù (những nét riêng) của từng quốc gia. Mặc khác, phần lớn các quốc gia đều mới bước đầu triển khai giáo dục KNS nên những nghiên cứu lý luận về vấn đề này tuy khá phong phú, song chưa thật toàn diện và sâu sắc. Cho đến nay, vẫn chưa có quốc gia nào đưa ra được kinh nghiệm hoặc hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng việc giáo dục KNS cho người học. 1.1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, thuật ngữ giáo dục kỹ năng sống được du nhập vào cách đây khá lâu và qua nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng, vấn đề giáo dục con người toàn diện luôn được đặt ra nhưng trong thực tế triết lý và phương pháp giáo dục kỹ năng sống ít nhiều còn mới lạ đối với xã hội, nên chưa được sự quan tâm đúng mức. Trước đây rải rác tại trung tâm hỗ trợ sinh viên TP. Hồ Chí Minh, một số trung tâm học tập cộng đồng địa phương, một số trường giáo dục trẻ khuyết tật,…có các chương trình giáo dục kỹ năng sống. Đến nay, vấn đề xây dựng môi trường học tập, trang bị đầy đủ kỹ năng sống cho thanh thiếu niên học sinh đã được các trường phổ thông quan tâm. Tuy nhiên, tính hiệu quả của công tác giáo dục kỹ năng sống trong các trường phổ thông hiện nay chưa cao. Đa số các bạn trẻ Việt Nam nhìn chung có kỹ năng sống chưa thể sánh bằng thanh thiếu niên tại các nước phát triển, trong khi yêu cầu của một xã hội ngày càng chuyên môn hóa cao như xã hội Việt Nam chúng ta hiện nay đòi hỏi thanh niên phải được trang bị tốt ở hai mảng kỹ năng, đó là kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm mà có thể gọi chung là kỹ năng sống. 35 Kể từ năm học 2018 – 2019, Bộ Giáo dục Đào tạo nước ta đã phát động trong các trường phổ thông trên toàn quốc phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”nhằm mang lại cho học sinh cả nước một “môi trường giáo dục an toàn thân thiện, hiệu quả, phù hợp điều kiện địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội”. Hưởng ứng phong trào này, Trung tâm Giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội đã phối hợp với Ban dự án Phát triển giáo dục THPT nhanh chóng xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động nhằm hỗ trợ triển khai đến cơ sở một số nội dung thiết thực. Một trong những hoạt động đó là chương trình Tập huấn giáo dục kỹ năng sống và bình đẳng giới tổ chức tại Hà Nội. Qua đợt tập huấn này, giáo viên biết cách hình thành cho học sinh các kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đặt mục tiêu,…biết cách giúp các em hiểu kỹ hơn về giới và bình đẳng giới cùng các tri thức thiết yếu để hiểu biết bản thân, tự bảo vệ mình và hòa nhập cộng đồng. Đồng thời chính bản thân giáo viên cũng được củng cố và phát triển nhiều kỹ năng khác như hoạt động nhóm, xây dựng kế hoạch, xử lý tình huống, các cách giải quyết vấn đề,… mà các học sinh cần trang bị để tồn tại, đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống và phát triển tốt trong xã hội có đầy biến động như hiện nay… Ở TP.Hồ Chí Minh, các trường THPT, THCS đã tiến hành lồng ghép việc giáo dục kỹ năng sống vào trong các tiết học bộ môn, các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt ngoại khóa. Bên cạnh đó, dần dần cũng có một số ít cá nhân giáo viên có hứng thú nghiên cứu, vận dụng giáo dục kỹ năng sống cho học sinhTHCS một cách sáng tạo trong quá trình giảng dạy.. Một trong những người đầu tiên có những nghiên cứu mang tính hệ thống về KNS và giáo dục KNS ở Việt Nam là tác giả Nguyễn Thanh Bình. Năm 2015, với đề tài “Giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam” do Nguyễn Thanh Bình làm trưởng nhóm nghiên cứu đã đưa ra những nội dung như là: quá trình nhận thức về KNS và tổng quan các chủ trương, chính sách, điều luật phản ánh yêu cầu tiếp cận KNS trong giáo dục và giáo dục KNS ở Việt Nam; thực trạng giáo dục KNS cho người học từ trẻ mầm non đến người lớn thông qua giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên ở Việt Nam; khái quát cách giáo dục KNS ở Việt Nam; đánh giá về giáo dục KNS ở Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm. Đây có thể được coi là đề tài có giá trị về mặt lý luận giáo dục KNS tại Việt Nam32. Đồng thời, có thể đề cập đến quyển “Giáo trình giáo dục kỹ năng sống”(Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm Hà Nội) của Nguyễn Thanh Bình được ra đời sau khi tác giả tham gia dự án đào tạo giáo viên THCS. Giáo trình này đã tập trung phân tích những vấn đề đại cương về KNS, các nguyên tắc và phương pháp nhằm giáo dục KNS cho học sinh. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cũng như thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS cả nước nói chung và trên địa bàn quận 2 nói riêng từ trước đến nay vẫn còn lạ lẫm, chưa được các đơn vị trường học cũng như các lực lượng giáo dục quan tâm thực hiện một các có hệ thống.. 1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Quản lý Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý, cụ thể như sau: Từ điển Từ và ngữ Hán Việt của tác giả Nguyễn Lân(1989) có ghi: “Quản lý là phụ trách việc chăm nom và sắp đặt công việc trong một tổ chức” 16, tr.555. Còn theo Nguyễn Ngọc Quang(1989), nhà sư phạm,người góp phần đổi mới lý luận dạy học, đã nêu về khái niệm quản lý trong tập bài giảng “Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục” như sau: “Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động để đạt được mục tiêu dự kiến” 22, tr.130 Trần Kiểm (1997), trong giáo trình “ Quản lý giáo dục và trường học” dùng cho học viên cao học chuyên ngành Giáo dục học đã viết: “ Quản lý là nhằm phối hợp nổ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tưụ của xã hội” 15, tr.15 Và cũng chính Nguyễn Ngọc Quang (1989), trong tác phẩm của mình đã nêu: “Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tố chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định”.22, tr.131 Còn Nguyễn Bá Sơn (2000), trong tác phẩm “ Một số vấn đế cơ bản về khoa học quản lý” đã viết: “Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động” 23, tr.15. Như vậy, có thể nói: Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực( nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức( chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất. Tóm lại, quản lý là một khoa học vì nó nghiên cứu, phân tích về công việc quản lý, các quan hệ quản lý trong các tổ chức. Nó tổng quát hóa các kinh nghiêm tốt thành các nguyên tắc và lý thuyết áp dụng cho mọi hình thức quản lý tương tự. Nó cung cấp khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu các môn học về quản lý. Để quản lý cho hiệu quả, nhà quản lý phải linh hoạt vận dụng các lý thuyết vào những tình huống cụ thể. Nó đòi hỏi sự khôn khéo tinh tế cao để đạt tới mục tiêu.Nghệ thuật này chủ yếu phải được học ngay trong thực tiễn. 1.2.2. Kỹ năng Trong Từ điển Từ và ngữ Hán Việt của tác giả Nguyễn Lân (1989) có ghi: “Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn” 16, tr.390. Theo từ điển Giáo dục học: Kỹ năng là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy, cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ 17,220. Như vậy, kỹ năng được hiểu là khả năng thực hiện những thao tác được hình thành và củng cố qua quá trình thực hành và trải nghiệm của bản thân. Kỹ năng chính là công cụ để gia tăng giá trị cho kiến thức bản thân. 1.2.3. Kỹ năng sống (life skills) 1.2.3.1. Khái niệm kỹ năng sống Theo WHO (1993): Kỹ năng sống là năng lực tâm lý xã hội,là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất về thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này 32. Theo UNICEF (1995): Kỹ năng sống là khả năng phân tích tình huống và ứng xử, khả năng phân tích các ứng xử và khả năng tránh được các tình huống. Các kỹ năng sống nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức “cái chúng ta biết” và thái độ, giá trị “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế “làm gì và làm cách nào” là tích cực nhất và mang tính chất xây dựng 32. UNESO (2003) quan niệm: Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày. Đó là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với tư cách ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hằng ngày 32. Theo nhóm biên soạn tài liệu giáo dục kỹ năng sống của Vụ giáo dục thể chất mà chủ biên là Nguyễn Võ Kỳ Anh thì: “Kỹ năng sống là khả năng có được những hành vi thích nghi và tích cực, cho phép chúng ta xử trí một cách có hiệu quả các đòi hỏi và thử thách của cuộc sống thường ngày” ..11, 3 Phân tích các quan niệm trên cho thấy: quan niệm của WHO nhấn mạnh đến khả năng của cá nhân có thể duy trì trạng thái tinh thần và biết thích nghi tích cực khi tương tác với người khác và với môi trường của mình. Quan niệm này mang tính khái quát nhưng chưa thể hiện rõ các kỹ năng cụ thể. Quan niệm của UNESCO là quan niệm rất chi tiết, cụ thể, có nhấn mạnh thêm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ. Còn quan niệm của UNESCO nhấn mạnh rằng kỹ năng không hình thành, tồn tại một cách độc lập mà hình thành, tồn tại trong mối tương tác mật thiết có sự cân bằng với kiến thức và thái độ. Kỹ năng mà một con người có được phần lớn cũng nhờ có được kiến thức như là chúng ta muốn có kỹ năng thương lượng thì phải biết nội dung thương lượng. Việc đề cập thái độ cũng là một góc nhìn hữu ích vì thái độ có tác động mạnh mẽ đến kỹ năng, nếu ta luôn có thái độ kỳ thị thì sẽ không thực hiện tốt kỹ năng biết thể hiện sự tôn trọng với người khác. Kỹ năng sống khuyến khích thái độ tích cực, phòng ngừa và giảm thiểu các hành vi nguy cơ. Nó giúp con người phát huy sức mạnh nội lực để có thể làm chủ được cuộc sống của mình và sống khỏe mạnh, hạnh phúc, có mục đích , có ý nghĩa. Như vậy, có nhiều cách biểu đạt khái niệm kỹ năng sống với quan niệm rộng hẹp khác nhau tùy theo cách tiếp cận vấn đề. Trong đề tài này, tác giả dựa vào khái niệm của UNESCO để đưa ra khái niệm KNS vì theo tác giả khái niệm này phù hợp với việc nghiên cứu giáo dục KNS cho học sinh THCS trong nhà trường: “KNS là khả năng đáp ứng và đối phó với những nhu cầu, thách thức của cuộc sống hằng ngày của mỗi người, và là khả năng cần thiết đối với học sinh để các em có thể tự tin trong cuộc sống hàng ngày.” 1.2.3.2. Hệ thống kỹ năng sống Theo quan niệm của tổ chức WHO, hệ thống các KNS cần được giáo dục cho người học gồm có: Nhóm kỹ năng nhận thức bao gồm những kỹ năng cơ bản: tự nhận thức bản thân, tự đặt mục tiêu và xác định giá trị, kỹ năng tư duy, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề. Nhóm kỹ năng liên quan đến cảm xúc bao gồm một số kỹ năng: kỹ năng nhận biết và chịu trách nhiệm về cảm xúc của mình, kỹ năng kiềm chế và kiểm soát được cảm xúc, kỹ năng tự giám sát – tự điều chỉnh cảm xúc của cá nhân. Nhóm kỹ năng xã hội gồm các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp – truyền thông, kỹ năng cảm thông, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng hợp tác, kỹ năng gây thiện cảm, kỹ năng thích ứng cảm xúc của người khác. Theo tổ chức UNESCO thì KNS phải được phân chia dựa trên những kỹ năng nền tảng cơ bản cũng như những kỹ năng chuyên biệt trong đời sống cá nhân của con người ở những mối quan hệ khác nhau cũng như ở những lĩnh vực khác nhau. Xuất phát từ đó, có thể có những nhóm kỹ năng sau: Nhóm kỹ năng chung gồm những nhóm kỹ năng cơ bản mà mỗi cá nhân đều có thể thích ứng với cuộc sống chung: kỹ năng nhận thức, kỹ năng liên quan đến cảm xúc và các kỹ năng cơ bản về xã hội. Nhóm kỹ năng chuyên biệt bao gồm một số KNS được thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: các kỹ năng về sức khỏe và dinh dưỡng, các kỹ năng liên quan đến giới và giới tính, các kỹ năng về vấn đề xã hội như rượu, ma túy, thuốc lá, HIVAIDS, các kỹ năng liên quan đến môi trường thiên nhiên, các kỹ năng liên quan đến vấn đề bạo lực – rủi ro, các kỹ năng liên quan đến cuộc sống gia đình, các kỹ năng liên quan đến môi trường cộng đồng. Với mục đích giúp người học ứng phó với các vấn đề của cuộc sống và tự hoàn thiện mình, UNESCO phân loại KNS theo các mối quan hệ cá nhân với các nhóm KNS: Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với chính mình: Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân, kỹ năng xây dựng mục tiêu cuộc sống, lòng tự trọng, sự kiên định, đương đầu với cảm xúc, đương đầu với căng thẳng. Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với người khác: kỹ năng quan hệtương tác liên nhân cách, sự cảm thông, đứng vững trước áp lực tiêu cực của bạn bè hoặc của người khác, thương lượng giao tiếp có hiệu quả. Nhóm kỹ năng ra quyết định một cách hiệu quả: phân tích vấn đề, nhận thức thực tế, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, ứng xử, giải quyết vấn đề. Tuy có sự khác biệt về quan niệm hệ thống KNS, nhưng các tổ chức UNESCO, WHO và UNICEF đã thống nhất mười KNS cơ bản, được xem như cần thiết nhất để giáo dục cho tất cả mọi người: kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tư duy phê phánsuy nghĩ có phán đoán, kỹ năng truyền thông có hiệu quả, kỹ năng giao tiếp giữa người với người, kỹ năng tự nhận thức bản thân, khả năng thấu cảm, kỹ năng ứng phó với cảm xúc, kỹ năng ứng phó với stress. Trên đây chỉ là một số trong các cách hệ thống các KNS, các cách này chỉ là tương đối vì trên thực tế các KNS không hoàn toàn tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ đến nhau như: khi cần ra quyết định một cách phù hợp thì phải sử dụng kỹ năng nhận thức, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng xác định giá trị. Hoặc để có thể giao tiếp một cách có hiệu quả cần phối hợp kỹ năng nhận thức, kỹ năng thương lượng, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng cảm thông chia sẻ, kỹ năng kiềm chế, đương đầu với cảm xúc. Ở Việt Nam, dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của quốc tế và thực trạng giáo dục KNS trong nước những năm qua, vào năm 2020 với sự hỗ trợ của tổ chức UNICEF Bộ Giáo dục – Đào tạo đã ban hành tài liệu hướng dẫn tích hợp các KNS trong một số môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tài liệu này đề xuất hệ thống KNS cho học sinh trong các nhà trường phổ thông gồm 21 kỹ năng cơ bản và cần thiết: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng thể hiện sự cảm thông, kỹ năng thương lượng, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng kiên định, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. Đồng thời, tài liệu này cũng nhấn mạnh các KNS cần được vận dụng linh hoạt tùy theo từng lứa tuổi, cấp học, môn học và điều kiện cụ thể như: đặc điểm vùng, miền, địa phương…. 1.2.4. Giáo dục kỹ năng sống Giáo dục kỹ năng sống là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp học sinh có những kiến thức về cuộc sống, có những thao tác, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ xã hội, giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn đồng thời thích ứng tốt nhất với môi trường sống.Việc giáo dục những kỹ năng cuộc sống chính là sự bổ sung về kiến thức và năng lực cần thiết cho các cá nhân thanh thiếu niên học sinh để họ có thể hoạt động độc lập và giúp họ chủ động tránh được những khó khăn trong thực tế đời sống. Đối với học sinh, nhất là học sinh bậc trung học cơ sở, giáo dục kỹ năng sống là môn học trang bị những tri thức giúp học sinh hình thành những kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con người với môi trường sống. Thông qua hoạt động Giáo dục kỹ năng sống sẽ trang bị thêm cho học sinh những kỹ năng tự chủ, kỹ năng từ chối, khả năng tự đưa ra quyết định và thích nghi, biết chấp nhận, hóa giải được những tác động tiêu cực trong cuộc sống chung quanh . Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh thì Giáo dục kỹ năng sống là hoạt động giúp người học có khả năng về tâm lý xã hội để phán đoán và ra quyết định tích cực, nghĩa là để “nói không với cái xấu: 25,4. Nhưng giáo dục KNS cho trẻ không phải là đưa ra những lời giải đơn giản cho những câu hỏi thông thường mà giáo dục KNS phải nhằm hướng đến thay đổi hành vi. Giáo dục KNS cho học sinh là giáo dục những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp các em có thể chuyển tải những gì mình đã biết (nhận thức), những gì mình cảm nhận (thái độ) và những gì mình quan tâm (giá trị) thành những khả năng thực thụ giúp học sinh biết làm gì và làm như thế nào (hành vi) trong những tình huống khác nhau của cuộc sống 24,59. Công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chỉ đạt được kết quả tốt khi nó có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: Nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội. Như vậy, giáo dục kỹ năng sống là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp học sinh có những kiến thức về cuộc sống, có những thao tác, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ xã hội như quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người chung quanh và của cá nhân với chính mình, giúp cho cá nhân mỗi học sinh được phát triển đúng đắn đồng thời thích ứng tốt với môi trường sống. 1.3. Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng sống 1.3.1. Nhiệm vụ, vai trò và ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống 1.3.1.1. Nhiệm vụ của giáo dục kỹ năng sống Xã hội hiện đại luôn đòi hỏi con người có những kỹ năng ứng phó trước những tình huống xảy ra trong cuộc sống nên việc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng mềm là nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống. Điều này giúp trang bị cho các em những kiến thức giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp; từ đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong cuộc sống; tạo cơ hội cho các em có khả năng xử lý mọi vấn đề xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày. 1.3.1.2. Vai trò của giáo dục kỹ năng sống KNS giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho mỗi con người nói chung và cho các em học sinh nói riêng, vì khoa học giáo dục ngày nay đã khẳng định mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển trong một xã hội công nghiệp, hiện đại… thì phải học, học không chỉ để có kiến thức, học để biết (Learn to Know), học để hành ( Learn to Do) mà còn học để tự khẳng định (Learn to Be), học để cùng chung sống (Learn to Live together). 1.3.1.3. Ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống Xã hội hiện đại có sự thay đổi toàn diện về nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa,… và lối sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu. Hoặc có những vấn đề đã xuất hiện trước đây, nhưng nó chưa phức tạp, khó khăn và đầy thách thức trong xã hội hiện đại, nên con người dễ hành động theo cảm tính và không tránh khỏi rủi ro, nguy cơ, thách thức trong cuộc sống. Khi đó, KNS chính là hành trang giúp con người chuyển những điều đã biết đến để thay đổi hành vi, nhờ đó mà đạt được lối sống lành mạnh, đảm bảo chất lượng cuộc sống, KNS là một phần quan trọng trong nhân cách con người trong xã hội hiện đại. KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, ngăn ngừa các vấn đề xã hội, sức khỏe và bảo vệ quyền con người. Các cá nhân thiếu KNS là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Người có KNS sẽ thực hiện những hành vi mang tính xã hội tích cực, góp phần xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và do vậy giảm bớt tệ nạn xã hội làm cho xã hội lành mạnh 14,16. KNS là những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội cần thiết đối với thanh thiếu niên giúp họ có khả năng học tập tốt hơn, ứng xử một cách tự tin đồng thời là một phương sách để hoàn thiện bản thân mình trước mọi người. Đồng thời, KNS cũng giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh. Những người có KNS là những người biết làm cho mình và những người khác được hạnh phúc. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của họ. 1.3.2. Nội dung giáo dục KNS cho học sinh THCS Giáo dục kỹ năng sống ở bậc trung học cơ sở nhằm thực hiện mục tiêu sau: Chuyển dịch kiến thức (cái chúng ta biết), thái độ và giá trị (cái chúng ta nghĩ, cảm thấy hoặc tin tưởng) thành thao tác, hành động và thực hiện thuần thục các thao tác, hành động đó như khả năng thực tế (cái cần làm và cách thức làm nó) theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng .. Nôi dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông tập trung vào các kỹ năng tâm lý – xã hội là những kỹ năng được vận dụng để tương tác với người khác và giải quyết có hiệu quả các vấn đề của cuộc sống. Việc hình thành các kỹ năng sống luôn gắn kết với việc hình thành các kỹ năng học tập và được vận dụng phù hợp với lứa tuổi, điều kiện sống,… Theo giới hạn nghiên cứu đã trình bày ở trên, tác giả chỉ đi sâu phân tích nội dung của 14 kỹ năng tâm lý – xã hội cần thiết. 1.3.2.1. Kỹ năng tự nhận thức Tự nhận thức là tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân. Kỹ năng tự nhận thức là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân: biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu… của bản thân; quan tâm và luôn ý thức được là mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng. Kỹ năng tự nhận thức là KNS rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có thể cảm thông được với người khác. Để tự nhận thức đúng đắn, học sinh cần phải được trải nghiệm qua thực tế, qua giao tiếp với người khác, và phải có sự hiểu biết rõ về bản sắc dân tộc và nền văn hóa của nơi mà các em được sinh ra. 1.3.2.2. Kỹ năng xác định giá trị Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa đối với bản thân, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống. Giá trị có thể là những chuẩn mực đạo đức, chính kiến, thái độ và thậm chí là thành kiến. Giá trị cũng có thể là giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần, có thể thuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, kinh tế… Giá trị chịu tác động của thời gian, kinh nghiệm sống, sự giáo dục của gia đình, môi trường xã hội mà người đó sống và làm việc. Kỹ năng xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ được những giá trị bản thân, kỹ năng này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ra quyết định của mỗi người đồng thời giúp cho con người biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận rằng người khác có những giá trị và niềm tin khác. 1.3.2.3. Kỹ năng thể hiện sự tự tin Tự tin là có niềm tin vào bản thân; tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trở thành người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ. Kỹ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống. Kỹ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết trong giao tiếp, thương lượng, ra quyết định và đảm nhận trách nhiệm. 1.3.2.4. Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Kỹ năng này giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; giúp mọi người có mối quan hệ tích cực với nhau; ngoài ra cũng giúp chúng ta kết thúc các mối quan hệ một cách xây dựng khi cần thiết. Kỹ năng giao tiếp giúp học sinh biết cách ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh khi học tập và sinh hoạt trong tập thể. 1.3.2.5. Kỹ năng lắng nghe tích cực Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của kỹ năng giao tiếp. Người có kỹ năng này biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác, biết cho ý kiến phản hồi mà không vội vàng đánh giá, đồng thời đối đáp hợp lý trong quá trình giao tiếp. Người có kỹ năng này luôn biết tôn trọng và quan tâm đến ý kiến của người khác nhờ đó họ hạn chế các bất đồng trong giao tiếp, việc thương lượng và hợp tác của họ đạt hiệu quả cao. 1.3.2.6. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông Thể hiện sự cảm thông là khả năng có thể đặt mình trong hoàn cảnh của người khác giúp ta hiểu và chấp nhận người khác, qua đó có thể hiểu được cảm xúc, tình cảm của người khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ. Kỹ năng này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả giao tiếp và ứng xử, cải thiện mối quan hệ giao tiếp xã hội, đặc biệt trong bối cảnh xã hội đa văn hóa, đa sắc tộc. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông giúp khuyến khích thái độ quan tâm và hành vi thân thiện, gần gũi với người cần giúp đỡ. 1.3.2.7. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn Mâu thuẫn là những xung đột, tranh cãi, bất đồng, bất bình với một hay nhiều người về một vấn đề nào đó. Mâu thuẫn trong cuộc sống rất đa dạng và thường bắt nguồn từ sự khác nhau về quan điểm, chính kiến, lối sống, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa. Mâu thuẫn thường có ảnh hưởng tiêu cực tới các mối quan hệ. Mỗi người có cách giải quyết mâu thuẫn khác nhau tùy vào vốn hiểu biết, quan niệm, văn hóa và cách ứng xử cũng như khả năng phân tích tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người nhận thức được những nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn và giải quyết nó một cách hòa bình. Yêu cầu trước hết của kỹ năng này là phải luôn kiềm chế cảm xúc, tránh bị kích động, nóng vội, bình tĩnh trước mọi tình huống trước khi tìm ra được cách giải quyết tốt nhất. 1.3.2.8. Kỹ năng hợp tác Kỹ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm. Mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng, sự hợp tác trong công việc sẽ giúp hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công việc chung. Kỹ năng này còn giúp mỗi cá nhân sống hài hòa với người khác. Kỹ năng hợp tác giúp học sinh có thể hỗ trợ, hoàn thiện cho nhau để hoàn thành tốt các hoạt động học tập và hoạt động khác trong nhà trường. Ngoài ra, kỹ năng hợp tác còn giúp các em biết cách làm việc cùng nhau trong nhiều môi trường khác nhau khi trưởng thành. 1.3.2.9. Kỹ năng tư duy sáng tạo Tư duy sáng tạo giúp con người có khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo phương thức mới; là khả năng kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng; độc lập trong suy nghĩ. Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp con người tư duy năng động với nhiều sáng kiến và óc tưởng tượng; biết cách phán đoán và thích nghi, có tầm nhìn và khả năng suy nghĩ rộng, không bị bó hẹp vào kinh nghiệm trực tiếp đang trải qua. Trong cuộc sống, chúng ta luôn bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ hoặc ngẫu nhiên, do đó đòi hỏi mỗi người phải có tư duy sáng tạo để ứng phó một cách linh hoạt và phù hợp. Đối với học sinh THCS, hoạt động chủ đạo của các em là học tập, việc rèn luyện kỹ năng tư duy sẽ làm cho các em năng động, có tầm nhìn và suy nghĩ sâu, và có nhiều sáng kiến trong việc học giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập. 1.3.2.10. Kỹ năng ra quyết định Hàng ngày, mỗi người trong chúng ta đều phải đối mặt với những vấn đề cần giải quyết buộc chúng ta phải lựa chọn và ra quyết định Kỹ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời, có hiệu quả đồng thời phải ý thức được những hậu quả trước khi ra quyết định từ sự lựa chọn của mình. Kỹ năng ra quyết định giúp chúng ta tránh được những quyết định sai lầm hoặc chậm trễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bản thân. Đây là một kỹ năng cần thiết cho cuộc sống của mỗi người vì ta không thể trông chờ, phụ thuộc vào người khác mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những người tin cậy trước khi ra quyết định... 1.3.2.11. Kỹ năng kiên định Kỹ năng kiên định là khả năng con người nhận thức được những gì mình muốn và lý do dẫn đến sự mong muốn đó, đồng thời kiên định còn là khả năng tiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì mình mong muốn trong những hoàn cảnh cụ thể, dung hòa được giữa quyền, nhu cầu của mình với quyền, nhu cầu của người khác. Kỹ năng kiên định sẽ giúp con người tự bảo vệ được chính kiến, quan điểm, thái độ và những quyết định của bản thân, đứng vững trước những áp lực tiêu cực của những người xung quanh và tránh được việc bị mất tự chủ, bị xúc phạm, mất lòng tin, việc luôn bị người khác điều khiển hoặc luôn cảm thấy tức giận và thất vọng. 1.3.2.12. Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm Sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong một tập thể là sự thể hiện khả năng đảm nhận trách nhiệm của con người. Khi đảm nhận trách nhiệm, cần dựa trên những điểm mạnh, tiềm năng của bản thân, đồng thời tìm kiếm thêm sự giúp đỡ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ. Học sinh THCS cần được rèn luyện và hình thành kỹ năng đảm nhận trách nhiệm. Kỹ năng này giúp cho các em tạo được một không khí hợp tác tích cực và xây dựng trong nhóm học tập, giúp giải quyết vấn đề, đạt mục tiêu chung của nhóm, đồng thời tạo sự thỏa mãn và dự tiến bộ trong mỗi thành viên, góp phần cho việc học tập của các em đạt hiệu quả cao hơn. 1.3.2.13. Kỹ năng tìm kiếm và xử
Trang 3giáo dục, khóa 31 (2020 – 2022) tại Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố HồChí Minh
Tôi xin cam đoan trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luậnvăn này, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Võ Văn Nam thì kết quả nghiêncứu đạt được trong luận văn là do chính bản thân tôi thực hiện và chưa có ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác
Người cam đoan
HOÀNG THỊ THU
Trang 4MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Tác giả luận văn chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến:
Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm TPHCM
Quý Thầy Cô Phòng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm TPHCM
Ban chủ nhiệm Khoa Tâm Lý Giáo Dục Trường ĐHSP TPHCM
Quý Thầy Cô giảng dạy lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa 21
Ban Giám hiệu, quý Thầy Cô và các em học sinh tại trường trung học
cơ sở Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Văn Nghi, Gò Vấp, Trường Sơn
thuộc Phòng giáo dục – Đào tạo Quận 2 TPHCM đã nhiệt tình
giúp đỡ, hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình thu thập thông tin, số liệu nhằm hoàn thành tốt luận văn này
Đặc biệt cảm ơn TS Võ Văn Nam đã hướng dẫn tận tình và hết lòng giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Mặc dù đã rất cố gắng song luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong Quý Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp chân tình góp
ý thêm Chân thành cám ơn!
Trang 5Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG THCS 8
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
1.1.1.Trên thế giới 8
1.1.2 Ở Việt Nam 9
1.2 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 11
1.2.1 Quản lý 11
1.2.2 Kỹ năng 12
1.2.3 Kỹ năng sống (life skills) 12
1.2.4 Giáo dục kỹ năng sống 16
1.3 Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng sống 17
1.3.1 Nhiệm vụ, vai trò và ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống 17
1.3.2 Nội dung giáo dục KNS cho học sinh THCS 19
1.3.3 Những nguyên tắc tiến hành giáo dục KNS cho học sinh THCS 24
1.3.4 Sự cần thiết cấp bách phải giáo dục kỹ năng sống 25
1.4 Quản lý hoạt động giáo dục KNS tại trường THCS 28
1.4.1 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống là gì? 28
1.4.2 Chức năng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống 28
1.4.3 Quy trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống 29
1.4.4 Tổ chức thực hiện quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống 29
1.4.5 Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống ở trường THCS: 29
Tiểu kết chương 1 39
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CỦA HIỆU TRƯỞNG MỘT SỐ TRƯỜNG THCS Q.GÒ VẤP 40
2.1 Khái quát đặc điểm một số trường THCS tại Quận 2 mà đề tài đã
khảo sát 40
2.1.1 Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi 40
2.1.2 Trường THCS Gò Vấp 41
2.1.3 Trường THCS Nguyễn Văn Nghi 42
2.1.4 Trường THCS Trường Sơn 43
2.2 Tổ chức nghiên cứu: Chọn mẫu – Dụng cụ – Cách tiến hành 45
2.2.1 Chọn mẫu 45
2.2.2 Dụng cụ 45
Trang 6sinh 45
2.3.2 Thực trạng quản lý nhận thức về hoạt động giáo dục kỹ năng sống
trong mục tiêu giáo dục của nhà trường THCS 46
2.3.3 Thực trạng quản lý việc xác định mục tiêu giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh THCS 57
2.3.4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại một số
trường THCS Quận 2 59
2.3.5 Thực trạng quản lý việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho giáo
dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng một số trường THCS Quận 2 63
2.3.6 Những biện pháp cải tiến hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng sống
của Hiệu trưởng một số trường THCS Q Gò Vấp 65
2.3.7 Thực trạng quản lý các biện pháp kiểm tra, đánh giá giáo dục kỹ
năng sống của Hiệu trưởng một số trường THCS Q Gò Vấp 66
2.3.8 Nhận xét chung về việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng một số trường THCS Quận 2 67
Tiểu kết chương 2 68
Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI TIẾN VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THCS Q.GÒ VẤP 69
3.1 Cở sở đề xuất các biện pháp 69
3.1.1 Cơ sở lý luận 69
3.1.2 Cơ sở thực tiễn 69
3.1.3 Cơ sở pháp lý 69
3.2 Các biện pháp nhằm cải tiến việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống 70
3.2.1 Giải pháp 1:Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục về ý
nghĩa, lợi ích của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 70
3.2.2 Giải pháp 2: Tăng cường các biện pháp tổ chức, quản lý hoạt động
giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng 74
3.2.3 Giải pháp 3: Thực hiện có hiệu quả các cuộc cải cách giáo dục và
đầu tư cơ sở vật chất của chính quyền địa phương 78
3.2.4 Giải pháp 4: Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục:
gia đình – nhà trường – xã hội 80
Tiểu kết chương 3 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
Trang 7Bảng 2.1 Kết quả khảo sát nhận thức về khái niệm kỹ năng sống của giáo viên
47
Bảng 2.2 Kết quả khảo sát nhận thức về khái niệm kỹ năng sống của học sinh 48Bảng 2.3 Đánh giá mức độ cần thiết của việc rèn luyện các kỹ năng sống trongnhà trường của giáo viên và học sinh 51
Bảng 2.4 Đánh giá của giáo viên về bộ phận (lực lượng) nào trong nhà trường
thực hiện việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở làhiệu quả
