Giáo trình Khoa học quản lý gồm có 6 chương và chia làm 2 phần, phần 1 gồm có những nội dung như: quản lý và quá trình phát triển của khoa học quản lý; hoạch định chiến lược; tổ chức và xây dựng cơ cấu tổ chức. Mời các bạn cùng tham khảo!
Trang 2GS TS PHAN HUY DUONG (Chủ biên)
GIÁOTRÌNH
KHOA HỌC QUẢN LÝ
(Dùng cho đào tạo Đại học, sau Đại học ngành Kinh tế)
Trang 3Các tác giả:
TS Phan Anh: viết Chương 1;
ThS Nguyễn Thị Hải: viết Chương 2; Chương 4; TS Nguyễn Tiến Hùng: viết Chương 6;
Trang 4MUC LUC
Chuong 1
QUAN LY VA QUA TRINH PHAT TRIEN CUA KHOA HOC QUAN LY
1.1 Khai niém, vai trO Cla QUaN IY escesesecsesessesssssscssessesscesensessecsecsesseseesssecseantenss 11 1.2 Những đặc điểm ctia Khoa hoc quan lV) ecscssssesssssssesscsssseesssssssecsessssecesssseecensaseress 16 1.3 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của khoa học quản lý 19 1.4 Quá trình phát triển của khoa học quản lý - s2©xe2+see+t+szz£zsz 23 I[ÓIjt4tCHUOHHi E2 cds oa vin canada 8660 bess, 101255, s38 9E 760721115 PIN 40
Chương 2
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
2.1 Hoạch định và các loại hình hoạch định 2.2 Quy trình hoạch định -
2.3 Hoạch định chiến lƯỢc - 2-2 2© x++£x++xeerxeeczeerxeerxevrxerrreee P2//00(010119:†01Mfdlani|UlilUEt WEpAlMEse le TRE 1117 7i erro Siecccsaceser one eee
TOmanchuangigner rt Shee ee cn eee 98
Chuong 3
TỔ CHỨC VÀ XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC
9515-T0/CHUCVà:C0:0ẤU:10/SHUG rics eccentric nh ee 101
3.2 Xây dựng co cấu tổ chức :
Trang 5Giáo trinh KHOA HOC QUAN LY 6 Chuong 4 LÃNH ĐẠO VA QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI 4.1 Những vấn đề cơ ầ lãnh đạo 4.2 Lãnh đạo nhóm 4.3 Một số học thuyết về tạo động lực 176 4.4 Xung đột và giải quyết xung đột . -cscccseerrrtrrrtrirrrieriirrere 188
¿M£Imih0 sim ®e ẽ 196 Iióm fEL.CHƯƠnH 4) 25222165aufisgasdbapceeuselcssE le Tin 0 0 E71E5/01000.527026191e-ex 205
Chương 5
KIỂM TRA
blnllfutifftlTfEUIL-1:10N1eAAEM-vA023en2rlSi 0/110 292120105 2220200 ecbfPakb-00f4 ii, 207 He Hinhithuci kien tases cscs etches seccccslesccecesscscsess rescscecesestecdotesccseees 219
HS Quy-trinhikiemtassse eee ee eS ee 222
:[0ITSU/CHƯUIO:B S22 n0 Gon een eee ean wane fee teen oes, 235
Chuong 6
THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH
(538]410110nnli1nji01inJGTTENHI655 5% 3405601046121 93E20200i21a 04 7162/70-1AtgđWU 237
6.2 Quyết định trong quản lý . ¿ 2¿2+c++2+++cz+cErxevrxererxeerxesrsrerree 251 ATOM MTAUCHUGN 1 Om esse oor eee te eet ee ae ern ee res ccstreres 280
Trang 6md DAU
Quản lý là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con người và có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới Trong thế kỷ XXI, với sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng, khoa học quản lý cũng có những bước phát triển mới mang tính thời đại trên nhiều lĩnh vực Chưa bao giờ nhà quản lý đứng trước nhiều thách thức và cơ hội như hiện nay Cũng chưa bao giờ cách thức quản lý ảnh hưởng đến sự thành bại của các tổ chức, cộng đồng người một cách to lớn và trực tiếp như hiện nay Do vậy, quản lý ngày nay là quản lý hiệu quả ở cả tầm Vi mô cũng như ở tầm Vĩ mô, ở một tô chức, ở mỗi quốc gia trên thế giới Muốn quản lý có.hiệu quả, trước hết can phải nắm bắt và vận dụng những kiến thức khoa học quản lý vào thực tiến để đáp ứng những yêu cả ên kinh tế - xã hội
——
Trang 7Giáo trình KHOA HỌC QUẢN LÝ 8
bản chất của khoa học quản lý - một ngành khoa học mang tính ứng dụng cao và đang phát triển rất nhanh chóng cùng với tính cạnh tranh ngày càng gia tăng và gay gắt giữa các quốc gia, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước Các bí quyết thành công, các sáng tạo quản
lý được tong kết, bổ sung làm cho khoa học quản lý thật sự có hiệu quả
cao trong hoạt động thực tiễn quản lý Đọc sách, độc giả thấy được sự phong phú, thiết thực, sự đổi mới, phát triển và sáng tạo không ngừng của khoa học quản lý - một tác nhân lớn cho sự phát triển bền vững của các quốc gia, tổ chức và doanh nghiệp
Nội dung của Giáo trình Khoa học Quản lý được kết câu 6 chương,
có tính khoa học và thực tiễn cao Mỗi chương được biên soạn theo
trình tự: trình bày một cách logic, khoa học, chi tiết nội dung của từng
vấn đề, từ đó rút ra ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu Cuối mỗi chương đều có tóm tắt nội dung cốt lõi và nêu ra một số van dé thảo luận cũng như các bài tập nâng cao
Chương 1: “Quản lý và quá trình phát triển của khoa học quản lý” Chương 2: “Hoạch định chiến lược”
Chương 3: “Tổ chức và xây dựng cơ cấu tô chức” Chương 4: “Lãnh đạo và quản lý sự thay đôi” Chương 5: “Kiểm tra”
Chương 6: “Thông tin và quyết định”
Giáo trình “Khoa học quản lý?” do GS TS Phan Huy Đường làm
chủ biên và các cộng sự cùng tham gia biên soạn, có tham khảo một số tư liệu của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu có liên quan đã cơng
bố trong, ngồi nước Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của những tư liệu được tham khảo trong quá trình biên soạn cuốn sách này Mặc dù các tác giả hết sức có gắng để hướng đến mục tiêu giáo trình có
Trang 89 Mở đầu
khoa học đang phát triển mạnh mẽ và có nhiều trường phái khác nhau, nên trong quá trình biên soạn giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót Chúng tôi hoan nghênh và tiếp nhận một cách cầu thị sự đóng góp nhiệt tình của các đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, và các học viên đề cuốn sách này ngày càng được hoàn thiện
Trang 9quŠ Sn69 ve ( it tiêu de bene ce kẻ TA omelet ew
Abit: bể sone siôb‹dbs sũá:dalt30Hbi
paren eat ome ete
eae Ae: GX aoe is
abut uất GAS AT
Trang 10CHƯƠNG 1
QUAN LY VA QUA TRINH PHAT TRIEN CUA KHOA HOC QUAN LY
1.1 KHAI NIEM, VAI TRO CUA QUAN LÝ
1.1.1 Dinh nghia “quan ly”
Quản lý xuất hiện từ khi con người biết làm việc chung, có phân công và phối hợp với nhau nhằm đạt mục tiêu nhất định Tuy nhiên chỉ từ cuối thế kỉ XIX, quản lý mới được phát triển thành một lĩnh vực mang tính khoa học, một môn học, một ngành khoa học, được truyền bá và giảng dạy rộng rãi trên thế giới
Ngày nay, quản lý là một yếu tô không thẻ thiêu của bất cứ tổ chức nào Một doanh nghiệp, một bệnh viện, một trường học, thậm chí một gia đình hoặc ở quy mô lớn hơn là một quốc gia, một tổ chức quốc tế Tất cả đều có sự định hướng, điều phối, giám sát các hoạt động, tất cả đều cần sự quản lý Quản lý trở thành yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của các tổ chức và doanh nghiệp
Tuy vậy, việc giải thích bản chất thuật ngữ “quản lý” vẫn còn nhiều
ý kiến khác nhau Lý do là ở chỗ, quản lý là một quan hệ phức tạp phản
Trang 11
Giáo trình KHOA HỌC QUẢN LÝ u
Cách định nghĩa thứ nhất, căn cứ vào yếu tố nào quan trọng nhất của quản lý mà có phối hợp và hoạt động của tổ chức nhằm đạt mục tiêu chung một cách hiệu quả nhất Đây là cách hiểu quản lý là quản lý một tô chức Một tổ chức phải luôn có mục tiêu và sự phối hợp hoạt động của nhiều người, trong đó người chỉ huy có chức năng điều khiển những người khác làm việc nhằm đạt tới mục tiêu chung Với ý nghĩa này có định nghĩa của E Taylor: quản lý là hồn thành cơng việc của người chỉ huy thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hồn
thành cơng việc tốt nhất và rõ nhát
Cách định nghĩa thứ hai, coi trọng tính hệ thống các công việc của tỗ chức Đây là cách hiểu quản lý là quản lý các công việc cần phải thực hiện được gọi là các chức năng cơ bản: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát Tiêu biểu là định nghĩa của H Fayol và được phát triển bởi J Stoner và S Robbins: quản lý là tiến trình bao gồm việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các hoạt động của các thành viên trong tổ chức và việc sử dụng tat cả các nguôn lực khác của tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra
Cách định nghĩa thứ ba, nhắn mạnh đến các phương pháp, các kĩ thuật (nghệ thuật) của quản lý trong tác động vào con người Đây là cách hiểu quản lý là quản lý con người Điển hình là định nghĩa của M Phollett: quản lý là nghệ thuật đạt được mục tiêu thông qua người khác
Thông qua nghiên cứu các định nghĩa về quản lý, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về quản lý như sau: Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt đến mục tiêu của tổ chức trong điêu kiện biên động của môi trường
Với khái niệm trên, chúng ta cần lưu ý một số điểm bao gồm: * Về cấu trúc hệ thống quản lý:
- Chủ thê quản lý là những tác nhân hoặc bộ phận có quyền lực và
sử dụng quyền lực đó tác động tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu chung của hệ thông quản lý Trong những hệ thống đơn giản, ít người
Trang 1213 Chương 1 QUẢN LÝ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC QUẢN LÝ
chủ thể quản lý có khi chỉ là một người Trong hệ thống phức tạp và đông người cần nhiều cán bộ quản lý, chủ thể quản lý là một bộ máy quản lý với sự phân chia quyền lực từ người quản lý cấp cao đến người quản lý cấp thấp
- Đối tượng quản lý là các cá nhân, các nguồn lực chịu sự điều phối của chủ thé quản lý Trong các hệ thống quản lý có các đối tượng phổ biến sau:
+ Con người gồm các nhân viên trong tổ chức chịu sự điều phối và giám sát và cũng là câp dưới của người quản lý
+ Các tài sản: bao gôm cả thiết bị, máy móc, tài sản, tài chính, điêu kiện vật chất khác của hệ thống
+ Các yếu tô vô hình: như thương hiệu, uy tín và mối quan hệ của tổ chức
* Về mục tiêu của hệ thống quản lý: là trạng thái mong đợi của toàn bộ hệ thống cần bàn tới trong tương lai
* Về môi trường của hệ thống: bao gồm tat cả các u tơ bên ngồi hệ thống quản lý nhưng có tác động hoặc có khả năng tác động đến hệ thống quản lý Người ta thường chia nhóm yếu tố môi trường thành các phân hệ như môi trường con người (khách thể quản lý), môi trường vật chất, môi trường pháp luật, môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường xã hội Nếu phân theo phạm vi ta có môi trường địa phương, môi trường trong nước, môi trường quốc tế
Phân biệt quản lý và quản trị: về mặt bản chất thì quản lý và quản tri là tương đồng song quản lý có thể dùng cho cả hệ thống vĩ mô lẫn vi mô còn quản trị thường được sử dụng để chỉ quản lý ở phạm vi hẹp như các công ty, doanh nghiệp, v.v
1.1.2 Phân loại quản lý
Quản lý diễn ra trong từng tô chức, trên mọi lĩnh vực cho đến quốc
Trang 13
Giáo trình KHOA HỌC QUẢN LÝ 14
Căn cứ vào đối tượng, quản lý được phân chia thành:
+ Quản lý giới vô sinh: (nhà xưởng, đất đai, hầm mỏ, thiết bị, máy móc, sản phâm )
+ Quản lý giới sinh vật: (cây trồng, vật nuôi )
+ Quản lý xã hội con người: (các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế) Căn cứ vào tính chất hoạt động được chia thành:
+ Quản lý nhà nước (về các lĩnh vực)
+ Quản lý các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế
Chẳng hạn trong lĩnh vực kinh tế được chia thành: quản lý nhà nước về kinh tế (là loại quản lý mang tính chất quyền lực nhà nước về lĩnh vực kinh tế) và quản lý sản xuất kinh doanh (là loại quản lý mang tính chất trực tiếp tạo ra sản phẩm phục vụ cho xã hội)
Căn cứ vào hiện tượng biến động của xã hội được chia thành: + Quản lý sự thay đổi
+ Quản lý rủi ro
+ Quản lý khủng hoảng
Đây là những loại hình quản lý biểu hiện của xu hướng hiện đại về quản lý
Những loại hình quản lý trên đây biểu hiện sự giống nhau về mục tiêu quản lý nhưng có sự khác biệt về tính chất, cách thức tác động của từng loại hình quản lý Cho dù có nhiều loại hình quản lý nhưng xét đến cùng bản chất của nó là biểu hiện của mối quan hệ con người với con người
1.1.3 Vai trò của quản lý
Mai trò tong thé
Trong mọi thời đại và ở các lĩnh vực khác nhau, quản lý luôn là yếu tô quyết định đến sự thành công của tô chức, đồng thời cũng quyết định
sự thành công của cá nhân những nhà quản lý có tài năng Các nghiên
Trang 1415 Chương 1 QUẦN LÝ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC QUẦN LÝ
cứu về quản lý đã chỉ ra rằng, các công ty thành công đều phải là các công ty có quản lý tốt với những nhà quản lý tài ba Các công ty bị thất bại trong kinh doanh cũng chủ yếu do sự yêu kém của quản lý Ở tầm quốc gia, các nước phát triển nhanh đều là các nước có hệ thống quản lý quốc gia tiên tiến và hiện đại, có sứ mệnh và tầm nhìn rộng lớn Còn ở những nước bế tắc chưa tìm ra lối đi cho sự phát triển là do sự hạn hẹp về tầm nhìn, sự trì trệ, bảo thủ của quản lý
Thực vậy, quản lý ngày nay đã trở thành yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh và sự phát triển của các doanh nghiệp, các tổ chức, các quốc gia Đó là lý do tại sao hiện nay các công ty, các tổ chức, các quốc gia luôn chú ý đến quản lý và săn tìm người tài quản lý, có chính sách thu hút nhân tài, trong đó có nhân tài về quản lý, chấp nhận trả lương rất cao cho họ
Mai trò cụ thể
Xét theo quy trình của hoạt động, quản lý có các vai trò cụ thể sau: Vai trò định hướng: đây là vai trò của “người dẫn đường” cho tô chức Bất cứ tổ chức nào cũng cần phải xác định được mục tiêu phát triển của mình và định hướng đi cho con đường đến mục tiêu
Vai trò tô chức, phối hợp hoạt động: với vai trò này, quản lý là công việc huy động các nguồn lực của tô chức, phối hợp các nguồn lực đề thực hiện các phương án hoạt động đi đến mục tiêu một cách hiệu quả nhất
Con người khi làm việc độc lập thì không mang lại hiệu quả cao Trong một tổ chức có phối hợp hoạt động của nhiều người, nêu sự hợp tác và phân công lao động được phát huy, năng suất lao động và hiệu quả sẽ tăng lên rõ rệt Do đó, vai trò của quản lý ở đây là cực kỳ quan trọng
Vai trò khích lệ, động viên, khơi nguồn động lực trong tổ chức: vai trò này giúp nhà quản lý có tài năng, thành công trong khích lệ cấp dưới sẵn sàng làm việc với năng suất chất lượng, hiệu quả cao, làm cho nhân
viên phát huy được năng lực của mình Nhờ có quản lý mà các tiềm năng của con người và tổ chức được phát huy, giúp tổ chức có thể vượt
Trang 15
Giáo trình KHOA HỌC QUẢN LÝ 16
Vai trò giám sát: quản lý luôn gắn liền với giám sát tất cả các hoạt động của tổ chức, kịp thời phát hiện các dấu hiệu sai lệch dé kip thời điều chỉnh, bảo đảm đạt tới mục tiêu một cách hiệu quả nhất Một tổ chức được quản lý tốt phải là một tổ chức giám sát tốt, tức là sự bảo
đảm cho các nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng, mục tiêu của tô chức
được thực hiện có kết quả
1.2 NHUNG DAC DIEM CUA KHOA HOC QUAN LY
Nhu chung ta biét, khoa hoc quan lý chính là khoa học nghiên cứu
các thách thức tác động của chủ thê quản lý sao cho đạt hiệu quả cao nhất Khoa học quản lý là một môn khoa học nghiên cứu và làm rõ các quy luật, nguyên tắc, phương pháp, công cụ, chức năng của quá trình quản lý nhằm tìm ra những cách thức quản lý có hiệu quả nhất, có thể áp dụng cho các hệ thông quản lý
Trên cơ sở quan niệm như trên về khoa học quản lý, khoa học quản lý có các đặc điểm chính sau đây:
1.2.1 Tính khoa học
Từ thực tế cho thây: một quốc gia cho đến một doanh nghiệp thành công là những quốc gia doanh nghiệp được quản lý tốt, mang lại danh
vọng, sự phát triển của quốc gia và tiền bạc, quyền lực cho chủ doanh
nghiệp Nhiều nhà khoa học đã cố gắng tìm ra căn nguyên của các nhà quản lý thành công đã dẫn dắt quốc gia phát triển thịnh vượng và doanh nghiệp phát triền dé khẳng định uy tín trên thị trường
