Thành công đạt được:

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh quốc tế của Trung Nguyên 2011.doc (Trang 44 - 49)

1. Thành tựu của Trung Nguyên:

1/ Thành công về thị trường:

- Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina.

- Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc.

- Thành công của Trung Nguyên ở Nhật Bản đã thực sự tạo nguồn động lực, khích lệ to lớn.

- Đến nay, thương hiệu Trung Nguyên đã có mặt ở Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc và Cộng hòa Séc.

- Cà phê rang Trung Nguyên cũng có mặt trong siêu thị và các cửa tiệm ở Mỹ, Đức, Đông Âu, Pháp và Nga

- Triển khai các hợp đồng nhằm tìm kiếm thị phần cho Cà phê Trung Nguyên tại 15 nước như Đức, Úc, Canada, Đài Loan, Malaysia, Philippin…

2/ Giải thưởng đạt được:

- Huân chương lao động Hạng III do Chủ Tịch nước trao tặng năm 2007

- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ cho doanh nghiệp “Đã có thành tích nhiều năm liền được bình chọn danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc” năm 2007.

- Giải thưởng “Nhượng quyền quốc tế 2007” do tổ chức FLA Singapore (Franchise and Licensing Association) tổ chức thường niên nhằm tôn vinh những công ty có hoạt động nhượng quyền xuất sắc tại quốc gia tham dự.

- 10 năm liền đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao (2000 - 2009)

-Giải thương hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2006 do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cấp.

- Giải thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2006 do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp Cục xúc tiến thương mại (Bộ thương mại) tổ chức.

Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2003 và 2005 do Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao tặng.

- Huân chương lao động hạng III do Chủ tịch nước trao tặng năm 2003. 3/ Tạo lập một thương hiệu Việt – Thương hiệu toàn cầu:

Về bản chất, Dự án Thủ phủ cà phê toàn cầu do Trung Nguyên đề xướng là một dự án có tầm cỡ quốc gia, mang tính mục đích quốc gia. Có thể dùng đến từ “hùng tâm, tráng chí” để nói về quyết tâm mà những người sáng lập Dự án muốn đạt tới: tạo lập một Thương hiệu Việt.

Công ty Cổ phần Trung Nguyên vừa khai trương một nhà máy chế biến cà phê có công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới ở Việt Nam - một cấu phần của Dự án "Thủ phủ cà phê toàn cầu" do Trung Nguyên đề xướng và đang triển khai: để thắng trong cạnh tranh quốc tế và khẳng định mình là không nhỏ, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng đạt

tới đỉnh cao công nghệ của thế giới. Và các doanh nghiệp Việt Nam có thể đạt được mục tiêu đó.

Như Các khái niệm cơ bản của ý tưởng dự án - hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế xanh - sạch, thân thiện môi trường nói chung là phù hợp với xu hướng thời đại, cũng ngày càng trùng hợp với định hướng lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam - dưới áp lực của hội nhập, phát triển bền vững, không để đất nước rơi vào bẫy phát triển “thu nhập trung bình” và đối phó với xu hướng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Nhà máy này là sự tiếp tục nhất quán cách tiếp cận phát triển mà Trung Nguyên theo đuổi lâu nay: đột phá, hội nhập quốc tế và phát triển. Đây cũng là một trong những nỗ lực hiện thực hóa một ý tưởng phát triển mang tính đột phá thành một mô hình xác định. Quá trình này nhằm mục tiêu xác nhận năng lực và khẳng định vị thế của Việt Nam, của các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc cạnh tranh toàn cầu hiện đại .

Triết lý đó được thực hiện thông qua việc xây dựng mô hình - trang trại sản xuất cà phê “xanh, sạch, thân thiện với môi trường, chất lượng cao và đặc sắc Việt Nam”, quần thể công trình Làng Cà phê, Bảo tàng Cà phê Thế giới, kết hợp với Bảo tàng Văn hóa Tây Nguyên - văn hóa các dân tộc Việt Nam, Lễ hội Cà phê Tây Nguyên tổ chức hằng năm, các nhà máy chế biến cà phê theo công nghệ hiện đại (tất cả đã và đang được triển khai ở Buôn Mê Thuột) và gần đây nhất, Hội quán Sáng tạo vừa mới khai trương ở Hà Nội.

Đây là một tổ hợp các công trình đậm bản sắc Việt Nam kết hợp với định hướng hội nhập toàn cầu, được thiết kế với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu thuộc nhiều lĩnh vực, cả trong nước và quốc tế.

2. Thành công của Trung Nguyên - Thành công của Đặng Lê Nguyên Vũ (Tổng giám đốc công ty café Trung Nguyên): giám đốc công ty café Trung Nguyên):

1/ Thành công của Trung Nguyên:

Trung Nguyên bắt đầu bùng phát mạnh và trở thành một trong những thương hiệu cà phê quen thuộc khi Đặng Lê Nguyên Vũ mở 6 quán Cà phê Trung Nguyên tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1998. Anh đã thuê một “bộ ba” địa điểm, mở ba quán cà phê

gần nhau, một chiến thuật cho phép những người quản lý duy trì sự kiểm soát và thiết kế, sự phục vụ và chất lượng của các quán cà phê. Cách này cũng giúp cho chi phí quản lý và chi phí hàng tồn kho ở mức thấp. Mỗi một quán cà phê thành công, anh mở thêm quán mới, từng cái một, tạo nên những “bộ ba” mới khi anh mở rộng hoạt động. Đặng Lê Nguyên Vũ gọi đây là phương thức “tam giác chiến lược”.

