Nội dung cuốn sách An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới 2020 gồm có 2 phần: Phần 1 trình bày những lý luận chung và kinh nghiệm thế giới về an sinh xã hội; Phần 2 những vấn đề thực tiễn về an sinh xã hội ở nước ta. Mời các bạn cùng tham khảo!
Trang 1AN SINH XA HOI Ở VIỆT NAM Hướng tới 2020
Trang 3
LOI NHA XUAT BAN
6 Viét Nam, van’ dé an sinh x4 hdi luén duge Dang va Nha nước rất quan tâm Bảo đảm an sinh xã hội trở thành vấn dé
trung tâm trong chiến lược phát triển đất nước, bởi vì việc chăm
lo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất cũng như tỉnh thần của nhân dân là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Sau hơn 25 năm đổi mới, công tác bảo đảm an sinh xã hội ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng Hệ thống an sinh
xã hội ngày càng đồng bộ và hoàn thiện với diện bao phủ không
ngừng được mổ rộng An sinh xã hội đã trở thành chỗ dựa vững
chắc cho người nghèo và đối tượng dễ bị tấn thương trong xã hội,
góp phần hình thành xã hội không còn nhóm xã hội bị loại trừ
và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển đất nước Tuy nhiên, đến nay, công tác bảo đảm an sinh xã hội ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém: giảm nghèo chưa bền
vững, phân hóa giàu nghèo có xu hướng mở rộng; tình trạng
thiếu việc làm và thất nghiệp vẫn gia tăng; nguồn lực để thực
hiện an sinh xã hội còn hạn chế, với diện bao phủ và mức hỗ trợ
thấp, chưa đáp ứng yêu cầu Bên cạnh đó là các hình thức bảo
hiểm chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân; chất lượng các
dịch vụ an sinh xã hội nhìn chung còn thấp, một số chính sách an sinh xã hội còn bất hợp lý, v.v
Trang 4
Nhằm cung cấp cho bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo hữu
ích, nhất là các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, sinh viên các trường đại học và cao đẳng quan tâm đến lĩnh vực an sinh xã hội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách An sinh xã hội ở Việt Nam, hướng tới 2020 do PGS TS Vũ Văn Phúc chủ biên
Cuốn sách gồm tập hợp các bài viết của các nhà quản lý, các chuyên gia nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực liên quan đến vấn đề an sinh xã hội, được cấu trúc chia thành hai phần
Phân ï: Những vấn để lý luận chung và kinh nghiệm thế giới về an sinh.xã hội
Phén IT: Những vấn đề thực tiễn về an sinh xã hội ở nước ta
Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc có cái nhìn tổng quan giữa lý
luận và thực tiễn về an sinh xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua với những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế, yếu kém còn tôn tại như đã nêu trên và xu hướng xây dựng hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam từ nay đến năm 2020
Tuy nhiên, an sinh xã hội ở Việt Nam là vấn đề phức tạp và
vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau nên cuốn sách khó tránh khỏi
thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện cuốn sách trong lần xuất bản sau
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc
Tháng 5 nắm 2012
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT
MỤC LỤC
Lời Nhà xuất bản
Phần I Những vấn đề lý luận chung và kinh
nghiệm thế giới về an sinh xã hội
An sinh xã hội ở nước ta: Một số vấn để lý luận và thực tiễn PGS.TS Vũ Văn Phúc An sinh xã hội ở Việt Nam: Những quan điểm và cách tiếp cận cần thống nhất Nguyễn Trọng Đàm - Thực hiện an sinh xã hội công bằng, hiệu quả, góp
phần củng cố và tăng cường sức mạnh toàn dân tộc
