(BQ) Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn giáo trình Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật lứa tuổi mầm non cung cấp cho người đọc các kiến thức chương 3 - Hỗ trợ trẻ khuyết tật trong trường mầm non hòa nhập. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Trang 1Chương 3
HỖ TRỢ TRẺ KHUYẾT TẬT
TRONG TRUONG MAM NON HOA NHAP
3.1, HO TRO TRE KHIẾM THÍNH 3.1.1 Giúp trẻ đọc hình miệng
Đọc hình miệng là cách tiếp thu (hiểu) tiếng nói thông qua
những chuyển động của cơ quan phát âm (chủ yếu là môi và
miệng)
Đổgiúp trẻ khiếm thính đọc hình miệng, giáo uiên nên lưu ý
những uấn đề sau đây:
~ Trong quá trình tổ chức hoạt động, giáo viên nên đứng
hoặc ngồi đối diện với trẻ, không đi lại trong lúc đang nói
~ Giáo viên cần thu hút trẻ khiếm thính nhìn về phía mình
trước khi nói và ra hiệu cho trẻ biết ai đang nói khi lớp thảo luận
để trẻ có thể nhìn đúng hướng và đọc hình miệng thuận lợi hơn ~ Lời nói của giáo viên cần rõ ràng, rành mạch Tuy nhiên không nên nói quá chậm, nói nhát gừng mà nên nói với trẻ bằng
giọng bình thường, tốc độ vừa phải
- Luyện đọc hình miệng cho trẻ cả câu hay một cụm từ đủ nghĩa, tránh luyện đọc từng âm, từng từ
~ Việc dùng từ ngữ cũng là một yếu tố giúp trẻ hiểu được nội
dung của câu nói Giáo viên nên chú ý dùng những từ ngữ dễ
đọc hình miệng Ví dụ: Thay vì dùng cặp từ to/nhỏ (khó phân biệĐ ta dùng cặp từ to/bé (dễ phân biệt)
Trang 2~ Sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ trong lớp sao cho các em có thể
nhìn thấy nhau Vị trí thích hợp của trẻ khiếm thính là ngôi gần
giáo viên (không quá 3m), ánh sáng chiếu đến trẻ từ hai bên, có
thể nhìn thấy và nghe giáo viên, các bạn trong, lớp nói một cách
dễ dàng
~ Sắp xếp trẻ khiếm thính ngồi xen kẽ với các trẻ nghe bình
thường vì như vậy các trẻ nghe bình thường trong lớp có thể giúp
trẻ hiểu những gì đang diễn ra ở xung quanh, nhắc lại hướng dẫn
của giáo viên
3.1.2 Trực quan hoá các nội dung học tập
Những hỗ trợ về thị giác đối với trẻ khiếm thính đó là đồ
dùng trực quan như tranh ảnh, mô hình, sơ đỏ, vật thật và một phương tiện hỗ trợ trực quan quan trọng đối với trẻ khiếm thính
là cử chỉ điệu bộ Trẻ khiếm thính rất tỉnh nhạy trong việc nắm
bắt thông tin qua cử chỉ điệu bộ của người nói Vì vậy, bất kì
những cử chỉ, điệu bộ hay hình ảnh minh hoạ trực quan nào
cũng đều hỗ trợ cho trẻ khiếm thính để giúp trẻ hiểu điều giáo viên đang giảng Điều này cũng có nghĩa là giáo viên cần sử
dụng tranh ảnh, sơ đồ, mô hình và vật thật nhiều hơn thông
thường để hướng dẫn cho trẻ khiếm thính Việc chỉ vào các đồ
dùng trực quan minh hoạ cho điêu giáo viên đang nói sẽ giúp trẻ
khiếm thính hiểu được một cách dễ dàng hơn
3.1.2.1 Trực quan trong tổ chức hoạt động cho trẻ khiếm thính trước hết thể hiện trong lời nói của giáo viên
~ Nói trước mặt trẻ để trẻ vừa có thể nghe, vừa đọc hình miệng và nhìn thấy cử chỉ điệu bộ
Trang 3— Nói với trẻ rõ ràng, rành mạch, dùng những từ ngữ đơn
giản, dễ hiểu
~ Giáo viên không bao giờ nói “suông” trước mặt trẻ khiếm
thính, nên vừa nói vừa vẽ, vừa nói vừa chỉ (trên bảng), hoặc vừa nói vừa dùng cử chỉ, điệu bộ hay kí hiệu
3.1.2.2 Sử dụng đồ dùng trực quan bằng vật thật, mô hình, tranh ảnh Khi chọn phương tiện trực quan, giáo viên nên lưu ý:
~ Nội dung tập trung, tránh đưa ra cho trẻ xem những tranh
có nội dung rộng, quá nhiều đối tượng, nhiều màu sắc khiến cho trẻ không biết quan sát, chú ý vào cái gì
~ Màu sắc đúng sự thật, tránh những tranh loè loẹt, quá
nhiều màu sắc
— Khi quan sát cần hướng dẫn trẻ nội dung và trình tự quan sát
Ngoài đồ dùng trực quan như đã nêu trên, trong tổ chức
hoạt động, giáo viên có thể sử dụng những phương tiện trực quan khác trong điều kiện cho phép như: băng hình, đèn chiếu, máy chiếu, máy phóng to hình ảnh
3.1.3 Điều chỉnh giao tiếp khi hướng dẫn và hỗ trợ trẻ
3.1.3.1 Điều chỉnh việc dùng lời nói
Do ảnh hưởng của tật điếc, phần lớn trẻ khiếm thính khó đạt
được mức độ phát triển ngôn ngữ nói như trẻ nghe bình thường Điều này đòi hỏi giáo viên khi tổ chức hoạt động cho trẻ khiếm
thính cần phải thực hiện một số điều chỉnh trong việc sử dụng
ngôn ngữ nói và cách nói khi giao tiếp với trẻ khiếm thính như sau:
— Nói với trẻ ở khoảng cách gần và ở trước mặt trẻ
Trang 4_ Trẻ cần đeo máy trợ thính (máy hoạt động tốt, trẻ có thể
nghe qua máy)
~ Tốt nhất nên nói chuyện trong môi trường yên tĩnh Nên tránh xa những nơi ồn ào: tiếng xe cộ, chỗ đông người, tiếng
nhac ami
~Nói chuyện với trẻ một cách bình thường như những trẻ khác ~ Khi nói với trẻ khiếm thính nên kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, kí hiệu hoặc hành động
~ Đơn giản hố ngơn ngữ nói và nhấn mạnh vào ý trọng tâm
của câu nói, nói rõ ràng, truyền cảm Khi đưa ra lời chỉ dẫn, giáo
viên có thể nói chung với cả lớp và nhắc lại điểm then chốt của lời chỉ dẫn cho trẻ khiếm thính
~ Khi có đủ thời gian, giáo viên nên nhắc lại câu trả lời của
trẻ khiếm thính cho các trẻ khác và hãy nhắc lại câu trả lời cha
các trẻ khác trong lớp cho trẻ khiếm thính, điều này sẽ có lợi cho
cả lớp, lẫn trẻ khiếm thính
Thông thường, lời nói của phần lớn trẻ khiếm thính không
được rõ ràng và độ lưu loát không cao, do đó giáo viên hãy kiên
trì dành thời gian nghe xem trẻ đang muốn nói gì và giúp trẻ sử
dụng đúng từ để nói và luôn giữ thái độ tích cực, động viên
khuyến khích trẻ bởi vì việc học tập trong lớp đối với các em là
rất khó khăn
3.1.3.2 Sử dụng giao tiếp tổng hợp
Sự kết hợp tất cả các cách tiếp nhận thông tin (nhìn, đọc
hình miệng, nghe ), truyền đạt thông tin (kí hiệu, cử chỉ điệu bộ, nét mặt, nói, chữ cái ngón tay, viết ) trong giao tiếp của trẻ
khiếm thính - gọi là giao tiếp tổng hợp
Trang 5Giáo viên cần sử dụng kết hợp lời nói với cử chỉ điệu bộ, kí
hiệu, hành động, tranh ảnh, đồ vật khi giao tiếp để giúp trẻ
hiểu thong tin dé dang hon
3.1.4 Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ khiếm thính
thông qua hoạt động chơi, học tập, sinh hoạt hằng ngày
Ở lớp mầm non hoà nhập có rất nhiều hoạt động nhằm phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp cho trẻ, trong đó có thể kể
đến các hoạt động có ưu thế nổi bật như: trò chơi, đọc sách, thơ,
truyện Tuy nhiên, chỉ cung cấp hoạt động thôi chưa đủ mà
giáo viên phải là người hỗ trợ đắc lực Giáo viên vừa là người dẫn
dắt hoạt động, đưa ra những gợi ý bằng lời như: dự đoán tình
huống, miêu tả tình huống, đặt câu hỏi , vừa là người giải thích, theo đõi, hỗ trợ khi trẻ cần
Để có môi trường khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ nói
và giao tiếp cho trẻ khiếm thính cần tạo ra nhiều cơ hội để trẻ học từ mới, để trẻ lắng nghe, để trẻ nói và đặt câu hỏi Giáo viên
cân: khuyến khích trẻ lắng nghe người khác, sử dụng những kinh
