1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Đại cương Khoa học quản lí và quản lý giáo dục: Phần 1 - PGS.TS Trần Kiểm và PGS.TS Nguyễn Xuân Thức

95 23 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Đại Cương Khoa Học Quản Lí Và Quản Lí Giáo Dục
Tác giả Pgs.Ts. Trần Kiểm, Pgs.Ts. Nguyễn Xuân Thức
Trường học Đại học Sư phạm
Chuyên ngành Khoa học quản lí và quản lý giáo dục
Thể loại Giáo trình
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 26,75 MB

Nội dung

Giáo trình Đại cương Khoa học quản lí và quản lý giáo dục: Phần 1 cung cấp cho người học những kiến thức như: quản lí là một khoa học; khái quát về quản lí; đại cương về quản lý giáo dục. Mời các bạn cùng tham khảo!

Trang 1

Sits lee ag ale

ATCT II if

Trang 2

PGS.TS TRẦN KIỂM - PGS.TS NGUYEN XUAN THUC

GIÁO TRÌNH _

ĐẠI CƯƠNG KHOA HỌC QUẢN LÍ

VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

(Dùng cho các trường Đại học,

Học viện đào tạo Cử nhân Quản lí giáo dục)

Trang 4

7 MỤC LỤC Trang

ƠI MO:ĐAU 2c 021 c0 A22 Tre f lu nieversarosiiessatlrrZen r7 ee ees 5

Chương 1 QUẢN LÍ LÀ MỘT KHOA HỌC cccccccccccvee KH: 7

1 Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu khoa học quản lí

2 Đặc điểm của khoa học quản lÍ ‹: 2- 22+2zeccsrxzExcEtZEestrrsrke

3 Sự phát triển các tư tưởng quản lÍ - -¿-25++7+22222£Ex2EE2EEEEEEEcEEEerrerssrsrrx

Câu hỏi ôn tập chương 1 - 5-5 s<s<2z22zzszzEZsEz2zEEsxzsesssezerszzszzcsezsrszzee

Chương 2 KHÁI QUÁT VỀ QUAN Li vecssessssssssssssssecsssessssssesessssessssecssvsessssesssavesensvsnsanecenee 29

1/GII1091120†-t(e[U-iNH[Eednrrinyrrrdrrir fDriftc 112112 a ee tee great ont 29 2 “Quan li” va nhting Khai niGM JEN QUAN eccceeeseseeeeceneceeteteeeseeeatseseacacuceceetetaree 31 3:.Ghifc.nănig:qQUaAnIÍÍSi2261:2sxsss:2zeis:i15<szstssssioesinsetntniraes.SEEis 0e, SE Re an i2 SE 5 36 Câu hỏi ôn tập chƯơng 2 -<-e-e-cee<e.e< cà 0202 55 iECEn1GU Ất vn 182D 2E 50

Chương 3 ĐẠI CƯƠNG VỀ QUAN LÍ GIÁO DỤC . 2 25ccszcevcseecrrz 51

1 Các định nghĩa và nội hàm của “quản lí giáo dục” -<++szxseezczecxs 51

2 Bản chất quản lí giáo dục : -:-:: ‹-

3 Các yếu tố của quản lí giáo dục

4 Các nguyên tắc quản lí giáo dục .-. -¿¿5+ z2 + 2222222 cxEEEEExEEeekExerxeirkereererree Sĩ 5 Các chức năng quản lí giáo dỤc - - - - - -¿-:-2+c2t+t+2+xz£txexzEzkSEeskkrkrrrrrrrrrrree 59 6 Thông tin trong quản lí giáo dục 83 7 Phương pháp và công cụ quản lí giáo dục . -¿ -¿«25s se xsxzxtzseererexzesrex 89 Câu hỏi ôn tập chương 3 -. -5-s~c22scekeeerZEeerrterrrrererkrsrrrsrkrarasrsee 94

Chương 4 ĐỔI MỚI QUẢN LÍ GIÁO DỤC -522cccccveveveeeeerierrerrrrrte 95

1 Giáo dục và quản lí giáo dục trước yêu cầu mới . -c-¿-c+-c +: 95 2 Xu hướng đổi mới quản lí giáo dục và mô hình quản lí giáo dục trên thé gidi 110

3 Quản lí sự thay đổi trong giáo dục 4 Đổi mới quản lí giáo dục ở nước ta

5: Quận lÌ'chất [Ượng/giA0/dÚG 1c 20x acc c2 eo ng to abikosttsodDeSOEER se eae a

Trang 5

Chương 5 NHÀ TRUONG LANH DAO VA QUAN Li HOAT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG NHA TRUGNG 1 Nhà trường 2 Sự phát triển của nhà trường qua các thời kì lịch sử 3 Các loại nhà trường Bản chất nhà trường

Nhà trường tự chủ và tự chịu trách nhiệm Lãnh đạo nhà trường và quản lí nhà trường 4 5 Các chức năng của nhà trường trong thời kì hội nhập : 72-7252 cscscs¿ 193 6 7

8 Các ki năng lãnh đạo và quản lí của hiệu trưởng nhà trường . -: 206 9 Lãnh đạo và quản lí các hoạt động giáo dục trong nhà trường : 207

10 Quản lí phát triển giáo viên

ñT1NhaitrưởnG:hiệU QUả ::- 2c cccccc10cscccccucễ 1111 8Á 00, d6 hệ vu tệ cáo Guàu S0 H0 Câu hỏi ôn tập chương 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay kiến thức về khoa học quản lí và quản lí giáo dục cần thiết cho mọi

lĩnh vực của đời sông xã hội và được giảng dạy trong các trường đại học, học viện

thuộc nhóm ngành Khoa học giáo dục Giáo trình Đại cương Khoa học quản lí và Quản lí giáo dực là môn học chung cung cấp những kiến thức cơ bản nhận dạng về khoa học quản lí, khoa học quản lí giáo dục và là những tri thức nền tảng để tiép thu những kiên thức khoa học quản lí giáo dục chuyên sâu, như: quản lí nhân

su, quan li tai chinh — co sé vat chat, quan li day hoc va giao duc Dai cwong

Khoa hoc quan li va Quản lí giáo dục là một môn học cơ bản trong chương trình

đào tạo Cử nhân Quản lí giáo dục trong các trường đại học và học viện quản lí

giáo dục

Giáo trình này được biên soạn có sự kế thừa, tiếp thu và lựa chọn các tri thức trong các tài liệu của những tác giả trước đó và được sắp xếp lại ở một sô đơn vi tri thức cho phù hợp khi giảng dạy, tránh sự trùng lặp về tri thức giữa các phân và với các chuyên đề quản lí chuyên sâu

Nhân đây, các tác giả sách này bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến những tác giả đó — những người thây, người anh và đông nghiệp hêt sức quý mên

Nội dung giáo trình Đại cương Khoa học quản lí và Quản lí giáo dục gồm 5 chương:

Chương 1: Quản lí là một khoa học

Chương 2: Khái quát về quản lí

Chương 3: Đại cương về quản lí giáo dục Chương 4: Đổi mới quản lí giáo dục

Chương 5: Nhà trường Lãnh đạo và quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trường :

Chúng tôi đã rất cô gắng với mong muốn giáo trình này sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh và cán bộ giảng dạy trong các

trường đại học, học viện quản lí, song khi biên soạn không tránh khỏi những

khiếm khuyết nhất định, mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của độc giả để giúp giáo trình ngày một hoàn thiện

Trang 8

ENERO

ee

CHUONG 1

QUAN Li LA MOT KHOA HOC

1 Ol TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

QUẢN LÍ

1.1 Đối tượng nghiên cứu của khoa học quản lí

Khoa học quản lí nghiên cứu các guan hệ quản 1í, thực chất là quan hệ giữa người và người trong quản lí, quan hệ giữa chủ thể quản lí và đối tượng quản lí Mối quan hệ trên bao gồm quan hệ giữa người và người trong cùng tổ chức, giữa thủ lĩnh và thành viên trong tô chức và giữa tô chức này với tổ chức khác với nhau trong xã hội

Khi nói quan hệ quản lí là quan hệ giữa người và người cần phân biệt quan hệ người — người trong khoa học tâm lí và khoa học quản lí Quan hệ giữa người và người trong tâm lí học là giao tiếp chứa đựng các dấu hiệu có sự tiếp xúc tam li, còn quan hệ giữa người ~ người trong quản lí là quan hệ quản lí nối với nhau

thông qua các chức năng quản lí chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức, kiểm tra Tất nhiên,

ở đây có sự đan xen nhau quan hệ giữa người — người trong quản lí có cả giao tiếp tức là quan hệ người — người trong tâm Ii hoc

Ở đây cũng có sự khác biệt giữa kinh tế học và khoa học quản lí về quan hệ quản lí Quan hệ quản lí là đôi tượng của khoa học quản lí, khác với quan hệ quản

lí - một bộ phận hợp thành của quan hệ sản xuất mà kinh tế chính trị học đề cập Quan hệ quản lí trong kinh tế học chính trị là một bộ phận của quan hệ sản xuất

(bao gồm quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối và quan hệ quản lí), nghiên cứu quan hệ quản li dé tim ra các quy luật kinh tế Khoa học quản lí xem xét các quan hệ quản lí nhằm tìm ra các phương pháp và cong cụ tác động cụ thể của quan li

Trong kinh tế học chính trị, quản lí chủ yếu được nghiên cứu trong các quan hệ kinh tế Khoa học quản lí ngoài các quan hệ kinh tế còn nghiên cứu các quan

hệ chính trị, tổ chức, quan hệ pháp lí, quan hệ tâm lí

1.2 Nhiệm vụ của khoa học quản tí

Khoa học quản lí xác định các nhiệm vụ cơ bản sau:

~ Tìm ra quy luật và các vấn đề có tính quy luật của hoạt động quản lí, từ đó xác định các nguyên tắc, công cụ, phương pháp các kiểu cơ cấu tỏ chức quản lí

Trang 9

— Lam rõ cơ sở khoa học của các khâu, các bước quản lí của một tô chức, bộ

may quan li

~ Xác định nội dung, nguyên tắc và các phương pháp quản lí

— Tìm hiểu đặc trưng của lao động quản lí để có cơ sở xác định các yêu cầu đối với cán bộ quan lí, có phương pháp tuyển chọn phù hợp nhằm tuyển chọn đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lí

— Nghiên cứu vai trò của hoạt động quản lí trong xã hội Các yêu tô ảnh hưởng đến hoạt động quản lí, từ đó có các phương pháp quản lí tối ưu

1.3 Phương pháp nghiên cứu khoa học quản lí

Cũng như các lĩnh vực khoa học khác, khoa học quản lí có một hệ thông các

phương pháp nghiên cứu nhằm phát hiện đối tượng nghiên cứu của mình Dưới đây là một số phương pháp nghiên cứu cơ bản:

1.3.1 Phân tích các tài liệu và văn bản

Bản chất của phương pháp này là dùng các thao tác tư duy lôgic phân tích các tài liệu văn bản, các công trình lí luận có liên quan đến quản lí để rút ra các kết luận, các tri thức lí luận mang tính khái quát trong quản lí đông thời làm cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn quản lí

Tài liệu văn bản có nhiều loại, trước hết là các văn bản, Nghị quyết của Đảng

và Nhà nước về quản lí; các tài liệu, sách báo chuyên ngành quản lí; các biên bản cuộc họp, bản kê hoạch, báo cáo về công tác quản lí

Phương pháp này đòi hỏi nhà nghiên cứu phải có các phẩm chất tư duy độc lập, sáng tạo, óc phê phán và chủ kiến riêng của nhà nghiên cứu khi phân tích các văn bản tài liệu lí luận

1.3.2 Phương pháp quan sát

Quan sát là phương pháp nghiên cứu sử dụng các giác quan khác nhau để thu thập các sự kiện về vấn đề được nghiên cứu

