1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP lào và mối QUAN hệ VIỆT NAM – lào

39 1,2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP LÀO VÀ MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – LÀO

ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP LÀO MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM LÀO 1 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT STT Kí hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt 1 ASEAN Association of south east Asia Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2 FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài 3 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 4 GoL Government of Lao PDR Chính sách của chính phủ Lào 5 Lao PDR Lao People’s Democratic Republic Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 6 NEM New economic mechanism Cơ chế kinh tế mới 7 NSEDP National socioeconomic development plan Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia 8 SEZs Special economic zones Khu kinh tế đặc biệt 9 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới 2 LỜI MỞ ĐẦU Diện tích: 236,800km 2 Dân số: 6,2 triệu người 80% người dân sống bằng nghề nông GDP/người: 910 USD Quốc gia kém phát triển Tiềm năng thủy điện: 26,000 MW Công suất lắp đặt: 1,804 MW (7%) Theo thống kê năm 2009 Chính phủ Lào bắt đầu có các chính sách cải cách kinh tế, tập trung khuyến khích kinh tế tư nhân từ năm 1986. Nhờ có những biện pháp đổi mới này mà tốc độc tăng trưởng đã đạt 6% kể từ năm 1988 đến 2008 ( một vài năm bị ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 2007). Năm 2009, GDP Lào đã đạt mức tăng trưởng 6,5%. Mặc dù có tốc độ phát triển kinh tế khá quan, cơ sở vật chất hạ tầng của Lào vẫn còn yếu kém, đặc biệt là khu vực nông thôn: hệ thống đường xá còn rất sơ khai, viễn thông, điện còn chưa cung cấp đầy đủ đến các vùng sâu vùng xa. Tính đến năm 2011, Kinh tế Lào vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp với tỷ trọng hơn 27.8% tổng số GDP là nguồn cung cấp lao động chính (hơn 70%). Trong nửa cuối 2008 đầu 2009: Lào đã nhận khoảng 560 triệu đôla viện trợ, tỷ lệ đói nghèo giảm từ 46% năm 1992 xuống 26% năm 2010. Nhờ có đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nhiệt điện, khai khoáng, xây dựng, nền kinh tế đã có những bước tiến đang kể. Lào đã bình thường hóa quan hệ thương mại vào năm 2004 để chuẩn bị gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới WTO. Về lĩnh vực tài chính, Lào đang nỗ lực để đảm bảo thu thuế do kinh tế thế giới có dấu hiệu đi xuống dẫn đến giảm thu nhập trong các dự án khai khoáng. Một cơ chế đầu tư đơn giản, mở rộng tín dụng ngân hàng cho tiểu nông doanh nghiệp nhỏ sẽ góp phần giúp kinh tế Lào phát triển tốt. Chính phủ cũng cam kết sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư. Dự kiến năm 2020 Lào sẽ không còn nằm trong số các nước kém phát triển nữa. 3 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài này: Để có sự phát triển bền vững sẽ cần phải có những điều kiện nhất định. Nói chung các nhà kinh tế nhấn mạnh đến vai trò của chính sách kinh tế đặc biệt là chính sách công nghiệp. Những đánh giá đúng đắn về hiệu quả thực hiện chính sách trên lĩnh vực tăng trưởng kinh tế cũng như kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về tầm quan trọng của chính sách này. Để đạt được điều này chúng ta phải lưu ý tới các ngành công nghiệp truyền thống xem xét cách quản lí, khai thác các tài nguyên hợp lí. Mục đích nghiên cứu: Tìn hiểu những yếu tốc tác động đến lĩnh vực công nghiệp Lào trong những giai đoạn hiện nay, mà biểu hiện của sự ảnh hưởng đó chính là thực trạng của công nghiệp. Đồng thời trình bày những chính sách công nghiệp mà CHDCND Lào đã thực hiện trong giai đoạn qua, biện pháp khắc phục những mặt hạn chế, phát huy các ưu điểm, thế mạnh. Đưa ra những định hướng phát triển công nghiệp Lào trong thời gian tới khả năng hợp tác Lào Việt Nam trên lĩnh vực công nghiệp. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê toán phướng pháp tổng hợp và phân tích. Đối tượng nghiên cứu: thực trạng chính sách phát triển công nghiệp Lào trong giai đoạn hiện nay Kết cấu đề tài: Chương I: Một số dặc điểm kinh tế cơ bản ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp Lào. Chương II: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp, chính sách, giải pháp. Chương III: Định hướng phát triển ngành công nghiệp, khả năng hợp tác Lào Việt Nam trên lĩnh vực công nghiệp. 4 CHƯƠNG I: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG NGHIỆP LÀO 1.1. Thuận lợi 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Tài nguyên thiên nhiên Lào là quốc gia có tiềm năng về khoáng sản. Nguồn tài nguyên khoáng sản Lào có gồm 8 nhóm cơ bản: nhóm năng lượng, nhóm kim loại đen, nhóm kim loại màu, nhóm kim loại quý hiếm, nhóm nguyên liệu hóa chất phân bón, nhóm nguyên vật liệu xây dựng, nhóm chịu lửa gốm thủy tinh, nhóm đá quý nhóm quặng mỏ như: than, sắt, đồng, chì, kẽm, vàng, muối kali, đất sét… Vàng: tập trung ở vành đai Loei vành đai Trường Sơn. Hiện nay có hai mỏ vàng chính : mỏ đồng-vàng Sepon mỏ đồng-vàng Phoubia, mỏ đồng-vàng Sepon với trữ lượng khoảng 142 triệu tấn, mỏ đồng-vàng Phu Bia với ba Dự án: Phú Kham; Long Cheng; Ban Houayxai trữ lượng ước tính 45 triệu tấn. Đồng: tập trung chủ yếu nằm ở vành đai Trường Sơn, Loei vành đai Sukhothai. Trữ lượng đồng tại mỏ Sepan khoảng 1,68 triệu tấn, đồng tại mỏ Phu Bia khoảng 144 triệu tấn, lượng đồng dự trữ 2,9 triệu tấn tổng trữ lượng khoảng 6 triệu tấn. Chì kẽm: tập trung chủ yếu tại Loei (Vientiane & Louangprabang) phía bắc của Inđosini lần vành đai (Xiengkhouang & Houaphan).Ước tính tài nguyên chì / quặng kẽm: 0,8 triệu tấn. Thiếc: phân bố chủ yếu ở phía bắc phía nam vành đai Sayphouluang. Hiện nay trữ lượng ước tính 45 triệu tấn. Than: có nhiều ở Hongsa,Viengphoukha lưu vực Khangphaniang. Trữ lượng than ước tính 900 triệu tấn. Mỏ than Hongsa trữ lượng khoảng 700 triệu tấn để cung cấp cho nhà máy điện. Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú trữ lượng lớn, thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng. Gỗ: Lào là quốc gia có nhiều rừng, rừng chiếm 70% tổng diện tích đất nước Lào, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho công nghiệp chế biến gỗ. Rừng của Lào là rừng tự nhiên gồm nhiều loại gỗ quý như dầu rai, vên vên, sao đen, táu, trắc, dổi Hiện nay tổng diện tích rừng ở Lào là khoảng 5.737.680 ha, trữ lượng gỗ khoảng 315.258.000 m 3 . Sự đa dạng về chủng loại gỗ trữ lượng lớn đã tạo thành một thế mạnh cho nền kinh tế Lào phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ. 