C, Công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến
E, Các lĩnh vực khác
3.2.2.2. Hợp tác Tam giác phát triển CL
Tiếp tục phát huy các thế mạnh của mỗi bên để hợp tác phát triển, trong đó tập trung khai thác các tiềm năng, thế mạnh của phía Campuchia và Lào là đất đai, cơ hội tiếp cận thị trường nước thứ ba, khoáng sản, tiềm năng thủy điện và của phía Việt Nam là nguồn nhân lực, vốn đầu tư, công nghệ trong một số ngành và lĩnh vực như nông nghiệp, thủy điện, công nghiệp chế biến...
Về mục tiêu phát triển và hợp tác
Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2020 đạt khoảng 10-11%/năm (theo USD năm 2010). GDP bình quân đầu người đạt 1.300 USD vào năm 2015 và khoảng 2.000 USD vào năm 2020. Cơ cấu kinh tế cũng được điều chỉnh theo hướng tích cực hơn, bền vững và hiệu quả. Đến năm 2020 khu vực nông lâm thủy sản chiếm khoảng 33,6%, khu vực phi nông nghiệp chiếm khoảng 66,4% (công nghiệp-xây dựng chiếm 32,2%, dịch vụ 34,2%).
Các chương trình hợp tác đầu tư ưu tiên
Xây dựng, nâng cấp các tuyến nối đến các cửa khẩu, biên giới.
Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thuỷ điện. Hạn chế đến mức thấp nhất các tác động xấu đến môi trường từ các dự án thuỷ điện. Đẩy mạnh hợp tác xây dựng các công trình thuỷ điện tại các địa phương Campuchia và Lào, trong đó các dự án hợp tác Việt Nam - Lào: Thuỷ điện Sekaman 1, Sekaman 4, Dak Y Mơn...; các dự án hợp tác Việt Nam - Campuchia: Hạ Sê San 1/Sê San 5.
Phát triển trồng cây công nghiệp dài ngày như (cao su, cà phê, điều, tiêu, bông vải, cọ dầu...) và xây dựng các cơ sở chế biến tại các tỉnh Campuchia và Lào. Các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp các dây chuyền chế biến đi kèm với dịch vụ sửa chữa và cung cấp phụ tùng, hoặc trực tiếp tham gia chế biến để xuất khẩu hay phục vụ tiêu dùng trong nội địa Campuchia và Lào