Quan sát dùng trong khoa học quản lí có nhiều loại: tuỳ theo vị trí của người quan sát mà có quan sát không tham dự và quan sát có tham dự; quan sát trực tiệp và quan sát gián tiệp

Phương pháp quan sát là phương pháp tiếp cận nghiên cứu vấn đề/ sự kiện/ hiện tượng quản lí dưới góc độ bản thể nên có nhiều ưu điểm như kết quả thu được băng quan sát trung thực, khách quan và có độ tin cậy cao; sự kiện thu được “cập nhật sông động và trung thực nhưng đồng thời cũng có những hạn chê:

Trang 10

mang tính bị động phải chờ đợi vẫn đề quản lí được nghiên cứu xuất hiện mới quan sát được; quan sát tốn kém thời gian và công sức vì muốn rút ra kết luận về quản lí không phải chỉ quan sát một lần mà phải quan sát nhiều lần mới đảm bảo độ tin cậy Quan sát là thu thập sự kiện bên ngoài để rút ra kết luận về vân đề quản lí bên trong nên nhiều khi kết quả chưa chính xác vì tài liệu, sự kiện thu được chỉ mang tính hiện tượng, chưa phản ánh được bản chất bên trong của vấn đề quản lí được nghiên cứu

Để quan sát một vẫn đề/ sự kiện/ hiện tượng quản lí có hiệu quả cần phần biệt

rõ đối tượng nghiên cứu và đối tượng quan sát; lập kế hoạch quan sát cụ thể, xác định rõ nhiệm vụ và hoàn cảnh quan sát; lựa chọn hình thức quan sát cho phù hợp; lựa chọn các hình thức ghi biên ban quan sát cho phù hợp với chủ để quản lí; lựa chọn hướng nghiên cứu

1.3.3 Thục nghiệm

Bản chất của phương pháp thực nghiệm là chủ động tạo ra một hoàn cảnh có sự không chế các điều kiện dé vấn đề quản lí cần nghiên cứu được bộc lộ

Thực nghiệm có các ưu điểm cơ bản: Mang tính chủ động cao, kết quả thực nghiệm trung thực, khách quan và tin cậy vì tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ hành

động, bản thé Đồng thời có các hạn chế: phạm vi thực nghiệm hẹp về đối tượng

và không gian thực nghiệm; đối tượng tiến hành thực nghiệm biết đang bị thực

nghiệm có thể có trạng thái khác bình thường, từ đó hạn chế tính trung thực

khách quan của kết quả

Sự thực, phương pháp thực nghiệm trong quản lí khó thực hiện vì những lí đo sau:

1/ Chu thé thực nghiệm đối mặt với các văn bản quy định hiện hành của các

cấp quản lí;

2/ Hiện tượng quản lí được nhiều yếu tổ chủ quan và khách quan chỉ phối nên việc bóc tách (cho dù là tương đối) chủ đề nghiên cứu ra khỏi những yếu tô này là

khó thực hiện:

Tuy nhiên, đôi khi có thể tổ chức thực nghiệm được Trong trường hợp này chủ thể thực nghiệm là người có thấm quyền nhất định trong một tổ chức hoặc

một cấp quản lí để có thể chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự thành bại của kết quả

thực nghiệm

Trang 11

Thứ nhất, người nghiên cứu phải biết chon vấn đề thử nghiệm, vấn đề này phải thoả mãn hai tiêu chí:

a/ Là vân đê cơ bản trong hệ thông những vân đề nêu ra

b/ Việc tổ chức thử nghiệm không ảnh hưởng đến thể chế hiện hành

Thứ hai, từ kết quả của vân đề thử nghiệm có thê suy diễn một cách lôgic cho kết quả toàn cục Điêu này đòi hỏi ở người nghiên cứu một trình độ tư duy lôgIc và phân tích rât cao

Thứ ba, cần thiết phải dùng nhiêu cách khác nhau như: lây ý kiên chuyên g1a, dùng phiêu hỏi sô đông bô sung cho kêt quả thừ nghiệm

Trên đây đã trình bày (tuy chưa chỉ tiết) một số vấn đề về thử nghiệm Điêu

đó cũng không có nghĩa là tác giả cuôn sách này phủ nhận vai trò của thực nghiệm (mà chỉ nêu lên tính chât phức tạp của nó) trong nghiên cứu lí luận về quản lí; trong đó có quản lí giáo dục

1.3.4 Điều tra bằng bảng trung cầu ý kiến

Đây là phương pháp điều tra qua một bảng hỏi (phiếu trưng cầu ý kiến) với

một hệ thông câu hỏi đã được soạn sẵn nhằm thu thập những thông tin cần thiết về

van dé quan lí được nghiên cứu

Trong phiếu hỏi thì câu hỏi là cơ bản nhất Câu hỏi bao gồm hai loại: Câu hỏi mở và câu hỏi đóng

Câu hỏi đóng là loại câu hỏi có nội dung trả lời sẵn người trả lời chỉ đánh dấu vào ý kiến phù hợp với cá nhân Câu hỏi mở - không có nội dung trả lời,

người trả lời tự điền ý kiến trả lời của mình

Điều tra bằng bảng hỏi có các ưu điểm cơ bản: mang tính chủ động cao; điều

tra trên một diện rộng một số lượng lớn khách thể khảo sát trong thời gian ngắn:

đơn giản về thiết bị kĩ thuật và dễ sử dụng Hạn chế của điều tra bằng phiếu là vì

tiếp cận nghiên cứu vấn đề quản lí dưới góc độ nhận thức, nên nhiều khi không

đảm bảo tính trung thực, khách quan, độ tin cậy của câu trả lời; nhiều trường hợp

ép người trả lời theo ý kiễn chủ quan chưa đầy đủ của nhà nghiên cứu

Để tăng tính khách quan của phiếu hỏi cần chú ý: Lựa chọn, xây dựng câu hỏi trong phiêu phù hợp với vẫn đề quản lí và khách thé khảo sát; Hình thức phiếu đẹp câu hỏi đơn giản dễ hiểu; Tỉ lệ giữa câu hỏi đóng và mở phải hợp lí nên dùng nhiều câu hỏi đóng; trong những trường hợp cần thiết phải giữ bí mật cho người trà lời, nhưng thường thì không yêu cầu người trả lời ghi tên của mình vào phiéu dé bảo đảm tính khách quan

Trang 12

1.3.5 Phuong pháp trắc nghiệm (test)

Trắc nghiệm là công cụ đã được tiêu chuẩn hoá dùng để đo lường một cách khách quan về vấn đề nào đó trong nhân cách con người

Trong khoa học quản lí, trac nghiệm được dùng với nhiều mục đích khác: nhau: Đánh giá năng lực quản lí, lựa chọn nhân tải, tuyển chọn cán bộ để bố trí,

sắp xếp người vào các vị trí công việc khác nhau cho phù hợp

Trắc nghiệm có các ưu điểm cơ bản: Mang tính khách quan cao; ngắn gọn, dễ định lượng kết quả nghiên cứu để rút ra các nhận xét khái quát về vấn đề cần đánh giá trong quản lí; đơn giản về thiết bị và dễ sử dụng Hạn chế của trắc nghiệm: Trắc nghiệm chỉ cho kết quả cuối cùng không đánh giá được quá trình; không tính đến các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến vấn đề quản lí được đánh giá bằng trắc nghiệm

Ngoài các phương pháp nghiên cứu trên, khoa học quản lí còn sử dụng nhiều các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: phương pháp tổng kết kinh nghiệm phương pháp phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm hoạt động, sử dụng thống kê toán học xử lí kết quả khảo sát Mỗi phương pháp nghiên cứu dùng trong khoa học quản lí đều có những ưu điểm, hạn chế riêng vì vậy khi sử dụng không nên tuyệt đối hoá một phương pháp mà nên có sự phối hợp giữa các phương pháp nghiên

cứu khác nhau để bổ sung cho nhau tạo nên độ tin cậy, khoa học và khách quan

khi nghiên cứu một vấn đề quản lí

2 ĐẶC ĐIỂM CỦA KHOA HOC QUAN Li

2.1 Khoa học quản lí là khoa học mang tính ứng dung cao

Cũng như mọi khoa học xã hội khác, khoa học quản lí dựa trên nên tảng triết

học Mác — Lênin và hệ tư tưởng của giai cấp vô sản Vì vậy, nó không dừng ở

mức nhận thức thế giới mà chủ yếu là cải tạo thế giới cải tạo hiện thực khách

quan Tính ứng dụng cao của khoa học quản lí thể hiện: Ä⁄ô/ /à, xây dựng, tìm kiếm các nguyên lí, nguyên tắc, các ứng dụng phù hợp với thực tế tạo ra cơ chế tác động phù hợp với đối tượng và khách thê quản lí 7z /à, khoa học quản lí chỉ

ra cho người quản lí cách vận dụng các nguyên lí, nguyên tắc, phương pháp quản lí vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thé, tránh áp dụng một cách máy móc, rập khuôn Điều quan trọng là vận dụng một cách sáng tạo quản lí vào điều kiện riêng

cu thé về kinh tế văn hoá, chính trị và phù hợp với truyền thơng văn hố xã hội của mỗi vùng miễn địa phương

Trang 13

2.2 Khoa hoc quan li la khoa hoc mang tinh lién nganh

Khoa học quản lí có quan hệ với nhiều khoa học khác nhau: Toán học, Điều

khiển học Giáo dục học, Tâm lí học Xã hội học Vì vậy các nhà quản lí, các nhà nghiên cứu phải thấy được tính liên ngành, mối quan hệ của khoa học quản lí với các khoa học khác Muốn quân lí thành công phải biết vận dụng tổng hợp trì

thức thành tựu nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học Để đảm bảo sự sâu sắc

khoa học của kết quả nghiên cứu về quản lí cần thiết phải sử dụng tri thức khoa học của các lĩnh vực khoa học có liên quan giải thích cho các kết quả nghiên cứu

trong quan li

Mặt khác, làm được điều này còn thê hiện được tính biện chứng mácxít khi nhìn các khoa học trong môi quan hệ với nhau, đồng thời tạo được độ sâu sắc, khách quan của khoa học quản lí

1.2.3 Quản lí là một khoa học, một nghệ thuật

Quản lí là một khoa học vì khoa hoc quan li có day đủ các tiêu chuẩn của

khoa học độc lập: xác định được đối tượng nghiên cứu — các quan hệ quản lí — xây

dựng được một hệ thống nhiệm vụ phạm trù, khái niệm và các phương pháp

nghiên cứu của khoa học quản lí Khoa học quản lí là môn khoa học nằm giáp

ranh giữa môn khoa học kinh tế và các môn học thuộc kiến trúc thượng tầng Khoa học quản lí là hệ thông các tri thức khoa học về quản lí Các tri thức khoa học quản lí là kết quả của hoạt động thực tiễn và nhận thức khoa học lâu dài

và phức tạp của loài người Vì vậy, nhà quản lí muốn thành công phải nắm vững

các tri thức khoa học và chỉ có như vậy thì nhà quản lí mới có cơ sở, bản lĩnh ứng xử trong mọi tình huống và hoàn cảnh đầy biến động của xã hội

Quân lí là một nghệ thuật

Quan lí xét cho cùng là quản lí con người Nghệ thuật quản lí người, dùng

người là một nghệ thuật, nghệ thuật cao hơn các nghệ thuật khác Đó là khả năng

giải quyết hài hoà các mối quan hệ xã hội của con người khả năng khai thác triệt

để mặt tích cực trong con người, đồng thời hạn chế tối đa mặt tiêu cực, nhằm đạt

hiệu quả quản lí, hiệu quả công việc cao nhất

: Quản lí bao giờ cũng gắn với các tình huông và hoàn cảnh cụ thé Cac tinh huông quản lí rât đa dạng khác nhau, đòi hỏi khi giải quyết phải linh hoạt sáng tạo và phù hợp với hồn cảnh khơng rập khuôn máy móc; các tình huồng quản lí nhiều khi khác biệt với trí thức sách vở, đòi hỏi Sự sáng tạo