Khi các quán ở thành phố Hồ Chí Minh làm ăn phát đạt, Đặng Lê Nguyên Vũ quyết định mở rộng Trung Nguyên trên phạm vi toàn quốc bằng cách kinh doanh nhượng quyền. Đến giữa năm 2002, chỉ sau 4 năm ra đời, Trung Nguyên đã có hơn 400 quán cà phê nhượng quyền trên khắp 61 tỉnh thành của Việt Nam. Các đại lý nhượng quyền phải mua cà phê của Trung Nguyên với mức chiết khấu 10%. Họ có quyền sử dụng tên Trung Nguyên và dấu hiệu nâu - vàng đặc biệt của nó với hình ảnh một ly cà phê bốc khói.

Thỏa thuận nhượng quyền đã tạo sự bành trướng tương đối dễ dàng cho Trung Nguyên mà đòi hỏi ít sự đầu tư từ chủ nhân của nó. Với chiến lược này, Đặng Lê Nguyên Vũ đã giúp cho Trung Nguyên tăng trưởng nhanh, bán chạy và quảng bá sản phẩm của mình khắp nước.

Trong giai đoạn đầu, Đặng Lê Nguyên Vũ không chủ trương mở các chi nhánh đồng nhất. Mỗi Trung Nguyên có một phong cách và không khí riêng biệt, phản ánh nét văn hóa cộng đồng tại địa phương mà nó ngự trị. Anh chú trọng bồi đắp hình ảnh của Trung Nguyên bằng chất lượng phục vụ và bản thân sản phẩm cà phê. Vì phần lớn cà phê Việt Nam không thuộc loại cao cấp, anh đã phải trả giá cao hơn để có loại cà phê tốt hơn, thiết lập sự trung thành với những người trồng cá thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với sự tìm tòi cần mẫn và sáng tạo, anh đã nghiên cứu và phát triển 30 loại cà phê pha chế có hương vị riêng biệt, tạo ra 9 loại mức độ hương vị khác nhau cho sản phẩm của mình. Dòng sản phẩm cà phê Sáng Tạo là nhóm sản phẩm đặc biệt mang nét đặc trưng của Trung Nguyên với các sản phẩm Sáng tạo từ số 1 đến số 5, cà phê Legendee (cà phê chồn) và cà phê Passiona (cà phê dành cho nữ) thể hiện mức độ đa dạng của hương vị cà phê Trung Nguyên, phù hợp với nhiều gu thưởng thức cà phê khác nhau của

khách hàng. Điều quan trọng là chính Trung Nguyên mang đến cho khách hàng sự cảm nhận rất khác biệt về cách thưởng thức cà phê mà lâu nay họ chưa từng được biết đến.

Không ai có thể phủ nhận phong cách khác biệt và khá cao cấp của Cà phê Trung Nguyên. Hơn nữa, hàng loạt các loại cà phê tuyệt hảo của Trung Nguyên đã tạo ra một khuynh hướng mới cho giới trẻ Việt Nam, từ các nhân viên văn phòng đến các sinh viên và cả lứa tuổi học sinh. Ông chủ của Trung Nguyên gọi đó là phong cách cà phê Việt Nam. Đặng Lê Nguyên Vũ đã rất tinh tế khi đưa khách hàng của mình vào lối sống văn hóa đó qua câu khẩu hiệu: “Khơi nguồn sáng tạo”.

Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc.

2/ Thành công của Đặng Lê Nguyên Vũ:

33 tuổi, Đặng Lê Nguyên Vũ đã tạo ra một đế chế cà phê mà danh tiếng của nó vượt ra ngoài biên giới Việt Nam. Anh trở thành thần tượng trong suy nghĩ của giới trẻ với những hoài bão lớn lao, những ý tưởng táo bạo cùng sự thành công thần kỳ của mình.

Đại diện cho giới doanh nhân trẻ cả nước, đầu tháng 8/2007, Đặng Lê Nguyên Vũ đã sang Brunei nhận giải Nhà Doanh nghiệp trẻ xuất sắc nhất ASEAN năm 2004, giải thưởng do Hiệp hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Asean tổ chức 5 năm một lần. Sau Võ Quốc Thắng - Tổng Giám đốc Công ty Gạch Đồng Tâm, Đặng Lê Nguyên Vũ là doanh nhân Việt Nam thứ hai được nhận giải thưởng danh dự này. Cùng với Trung Nguyên, anh được đánh giá là một “hiện tượng kinh tế” của Việt Nam cuối thế kỷ XX.

Tóm lại, sau gần 15 năm xây dựng và trưởng thành, Cà phê Trung Nguyên đã không ngừng phấn đấu vươn lên và đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước nhất là trên địa bàn chiến lược Tây

Nguyên. Bên cạnh những kết quả đạt được Cà phê Trung Nguyên còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về vốn, đối thủ cạnh tranh, thị trường, công nghệ… Nhưng Trung Nguyên vẫn xứng đáng là một trong những doanh nghiệp đầu tàu của ngành cà phê Việt Nam. Thương hiệu cà phê trung Nguyên được khẳng định mạnh mẻ và uy tín trên thương trường thế giới, được thế giới đánh giá cao. Cà phê Trung Nguyên góp phần khẳng định hình ảnh các Doanh nghiệp Việt Nam đối với bạn bè trên thế giới, tạo tiền đề cho Doanh nghiệp Việt Nam vươn xa hơn và tiến sâu hơn vào thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh quốc tế của Trung Nguyên 2011.doc (Trang 44 - 49)