PGS-F3-FRAN KIEM - PGS.TS NGUYEN XUAN THUC
— GIÁOTRÌNH _
ĐẠI CƯƠNG KHOA HỌC QUAN LÍ
VA QUAN Li GIAO DUC
(Dung cho các trường Đại học,
- Học viện đào tạo Cử nhân Quản lí giáo dục)
Trang 3MUC LUC
Trang
8870 5
Chương 1 QUẢN LÍ LÀ MỘT KHOA HỌC . c5ccs-cced 㬠7
1 Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu khoa học quản lÍ 7
2 Đặc điểm của khoa học quản Mf o c.ceceecccescstsessesestesesescscsesesesecatscscsestscseseececessensieecees 11 3 Sự phát triển các tư tưởng quân lÍ - 5+3 tt 231123 1 1115121511112 01171 ere 13
Ằ@.018,1›8 8 Đ8„.0! 0 nh < 28
Chương 2 KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÍ -5- 5< SecC2EEEEEEESEEEEkEEEEEELkELkkrirkeerrvee 29
con: na 29 2 “Quản lí” và những khái niệm liên quan Q1 HS 9 1x0 1111411z xxx 31 3 Chức năng quản lÍ . 2c 2 111 111131211111 11191 1H HH1 E E4 11H TH HH TH Hư cờ 36 Câu hỏi ơn tập chương 2 eccesckeSkgHHHernerseee " — 50
Chương 3 ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC . 5-75 ccc++esEEsecererrvee 51
1 Các định nghĩa và nội hàm của “quản lí giáo dục” -. -: + cxczsc2xsxsrsrtrs 51
2 Bản chất quản lí giáo dỤC cà cv 2221211111 10112211111 1111111111181 01x Tra 53
3 Các yếu tố của quản lÍ giáo dục - - :- 1 12v S 1111223251111 1112181511110 1T tec 53 4 Các nguyên tắc quản lí giáo dỤC - các 11 HH HT TH H101 HH tre 57
5 Các chức năng quản lÍ giáo dục - c1 St 2t x2 2511111111112 1111101111111 tk 59 6 Thơng tin trong quản lí giáo dỤC - - c c.c 2c Hn HH4 HH HH HH HH Hà 83
7 Phương pháp và cơng cụ quản lí giáo dục T1 ST Hà TH tà kh reo 89-
e7178./05 8i) 8() 84,1) n 0000 nn80hh — 94
Chương 4 ĐỔI MỚI QUẦN LÍ GIÁO DỤC 22222 2 EEtEEEEvrxereEEErreerttrrrrrrret 95
1 Giáo dục và quản lí giáo dục trước yêu cầu mới TH rau 95 2 Xu hướng đổi mới quản lí giáo dục và mơ hình quản lí giáo dục trên thé gidi 110
3 Quan lí sự thay đổi trong giáo dục TEHEH HH TH HH HH0 127 4 Đổi mới quản lí giáo dục ở nước ta :-c: ccs St 121121 21211711 211111222 ,131
Trang 4Chương 5 NHÀ TRƯỜNG LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
69c i02 c1 178
II of ucooaỶÝ4Ầ 178 2 Sự phát triển của nhà trường qua các thời kì lịch SỬ - các cetehereriree 179
Keo ni on e- 189 4 Ban Chat Nha truGng 8n ẽe 190
5 Các chức năng của nhà trường trong thời kì hội nhập -. che 193 6 Nhà trường tự chủ và tự chịu trách nhiệm 197
7 Lãnh đạo nhà trường và quản lí nhà trường . nhe HH Hrườn 203 8 Các kĩ năng lãnh đạo và quản lí của hiệu trưởng nhà trường 206 9 Lãnh đạo và quản lí các hoạt động giáo dục trong nhà trường . .- 207
10 Quản lí phát triển giáo viên - 1 c1 1221212112111 111212111211 1E reerrke 216
Trang 5LOI MG DAU
gày nay kiến thức về khoa học quản lí và quản lí giáo dục cần thiết cho mọi lĩnh vực của đời sơng xã hội và được giảng dạy trong các trường đại học, học viện thuộc nhĩm ngành Khoa học giáo dục Giáo trình Đại cương Khoa học quản Ïí và Quản lí giáo đực là mơn học chung cung cập những kiên thức cơ bản nhận dạng về khoa học quản lí, khoa học quản lí giáo đục và là những tri thức nền tảng để tiếp thu những kiến thức khoa học quản lí giáo dục chuyên sâu, như: quản lí nhân sự, quản lí tài chính — cơ sở vật chất, quản lí dạy học và giáo dục Đợi cương Khoa học quản lí và Quản li gido duc là một mơn học cơ bản trong chương trình
đào tạo Cử nhân Quan li giao dục trong các trường đại học và học viện quản lí
giáo dục
Giáo trình này được biên soạn cĩ sự kế thừa, tiếp thu và lựa chọn các tri thức trong các tài liệu của những tác giả trước đĩ và được sắp xếp lại ở một số đơn vị tri thức cho phù hợp khi giảng dạy, tránh sự trùng lặp về tri thức giữa các phân và với các chuyên đê quản lí chuyên sâu
Nhân đây, các tác giả sách này bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến những tác giả đĩ — những người thầy, người anh và đồng nghiệp hết sức quý mến
Nội dung giáo trình Đại cương Khoa học quản lí và Quản lí giáo dục gồm 5 chương:
Chương 1: Quản lí là một khoa học Chương 2: Khái quát về quản lí
_ Chương 3: Đại cương về quản lí giáo dục Chương 4: Đổi mới quản lí giáo dục
Chương 5: Nhà trưởng Lãnh đạo và quản lí hoạt động giáo dục Irong
nhà trường
Chúng tơi đã rất cơ gắng với mong muốn giáo trình này sẽ là tài liệu tham khảo tơt cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh và cán bộ giảng day trong các trường đại học, học viện quản lí, song khi biên soạn khơng tránh khỏi những
khiêm khuyêt nhât định, mong nhận được những ý kiên đĩng gĩp quý báu của độc
giả đề giúp giáo trình ngày một hồn thiện
Trang 6CHUONG 1
QUAN Li LA MOT KHOA HOC
1 ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHAP NGHIEN CUU KHOA HOC
QUAN Lf |
1.1 Đối tượng nghiên cứu của khoa học quản lí
Khoa học quản lí nghiên cứu các guan hệ quan li, thực chất là quan hệ giữa người và người trong quản lí, quan hệ giữa chủ thể quản lí và đối tượng quản li Mối quan hệ trên bao gồm quan hệ giữa người và người trong cùng tổ chức, giữa thủ lĩnh và thành viên trong tổ chức và giữa t6 chức này với tổ chức khác với nhau trong xã hội
Khi nĩi quan hệ quản lí là quan hệ giữa người và người cần phân biệt quan hệ người — người trong khoa học tâm lí và khoa học quản li Quan hệ giữa người và người trong tâm lí học là g1ao tiếp chứa đựng các dấu hiệu cĩ sự tiếp xúc tâm lí, cịn quan hệ giữa người - người trong quản lí là quan hệ quản lí nối với nhau thơng qua các chức năng quản lí chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức, kiểm tra Tất nhiên, ở đây cĩ sự đan xen nhau quan hệ giữa người — người trong quan lí cĩ ca giao tiếp tức là quan hệ người — người trong tâm lí học '
Ở đây cũng cĩ sự khác biệt giữa kinh tế học và khoa học quản lí về quan hệ quản lí Quan hệ quản lí là đối tượng của khoa học quản lí, khác với quan hệ quản
li - một bộ phận hợp thành của quan hệ sản xuất mà kinh tế chính trị học dé cập
Quan hệ quản lí trong kinh tế học chính trị là một bộ phận của quan hệ sản xuất (bao gồm quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối và quan hệ quản lí), nghiên cứu quan hệ quản lí để tìm ra các quy luật kinh tế Khoa học quản lí xem xét các quan hệ quản lí nhằm tìm ra các phương pháp và cơng cụ tác động cụ thể của quản li
Trong kinh tế học chính trị, quản If chủ yếu được nghiên cứu trong các quan hệ kinh tế Khoa học quản lí ngồi các quan hệ kinh tế cịn nghiên cứu các quan hệ chính trị, tổ chức, quan hệ pháp lí, quan hệ tâm lí
1.2 Nhiệm vụ của khoa học quản lí
Khoa học quản lí xác định các nhiệm vụ cơ bản sau:
Trang 7— Làm rð cơ sở khoa học của các khâu, các bước quản lí của một tổ chức, bộ
máy quản lí
— Xác định nội dung, nguyên tắc và các phương pháp quản lí
— Tìm hiểu đặc trưng của lao động quản lí để cĩ cơ sở xác định các yêu cầu đối với cán bộ quản lí, cĩ phương pháp tuyên chọn phù hợp nhằm tuyển chọn, đào tạo bồi đưỡng cán bộ quản lí
— Nghiên cứu vai trị của hoạt động quản lí trong xã hội Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lí, từ đĩ cĩ các phương pháp quản lí tối ưu
1.3 Phương pháp nghiên cứu khoa học quản lí
Cũng như các lĩnh vực khoa học khác, khoa học quản lí cĩ một hệ thống các phương pháp nghiên cứu nhằm phát hiện đối tượng nghiên cứu của mình
Dưới đây là một số phương pháp nghiên cứu cơ bản:
1.3.1 Phân tích các tài liệu và văn bản
Bản chất của phương pháp này là dùng các thao tác tư duy lơgic phân tích các tài liệu văn bản, các cơng trình lí luận cĩ liên quan đến quản lí để rút ra các kết luận, các tri thức lí luận mang tính khái quát trong quản lí đồng thời làm cơ sở cho
nghiên cứu thực tiễn quản lí
Tài liệu văn bản cĩ nhiều loại, trước hết là các văn bản, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về quản lí; các tài liệu, sách báo chuyên ngành quản lí; các biên bản cuộc họp, bản kế hoạch, báo cáo về cơng tác quản lí
Phương pháp này địi hỏi nhà nghiên cứu phải cĩ các phẩm chất tư duy độc lập, sáng tạo, ĩc phê phán và chủ kiến riêng của nhà nghiên cứu khi phân tích các
văn bản tài liệu lí luận
1.3.2 Phương pháp quan sát
Quan sát là phương pháp nghiên cứu sử dụng các giác quan khác nhau đề thu thập các sự kiện về vấn đề được nghiên cứu
Quan sát dùng trong khoa học quản lí cĩ nhiều loại: tuỳ theo vi tri cha người
quan sát mà cĩ quan sát khơng tham dự và quan sát cĩ tham đự; quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp
Trang 8mang tính bị động phải chờ đợi vẫn để quản lí được nghiên cứu xuất hiện mới quan sát được; quan sát tổn kém thời gian và cơng sức vì muốn rút ra kết luận về quản lí khơng phải chỉ quan sát một lần mà phải quan sát nhiều lần mới đảm báo
độ tin cậy Quan sát là thu thập sự kiện bên ngồi để rút ra kết luận về vấn dé quản
li bên trong nên nhiều khi kết quả chưa chính xác vì tài liệu, sự kiện thu được chỉ
mang tính hiện tượng, chưa phản ánh được bản chất bên trong của vấn đề quản lí
được nghiên cứu
Để quan sát một vẫn đề/ sự kiện/ hiện tượng quản lí cĩ hiệu quả cần phan biệt
rõ đối tượng nghiên cứu và đổi tượng quan sát; lập kế hoạch quan sát cụ thể, xác
định rõ nhiệm vụ và hồn cảnh quan sát; lựa chọn hình thức quan sát cho phù hợp;
lựa chọn các hình thức ghi biên bản quan sát cho phù hợp với chủ đề quản li; lựa chọn hướng nghiên cứu
1.3.3 Thực nghiệm
Bản chất của phương pháp thực nghiệm là chủ động tạo ra một hồn cảnh cĩ sự khống chế các điều kiện để vẫn đề quản lí cần nghiên cứu được bộc lộ