53
Bảng 2.5 Đánh giá của giáo viên về hoạt động nào có thể góp phần vào việcgiáo dục kĩ năng sống cho học sinh 55 Bảng 2.6.Đánh giá của giáo viên về các môn học góp phần vào việc giáo dục kĩ năng sốngcho học sinh 56
Bảng 2.7 Đánh giá của giáo viên về mục đích giáo dục kỹ năng sống cho HS
THCS
57
Bảng 2.8 Ý kiến của học sinh về mục đích giáo dục kỹ năng sống
58 Bảng 2.9 Đánh giá của giáo viên và học sinh về những kỹ năng sống mà họcsinh THCS đã đạt được 59
Bảng 2.11 Đánh giá của giáo viên về mức độ đạt nội dung quản lý việc giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh của Hiệu trưởng trường THCS (thang 4mức)
62
Bảng 2.12 Đánh giá của giáo viên về mức độ đạt các biện pháp quản lý giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh được Hiệu trưởng thực hiện (Thang 4 mức)
66
Trang 8cho học sinh THCS 49 Biểu đồ 2.2 Đánh giá mức độ quan tâm của học sinh đối với việc rèn luyện các
kỹ năng sống trong nhà trường 49Biểu đồ 2.3 Nhận thức của học sinh về lực lượng giáo dục kỹ năng sống 54
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay chất lượng giáo dục của nước ta vẫn còn nhiều điều cần khắc phụcnhư hiệu quả của chương trình giảng dạy, chất lượng của nguồn nhân lực,… vàbằng cấp của chúng ta chưa được công nhận rộng rãi trong khu vực Đặc biệt trongquá trình hội nhập và phát triển, chúng ta đang rất cần một nguồn nhân lực có trình
độ tri thức vững chắc và khả năng ứng dụng cao để góp phần vào công cuộc xâydựng đất nước Để làm được điều đó, nền giáo dục Việt Nam cần phải có nhữngbước đột phá nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả, tạo ra những con người có đủtri thức, thái độ và kỹ năng đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiệnđại hóa
Bên cạnh đó, xã hội ngày càng hiện đại với sự phát triển mọi mặt văn hóa,kinh tế, chính trị, xã hội đồng thời cũng kéo theo nhiều vấn đề mà mỗi người trongchúng ta chưa từng gặp phải, chưa từng giải quyết hoặc nếu có gặp thì cũng chỉ ởmức độ ít phức tạp, ví dụ như nạn bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ vị thànhniên, ma túy,… Đây chính là những thách thức mà xã hội đặt ra cho chúng ta Vậylàm thế nào để học sinh - những trẻ em đang còn ngồi ghế nhà trường - có đủ khảnăng để vượt qua những khó khăn, thách thức đó? Câu hỏi này yêu cầu các nhà giáodục có trách nhiệm phải tìm ra cách trả lời Và câu trả lời đầu tiên là hãy trang bịcho các em một kiến thức thật vững chắc, một thái độ đúng đắn, một kỹ năng giảiquyết mọi vấn đề một cách tương đối hoàn chỉnh ngay khi còn là học sinh ở trườngphổ thông, chứ không đợi đến khi vào đời – đó chính là Giáo dục kỹ năng sống
Năm 1996 Uỷ ban quốc tế về Giáo dục cho Thế kỷ XXI trực thuộc UNESCO
do Jacques Delors làm Chủ tịch đưa ra một báo cáo khẳng định vai trò quan trọngcủa giáo dục đối với sự phát triển tương lai của cá nhân, dân tộc và nhân loại Báocáo này nhấn mạnh giáo dục là “kho báu tiềm ẩn” và đã đưa ra một tầm nhìn về giáodục cho Thế kỷ XXI dựa trên bốn trụ cột: Học để biết; Học để làm; Học để cùngchung sống; Học để tự khẳng định mình
Trang 10Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt nam diễn ra
từ ngày 12 đến 19-01-2021 đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021 –
2020, trong đó xác định những nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong việcthực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2020, từ đó xây dựng quanđiểm phát triển cho giai đoạn 2021 – 2020 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
2021 – 2020 đã xác định rõ “ Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu: Đổi mớicăn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xãhội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáodục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt; Tập trungnâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lốisống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp ” Mục tiêu giáodục thế kỷ XXI đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sangtrang bị những năng lực cần thiết cho các em
Đứng trước yêu cầu cấp bách của xã hội và của việc thực hiện nghị quyết Đạihội Đảng, ngày 15/5/2018 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phongtrào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong giai đoạn
2018 – 2013, Bộ Giáo dục – Đào tạo cũng đã triển khai Chỉ thị số40/2018/CTBGDĐT, Kế hoạch 307/KH_BGDDĐT ngày 22/7/2018 để chỉ đạo vàhướng dẫn thực hiện Một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xâydựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là rèn luyện kỹ năng sống cho họcsinh Việc giáo dục kỹ năng sống được tích hợp thông qua việc giảng dạy các bộmôn văn hóa, trong đó người dạy không chỉ truyền đạt kiến thức một chiều mà còncần phải tổ chức cho học sinh tìm tòi, khám phá và lĩnh hội kiến thức mới, nhờ vậyhọc sinh có thể rèn luyện khả năng xử lý và giải quyết vấn đề, kỹ năng ứng dụngkiến thức vào thực tiễn cụôc sống Đây một vấn đề quan trọng trong công tác giáodục toàn diện mà xã hội ngày nay đặc biệt quan tâm
Trang 11Kỹ năng sống đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, giúpcho chúng ta có đủ tự tin để giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống, đặc biệttrong giai đoạn hội nhập thế giới hiện nay Đối với học sinh, ngay khi còn ngồi ghếnhà trường, các em cần được giáo dục kỹ năng sống một cách kỹ lưỡng vì đây chính
là chiếc chìa khóa giúp các em hòa nhập vào môi trường xung quanh, biết sàng lọckhi tiếp cận thông tin, xử lý mọi tình huống trong cuộc sống với một cách thức hữuhiệu nhất,
Trong những năm gần đây, nhận thức của cán bộ quản lý cũng như giáo viênđối với công tác giáo dục kỹ năng sống có nhiều sự chuyển biến rõ nét Hệ thốngvăn bản chỉ đạo cũng luôn đề cập nhiều đến việc tích hợp giáo dục kỹ năng sốngvào nội dung của từng tiết dạy văn hóa, trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,đặc biệt là khi Bộ Giáo dục – Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựngtrường học thân thiện, học sinh tích cực” thì việc giáo dục kỹ năng sống thông quahoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được đầu tư nhiều hơn, chú trọng việc gắnhọat động giáo dục với cộng đồng Tuy nhiên trên thực tế ở một số nơi, Hiệu trưởngcòn giao khoán cho Chi đoàn, Tổng phụ trách, không có biện pháp chỉ đạo cụ thể,chưa coi trọng hoặc chưa có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động này Ngoài ra,một số giáo viên trung học cơ sở chưa nhận thức đầy đủ đối với việc tích hợp kỹnăng sống trong từng tiết dạy, vẫn còn một bộ phận không nhỏ giáo viên chủ nhiệmchưa thực hiện tốt việc giáo dục kỹ năng sống qua các tiết hoạt động ngoài giờ lênlớp hoặc nếu có thì thực hiện một cách miễn cưỡng, mang tính bắt buộc,… làm chohọc sinh không thấy hứng thú với họat động này Chính vì vậy, trong thời gian quatình trạng học sinh sử dụng bạo lực với nhau, hay có trường hợp học sinh tự tử khi
bị thầy cô, cha mẹ rầy la, hoặc khi gặp khó khăn trong cuộc sống,……do các emchưa có các kỹ năng sống cần thiết như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm chủcảm xúc, Điều này phản ánh chất lượng giáo dục của chúng ta vẫn còn những hạnchế nhất định
Trang 12Với tình hình thực tế hiện nay như trên, trong vai trò người quản lý giáo dục,tác giả ý thức được sự cần thiết phải nhận thức rõ thực trạng quản lý việc giáo dục
kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trườngTHCS nhằm tìm ra những giải pháp tốt hơn giúp cho hoạt động giáo dục kỹ năng
sống đi vào chiều sâu Đó cũng chính là lý do để tác giả chọn đề tài:“Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng một số trường THCS Quận 2 – TP.HCM” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học
2 Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống củaHiệu trưởng một số trường THCS trên địa bàn quận 2 Từ đó, đề xuất một sốgiải pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng cáctrường THCS
3 Giả thuyết khoa học
- Nếu nhận thức đúng thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống củahiệu trưởng thì có thể tìm kiếm giải pháp phù hợp nhằm phát huy ưu điểm,khắc phục nhược điểm trong quản lý hoạt động giáo dục này
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Khái quát hóa và hệ thống hóa lý luận của công tác quản lý hoạt động giáo dục
Trang 13Khách thể : Công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong các trường
THCS Q.Gò Vấp – TP.HCM
Đối tượng : Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu
trưởng một số trường THCS Quận 2 – TP.HCM
6 Giới hạn đề tài
Đề tài này dùng phương pháp khảo sát là chủ yếu để nghiên cứu thực trạngquản lý việc giáo dục kỹ năng sống tại một số trường THCS trên địa bàn Quận 2
Đối tượng điều tra: gồm 4 trường THCS trên địa bàn Q.Gò Vấp: Nguyễn Văn
Trỗi, Nguyễn Văn Nghi, Gò Vấp, Trường Sơn
Phạm vi: Hoạt động chính khóa và ngoại khóa, trong và ngoài chương trình
do Bộ Giáo dục – Đào tạo quy định
Thời gian: Dữ liệu năm học 2021 – 2022
7 Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu
7.1 Phương pháp luận
- Tiếp cận hệ thống – cấu trúc: Nghiên cứu đối tượng một cách toàn diện, trên
nhiều mặt khác nhau trong một tổng thể; Xác định mối quan hệ hữu cơ giữacác yếu tố của hệ thống để tìm ra quy luật phát triển của hiện tượng giáo dục.Phân tích cấu trúc bên trong tạo nên đối tượng nghiên cứu, đồng thời đặt đốitượng nghiên cứu trong khách thể nghiên cứu- hệ thống Mẹ chứa đựng đốitượng nghiên cứu
- Tiếp cận lịch sử - logic: Tìm hiểu, phát hiện sự phát triển của đối tượng nghiên
cứu trong một khoảng thời gian và không gian cụ thể Từ đó, người nghiêncứu có thể xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện cụ thể để tiếnhành điều tra phù hợp với mục đích nghiên cứu, và phù hợp với tính logic củavấn đề Đề tài là sự kế tục có logic của lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trang 14- Tiếp cận thực tiễn: dựa trên số liệu, tài liệu, các minh chứng cụ thể để đánh giá
vấn đề Quan điểm này được vận dụng trong các phương pháp nghiên cứuthực tiễn Các giải pháp đưa ra phù hợp thực tiễn của phạm vi nghiên cứu
7.2 Phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2.1 Nghiên cứu lý luận về kỹ năng sống
7.2.2 Nghiên cứu các văn bản, các quy định và các tài liệu về giáo dục kỹ năng
sống và các quy định về công tác quản lý
7.2.3 Nghiên cứu lý luận về giáo dục toàn diện, giáo dục song hành
Nghiên cứu thông qua: phân tích nội dung văn bản, tổng hợp lý thuyết,khái quát hóa,…
7.3 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.3.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Mục tiêu: tìm hiểu mức độ nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục
kỹ năng sống và kỹ năng vận dụng nhận thức đó vào công tác quản lý hoạtđộng giáo dục
- Đối tượng: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm,
tổng phụ trách, học sinh và cha mẹ học sinh
- Nội dung: Đưa ra phiếu tìm hiểu với hệ thống câu hỏi cho các đối tượng trả
lời
7.3.2 Phương pháp quan sát
- Mục tiêu: tìm hiểu thông tin của công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống
trong thực tế từ khâu chuẩn bị đến khâu tổ chức bằng phương pháp quansát
Trang 15- Đối tượng: Tham dự và quan sát trực tiếp việc triển khai các kế hoạch họat
động, kế họach chào cờ đầu tuần,
- Nội dung: Việc quản lý tổ chức giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường.
