Ứng dụng của chấm điểm tín dụng khi xếp hạng tín nhiệm khách hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Trang 25 - 29)

khách hàng

Điểm số tín dụng là kết quả của quá trình chấm điểm tín dụng, nó phản ánh mức độ rủi ro của người vay hay phương án/ dự án xin cấp vốn. NH có thể sử dụng điểm số này để xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng, từ đó đưa ra các phán quyết tín dụng thích hợp. Như vây, có thể thấy, chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là hai qui trình gắn bó chặt chẽ và là cơ sở để ngân hàng đánh giá hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp trên thế giới như Moody’s hay Standard & Poor thường xây dựng các mô hình xếp hạng tín nhiệm với 10 mức ứng với các điểm chuẩn khác nhau và phản ánh các mức độ rủi ro khác nhau của người đi vay. Dưới đây là ví dụ về hệ thống xếp hạng của Standard & Poor:

Bảng 1.3: Bảng xếp hạng của Standard & Poor

STT Loại xếp hạng Ý nghĩa

1 AAA Đây là mức xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của KH này là đặc biệt tốt.

2 AA Khách hàng được xếp hạng AA có năng lực trả nợ không kém nhiều so với KH hạng AAA. Khả năng hoàn trả nợ vay của KH này là tốt.

3 A Khách hàng xếp loại A có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các KH ở hạng cao hơn. Tuy nhiên, khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt.

4 BBB Khách hàng xếp hạng này có các chỉ số cho thấy khả năng có thể hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, khả năng trả nợ có nguy cơ suy giảm do sự tác động của các yếu tố kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các điều kiện bên ngoài. 5 BB Khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm

ẩn hoặc ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, khả năng trả nợ có thể bị suy giảm xong ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ.

6 B Khách hàng này có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn nhóm BB. Tuy nhiên, khả năng trả nợ vẫn được đảm bảo. Các điều kiện kinh doanh, tài chính, kinh tế nhiều khả năng có ảnh hưởng đến thiện chí trả nợ của KH.

7 CCC Khách hàng đang bị suy giảm khả năng trả nợ và phụ thuộc nhiều vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính, kinh tế. Nếu có yếu tố bất lợi xảy ra, KH nhiều khả năng không trả được nợ.

8 CC Khách hàng đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ.

9 C Khách hàng loại có thể đã thực hiện thủ tục phá sản nhưng việc trả nợ vẫn đang được họ duy trì.

xảy ra.

(Nguồn: Xếp hạng tín nhiệm, Nguyên lý và thực tiễn, Nguyễn Công Nghiệp- Lê Tiến Phúc)

1.2.3.Vai trò của chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại

Hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng ra đời, phát triển và ngày càng khẳng định tầm quan trọng không thể thiếu được trong việc phát triển thị trường vốn an toàn và có hiệu quả đối với tất cả các đối tượng tham gia thị trường bao gồm doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và các nhà quản lý.

- Đối với doanh nghiệp

Chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín nhiệm sẽ tăng thêm cơ hội cho các doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường vốn. Khi được xếp hạng tín nhiệm ở mức cao, doanh nghiệp có thể duy trì được thị trường vốn trong mọi hoàn cảnh, ngay cả khi thị trường vốn có những biến động bất lợi thì những doanh nghiệp đã được tín nhiệm vẫn luôn yên tâm khả năng vay vốn của họ khi tiếp cận với nguồn tín dụng ngân hàng. Như vây, một doanh nghiêp có thứ tự xếp hạng cao sẽ có nhiều điều kiện để tiếp cận các thị trường vốn đa dạng hơn, với chi phí thấp hơn. Do mục tiêu cơ bản của các ngân hàng là an toàn và sinh lợi, các ngân hàng thường rất quan tâm tới khả năng mất vốn, họ sẵn sàng cấp vốn cho những người vay mà có thể chắc chắn được khả năng trả nợ.

