Một số kết quả nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật giai đoạn 2001-2005 Nguyễn Văn Vấn Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Một trong những mục tiêu của n
Trang 1Một số kết quả nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật
giai đoạn 2001-2005
Nguyễn Văn Vấn
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Một trong những mục tiêu của ngành
BVTV là tăng cường sử dụng các chế
phẩm sinh học có thể thay thế thuốc hoá
học phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng
Các chế phẩm sinh học BVTV khi được
sử dụng rộng rãi sẽ an toàn với người,
sinh vật có ích, môi trường và góp phần
tích cực vào chiến lược quản lý dịch hại
tổng hợp trong nền nông nghiệp sinh thái
bền vững ở Việt Nam
Chúng ta đã thực hiện nhiều đề tài, dự
án trong nước và Hợp tác quốc tế gắn
liền với những thành tựu công nghệ sinh
học bao gồm: Đề tài cấp Nhà nước
KC.08-14 giai đoạn 1990-1995, đề tài
KHCN 02-07 giai đoạn 1996-2000 Dự
án hợp tác quốc tế “Cải tiến công tác
BVTV ở Việt Nam” do tổ chức Bánh mỳ
thế giới – Cộng hoà liên bang Đức tài
trợ Gần đây nhất (2001-2005), đề tài
cấp Nhà nước “Nghiên cứu sản xuất sử
dụng thuốc sâu sinh học đa chức năng
cho một số loại cây trồng bằng kỹ thuật
công nghệ sinh học”, Mã số KC04.12,
do Viện Bảo vệ thực vật chủ trì và 9 cơ
quan đơn vị nghiên cứu triển khai tham
gia đã kế thừa, tiếp tục nghiên cứu phát
triển đạt được những kết quả đáng ghi
nhận, góp phần vào thành tựu, kinh
nghiệm thuộc lĩnh vực nghiên cứu sản
xuất và sử dụng chế phẩm sinh học Bảo
vệ thực vật ở Việt Nam Bài báo nhằm
cung cấp một số thông tin chính về đề
tài
Những kết quả chính là sản phẩm đạt
được của đề tài
1 Đã thu thập hàng ngàn mẫu vi sinh vật từ các nguồn trong nước, phân lập thu được trên 500 chủng bổ sung vào các nguồn trong nước và nhập nội đã có từ các giai đoạn trước Thiết lập được 21 bộ mẫu vi sinh vật trong đó có nhiều chủng
có hoạt lực cao với sâu bệnh, bảo quản lưu giữ làm nguồn giống gốc để sản xuất các chế phẩm sinh học BVTV
2 Hoàn thiện 13 quy trình công nghệ
và xây dựng được 8 pilot sản xuất các chế phẩm sinh học BVTV
- 02 quy trình công nghệ và 01 pilot
sản xuất chế phẩm NPV, NPV-Bt, trừ
sâu hại rau màu
- 04 quy trình công nghệ và 02 pilot sản
xuất các chế phẩm Bt (Bacillus
thuringiensis) trừ sâu hại cây trồng
- 04 quy trình công nghệ và 02 pilot sản xuất các chế phẩm nấm côn trùng
Beauveria & Metarhizium trừ sâu hại
cây trồng
- Quy trình công nghệ và pilot sản xuất chế phẩm nấm đối kháng
Trichoderma trừ bệnh hại cây trồng
- Quy trình công nghệ và pilot sản
xuất chế phẩm tuyến trùng có ích Biostar
trừ sâu hại cây trồng
- Quy trình công nghệ và pilot sản xuất
chế phẩm hoá sinh Momosertatin trừ sâu
hại rau
Các chế phẩm được sản xuất đã tiến hành đánh giá hiệu quả với sâu bệnh hại
và cung cấp cho các địa phương thuộc vùng dự án sử dụng trong hệ thống tổng hợp phòng trừ sâu bệnh hại đạt được kết
Trang 2quả khá Trong đó:
3 Đã đăng ký vào danh mục thuốc
BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam
7 chế phẩm:
- Hai chế phẩm NPV (Nuclear
polyhedrosis Virus) trừ sâu hại rau màu và
cây công nghiệp là sản phẩm của đề tài do
Viện Bảo vệ thực vật thực hiện có tên
thương mại:
+ ViSl 1,5 x 109PiB/g bột Số đăng
ký 03/03/SRN, ngày 12/02/2003
+ ViHa 1,5 x 109PiB/g bột Số đăng
ký 04/03 SRN ngày 12/02/2003
- Hai chế phẩm Bt (Bacillus
thuringiensis, kurstaki) trừ sâu hại rau là
sản phẩm của đề tài do Viện Công
nghiệp thực phẩm thực hiện Tên thương