Thực nghiệm cĩ các ưu điểm cơ bản: Mang tính chủ động cao, kết quả thực nghiệm trung thực, khách quan và tin cậy vì tiếp cận nghiên cứu dưới gĩc độ hành động, bản thể Đồng thời cĩ các hạn chế: phạm vi thực nghiệm hẹp về đối tượng và khơng gian thực nghiệm; đối tượng tiến hành thực nghiệm biết đang bị thực
nghiệm cĩ thể cĩ trạng thái khác bình thường, từ đĩ hạn chế tính trung thực,
khách quan của kết quả
Sự thực, phương pháp thực nghiệm trong quản lí khĩ thực hiện vì những lí do sau:
1/ Chủ thể thực nghiệm đối mặt với các văn bản quy định hiện hành của các
cấp quản lí; ,
2/ Hiện tượng quản lí được nhiều yếu tố chủ quan và khách quan chi phối nên việc bĩc tách (cho dù là tương đối) chủ đề nghiên cứu ra khỏi những yếu tố này là khĩ thực hiện;
— Tuy nhiên, đơi khi cĩ thể tổ chức thực nghiệm được Trong trường hợp này chủ thể thực nghiệm là người cĩ thẩm quyền nhất định trong một tổ chức hoặc một cấp quản lí để cĩ thể chịu hồn tồn trách nhiệm về sự thành bại của kết quả
thực nghiệm
Vì lí do nêu trên, người ta thường dùng cách /h# nghiệm kém chặt chẽ hơn,
kém khoa học hơn so với thực nghiệm để xem xét tính đúng đăn và khả thi của
Trang 9Thứ nhất, người nghiên cứu phải biết chọn vấn đề thử nghiệm, van dé nay phai thoa man hai tiéu chi:
a/ La van dé co ban trong hé thống những vấn đề nêu ra
b/ Việc tổ chức thử nghiệm khơng ảnh hưởng đến thể chế hiện hành
Thứ hai, từ kết quả của vẫn đề thử nghiệm cĩ thể suy diễn một cach légic cho kết quả tồn cục Điều này địi hỏi ở người nghiên cứu một trình độ tư duy lơgic và phân tích rất cao
Thứ ba, cần thiết phải dùng nhiều cách khác nhau như: lay ý kiến chuyên ¿ gia, dùng phiếu hỏi số đơng bỗ sung cho kết quả thử nghiệm
Trên đây đã trình bày (tuy chưa chỉ tiết một số vấn đề về thử nghiệm Điều đĩ cũng khơng cĩ nghĩa là tác giả cuốn sách này phủ nhận vai trị của thực nghiệm (mà chỉ nêu lên tính chất phức tạp của nĩ) trong nghiên cứu lí luận về quản lí, trong đĩ cĩ quản lí giáo dục
1.3.4 Điều tra bằng bảng trung cầu ý kiến
Đây là phương pháp điều tra qua một bảng hỏi (phiếu trưng cầu ý kiến) với một hệ thống câu hỏi đã được soạn sẵn nhằm thu thập những thơng tin cần thiết về vấn đề quản lí được nghiên cứu
Trong phiếu hỏi thì câu hỏi là cơ bản nhất Câu hỏi bao gồm hai loại: Câu hỏi mở và câu hỏi đĩng
Câu hỏi đĩng là loại câu hỏi cĩ nội dung trả lời sẵn, người trả lời chỉ đánh dấu vào ý kiến phù hợp với cá nhân Câu hỏi mở — khơng cĩ nội dung trả lời, người trả lời tự điền ý kiến trả lời của mình
Điều tra bằng bảng hỏi cĩ các ưu điểm cơ bản: mang tính chủ động cao; điều tra trên một diện rộng một số lượng lớn khách thể khảo sát trong thời gian ngắn; đơn giản về thiết bị kĩ thuật và đễ sử dụng Hạn chế của điều tra bằng phiếu là vì tiếp cận nghiên cứu vấn để quản lí dưới gĩc độ nhận thức, nên nhiều khi khơng đảm bảo tính trung thực, khách quan, độ tin cậy của câu trả lời; nhiều trường hợp ép người trả lời theo ý kiến chủ quan chưa đầy đú của nhà nghiên cứu
Trang 101.3.5 Phương pháp trắc nghiệm (test)
Trắc nghiệm là cơng cụ đã được tiêu chuẩn hố dùng để đo lường một cách khách quan về vẫn để nào đĩ trong nhân cách con người
Trong khoa học quản lí, trắc nghiệm được dùng với nhiều mục đích khác nhau: Đánh giá năng lực quản lí, lựa chọn nhân tài, tuyển chọn cán bộ để bố trí, sắp xếp người vào các vị trí cơng việc khác nhau cho phù hợp
Trắc nghiệm cĩ các ưu điểm cơ bản: Mang tính khách quan cao; ngắn gọn, dễ định lượng kết quả nghiên cứu để rút ra các nhận xét khái quát về vấn đề cần đánh giá trong quản lí; đơn giản về thiết bi va dé sử dụng Hạn chế của trắc nghiệm: Trắc nghiệm chỉ cho kết quả cuối cùng khơng đánh giá được quá trình; khơng tính đến các yếu tố bên ngồi ảnh hưởng đến vấn đề quản lí được đánh giá bằng trắc nghiệm
Ngồi các phương pháp nghiên cứu trên, khoa học quản lí cịn sử dụng nhiều các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm hoạt động, sử dụng thống kê tốn học xử lí kết quả khảo sát Mỗi phương pháp nghiên cứu dùng trong khoa học quản lí đều cĩ những ưu điểm, hạn chế riêng vì vậy khi sử dụng khơng nên tuyệt đối hố một phương pháp mà nên cĩ sự phối hợp giữa các phương pháp nghiên
cứu khác nhau để bổ sung cho nhau tạo nên độ tin cậy, khoa học và khách quan
khi nghiên cứu một vấn đề quản lí
2 BAC DIEM CUA KHOA HOC QUAN Li
2.1 Khoa học quản lí là khoa học mang tính ứng dụng cao
Cũng như mọi khoa học xã hội khác, khoa học quản lí dựa trên nền tảng triết
học Mác —- Lênin và hệ tư tưởng của giai cấp vơ sản Vì vậy, nĩ khơng dừng ở
mức nhận thức thế giới mà chủ yếu là cải tạo thế giới, cải tạo hiện thực khách
quan Tính ứng dụng cao của khoa học quản lí thể hiện: ơi là, xây đựng, tìm kiếm các nguyên lí, nguyên tắc, các ứng dụng phù hợp với thực tế, tạo ra cơ chế tác động phù hợp với đối tượng và khách thể quản lí 77z¡ /à, khoa học quản lí chỉ ra cho người quản lí cách vận dụng các nguyên lí, nguyên tắc, phương pháp quản lí vào từng điều kiện, hồn cảnh cụ thể, tránh áp dụng một cách máy mĩc, rập khuơn Điều quan trọng là vận dụng một cách sáng tạo quản lí vào điều kiện riêng
cụ thể về kinh tế, văn hố, chính trị và phù hợp với truyền thơng văn hố xã hội
Trang 112.2 Khoa học quản lí là khoa hoc mang tính liên ngành
Khoa học quản lí cĩ quan hệ với nhiều khoa học khác nhau: Tốn học, Điều khiển học, Giáo dục học, Tâm lí học, Xã hội học Vì vậy, các nhả quản lí, các nhà nghiên cứu phải thấy được tính liên ngành, mối quan hệ của khoa học quản lí với các khoa học khác Muốn quản lí thành cơng phải biết vận dụng tổng hợp tri thức, thành tựu nghiên cứu của nhiều bộ mơn khoa học Để đảm bảo sự sâu sắc khoa học của kết quả nghiên cứu về quản lí cần thiết phải sử dụng tri thức khoa học của các lĩnh vực khoa học cĩ liên quan giải thích cho các kết quả nghiên cứu
trong quan li
Mat khac, lam duoc diéu nay con thể hiện được tính biện chứng mácxít khi nhìn các khoa học trong mối quan hệ với nhau, đồng thời tạo được độ sâu sắc,
-_ khách quan của khoa học quản lí
1.2.3 Quản lí là một khoa học, một nghệ thuật
Quản lí là một khoa học vì khoa học quản lí cĩ đầy đủ các tiêu chuẩn của khoa học độc lập: xác định được đối tượng nghiên cứu — các quan hệ quan lí — xây dựng được một hệ thống nhiệm vụ, phạm trù, khái niệm và các phương pháp nghiên cứu của khoa học quản lí Khoa học quản lí là mơn khoa học nằm giáp ranh giữa mơn khoa học kinh tế và các mơn học thuộc kiến trúc thượng tầng
Khoa học quản lí là hệ thống các tri thức khoa học về quan li Cac tri thức khoa hoc quan lí là kết quả của hoạt động thực tiễn và nhận thức khoa học lâu dài và phức tạp của lồi người Vì vậy, nhà quản lí muốn thành cơng phải năm vững các tri thức khoa học và chỉ cĩ như vậy thì nhà quản lí mới cĩ cơ sở, bản lĩnh ứng xử trong mọi tình huỗng và hồn cảnh đầy biến động của xã hội
Quản lí là một nghệ thuật
Quản lí xét cho cùng là quản lí con người Nghệ thuật quản lí người, dùng người là một nghệ thuật, nghệ thuật cao hơn các nghệ thuật khác Đĩ là khả năng giải quyết hài hồ các mối quan hệ xã hội của con người, khả năng khai thác triệt
để mặt tích cực trong con người, đồng thời hạn chế tối đa mặt tiêu cực, nhằm đạt
hiệu quả quản lí, hiệu quả cơng việc cao nhất
Quán lí bao giờ cũng gắn với các tình huống và hồn cảnh cụ thể Các tình huống quản lí rất đa dạng, khác nhau, địi hỏi khi giải quyết phải linh hoạt, sáng tạo và phù hợp với hồn cảnh, khơng rập khuơn máy mĩc; các tình huống quản lí nhiều khi khác biệt với tri thức sách vở, địi hỏi sự sáng tạo
Nghệ thuật quản lí phụ thuộc một mặt vào việc được trang bị hệ thống tri
Trang 12nhận và xử lí thơng tin như thế nào, khả năng vận dụng các nguyên lí vào hồn cảnh quản lí cụ thể, vào sự mẫn cảm, nhanh nhạy của người làm quán lí Nếu quá nhắn mạnh về tri thức lí thuyết sẽ dẫn đến việc giao điều, tự bĩ khuơn mình bỏ lỡ thời cơ Ngược lại, néu qua nhân mạnh đến kinh nghiệm thiếu tri thức khoa học thì sẽ chỉ là giải quyết tình thế khơng giải quyết được căn bản vấn đề quản lí đặt ra
trong thực tiến
Thực tế trên địi hỏi người làm cơng tác quản lí khơng ngừng trang bị cho cá nhân một hệ thống tri thức lí luận hiện đại, cập nhật về khoa học quản lí, mặt khác tích luỹ kinh nghiệm trong thực tiễn quản lí Cĩ như vậy người quản lí mới khơng ngừng phát triển và hồn thiện trong hoạt động quản lí của mình
2.4 Khoa học quản lí thực hiện các chức năng cơ bản nhận thức, cải tạo và dự báo
Khoa học quán lí cung cấp cho con người những tri thức cơ bản (đặc điểm, bản chất, các quy luật, cơ chế ) về các lĩnh vực quản lí thế giới xung quanh, giúp cho con người nhận thức đầy đủ về thê giới xung quanh trong lĩnh vực quản lí Khoa học quản lí khơng chỉ dừng ở nhận thức mà cịn phát hiện ra những cái mới trong lĩnh vực quản lí (tri thức, phương pháp, cách thức tác động, cơ ché ) Thơng qua những cái mới này, khoa học quản lí tham gia vào việc cải tạo thế giới xung quanh con người Thơng qua chức năng nhận thức và cải tạo, khoa học quản lí dự báo sự phát triển trong tương lai của thế giới xung quanh nĩi chung và lĩnh vực quản lí nĩi riêng
Ba chức năng trên của khoa học quản lí khơng tơn tại riêng rẽ mà quan hệ