nghiệm mà trẻ đã có làm cơ sở cho việc tạo ra những cơ hội phát
triển ngôn ngữ, sử dụng câu hỏi
Khi chăm sóc - giáo dục trẻ khiếm thính cần tận dụng các
tình huống giao tiếp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ Tích cực sử dụng ngôn ngữ nói trong giao tiếp với trẻ Khuyến khích tất cả
các trẻ khác trong lớp chủ động giao tiếp với trẻ khiếm thính và động viên các em khiếm thính mạnh dạn hoà nhập với các bạn
trong lớp Ngoài ra, giáo viên cần quan tâm đến việc mở rộng vốn từ, chú ý sửa lỗi phát âm và trật tự ngữ pháp trong những
câu nói của trẻ
Trang 63.1.5 Sử dụng một số phương tiện trợ thính cho trẻ khiếm thính 3.1.5.1 Máy trợ thính
Máy trợ thính hộp Máy trợ thính sau tai Máy trợ thính là một thiết bị điện tử có tác dụng khuếch đại
âm thanh để giúp trẻ khiếm thính nghe rõ hơn những âm thanh
lời nói Nhưng không phải bất kì trẻ khiếm thính nào khi đeo
máy cũng có thể nghe được, mỗi trẻ khiếm thính bị giảm thính
lực ở các mức độ khác nhau cho nên tác dụng của máy trợ thính
đối với mỗi trẻ cũng khác nhau
~ Bất kì trẻ khiếm thính nào cũng còn một phần khả năng
nghe Để giúp trẻ sử dụng sức nghe một cách hữu hiệu qua máy
trợ thính cần đảm bảo các yêu cầu:
+ Máy trợ thính phải hoàn toàn thích hợp với trẻ: cần có các nhà thính học hỗ trợ để đo khám chính xác độ mất thính lực của
trẻ, lựa chọn máy, chỉ định máy phù hợp với sức nghe của trẻ
+ Trẻ được đeo máy càng sớm càng tốt: Trẻ được đeo máy sớm sẽ sớm nghe được âm thanh, tạo điều kiện cho việc phát
triển ngôn ngữ ở trẻ
Trang 7+ Máy trợ thính nên được đeo suốt ngày (trừ khi tắm và ngủ), nó sẽ giúp trẻ tiếp xúc với âm thanh càng nhiều thì càng đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ
— Máy trợ thính có nhiễu loại, mỗi loại có tác dụng khác
nhau cho những loại điếc khác nhau Hiện nay, có hai loại máy
được sử dụng thông dụng: máy trợ thính hộp và máy trợ thính
sau tai
3.1.5.2 Ốc tai điện tử
Một bước tiến trong công nghệ hỗ trợ thính học đang có ảnh
hưởng tới một số trẻ khiếm thính hiện nay, công nghệ mà trong tương lai có thể sẽ trở nên rất quan trọng: cấy 6c tai điện tử
Ốc tai điện tử được thiết kế nhằm chuyển âm thanh thành năng
lượng điện để kích thích trực tiếp các dây thân kinh thính giác
Trẻ cần được phẫu thuật để đặt các điện cực vào bên trong tai,
các điện cực này sẽ thu nhận âm thanh và chuyển thành tín hiệu
điện tử
Không phải tất cả trẻ khiếm thính đều có thể cấy ốc tai điện tử, song việc cấy ốc tai điện tử giúp nghe được dải tần rộng hơn
và rõ ràng hơn so với dùng máy trợ thính Một số tiêu chí để đưa
ra lời khuyên cho những trẻ khiếm thính tiến hành cấy ốc tai điện tử bao gồm:
+ Trẻ bị điếc tiếp nhận mức độ sâu
+ Máy trợ thính ít có tác dụng (nếu một trẻ nhỏ chưa đeo
phương tiện khuếch đại âm thanh, nhóm chuyên gia sẽ tiến hành dự đoán tác dụng của phương tiện khuếch đại âm thanh
Trang 8+ Dây thần kinh thính giác còn nguyên vẹn
+ Không chống chỉ định với các thuốc phẫu thuật
+ Môi trường gia đình và giáo dục hỗ trợ cho việc sử dụng ốc
tai điện tử (Li và cộng sự, 2004)
Ngày nay, kết quả nghiên cứu đã cho thấy, việc trẻ khiếm thính khi còn nhỏ được cấy ốc tai điện tử và gia đình trẻ tham gia
vào các chương trình can thiệp sớm cho trẻ ở độ tuổi nhà trẻ và
mẫu giáo làm gia tăng số lượng trẻ tham gia vào hệ thống giáo
dục bình thường với kĩ năng ngôn ngữ gần hơn với độ tuổi
3.1.5.3 Hệ thống FM
Sự phát triển hệ thống FM cũng là một bước phát triển lớn
về phương tiện hỗ trợ thính học Điểm mạnh cơ bản của hệ
thống EM là nó làm giảm tiếng động nền, giúp trẻ nghe được tốt
hơn tín hiệu lời nói của một người nào đó, ví dụ như tiếng của
cha, mẹ hay thây, cô giáo trong rất nhiều âm thanh phức tạp từ
môi trường xung quanh Phương tiện này đặc biệt hữu ích trong
các lớp học hoà nhập, nơi lúc nào cũng 6n ào và các điều kiện
nghe thường không đạt được như mong muốn Mặt khác, ở các
khoảng cách khác nhau trong lớp học, tín hiệu lời nói giữa giáo
viên với trẻ không thay đổi
Tuy nhiên, thiết bị này cũng có hạn chế là không thuận tiện
cho giao tiếp giữa trẻ với trẻ, dễ vướng và cần được kiểm tra
thường xuyên
Hiện nay, tại Việt Nam các dụng cụ trợ thính trên đều được
sử dụng, song phổ biến nhất là máy trợ thính
Trang 93.2 HỖ TRỢ TRẺ KHIẾM THỊ
3.2.1 Tận dụng tối đa các giác quan còn lại của trẻ khiếm thị trong các hoạt động
3.2.1.1 Ý nghĩa của các giác quan khác đối với trẻ khiếm thị
Ngoài các giác quan như: xúc giác, thính giác, khứu giác, vị
giác thì phan lớn trẻ khiếm thị đều có khả năng thị giác còn lại
Tận dụng các giác quan khác có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khám phá và thực hiện các hoạt động chức năng của
trẻ khiếm thị:
— Xúc giác giúp trẻ tìm hiểu đặc tính của sự vật, nó phản ánh
tính không gian cơ học, giúp cảm nhận các thuộc tính như:
nóng, lạnh, chất liệu của đô vật
- Thính giác giúp trẻ khiếm thị định hướng trong không gian, âm thanh cũng giúp trẻ phản ánh thuộc tính của các vật:
kim loại, gỗ
~ Trong các hoạt động hằng ngày của trẻ, cần chú ý kết hợp
việc tận dụng khả năng của tất cả các giác quan để bù trừ cho
khả năng thị giác đã bị thiếu hụt
3.2.1.2 Hướng dẫn và quan sát bằng đa giác quan
— Nếu chỉ có sờ thì trẻ khó có thể hiểu được chính xác các sự
vật Giáo viên cần hướng dẫn trẻ sử dụng triệt để các giác quan
kể cả phần thị lực còn lại trong quá trình tri giác sự vật
~ Với những trẻ còn một phần thị lực, cần cho các em nhìn
màu sắc, hình dạng của sự vật
~ Với những sự vật là vật thật, có mùi vị, nên để các em ngửi,
Trang 10~ Với những đồ vật, con vật phát ra âm thanh, tiếng kêu trẻ
cũng cần nhận biết
~ Khuyến khích trẻ phát hiện tiếng động, âm thanh ở những
thời điểm, vị trí khác nhau; so sánh các loại âm thanh qua các
trò chơi, cho trẻ tập bắt chước nhịp điệu của một số âm thanh quen thuộc
Những đặc điểm âm thanh, mùi vị góp phần tích cực giúp
trẻ nhận biết, ghi nhớ sự vật, hiện tượng Sau này, mỗi lần nghe
thấy tiếng kêu, ngửi thấy mùi của một con vật, sự vật, thì trẻ
khiếm thị dễ dàng xuất hiện hình ảnh về chúng Cần tạo ra sự thích thú của trẻ đối với việc ngửi, bóp bằng việc sử dụng quả
cam hoặc bất kì loại hoa quả nào có mùi mạnh và hãy giải thích
cho trẻ Hãy để trẻ nếm hoa quả, nhờ đó trẻ có trải nghiệm kết
nối ngửi và nếm Trẻ mù thường cố gắng tìm đồ vật thông qua
việc ngửi chúng hoặc sử dụng đầu lưỡi để khám phá, hoặc thậm chí cho chúng vào miệng Khi xúc giác của trẻ đã tốt hơn, trẻ sẽ ít
sử dụng phương pháp này Nhưng tất nhiên để nhận ra mọi thứ
như vị và bột của cà phê, đường và muối ngay cả trẻ mù trưởng
thành vẫn phải qua ngửi và nếm chúng
Trẻ mù nhỏ tuổi chưa phát triển cảm nhận xúc giác ngay mà
các em cần được tạo tình huống và động cơ để có các trải
nghiệm xúc giác Trẻ cần được tạo cơ hội học được cách điều khiển bằng tay và phát triển những cảm nhận xúc giác Những
