1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Giáo trình Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non: Phần 2 - Đinh Hồng Thái

158 32 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 24,7 MB

Nội dung

Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: giáo dục chuẩn mực ngữ âm Tiếng Việt; hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo; dạy trẻ các mẫu câu tiếng Việt;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Trang 1

Phần thứ ba

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TUỔI MẪU GIÁO

Chương I

GIÁO DỤC CHUẨN MỰC NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT

| KHAI QUAT VE GIAO DUC CHUAN MUC NGỮ ÂM

1 Bộ máy phát âm - Cơ quan sản sinh âm thanh ngôn ngữ

Mỗi người sinh ra đã có sẵn bộ máy phát âm, đó là tiền đề vật chất để sản

sinh âm thanh ngôn ngữ Nó là một trong những điều kiện vật chất quan trọng nhất mà thiếu nó không thể có ngôn ngữ; nếu như trong cấu tạo của nó có một sự khiếm khuyết nào đó (chẳng hạn như hở hàm ếch, lưỡi ngắn, sứt môi, ) thì việc

hình thành lời nói cũng hết sức khó khăn

Khi sinh ra, mỗi con người không phải đã có ngay một bộ máy phát âm hoàn chỉnh Chính lứa tuổi mầm non là giai đoạn hoàn thiện dân dân bộ máy đó: sự xuất hiện và hoàn thiện dân của hai hàm răng, sự vận động của môi, lưỡi, của hàm

dưới, Quá trình đó diễn ra tự nhiên theo các quy luật sinh học Tuy nhiên, bộ

máy phát âm hoàn chỉnh mới chỉ là tiền dé vật chất Cùng với thời gian, quá trình

học tập, rèn luyện một cách có hệ thống sẽ làm cho bộ máy phát âm đáp ứng được nhu cầu thực hiện các chuẩn mực âm thanh ngôn ngữ

2 Giáo dục chuẩn mực ngữ âm là gì?

Lời nói có hai mặt: âm thanh và ý nghĩa Hai mặt này thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau Ý nghĩa của lời nói được người khác hiểu đúng chỉ khi âm thanh phát ra chính xác Vì thế rèn luyện chuẩn mực âm thanh ngôn ngữ là rất cần thiết

Chất lượng của âm thanh ngôn ngữ sẽ là tiền đề của chất lượng giao tiếp ngôn ngữ Chuẩn mực âm thanh lời nói: xuất phát từ thuật ngữ tiếng Nga: Zvukovaia

kultura rechi (một số giáo trình hiện nay của ta gọi là: Giáo dục văn hoá nói, luyện

phát âm cho trẻ, là không chính xác) Cần hiểu rằng: thuật ngữ này thể hiện cái văn hoá, chuẩn mực về phương diện ngữ âm của lời nói (Kultura vừa có nghĩa là

văn hoá, vừa có nghĩa là chuẩn mực)

Xalaviova, một nhà sư phạm Nga đã viết:

nhiệm vụ giáo dục trẻ phát âm rõ ràng, đúng các âm trong các từ, phát âm đúng "Trước mặt nhà sư phạm đặt ra

Trang 2

các từ tương ứng với chuẩn mực ngữ âm tiếng Nga; giáo dục phát âm rõ nét và

giáo dục tính biểu cảm trong lời nói cho trẻ" Như vậy, theo Xalaviova thì cần tập cho trẻ phát âm chính xác và biểu cảm Có thể hiểu đơn giản là giáo dục chuẩn

mực ngữ âm bao gồm tồn bộ những cơng việc cần làm để tạo ra chất lượng âm thanh ngôn ngữ Bắt đầu từ việc phát triển thính giác, hoàn thiện cơ quan phát âm

đến việc luyện tai nghe, luyện thở ngôn ngữ và phát âm theo chính âm, luyện ngữ điệu để có âm thanh lời nói biểu cảm

Giáo dục chuẩn mực âm thanh lời nói không tách rời các mặt nhiệm vụ khác

của phát triển lời nói: cung cấp vốn từ, luyện nói đúng các kiểu câu, phát triển lời

nói mạch lạc ,

Il NHIỆM VỤ GIÁO DỤC CHUẨN MỰC NGỮ ÂM

1 Hoàn thiện cơ quan phát âm

Tuổi mầm non là giai đoạn đầu tiên trẻ học nói, cũng chính là giai đoạn phát triển và hoàn thiện cơ quan phát âm Chính vì thế mà giáo dục ngữ âm giai đoạn

này khó khăn hơn các giai đoạn sau trong cuộc đời của trẻ Cân quan tâm sao cho cơ quan phát âm của trẻ phát triển bình thường, theo đúng quy luật sinh học Việc chăm sóc sức khoẻ, giữ gìn vệ sinh cho cơ quan phát âm, rèn luyện cho nó hoạt động đúng với chức năng sản sinh âm thanh ngôn ngữ là góp phần quan trọng nâng cao chất lượng âm thanh ngôn ngữ

2 Rèn luyện khả năng nghe lời nói

Phản ứng nghe các âm thanh tự nhiên xuất hiện ở trẻ rất sớm Trẻ có thể phản

ứng được với các mức độ khác nhau của âm thanh lời nói: sự âu yếm hay quát mắng của người lớn; phân biệt được âm sắc giọng nói của mẹ và những người thân

Từ một nguồn âm thanh (ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ như tiếng chim hót, súc

sắc, tiếng nhạc, ) trẻ có thể tập trung hướng vào đó Một tiếng chỉm hót, một bài hát ru, khiến cho trẻ im lặng, chú ý lắng nghe

Trẻ nghe được các âm vị và sớm phân biệt chúng Ví dụ: tiếng "bà" khác với các tiếng "bé", "bố" nhờ các âm vị ø, e, ó; tiếng "nhà" khác với các tiếng "bà", “gà” nhờ các âm vị b, g

Rèn luyện cho trẻ tri giác được tính biểu cảm của ngôn ngữ: sự âu yếm của bà, của mẹ; sự giận dữ của người lớn; sự du dương của một bản nhạc, một bài hát ru, điều này được chứng minh bằng phản ứng phù hợp của trẻ (qua nét mặt, cử

chỉ, vận động, )

Trang 3

Rèn luyện khả năng nghe cho trẻ bao gồm các thành tố: rèn luyện khả năng

chú ý nghe, nghe cao độ, nghe từng âm vị, tri giác tốc độ, nhịp độ lời nói Khả năng nghe tốt sẽ tạo điều kiện cho khả năng nói phát triển

3 Rèn luyện khả năng phát âm

Yêu cầu: Trẻ phải phát âm đúng tất cả các âm vị trong tiếng Việt dù nó nằm ở

vị trí nào (đầu, giữa hoặc cuối âm tiết)

Rèn luyện bộ máy phát âm: phát triển sự linh hoạt của lưỡi, lưỡi có thể chuyển động, phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác như: răng, môi, ngạc, phát triển sự linh hoạt của môi (kéo môi về phía trước, làm tròn môi, giãn môi,

mím môi, tạo khe hở giữa môi và răng, ) phát triển kĩ năng làm cho hàm dưới

trong tư thế xác định phù hợp

~ Chú ý rèn luyện thở ngôn ngữ: là kĩ năng hít vào nhanh, ngắn và thở ra nhịp

nhàng, tạo điều kiện cho khả năng nói các câu một cách thoải mái trong quá trình

diễn đạt Thở ngôn ngữ đúng tạo điều kiện phát âm rõ nét, giữ được cường độ nói

phù hợp, lời nói khúc triết, nhịp nhàng, ngữ điệu biểu cảm,

— Chú ý đến đặc tính của giọng nói cần được phát triển:

+ Cao độ: Sự nâng lên hạ xuống của âm thanh chuyển giọng từ cao xuống

thấp và ngược lại

+ Cường độ: Phát âm với một cường độ xác định (to, trung bình, nhỏ) hợp lí,

phù hợp ngữ cảnh

+ Âm sắc: Sắc thái của giọng (âm vang, trong, trầm ấm, đục, ) 4 Hoàn thiện chuẩn mực chính âm

Chính âm: Quy định thống nhất về âm thanh ngôn ngữ tiếng nói của một quốc gia, dân tộc Để có được chính âm cần 2 điều kiện: Thứ nhất, các nhà nghiên cứu

ngữ âm phải chỉ ra được phương ngữ nào được coi là chuẩn trong một ngôn ngữ

Thứ hai, Nhà nước phải có quy định có tính pháp luật yêu cầu toàn dân phải nói theo chính âm Khi chúng ta giao tiếp theo chính âm thì giữa các vùng miền khác

nhau sẽ không còn tình trạng cùng nói tiếng Việt, mỗi vùng phát âm khác nhau

dẫn đến khó hiểu nhau

Trong tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ xác định phát âm của phương ngữ Hà Nội được lấy làm cơ sở chính âm Tuy nhiên, hệ thống âm đầu của người Hà Nội cân

bổ sung thêm 3 âm: , /r và r thì mới đây đủ 22 phụ âm chuẩn Mặc dù vậy, cho

đến nay vẫn chưa có văn bản nào quy định nhân dân cả nước phải nói tiếng Hà Nội, phải triệt để xoá ngọng nên vẫn xảy ra tình trạng khó hiểu nhau khi giao tiếp giữa người dân giữa các vùng miền

91

Trang 4

Giáo viên mầm non trước hết phải nói đúng chính âm Rồi sau đó là phải

luyện cho trẻ nghe và nói theo chính âm Căn cứ vào đó làm mẫu cho trẻ phát âm |

theo chính âm, khắc phục các lỗi do tiếng địa phương gây ra 5 Rèn luyện ngữ điệu của lời nói

— Ngữ điệu: Đó là tổng hợp phức tạp các phương tiện biểu cảm ngữ âm của lời nói bao gồm: giai điệu, tốc độ, nhịp điệu, trọng âm (lôgic và ngữ pháp), âm sắc

~ Giai điệu: Nâng hoặc hạ giọng nói làm cho lời nói mang sắc thái khác nhau (du dương, mềm mại, êm ái, dứt khoát ) tránh lời nói đơn điệu (thay đổi cả cao độ và cường độ)

~ Tốc độ: Nhanh hay chậm, phụ thuộc vào nội dung diễn đạt

— Nhịp điệu: Lời nói nhịp nhàng, tách bạch các từ, âm tiết tạo nên sự vận

động khúc triết của dòng ngữ lưu

~ Trọng âm lôgic và ngữ pháp: Làm cho lời nói được thể hiện nội dung một

cách chính xác bằng sự nhấn mạnh về phát âm trong lời nói

~ Âm sắc của lời nói thể hiện tình cảm vui, buồn, 4 6 Sửa các lỗi phát âm của trẻ

Ở tuổi mầm non, khi cơ quan phát âm đang ở giai đoạn hoàn thiện thì các lỗi

phát âm ở trẻ là đương nhiên Cô cần xác định được các lỗi đó để sửa cho trẻ

Ill NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC CHUẨN MỰC NGỮ ÂM 1 Giai đoạn 1: Trẻ từ 1,5 đến 3 tuổi

— Đặc điểm: Trẻ lứa tuổi này phát triển nhanh chóng, khả năng hiểu lời nói, vốn từ tăng nhanh, cấu trúc từ hoàn thiện Chúng dễ dàng bắt chước các kết hợp

âm thanh, các câu ngắn (năm thứ hai trẻ sử dụng các câu có 2 - 3 từ và hơn nữa) Mặt âm thanh ngôn ngữ được phát triển mạnh: cơ quan phát âm hoàn thiện

một bước (hai hàm răng hình thành, đã điều khiển được môi, lưỡi ) tạo điều kiện

phát âm được; trỉ giác nghe tốt hơn cũng có tác động tốt đến khả năng phát âm

— Nhiệm vụ chính của giai đoạn này: bằng con đường giao tiếp thường xuyên, có hệ thống của trẻ với người lớn chú ý phát triển tri giác nghe, củng cố và phát triển các bộ phận của cơ quan phát âm

— Cho trẻ bắt chước trước hết là những âm thanh đơn giản (các nguyên âm don: a, 6, 0, ø; các phụ âm môi - mdi: b, m, p; phụ âm môi - răng: ph, v )

Dần dần, đối với trẻ sau 2 tuổi, cần đưa ra các âm khó phát âm hơn: các âm: tr, | s.r, ch, x, không nhất thiết 3 tuổi phải phát âm đúng ngay các âm đó; chỉ đến 5-6 |

Trang 5

— Dựa vào sự bắt chước của trẻ cho chúng phát âm các âm vị trong các kết hợp khác nhau Ví dụ: Bà bế bé (âm vị: Ð); mẹ thơm bé nhé! (âm vị: e), Điều này giúp cho trẻ phát âm rõ nét các âm vị, cũng chính là luyén khả năng nghe âm vị và phát âm các âm vị đó

— Cho trẻ nhắc đi nhắc lại các âm vị sẽ tạo thành các mẫu, từ đó rèn luyện kĩ

năng, kĩ xảo phát âm, cấu tạo âm của trẻ

— Cần đặc biệt chú ý các âm trẻ phát âm không chính xác hoặc hồn tồn

khơng phát âm (các nguyên am doi: ie, ud, wo; van có âm đệm u; các phụ âm s, x,

kh, Ví dụ: Bé hông (không) thích ăn cả (quả) chối (chuối)

— Các mẫu phát âm cần được đặt trong hoạt động ngôn ngữ giao tiếp Cô cần

chọn các bài thơ, chuyện kể, đồng dao, có những mẫu mô phỏng âm thanh khác

nhau trong các nội dung học tập, hoạt động khác nhau: trò chơi, giờ phát triển ngôn ngữ, chơi học tập, âm nhạc,

2 Giai đoạn 2: Trẻ từ 3 đến 5 tuổi

— Đặc điểm: Vốn từ tăng nhanh, trẻ hiểu được nghĩa và dùng từ đã chính xác h hơn; đã sử dụng được nhiều mẫu câu đơn giản, đúng ngữ pháp; có thể kể một số chuyện ngắn một cách tuần tự, lôgíc; có thể kể chuyện theo tranh, Nhu vậy, điều kiện và khả năng giao tiếp được mở rộng

Mặt âm thanh của lời nói cũng nhanh chóng phát triển: Trẻ lĩnh hội được và phát âm đúng nhiều âm vị; phát âm từ, câu rõ nét hơn: trẻ bắt đầu biết điều chỉnh tốc độ, cường độ của giọng nói