mại:
+ Firibiotox – P 16.000 IU/mg bột
+ Firibiotox – C 3 tỷ bào tử/ml dịch
cô đặc
Số đăng ký 02/03 SRN ngày
12/02/2003
- Hai chế phẩm nấm trừ côn trùng
Metarhizium anisopliae và Beauveria
bassiana là sản phẩm của đề tài do Viện
Lúa đồng bằng sông Cửu Long thực hiện
Tên thương mại:
+ Ometar-1,2x109bt/gr bột =
Metarhizium anisopliae (nấm xanh)
Quyết định số 63/2003/QĐ-BNN, ngày
27/05/2003
+ Biovip 1,5x109 bt/gr bột =
Beauveria bassiana (nấm trắng) Quyết
định số 63/2003/QĐ-BNN, ngày
27/05/2003
+ Chế phẩm nấm đối kháng
Trichoderma trừ bệnh hại cây trồng là
sản phẩm của đề tài do Viện Bảo vệ thực
vật thực hiện Tên thương mại:
TRiB1 3,2x109 bào tử/gam dạng thô =
Trichoderma
Số đăng ký 212/04 ECR, cấp ngày 29
tháng 4 năm 2004
4 Đã sản xuất được 21042 kg chế
phẩm dạng bột và dạng thô, 18598 lít chế phẩm dạng sữa cung cấp cho các địa phương
5 Đã chuyển giao được 2 công nghệ
sản xuất chế phẩm NPV và Trichoderma
cho các đơn vị có khả năng tiếp nhận đang tiếp tục phát huy tác dụng
6 Xây dựng được 7 mô hình ứng dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng trên diện tích 264
ha tại một số tỉnh được các địa phương đánh giá cao
7 Đào tạo tăng cường năng lực:
- Đào tạo được 3 nghiên cứu sinh, 5 cán bộ trên đại học, 30 sinh viên đại học thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học Bảo
vệ thực vật
- Tập huấn được 4.087 lượt người về
kỹ thuật sử dụng các chế phẩm sinh học trong hệ thống tổng hợp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng nhằm nâng cao nhận thức cho nông dân và tuyên truyền phổ biến mở rộng phạm vi ứng dụng
- Đã cử 4 cán bộ kỹ thuật đi tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn
về công nghệ sản xuất chế phẩm Bt và
nấm côn trùng Metarhizium và
Beauveria tại Trung Quốc
8 Đã tham gia 6 Hội nghị Khoa học quốc tế và trong nước về công nghệ sinh học, đăng 40 bài báo trên các tạp chí trong và ngoài nước
9 Thành tích về kết quả thực hiện đề tài:
Đã được cấp bằng độc quyền sáng chế
và cúp vàng cho chế phẩm nấm côn
trùng Metarhizium anisopliae, bằng độc
quyền sáng chế cho chế phẩm thuốc trừ
sâu Bt có tên thương mại là Firibiotox
Đã được Bộ Khoa học công nghệ & Liên hiệp các Hội Khoa học Việt Nam tặng cờ thi đua và biểu trưng vàng về thành tích
áp dụng xuất sắc các công trình đạt giải thưởng khoa học công nghệ Việt Nam vào sản xuất năm 2002-2003; 2 giải
Trang 3thưởng Bông lúa vàng Việt Nam về sản
xuất chế phẩm Metarhizium anisopliae
và Beauveria bassiana, 1 giải thưởng hội
thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Cần Thơ năm
2003 đề tài nghiệm thu cấp Nhà nước
đạt loại xuất sắc, được Bộ khoa học và
công nghệ tặng Bằng khen (Quyết định
số 2799/QĐ-BKHCN, ngày 25/12/2006)
Một số hạn chế và giải pháp khắc
phục
Mặc dù đã đạt được một số thành tựu
nhưng hoạt động nghiên cứu, sản xuất và
sử dụng chế phẩm sinh học bảo vệ thực
vật còn có những hạn chế như: Công nghệ
sản xuất ở một số chế phẩm còn đơn giản,
thủ công nên chi phí cao, dẫn tới giá thành sản phẩm còn cao
Để khắc phục những hạn chế trên, rất cần sự áp dụng đồng bộ các giải pháp về
cơ chế, chính sách, về đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và chuyên gia có năng lực và kinh nghiệm Đầu tư trang thiết bị kết hợp với những giải pháp về vốn, hỗ trợ giá thành sản phẩm và tuyên truyền huấn luyện nâng cao nhận thức của nông dân là lực lượng ứng dụng sản phẩm của công nghệ, đây là yếu tố quyết định đến đầu ra cho sự tồn tại và phát triển của công nghệ