PGS.TS Phạm Văn Linh
Xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách an sinh
xã hội ở nước ta trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
TS Nguyễn Hữu Dũng
- Chuyển đổi nhận thức về an sinh xã hội vì sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh xây dựng nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
TS Phạm Hiệp - Kinh nghiệm thế giới về an sinh xã hội và những vấn đề
đặt ra đối với Việt Nam i
Trang 5Phần II Những vấn đề thực tiễn về an sinh xã hội ở nước ta - An sinh xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới GS.TS Phạm Xuân Nam
- Về xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội ở
Việt Nam những năm tới
GS.TS Mai Ngọc Cường
- Một số vấn đề về xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam
PGS.TS Ngô Quang Minh
- Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội ở nước ta
GS.7S Hoàng Đức Thân
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế - trụ cột vững chắc
của hệ thống an sinh xã hội
Lê Bạch Hồng
- Hệ thống bảo hiểm xã hội - chủ trương, chính sách, mô hình, kết quả thực hiện và những vấn đề đặt ra từ nay đến năm 2020
PGS.TS Nguyễn Văn Định
- Giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa để xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe góp phần bảo đảm an sinh xã hội
GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng
- Chi phi y tế và cái bấy đói nghèo
TS Trần Hữu Thăng
- An sinh xã hội cho cư dân nông thôn, vùng nghèo,
vùng khó khăn, vùng dân tộc và miền núi PGS.TS Lê Ngọc Thống 128 125 145 178 200 221 234 247 279 293
- Một số đề xuất góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội khu vực nông thôn đến năm
2015 và tầm nhìn đến năm 2020
TS Pham Tét Thang - Đào tạo nghề cho nông dân, một hướng bảo đảm an
sinh xã hội và phát triển bền vững
PGS.TS Đường Vữnh Sường
.- An sinh xã hội đối với người cao tuổi trước xu thế già hóa dân số ở nước ta hiện nay: Thực trạng, thách thức và giải pháp GS.TS Đào Văn Dũng PGS.TS Nguyễn Văn Tập TS Vũ Thị Kim Anh ThS Nguyễn Kim Phượng - Làm tốt công tác phòng, chống tệ nạn xã hội là góp phần tăng cường bảo đảm an sinh xã hội
Đại tá, TS Vũ Quang Vinh - Tăng cường truyền thông về an sinh xã hội theo Nghị
Trang 7AN SINH XÃ HỘI Ở NƯỚC TA: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN PGS TS VU VAN PHUC*
Sau hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt
Nam đã "bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập
trung bình" và tiếp tục đẩy mạnh "công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức” Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh: phát triển kinh tế nhanh, bển vững, đồng thời "Thực hiện
có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển"? Bảo đảm an sinh xã hội trở thành vấn đề trung tâm trong
chiến lược phát triển đất nước, bởi việc chăm lo, không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tỉnh thần của nhân dân là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng xã hội
+ Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa
học các cơ quan Đảng Trung ương
1, 2, 3 Dang Cộng sản Việt Nam: Văn biện Đại hội dai biểu toàn quốc lân thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011,
tr.91, 75, 227
Trang 8
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Hiện nay, chúng ta đang
phấn đấu đến năm 2020 hệ thống an sinh xã hội sẽ bao phủ khắp toàn dân
1 An sinh xã hội và cấu trúc của hệ thống an
sinh xã hội
Do sự đa dạng về nội dung, phương thức và góc độ tiếp
