doanh nghiệp có tài sản đảm bảo.
2.2.4. Đánh giá công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam Hàng Công Thương Việt Nam
2.2.4.1. Những thành tựu sau 3 năm triển khai hệ thống chấm điểm xếp hạng xếp hạng
Năm 2005, Sở Giao Dịch I – Ngân Hàng Công Thương Việt Nam đã triển khai hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. Hệ thống này đã thể hiện những ưu điểm của nó so với công tác phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn truyền thống.
Thời gian đầu, Sở Giao Dịch I đã sử dụng qui trình với 7 bước theo qui định của NHNN, hiện nay, sau 3 năm đi vào hoạt động, chi nhánh mới đưa vào sử dụng qui trình gồm 12 bước do NHCT Việt Nam xây dựng. Qui trình này được thiết kế trên cơ sở qui trình cơ bản của NHNN trong đó có thêm bước kiểm tra, rà soát kết quả chấm điểm tín dụng do cán bộ phòng quản lý rủi ro thực hiện. Qui trình chấm điểm 12 bước đã chứng minh được những ưu điểm của nó so với qui trình cơ bản về chất lượng và hiệu quả công tác chấm điểm tín dụng đồng thời tỏ ra ưu việt hơn trong việc kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng. Cho
đến nay, qui trình 12 bước đã được triển khai đồng bộ và hệ thống đối với tất cả các chi nhánh của NHCT trên cả nước.
Định kỳ vào quý I hàng năm, CBCĐTD tiến hành công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp ngay sau khi nhận được báo cáo tài chính của KH. Trên cơ sở điểm số tín dụng và hạng khách hàng, thông tin về KH sẽ được cập nhật trong hệ thống thông tin chung của NH nhằm quản lý vốn tín dụng sau khi cấp. Công tác chấm điểm tín dụng định kì cho phép NH xác định lại mức độ rủi ro của từng món vay nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định tiếp tục cấp tín dụng hay ngừng cấp tín dụng cho KH.
Sau khi NHCT Việt Nam triển khai thành công hệ thống INCAS, chất lượng nguồn thông tin đã được cải thiện rõ rệt. Hệ thống này ngoài chức năng là hệ thống thanh toán còn được sử dụng để quản lý và lưu trữ thông tin. Do đó, thông tin về khách hàng được lưu trữ tập trung và thường xuyên được cập nhật.
Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của SGD I- NHCT Việt Nam bao gồm việc đánh giá dựa trên 11 chỉ số tài chính và 5 chỉ tiêu phi tài chính.
Các chỉ số tài chính gồm 4 nhóm cơ bản: Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản, nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động, nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn và nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời. Các chỉ tiêu này không chỉ cho phép ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của KH mà còn dự đoán được nhu cầu vốn lưu động của KH trong từng chu kì kinh doanh, xác định được chu kì sản xuất kinh doanh từ đó xác định phương thức cho vay, quá trình giải ngân và kỳ trả nợ phù hợp.
Bên cạnh đó, việc bổ sung đánh giá năng lực tài chính của KH dựa trên các chỉ tiêu phi tài chính đảm bảo tính khách quan và toàn diện trong công tác chấm điểm tín dụng. Các tiêu chí phi tài chính bao gồm lưu chuyển tiền tệ, năng lực và
kinh nghiệm quản lý, môi trường kinh doanh, tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng và các đặc điểm hoạt động khác. Các tiêu chí này phản ánh triển vọng ngành, khả năng cạnh tranh, vị thế và thương hiệu của doanh nghiệp trong ngành đồng thời phản ánh sự tăng trưởng trong luồng tiền của doanh nghiệp đồng thời dự báo xu hướng phát triển trong tương lai của các luồng tiền từ đó dự đoán chu kì thu chi của DN và xác định kì trả nợ phù hợp. Sau khi chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, CBCĐTD tổng hợp điểm tín dụng có sử dụng trọng số đối với các loại chỉ tiêu này dựa vào tầm quan trọng của chúng trong việc đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Hoạt động của hệ thống chấm điểm tín dụng cùng với sự hỗ trợ của các nghiệp vụ tín dụng khác đã góp phần nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc giảm đáng kể dư nợ quá hạn của Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam trong thời gian gần đây.
Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Khi một món nợ không trả được vào kỳ hạn nợ, toàn bộ nợ gốc còn lại của hợp đồng sẽ được chuyển thành nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn /Tổng dư nợ
Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng mới được áp dụng tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam từ năm 2005. Bảng 2.23 cho thấy chất lượng tín dụng của SGD đã được cải thiện rõ nét qua 3năm triển khai hệ thống chấm điểm tín dụng
Bảng 2.23: Dư nợ quá hạn tại SGDI- NHCT VN CHỈ TIÊU 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ cho vay 1.497 2.414 2.788 2.777 3.100 Chất lượng tín dụng - Dư nợ trong hạn 1.439 96,1 2.404,4 99,6 2780,8 99,7 2.730 99,95 3.100 100 -Dư nợ quá hạn 58 3,9 9,6 0,4 7,2 0,3 0,47 0,05 0 0
(Nguồn: Phòng tổng hợp, Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công ThươngViệt Nam)
Có thể thấy việc triển khai thành công công tác chấm điểm tín dụng tại NHCTVN đã đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của Sở Giao Dịch I nói riêng và hệ thống Ngân Hàng Công Thương Việt Nam nói chung.