trải nghiệm sớm sẽ tạo cho trẻ sử dụng toàn bộ những giác quan
còn lại, làm phong phú thêm cuộc sống của trẻ khi trẻ lớn lên
Mỗi hoạt động đơn giản mà trẻ sáng học qua quan sát và bắt chước
đều phải được đạy cho trẻ mù một cách từ từ và kiên nhẫn
Trang 11Nên sử dụng những đồ vật an toàn và quen thuộc để trẻ tiếp
xúc và chơi như: chiếc muỗng bằng gỗ với kích cỡ đa dạng, các
loại hình quả bầu, những cái thùng, chai nhỏ có hạt bên trong,
những cái cốc nhỏ mềm, những khối và hình để trong cái hộp để
có thể đẩy ra xa, những vật dụng lau nhà đã hỏng, giấy để vò nát,
những miếng vải mềm, những chuỗi hạt, một vài miếng ghép
xây dựng với các kích cỡ khác nhau
3.2.2 Phát triển kĩ năng định hướng - di chuyển và tự phục vụ Suy giảm hoặc mất hẳn khả năng trí giác bằng thị giác là một trở ngại rất lớn cho định hướng - di chuyển của người khiếm thị
Nhưng trở ngại đó không phải là không thể khắc phục Trong đời
sống thực hằng ngày, nhiều trẻ khiếm thị qua rèn luyện đã đạt
được khả năng di chuyển - định hướng khá độc lập và thuận lợi trong cuộc sống
3.2.2.1 Dạy trẻ định hướng không gian với đồ vật
Dựa vào những vật chuẩn trong không gian để xác định vị trí
của bản thân với môi trường xung quanh trong không gian hẹp như cửa ra vào, cửa sổ, nơi treo đèn (những nơi quen thuộc và
những sự vật quen thuộc với trẻ) Từ những vật chuẩn trên, hướng dẫn trẻ định hướng không gian 3 chiều từ bản thân trẻ
như: trái - phải, trên - dưới, trước — sau
Rèn luyện kĩ năng định hướng trên bằng cách di chuyển các
đồ vật theo yêu cầu như: lăn quả bóng về bên trái, tung quả bóng
lên cao , yêu cầu trẻ chuyển động tới các vật chuẩn đã được xác
định, yêu cầu trẻ tung những vật về phía vật chuẩn, sau đó xác
định hướng chuyển động so với vị trí của trẻ
Trang 123.2.2.2 Dạy trẻ định hướng không gian bằng thính giác
Trước khi tiến hành hướng dẫn trẻ định hướng không gian bằng thính giác, yêu cầu trẻ rèn luyện các kĩ năng sau:
~ Kĩ năng phát hiện âm thanh, hướng dẫn trẻ phát hiện ra
những âm thanh trong môi trường xung quanh
~ Kĩ năng phân biệt âm thanh, để giúp trẻ đựa vào âm thanh định hướng vị trí của cơ thể, phải hướng dẫn trẻ nhận biết, phân
biệt loại âm thanh ở các môi trường và điều kiện khác nhau
Hướng dẫn cho trẻ biết khi nào, ở đâu có thể phát ra những loại
âm thanh trên
~ Kĩ năng định vị âm thanh, trẻ phân biệt được nguồn gốc
của âm thanh, trạng thái đứng im hay chuyển động của vật phát ra âm thanh, khoảng cách từ vị trí của bản thân tới nơi phát ra
âm thanh
Một số hoạt động giúp trẻ khiếm thị định hướng bằng thính
giác gồm: Sử dụng những quả bóng có chuông bên trong, để quả
bóng lăn chậm ra xa, giáo viên đi bộ bên cạnh trẻ và giúp trẻ
theo sát quả bóng Khi trẻ đã với được bóng hãy giúp trẻ nhặt
bóng lên và bắt đầu chơi lại Sử dụng đa dạng các loại bóng về: kích thước, sự khác nhau về chất liệu và trọng lượng Dùng các
túi hạt đậu (túi làm bằng vải thông thường, cho đầy các hạt
đậu khô vào bên trong), có thể dùng những loại hạt khác nhau,
từ đó cung cấp những âm thanh khác nhau giúp trẻ phát triển thính giác
Dựa vào các kĩ năng trên, trẻ có thể xác định được vị trí của
bản thân, trạng thái của sự vật chuyển động hay đứng im, an
toàn hay nguy hiểm
Trang 133.2.2.3 Dạy trẻ phối hợp các giác quan để định hướng và di chuyển
Trong quá trình trẻ định hướng và di chuyển, cần hướng dẫn
trẻ sử dụng phối hợp các cảm giác cơ giác vận động, cảm giác da
và cảm giác “áp lực/sức ép”
~ Từ cảm giác của cơ giác vận động, rèn luyện cho trẻ cảm
nhận được trẻ đang di chuyển - vận động trên mặt phẳng nào:
bằng phẳng, lỗi lõm, trơn nhẫn, đi lên hay đi xuống Từ đó, xác
định vị trí của bản thân và hướng đi chuyển của trẻ
~ Với cảm giác da, hướng dẫn cho trẻ cảm nhận trẻ đang ở
đâu: trong nhà hay ngồi trời, khoảng khơng gian trước mặt trẻ dựa vào cảm giác về gió thổi, nhiệt độ
Kết hợp và phân định được chính xác các cảm giác và dựa vào các kinh nghiệm sẵn có của bản thân, sẽ giúp trẻ định hướng
được vị trí cơ thể ở những môi trường lạ và không gian rộng lớn
3.2.2.4 Khuyến khích trẻ khiếm thị độc lập trong các hoạt động vận động
Cần khuyến khích trẻ vận động ở mọi lúc, mọi nơi Điều quan
trọng là cần chú ý đến chất lượng vận động của trẻ khiếm thị
(Định lượng đúng không gian, thời gian; động tác, tư thế, tác phong
đúng và đẹp)
Giai đoạn mầm non cần chú trọng phát triển các kĩ năng sau:
trẻ hiểu biết về các bộ phận trên cơ thể, các bộ phận vận động như thế nào; vận động của cơ thể theo nhiều hình thức, tốc độ khác nhau; tập định hướng khi di chuyển; tham gia vào các hoạt
động thể chất cùng các bạn
Rèn luyện kĩ năng vận động tinh và vận động thô cho trẻ khiếm thị cần được thực hiện tích hợp thông qua nhiều hoạt động:
Trang 14~ Khi còn nhỏ: trẻ cần được tập tự mặc quân áo, điều chỉnh cúc, khoá, tập cầm thìa, cầm bút, sử dụng một số đồ dùng
đơn giản
~ Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi hoặc bài hát như: nhớ
gọi tên các ngón tay và chơi các trò cử động tay chân với các con rối; cho trẻ chơi đất nặn, bột nặn, chơi với cát, với nước; các vật
liệu từ thiên nhiên như: một số loại hạt, lá cây
~ Chơi xâu hạt, xếp hình, logo, chơi với nước, cát
~ Chơi trò chơi bắt chước: giống con mèo, đi như điệp viên, đi duyệt binh như bộ đội, giậm chân như người khổng lồ Giáo
viên cũng nên chọn các trò chơi mà trẻ khiếm thị cảm thấy tự tin
khi tham gia vì có thể có những trò chơi mà trẻ mù có điểm mạnh hơn: bịt mắt bắt đê, đoán giọng nói
~ Tạo nhiêu cơ hội để trẻ thay đổi tư thế vận động: dùng, đồ
đạc trong phòng làm vật cản cho trẻ có nhiều cơ hội giải quyết các nhiệm vụ về vận động ở các tình huống khác nhau Sử dụng các bài hát kết hợp các hành động một cách dí dỏm, vui vẻ (ví dụ:
đưa tay lên nào, gieo hạt, nảy mầm )
Ở trường mắm non, giáo viên cần hỗ trợ rèn luyện kinăng đi
từ địa điểm này đến địa điểm khác trong trường/lớp như: đi từ
phòng này sang phòng khác, từ phòng học đến nhà vệ sinh, từ lớp học ra sân trường
3.2.2.5 Hình thành và phát triển kĩ năng tự phục vụ cho trẻ
Trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, cần tập cho trẻ tự
mặc quân áo, điều chỉnh cúc, khoá, tập cầm thìa, cầm bút, sử
Trang 15trẻ có cảm giác thành công, trẻ tiếp cận dân với hoạt động, sử
dụng lời hướng dẫn đơn giản
Một số trẻ khiếm thị rất rụt rè và thận trọng khi tham gia các
hoạt động vận động nên trong các hoạt động thể chất cần có
một số điều chỉnh nhỏ để phù hợp cho trẻ khiếm thị, như: dán thêm các loại băng màu vào đồ dùng để trẻ dé nhận biết, phân
biệt đô vật với bề mặt sàn, các tấm thảm màu cũng có tác dụng
khi sử dụng ở bề mặt nên tối màu
Tận dụng sự giúp đỡ của các trẻ sáng hỗ trợ trẻ khếm thị trong các hoạt động tự phục vụ Một trong những lợi ích của học hoà nhập là tạo cơ hội cho trẻ chơi với những bạn khác và học các kĩ năng mới thông qua quan sát các bạn khác thể hiện kĩ