5 1.1.1.2. Sông ngòi Lào là nước có nhiều sông suối với mật độ cao phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ, nguồn nước bề mặt phong phú là nguồn tài nguyên thủy năng to lớn. Dòng sông lớn nhất của Lào là sông Mekong, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) lớn vào hạng thứ 7 thế giới. Sông Mekong có tiềm năng rất lớn về vận tải đường thủy, thủy lợi, thủy sản, du lịch sản xuất. Ngoài ra Lào còn có các con sông khác như Nặm Ngừm, Nặm Sương, Nặm U, Nặm Thơn, Nặm Săn, Nặm Nghiệp, Nặm Kađing, Sêbăng phay, Sêđôn đều đổ vào sông Mekong có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất đời sống của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp, đặc biệt là tạo tiềm năng to lớn để phát triển thủy điện nhằm phục vụ cho tiến trình CNH- HĐH, đồng thời tạo nguồn điện năng dồi dào để xuất khẩu sang các nước láng giềng. Nguồn thủy điện có thể được tạo ra từ tổng lưu lượng của các dòng sông trên lãnh thổ Lào là rất lớn. Theo tính toán của ủy ban quốc tế sông Mekong, trữ năng lý thuyết của phần lưu vực các dòng sông thuộc hệ thống sông Mekong có thể lên tới 400 tỷ kwh, đạt mật độ thủy năng khoảng 1.8 triệu kwh/km 2 . Tiềm năng phát triển ngành công nghiệp thủy điện là rất lớn, không chỉ cung cấp nhu cầu điện trong nước mà còn xuất khẩu nước ngoài. 1.1.1.3. Vị trí địa lí Lào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp biển. Lào giáp Trung Quốc ở phía Bắc với đường biên giới dài 505 km; giáp Campuchia ở phía Nam với đường biên giới dài 535 km; giáp với Việt Nam ở phía Đông với đường biên giới dài 2069 km, giáp với Myanma ở phía Tây Bắc với đường biên giới dài 236 km; giáp với Thái Lan ở phía Tây với đường biên giới dài 1835 km. [1] Lào là địa bàn thuận lợi làm vai trò trung chuyển giữa các nước có chung biên giới không chỉ cho việc phát triển thương mại đầu tư mà tạo cơ hội hợp tác trên lĩnh vực công nghiệp: Việt Nam Thái Lan, Trung Quốc có đường biên giới chung rất dài, có quan hệ lâu đời về thương mại giao thông vận tải thuận lợi hỗ trợ cho sự phát triển của Lào đã tạo ra cơ hội thu hút hợp tác đầu tư. 1.1.1.4. Khí hậu Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo thuận lợi phát triển những cây công nghiệp nhiệt đới: cà phê, cao su, điều tiêu… thêm đó, đất đai, địa hình phù hợp. Từ đó, tạo thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nhiệt đới. 1.1.2. Nhân tố kinh tế-xã hội 6 1.1.2.1. Nguồn lao động Theo Cục Thống kê Lào, năm 2009, tổng dân số của nước này là 6.127.910 người, xếp thứ 105/206 . Dân số Lào đang tăng nhanh, nếu với tốc độ như hiện nay, dân số Lào sẽ tăng gấp đôi trong khoảng 28 - 30 năm tới, Mật độ dân số ở Lào thấp, chỉ có 25 người/km 2 , xếp thứ 158/206 nước vùng lãnh thổ, nhưng dân số phân bổ rất không đồng đều: tại Thủ đô Viêng-chăn là 192 người/km 2 , trong khi đó, các tỉnh Phong-sa-lì, Xê-kông, A-ta-pơ chỉ có 11 - 12 người/km 2 . Trước năm 1986, 80% nguồn lao động hoạt động trong nông nghiệp nhưng trong nhưng năm trở lại đây cơ cấu nguồn lao động đã có sự thay đổi, giảm tỉ kệ hoạt động trong nông nghiệp tăng tỉ lệ trong công nghiệp, dịch vụ. Với dân số khá đông sẽ cung cấp một nguồn lao động khá dồi dào, đặc biệt trình độ dân trí của người dân ngày càng tăng, điều đó đã tạo ra tiềm năng, một ưu thế cho đất nước Lào phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động, phù hợp với xu hướng chung trên toàn cầu, tăng sự cạnh tranh phát triển kinh tế đất nước. Tạo thuận lợi phát triển ngành công nghiệp sử dụng nhiều nhân công, phát huy được tiềm năng vốn có của đất nước: may mặc, chế biến hàng nông sản… 1.1.2.2. Thị trường tiêu thụ 1.1.2.2.1. Nhu cầu về năng lượng trong nước ngày càng tăng Như đã nói bên trên, dân số đất nước Lào ngày càng tăng, nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn, đặc biệt là nhu cầu về các lĩnh vực thiết yếu: lương thực, thực phẩm, may mặc, điện… trong đó nhu cầu năng lượng đang tăng rất nhanh. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU NGUỒN NĂNG LƯỢNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC NĂM 2010 Nguồn năng lượng sử dụng các lĩnh vực: Chủ yếu: nhu cầu tiêu dùng của người dân 51%, tiếp theo là giao thông vận tải chiếm 26%. 7 BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU NHU CẦU VỀ CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG NĂM 2010 Để cung cấp nguồn năng lượng, CHDCND Lào: Chủ yếu dung gỗ làm chất đốt chiếm 56%, tiếp theo 12% là điện 17% là nhiên liệu. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DỰ ĐOÁN NHU CẦU SỬ DỤNG CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG (kTOE) TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2025 Theo nguồn: NEM, 2011 Nhu cầu sử dung năng lượng về nhiên liệu tăng nhanh nhất, tiếp theo là sinh khối, điện năng… 1.1.2.2.2. Thị trường tiêu thụ bên ngoài Điện năng sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu điện năng trong nước mà đa số nguồn điện năng đó dành cho xuất khẩu. Số lượng các dự án thủy điện lớn tại Lào được tiến hành ngày càng tăng trong vài thập kỷ gần đây, các quốc gia có nhu cầu về điện lớn như Việt Nam, Thái Lan: việc mở của nền kinh tế nước Lào từ năm 1986 đã thu hút được sự đầu tư của các nhà đầu tư ở châu Á 8 BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN NHU CẦU VỀ ĐIỆN NĂNG CỦA CÁC QUỐC GIA QUA CÁC NĂM Với tiềm năng thủy điện nhu cầu về năng lượng trong nước cũng như các quốc gia trong khu vực, phát triển công nghiệp thủy điện trở thành ngành chiến lược của Lào. 1.1.2.3. Cơ sở vật chất Với cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, khả năng hợp tác giữa các quốc gia ngày càng thuận lơi. Lào là quốc gia duy nhất ở ASEAN không giáp biển, yêu cầu về cải thiện giao thông đường bô, đường hàng không… là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ví dụ: hành lang kinh tế Đông Tây nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương (năm 2007) thông qua lãnh thổ bốn nước Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar đường cao tốc chạy từ Côn Minh qua Tây Bắc Lào tới Băng Cốc đã thông xe toàn tuyến (năm 2010); hành lang kinh tế Bắc Nam nối liền Nam Ninh (Trung Quốc) với Singapore chạy qua lãnh thổ Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaysia đang được vận hành thì Lào thực sự không còn cách trở với các đại dương lớn cả về hướng đông (phía Việt Nam) lẫn hướng tây (phía Myanmar) hướng nam (phía Thái Lan). Từ đó, sẽ thu hút đầu tư, hợp tác, phát huy thế mạnh tiềm lực của quốc gia, trong đó, càng ngành thủy điện, khai thác khoáng sản, chế biến nông sản, hàng dệt may… những nước có vốn, có công nghệ cao sẽ đầu tư vào Lào: có nguồn lao động tài nguyên khoáng sản phong phú. 1.1.2.4. Hội nhập kinh tế Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan trong thời đại ngày nay. Không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không tham gia vào quá trình này. Đối với các nước đang kém phát triển, trong đó có Lào, thì hội nhập kinh tế 9 quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn sự tụt hậu so với các nước khác có điều kiện phát huy hiệu quả hơn nữa những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động hợp tác quốc tế. Nắm bắt được xu thế chung của thời đại, từ năm 1986 đến nay, Lào đã tiến hành công cuộc đổi mới đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.” Lào gia nhập ASEAN (1997) Trong bối cảnh lớn của liên kết kinh tế khu vực quốc tế ngày càng gia tăng, đặc biệt sau khi hành lang kinh tế