~ Nhiệm vụ cơ bản: Phát triển khả năng nghe các âm tiết, phát âm đúng tất cả

các âm vị tiếng Việt trong các từ, câu một cách rành mạch, rõ ràng, tiếp tục rèn

luyện kĩ năng điều chỉnh giọng nói với cường độ, tốc độ phù hợp với tình huống giao tiếp

— Nếu ở giai đoạn trước sử dụng rộng rãi biện pháp bắt chước thì giai đoạn

này người ta sử dụng biện pháp cho trẻ tập phát âm (sử dụng các bài tập - trò

chơi) Tuần tự tập cho trẻ phát âm tất cả các âm vị trong tiếng Việt Các âm vị khó

phát âm như s, ír, r, x, ch, l, phải chú ý tập cho trẻ ngay từ khi 3 tuổi

— Luyện phát âm các âm vị tiếng mẹ đẻ bao gồm 4 loại công việc (tuần tự

thay đổi nhau):

+ Luyện các bộ phận của cơ quan phát âm: môi, lưỡi, hàm,

+ Chính xác hoá việc phát âm các âm vị riêng biệt (và trong âm tiết) và biết tách một âm ra khỏi âm khác

Trang 6

+ Củng cố phát âm đúng các âm trong từ

+ Củng cố phát âm đúng các âm tiết trong lời nói (trong các cấu trúc câu) ~— Hình thức: Tiến hành trong và ngồi giờ học Khơng nên đưa tất cả các loại

công việc vào trong một giờ học Cần có một quãng thời gian (từ 3 - 6 ngày) để trẻ có thể củng cố các vị trí, vận động của các bộ phận cấu âm, tạo điều kiện hình thành tốt hơn khả năng phát âm đúng và nghe tốt

Cần kết hợp công việc luyện phát âm với bốn loại công việc khác nhau: Nghe

lời nói, cấu trúc câu; luyện thở ngôn ngữ; điều chỉnh ngữ điệu, cường độ, tốc độ,

tính biểu cảm của lời nói,

— Bốn loại công việc được tiến hành như sau:

+ Loại công việc thứ nhất: Chính xác hoá các vận động của các bộ phận cơ quan phát âm Giáo viên tiến hành các bài tập trò chơi để phát triển, chính xác hoá vận động của các bộ phận cấu âm Ở dây bao gồm 2 việc: luyện cấu âm đúng; thở nhịp nhàng bằng miệng và phát triển điều chỉnh cường độ giọng nói

+ Loại công việc thứ hai: Chính xác hoá phát âm các âm vị riêng biệt và nghe ngôn ngữ (bằng các bài tập - trò chơi) kích thích thu hút sự chú ý của trẻ vào vị trí

cấu âm một âm vị tách biệt để sau đó trẻ có thể bắt chước làm theo Loại công việc này giúp trẻ phân biệt được các âm vị gần nhau; rèn luyện phát âm đồng thời với nghe, thở ngôn ngữ, kĩ năng điều chỉnh giọng nói

+ Loại công việc thứ ba: Luyện phát âm đúng các âm vị trong các âm tiết, các

từ Lựa chọn các từ, âm tiết khác nhau có chứa một âm vị nào đó để tập cho trẻ phát

âm rõ nét các âm vị trong đó Ví dụ: Bé nghe mẹ hát; Bà bế bé; Bà hát bé nghe + Loại công việc thứ tư: Luyện phát âm đúng các âm trong cấu trúc câu (lời

nói) Cần sử dụng các ngữ liệu có lựa chọn đặc biệt: trò chơi, câu đố, thơ, chuyện

Ví dụ: Phát âm các âm r, d

+ Luyện bộ phận cơ quan phát âm (bài tập - trò chơi: Mứt ngon, Nấm đây) + Chính xác hoá vận động (bài tập - trò chơi: Đoán xem con gì kêu?) + Phat 4m r hay trong từ: (bài tập - trò chơi: Cái gì xuất hiện)

Trang 7

~ Mục đích: Luyện vận động rõ nét va vị trí đúng của các bộ phận cơ quan phát âm Luyện thở ra bằng miệng dài và nhịp nhàng

— Nội dung: Cô giáo kể: “Mai an mit va quét đây mứt môi trên Cô bé dùng

lưỡi (cô làm động tác) liếm mứt dính trên đó” Sau đó cô yêu cầu trẻ mở miệng dùng lưỡi thực hiện động tác vận động từ trên xuống, giống như liếm môi trên Vậy ~ Chú ý: Hướng dẫn trẻ thao tác vận động của lưỡi từ phía này sang phía khác và từ trên xuống

* Trò chơi: ‘Nam day"

— Nội dung: Cô giáo nhắc trẻ nhớ lại mỗi cái nấm có chân và có mũ Mũ thường rộng, chân thì khác nhau Sau đó yêu cầu trẻ thể hiện cái nấm, bằng lưỡi

của mình Cần nâng nó lên, áp chặt mặt trên lưỡi lên ngạc, khi đó sẽ nhìn thấy cái chân nhỏ (dây chằng dưới lưỡi)

— Chú ý: Để trẻ có thể làm đúng hình nấm, cô yêu cầu trẻ cười, há miệng và đẩy lưỡi áp vào ngạc Nếu có một số trẻ không làm được, cần yêu câu trẻ tặc lưỡi

trước, sau đó đặt nó ở vị trí áp chặt ngạc Loại công việc thứ hai:

* Trò chơi: “Đoán xem con gì kêu?”

— Mục dích: Chính xác hoá vận động của các bộ phận của cơ quan cấu âm, phát âm đúng âm z; phát triển khả năng nghe lời nói, phát triển giọng nói luyện thở ra dài bằng miệng

— Nội dung: Cô giáo: "Các con đi dạo trong rừng, trong thung lũng có nhiều

hoa Trên đó, những con ong bay và kêu ri rì (cô phát âm to, nhấn mạnh âm r)

Bọn trẻ đi tiếp trong bụi rậm, lũ nhện đen chăng tơ Có một con ruồi mắc vào đó,

đang cố thoát ra và kêu rù rù rù (làm mẫu tiếng rù rì nhỏ hơn) Nào bây giờ đoán xem cái gì kêu đây, ong hay ruồi?" (cô đổi giọng to nhỏ và trẻ đoán theo sự đổi giọng của cô)

Sau đó cho trẻ chia làm hai nhóm, một nhóm ong, một nhóm ruồi rồi chúng

kêu tiếng phù hợp Sau đó đổi nhóm

— Chú ý: Cân chú ý cho trẻ phát âm z đúng, rõ ràng, tương ứng với cường độ

của giọng ‘

Loại công việc thứ ba:

* Trò chơi: "Cái gì xuất hiện?”

— Mục đích: Phát âm đúng âm r ở trong từ, hình thành kĩ năng phát âm từ rõ ràng, cường độ hợp lí, phát triển khả năng nghe tiếng (hình vị)

Trang 8

— Nội dung: Cô giáo đặt lên bên các đồ chơi có tên gọi bắt đầu bằng âm z

(bạn rối, búp bê ru em, con rắn ) yêu cầu các cháu gọi tên chúng Sau đó, cô lấy

khăn phủ lên tất cả đồ chơi, bổ sung vào đó đồ chơi mới (cũng có tên gọi bắt đầu bằng z) Mở khăn ra, cô hỏi: "Cái gì mới xuất hiện?”, trẻ gọi tên chúng

Sau đó cô yêu cầu trẻ tự chọn ra các từ có âm r

— Chú ý: Cần chú ý cho trẻ phát âm từ đúng, rõ âm z ở trong đó Nếu trẻ không kể tên được theo yêu cầu của cô, cô có sắn những bức tranh gắn với từ có r

đưa cho trẻ xem, và trẻ gọi tên

Loại công việc thứ tư:

* Trò chơi: “Cái gì có ở trong tranh?”

— Mục đích: Củng cố phát âm đúng âm vị r trong cấu trúc âm, phát âm từ, câu rõ, đúng cường độ thích hợp

— Nội dung: Chia cho trẻ những bức tranh vẽ các đồ vật khác nhau (tên gọi có 7)

Mỗi trẻ phải kể một cái gì đó về bức tranh của mình Ví dụ: trong tranh vẽ con

chim ri, trẻ có thể nói: "con chim ri hót ríu rít"; tranh vẽ con rắn trẻ có thể kể: "Con ran trèo cây bị rơi xuống đất"

— Chú ý: Sau khi trẻ kể về bức tranh có thể yêu cầu trẻ kể thêm một cái gì đó

Ngữ liệu được sử dụng để củng cố các âm trong cấu trúc câu:

Riu rit riu rit - chim kéu riu rit

Rì rào rì rào - gió thổi rì rào

Câu đố:

ÂRì rì rà rà

Cống nhà di chơi Con gì? Con rùa

3 Giai đoạn 3: Trẻ từ 5 đến 6 tuổi

— Đặc điểm: Phần lớn trẻ tuổi mẫu giáo lớn đã nắm được và phát âm đúng tất cả các âm vị của tiếng mẹ đẻ, phát âm đúng hầu hết các thanh điệu; biết phát âm đúng và rõ các từ, câu; biến đổi cường độ, ngữ điệu phù hợp; sử dụng các phương

tiện biểu cảm phát âm phù hợp

Có một số trường hợp trẻ yếu không phát âm được hoàn toàn các âm vị, thanh điệu; và phát âm sai một số từ khó, bỏ sót một số nguyên âm Một số không phân biệt được các âm gần giống nhau: s - v, í - củ, z - d hoặc chưa làm chủ được cường độ ngữ điệu

Trang 9

~ Nhiệm vụ: Tiếp tục hoàn thiện khả năng nghe lời nói, củng cố các kĩ năng

nói rõ đúng các từ, câu; sử dụng đúng ngữ điệu biểu cảm

Phân biệt những âm trẻ thường hay lẫn lộn: s - x, r - ở, tr - ch va những cặp

âm trẻ có thể nhầm khác

— Ba loại công việc thường phải tiến hành:

+ Phân biệt các âm tách rời: Dựa vào thuộc tính cấu âm và phát âm của âm vị,

chọn ra các âm gần nhau để cho trẻ so sánh, phân biệt

+ Phân biệt âm trong các từ: Chọn các bức tranh, các trò chơi có các từ chứa các âm khác nhau cần phải phân biệt và dạy trẻ phân biệt chúng Đầu tiên chọn từ có âm này hay âm khác riêng (khế - cà); sau đó là những từ phân biệt chỉ bởi một âm (quả cà, con cá, khỉ khóc, ) và cuối cùng là từ có chứa cả hai âm cần phân biệt (con khỉ, quả khế, cái khăn, )

+ Phân biệt các âm trong cấu trúc câu: Cô sử dụng các bài tập, trò chơi ngôn ngữ, các câu chuyện kể, những bức tranh có chủ đề, những bài tập nói nhanh, câu đố, Có chứa các câu khác nhau để trẻ luyện nghe nói đồng thời rèn luyện ở trẻ

tốc độ nói, phát âm, kĩ năng điều chỉnh giọng nói,

IV HÌNH THỨC GIÁO DỤC CHUẨN MỰC NGỮ ÂM CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON

1 Tiết học rèn luyện ngữ âm

Giờ chơi tập giành cho trẻ nhỏ (cho cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ 6 - 10 trẻ)

kéo dài 10 phút Những giờ chơi - tập này phát triển ở trẻ sự chú ý hiểu lời nói,

phát triển bộ máy cấu âm; hướng vào việc tích cực hoá vốn từ cho trẻ Sử dụng

biện pháp bắt chước âm thanh (trong các câu chuyện, đồng dao, )

Trẻ 2 - 3 tuổi, giờ học phát triển ngữ âm mỗi tuần một lần, mỗi lần không quá 15 phút Các tiết học hướng vào phát triển tri giác nghe, thở ngôn ngữ, phát triển bộ máy phát âm Biện pháp bắt chước được ưu tiên sử dụng, cho trẻ bắt chước các

âm của các đồ vật, các con vật khác nhau (mèo kêu meo meo, chó gâu gâu, ; kèn

tò te, trống tùng tùng, ) các âm thanh này được đưa vào các bài hát, trò chơi, một

số bài thơ, đồng dao ngắn

Tiết học cho trẻ 3 - 5 tuổi được tiến hành với cả nhóm Nếu là một phần của tiết học phát triển lời nói thì từ 5 - 8 phút (một lần trong tuần); tiết học riêng về

ngữ âm từ I5 - 20 phút (một lần trong tháng) Các tiết học này hướng vào phát

triển khả năng nghe hình vị và lời nói, tiếp tục hoàn thiện vận động bộ máy phát âm, củng cố kĩ năng phát âm đúng tất cả các âm của tiếng mẹ đẻ, hoàn thiện sự

Trang 10

phát âm đúng từ, câu; phát triển kĩ năng sử dụng cường độ giọng nói thích hợp, tốc

độ, ngữ điệu hợp lí Các biện pháp: sử dụng trò chơi độc lập, các bài tập trò chơi; sử dụng các ngữ điệu khác nhau như câu đố, truyện vui, chuyện kể

Tiết học cho trẻ 5 - 6 tuổi được tiến hành với cả nhóm phần lớn là một phần của tiết học phát triển lời nói (5 - 8 phút) Giai đoạn này rèn luyện và củng cố hoàn thiện các kĩ năng, kĩ xảo có liên quan đến tất cả các mặt của chuẩn mực ngữ âm

Sự chú ý đặc biệt được hướng vào phân biệt các nhóm âm vị: s - x, ch - /r, r - đ, I-n,t- th, nợ - nh, sử dụng các trò chơi học tập, thông qua câu đố, tục ngữ, đồng dao, thơ,

2 Bua việc rèn luyện ngữ âm vào nội dung các tiết học phát triển lời nói

Giáo dục ngôn ngữ là giáo dục hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Vì thế cho dù là rèn phát âm, nội dung này cũng gắn chặt các nội dung khác của giáo dục lời

nói Bất cứ một tiết học phát triển lời nói nào trong đó cũng có thể đưa vào nội

dung rèn ngữ âm Ví dụ: giờ kể chuyện yêu cầu trẻ phát âm rõ ràng, rành mạch, sử

dụng ngữ điệu biểu cảm; giờ học phát triển vốn từ cần yêu cầu trẻ phát âm đúng,

rõ nét từng từ

3 Đưa các phần rèn luyện ngữ âm vào tiết học âm nhạc

— Trẻ hát và nói cùng sử dụng một bộ máy phát âm Vì thế luyện hát cho trẻ đồng thời cũng là luyện âm thanh ngôn ngữ Dạy trẻ hát tức là rèn luyện cho trẻ

khả năng điều khiển bộ máy phát âm của mình

~— Các giờ nghe hát luyện tai nghe cho trẻ Tai nghe âm nhạc khiến cho khả năng nghe tỉnh tế hơn, nhạy cảm hơn rất nhiều chính bởi bản chất của âm thanh