cận nên giới nghiên cứu lý luận, cũng như những nhà chỉ
đạo thực tiễn hiện có nhiều cách biểu về an sinh xã hội Tổng hợp các ý kiến, có thể khái quát, phạm trù an sinh xã hội thường được đề cập đến ở hai nghĩa rộng và hẹp
Theo nghĩa rộng: an sinh xã hội là sự bảo đảm thực hiện các quyên để con người được an bình, bảo đẳm an ninh, an toàn trong xố hội Theo nghĩa hẹp, ơn sinh xã hội là sự bảo
đớm thu nhập uà một số điều biện thiết yếu khác cho cá
nhân, gia đình uò cộng đồng trong trường hợp bị giảm
hoặc mất thu nhập uì lý do bị giảm hoặc mất khả năng lao
động hay mất uiệc làm; cho những người giò cô đơn, trẻ em
mồ côi, người làn lột, những người yếu thế, người bị ảnh hung bôi thiên tai, dich hoa
Bản chất của an sinh xã hội là tạo ra lưới an toàn
gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất cả các thành viên xã
hội trong trưởng hợp bị giảm, bị mất thu nhập hay gặp phải những rủi ro khác Chính sách an sinh xã hội là một
chính sách xã hội cơ bản của Nhà nước nhằm thực hiện
chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, bảo
đảm an toàn thu nhập và cuộc sống cho các thành viên trong xã hội
14
Chính sách bảo đảm an sinh xã hội là hệ thống các
chính sách can thiệp của Nhà nước (bảo hiểm xã hội, trợ
giúp xã hội ) và sự hỗ trợ của tổ chức hay tư nhân (các
chế độ không theo luật định) nhằm giảm mức độ nghèo đói và tổn thương, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và cộng đồng trước những rủi ro hay nguy cở giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng
xã hội
Về cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội: có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau Theo quan điểm phổ biến của các tổ chức quốc tế, một hệ thống an sinh xã hội
phải có tối thiểu ba hợp phần cơ bản tương ứng với ba chức
năng chính của an sinh xã hội, gêm:
- Thứ nhất, những chính sách, chương: trình phòng
ngừa rủi ro Dây là tầng trên cùng của hệ thống an sinh xã hội Chức năng của những chính sách này là hướng tới can thiệp và bao phủ toàn bộ dân cư; giúp cho mọi tầng lớp dân cư có việc làm, thu nhập, có được năng lực vật chất cần thiết để đối phó tốt nhất với rủi ro Trụ cột ed ban cua tầng này là những chính sách, chương trình về thị trường lao động tích cực, như đào tạo nghề; hỗ trợ người tìm việc, tự tạo việc làm hoặc đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động
Trang 9
hưởng, như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp, v.v Nhóm chính sách này rất nhạy cảm, nếu phù
hợp sẽ thúc đẩy sự tham gia tích cực của người dân, tiết
kiệm nguồn lực cho Nhà nước, tăng độ bao phủ hệ thống Ngược lại, nếu chính sách không phù hợp, người dân sẽ
không tham gia hoặc chính sách sẽ bị lạm dụng
: Thứ ba, những chính sách, chương trình khắc phục
rủi ro, bao gỗm các chính sách, chương trình về cứu trợ và
trợ giúp xã hội Đây là tầng cuối cùng của hệ thống an
sinh xã hội với chức năng bảo đảm an toàn cho các thành
viên xã hội khi họ gặp phải rủi ro mà bản thân không tự
khấc phục được, như người thất nghiệp, người thiếu việc làm, người có thu nhập thấp, người già, người tàn tật, trẻ
em mổ côi, người nghèo ‘
Ö Việt Nam, cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội gồm
5 trụ cột: 1) Bảo hiểm xã hội; 2) Bảo hiểm y tế; 3) Bảo
hiểm thất nghiệp; 4) Cứu trợ xã hội; 5) Trợ giúp và ưu đãi
xã hội Xét về thực chất, các trụ cột này nhằm thực hiện ba chức năng chiến lược của hệ thống an sinh xã hội: phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro
so với mô hình phổ biến trên thế giới, hệ thống an sinh xã hội ở nước ta có một cấu phần đặc thù, đó là chính sách ưu
đãi xã hội Chính sách này nhằm thực hiện mục tiêu cao
cả là đến ơn, đáp nghĩa đối với sự hy sinh, công lao đặc biệt và cống hiến to lớn của những người có công với cách mạng, với đất nước; thực hiện trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội chăm lo, bảo đảm cho người có công có cuộc sống ổn định và ngày càng được cải thiện
16
ø Kết quả thực hiện chính sách an sinh xã hội và những thách thức đang đặt ra đối với quá
trình đổi mới, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội
ở Việt Nam
3.1 Kết quả tích cực
Thực hiện đường lối đối mới, trong hơn 2ð năm qua, công tác bảo đảm an sinh xã hội ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng Hệ thống an sinh xã hội ngày
càng đồng bộ và hoàn thiện với điện bao phủ không ngừng
được mở rộng Đời sống vật chất và tỉnh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện An sinh xã hội đã trở
thành chỗ dựa vững chắc cho người nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, góp phần hình thành xã hội
không còn nhóm xã hội bị loại trừ và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển đất nước
Về mặt thể chế, trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã hoạch định và triển khai nhiều
chính sách an sinh xã bội quan trọng, hụy động được
nhiều nguồn lực của toàn xã hội để trợ giúp cho các đối tượng (người dân tộc thiểu số, người nghèo, người già cô đơn, trẻ em và các đối tượng dễ bị tổn thương) vươn lên trong cuộc sống Các chính sách và giải pháp bảo đảm an sinh xã hội được triển khai đồng bộ trên cả ba phương điện: 1) Giúp các đối tượng thụ hưởng tăng khả năng tiếp
cận các dịch vụ công cộng, nhất là về y tế, giáo dục, dạy
nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở, ; 2) Hỗ trợ phát triển sản
xuất thông qua các chính sách về bảo đảm thị trường,
Trang 10
tín dụng, việc làm; 3) Phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu
cho các địa phương phục vụ người dân tốt hơn
Đến nay công tác bảo đảm an sinh xã hội đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, được nhân đân đồng tình, quốc tế đánh giá cao: số hộ nghèo giảm từ 29% (năm 2002) xuống còn 9,5% (năm 2011); Chỉ số phát triển con người (HDD
tăng từ mức 0,683 (năm 2000) lên mức 0,728 (năm 2011),
xếp thứ 128/187 nước thuộc nhóm trung bình cao của thế
giới, năm 2011 nước ta đã hoàn thành 6/8 nhóm Mục tiêu
phát triển Thiên niên ky (MDGs) do Liên hợp quốc đề ra
cho các nước đang phát triển đến năm 2015
Hệ thống pháp luật về an sinh xã hội ngày càng hoàn thiện hơn, đã trở thành căn cứ pháp lý quan trọng trong điều chỉnh các quan hệ xã hội
` Hệ thống bảo hiểm xã hội được quan tâm phát triển với nội dung và hình thức ngày càng phong phú, nhằm chia sẻ rủi ro và trợ giúp thiết thực cho những người tham
gia Bảo hiểm xã hội được triển khai đồng bộ với ba loại
hình là: bảo hiểm bất buộc (bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế), bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp Số người
tham gia bảo hiểm bắt buộc tăng nhanh, từ 4,8 triệu (năm
2001) lên 10,1 triệu (năm 2011) Bảo hiểm xã hội tự
nguyện thu hút được trên 104 nghìn người tham gia Năm
2011 có khoảng 7,9 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm y tế tăng nhanh từ 13,4% đân số (năm 2000) lên khoảng 67% (năm 2011) Đặc biệt, chính sách bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, một số đối 18