Nghệ thuật quản lí phụ thuộc một mặt vào việc được trang bị hệ thông trí

thức về khoa học quân lí Mặt khác phụ thuộc vào cá nhân chủ thể quản lí tiếp

Trang 14

AN

WA LIL

A

ae

nhận và xử lí thông tin như thế nào, khả năng vận dụng các nguyên lí vào hoàn cảnh quản lí cụ thể, vào sự mẫn cảm, nhanh nhạy của người làm quản lí Nếu quá nhắn mạnh về tri thức lí thuyết sẽ dẫn đến việc giáo điều tự bó khuôn mình bỏ lỡ thời cơ Ngược lại, nếu quá nhấn mạnh đến kinh nghiệm thiếu tr¡ thức khoa học thì sẽ chỉ là giải quyết tình thế không giải quyết được căn bản vấn đề quản lí đặt ra trong thực tiễn

Thực tế trên đòi hỏi người làm công tác quản lí không ngừng trang bị cho cá

nhân một hệ thống tri thức lí luận hiện đại, cập nhật về khoa học quản lí, mặt khác

tích luỹ kinh nghiệm trong thực tiễn quản lí Có như vậy người quản lí mới không ngừng phát triển và hoàn thiện trong hoạt động quản lí của mình

2.4 Khoa học quản lí thực hiện các chức năng cơ bản nhận thức, cải tạo

và dự báo

Khoa học quản lí cung cấp cho con người những tri thức cơ bản (đặc điểm, bản chất, các quy luật, cơ chế ) về các lĩnh vực quản lí thế giới xung quanh, giúp cho con người nhận thức đầy đủ về thế giới xung quanh trong lĩnh vực quản lí Khoa học quản lí không chỉ dừng ở nhận thức mà còn phát hiện ra những cái mới trong lĩnh vực quản lí (tri thức, phương pháp, cách thức tác động, cơ chế ) Thông qua những cái mới này, khoa học quản lí tham gia vào việc cải tạo thê giới xung quanh con người Thông qua chức năng nhận thức và cải tạo, khoa học quản lí dự báo sự phát triển trong tương lai của thế giới xung quanh nói chung và lĩnh vực quản lí nói riêng

Ba chức năng trên của khoa học quản lí không tồn tại riêng rẽ mà quan hệ

đan xen vào nhau nhằm tạo ra sự phát triển của xã hội Với ba chức năng trên, khoa học quân lí ton tại độc lập như một khoa học trong hệ thống các khoa học

của xã hội con người `

3 SỰ PHÁT TRIỂN CÁC TƯ TƯỞNG QUẢN LÍ

Ngày nay khoa học quản lí đã trở thành khoa học độc lập với đầy đủ các tiêu chuẩn của một khoa học Nhưng sự hình thành và phát triển của khoa học quản lí

trải qua một thời gian dài, là sự kế thừa nối tiếp của các tư tưởng quản lí có từ thời kì cổ đại Việc tìm hiểu lịch sử các tư tưởng (học thuyết) quản lí theo chiều dài lịch sử phát triển khoa học là vô cùng cần thiét Mét mat, nhằm nắm được quá

trình phát triển của khoa học quản lí, hoàn thiện quá trình nhận thức của con

người về quân lí; Hai là, tiếp thu có phê phán, chọn lọc những tư tưởng tiễn bộ về quan lí để nâng cao nhận thức; 8z /à, vận dụng có chọn lọc tri thức, thành tựu của các tư tưởng quản lí phù hợp với thực tiễn quản lí và điều kiện cụ thé ở Việt Nam

Trang 15

3.1 Tư tưởng và lí luận quản tí thời Trung Hoa cổ dai' 3.1.1 Tư tưởng đúc trị của Khổng Tử (551 - 479 TCN)

Sống vào thời Xuân Thu (770 - 403 TCN), xã hội đầy bạo loạn, đạo đức suy đồi, Không Từ nhận thức được việc phải đề cao đạo đức, làm sao cho xã hội ôn

định trật tự, thịnh vượng Do đó ông muốn thực hiện cải cách xã hội bằng con

đường đức /rj từ trên xuống Xã hội trong quan niệm của ông là một xã hội phong kiến có tôn tỉ, trật tự, lấy gia đình làm nên tảng Trong xã hội, từ vua quan đến bình dân, ai có phận nây, đều có quyền lợi và nghĩa vụ song hoà thuận với nhau,

giúp đỡ nhau

Khổng Từ cho rằng con người sinh ra đều có bản chất Người (đức — nhân) Trong xã hội có người này người khác là do mệnh trời Bằng học tập, tu dưỡng, con người dần dần hoàn thiện mình để trở thành người nhân/ người hiền Chính những người hiền này có trách nhiệm giáo hoá xã hội nhân hoá mọi tầng lớp Xã hội chia thành hai hạng người: quân tử và tiểu nhân Giáo hoá, cai trị dân là trách nhiệm của người quân tử Nguyên tắc cai trị mà Không Tử đề cao là nguyên tắc đức trị: người trên nêu gương, kẻ dưới noi theo Vì vậy các quan cai trị phải lay nhân làm đức tính cơ bản Ông nói: "Có thể làm được năm điều ở trong thiên hạ là

nhân vậy, là cung, khoan, tín, mẫn, huệ Cung thì không khinh nhờn, khoan thì

được lòng người, tín thì người ta tin cậy được mãn thì có công, huệ đủ khiến được neười" Trong hệ thông lí luận của Không Tử về nhân, lễ, nghĩa trí thì nhân là quan trọng nhật

Xét dưới góc độ của khoa học quản lí, Nhân vừa là nguyên tắc cơ bản của - boạt động quản lí (trong quan hệ giữa người quản lí và đối tượng bị quản lí), vừa là dạo đức, hành vi của chủ thể quản lí Không Tử đã nâng Nhân lên thành dạo,

đạo làm người, đạo xử thế, đạo cai trị và tất nhiên cả "đạo" của người bị trị Trong

quan niệm về đạo của Không Tử phải kể đến quan niệm "tu than, té gia tri quốc,

bình thiên hạ" với khía cạnh tích cực của nó Bên cạnh đó, Không Từ còn coi

Nhân ~ Trí - Dũng là phẩm chất cơ bản của người quân tử, là tiêu chuẩn quan trọng của người cai trị/ quản lí: hữu dũng nhưng bất nhân sẽ là nguyên nhân của loạn; trí có lợi cho nhân, vì người quân tử bao giờ cũng chú trọng tới khả năng

hiệu người và dùng người biết yêu người đáng yêu, ghét người đáng ghét Tuy

nhiên, Không Tử cũng coi trọng lợi Nhưng, không phải lợi chỉ dựa vào giàu sang, ` phú quý của nhà quản lí, mà ở sự thành đạt của người dân - đôi tượng chịu sự cai

Nội dung phần này được dẫn trong sách Các học thuyết quản lí Nguyễn Thị Doan, Đồ 4inh Cương, Phương Kỳ Sơn NXB Chính trị Quốc gia, H., 1996"

Trang 16

1

trị của họ lợi hợp nhân Làm cho dan giàu, sau đó làm cho dân được học "Tiên phú, hậu giáo" thuộc về đạo của Không Tử, đồng thời được coi là quan diễm duy vật mà sau này các học giả Nho gia và Mặc gia phát triển

Không Tử cũng coi trọng việc sử dụng người hiền Ơng khơng dám đả phá tập tục "truyền tử" (chăng hạn vua chết truyền ngôi cho con), song trong thâm tâm ông vẫn mong có tục "truyền hiền" như đời Nghiêu, Thuần Không Tử có công đào tạo những người bình dân có tài đức và tiến cử họ, đưa "truyền hiển" thành chính sách quản lí Thuyết "thượng hiền" của Mặc Tử sau này là xuất phát từ đây

Trong chính sách đùng người hiền của Không Tử có thể nêu những điểm

chính sau đây:

— Trí (sáng suốt) là hiểu biết người Đề bạt người chính trực

~ Chọn người theo năng lực tài đức, không phân biệt giai cấp, huyết thống ~ Không quá cầu toàn, cần đặt người đúng chỗ, giao việc đúng khả năng — Quan tâm đến đời sống cán bộ quản lí, có chính sách thưởng phạt công bằng — Trọng hiền gắn liền với trừ ác

Trong bồi cảnh đất nước Trung Hoa cách đây hơn 2500 năm, một đất nước nông nghiệp thủ công, năng suất thấp, nông dân phải chịu sưu cao thuế khoá nặng nề, đời sống đói khổ, hầu hết mù chữ, thất học, trong chính sách cai trị của mình, Khổng Tử chủ trương "được dân", "hưởng dân" Cụ thê:

— Dưỡng dân bao gồm: 1/ Lam cho dan no, giàu; 2/ Đánh thuê nhẹ; 3/ Khiến dân làm việc phải hợp thời; 4/ Phân phôi quân bình là quan trọng nhất Ông nói: " không lo thiếu mà lo sự phân phối không bình quân (công bằng), không lo ít dân mà lo xã tắc không yên Phân phối quân bình thì dân khơng nghèo; hồ thuận thì dân sẽ không ít, như vậy xã tắc sẽ yên ôn, chính quyền không nghiêng do"!

— Gido dan, Khong Tử quan niệm nhiệm vu day dân ngang với nhiệm vụ nuôi

dân Dân được giáo dục sẽ dễ sai, dễ trị Dé giáo dân có hai cách: nêu gương và dạy dân "Tiên học lễ, hậu học văn"

— Chính hình Chính là dùng lệnh hình là hình pháp Tuy chủ trương đức trị song ông không phủ nhận vai trò của chính hình Ông cho rằng làm thê nào đề dân không kiện tụng nhau thì tốt hơn

~ Về hành vi cai trị Không Tử khuyên các quan phải giữ được 5 đức: cưng,

khoan, tín, mẫn, huệ như trên đã nói Trong cai trị phải theo thuyết "chính danh":

Trang 17

đặt tên đúng sự vật và gọi sự vật bằng đúng tên của nó, khiến danh đúng với thực chất sự vật Người quản lí phải làm việc đúng với danh hiệu chức tước phạm vi, quyền hạn của mình

Lí thuyết liên quan đến quản lí của Không Tử còn nhiều và cũng rất lí thú Song, bên cạnh những mặt tích cực còn có những khía cạnh tiêu cực, chẳng hạn:

- Không Từ tin tưởng một cách ngây thơ rằng có thê dùng "đức trị" làm

phương thuốc chữa trị cho xã hội loạn lạc

— Trật tự phong kiến được củng cô nhờ thuyết của Không Tử khi ông phân

chia xã hội thành hai loại người: quân tử và tiểu nhân theo "mệnh trời", mang màu

sắc duy tâm thần bí

3.1.2 Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử (280 - 233 TCN)

Hàn Phi Tử sống trong thời Chiến Quốc (403 - 221 TCN) Đây là thời kì xã

hội rối loạn hơn so với thời Xuân Thu, nhưng kinh tế lại phát triển hơn

Hàn Phi là người biết đạo Nho, đạo Lão Song, ông thích nhất học thuyết của Pháp gia và có tư tưởng pháp trị trong việc quản lí xã hội Xuất phát điểm trong lí thuyết quản lí của Hàn Phi Tử là quan điểm của ông cho rằng bản chất con người là tư lợi Nếu Không Tử quan niệm bản chất con người là "thiện" thì Hàn Phi Tử

lại quan niệm ngược lại: con người là "ác" Do đó, "tính bản ác” là tư tưởng triết

học của ông Cho nên, phải dùng hình phạt để cai trị dân, để ngăn ngừa hành động

có hại cho nước

Trong quan hệ quản lí, mặc dù cũng có quan điểm "vua ra vua, tôi ra tôi" như

Không Từ, song nội dung lại hoàn toàn khác Trong khi Khổng Tử nhấn mạnh khía cạnh đạo đức, nhân nghĩa, thì Hàn Phi Tử lại quan tâm đến quyền lực đến khoảng cách địa vị giữa người cai trị và người bị cai trị Ông ủng hộ chế độ

chuyên chế phong kiến, cỗ vũ cho sự độc tải Nhưng, mặt khác, ông cũng khuyên

vua và các quan cai trị phải chí công vô tư, từ bỏ tư lợi, tà tâm, theo phép công mà