Có người cho rằng, người quản lý giỏi chủ yếu là do họ có bí quyết, cé nang luc bam sinh, có nghệ thuật bí hiểm hoặc gia truyền, không thể truyền đạy được Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu vẫn nỗ lực trong
việc tìm ra những yếu tố mang tính quy luật, nguyên tắc trong tài năng
của nhà lãnh đạo thành đạt với mục đích truyền dạy những kinh nghiệm
này cho người khác Chính các nỗ lực đi theo hướng này đã đặt những
Trang 1617 Chương 1 QUẢN LÝ VÀ QUÁ TRINH PHAT TRIEN CUA KHOA HOC QUAN LY
phát triển mạnh mẽ với rất nhiều trường phái học tập khác nhau, trở thành nghành khoa học có rất nhiều thành tựu tổng kết các bí mật của quản lý, đúc kết thành những nguyên lý khoa học Tính khoa học của quản lý được thể hiện ở các nội dung sau:
Tôn trọng và vận đụng các quy luật khách quan
Các quy luật khách quan có tác động đến các hoạt động quản lý bao gồm các quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế, quy luật xã hội, các quy luật tâm lý - tinh thần Việc nắm giữ các quy luật khách quan mà yếu tố đảm bảo thành công cho quản lý
Tuân thủ các nguyên tắc quản lý
Nguyên tắc quản lý là yếu tố buộc phải tuân thủ để đảm bảo khả năng hướng đến mục tiêu, tức là đảm bảo sự thành công và hiệu quả quản lý Tuân thủ nguyên tắc chính là tôn trọng tính tất yêu khách quan của các quan hệ quản lý
Sử dụng thành thạo các phương pháp quan ly
Khoa học quản lý đã tổng kết rất nhiều phương pháp quản lý đã áp dụng thành công trong các hệ thống khác nhau Nhà quản lý giỏi biết sử dụng thành thạo các phương pháp quản lý giống như một bác sỹ giàu kinh nghiệm biết sử dụng các công cụ của nghề y Muốn sử dụng thành thạo các phương pháp đòi hỏi nhà quản lý phải có kiến thức vững vàng, kỹ năng thành thạo
1.2.2 Tính nghệ thuật
Tính nghệ thuật của quản lý xuất phát từ thực tiễn quản lý, từ tính phức tạp của bản thân các hệ thống quản lý Trong đó quản lý hệ thống con người có tính phức tạp cao nhất Vì hệ thống con người có nhiều
mối quan hệ kinh tế - xã hội, tự nhiên - kỹ thuật và với các hiện tượng,
sự vật Do vậy việc quản lý hệ thống con người đòi hỏi không chỉ kiến
thức khoa học mà còn ở tài nghệ, sự khéo léo, linh hoạt trong xử lý các
quan hệ liên quan đến con người và sự việc Chính tài nghệ xử lý quan
Trang 17Giáo trình KHOA HỌC QUẢN LÝ 18 Những yếu tố cơ bản đề phát huy nghệ thuật trong quan lý bao gồm: Có kiến thức, có bản lĩnh vững vàng trong quản lý khi có các sự
việc, hiện tượng nảy sinh trong thực tiễn
Thành thạo các kỹ năng xử lý các công việc, các hiện tượng, các quan hệ quản lý trong mọi tình huống
Có ý thức và thái độ đúng đói với các yếu tố như: bí quyết lãnh đạo, bí mật kinh doanh, nghệ thuật quản lý, kế sách kinh doanh
1.2.3 Tính tổng hợp liên ngành
Khoa học quản lý nghiên cứu một cách tông hợp và hệ thống tất
cả các quan hệ quản lý của hệ thống nhằm phục vụ cho việc tìm ra các giải pháp đạt được mục tiêu hiệu quả, đó là một mặt Mặt khác, quản lý
diễn ra ở mọi lĩnh vực khác nhau, có chuyên môn khác nhau Chính vì
vậy, khoa học quản lý không phải là môn khoa học chuyên sâu hẹp mà là một bộ môn tổng hợp liên ngành sử dụng trực tiếp các kết quả của các môn khoa học chuyên sâu khác, vừa có đối tượng nghiên cứu riêng của mình
Hệ thống các môn khoa học liên quan bao gồm:
Nhóm thứ nhất bao gồm các môn khoa học cơ bản như triết học,
kinh tế học, khoa học nhà nước và pháp luật, điều khiển học
Nhóm thứ hai gồm các môn khoa học hỗ trợ như xã hội học, tâm
lý học
Nhóm thứ ba gồm các môn khoa học cơng cụ như tốn kinh tế, tin học, hệ thống thông tin quản lý, ngoại ngữ
1.2.4 Tính ứng dụng
Trang 1819 Chương 1 QUẢN LÝ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC QUẢN LÝ
vận dụng sáng tạo và điều kiện cụ thé 1a yếu tố cần thiết để đảm bảo sự
thành công trong quản lý
Chính đặc điềm này đã dẫn đến sự hình thành một số trường phái đào tạo quản lý không chỉ dựa vào học kiến thức mà chủ yêu là tập trung cho việc học kỹ năng, hành nghề thông qua các bài tập tình huống và
thực hành cụ thể
1.3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CỦA KHOA HỌC QUẢN LÝ
1.3.1 Đối tượng của khoa học quản lý
Khi xác định đối tượng của khoa học quản lý, cần xuất phát từ thực chất của quản lý với tính cách là chức năng cuả lao động xã hội Trong quá trình làm việc con người hoạt động trong những mối quan hệ nhất
định với nhau, còn quản lý diễn ra dưới quan hệ đặc biệt với người tham
gia quản lý Vì thế, nghiên cứu quản lý có nghĩa là nghiên cứu quan hệ giữa người với người trong quá trình đó, tìm ra tính quy luật hình thành quan hệ trên cơ sở đó xây dựng các nguyên tắc, các hình thức và phương pháp thực hiện các quan hệ quản lý
Có thể xác định quan hệ quản lý là đối tượng của khoa học quản lý
Quan hệ quản lý là tổ hợp phức tạp những mối liên hệ và tác động
qua lại của con người và tập thể trong quá trình chuẩn bị và thực hiện sự
tác động quản lý Nếu nội dung quan hệ trong sản xuất là sự liên hệ của những người sản xuất trực tiếp ra của cải vật chất, thì nội dung của quan hệ
quản lý là sự liên hệ phản ánh việc tô chức các hoạt động chung của những người tham gia sản xuất
Quan hệ quản lý được phân thành những loại sau đây: - Thứ nhất, quan hệ giữa hệ thống quản lý và bị quản lý
- Thứ hai, quan hệ quản lý tồn tại trong nội bộ bản thân hệ thống
quản lý
Trang 19Giáo trinh KHOA HOC QUAN LY 20 + Giữa các khâu quản lý của mỗi cấp, như; quan hệ giữa các bộ phận quản lý của công ty của phân xưởng v.v
+ Quan hệ giữa các khâu quản lý cùng chức năng ở các cấp khác nhau của hệ thống quản lý, như: quan hệ giữa các vụ kinh tế - kế hoạch của bộ, quan hệ giữa các phòng kinh tế kế hoạch của công ty v.v
- Thứ ba, quan hệ giữa người lãnh đạo và người dưới quyền trong từng khâu quản lý
- Thứ tư, quan hệ quản lý giữa người lãnh đạo và giữa những người dưới quyền
Ngoài ra, quan hệ quản lý còn được phân chia như: - Theo ngành, tức là quan hệ trong giới hạn một ngành
- Liên ngành, tức là quan hệ giữa các tô chức của các ngành kinh tế khác nhau
- Liên vùng tức là quan hệ giữa các tô chức của các vùng khác nhau - Theo lãnh thổ
Và còn nhiều cách phân chia quan hệ quản lý khác
1.3.2 Nội dung của khoa học quản lý
Khoa học quản lý nghiên cứu những nội dung của quan ly dé van dung vao viéc tién hanh quan ly trong thuc té
Nội dung của khoa học quản lý bao gồm:
- Cơ sở lý luận về quản lý, trình bày cơ sở phương pháp luận hình thành khoa học quản lý
- Tổ chức quản lý, phần này xem xét, các vẫn đề về chức năng quản lý, cơ câu tô chức quản lý, cán bộ quản lý
- Quá trình quản lý, trong phần này đề cập đến nội dung quá trình quản lý, cơ câu quản lý và công nghệ quản lý
Trang 2021 Chương 1 QUẦN LÝ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC QUẢN LÝ
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu của khoa học quản lý
Phương pháp duy vật biện chứng đòi hỏi xem xét và giải quyết những vấn đề quản lý trong mối quan hệ qua lại của chúng Trong sự phát sinh, vận động và phát triển của chúng
Phương pháp lịch sử: quản lý luôn luôn phải đáp ứng những yêu cầu của hoàn cảnh xã hội cụ thẻ Bởi vậy, cần phải nghiên cứu các vấn đề quản lý trong các điều kiện lịch sử cụ thể có tính đến những kinh nghiệm và triển vọng cùng với sự phát triển của xã hội, sự thay đổi của những nhiệm vụ chính trị và kinh tế, những hình thức và phương pháp quản lý cũng thay đổi Vì thế, phương pháp lịch sử là bắt buộc đối với việc nghiên cứu các vấn đề quản lý
Phương pháp tông hợp là một trong những điều kiện để nghiên cứu có hiệu quá vấn đề quản lý Phương pháp này bao gồm việc nghiên cứu các hiện tượng trong mối liên hệ và trong sự phụ thuộc của chúng với nhau