tượng chính sách, người nghèo và hỗ trợ bảo hiểm y tế cho các hộ cận nghèo, v.v đã được thực hiện
Hệ thống chính sách tu đãi đối với người có công
không ngừng được hoàn thiện Mức trợ cấp ưu đãi năm
2010 tăng 2,2 lần so với năm 2006 Thực hiện chính sách
ưu đãi thường xuyên cho hơn 1,4 triệu người có công Đến
nay, hơn 90% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của dân cư cùng địa bàn
Các chính sách trợ giúp xã hội (thường xuyên và đột -
xuất) được thực hiện rộng hơn cả về quy mô và đối tượng
thụ hưởng với mức trợ giúp ngày càng tăng Kinh phí trợ giúp thường xuyên từ ngân sách nhà nước và số người
được thụ hưởng tăng nhanh, từ 113 tỷ đồng cho hơn 180 nghìn người (năm 2001) tăng lên 4.500 tỷ đồng cho hơn 1,6 triệu: người (năm 2010) Hằng năm, Nhà nước còn trợ cấp đột xuất hàng nghìn tỷ đồng và hàng chục nghìn tấn lương thực, thuốc men, chủ yếu để trợ giúp khắc phục
thiên tai
Các phong trào "Tương thân, tương ái", "Quỹ vì người
nghèo", "Đển ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn" được
tổ chức thường xuyên và thu hút sự hưởng ứng của nhiều lực lượng xã hội, đóng góp đáng kể vào việc nâng cao an
sinh xã hội cho mọi người, nhất là những người nghèo,
vùng nghèo
2.2 Han chế uà thách thức
Đến nay, công tác bảo đảm an sinh xã hội ở nước ta
vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém: giảm nghèo chưa bền
19
Trang 11
vững, người dân ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng
xa còn nhiều khó khăn, phân hóa giàu nghèo, phân hóa giữa các vùng miền có xu hướng mở rộng Tình trạng thiếu
việc làm ở nông thôn, ở vùng đô thị hóa và thất nghiệp ở
thành thị còn nhiều Nguồn lực để thực hiện an sinh xã
hội còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, với
diện bao phủ và mức hỗ trợ thấp, chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định bướng xã hội
chủ nghĩa Khả năng cân đối giữa nguồn và sử dụng của hệ thống an sinh xã hội, kế cả các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ bảo trợ xã hội còn hạn chế và
gặp thách thức lớn cả trước mắt, cũng như trong trung và
dài hạn Các quỹ bảo hiểm xã hội, đặc biệt là quỹ bảo
hiểm y tế ở tình trạng báo động trong tương lai gần Nguồn lực đầu tư cho an sinh xã bội của Nhà nước khó
đáp ứng được yêu cầu an sinh xã hội ngày càng tăng của
người dân, trong khi đó huy động từ các nguồn khác, đặc biệt từ cộng đồng còn hạn chế, nhất là vùng nông thôn Các hình thức bảo hiểm chưa đáp ứng được nhu cầu đa
dạng của người dân; chất lượng các dịch vụ nhìn chung
còn thấp, vẫn xảy ra không ít tiêu cực, phiển hà Một số
chính sách an sinh xã hội cồn bất hợp lý; chưa có các chính sách an sinh xã hội đặc thù và phù hợp với dân cư nông
thôn và các vùng dân tộc, miền núi có điều kiện sống khó
khăn Chất lượng cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội, đặc
biệt là dịch vụ y tế, còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội và sự gia tăng mức sống của dân cư Hệ thống hành chính, sự nghiệp cung cấp dịch vụ 20
an sinh xã hội chưa theo kịp yêu cầu phát triển, còn hạn
chế trong năng lực tổ chức và quản lý đối với các loại hình
an sinh xã hội
Những hạn chế trên đây đã đặt hệ thống an sinh xã hôi của nước ta trước nhiều thách thúc lớn, cần tiếp tục
nghiên cứu, hoàn chỉnh chính sách để uượt qua Cụ thể là: Thứ nhất, trong quá trình đổi mới kinh tế, nhiều vấn
để an sinh xã hội bức xúc, mới phát sinh chưa được giải
đáp một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn Hệ