âm nhạc Nghe nhạc là nghe một cách toàn diện cả cao độ, cường độ, nhịp điệu, âm sắc,

~— Các bài hát đòi hỏi trẻ phải làm chủ việc điều khiển việc phát âm một cách hết sức tỉnh tế sao cho âm thanh ngôn ngữ vừa đúng, vừa biểu cảm

4 Cơng việc ngồi tiết học

Mọi nơi, mọi lúc cô đều có thể có cơ hội luyện phát âm cho trẻ: khi tập thể

dục, đi đạo, giờ chơi, trong thời gian đón và trả trẻ, Cô phải nắm vững khả năng phát âm của từng cháu để lựa chọn các thời điểm thích hợp luyện phát âm cho trẻ Để làm được điều này, cô cần tiến hành khảo sát khả năng phát âm của trẻ ngay từ

đầu năm học

Trang 11

Một số bài thơ, đồng dao có thể dùng để luyện phát âm các âm vị khó cho trẻ:

* Con kiến mà leo cành đa,

Leo phải cành cụt leo ra leo vào Con kiến mà leo cành đào, Leo phải cành cụt leo vào leo ra

* Lúa nếp là lúa nếp làng

Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng

* Kéo cưa lửa kít Làm ít ăn nhiều Nằm dâu ngủ đấy Nó lấy mất cưa Lấy gì mà kéo * Nu na nu néng Đánh trống phất cờ Mỏ cuộc thì đua Thi chan dep dé Chân ai sạch sẽ Gót đỏ hông hào Không bẩn tí nào Được vào đánh trống *Tu Hú là chú Bồ Các Bồ Các là bác Chim Ri

Chim Ri là dì Sáo Sâu Sáo Sâu là cậu Sáo Den

Sáo Đen là em Tú Hú,

* Tiéng con Chim Ri, Goi di goi cdu

Tiéng con Sdo Sdu,

Goi cau gọi cô

Tiéng con Cé Co,

Trang 12

Gọi cô gọi chú Tiếng con Tu Hú, Gọi chú gọi dì Mau mau tinh day,

Mà đi ra đông

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Phân tích đặc điểm các giai đoạn phát triển ngữ âm của trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi

2 Phân tích các nhiệm vụ giáo dục chuẩn mực ngữ âm cho trẻ

3 Các nội dung và biện pháp giáo dục chuẩn mực ngữ âm cho trẻ qua các giai

đoạn tuổi mầm non

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

1 Cân nắm được cơ sở sinh lí học của âm thanh ngôn ngữ: cấu tạo và cơ chế hoạt động sản sinh ra âm thanh ngôn ngữ của bộ máy phát âm của người; hiểu được bộ máy phát âm hoàn chỉnh là kết quả của một quá trình phát triển của con

người trong giai đoạn tuổi mâm non; hiểu được một cách đây đủ khái niệm giáo

dục chuẩn mực ngữ âm ở độ tuổi mầm non, đó không chỉ là luyện phát âm mà còn nhiều yếu tố khác như luyện nghe, thở ngôn ngữ, luyện nói rõ từng âm vị trong từ,

từ trong câu, nói đúng cả câu, chính xác ngữ điệu

2 Cần nắm được 3 giai đoạn phát triển khả năng ngữ âm của trẻ: từ 1,5 đến 3 tuổi; từ 3 đến 5 tuổi và từ 5 đến 6 tuổi Ở mỗi giai đoạn là sự tiếp tục hoàn thiện

cấu trúc cơ quan phát âm và khả năng vận động của các bộ phận cơ quan phát âm

Sau 3 tuổi bắt đầu có thể trẻ phát âm được những âm vị và thanh điệu khó Chú ý giai đoạn 5 - 6 tuổi là bộ máy phát âm đã hoàn thiện và trẻ đã có thể phát âm chính xác tất cả các âm vị, thanh điệu trong hệ thống ngữ âm tiếng mẹ đẻ, các cấu trúc âm tiết Sử dụng khá thành thạo các yếu tố ngữ điệu của lời nói

Phân tích được đầy đủ các nhiệm vụ giáo dục chuẩn mực ngữ âm cho trẻ bao gồm: rèn luyện khả năng nghe âm thanh ngôn ngữ; rèn luyện thở ngôn ngữ và phat âm đúng các âm vị, thanh điệu, các cấu trúc âm tiết và sau cùng là các từ câu;

hoàn thiện chuẩn mực chính âm cho trẻ; rèn luyện khả năng điều chỉnh lời nói

đúng ngữ điệu; phát hiện và sửa lỗi phát âm cho trẻ

3 Dựa vào 3 giai đoạn phát triển khả năng ngữ âm của trẻ để phân tích những đặc điểm riêng về trình độ phát triển, đặc trưng về nhiệm vụ, nội dung và các biện

pháp rèn luyện chuẩn mực ngữ âm cho trẻ Giai đoạn I: Giai đoạn này chỉ nên dạy

Trang 13

trẻ phát âm các âm đơn giản như: các nguyên âm đơn, các phụ âm môi, môi răng;

các âm khó như í, s, r, c¡ cũng vẫn dạy cho trẻ nhưng chưa thể bắt trẻ phát âm

chính xác được; luyện cho trẻ phát âm các âm vị trong các kết hợp âm thanh khác

nhau; biện pháp chủ yếu là cho trẻ bắt chước, sử dụng một số các bài thơ, đồng

dao, trò chơi ngôn ngữ, Giai đoạn 2: Giai đoạn này cần dạy trẻ tất cả các âm vị, thanh điệu và chú ý hơn đến việc rèn luyện ngữ điệu Bên cạnh biện pháp bắt chước, cần mô tả, giải thích cho trẻ hiểu cách thức phát âm, chú ý sử dụng các bài

luyện tập, các bài đồng dao, câu đố, thơ, truyện, Giai đoạn 3: Day là giai đoạn

cuối cùng hoàn thiện bộ máy phát âm Vì vậy cần tập trung vào các âm vị khó, các

cặp âm vị dé 14m lẫn đối với trẻ khi phát âm Cũng cần chú ý luyện ngữ âm trong

từ, trong cả lời nói của trẻ Chú ý rèn luyện ngữ điệu, khả năng biểu cảm ngữ âm của trẻ Chú ý 4 loại công việc rèn luyện ngữ âm, tìm các dạng bài tập thích hợp,

phối hợp với các trò chơi ngôn ngữ, cho trẻ đọc thơ, kể chuyện,

Trang 14

Chương II

HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO

| BAC DIEM PHAT TRIEN VON TU CUA TRE MAU GIAO

1 Vốn từ xét về mặt số lượng

Từ 12 tháng trở đi, bên cạnh các âm bập bẹ xuất hiện các từ chủ động đầu

tiên Ở 18 tháng tuổi, số từ bình quân là 11 từ; cháu ít nhất là 0, nhiều nhất là 25 từ (trường hợp đặc biệt có đến 45 từ) trẻ bắt chước người lớn lặp lại một số từ đơn

gần gũi: mẹ, bà, bố,

Từ 19 đến 21 tháng, số lượng từ tăng nhanh Đến 21 tháng trẻ đạt tới 220 từ

Giai đoạn 21 - 24 tháng, tốc độ chậm lại, chỉ đạt 234 từ vào tháng 24, sau đó lại

tăng tốc: 30 tháng đạt 434 từ, 36 tháng đạt 486 từ

Đến năm thứ 3, trẻ đã sử dụng được trên 500 từ, phần lớn là danh từ, động từ, tính từ và các loại khác rất ít danh từ chỉ đồ chơi, đồ dùng quen thuộc, các con vat gần gũi như: mèo, chó, chim Động từ chỉ hoạt động gân gũi của cháu và những người xung quanh như: ăn, uống, ngủ, di,

Trẻ 4 tuổi có thể nắm được xấp xỉ 700 từ Ưu thế vẫn thuộc về danh từ và động từ Hầu hết các loại từ đã xuất hiện trong vốn từ của trẻ

Từ 5 - 6 tuổi vốn từ của trẻ tăng bình quân đến 1.033 từ; tính từ và các loại từ khác đã chiếm một tỉ lệ cao hơn

Tốc độ tăng vốn từ ở các độ tuổi khác nhau, chậm dần theo độ tuổi: cuối 3

tuổi so với đầu 3 tuổi vốn từ tăng 107%; cuối 4 tuổi so với đầu 4 tuổi vốn từ tăng

40,58%; cuối 5 tuổi so với đầu 5 tuổi vốn từ chỉ tăng 10,40%; cuối 6 tuổi so với đầu 6 tuổi vốn từ cũng chỉ tăng 10,01%

(Xem thêm Lưu Thị Lan Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em từ 0 đến 6 tuổi Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học, Hà Nội, 1997)

Chúng ta có thể nhận ra quy luật tăng số lượng từ của trẻ như sau:

~ Số lượng từ của trẻ tăng theo thời gian

— Sự tăng có tốc độ không đồng đều, có giai đoạn tăng nhanh, có giai đoạn

tang cham

~ Trong năm thứ 3 tốc độ tăng nhanh nhất

~ Từ 3 đến 6 tuổi tốc độ tăng vốn từ giảm dần

Trang 15

2 _ Vốn từ xét về mặt cơ cấu từ loại

Cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ là một tiêu chí để đánh giá chất lượng vốn

từ Tiếng Việt có 9 loại từ: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phó từ, quan hệ từ, định từ, tình thái từ (Nguyễn Xuân Khoa Tiếng Việt NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998) Số lượng từ loại càng nhiễu bao nhiêu thì càng tạo điều kiện cho trẻ diễn đạt thuận lợi bấy nhiêu Các loại từ xuất hiện dân dân trong vốn từ của trẻ Ban đầu chủ yếu là danh từ, sau đó đến động từ và tính từ; các loại từ khác xuất hiện muộn hơn

Đến 3 - 4 tuổi, về cơ bản trong vốn từ của trẻ đã có đủ các loại từ Tuy nhiên,

t lệ danh từ và tính từ cao hơn nhiều so với các loại khác: danh từ chiếm 38%,

động từ; 32%; còn lại là tính từ: 6,8%, đại từ: 3,1%, phó từ: 7,8%, tình thái từ:

4,7%; quan hệ từ và số từ còn ít xuất hiện (số từ: 2,5%, quan hệ từ: 1,7%)

Giai đoạn 5 - 6 tuổi cũng là giai đoạn hoàn thiện một bước cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ Tỉ lệ danh từ, động từ giảm đi (chỉ còn khoảng 50%) nhường

chỗ cho tính từ và các từ loại khác tăng lên: tính từ đạt tới 15%, quan hệ từ tăng lên đến 5,7%; còn lại là các loại từ khác

3 Khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ mẫu giáo

Theo Fedorenko (Nga), ở trẻ em có 5 mức độ hiểu nghĩa khái quát của từ như sau: - Mức độ zêrô (mức độ không): Mỗi sự vật có tên gọi gắn với nó Trẻ hiểu

được ý nghĩa gọi tên này: mẹ, bố, bàn, bát, (nghĩa biểu danh)

~ Mức độ I: Ý nghĩa biểu niệm ở mức thấp, tên gọi chung của các sự vật cùng

loại: búp bê, bóng, cốc, nha,

- Mức độ 2: Khái quát hơn: quả (cam, táo, xồi); xe (đạp, máy, ơ tô); con (gà, chó, mèo);

- Mức độ 3: Ở mức độ cao hơn mà trẻ 5 - 6 tuổi có thể nắm được: phương tiện giao thông: ô tô, tàu thuỷ, xe máy, ; đồ vật: đồ chơi, đồ nấu bếp, đồ dùng học tập, - Mức độ 4: Khái quát tối đa, gồm những khái niệm trừu tượng: số lượng, chất lượng, hành động (học ở cấp phổ thông)

Đối với trẻ em tuổi mầm non, khi ở tuổi nhà trẻ, trẻ hiểu được nghĩa biểu

danh (mức đô zêrô và 1) Mức độ 2 và 3 chỉ giành cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo lớn (chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ cũng đã quan tâm đến việc cung cấp vốn từ khái niệm cho trẻ mẫu giáo lớn)

4 Vốn từ tích cực và thụ động

Trẻ mẫu giáo lĩnh hội vốn từ ngữ chỉ là bước đầu nên không phải tất cả các từ

chúng tiếp nhận và sử dụng được ngay Có những từ ngữ tích cực, trẻ hiểu và sử

Trang 16

dụng trong giao tiếp được Loại này có số lượng hạn chế Loại vốn từ thụ động bao gồm những từ trẻ mới lĩnh hội Kinh nghiệm sống và tri thức còn nghèo nàn nên trẻ chưa hiểu rõ nghĩa của từ nên không sử dụng được Trẻ mẫu giáo có giai đoạn chỉ nghe hiểu mà không nói được Tích cực hoá vốn từ (chuyển từ thụ động sang từ tích cực) là một nội dung quan trọng của giáo dục ngôn ngữ

5 Đặc trưng lĩnh hội vốn từ của trẻ mẫu giáo

Thứ nhất: Nhờ có đặc điểm trực quan hành động và trực quan hình tượng của

tư duy nên trước hết trẻ nắm được các tên gọi của sự vật, hiện tượng, thuộc tính,

quan hệ mang tính chất biểu tượng trực quan và phù hợp với hoạt động của chúng

Thứ hai: Sự lĩnh hội nghĩa của từ diễn ra dân dần: Thoạt đầu, trẻ chỉ đối chiếu từ với sự vật cụ thể (không có nghĩa khái quát); sự thâm nhập dần của trẻ và hiện thực (khám phá ra những thuộc tính, dấu hiệu bản chất, khái quát theo dấu hiệu nào d6), Dan dân cùng với sự phát triển tư duy, trẻ mới nắm được nội dung khái niệm trong từ việc nắm nghĩa từ còn biến đổi trong suốt tuổi mẫu giáo (Chẳng hạn: trẻ mẫu giáo lớn không coi cà chua, dưa chuột là rau; khi mở rộng nghĩa của

từ này trẻ lại đưa một số loại quả vào khái niệm rau với lí do chting duoc tréng dưới đất và ăn được)