điều hành đất nước Trong khi Không Tử coi dân là gốc của nước, thì Hàn Phi Tử

lại quan niệm "làm chính trị mà mong vừa lòng dân đều là mối loạn, không thê theo

chính sách đó trị nước được”

Hàn Phi Từ đề cao chính sách dùng người, tài năng của người cai trị thể hiện

ở việc dùng sức và dùng trí của người khác Ông nói: “Sức một người không địch nổi đám động, trí một người không biết được mọi việc; dùng một người không

Trang 18

i

er ee

oe

trung bình dùng hết sức của người, bậc vua cao hơn dùng hết trí của người , dùng hết tài trí của người thì vua như thần" (Bát kinh) '

Quan hệ vua tôi theo quan niệm của Hàn Phi Tử là quan hệ một chiều, mâu

thuần với nhau về lợi ích và phản dân chủ Đương nhiên theo quan niệm này, cơ chế quản lí "mệnh lệnh - phục tùng" được đề cao Ta biết rằng trong quản lí có quan hệ giữa các lợi ích Nhưng, đối với Hàn Phi Tử, tư phải hi sinh cho công Trong khi đó, Không Tử lại cho rằng giữa chúng có sự thống nhất

Trong lí thuyết cai trị của mình, Hàn Phi Tử chú ý tới ba yếu tố: thế, pháp

và thuật

"Thế" theo quan niệm của Hàn Phi là địa vị, quyền thế Vua hiền mà không có "thế" thì không trị được dân, vì nói không ai nghe Cho nên, vua chỉ cần đạo

đức trung bình, nhưng phải có "thế" mới cai trị tốt "Thế" theo Hàn Phi gắn liền với sự cưỡng chế, với quyền lực tôi cao Nội dung của "thế" là:

~ Quyền lực tập trung vào vua (quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp)

— Vua phải được mọi người tôn kính và phục tùng triệt dé

~ Quyền thưởng phạt trong tay vua i

"Pháp" ở đây là pháp luật Hàn Phi chủ trương pháp luật phải kịp thời, phải cho dân dễ biết, dé thi hành; pháp luật phải công bằng bênh vực kẻ yếu, kẻ thiểu số

"Thuật" theo quan niệm của Hàn Phi Tử có hai nghĩa: kĩ thuật, cách thức của quan cai trị; nhưng nó còn có nghĩa khác, đó là mưu mô, thủ đoạn để trị dân Hàn

Phi cho rằng phải có thuật trừ gian, kèm theo đó là thuật dùng người Dùng người phải theo thuyết "hình danh", tức là muốn đánh giá người hoặc sự vật phải xem xét cái thực chất đã làm (hình) và tên gọi của công việc (danh) có phù hợp hay không Dùng người phải căn cứ vào khả năng để giao việc Giao việc cho ai phải

kiểm tra kết quả công việc của họ Điều đặc biệt là Hàn Phi rất coi trọng nhân tố

người, xem đây là nhân tố quyết định thành bại của quản lí

Trên đây là tư tưởng cơ bản trong lí thuyết quản lí của Hàn Phi Từ Qua đây ta có thể thấy mặt tích cực của nó trong việc để cao pháp trị trong việc dùng

người Song khía cạnh tiêu cực của ông thể hiện ở tư tưởng độc đoán chuyên

quyền, mất dân chủ Ông tự mâu thuẫn với mình: trong khi dé cao nhân tô người thì lại coi con người là công cụ nhắm mắt phục tùng mù quáng sự cai trị của các

quan lại đương thời

! Theo sđd: tr 70

Trang 19

3.2 Các học thuyết quản lí từ giữa thế kỉ XIX dén nay '

Có thể nói sự phát triển của khoa học quản lí gắn chặt với sự phát triển của ˆ

nền sản xuất công nghiệp Sản xuất công nghiệp có cuộc cách mạng lớn nhờ phát minh động cơ hơi nước của Jame Watt Từ đó, một loạt vấn đề như: năng suất lao động, tác phong lao động, nếp sông công nghiệp, quan hệ giữa chủ và thợ, quản lí

lao động được đặt ra, đòi hỏi phải giải quyết Trong bối cảnh đó các lí thuyết quản lí xuất hiện Đương nhiên, các lí thuyết quản lí đó đều mang tính giai cấp, nghĩa là nhằm phục vụ lợi ích bóc lột của giai cấp tư sản Điều đó cũng là đồng nghĩa với tình trạng giai cấp công nhân ngày càng bị bóc lột nặng nề

Nêu những hạn chế chung trên đây không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn những đóng góp tích cực, hết sức lớn lao của các học thuyết quản lí từ giữa thể kỉ XIX đến nay cho khoa học quản lí nói chung

3.2.7 Thuyết quản lí khoa học (Scientific Management)

Có thê coi Frederiek Winslow Taylor (1856 — 1915) người Mĩ, cha đẻ của

học thuyét này nhờ cuôn sách của ông có tựa đề Những nguyên tắc quản lí khoa học xuât bản năm 1911 Quan sát công nhân làm việc trong các xưởng, ông thây

một trong các nguyên nhân dẫn tới năng suất lao động thấp là do lề lối kinh nghiệm truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Do đó, vấn dé này có thê giải quyết theo bôn nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu một cách khoa học mọi yếu tố của một công việc và

xác định phương pháp tơt nhât đề hồn thành

Thứ hai, tuyển chọn công nhân một cách cẩn trọng và huấn luyện họ hoàn thành nhiệm vụ băng cách sử dụng các phương pháp có tính khoa học đã được

hình thành

Thứ ba, người quản lí hợp tác đầy đủ và tồn diện với cơng nhân đề bảo đảm chắc chắn rằng người công nhân sẽ làm việc theo những phương pháp đúng đắn

Thứ tu, phân chia công việc và trách nhiệm sao cho người quản lí có bon phận phải lập kế hoạch cho các phương pháp công tác khi sử dụng những nguyên lí khoa học, còn người ›công nhân có bỗn phận thực thi công tác theo đúng kế hoạch đó

Ta thây trung tâm của cách tiếp cận này là xác định xem một công việc được

quản lí như thê nào chứ không phải dựa vào kinh nghiệm Do đó, ông quan niệm

! Nội dung phần này được chon dan trong sich Céic hoc thuyét quan li, PTS Nguyén Thi

Doan, Đỗ Minh Cương, Phương Kì Sơn NXB Chính trị Quốc gia, H, 1996

Trang 20

APES

STAD

te

"quản lí là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu

được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất" Cách tiếp cận

này được cụ thê hoá như sau:

— Tạo các quản lí quản lí tốt giữa chủ và thợ Chủ và thợ có thể gắn bó, hợp tác với nhau để cùng đi tới mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả và năng suất lao động

— Tiêu chuẩn hố cơng việc Trong từng công việc cụ thể nêu ra được những

tiêu chuân có tính khoa học đê đánh giá công việc của công nhân

— Chuyên môn hoá lao động Taylor cho rằng lao động quản lí không phải là ngoại lệ Đây là cách làm việc tôt nhât và rẻ nhât Người lao động, theo quan

niệm của ông, phải được đào tạo vê chuyên môn để cho họ trở thành lao động

chuyên nghiệp

— Công cụ lao động thích hợp và môi trường lao động phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho người công nhân làm việc đê có năng suat cao

Tuy nhiên, vì Taylor chỉ nhìn thấy "con người kinh tế" trong người lao động, nên đã hạn chế rất nhiều khả năng sáng tạo của họ Ông viết: "Cái tôi yêu cầu người thợ là không được làm theo óc sáng kiên của bản thân mà phải bám sát đên cùng chi tiệt nhỏ nhât của mệnh lệnh ban ra" Như vậy, lao động của người công

nhân trở nên đơn điệu, nhàm chán, tôn hại đền sinh lí và thân kinh Và hậu quả là họ cảm thây bị biên thành nô lệ của máy móc

3.2.2 Thuyết quản lí hành chính (có tài liệu gọi là thuyết quản h tổng quát hay thuyết quản trị - Administrative Management)

Đại diện tiêu biểu cho hoc thuyét nay phai ké dén Henry Fayol (1841 — 1925), kĩ sư mỏ người Pháp Cống hiến lớn nhất của H Fayol là xuất phát từ các loại hình "hoạt động quản lí", ông là người đầu tiên đã phân biệt chúng thành 5 chức năng cơ bản: dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra

Công tác kế hoạch là thực sự cần thiết vì nó tránh được sự do dự, những bước đi giả tạo, những thay đổi không đúng lúc, lường trước được những khó khăn

Tổ chức, theo ông là tổ chức vật chất và tổ chức con người

Điều khiển là đưa tổ chức vào hoạt động đề đạt mục tiêu dự định Trong hoạt động người quản lí phải thúc đây sự tiến bộ, làm cho sự thống nhất, tính sáng tạo và sự trung thành chiếm ưu thế

Trang 21

chức năng khác; 4/ Duy trì cán cân tài chính; 5/ Chấp thuận cho tất cả mọi thứ có

tỉ lệ đúng mức của chúng và áp dụng các biện pháp đề đạt mục đích Kiểm tra là nghiên cứu nhược điểm và thất bại để không xây ra nữa

H Fayol nhấn mạnh đến ý nghĩa của cầu trúc (bộ máy) tổ chức Ông khẳng định rằng khi con người lao động hiệp tác thì điều tôi quan trọng là họ phải xác định rõ công việc mà họ phải hoàn thành và những nhiệm vụ của từng cá nhân sẽ trở thành mắt lưới dệt nên mục tiêu của tô chức Trong một doanh nghiệp hay bât

kì tô chức nào, hoạt động của nó chia thành 6 nhóm: 1/ Các hoạt động kĩ thuật; 27

Thuong mai — mua bán, trao đôi; 3/ Tài chính - việc sử dụng vốn; 4/ An ninh

(việc bảo vệ người và tài sản); 5/ Dịch vụ, hạch toán, thông kê va 6/ Quản lí

hành chính

i Quan li hanh chinh liên quan đến 5 nhóm trên và là nhân tố tạo sức mạnh tông hợp của tô chức Ông đã đê ra 14 nguyên tắc quản lí hành chính, đó là:

— Chuyên môn hoá

— Quyền hạn đi đôi với trách nhiệm

— Tỉnh kỉ luật cao

— Sự thông nhất của việc điều khiên — Sự thống nhất của việc lãnh đạo

— Su trợ giúp của cá nhân đối với lợi ích chung — Thuong — Su tập trung (tập trung quyền lực) — Trật tự thứ bậc — Trật tự — Sự hợp tình, hợp lí ~ Sự ồn định trong việc hưởng dụng — Tính sáng tạo : ~ Tinh thần đồng đội

Nhìn chung, Henry Fayol đã có đóng góp lớn vào kho tàng khoa học quản lí Nỗi bật là đã phát hiện các chức năng quản lí, các nguyên tắc quản lí Ngày nay, học thuyết của ông vẫn còn nhiều giá trị, đáng được nghiên cứu, vận dụng phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện mới Tuy nhiên, phải thay hạn chế của H Fayol Giống như E Taylor, ông cũng không thay hết nhân tố người trong quản lí Ông quá tập

trung vào vai trò người quản lí mà ít chú ý đến sự chủ động của người lao động

20

Trang 22

+

PAE

URS

eee

3.2.3 Trường phái quản lí theo quan hệ con người (Human Relation) a Người có đóng góp quan trọng vào thuyết quan hệ con người trong quản lí la Mary Parker Follet (1868 — 1933) nguoi Mi Cuốn sách đầu tiên đem lại cho bà danh tiếng khoa học là cuốn Nhà nước mới được xuất bản năm 1920 Cuốn sách thứ hai Kinh nghiệm sáng tạo, chủ yêu bàn về quan hệ giữa người với người trong sản xuất Bà đưa ra con đường giải quyết mâu thuẫn không phải bằng áp chế hay bằng thoả hiệp, mà bằng sự thống nhất Bà khẳng định quản lí là một quá trình động và liên tục Đóng góp của bà thẻ hiện ở hai điểm nổi bật: 1⁄ Lôi cuốn người thuộc cấp tham gia giải quyết vấn đề; 2/ Tính động của hoạt động quản lí thay vì những nguyên tắc tĩnh