Nhận định về việc thể hiện kỹ năng sống ở học sinh trong và ngoài trườnghọc
7.3.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Mục tiêu: tìm hiểu thêm thông tin để nhận xét, đánh giá ưu điểm, nhược
điểm của công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống từ khâu chuẩn bị đếnkhâu tổ chức bằng phương pháp nghiên cứu sản phẩm
- Đối tượng: kế hoạch họat động, kế họach chào cờ đầu tuần, giáo án họat
động ngòai giờ lên lớp, biên bản sinh họat,…
- Nội dung: Nghiên cứu các nội dung liên quan đến việc quản lý tổ chức giáo
dục kỹ năng sống trong nhà trường
8 Cấu trúc luận văn
Gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận, trong đó phần nộidung có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
THCS
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu
trưởng các trường THCS trên địa bàn quận 2, TP.HCM
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh của Hiệu trưởng các trường THCS
Trang 16Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG THCS
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1.Trên thế giới
Trên thế giới thuật ngữ “Kỹ năng sống” đã xuất hiện trong một số chươngtrình giáo dục của UNICEF từ những năm 90 của thế kỳ XX, trước tiên là chươngtrình “Giáo dục những giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần giáo dục cho thế hệ trẻ.Những nghiên cứu trong giai đoạn này thống nhất một số quan niệm chung về KNS
và hệ thống các kỹ năng cơ bản cần có cho thế hệ trẻ
Bên cạnh đó, ngay từ những năm 60 của thế kỷ 20, tổ chức UNESCO đã vạch
rõ ba thành tố của học vấn, đó là: kiến thức, kỹ năng và thái độ, trong đó thái độ và
kỹ năng đóng vai trò then chốt [53]
Theo những nghiên cứu của UNESCO về khái niệm KNS cho rằng “ kỹ năngsống là năng lực cá nhân giúp cho việc thực hiện đầy đủ các chức năng và tham giavào cuộc sống hằng ngày” Đồng thời không thể không kể đến tổ chức WHO cũngnghiên cứu về KNS như một năng lực cá nhân với những tác động có chủ đích đặcsắc về phương pháp
Giáo dục kỹ năng sống tại các nước phương Tây vận dụng một cách tổng hợpquan điểm của những tổ chức nghiên cứu như WHO, UNICEF để giáo dục KNScho thế hệ trẻ Đối với các nước gần với Việt Nam như khu vực Châu Á – TháiBình Dương thì việc nghiên cứu KNS theo hướng áp dụng thử nghiệm hoặc theohướng ứng dụng trong quá trình huấn luyện là chủ yếu Các nước như Lào,Campuchia, Malaysia, Bangladesh, chương trình giáo dục KNS được đưa vào lĩnhvực giáo dục chính quy dưới dạng tích hợp vào các môn học cơ bản hay một mônriêng, còn một số nước khác thì tập trung vào lĩnh vực phi chính quy như Indonesia,Thái Lan, Philipine Những nội dung giáo dục chủ yếu ở hầu hết các nước này là
Trang 17trang bị cho người trẻ tuổi những KNS cần thiết nhằm nâng cao tiềm năng của conngười, để có hành vi thích ứng và tích cực đáp ứng nhu cầu, sự thay đổi và nâng caochất lượng cuộc sống, mục đích chính là dạy – trang bị và hình thành
Mặc dù, giáo dục KNS đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm và cùngxuất phát từ quan niệm chung về kỹ năng sống của WHO hoặc UNESCO, nhưngquan niệm và nội dung giáo dục KNS ở các nước không giống nhau là do nó vừathể hiện cái chung vừa mang tính đặc thù (những nét riêng) của từng quốc gia Mặckhác, phần lớn các quốc gia đều mới bước đầu triển khai giáo dục KNS nên nhữngnghiên cứu lý luận về vấn đề này tuy khá phong phú, song chưa thật toàn diện vàsâu sắc Cho đến nay, vẫn chưa có quốc gia nào đưa ra được kinh nghiệm hoặc hệthống tiêu chí đánh giá chất lượng việc giáo dục KNS cho người học
1.1.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thuật ngữ giáo dục kỹ năng sống được du nhập vào cách đây khá lâu và qua nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng, vấn đề giáo dục con người toàn diệnluôn được đặt ra nhưng trong thực tế triết lý và phương pháp giáo dục kỹ năng sống
ít nhiều còn mới lạ đối với xã hội, nên chưa được sự quan tâm đúng mức
Trước đây rải rác tại trung tâm hỗ trợ sinh viên TP Hồ Chí Minh, một sốtrung tâm học tập cộng đồng địa phương, một số trường giáo dục trẻ khuyết tật,…cócác chương trình giáo dục kỹ năng sống Đến nay, vấn đề xây dựng môi trường họctập, trang bị đầy đủ kỹ năng sống cho thanh thiếu niên học sinh đã được các trườngphổ thông quan tâm Tuy nhiên, tính hiệu quả của công tác giáo dục kỹ năng sốngtrong các trường phổ thông hiện nay chưa cao Đa số các bạn trẻ Việt Nam nhìnchung có kỹ năng sống chưa thể sánh bằng thanh thiếu niên tại các nước phát triển,trong khi yêu cầu của một xã hội ngày càng chuyên môn hóa cao như xã hội ViệtNam chúng ta hiện nay đòi hỏi thanh niên phải được trang bị tốt ở hai mảng kỹ
Trang 18năng, đó là kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm mà có thể gọi chung là kỹ năngsống [35]
Kể từ năm học 2018 – 2019, Bộ Giáo dục- Đào tạo nước ta đã phát động trongcác trường phổ thông trên toàn quốc phong trào “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực”nhằm mang lại cho học sinh cả nước một “môi trường giáo dục antoàn thân thiện, hiệu quả, phù hợp điều kiện địa phương và đáp ứng nhu cầu xãhội” Hưởng ứng phong trào này, Trung tâm Giáo dục môi trường và các vấn đề xãhội đã phối hợp với Ban dự án Phát triển giáo dục THPT nhanh chóng xây dựng kếhoạch tổ chức hoạt động nhằm hỗ trợ triển khai đến cơ sở một số nội dung thiếtthực Một trong những hoạt động đó là chương trình Tập huấn giáo dục kỹ năngsống và bình đẳng giới tổ chức tại Hà Nội Qua đợt tập huấn này, giáo viên biếtcách hình thành cho học sinh các kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năngđặt mục tiêu,…biết cách giúp các em hiểu kỹ hơn về giới và bình đẳng giới cùngcác tri thức thiết yếu để hiểu biết bản thân, tự bảo vệ mình và hòa nhập cộng đồng.Đồng thời chính bản thân giáo viên cũng được củng cố và phát triển nhiều kỹ năngkhác như hoạt động nhóm, xây dựng kế hoạch, xử lý tình huống, các cách giải quyếtvấn đề,… mà các học sinh cần trang bị để tồn tại, đáp ứng được nhu cầu của cuộcsống và phát triển tốt trong xã hội có đầy biến động như hiện nay… Ở TP.Hồ ChíMinh, các trường THPT, THCS đã tiến hành lồng ghép việc giáo dục kỹ năng sốngvào trong các tiết học bộ môn, các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi sinhhoạt ngoại khóa Bên cạnh đó, dần dần cũng có một số ít cá nhân giáo viên có hứngthú nghiên cứu, vận dụng giáo dục kỹ năng sống cho học sinhTHCS một cách sángtạo trong quá trình giảng dạy
Một trong những người đầu tiên có những nghiên cứu mang tính hệ thống vềKNS và giáo dục KNS ở Việt Nam là tác giả Nguyễn Thanh Bình Năm 2015, với
đề tài “Giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam” do Nguyễn Thanh Bình làm trưởngnhóm nghiên cứu đã đưa ra những nội dung như là: quá trình nhận thức về KNS vàtổng quan các chủ trương, chính sách, điều luật phản ánh yêu cầu tiếp cận KNS
Trang 19trong giáo dục và giáo dục KNS ở Việt Nam; thực trạng giáo dục KNS cho ngườihọc từ trẻ mầm non đến người lớn thông qua giáo dục chính quy và giáo dục thườngxuyên ở Việt Nam; khái quát cách giáo dục KNS ở Việt Nam; đánh giá về giáo dụcKNS ở Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm Đây có thể được coi là đề tài có giátrị về mặt lý luận giáo dục KNS tại Việt Nam[32] Đồng thời, có thể đề cập đếnquyển “Giáo trình giáo dục kỹ năng sống”(Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm Hà Nội)của Nguyễn Thanh Bình được ra đời sau khi tác giả tham gia dự án đào tạo giáoviên THCS Giáo trình này đã tập trung phân tích những vấn đề đại cương về KNS,các nguyên tắc và phương pháp nhằm giáo dục KNS cho học sinh
Tuy nhiên, việc nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cũng như thựctrạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS cả nước nóichung và trên địa bàn quận 2 nói riêng từ trước đến nay vẫn còn lạ lẫm, chưa đượccác đơn vị trường học cũng như các lực lượng giáo dục quan tâm thực hiện một các
có hệ thống
1.2 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Quản lý
Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý, cụ thể như sau:
Từ điển Từ và ngữ Hán Việt của tác giả Nguyễn Lân(1989) có ghi: “Quản lý
là phụ trách việc chăm nom và sắp đặt công việc trong một tổ chức” [16, tr.555] Còn theo Nguyễn Ngọc Quang(1989), nhà sư phạm,người góp phần đổi mới lýluận dạy học, đã nêu về khái niệm quản lý trong tập bài giảng “Những khái niệm cơbản về quản lý giáo dục” như sau: “Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạchcủa chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động để đạt được mục tiêu dựkiến” [22, tr.130]
Trần Kiểm (1997), trong giáo trình “ Quản lý giáo dục và trường học” dùngcho học viên cao học chuyên ngành Giáo dục học đã viết: “ Quản lý là nhằm phối
Trang 20hợp nổ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành nhữngthành tưụ của xã hội” [ 15, tr.15]
Và cũng chính Nguyễn Ngọc Quang (1989), trong tác phẩm của mình đã nêu:
“Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đốitượng bị quản lý trong tố chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định”.[22, tr.131]
Còn Nguyễn Bá Sơn (2000), trong tác phẩm “ Một số vấn đế cơ bản về khoahọc quản lý” đã viết: “Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người
để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động” [ 23, tr.15] Nhưvậy, có thể nói: Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động,phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực( nhân lực, vật lực,tài lực) trong và ngoài tổ chức( chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mụcđích của tổ chức với hiệu quả cao nhất
Tóm lại, quản lý là một khoa học vì nó nghiên cứu, phân tích về công việcquản lý, các quan hệ quản lý trong các tổ chức Nó tổng quát hóa các kinh nghiêmtốt thành các nguyên tắc và lý thuyết áp dụng cho mọi hình thức quản lý tương tự
Nó cung cấp khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu các môn học vềquản lý Để quản lý cho hiệu quả, nhà quản lý phải linh hoạt vận dụng các lý thuyếtvào những tình huống cụ thể Nó đòi hỏi sự khôn khéo tinh tế cao để đạt tới mụctiêu.Nghệ thuật này chủ yếu phải được học ngay trong thực tiễn
1.2.2 Kỹ năng
Trong Từ điển Từ và ngữ Hán Việt của tác giả Nguyễn Lân (1989) có ghi:
“Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn” [16, tr.390]
Theo từ điển Giáo dục học: Kỹ năng là khả năng thực hiện đúng hành động,hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy,cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ [17,220]
Trang 21Như vậy, kỹ năng được hiểu là khả năng thực hiện những thao tác được hìnhthành và củng cố qua quá trình thực hành và trải nghiệm của bản thân Kỹ năngchính là công cụ để gia tăng giá trị cho kiến thức bản thân
1.2.3 Kỹ năng sống (life skills)
1.2.3.1 Khái niệm kỹ năng sống
Theo WHO (1993): Kỹ năng sống là năng lực tâm lý xã hội,là khả năng ứngphó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống Đó cũng
là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần,biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nềnvăn hóa và môi trường xung quanh Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọngtrong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất về thể chất, tinh thần và xã hội
Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này [32]
Theo UNICEF (1995): Kỹ năng sống là khả năng phân tích tình huống và ứng
xử, khả năng phân tích các ứng xử và khả năng tránh được các tình huống Các kỹnăng sống nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức “cái chúng ta biết” và thái độ,giá trị “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế “làm gì vàlàm cách nào” là tích cực nhất và mang tính chất xây dựng [32]
UNESO (2003) quan niệm: Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiệnđầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày Đó là khả năng làmcho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với tư cách ứng xử tích cực giúp conngười có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trongcuộc sống hằng ngày [32]
- Theo nhóm biên soạn tài liệu giáo dục kỹ năng sống của Vụ giáo dục thể chất màchủ biên là Nguyễn Võ Kỳ Anh thì: “Kỹ năng sống là khả năng có được nhữnghành vi thích nghi và tích cực, cho phép chúng ta xử trí một cách có hiệu quả cácđòi hỏi và thử thách của cuộc sống thường ngày” [11, 3]
Trang 22Phân tích các quan niệm trên cho thấy: quan niệm của WHO nhấn mạnh đếnkhả năng của cá nhân có thể duy trì trạng thái tinh thần và biết thích nghi tích cựckhi tương tác với người khác và với môi trường của mình Quan niệm này mangtính khái quát nhưng chưa thể hiện rõ các kỹ năng cụ thể Quan niệm của UNESCO
là quan niệm rất chi tiết, cụ thể, có nhấn mạnh thêm kỹ năng thực hiện công việc vànhiệm vụ Còn quan niệm của UNESCO nhấn mạnh rằng kỹ năng không hìnhthành, tồn tại một cách độc lập mà hình thành, tồn tại trong mối tương tác mật thiết
có sự cân bằng với kiến thức và thái độ Kỹ năng mà một con người có được phầnlớn cũng nhờ có được kiến thức như là chúng ta muốn có kỹ năng thương lượng thìphải biết nội dung thương lượng Việc đề cập thái độ cũng là một góc nhìn hữu ích
vì thái độ có tác động mạnh mẽ đến kỹ năng, nếu ta luôn có thái độ kỳ thị thì sẽkhông thực hiện tốt kỹ năng biết thể hiện sự tôn trọng với người khác
Kỹ năng sống khuyến khích thái độ tích cực, phòng ngừa và giảm thiểu cáchành vi nguy cơ Nó giúp con người phát huy sức mạnh nội lực để có thể làm chủđược cuộc sống của mình và sống khỏe mạnh, hạnh phúc, có mục đích , có ý nghĩa Như vậy, có nhiều cách biểu đạt khái niệm kỹ năng sống với quan niệm rộnghẹp khác nhau tùy theo cách tiếp cận vấn đề Trong đề tài này, tác giả dựa vào kháiniệm của UNESCO để đưa ra khái niệm KNS vì theo tác giả khái niệm này phù hợpvới việc nghiên cứu giáo dục KNS cho học sinh THCS trong nhà trường: “KNS làkhả năng đáp ứng và đối phó với những nhu cầu, thách thức của cuộc sống hằngngày của mỗi người, và là khả năng cần thiết đối với học sinh để các em có thể tựtin trong cuộc sống hàng ngày.”