Thứ ba: Vốn từ của trẻ mẫu giáo có khối lượng nhỏ hơn rất nhiều so với số

lượng vốn từ của người lớn Vì khối lượng tri thức của chúng còn quá hạn hẹp Vì

thế mở rộng vốn từ phải dựa vào sự mở rộng nhận thức cho trẻ II NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO

Ở tuổi mẫu giáo, trẻ phải nắm được một vốn từ cân thiết đủ để cho chúng giao tiếp được với bạn bè, người lớn, tiếp thu các tri thức ban đầu trong trường mầm non, chuẩn bị học tập ở trường phổ thông; xem các chương trình truyền hình,

truyền thanh, tham gia các sinh hoạt xã hội gần gũi với đời sống của trẻ Vì thế, giáo dục học mẫu giáo coi việc hình thành vốn từ là một nhiệm vụ quan trọng

trong nội dung giáo dục trẻ

Phát triển vốn từ được hiểu như một quá trình lâu dài của việc lĩnh hội vốn từ

mà con người đã lĩnh hội được trong lịch sử Nó bao gồm hai mặt: tích luỹ số lượng (tăng dân số từ tích cực) và nâng cao chất lượng (lĩnh hội dân dân nội dung xã hội tích luỹ trong từ, nó là sự phản ánh kết quả của nhận thức)

1 Cần phải tích luỹ số lượng từ cần thiết cho giao tiếp ngôn ngữ của trẻ

Mặc dù chức năng cơ bản của từ không phải là giao tiếp nhưng thiếu từ thì

giao tiếp trở nên khó khăn Vì vậy, phải cung cấp cho trẻ vốn từ cần thiết Đó là

Trang 17

những từ về những gì có ở xung quanh trẻ (ở gia đình, ở trường mầm non); những

từ có liên quan đến cuộc sống cá nhân và quan hệ của trẻ; những từ cần cho cuộc

sống sinh hoạt, học tập, vui chơi của trẻ

2 _ Cần phải chú ý đến cơ cấu từ loại hợp lí trong vốn từ của trẻ

Trong khi hình thành vốn từ cho trẻ cần chú ý sao cho có đủ các từ loại tiếng,

Việt với tỉ lệ thích hợp Số lượng từ lớn mà cơ cấu từ loại không hợp lí hoặc thiếu

một số từ loại nào đó thì trẻ sẽ khó khăn khi diễn đạt Đến 4 tuổi thì cần có đủ các

loại từ trong vốn từ của trẻ Thường vốn từ của trẻ có số lượng danh từ lớn nhất,

sau đó là động từ và tính từ Đến 5 - 6 tuổi, tỉ lệ danh từ - động từ phải đạt khoảng 50%, tính từ phải đạt tới 16 - 17 %, còn lại là các từ loại khác

3 Giúp trẻ lĩnh hội ý nghĩa của từ

Hiểu nghĩa của từ là một nội dung quan trong của phát triển ngôn ngữ Ở trường mầm non, nhiệm vụ này bao gồm:

~ Giúp trẻ nắm được ý nghĩa của từ trên cơ sở đối chiếu chính xác chúng với các đồ vật ở xung quanh

— Giúp trẻ lĩnh hội được ý nghĩa khái quát của từ trên cơ sở phân biệt được những dấu hiệu đặc trưng của sự vật và hiện tượng

— Thâm nhập vào thế giới hình tượng của lời nói và biết cách sử dụng chúng (thông qua việc cho trẻ tiếp xúc với tho, truyén, )

4 _ Tích cực hoá vốn từ cho trẻ

Cô giáo phải giúp trẻ không những hiểu biết từ mà còn sử dụng được chúng trong giao tiếp Đây là quá trình biến những từ thụ động thành những từ chủ động Trong quá trình giao tiếp, đân dân trẻ lĩnh hội được ý nghĩa của từ, thậm chí có

nhiều nghĩa khác nhau trong một từ (từ nhiều nghĩa) hay nhiều từ có chung một nghĩa (từ đồng nghĩa) Việc sử dụng một từ trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp sẽ làm cho từ ngữ đó được tích cực hoá trong hoạt động của trẻ Các nhà sư phạm cho

rằng, có 3 tiêu chí chứng tỏ từ ngữ đã được tích cực hoá ở đứa trẻ: ~ Trẻ phải phát âm đúng mỗi từ

Trang 18

trình phát triển của tư duy, kết quả của hoạt động nhận thức Đứa trẻ phải được

hoạt động (chủ thể nhận thức, khám phá) và phát triển ngôn ngữ (như một chủ thể

nói năng) Các nội dung phát triển vốn từ phải đưa vào tất cả các hoạt động của trẻ

(học tập, vui chơi, sinh hoạt)

Nội dung phát triển vốn từ cần được phức tạp hoá dân cùng với sự tăng độ

tuổi của trẻ Điều này có thể thực hiện theo ba bước sau:

— Mở rộng vốn từ của trẻ trên cơ sở cho trẻ làm quen với thế giới các sự vật, hiện tượng đang dân dân mở rộng

— Đưa vào những từ chỉ rõ những thuộc tính, phẩm chất, quan hệ trên cơ sở

cho trẻ hiểu sâu thêm về các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh

— Đưa ra những từ chỉ rõ những khái niệm sơ đẳng trên cơ sở phân biệt va

khái quát các sự vật theo những dấu hiệu căn bản

Các nhà sư phạm đã phân chia nội dung phát triển vốn từ theo đề tài: Những từ

ngữ nói về cuộc sống riêng; những từ ngữ nói về cuộc sống xã hội và nhữnỷ từ ngữ

nói về thế giới tự nhiên Các nội dung này cũng được phức tạp hoá theo độ tuổi

1 Những từ ngữ về cuộc sống riêng — Mẫu giáo bé:

+ Gọi đúng tên nơi ở (số nhà, phố, phường xã, ); gọi đúng tên bố mẹ, anh chị em, ; gọi đúng tên trường mầm non, tên cô giáo, tên các bạn

+ Gọi đúng tên vị trí các phần trong nhà, trường lớp: Phòng ăn, phòng ngủ,

sân chơi, phòng khách

+ Lam quen với các đồ dùng trong nhà hàng ngày: bàn, ghế, tủ, , gọi tên các bộ phận: chân bàn, mặt ghế, ; gọi đúng tên nơi để các đồ dùng: chạn (để bát),

quần áo (trong tủ), giầy (trong tủ),

+ Biết và gọi tên công việc của người lớn trong gia đình, trường mầm non: bố

đi làm cơ quan, mẹ đi dạy, chị đi học,

— Mẫu giáo nhỡ:

+ Mở rộng thế giới đồ vật trong tâm nhìn của trẻ: cho trẻ tiếp xúc, gọi tên tất cả những đồ vật có trong nhà, trường mâm non: tủ lạnh, tỉ vi, máy giặt, điện thoại, trẻ có thể nói về công dụng, chất liệu của đồ vật ấy Trẻ cần phân biệt được những đặc điểm (giống và khác nhau) của các đồ dùng, đô vật gần nhau: ca

với cốc, bát với dia,

+ Nhớ địa chỉ trường, nhận biết được môi trường xung quanh một cách có phương hướng; sử dụng được các từ chỉ hoạt động hàng ngày của trẻ: ăn, ngủ, đi,

đội (mũ), quàng (khăn), mặc (áo)

Trang 19

+ Nhận biết và gọi đúng các màu sắc: xanh, đỏ, đen, trang, tím, vàng,

+ Hiểu và dùng từ đúng về cuộc sống gia đình, về công việc của bố mẹ, anh

chị em: bố lái xe, mẹ bán hàng, chị đi học, bé đến trường mầm non; khi ốm đi bệnh viện, bác sĩ khám, tiém,

+ Nam được từ ngữ về nội quy quy định ở trường lớp, nơi công cộng: đi học đúng giờ, không đi muộn, giữ trật tự, đi lại trên đường phố, đèn xanh đỏ, vỉa hè, vệ sinh,

+ Hiểu biết chỉ tiết và gọi tên các sự vật trong tâm nhìn của trẻ, nói về đặc

điểm, công dụng của đồ vật: xe máy đi nhanh; cặp đựng sách đi học; ô che nắng, mưa; điện thoại để nói chuyện với người ở xa; tỉ vi để xem phim, các chương trình

khác nhau, nắm vững các đặc điểm của đối tượng tạo điều kiện cho trẻ so sánh những điểm giống và khác nhau (phân tích, tổng hợp, khái quát)

+ Nắm được các khái niệm và dùng đúng các từ chỉ thời gian: hôm nay, hôm qua,

ngày mai, ; các từ chỉ vị trí: phải, trái, trên, dưới (các biểu tượng toán học sơ đẳng) + Cung cấp các từ khái quát ở mức độ 3: đỏ dùng hoc tap, dé chơi, con vật và

cây cối,

+ Cho các cháu biết và sử dụng đúng một số từ ghép: bàn học, bàn ăn, bàn cô giáo, bút chì, bút mực, bút dạ, Các từ láy: xanh xanh, đo đỏ, tôn tốt, vội vã, vui vẻ, + Bước đầu cho trẻ biết một vài từ nhiều nghĩa: đi học, đi găng tay, ; ăn cơm,

ăn đòn, ; từ đồng nghĩa: ăn, xơi, ; nhìn, ngắm, xem,

+ Bước đầu cho trẻ biết một số ẩn dụ: răng lược, chân ghế, mũi kim, áo gối, (giải thích tại sao)

+ Bước đầu dạy trẻ một số thành ngữ: đen như mực, đỏ như gấc, chậm như rùa, Ở tuổi mẫu giáo lớn, các mặt khác nhau của từ đều được triển khai hết khi phát triển vốn từ cho trẻ: nghĩa của từ, hiểu nghĩa, đồng nghĩa; cấu tạo từ: ghép, láy, 2 Những từ ngữ về cuộc sống xã hội

— Mẫu giáo bé: j

+ Cho trẻ làm quen với cuộc sống của đất nước: Những ngày lễ hội: tết

Nguyên đán (nghỉ, đi chơi, chúc tết, mừng tuổi); tết Trung thu (rằm tháng tám,

múa sư tử, rước đèn, pha cé, )

+ Dạy trẻ nói được một số từ ngữ về các chú bộ đội, công an (đồng phục, súng

đạn, mũ có sao vàng, canh gác, bảo vệ Tổ quốc, nhân dân); các bác công nhân (làm đường) xây nhà, quét dọn, ); người nông dân (trồng lúa, trồng rau, nuôi gà )

Trang 20

+ Dạy trẻ gọi đúng tên và lợi ích của một số phương tiện giao thông phổ biến

ở địa phương: xe đạp, xe máy, ô tô, thuyền,

— Mẫu giáo nhỡ:

+ Cho trẻ biết thêm các ngày lễ lớn: thiếu nhỉ quốc tế 1/6, phụ nữ quốc tế 8/3; ngày sinh của Bác Hồ 19/5; kể về Bác Hỏ, ngày sinh của Bác: Bác thương yêu, quan tâm, chăm sóc các cháu thiếu nhi, kể về nơi Bác làm việc: nhà sàn, phủ

Chủ tịch; kể về lăng Bác, về Bảo tàng Hồ Chí Minh

+ Cung cấp cho trẻ tên gọi một số cơ quan nhà nước và chức năng của chúng:

cơ quan, uỷ ban, trường học, bệnh viện, đôn công an,

+ Quan sát, gọi tên và hiểu chức năng của các công trình công cộng: nhà hát, rạp chiếu phim, công viên, hội trường, sân vận động,

+ Tiếp tục cung cấp vốn từ về bộ đội, công an, nông dân, công nhân; các từ nhân dân, Tổ quốc, (Ví dụ: bộ đội, không quân, hải quân, )

— Mẫu giáo lớn:

+ Mở rộng vốn từ về phương tiện giao thông và các đặc điểm hoạt động của nó: máy bay (bay); thuyền ( trôi); xe máy (lao, phóng, )

+ Hình thành khái niệm về Tổ quốc, quê hương, nhân dân (Tổ quốc Việt Nam rộng lớn, dùng cho tất cả mọi người, quê hương là nơi được sinh ra và lớn lên, )

+ Cung cấp hiểu biết, vốn từ về địa phương: xã, phường, tỉnh, các danh lam, thắng cảnh (cho trẻ đi tham quan)

+ Mở rộng hiểu biết và vốn từ và các ngày lễ lớn: 19/12 toàn quốc kháng chiến; 2/9 ngày quốc khánh; 1/5 quốc tế lao động (ngày hội chung của tất cả mọi người, khác với ngày lễ của từng nhà như cưới hỏi, mừng thọ, giỗ tết)

+ Hiểu về gia đình và xã hội: gia đình gồm những người ruột thịt: mẹ đẻ, bố

đẻ, anh chị ruột; họ hàng là những người cùng có chung các cụ, các ông bà; nhân

dân có chung quê hương (đồng hương), đất nước

+ Hiểu về những sinh hoạt chung của xã hội: lao động, chiến đấu, hội họp, lễ tết

3 Những từ ngữ nói về thế giới tự nhiên

—Mẫu giáo bé:

+ Cho trẻ nhận biết và gọi tên một số loại rau thông thường (rau muống, rau cải, ); quả (chuối, cam, táo, ); hoa (hồng, cúc, đào, )

+ Nhận biết và gọi đúng tên một số con vật nuôi phố biến trong gia đình (gà,

vịt, trâu, bd, lon, )

Trang 21

+ Dạy cho trẻ nói đúng những từ chỉ các hiện tượng tự nhiên (nắng, mưa, gió,

sấm, chớp )

— Mẫu giáo nhỡ:

+ Cho trẻ nhận biết và gọi tên đúng mùi vị một số loại quả: chuối, hồng, ổi, na

khi chín thì ngọt, khi xanh thì chát; ớt chín thì cay, ; một số quả không ăn ngay

được, phải nấu chín như: mướp, bầu, bí, ; rau thơm (mùi, hành, tía tô, ) và một số loại (xà lách, riếp, ) có thể ăn sống; một số khác phải nấu chín (cải, su hào, :

+ Cho trẻ gọi tên các con vật tương đối giống nhau: gà, vịt, ngan; chó, mèo;

trâu, bò, ngựa, cho trẻ so sánh để thấy những điểm giống nhau và khác nhau giữa

chúng, cung cấp một số động từ để chỉ hoạt động của chúng: trâu, bò, lợn, đi,

chạy; ếch, cóc, thỏ, nhảy; cua, kiến rắn bò; trâu bò gặm cỏ; chim, gà mổ thóc gạo