thống chính sách, luật pháp về an sinh xã hội theo mô hình hiện nay không theo kịp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiến trình hội nhập quốc tế
Thứ hai, cùng với sự phát triển, các nguy cơ rủi ro kinh tế và xã hội ngày càng có xu hướng tăng Là nước
đang phát triển với điểu kiện địa - tự nhiên, địa - kinh tế
đặc thù, Việt Nam rất dễ gặp phải rủi ro, ảnh hưởng đến
sinh kế và thu nhập của người dân Trong khi đó, do
nguồn lực còn han chế, nên chúng ta chưa thật chủ động
bảo đảm an sinh xã hội cho đông đảo dân cư
Thứ ba, xu thế già hóa dân số đang và sẽ đặt ra nhiều khó khăn cho hệ thống an sinh xã hội hiện hành và trong tương lai, sẽ tạo áp lực lớn lên hệ thống y tế, bảo hiểm xã
hội, các dịch vụ chăm sóc xã hội cho người cao tuổi
Thứ tư, múũc đóng, mức hưởng bảo hiểm xã hội còn chưa hợp lý, chưa bảo đảm cuộc sống cho các đối tượng thụ
hưởng Mức độ bền vững về tài chính, tính liên kết giữa các chế độ, chính sách an sinh xã hội còn nhiều bất cập
21
Trang 12
Thứ năm, những rủi ro kinh tế, xã hội ngày càng đa dạng, phức tạp và có diện ảnh hưởng rộng Tác động tiêu
cực của những "cú sốc khó lường trước" từ bên ngoài, như
khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, thiên tai, dịch
bệnh đến quốc kế dân sinh ngày càng nhanh và mạnh Trong khi đó chúng ta lại chưa có nhiều kinh nghiệm
phòng, chống rủi ro trong bối cảnh toàn cầu hóa và còn
hạn chế về nguồn lực dành cho các hoạt động phòng,
chống rủi ro
Thú sáu, sự phân hóa nhanh, mạnh trong nền kinh tế thị trường đã làm cho các nhóm xã hội yếu thế ngày càng
trở nên yếu thế hơn và dễ bị tốn thương hơn do hạn chế về
khả năng cạnh tranh, khả năng phòng ngừa rủi ro trên
thương trường Các dòng di chuyển việc làm, di chuyển lao động diễn ra với cường độ ngày càng mạnh, tạo áp lực lớn
cho việc bảo đảm quyền và cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản, quyển thụ hưởng các chính sách an sinh của
các nhóm đân cư đễ bị tổn thương
Như vậy, các nhóm đối tượng của an sinh xã hội sẽ
ngày càng đa dạng, đòi hỏi phải có một hệ thống chính sách an sinh xã hội đa tầng, đa lớp, linh hoạt và đủ khả năng thực hiện những mục tiêu an sinh xã hội chủ yếu đến năm 2015, như Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đề ra
là: "Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Giải
quyết việc làm cho 8 triệu lao động Tuổi thọ trung bình
năm 2015 đạt 74 tuổi Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân
22
2%/Inăm"! Để đạt được những mục tiêu đó, cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội lành mạnh, đủ khả năng thực biện các chức năng của mình
3 Quan điểm, mục tiêu, yêu cầu đổi mới, hoàn
thiện hệ thống an sinh xã hội
Trên cơ sở xem xét thực trạng hệ thống an sinh xã hội
hiện hành, bối cảnh kinh tế - xã hội đất nước và kinh nghiệm quốc tế, cần xác định một số quan điểm định
hướng, mục tiêu, yêu câu đổi mới, hoàn thiện hệ thống an
sinh xã hội của nước ta như sau:
3.1 Quan điểm
- Phát triển hệ thống an sinh xã hội phù hợp với nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Gắn các
chính sách an sinh xã hội với các chương trình, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực tăng trưởng kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội
- Không ngừng đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế,
tạo tiền đề, điểu kiện vật chất, tài chính làm bệ đỡ cho cho hệ thống an sinh xã hội
- Chọn phát triển mô hình an sinh xã hội phù hợp với
chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước ta
coi con người là động lực, mục tiêu của sự phát triển