1.2.3.2 Hệ thống kỹ năng sống
Theo quan niệm của tổ chức WHO, hệ thống các KNS cần được giáo dục chongười học gồm có:
Trang 23-Nhóm kỹ năng nhận thức bao gồm những kỹ năng cơ bản: tự nhận thức bảnthân, tự đặt mục tiêu và xác định giá trị, kỹ năng tư duy, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng
ra quyết định và giải quyết vấn đề
-Nhóm kỹ năng liên quan đến cảm xúc bao gồm một số kỹ năng: kỹ năngnhận biết và chịu trách nhiệm về cảm xúc của mình, kỹ năng kiềm chế và kiểm soátđược cảm xúc, kỹ năng tự giám sát – tự điều chỉnh cảm xúc của cá nhân
-Nhóm kỹ năng xã hội gồm các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp – truyềnthông, kỹ năng cảm thông, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng hợp tác, kỹ năng gây thiệncảm, kỹ năng thích ứng cảm xúc của người khác
Theo tổ chức UNESCO thì KNS phải được phân chia dựa trên những kỹ năngnền tảng cơ bản cũng như những kỹ năng chuyên biệt trong đời sống cá nhân củacon người ở những mối quan hệ khác nhau cũng như ở những lĩnh vực khác nhau.Xuất phát từ đó, có thể có những nhóm kỹ năng sau:
-Nhóm kỹ năng chung gồm những nhóm kỹ năng cơ bản mà mỗi cá nhân đều
có thể thích ứng với cuộc sống chung: kỹ năng nhận thức, kỹ năng liên quan đếncảm xúc và các kỹ năng cơ bản về xã hội
-Nhóm kỹ năng chuyên biệt bao gồm một số KNS được thể hiện trong cáclĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: các kỹ năng về sức khỏe và dinhdưỡng, các kỹ năng liên quan đến giới và giới tính, các kỹ năng về vấn đề xã hộinhư rượu, ma túy, thuốc lá, HIV/AIDS, các kỹ năng liên quan đến môi trường thiênnhiên, các kỹ năng liên quan đến vấn đề bạo lực – rủi ro, các kỹ năng liên quan đếncuộc sống gia đình, các kỹ năng liên quan đến môi trường cộng đồng
Với mục đích giúp người học ứng phó với các vấn đề của cuộc sống và tựhoàn thiện mình, UNESCO phân loại KNS theo các mối quan hệ cá nhân với cácnhóm KNS:
Trang 24-Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với chính mình: Kỹ năng tự nhận thức vàđánh giá bản thân, kỹ năng xây dựng mục tiêu cuộc sống, lòng tự trọng, sự kiênđịnh, đương đầu với cảm xúc, đương đầu với căng thẳng
-Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với người khác: kỹ năng quan hệ/tương tácliên nhân cách, sự cảm thông, đứng vững trước áp lực tiêu cực của bạn bè hoặc củangười khác, thương lượng giao tiếp có hiệu quả
-Nhóm kỹ năng ra quyết định một cách hiệu quả: phân tích vấn đề, nhận thứcthực tế, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, ứng xử, giải quyết vấn đề Tuy có sự khác biệt về quan niệm hệ thống KNS, nhưng các tổ chứcUNESCO, WHO và UNICEF đã thống nhất mười KNS cơ bản, được xem như cầnthiết nhất để giáo dục cho tất cả mọi người: kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giảiquyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tư duy phê phán/suy nghĩ có phánđoán, kỹ năng truyền thông có hiệu quả, kỹ năng giao tiếp giữa người với người, kỹnăng tự nhận thức bản thân, khả năng thấu cảm, kỹ năng ứng phó với cảm xúc, kỹnăng ứng phó với stress
Trên đây chỉ là một số trong các cách hệ thống các KNS, các cách này chỉ làtương đối vì trên thực tế các KNS không hoàn toàn tách rời nhau mà có liên quanchặt chẽ đến nhau như: khi cần ra quyết định một cách phù hợp thì phải sử dụng kỹnăng nhận thức, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng tư duy phê phán, kỹnăng tư duy sáng tạo, kỹ năng xác định giá trị Hoặc để có thể giao tiếp một cách cóhiệu quả cần phối hợp kỹ năng nhận thức, kỹ năng thương lượng, kỹ năng tư duyphê phán, kỹ năng cảm thông chia sẻ, kỹ năng kiềm chế, đương đầu với cảm xúc
Ở Việt Nam, dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của quốc tế và thực trạnggiáo dục KNS trong nước những năm qua, vào năm 2020 với sự hỗ trợ của tổ chứcUNICEF Bộ Giáo dục – Đào tạo đã ban hành tài liệu hướng dẫn tích hợp các KNStrong một số môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp Tài liệu này đề xuất hệ thốngKNS cho học sinh trong các nhà trường phổ thông gồm 21 kỹ năng cơ bản và cần
Trang 25thiết: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹnăng ứng phó với căng thẳng, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng thể hiện sự tựtin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng thể hiện sự cảm thông,
kỹ năng thương lượng, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tưduy phê phán, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyếtvấn đề, kỹ năng kiên định, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹnăng quản lí thời gian, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin Đồng thời, tài liệu nàycũng nhấn mạnh các KNS cần được vận dụng linh hoạt tùy theo từng lứa tuổi, cấphọc, môn học và điều kiện cụ thể như: đặc điểm vùng, miền, địa phương…
1.2.4 Giáo dục kỹ năng sống
Giáo dục kỹ năng sống là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đếnhọc sinh nhằm giúp học sinh có những kiến thức về cuộc sống, có những thao tác,hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ xã hội, giúp cho nhân cách mỗihọc sinh được phát triển đúng đắn đồng thời thích ứng tốt nhất với môi trườngsống.Việc giáo dục những kỹ năng cuộc sống chính là sự bổ sung về kiến thức vànăng lực cần thiết cho các cá nhân thanh thiếu niên học sinh để họ có thể hoạt độngđộc lập và giúp họ chủ động tránh được những khó khăn trong thực tế đời sống
Đối với học sinh, nhất là học sinh bậc trung học cơ sở, giáo dục kỹ năng sống
là môn học trang bị những tri thức giúp học sinh hình thành những kỹ năng sốngcần thiết, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con người với môi trường sống.Thông qua hoạt động Giáo dục kỹ năng sống sẽ trang bị thêm cho học sinh những
kỹ năng tự chủ, kỹ năng từ chối, khả năng tự đưa ra quyết định và thích nghi, biếtchấp nhận, hóa giải được những tác động tiêu cực trong cuộc sống chung quanh Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh thì Giáo dục kỹ năng sống là hoạt động giúpngười học có khả năng về tâm lý xã hội để phán đoán và ra quyết định tích cực,nghĩa là để “nói không với cái xấu: [25,4] Nhưng giáo dục KNS cho trẻ không phải
Trang 26là đưa ra những lời giải đơn giản cho những câu hỏi thông thường mà giáo dục KNSphải nhằm hướng đến thay đổi hành vi
Giáo dục KNS cho học sinh là giáo dục những kỹ năng mang tính cá nhân và
xã hội nhằm giúp các em có thể chuyển tải những gì mình đã biết (nhận thức),những gì mình cảm nhận (thái độ) và những gì mình quan tâm (giá trị) thành nhữngkhả năng thực thụ giúp học sinh biết làm gì và làm như thế nào (hành vi) trongnhững tình huống khác nhau của cuộc sống [24,59]
Công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chỉ đạt được kết quả tốt khi nó
có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: Nhà trường, gia đình và cáclực lượng xã hội
Như vậy, giáo dục kỹ năng sống là quá trình tác động có mục đích, có kếhoạch đến học sinh nhằm giúp học sinh có những kiến thức về cuộc sống, có nhữngthao tác, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ xã hội như quan hệ của cánhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người chung quanh
và của cá nhân với chính mình, giúp cho cá nhân mỗi học sinh được phát triển đúngđắn đồng thời thích ứng tốt với môi trường sống
1.3 Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng sống
1.3.1 Nhiệm vụ, vai trò và ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống
1.3.1.1 Nhiệm vụ của giáo dục kỹ năng sống
Xã hội hiện đại luôn đòi hỏi con người có những kỹ năng ứng phó trướcnhững tình huống xảy ra trong cuộc sống nên việc rèn luyện cho học sinh các kỹnăng mềm là nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống Điều nàygiúp trang bị cho các em những kiến thức giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp; từ đóhình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏnhững hành vi, thói quen tiêu cực trong cuộc sống; tạo cơ hội cho các em có khảnăng xử lý mọi vấn đề xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày
Trang 271.3.1.2 Vai trò của giáo dục kỹ năng sống
KNS giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho mỗi conngười nói chung và cho các em học sinh nói riêng, vì khoa học giáo dục ngày nay
đã khẳng định mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển trong một xã hội công nghiệp,hiện đại… thì phải học, học không chỉ để có kiến thức, học để biết (Learn to Know),học để hành ( Learn to Do) mà còn học để tự khẳng định (Learn to Be), học để cùngchung sống (Learn to Live together)
1.3.1.3 Ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống
Xã hội hiện đại có sự thay đổi toàn diện về nhiều lĩnh vực như: kinh tế, vănhóa,… và lối sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây conngười chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu Hoặc có nhữngvấn đề đã xuất hiện trước đây, nhưng nó chưa phức tạp, khó khăn và đầy thách thứctrong xã hội hiện đại, nên con người dễ hành động theo cảm tính và không tránhkhỏi rủi ro, nguy cơ, thách thức trong cuộc sống Khi đó, KNS chính là hành tranggiúp con người chuyển những điều đã biết đến để thay đổi hành vi, nhờ đó mà đạtđược lối sống lành mạnh, đảm bảo chất lượng cuộc sống, KNS là một phần quantrọng trong nhân cách con người trong xã hội hiện đại
KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, ngăn ngừa các vấn đề
xã hội, sức khỏe và bảo vệ quyền con người Các cá nhân thiếu KNS là một nguyênnhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội Người có KNS sẽ thực hiện những hành vimang tính xã hội tích cực, góp phần xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và do vậygiảm bớt tệ nạn xã hội làm cho xã hội lành mạnh [14,16]
KNS là những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội cần thiết đối với thanhthiếu niên giúp họ có khả năng học tập tốt hơn, ứng xử một cách tự tin đồng thời làmột phương sách để hoàn thiện bản thân mình trước mọi người Đồng thời, KNScũng giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lànhmạnh Những người có KNS là những người biết làm cho mình và những người
Trang 28khác được hạnh phúc Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời vàlàm chủ cuộc sống của họ
1.3.2 Nội dung giáo dục KNS cho học sinh THCS
Giáo dục kỹ năng sống ở bậc trung học cơ sở nhằm thực hiện mục tiêu sau:Chuyển dịch kiến thức (cái chúng ta biết), thái độ và giá trị (cái chúng ta nghĩ, cảmthấy hoặc tin tưởng) thành thao tác, hành động và thực hiện thuần thục các thao tác,hành động đó như khả năng thực tế (cái cần làm và cách thức làm nó) theo xuhướng tích cực và mang tính chất xây dựng
Nôi dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông tậptrung vào các kỹ năng tâm lý – xã hội là những kỹ năng được vận dụng để tương tácvới người khác và giải quyết có hiệu quả các vấn đề của cuộc sống Việc hình thànhcác kỹ năng sống luôn gắn kết với việc hình thành các kỹ năng học tập và được vậndụng phù hợp với lứa tuổi, điều kiện sống,…