Như vậy khi nghiên cứu một vấn đề gì đó, phải tính đến tất cả các
yếu tố: Kinh tế, chính trị, tâm lý xã hội, luật pháp Tuy phải tính tất cả các yếu tô nhưng cũng phải biết có chọn lọc cái gì là cơ bản nhất
Phương pháp hệ thống giữ một vai trò quan trọng trong khoa học quản lý, nó cho phép xem xét hệ thống quản lý và bị quản lý như là một hệ thống tổng thể toàn vẹn của các yếu tô có liên hệ qua lại với nhau được thống nhất bởi mục đích chung, tìm ra đặc tính của hệ thống, các mối liên hệ bên trong và bên ngoài của hệ thống
Vì thế khi nghiên cứu các vấn đề quản lý cần có quan điểm hệ thống Phải tính đến những đặc điểm toàn bộ hệ thống, của các bộ phận trong hệ thống và mối liên hệ qua lại giữa chúng
Phương pháp xã hội học cũng được sử dụng rộng rãi những năm gần
đây (những cuộc trưng cầu, những thí nghiệm v.v ) Nhờ phương pháp
Trang 21Gido trinh KHOA HOC QUAN LY 22 Mô hình hoá là phương pháp có hiệu quả đề giải quyết nhiều nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã hội Người ta chú ý đến việc lập mô hình các hệ thống, các hiện tượng kinh tế - xã hội Tất nhiên không phải tất cả các mặt của quản lý đều có thê mô hình hoá
Việc trang bị máy tính điện tử cho quản lý giúp cho việc áp dụng những phương pháp toán kinh tế một cách khoa học nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
Khó khăn trong việc nghiên cứu những vấn đề quản lý là ở chỗ bên cạnh những hiện tượng có thể tính toán được về mặt số lượng (chang
hạn, việc lựa chọn phương pháp đảm bảo tốn ít thời gian nhất đề hoàn
thành một công việc nào đó thì còn có những hiện tượng không thê đánh giá được về mặt số lượng (chẳng hạn ảnh hưởng của những nhân tố kích thích đó đòi hỏi những phương pháp đặc thù dựa trên việc nghiên cứu hàng loạt các hiện tượng cùng một tính chất kèm theo việc xử lý bằng phương pháp toán học đối với những số liệu đã có)
Một khó khăn khác là trong quản lý có nhiều nguyên nhân và nhân
tố trái ngược nhau, thậm chí loại trừ nhau, không hợp với việc đánh giá
về số lượng; những nhân tố đó xen kẽ nhau Vì thế, đối với khoa học
quản lý là nêu bật những vấn đề cơ bản điều đó cho phép làm rõ cơ sở lý luận và phương pháp luận của việc giải quyết những vấn đề đó Sự phân tích và các kết luận càng chính xác thì giải pháp lý luận và giải pháp thực tiễn cho vần đề được xét càng có hiệu quả Nếu xem thường sự phân tích đó mà có những kết luận vội vã sẽ dẫn đến chỗ xuyên tạc tình hình và hậu quả là giải quyết không đúng vấn đề
Trang 2223 Chương 1 QUẢN LÝ VÀ QUÁ TRÌNH PHAT TRIEN CUA KHOA HOC QUAN LY
1.4 QUA TRINH PHAT TRIEN CUA KHOA HOC QUAN LÝ
Từ khi ra đời cho tới nay khoa học quản lý đã trải qua nhiều giai
đoạn đi từ thô sơ đến hiện đại Chúng ta có thể phân loại theo các tư
tưởng quản lý của phương Đông và các tư tưởng quản lý của phương Tây như sau:
1.4.1 Các tư tưởng quản lý của phương Đông
1.4.1.1 Khổng Tử
Khổng Tử sinh vào khoảng 551 - 479 trước Công nguyên
Tư tưởng quản lý của Khổng Tử xuất phát từ quan niệm con người
có tính thiện, có lòng nhân, từ đó “đức” là công cụ chủ yếu để cai trị xã
hội; và các phương pháp chủ yếu đề quản lý con người là nêu gương và
giáo dục họ
Ông phân chia các giá trị xã hội thành ngũ thường: Nhân, Lễ,
Nghĩa, Trí, Dũng: chia các mối quan hệ xã hội thành tam cương, bao gồm quan hệ vua - tôi, quan hệ cha - con va quan hé thay - trò Đối với con người, ông chia thành hai loại: quân tử và tiểu nhân Quân tử là người hiểu biết, là kẻ sĩ Người quân tử biết tu thân, tề gia thì có thể trị quốc, bình thiên hạ, có thể làm người cai trị - quản lý, giáo hóa người
khác và do tu luyện về đạo đức, trí năng mà thành
“Nhân” là biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ người khác thành công như mình Dưới góc độ quản lý, “Nhân” trở thành nguyên tắc cơ bản, quy định hoạt động của chủ thể quản lý trong quan hệ với chính mình và với đối tượng quản lý Trong ngũ thường, “Nhân” là yếu
tố quan trọng nhất, quy định, chỉ phối, ảnh hưởng đến các yếu tô khác
Tư tưởng về “Nhân” được Khổng Tử nâng lên thành đạo, trở thành nguyên tắc chung cho toàn xã hội
Trang 23Giáo trình KHOA HỌC QUẢN LÝ 24
“Nghia” 1a thay việc gì đáng làm là làm, không mưu tính lợi ích cá
nhân Nghĩa gắn liền với Nhân Theo ông, “cách ứng xử của người quân
tử không nhất định là như thế này mới được, cũng không nhất định là
như thế kia thì không được, cứ hợp nghĩa thì làm”
“Tri” 1a hiểu biết, có khả năng hành động có kết quả mà không bị người khác lợi dụng; hiểu biết sáng suốt mới biết cách giúp người mà không hại cho người và cho mình
“Dũng” là kiên cường, quả cảm, dám hy sinh bản thân mình vì mục
đích cao cả, dám vượt qua khó khăn để đạt được mục đích Dũng là biểu
hiện, là bộ phận của Nhân Người Nhân ắt có Dũng, nhưng người Dũng chưa chắc đã có Nhân “Hữu dũng vô nhân” là nguyên nhân của loạn Theo Khổng Tử, Nhân - Trí - Dũng là phẩm chất cơ bản của người quân tử và cũng là tiêu chuẩn cơ bản của nhà quản lý - cai trị
1.4.1.2 Hàn Phi Tử
Hàn Phi Tử sinh khoảng 280 - 233 trước Công nguyên
Khác với Không Tử thiên về lễ trị thì Hàn Phi Tử lại thiên về pháp trị, các tác phẩm của Hàn Phi Tử tập trung giải quyết những vấn đề chính trị và quản lý - cai trị dựa trên cơ sở triết học vững chắc, trong đó nỗi bật lên hai tư tưởng cơ bản: một là, bản chất con người có tính ác,
mưu lợi cho bản thân; hai là, lý luận phải tùy thời mới có ích
Hàn Phi Tử chủ trương dùng hình phạt để ngăn ngừa những hành động của dân có hại cho nước Theo Hàn Phi Tử, chỉ có một số rất ít thánh nhân có tính thiện, còn đại đa số vốn có tính ác: tranh nhau vì lợi, sẵn sàng giết nhau vì miếng ăn hay chức vị, làm biếng, khi có dư ăn rồi thì không muốn làm gì nữa, chỉ phục tùng quyền lực Hơn 2000 năm sau, tư tưởng vị lợi của Hàn Phi Tử được tái hiện trong tư tưởng
“con người kinh tế” - cơ sở triết học của thuyết Quản lý theo khoa
học của Taylor và “con người lười nhác, ham lợi” trong thuyết X của Mc Gregor Thực dụng và cực đoan hơn tư tưởng quản lý thời Taylor, Hàn Phi Tử đã mở rộng bản chất vị lợi đến mọi mối quan hệ gia đình
và xã hội Theo ông, quyền lực suy cho cùng cũng chỉ vì quyền lợi vật
chất Đặc biệt ông đã vượt xa thời đại mình khi nêu ra tư tưởng đấu
\M
Trang 2425 Chương 1 QUẢN LÝ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC QUẢN LÝ
tranh sinh tồn và giải thích nguyên nhân của sự nghèo khổ là do dân số tăng nhanh, vượt quá sự gia tăng của sản xuất
Hàn Phi Tử phê phán tư tưởng Nho gia coi “dân là gốc của nước”, cho đó là mị dân Theo ông, “làm chính trị mà mong vừa lòng dân đều
là môi loạn, không thể theo chính sách đó trị nước được”
Mặc dù vậy, Hàn Phi Tử là người đề cao chính sách dùng người Tài năng của nhà cai trị thể hiện ở việc dùng sức, dùng trí của người
khác “Sức một người không địch nổi đám đông, trí một người không biết được mọi vật, dùng một người không bằng dùng cả nước Vua chúa bậc thấp kém dùng hết khả năng của mình, bậc trung dùng hết sức của người, bac cao ding hét tri của người
1.4.1.3 William Ouchi (Nhat Ban)
Thuyết Z được Tiến sỹ W Ouchi đưa ra vào những năm 70 của thé kỷ trước, là kết quả của việc nghiên cứu phương thức quản lý trong các
doanh nghiệp Nhật Bản, do đó thuyết Z còn có một tên khác là “Quản lý
kiểu Nhật” Vào thập niên 1980 thuyết Z được phổ biến khắp thế giới Nếu như thuyết X có cách nhìn tiêu cực về người lao động thì thuyết Z lại chú trọng vào việc gia tăng sự trung thành của người lao động với công ty bằng cách tạo sự an tâm, mãn nguyện; tôn trọng người lao động cả trong và ngoài công việc Cốt lõi của thuyết này là làm thỏa mãn tỉnh