- Từng bước xây dựng và thực hiện hệ thống chính
1, Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sảd, tr.189-191
Trang 13
sách an sinh xã hội mang tính toàn dân, mở rộng khả
năng tiếp cận và điện bao phủ, bảo đảm cho người dân có mức sống tối thiểu, có khả năng liên kết, chống đỡ thành
công trước rủi ro
- Chú trọng phát triển hệ thống an sinh xã hội đối với khu vực nông thôn, dân tộc thiểu số, các đối tượng bị tác động bởi cải cách kinh tế và xã hội, như lao động đi cư, người thuộc điện thu hồi đất, bị tác động bởi khủng hoảng, người có công, trẻ em, người già, người tàn tật
- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực
hiện an sinh xã hội, đồng thời mổ rộng sự tham gia của
cộng đồng vào việc thực hiện chính sách an sinh xã hội dưới hình thức xã hội hóa
- Từng bước phát triển các chính sách an sinh xã hội
với nội dung, cách tiếp cận và chuẩn mực quốc tế; huy động sự liên kết, hợp tác khu vực và quốc tế, thực hiện
chính sách an sinh xã hội đối với người lao động trong bối
cảnh di chuyển lao động quốc tế ngày càng mạnh mẽ
3.2 Mục tiêu, yêu cầu
- Bao dam dé mợi người dân có quyền và được tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, trong đó nhấn mạnh tính chia sẻ,
tương trợ trong nội bộ và giữa các nhóm dân cư trọng xã
hội, hướng đến bảo đảm nhu cầu tối thiểu thông qua việc
tổng hợp và tái phân phối nguồn lực
- Bảo đảm nguyên tắc công bằng và bền vững của hệ
thống an sinh xã hội, về lâu dài cần gắn trách nhiệm với
quyển lợi, giữa đóng góp với thụ hưởng, khuyến khích mọi
người dân tham gia 24
- Tăng cường trách nhiệm của các chủ thể, khuyến
khích mọi lực lượng xã hội tham gia xây dựng và thực
hiên chính sách an sinh xã hội
4 Những giải pháp trọng tâm để đổi mới, hoàn
thiện hệ thống an sinh xã hội
Thứ nhất, thống nhất uà từng bước nâng cao mức độ
an sinh xõ hội trong toàn xã hội Nhanh chóng thống nhất các chế độ bảo hiểm xã hội khác nhau dành cho đối tượng:
khác nhau, như cán bộ công chức, viên chức và người lao
động ngoài nhà nước, lao động nông thôn thành một chế
đô chung, nhằm xóa bỏ sự khác biệt giữa các khu vực, các
đối tượng thụ hưởng bảo hiểm Để thực hiện mục tiêu này,
cần giải quyết hai vấn đề chủ yếu sau: 1) Chính quyền các cấp phải chủ động điều chỉnh thích hợp-về lợi ích để hướng tới hình thành chế độ an sinh xã hội thống nhất trong
phạm vi cả nước; 2) Sau khi thực hiện chế độ an sinh xã
hội thống nhất, phải bảo đảm mức thụ hưởng an sinh xã hội vốn khá cao ở khu vực nhà nước không bị cắt giảm
Thứ hai, ưu tiên phót triển sự nghiệp an sinh xã hội
nông thôn uà cho người lao động ngoài khu uực nhà nước Về xây dựng chế độ, hệ thống an sinh xã hội nông thôn và
cho người lao động ngoài doanh nghiệp nhà nước _gồm ba nội dung chủ yếu: một là, chế độ bảo hiểm xã hội cộng đông nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu, bảo đảm đời sống cơ bản của người có thu nhập thấp; hơi là, chế độ y tế cộng
đồng, nhằm giải quyết vấn đề khám, chữa bệnh; bø là, chế
đô bảo hiểm hưu trí, nhằm bảo đảm cuộc sống cho người
25
Trang 14
cao tuổi Hiện nay, chế độ bảo đảm mức sống tối thiểu đã được xây dựng Bước tiếp theo là mở rộng diện bao phủ,
đáp ứng yêu cầu của đa số nhân dân Đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa mức bảo đảm đời sống tối thiểu ở thành
thị và nông thôn, giữa người lao động trong khu vực nhà
nước và người lao động ở khu vực ngoài nhà nước
Thứ ba, xây dựng hệ thống bảo hiểm hưu trí nhiều