+ Cung cấp cho trẻ tên gọi về ích lợi và tác hại của một số loài vật (chuột phá hoại mùa màng, mèo bắt chuot )

+ Mở rộng hiểu biết vẻ thiên nhiên, đặc điểm các mùa: xuân, hạ, thu, đông

— Mẫu giáo lớn:

+ Cho trẻ so sánh những con vật, yêu cầu trẻ tìm những điểm giống nhau để dan dần biết phân loại, khái quát: gà, vịt, chim có hai chân và hai cánh, chúng ăn

thóc, gạo; chó, mèo, trâu, bò, đều có 4 chân ; chó, mèo ăn thịt, trâu, bò ăn cỏ,

+ Cho trẻ nhận biết và nói về các mùa trong năm: mùa xuân ấm áp, có mưa

phùn, ẩm ướt; mùa hạ nắng chói chang, nóng nực; mùa thu mát mẻ, nắng đẹp, trời

trong, khô ráo; mùa đông rét buốt, trời u ám, gió bấc,

IV MOT SO BIEN PHAP PHAT TRIEN VON TU CHO TRE MAU GIAO

* Một số điều cần lưu ý: }

— Đối với những từ mới và khó, giáo viên cần phát âm rõ để trẻ dễ tiếp thu; cần lắng nghe các cháu nhắc lại từng từ và nếu cần sửa lỗi ngay

— Dạy từ cần phải đi kèm với cho trẻ xem vật thật hoặc tranh minh hoạ, có khi cần có sự giải thích

— Đặt từ mới trong cấu trúc câu (ngữ cảnh) để trẻ thấy được sự liên hệ của các từ ấy với các từ khác

1 Hướng dẫn trẻ quan sát

Dạy trẻ quan sát là dạy trẻ biết xem xét, phân tích, so sánh để tìm ra những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng quan sát về các mối quan hệ của nó với môi

Trang 22

trường xung quanh Trong quá trình quan sát, các giác quan được huy động (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ mó, )

Quá trình hướng dẫn trẻ quan sát là quá trình có mục đích, có kết hoạch, thứ tự đi từ sự phân tích mặt này đến sự phân tích mặt khác,vừa đưa ra từ mới, vừa

củng cố từ cũ

Ví dụ: Quan sát cái xe ô tô tải: nhìn tổng thể có các bộ phận: buồng lái, thùng xe, các bánh xe Đi vào quan sát buồng lái trước (ngoài vào trong) —> thùng xe —> các bánh xe

— Chuan bi cho quan sat:

+ Chọn đối tượng phù hợp: Đối tượng phải đẹp, hấp dẫn, lôi cuốn chú ý + Chọn những kiến thức cần thiết: xe tải to, nặng (có cả xe tải nhỏ - taxi tải);

để chở đồ đạc, hành lí, hàng hoá

+ Chọn các từ ngữ phù hợp (những từ mới cần cung cấp, những từ khó cần

phải giải nghĩa )

+ Chọn những bài hát, trò chơi, để tăng sự hấp dẫn của hoạt động

~ Tổ chức quan sát:

+ Bắt đầu chọn một bài thơ, câu đố, một bài hát phù hợp để khởi động

+ Bat dau quan sát, cô cho trẻ tự do trao đổi những nhận xét đầu tiên và lắng nghe, chú ý đến vốn từ của trẻ được sử dụng như thế nào

+ Cô tiến hành hướng sự quan sát của trẻ vào mục đích cô đã đặt ra

Ví dụ: Khi đi thăm công viên, cô dự kiến mục dich quan sát có thể là khung

cảnh: cổng, đường đi, cầu, hồ, các tượng đài, ; cũng có thể là các loại cây cối, các

loài hoa,

+ Tri giác của trẻ cần được gắn liền với những từ ngữ (cô đã chuẩn bị trước)

Tuy nhiên, cô cũng không hạn chế các từ ngữ do trẻ tự sử dụng

+ Cô chú ý cho các cháu quan sát kĩ và được nói nhiều các từ ngữ mới nêu

được nhắc đi nhấc lại, kết hợp với tri giác các sự vật, hiện tượng

+ Cần lưu ý cung cấp cả những từ thể hiện tính chất của sự vật: vải mềm,

cứng; da dày, mỏng; cao su mềm, kéo dài

~ Củng cố kiến thức: bằng các bài thơ, câu đố, bài hát, cần củng cố các kiến

thức học được ở tiết học sau hoặc ở cả các hoạt động khác

2 Cho trẻ xem tranh

Trẻ nhỏ rất thích xem tranh; những tranh đẹp có nội dung vừa phát triển vốn từ, vừa giáo dục thẩm mĩ nghệ thuật cho trẻ Khi miêu tả bức tranh, trẻ tiếp thu thêm những từ mới, đồng thời huy động cả vốn từ cũ nữa

Trang 23

Nếu có điều kiện cho các cháu đi thăm viện bảo tàng, chọn ở đó một số bức tranh phù hợp để giới thiệu cho các cháu (phong cảnh quê hương, Bác Hỏ, các chú

bộ đội bảo vệ Tổ quốc, )

Khi xem tranh, trẻ thường chú ý một cách tản mạn; chúng tập trung vào

những gì mà chúng thích thú nhất Nhiệm vụ của cô giáo hướng dẫn sự quan sát của trẻ theo trật tự Đầu tiên là nhìn toàn bộ bức tranh để hiểu tranh vẽ về ai, cái

gì, sau đó mới đi vào chỉ tiết Sau cùng, cô lại miêu tả gắn gọn về toàn bộ bức

tranh Để làm được như vậy cô giáo phải hiểu rõ từng bức tranh trước khi hướng dẫn trẻ

Có thể dùng các câu hỏi:

— “Chúng mình có thé đặt tên cho bức tranh này là gì?” (Bác Hồ yêu các cháu,

các chú bộ đội hành quân ) Câu hỏi làm sáng tỏ ý nghĩa chung của bức tranh — “Bức tranh vẽ cái gì, ai, họ làm gì?” Câu hỏi nhằm làm sáng tỏ đối tượng

miêu tả

— “Các con thử kể một câu chuyện về bức tranh? (Cái gì xảy ra trước đó, cái gì xây ra sau đó?” Câu hỏi này nhằm mở rộng để tài, phát huy sáng tạo của trẻ (Bác Hồ đến thăm trường mầm non, Bác ngồi giữa tất cả các cháu, Tiên Bác về, các cháu hát bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhỉ đồng )

Những bức tranh đã cho trẻ xem có thể treo trong lớp một thời gian để trẻ có

điều kiện xem lại, trao đổi và củng cố vốn từ đã tiếp thu được

Có thể sử dụng các bức tranh vẽ, kết hợp cho trẻ quan sát và đàm thoại theo nội dung bức tranh để cho trẻ hiểu được từ, đặc biệt là các từ khái niệm Chẳng hạn, để giúp trẻ hiểu nghĩa của từ có thể sử dụng một số tranh có chủ đề: Cảnh sinh hoạt gia đình, cảnh cánh đồng mùa gặt, cảnh vườn cây ăn quả, cảnh đường phố, Bốn bức tranh này có các từ khái niệm như: ở giữa, bên phải, bên trái, kế

bên, ở trên, ở dưới,

Ví dụ: Cô sử dụng bức tranh cảnh gia đình đang ăn cơm Cho trẻ quan sát và

đàm thoại:

— “Trong mấy người ngồi ăn cơm, ai ngôi ở giữa?” (Bạn nhỏ) — “Bên phải bạn nhỏ là ai?” (Người mẹ)

— “Bên trái bạn nhỏ là ai?” (Người bố) — “Kế bên bạn nhỏ là con gì?” (Con mèo)

— “Con chó và con mèo thì con nào ở trên bàn, con nào ở dưới bàn?” (Con mèo ở trên, con chó ở dưới)

Trang 24

Có thể dùng biện pháp cho trẻ vẽ tranh để giúp trẻ hiểu nghĩa các từ khái

niệm Có thể sử dụng một số bài tập vẽ sau:

Bài 1: Các con vẽ cho cô một hàng cây theo thứ tự: cây thứ nhất co nhất, cây thứ nhì ¿lấp hơn, cây thứ ba ihấp nhất Vẽ cho cô một con chim dau trên cây ở giữa

Bài 2: Các con vẽ cho cô một vườn hoa có øJ¿ểu hoa đẹp; sau đó vẽ hàng rào ở xung quanh vườn Ở trên của mỗi bông hoa vẽ một con bướm

Bài 3: Các con vẽ cho cô một đàn cá đang bơi Trong đó bơi đầu đàn là con cá mẹ fo nhất, bơi tách rời đàn cá con Bơi đằng sau con cá mẹ là những con cé to trung bình và bằng nhau Chỉ có con cá bơi cuối cùng là nhở nhất và bơi cách xa nhdt,

Như vậy khi trẻ tự vẽ tranh, với sự hướng dẫn và giải thích của cô giáo, trẻ sẽ dần dần hiểu nghĩa của các từ khái niệm (in nghiêng)

3 Sử dụng đồ chơi để phát triển vốn từ

Phải lựa chọn đồ chơi cho phù hợp với lứa tuổi Ở lớp bé là đồ chơi đơn giản, một khối Trẻ lớn có thể sử dụng các đồ chơi lắp ghép nhiều bộ phận (Đồn tàu,

ngơi nhà, )

Có thể sử dụng nhiều đồ chơi khác nhau một lúc Ban đầu chúng được dấu kín ở trong túi, sau được đưa ra lần lượt cho trẻ xem, sử dụng, trao đổi về nó, Trẻ phải gọi tên chính xác đồ chơi, màu sắc và các bộ phận của nó (tàu hoả màu xanh,

có đầu tàu, các toa tàu nối đuôi nhau Trong đầu tàu có chú lái tàu Các bánh xe bám vào đường ray Trên các toa tàu có hành khách và hàng hoá)

Cần chú ý cho trẻ được sử dụng đồ chơi (tháo lắp, cho hoạt động, )

4 Sử dụng các trò chơi học tập

Có thể sử dụng một số trò chơi học tập để phát triển vốn từ:

~— Trò chơi: Cái gì đã thay đổi? Trước mặt trẻ có bày một số đồ chơi Yêu cầu trẻ nhắm mắt lại, cô thay đổi vị trí của đồ chơi hoặc cất đi và bổ sung đồ chơi khác vào vị trí đó Yêu cầu trẻ mở mắt, quan sát và nói xem cái gì đã thay đổi (Ví dụ:

Trong vườn bách thú có thỏ, khi, hươu cùng chơi với nhau - Có một số cây cối, du

quay, cầu trượt, Cô thay đổi vị trí của chúng phải, trái, trước, sau, bên cạnh, 'Yêu cầu trẻ nhận xét)

— Trò chơi: Chiếc túi kì diệu: Cho một số đồ chơi vào túi Trẻ phải thò tay vào, tóm được một đồ chơi nào đó và gọi tên chúng Khi gọi đúng rồi mới được lôi chúng ra, nhận xét và có thể sử dụng (tháo lắp, chơi )

— Trò chơi: Gặp gỡ bạn mới: Trẻ đóng vai chủ, khách Khách đến nhà, chủ

mời khách vào nhà Trò chơi này củng cố thói quen giao tiếp ngôn ngữ, sử dụng

Trang 25

Có thể sử dụng một số trò chơi để phát triển khả năng khái quát hoá, giúp trẻ hiểu nghĩa khái quát của từ, biết sử dụng đúng bên cạnh các từ cụ thể là những từ khái quát Chang hạn trò chơi ấy kể đủ ba thứ: Trẻ ngồi vòng tròn hoặc hình chữ U và một trẻ ngồi hàng đầu và bắt đầu trò chơi Khi người quản trò nêu tên một

loại nào đó (hoa hoặc vật nuôi trong gia đình) thì trẻ khác phải kể được tên đủ 3 thứ phù hợp (hoa hồng, hoa cúc, hoa lay ơn hoặc chó, mèo, gà, ); Trò chơi Ái giỏi hơn cũng diễn ra tương tự Có khác là sau khi người quản trò nêu tên một loại nào đó thì trẻ phải thi đua kể được càng nhiều càng tốt các tên gọi phù hợp Các trò

chơi khác như: ấy nói nhanh, Loại nào đây, cũng thuộc loại này

Có nhiều trò chơi tuỳ theo sự sáng tạo của cô và mục đích cô đặt ra phát triển, củng cố những từ nào đó Thường là những từ trong một trường nghĩa (tập trung

vào một đề tài)

—= Một số trò chơi ngôn ngữ:

+ Chọn định ngữ cho vật thể: chó xù, chó Nhật, chó đữ, chó hiền, chó mẹ, chó con, chó săn,

+ Đoán vật theo định ngữ: Con gi mắt xanh, lông mềm? (con mèo); Con gì to lớn, vòi dài, tai to, có hai ngà? (con voi),

+ Chọn vị ngữ chỉ hành động cho vật thể: ngựa (chạy, phi, hổ); gió (thổi,

rít, gào)

+ Chọn vật thể dựa vào hoạt động: Cái gì chiếu sáng mặt đất đuổi bóng tối đi? (mặt trời); Cái gì chạy kêu xịch xịch, tu tu, chở hàng và chở người? (tàu hoả),

+ Chọn nhiều vật thể căn cứ vào một vị ngữ: Cái gì, con gì bơi? (thuyền, cá);

Con gì, cái gì bay? (chim bay, máy bay bay, lá bay, )

+ Đặt câu với từ cho sẵn: từ chạy (tàu đang chạy); từ đẹp (áo của bạn Lan đẹp Trời hôm nay đẹp, )

5 Một số biện pháp dùng lời

— Trò chuyện với trẻ theo câu hỏi: Đây là biện pháp chính hướng dẫn trẻ làm

quen với thiên nhiên Các câu hỏi có tác dụng hướng sự chú ý của trẻ tới đối tượng cân nhận thức, dạy trẻ biết quan sát đối tượng một cách tổng thể cũng như quan sát tỈ mỉ các đặc điểm, tính chất và các mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng

trong thiên nhiên Các câu hỏi cũng đồng thời kích thích trẻ nói, gọi tên hoặc mô tả các đối tượng đang quan sát Qua đó, vốn từ của trẻ ngày càng được mở rộng

hơn Cần chú ý sao cho câu hỏi đa dạng, buộc trẻ trả lời bằng các từ loại khác

nhau: hỏi về tên gọi, đặc điểm tính chất, công dụng, hoạt động

Trang 26

Vi dụ: Câu hỏi về tên gọi các loại hoa quả, cây cối, con vật: Cây gì đây? Đây

là con gì, quả gì?