Điều lí thú là M Follet vạch rõ quyền lực của nhà quản lí có hai mặt: quyền lực tuyệt đối và quyền lực liên kết Quyền lực tuyệt đối gây nên tham vọng của nhiều người và có thê giảm bớt, tuy không triệt tiêu được nó; song, nên tăng quyền lực liên kết, bởi vì nó tạo cho nhà quản li nhiều lợi thế Vì vậy, nhà quản lí phải tạo nên "trách nhiệm luỹ tích" với hàm ý rằng người quản lí cấp thấp là người có trách nhiệm trong việc tạo ra chính sách chung và công nhân cân phải nắm vai trò trong quản lí Điều quan trọng là công nhân không chỉ ý thức về trách nhiệm cá nhân, mà còn ý thức về trách nhiệm chung nữa

Xuất phát từ tư tưởng trên aay, M Follet néu len một số năng lực cần có ở

người lãnh đạo, đó là:

~— Người lãnh đạo phải biết thống nhất những khác biệt

~ Người lãnh đạo có sự hiều biết thấu đáo, có lòng tỉn vào tương lai, có tầm nhìn xa trông rộng

— Người lãnh đạo phải kiên trì, có năng lực thuyết phục, khéo léo trong

ứng xử

— Người lãnh đạo phải là người phối hợp, giáo dục và đào tạo

- Người lãnh đạo phải biết phát triển quyền lãnh đạo của những người dưới quyền

Có thể nói quan điểm xuất phát và xuyên suốt học thuyết quản lí của M Follet là "quan hệ con người", thể hiện mạnh mẽ tính nhân văn trong quản li Nhung dang tiếc là bà đã đi quá xa so với thời đại (mặc dù sau này được kế thừa và phát triển), nên tác dụng thực tiễn của nó không cao so với thuyết của Taylor và Fayol như đã nói ở trên

Trang 23

tiếng có nhan đề: Các vấn đề nhân văn của một nên văn mình công nghiệp Day là kết quả nghiên cứu hết sức nghiêm túc (có cả thực nghiệm) của nhóm nghiên cứu dưới sự lãnh đạo của ông ở Công tỉ điện miền Tây tại Hawthorne vào cuối những năm 20 của thế kỉ trước Qua nghiên cứu này, ông rút ra kết luận quan trọng, sau này gọi là hiệu ứng Hawihorne, có nội dung như sau: khi người công nhân được - quan tâm, chú ý đặc biệt thì năng suất lao động của họ sẽ được cải thiện, bất chấp điều kiện làm việc có thay đổi hay-không.' :

Đóng góp nôi bật của E Mayo cho khoa học quân lí là chủ đề nhóm xã hội và việc xem xét hành vi của cá nhân trong môi tác động qua lại của một nhóm nhất định Ông đã chứng minh rằng công nhân không phải là những bánh răng

trong một chiếc máy, mà là các thành viên của một nhóm cố kết và điều này khiến

họ cảm thấy vững chắc và an toàn Do đó, quản lí, theo ông không chỉ liên quan

tới cá nhân, mà còn liên quan tới nhóm làm việc

Hạn chế lớn nhất trong tư tưởng của E Mayo là mặc dù có chú ý tới quan hệ xã hội, song chỉ là các quan hệ bó hẹp trong nhà máy, không mở rộng ra xã hội rộng lớn hơn Điều đó quả là có lí, bởi tác động đến đời sống, tình cảm, lí trí của người công nhân không chỉ bó hẹp trong phạm vi nơi làm việc, mà còn có quan hệ gia đình, quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá trong cộng đồng và trong xã hội Dù sao, cùng với M Follet, E Mayo đã chứng minh được tính khoa học của thuyết "quan hệ con người" cả về mặt lí thuyết lẫn thực nghiệm và có đóng góp không nho trong khoa học quản lí

3.2.4 Thuyết quản lí theo hành vi

Đây là thuyết có nguồn gốc từ thuyết hành vi trong Tâm lí học Người đầu tiên nêu lên thuyết hành vi là G.B Watson (1878 — 1958) vao nam 1913 tại trường Đại học Tổng hợp Chicagô Dưới đây sẽ điểm qua một số tác gia tiêu biểu cho thuyết hành vi trong quản lí

a Trước thời kì 1920 — 1930, có nhiều nghiên cứu về hành vi trong quản lí Nhưng người có công đầu tiên là nhà tâm lí học nguoi Duc Hugo Munsterberge

(1863 — 1916) Vào năm 1913, ông công bố cuốn sách 7m lí học và hiệu quả sản

xuất công nghiệp trong đó ông nêu 3 biện pháp chính: 1/ Dựa vào phương pháp quản lí khoa học nhà tâm lí học nghiên cứu đặc trưng công việc đề tìm người thích hợp nhất với công việc; 2/ Nhà tâm lí giúp các nhà quản lí công nghiệp tìm ra những điều kiện tâm lí để thúc dây con người làm việc hết sức mình; 3/ Xác định chiến lược gây ảnh hưởng đến người dưới quyền để họ làm việc theo cách thức phù hợp với người quản lí

22

Trang 24

000)

)) (

|

b Đại biểu thứ hai được coi là người có quan điểm hành vi trong quản lí là Abraham Maslow (1908 — 1970), người Mĩ Là nhà tâm lí học, ông chú ý đến động cơ của người lao động Động cơ này xuất phát từ nhu cầu của con người Ông đã chia nhu cầu thành 5 bậc từ thấp đến cao, đó là: nhu cầu sinh lí, nhu cầu về sự an toàn, nhu cầu về sự thừa nhận nh một thành viên của tổ chức; nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự thê hiện Nhà quản lí sử dụng thứ bậc nhu cầu này đề

tạo động cơ làm việc của người lao động

c Cùng với Maslow có Douglas Mc Gregøor (1906 — 1964), người Mĩ, bậc

lão thành trong các nhà khoa học về hành vi Trong cuốn sách Mặt nhân văn của

xí nghiệp xuất bản năm 1960, ông đã đưa ra một loạt cách đánh giá về con người trong tổ chức thông qua lí thuyết đối ngẫu: thuyết X và thuyết Y

Thuyết X là lí luận về hành vi của con người theo quan điểm truyền thông: con người thường có mối ác câm với công việc và sẽ lần tránh nó nêu có thê được Thuyết X xác nhận con người có bản chất máy móc, vô tô chức Vì vậy, thuyết X tán thành cách quản lí bằng lãnh đạo và kiểm tra

Nhưng, mặt khác, Mc Gregor cho rằng hoạt động quản lí "phải dựa trên hiểu biết về bản chất con Nguoi Theo ông, con người không phải vốn có bản chất lười nhác, trong họ tiềm ân khả năng tự phát triển và sáng tạo khi tiềm năng được khơi dậy đúng lúc Nhà quản lí phải làm cho con người hành động theo cách thức mà trong khi họ tìm cách tự hoàn thiện mình, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của tổ chức Nói cách khác, quản lí phải đi đến tự chủ Đây là những tiền đề cho thuyết Y Và, dưới đây là bảng so sánh giữa thuyết X và thuyết Y

Các giả định của thuyết X Các giả định của thuyết Y

a/ Người bị quản lí không thích làm việc, họ lần tránh công việc khi có thể b/ Người bị quản lí mong muốn được chỉ dẫn bất cứ lúc nào

c/ Người quản lí phải thúc ép (thậm chi đe doạ người bị quản lí bằng các hình thức trừng phạt) người bị quản lí

a/ Là con người, ai cũng có nhu cầu muốn làm việc

b/ Người thuộc quyền có cam kết với tô chức, tự hướng dẫn tự kiểm tra

c/ Người bị quản lí tìm cách tiếp nhận, tự tìm ra trách nhiệm của mình trong công việc

Như vậy thuyết X phù hợp với chiến lược quản lí truyền thông, thuyết Y phù

Trang 25

đã có nhiều thành công trong kinh tế và quản lí kinh tế Phải chăng, đây là nhân tô làm nên cường quốc kinh tế Nhật Bản ngày nay?

d Đại biểu thứ tư theo thuyết hành vi là Herbert Simon sinh năm 1916, giáo su nganh máy tính và tâm lí học người MI Ông đã cho xuất bản nhiều sách rất đa dạng về quản lí, như: Quản lí công cộng (đồng tác giả - 1957), Khoa hoc moi về quyết định quản lí (1960), Các mô hình khám phá (1977), Các mô hình về hợp lí có giới hạn (1982), Lễ phải trong các công việc của con người (1983) Đặc biệt cuôn Hoạt động quan li (1947) da lam cho 6 ong trở nên nỗi tiếng,

H Simon cho rằng lí thuyết quản lí cần tập trung vào vấn đề lựa chọn và ra quyết định Ông cho rằng quyết định là cốt lõi của quản lí Theo ông, có thẻ chia các quyết định thành hai nhóm:

— Những quyết định về mục tiêu cuối cùng của tô chức là những xem xét có _ giá trị và bao quát :

— Những quyết định liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu, được gọi là "những đánh giá thực tế"

Hai loại trên có liên quan với nhau Sự phối hợp giữa chúng được xem là trọng tâm của công tác quản lí Một quyết định được xem là có giá trị khi nó phù hợp với thực tế và khả thi Simon cho rằng, một quyết định phức tạp giống: như một dòng sông bắt nguồn từ nhiều nhánh Suy cho cùng, các quyết định là các „quyết định tô hợp, là sự đóng góp của nhiều người Liên quan đến vấn đề này là vấn đề tập quyền và phân quyên trong quản lí H Simon ủng hộ phân quyền, vì

như vậy là có lợi cho tổ chức Ông còn đưa ra quan niệm chuẩn để xét hành vi của

một cá nhân Theo ông, tiêu chuẩn cơ bản là hiệu quả công việc Và, van dé nay cần được xem xét cụ thể đối với các tổ chức phi thương mại Chẳng hạn có thể xác định bằng các giá tri Đương nhiên các giá trị này cần được lượng hoá đối với

mục tiêu cuối cùng

3.2.5 Thuyết quản lí tổ chức

Đại diện cho thuyết này phải kể đến Chester Irwing Barnard (1886 — 1961),

người MI Ông đã cho xuất bản tới 37 cuốn sách liên quan đến khoa học quản lí,

trong đó có các cuỗn Tổ chức và quản lí và Chức năng của người quản l Cuốn

sách nỗi tiếng nhất của ông là cuôn Chức nang cua nguoi quản lí Đây là cuốn

sách thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của ông về quản lí, sự kết hợp giữa kinh nghiệm

và trí tuệ, một phương pháp tư duy có hệ thống

Là người giàu quan điêm nhân đạo, ông khuyên Các nhà quản lí cần nhìn

nhận con người theo hai góc độ: khi tham gia vào một-tổ chức xã hội, mặt chức

năng hoạt động của cá nhân được để cao, được nhìn nhận thiên lệch; ngồi tơ

Trang 26

eee

chức, cá nhân được xem như một bản thê toàn bộ Nhìn được hai mặt này của

người dưới quyên, nhà quản lí mới phát huy hết năng lực sở trường của họ Barnard bô nhiều công sức cho việc xây dựng lí thuyết về tô chức Triết lí về

tổ chức của ông là ở quan niệm cho rằng tổ chức như một hệ thống mở, hay còn

gọi là "lí thuyết hệ thống — mở" Tổ chức là một "hệ thống cục bộ" nằm trong hệ thống lớn hơn là nhà nước, xã hội Như vậy là có sự gắn bó tương tác giữa hệ thống con và hệ thống lớn