đan xen vào nhau nhằm tạo ra sự phát triển của xã hội Với ba chức năng trên, khoa học quản lí tồn tại độc lập như một khoa học trong hệ thơng các khoa học
của xã hội con người |
3 SỰ PHÁT TRIỂN CÁC TƯ TƯỞNG QUẢN LÍ
Ngày nay khoa học quản lí đã trở thành khoa học độc lập với đầy đủ các tiêu chuẩn của một khoa học Nhưng sự hình thành và phát triển của khoa học quản lí trải qua một thời gian đài, là sự kế thừa, nối tiếp của các tư tưởng quản lí cĩ từ thời kì cổ đại Việc tìm hiểu lịch sử các tư tưởng (học thuyét) quan li theo chiéu dài lịch sử phát triển khoa học là vơ cùng cần thiết M⁄6/ mặt, nhằm nắm được quá trình phát triển của khoa học quản lí, hồn thiện quá trình nhận thức của con
người về quan Ii; Hai la, tiép thu cĩ phê phan, chọn lọc những tu tưởng tiến bộ về
Trang 133.1 Tư tưởng và ïí luận quản lí thời Trung Hoa cé dai’
3.1.1 Tư tưởng đúc trị của Khổng Tử (551 - 479 TCN)
Sống vào thời Xuân Thu (770 — 403 TƠN), xã hội đầy bạo loạn, đạo đức suy đồi, Khổng Tử nhận thức được việc phải để cao đạo đức, làm sao cho xã hội ổn định, trật tự, thịnh vượng Do đĩ, ơng muốn thực hiện cải cách xã hội bằng con
đường đức írị từ trên xuống Xã hội trong quan niệm của ơng là một xã hội phong kiến cĩ tơn ti, trật tự, lay gia dinh lam nên tảng Trong xã hội, từ vua quan đến
bình dân, ai cĩ phận nấy, đều cĩ quyền lợi và nghĩa vụ sống hồ thuận với nhau, giúp đỡ nhau
Khơng Tử cho rằng con người sinh ra đều cĩ bản chất Người (đức - nhân) Trong xã hội cĩ người này người khác là do mệnh trời Bằng học tập, tu dưỡng, con người đần dần hồn thiện mình để trở thành người nhân/ người hiền Chính những người hiền này cĩ trách nhiệm giáo hố xã hội, nhân hố mọi tầng lớp Xã
hội chia thành hai hạng người: quân tử và tiểu nhân Giáo hố, cai trị dân là trách
nhiệm của người quân tử Nguyên tắc cai trị mà Khơng Tử đề cao là nguyên tắc đức trị: người trên nêu gương, kẻ dưới noi theo Vì vậy, các quan cai trị phải lấy nhân làm đức tính cơ bản Ơng nĩi: "Cĩ thể làm được năm điều ở trong thiên hạ là nhân vậy, là cung, khoan, tín, mẫn, huệ Cung thì khơng khinh nhờn, khoan thì được lịng người, tín thì người ta tin cay duoc, man thi cĩ cơng, huệ đủ khiến được người" Trong hệ thống lí luận của Khơng Tử về nhân, lễ, nghĩa, trí thì nhân là quan trọng nhất -
Xét dưới gĩc độ của khoa học quản lí, Nhân vừa là nguyên tắc cơ bản của hoạt động quản lí (trong quan hệ giữa người quản lí và đối tượng bị quản lí), vừa là đạo đức, hành vi của chủ thể quản lí Khơng Tử đã nâng Nhân lên thành đạo, đạo làm người, đạo xử thế, đạo cai trị và tất nhiên cá "đạo" của người bị tr Trong quan niệm về đạo của Khơng Tử phải kể đến quan niệm "tu than, té gia, trị quốc,
bình thiên hạ” với khía cạnh tích cực của nĩ Bên cạnh đĩ, Khong Tu con coi
Nhân — Trí - Dũng là phẩm chất cơ bản của người quân tử, là tiêu chuẩn quan trọng của người cai trị/ quản lí: hữu đũng nhưng bất nhân sẽ là nguyên nhân của loạn; trí cĩ lợi cho nhân, vì người quân tử bao giờ cũng chú trọng tới khả năng hiển người và dùng người, biết yêu người đáng yêu, ghét người đáng ghét Tuy nhiên, Khổng Tử cũng coi trọng lợi Nhưng, khơng phải lợi chỉ dựa vào giảu sang, ˆ phú quý của nhà quản lí, mà ở sự thành đạt của người đân — đối tượng chịu sự cai
Trang 14
trị của ho, loi hop nhân Làm cho đân giàu, sau đĩ làm cho dân được học "Tiên phú, hậu giáo" thuộc về đạo của Khơng Tử, đồng thời được coi là quan điểm duy vật mà sau này các học giả Nho gia và Mặc gia phát triển
Khơng Tử cũng coi trọng việc sử dụng người hiền Ơng khơng dám đả phá tập tục "truyền tử" (chăng hạn vua chết truyền ngơi cho con), song trong thâm tâm ơng vẫn mong cĩ tục "truyền hiền" như đời Nghiêu, Thuan Khơng Tử cĩ cơng đào tạo những người bình dân cĩ tài đức và tiễn cử họ, đưa "truyền hiền" thành chính sách quản lí Thuyết "thượng hiền" của Mặc Tử sau này là xuất phát từ đây
Trong chính sách dùng người hiền của Khổng Tử cĩ thể nêu những điểm chính sau đây:
— Trí (sáng suốt) là hiểu biết người Đề bạt người chính trực
~ Chọn người theo năng lực, tài đức, khơng phân biệt giai cấp, huyết thống ~ Khơng quá cầu tồn, cần đặt người đúng chỗ, giao việc đúng khả năng — Quan tâm đến đời sống cán bộ quản lí, cĩ chính sách thưởng phạt cơng bằng — Trọng hiển gắn liên với trừ ác
Trong bối cảnh đất nước Trung Hoa cách đây hơn 2500 năm, một đất nước nơng nghiệp thủ cơng, năng suất thấp, nơng dân phải chịu sưu cao, thuế khố nặng nề, đời sống đĩi khơ, hầu hết mù chữ, thất học, trong chính sách cai trị của mình, Khơng Tử chủ trương "được dân", "hưởng dân" Cụ thể:
— Dưỡng, dân, bao gồm: 1/ Làm cho dân no, giàu; 2/ Đánh thuế nhẹ; 3/ Khiến dân làm xiệc phải hợp thời; 4/ Phân phối quân bình là quan trọng nhất Ơng nĩi: : khơng lo thiếu mà lo sự phân phối khơng bình quân (cơng bằng), khơng lo ít dân mà lo xã tắc khơng yên Phân phối quân bình thì dân khơng nghèo; hồ thuận thì dân sẽ khơng ít, như vậy xã tắc sẽ yên ổn, chính quyền khơng nghiêng đề"!
— Giáo dân, Khơng Tử quan niệm nhiệm vụ dạy dân ngang với nhiệm vụ nuơi dân Dân được giáo dục sẽ đễ sai, để trị Để giáo dân cĩ hai cách: nêu gương và
dạy dân "Tiên học lễ, hậu học văn"
¬ Chính hình Chính là dùng lệnh, hình là hình pháp Tuy chủ trương đức trị, song ơng khơng phủ nhận vai trị của chính.hình Ơng cho rằng làm thế nào để dân khơng kiện tụng nhau thì tốt hơn
¬ Về hành vi cai trị, Khơng Tử khuyên các quan phải giữ được 5 đức: cưng, khoan, tín, mẫn, huệ như trên đã nĩi Trong cai trị phải theo thuyết "chính danh":
Trang 15
đặt tên đúng sự vật và gọi sự vật băng đúng tên của nĩ, khiến danh đúng với thực “ chất sự vật Người quản lí phải làm việc đúng với danh hiệu, chức tước, phạm vi,
quyên hạn của mình
Lí thuyết liên quan đến quản lí của Khơng Tử cịn nhiều và cũng rất lí thú
Song, bên cạnh những mặt tích cực, cịn cĩ những khía cạnh tiêu cực, chăng hạn:
- Khổng Tử tin tưởng một cách ngây thơ rằng cĩ thể dùng "đức trị" làm phương thuốc chữa trị cho xã hội loạn lạc
— Trật tự phong kiến được củng cố nhờ thuyết của Khơng Tử khi ơng phân chia xã hội thành hai loại người: quân tử và tiểu nhân theo "mệnh trời", mang màu sắc đuy tâm thần bí
3.1.2 Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử (280 - 233 TCN)
Hàn Phi Tử sống trong thời Chiến Quốc (403 - 221 TCN) Đây là thời kì xã hội rối loạn hơn so với thời Xuân Thu, nhưng kinh tế lại phát triển hơn
Hàn Phi là người biết đạo Nho, đạo Lão Song, ơng thích nhất học thuyết của Pháp gia và cĩ tư tưởng pháp trị trong việc quản lí xã hội Xuất phát điểm trong lí thuyết quản lí của Hàn Phi Tử là quan điểm của ơng cho răng bản chất con người
là tư lợi Nếu Khơng Tử quan niệm bản chất con người là "thiện" thì Hàn Phi Tử
lại quan niệm ngược lại: con người là "ác" Do đĩ, "tính bản ác” là tư tưởng triết
học của ơng Cho nên, phải dùng hình phạt để cai trị dân, để ngăn ngừa hành động cĩ hại cho nước
Trong quan hệ quản lí, mặc dù cũng cĩ quan điểm "vua ra vua, tơi ra tơi" như Khơng Tử, song nội dung lại hồn tồn khác Trong khi Khổng Tử nhắn mạnh khía cạnh đạo đức, nhân nghĩa, thì Hàn Phi Tử lại quan tâm đến quyền lực, đến khoảng cách địa vị giữa người cai trị và người bị cai trị Ơng ủng hộ chế độ chuyên chế phong kiến, cổ vũ cho sự độc tài Nhưng, mặt khác, ơng cũng khuyên vua và các quan cai trị phải chí cơng vơ tư, từ bỏ tư lợi, tà tâm, theo phép cơng mà điều hành đất nước Trong khi Khổng Tử coi dân là gốc của nước, thì Hàn Phi Tử lại quan niệm "làm chính trị mà mong vừa lịng dân đều là mối loạn, khơng thê theo chính sách đĩ trị nước được”
Trang 16
trung binh dung hết sức của người, bậc vua cao hơn dùng hết trí của người dùng hết tài trí của người thì vua như than" (Bat kinh) '
Quan hệ vua tơi theo quan niệm của Hàn Phi Tử là quan hệ một chiều, mâu thuẫn với nhau về lợi ích và phản dân chủ Đương nhiên, theo quan niệm này, cơ chế quản lí "mệnh lệnh — phục tùng" được để cao Ta biết rằng trong quản lí cĩ quan hệ giữa các lợi ích Nhưng, đối với Hàn Phi Tử, tư phải hi sinh cho cơng Trong khi đĩ, Khơng Tử lại cho rằng giữa chúng cĩ sự thơng nhất
Trong lí thuyết cai trị của mình, Hàn Phi Tử chú ý tới ba yếu tố: thế, pháp và thuật
"Thế" theo quan niệm của Hàn Phi là địa vị, quyền thế Vua hiền mà khơng cĩ "thế" thì khơng trị được dân, vì nĩi khơng ai nghe Cho nên, vua chỉ cần đạo đức trung bình, nhưng phải cĩ "thế" mới cai trị tốt "Thế" theo Hàn Phi gắn liền với sự cưỡng chế, với quyền lực tối cao Nội dung của "thế" là:
— Quyền lực tập trung vào vua (quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp) — Vua phải được mọi người tơn kính và phục tùng triệt đề
~ Quyền thưởng phạt trong tay vua
"Pháp" ở đây là pháp luật Hàn Phi chủ trương pháp luật phải kip thoi, phải cho dân dễ biết, dễ thi hành; pháp luật phải cơng bằng, bênh vực kẻ yếu, kẻ
thiểu số |
"Thuật" theo quan niệm của Hàn Phi Tử cĩ hai nghĩa: kĩ thuật, cách thức của
quan cai trị; nhưng nĩ cịn cĩ nghĩa khác, đĩ là mưu mơ, thủ đoạn để trị dân Hàn Phi cho răng phải cĩ thuật trừ gian, kèm theo đĩ là thuật đùng người Dùng người phải theo thuyết "hình danh", tức là muốn đánh giá người hoặc sự vật phải xem xét cái thực chất đã làm (hình) và tên gọi của cơng việc (danh) cĩ phù hợp hay khơng Dùng người phải căn cứ vào khả năng để giao việc Giao việc cho ai phải kiểm tra kết quả cơng việc của họ Điều đặc biệt là Hàn Phi rat coi trọng nhân tơ người, xem đây là nhân tổ quyết định thành bại của quản lí
Trên đây là tư tưởng cơ bản trong lí thuyết quản lí của Hàn Phi Tử Qua đây ta cĩ thể thấy mặt tích cực của nĩ trong việc để cao pháp trị, trong việc dùng
người Song khía cạnh tiêu cực của ơng thể hiện ở tư tưởng độc đốn, chuyên quyền, mất dân chủ Ơng tự mâu thuẫn với mình: trong khi để cao nhân tố người
thì lại coi con người là cơng cụ nhắm mắt phục tùng mù quáng sự cai trị của các quan lại đương thời
Trang 17
3.2 Các học thuyết quản lí từ giữa thế kỉ XIX đến nay '
Cĩ thể nĩi sự phát triển của khoa học quản lí gắn chặt với sự phát triển của nền sản xuất cơng nghiệp Sản xuất cơng nghiệp cĩ cuộc cách mạng lớn nhờ phát minh động cơ hơi nước của Jame Watt Từ đĩ, một loạt vấn đề như: năng suất lao động, tác phong lao động, nếp sống cơng nghiệp, quan hệ giữa chú và thợ, quản lí lao động được đặt ra, địi hỏi phải giải quyết Trong bối cảnh đĩ, các lí thuyết quản lí xuất hiện Đương nhiên, các lí thuyết quản lí đĩ đều mang tính giai cấp, nghĩa là nhằm phục vụ lợi ích bĩc lột của giai cấp tư sản Điều đĩ cũng là đồng nghĩa với tình trạng giai cấp cơng nhân ngày càng bị bĩc lột nặng nè
Nêu những hạn chế chung trên đây khơng cĩ nghĩa là phủ nhận hoản tồn những đĩng gĩp tích cực, hết sức lớn lao của các học thuyết quản lí từ giữa thế ki XIX đến nay cho khoa học quản lí nĩi chung
3.2.1 Thuyết quan li khoa hoc (Scientific Management) , C6 thé coi Frederick Winslow Taplor (1856 — 1915) người MIĩ, cha đẻ của học thuyết này nhờ cuốn sách của ơng cĩ tựa đề Những nguyên tắc quản li khoa học xuất bản năm 1911 Quan sát cơng nhân làm việc trong các xưởng, ơng thấy một trong các nguyên nhân dẫn tới năng suất lao động thấp là do lề lối kinh nghiệm truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Do đĩ, vấn đề này cĩ thê giải quyết - theo bốn nguyên tắc sau đây:
— Thứ nhất, nghiên cứu một cách khoa học mọi yếu tố của một cơng việc và xác định phương pháp tốt nhất để hồn thành
Thứ hai, tuyên chọn cơng nhân một cách cần trọng và huấn luyện họ hồn
thành nhiệm vụ bang cách sử dụng các phương pháp cĩ tính khoa học đã được
hình thành
Thứ ba, người quản lí hợp tác đầy đủ và tồn điện với cơng nhân đề báo đảm chắc chắn rằng người cơng nhân sẽ làm việc theo những phương pháp đúng đắn '
Thứ tư, phần chia cơng việc và trách nhiệm sao cho người quản lí cĩ bổn phận phải lập kế hoạch cho các phương pháp cơng tác khi sử dụng những nguyên li khoa học, cịn người :cơng nhân cĩ bổn phận thực thi cơng tác theo đúng kế hoạch đĩ
Ta thấy trung tâm của cách tiếp cận này là xác định xem một cơng việc được
quản lí như thế nào chứ khơng phải dựa vào kinh nghiệm Do đĩ, ơng quan niệm
Trang 18
"quản lí là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đĩ hiểu được rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất" Cách tiếp cận này được cụ thể hố như sau:
— Tạo các quản lí quản lí tốt giữa chủ và thợ Chủ và thợ cĩ thê gắn bĩ, hợp tác với nhau để cùng đi tới mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả và năng suất
lao động :
— Tiêu chuẩn hố cơng việc Trong từng cơng việc cụ thể nêu ra được những tiêu chuẩn cĩ tính khoa học đề đánh giá cơng việc của cơng nhân
— Chuyên mơn hố lao động Taylor cho rằng lao động quản lí khơng phải là ngoại lệ Đây là cách làm việc tốt nhất và rẻ nhất Người lao động, theo quan niệm của ơng, phải được đào tạo về chuyên mơn để cho họ trở thành lao động chuyên nghiệp
— Cơng cụ lao động thích hợp và mơi trường lao động phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho người cơng nhân làm việc để cĩ năng suất cao
Tuy nhiên, vì Taylor chỉ nhìn thấy "con người kinh tế" trong người lao động,
nên đã hạn chế rất nhiều khả năng sáng tạo của họ Ơng viết: "Cái tơi yêu cầu
người thợ là khơng được làm theo ĩc sáng kiến của bản thân mà phải bám sát đến cùng chỉ tiết nhỏ nhất của mệnh lệnh ban ra" Như vậy, lao động của người cơng
nhân trở nên đơn điệu, nhàm chán, tổn hại đến sinh lí và thần kinh Và hậu quả là
họ cảm thấy bị biến thành nơ lệ của máy mĩc
3.2.2 Thuyết quản lí hành chính (cĩ tài liệu gọi là thuyết quản lí tống
quat hay thuyét quan tri - Administrative Management)
Đại diện tiêu biéu cho hoc thuyét nay phai ké dén Henry Fayol (1841 — 1925), kĩ sư mỏ người Pháp Cống hiến lớn nhất của H Fayol là xuất phát từ các loại hình "hoạt động quản lí", ơng là người đầu tiên đã phân biệt chúng thành 5 chức năng cơ bản: dự đốn và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiến, phối hợp và kiểm tra
Cơng tác kế hoạch là thực sự cần thiết vì nĩ tránh được sự do dự, những bước di gia tạo, những thay đổi khơng đúng lúc, lường trước được những khĩ khăn
Tổ chức, theo ơng là tổ chức vật chất và tổ chức con người
Điều khiển là đưa tổ chức vào hoạt động để đạt mục tiêu dự định Trong hoạt động người quản lí phải thúc đây sự tiễn bộ, làm cho sự thống nhất, tính sáng tạo và sự trung thành chiếm ưu thế
Phối hợp được thực hiện thơng qua hội họp Để thực hiện chức năng này, nhà
quản lí phải: 1/ Kết hợp hài hồ tất cả các hoạt động; 2/ Cân bằng hợp lí các khía
Trang 19chức năng khác; 4/ Duy tri can can tai chinh; 5/ Chap thuận cho tất cả mọi thứ cĩ tỉ lệ đúng mức của chúng và áp dụng các biện pháp đề đạt mục dich
Kiểm tra là nghiên cứu nhược điểm và thất bại để khơng xảy ra nữa
H Fayol nhấn mạnh đến ý nghĩa của cấu trúc (bộ máy) tổ chức Ong khang định răng khi con người lao động hiệp tác thì điêu tơi quan trọng là họ phải xác
định rõ cơng việc mà họ phải hồn thành và những nhiệm vụ của từng cá nhân sẽ
trở thành mat lưới dệt nên mục tiêu của tơ chức Trong một doanh nghiệp hay bat kì tơ chức nào, hoạt động của nĩ chia thành 6 nhĩm: 1/ Các hoạt động Kĩ thuật; 2/
Thương mại — mua bán, trao đơi; 3/ Tài chính - việc sử dụng vơn; 4/ An ninh (việc bảo vệ người và tai san); 5/ Dịch vụ, hạch tốn, thơng kê và 6/ Quản lí
hành chính
Quản lí hành chính liên quan đến 5 nhĩm trên và là nhân tố tạo sức mạnh
tơng hợp của tơ chức Ơng đã để ra 14 nguyên tác quản lí hành chính, đĩ là: — Chuyên mơn hố
— Quyền hạn đi đơi với trách nhiệm
— Tính kỉ luật cao
— Sự thống nhất của việc điều khiển — Sự thơng nhất của việc lãnh đạo
— Sự trợ giúp của cá nhân đối với lợi ich chung — Thưởng — Sự tập trung (tập trung quyền lực) — Trật tự thứ bậc — Trật tự — Sự hợp tình, hợp lí — Sự ồn định trong việc hưởng dụng — Tính sáng tạo : ~ Tinh thần đồng đội
Nhìn chung, Henry Fayol đã cĩ đĩng gĩp lớn vào kho tàng khoa học quản lí Nơi bật là đã phát hiện các chức năng quản lí, các nguyên tắc quản lí Ngày nay,
học thuyết của ơng van cịn nhiều giá trị, đáng được nghiên cứu, vận dụng phù hợp
Trang 203.2.3 Trường phái quản lí theo quan hệ con người (Human Relation) a Người cĩ đĩng gĩp quan trọng vào thuyết quan hệ con người trong quản lí là Mary Parker Follet (1868 — 1933) người Mĩ Cuỗn sách đầu tiên đem lại cho
bà danh tiếng khoa học là cuỗn Nhà nước mới được xuất bản năm 1920 Cuốn
sách thứ hai Kinh nghiệm sáng tạo, chủ yếu bàn về quan hệ giữa người với người trong sản xuất Bà đưa ra con đường giải quyết mâu thuẫn khơng phải bằng áp chế hay bằng thoả hiệp, mà bằng sự thống nhất Bà khẳng định quản lí là một quá trình động và liên tục Đĩng gĩp của bà thể hiện ở hai điểm nổi bật: 1/ Lơi cuốn người thuộc cấp tham gia giải quyết vấn đề; 2/ Tính động của hoạt động quản lí thay vì những nguyên tắc tĩnh
Điều lí thú là M Follet vạch rõ quyền lực của nhà quản lí cĩ hai mặt: quyền lực tuyệt đối và quyền lực liên kết Quyền lực tuyệt đối gây nên tham vọng của nhiều người và cĩ thể giảm bớt, tuy khơng triệt tiêu được nĩ; song, nên tăng quyền lực liên kết, bởi vì nĩ tạo cho nhà quản lí nhiều lợi thế Vì vậy, nhà quản lí phải tạo nên "trách nhiệm luỹ tích" với hàm ý rằng người quản lí cấp thấp là người cĩ trách nhiệm trong việc tạo ra chính sách chung và cơng nhân cần phải nắm vai trị trong quản lí Điều quan trọng là cơng nhân khơng chỉ ý thức về trách nhiệm cá nhân, mà cịn ý thức về trách nhiệm chung nữa
Xuất phát từ tư tưởng trên đây, M Follet nêu lên một số năng lực cần cĩ ở
người lãnh đạo, đĩ là:
— Người lãnh đạo phải biết thống nhất những khác biệt
— Người lãnh đạo cĩ sự hiểu biết thấu đáo, cĩ lịng tin vào tương lai, cĩ tầm nhìn xa trơng rộng
— Người lãnh đạo phải kiên trì, cĩ năng lực thuyết phục, khéo léo trong ứng xử
~ Người lãnh đạo phải là người phối hợp, giáo dục và đào tao
— Người lãnh đạo phải biết phát triển quyền lãnh đạo của những người: dưới quyền
Cĩ thể nĩi quan điểm xuất phát và xuyên suốt học thuyết quản lí của M Follet là "quan hệ con người", thể hiện mạnh mẽ tính nhân văn trong quản lí Nhưng đáng tiếc là bà đã đi quá xa so với thời đại (mặc dù sau này được kế thừa và phát triển), nên tác dụng thực tiễn của nĩ khơng cao so với thuyết của Taylor và Fayol như đã nĩi ở trên
Trang 21tiếng cĩ nhan đề: Các vấn đề nhân văn của một nên văn minh cơng nghiệp Đây là kết quả nghiên cứu hết sức nghiêm túc (cĩ cả thực nghiệm) của nhĩm nghiên cứu dưới sự lãnh đạo của ơng ở Cơng ti điện miền Tây tại Hawthorne vào cuối những năm 20 của thế kỉ trước Qua nghiên cứu này, ơng rút ra kết luận quan trọng, sau này gọi là hiệu ứng Hawthorne, cĩ nội dung như sau: khi người cơng nhân được quan tâm, chú ý đặc biệt thì năng suất lao động của họ sẽ được cải thiện, bất chấp điều kiện làm việc cĩ thay đổi hay khơng
Đĩng gĩp nổi bật của E Mayo cho khoa học quản lí là chủ đề nhĩm xã hội và việc xem xét hành vi của cá nhân trong mối tác động qua lại của một nhĩm nhất định Ơng đã chứng minh rằng cơng nhân khơng phải là những bánh răng trong một chiếc máy, mà là các thành viên của một nhĩm cố kết và điều này khiến họ cảm thấy vững chắc và an tồn Do đĩ, quản lí, theo ơng khơng chỉ liên quan tới cá nhân, mà cịn liên quan tới nhĩm làm việc
Hạn chế lớn nhất trong tư tưởng của E Mayo là mặc dù cĩ chú ý tới quan hệ xã hội, song chỉ là các quan hệ bĩ hẹp trong nhà máy, khơng mở rộng ra xã hội
rộng lớn hơn Điều đĩ quả là cĩ lí, bởi tác động đến đời sơng, tình cảm, lí trí của
người cơng nhân khơng chỉ bĩ hẹp trong phạm vi nơi làm việc, mà cịn cĩ quan hệ gia đình, quan hệ kinh tế, chính trị, văn hố trong cộng đồng và trong xã hội Dù sao, cùng với M Follet, E Mayo đã chứng minh được tính khoa học của thuyết "quan hệ con người" cả về mặt lí thuyết lẫn thực nghiệm và cĩ đĩng gĩp khơng nhỏ trong khoa học quản lí
3.2.4 Thuyết quản lí theo hành vi
Đây là thuyết cĩ nguồn gốc từ thuyết hành vi trong Tâm lí học Người đầu _ tiên nêu lên thuyết hành vi là GŒ.B Wason (1878 — 1958) vào năm 1913 tại trường Đại học Tổng hợp Chicagơ Dưới đây sẽ điểm qua một số tác gia tiêu biểu cho thuyết hành vi trong quản li
Trang 22b Dai biéu thir hai duoc coi là người cĩ quan điểm hành vi trong quản lí là Abraham Maslow (1908 —- 1970), người Mĩ Là nhà tâm lí học, ơng chú ý đến động cơ của người lao động Động cơ này xuất phát từ nhu cầu của con người Ơng đã chia nhu cầu thành 5 bậc từ thấp đến cao, đĩ là: nhu cầu sinh lí, nhu cầu về sự an tồn, nhu cầu về sự thừa nhận nh một thành viên của tổ chức, nhu cầu được tơn trọng, nhu cầu tự thể biện Nhà quản lí sử dụng thứ bậc nhu cầu này dé tạo động cơ làm việc của người lao động
c Cùng với Maslow cé Douglas Míc Gregør (1906 — 1964), người Mĩ, bậc lão thành trong các nhà khoa học về hành vi Trong cuốn sách Mặt nhân văn của xí nghiệp xuất bản năm 1960, ơng đã đưa ra một loạt cách đánh giá về con người trong tổ chức thơng qua lí thuyết đối ngẫu: thuyết X và thuyết Y
Thuyết X là lí luận về hành vi của con người theo quan điểm truyền thống: con người thường cĩ mỗi ác cảm với cơng việc và sẽ lấn tránh nĩ nếu cĩ thể được Thuyết X xác nhận con người cĩ bản chất máy mĩc, vơ tổ chức Vì vậy, thuyết X tán thành cách quán lí bằng lãnh đạo và kiểm tra
Nhưng, mặt khác, Mc Gregor cho rằng hoạt động quản lí phải dựa trên hiểu biết về bản chất con người Theo ơng, con người khơng phải vốn cĩ bản chất lười nhac, trong họ tiềm ấn khả năng tự phát triển và sáng tạo khi tiềm năng được khơi dậy đúng lúc Nhà quản lí phải làm cho con người hành động theo cách thức mà trong khi họ tìm cách tự hồn thiện mình, đồng thời gĩp phân thúc đây sự phát triển của tổ chức Nĩi cách khác, quản lí phải đi đến tự chủ Đây là những tiền đề cho thuyết Y Và, dưới đây là bảng so sánh giữa thuyết X và thuyết Y
Các giả định của thuyết X Các giả định của thuyết VY ©
a/ Người bị quản lí khơng thích làm việc, họ lân tránh cơng việc khi cĩ thé b/ Người bị quản lí mong muốn được chỉ dẫn bất cứ lúc nào
c/ Người quản lÍ phải thúc ép (thậm chí đe doạ người bị quản lí bằng các hình thức trừng phạt) người bị quản lí
a/ Là con người, ai cũng cĩ nhu cầu muốn làm việc
b/ Người thuộc quyền cĩ cam kết với tổ
| chức, tự hướng dẫn, tự kiểm tra
c/ Người bị quản lí tìm cách tiép nhận, tự tìm ra trách nhiệm của mình trong cơng việc
Như vậy thuyết X phù hợp với chiến lược quản lí truyền thống, thuyết Y phù
Trang 23đã cĩ nhiều thành cơng trong kinh tế và quản lí kinh tế Phải chăng, đây là nhân tố làm nên cường quốc kinh tế Nhật Bản ngày nay?
d Dai biểu thứ tư theo thuyết hanh vi la Herbert Simon sinh nam 1916, giao
sư ngành máy tính và tâm lí học người Mĩ Ơng đã cho xuất bản nhiều sách rất đa dang vé quan li, như: Quản 1í cơng cộng (đồng tác giả — 1957), Khoa học mới về
quyết định quản lí (1960), Các mơ hình khám phá (1977), Các mơ hình về hợp lí
cĩ giới hạn (1982), Lễ phải trong các cơng việc của con người (1983) Đặc biệt cuén Hoat déng quan li (1947) da lam cho 6 ong trở nên nỗi tiếng,
H Simon cho rằng lí thuyết quản lí cần tập trung vào vấn để lựa chọn và ra quyết định Ơng cho rằng quyết định là cốt lõi của quản lí Theo ơng, cĩ thể chia các quyết định thành hai nhĩm:
— Những quyết định về mục tiêu cuối cùng của tổ chức là những xem xét cĩ giá trị và bao quát
~ Những quyết định liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu, được gọi là "những đánh giá thực tế"
Hai loại trên cĩ liên quan với nhau Sự phối hợp giữa chúng được xem là trọng tâm của cơng tác quản lí Một quyết định được xem là cĩ giá trị khi nĩ phù hợp với thực tế và khả thi Simon cho rằng, một quyết định phức tạp giống như một dịng sơng bắt nguồn từ nhiều nhánh Suy cho cùng, các quyết định là các quyết định tổ hợp, là sự đĩng gop của nhiều người Liên quan đến vấn để này là van dé tap quyén va phan quyén trong quan li H Simon ung hộ phan quyén, vi như vậy là cĩ lợi cho tổ chức Ơng cịn đưa ra quan niệm chuẩn để xét hành vi của một cá nhân Theo ơng, tiêu chuẩn cơ bản là hiệu quả cơng việc Và, vấn đề này cần được xem xét cụ thể đối với các tổ chức phi thương mại Chẳng hạn cỏ thể xác định bằng các giá trị Đương nhiên các giá trị này cân được lượng hố đối với mục tiêu cuơi cùng
3.2.5 Thuyết quản lí tổ chức
Dai dién cho thuyét nay phai ké dén Chester Irwing Barnard (1886 — 1961), người Mĩ Ơng đã cho xuất bản tới 37 cuỗn sách liên quan đến khoa học quản lí, trong đĩ cĩ các cuốn Tổ chức và quản lí và Chúc năng của người quản li Cuốn sách nổi tiếng nhất của ơng là cuốn Chức năng của người quan lí Đây là cuỗn sách thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của ơng về quản lí, sự kết hợp giữa kinh nghiệm và trí tuệ, một phương pháp tư duy cĩ hệ thống
Trang 24chức, cá nhân được xem như một bản thê tồn bộ Nhìn được hai mặt này của
người dưới quyên, nhà quản lí mới phát huy hết năng lực, sở trường của họ Barnard bỏ nhiêu cơng sức cho việc xây dựng lí thuyêt về tơ chức Triết lí về tơ chức cúa ơng là ở quan niệm cho răng tơ chức như một hệ thơng mở, hay cịn gọi là "lí thuyêt hệ thơng — mở” Tơ chức là một "hệ thơng cục bộ” năm trong hệ thơng lớn hơn là nhà nước, xã hội Như vậy là cĩ sự găn bĩ, tương tác giữa hệ thơng con và hệ thơng lớn
Trước Barnard, người ta quan niệm tơ chức là "một nhĩm người, mà một sơ
hoặc tât cả các hoạt động của họ được phơi hợp với nhau" Quan niệm này đề cao tư cách "thành viên", mà chưa thây tính "tơng thê” của tơ chức Trong khi đĩ, Barnard lại quan niệm tơ chức là "hệ thơng các hoạt động hay các tác động cĩ ý thức của hai hay nhiêu người” ]J.K Galbraath, nhà kinh tê học nơi tiêng coi đĩ là "định nghĩa nơi tiêng nhât về tơ chức" Barnard cho răng "tơ chức chính thức nghĩa là kiêu hợp tác giữa những con người cĩ ý thức, cĩ cân nhắc và cĩ mục đích" Barnard đã áp dung li thuyét hé thơng của L Phơn Béctalanphi (người Ào) vào quan niệm cua minh coi tơ chức như một hệ thơng Đây là quan niệm cĩ tinh cách mạng, vì:
—Nĩ vạch ra quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận trong hệ thơng, giữa hệ thơng này với hệ thơng khác
- Hệ thơng phải cĩ "tính trơi” đê tạo ra sức mạnh chung của hệ thơng (lớn hơn tơng các sức mạnh của các bộ phận cộng lại)
Chính xuât phát từ những quan niệm trên mà Barnard cho răng quản lí "khơng phải là việc của tơ chức mà là cơng việc chuyên mơn duy trì cơng việc của
tơ chức” Theo ơng, cĩ ba yêu tơ phơ biên của tơ chức: sự sẵn sàng hợp tác, mục
đích chung và thơng tin Sự sẵn sàng hợp tác và mục đích chung trở nên hiện thực thơng qua thơng tin Thơng tin ở đây là ngơn ngữ nĩi và việt,
Theo Barnard, một tơ chức chính thức cĩ các nhân tơ sau đây: — Chuyên mơn hố
— Khuyên khích — Quyên hành
Barnard khơng chỉ quan tâm tới mặt kinh tê, kĩ thuật của tơ chức, mà cịn chú
ý tới mặt dao đức của nĩ Ơng quan niệm đạo đức của người quản lí là sự thê hiện cao nhât ở trách nhiệm quản lí của mình
Trang 25một hé thong — mo Quan diém hệ thơng ở đây đã được ơng phát triên và chứng mình tính khái quát, tính đúng đăn của nĩ khi vận dụng vào khoa học quản lí
3.2.6 Các thuyết văn hố quản lí
a Thuyét Z cua William Ouchi, giao su Truong Dai hee California (Mi)
Năm 1981 ơng cho xuất bản cuốn 7¡ huyết Z, cuốn sách bán chạy nhất tại Mĩ
Trong sách này, nhân tổ văn hố trong hoạt động quản lí được xem là cĩ vai trị quan trọng trong tơ chức đã được ơng nhắn mạnh Nghiên cứu các xí nghiệp Nhật, ơng cho rằng xí nghiệp Nhật Bản thường gắn bĩ với chế độ làm việc suốt đời, xí nghiệp sẽ làm hết sức mình để phát triển lịng trung thành của nhân viên bằng cách đối xử với họ cơng bằng và nhân đạo Ưu điểm nữa của các xí nghiệp Nhật Bản là khơng chuyên mơn hố người lao động một cách quá mức; trái lại sắp xếp lao động theo cách luân phiên qua những bộ phận khác nhau Làm như vậy, người cơng nhân sẽ cĩ khả năng phát triển tồn điện
Dưới đây là so sánh giữa hai loại doanh nghiệp: doanh nghiệp Nhật (kiểu Z) và doanh nghiệp phương Tây (kiểu A)
Doanh nghiệp Nhật Bản (kiểu Z) Đoanh nghiệp phương Tây (kiểu A) `
— Việc làm suốt đời
— Đánh giá và dé bat cham —
~ Nghề nghiệp khơng chuyên mơn hoa — Cơ chế kiểm tra mặc nhiên
Quyết định tập thẻ
— Trách nhiệm tập thể
— Quyền lợi tồn cục
~ Làm việc trong thời gian hạn định
~ Đánh giá và đề bạt nhanh
— Nghề nghiệp chuyên mơn hố —~ Cơ chế kiểm tra hiển nhiên — Quyết định cá nhân
— Trách nhiệm cá nhân
— Quyền lợi cĩ giới hạn
Văn hố của một doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố, chăng hạn tính tổ
Trang 26b Dai biéu cla trao Juu van hoa trong quan li phai ké dén Thomas J Peters va Robert H Waterman — những chuyên gia cao câp của cơng tỉ tư vân "Mắckinxi", đồng thời là những nhà khoa học nỗi tiếng Năm 1982, hai ơng viết cuơn sách Đi fimn sự xuát sắc (Bài học từ những cơng tị kinh doanh tơt nhat nước Mĩ) Nĩ trở thành cuơn sách bán chạy nhất trong sơ chín cuơn sách bàn về kinh
doanh ở MI
Hai ơng đã tơng kêt những đặc điểm chung của cơng t1 xuât sắc là: 1/ Định hướng vào hành động và đạt tới thành cơng
2/ Đối mặt với người tiêu dùng
3/ Tính tự chủ và ĩc sáng tạo
4/ Năng suất là do con người
5/ Găn với cuộc sơng, điêu khiên các giá trỊ
6/ Trung thành với sự nghiệp của mình
Trang 27Cĩ thé tim tiéng ndi chung gitta Ouchi va Peters — Waterman ở chỗ: coi người lao động là nguồn lực quan trọng nhất dé phát triển và việc quản lí là tạo ra mơi trường vật chất và tinh thần thích hợp, đặc biệt là tạo nên văn hố bên trong tơ chức, tạo điều kiện cho mọi người hợp tác với nhau, cùng làm việc tốt và thúc đây họ vươn tới thành cơng
CÂU HỎI ƠN TẬP CHƯƠNG 1
1 Trình bày đối tượng, nhiệm vụ của khoa học quản Ii
2 Chứng minh khoa học quản lí là khoa học liên ngành Lấy ví dụ minh hoạ 3 Phân tích mặt ưu điểm và hạn chế trong lí thuyết quản lí khoa học của Taylor
4 Đánh giá mặt ưu điểm va hạn chê của các tư tưởng và lí luận quản lí thời - Trung Hoa cơ đại
Trang 28CHƯƠNG 2
KHAI QUAT VE QUAN Li
1 VAI TRO CUA QUAN Li
Khi xã hội lồi người xuất biện, một loạt các quan hệ: quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xã hội và cá quan hệ giữa con người với bản thân xuất hiện theo Điều này làm xuất hiện nhu cầu về quản lí Trải qua tiễn trình lịch sử phát triển từ xã hội lạc hậu đến xã hội văn minh, trình độ sản xuất, tổ chức, điều hành xã hội cũng phát triển theo Đĩ là tất yêu lịch sử, tất yếu khách quan
1.1 Vai trị của quản lí đối với sự phát triển của xã hội
— Ngày nay, nhiều người thừa nhận rằng quản lí trở thành nhân tố của sự phát triển xã hội Quản lí trở thành một hoạt động phổ biến, diễn ra trong mọi lĩnh vực,
ở mọi cấp độ và liên quan đến mọi người C Mác coi quản lí là một đặc điểm vốn
cĩ, bất biến về mặt lịch sử của đời song xã hội Ơng viết: "Bát cứ lao động xã hội
trực tiếp hay lao động chung nào mà tiễn hành trên một quy mơ khá lớn đều yêu
cầu phải cĩ một sự chi dao đề điều hồ những hoạt động cá nhán Sự chỉ đạo đĩ
phải là những chức năng chung, túc là những chức năng phái sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của cơ thể sản xuất với những vận động cá nhân
của những khí quan độc lập hợp thành cơ thể sản xuất đĩ Một nhạc sĩ độc tấu thì
tự điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải cĩ một nhạc trưởng" ` — Quản lí phối hợp các bộ phận, các hoạt động riêng lẻ của xã hội tạo nên hiệu quả mang cấp số nhân cho sự phát triển xã hội A Smith — nhà kinh tế lỗi lạc —
cũng nhận thấy rằng, hiệu quả hoạt động chung của một nhĩm người được tổ chức
thành một tập thé sẽ lớn hơn tổng số hiệu quả của các hoạt động riêng lẻ Ơng cho rằng phần hiệu quả lớn hơn này là do phân cơng lao động đem lại, tức là do quản li Hệ thống tổ chức càng lớn thì vấn đề tổ chức, quản lí nĩ càng quan trọng Trong những năm sau Chiến tranh thể giới lần thứ hai, nhiều đồn chuyên gia Anh sang thăm Mĩ nghiên cứu kinh nghiệm của Mĩ trong lĩnh vực cơng nghiệp Họ nhanh chĩng hiểu ra rằng, mặc đù Anh lạc hậu khơng nhiều lắm so với Mĩ trong
' Theo Macco — Maccop, Cứ nghĩa xã hội và quán lí, NXB Khoa học xã hội, H, 1978,
Trang 29lĩnh vực kĩ thuật, cơng nghệ, nhưng năng suất lao động của Anh lại thua xa Mi Và họ đã chứng minh một cách thuyết phục rằng: nguyên nhân chủ yếu do trình
độ tổ chức, quản lí ở Anh thấp hơn nhiều so với Mĩ
~ Tác động quản lí là tác động khoa học cĩ tính đến quy luật khách quan của tất cả các yếu tố cĩ liên quan trong xã hội, đặc biệt là con người Do đĩ quản lí gắn bĩ chặt chẽ với sự phát triển xã hội Quản lí phù hợp thì xã hội phát trién, quan lí khơng phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển xã hội
~ Quản lí tạo ra sự ơn định cho sự phát triển xã hội, muốn phát triển phải chú trọng đúng mức đến quản lí để đảm bảo tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đúng quy luật và vững chắc Sự phát triển của xã hội tỉ lệ thuận với trình độ
tổ chức và hiệu quả, chất lượng của quản lí
1.2 Vai trị của quản lí đối với các hoạt động và hoạt động lao động của các tổ chức xã hội
— Quản lí tạo ra sự thống nhất ý chí trong tổ chức, giữa các thành viên với nhau (các quan hệ quản Ii) để tập trung sức lực và giảm chi phí mà hiệu quả cao
— Định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác lập rõ mục tiêu chung và hướng mọi sự nỗ lực của cá nhân, của tổ chức vào mục tiêu chung đĩ Nếu khơng cĩ định hướng và mục tiêu chung thì sẽ khơng cĩ lộ trình hợp lí và dẫn đến chỉ cĩ biện pháp giải quyết tình thế mang tính chắp vá, may rủi
—~ Tổ chức, điều hộ, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của cá nhân trong tơ chức nhằm đạt được mục tiêu quản lí đã xác định
— Tạo động lực cho mọi cá nhân trong tổ chức thơng qua sử dụng các địn bẩy
kích thích, đánh giá, khen thưởng hợp lí và uơn năn những lệch lạc, xử lí sai sĩt
của các thành viên nhăm giảm bớt những thât thốt, sai lệch trong quản lí
— Trong hoạt động của tơ chức cĩ bơn yêu tơ tạo thành kết quả: nhân lực, vật
lực, tài lực và thơng tin Quản lí phơi hợp tât cả các nhân tơ trên tạo thành một nhân tơ tơng lực, đưa đên hiệu quả của hoạt động đạt chât lượng cao hơn so với sức mạnh của từng nhân (ơ riêng lẻ
— Tạo mơi trường và điêu kiện thuận lợi cho sự phát triên của cá nhân và tơ chức, đảm bảo sự phát triên ơn định bên vững và cĩ hiệu quả
— Tơ chức và quản lí sản xuât hợp lí sẽ tận dụng được sức mạnh của con người và các yêu tơ đảm bảo cho hiệu quả lao động sản xuât
Trang 30Nhu vậy cĩ thể nĩi rằng quản lí là một nhân tố cơ bản để tạo nên chất lượng hoạt động của tổ chức xã hội và chất lượng lao động Quản lí yêu kém sẽ là nguyên nhân chủ yêu tạo ra sự thụt lùi của tổ chức và giảm chất lượng của hoạt
động Các nhà kinh tế Pháp phân tích trách nhiệm trước những tốn thất do chất
lượng kém trong hoạt động của một tơ chức như sau: 25% thuộc giáo dục và đào tạo người lao động khơng đến nơi đến chốn, 50% (huộc nhà quan li va 25% thuộc các nguyên nhân khác Một số nhà kinh tế học Mĩ thì thấy: Nguyên nhân gây nên sự phá sản của một doanh nghiệp xảy ra như sau: 20% do chiều hướng
bất lợi của ngành, đo tai nạn rủi ro 10%, các yếu tố khác 10%, cịn 60% Ia do
quản lí tơi Như vậy, nguyên nhân gây nên sự xuống cấp của một tổ chức hoặc phá sản của một doanh nghiệp thì guản li đứng hàng đấu Do đĩ, tổ chức lại hoạt động của một tổ chức hoặc một xí nghiệp thì việc đầu tiên cần nghĩ đến là thay thế các nhà quản lí yếu kém, đào tạo các nhà quản lí cĩ năng lực lãnh đạo các tơ chức đĩ
1.3 Quản lí nhằm đảm bảo kỉ cương trật tự của các bộ máy tổ chức và
xã hội
- Bằng các quy định, quy ước và các tác động quản lí, chủ thể quản lí điều chỉnh hành vi của người dưới quyên, tạo ra sự thơng nhất trong bộ máy, trật tự hoạt động
— Các tác động quản lÍ cĩ tác dụng điều chỉnh những sai sĩt lệch lạc, thậm chí cưỡng chế những người làm sai để đưa bộ máy đi đúng quỹ đạo
- Những tác động khuyến khích, động viên cĩ vai trị khuyến khích hành vi tốt, ngăn chặn hành vi sai trái, làm gương cho những người khác nên cĩ tác dụng xác lập trật tự trong hoạt động của bộ máy
Như vậy quản lí hết sức cần thiết và đĩng gĩp vai trị quan trọng trong mọi
lĩnh vực hoạt động và cho tồn bộ sự phát triển của xã hội Cĩ thể khẳng định
“Việc quản lí là thiết yếu trong mọi sự hợp tác cĩ tổ chức, cũng như ở mọi cấp độ
soo |
của tổ chức và trong sự phát triển xã hội” |
2 “QUẢN LÍ” VÀ NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 2.1 Khái niệm “Quản lí”
"Quản lí” là khái niệm rat chung, tơng quát dùng cho cả quá trình quản lí xã hội (xí nghiệp, trường học, đồn thê ), quán lí giới vơ sinh (hầm mỏ, máy mĩc )
Trang 31
cũng như quản lí giới sinh vật (vật nuơi, cây trồng ) Riêng về quản lí xã hội, người ta lại chia ra ba lĩnh vực quản lí cơ bản tương ứng với ba loại hình hoạt động chủ yếu của con người: quản li sản xuất, quản lí kinh tế; quản lí xã hội — chính trị và quản lí đời sống tỉnh thần Trong cuốn sách này, tác giả của nĩ chỉ bàn đến loại quản lí thứ ba, mà cũng chỉ hạn chế trong đạng quản lí giáo dục (sẽ đề cập ở các phần dưới)
Cĩ nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm “quản lí” Dưới đây là một số quan niệm chủ yếu
Quản lí - theo Đại Bách khoa tồn thư Liên Xơ, 1977 — là chức năng của những hệ thống cĩ tổ chức với bản chất khác nhau (xã hội, sinh vật, kĩ thuật) nĩ
bảo tồn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những - chương trình, mục đích hoạt động'
Một số quan niệm khác:
— Quản lí là những tác động cĩ định hướng, cĩ kế hoạch của chủ thể quản lí
đến đối tượng bị quản lí trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích
nhất định
— Hoạt động cĩ sự tác động qua lại giữa hệ thống và mơi trường, do đĩ: quản lí được hiểu là việc bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện cĩ sự biến đổi liên tục của hệ thống và mơi trường, là chuyển động của hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với hồn cảnh mới
— Quản lí một hệ thống xã hội là tác động cĩ mục đích đến tập thể người —
thành viên của hệ — nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích dự kiến
— Quan lí là tác động cĩ mục đích đến tập thể những con người đề tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động
— Quản lí là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội
— Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngồi tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tơ chức với hiệu quả cao nhất
Các khái niệm (thuộc lĩnh vực quản lí xã hội) trên đây, tuy khác nhau, song chúng cĩ chung những dấu hiệu chủ yếu sau đây:
Trang 32
— Hoạt động quản lí được tiễn hành trong một tơ chức hay một nhĩm xã hội — Hoạt động quản lí là những tác động cĩ hướng đích
—~ Hoạt động quản lí là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm
thực hiện mục tiêu của tổ chức
Ta nhận thấy hoạt động quản li theo tinh thần của chủ nghĩa Mác Lênin về mỗi quan hệ qua lại giữa những quy luật xã hội khách quan và hoạt động tự giác của con người cĩ ý nghĩa to lớn đối với lí luận và thực tiễn quản lí Hoạt động quản li — đĩ là sự biểu hiện ý nguyện tự giác của chủ thê quản lí muốn điều chỉnh và hướng dẫn các quá trình và các hiện tượng xã hội Việc xác định đúng đắn những khả năng và những giới hạn khách quan của hoạt động là tiền đề cơ bản xây dựng lí luận khoa học về quản lí và hồn thiện quá trình quản lí về mặt thực tiễn Như vậy, hoạt động quản lí cĩ bản chất là hoạt động tự giác, đúng như Ph Angghen đã chỉ ra: "Trong lịch sử xã hội, nhân tố hoạt động là con người cĩ ý thức, hành động cĩ suy nghĩ hay dưới ảnh hưởng của nhiệt tình và theo đuổi những mục đích nhất định Ở đây khơng cĩ gì được thực hiện mà lại khơng cĩ ý định tự giác, khơng cĩ mục đích mong muốn" ' Tuy nhiên, khơng nên tuyệt đối hố yếu tố tự giác, vì như vậy dễ rơi vào quan điểm duy tâm về quản lí Ngược lại, việc nhận thức đúng đắn vai trị của yếu tổ tự giác trong hoạt động xã hội cho phép ta xác định đúng đắn những giới hạn, chức năng và ý nghĩa xã hội của việc
quản lí các quá trình xã hội
Tính mục đích cũng là đặc trưng trong mọi hoạt động của con người Cĩ thê nĩi tính mục đích là thuộc tính vốn cĩ trong hoạt động xã hội, đặc biệt trong hoạt động quản lí Khi thực hiện nhiệm vụ quản lí, chủ thể quản lí luơn luơn hướng theo mục đích xác định và lơi cuốn đối tượng bị quản lí thực hiện mục tiêu của tổ chức
Điều đặc biệt cần nhắn mạnh là quản lí trong lĩnh vực xã hội khơng khi nào là
_ hoạt động cĩ tính chất một chiều: đối tượng bị quản lí chịu tác động một cách thụ động tác động của chủ thê quản lí Với tư cách là người lao động, đối tượng bị quản lí được coi là những chủ thể tự giác, tích cực tham gia vào việc quản lí xã hội Điều này đã được V.I Lênin chỉ ra: " trí tuệ của hàng chục triệu con người
sáng tạo sẽ tạo ra cái cao hơn rất nhiều so với sự tiên đốn vĩ đại và thiên tài
cá nhân"?,
' Theo Macco — Maccop, Chủ nghĩa xã hội và quan li, NXB Khoa học xã hội, H, 1978, tr 17
Trang 33Tĩm lại, những khái niệm về quản lí (thuộc lĩnh vực xã hội) nêu trên cĩ các
đặc trưng chủ yếu, đĩ là tính tự giác, tính mục đích và tính quần chúng trong quản lí Đây cũng được coi la cơ sở phương pháp luận mácxít của hoạt động quản lí
2.2 Khái niệm liên quan đến quản lí
Đến đây cĩ thể dừng lại một chút nĩi về "tổ chức" và "lãnh đạo", hai khái
niệm liên quan chặt chẽ đên quản lí
Khái niệm "tổ chức" cĩ nghĩa là việc xây dựng chức năng, xây dựng cơ cau, la su sap xêp các phân tử thành hệ thơng Hoạt động quản lí chỉ nây sinh khi cĩ tơ chức Tơ chức là thê nên của quản lí Tơ chức là câu trúc của những người kt lại
thành nhĩm hoạt động theo mục đích, lí tưởng xác định mà từng thành viên khi
hoạt động riêng lẻ thì khơng thực hiện được mục tiêu, lí tường đĩ Đặc trưng của tơ chức bao gơm các tiêu chí sau:
‹ Lí tưởng, sứ mệnh, mục tiêu của tổ chức * Quy mé té chức
* Co cau thiết chế của tơ chức * Noi dung cơng việc của tổ chức
‹ Điều kiện tồn tại và phát triển của tơ chức!
Tổ chức thê hiện tập trung ở việc chọn người và kiểm tra việc thực hiện cơng việc Một trong những yêu câu cơ bản đơi với tơ chức là phải thiệt lập mơi quan hệ giữa các phần tử trong sự tác động qua lại giữa chúng để duy trì hệ thống, bảo đảm sự phát triển bền vững của hệ thống trong sự tác động của mơi trường Trong giáo dục, tổ chức quản lí giáo dục từ trung ương (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đến cơ sở (phịng Giáo đục và Đào tạo) đều là những tơ chức ở các cấp độ khác nhau Tuy nhiên, chúng đều mang đặc điểm của một tổ chức: cũng cĩ các bộ phận được sắp xếp theo những cơ cấu thích hợp, giữa các bộ phận cũng cĩ quan hệ (cơ chế) xác định, cũng cĩ quan hệ với mơi trường và tương tác qua lại với mơi trường Cĩ tơ chức mới cĩ quản lí; đên lượt mình, quản lí tạo nên sức mạnh của tơ chức, tạo điêu kiện cho tơ chức duy trì tính bên vững Đây là một khía cạnh: "tơ chức” như một danh từ, kiêu như sở Giáo dục và Đào tạo như một tơ chức, một cơ quan quản lí giáo dục Khía cạnh khác: "tơ chức” như một động từ, thường được dùng như: cơng tác tơ chức, chỉ một hoạt động của chủ thê quản lí Trong trường hợp này, tơ chức là một bộ phận hợp thành của hoạt động quản lí Theo nghĩa này thì cơng tác tơ chức bao gơm các nhân tơ sau:
Trang 34
* Muc tiéu
* Loại hình tổ chức (thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu)
* Phuong pháp (phương pháp tổ chức để đạt mục tiêu)
s Con người (cần cĩ những người nào để thực hiện cơng việc)
- Phương tiện vật chất, kĩ thuật
+ Thời gian cho việc hồn thành cơng việc » Kiểm tra kết quả cơng việc
Như vậy, "tơ chức" trong quản lí cĩ hai nghĩa khác nhau, cần phân biệt trong nghiên cứu lí luận và trong thực tiễn
“Lãnh đạo” (leadership) cũng là khái niệm gắn bĩ với “quản lí”
(management) Đây là hai khái niệm gần nhau nhất Thậm chí đơi khi cịn đồng
nhất với nhau Lãnh đạo là khái niệm rộng hơn khái niệm quản lí, được hiểu là hình thức quản lí cao nhất, chung nhất, là hạt nhân, là ngọn đèn pha của quản lí Một cách ngắn gọn, lãnh đạo là gây ảnh hưởng
Lãnh đạo được xem như "bộ não” của quản lí, đĩ là hệ thần kinh trung ương của quản lí Đặc điểm chủ yếu của lãnh đạo là ở chỗ xác định đường lỗi cơ bản, là định hướng mang tính chiến lược, là gây ảnh hưởng, là lối cuốn quần chúng nỗ lực, tự giác, hăng hái thực hiện cĩ kết quả đường lỗi, mục tiêu đã vạch ra Trong khi đĩ, đặc điểm chủ yếu của quản lí thể hiện ở vai trị ưu tiên của các chức năng chấp hành, được coi là một loại lãnh đạo đặc biệt, trong đĩ việc đạt được các mục đích của tơ chức là tối quan trọng Do đĩ lãnh đạo là khái niệm chung hơn so với
quản lí Và, sự khác nhau căn bản giữa hai khái niệm này là ở vấn đề tổ chức Nếu
lãnh đạo mang tính chủ quan, trong đĩ yêu tổ sáng tạo luơn luơn giữ vai trị quan trọng, thì quản lí lại là những tác động cĩ thể "quy trình hố" ở chừng mực nhất
định Mặt khác, điều cần nhớ rằng, đã là nhà quản lí tốt thì hiển nhiên ơng ta là nhà lãnh đạo tốt, bởi ơng ta biết biến ý chí và sức mạnh của mình thành ý chí và
sức mạnh của quần chúng nhằm thực hiện thành cơng mục tiêu chung của tổ chức;
và điều ngược lại thì chưa hắn, bởi cĩ thể là nhà lãnh đạo tốt, nhưng lại là người
quản lí tồi
Trang 35Để lãnh đạo tốt, nhà lãnh đạo cần cĩ ba kĩ năng sau: 1/ chẩn đốn, khả năng _ hiểu được thực trạng mà ơng ta đang gây ảnh hưởng; 2/ £hích ứng, khả năng thích ứng hành vi của ơng ta với những nguồn lực cĩ sẵn để cĩ thể đáp ứng được những bất ngờ của tình huồng và 3/ giao tiếp, khả năng giao tiếp theo lỗi mà mọi người dễ dàng hiểu và chấp nhận đối với mình
3 CHUC NANG QUAN Li
3.1 Khái quát về chức năng quản lí 3.1.1 Khái niệm chức năng quản lí
Khái niệm "chức năng" được dùng với nhiều nghĩa khác nhau Trong Từ điển
Tiếng Việt, thuật ngữ này cĩ hai nghĩa: “7 Hoạt động, tác dụng bình thường hoặc
đặc trưng của một cơ quan, một hệ cơ quan nào đĩ trong cơ thể 2 Tác dụng, vai trị bình thường hoặc đặc trưng của một người nào, một cái gì đĩ"' Đương nhiên, ở đây nghĩa thứ nhất khơng thuộc lĩnh vực ta đang xét Trong khi đĩ, thuật ngữ
"chức năng" được G.Kh Pơpơp viết: "Trước hết, một bộ phận của hoạt động quản
li Hai là, một bộ phận đã được tách riêng ra của hoạt động quản lí Chức năng quản lí đĩ là một loại hoạt động quản lí đặc biệt, sản phẩm của quá trình phân cơng lao động và chuyên mơn hố trong quản lí, tiêu biểu bởi tính chất tương đối độc lập của những bộ phận của quản lí"? Thực chất, chức năng quản lí là hình thức tổn tại của các tác động quản lí Chức năng quản lí là hình thái biểu hiện sự tác động cĩ mục đích của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí Chức năng quản lí làm nên chân dung của nhà quản lí Trong quản lí, chức năng quản lí là một phạm trù quan trọng, mang tính khách quan, cĩ tính độc lập tương đối Chức năng quản li nẫy sinh và là kết quả của quá trình phân cơng lao động, là bộ phận tạo thành hoạt động quản lí tổng thể, được tách riêng, cĩ tính chất chuyên mơn hố Bởi vậy việc chủ thể quản lí thực hiện chức năng quản lí đồng nghĩa với việc chủ thể đĩ thực hiệh nội dung của hoạt động quản lí Theo V.G Afanaxep, việc chủ thể quản lí thực hiện các chức năng quản lí qua các thao tác, hành động quản lí cũng chính là thực hiện các chức năng quản li *
Tĩm lại, chức năng quản lí là nội dung của hoạt động quản lí mà chủ thể sử
dụng một cách cĩ ý thức để tác động đến khách thể quản lí nhằm đạt được mục
tiêu quản lí đặt ra
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Viện Ngơn ngữ học: 7 điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ
điển ngơn ngữ, H, Việt Nam, 1992
Trang 36Với khái niệm chức năng quản lí trên, cĩ thê thây răng:
— Phân cơng lao động, chuyên mơn hố lao động là cơ sở hình thành chức nang quan li
— Mỗi chức năng quản lí cĩ một nhiệm vụ và tính chất khác nhau mà chủ thê quản lí phải tiên hành trong quá trình quản lí
- Chức năng quản lí xác định khơi lượng các cơng việc cơ bản và trinh tự các cơng việc của quá trình quản lí, mơi chức năng cĩ nhiêu nhiệm vụ cụ thê, là quá trình liên tục của các bước cơng việc tât yêu phải thực hiện
— Mục đích cuơi cùng của việc thực hiện các chức năng quán li là điêu khiên quá trình quản lí đi đền mục tiêu quản lí đặt ra
3.1.2 Ý nghĩa của chúc năng quản lí
Chức năng quản lí cĩ các tính chất khác nhau nên việc xác định được chức năng quản lí cĩ ý nghĩa rất quan trong trong quá trình quản lí, tạo nên hiệu quả
của quá trình quản lí Điều đĩ được thể hiện:
— Chức năng quản lí xác định vị trí, mỗi quan hệ giữa các bộ phận, các khâu, các cấp trong một tổ chức Mỗi tổ chức quản lí đều cĩ nhiều bộ phận, nhiều khâu,
nhiều cấp khác nhau, gắn liền với những chức năng xác định nào đĩ, nếu khơng cĩ chức năng quản lí thì bộ phận đĩ khơng tổn tại
— Từ những chức năng quản lí mà chủ thể xác định các nhiệm vụ cụ thể, thiết kế bộ máy và bố trí con người phù hợp trong tổ chức hoạt động
_— Căn cứ vào chức năng mà chủ thể quản lí cĩ thể theo dõi, kiểm tra, đánh
giá điều chỉnh hoạt động của mỗi bộ phận và tồn bộ bộ máy tổ chức quản lí — Mỗi con người trong một bộ máy, tổ chức đều phải hoạt động theo những chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mình Chủ thể quản lí thơng qua các chức năng quản lí kiểm tra, điều chỉnh đảm bảo sự phối hợp đồng bộ các hoạt động để tạo nên sức mạnh tổng hợp của tồn bộ bộ máy quản lí hướng vào mục tiêu chung và nhằm đạt hiệu quả hoạt động cao
3.1.3 Phân loại chúc năng quản lí
Cĩ rất nhiều cách xem xét, phân loại chức năng quản lí Dưới đây là một số cách phân loại cơ bản:
— Căn cứ vào phương hướng tác động, quản lí cĩ hai chức năng cơ bản: + Chức năng đối nội là chức năng quân lí nội bộ tổ chức Nêu rõ mục tiêu chiến lược của tổ chức quản lí, tổ chức bộ máy và lề lỗi làm việc, đào tạo, sử dụng
Trang 37+ Chức năng đối ngoại: là chức năng vận hành tổ chức trong mơi trường biến động bên ngồi Phân tích các đối tác tìm ra mặt mạnh, yếu của đối tác nhằm giúp cơng tác quản lí đưa ra được chính sách đối ngoại hợp li
— Căn cứ theo giai đoạn tác động quản lí cĩ năm chức năng:
+ Chức năng hoạch định: Chức năng quan trọng nhất của quản lí nhằm định ra chương trình, mục tiêu chiến lược của quản lí
+ Chức năng tổ chức: Là một trong những chức năng chung của quản lí liên quan đến hoạt động thành lập các bộ phận trong tổ chức để đảm nhận những
nhiệm vụ cần thiết, xác định mỗi quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
giữa các bộ phận đĩ trong tổ chức Tức là hình thành nhĩm chuyên mơn hố, liên
kết các nhĩm đĩ tạo nên một hệ thống để cùng gĩp phan vào hoạt động của hệ
thống nhằm đạt tới mục tiêu mong muốn
+ Chức năng điều khiển: Đây là chức năng chỉ đạo sự phối hợp hoạt động chung của nhĩm, của các bộ phận thuộc một tổ chức trong quá trình quản lí nhằm
đạt được mục tiêu quản lí đặt ra ộ
+ Chức năng kiểm tra: Là chức năng phát hiện ra những sai sĩt và các thay đơi trong quá trình hoạt động của một tổ chức Đây là chức năng quan trọng nhất của người lãnh đạo
+ Chức năng điều chỉnh: Là chức năng sửa chữa các sai sĩt nảy sinh, trong các hồn cảnh khác nhau của quá trình quán lí, tạo ra sự ơn định của hoạt động quản lí để đạt được mục tiêu quản lí đã xác định
Giữa các chức năng quản lí cĩ mối quan hệ qua lại với nhau trong quá trình
quản lí, cĩ thể biểu điễn mối quan hệ đĩ bằng sơ đồ sau:
Trang 38
- Căn cứ theo sự phân cấp quan li, cĩ thể chia quản lí thành hai loại chức
năng sau:
+ Chức năng quản lí nhà nước (vĩ mơ) cĩ nội dung cơ bản: se Định hướng chiến lược phát triển, vạch mục tiêu chương trình
e Đưa ra chế độ, chính sách, pháp luật
® Tạo mơi trường hoạt động e Đào tạo, bố trí cán bộ
e Tổng kết, đánh giá hoạt động
e Hỗ trợ dẫn dắt các hoạt động, các đơn vị theo định hướng phát triển e Quản lí cơ sở vật chất (tài sản)
+ Chức năng quản tri (vi m6) voi hai noi dung cơ bản:
e Hoạch định chiến lược, kế hoạch hoạt động theo định hướng của nhà nước, của câp trên và khả năng của tơ chức
e Thực hiện các chiến lược, kế hoạch hoạt động một cách cĩ hiệu quả và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của tơ chức
3.2 Các chức năng quản lí cơ bản
3.2.1 Hoạch định !
* Định nghĩa
Hoạch định là quá trình chuẩn bị để đối phĩ với sự thay đổi và tính khơng chắc chăn băng việc trù liệu những cách thúc hành động Irong tương lai
Hoạch định là chức năng chủ yếu của quản lí vì nĩ mở đường cho việc thực hiện các chức năng khác Hoạch định là một quá trình bao gơm các bước:
/ Lựa chọn sứ mệnh (Mission) và các mục tiêu chung cho hoạt động dài hạn và ngăn hạn
2/ Xác lập mục tiêu cho từng bộ phận, phịng ban và các cá nhân dựa trên mục tiêu chung của tơ chức
3/ Lựa chọn chiến lược và chiến thuật để thực hiện các mục tiêu
4/ Quyết định phân bỗ các nguồn lực của tổ chức (nhân lực, vật lực, tài lực ) cho các mục tiêu, chiên lược, chiên thuật
Trang 39
Can phải xác định sứ mệnh của tơ chức Đây là lí do tồn tại của tổ chức
Tuyên bố sứ mệnh phải trả lời các câu hỏi: “Tại sao tổ chức tồn tại?”, “Tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nào?” và “Tơ chức sẽ đi đến đâu?” ,
Việc cơng bố sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược của tổ chức phải cĩ tác dụng khích lệ mọi thành viên của tơ chức phan dau vi mục tiêu chung
* Mục tiêu của tơ chức
Mục tiêu của tổ chức phải được xác định rõ ràng Mục tiêu càng cụ thể càng tốt Mục tiêu chính là sự cam kết hồn thành cơng việc cụ thể ở một mức độ và thời gian nào đĩ Cần tránh đến mức tối đa việc biểu đạt mục tiêu chung chung, nặng định tính Mục tiêu chính là đầu ra, cần được đo đếm cụ thể, do đĩ nên biểu
đạt nĩ ở dạng định lượng
Cĩ hai loại mục tiêu: mục tiêu chung và mục tiêu tác nghiệp Mục tiêu tác nghiệp chỉ rõ những điều kiện mang tính định hướng để thực hiện, nĩ cũng chỉ rõ
người thực hiện và thời gian hồn thành Chẳng hạn mục tiêu của tổ Tốn là giảm
tỉ lệ học sinh học kém Tốn trong học kì 1 xuống cịn 5%,
Mục tiêu chung là cơ sở cho việc đưa ra những quyết định quản lí mang tính định tính Chẳng hạn mục tiêu chung của trường là giảm tỉ lệ học sinh học kém, khắc phục lưu ban, bỏ học
Mục tiêu cĩ tác dụng:
— Mục tiêu tạo điều kiện tập trung nỗ lực của tổ chức và các thành viên của tơ chức;
— Mục tiêu cĩ tác đụng hỗ trợ quá trình hoạch định;
~ Mục tiêu hỗ trợ cho việc đánh giá và kiểm tra mức độ hồn thành cơng việc Về hoạch định cĩ các cấp cụ thể sau:
1/ Hoạch định chiến lược Đây là quá trình liên kết tất cả mọi nỗ lực của tơ chức hướng vảo việc thực hiện mục tiêu chung, ví dụ nâng cao chất lượng giáo dục theo yêu câu của xã hội
Khi triển khai kế hoạch chiến lược, các nhà quản lí và các thành viên áp dụng tiếp cận tồn điện đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của tổ chức Các yếu tố chủ yếu của quá trình hoạch định chiến lược là lựa chọn sứ mệnh, mục tiêu, các chiến lược và phân bố các nguồn lực của tổ chức
Trang 40viéc Nguoi quan li cấp trung gian, cấp cơ sở và tồn thể thành viên trong tổ chức giữ vai trị chủ chơt trong quá trình hoạch định tác nghiệp Quá trình này gơm các nhiệm vụ sau:
— Triển khai ngân sách hàng năm đối với ban, phịng, bộ phận
— Lựa chọn những phương tiện cụ thé dé thực hiện các chiến lược của tơ chức ~ Ra quyết định dựa trên các chương trình hành động nhằm cải tiến những hoạt động hiện tại
Dưới đây là bảng so sánh đặc điểm của hoạch định chiến lược và tác nghiệp Bảng 2.1: Đặc điểm của hoạch định chiến lược và hoạch định tác nghiệp Tiêu thức Hoạch định chiến lược Hoạch định tác nghiệp — Các loại quyết định liên quan ~ Bối cảnh và điều kiện ra quyết định — Cấp triển khai chủ chốt — Thời gian — Mục tiêu định hướng — Các quyết định đổi mới và thích nghi — Rủi ro (xác suất chủ quan) và tính khơng chắc chăn — Các nhà quản lí cấp cao — Dài hạn (thường > | nam đến 5, 10 năm)
— Đảm bảo cho sự tồn tại và
phát triển lâu dài của tổ chức — Các quyết định hàng ngày và thích nghi — Rui ro (xác suất khách quan) và sự chắc chăn — Nhân viên và các nhà quản li cap dưới — Ngắn hạn (< 1 nam) — Phương tiện thực hiện các
kê hoạch chiên lược
* Các bước hoạch định chiến lược