Đông Tây nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương (năm 2007) thông qua lãnh thổ bốn nước Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar. Điều này giúp Lào trở thành điểm trung chuyển quan trọng giữa các nước Đông Nam Á lục địa với Trung Quốc, đồng thời tạo cơ hội nâng cao vị thế của Lào với tư cách là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn các nước láng giềng gần gũi của Lào. Vị thế địa chiến lược của Lào ngày càng trở nên quan trọng hấp dẫn. Hơn nữa, Lào là một trong những nước có nguồn tài nguyên rừng tương đối phong phú, nguồn khoáng sản dồi dào, tiềm năng thủy điện to lớn, càng có cơ hội để phát triển công nghiệp. Lào gia nhập WTO (26/10/2012) Lào tham gia tổ chức WTO đã tác động rất lớn đến chính sách phát triển kinh tế cũng như chính sách công nghiệp. Cơ hội xuất khẩu của các nước đang phát triển gia tăng rõ rệt, thị trường tiêu thụ hàng hoá dịch vụ được mở rộng. Các nước đang phát triển trong đó có Lào đã sẽ tập trung chuyên môn hoá các mặt hàng mà mình có lợi thế, nhằm thúc đẩy xuất khẩu ra thị trường nước ngoài trong đó có Lào: xuất khẩu những mặt hàng chủ lực như quần áo, sàn phẩm về gỗ… từ đó, phát triển công nghiệp may mặc, chế biến gỗ, chế biến Hiện nay, Lào đang thu hút một nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp chủ lực tiềm năng của mình, đó là thủy điện. Kể từ khi có Luật đầu tư nước ngoài đến nay, Lào đã thu hút 765 dự án với tổng số vốn đăng kí là 9.6 tỷ USD, trong đó số dự án về phát triển thủy điện là 605. Đặc biệt, hội nhập kinh tế, Lào sẽ học hỏi được kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 1.2. Khó khăn 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 10 [...]... trọng vào sự phát triển của cả ngành khu vực đất nước Để hỗ trợ công nghiệp hơn nữa, chính phủ của CHDCND Lào phát triển công nghiệp theo chiến lược hiện đại hóa đất nước, xác định các lĩnh vực trọng tâm bao gồm thủy điện, khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng Chính sách công nghiệp cũng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển theo hướng công nghiệp hóa, có thể được chia thành hai giai đoạn chính: ... bộ với công nghiệp hóa gia tăng, đó là kết quả của Chính sách Chính phủ Lào (GoL) mà, lần lượt, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của cả ngành khu vực đất nước Để hỗ trợ công nghiệp hơn nữa, chính phủ của CHDCND Lào phát triển công nghiệp theo chiến lược hiện đại hóa đất nước, xác định các lĩnh vực trọng tâm bao gồm thủy điện, sản xuất nông nghiệp, du lịch, khai thác khoáng sản vật... các nước kém phát triểnnăm 2020 Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ đã công bố Quốc gia Tăng trưởng xoá đói giảm nghèo chiến lược (NGPES) vào năm 2004 Chính chiến lược có liên quan với sự phát triển khai thác mỏ (i) thúc đẩy các ngành công nghiệp sử dụng tự nhiên trong nước nguồn lực tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ vừa (SMEs) thủ công mỹ nghệ sản xuất; (ii) phát triển thúc 21... quốc gia Lào 1.2.4 Chính sách phát triển Sau khi giới thiệu xây dựng kế hoạch kinh tế mới vào năm 1986, nền kinh tế của CHDCND Lào đã từng bước hội nhập vào sự phát triển kinh tế khu vực quốc tế trong quá trình công nghiệp hóa Cấu trúc sản phẩm quốc dân (GDP) cũng đã thể hiện sự tiến bộ với công nghiệp hóa gia tăng, đó là kết quả của Chính sách Chính phủ Lào (GoL) mà, lần lượt, đã góp phần quan trọng... (1986-2000) thời gian thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (2000nay) Tuy, Lào đã thực hiện