Câu hỏi về công dụng của các đồ vật: để làm gì?

Câu hỏi về tính chất, đặc điểm của các sự vật, hiện tượng: như thế nào? mầu gì?

Khi trò chuyện, cô giáo có thể sử dụng phối hợp một số thủ thuật: nói mẫu, nhấc lại, giảng giải, khen ngợi, cho trẻ sử dụng các thao tác sờ mó, cầm nắm

— Biện pháp sử dụng lời kể của cô giáo: Lời kể của cô giáo dễ gây hứng thú cho trẻ khi quan sát và giúp trẻ trì giác toàn bộ đối tượng, thấy được mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng; điều này làm cho trẻ dân dân hiểu đây đủ hơn ý nghĩa của từ (Nguyễn Huy Cẩn gọi đó là nghĩa quy ước) Lời kể của cô giáo còn tạo ra mẫu mực ngôn ngữ cho trẻ noi theo (giọng nói, ngữ điệu, điệu bộ, ) Yêu cầu lời kể phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu đối với trẻ, chủ yếu là mô tả các đặc điểm, tính chất các hành động của đối tượng Lời kể còn cần ngắn gọn có lôgic day đủ các phần: mở đầu, mô tả, kết thúc Mở đầu của lời kể là giới thiệu về đối tượng cho trẻ

làm quen và sau đó mô tả các chỉ tiết, các đặc điểm, tính chất của đối tượng Kết

thúc lời kể là những nhận xét, đánh giá lời kể của trẻ Có thể tiến hành kể trước hoặc sau trò chuyện, nó tuỳ thuộc vào khả năng nhận thức của trẻ và mức độ phức tạp của chủ đề cho trẻ làm quen

— Cho trẻ tự kể về những gì trẻ đã được làm quen: Đây là một biện pháp tích cực hoá vốn từ của trẻ Khi trẻ tự kể chuyện, trẻ sẽ gọi tên, kể ra các đặc điểm của

các loại hoa quả, con vật và đó là điều kiện để các từ ngữ ở trạng thái bị động

chuyển thành chủ động, tích cực

Khi cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn học, giáo viên cân chú ý vận dụng

các biện pháp phù hợp để giúp trẻ hiểu nghĩa của từ, nhất là những từ ngữ nghệ

thuật Có thể phối hợp vận dụng các biện pháp sau đây:

~ Biện pháp cho trẻ quan sát trực quan kết hợp với lời giải thích: Để giải thích cho trẻ hiểu từ trong tác phẩm văn học bằng biện pháp này thì trước hết cần phải chọn từ có nghĩa cụ thể Có như vậy thì việc sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với lời giải thích mới có hiệu quả

Ví dụ: Trong bài thơ Gi vòng gió thơm có thể lựa chọn một số từ có nghĩa

cụ thể sau để giải thích:

“Khép rủ” trong câu “Cái màn khép rủ” “Phe phẩy” trong câu “Phe phẩy quạt nan” “Rung rinh” trong câu “Rung rinh góc màn”

Trang 27

Hoặc như trong chuyện T› Cám có từ “rách mướp” : q y ? trong câu: “Hai mẹ con

Cám hí hửng sắm sửa quần lành, áo tốt, còn Tấm vẫn còn qi uần áo rách mướp” Để giải thích được những từ này thì cô phải lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với từ đó, kết hợp với lời giải thích Lời giảng giải của cô cân phải ngắn gọn, cô đọng, dễ hiểu và hấp dẫn đối với trẻ 7

Vi du: Cô định giải thích cả câu từ “phe phẩy” trong câu thơ “Phe phẩy quạt nan” thì cô phải đọc cho trẻ nghe cả câu một đến hai lần hoặc cả một đoạn thì từ

mới không bị tách rời khỏi ngữ cảnh, và như vậy trẻ sẽ cảm nhận tốt hơn Tiếp theo cô dùng biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với lời giải thích để giúp trẻ hiểu được nghĩa của từ mà tác giả dùng trong câu, trong bài thơ hay trong

câu chuyện ấy

Ví dụ: Trong bài thơ: Gi# vòng gió thơm

Giải thích từ “khép rủ” trong câu “Cánh màn khép rủ” cô cho trẻ quan sát một

bức tranh vẽ một căn nhà nhỏ có một chiếc giường, có người nằm bên trong, màn

thì vẫn buông xuống, hai cánh màn khép lại Cô vừa chỉ vào bức tranh và dùng lời

giải thích cho trẻ hiểu là bà bị ốm nằm trên giường, màn thì buông xuống, cánh màn khép lại, chỉ với từ “khép rủ” tác giả muốn nói tới cảnh bà bị ốm, không gian am đạm và buồn bã

Việc lựa chọn những từ cần giải thích va để ra cách giải thích làm rõ mục đích yêu câu của tiết học là hoàn toàn phụ thuộc vào ý đồ chủ quan và nghệ thuật sử dụng đồ dùng trực quan của cô giáo Vì vậy việc sử dụng biện pháp này, cô cần sử dụng đồ dùng trực quan một cách linh hoạt, sáng tạo, kết hợp với lời giảng giải diễn tả về nghĩa của từ trong văn cảnh đó sẽ giúp trẻ hiểu và cảm nhận từ ngữ nghệ

thuật một cách sâu sắc, tạo cho trẻ niềm say mê, hứng thú, tích cực suy nghĩ, tìm

tòi khám phá những “bí ẩn” của thế giới xung quanh

~ Biện pháp đối chiếu so sánh với những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa Để thực hiện được biện pháp này một cách hiệu quả, cần dựa theo trình tự sau:

+ Trước hết, giáo viên phải lựa chọn từ trong tác phẩm, những từ được lựa

chọn để giải thích bằng biện pháp này phải là những từ có thể đem ra đối chiếu hoặc so sánh để làm nổi bật nghĩa của từ Sau đó quy những từ cần giảng về những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa mà trẻ đã biết, có như vậy việc giúp trẻ hiểu nghĩa của từ theo biện pháp này mới có hiệu quả

+ Khi lựa chọn từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích, cô cân chọn những từ mà trẻ đã biết phù hợp với khả năng lứa tuổi của trẻ Nếu cô dùng những từ trẻ chưa biết này để giải thích cho từ chưa biết khác thì trẻ vẫn không thể

nắm được nghĩa của từ cần giải thích

115

Trang 28

Ví dụ: Trong câu chuyện Cáy re trăm đốt có thể lựa chọn từ “khỏe mạnh” trong câu “ lão thuê một anh nông dân nghèo, khoẻ mạnh để cày ruộng cho lão” Để giải thích từ này, cô đưa một từ trái nghĩa quen thuộc với trẻ như là từ “ốm

yếu” cô giải thích để trẻ thấy khoẻ mạnh là người có sức khoẻ tốt, và làm được nhiều việc, còn người mà “ốm yếu” thì sức khoẻ không tốt và không làm được nhiều việc Giáo viên đưa ra từ trái nghĩa nhằm làm cho từ cần giải thích được nổi

bật và tạo cho trẻ được ấn tượng Có thể dùng những câu hỏi sau: '“Người mà ốm yếu có làm được công việc nặng nhọc hay không? Người khoẻ mạnh làm được những công việc gì?” Với những câu hỏi này, cô giáo giúp trẻ có được những hình

ảnh về người khoẻ mạnh và như vậy trẻ sẽ hiểu sâu xa hơn nghĩa của từ này

Từ “chịu khó” trong câu “Anh chịu khó cày ruộng cho ta trong ba năm” Đây

cũng là từ mà không thể dùng trực quan để giải thích cho trẻ hiểu được Để giải thích từ này cho có hiệu quả thì cô giảng giải bằng cách đưa một từ đồng nghĩa

ừ “ à “chăm chỉ” hoặc đưa ra từ trái

quen thuộc với trẻ là từ “chăm chỉ”, “chịu khó” là nghĩa “lười biếng” là không chăm chỉ, không chịu khó

Khi sử dụng biện pháp này giáo viên cần theo dõi phản ứng chung của trẻ trong lớp, nếu trẻ tỏ ra lúng túng thì giáo viên cần chọn từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa quen thuộc hơn để giúp trẻ hiểu Với biện pháp này trẻ sẽ dễ dàng hiểu được nghĩa của từ một cách ngắn gọn, dễ nhớ, dễ gây ấn tượng đối với trẻ Biện pháp này còn có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển khả năng tư duy, suy luận của trẻ Ngoài việc hiểu được nghĩa của từ bằng tác phẩm trẻ còn hiểu được từ như thế nào

là đông nghĩa hoặc trái nghĩa với nhau Từ đó trẻ có thể sử dụng chúng trong hoạt

động lời nói của mình Nhưng muốn biện pháp này đạt hiệu quả cao thì cô phải biết lựa chọn được từ đồng nghĩa hay trái nghĩa phù hợp với trẻ, phù hợp với ngữ cảnh đó để giải thích cho trẻ hiểu

— Biện pháp dùng lời để định nghĩa khái niệm, nêu lên những nét đặc trưng trong nghĩa của từ Sử dụng biện pháp này là dựa vào cách miêu tả ngôn ngữ như

các nhà từ điển học vẫn sử dụng trong các từ điển để giải thích Dùng định nghĩa khái niệm giáo viên có thể cung cấp cho trẻ một cách tương đối đây đủ những nét

nghĩa của từ, thấy được cấu trúc nghĩa bên trong của từ Biện pháp này đòi hỏi sự tập trung cao của trẻ nhưng có thể sử dụng biện pháp này cũng chưa đạt được hiệu quả cao, trẻ chưa thể hiểu ngay nghĩa của từ khi cô đưa ra một định nghĩa hay một

khái niệm về từ này Do khả năng tư duy của trẻ còn hạn chế, ngược lại biện pháp này cũng giúp cho trẻ bước đầu tiếp cận với những định nghĩa, khái niệm có tính

khoa học, tính khái quát cao Qua sự giải thích dùng lời để định nghĩa, khái niệm

dân dần sẽ hiểu được nghĩa của từ Ngoài ra nó còn nâng cao cho trẻ về trình độ tư

duy, phát huy tính tích cực ở trẻ, thúc đẩy sự phát triển nhận thức ở trẻ

Trang 29

Ví dụ: Giải thích từ “tiền tuyến” trong câu thơ “Chú đi tiền tuyến nửa đêm

chú về” giáo viên dùng lời để giải thích một cách khái quất ngắn gọn nhất là “tiền

tuyến” là nơi có giặc Chú bộ đội phải đến những nơi đó để đánh đuổi quân giặc

bảo vệ Tổ quốc

Ví dụ: từ “chặt” trong chuyện Cáy fre trăm đốt cô giải thích cho trẻ hiểu “chặt” là một động tác dùng dụng cụ có lưỡi tác động mạnh lên một vật làm nó

đứt ra Hoặc từ “Bác nông dân” giải thích một cách khái quát và ngắn gọn nhưng

lại thể hiện được nghĩa của từ một cách cụ thể Bác nông dân là những người làm

việc ở đồng ruộng Tương tự như vậy, chí công nhán là những người làm việc ở nhà máy, xí nghiệp, công trường

Sử dụng biện pháp này để giúp trẻ hiểu nghĩa của từ trong tác phẩm văn học,

giáo viên dùng lời của mình để định nghĩa từ Vì thế yêu cầu lời định nghĩa phải

chính xác, gẫy gọn, phù hợp với nhận thức và khả năng ngôn ngữ của trẻ Với

những từ khó và mới lạ đối với trẻ thì cô cần phải giải thích một cách rõ ràng, rành mạch, tốc độ chậm và phải giải thích cho trẻ nghe lại nhiều lần thì trẻ mới cảm

nhận và hiểu được nghĩa của từ, từ ấy mới được lưu lại trong trí nhớ, mới trở thành

của trẻ Nếu cô chỉ giải thích lướt qua thì trẻ sẽ không nhớ được

~ Biện pháp đặt từ vào ngữ cảnh có thể giúp trẻ hiểu bằng cách đưa từ đó vào những ngữ cảnh cụ thể quen thuộc đối với trẻ Ngữ cảnh đó có chứa từ cần giải thích, hay là một tình huống giao tiếp cụ thể Trẻ có thể dựa vào vốn từ đã có của mình, dựa vào những kết hợp ngôn ngữ, nhờ hồn cảnh ngơn ngữ, nhờ những mối liên tưởng nhất định và cũng nhờ mối quan hệ với các từ khác trong câu mà trẻ hiểu được nghĩa của từ Giáo viên không phải giải thích dài dòng mà lại có thể mở rộng văn cảnh sử dụng từ cho trẻ Ví dụ: từ “khanh khách” trong bài thơ Mư Sdm Ghé xuống sân Khanh khách Cười

Cô có thể đưa về ngữ cảnh: Khi đùa vui em bé cười &anh khách, Ví dụ: từ “đặn dò” trong câu ca dao

Ai lên xứ Lạng cùng anh

Bố công bác mẹ sinh thành ra em

Tuy câm bẩu rượi nắm nem Mi vui quên hết lời em dặn dò

Trang 30

Cô có thể sử dụng ngữ cảnh quen thuộc với trẻ là những lời dan do cua người lớn (Ông bà, cha mẹ, anh chị, ) với bé

Cô: Buổi sáng trước khi đến trường ông bà, bố mẹ nói với các con những điều gì? Trẻ: + Bố mẹ con bảo là: “Con đi học ngoan nhé”

+ “Đến bữa ăn trưa con nhớ ăn đủ tiêu chuẩn đấy” + “Hôm nay gió lạnh con nhớ đừng cởi áo kẻo ốm” Cô: Những lời như vậy gọi là đặn dò đấy các con a

Yếu tố quyết định sự thành công của biện pháp này là phải lựa chọn ngữ cảnh thích hợp với hồn cảnh mơi trường sống của trẻ Biện pháp này có thể sử dụng

không nhiều nhưng vì nó lại giúp cho trẻ hiểu được nghĩa của từ một cách tương đối rộng, trẻ không những hiểu được từ trong ngữ cảnh đó, mà trẻ còn biết thêm