năng đó một cách chính xác Giáo viên có thể lập kế hoạch và tổ
chức các tình huống để tạo ra những tương tác trong lớp học cho trẻ bằng việc trẻ bình thường có thể hỗ trợ trẻ khiếm thị như giải
thích, hướng dẫn, giúp đỡ bạn di chuyển
Trẻ cần được giúp đỡ để học ăn và phát triển văn hoá ăn
uống tốt Khen ngợi rất cần thiết đối với trẻ, nên thường xuyên
khen khi trẻ học tự ăn uống Trẻ cần học cách cắn từng miếng
thức ăn bằng răng trước và nhai chúng bằng các răng phía sau
Nếu trẻ không bắt chước được, người lớn cần làm hành động nhai chậm lại để trẻ cảm nhận trẻ cần làm gì Thời gian để trẻ
học thành công việc lấy thức ăn bằng thìa và đưa lên miệng có
thể cần một thời gian dài Người lớn có thể hướng dẫn trẻ bắt
đầu bằng việc đặt tay lên trên tay trẻ đang cầm thìa để cùng làm
và hằng ngày để thức ăn ở trên đĩa cùng một vị trí Khi trẻ đã lớn
hơn, có thể ra dấu hiệu cho trẻ biết những nơi để thức ăn tương
ứng như vị trí các số trên đồng hồ
Trang 16Trẻ khiếm thị cũng cần học cách cầm cốc và rót nước, sữa,
chất lỏng Sử dụng cốc bằng kim loại hoặc bằng nhựa vừa đủ bề
rộng để trẻ có thể cầm bằng tay và học cách uống dễ hơn Giúp
trẻ đưa cốc lên, khi trẻ đã uống hết hãy giúp trẻ đặt cốc xuống
Học cách mặc và cởi quần áo đối với trẻ khiếm thị cần thời
gian dài và theo quá trình, bởi trẻ không thể quan sát và bắt
chước các thành viên khác trong gia đình làm việc này Trẻ
khiếm thị nên mặc những quần áo dễ sử dụng, giúp trẻ xem xét
quần áo một cách cẩn thận từng bước một để trẻ phân biệt được
từ trước ra sau, từ trên xuống dưới
3.2.3 Phát triển kĩ năng xúc giác và tiền đọc chữ nổi cho trẻ
khiếm thị
Phân loại và sắp xếp các loại đồ vật sẽ phát triển xúc giác Ví dụ:
kết nối các loại hình học, đồ vật hằng ngày, thẻ với các bề mặt khác nhau, chìa khoá và khoá, phân loại kích cỡ của hộp, những cái nệm nhỏ làm bằng các chất liệu khác nhau như (cát, lá khô,
hạt đậu, hạt thóc)
Nên thiết kế một góc khám phá xúc giác cho trẻ khiếm thị
Sử dụng các thẻ có chất liệu xúc giác khau nhau: thảm, một ít
vải, giấy dán tường, giấy vụn, gỗ, lụa, nhung, vải len vụn, giấy
nhám để giúp trẻ cảm nhận và khám phá
Cho trẻ khiếm thị xâu các chuỗi hạt cũng giúp tăng cường
khả năng xúc giác Trước tiên, nên cho trẻ xâu những hạt to và có
lỗ rộng cùng với những chiếc dây có đầu mút dài ở cuối Những
hạt bằng gỗ có kích cỡ, hình dạng khác nhau như hình trụ, hình lập phương, quả bóng
Trang 17gọi tên chất liệu, phân loại chất liệu, phân biệt và so sánh các
chất liệu, định dạng đồ vật, miêu tả cấu trúc sơ đồ/đô vật, so
sánh cấu trúc, kết cấu một sơ dé, dé vat
Khuyến khích kĩ năng tiền đọc - viết cho trẻ khiếm thi:
~— Kĩ năng cầm nắm
- Tập tư thế ngồi đúng (ngồi ngay thẳng, không cúi đầu,
không ngửa mặt; Vai thăng bằng, không vẹo lệch cột sống; Hai chân song song thoải mái)
~- Khuyến khích trẻ tự sáng tác các câu chuyện của mình và
có sử dụng các từ được viết bằng chữ nổi
- Xác định mặt trên, mặt dưới của tờ giấy đã viết và đặt tờ
giấy đúng cách
— Trên mỗi dòng, đọc từ trái sang phải, đọc bằng hai đầu
ngón tay của bàn tay, mỗi tay phụ trách một nửa dòng
~ Cho trẻ làm quen với thanh con cắm ngắn và dài, tập đặt
các vị trí chấm nổi
~ Cho trẻ làm quen với cách cầm dùi viết: Tay phải cầm dùi
bằng cách kẹp chuôi dùi vào giữa ngón cái và ngón giữa Đốt
trong cùng của ngón trỏ đặt vào rãnh lõm của đốc dùi, hai đốt còn lại quặp chặt xuống đui dùi, đảm bảo cho thế của thân dùi
luôn luôn thẳng đứng với mặt giấy
3.2.4 Sử dụng các công cụ hỗ trợ cho trẻ khiếm thị
Công cụ hỗ trợ không làm giảm mọi khó khăn đối với người
khiếm thị nhưng nó lại hạn chế đáng kể mức độ của những khó khăn mà họ gặp phải Hệ thống các công cụ hỗ trợ trẻ khiếm thị
có thể bao gồm:
Trang 18~ Thiết bị hỗ trợ thị giác: giá đọc, màn hình chuyên dụng,
đèn công suất lớn, sách in chữ to, bút đánh dấu, giấy có dòng
kẻ đậm
~ Thiết bị hỗ trợ xúc giác: sách nổi, chữ nổi, bàn tính, bản đồ
nổi, mô hình nổi
~ Thiết bị hỗ trợ thính giác: đồng hỗ nói, máy tính có phần
mềm đọc màn hình
3.3 HỖ TRỢ TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ
3.3.1 Thu hút và duy trì sự chú ý của trẻ vào hoạt động
Trẻ khuyết tật trí tuệ thường khó tập trung chú ý, vì vậy khi
tổ chức hoạt động, giáo viên cần thu hút sự chú ý của trẻ thông
qua việc minh hoạ, sử dụng tranh ảnh, nêu những câu hỏi gợi
mở, nói nhấn mạnh, gọi tên trẻ, tổ chức các hoạt động vui vẻ,
hấp dẫn đối với trẻ
Giáo viên phải đi chuyển trong phòng học, thay đổi tốc độ,
cao độ và âm lượng của giọng, sử dụng cả ngôn ngữ cử chỉ và những động tác sinh động khác để thu hút sự chú ý của trẻ
Đồng thời chú ý đến việc sắp xếp chỗ ngồi của trẻ sao cho trẻ không bị xao lãng bởi môi trường bên ngoài Loại bỏ bớt tiếng ồn hoặc các âm thanh đối với trẻ có vấn đề về chú ý và yếu về kĩ
năng nhận thức
Sử dụng các hoạt động ngắn, có trọng tâm và rõ ràng trong,
bài học, thay đổi mức độ yêu cầu đối với từng hoạt động, thay
đổi hình thức hỗ trợ trẻ khi dạy học hoặc dùng bạn đồng trang
lứa hỗ trợ, nhắc nhở cũng là những cách có thể giúp trẻ duy trì
chú ý trong học tập
Mỗi trẻ đều có những điểm mạnh của riêng mình, ngay cả
trẻ khuyết tật trí tuệ cũng vậy Khi lập kế hoạch dạy học, hãy tập
Trang 19trung vào cái mà trẻ có khả năng làm để nâng cao cơ hội thành công, kích thích lòng tự trọng, duy trì sở thích và hạn chế tình
trạng căng thẳng của trẻ
3.3.2 Hỗ trợ khả năng ghi nhớ và khái qt hố thơng tin
— Các nội dung học tập của trẻ khuyết tật trí tuệ cần được
nhắc đi nhắc lại nhiều lần với những người khác nhau, hoàn
cảnh và hoạt động khác nhau
~ Trẻ khuyết tật trí tuệ cần nhiều thời gian học và củng cố
các kĩ năng mới hơn các trẻ bình thường và khả năng học, ghi
nhớ cũng thay đổi hằng ngày Do đó, nên cho trẻ thêm thời gian
và cơ hội để nhắc lại và ôn tập
~ Trình bày các kĩ năng và khái niệm mới bằng nhiều cách,
sử dụng các dụng cụ cụ thể, có tính thực hành và hỗ trợ trực
quan bất cứ lúc nào có thể
~ Trẻ khuyết tật trí tuệ có thể học tốt thông qua làm mẫu hon
là chỉ dẫn bằng lời, vì vậy đừng nên chỉ nói cho trẻ cách làm mà
hãy thể hiện cách làm cho trẻ nhìn và làm theo
~- Học những kiến thức, kĩ năng mới nhưng cũng liên tục ôn
lại kiến thức, kĩ năng cũ để bảo đảm rằng những điều học từ
trước không bị thông tin mới che lấp
Mặt khác, cũng cần tạo nhiều cơ hội giúp trẻ áp dụng, thực
hành những kiến thức, kĩ năng đã học trong các hoàn cảnh khác nhau Khi thực hiện hoạt động cho trẻ, hãy giúp trẻ nhớ lại lần
đã thực hiện trước đó, ví dụ: “Chúng ta đang đi ra chơi ở hố cát
như tuần trước con đã đi cùng bạn Hồng Anh đó” Hãy chỉ cho
trẻ thấy và mô tả những thứ mà trẻ gặp, ví dụ: “Nhìn này, quả táo màu đỏ đẹp không?”