các chính sách phát triển nhưng hầu như không đạt được những kết quả đề ra Do thiếu cơ chế quản lí chặt chẽ, chưa đưa ra được những chính sách phù hợp với trình độ quốc gia 12 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN, CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP LÀO Công nghiệp năng... tiềm năng thế mạnh về các sản phẩm nông nghiệp của Dự án Tam giác phát triển Lào/ Việt Nam/ Campuchia./ Theo cấp độ doanh nghiệp, địa phương Việt Nam đang tích cực đầu tư vào Lào trên các lĩnh vực công nghiệp, khai khoáng, năng lượng, trồng cây công nghiệp, chế biến xuất khẩu, Trong đó, đẩy mạnh hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp địa phương hai nước Sekong Attapeu là 2 tỉnh nghèo của Lào nhưng... độ chính phủ Bộ Công nghiệp Việt Nam Lào đã tích cực triển khai, thực hiện Hiệp định Hợp tác về Kinh tế, Văn hóa, Khoa học kỹ thuật giữa hai nước, nhất trí sớm triển khai thực hiện Dự án thủy điện Xêcamản 3 tại tỉnh Xêcoong, Lào, là một biểu tượng mới sinh động trong quan hệ hợp tác Hai bên cũng khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực khai khoáng ở Lào, thúc đẩy quy hoạch công nghiệp. .. 20 năm công nghiệp sẽ là lĩnh vực chủ đạo trong nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng vượt bậc, sẽ góp phần thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển 3.1.2 Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp 3.1.2.1 ngành công nghiệp trọng điểm 3.1.2.1.1 Công nghiệp năng lượng BẢN ĐỒ: HỆ THỐNG MẠNG LƯỚI ĐIỆN QUỐC GIA LÀO Tiếp tục phát triển ngành công nghiệp năng lượng, đó là ngành chiến lược của kinh tế lào: + xây... chế biến các sản phẩm trong khu vực quốc tế thị trường Hơn nữa, như với các khu vực khác, đơn giản hóa quá trình cho vay ngân hàng là cần thiết, trong khi quá trình thông quan hải quan kho bãi cần được giải quyết 26 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG HỢP TÁC LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP LÀO VỚI VIỆT NAM 3.1 Định hướng phát triển 3.1.1 Mục tiêu phát triển công nghiệp Cơ cấu nền kinh tế năm: 2015-2020... 2015-2020 Tốc độ tăng GDP: ít nhất 8% Nông,lâm nghiệp phát triển với tốc độ 3.5% ,đóng góp khoảng 23% GDP Công nghiệp phát triển với tốc độ 15%, đóng góp khoảng 39.0% GDP Dịch vụ phát triển với 6.5%, đóng góp khoảng 38% GDP CHDCND Lào coi phát triển công nghiệp là nhiệm vụ chiến lược quan trọng hàng đầu được thể hiện qua cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2015-2020, công nghiệp càng chiếm tỉ trong cao trong GDP . ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP LÀO VÀ MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – LÀO 1 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT STT Kí hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt 1 ASEAN Association. phát triển ngành công nghiệp Lào. Chương II: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp, chính sách, giải pháp. Chương III: Định hướng phát triển ngành công

Ngày đăng: 27/02/2014, 01:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT - CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP lào và mối QUAN hệ VIỆT NAM – lào
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT (Trang 2)
BẢNG THỂ HIỆN MỨC SẢN XUẤT CÁC MẶT HÀNG KHOÁNG SẢN CỦA LÀO GIAI ĐOẠN 2006-2010 (Đơn vị : metric tấn) (trừ TH quy định) - CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP lào và mối QUAN hệ VIỆT NAM – lào
2006 2010 (Đơn vị : metric tấn) (trừ TH quy định) (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w