Theo giới hạn nghiên cứu đã trình bày ở trên, tác giả chỉ đi sâu phân tích nộidung của 14 kỹ năng tâm lý – xã hội cần thiết
1.3.2.1 Kỹ năng tự nhận thức
Tự nhận thức là tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân Kỹ năng tự nhận thức
là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình, như cơ thể, tư tưởng, cácmối quan hệ xã hội của bản thân: biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tìnhcảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu… của bản thân; quan tâm và luôn ýthức được là mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căngthẳng
Kỹ năng tự nhận thức là KNS rất cơ bản của con người, là nền tảng để conngười giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có thểcảm thông được với người khác Để tự nhận thức đúng đắn, học sinh cần phải đượctrải nghiệm qua thực tế, qua giao tiếp với người khác, và phải có sự hiểu biết rõ vềbản sắc dân tộc và nền văn hóa của nơi mà các em được sinh ra
Trang 291.3.2.2 Kỹ năng xác định giá trị
Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa đối với bản thân,
có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống Giá trị có thể là nhữngchuẩn mực đạo đức, chính kiến, thái độ và thậm chí là thành kiến Giá trị cũng cóthể là giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần, có thể thuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệthuật, kinh tế… Giá trị chịu tác động của thời gian, kinh nghiệm sống, sự giáo dụccủa gia đình, môi trường xã hội mà người đó sống và làm việc
Kỹ năng xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ được những giá trị bảnthân, kỹ năng này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ra quyết định của mỗi ngườiđồng thời giúp cho con người biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận rằng ngườikhác có những giá trị và niềm tin khác
1.3.2.3 Kỹ năng thể hiện sự tự tin
Tự tin là có niềm tin vào bản thân; tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình cóthể trở thành người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghịlực để hoàn thành các nhiệm vụ
Kỹ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày
tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyếtvấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích cực vàlạc quan trong cuộc sống Kỹ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết trong giao tiếp,thương lượng, ra quyết định và đảm nhận trách nhiệm
1.3.2.4 Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thứcnói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa,đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi bất đồng quanđiểm Kỹ năng này giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnhcách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; giúp mọi người có mối quan hệ tích cựcvới nhau; ngoài ra cũng giúp chúng ta kết thúc các mối quan hệ một cách xây dựng
Trang 30khi cần thiết Kỹ năng giao tiếp giúp học sinh biết cách ứng xử phù hợp với mọingười xung quanh khi học tập và sinh hoạt trong tập thể
1.3.2.5 Kỹ năng lắng nghe tích cực
Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của kỹ năng giao tiếp Người có kỹnăng này biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiếnhoặc phần trình bày của người khác, biết cho ý kiến phản hồi mà không vội vàngđánh giá, đồng thời đối đáp hợp lý trong quá trình giao tiếp
Người có kỹ năng này luôn biết tôn trọng và quan tâm đến ý kiến của ngườikhác nhờ đó họ hạn chế các bất đồng trong giao tiếp, việc thương lượng và hợp táccủa họ đạt hiệu quả cao
1.3.2.6 Kỹ năng thể hiện sự cảm thông
Thể hiện sự cảm thông là khả năng có thể đặt mình trong hoàn cảnh của ngườikhác giúp ta hiểu và chấp nhận người khác, qua đó có thể hiểu được cảm xúc, tìnhcảm của người khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ
Kỹ năng này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả giao tiếp
và ứng xử, cải thiện mối quan hệ giao tiếp xã hội, đặc biệt trong bối cảnh xã hội đavăn hóa, đa sắc tộc Kỹ năng thể hiện sự cảm thông giúp khuyến khích thái độ quantâm và hành vi thân thiện, gần gũi với người cần giúp đỡ
1.3.2.7 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
Mâu thuẫn là những xung đột, tranh cãi, bất đồng, bất bình với một hay nhiềungười về một vấn đề nào đó Mâu thuẫn trong cuộc sống rất đa dạng và thường bắtnguồn từ sự khác nhau về quan điểm, chính kiến, lối sống, tín ngưỡng, tôn giáo, vănhóa Mâu thuẫn thường có ảnh hưởng tiêu cực tới các mối quan hệ Mỗi người cócách giải quyết mâu thuẫn khác nhau tùy vào vốn hiểu biết, quan niệm, văn hóa vàcách ứng xử cũng như khả năng phân tích tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh mâuthuẫn
Trang 31Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người nhận thức được nhữngnguyên nhân xảy ra mâu thuẫn và giải quyết nó một cách hòa bình Yêu cầu trướchết của kỹ năng này là phải luôn kiềm chế cảm xúc, tránh bị kích động, nóng vội,bình tĩnh trước mọi tình huống trước khi tìm ra được cách giải quyết tốt nhất
Kỹ năng hợp tác giúp học sinh có thể hỗ trợ, hoàn thiện cho nhau để hoànthành tốt các hoạt động học tập và hoạt động khác trong nhà trường Ngoài ra, kỹnăng hợp tác còn giúp các em biết cách làm việc cùng nhau trong nhiều môi trườngkhác nhau khi trưởng thành
1.3.2.9 Kỹ năng tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo giúp con người có khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đềtheo phương thức mới; là khả năng kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ýtưởng; độc lập trong suy nghĩ
Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp con người tư duy năng động với nhiều sáng kiến
và óc tưởng tượng; biết cách phán đoán và thích nghi, có tầm nhìn và khả năng suynghĩ rộng, không bị bó hẹp vào kinh nghiệm trực tiếp đang trải qua
Trong cuộc sống, chúng ta luôn bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ hoặcngẫu nhiên, do đó đòi hỏi mỗi người phải có tư duy sáng tạo để ứng phó một cáchlinh hoạt và phù hợp Đối với học sinh THCS, hoạt động chủ đạo của các em là họctập, việc rèn luyện kỹ năng tư duy sẽ làm cho các em năng động, có tầm nhìn và suy
Trang 32nghĩ sâu, và có nhiều sáng kiến trong việc học giúp các em đạt hiệu quả cao tronghọc tập
ra quyết định từ sự lựa chọn của mình
Kỹ năng ra quyết định giúp chúng ta tránh được những quyết định sai lầmhoặc chậm trễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bản thân Đây là một kỹnăng cần thiết cho cuộc sống của mỗi người vì ta không thể trông chờ, phụ thuộcvào người khác mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những người tin cậy trước khi
ra quyết định
1.3.2.11 Kỹ năng kiên định
Kỹ năng kiên định là khả năng con người nhận thức được những gì mìnhmuốn và lý do dẫn đến sự mong muốn đó, đồng thời kiên định còn là khả năng tiếnhành các bước cần thiết để đạt được những gì mình mong muốn trong những hoàncảnh cụ thể, dung hòa được giữa quyền, nhu cầu của mình với quyền, nhu cầu củangười khác
Kỹ năng kiên định sẽ giúp con người tự bảo vệ được chính kiến, quan điểm, thái độ và những quyết định của bản thân, đứng vững trước những áp lực tiêu cực của những người xung quanh và tránh được việc bị mất tự chủ, bị xúc phạm, mất lòng tin, việc luôn bị người khác điều khiển hoặc luôn cảm thấy tức giận và thất vọng
Trang 331.3.2.12 Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm
Sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên kháctrong một tập thể là sự thể hiện khả năng đảm nhận trách nhiệm của con người Khiđảm nhận trách nhiệm, cần dựa trên những điểm mạnh, tiềm năng của bản thân,đồng thời tìm kiếm thêm sự giúp đỡ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ
Học sinh THCS cần được rèn luyện và hình thành kỹ năng đảm nhận tráchnhiệm Kỹ năng này giúp cho các em tạo được một không khí hợp tác tích cực vàxây dựng trong nhóm học tập, giúp giải quyết vấn đề, đạt mục tiêu chung của nhóm,đồng thời tạo sự thỏa mãn và dự tiến bộ trong mỗi thành viên, góp phần cho việchọc tập của các em đạt hiệu quả cao hơn
1.3.2.13 Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin là khả năng xác định chủ đề, loại thôngtin cần tìm, từ đó lên kế hoạch, tiến hành tìm kiếm và phân tích, so sánh, tổng hợpcác thông tin tìm được một cách hiệu quả
Trong thời đại bùng nỗ thông tin, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin là một
kỹ năng sống quan trọng giúp con người có thể có được những thông tin cần thiếtmột cách đầy đủ, khách quan, chính xác và kịp thời
1.3.2.14 Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng quản lý thời gian là khả năng con người biết sắp xếp các công việctheo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thờigian nhất định, tránh được căng thẳng do áp lực công việc
Đây là một kỹ năng quan trọng trong nhóm kỹ năng làm chủ bản thân Quản
lý tốt thời gian góp phần rất quan trọng vào thành công của bản thân và tập thể
Trang 341.3.3 Những nguyên tắc tiến hành giáo dục KNS cho học sinh THCS
-Tương tác: KNS không thể được hình thành chỉ qua việc nghe giảng và tự
đọc tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác Việc nghegiảng và tự đọc tài liệu chỉ giúp cho học sinh thay đổi nhận thức về một vấn đề nào
đó Nhiều KNS được hình thành trong quá trình học sinh tương tác với bạn cùnghọc và những người xung quanh (kỹ năng thương lượng, kỹ năng giải quyết vấnđề…) thông qua hoạt động học tập và các hoạt động xã hội trong nhà trường Trongkhi tham gia hoạt động có tính tương tác, học sinh có dịp thể hiện ý tưởng củamình, xem xét ý tưởng của người khác, được đánh giá và xem xét lại những kinhnghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn nhận khác Vì vậy, việc tổchức các hoạt động có tính tương tác cao trong nhà trường tạo cơ hội quan trọng đểgiáo dục KNS hiệu quả
-Trải nghiệm: KNS chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua
các tình huống thực tế Học sinh chỉ có kỹ năng khi các em tự làm việc đó, chứkhông chỉ nói về việc đó Kinh nghiệm có được khi học sinh được hành động trongcác tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kỹ năng phùhợp với điều kiện thực tế Giáo viên cần thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt độngtrong và ngoài giờ học sao cho học sinh có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trảinghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sống của mình và người khác
-Tiến trình: Giáo dục KNS không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai”
mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức – hình thành thái độ - thay đổi hành vi Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới Do
đó, nhà giáo dục có thể có tác động lên bất kỳ mắt xích nào trong chu trình trên:thay đổi thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi hoặc hành vithay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ
Trang 35-Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục KNS là giúp người học