thần của người lao động để từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và đóng góp vào sự phát triển chung của tô chức
Khác với thuyết X và Y đi sâu vào bản chất con người, Ouchi quan tâm đến thái độ lao động của con người và cho rằng thái độ đó phụ thuộc vào cách họ được đối xử trên thực tế Xuất phát từ gốc rễ văn hóa
và tập quán Nhật Bản, thuyết Z cho rằng một mô hình quản lý hiệu quả phải dựa trên việc xây dựng một nên văn hóa kiểu Z cho méi trường bên trong của doanh nghiệp với những nội dung cốt lõi sau đây:
Trang 25Giáo trình KHOA HỌC QUẢN LÝ 26 cho cấp trên nắm bắt được tình hình của cấp dưới một cách day đủ va khuyến khích nhân viên đưa ra những phương án đề nghị của mình
- Đảm bảo chế độ làm việc lâu dài để nhân viên yên tâm và trung thành với doanh nghiệp, phát huy tính tích cực và trách nhiệm tương hỗ của cả hai bên
- Nhà quản lý phải thường xuyên quan tâm đến tất cả các vấn đề của người lao động, kể cả trong và ngồi cơng việc Từ đó tạo thành sự hòa hợp, thân ái, không cách biệt giữa cấp trên và cấp dưới Xí nghiệp Z sé không có hiện tượng công nhân vắng mặt, làm biếng hay bị sa thải, tất cả hợp thành một gia đình, một cộng đồng sinh tồn có liên hệ khăng khít với nhau về tổ chức
- Chú ý đào tạo và phát triển nhân viên Đánh giá nhân viên phải
toàn diện, rõ ràng, cần trọng và có biện pháp kiểm soát tế nhị, mềm dẻo,
giữ thể điện cho người lao động
- Làm cho công việc hap dẫn đề thu hút nhân viên trong công việc Từ đó Ouchi so sánh giữa doanh nghiệp Nhật Bản với doanh nghiệp phương Tây
Qua nội dung của thuyết Z cho thấy nó là một học thuyết phương Tây khá hiện đại nhưng do được đúc rút từ kinh nghiệm quản lý của các doanh nghiệp Nhật Bản nên nó cũng có những đặc điểm tư duy của phương Đông Điều nổi bật trước tiên phải nói đến là người Nhật nói riêng và người phương Đông nói chung rất coi trọng sự trung thành và lòng tự trọng Người Nhật đã vận dụng được điều đó để đưa vào phương pháp quản lý của mình Bên cạnh đó người phương Đông thường luôn cố gắng hướng đến sự hòa hợp; trong thuyết Z ta thấy sự hòa hợp của ba
yếu tố đó là năng suất lao động, sự tin cậy và sự khôn khéo trong quan
hệ giữa người với người
1.4.1.4 Masaakilmai (Nhật Bản)
Lý thuyết Kaizen
Trang 2627 Chương 1 QUẢN LÝ VA QUA TRINH PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC QUẢN LÝ
tiến Kaizen - người Nhật thường tận dụng những tài nguyên sẵn có như nhân lực, vật tư, thiết bị mà không tốn kém tiền của Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết họ sẵn sàng đầu tư một số tiền lớn cho việc cải tiến Kaizen chú trọng tới quá trình thực hiện công việc, cải tiến quá trình thực hiện dé có kết quả tốt hơn Hơn nữa, Kaizen hướng về con người và những nỗ lực của con người Điều này khác hẳn lối suy nghĩ của đa số nhà quản lý phương Tây chỉ chú trọng tới kết quả Kaizen nhắn mạnh đến vai trò của người quản lý trong việc ủng hộ và khuyến khích các nỗ lực của công nhân đề cải tiến qui trình làm việc
Một giám đốc quan tâm đến Kaizen thường chú trọng đến: 1) ki luật; 2) quản lý thời gian; 3) phát triển tay nghề; 4) tham gia các hoạt động trong công ty; 5) tinh thần lao động: 6) sự cảm thông
10 nguyên tắc của Kaizen
Một là, tập trung vào khách hàng
Sản xuất và cung cấp dịch vụ theo định hướng thị trường và đáp ứng nhu cầu của khách hàng là nguyên tắc bất biến hàng đầu trong quản lý hiện đại Kaizen chủ yếu tập trung vào cải tiến và quản trị chất lượng sản phẩm, nhưng mục tiêu cuối cùng là phục vụ khách hàng, gia tăng lợi ích sản phẩm để tối đa hoá sự hài lòng của khách hàng Người hưởng lợi cuối cùng chính là khách hàng nên bất cứ hoạt động nào không làm tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm và không ngừng nâng cao sự thoả mãn của khách hàng thì đều bị loại bỏ
Hai là, luôn luôn cải tiến
Trong thực tế không có cái gì tồn tại vĩnh cửu, tất cả các hệ thống đều có sự xuống cấp sau khi chúng được thiết lập Bởi vậy, để cải thiện hoặc duy trì một hệ thống nhất thiết phải có những nỗ lực liên tục Khi không có sự nỗ lực cải tiến liên tục thì sự xuống cấp là không tránh khỏi Theo Kaizen, hồn thành cơng việc khơng có nghĩa là kết thúc công việc mà chỉ là hoàn thành ở giai đoạn này trước khi chuyển sang một giai đoạn kế tiếp Nguyên tắc này đã cải tiến thói quen của nhân viên thường chuyển ngay sang một công việc mới khác ngay sau khi thành công một nhiệm vụ nào đó
Các tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm và chỉ phí hiện tại sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong tương lai Do đó, nếu chúng ta tập trung cải tiến sản phẩm hiện tại thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều Vì vậy, quá trình cải tiến sản phẩm dịch vụ cần được lập kế hoạch và thực hiện một cách liên tục rõ ràng
Trang 27Giáo trình KHOA HỌC QUẢN LÝ 28
Ba là, xây dựng “văn hố khơng đổ lỗi”
Đây là một thuật ngữ khoa học quản lý hiện đại đã được nhiều học giả và các nhà quản lý tổ chức, doanh nghiệp lớn nghiên cứu và áp dụng thành công Trước hết cần xây dựng phương châm làm việc là “lỗi thì do tôi, thành công do tập thé’, quy trách nhiệm đúng đắn và phù hợp cho từng cá nhân và mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ đã được tổ chức giao; đặc biệt không nên đổ lỗi cho người khác trong phạm vi trách nhiệm cá nhân đó
Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trong tập thể của mình, chứ không nên “đá bóng” ra cơ quan khác Trước công chúng, trước khách hàng, mỗi tổ chức cần xây dựng một môi trường “văn hố khơng đổ lỗi”; không nên báo cáo, xin lỗi công chúng, khách hàng vì nhiều lý do khác nhau vì những lý do không chính đáng như: trời mưa, trời nắng, điều kiện kỹ thuật, điều kiện của ta còn nghèo nàn
Nhà quản lý phải duy trì và cải tiến môi trường làm việc, thừa nhận các vấn đề một cách thẳng thắn, thu hút tất cả các nhân viên tham gia Từ nhân viên thấp nhất đến cán bộ lãnh đạo cao nhất đều phải tự chịu trách nhiệm hoàn tồn đối với cơng việc được giao
Bốn là, thúc đẩy mơi trường văn hố mở
Một trở ngại lớn thường hay xảy ra là đa số mọi nhân viên không muốn nói về những lỗi cá nhân và không thích sự thay đổi Bởi Vậy, muốn xây dựng được một môi trường “văn hóa không đổ lỗi” thì cần thúc đẩy sự cởi mở nơi làm việc Môi trường văn hóa mở giúp nhân viên mạnh dạn nói ra sai sót, chỉ ra các điểm yếu, khó khăn trong công việc và yêu cầu đồng nghiệp hay lãnh đạo giúp đỡ Sự cởi mở được coi là một điểm mạnh để nhân viên sửa chữa sai sót nhanh nhất
Thật sai lầm nếu mỗi nhân viên đều coi kiến thức là của riêng mình Nhà quản lý cần xây dựng tốt hệ thống thông tin quản lý nội bộ, trong đó các kênh thông tin cần hỗ trợ đắc lực để nhân viên chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm giữa các bộ phận, giữa đồng nghiệp, nhân viên với lãnh đạo và ngược lại trong tồn cơng ty
Năm là, khuyến khích làm việc theo nhóm
Một trong những phương pháp hữu hiệu để phát huy sáng kiến là giúp người lao động tham gia làm việc theo nhóm Bởi thông qua hoạt động theo nhóm, những đề xuất, sáng kiến cải tiến của nhân viên được hiện thực hóa; kỹ năng và kiến thức của người lao động được nâng cao
Trang 28
29 Chung 1 QUAN LY VÀ QUÁ TRÌNH PHAT TRIEN CUA KHOA HOC QUAN LY
Tạo dựng nên các nhóm làm việc hiệu quả là một phần quan trọng trong cấu trúc của công ty Mỗi nhóm cần được phân quyền hạn nhất định Trưởng nhóm là người biết bao quát, nắm rõ nhiệm vụ, yêu cầu và có khả năng tập hợp, biết đánh giá và sắp xếp phù hợp năng lực các thành viên để triển khai dự án hiệu quả
Từng cá nhân cần nỗ lực phối hợp để xây dựng danh tiếng cho nhóm đó đạt kết quả tốt, hiệu quả và liên tục cải tiến Kết thúc nhiệm vụ, mỗi nhóm cần đánh giá, xếp hạng thành viên, tôn trọng uy tín và cá tính của mỗi thành viên