Trude Barnard, người ta quan niệm tô chức là "một nhóm người, mà một số hoặc tất cả các hoạt động của họ được phối hợp với nhau" Quan niệm này dé cao

tư cách "thành viên", mà chưa thấy tính "tổng thể" của tổ chức Trong khi đó, Bamard lại quan niệm tổ chức là "hệ thống các hoạt động hay các tác động có ý

thức của hai hay nhiều người" J.K Galbraath, nhà kinh tế học nỗi tiếng coi đó là

"định nghĩa nổi tiếng nhất về tổ chức" Barnard cho rằng "tổ chức chính thức nghĩa là kiểu hợp tác giữa những con người có ý thức, có cân nhắc và có mục đích" Barnard đã áp dụng lí thuyết hệ thông của L Phôn Béctalanphi (người Áo) vào quan niệm của mình coi tổ chức như một hệ thống Đây là quan niệm có tính

cách mạng, vì:

—Nó vạch ra quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận trong hệ thống, giữa hệ thông

này với hệ thông khác

- Hệ thống phải có "tính trồi" đẻ tạo ra sức mạnh chung của hệ thống (lớn

hơn tong các sức mạnh của các bộ phận cộng lại)

Chính xuất phát từ những quan niệm trên mà Barnard cho rằng quản lí "không phải là việc của tổ chức mà là công việc chuyên môn duy trì công việc của tổ chức" Theo ông, có ba yếu tố phổ biến của tổ chức: sự sẵn sàng hợp tác, mục đích chung và thông tin Sự sẵn sàng hợp tác và mục đích chung trở nên hiện thực thông qua thông tin Thông tin ở đây là ngôn ngữ nói và viết

Theo Bamard, một tổ chức chính thức có các nhân tố sau đây:

— Chun mơn hố — Khuyến khích ~ Quyền hành

Bamard không chỉ quan tâm tới mặt kinh tế, kĩ thuật của tô chức, mà còn chú

ý tới mặt đạo đức của nó Ông quan niệm đạo đức của người quản lí là sự thê hiện cao nhất ở trách nhiệm quân lí của mình

Trang 27

một hệ thống — mở Quan điểm hệ thông ở đây đã được ông phát triền và chứng mỉnh tính khái quát, tính đúng đăn của nó khi vận dụng vào khoa học quản lí

3.2.6 Các thuyết văn hoá quản lí

a Thuyét Z ctia William Ouchi, giao su Truong Dai hoc California (Mi)

Năm 1981 ông cho xuất bản cuốn Thuyết Z, cuỗn sách bán chạy nhất tại Mĩ Trong sách này, nhân tố văn hoá trong hoạt động quản lí dược xem là có vai trò

quan trọng trong tổ chức đã được ông nhắn mạnh Nghiên cứu các xí nghiệp Nhật ông cho răng xí nghiệp Nhật Bản thường 8 gắn bó với chế độ làm việc suốt đời, xí nghiệp sẽ làm hết sức mình để phát triển lòng trung thành của nhân viên bằng

cách đối xử với họ công bằng và nhân đạo Ưu điểm nữa của các xí nghiệp Nhật

Bản là khơng chun mơn hố người lao động một cách quá mức; trái lại sắp xếp lao động theo cách luân phiên qua những bộ phận khác nhau Làm như vậy, người công nhân sẽ có khả năng phát triên toàn diện

Dưới đây là so sánh giữa hai loại doanh nghiệp: doanh nghiệp Nhật (kiêu Z) và doanh nghiệp phương Tây (kiểu A)

Doanh nghiệp Nhật Bản (kiểu Z) Doanh nghiệp phương Tây (kiéu A)

— Việc làm suốt đời

— Đánh gia va dé bat cham

~ Nghề nghiệp không chun mơn hố

—~ Cơ chế kiểm tra mặc nhiên

~ Quyết định tập thê — Trách nhiệm tập thẻ

— Làm việc trong thời gian hạn định — Đánh giá và đề bạt nhanh

— Nghề nghiệp chun mơn hố ~ Cơ chế kiểm tra hiển nhiên — Quyết định cá nhân

— Trách nhiệm cá nhân

— Quyên lợi toàn cục — Quyền lợi có giới han

Văn hoá của một doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố, chang han tinh tô chức tỉnh thần tương thân tương ái, truyền thống uy tín của xí nghiệp đối với

khách hàng Nó cho phép truyền đạt đến người làm việc các giá trị và các niềm tin

vào chính xí nghiệp của mình Nội dung của nền văn hoá kiểu Z là: người lao động găn bó lâu dài với công ti; họ có quyền phê bình lãnh đạo, họ được tham gia vào quá trình quyết định; các quan hệ tin cậy tình bạn tỉnh thần hợp tác giữa những người cùng làm việc được khuyến khích phát triển trong khi vẫn tôn trọng cá nhân Có thê nói bản chất của nền văn hoá kiểu Z là: một nền văn hoá nhất trí,

một cộng đông những người bình đẳng, cùng nhau hợp tác để đạt mục tiêu chung

Hạnh phúc của con người chính là động lực tạo ra năng suất lao động ngày một cao

Trang 28

b Đại biểu của trào lưu văn hoá trong quản lí phải ké dén Thomas J Peters

va Robert H Waterman — những chuyên gia cao cấp của công tí tư van

"Mắckinxi", đồng thời là những nhà khoa học nổi tiếng Năm 1982, hai ông viết

cuốn sách Đi ứừn sự xuất sắc (Bài học từ những công tỉ kinh doanh tốt nhất nước

MI) Nó trở thành cuốn sách bán chạy nhất trong số chín cuồn sách bàn về kinh doanh ở MI

Hai ông đã tông kết những đặc điểm chung của công tỉ xuất sắc là: 1/ Định hướng vào hành động và đạt tới thành công

2/ Đối mặt với người tiêu dùng

3/ Tính tự chủ và óc sang tao

4/ Năng suất là do con người

5/ Gắn với cuộc sông, điều khiển các giá trị 6/ Trung thành với sự nghiệp của mình

Trang 29

Co thé tim tiéng ndi chung giita Ouchi va Peters — Waterman ở chỗ: coi người lao động là nguồn lực quan trọng nhất dé phát triển và việc quản lí là tạo ra môi trường vật chất va tinh than thích hợp, đặc biệt là tạo nên văn hoá bên trong

tổ chức, tạo điều kiện cho mọi người hợp tác với nhau, cùng làm việc tốt và thúc

đây họ vươn tới thành công

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

1 Trình bày đối tượng, nhiệm vụ của khoa học quản lí

2 Chứng minh khoa học quản lí là khoa học liên ngành Lấy ví dụ minh hoạ

3 Phân tích mặt ưu điểm và hạn chế trong lí thuyết quản lí khoa học của Taylor

4 Đánh giá mặt ưu điểm và hạn chế của các tư tưởng và lí luận quản lí thời - Trung Hoa cé dai

Trang 30

FLL

BOC DIN

CHƯƠNG 2

KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÍ

4 VAI TRÒ CỦA QUẢN LÍ

Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ: quan hệ giữa con

người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xã hội và cả quan hệ giữa con người với bản thân xuất hiện theo Điều này làm xuất hiện

nhu cầu về quản lí Trải qua tiền trình lịch sử phát triển từ xã hội lạc hậu đến xã hội văn minh, trình độ sản xuất, tô chức, điều hành xã hội cũng phát triển theo Đó là tất yêu lịch sử, tất yếu khách quan

4.1 Vai trò của quản lí đối với sự phát triển của xã hội

~ Ngày nay, nhiều người thừa nhận rằng quản lí trở thành nhân tổ của sự phát

triển xã hội Quản lí trở thành một hoạt động phô biến, diễn ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan đến mọi người C Mác coi quản lí là một đặc điểm vốn

có, bất biến về mặt lịch sử của đời sông xã hội Ông viết: “Bát cứ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào mà tiễn hành trên một quy mô khá lớn đều yêu cẩu phải có một sự chỉ đạo đề điều hoà những hoạt động cá nhân Sự chỉ đạo đó phải là những chức năng chung, tức là những chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của cơ thể sản xuất với những vận động cá nhân của những khí quan độc lập hợp thành cơ thề sản xuất đó Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cân phải có một nhạc trưởng" `

— Quản lí phối hợp các bộ phận, các hoạt động riêng lẻ của xã hội tạo nên

hiệu quả mang cấp số nhân cho sự phát triển xã hội A Smith — nhà kinh tế lỗi lạc —

cũng nhận thấy răng hiệu quả hoạt động chung của một nhóm người được tổ chức

thành một tập thể sẽ lớn hơn tông số hiệu quả của các hoạt động riêng lẻ Ông cho

rằng phần hiệu quả lớn hơn này là do phân công lao động đem lại tức là do quản lí Hệ thống tổ chức càng lớn thì vấn đề tổ chức, quản lí nó càng quan trọng Trong những năm sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai nhiều đoàn chuyên gia Anh sang thăm Mĩ nghiên cứu kinh nghiệm của Mĩ trong lĩnh vực công nghiệp Họ

nhanh chóng hiểu ra rằng, mặc dù Anh lạc hậu không nhiều lắm so với Mĩ trong ' Theo Macco — Maccop Chủ nghĩa xã hội và quản lí, NXB Khoa học xã hội H, 1978,

tr 24

Trang 31

lĩnh vực kĩ thuật công nghệ nhưng năng suất lao động của Anh lại thua xa Mĩ Và họ đã chứng minh một cách thuyết phục rằng: nguyên nhân chủ yêu do trình: độ tổ chức quản lí ở Anh thấp hơn nhiều so với Mĩ

~ Tác dong quản lí là tác động khoa học có tính đến quy luật khách quan của tất cả các yếu tố có liên quan trong xã hội, đặc biệt là con người Do đó quản lí gắn bó chặt chẽ với sự phát triển xã hội Quản lí phù hợp thì xã hội phát triển, quản lí không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển xã hội

— Quan li tao ra su én dinh cho su phat triển xã hội, muốn phát triển phải chú trọng đúng mức đến quản lí để đảm bảo tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đúng quy luật và vững chắc Sự phát triển của xã hội tỉ lệ thuận với trình độ

tô chức và hiệu quả, chất lượng của quản lí

1.2 Vai trò của quản lí đối với các hoạt động và hoạt động lao động của

- a “ =~ as

các tô chức xã hội >

— Quản lí tạo ra sự thông nhất ý chí trong tổ chức, giữa các thành viên với nhau (các quan hệ quản lí) đê tập trung sức lực và giảm chi phi ma hiệu quả cao

— Định hướng sự phát triển của tô chức trên cơ sở xác lập rõ mục tiêu chung và hướng mọi sự nỗ lực của cá nhân, của tổ chức vào mục tiêu chung đó Nếu không có định hướng và mục tiêu chung thì sẽ không có lộ trình hợp lí và dẫn đến chỉ có biện pháp giải quyết tình thế mang tính chắp vá, may rủi

- Tổ chức, điều hoà, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của cá nhân trong to chức nhăm đạt được mục tiêu quản lí đã xác định

~ Tạo động lực cho mọi cá nhân trong tô chức thông qua sử dụng các đòn bẩy kích thích, đánh giá, khen thưởng hợp lí và uôn nắn những lệch lạc, xử lí sai sót của các thành viên nhắm giảm bớt những thât thoát, sai lệch trong quản lí

~ Trong hoạt động của tổ chức có bốn yếu tố tạo thành kết quả: nhân lực, vật

lực, tài lực và thông tin Quản lí phối hợp tất cả các nhân tố trên tạo thành một

nhân tô tông lực, đưa đên hiệu quả của hoạt động đạt chất lượng cao hơn so với sức mạnh của từng nhân tô riêng lẻ

~ Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cá nhân và tô chức đảm bảo sự phát triên ôn định bên vững và có hiệu quả