thay đổi hành vi theo hướng tích cực Giáo dục KNS thúc đẩy người học thay đổihay định hướng lại các giá trị, thái độ hành động của mình Thay đổi hành vi thái độ
và giá trị ở từng con người là một quá trình khó khăn, không đồng thời Có thờiđiểm người học lại quay trở lại những thái độ, hành vi hoặc giá trị trước Do đó, cácnhà giáo cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để học sinh duy trìhành vi mới và có thói quen mới; tạo động lực cho học sinh điều chỉnh hoặc thayđổi giá trị, thái độ và những hành vi trước đây, thích nghi hoặc chấp nhận các giátrị, thái độ và hành vi mới (giáo viên không nhất thiết phải luôn luôn tóm tắt bàidùm cho học sinh, mà cần tạo điều kiện cho học sinh tự tóm tắt những ghi nhận chobản thân sau mỗi nội dung được học)
-Thời gian – môi trường giáo dục: Giáo dục KNS cần thực hiện ở mọi nơi,
mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em Môi trường giáo dục được tổchức nhằm tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các tìnhhuống “thực” trong cuộc sống Giáo dục KNS được thực hiện trong gia đình, trongnhà trường và cộng đồng Người tổ chức giáo dục KNS có thể là bố mẹ, là thầy cô,
là bạn cùng học hay các thành viên cộng đồng Trong nhà trường phổ thông, giáodục KNS được thực hiện trên các giờ học, trong các hoạt động lao động, hoạt độngđoàn thể - xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động khác
1.3.4 Sự cần thiết cấp bách phải giáo dục kỹ năng sống
* Xét từ góc độ xã hội
Sự hình thành và phát triển KNS trở thành một yêu cầu quan trọng của nhâncách con người trong xã hội hiện nay Hội nghị giáo dục thế giới họp tại Senegan(2000) đã thông qua kế hoạch hành động giáo dục cho mọi người gồm có 6 mục tiêulớn trong đó mục tiêu thứ 3 đã vạch ra rằng “Đảm bảo nhu cầu học tập của tất cả cácthế hệ trẻ và người lớn được đáp ứng thông qua bình đẳng tiếp cận với các chươngtrình học tập và chương trình KNS thích hợp” [37]
Trang 36Mục tiêu này đặt ra yêu cầu của quốc gia đảm bảo cho người học được tiếpcận những chương trình KNS phù hợp Mục tiêu thứ 6 của chương trình cũng khẳngđịnh: Nâng cao toàn bộ các mặt của chất lượng giáo dục và đảm bảo có thể nhận rõ
và đo được những kết quả đó về các kỹ năng cơ bản của KNS
UNESCO đã xác định những lĩnh vực cần được quan tâm đặc biệt về giáo dụcKNS, bao gồm:
- Liên quan đến việc làm: các chương trình giáo dục KNS trong giáo
dục nghề nghiệp thường không tồn tại độc lập mà được tích hợp vào cácchương trình dạy kỹ năng nghề nghiệp (chính quy hoặc không chính quy).Điều này cho phép thực hiện đồng thời 2 mục tiêu: một là để tăng cường cơhội học tập, chuẩn bị cho cá nhân bước vào thế giới công việc bằng việc tạocho họ đầu vào là các kỹ năng nghề nghiệp; hai là tăng cường tính hiệu quả
và sự phù hợp của cá nhân với các kỹ năng nghề được đào tạo (có đáp ứngnhu cầu của thị trường không? Có đáp ứng đầy đủ mong muốn của cá nhânkhông? Có giúp nâng cao mức thu nhập của họ không? Có giảm những tổnthương/thiệt hại về kinh tế, xã hội của họ không?)
- Liên quan đến sức khỏe, HIV/AIDS và lạm dụng ma túy: hội nghị
Giáo dục thế giới đã nhận thức được nhu cầu cấp bách hiện nay là đấu tranhvới đại dịch HIV/AIDS là 1 trong 15 nội dung của giáo dục vì sự phát triểnbền vững Một chương trình phòng tránh HIV tốt là nó có thể tạo ra sự thayđổi hành vi để làm giảm những nguy cơ của nhiễm HIV Điều này càng đúngkhi những chương trình này cung cấp các thông tin cơ bản và giúp thanhthiếu niên phát triển những kỹ năng sống cần thiết để đề ra quyết định vàhành động theo những quyết định liên quan đến sức khỏe
- Liên quan đến xung đột và bạo lực: Giáo dục là trọng tâm của mọi
chiến lược xây dựng hòa bình Điều đó có nghĩa là thông qua giáo dục (chínhquy và không chính quy) những cá nhân có được kiến thức, giá trị, thái độ và
Trang 37các kỹ năng sống cần thiết để xây dựng nền móng vững chắc cho lòng tôntrọng quyền con người, các nguyên tắc dân chủ và chống lại bạo lực, tội ác.Tiếp cận KNS tạo ra một mô hình mà mỗi người có thể phát triển các kỹnăng phân tích, tư duy phê phán, ra quyết định (học để biết): tự trọng, thiệnchí, sáng tạo (học để tự khẳng định mình); giao tiếp sống với người khác,giải quyết xung đột, hợp tác và cam kết xã hội (học để chung sống với mọingười) giải quyết ổn thỏa đối với mọi việc khác nhau (học để làm)
* Xét từ góc độ giáo dục
KNS của người học được xác định là một biểu hiện của chất lượng giáo dục
Vì thế, trong mục tiêu 6 của kế hoạch hành động Dakar về giáo dục cho mọi người,KNS được coi là một khía cạnh của chất lượng giáo dục, đánh giá chất lượng giáodục cần tính đến những tiêu chí đánh giá KNS cho người học Tổ chức giáo dụcKNS cho học sinh trong nhà trường, xét cho cùng là để nâng cao chất lượng giáodục
Giáo dục KNS là thực hiện quan điểm hướng vào người học, một mặt đáp ứngnhu cầu của người học có năng lực để đáp ứng những thách thức của cuộc sống vànâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân Mặt khác, thực hiện giáo dục KNSthông qua những phương pháp hướng đến người học (lấy người học làm trung tâm)
và phương pháp dạy học tương tác, cùng tham gia, đề cao vai trò tham gia chủđộng, tự giác của người học và vai trò chủ đạo của người dạy sẽ có những tác độngtích cực đối với những mối quan hệ người dạy và học, người học với người học.Đồng thời, người học cảm thấy họ được tham gia vào các vấn đề liên quan đến cuộcsống của bản thân, họ sẽ thích thú và học tập tích cực hơn
Như vậy, giáo dục KNS cho người học, cụ thể là học sinh THCS đồng thời thểhiện tính khoa học và nhân văn của giáo dục
* Xét từ góc độ văn hóa, chính trị
Trang 38Giáo dục KNS giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người,quyền công dân được ghi trong pháp luật Việt Nam và quốc tế Giáo dục KNS giúpcon người sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng trong một xã hội hiện đại vớivăn hóa đa dạng và với nền kinh tế phát triển và thế giới được coi là mái nhà chung.
* Xét theo yêu cầu của sự phát triển bền vững
Trong số 15 nội dung cơ bản về giáo dục vì sự phát triển bền vững đã đượcUNESCO xác định thì có rất nhiều nội dung thống nhất với giáo dục KNS để giảiquyết các vấn đề cụ thể như: quyền con người, hòa bình và an ninh, bình đẳng giới,
đa dạng văn hóa và hiểu biết về giao lưu văn hóa, sức khỏe, HIV/AIDS, các nộidung về bảo vệ môi trường, giảm nghèo, tinh thần và trách nhiệm tập thể Đồng thờihình thành được những KNS cốt lõi như kỹ năng đặt mục tiêu: kỹ năng xác định giátrị; kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kỹ năng kiên định giúp cho mỗi cánhân có thể định hướng tới cuộc sống lành mạnh, phù hợp với các giá trị sống của
xã hội, để có chất lượng cuộc sống và có những hành vi tích cực trong giải quyếtcác vấn đề của cuộc sống giúp thúc đẩy phát triển bền vững của cả cá nhân và củatập thể Bên cạnh những kỹ năng sống sót cốt lõi trên, những kỹ năng sống chungnhư tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, thiện chí, suy nghĩ tích cực còn được áp dụngvào giải quyết các nội dung cụ thể để tạo sự phát triển bền vững
1.4 Quản lý hoạt động giáo dục KNS tại trường THCS
1.4.1 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống là gì?
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống là những tác động của người hiệutrưởng trong việc huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) một cách tối
ưu nhằm đạt mục đích của hoạt động giáo dục kỹ năng sống là góp phần hình thànhmột nhân cách toàn diện
1.4.2 Chức năng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống là một trong những chức năng quản
lý của Hiệu trưởng trường THCS Việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống có
Trang 39chức năng quản lý việc giáo dục hình thành ở học sinh một nhân cách toàn diện vớinhững kỹ năng mềm cần thiết để các em có thể đối mặt và giải quyết hiệu quảnhững vấn đề khó khăn trong cuộc sống hàng ngày
1.4.3 Quy trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Quy trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cũng như quy trình quản
lý hoạt động giáo dục ở các lĩnh vực khác Để quản lý tốt hoạt động giáo dục kỹnăng sống, người hiệu trưởng cần tuân thủ các bước cơ bản của một quy trình quản
lý giáo dục, đó là: xây dựng kế hoạch – chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất và nguồnnhân lực – tổ chức thực hiện – kiểm tra đánh giá – rút kinh nghiệm, tuyên dương-phê bình Thực hiện tốt quy trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống sẽ giúpcho người hiệu trưởng thực hiện tốt chức năng quản lý giáo dục
1.4.4 Tổ chức thực hiện quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Công tác tổ chức thực hiện quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống là việcngười hiệu trưởng cần làm khi triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhàtrường
Người hiệu trưởng cần đảm bảo đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất để hoạtđộng giáo dục kỹ năng sống được diễn ra thuận lợi, ngoài ra việc giám sát kiểm tra
để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp cũng sẽ góp phần tạo hiệu quả trong công tácgiáo dục kỹ năng sống cho học sinh
1.4.5 Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống ở trường THCS:
1.4.5.1.Vai trò của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động nhà trường
Hiệu trưởng là người đứng đầu đơn vị trường học có nhiệm vụ:
a Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
b Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học;
Trang 40c Quản lý GV, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra,đánh giá xếp loại GV, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đốivới giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; quản lý hồ sơ tuyểndụng giáo viên, nhân viên;
d Quản lý HS và các hoạt động của HS do nhà trường tổ chức; xét duyệt kếtquả đánh giá, xếp loại HS, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thànhchương trình Tiểu học vào học bạ HS tiểu học (nếu có) của trường phổ thông
có nhiều cấp học và quyết khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy định của bộ Giáo dục và Đào tạo;
e Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
f Thực hiện các chế độ của Nhà nước đối với GV, nhân viên, HS; tổ chức thựchiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xãhội hóa giáo dục của nhà trường
g Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởngcác chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật;
h Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ được quy địnhTrong nhà trường phổ thông : “Hiệu trưởng quản lý mọi hoạt động của nhàtrường theo chế độ thủ trưởng” (điều 4 theo điều lệ nhà trường phổ thông)
“Hiệu trưởng là người phụ trách cao nhất ở nhà trường, chịu trách nhiệmtrước Nhà nước, trước nhân dân, trước cấp trên trực tiếp quản lý mình về mọihoạt đông giáo dục của nhà trường” (Điều 2, Quyết định số 243 – CP ngày28/6/1979 của Hội đồng chính phủ về tổ chức bộ máy biên chế của nhàtrường phổ thông)