Sáu là, quản lý các dự án kết hợp các bộ phận chức năng
Theo nguyên tắc này, các dự án được lập kế hoạch và thực hiện trên cơ sở sử dụng nguồn lực kết hợp từ các bộ phận, phòng ban trong tổ chức, công ty, kể cả tận dụng nguồn lực bên ngoài
Chẳng hạn, Tập đoàn Boeing là một minh chứng điển hình đã kết hợp các bộ phận trong nội bộ công ty liên kết với khách hàng tiềm năng và các nhà cung cấp để cùng sản xuất thế hệ máy bay mới Boeing 777 để sản xuất phần thân và cánh máy bay Kết quả đã đem lại lợi ích lớn cho Boeing: không chỉ có chu kỳ sản xuất và chỉ phí được giảm xuống đáng kể so với các thế hệ máy bay lớn trước đó như Boeing 747 mà còn kiểm soát được lãng phí về nguyên vật liệu, thời gian và nhân công; và rõ ràng là khách hàng đã hài lòng tối đa với sản phẩm của công ty
Bảy là, nuôi dưỡng các quy trình quan hệ đúng đắn
Người lao động chỉ có thể duy trì ý thức, kỷ luật lao động khi từ lãnh đạo cao nhất tới các cán bộ cấp trung gương mẫu, tôn trọng và thực sự tin tưởng vào tiềm năng của họ, đối xử công bằng và thẳng thắn với họ Để đạt được điều này, ngoài việc xây dựng môi trường văn hóa mở, văn hóa không đổ lỗi, nhà lãnh đạo cần nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đối với mọi nhân viên
Người Nhật thường không thích kẻ thù hay những quan hệ đối đầu, không khuyến khích cá nhân làm việc thực dụng chỉ coi trọng một yếu tố kết quả công việc Người Nhật cũng không phù hợp với văn hoá đổ lỗi mà họ luôn duy trì văn hoá tập thể rất tốt, đảm bảo sự đồng nhất trong công ty Họ thường đầu tư nhiều cho các chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp cho nhân viên, đặc biệt là các khoá đào tạo dành cho những người quản lý và lãnh đạo, bởi lẽ đó là những người có trách nhiệm cao nhất đảm bảo cho quá trình giao tiếp trao đổi thông tin một cách tốt đẹp nhất
Trang 29
Giáo trinh KHOA HOC QUAN LY 30
Tám là, rèn luyện ý thức kỷ luật tự giác
Hoạt động Kaizen không thể thành công nếu thiếu ý thức kỷ luật tự giác của người tham gia, nhân viên cũng như nhà quản lý Đây là một yếu tố quan trọng giúp Kaizen trở thành một thói quen, nếp suy nghĩ trong triển khai công việc của từng nhân viên Bất kể sự áp đặt nào của lãnh đạo, quản lý sẽ không thể thành công nếu không thu hút được đông đảo nhân viên tham gia
Chín là, thông tin đến mọi nhân viên
Thông tin là một yếu tố đầu vào quan trọng hàng đầu trong quá trình thực hiện công việc, sản xuất kinh doanh hiện đại; thông tin từ người quản lý đến nhân viên cần đảm bảo các yếu tố kịp thời, chính xác, đầy đủ, đúng đối tượng Nhân viên cần hiểu được mục tiêu, yêu cầu khi người quản lý giao nhiệm vụ, có trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai các công việc cụ thể phù hợp và đúng hướng đạt được mục tiêu cao nhất Kết quả nghiên cứu từ các nhà quản lý tổ chức, doanh nghiệp đã khẳng định rằng không thể yêu cầu nhân viên đạt kết quả xuất sắc ngoài mong đợi nếu họ không thấu hiểu nhiệm vụ, giá trị, sản phẩm, kết quả kinh doanh, nhân sự và các kế hoạch khác của công ty
Vì vậy, duy trì mọi nhân viên đều được chia sẻ thông tin chính là một phương thức để san sẻ khó khăn thách thức của tổ chức, công ty cho mỗi thành viên
Mười là, thúc đẩy năng suất và hiệu quả
Triết lý Kaizen thúc đẩy năng suất và hiệu quả công việc của nhân viên thông qua tổng hợp các phương pháp gồm:
Đào tạo đa kỹ năng; Khuyến khích và tạo ra động cơ làm việc; Xây dựng tinh thần trách nhiệm trong công việc; Phân quyền cụ thể; Phát huy khả năng làm việc chủ động và kỹ năng ra quyết định; Khả năng tiếp cận và sử dụng nguồn lực (dữ liệu thông tin, ngân sách, trí lực, sức lực, thời gian ); Tạo điều kiện cho nhân viên chủ
động đưa ra ý kiến phản hồi; Luân chuyển công việc; Khen ngợi
Tóm lại, lãnh đạo, quản lý là khả năng để chuyển đổi những người thừa hành
miễn cưỡng thành những người làm việc tự nguyện Nếu bạn lãnh đạo, quản lý một cách mệnh lệnh, ba điều sau sẽ xảy ra: nhân viên bị áp lực thụ động mà không có động cơ làm việc; nặng về quy trình, nhẹ về thực chất; tổ chức không
phát triển
1.4.2 Các tư tưởng quản lý của phương Tây
Các tư tưởng quản lý của phương Tây bắt nguồn từ các quan điểm
Trang 3031 (hương 1 QUẦN LÝ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC QUẢN LÝ
1.4.2.1 Democrit
Democrit sinh vao khoang 460 - 370 trước Công nguyên (TƠN)
Quan điểm của ông là Nhà nước có nhiệm vụ quản lý mọi hoạt động của
xã hội Để quản lý đất nước, có thê lựa chọn ba phương pháp cơ bản: Phương pháp dân chủ đối với con người;
Phương pháp dùng hình phạt đối với các hành vi vi phạm đạo đức
xã hội;
Phương pháp tác động lên nhu cầu và lợi ích của con người, qua đó khiến con người tuân thủ Mãi đến những năm 50 của thé kỉ XX, phương pháp này mới được các tác giả của trường phái hành vi tiếp cận một
cach cu thé
Rõ ràng là cho đến ngày nay, các phương pháp trên vẫn được kế thừa và phát triển, thể hiện qua các phương pháp quản lý như giáo dục thuyết phục, hành chính cưỡng bức và kinh tế trong quản lý các tổ chức cũng như quản lý nhà nước ngày nay
1.4.2.2 Platon
Platon sinh vào khoảng 427 - 347 TCN
Các tư tưởng triết học của Platon thiên về quản lý Nhà nước Theo ông, cần xây dựng một Nhà nước lý tưởng, vì đó là công cụ duy nhất có thể quản lý xã hội, làm cho mọi người dân luôn được sống
hạnh phúc và thoả mãn, của cải được phân chia đồng đều, tất cả lợi ích là vì xã hội
Platon cho rằng con người là nền tảng của bất cứ nền chính trị xã hội nào Trong quản lý xã hội, phải tìm kiếm và sắp xếp những người phù hợp vào các công việc khác nhau tuỳ theo đặc điểm tâm lý mỗi
Trang 31Giáo trình KHOA HỌC QUẢN LÝ 32 việc của nhà nước Những người có phần xúc cảm mạnh, biết kìm nén thú vui cảm tính, thường thích hợp với công việc bảo vệ nhà nước như quân đội, cảnh sát Những người có phần cảm tính mạnh, ít bị chỉ phối
bởi lý tính và xúc cảm, hợp với công việc lao động sản xuất, trực tiếp
tạo của cải cho xã hội Mỗi một hạng người phải biết sống với tầng lớp
của họ, phải làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình Đó là cách
đóng góp tốt nhất cho xã hội
Công việc trị nước vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, trong đó cần nhiều sự tận tâm và kiến thức Theo ông, chỉ có hạng người triết gia,
nhân đức mới thích hợp và đủ khả năng lãnh đạo đất nước, do đó cần
chọn những vị minh triết, khôn ngoan và đức hạnh và loại bỏ những
người ngu dốt, bịp bợm trong việc trị nước Vì vậy:
- Phải giáo dục tất cả trẻ em và đưa chúng về vùng thôn quê Trong quá trình học sẽ có ba kỳ thi tuyển ứng với trình độ và ngành nghề sau này: / nhát là nghề buôn bán, làm thợ, hay lam néng; thir hai lam công tác phụ tá, sĩ quan, tham mưu trong quân đội; /z ba làm viên chức chính phủ Nếu làm trọn vẹn quá trình đào tạo như vậy sẽ bảo đảm được nội lực con người để xây dựng quốc gia
- Phải xây dựng luật pháp, coi luật pháp là tối thượng, bất di bất dịch và chiếm vai trò hàng đầu; đề cao tính tự nguyện, tự giác của mỗi người trong chấp hành luật Vấn đề an ninh đã được giai cấp chiến binh gìn giữ, nhưng thật ra biện pháp giữ gìn trật tự hoàn hảo nhất là trật tự
từ tâm hồn của mọi người
- Phải tin vào một dang tối cao mặc dù đắng tối cao theo ông chưa chắc là có thật nhưng nó có tác dụng làm kích thích tỉnh thần của tất cả mọi người, khiến họ có thể kìm nén lòng ích kỷ, sự đam mê mà phục
vụ cho quốc gia
Về phát triển kinh tế, ông chú trọng vào nghề nông, vì cho rằng
một nhà nước lý tưởng không cần phát triển buôn bán vì nó tất yếu dẫn
đến cướp bóc, chiến tranh, chỉ phát triển về nông nghiệp và thủ công
nghiệp là đủ Tắt nhiên đây là một sai lầm lớn của ông
Trang 3233 Chuong 1 QUAN LY VA QUA TRINH PHAT TRIEN CUA KHOA HOC QUAN LY
1.4.2.3 Aristotle
Aristotle sinh vao khoang 384 - 322 TCN
Các tư tưởng co bản có liên quan đến quản lý của ông là:
- Ong quan niệm con người là loài sinh vật xã hội, mang bản tính
loài, sống cộng đồng Do vay tat yếu họ phải được quản lý theo một thé chế, thiết chế đặc biệt - đó là Nhà nước Quyền lực nhà nước có thé chia thành 3 nhánh: lập pháp, hành pháp và phân xử Đây là tư tưởng quan trong dé sau nay hình thành quan điểm nhà nước pháp quyền với “tam quyền phân lập”
- Nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước là làm cho mọi người sống hạnh
phúc và giữ gìn trật tự xã hội Do đó tiêu chuẩn để đánh giá Nhà nước
là phúc lợi mà Nhà nước đem lại cho dân chúng và sự én định xã hội
Với hai tác phẩm tiêu biểu là “Gia quản học” (chủ yếu nói về quản
lý kinh tế trong gia đình, ông gọi đó là nghệ thuật kiếm tiền) và “Hoá tệ
học” (chủ yếu bàn về thương mại, buôn bán), ông là người đầu tiên nói đến quản lý vi mô Trong hai tác phẩm đó, ông đề cập đến lập kế hoạch khi khẳng định vai trò của ý thức trong việc dự đốn, lường trước cơng việc cần làm và hiệu quả của nó
1.4.2.4 Taylor
Taylor sinh khoảng (1856 - 1916) Các tư tưởng cơ bản:
Ông đã hình thành thuyết Quản lý theo khoa học, một học thuyết rất có giá trị và ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ hoạt động quản lý ở Mỹ và châu Âu
Trang 33Giáo trinh KHOA HOC QUAN LY 34
định lượng như một cách thức tối ưu để phân chia công việc thành những công đoạn, những khâu hợp lý; định ra chuẩn mực đẻ đánh giá kết quả lao động
Việc xây dựng định mức lao động chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp thực nghiệm: chọn công nhân khoẻ, hướng dẫn họ những thao tác chuẩn xác, bấm giờ thực hiện từng động tác, lấy đó làm mức khoán chung Đó là mức cao đòi hỏi phải làm cật lực song được bù đắp bằng thu nhập từ tăng năng suất
- Chuyên môn hóa lao động: phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa nhằm đạt yêu cầu “tốt nhất” và “rẻ nhất” (do không có động tác thừa và do chi phí đào tạo thấp) Tổ chức sản xuất theo dây chuyền là hệ quả của hướng chuyên môn hóa lao động, trong đó mỗi công nhân chỉ thực hiện thường xuyên, liên tục một (hoặc vài) động tác
đơn giản Từ đó, việc đào tạo công nhân hướng vào sự thành thạo hơn là
tay nghề ““vạn năng” Taylor nhân mạnh phải tìm những người thợ “giỏi nhất” theo hướng chuyên sâu, đựa vào năng suất lao động cá biệt đó để xây dựng định mức lao động
Việc chuyên môn hóa lao động kéo theo yêu cầu cải tiến công cụ lao động theo hướng chuyên môn hóa (công cụ chuyên dùng cho từng động tác lao động đã được chia nhỏ) dé dễ sử dụng nhất, tốn ít sức nhất và đạt năng suất cao nhất
- Cải tạo các quan hệ quản lý: duy trì không khí hợp tác giữa người
điều hành và thợ là một yếu tố quan trọng của môi trường lao động Quản lý giải quyết các mâu thuẫn giữa chủ và thợ không chỉ bằng các giải pháp kĩ thuật mà còn bằng phương thức quản lý để chủ và thợ gắn bó, hợp tác với nhau dé nâng cao hiệu quả và năng suất lao động Taylor
cho đó là sự mở đầu “một cuộc cách mạng tinh thần vĩ đại” nhằm thay
đổi toàn bộ tỉnh thần, thái độ của cả đôi bên trên cơ sở hòa giải, hợp tác và niềm tin cậy lẫn nhau Taylor cũng thấy được động cơ thúc đây lao động - mối quan tâm của cả đôi bên - là lợi ích kinh tế, phải được xử lý hài hòa qua chế độ lương thưởng hợp lý Với nội dung này, thuyết quản lý theo khoa học của Taylor nhắn mạnh vai trò của quản lý, của năng lực
Trang 34| 113 3010 11528 35 Chương 1 QUẢN LÝ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC QUẢN LÝ 1.4.2.5 Henry Fayol
Fayol sinh khoảng (1841 - 1925)
Henry Fayol là người đưa ra thuyết quản lý hành chính ở Pháp, H.Fayol định nghĩa: quản lý hành chính là dự đốn và lập kế hoạch, tơ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra Dự đoán - lập kế hoạch là nội dung quan trọng hàng đầu của quản lý hành chính Công tác kế hoạch là cần thiết vì nó tránh được sự do dự, lường trước những thay đổi, những khó khăn Tuy nhiên ông cũng chỉ ra tính tương đối của công cụ kế hoạch là khơng thể dự đốn trước được tat cả những sự việc bất ngờ có thể xảy ra, do đó kế hoạch cần phải có tính linh hoạt để ứng phó Tổ chức toàn bộ chức năng này có thê chia thành hai bộ phận chính: tổ chức vật chất và tổ chức con người Đóng góp nôi bật của ông là đưa ra trật tự thứ bậc trong bộ máy quản lý với sơ đồ tổ chức quản lý gồm
ba cấp cơ bản Cấp cao nhất là Ban giám đốc chỉ đạo mọi hoạt động
trong tổ chức; cấp giữa là các nhà quản lý bậc trung - những người lập
kế hoạch, tuyển chọn nhân viên, chỉ đạo các bộ phận, tô chức thực hiện
mục tiêu đề ra Cấp thấp nhất là các nhà quản lý cơ sở, mang tính tác nghiệp Trật tự đó thể hiện sự phân phối quyền hạn và trách nhiệm với ranh giới rõ ràng Điêu khiển muốn làm được nhiệm vụ này, người quản lý phải động viên và thúc đây hành động của con người, đề cao tính tích
cực, sáng tạo, tính kỉ luật và sự trung thành của cấp dưới Phối hợp chức
năng này nhằm đạt được sự thống nhất bằng cách: kết hợp hài hòa tất cả các hoạt động: cân bằng hợp lý các khía cạnh vật chất, xã hội và các chức năng; duy trì cán cân tài chính; Áp dụng mọi biện pháp thích đáng để mọi hoạt động đều hướng vào mục đích chung Kiểm ra là chức năng
cuối cùng Đó là giám sát việc thực hiện kế hoạch, cung cấp các thông
tin một cách chính xác và thường xuyên dé các cấp quản lý kịp thời điều chỉnh và rút kinh nghiệm
1.4.2.6 Chester Barnard
Chester Barnard sinh vào khoảng (1886 - 1961)
Trang 35Giáo trình KHOA HỌC QUẢN LÝ 36
coi là nổi tiếng nhất về tổ chức Quan niệm tổ chức như là một hệ thống
của Barnard mang tính cách mạng, bởi vì: (1) Nó vạch ra những mối liên
hệ giữa các yêu tố, các bộ phận với hệ thống và giữa hệ thống này với hệ thống khác; (ii) Theo nguyên tắc “tính trồi” của hệ thống, một tổ chức sẽ tạo ra sức mạnh lớn hơn tổng số các bộ phận của nó Ông cho rằng, ba yếu tố phổ biến của một tô chức là:
- Sự sẵn sàng hợp tác giữa các cá nhân, trong đó chú ý mỗi quan hệ giữa đóng góp (công hiến) và nhận lại (hưởng thụ) Sự thỏa mãn khi “nhận lại” tạo ra động lực thúc đầy tốt, với bốn kiểu động cơ phổ biến tác động tới hành vi của con người, đó là: sự hấp dẫn của công việc; sự thích ứng của các phương pháp và điều kiện làm việc; cơ hội để tham
gia rộng rãi vào các sự kiện lớn, đôi khi liên quan đến sự ưu đãi và danh
tiếng: sự đồng thuận, đoàn kết trong tổ chức
- Có mục đích chung của tổ chức đề thực hiện được sự hợp tác của cá
nhân vì lợi ích chung Mục đích của tổ chức và động cơ cá nhân chỉ đồng
nhất khi mục đích chung trở thành nguồn gốc của sự thỏa mãn cá nhân
- Thông tin đầy đủ; chính xác, kịp thời để mục đích chung được hiểu
biết rõ, đảm bảo tính thống nhất trong tổ chức Các nguyên tắc thông tin chính thức là: công khai; rõ ràng: trực tiếp và ngắn gọn; thường xuyên, không ngắt quãng; xác thực, đúng quyền hạn
Quá trình ra quyết định và đánh giá quyết định là một nghệ thuật đòi hỏi tư duy logic, đó là: không ra quyết định về vấn đề không còn thích hợp; không ra quyết định vội vàng, khi vấn đề chưa đủ chín; không ra quyết định thiếu hiệu lực thi hành; không ra quyết định thuộc
trách nhiệm, quyền hạn của người khác 1.4.2.7 Peter Drucker
Peter Drucker với công trình nghiên cứu nỗi tiếng “Thực hành
quản lý”
Trang 3637 Chuong 1 QUAN LY VA QUA TRINH PHAT TRIEN CUA KHOA HOC QUAN LY
