Chiến lược phát triển trong hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch I Ngân Hàng Công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Trang 88 - 89)

Định hướng cơ bản trong hoạt động tín dụng của Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam là tăng trưởng tín dụng phải tuyệt đối an toàn với cơ cấu tín dụng cân đối, hiệu quả, bền vững. Do đó, hoạt động của Sở cần tập trung vào một số nội dung sau:

- Về chất lượng nguồn thông tin: Tăng cường nắm bắt thông tin nhiều chiều về khách hàng, nhất là khách hàng có dư nợ lớn, có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng để có biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra. Nguồn thông tin về khách hàng không chỉ dừng lại ở hồ sơ do khách hàng cung cấp, các cán bộ tín dụng cần tăng cường thu thập các thông tin từ các nguồn bên ngoài như nhà cung cấp, nhà phân phối, các chủ nợ... để có được những đánh giá khách quan và đáng tin cậy về khách hàng.

- Về công tác phân tích tín dụng: Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ khách hàng đang có dư nợ tín dụng, phân tích, đánh giá, chấm điểm tín dụng, xếp hạng khách hàng để có hướng đầu tư đúng, đảm bảo an toàn vốn. Đối với khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, công nợ nhiều, kinh doanh thua lỗ thì giảm dần dư nợ tiến tới chấm dứt quan hệ tín dụng. Tiếp tục áp dụng các biện pháp cần thiết để tận thu các khoản nợ khó đòi.

- Về công tác marketing ngân hàng: Tích cực tìm kiếm, tiếp cận khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, lựa chọn các dự án đầu tư, phương án

kinh doanh khả thi, hiệu quả cao, nguồn trả nợ chắc chắn để cho vay, đảm bảo tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng, an toàn và hiệu quả. Phấn đấu tăng trưởng dư nợ cho vay các DNV&N, doanh nghiệp tư nhân, cá thể có đủ điều kiện và năng lực kinh doanh, nhằm tích cực chuyển cơ cấu dư nợ.

- Về chất lượng cán bộ tín dụng: Cán bộ tín dụng cần nâng cao năng lực phân tích những diễn biến của kinh tế thị trường để có chiến lược đầu tư đúng hướng. Bộ phận tín dụng của Sở đặc biệt là phòng quản lý rủi ro cần nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, các cán bộ tín dụng cần có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, thực hiện tốt việc thẩm định và quyết định cho vay; tính toán, xác định đúng kỳ hạn trả nợ, trả lãi vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh, theo dõi kiểm tra sử dụng vốn vay và đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đã cam kết, tuyệt đối không để phát sinh nợ quá hạn.

Định hướng trên cho thấy ưu tiên hàng đầu của Sở Giao Dịch I trong thời gian tới là nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở rà soát, sàng lọc lại khách hàng, giảm thiểu dư nợ quá hạn, lành mạnh hoá hoạt động tín dụng của Sở Giao Dịch.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w