— Tô chức và quản lí sản xuất hợp lí sẽ tận dụng được sức mạnh của con người và các yêu tô đảm bảo cho hiệu quả lao động sản xuất

~ Quản lí tôt sẽ tạo động lực kích thích người lao động tích cực làm việc phát huy tiềm năng sáng tạo công việc

Trang 32

TITEL II

Như vậy có thể nói rằng quản lí là một nhân tố cơ bản để tạo nên chất lượng hoạt động của tổ chức xã hội và chất lượng lao động Quản lí yếu kém sẽ là nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự thụt lùi của tô chức và giảm chất lượng của hoạt động Các nhà kinh tế Pháp phân tích trách nhiệm trước những tổn thất do chất

lượng kém trong hoạt động của một tô chức như sau: 25% thuộc giáo dục và đào

tạo người lao động không đến nơi đến chốn, 50% thuộc nhà quản lí và 25% thuộc các nguyên nhân khác Một số nhà kinh tế học Mĩ thì thấy: Nguyên nhân gay nên sự phá sản của một doanh nghiệp xảy ra như sau: 20% do chiều hướng bất lợi của ngành, do tai nạn rủi ro 10%, các yếu tố khác 10%, con 60% la do quản li tôi Như vậy, nguyên nhân gây nên sự xuống cấp của một tổ chức hoặc phá sản của một doanh nghiệp thì quản 1í đứng hàng đầu Do đó, tô chức lại

hoạt động của một tổ chức hoặc một xí nghiệp thì việc đầu tiên cần nghĩ đến là

thay thế các nhà quản lí yếu kém, đào tạo các nhà quản lí có năng lực lãnh đạo các tổ chức đó

1.3 Quan lí nhằm đảm bảo kỉ cương trật tự của các bộ máy tổ chức và ‘xa hoi

— Bang cdc quy dinh, quy ước và các tác động quản lí, chủ thé quản lí điều chỉnh hành vi của người dưới quyền, tạo ra sự thống nhất trong bộ máy, trật tự hoạt động

— Các tác động quản lí có tác dụng điều chỉnh những sai sót lệch lạc thậm chí

cưỡng chế những người làm sai để đưa bộ máy đi đúng quỹ đạo

— Những tác động khuyến khích, động viên có vai trò khuyến khích hành vi tốt, ngăn chặn hành vi sai trái, làm gương cho những người khác nên có tác dụng

xác lập trật tự trong hoạt động của bộ máy

Như vậy quản lí hết sức cần thiết và đóng góp vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động và cho toàn bộ sự phát triển của xã hội Có thể khang dinh “Việc quân lí là thiết yếu trong mọi sự hợp tác có tô chức, cũng như ở mọi cấp độ của tổ chức và trong sự phát triển xã hội” '

2 “QUẦN LÍ” VÀ NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 2.1 Khái niệm “Quản lí”

"Quản lí" là khái niệm rất chung, tổng quát dùng cho cả quá trình quản lí xã hội (xí nghiệp, trường học đoàn thê ), quản lí giới vô sinh (hâm mỏ máy móc )

! Harold Koontz, Cyril Odounell và Heinz Weirch, Những vấn dé cot yêu của quan li, NXB

Khoa hoc ki thuat, H 1994, tr.21

Trang 33

cũng như quản lí giới sinh vật (vật nuôi, cây trồng ) Riéng vé quan li xa hoi— người ta lại chia ra ba lĩnh vực quan lí cơ bản tương ứng với ba loại hình hoạt

động chủ yếu của con người: quản li san xuat, quan lí kinh tế; quản lí xã hội —

chính trị và quản lí đời sống tỉnh thần Trong cuốn sách này, tác giả của nó chỉ bàn đến loại quản lí thứ ba, mà cũng chỉ hạn chế trong dạng quản lí giáo dục (sẽ - đề cập ở các phần dưới)

Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm “quản li” Dưới đây là một số quan niệm chủ yếu

Quản lí — theo Đại Bách khoa tồn thư Liên Xơ, 1977 - là chức năng của những hệ thông có tổ chức với bản chất khác nhau (xã hội, sinh vật, kĩ thuật) nó bảo toàn câu trúc xác định của chung; duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động'

Một số quan niệm khác:

) — Quan lí là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thé quan li

đến đối tượng bị quản lí trong tô chức để vận hành tỗ chức, nhằm đạt mục đích nhất định

~ Hoạt động có sự tác động qua lại giữa hệ thong và môi trường, do đó: quản

lí được hiểu là việc bảo đảm hoạt động của hệ thông trong điều kiện có sự biến

đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển động của hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới

— Quản lí một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người — thành viên của hệ — nhăm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích

du kiên

_ — Quan li la tac động có mục đích đến tập thể những con người để tô chức và phôi hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động

— Quản lí là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của: từng cá nhân biên thành những thành tựu của xã hội

_ Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp sử dụng điêu chỉnh, điêu phôi các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngồi tơ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục dich của tô chức với hiệu quả cao nhất

Các khái niệm (thuộc lĩnh vực quản lí xã hội) trên đây, tuy khác nhau, song chúng có chung những dấu hiệu chủ yếu sau đây:

! Theo Nguyễn Kỳ, Bùi Trọng Tuân, Một số vấn đề của lí luận quản lí giáo đục, Trường Cán

bộ quản lí giáo dục H., 1984 tr 5

Trang 34

— Hoạt động quản lí được tiền hành trong một tô chức hay một nhóm xã hội — Hoạt động quản lí là những tác động có hướng đích

— Hoạt động quản lí là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức

Ta nhận thấy hoạt động quản lí theo tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ qua lại giữa những quy luật xã hội khách quan và hoạt động tự giác của con người có ý nghĩa to lớn đối với lí luận và thực tiễn quản lí Hoạt động quan lí — do 1a su biểu hiện ý nguyện tự giác của chủ thể quản lí muốn điều chỉnh

và hướng dẫn các quá trình và các hiện tượng xã hội Việc xác định đúng đắn

những khả năng và những giới hạn khách quan của hoạt động là tiền đề cơ bản xây dựng lí luận khoa học về quản lí và hoàn thiện quá trình quản lí về mặt thực tiễn Như vậy, hoạt động quản lí có bản chất là hoạt động tự giác, đúng như Ph Angghen đã chỉ ra: "Trong lịch sử xã hội, nhân tố hoạt động là con người có ý thức, hành động có suy nghĩ hay dưới ảnh hưởng của nhiệt tình và theo đuôi những mục đích nhất định Ở đây không có gì gue thực hiện mà lại không có ý định tự giác, không có mục đích mong muốn" | - Tuy nhiên, khơng nên tuyệt đối hố yếu tố tự giác, vì như vậy dễ rơi vào quan điểm duy tâm về quản lí Ngược lại, việc nhận thức đúng đắn vai trò của yêu tố tự giác trong hoạt động xã hội cho phép ta xác định đúng: đắn những giới hạn, chức năng và ý nghĩa xã hội của việc quản lí các quá trình xã hội

Tính mục đích cũng là đặc trưng trong mọi hoạt động của con người Có thể

nói tính mục đích là thuộc tỉnh vốn có trong hoạt động xã hội, đặc biệt trong hoạt

động quản lí Khi thực hiện nhiệm vụ quản lí, chủ thể quản lí luôn luôn hướng

theo mục đích xác định và lôi cuốn đối tượng bị quản lí thực hiện mục tiêu của

tổ chức

Điều đặc biệt cần nhấn mạnh là quản lí trong lĩnh vực xã hội không khi nào là hoạt động có tính chất một chiều: đối tượng bị quản lí chịu tác động một cách thụ

động tác động của chủ thê quản lí Với tư cách là người lao động „ đồi tượng bị

quản lí được coi là những chủ thể tự giác, tích cực tham gia vào việc quản lí xã hội Điều này đã được V.I Lênin chỉ ra: " trí tuệ của hàng chục triệu con người

sáng tạo sẽ tạo ra cái cao hơn rất nhiều so với sự tiên đoán vĩ đại và thiên tài

cá nhân"?

! Theo Macco — Maccop, Chi nghia xa héi va quan li, NXB Khoa hoc xa hoi, H, 1978, tr 17 > Theo Macco — Maccop, sdd, tr 29

Trang 35

Tóm lại, những khái niệm về quản lí (thuộc lĩnh vực xã hội) nêu trên có các đặc trưng chủ yêu, đó là tính tự giác, tính mục đích và tính quân chúng trong quản lí Đây cũng được coi là cơ sở phương pháp luận mácxít của hoạt động quản lí 2.2 Khái niệm liên quan đến quản lí

Đến đây có thể dừng lại một chút nói về "tổ chức" và "lãnh đạo", hai khái niệm liên quan chặt chẽ đên quản lí

Khái niệm "tổ chức" có nghĩa là việc xây dựng chức năng, xây dựng cơ cau, la su sap xếp các phần tử thành hệ thống Hoạt động quản li chi nay sinh khi có t6 chức Tổ chức là thê nền của quản lí Tô chức là câu trúc của những người kết lại thành nhóm hoạt động theo mục đích, lí tưởng xác định mà từng thành viên khi

hoạt động riêng lẻ thì không thực hiện được mục tiêu, lí tường đó Đặc trưng của

tô chức bao gôm các tiêu chí sau:

s Lí tưởng, sứ mệnh, mục tiêu của tổ chức

» Quy mô tô chức

+ Co cau thiết chế của tô chức + Ndi dung công việc của tổ chức

- Điều kiện tồn tại và phát triển của tô chức)

Tổ chức thể hiện tập trung ở việc chọn người và kiểm tra việc thực hiện công

việc Một trong những yêu câu cơ bản đôi với tô chức là phải thiết lập mối quan hệ giữa các phân tử trong sự tác động qua lại giữa chúng để duy trì hệ thông, bảo đảm sự phát triên bên vững của hệ thông trong sự tác động của môi trường Trong giáo dục, tô chức quản lí giáo dục từ trung ương (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đên cơ sở (phòng Giáo dục và Đào tạo) đều là những tổ chức ở các cấp độ khác nhau

Tuy nhiên, chúng đều mang đặc điểm của một tô chức: cũng có các bộ phận được

sắp xếp theo những cơ cấu thích hợp, giữa các bộ phận cũng có quan hệ (cơ chế) xác định, cũng có quan hệ với môi trường và tương tác qua lại với môi trường Có tô chức mới có quản lí; đến lượt mình, quản lí tạo nên sức mạnh của tô chức, tạo điều kiện cho tô chức duy trì tính bền vững Đây là một khía cạnh: "tổ chức” như một danh từ, kiêu như sở Giáo dục và Đào tạo như một tổ chức, một cơ quan quản lí giáo dục Khía cạnh khác: "tô chức" như một động từ, thường được dùng như: công tác tô chức, chỉ một hoạt động của chủ thể quản lí Trong trường hợp này, tô chức là một bộ phận hợp thành của hoạt động quản lí Theo nghĩa này thì công tác tô chức bao gồm các nhân tô sau:

‘Trung tâm Nghiên cứu Khoa học tô chức và quân lí, Khoa học tổ chức và quản lí Một số

Trang 36

ET ESS REESE PLT er Late eee ee 5 Mục tiêu:

« Loại hình tổ chức (thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu)

s Phương pháp (phương pháp tô chức dé dat mục tiêu)

» Con người (cần có những người nào để thực hiện công việc) » Phương tiện vật chất, kĩ thuật

+ Thời gian cho việc hoàn thành công việc

- Kiểm tra kết quả công việc 3

Như vậy, "tổ chức" trong quản lí có hai nghĩa khác nhau, cần phân biệt trong nghiên cứu lí luận và trong thực tiễn

“Lãnh đạo” (leadership) cũng là khái niệm gắn bó với “quản lí” (management) Đây là hai khái niệm gần nhau nhất Thậm chí đôi khi còn đồng

nhất với nhau Lãnh đạo là khái niệm rộng hơn khái niệm quản lí, được hiểu là

hình thức quản lí cao nhất, chung nhất, là hạt nhân, là ngọn đèn pha của quản lí

Một cách ngắn gọn, lãnh đạo là gây ảnh hưởng

Lãnh đạo được xem như "bộ não" của quản lí, đó là hệ thần kinh trung ương của quản lí Đặc điểm chủ yếu của lãnh đạo là ở chỗ xác định đường lối cơ bản, là định hướng mang tính chiến lược, là gây ảnh hưởng, là lôi cuỗn quần chúng nỗ

lực, tự giác, hăng hái thực hiện có kết quả đường lỗi mục tiêu đã vạch ra Trong

khi đó, đặc điểm chủ yếu của quản lí thê hiện ở vai trò ưu tiên của các chức năng

chấp hành, được coi là một loại lãnh đạo đặc biệt, trong đó việc đạt được các mục

đích của tô chức là tối quan trọng Do đó lãnh đạo là khái niệm chung hơn so với quản lí Và, sự khác nhau căn bản giữa hai khái niệm này là ở vấn đề tổ chức Nếu lãnh đạo mang tính chủ quan, trong đó yếu tô sáng tạo luôn luôn giữ vai trò quan trọng, thì quản lí lại là những tác động có thể "quy trình hoá" ở chừng mực nhất định Mặt khác, điều cần nhớ rằng, đã là nhà quản lí tốt thì hiển nhiên ông ta là nhà lãnh đạo tốt, bởi ông ta biết biến ý chí và sức mạnh của mình thành ý chí và

sức mạnh của quần chúng nhằm thực hiện thành công mục tiêu chung của tô chức;

và điều ngược lại thì chưa hẳn, bởi có thể là nhà lãnh đạo tốt, nhưng lại là người

quản lí tôi

Điều vừa trình bày trên đây thống nhất với cơ chế "Đảng lãnh đạo Nhà nước

quản lí, nhân dân làm chủ" đang hiện hữu trong mọi mặt của đời sống xã hội nước

ta Cơ chế này cũng thể hiện rõ trong giáo dục ở mọi cấp độ quản lí, mọi lĩnh vực hoạt động giáo dục, mọi loại hình giáo dục, mọi cơ sở giáo dục Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi chúng ta làm giáo dục trong bối cảnh cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập, đang đứng trước những thách thức của tồn cầu hố

Trang 37

Để lãnh đạo tốt, nhà lãnh đạo cần có ba kĩ năng sau: 1/ chẩn đoán, khả năng hiểu được thực trạng mà ông ta đang gây ảnh hưởng; 2/ /hích ứng, khả năng thích ứng hành vi của ông ta với những nguồn lực có sẵn để có thể đáp ứng được những bất ngờ của tình huồng và 3/ giao tiếp, khả năng giao tiếp theo lối mà mọi người dễ dàng hiểu và chấp nhận đối với mình

3 CHUC NANG QUAN Li

3.1 Khái quát về chức năng quản lí 3.1.1 Khái niệm chúc năng quản lí

Khái niệm "chức năng" được dùng với nhiều nghĩa khác nhau Trong Từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ này có hai nghĩa: "J Hoạt động, tác dụng bình thường hoặc đặc trưng của một cơ quan, một hệ cơ quan nào đó trong cơ thể 2 Tác dụng, vai trò bình thường hoặc đặc trưng của một người nào, một cái gì đó"' Đương nhiên, ở đây nghĩa thứ nhất không thuộc lĩnh vực ta đang xét Trong khi đó, thuật ngữ

"chức năng" được G.Kh Pôpôp viết: "Trước hết, một bộ phận của hoạt động quản

lí Hai là, một bộ phận đã được tách riêng ra của hoạt động quản lí Chức năng quản lí đó là một loại hoạt động quản lí đặc biệt, sản phẩm của quá trình phân công lao động và chun mơn hố trong quản lí, tiêu biểu bởi tính chất tương đối

độc lập của những bộ phận của quản ine, Thực chất, chức năng quản lí là hình thức tồn tại của các tác động quản lí Chức năng quản lí là hình thái biểu hiện sự

tác động có mục đích của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí Chức năng quản lí làm nên chân dung của nhà quản lí Trong quản lí, chức năng quản lí là một phạm trù quan trọng, mang tính khách quan, có tính độc lập tương đối Chức năng quản lí nây sinh và là kêt quả của quá trình phân công lao động, là bộ phận tạo thành hoạt động quản lí tông thể, được tách riêng, có tính chất chun mơn hố Bởi vậy việc chủ thể quản lí thực hiện chức năng quản lí đồng nghĩa với việc chủ thể đó thực hiệủ nội dung của hoạt động quản lí Theo V.G Afanaxep, việc chủ thể quản lí thực hiện các chức năng quản lí qua các thao tác, hành động quản lí cũng chính

là thực hiện các chức năng quản lí Ÿ

Tóm lại, chức năng quản lí là nội dung của hoạt động quản lí mà chủ thê sử dụng một cách có ý thức dé tác động đến khách thé quản lí nhằm đạt được mục tiêu quản lí đặt ra

! Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Viện Ngôn ngữ học: 7ừ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ

điển ngôn ngữ, H, Việt Nam, 1992

ỶG.Kh Pôpôp, Những vấn đề lí luận của quản lí NXB Khoa học xã hội, H, 1978 3 V.G Afanaxep, Con người trong quân lí xã hội NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979

Trang 38

Ue

Với khái niệm chức năng quản lí trên, có thê thấy rằng:

— Phân công lao động, chun mơn hố lao động là cơ sở hình thành chức năng quản lí

— Mỗi chức năng quân lí có một nhiệm vụ và tính chất khác nhau mà chủ thể quản lí phải tiên hành trong quá trình quản lí

— Chức năng quản lí xác định khôi lượng các công việc cơ bản và trình tự các

công việc của quá trình quản lí, môi chức năng có nhiêu nhiệm vụ cụ thê, là quá trình liên tục của các bước công việc tât yêu phải thực hiện

— Mục đích cuối cùng của việc thực hiện các chức năng quản lí là điều khiển quá trình quản lí đi đên mục tiêu quản lí đặt ra

3.1.2 Ý nghĩa của chức năng quản lí

Chức năng quản lí có các tính chất khác nhau nên việc xác định được chức

năng quản lí có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình quản lí, tạo nên hiệu quả của quá trình quản lí Điều đó được thể hiện:

— Chức năng quản lí xác định vị trí, mối quan hệ giữa các bộ phận, các khâu,

các cấp trong một tổ chức Mỗi tô chức quản lí đều có nhiều bộ phận, nhiều khâu,

nhiều cấp khác nhau, gắn liền với những chức năng xác định nào đó, nếu không có chức năng quản lí thì bộ phận đó không tồn tại

— Từ những chức năng quản lí mà chủ thể xác định các nhiệm vụ cụ thể, thiết

kế bộ máy và bồ trí con người phù hợp trong tổ chức hoạt động

— Căn cứ vào chức năng mà chủ thể quan Jí có thé theo dõi, kiểm tra, đánh giá điều chỉnh hoạt động của mỗi bộ phận và toàn bộ bộ máy tô chức quản lí

— Mỗi con người trong một bộ máy, tô chức đều phải hoạt động theo những chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mình Chủ thể quản lí thông qua các chức năng quản lí kiểm tra, điều chỉnh đảm bảo sự phối hợp đồng bộ các hoạt động dé tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn bộ bộ máy quản lí hướng vào mục tiêu chung và nhằm đạt hiệu quả hoạt động cao

3.1.3 Phân loại chúc năng quản lí

Có rất nhiều cách xem xét, phân loại chức năng quản lí Dưới đây là một số cách phân loại cơ bản:

— Căn cứ vào phương hướng tác động, quản lí có hai chức năng cơ bản: + Chức năng đối nội là chức năng quản lí nội bộ tổ chức Nêu rõ mục tiêu chiến lược của tô chức quản lí, tổ chức bộ máy và lề lỗi làm việc, đào tạo, sử dụng nhân tài

Trang 39

+ Chức năng đối ngoại: là chức năng vận hành tô chức trong môi trường b=

động bên ngoài Phân tích các đối tác tìm ra mặt mạnh, yêu của đôi tác nhăm gi—

công tác quản lí đưa ra được chính sách đối ngoại hợp lí

— Căn cứ theo giai đoạn tác động quản lí có năm chức năng:

+ Chức năng hoạch định: Chức năng quan trọng nhất của quản lí nhăm địœ ra chương trình, mục tiêu chiến lược của quan li

+ Chức năng tổ chức: Là một trong những chức năng chung của quản lí he quan đến hoạt động thành lập các bộ phận trong tổ chức để đảm nhận nhữ= nhiệm vụ cần thiết, xác định mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm

giữa các bộ phận đó trong tổ chức Tức là hình thành nhóm chun mơn hố, he

kết các nhóm đó tạo nên một hệ thống để cùng góp phần vào hoạt động của fs

thống nhằm đạt tới mục tiêu mong muốn

+ Chức năng điều khiển: Đây là chức năng chi đạo sự phối hợp hoạt độn: chung của nhóm, của các bộ phận thuộc một tô chức trong quá trình quản lí nha

đạt được mục tiêu quản lí đặt ra

+ Chức năng kiểm tra: Là chức năng phát hiện ra những sai sót và các tha đổi trong quá trình hoạt động của một tổ chức Đây là chức năng quan trọng nhã của người lãnh đạo

+ Chức năng điều chỉnh: Là chức năng sửa chữa các sai sót nảy sinh, tron; các hoàn cảnh khác nhau của quá trình quản lí, tạo ra sự ổn định của hoạt độn: quản lí để đạt được mục tiêu quản lí đã xác định

Giữa các chức năng quản lí có mối quan hệ qua lại với nhau trong quá trinl

quản lí, có thé biéu diễn môi quan hệ đó bằng sơ đồ sau:

Trang 40

II, ~ Căn cứ theo sự phân cấp quản lí, có thể chia quản lí thành hai loại chức năng sau:

+ Chức năng quản lí nhà nước (vĩ mô) có nội dung cơ bản: e Định hướng chiến lược phát triển, vạch mục tiêu chương trình e Đưa ra chế độ, chính sách, pháp luật

e Tạo môi trường hoạt động

e Đào tạo, bố trí cán bộ

e Tổng kết, đánh giá hoạt động

e Hỗ trợ dẫn dắt các hoạt động các đơn vị theo định hướng phát triển e Quản lí cơ sở vật chất (tài sản)

+ Chức năng quản trị (vi mô) với hai nội dung cơ bản:

; Hoạch định chiến lược, kế hoạch hoạt động theo định hướng của nhà nước,

của câp trên và khả năng của tô chức

se Thực hiện các chiến lược, kế hoạch hoạt động một cách có hiệu quả và chịu

trách nhiệm về kêt quả hoạt động của tô chức 3.2 Các chức năng quản lí cơ bản

3.2.1 Hoạch định ! * Định nghĩa

Hoạch định là quá trình chuẩn bị để đối phó với sự thay đổi và tính không chắc chắn bằng việc trù liệu những cách thức hành động trong tương lai

Hoạch định là chức năng chủ yếu của quản lí vì nó mở đường cho việc thực

hiện các chức năng khác Hoạch định là một quá trình bao gôm các bước:

1/ Lựa chọn sứ mệnh (Mission) và các mục tiêu chung cho hoạt động dài hạn và ngăn hạn

2/ Xác lập mục tiêu cho từng bộ phận phòng ban và các cá nhân dựa trên mục tiêu chung của tô chức

3/ Lựa chọn chiến lược và chiến thuật để thực hiện các mục tiêu

4/ Quyết định phân bổ các nguồn lực của tổ chức (nhân lực, vật lực, tài lực ) cho các mục tiêu, chiên lược, chiên thuật

! Dựa theo Nguyễn Hải Sản (2005), Quản tri học, NXB Thống kê, Hà Nội

Ngày đăng: 16/07/2022, 14:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w