được từ ấy trong nghĩa cảnh tương tự

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ ở tuổi mâm non

2 Phân tích các nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ

3 Phân tích các nội dung cơ bản phát triển vốn từ cho trẻ qua ba độ tuổi: mẫu

giáo bé, mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn

4 Phân tích các biện pháp chủ yếu được sử dụng để phát triển vốn từ cho trẻ

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

1 Cần nắm được đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ tuổi mâm non xét ở các yếu tố: số lượng, cơ cấu từ loại, các mức độ hiểu nghĩa của từ khác nhau ở trẻ Chú ý các quy luật: vốn từ tăng dần theo độ tuổi nhưng tốc độ tăng qua các giai đoạn không đồng đều nhau; từ 3 đến 6 tuổi thì tốc độ tăng vốn từ lại giảm dân; cơ cấu từ loại ngày càng hợp lí hơn cùng với sự tăng độ tuổi; trong 5 mức độ hiểu nghĩa của từ thì trẻ ở độ tuổi mầm non hiểu được phổ biến ở mức độ khái quát 2 và 3; cuối tuổi mẫu giáo lớn bắt đầu có thể cung cấp cho trẻ các từ khái niệm

2 Cần hiểu được các nhiệm vụ cơ bản của việc phát triển vốn từ cho trẻ:

— Tích luỹ số lượng từ cân thiết cho cuộc sống sinh hoạt và học tập hàng ngày

của trẻ

— Tạo nên cơ cấu từ loại hợp lí: đến 4 tuổi hầu hết các loại từ (9 loại) đã có mặt trong vốn từ của trẻ Từ 3 đến 4 tuổi tỉ lệ danh từ và động từ chiếm đến 705%; từ 5 đến 6 tuổi tỉ lệ này giảm xuống còn 50%, tính từ chiếm 15%, còn lại là các

Trang 31

~ Giúp trẻ nâng cao khả năng hiểu nghĩa của từ: trước 3 tuổi chủ yếu cung

cấp cho trẻ nghĩa biểu danh; 4 tuổi hiểu nghĩa khái quát mức l; từ 5 đến 6 tuổi dạy

trẻ hiểu nghĩa khái quát ở mức 2 và 3

~ Tích cực hoá vốn từ: Chuyển vốn từ bị động sang vốn từ tích cực Trẻ phải phát âm chính xác từ, hiểu nghĩa của từ và sử dụng đúng nó trong các ngữ cảnh khác nhau

3 Chú ý các nội dung phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo được phân theo các độ tuổi: mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn Trong cả 3 độ tuổi đều dựa

theo 3 lĩnh vực để tài: những từ ngữ về cuộc sống riêng, những từ ngữ về thế giới

tự nhiên và những từ ngữ về cuộc sống xã hội

4 Cần nắm được một số biện pháp cơ bản sử dụng để phát triển vốn từ cho

trẻ: hướng dẫn trẻ quan sát (biện pháp chủ yếu), sử dụng tranh ảnh, đồ chơi, trò chơi, đàm thoại theo các chủ đề,

Trang 32

Chương III

DẠY TRẺ CÁC MẪU CÂU TIẾNG VIỆT

I ĐẶC TRƯNG CỦA VIỆC DẠY TRẺ NÓI ĐÚNG NGỮ PHÁP TIẾNG VIET

1 Dạy ngữ pháp tiếng Việt là dạy các mô hình câu

Đây là một đặc trưng của dạy tiếng Việt Tiếng Việt là loại ngôn ngữ không biến hình (Từ giữ nguyên hình thức khi hoạt động Phương thức ngữ pháp chủ yếu

là phương thức trật tự từ và sử dụng hư từ) Vì thế, vấn đẻ từ pháp gần như không được đặt ra ở đây Dựa vào đặc điểm tuổi mẫu giáo, trường mầm non chủ yếu rèn luyện cho trẻ tập nói các loại câu Trẻ lĩnh hội ngữ pháp bằng bắt chước người lớn 2 Cần dạy trẻ mô hình câu từ đơn giản đến phức tạp

Cùng với sự phát triển tư duy, các kiểu câu nói của trẻ cũng phức tạp dần: từ câu đơn hạt nhân đến các câu đơn mở rộng (ngoài các thành phân chính còn có các thành phân phụ) rồi đến câu ghép (một số dạng câu ghép thể hiện tư duy của trẻ đã

đạt đến trình độ phát triển: tư duy lôgic)

3 Dạy ngữ pháp cho trẻ mẫu giáo là dạy thực hành

Chú ý đến các mô hình câu được sử dụng trong hoạt động lời nói Câu và

nhóm từ luôn luôn phải đặt trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ Nhìn chung, dạy các mẫu câu cho trẻ thường phối hợp với nhiệm vụ phát triển lời nói mạch lạc,

nhất là trong các giờ dạy trẻ kể chuyện

4 Dạy mẫu câu cho trẻ tích hợp trong các giờ học

Trong chương trình giáo dục mầm non không quy định những giờ chuyên biệt dạy mẫu câu Vì vậy, nhiệm vụ này được thực hiện tích hợp trong các giờ học và các hoạt động khác Tuy nhiên, những giờ dạy trẻ kể chuyện, giao tiếp có nhiều ưu

thế dạy mẫu câu cho trẻ Giáo viên cần chủ động cài đặt các mẫu câu vào bài học để trẻ tiếp thu, rèn luyện dần dân trẻ sẽ sử dụng được các mẫu câu đó

II ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP TRONG LỜI NÓI CỦA TRẺ MẪU GIÁO 1 Lời nói của trẻ 3 - 4 tuổi

— Cấu trúc C - V hạt nhân là mô hình câu chủ yếu trong lời nói của trẻ:

+ Chủ ngữ thường là danh từ Ví dụ: Bố con là bác sĩ Áo của bạn Lan Đồ chơi của Vân

Rất ít khi xuất hiện chủ ngữ là một loại từ khác

Trang 33

+ Vị ngữ phổ biến là động từ Ví dụ: Mẹ con đi chợ Bố con đi làm việc + Vị ngữ là danh từ xuất hiện ít hơn Ví dụ: Đây là búp bê Mẹ con là cô giáo

+ Có trường hợp vị ngữ là tính từ (hiếm) Ví dụ: Áo bạn Quân đẹp Tóc cô Hà dài

+ Danh từ, tính từ, động từ được phát triển thành các nhóm từ Ví du: Con

thích những quyển sách này (NDT) Con đã đọc những quyển truyện này rồi

(NĐT) Búp bê của con rất xinh, rất ngoan (NTT)

— Câu đơn mở rộng thành phần trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm chiếm 20% Ví dụ: Chiều nay bố cho con đi xem phim 6 công viên Thủ Lệ, con gặp con voi to

ơi là to

— Câu đơn đặc biệt, rút gọn thường xuất hiện:

— 10% câu ghép chủ yếu là ghép đẳng lập - liệt kê và ghép chính phủ - nhân quả

Vi dụ: Bố con đi làm, mẹ con nấu cơm Tại vì bạn Lan đến muộn, cô phạt bạn Lan

(Trẻ thường hạn chế sử dụng các từ quan hệ) 2 Lời nói của trẻ 5- 6 tuổi

~ Số lượng câu đơn mở rộng trong lời nói của trẻ tăng lên Sự mở rộng không còn hạn chế ở thành phần phụ trạng ngữ mà còn ở cả các thành phần chính, chủ

ngữ và vị ngữ

Ví dụ: Bạn Tuấn Anh lớp con hay đi học muộn

Hôm qua, bố con đưa con đi ăn kem Bờ Hồ

TN Cc Vv TN

Theo nghiên cứu của Lê Thị Kim Anh, khi kể lại chuyện số câu đơn mở rộng

là 85%; kể chuyện theo tranh, tỉ lệ này là 75,7%

— Các kiểu câu ghép trong lời nói của trẻ cũng tăng lên Ngoài các kiểu ghép đẳng lập liệt kê và ghép chính phụ nhân quả còn xuất hiện kiểu câu ghép đẳng lập - lựa chọn, đẳng lập - tương phản, câu ghép chính phụ điều kiện - kết quả, giả thiết -

kết quả, mục đích - sự kiện

Vi dụ: Ghép lựa chọn: Quân cho tớ mượn quả bóng hay Quân đổi bóng cho tớ

lấy khẩu súng

Ghép tương phản: Cô đã nhắc các bạn nhưng các bạn vẫn mất trật tự

Điều kiện - kết quả: Nếu con ngoan thì mẹ cho con đi siêu thị Mục đích - sự kiện: Con giúp mẹ để mẹ con đỡ mệt

Theo Lê Thị Kim Anh, khi kể chuyện sáng tạo thì trẻ sử dụng câu ghép với tỉ lệ cao nhất (25,2%)

Trang 34

Như vậy, đến tuổi mẫu giáo lớn thì trong lời nói của trẻ đã có mặt hầu hết các kiểu câu ghép Điều này, chứng tỏ tư duy của trẻ đã đạt đến một sự thay đổi về chất

— Trẻ vẫn còn hạn chế ở một số mặt sau: + Các dạng câu đơn mở rộng còn nghèo nàn

+ Dùng câu ghép thiếu các quan hệ từ Ví dụ: Cô giáo mắng bạn Quân, bạn

Quân khóc (thiếu tại vì - nên) Con dỗ bạn mãi, bạn vẫn khóc (thiếu “nhưng ”) j Ill NOI DUNG DAY TRE BAT CAU

Không nên bó hẹp việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp vào phạm vi sửa lỗi câu của trẻ Cần phải chủ động dạy trẻ đặt các câu đúng theo các mẫu

1 Nội dung dạy đặt câu cho trẻ 3 - 4 tuổi

— Dạy trẻ đặt câu theo các mô hình sau (câu đơn hạt nhân):

+ Danh từ - Động từ (câu danh - động) Ví dụ: Bé vẽ; Bạn Li khóc nhè + Danh từ - Tính từ (câu danh - tính) Ví dụ: Bé ngoan; Bạn Quân hư; Đồ chơi đẹp + Danh từ - (là) Danh từ (Câu danh - (là) danh)

Chú ý: Đặc điểm của danh từ là khi làm vị ngữ phải có, là ở đằng trước Ví dụ: Bố là công nhân Mẹ là cô giáo

— Bước đầu phát triển các từ thành nhóm từ (giữ vị trí các thành phần chính

của câu: CN - VN)

+ Câu có nhóm danh từ làm chủ ngữ hoặc vị ngữ Ví dụ: Tất cả các đồ chơi

đều đẹp (NDT - CN) Mẹ mua cho con ba quyển vở tập tô (NDT - VN)

+ Câu có nhóm động từ, tính từ làm vị ngữ Ví dụ: Các bạn đang chơi bóng ngoài sân (NĐT - VN) Áo của bạn Lan rất đẹp (NTT - VN)

Nhận xét: Cấu trúc của nhóm từ trong câu nói của trẻ 3 - 4 tuổi thường đơn giản, chủ yếu chỉ có | tang)

— Đặt câu có thành phần trạng ngữ, chủ yếu là các trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm

+ Trạng ngữ chỉ thời gian: hôm qua, hôm nọ, lúc nãy, ngày mai Ví dụ: Hôm

qua, mẹ cho con đi công viên

+ Trạng ngữ chỉ địa điểm: ở trường, ở nhà, ngoài đường Ví dụ: Ngoài đường, con gặp mẹ bạn Quân

~ Đặt câu ghép đẳng lập:

Trang 35

+ Quan hệ lựa chọn: Diệu Anh chơi với bố Diệu Anh đi chơi với Nam Nam nhé

+ Quan hệ tương phản: Con dỗ bạn nhưng bạn vẫn khóc

— Đặt câu ghép chính phụ:

+ Quan hệ nhân - quả: Bạn Linh khóc tại vì bạn Quân trêu bạn

+ Quan hệ điều kiện - kết quả: Nếu con ngoan thì mẹ cho con đi siêu thị

~ Đặt câu (theo mục đích nói): tường thuật, hỏi, cầu khiến

2 Nội dung dạy đặt câu cho trẻ 5 =6 tuổi

— Câu đơn hạt nhân: Một số câu khó hơn như:

+ Danh từ (của, bằng) danh từ Ví dụ: Búp bê bằng nhựa Nhà bằng gạch

+ Động từ (là) danh từ Ví dụ: Chơi là rất vui Chạy là rất mệt

+ Tính từ (là) tính từ Ví dụ: Lười biếng là hư Chăm chỉ là ngoan + Tính từ (là) danh từ Ví dụ: Cao là Thu Trang Thấp là Diệu Linh

— Câu đơn mở rộng: Ngoài mở rộng thành phần trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm còn là các thành phần trạng ngữ loại khác:

+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân Ví dụ: Con vẽ xấu tại bạn Lan Cái nhà này đổ vi gid to

+ Trạng ngữ chỉ mục đích Ví dụ: Con xây nhà để cho búp bê

— Các từ được mở rộng thành nhóm từ phức tạp hơn Ví dụ: Con biết tất cả

các quyển vở ấy (NDT có cấu tạo gần đủ các thành phần) Các bạn dang chơi bóng

trên sân vận động (Nhóm động từ có hai phần phụ) Con nhìn thấy các bạn đang

xếp hình ngôi nhà (phần phụ sau của NĐT là một cất trúc C - V) Các bạn trai hét

to làm cô điếc hết cả tai (C là một C - V, PS của động từ làm là một C - V)

~ Các kiểu câu ghép:

+ Ghép đẳng lập - tăng tiến: Không những bạn Lan yêu con mà bạn Hà cũng

yêu con

+ Ghép chính phụ điều kiện - kết quả: Nếu con ngoan mẹ sẽ cho con đi công viên + Ghép chính phụ giả thiết - kết quả Nếu mà con không ốm thì con đã được về bà ngoại

Nhận xét: Đến 5 - 6 tuổi, trẻ đã có thể tiếp nhận được hầu hết các mẫu câu của ngữ pháp tiếng Việt Các thành phần của câu ngày một mở rộng để diễn tả tư duy ngày một phát triển

Trang 36

IV MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ ĐẶT CÂU

Thực tế ở trường mầm non hiện nay không có những giờ chuyên biệt để dạy ngữ pháp cho trẻ Thông thường cô phải sử dụng các giờ dạy trẻ kể chuyện Có nghĩa là dạy ngữ pháp kết hợp với dạy lời nói mạch lạc Chúng ta thường gặp một

số biện pháp sau đây:

1 Cô sử dụng lời nói mẫu

Trẻ học lời nói chủ yếu bằng cách bắt chước Vì thế, cô phải làm mẫu cho trẻ Lời kể mẫu của cô đương nhiên phải đảm bảo chuẩn mực về phương diện ngữ pháp Cô phải lựa chọn được một chủ đề phù hợp với các mẫu câu sẽ sử dụng Cần chú ý các mẫu câu phải đa dạng để tránh sự đơn điệu Mỗi giờ học cô phải làm nhiệm vụ vừa củng cố các mẫu câu đã có, vừa cung cấp các mẫu câu mới