Mặt khác, chấm điểm tín dụng còn giúp cho DN đánh giá được khả năng tài chính của mình và có những chiến lược phát triển và quản lý thích hợp. Dựa vào thang điểm xếp hạng của các ngân hàng cho mình, các DN có thể ý thức được khả năng thanh toán nợ và khả năng huy động vốn của mình trên thị trường để từ đó đưa ra các biện pháp xây dựng cơ cấu tài chính và chinh sách đầu tư thích hợp để phát triển.

hàng ưu đãi mà còn có thêm điều kiện nâng cao uy tín, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, tạo lập được thương hiệu trên thị trường.

- Đối với các ngân hàng thương mại

Chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín nhiệm nâng cao khả năng quản trị rủi ro của các NHTM. Thông qua hoạt động chấm điểm tín dụng, các ngân hàng thương mại đã thực hiện và sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm DN vay vốn theo định kỳ. Công tác này là cơ sở để NH đưa ra các giải pháp xử lý các khoản vay có vấn đề, nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Thực chất của quá trình phân tích, thẩm định người vay, để đưa ra quyết đinh cho vay hay không cho vay đã là một phần của công tác chấm điểm và xếp hạng tín nhiệm. Chấm điểm tín dụng cũng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại. Nhờ vào kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, NH đã thực hiện được việc sàng lọc đối với người vay, cấp tín dụng cho những người vay có tài chính lành mạnh và có dự án đầu tư hiệu quả, qua đó cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế.

Xét trên góc độ quản lý toàn bộ danh mục tín dụng, hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng còn giúp cho các ngân hàng phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới những KH có ít rủi ro hơn. Bên cạnh đó kết quả chấm điểm tín dụng còn là cơ sở để ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ không thu hồi được để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

- Đối với các nhà quản lý thị trường vốn

Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín nhiệm trên thế giới trong mấy thập kỉ gần đây đã ngày càng khẳng định vị trí, vai trò và sự cần thiết của xếp hạng tín dụng trong phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán một cách an toàn, hiệu quả. Các cơ quan quản lý thị trường bắt đầu sử dụng công cụ này như một tiêu chuẩn kiểm tra tính lành mạnh về tài chính của một DN. Thông qua các biện pháp hành chính (các qui định) các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ ngăn không cho các doanh nghiệp yếu kém tham gia

vào thị trường dựa trên những xếp hạng tín nhiệm đã được xác định.

1.2.4.Các bước chấm điểm tín dụng

1.2.4.1.Phân loại khách hàng để tính điểm tín dụng

Phân loại khách hàng là bước đầu tiên trong qui trình chấm điểm tín dụng. Do tính chất khác nhau giữa các KH thuộc các nhóm khác nhau, nhằm mục đích cho điểm tín dụng chính xác, khoa học, các KH đi vay được chia thành 4 nhóm: Nhóm các KH là doanh nghiệp lớn, nhóm các KH là doanh nghiệp vừa và nhỏ; nhóm các KH là các tổ chức tín dụng và công ty tài chính; và nhóm KH cá nhân. Việc phân loại dựa theo qui mô là cơ sở để chấm điểm tín dụng theo tiêu chí qui mô của doanh nghiệp.

• Nhóm các KH là các doanh nghiệp lớn là nhóm các DN có một trong những đặc điểm sau đây: Có doanh thu theo báo cáo tài chính có kiểm toán trên 300 triệu USD hay tương đương; Có tổng tài sản (sau khi đã trừ đi tài sản vô hình) trên 300 triệu USD hay tương đương; Là công ty con của các công ty đa quốc gia mà tổng doanh thu toàn cầu hay tổng tài sản toàn cầu đáp ứng được một trong hai tiêu chí trên đây.

• Nhóm các KH là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhóm các doanh nghiệp có một trong các đặc điểm sau đây: Có doanh thu theo báo cáo tài chính dưới 300 triệu USD hay tương đương; Khách hàng không thuộc bất kì nhóm khách hàng nào khác.

• Nhóm các khách hàng là các tổ chức tài chính- tín dụng bao gồm các khách hàng là: Các công ty tài chính; Các ngân hàng và định chế tài chính

• Nhóm các khách hàng cá nhân: là nhóm khách hàng là cá nhân, tổ hợp tác hay gia đình có quan hệ vay mượn với ngân hàng cho vay.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w