Trang 20~ Những trẻ dễ xao lãng, khả năng chú ý kém, hoặc thường
xuyên xung đột với các trẻ khác có thể cần một khu vực yên tĩnh
để thực hiện hoạt động Một khu vực cách biệt hoặc phòng khác có thể giúp trẻ học dễ đàng hơn
3.3.3 Hướng dẫn trẻ thực hiện nhiệm vụ
~ Nhiệm vụ là một tình huống mà cá nhân cần giải quyết để
đạt đến một mục đích nào đó
~— Đối với trẻ em thì nhiệm vụ bao gồm: Nhiệm vụ về học tập (lĩnh hội kiến thức), nhiệm vụ về kĩ năng (có được các Ki nang thực hành, kĩ năng sống )
3.3.3.1 Những khó khăn trẻ khuyết tật trí tuệ thường gặp trong khi thực hiện nhiệm vụ
~ Không hiểu rõ nhiệm vụ được giao: nhiều khi trẻ khuyết tật trí tuệ nghe nhưng không hiểu được nhiệm vụ và những hướng
dẫn bằng lời của giáo viên
~ Khó thiết lập mối quan hệ giữa các sự kiện, sự việc với nhau vì khả năng tư duy logic của các em bị hạn chế
~ Khó vận dụng những kiến thức đã học vào việc giải quyết
nhiệm vụ, nhất là trong hoàn cảnh mới lạ
~ Khi thực hiện nhiệm vụ, các em thường có những thao tác
thừa hoặc thiếu vì cử động vụng về, khó hoàn thành nhiệm vụ được giao, thường thì bỏ mặc, chạy lung tung hoặc ngồi im lặng không thực hiện - khơng động não suy nghĩ
Ngồi ra, từ không định hình trước được các bước cần phải
thực hiện
Trang 213.3.3.2 Cách hướng dẫn trẻ khuyết tật trí tuệ thực hiện nhiệm vụ
— Phân tích nhiệm uụ ra thành các bước nhỏ:
Hiểu một cách đơn giản, phân tích nhiệm vụ là chia một nhiệm vụ lớn thành các bước nhỏ hơn Để hoàn thành nhiệm
vụ, trẻ sẽ hoàn thành từng bước nhỏ - cách thức này dễ dàng
hơn rất nhiều so với việc trẻ cần hoàn thành cả nhiệm vụ lớn Phân tích nhiệm vụ được ứng dụng rộng rãi nhất trong quá trình dạy các kĩ năng xã
trong quá trình dạy các kĩ năng học đường: làm quen với chữ cái, làm quen với toán
cho trẻ, tuy nhiên cũng có thể ứng dụng
Chẳng hạn, khi hướng dẫn trẻ mặc áo, giáo viên có thể tách
nhiệm vụ thành các bước nhỏ hơn:
+ Đặt úp chiếc áo xuống bàn, quay cổ áo về phía trước
+ Dua hai tay vào bên trong áo
+ Luôn hai tay vào hai bên áo và xỏ vào tay áo + Đưa áo lên và kéo thân áo lên đặt trên đầu
+ Kéo áo qua đầu
+ Cầm gấu áo và kéo xuống
Khi giáo viên phân tích nhiệm vụ thành các bước nhỏ sẽ
giúp giáo viên kiên nhẫn hơn khi làm việc với trẻ và thấy được
các thành công của trẻ
~ Giải thích rõ nhiệm uụ uà hướng dẫn trẻ thực hiện từng bước một:
Thông thường, cách dễ nhất để hướng dẫn các kĩ năng cho
trẻ, kể cả các kĩ năng tự phục vụ là dạy từ bước cuối cùng đến
bước đầu tiên Kĩ thuật này được gọi là chuỗi ngược Điều làm
cho trẻ vui sướng khi làm một việc gì đó là có thể thành công
Trang 22Chuỗi ngược không chỉ giúp trẻ thành công khi thực hiện các
nhiệm vụ mà còn giúp trẻ nhìn thấy được ngay những, kết quả
của nỗ lực của trẻ và vui vẻ với kết quả đó Mặt khác, nếu dạy trẻ mặc áo từ bước đầu tiên, trẻ sẽ phải chờ rất lâu để đạt đến kết
quả cuối cùng và một số trẻ sẽ không thể kiên trì chờ một thời
gian dài để thành công
Nếu dạy trẻ mặc áo theo chuỗi ngược, ban đầu giáo viên sẽ giúp trẻ thực hiện các bước và đến bước cuối cùng thì để lại cho
trẻ tự làm, như vậy trẻ chỉ thực hiện thao tác kéo áo từ đầu
xuống Ngay sau đó, giáo viên khen ngợi trẻ và tiếp tục hướng dẫn để trẻ thực hiện thao tác kế tiếp trước đó là kéo áo qua đầu
Mỗi lần thực hiện được các bước, trẻ đều được khen ngợi, điều
này giúp trẻ được thực hành nhiều hơn, được thành công và tự hào về bản thân
Lưu ý, khi hướng dẫn nhiệm vụ cho trẻ là cần đơn giản hoá
chỉ dẫn Khi giáo viên giải thích điều gì đó cho trẻ, hãy làm cho
các giải thích thật đơn giản bằng cách sử dụng ít từ, nói chậm
rãi, rõ ràng và chắc chắc là trẻ đang chú ý
Chỉ cho trẻ cách thực hiện nhiệm vụ một cách cụ thể, những thao tác thực hiện nhiệm vụ sẽ giúp trẻ cảm nhận được cách
thực hiện Ví dụ: nếu giáo viên muốn dạy cho trẻ cách vẽ vòng
tròn, hãy cầm tay trẻ và chuyển động chiếc bút chì theo vòng
tròn Giáo viên có thể giúp trẻ sử dụng nhiều giác quan khác
nhau (nhìn, nghe, vận động ) khi thực hiện các bước khác
nhau Chẳng hạn, khi trẻ không hiểu câu nói của giáo viên: “Đưa
hai tay vào trong thân áo”, giáo viên có thể làm mẫu để trẻ quan
sát, nếu trẻ vẫn chưa biết, có thể cầm tay trẻ lồng vào trong thân
áo Bằng việc xác định sử dụng giác quan nào sẽ dễ hơn cho từng
Trang 23trẻ cụ thể, giáo viên có thể tận dụng được điểm mạnh của trẻ để thực hiện từ bước này sang bước khác của nhiệm vụ
Trong quá trình trẻ thực hiện nhiệm vụ giáo viên phải chú ý
thường xuyên để có thể trợ giúp và hướng dẫn trẻ thực hiện Khi trẻ gặp khó khăn gì phải điều chỉnh kịp thời Với các trẻ khó khăn
trong tập trung chú ý, giáo viên hãy cung cấp vật liệu cho trẻ
theo từng bước và nhắc nhở trẻ chuyển sang bước tiếp theo khi
cần Sau đó, giảm dần sự hướng dẫn khi trẻ đã biết thực hiện
nhiệm vụ
3.3.4 Giáo dục hành vi cho trẻ khuyết tật trí tuệ
Trẻ khuyết tật trí tuệ có thể có một số hành vi không phù hợp trong lớp học như: đi lại, ra vào tự do; khi không vừa ý, trẻ có
thể đấm đá, xô đấy hoặc ăn vạ; ngồi không yên, gat gù, lắc người, vận động tay chân liên tục; đập phá đỏ đạc khi chơi; ngồi uể oải, buôn chán, im lặng; nói lầm bẩm một mình Để giúp trẻ khuyết
tật trí tuệ học được các hành vi phù hợp, hạn chế các hành vi không phù hợp, giáo viên có thể áp dụng các biện pháp sau:
— Xây dựng mối quan hệ tốt voi tré:
+ Không định kiến với trẻ khi trẻ có hành vi không phù hợp + Yêu thương, quan tâm, chăm sóc trẻ thường xuyên, tạo
niềm tin để trẻ cảm thấy không bị bỏ rơi và đem lại sự đảm bảo
an toàn
+ Tìm ra nguyên nhân trẻ có hành vi không phù hợp để có
biện pháp khắc phục
~ Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động, trò chơi hấp dẫn:
Khi trẻ tham gia vào các hoạt động, trò chơi sẽ hạn chế tối đa
thời gian rảnh rỗi để nghịch, quậy phá, mặt khác, các trẻ em
khác trong lớp cũng có cơ hội hỗ trợ giúp đỡ nhau
Trang 24~ Giúp trẻ hiểu uà thực hiện các quy định ở trường!lớp:
Giải thích rõ và minh hoạ cụ thể các quy định ở lớp học Có
nhiều cách để giúp trẻ hiểu được các quy định, giới hạn và
những hành vi mong đợi Nhưng nếu có thể, một biện pháp tốt
là giải thích cho trẻ lí do của những quy định hoặc những hành
vi mong đợi đó Ví dụ: Không cho tay vào ổ điện vì có thể chạm vào điện và bị điện giật rất đau Việc giải thích sẽ giúp trẻ nhớ
được ngay những quy định và hành vi mong đợi, đây là cách tiếp
cận tích cực
+ Đoán trước để hướng dẫn trẻ: Khi có thể, giáo viên cần đoán trước những tình huống có thể xảy ra và ngăn chặn nó
bằng cách nói cho trẻ về hành vi mà mình mong đợi trẻ thực hiện
+ Nhắc nhở: Trẻ em thường khó khăn khi nhớ các quy định
hoặc hành vi mong đợi và cần được nhắc nhở Đối với những trẻ
lớn hơn, sự hào hứng có thể làm trẻ quên các quy định, hãy nhẹ
nhàng nhắc trẻ về những quy định
+ Ghi lại: Một số quy định trong lớp có thể được ghi lại bằng
hình ảnh hoặc cùng trẻ xây dựng nên các quy định
~ Khen ngợi uà phần thưởng:
Giáo viên cần dùng sự khen ngợi trẻ, tuy nhiên đôi khi cũng có thể cần đến phần thưởng để khuyến khích/củng cố hành vi
của trẻ
~ Giảm bớt các hành ui không mong muốn:
Giáo viên cần sử dụng các chiến lược để tránh các hành vi
không mong muốn của trẻ hơn là phải xử lí các hành vi đó
Tuy vậy, giáo viên nào rồi cũng có lúc sẽ gặp phải những hành vi
không mong muốn của trẻ Để xử lí với những hành vi này,
Trang 25cân chú ý đến nguyên tắc Tối thiểu hoá sự can thiệp Ý nghĩa của nguyên tắc này là nhằm đảm bảo các hành vi gây rối được loại
trừ nhanh gọn và các hoạt động của lớp học ít bị ảnh hưởng nhất
Các gợi ý sau có thể là những công cụ nhắc nhở mang tính
cơ học, bằng cử chỉ, ánh mắt hoặc bằng ngôn ngữ nói:
+ Nên đứng gần những đứa trẻ hay gây rối
+ Nhẹ nhàng chạm tay vào vai trẻ để báo hiệu cho trẻ rằng bạn biết là trẻ đang có hành vi không thích hợp
+ Sử dụng các cử chỉ thể hiện trực tiếp hoặc không trực tiếp
sự không hài lòng để ngăn chặn các hành vi không mong muốn
(ví dụ: như chỉ tay, lắc đầu, hoặc những dấu hiệu khác)
+ Đưa mắt nhìn trẻ có hành vi không thích hợp - duy trì trong một khoảng thời gian nhất định
+ Nếu đang nói thì dừng lại trong một khoảng thời gian nhất