Ví dụ: Trẻ kể chuyện theo đề tài “Một ngày đi chơi của bé" (Mẫu giáo bé) Ngoài các mẫu câu đơn: C - V, cô phát triển các mẫu câu có trạng ngữ chỉ thời

gian, địa điểm: Hôm qua, mẹ cho con đi công viên Ở trong công viên con thấy

nhiều cây đẹp

Có thể cho trẻ tự kể, sau đó cô sửa lại các câu theo mẫu và nêu ra một câu

chuyện mẫu trong đó có các mẫu câu cô định cung cấp cho trẻ 2 Đàm thoại

Cô trò chuyện với trẻ theo một chủ để nào đó do cô gợi ý; trong khi trò

chuyện, cô đặt ra những tình huống để dẫn trẻ vào việc sử dụng các mẫu câu mà cô định luyện cho trẻ

Ví dụ: Trò chuyện với trẻ về đồ dùng trong lớp của bé

Trẻ sẽ kể trong lớp có những đồ dùng gì (quạt, tủ, bàn ghế, ) cô hướng trẻ vào các mẫu câu có các nhóm danh từ: những cái bàn này, những cái ghế kia, và

câu có trạng ngữ chỉ mục đích Đây là những quyển sách: những quyển sách ấy cô

mua để chúng cháu học; hoặc đây là những cải tủ để đựng quần áo, giày dép,

3 Sử dụng hệ thống câu hỏi

Như một biện pháp dẫn dất trẻ sử dụng các mẫu câu cô định luyện cho trẻ

Chẳng hạn, cô định rèn luyện cho trẻ sử dụng một số câu ghép, cô tạo ra một hệ

thống câu hỏi buộc trẻ phải trả lời bằng các câu ghép

Vi du: Sau khi kể cho trẻ chuyện Có bé quàng khăn đỏ cô hỏi:

— “Tại sao mọi người lại gọi cô bé là cô bé quàng khăn đỏ?” (Trẻ phải trả lời:

Bởi vì cô bé đi đâu cũng quàng trên vai một chiếc khăn đỏ nên người ta gọi cô là

cô bé quang khăn đỏ Chú ý dùng cặp quan hệ: Bởi vì nên )

Trang 37

4 _ Có thể sử dụng biện pháp soạn lại văn bản

Đưa vào một số mẫu câu để phát triển ở trẻ khả năng nói các kiểu câu trên cơ

sở đảm bảo nội dung cơ bản của câu chuyện và đưa vào đó các mẫu câu phù hợp

Trên cơ sở một văn bản đã có, soạn lại nó theo hướng mở rộng thành phần cho

câu, đưa vào các mẫu câu

Vi du: Dé dạy cho trẻ sử dụng các mẫu câu ghép, có thể dựa vào một văn bản chuyện kể có sẩn để soạn theo các mẫu câu cần cung cấp cho trẻ

Đoạn đầu của Cáy fre trăm đốt: “Ngày xưa ở làng kia có một lão nhà giàu Lão thuê một anh nông dân nghèo, khoẻ mạnh để cày ruộng cho lão Lão nhà giàu nhiều thóc, nhiều tiền nhưng tính tình lại keo kiệt Lão rất sợ phải trả tiền công cày cho anh nông dân vì thế lão suy tính ngày đêm ”

Có thể soạn lại văn bản như sau:

Câu 3: Mặc dù lão nhà giàu nhiều thóc, nhiều tiền nhưng tính tình lại rất keo kiệt Câu Â: Bởi vì lão rất sợ phải trả tiền công cày cho anh nông dân cho nên lão

suy tính ngày đêm

Trong quá trình kể mẫu cho trẻ, cô chú ý tập trung vào các mẫu này và khi

cho trẻ kể lại, cô cũng phải chú ý để sửa cho trẻ khi các cháu dùng sai mẫu 5 Cho tré được thực hành giao tiếp, kể chuyện

Các biện pháp nêu trên đều phải đưa đến việc trẻ tham gia vào nói năng, giao tiếp (thực hành ngôn ngữ) Vì thế, cô phải luôn chú ý để mỗi một trẻ đều được

tham gia vào hoạt động ngôn ngữ, thực hiện các bài tập, yêu cầu của cô (đàm

thoại, kể chuyện, )

6 _ Phát hiện lỗi sai và sửa lỗi cho trẻ

Trẻ thường mắc lỗi sử dụng các câu thiếu thành phần hạt nhân (câu què, cụt, nói trống không) Cô cần chú ý sửa ngay cho trẻ Tuy nhiên cần phân biệt những

câu có tính tình huống (câu đặc biệt, câu rút gọn) Cũng cần tránh các trường hợp

bắt trẻ phải nói một cách cứng nhắc làm cho sự giao tiếp nặng nề, thiếu tự nhiên Khi trẻ nói sai mẫu câu nào, cô sửa tại chỗ cho trẻ Bên cạnh đó có thể dùng các bài tập đưa vào đó các mẫu câu chuẩn để tập cho trẻ sử dụng

Lỗi thường gặp khác như: Trật tự từ sai, diễn đạt không chặt chẽ do không biết dùng quan hệ từ

Ví dụ: Vân Anh trêu Nam Nam, Nam Nam khóc

Trang 38

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Đặc trưng của việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp tiếng Việt là gì? 2 Đặc điểm ngữ pháp trong lời nói của trẻ từ 3 đến 6 tuổi

3 Nội dung dạy trẻ đặt câu theo độ tuổi 4 Các biện pháp cơ bản dạy trẻ đặt câu

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

1 Cần phải xuất phát từ hiểu biết đặc điểm phương thức ngữ pháp tiếng Việt

để hiểu được đặc trưng của việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp tiếng Việt Do tính không biến hình của tiếng Việt, do phương thức ngữ pháp tiếng Việt là trật tự từ và quan hệ từ mà việc dạy ngữ pháp tiếng Việt.cho trẻ nhỏ thực chất là đạy các mô hình câu Bên cạnh đó, cũng cần chú ý tính chất tích hợp của công việc này Chỉ

có thể dạy câu cho trẻ trong giao tiếp và kết hợp với dạy lời nói mạch lạc Và cũng chính đặc trưng này mà người giáo viên cần chú ý để không bỏ quên nhiệm vụ dạy

ngữ pháp cho trẻ

2 Cần nắm được hai giai đoạn hình thành khả năng nắm được các cấu trúc ngữ pháp trong lời nói của trẻ: 3 - 4 tuổi và 5 - 6 tuổi Mỗi giai đoạn thể hiện rõ năng lực nắm các cấu trúc ngữ pháp của trẻ Giai đoạn đầu khi tư duy của trẻ còn

đơn giản thì việc nắm được các mẫu câu đơn hạt nhân, một số kiểu câu ghép dễ

như ghép đẳng lập - liệt kê, lựa chọn; ghép chính phụ - nguyên nhân kết quả là chủ yếu Giai đoạn hai là giai đoạn hoàn tất khả năng ngữ pháp của trẻ Thành tựu về ngữ pháp trong năng lực của trẻ là rất to lớn Nếu được dạy dỗ cẩn thận thì vào

cuối 6 tuổi, trẻ có thể sử dụng được hầu hết các mẫu câu chính của tiếng me dé

3 Nắm được nội dung cụ thể dạy trẻ đặt câu dựa vào khả năng ngữ pháp của trẻ Ở mỗi giai đoạn có các kiểu mẫu câu cần chủ động cung cấp cho trẻ

4 Nắm được một số biện pháp cơ bản dạy mẫu câu cho trẻ như: lời nói mẫu, đàm thoại, sử dụng hệ thống câu hỏi, soạn lại văn bản, trẻ thực hành giao tiếp và kể chuyện Cần xác định được phương hướng vận dụng các biện pháp này vào

trong công việc hàng ngày ở trường mâm non: dạy ngữ pháp cho trẻ trong giao

tiếp, trong các tiết học, đặc biệt là tiết học kể chuyện

Trang 39

Chương IV

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO

| KHAI NIEM VE NGON NGU MẠCH LẠC

Phát triển lời nói mạch lạc là nhiệm vụ quan trọng nhất trong các nhiệm vụ phát triển lời nói trẻ em Tuy nhiên, hiểu lời nói mạch lạc là gì thì có nhiều ý kiến còn chưa chính xác xuất hiện trong các nghiên cứu gần đây Lời nói mạch lạc là một khái niệm công cụ quan trọng nhất trong các nghiên cứu phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ nhỏ Làm sáng tỏ khái niệm này sẽ giúp cho các nhà sư phạm có định hướng đúng đắn trong các nghiên cứu về lĩnh vực này

Trước hết, đứng về mặt lí thuyết ngôn ngữ thì lời nói mạch lạc là vấn đề của ngữ pháp văn bản Nó không thuộc về ngữ âm, từ vựng hay cú pháp Rèn luyện khả năng nói mạch lạc cho trẻ tức là giúp trẻ sử dụng đơn vị giao tiếp ngôn ngữ ở cấp độ hoàn chỉnh nhất Nếu như vậy, các nhà sư phạm phải ra đi từ những vấn đề của ngữ pháp văn bản Dạy lời nói mạch lạc là dạy sử dụng ngôn bản trong giao tiếp ngôn ngữ Trẻ phải tự mình tạo ra được ngôn bản, tất nhiên ở dạng còn đơn giản nhất Có nghĩa là, cái ngôn bản được tạo ra ấy phải đảm bảo các đặc trưng của ngôn bản với tư cách một đơn vị giao tiếp ngơn ngữ hồn chỉnh Đó là hai đặc trưng cơ bản: đính hoàn chỉnh và tính liên kết

* Tính hồn chỉnh của ngơn bản bao gồm hai mặt là hoàn chỉnh về nội dung (có chủ đề tập trung, triển khai chủ đề hợp lí và có tính nhất quán về mục tiêu của chủ đề); hoàn chỉnh về hình thức chủ yếu là có kết cấu rõ ràng

* Tính liên kết của ngôn bản thể hiện ở cả hai mặt hình thức và nội dung Liên kết nội dung bao gồm liên kết chủ đề và liên kết lôgic; còn liên kết hình thức nói về các phương thức liên kết các câu, các đoạn câu (các phương thức: lặp, thế, nối,

phối ứng từ ngữ, tỉnh lược, đối, nêu câu hỏi, )

Các nhà giáo dục học, tâm lí học, ngôn ngữ học đã nghiên cứu về lời nói

mạch lạc và đã đưa ra những ý kiến khác nhau:

Theo L.X Rubinxtein thì tính mạch lạc là "tính tương tự, tương xứng gần

giống nhau mà người nói hoặc viết cần phải dùng đến nhằm làm cho người nghe hoặc người đọc hiểu" Ngôn ngữ mạch lạc là ngôn ngữ có thể hiểu hoàn toàn, hiểu

một cách trọn vẹn trên cơ sở chính nội dung thể hiện của nó Do vậy, ông cho rằng

phát triển lời nói mạch lạc là phát triển tư duy, phát triển kĩ năng thể hiện ý nghĩ

Trang 40

Theo D.B Enconhin, "Lời nói mạch lạc như sự bày tỏ bằng ngữ nghĩa đây đủ

đảm bảo sự giao tiếp và hiểu biết lẫn nhau Lời nói mạch lạc trong trẻ mẫu giáo là kết quả của sự phát triển lời nói chung”

A.M Leusina cho rằng ngôn ngữ mạch lạc có đặc tính ở chỗ nội dung của nó được mở ra trong bản thân bài văn và trở nên dễ hiểu đối với người nghe, không bị lệ thuộc vào sự cân nhắc này nọ hoặc hoàn cảnh này nọ

Theo A.M Bôrôdich, "Lời nói mạch lạc là lời nói mở rộng có ý nghĩa (những câu liên kết với nhau một cách lôgic) giúp cho con người giải thích và hiểu nhau"

Haliday và Hasan (1978) nhắc đến mạch lạc trong khi nói đến dấu vết của

tình huống trong văn bản " chất văn bản bao gồm nhiều hơn, không chỉ là sự có

mặt của những quan hệ nghĩa phụ thuộc của một yếu tố khác để giải thích được nó Nó gồm cả một chừng mực nào đó của mạch lạc trong các ý nghĩa được diễn

đạt Không chỉ hoặc không phải chủ yếu là ở nội dung, mà ở sự lựa chọn toàn bộ

Từ các nguồn ý nghĩa của ngôn ngữ đó, bao gồm cả các thành tố liên cá nhân (xã hội - biểu cảm - ý chí) khác - các thức, các tình thái, các độ mạnh và những hình thái khác nữa và người nói nhồi nhét vào trong tình huống nói

Theo tác giả Cao Đức Tiến, lời nói mạch lạc (lời nói liên kết) là sự trình bày

chỉ tiết có lôgic, có trình tự chính xác ý nghĩ của mình, nói đúng ngữ pháp và có

hình ảnh một nội dung định tính

Tác giả Diệp Quang Ban đã xem xét ý kiến của nhiều tác giả về vấn dé mach lạc và liên kết trong văn bản Ông đã đề cập đến tính mạch lạc trong văn bản và trong diễn ngôn và đã đi đến kết luận về vai trò của mạch lạc trong văn bản như sau: Mạch lạc là một khái niệm phức tạp và bao gồm nhiều yếu tố trừu tượng không xác

định Ông đã đưa ra một số hiện tượng dễ quan sát nhất đối với mạch lạc:

— Mạch lạc thể hiện trong tính thống nhất đề tài - chủ đề Sự vi phạm tính

thống nhất đề tài - chủ để được cụ thể hoá thành sự vi phạm tính hợp lí của sự triển khai mệnh đề

— Mạch lạc thể hiện trong tính hợp lí (lôgic) của sự triển khai mệnh đề — Mạch lạc thể hiện trong trình tự hợp lí (lôgic) giữa các câu (mệnh đề) — Mach lac thé hién trong kha nang dung hợp nhau giữa các hoạt động ngôn ngữ

= Mạch lạc được giải thuyết theo nguyên tắc cộng tác

Tác giả Diệp Quang Ban đã trích dẫn định nghĩa về mạch lạc của tác giả Numan (1993): Mạch lạc là tâm rộng mà ở đó hiểu ngôn được tiếp nhận như là có

"mắc vào nhau” chứ không phải là một tập hợp câu hoặc phát ngôn không có liên

Ngày đăng: 16/07/2022, 14:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN