1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam

105 364 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 849 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍNDỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại 3

1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng thương mại 3

1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng thương mại 4

1.1.2.1 Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng 4

1.1.2.2 Căn cứ vào thời hạn tín dụng 5

1.1.2.3 Căn cứ vào bảo đảm tín dụng 5

1.1.2.4 Căn cứ vào mục đích tín dụng 6

1.1.2.5 1.1.2.5.Căn cứ vào mức độ rủi ro tín dụng 6

1.2 Công tác chấm điểm tín dụng trong hoạt động tín dụng ngân hàngthương mại 7

1.2.1 Phương pháp chấm điểm tín dụng 7

1.2.1.1.Khái niệm chấm điểm tín dụng 7

1.2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của phương pháp chấmđiểm tín dụng 7

1.2.1.3 Một số mô hình chấm điểm tín dụng 10

1.2.2.Ứng dụng của mô hình chấm điểm tín dụng trong xếp hạng tín nhiệmkhách hàng 17

1.2.2.1 Khái niệm xếp hạng tín nhiệm khách hàng 17

1.2.2.2 Ứng dụng của chấm điểm tín dụng khi xếp hạng tín nhiệmkhách hàng 181.2.3.Vai trò của chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp trong hoạt

Trang 2

động tín dụng ngân hàng thương mại 20

1.3.3 Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ chấm điểm tín dụng 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNGTẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 31

2.1 Tổng quan về hoạt động của Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng CôngThương Việt Nam 31

2.1.1 Khái quát về quá trình phát triển và cơ cấu tổ chức của Sở Giao DịchI- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 31

Trang 3

2.1.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng

Công Thương Việt Nam 37

2.2 Thực trạng công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I - NgânHàng Công Thương Việt Nam 41

2.2.1 Hệ thống chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I -NHCTVN 41

2.2.2.Quy trình chấm điểm tín dụng tại Sở giao dịch I- NHCT VN 44

2.2.3 Áp dụng chấm điểm tín dụng đối với khách hàng là công ty tráchnhiệm hữu hạn thương mại- dịch vụ du lịch Hà Anh 64

2.2.4 Đánh giá công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I- NgânHàng Công Thương Việt Nam 70

2.2.4.1 Những thành tựu sau 3 năm triển khai hệ thống chấm điểmxếp hạng 70

2.2.4.2 Những hạn chế trong công tác chấm điểm tín dụng và nguyênnhân 73

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀNTHIỆN CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I –NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 78

3.1 Chiến lược phát triển trong hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Công Thương Việt trong thời gian tới 78

I-3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng 79

3.2.1 Đa dạng hóa các nguồn thu thập thông tin 79

3.2.2.Hoàn thiện nội dung chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng 82

3.2.2.1 Hoàn thiện các chỉ tiêu phi tài chính 82

3.2.2.2 Bổ sung và hoàn thiện các chỉ tiêu tài chính 833.2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm cải tiến phương pháp

Trang 4

chấm điểm xếp hạng 84

3.2.4 Sở giao dịch cần coi công tác chấm điểm tín dụng trong xếp hạngdoanh nghiệp là khâu quan trọng trong quá trình xem xét ra quyết định cấptín dụng 85

3.2.5 Sở cần tổ chức nhận hồ sơ và phân tích khách hàng theo hướngchuyên môn hoá 86

3.2.6.Tờ trình kết quả chấm điểm tín dụng phải đầy đủ 87

3.2.7.Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng 87

3.3 Một số kiến nghị với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam và Ngânhàng Nhà nước 89

3.3.1 Kiến nghị với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 89

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 91

KẾT LUẬN 94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 NHTM: Ngân hàng thương mại.

2 NHCV: Ngân hàng cho vay3 NH: Ngân hàng.

10.KTNQD: Kinh tế ngoài quốc doanh.

11.TTTD: Thông tin tín dụng.

12.CIC: Credit Information Center (Trung tâm thông tin tín dụng).

13.DNV&N: Doanh nghiệp vừa và nhỏ.14.QLRR: Quản lý rủi ro.

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng 15

Bảng 1.2: Bảng các quyết định tín dụng tương ứng với số điểm 16

Bảng 1.3: Bảng xếp hạng của Standard & Poor 19

Bảng 1.4: Bảng các tiêu chí cơ bản để đánh giá điểm tín dụng của các KH làcác Doanh nghiệp lớn 27

Bảng 1.5: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho đánh giá điểm tín dụng củanhóm các DN lớn. 28

Bảng 2.1: Hoạt động tín dụng của sở giao dịch I - NHCTViệt nam 40

Bảng 2.2: Bảng xếp hạng khách hàng 41

Bảng 2.3: Bảng chấm điểm theo qui mô của doanh nghiệp 47

Bảng 2.4: Bảng đánh giá quy mô doanh nghiệp 48

Bảng 2.5: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ 53

Bảng 2.6: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí kinh nghiệm và năng lực quản lý 54

Bảng 2.7: Chấm điểm theo tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng 55

Bảng 2.8: Chấm điểm theo tiêu chí môi trường kinh doanh 57

Bảng 2.9:Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí hoạt động khác 58

Bảng 2.10: Bảng trọng số áp dụng cho các chỉ tiêu phi tài chính 58

Bảng 2.16: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ 67

Bảng 2.17: Chấm điểm theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý 67

Bảng 2.18: Chấm điểm tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng 68

Bảng 2.19: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh 68

Bảng 2.20: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác 69

Bảng 2.21: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phi tài chính 69

Bảng 2.22: Tổng hợp điểm tín dụng 69

Trang 7

Bảng 2.23: Dư nợ quá hạn tại SGDI- NHCT VN 73

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống Ngân hàng được ví như hệ thần kinhcủa cả nền kinh tế Hệ thống Ngân hàng quốc gia hoạt động thông suốt, lànhmạnh và hiệu quả là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ vàsử dụng một cách hiệu quả, kích thích tăng trưởng một cách bền vững Tuynhiên, trong kinh tế thị trường, rủi ro kinh doanh là không thể tránh khỏi, đặcbiệt là rủi ro trong hoạt động Ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan vàngày một phức tạp.

Đối với hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam, kể từ khi chuyển quacơ chế thị trường, đã từng bước lớn mạnh và thu được những thành tựu quantrọng; nhưng cũng trong quá trình đổi mới, hoạt động kinh doanh của các NHTMViệt Nam đã vấp phải những rủi ro gây tổn thất nặng nề Một trong những rủi rođó là rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại

Trong hàng thập kỉ qua, thế giới đã phát triển những công cụ hữu ích nhằmmục đích hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của các NHTM bởi lẽ đây làhoạt động cơ bản chủ yếu của Ngân hàng cũng đồng thời là hoạt động hàm chứanhiều rủi ro Trong các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, chấm điểm tíndụng là công cụ được phát triển rộng rãi trên thế giới và các NHTM Việt Namđang trong quá trình hoàn thiện các mô hình chấm điểm để ứng dụng nó tronghoạt động phân tích và thẩm định tín dụng

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hạn chế rủi ro tronghoạt động tín dụng đối với NHTM hiện nay, em đã chọn đề tài:

“Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I –Ngân hàng Công Thương Việt Nam ”

Trong phạm vi của luận văn tốt nghiệp, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu vào

Trang 9

nội dung hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng của Sở Giao Dịch I đối với cáckhách hàng là các doanh nghiệp.

Kết cấu luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về công tác chấm điểm tín dụng.

Chương 2: Thực trạng công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng Công thương Việt Nam.

I-Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụngtại Sở Giao Dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Em xin cám ơn PGS.TS Đàm Văn Huệ và các cán bộ phòng Quản lý rủi ro,Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thànhchuyên đề này.

Trang 10

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng thương mại

Thuật ngữ “Credit” (tín dụng) xuất phát từ chữ gốc La tinh: Creditium cónghĩa là tin tưởng, tín nhiệm Thông qua nghiên cứu bản chất của tín dụng ngườita cho rằng: Tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị(dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật) trong một thời hạn nhất định từ người sở hữusang người sử dụng và khi đến hạn, người sử dụng phải hoàn trả lại cho người sởhữu một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu Khoản giá trị dôi ra này gọi là lợitức tín dụng.

Tín dụng ngân hàng ra đời cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoávà gắn liền với quan hệ sở hữu Kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển thì quanhệ tín dụng ngày càng được mở rộng đồng thời mở ra nhiều cơ hội kinh doanh.Nền kinh tế luôn tồn tại một nghịch lý là có những nơi vốn nhàn rỗi nhưng lại cónhững nơi thiếu vốn để sản xuất Tín dụng ra đời đã phần nào khắc phục đượcnghịch lý trên Ban đầu hình thức tín dụng chủ yếu là tín dụng thương mại hìnhthành dựa trên mối quan hệ buôn bán, bạn hàng lâu năm Qui mô của loại tíndụng này thường bị giới hạn bởi không gian và khả năng tài chính Nhu cầu vốncủa nền kinh tế đòi hỏi phải có một tổ chức chuyên cấp tín dụng Tín dụng ngânhàng ra đời đã đáp ứng được yêu cầu đó.

Tín dụng ngân hàng là giao dịch giữa ngân hàng với cá nhân hay tổ chức kinh

tế nào đó, trong đó ngân hàng cam kết cho phép cá nhân, tổ chức kinh tế đượcquyền sử dụng vốn hoặc tài sản của ngân hàng theo nguyên tắc có hoàn trả.

Tín dụng ngân hàng cũng như các loại tín dụng thương mại phát sinh dựa

Trang 11

trên cơ sở bên cấp tín dụng tin tưởng vào khả năng trả nợ của bên nhận tín dụng.Do đó rủi ro tín dụng luôn đi kèm với tín dụng ngân hàng

1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng thương mại

Hoạt động tín dụng là hoạt động thường xuyên và chủ yếu của các NHTM.Trong quá trình hoạt động của mình, các ngân hàng luôn cố gắng đa dạng hoácác hình thức tín dụng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tín dụng của KH đồng thờitạo ra những lợi thế của ngân hàng mình trong cạnh tranh Có thể phân loại tíndụng ngân hàng theo một số tiêu chí cơ bản sau:

Chiết khấu thương phiếu là việc NH ứng trước tiền cho KH tương ứng vớigiá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của NH để sở hữu một thươngphiếu chưa đến hạn (hoặc một giấy nợ) Về mặt pháp lý thì NH không phải đãcho vay đối với chủ thương phiếu Đây chỉ là hình thức trao đổi trái quyền, tuynhiên đối với NH, việc bỏ tiền ra ở hiện tại và thu về một khoản lớn hơn trongtương lai với lãi suất xác định trước gọi là hoạt động tín dụng.

Bảo lãnh là việc NH cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ KH củamình Mặc dù không phải xuất tiền ra, song NH đã cho KH sử dụng uy tín củamình để thu lợi Như vậy, về mặt bản chất, bảo lãnh là một hình thức tài trợ củangân hàng cho khách hàng, qua đó, khách hàng có thể tìm nguồn tài trợ mới, muađược hàng hoá hoặc thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi.

Cho thuê là việc NH bỏ tiền ra mua tài sản để cho KH thuê theo những thoảthuận nhất định Sau thời gian nhất định, KH phải trả cả gốc lẫn lãi cho NH Cho

Trang 12

thuê thường là hình thức tín dụng trung và dài hạn Ngân hàng mua tài sản chokhách hàng thuê với thời hạn sao cho ngân hàng phải thu gần đủ (hoặc thu đủ)giá trị của tài sản cho thuê cộng lãi (thời hạn khoảng 80-90% đời sống kinh tếcủa tài sản) Hết hạn thuê, khách hàng có thể mua lại tài sản đó.

1.1.2.2 Căn cứ vào thời hạn tín dụng

Phân loại tín dụng theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với NH vì thờigian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khảnăng hoàn trả của KH Theo thời gian, tín dụng ngân hàng được phân chia thành:

Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn đến 1 năm; các khoản tín dụng ngắn hạnchủ yếu đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệpdo đó điều kiện giải ngân và thời hạn trả nợ thường có sự tương quan mật thiếtđến chu kì kinh doanh của khách hàng.

Tín dụng trung hạn: Có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm; hình thức tíndụng trung hạn thường được các doanh nghiệp lựa chọn để đáp ứng nhu cầu tài trợcho tài sản cố định như phương tiện sản xuất, trang thiết bị, nhà xưởng

Tín dụng dài hạn: Có thời hạn trên 5 năm; loại tín dụng này thường đượctài trợ cho các dự án có thời gian thu hồi vốn lâu, rủi ro của khoản tín dụng gắnliền với tính hiệu quả của dự án.

1.1.2.3 Căn cứ vào bảo đảm tín dụng

Cam kết đảm bảo là cam kết của người nhận tín dụng về việc dùng tài sảnmà mình đang sở hữu hoặc sử dụng, hoặc khả năng trả nợ của người thứ ba đểtrả nợ cho ngân hàng

Tài sản đảm bảo là các khoản tín dụng cho phép ngân hàng có được nguồnthu nợ thứ hai bằng cách bán các tài sản đó khi nguồn thu nhợ thứ nhất (từ quátrình sản xuất kinh doanh) không có hoặc không đủ

Do đó, tín dụng không có bảo đảm là tín dụng không có tài sản cầm cố, thếchấp hay có bảo lãnh của người thứ ba.

Tín dụng có bảo đảm là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hay có bảo

lãnh của bên thứ ba.

Trang 13

1.1.2.4 Căn cứ vào mục đích tín dụng

Theo mục đích tín dụng, tín dụng NH được phân chia thành các loại cơ bản sau:- Tín dụng bất động sản (BĐS) là loại tín dụng được bảo đảm bằng BĐS, baogồm: Tín dụng ngắn hạn cho xây dựng và mở rộng đất đai; Tín dụng dài hạn đểmua đất đai, nhà cửa, căn hộ, cơ sở dịch vụ, trang trại và BĐS ở nước ngoài.

- Tín dụng công thương nghiệp là các khoản tín dụng cấp cho các DN để trangtrải các chi phí như mua hàng hoá, nguyên vật liệu, trả thuế và chi trả lương.

- Tín dụng nông nghiệp là các khoản tín dụng cấp cho các hoạt động nôngnghiệp, nhằm trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng và chănnuôi gia súc.

- Tín dụng cá nhân là các khoản tín dụng cấp cho cá nhân để mua sắm hànghóa tiêu dùng đắt tiền như xe hơi, nhà di động, trang thiết bị trong nhà

- Tín dụng cho các tổ chức tài chính là các khoản tín dụng cấp cho các NH,công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác.

- Cho thuê tài chính là việc các NH mua các trang thiết bị, máy móc và chothuê lại chúng.

- Tín dụng khác: Bao gồm các khoản tín dụng như tín dụng kinh doanhchứng khoán

1.1.2.5 Căn cứ vào mức độ rủi ro tín dụng

Để phân loại theo tiêu thức này, NH cần nghiên cứu các mức độ, các căn cứđể chia loại rủi ro Một số NH lớn chia tới 10 thang bậc rủi ro theo các dấu hiệutừ thấp lên cao cho các khoản mục tài sản, bao gồm cả nội và ngoại bảng, chovay, bảo lãnh và chứng khoán Về cơ bản, các mức độ rủi ro bao gồm:

- Tín dụng lành mạnh: Các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao;

- Tín dụng có vấn đề: Các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnhnhư KH chậm tiêu thụ, tiến độ thực hiện kế hoạch chậm, KH gặp thiên tai, KHtrì hoãn nộp báo cáo tài chính

- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Các khoản nợ đã quá hạn với thời gianngắn và KH có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn,

Trang 14

- Nợ quá hạn khó đòi: Nợ quá hạn quá lâu; khả năng trả nợ rất kém, tài sảnthế chấp nhỏ hoặc bị giảm giá, KH chây ì

1.2 Công tác chấm điểm tín dụng trong hoạt động tín dụng ngân hàngthương mại

1.2.1 Phương pháp chấm điểm tín dụng

1.2.1.1.Khái niệm chấm điểm tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động thường xuyên và chủ yếu của các NHTM.Do đó, rủi ro tín dụng cũng là rủi ro thường gặp nhất trong hoạt động NH Rủi rotín dụng là rủi ro về sư tổn thất tài chính (trực tiếp hoặc gián tiếp) xuất phát từngười đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặcmất khả năng thanh toán Như vậy, ngay từ khi ngân hàng cấp tín dụng cho KH,khoản tín dụng đó đã có rủi ro tiềm tàng Để hạn chế rủi ro tín dụng, các NHTMđã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá năng lực KH như khả năng tự tài trợ, tỷ suất lợinhuận trên vốn chủ sở hữu, đánh giá về vốn lưu động ròng, báo cáo tài chính đãđược kiểm toán hay chưa và chấm điểm tín dụng là một trong các công cụ hữuhiệu để NH xem xét có cấp tín dụng cho KH hay không

Chấm điểm tín dụng là phương pháp lượng hoá rủi ro không thanh toán của

người vay bằng điểm số tín dụng, được tính dựa trên những tiêu chí chấm điểmnhất định Các tiêu chí này nhất thiết phải có mối liên hệ với khả năng thực hiệnnghĩa vụ tài chính của KH và được xác định thông qua quá trình phân tích đặctính của những khoản vay đã được thực hiện.

1.2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của phương pháp chấmđiểm tín dụng

Trên thế giới, chấm điểm tín dụng đã có lịch sử phát triển lâu dài do nhữngyêu cầu về hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là trong hoạtđộng tín dụng Năm 1936, Fisher đã mô tả những nghiên cứu của ông về khảnăng phân loại một nhóm các cá nhân đi vay dựa trên các đặc tính khác nhau cóthể lượng hóa được Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại trên

Trang 15

phương diện lý thuyết cho tới năm 1938 nhà nghiên cứu Dunham đưa ra một hệthống đánh giá các hồ sơ vay vốn có sử dụng các tiêu chí cơ bản sau:

- Chức danh, địa vị xã hội của người vay.- Thống kê về thu nhập của người vay.

- Báo cáo tài chính đối với người vay là doanh nghiệp.- Tài sản thế chấp đối với món vay.

- Lịch sử trả nợ của khách hàng.

Theo quan điểm của Dunham, việc lựa chọn những tiêu chí cơ bản này dựatrên cơ sở kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả chính xác hơn so với khi áp dụng cáckĩ thuật phân tích thống kê phức tạp.