định để thu hút sự chú ý của trẻ
Gọi tên những trẻ không tập trung và đặt câu hỏi mà ta biết
rằng chúng có thể trả lời được, hoặc dùng tên của trẻ để minh
hoạ cho những điều ta nói đến trong bài học
Nên sử dụng sự vui vẻ, hài hước khi nhắc nhở, chấn chỉnh
những hành vi không thích hợp
Như vậy, giáo viên có thể lựa chọn nhiều hình thức khác
nhau để nhắc nhở trẻ nhưng hãy bắt đầu bằng những biện pháp
can thiệp ít mang tính xâm phạm nhất Tuy nhiên, việc lựa chọn
hình thức nào còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của
hành vi không mong muốn mà trẻ gây ra
~— Khi trễ có hành vi gây rối nhưng mức độ không nghiêm
trọng, giáo viên có thể xử lí theo những cách dưới đây:
Trang 26+ Nhân quả (các hậu quả mang tính tự nhiên uà logic): nên dùng trong những tình huống khi có một sự hợp logic giữa các
hành vi của trẻ gây nên với hậu quả mà trẻ phải chịu
+ Củng cố khi có sự giảm bớt uề tần số (độ thường xuyên) của
một hành ui không mong muốn ví dụ như giáo viên khen ngợi khi trẻ giảm bớt hành vi chạy nhảy lung tung
+ Dập tắt: Giáo viên không củng cố một hành vi nào đó Dần
dẫn, với việc không củng cố hành vị, kết hợp với sự củng cố tích
cực trước các hành vi mong muốn có liên quan, giáo viên sẽ giúp
trẻ loại bỏ được các hành vi không thích hợp
+ Phạt: là sự lựa chọn cuối cùng bởi vì nó liên quan đến việc đưa ra một điều không dễ chịu/không được ưa thích hoặc lấy đi
một điều gì đó dễ chịu/được ưa thích như là hậu quả của một
hành vi không thích hợp Tuy nhiên, có những tình huống khi ta
phải xem xét việc sử dụng phương pháp này bởi các cách thức
phạt khác nhau có thể giúp loại bỏ ngay lập tức một hành vi
không mong muốn nào đó
3.3.5 Sử dụng một số phương tiện hỗ trợ cho trẻ khuyết tật
trí tuệ
Với trẻ khuyết tật trí tuệ, sử dụng đồ dùng trực quan sẽ giúp
trẻ dễ dàng hiểu được thông tin hơn Đặc biệt, trong khi dạy
những khái niệm trừu tượng như: lên, xuống, trong, ngoài hoặc những kĩ năng tiên học đường như: nhận mặt chữ, số, màu sắc
hoặc hình dạng, điều quan trọng là giáo viên phải có nhiều cách cụ thể hoá những khái niệm trừu tượng đó
Trí nhớ của trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể bị hạn chế Để
giải quyết vấn để này, giáo viên có thể sử dụng các đồ dùng
Trang 27trực quan để trực quan hoá trình tự các hoạt động hoặc các bước
trong một hoạt động cho trẻ Ví dụ: nếu trẻ khó khăn trong ghi
nhớ trình tự các hoạt động trong ngày, có thể sử dụng một bức
tranh có trình tự các hoạt động trong ngày của trẻ
Một số trẻ có khó khăn về ngôn ngữ, việc sử dụng các tranh
ảnh, biểu tượng để giao tiếp với trẻ cũng rất cần thiết
3.4 HỖ TRỢ TRẺ KHUYẾT TẬT NGÔN NGỮ
Người lớn khi trò chuyện, dạy học và chơi với trẻ cần nắm
được những khó khăn của trẻ và có các biện pháp hỗ trợ thích hợp để phát triển khả năng hiểu, diễn đạt và giúp trẻ tự tin hơn
trong giao tiếp và sinh hoạt
3.4.1 Hiểu nhu cầu của trẻ và cố gắng lắng nghe trẻ
Giáo viên cần phát hiện ra cách trẻ giao tiếp với mọi người, điều này sẽ giúp cho người lớn hiểu được các hành động của trẻ
và tác động tới chúng một cách phù hợp, từ đó đảm bảo được các tín hiệu trở nên có chủ đích và có ý nghĩa Trẻ có thể sử dụng các phương tiện như tranh ảnh, điệu bộ, từ ngữ, hành vi để
giao tiếp, thể hiện nhu cầu và cảm giác của mình
Người lớn cần đáp ứng lại trước mọi biểu hiện phi lời nói và
lời nói của trẻ để khuyến khích trẻ sử dụng các phương tiện giao
tiếp khác nhau Hãy giúp trẻ cảm thấy an tâm và cho trẻ biết
rằng bất cứ một cố gắng nào để trẻ nói đều được khuyến khích
và đánh giá cao Ngoài ra, giáo viên cũng cần giúp các trẻ khác
trong lớp hiểu lời nói của trẻ khó khăn về ngôn ngữ Lúc đầu,
giáo viên phải thực hiện với vai trò như là một người phiên dịch
Trang 283.4.2 Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi hỗ trợ
Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi đòi hỏi sự luân phiên
Đây là trò chơi hỗ trợ tốt cho trẻ học ngôn ngữ và các kĩ năng
giao tiếp Hãy bắt đầu từ các trò chơi cùng nhau với đồ chơi
giống nhau để giúp trẻ học cách chia sẻ đồ chơi với người lớn hoặc bạn chơi Sau đó cho trẻ chơi với các trò chơi có sự luân
phiên như thổi bong bóng, lăn bóng qua lại
Giúp trẻ chơi các trò chơi tưởng tượng, điều này đặc biệt hữu
ích khi trẻ chơi trò chơi tưởng tượng cùng với các trẻ khác Loại
trò chơi này tạo cho trẻ cơ hội phát triển ngôn ngữ và khả năng tưởng tượng Khuyến khích trẻ chơi các trò này bằng cách bắt
đầu cho trẻ mô phỏng lại cuộc sống thực vào trong các trò chơi
như bế em, bán hàng sau đó có thể khuyến khích trẻ sử dụng
con rối hoặc đồ chơi để đóng kịch và giả vờ là các nhân vật nói
chuyện với nhau
Trong khi chơi cùng nhóm, giáo viên cần chú ý đến những
câu hỏi của các trẻ khác trong nhóm, chỉ dẫn và hỗ trợ trẻ khó
khăn về ngôn ngữ trong việc đưa ra những phản ứng phù hợp,
cách phối hợp chơi, khởi xướng ý tưởng Hãy bắt đầu bằng nhóm
nhỏ gồm hai trẻ, sau đó dân dẫn tăng thêm số lượng trẻ trong nhóm
3.4.3 Hỗ trợ và khuyến khích ngôn ngữ tiếp nhận
Để giúp trẻ hiểu ngôn ngữ, các biện pháp hỗ trợ cần tập
trung giúp trẻ chú ý trước khi hướng dẫn, hiểu lời nói và hiểu các
từ khái quát
Người lớn có thể thu hút sự chú ý của trẻ bằng nhiều cách
khác nhau như: khi hướng dẫn cho trẻ cần nói chậm và đơn giản
hoá lời chỉ dẫn, trong mỗi lần hướng dẫn chỉ nêu ra một chỉ dẫn;
sử dụng cử chỉ điệu bộ hoặc tín hiệu thị giác để nhấn mạnh tới
Trang 29các đặc điểm chính của đối tượng hoặc thông tin chính cần cung cấp; khi nói nhấn mạnh các từ chính trong câu chỉ dẫn; yêu cầu
trẻ nhắc lại lời chỉ dẫn
Để giúp trẻ hiểu lời nói, trước khi trò chuyện với trẻ hoặc đọc
truyện cho trẻ nghe, giáo viên nên giới thiệu thông tin mới, nói
cho trẻ biết cần nghe cái gì Khi đọc truyện nên chia truyện
thành các đoạn nhỏ hơn, nhắc lại ý chính, giải thích thêm các ý
chính cho trẻ, yêu cầu trẻ nhắc lại ý chính
Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và phù hợp với khả năng hiểu
của trẻ và nhấn mạnh những từ chính một cách phù hợp 3.4.4 Hỗ trợ và khuyến khích ngôn ngữ biểu đạt
Sử dụng một số kĩ thuật phát triển ngôn ngữ cho trẻ như: bắt
chước các hành động và lời nói của trẻ, mở rộng “lời nói” của trẻ, dừng lại để tạo cơ hội giao tiếp cho trẻ
Để giúp trẻ kể lại sự kiện, thông tin hoặc câu chuyện một
cách dễ dàng, người lớn có thể sử dụng cử chỉ, điệu bộ, tín hiệu
thị giác và sắp xếp theo thứ tự, giúp trẻ phối hợp các sự kiện
bằng cách đưa ra cho trẻ các câu hỏi theo thứ tự các sự kiện
xảy ra, giúp trẻ nhận ra nội dung chính cần kể lại, yêu cầu trẻ dừng lại khi trẻ không nói đúng chủ đề hoặc không liên quan
đến chủ đề
Đối với những trẻ có khó khăn trong việc sử dụng đúng ngữ pháp, khi trò chuyện với trẻ, người lớn cần sử dụng câu đúng
ngữ pháp để làm mẫu cho trẻ, yêu cầu trẻ nhắc lại câu đúng ngữ pháp và nhắc nhở trẻ tự sửa khi trẻ nói chưa đúng
Đối với những trẻ khó khăn trong việc đưa ra ý kiến một
cách rõ ràng và logic, người lớn có thể giúp trẻ bằng cách gợi ý
Trang 30cho trẻ bằng câu hỏi, bằng những thông tỉn có liên quan hoặc cung cấp ngôn ngữ phù hợp cho trẻ
Đặc biệt đối với những trẻ khó khăn về ngôn ngữ, khi yêu
cầu trẻ trình bày một nội dung nào đó cần cho trẻ thêm thời gian
để thực hiện các yêu cầu, không nên thúc giục trẻ, bởi nếu càng
thúc giục trẻ càng tăng thêm áp lực và trẻ càng không thể diễn
đạt đúng Hãy dành thời gian để trẻ trả lời, không nên ngất lời
trẻ Khuyến khích trẻ nói bằng cách giáo viên tỏ ra rất chú ý lắng
nghe Không thúc giục trẻ nói nhanh Sửa lỗi ngữ pháp cho trẻ
bằng cách nhắc lại những câu của trẻ nhưng sửa lại cho đúng
ngữ pháp
Bên cạnh đó, giáo viên hãy tạo cơ hội để trẻ nói, bằng cách khuyến khích trẻ đem những đô vật đặc biệt ở nhà đến lớp và đảm bảo trẻ có thời gian để chia sẻ và nói về đô vật đó với các bạn; khuyến khích trẻ nói về những cảm nhận của mình; để trẻ
có thể tham gia vào càng nhiều hoạt động trong lớp càng tốt
nhằm khuyến khích trẻ nói; dạy trẻ những bài thơ, bài hát ngắn
mà trẻ có thể hát hoặc đọc cho người khác; hỏi trẻ câu hỏi mở hơn là những câu hỏi Có - Không
3.4.5 Sử dụng các phương tiện, thiết bị hỗ trợ ~ Sử dụng các bài thơ chữ to kèm hình ảnh — Thiết kế các phương tiện hỗ trợ giao tiếp cho trẻ như tranh ảnh, điệu bộ, kí hiệu 3.5 HỖ TRỢ TRẺ KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG 3.5.1 Sắp xếp môi trường học tập phù hợp
Đối với trẻ khó khăn về vận động, môi trường sinh hoạt, vui
chơi, học tập có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ tự
Trang 31thực hiện được các hoạt động tự phục vụ và tham gia vào các hoạt động thường ngày lớp học Trẻ cần sử dụng các thiết bị trợ
giúp di chuyển như xe lăn, dụng cụ trợ giúp đi lại, ghế ngồi đặc
biệt nên có không gian rộng để có thể đi lại độc lập Trẻ cũng cần có lối đi có tay vịn, lối đi cho xe lăn Do vậy, trong môi trường hoạt động của trẻ khó khăn vận động cần bố trí, sắp xếp
lối đi lại, cửa ra vào hợp lí, không hạn chế sự đi lại, hoạt động vui
chơi của trẻ, vị trí của giá đựng đồ cho trẻ nên ở tầm thấp để trẻ
dễ sử dụng
Sắp xếp chỗ ngồi của trẻ ở vị trí dễ di chuyển, với trẻ bại não
nên được ngôi ở bàn với hai bàn chân đặt xuống sàn hay được tựa vững vàng
3.5.2 Tổ chức hoạt động học tập phù hợp với khả năng tham gia của trẻ
Cho phép trẻ tham gia vào các hoạt động học tập theo khả
năng để kích thích sự độc lập và suy nghĩ tích cực về bản thân
Bên cạnh các nội dung học tập phát triển nhận thức, trẻ khó khăn vận động cần được giúp đỡ để học được các kĩ năng tự
phục vụ và sinh hoạt độc lập
Trẻ khó khăn vận động có thể mệt mỏi, khả năng tham gia
kém, tham gia được một ít vào các hoạt động như trẻ bị liệt nửa người, đau khớp, cong vẹo cột sống không ngôi được lâu Do vậy,
giáo viên nên cho phép trẻ được nghỉ ngơi và điều chỉnh thời
lượng của các hoạt động để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ
Đi lại là một trong những vấn đề khó khăn và mất nhiều thời
gian Do vậy khi tổ chức các hoạt động nhóm hoặc thực hành
cho trẻ giáo viên cần suy nghĩ kĩ càng về việc chuyển vị trí của trẻ
khi tham gia hoạt động
Trang 32Động viên, khen ngợi kịp thời những cố gắng của trẻ Điều cốt yếu là đừng quá nhấn mạnh đến khuyết tật của trẻ, mà phải
tìm ra những khả năng của trẻ và tạo cơ hội để trẻ có thể thể
hiện cho các bạn trong lớp biết những khả năng của mình Qua
đó dần dần trẻ có thể tự khẳng định, nâng cao vị thế của mình,
tạo được sự tôn trọng, yêu thương thực sự của các bạn trong lớp Nếu trẻ khó khăn về vận động bị cố định ở một tư thế trong
một thời gian dài mà không vận động, trẻ có thể bị biến dạng ở
tay và chân, bị lở loét Có thể phòng ngừa biến dạng, lở loét
bằng cách thay đổi tư thế cho trẻ thường xuyên, cử động, xoa bóp tay chân cho trẻ, sử dụng thuốc chống viêm loét
Tạo ra nhóm bạn bè thân thiết với trẻ và giúp đỡ trẻ khi
cần thiết
3.5.3 Sử dụng các thiết bị, phương tiện hỗ trợ
Sử dụng các thiết bị hỗ trợ chuyên dụng: xe lăn, thiết bị điều
chỉnh và định vị, chân tay giả, tay vịn, giá đỡ Điều chỉnh đổ
dùng học tập phù hợp với khả năng của trẻ, tuy nhiên với các
thiết bị sử dụng hằng ngày chỉ nên điều chỉnh đơn giản để tránh
làm cho chúng trở nên quá khác thường Bên cạnh các dụng cụ hỗ trợ di chuyển, trẻ khó khăn vận động cần có các dụng cụ cần thiết phục vụ cho các nhu câu hoạt động, sinh hoạt của trẻ như:
những dụng cụ phù hợp với các tư thế cần thiết (nằm, ngồi )
của trẻ; những dụng cụ giúp trẻ tự lập trong các sinh hoạt (ăn,
uống, mặc quần áo ) Ví dụ: áo với móc, khuyết để trẻ dễ mở, dễ
cài, loại thìa cán to để trẻ tự ăn
Với một số trẻ khó khăn vận động có thể có các biện pháp phục hôi chức năng mang lại hiệu quả cao như nắn chỉnh hình hoặc phẫu thuật sửa chữa biến dạng và cung cấp nẹp chỉnh hình
Trang 33chỉnh hình và chân giả cung cấp cho các em luôn phải thay đổi
để phù hợp với trẻ
Nếu cần thiết, có thể dùng cả một số thiết bị để tránh cho trẻ
khỏi trượt ra ngoài ghế (yên ngựa, tấm gỗ, cái đệm để duỗi chân
trẻ ra) Dùng dây lưng, dây vai và dây buộc đỡ ngực để giữ trẻ ngôi thẳng lưng Ngoài ra, để giúp trẻ kiểm soát được thân người,
hãy lắp thêm ghế để chân, như vậy khi mệt trẻ có thể nghỉ ngơi
Trước khi thay đổi tư thế hay muốn khuyến khích trẻ bước đi
hoặc vận động (có hay không có thiết bị hỗ trợ) nên tham khảo ý
kiến của chuyên gia
Có thể cần dùng đến các thiết bị chuyên dụng để giúp trẻ đứng, ngồi và nằm, vì trương lực cơ của trẻ có thể bị bất thường
Có nhiều loại thiết bị điều chỉnh và định vị mà giáo viên có thể
chọn dùng cho trẻ có tật vận động hoặc có vấn đề về sức khoẻ
Các thiết bị chân tay giả có tác dụng giúp trẻ trong môi trường
học tập nhưng nếu không cẩn thận sẽ làm hạn chế sự vận động, gây thiếu thoải mái và trầy xước da hoặc làm cản trở tiêu hố
nếu khơng lắp đặt đúng kiểu Nếu các thiết bị đặc biệt chẳng hạn
như xe lăn, cần kiểm tra định kì nhằm đảm bảo chúng được lắp đặt phù hợp, tạo cảm giác thoải mái và vận hành tốt Ngoài ra, giáo viên cũng nên kiểm tra các đồ dùng học tập xem kích cỡ,
trọng lượng có phù hợp với trẻ không để có sự điều chỉnh phù hợp 3.6 HỖ TRỢ TRẺ TỰ KỈ
3.6.1 Thu hút sự tập trung chú ý, thiết lập mối quan hệ gần gũi,
thân mật giữa giáo viên và các trẻ khác với trẻ tự kỉ
Giáo viên có thể thu hút sự chú ý của trẻ bằng cách khuyến
khích tương tác mắt, thu hút sự chú ý của trẻ vào khuôn mặt mình, sử dụng tên của trẻ một cách thường xuyên nhưng có
Trang 34chủ đích, sử dụng các kích thích thị giác và kí hiệu để duy trì sự chú ý của trẻ
Cần quan sát kĩ để có thể tìm ra được những khó khăn, những điều mà trẻ thích hay không thích liên quan đến các kích thích cảm giác như ánh sáng, âm thanh, hình ảnh Đưa ra
những kích thích cảm giác một cách phù hợp, trẻ có thể cảm thấy thoải mái hơn khi được nghe bản nhạc nào đó hoặc được
ôm ấp, tránh những kích thích cảm giác khiến trẻ trở nên căng
thẳng, hoảng sợ
Sử dụng một số kích thích cảm giác cho trẻ để giúp trẻ bình
tĩnh lại như dùng ánh đèn mờ hoặc không dùng đèn, tránh sự
xao lãng bằng tấm rèm chắn, vuốt ve một đổ vật mềm, cầm một vật ấm, ôm trẻ Hoặc giúp trẻ tỉnh táo hơn như dùng đèn sáng,
dùng đèn tập trung vào vật, chạm nhẹ vào lòng bàn tay, nhảy lên một cái đệm lò xo
Làm việc với trẻ trong môi trường yên tĩnh, ít sự xao lãng để cho phép trẻ tập trung vào hoạt động hiện tại
“Trẻ tự kỉ thường tỏ ra cách biệt, hoặc rất cô lập và đơn độc
Các em né tránh những đứa trẻ khác, hoặc lờ đi những đứa trẻ khác mà không có một lí do nào cả Giáo viên hãy tạo sy tin cậy
cho trẻ bằng cách vuốt ve trẻ để trẻ cảm nhận được sự gần gũi mặc dù lúc đầu có thể trẻ không thích Trong lúc ôm ấp và vuốt ve trẻ hãy cho trẻ xem những đồ chơi, hoặc làm một điều gì đó
làm cho trẻ có thể thấy thích thú từ đô chơi đó Khi tiếp xúc với trẻ hãy ngôi gần trẻ và đối xử như trẻ đang nhận ra có giáo viên
bên cạnh
Mặt khác, giáo viên cũng nên khuyến khích các trẻ em khác
trong lớp chơi cùng, chỉ dẫn cho trẻ tự kỉ và chấp nhận một số
khác biệt của trẻ
Trang 353.6.2 Hướng dẫn, giải thích nội dung học tập trực quan,
có cấu trúc
Phân lớn trẻ tự kỉ có khả năng ghi nhớ hình ảnh tốt, vì vậy sử
dụng những hình ảnh để hỗ trợ việc học của trẻ là việc làm cần thiết Lựa chọn và tổ chức hoạt động học tập cho trẻ dựa trên sở thích của trẻ bằng cách lồng ghép các nội dung học tập vào các hoạt động mà trẻ ưa thích
Hướng dẫn cho trẻ một cách có cấu trúc bằng cách hướng dẫn cho trẻ từng bước rõ ràng, thống nhất Khi kết thúc một
bước hoặc một hoạt động, hãy giải thích cho trẻ bước hoặc hoạt
động tiếp theo Giáo viên có thể sử dụng bảng trình tự các bước của một hoạt động hoặc thời gian biểu bằng tranh để trẻ có thể
biết được thứ tự các bước hoặc các hoạt động trong ngày Khi
hướng dẫn cho trẻ hãy cho các giải thích thật đơn giản, sử dụng
ít từ, nói chậm rãi, rõ ràng và chắc chắc là trẻ đang chú ý
Sử dụng những từ nhất quán vì trẻ thường gặp khó khăn
trong việc khái quát hoá và hiểu rằng một sự vật có thể được gọi
bằng nhiều tên khác nhau
Dạy trẻ trong những tình huống cụ thể va tạo ra những bối
cảnh để trẻ được luyện tập Ví dụ, trong giờ ăn nhẹ, hãy chỉ cho
trẻ thấy và mô tả: “Nhìn này, quả chuối màu vàng đẹp không?”
Trong khi chơi, hãy cho trẻ có nhiều cơ hội lặp lại bằng cách chỉ
cho trẻ: “Đây là quả chuối, quả con vừa ăn trưa nay đấy!”
Khi hướng dẫn và dạy học cho trẻ tự kỉ đòi hỏi giáo viên cần
kiên nhẫn ngay cả khi trẻ dường như không có phản ứng
Trang 363.6.3 Khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp bằng
nhiều cách khác nhau
Khuyến khích trẻ tự kỉ sử dụng ngôn ngữ nói và nói theo câu
mẫu Giúp trẻ nói được một số mẫu câu hỏi và câu nói trong
những tình huống cơ bản quen thuộc hằng ngày Có thể dạy trẻ mẫu câu hỏi: “Cái gì đây?” khi muốn biết tên của một đồ vật hay
cái gì đó Dạy trẻ nói: “Chào ạ!” khi gặp ai đó Dạy trẻ: “Con
muốn ” khi trẻ muốn điều gì đó Dùng những từ mô tả con
người, đồ vật, hành động, hiện tượng xung quanh trẻ, dùng những từ đơn giản và lặp lại thường xuyên
Hãy nói với trẻ trong những tình huống hằng ngày: về những điều trẻ đang làm, những điều người xung quanh đang làm, nói về những điều trẻ thích và hiểu biết nhất Khi kĩ năng ngôn ngữ
của trẻ đã tiến triển có thể mở rộng chủ đề, có thể dùng những
câu dài hơn và luôn tìm cách mở rộng vốn từ cho trẻ, nếu trẻ đã
nói được: “ô tô”, người lớn nên dạy trẻ nói “ô tô màu xanh”
Với một số trẻ tự kỉ có ít ngôn ngữ hoặc không có ngôn ngữ,
hãy sử dụng các phương tiện giao tiếp khác với trẻ như tranh
ảnh, biểu tượng, kí hiệu
Đáp ứng cho trẻ thấy (bằng phản ứng thích hợp như vỗ tay, mỉm cười, ôm trẻ vào lòng) để trẻ hiểu sự cố gắng giao tiếp của
trẻ là rất tốt, rất đáng khen
3.6.4 Tổ chức các hoạt động chuyển tiếp
Thời gian chuyển tiếp giữa các hoạt động là khoảng thời gian
khó khăn đối với nhiều giáo viên và trẻ em Đối với trẻ tự kỉ, đây
là thời gian không rõ ràng với trẻ Chúng cần các kích thích quen
thuộc như là những dấu hiệu hỗ trợ và khuyến khích cảm giác
Trang 37an toàn của trẻ Nếu không được xem xét kĩ lưỡng, thời gian
chuyển tiếp có thể trở nên bối rối cho trẻ tự kỉ và dẫn đến hành
vi không mong muốn
Khi tất cả trẻ trong lớp phải di chuyển từ khu vực này sang
khu vực khác, hãy chia trẻ thành các nhóm nhỏ
Để chuẩn bị cho trẻ thay đổi hoạt động, nên nói trước cho
trẻ là hoạt động này sắp kết thúc và khi nào nghe thấy tiếng
chuông hoặc tiếng nhạc là kết thúc hoạt động Có thời gian chuẩn bị cho các hoạt động khác rất quan trọng đối với trẻ tự kỉ
Chẳng hạn, có trẻ không thể vượt qua được với những thay đổi
đột ngột, nếu nói trẻ kết thúc một hoạt động nào đó ngay là trẻ
trở nên giận đữ, ném đồ chơi nhưng nếu nói trước để trẻ chuẩn
bị thì trẻ dễ dàng kết thúc hoạt động thậm chí cả với những hoạt
động mà trẻ thích thú
3.6.5 Sử dụng một số phương tiện hỗ trợ
Sử dụng đô chơi, đồ dùng an toàn Tránh sử dụng những đồ
vật có thể kích thích những hành vi hung hãn ở trẻ
Một số trẻ tự kỉ có khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói có thể cần đến các tranh ảnh, biểu tượng hỗ trợ giao tiếp
Một số trẻ tự kỉ có vấn dé về hành vi có thể sử dụng thuốc
hoặc chế độ dinh dưỡng đặc biệt Vấn đề này phải tiến hành cẩn thận, thông tin cho cha mẹ trẻ biết và theo đõi sự thay đổi về hành vi có liên quan tới các phản ứng phụ do được bổ sung dinh
dưỡng hoặc do dùng thuốc gây ra
Trang 38CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3
1 Khiếm thính có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ ở độ tuổi mầm non? Giáo viên cần điều chỉnh phương pháp dạy
học dùng lời như thế nào khi tổ chức hoạt động trong lớp
học hoà nhập có trẻ khiếm thính? Lấy ví dụ minh hoạ
2 Trình bày các biện pháp hỗ trợ trẻ khiếm thị khi tổ chức các
hoạt động trong lớp mẫu giáo hoà nhập
3 Phân tích các biện pháp hỗ trợ trẻ khuyết tật trí tuệ trong lớp
mầm non hoà nhập Thế nào là kĩ thuật phân tích nhiệm vụ
khi hướng dẫn trẻ khuyết tật tri tué 6 lop mam non hoa
nhập? Lấy ví dụ minh hoạ
4 Khái niệm tự ki Các biện pháp hỗ trợ trẻ tự kỉ trong lớp học
hoà nhập
5, Mô tả một trường hợp trẻ khó khăn về ngôn ngữ; tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của trẻ và để xuất các biện pháp hỗ trợ cho
trễ ở trường mầm non
6 Thế nào là trẻ khó khăn về vận động? Trình bày những ảnh
hưởng của khó khăn vận động đối với sự phát triển của trẻ
Trang 39TÀI LIỆU THAM KHẢO A Tài liệu tiếng Việt
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình giáo duc mâm non, NXB Giáo dục, Hà Nội
2 Trịnh Đức Duy (Chủ biên, 1992), Sổ #4y giáo dục trẻ em
khuyết tật ở Việt Nam, NXB Sự thật, Hà Nội
3 David Werner (1999), Phuc hdi tré tan tat tai cộng đồng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
4 Trần Thu Hà - Trần Trọng Hải (2005), Phát hiện sớm, can thiệp
sớm một số dạng tàn tật ở trẻ em Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội 5 Nguyễn Xuân Hải (2009), Giáo đục học trẻ khuyết tật, NXB
Giáo dục, Hà Nội
6 Bùi Thị Lâm - Hoang Thị Nho (2011), Giáo trình Giáo dục
hoà nhập, NXB Giáo dục, Hà Nội
7 Sandy Niemann - Devorah Greenstein - Darlena David
(2006), Giúp đỡ trẻ điếc, Tài liệu dich, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội
8 Trung tam Giáo dục Trẻ khuyết tật (1995), Giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật ở Việt nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
9 V.A Sinhiak- M.M Nudenman (1999), Những đặc điểm của
sự phát triển tâm lí trẻ điếc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 10 Nguyễn Thị Hoàng Yến (2005), Đại cương uề giáo dục
trẻ khiếm thính, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội
11 Hiểu uà đáp ứng nhu cầu đặc biệt trong lớp hoà nhập (2002),
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
B Tài liệu tiếng nước ngoài
Trang 4010 11 12 Frank G.B (2001), Birth to five: Early childhood special education, Delmar Publisher
Hayden A.H - Smith R.K (1980), Mainstreaming Preschoolers: Children with learning disabilities, DHEW Publication
Kuder S Jay (2003), Teaching students with language and
communication disabilities, 2nd ed, Pearson Education, Inc Lynas W (1995), Communication options in the education of deaf children, Whurt Publishers Ltd, London
Marschark M - Harry G Lang - John A Albertini (2002), Educating deaf students: from research to practice, Oxford
University Press
Miriam G Lasher — Ilse Mattick - Frances J Perkins (1980),
Mainstreaming Preschoolers: Children with Emotional Disturbance, DHEW Publication
Nancy M Johnson-Martin - Bonnie J Hacker — Susan M Attermeier (2004), The Carolina curriculum for preschoolers
with special needs, Brookes publishing
Rita LaPorta - Donald McGee - Andrey Simons-Martin — Eleanor Vorce (1980), Mainstreaming Preschoolers: Children
with hearing impairement, DHEW Publication
Ruth E Cook — Annette Tessier - M Diane Klein (2004),
Adating Early Childhood Curricula for Children in Inclusive Settings, Fourth Edition — Merrill an imprint of Prentice Hall, Englewood Cliffs, New Jesey Columbus, Ohio
Samuel J Meisels - Jack P Shonkokk (1996), Handbook of Early Childhood Intervention, Cambridge University
Smith D.D (2003), Introduction to Special Education:
Teaching in an age of opportunity, 5th edition, Printed in the United State of America