phạm vi toàn thế giới (bắt đầu từ các nước phát triển) đã mở ra một xã hội “hậu công nghiệp” gọi là xã hội thông tin Từ đó bắt đầu xuất hiện những thuyết quản lý mới trong đó phải kể đến Peter Drucker Thực chất thuyết này là sự tổng hợp các tư tưởng quản lý, các học thuyết quản lý đã có và vận dụng vào bối cảnh có sự tiến bộ vượt bậc về tin học để hình thành một học thuyết quản lý riêng cho xã hội thông tin Theo thuyết này, quản lý bao gồm: quản lý một doanh nghiệp; quản lý các nhà quản lý; quản lý công nhân, công việc; quản lý quá trình quyết định
Có thé nhận xét rằng: phương Tây hướng về công nghệ cao, thực hiện những đổi mới về công nghệ và sản xuất mới Phương Đông hướng về công nghệ phù hợp, do đó luôn luôn phải cải tiến; công nghệ hướng về con người và con người luôn được đào tạo lại để phù hợp với công nghệ Những cải tiến ở Phương Đông hướng về thế hệ sản phẩm mới Đề cao chiến lược con người là trọng tâm của Kaizen, tuy nhiên nó vẫn hướng về công nghệ mới
1.4.3 Các tư tưởng quản lý hiện đại 1.4.3.1 Lý thuyết hệ thống trong quản lý
Lý thuyết hệ thống do L Bertalafñy đưa ra từ những năm 1940, và đến những năm 60 được áp dụng rộng rãi trong quản lý Lý thuyết hệ thống nghiên cứu những quy luật chung của các hệ thống tự nhiên, kĩ
thuật và xã hội, theo cách tiếp cận hệ thông:
- Hệ thống là tập hợp các bộ phận, các phần tử có mồi liên hệ hoặc phụ thuộc lẫn nhau để hình thành nên một tơng thể hồn chỉnh, nhờ đó tạo ra tính chất ưu việt hơn hẳn mà các phần tử riêng lẻ không có
- Một hệ thống bao giờ cũng nằm trong một môi trường nhất định
với các yếu tô câu thành cơ bản: đầu vào, quá trình hoạt động và đầu ra Trên thực tế mọi hệ thống đều là hệ mở với mức độ mở khác nhau, tức là đều có quan hệ với môi trường
Trang 37Giáo trình KHOA HỌC QUẢN LÝ ñ 38 - Mọi hệ thống đều có thé phan tích thành những yếu tố cơ bản:
phần tử; môi trường; đầu vào; đầu ra; mục tiêu; chức năng; cơ cấu (cầu
trúc); nguồn lực; hành vi; trạng thái; quỹ đạo; cơ chế điều khiển của hệ thống
Quan điểm hệ thống cho thấy công việc mà các nhà quản lý thực hiện đều phải gắn liền và có sự tác động qua lại với môi trường Khi các nhà quản lý lập kế hoạch, họ phải xét tới các biến số môi trường bên ngoài như luật pháp và các quy định, sự tăng trưởng và ồn định kinh
tế, các lực lượng xã hội, kĩ thuật công nghệ, các lực lượng thị trường
Khi các nhà quản lý thiết kế cơ cầu tô chức và nhân sự để thực hiện
kế hoạch, họ không thể thiết kế mà không tính đến ảnh hưởng của các kiểu ứng xử mà mọi người mang vào tổ chức của họ từ hàng loạt các
gia đình, nhà trường, tô chức tôn giáo, và các ảnh hưởng khác nữa Nói
tóm lại, các tổ chức là các hệ thống mở có quan hệ với môi trường của nó Trong các tổ chức cũng bao gồm nhiều lớp hệ thống bên trong, mỗi hệ thống đóng góp một vai trò quan trọng khác nhau Có hệ thống kế hoạch, hệ thống tổ chức, hệ thống công cụ tạo động lực, hệ thống kiểm
soát, và nhiều hệ thống khác Và bên trong các hệ thống này ta có thể
tìm thầy những hệ thống con, chẳng hạn như các hệ thống ngân quỹ, hệ
thống thông tin phản hồi, hệ thống phúc lợi Phương pháp phân tích hệ thống như vậy giúp chúng ta biến những vấn đề phức tạp trở nên đơn giản hơn và giải quyết vấn đề một cách toàn diện
1.4.3.2 Trường phái tiếp cận định lượng trong quản lý
Nói chung trường phái này quan tâm đến các yếu tố kinh tế và kĩ thuật trong quản lý hơn là các yêu tố tâm lý xã hội, và nhắn mạnh đến các phương pháp khoa học trong việc giải quyết các vấn đề quản lý,
lượng hóa các yêu tô liên quan bằng cách áp dụng phương pháp tốn
học và thơng kê
Quan điểm tiếp cận này sử dụng các mô hình toán học, để giải
quyết các bài toán trong quản lý và nâng cao tính chính xác của các quyết định quản lý, như: lý thuyết trò chơi, áp dụng cho việc dự tính
Trang 3839 Chương 1 QUẢN LÝ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC QUẢN LÝ
và tính toán khối lượng dự trữ một cách kinh tế; lý thuyết xác suất, được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực; lý thuyết xếp hàng, áp dụng vào lĩnh
vực quản lý dự trữ, quản lý giao thông, hệ thống trực điện thoại, lập
biểu thời gian khám bệnh; lý thuyết chọn mẫu, áp dụng vào việc kiểm
tra chất lượng, đơn giản hóa việc kiểm tra và thanh toán, quan sát người
Trang 39Giáo trình KHOA HỌC QUẢN LÝ 40
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Quản lý là một tất yếu khách quan của mọi quá trình lao động xã hội, trong tất cả các hình thái kinh tế của lịch sử loài người Nếu không thực hiện các chức năng và nhiệm vụ quản lý thì không thể thực hiện được các quá trình hợp tác lao động, sản xuất, không thể khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực Quản lý cần thiết đối với mọi phạm vi hoạt động trong xã hội, từ mỗi đơn vị, tổ chức ở cấp độ vi mô đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân ở tầm vĩ mô
Quản lý bao gồm các yếu tố cơ bản như: chủ thé quản lý - tác nhân tạo ra các tác động quản lý, đối tượng quản lý - nơi tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý, môi trường - nơi diễn ra các tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng quản lý, mục tiêu quản lý - cái đích cần đạt tới của các quá trình quản lý
Khoa học quản lý có đối tượng nghiên cứu là các quan hệ quản lý Các quan hệ quản lý cơ bản là quan hệ giữa hệ thống quản lý và hệ
thống bị quản lý, quan hệ trong nội bộ hệ thống quản lý, quan hệ giữa
người lãnh đạo và người dưới quyền trong từng khâu quản lý Là một môn khoa học xã hội có tính ứng dụng và mang tính liên ngành, trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, khoa học quản lý sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp lịch sử, tổng hợp, hệ thống, xã hội học, mô hình hóa để tìm ra các quá trình mang tính bản chất, quy luật của hoạt động quản lý, từ đó đề xuất nguyên lý, nguyên tắc, phương pháp và công cụ quản lý, giúp người quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác này
Hoạt động quản lý - một trong những hoạt động cơ bản của con
người, đã có từ rất lâu Tư tưởng quản lý đã xuất hiện ở phương Đông
thời kỳ cô đại Ở phương Tây, tư tưởng quản lý cũng ra đời ngay từ thời cô đại Thời cận đại, các tư tưởng quản lý phương Tây phát triển đa dạng, phong phú kể từ sau cách mạng công nghiệp Hiện nay, tư tưởng
quản lý vẫn tiếp tục phát triển theo nhiều hướng, chuyên sâu như Lý
thuyết hệ thống trong quản lý, trường phái tiếp cận định lượng trong
Trang 4041 (hương 1 QUẲN LÝ VÀ QUA TRINH PHAT TRIEN CUA KHOA HOC QUAN LY
Việc nghiên cứu lịch sử phát triển các tư tưởng quản lý của nhân loại giúp các nhà quản lý nắm bắt một cách có hệ thống quá trình phát triển của các tư tưởng quản lý, để nâng cao trình độ lý luận và vận dụng vào thực tiễn quản lý
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 1
1 Từ những quan niệm khác nhau về quản lý, hãy chỉ ra bản chất của quản lý?
Phân tích vai trò của quản lý đối với sự phát triển của một tô chức (cấp độ vi mô) và của một quốc gia (cấp độ vĩ mô)? Minh họa bằng
các ví dụ cụ thể?
Trình bày đối tượng và phương pháp nghiên cứu của khoa học quản lý?
So sánh những nét chủ yếu trong hai tư tưởng quản lý của Không Tử và Hàn Phi Tử thời cổ đại ở phương Đông? Có thé van dung điều gì cho hoạt động quản lý ngày nay từ các tư tưởng quản lý đó? Phân tích các nội dung cơ bản trong thuyết quản lý của Taylor? Ưu điểm và hạn chế của thuyết quản lý này là gì? Có thể vận dụng điều gì cho hoạt động quản lý hiện đại từ lý thuyết này?
Phân tích các nội dung cơ bản trong thuyết quản lý của Fayol? Ưu điểm và hạn chế của thuyết quản lý này là gì? Có thê vận dụng điều gì cho hoạt động quản lý hiện đại từ lý thuyết này?
Phân tích nội dung cơ bản của Lý thuyết hệ thống trong quản lý?
Lý thuyết hệ thống quản lý được vận dụng như thế nào trong hoạt