Năm 1941, một nhà kinh tế khác là Dunran đã lần đầu tiên sử dụng phươngpháp phân tích thống kê trong chấm điểm tín dụng Ông đưa ra một mô hìnhchấm điểm trong đó mối liên hệ giữa các đặc tính của người vay với rủi ro vỡ nợcủa họ được biểu hiện bằng mối quan hệ thống kê Phương pháp này đã tạo độnglực thúc đẩy cho sự ra đời các lý thuyết xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng saunày Không dừng lại ở đó, Dunran còn đưa ra gợi ý về việc phân tích rủi ro tín dụngvà ông được coi như người sáng lập ra những mô hình chấm điểm tín dụng đượcphát minh ngày nay Hệ thống chấm đỉểm của Dunran được sử dụng để phân loạingười vay với mục đích mua ô tô cũ Các chỉ tiêu quan trọng bao gồm:

- Nghề nghiệp, địa vị xã hội của người vay- Số năm làm công việc hiện tại

- Số năm sống tại địa chỉ hiện tại- Giới tính

- Bảo hiểm nhân thọ/ Các tài khoản tiền gửi tại ngân hàng- Số tiền vay phải trả hàng tháng

Cũng trong giai đoạn này, một vài nỗ lực đã được thực hiện để đưa ranhững phiếu chấm điểm phát triển dựa trên đánh giá của các chuyên gia có kinh

Trang 16

nghiệm Điều này đã mở đường cho sự phát triển của hệ thống chấm điểm theophương pháp chuyên gia hiện nay.

Tuy nhiên, những nghiên cứu về chấm điểm tín dụng giai đoạn đầu thế kỉ20 vẫn chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán và khả năng ứng dụng chưa cao Mãitới cuối những năm 50, khi thẻ tín dụng ra đời và phát triển, đòi hỏi phải rút ngắnthời gian thẩm định khoản vay thì chấm điểm tín dụng mới thực sự được biết đếnvà sử dụng phổ biến Năm 1956, sự ra đời của hãng Fair Isaac, một công ty cótiếng tăm trong việc cung cấp các mô hình chấm điểm tín dụng được thiết kế sẵncho các ngân hàng đã đặt một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển củaphương pháp chấm điểm tín dụng Mặc dù vậy, các mô hình chấm điểm tín dụngchỉ được áp dụng cho các khoản vay cá nhân mang tính chất tiêu dùng.

Năm 1986, mô hình điểm số Z (Z Credit Scoring Model) được R.Altmanphát triển và áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.Mô hình này sử dụng phương pháp phân tích biệt số để phân loại các công tythành các nhóm tùy theo xác suất phá sản của các công ty này lớn hay nhỏ Cácđặc tính có thể đo lường được sau đây là cơ sở để phân loại:

- Chi phí tài chính

- Khả năng hoàn trả tiền vay- Tỷ lệ lợi nhuận gộp kinh doanh- Thời hạn mua chịu nhà cung cấp- Thời gian bán chịu cho KH- Tỷ lệ đầu tư

Mặc dù mô hình chấm điểm Z bộc lộ một số hạn chế do việc đánh giá mộtdoanh nghiệp chỉ dựa trên các chỉ số tài chính nhưng đã góp phần mở rộng đốitượng của chấm điểm tín dụng sang các doanh nghiệp.

Ngày nay, các mô hình chấm điểm tín dụng rất được các ngân hàng ưachuộng với phạm vi áp dụng được mở rộng cho rất nhiều các sản phẩm tín dụngkhác nhau Các mô hình chấm điểm này không ngừng được nâng cấp để đem lại

Trang 17

kết quả có độ chính xác cao hơn trong việc giúp NH dự đoán rủi ro của KH khicấp tín dụng.

Đến năm 1995, Fair Isaac đã công bố phát minh về việc ứng dụng mô hìnhchấm điểm tín dụng đối với các DN vừa và nhỏ Sau phát minh này, các ngânhàng ở Hoa Kỳ đã triển khai mô hình mới dựa trên phát minh của Fair Issactrong hệ thống của mình Cho đến nay, chấm điểm tín dụng đã trở thành mộtcông cụ không thể thiếu trong hệ thống các ngân hàng trên thế giới, nó trở thànhcầu nối giúp thiết lập mối quan hệ vốn trước đây rất lỏng lẻo giữa DN vay vốnvà NH.

Các mô hình chấm điểm tín dụng được phát triển trong thời gian gần đây đãkhẳng định được sự vượt trội so với mô hình chấm điểm Z của Altman (1986).Các mô hình này đánh giá rủi ro của người vay dựa trên một tập hợp khá toàn diệnvà đầy đủ các yếu tố định tính và định lượng với các phương pháp phân tích hoànchỉnh hơn nhiều so với các mô hình trước đây Các hãng cung cấp các mô hìnhchấm điểm tín dụng nổi tiếng trên thế giới hiện nay bao gồm: Standard & Poor,Moody, KMV… Ngoài ra các ngân hàng lớn có tiềm lực về tài chính và côngnghệ thường tự trang bị cho mình những hệ thống chấm điểm tín dụng riêng

Những yếu tố trên đã tạo nên một sự phát triển đa dạng và phong phú cácmô hình chấm điểm cũng như các phương pháp phân tích Cùng với sự phát triểncủa hệ thống tài chính và ngân hàng dẫn đến những yêu cầu cấp thiết về quản trịrủi ro, sẽ có ngày càng nhiều các mô hình chấm điểm tín dụng với độ tin cậy caođược sử dụng.

1.2.1.3 Một số mô hình chấm điểm tín dụng

Khoảng 29 năm trở về trước, việc đánh giá rủi ro tín dụng người vay hầuhết chỉ dựa vào phương pháp truyền thống (định tính) Nhược điểm của phươngpháp này là vừa mất thời gian, tốn kém, lại vừa mang tính chủ quan Chính vìvậy, từ đó đến nay, các NH không ngừng cải tiến phương pháp đánh giá KH đểđảm bảo tính chính xác và khách quan khi ra các quyết định cho vay

Trang 18

Với sự phát triển của phương pháp chấm điểm tín dụng, ngày nay, một sốNH đã thiết kế các mô hình cho điểm nhằm lượng hoá rủi ro thanh toán củangười vay Ưu điểm của phương pháp chấm điểm tín dụng so với phương pháptruyền thống là cho phép xử lý nhanh chóng một số lượng lớn các đơn xin vay,với chi phí thấp, khách quan, do đó góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi rotín dụng ngân hàng Theo các mô hình này, người đi vay được phân thành cácnhóm có mức độ rủi ro khác nhau dựa trên các chỉ tiêu phản ánh các đặc điểmcủa họ Để sử dụng các mô hình này, nhà quản lý phải xây được các tiêu chí kinhtế và tài chính có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với từng nhóm khách hàngcụ thể Ví dụ, đối với tín dụng tiêu dùng, các tiêu chí đó có thể là thu nhập, tàisản, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và nơi ở Đối với tín dụng công ty, các chỉtiêu tài chính (như hệ số đòn bẩy, các chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu thu nhập )thường là các chỉ tiêu chủ yếu Sau khi các tiêu chí đã được xác định, ngân hàngsẽ sử dụng các kĩ thuật thống kê để lượng hoá xác suất rủi ro tín dụng hoặc đểphân hạng rủi ro tín dụng.

1.2.1.3.1 Mô hình điểm số Z (Z- Credit Scoring Model)

Năm 1986, E.I.Altman đã đề xướng mô hình điểm số Z để cho điểm tíndụng đối với các công ty sản xuất của Mỹ Trong đó Z là biến phụ thuộc, phảnánh thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và các biếngiải thích bao gồm:

- Trị số các chỉ số tài chính của người vay (Xj)

- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ củangười vay trong quá khứ.

Altman dựa vào các biến giải thích phản ánh năng lực tài chính và tỷ trọngcủa các biến số này để phát triển mô hình cho điểm như sau:

Z= 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5Trong đó:

X1= Tỷ số vốn lưu động ròng/ Tổng tài sản, phản ánh khả năng thanh toánngắn hạn của khách hàng;

Trang 19

X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản, phản ánh khả năng tạo ra lợinhuận của khách hàng trên một đồng tài sản;

X3: Tỷ số lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ Tổng tài sản, phản ánh khả năngtạo thu nhập của khách hàng trên một đồng đầu tư vào tài sản;

X4: Tỷ số thị giá cổ phiếu/ giá trị ghi sổ của nợ dài hạn, phản ánh cơ cấuvốn của khách hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên các khoản nợ;

X5: Tỷ số doanh thu/ Tổng tài sản, phản ánh khả năng bán hàng tạo doanhthu của doanh nghiệp;

Theo Altman, trị số Z càng cao, người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp.Như vậy, nhóm khách hàng có nguy cơ vỡ nợ cao sẽ có trị số Z thấp hoặc âm,đây là cơ sở để phân loại người vay thành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau.

Ví dụ, khi phân tích một KH tiềm năng, ngân hàng xác định được kháchhàng này có các chỉ số tài chính là: X1=0,2; X2= 0; X3= -0.2; X4= 0,1; X5= 2,0;Chỉ số X2 bằng 0 và chỉ số X3 là một số âm nói lên rằng KH bị thua lỗ trong kìbáo cáo; còn chỉ số X4= 10% nói lên rằng KH có tỷ số “ nợ/ Nguồn vốn chủ sởhữu” cao Tuy nhiên, tỷ số “ Vốn lưu động ròng / tổng tài sản”(X1) và tỷ số“Doanh thu/ Tổng tài sản” (X5) lại cao, phản ánh khả năng thanh toán và duy trìdoanh số bán hàng là tốt Điểm số Z sẽ là thước đo tổng hợp về xác suất vỡ nợcủa KH Từ các số liệu đã cho, điểm số Z của KH là 1,64.

Theo mô hình chấm điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số Zthấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao Căn cứvào kết luận này, NH sẽ không cấp tín dụng cho KH này đến khi cải thiện đượcđiểm số Z lớn hơn 1,81.

Mô hình điểm số Z có một số hạn chế sau:

- Trong mô hình này khách hàng chỉ được phân biệt thành hai nhóm “ vỡnợ” và “ không vỡ nợ” do đó chưa đủ cơ sở để ra các quyết định tín dụng phùhợp Trong thực tế, vỡ nợ được phân thành nhiều loại, từ không trả đến chậm chễtrong việc trả lãi tiền vay Như vậy, việc phân nhóm trong mô hình điểm số Z là

Trang 20

chưa đủ chi tiết và sẽ dẫn đến những đánh giá không toàn diện về khách hàng.Chẳng hạn, đối với những khách hàng chậm trễ trong việc trả nợ, ngân hàngcó thể xem xét vẫn cho vay nhưng không mở rộng tín dụng Điều này cónghĩa là, cần có một mô hình cho điểm chính xác hơn, toàn diện hơn theonhiều thang điểm để phân loại KH thành nhiều nhóm tương ứng với các mứcđộ vỡ nợ khác nhau.

- Mô hình Z không đưa ra được những lý do rõ ràng để giải thích sự bấtbiến về tầm quan trọng (trọng số) của các biến số theo thời gian, dù là trong ngắnhạn Theo đó, các trị số đi kèm với Xj như 1.2, 1.4 là không đổi theo thời gianvà theo đối tượng vay Tuy nhiên, trên thực tế khi điều kiện thị trường thay đổithì các trọng số này cần phải được thay đổi một cách linh hoạt Ngoài ra, đối vớicác doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất khác nhau thì trọng sốnày không thể được áp dụng như nhau Tương tự như vậy, các biến số (Xj) cũngkhông phải là bất biến, đặc biệt là khi điều kiện thị trường và môi trường kinhdoanh thường xuyên thay đổi Ngoài ra, mô hình cũng giả thiết rằng các biến số(Xj) là hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc lẫn nhau Điều này cũng là khônghợp lý, vì khả năng sinh lời của doanh nghiệp có tương quan chặt chẽ đến khảnăng thanh toán của doanh nghiệp trong cả ngắn hạn và dài hạn.

- Trong mô hình đã thiếu đi các chỉ tiêu phi tài chính Mô hình đã khôngtính tới một số nhân tố quan trọng nhưng khó lượng hoá và có ảnh hưởng đángkể đến mức độ rủi ro tín dụng của KH Ví dụ, yếu tố danh tiếng hay thương hiệucủa KH, yếu tố về vị thế của khách hàng trong ngành, lĩnh vực sản xuất, yếu tốmối quan hệ truyền thống, uy tín giao dịch giữa KH và ngân hàng, hay yếu tố vĩmô như chu kỳ kinh tế, chu kỳ kinh doanh Mặt khác, mô hình cho điểm thườngkhông sử dụng các thông tin đại chúng có sẵn, như giá cả thị trường của các tàisản tài chính Điều này dẫn đến thiếu tính khách quan và độ tin cậy của mô hìnhtrong việc đánh giá rủi ro vỡ nợ của KH.

Trang 21

1.2.1.3.2 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng

Ngày nay, phương pháp chấm điểm tín dụng cũng được sử dụng rổng rãi đểxử lý đơn xin vay của người tiêu dùng Tuy nhiên, đối với những khách hàng cánhân, các tiêu chí đánh giá khả năng trả nợ khác với đối tượng vay là doanhnghiệp Các ngân hàng sử dụng mô hình điểm số để đánh giá những khoản tíndụng mua sắm xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất động sản và kinh doanh nhỏ.Việc các đơn xin vay được thực hiện bởi hệ thống chấm điểm tự động đã đem lạisự thuận tiện cho khách hàng Khách hàng có thể liên hệ xin vay qua điện thoại,nhờ hệ thống máy tính nối mạng, cơ sở dữ liệu của KH sẽ được phân tích, trongvòng vài phút, kết quả tín dụng sẽ được thông báo cho KH.

Để cho điểm tín dụng, các ngân hàng sử dụng các yếu tố quan trọng liênquan đến KH bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụthuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số loại tài khoản cá nhân, thờigian công tác Các yếu tố này phản ánh được tình hình tài chính và thu nhậptrong hiện tại của khách hàng, làm cơ sở để đánh giá được khả năng trả nợ cũngnhư rủi ro của họ.

Mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng thường sử dụng từ 7 đến 12 hạngmục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1 đến 10 Các hạng mục này bao gồmnhững đánh giá về nghề nghiệp của người vay, trạng thái nhà ở, kinh nghiệmnghề nghiệp Bảng dưới đây là một ví dụ cho thấy những hạng mục và hệ thốngđiểm số đối với từng hạng mục thường được các ngân hàng Mỹ sử dụng để chođiểm tín dụng tiêu dùng.

Trang 22

Bảng 1.1: Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng

STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm số1 Nghề nghiệp của người vay

Chuyên gia hay phụ trách kinh doanhCông nhân có kinh nghiệm (tay nghề cao)Nhân viên văn phòng

Sinh viên

Công nhân không có kinh nghiệmCông nhân bán thất nghiệp

10875422 Trạng thái nhà ở

Nhà riêng

Nhà thuê hay căn hộ

Sống cùng bạn hay người thân

6423 Xếp hạng tín dụng

Trung bìnhKhông có hồ sơTồi

105204 Kinh nghiệm nghề nghiệp

Nhiều hơn 1nămTừ 1 năm trở xuống

525 Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành

Nhiều hơn 1nămTừ 1 năm trở xuống

216 Điện thoại cố định

Có Không

207 Số người sống cùng (phụ thuộc)

Không MộtHai

334

Trang 23

Nhiều hơn ba

428 Các tài khoản tại ngân hàng

Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành SécChỉ tài khoản tiết kiệm

Chỉ tài khoản phát hành SécKhông có

(Nguồn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, PGS.TS Nguyễn VănTiến, Nxb Thống Kê)

Nhận xét: Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 hạng mục nêutrên là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm Giả sử dựa trên những thống kê kinhnghiệm, ngân hàng biết rằng, mức 28 điểm là ranh giới giữa KH có tín dụng tốtvà KH có tín dụng xấu; trên cơ sở đó, ngân hàng hình thành một khung chínhsách tín dụng tiêu dùng theo mô hình điểm số như sau:

Bảng 1.2: Bảng các quyết định tín dụng tương ứng với số điểm

Tổng điểm số khách hàng Quyết định tín dụng

(Nguồn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, PGS.TS Nguyễn VănTiến, Nxb Thống kê)

Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng với việc bổ sung các tiêu chí phi tàichính quan trọng như trạng thái nhà ở, số người phụ thuộc đã loại bỏ được sựphán xét chủ quan trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian quyết địnhtín dụng của ngân hàng Tuy nhiên mô hình này cũng bộc lộ một số nhược điểmnhư: mô hình không có khả năng tự điều chỉnh một cách nhanh chóng trước sự

Trang 24

thay đổi của nền kinh tế, những thay đổi trong cuộc sống gia đình và một sốnhân tố quan trọng khác như thu nhập có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ trongtương lai của người vay Hay nói cách khác, mô hình điểm số thiếu linh hoạt, cóthể đe doạ đến chương trình tín dụng tiêu dùng của ngân hàng, bỏ sót những KHlành mạnh, làm giảm lòng tin của cộng đồng vào dịch vụ ngân hàng.

Như vậy, cả hai mô hình chấm điểm Z và mô hình điểm số tín dụng tiêudùng đều bộc lộ những hạn chế nhất định trong việc đánh giá năng lực trả nợ củangười đi vay Tuy nhiên, hai mô hình trên là cơ sở của việc sử dụng các mô hìnhchấm điểm nhằm lượng hoá rủi ro tín dụng của người vay.

1.2.2.Ứng dụng của mô hình chấm điểm tín dụng trong xếp hạng tínnhiệm khách hàng

1.2.2.1 Khái niệm xếp hạng tín nhiệm khách hàng

Xếp hạng tín nhiệm là một ứng dụng quan trọng của hệ thống chấm điểmtín dụng Sau khi các khách hàng được cho điểm tín dụng thì xếp hạng tín nhiệm(credit ratings) là một việc làm cần thiết Trong cuốn “ Phân tích rủi ro trên cácthị trường đang chuyển đổi” Bohn, John.A cho rằng xếp hạng tín nhiệm là sựđánh giá về khả năng một nhà phát hành có thể thanh toán đúng hạn cả gốc và lãiđối với một loại chứng khoán nợ trong suốt thời gian tồn tại của nó

Công ty chứng khoán Merrill Lynch lại có cách định nghĩa khác, xếp hạngtín nhiệm là đánh giá hiện thời công xếp hạng tín nhiệm về chất lượng tín dụngcủa một nhà phát hành chứng khoán nợ, về một khoản nợ nhất định

Theo công ty Moody’s, xếp hạng tín nhiệm là ý kiến về khả năng nhà pháthành có thể thanh toán gốc và lãi đúng hạn Trong kết quả xếp hạng có chứa cảđánh gía chủ quan của chuyên gia xếp hạng tín nhiệm.

Như vậy, đối với ngân hàng, xếp hạng tín nhiệm là kết quả của việc đánh

giá tổng hợp tất cả các rủi ro về thanh toán gốc, lãi của các khoản nợ hiện tại vàtương lai của người Việc xếp hạng tín nhiệm được thực hiện trong mối quan hệmật thiết giữa quá khứ, hiện tại và trên cơ sở đó đưa ra các dự đoán về tương lai,đồng thời kết quả xếp hạng tín nhiệm chứa đựng những ý kiến chủ quan của

Trang 25

chuyên gia xếp hạng.

Tựu chung lại, việc xếp hạng tín nhiệm được nhấn mạnh ở các nội dungquan trọng sau: xác định khả năng trả nợ đúng hạn của KH bằng cách xếp hạng,các thứ hạng sẽ cho biết năng lực và thiện chí của người vay với việc thanh toánlãi gốc và nợ đúng hạn, phù hợp với các điều khoản đã cam kết; tính chất và cácđiều khoản cam kết; bảo vệ các cam kết nợ để chúng có đủ sức và vị trí tươngđối trong từng trường hợp phá sản, tái tổ chức hoặc những xếp đặt khác theo luậtphá sản mà không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ nợ.

1.2.2.2 Ứng dụng của chấm điểm tín dụng khi xếp hạng tín nhiệm kháchhàng

Điểm số tín dụng là kết quả của quá trình chấm điểm tín dụng, nó phản ánhmức độ rủi ro của người vay hay phương án/ dự án xin cấp vốn NH có thể sửdụng điểm số này để xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng,từ đó đưa ra các phán quyết tín dụng thích hợp Như vây, có thể thấy, chấm điểmtín dụng và xếp hạng khách hàng là hai qui trình gắn bó chặt chẽ và là cơ sở đểngân hàng đánh giá hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp trên thế giới như Moody’shay Standard & Poor thường xây dựng các mô hình xếp hạng tín nhiệm với 10mức ứng với các điểm chuẩn khác nhau và phản ánh các mức độ rủi ro khácnhau của người đi vay Dưới đây là ví dụ về hệ thống xếp hạng của Standard &Poor:

Trang 26

Bảng 1.3: Bảng xếp hạng của Standard & Poor

3 A Khách hàng xếp loại A có nhiều khả năng chịu tác độngtiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tếhơn các KH ở hạng cao hơn Tuy nhiên, khả năng trả nợvẫn được đánh giá là tốt.

4 BBB Khách hàng xếp hạng này có các chỉ số cho thấy khả năngcó thể hoàn trả đầy đủ các khoản nợ Tuy nhiên, khả năngtrả nợ có nguy cơ suy giảm do sự tác động của các yếu tốkinh tế bất lợi và sự thay đổi của các điều kiện bên ngoài.5 BB Khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm

ẩn hoặc ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chínhvà kinh tế bất lợi, khả năng trả nợ có thể bị suy giảm xongít có nguy cơ mất khả năng trả nợ.

6 B Khách hàng này có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợhơn nhóm BB Tuy nhiên, khả năng trả nợ vẫn được đảmbảo Các điều kiện kinh doanh, tài chính, kinh tế nhiềukhả năng có ảnh hưởng đến thiện chí trả nợ của KH.

7 CCC Khách hàng đang bị suy giảm khả năng trả nợ và phụthuộc nhiều vào độ thuận lợi của các điều kiện kinhdoanh, tài chính, kinh tế Nếu có yếu tố bất lợi xảy ra, KHnhiều khả năng không trả được nợ.

8 CC Khách hàng đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ.9 C Khách hàng loại có thể đã thực hiện thủ tục phá sản

nhưng việc trả nợ vẫn đang được họ duy trì.

10 D Khách hàng đã mất khả năng trả nợ, tổn thất đã thực sự

Trang 27

- Đối với doanh nghiệp

Chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín nhiệm sẽ tăng thêm cơ hội cho cácdoanh nghiệp khi tiếp cận thị trường vốn Khi được xếp hạng tín nhiệm ở mứccao, doanh nghiệp có thể duy trì được thị trường vốn trong mọi hoàn cảnh, ngaycả khi thị trường vốn có những biến động bất lợi thì những doanh nghiệp đãđược tín nhiệm vẫn luôn yên tâm khả năng vay vốn của họ khi tiếp cận vớinguồn tín dụng ngân hàng Như vây, một doanh nghiêp có thứ tự xếp hạng caosẽ có nhiều điều kiện để tiếp cận các thị trường vốn đa dạng hơn, với chi phí thấphơn Do mục tiêu cơ bản của các ngân hàng là an toàn và sinh lợi, các ngân hàngthường rất quan tâm tới khả năng mất vốn, họ sẵn sàng cấp vốn cho những ngườivay mà có thể chắc chắn được khả năng trả nợ

Mặt khác, chấm điểm tín dụng còn giúp cho DN đánh giá được khả năngtài chính của mình và có những chiến lược phát triển và quản lý thích hợp Dựavào thang điểm xếp hạng của các ngân hàng cho mình, các DN có thể ý thứcđược khả năng thanh toán nợ và khả năng huy động vốn của mình trên thị trườngđể từ đó đưa ra các biện pháp xây dựng cơ cấu tài chính và chinh sách đầu tưthích hợp để phát triển.

Bên cạnh đó, các DN có thứ tự xếp hạng cao không chỉ được các ngân

Trang 28

hàng ưu đãi mà còn có thêm điều kiện nâng cao uy tín, nâng cao khả năng cạnhtranh của mình, tạo lập được thương hiệu trên thị trường.

- Đối với các ngân hàng thương mại

Chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín nhiệm nâng cao khả năng quản trị rủiro của các NHTM Thông qua hoạt động chấm điểm tín dụng, các ngân hàngthương mại đã thực hiện và sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm DN vay vốntheo định kỳ Công tác này là cơ sở để NH đưa ra các giải pháp xử lý các khoảnvay có vấn đề, nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra Thực chất của quá trìnhphân tích, thẩm định người vay, để đưa ra quyết đinh cho vay hay không cho vayđã là một phần của công tác chấm điểm và xếp hạng tín nhiệm Chấm điểm tíndụng cũng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thươngmại Nhờ vào kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, NH đã thựchiện được việc sàng lọc đối với người vay, cấp tín dụng cho những người vay cótài chính lành mạnh và có dự án đầu tư hiệu quả, qua đó cũng góp phần nâng caohiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế.

Xét trên góc độ quản lý toàn bộ danh mục tín dụng, hệ thống chấm điểm tíndụng và xếp hạng khách hàng còn giúp cho các ngân hàng phát triển chiến lượcmarketing nhằm hướng tới những KH có ít rủi ro hơn Bên cạnh đó kết quả chấmđiểm tín dụng còn là cơ sở để ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ không thu hồiđược để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

- Đối với các nhà quản lý thị trường vốn

Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng tínnhiệm trên thế giới trong mấy thập kỉ gần đây đã ngày càng khẳng định vị trí, vaitrò và sự cần thiết của xếp hạng tín dụng trong phát triển thị trường vốn, thịtrường chứng khoán một cách an toàn, hiệu quả Các cơ quan quản lý thị trườngbắt đầu sử dụng công cụ này như một tiêu chuẩn kiểm tra tính lành mạnh về tàichính của một DN Thông qua các biện pháp hành chính (các qui định) các cơquan quản lý Nhà nước sẽ ngăn không cho các doanh nghiệp yếu kém tham gia

Trang 29

vào thị trường dựa trên những xếp hạng tín nhiệm đã được xác định

1.2.4.Các bước chấm điểm tín dụng

1.2.4.1.Phân loại khách hàng để tính điểm tín dụng

Phân loại khách hàng là bước đầu tiên trong qui trình chấm điểm tín dụng.Do tính chất khác nhau giữa các KH thuộc các nhóm khác nhau, nhằm mục đíchcho điểm tín dụng chính xác, khoa học, các KH đi vay được chia thành 4 nhóm:Nhóm các KH là doanh nghiệp lớn, nhóm các KH là doanh nghiệp vừa và nhỏ;nhóm các KH là các tổ chức tín dụng và công ty tài chính; và nhóm KH cá nhân.Việc phân loại dựa theo qui mô là cơ sở để chấm điểm tín dụng theo tiêu chí quimô của doanh nghiệp.

Nhóm các KH là các doanh nghiệp lớn là nhóm các DN có một trongnhững đặc điểm sau đây: Có doanh thu theo báo cáo tài chính có kiểm toán trên300 triệu USD hay tương đương; Có tổng tài sản (sau khi đã trừ đi tài sản vôhình) trên 300 triệu USD hay tương đương; Là công ty con của các công ty đaquốc gia mà tổng doanh thu toàn cầu hay tổng tài sản toàn cầu đáp ứng được mộttrong hai tiêu chí trên đây.

Nhóm các KH là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhóm các doanh nghiệpcó một trong các đặc điểm sau đây: Có doanh thu theo báo cáo tài chính dưới300 triệu USD hay tương đương; Khách hàng không thuộc bất kì nhóm kháchhàng nào khác.

Nhóm các khách hàng là các tổ chức tài chính- tín dụng bao gồm cáckhách hàng là: Các công ty tài chính; Các ngân hàng và định chế tài chính

Nhóm các khách hàng cá nhân: là nhóm khách hàng là cá nhân, tổ hợp táchay gia đình có quan hệ vay mượn với ngân hàng cho vay.

1.2.4.2 Các công cụ tính điểm tín dụng

Các công cụ chấm điểm tín dụng của NHCV bao gồm bảng các tiêu chí phitài chính và bảng các chỉ số tài chính chuẩn Ngân hàng dựa trên các tiêu chítrong hai bảng này để cho điểm tín dụng đối với KH và phương án/ dự án sản

Trang 30

xuất từ đó đưa ra những đánh giá về năng lực, tư cách người vay và hiệu quả củadự án để đảm bảo tín dụng được cấp cho các KH có tài chính lành mạnh và cácphương án sản xuất hiệu quả.

Bảng các tiêu chí phi tài chính: Đối với mỗi loại KH thuộc nhóm các KH làdoanh nghiệp lớn, DNV&N, nhóm các khách hàng là tổ chức tài chính tín dụngvà nhóm khách hàng cá nhân như đã phân loại trên đây, NHCV sẽ sử dụng cácbảng các tiêu chí phi tài chính để đánh giá điểm tín dụng Bảng này đánh giáđiểm tín dụng của mỗi KH dựa trên các tiêu chuẩn phi tài chính như chất lượngban lãnh đạo, vị trí trên thị trường, quan hệ với KH, tình hình và uy tín giao dịchvới ngân hàng

Bảng các chỉ số tài chính chuẩn: là một công cụ để đánh giá điểm tín dụngdựa trên một số chỉ số tài chính căn bản mà được các tổ chức đánh giá điểm tíndụng quốc tế thường dùng như tỷ lệ thanh toán ngắn hạn, tỷ số vốn vay, tỷ sốphản ánh thu nhập, tỷ số phản ánh khả năng hoạt động…Bảng chỉ số và giá trịchỉ số tài chính chuẩn làm công cụ để đánh giá điểm tín dụng đối với các tổ chứctài chính- tín dụng và nhóm KH cá nhân.

1.2.4.3 Quy trình chấm điểm tín dụng

Qui trình chấm điểm tín dụng là hệ thống các bước công việc mà CBTDthực hiện khi đánh giá hồ sơ vay của KH, qui trình chung bao gồm các bước cơbản sau:

Bước 1: Thu thập thông tin, trên cơ sở đó đưa ra đánh giá chung về khách hàngBước này cho phép ngân hàng đưa ra những đánh giá chung nhất dựa trêncác thông tin do khách hàng cung cấp, làm cơ sở cho quá trình chấm điểm tíndụng Các thông tin này bao gồm thông tin về loại hình doanh nghiệp: Doanhnghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, doanh nghiệp 100%vốn nước ngoài, công ty liên doanh; thông tin về ngành nghề kinh doanh củadoanh nghiệp; thông tin về nguồn tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp(vốn tự có, vốn vay); thông tin về chất lượng và giá cả sản phẩm dịch vụ mà

Trang 31

doanh nghiệp đang cung ứng trên thị trường; thông tin về địa thế kinh doanh, vềđội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ lao động của doanh nghiệp và các thông tinvề tài sản đảm bảo.

Bước 2 : Tính toán các chỉ số tài chính để đánh giá tình hình tài chínhcủa DN

Mục tiêu của bước này là có được đầy đủ các đánh giá về tình hình tàichính của doanh nghiệp (các đánh giá về tỷ lệ nợ/Vốn chủ sở hữu, đánh giá vềkhả năng thanh toán, khả năng trả nợ của doanh nghiệp), qua đó phân tích và đưara những nhận định về năng lực tài chính của doanh nghiệp trong giai đoạn quákhứ và hiện tại đồng thời đưa ra những dự báo trong tương lai.

NH dựa vào các số liệu phản ánh trên bảng cân đối kế toán, xác định và phântích kết cấu nguồn vốn qua việc so sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn giữacuối kỳ với đầu kỳ để thấy được quy mô vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳcũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, BCĐKT cũng giúp cho ngân hàng xem xét tỷ trọng của từngkhoản mục tài sản và nguồn vốn, xác định được vốn lưu động ròng trong kì để đánhgiá khả năng hoạt động và nhu cầu tài trợ trong kì kinh doanh của doanh nghiệp

Để đánh giá năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanhnghiệp, ngân hàng xem xét tỷ suất đầu tư của doanh nghiệp vào trang thiết bị sảnxuất và nghiên cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật.

Ngân hàng cũng cần đánh giá mức độ tự chủ về tài chính của doanhnghiệp thông qua việc phân tích cơ cấu vốn và tỷ suất tự tài trợ Tỷ suất tự tàitrợ càng cao thể hiện khả năng độc lập càng cao về mặt tài chính hay mức độtài trợ của doanh nghiệp càng tốt.

Dựa vào các số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ngân hàng có thểđánh giá khả năng và tính chắc chắn của các dòng tiền mặt vào ra, đồng thờitính toán được nhu cầu tiền mặt trong kì và dự báo luồng tiền vào doanhnghiệp trong tương lai làm cơ sở để xác định thời gian giải ngân và thu nợ phù

Trang 32

hợp với chu kì kinh doanh của doanh nghiệp.

Bước 3 : Phân tích cơ cấu vốn và đánh giá khả năng thanh toán của DNtrong ngắn hạn và dài hạn.

Chất lượng công tác tài chính được phản ánh trên tình hình công nợ vàkhả năng thanh toán của doanh nghiệp Khi nguồn bù đắp cho tài sản dự trữthiếu, doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn, ngược lại khi nguồn bù đắp tài sản dựtrữ dư thừa, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn Vì vậy, khi phân tích, các cánbộ ngân hàng cần phải chỉ ra được những khoản đi chiếm dụng và bị chiếmdụng hợp lý Ngoài ra, các chỉ số phản ánh khả năng thanh toán như khả năngthanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh, tỷ lệ về khả năng thanh toánso với tài sản lưu động, vòng quay các khoản phải thu, hệ số vòng quay hàngtồn kho, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, sẽ là cơ sở để ngân hàng đánh giákhả năng đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp.

Bước 4 : Đánh giá doanh nghiệp trên phương diện thị trường

Phân tích về thị trường và khách hàng tiêu thụ: Ngân hàng cần có nhữngthông tin về đối tượng tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp để xácđịnh xem thị trường của doanh nghiệp là đa dạng hay bó hẹp Bên cạnh đó,thông tin về các khách hàng chủ yếu cũng rất quan trọng để đánh giá mức độphụ thuộc của doanh nghiệp vào các khách hàng lớn Từ đó, ngân hàng có thểxác định được nhu cầu của thị trường hiện tại và dự kiến trong tương lai đểđánh giá được khả năng tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp Mặtkhác, ngân hàng cũng cần phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường dựavào các nội dung cơ bản sau: mức sản xuất, uy tín và sở trường hoạt động củacác đối thủ cạnh tranh, tương lai phát triển của các đối thủ cạnh tranh.

Bước 5 : Đánh giá điều kiện kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến khả năngtrả nợ của doanh nghiệp.

Các điều kiện kinh tế xã hội bao gồm: những quy định chính sách củaNhà nước (chính sách thuế, chính sách ưu đãi hay hạn chế đối với ngành, lĩnh

Trang 33

vực mà doanh nghiệp tham gia); chiến lược phát triển ngành kinh tế trongtương lai; vị thế ngành có liên quan trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân.

1.2.5.Đánh giá lại điểm tín dụng

Để đảm bảo độ tin cậy của hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạngdoanh nghiệp, điểm tín dụng phải phản ánh chính xác tình trạng rủi ro của mỗikhách hàng Do vậy, điểm tín dụng cần được đánh giá lại mỗi năm một lần dựatrên việc cập nhật các thông tin về khách hàng Ngoài ra, NH phải đánh giá lạiđiểm tín dụng của KH bất cứ lúc nào có sự kiện xảy ra ảnh hưởng đến khảnăng trả nợ của KH, và nếu cần thiết thì điểm tín dụng của KH sẽ được điềuchính phù hợp với những thay đổi trong tình hình tài chính và môi trường kinhdoanh của doanh nghiệp.

1.2.6.Bảng các tiêu chí chấm điểm tín dụng

Dưới đây là bảng các tiêu chí chấm điểm tín dụng được sử dụng để chấmđiểm tín dụng đối với các khách hàng là các doanh nghiệp lớn Các tiêu chíbao gồm các tiêu chí cơ bản như ngành kinh doanh, vị thế trên thị trường, mốiquan hệ với khách hàng và các chỉ tiêu tài chính phản ánh khả năng sinh lời vàkhả năng trả lãi của doanh nghiệp.

Trang 34

Bảng 1.4: Bảng các tiêu chí cơ bản để đánh giá điểm tín dụng của các KH là các Doanh nghiệp lớn

Điểm tín dụng/Tiêu chí

1 2 3 4 5 6 7 8

Ngành kinh doanh/ Thị trường

Rộng lớn, mang tính chất quốc tế Tiềm năng tăng trưởng vững chắc

Rộng lớn, ổn định trong thời gian trung hạn

Rộng lớn, thị trường bắt đầu thấy có dấu hiệu bão hoà

Rộng lớn, gần bão hoà

Đã bão hoà, tiềm năng tăng trưởng hạn chế

Ngành kinh doanh đã bão hoà, cạnh tranh ngày một tăng

Đã bão hoà hoặc đang suythoái

Triển vọng lâu dài ảm đạm, áp lực đối với cầuVị thế thị

Giữ vị trí thống trị, rào cản ra nhập thị trường cao

Dẫn đầu thị trường với thươnghiệu uy tín

Trong số nhóm đứng đầu.

Vị trí đứngđầu đang phải chịu áp lực

Là đối thủ nặng kí ở mứcngang ngửa với một vài đối thủ cạnh tranh khác

Sức cạnh tranh và doanh thu giảm đối với các đối thủ nặng kí

Cạnh tranh gay gắt, các đối thủ giành giật thị trườngbằng cách giảm tỷ lệ lãi

Vị thế cạnh tranh đã mất đi hoàn toànQuan hệ

với KH

Gắn bó chặt chẽ và trung thành tuyệt đối

Gắn bó và trung thành

Lòng trungthành của KH ở mức hợp lý

Lòng trungthành của KH đang giảm, phảnánh điều kiện cạnh tranh

Việc ít nhiều phụ thuộc vàomột vài KH trở nên rõ nét

Sức mạnh củaKH đang tăng do sản phẩm đang trở thànhhàng hoá khó phân biệt

KH có thể dễ dàng thay đổi nhà cung ứng

KH mất lòng tin

(Nguồn: Sổ tay tín dụng, Sở Giao Dịch I- NHCTVN)

Trần Thị Ngọc AnhLớp: Tài chính doanh nghiệp 46A

Trang 35

Bảng 1.5: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho đánh giá điểm tín dụng của nhóm các DN lớn.

Điểm tín dụng/ Chỉ số tàichính

Khả năng Trả lãi

Nợ phải trả

Tổng thu nhậpTrước

thuế/Doanh thu

Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu

Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu

Dòng tiền từhoạt động kinh doanh/ Tổng nợ

Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn

Tổng thu nhập trước thuế/Vốn chủ sở hữu

(Nguồn: Sổ tay tín dụng, Sở Giao Dịch I- NHCT Việt Nam)

Trần Thị Ngọc AnhLớp: Tài chính doanh nghiệp 46A

Trang 36

Ngân hàng thương mại

1.3.1.Chất lượng thông tin về khách hàng

Thu thập thông tin về khách hàng là bước đầu tiên trong quy trình chấmđiểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp Đây là khâu vô cùng quan trọng, có ảnhhưởng trực tiếp và quyết định đến tính chính xác của điểm số tín dụng Điều nàyđòi hỏi nội dung thông tin phải đầy đủ và trung thực, phản ánh đúng tình hình tàichính và khả năng trả nợ của người vay Chính vì vây, các thông tin này cần đượcsàng lọc và kiểm tra kĩ lượng trước khi sử dụng để đánh giá về khách hàng.

Nguồn thu thập thông tin và số lượng thông tin thu thập được là hai yếu tốcó ảnh hưởng đến chất lượng thông tin Thông thường, các thông tin do kháchhàng cung cấp thường có độ tin cậy thấp hơn cả vì các người đi vay có xu hướngcung cấp cho NH những thông tin đẹp, đã qua xử lý để che giấu những điểm yếucủa mình Trình độ và đạo đức nghề nghiệp của CBTD cũng có ảnh hưởng đếnđộ tin cậy của các thông tin có được do điều tra trực tiếp Bên cạnh đó, số lượngthông tin thu thập càng nhiều và nguồn thông tin cung cấp đa dạng cũng làmtăng mức độ chính xác và khách quan của thông tin.

1.3.2 Cơ sở vật chất và pháp lý

Cơ sở pháp lý

Hệ thống chấm điểm tín dụng là cơ sở cho công tác chấm điểm tín dụngcủa ngân hàng Hệ thống chấm điểm tín dụng bao gồm quy trình chấm điểm tíndụng, hệ thống các chỉ tiêu định tính và định lượng được sử dụng để cho điểm vàxếp hạng Quy trình và chỉ tiêu này một mặt phải tuân thủ theo những qui địnhchung của NHNN, theo nguyên tắc chuẩn mực quốc tế đồng thời phải phù hợpvới thực tiễn hoạt động tín dụng của bản thân NHCV Hệ thống chấm điểm càngchi tiết, khoa học thì việc đánh giá các doanh nghiệp càng chính xác Ngoài ra,để hệ thống chấm điểm đạt hiệu quả cao, nó phải được triển khai một cách đồngbộ và rộng rãi trong tất cả các chi nhánh của NHCV Việc ban hành những văn

Trang 37

tác chấm điểm tín dụng nói riêng và chất lượng tín dụng nói chung.

Cơ sở vật chất

Hiệu quả và độ tin cậy của hệ thống chấm điểm tín dụng còn phụ thuộc rấtlớn vào điều kiện cơ sở vật chất và hệ thống thông tin trong ngân hàng Công tácchấm điểm tín dụng và xếp hạng tín nhiệm rất phức tạp và đòi hỏi độ chính xáccao vậy việc lưu trữ, xử lý và cập nhật thông tin phải được thực hiện bởi cácphần mềm tiên tiến, hiện đại và khoa học.

1.3.3 Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ chấm điểm tín dụng

Những người trực tiếp tiến hành các bước trong qui trình chấm điểm tíndụng là các CBCĐTD Sự nhận thức về tầm quan trọng của công tác chấm điểmtín dụng và xếp hạng khách hàng của CBCĐTD có ảnh hưởng trực tiếp đến cácnhân tố như chất lượng, độ chính xác của thông tin thu thập được, sự cẩn trọngvà khách quan khi đánh giá.

CBCĐTD trước tiên phải là người có trình độ nghiệp vụ và có hiểu biếtsâu sắc về công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng đồng thời phải amhiểu về các phần mềm chấm điểm tín dụng và có đủ năng lực để đánh giá cácchỉ tiêu phi tài chính Đồng thời, các CBCĐTD phải là những người có đạođức nghề nghiệp để đảm bảo công tác chấm điểm là trung thực, khách quan vàđáng tin cậy.

Kết luận: Hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại là hoạt độngcơ bản và thường xuyên, đem lại nguồn thu lớn nhất cho ngân hàng Tuy nhiên,đây cũng là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro Hệ thống chấm điểm tín dụng cùngvới ứng dụng của nó là xếp hạng khách hàng đi vay là một trong các công cụ hữuích của NH để lượng hoá và hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Trang 38

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

Lịch sử phát triển của Sở Giao Dịch I- Ngân hàng Công Thương có thểđược phân chia thành 3 giai đoạn chủ yếu sau:

Từ năm 1988 đến 1/4/1993

Sở Giao Dịch I có tên gọi là ngân hàng Công Thương Hà Nội Trong giaiđoạn này, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngân hàng còn nghèo nàn, sản phẩm dịchvụ đơn điệu, kinh doanh đối ngoại chưa phát triển Đội ngũ cán bộ được đào tạotrong cơ chế cũ, đông về số lượng nhưng lại yếu về chất lượng, nhất là kiến thứcvà kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường Về qui mô, hoạt động củaSở còn rất khiêm tốn: Tổng nguồn vốn huy động tính đến ngày 31/9/1993 đạt522 tỷ VNĐ, tổng dư nợ cho vay tính đến ngày 31/9/1993 đạt 323 tỷ VNĐ.

Trang 39

Sở Giao Dịch I sát nhập với Ngân Hàng Công Thương Trung Ương có tênlà Hội sở chính Ngân Hàng Công Thương Việt Nam Giai đoạn này, cơ sở vậtchất kĩ thuật công nghệ của Hội sỏ được tăng cường, sản phẩm dịch vụ ngânhàng khá phong phú, ngoài cho vay ngắn, trung và dài hạn còn có nhiều loại chomới ra đời như: Cho vay uỷ thác, cho vay thanh toán công nợ, đồng tài trợ Kinhdoanh đối ngoại đã phát triển mạnh Đội ngũ cán bộ được đào tạo lại và thíchứng dần với hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường.

Từ 1/1/1999 đến nay

Hội sở được tách ra theo quyết định số 134/QĐ HĐQT-NHCT Việt Namvà mang tên Sở Giao Dịch I, hạch toán phụ thuộc Trong giai đoạn này, hoạtđộng kinh doanh của Sở Giao Dịch I phát triển mạnh trên tất cả các mặt nghiệpvụ Sở đã áp dụng giao dịch tức thời trên máy tính tại tất cả các điểm huy độngvốn, mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển các dịch vụ mới

2.1.1.2.Vị trí, nghĩa vụ và quyền hạn của Sở Giao Dịch I- NHCT trong hệthống Ngân Hàng Công Thương Việt Nam

2.1.1.2.1 Vị trí của Sở Giao Dịch I-NHCT Việt Nam

Trong những năm qua, Sở Giao Dịch I- NHCT có vị trí quan trọng trong hệthống Ngân Hàng Công Thương Việt Nam Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản luônđứng đầu hệ thống Ngân Hàng Công Thương, trong đó nguồn vốn luôn chiếmkhoảng 20%, dư nợ và đầu tư đứng một trong hai vị trí đầu trong hệ thống NgânHàng Công Thương Việt Nam Lợi nhuận hạch toán nội bộ luôn cao nhất, chiếmgần 50% trong toàn hệ thống.

Sở luôn được chọn làm nơi thí điểm cho sản phẩm dịch vụ của Ngân HàngCông Thương Việt Nam, là đầu mối cho các chi nhánh trên địa bàn để triển khaicác chương trình hợp tác của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam với các đối tácvà bạn hàng.

Trang 40

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chứckinh tế và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo cơ chế tín dụng của Ngânhàng Nhà nước và theo qui định của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, kì phiếu và các giấy tờ có giá theoqui định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.

- Thực hiện nhiệm vụ thanh toán quốc tế, thanh toán nhờ thu, thanh toán L/C, thanh toán L/C nhập khẩu, thông báo L/C xuất khẩu, bảo lãnh thanh toán,kinh doanh ngoại tệ theo qui định của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam vàtheo mức uỷ quyền.

2.1.1.3 Sản phẩm dịch vụ ngân hàng của Sở Giao Dịch I- Ngân HàngCông Thương Việt Nam

Nhận tiền gửi: Sở Giao Dịch nhận tiền gửi không kì hạn và có kì hạn bằng

VNĐ và ngoại tệ; Tiết kiệm không kì hạn, Tiết kiệm có kì hạn, Tiết kiệm dựthưởng, Tiết kiệm bậc thang ; phát hành kì phiếu, trái phiếu.

Ngày đăng: 28/11/2012, 13:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Ngân hàng thương mại, PGS.TS. Phan Thị Thu Hà Khác
2. Giáo trình Tài chính Doanh Nghiệp, GS.TS. Lưu Thị Hương Khác
3. Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính, Frederic S. Mishkin Khác
4. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Công thương Việt Nam Khác
5. Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, PTS. Nguyễn Văn Tiến (1999), Nxb Thống kê, Hà Nội Khác
6. Xếp hạng tín nhiệm, nguyên lý và thực tiễn, Nguyễn Công Nghiệp – Lê Tiến Phúc Khác
7. Phân tích quản trị tài chính, Nguyễn Tấn Bình, Nxb Thống kê, Hà Nội Khác
8. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng Khác
9. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 và báo cáo tổng kết 2006 của SGD I- NHCT VN.10. Các trang web Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 1.1 Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng (Trang 22)
Bảng 1.1: Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 1.1 Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng (Trang 22)
Nhận xét: Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 hạng mục nêu trên là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
h ận xét: Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 hạng mục nêu trên là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm (Trang 23)
Bảng 1.2: Bảng các quyết định tín dụng tương ứng với số điểm - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 1.2 Bảng các quyết định tín dụng tương ứng với số điểm (Trang 23)
Bảng 1.3: Bảng xếp hạng của Standard & Poor - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 1.3 Bảng xếp hạng của Standard & Poor (Trang 26)
Bảng 1.3: Bảng xếp hạng của Standard & Poor - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 1.3 Bảng xếp hạng của Standard & Poor (Trang 26)
Bảng 1.4: Bảng các tiêu chí cơ bản để đánh giá điểm tín dụng của các KH là các Doanh nghiệp lớn - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 1.4 Bảng các tiêu chí cơ bản để đánh giá điểm tín dụng của các KH là các Doanh nghiệp lớn (Trang 34)
Bảng 1.4: Bảng các tiêu chí cơ bản để đánh giá điểm tín dụng của các KH là các Doanh nghiệp lớn - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 1.4 Bảng các tiêu chí cơ bản để đánh giá điểm tín dụng của các KH là các Doanh nghiệp lớn (Trang 34)
Bảng 1.5: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho đánh giá điểm tín dụng của nhóm các DN lớn. - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 1.5 Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho đánh giá điểm tín dụng của nhóm các DN lớn (Trang 35)
Bảng 1.5: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho đánh giá điểm tín dụng của nhóm các DN lớn. - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 1.5 Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho đánh giá điểm tín dụng của nhóm các DN lớn (Trang 35)
Bảng 2.1: Hoạt động tín dụng của sở giao dịch I- NHCTViệt nam - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.1 Hoạt động tín dụng của sở giao dịch I- NHCTViệt nam (Trang 48)
Bảng 2.1: Hoạt động tín dụng của sở giao dịch I - NHCTViệt nam - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.1 Hoạt động tín dụng của sở giao dịch I - NHCTViệt nam (Trang 48)
Bảng 2.2: Bảng xếp hạng khách hàng - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.2 Bảng xếp hạng khách hàng (Trang 49)
Bảng 2.2: Bảng xếp hạng khách hàng - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.2 Bảng xếp hạng khách hàng (Trang 49)
AA- Loại tốt Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn  chế nhất định. - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
o ại tốt Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định (Trang 50)
Bảng 2.4: Bảng chấm điểm theo qui mô của doanh nghiệp - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.4 Bảng chấm điểm theo qui mô của doanh nghiệp (Trang 56)
Bảng 2.4: Bảng chấm điểm theo qui mô của doanh nghiệp - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.4 Bảng chấm điểm theo qui mô của doanh nghiệp (Trang 56)
Bảng 2.5: Bảng đánh giá quy mô doanh nghiệp - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.5 Bảng đánh giá quy mô doanh nghiệp (Trang 57)
Bảng 2.5: Bảng đánh giá quy mô doanh nghiệp - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.5 Bảng đánh giá quy mô doanh nghiệp (Trang 57)
Bảng 2.5: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.5 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ (Trang 63)
1 Kinh nghiệm của người đứng đầu điều hành doanh nghiệp (Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám  - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
1 Kinh nghiệm của người đứng đầu điều hành doanh nghiệp (Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám (Trang 64)
Bảng 2.6: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí kinh nghiệm và năng lực quản lý - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.6 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí kinh nghiệm và năng lực quản lý (Trang 64)
Bảng 2.6: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí kinh nghiệm và năng lực quản lý - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.6 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí kinh nghiệm và năng lực quản lý (Trang 64)
Bảng 2.7: Chấm điểm theo tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.7 Chấm điểm theo tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng (Trang 65)
Bảng 2.7: Chấm điểm theo tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.7 Chấm điểm theo tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng (Trang 65)
Bảng 2.8: Chấm điểm theo tiêu chí môi trường kinh doanh - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.8 Chấm điểm theo tiêu chí môi trường kinh doanh (Trang 67)
Bảng 2.8: Chấm điểm theo tiêu chí môi trường kinh doanh - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.8 Chấm điểm theo tiêu chí môi trường kinh doanh (Trang 67)
Bảng 2.10: Bảng trọng số áp dụng cho các chỉ tiêu phi tài chính - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.10 Bảng trọng số áp dụng cho các chỉ tiêu phi tài chính (Trang 68)
Bảng 2.9:Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí hoạt động khác - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.9 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí hoạt động khác (Trang 68)
Bảng 2.9:Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí hoạt động khác - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.9 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí hoạt động khác (Trang 68)
Bảng 2.10: Bảng trọng số áp dụng cho các chỉ tiêu phi tài chính - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.10 Bảng trọng số áp dụng cho các chỉ tiêu phi tài chính (Trang 68)
Bảng 2.11: Tổng hợp điểm tín dụng - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.11 Tổng hợp điểm tín dụng (Trang 70)
Bảng 2.11: Tổng hợp điểm tín dụng - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.11 Tổng hợp điểm tín dụng (Trang 70)
Bảng 2.13: Bảng ứng dụng kết quả chấm điểm tín dụng - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.13 Bảng ứng dụng kết quả chấm điểm tín dụng (Trang 72)
Bảng 2.13: Bảng ứng dụng kết quả chấm điểm tín dụng - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.13 Bảng ứng dụng kết quả chấm điểm tín dụng (Trang 72)
Bảng 2.14: Bảng chấm điểm qui mô doanh nghiệp Hà Anh - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.14 Bảng chấm điểm qui mô doanh nghiệp Hà Anh (Trang 75)
Bảng 2.15: Bảng các chỉ số tài chính được sử dụng - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.15 Bảng các chỉ số tài chính được sử dụng (Trang 76)
Bảng 2.15: Bảng các chỉ số tài chính được sử dụng - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.15 Bảng các chỉ số tài chính được sử dụng (Trang 76)
Bảng 2.16: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.16 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ (Trang 77)
Bảng 2.17: Chấm điểm theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.17 Chấm điểm theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý (Trang 77)
Bảng 2.16: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.16 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ (Trang 77)
Bảng 2.20: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.20 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác (Trang 78)
Bảng 2.19: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.19 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh (Trang 78)
Bảng 2.19: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.19 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh (Trang 78)
Bảng 2.20: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.20 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác (Trang 78)
Bảng 2.21: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phi tài chính - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.21 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phi tài chính (Trang 79)
Bảng 2.21: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phi tài chính - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.21 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phi tài chính (Trang 79)
Bảng 2.23: Dưnợ quá hạn tại SGDI- NHCTVN - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.23 Dưnợ quá hạn tại SGDI- NHCTVN (Trang 83)
Bảng 2.23: Dư nợ quá hạn tại SGDI- NHCT VN - Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Bảng 2.23 Dư nợ quá hạn tại SGDI- NHCT VN (Trang 83)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w