tầng uà nhiều trụ cột Đề ứng phó với tình trạng già hóa
dân số toàn cầu, Báo cáo "Phòng, chống nguy cơ già hóa: chính sách bảo vệ người cao tuổi và thúc đẩy tăng trưởng"
của Ngân hàng Thế giới năm 2005 đã đề ra chế độ bảo dam dưỡng lão nhiều tầng bậc Việt Nam có thể tham khảo chế độ bảo đảm đưỡng lão này để xây dựng hệ thống an sinh xã hội nhiều tầng
Để chủ động ứng phố với tình trạng già hóa dân số,
cùng với biện pháp nêu trên, có thể xem xét điều chỉnh
tuổi nghỉ hưu và thời hạn đóng bảo hiểm Cần thực hiện
nghiêm tuổi nghỉ hưu để giảm số người nghỉ hưu trước tuổi, nâng tuổi nghỉ hưu đối với một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định
Thứ tư, cải cách đông bộ, giải quyết các uấn đề bức xúc uê y té Sé di địch vụ khám, chữa bệnh khó và đắt tồn tại dai đẳng, một phần là vì nhận thức chưa day đủ về
tính đặc thù của dịch vụ y tế Phương thức cải cách chế
độ bảo hiểm y tế từ trước đến nay là đẩy bệnh viện ra thị
trường, đẩy trách nhiệm huy động vốn của bảo hiểm cho cá nhân người tham gia bảo hiểm Để tiến hành cải cách
y tế thành công, cần nhận thức đúng bản chất, tính đặc
26
biệt của dịch vụ y tế Khác với các loại hàng hóa thông thường, dich vu y tế có ba đặc trưng: Một là, khó xác định được nhủ cầu, bởi không a1 có thể biết trước bao giờ bị ốm, mắc bệnh gì Hơi là, thông tin không cân đối Dịch vụ y tế là dịch vụ chuyên môn chuyên ngành, giữa bác sĩ và bệnh nhân thông tin không cân đối, giữa các bác sĩ
cũng thường có ý kiến khác nhau đối với cách chữa bệnh
Ba lò, tính rủi ro lồn Mỗi người chỉ sống một lần, quá trình sống không thể đảo ngược, khó có thể định giá SỨC
khoể của con người Do tính đặc thù như vậy của dịch vụ
y tế, nên thị trường không thể phát huy vai trò như đối với các loại hàng hóa thông thường Vì vậy, vai trò của Nhà nước trong quản lý giá cả, chất lượng dịch vụ, thuốc
chữa bệnh, bảo đảm việc cung cấp dịch vụ y tế cho người
â đặc biệt quan trọng
Tập pháp then chốt để giải quyết vấn đề khám, chữa bệnh khó và đắt là thúc đẩy cải cách thể chế quản lý y tế, khôi phục tính công ích của các cơ sở khám, chữa bệnh, trọng điểm là cải cách mạng lưới cơ sở khám, chữa bệnh
công Điểm then chốt trong cải cách cơ sở khám, chữa
bệnh công là bảo đảm tính công ích của bệnh viện, coi trọng kiểm soát giá cả và nâng cao chất lượng dịch vụ Để khuyến khích bệnh viện và bác sĩ, chỉ dựa vào đạo đức nghề nghiệp là không đủ, mà còn phải xây dựng chế a khuyén khich, bao đảm bác sĩ có đãi ngộ tốt Cần min bạch hóa thu nhập của bác sĩ, phản ánh đúng giá trị của bác sĩ, đồng thời tăng cường giám sát quản ý xu lý nghiêm những hành vi trái quy định
27
Trang 15
Thứ năm, tiếp tục thực hiện xóa đói, giảm nghèo bên uững Nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống văn bản
pháp luật và cơ chế, chính sách liên quan đến công tác xóa
đói, giảm nghèo Tăng cường giáo dục, tuyên truyền để
người nghèo nâng cao nhận thức về hoàn cảnh và có quyết tâm thoát nghèo Thường xuyên xây dựng, triển khai thực
hiện các dự án và các chương trình hành động về công tác xóa đói, giảm nghèo Các doanh nghiệp cần có chính sách dạy nghề và tạo việc làm ổn định cho người nghèo Có cơ
chế, biện pháp kiểm tra, giám sát bảo đảm mọi nguồn lực
dành cho xóa đói, giảm nghèo được sử dụng đúng mục đích Thứ sáu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao
nhận thúc của toàn xã hội uề u‡ trí, uai trò, tầm quan trọng của an sinh xã hội đối vdi su phát triểu bên uững đốt nước
Cần nâng cao nhận thức không chỉ của các cấp uy dang, các cấp chính quyền, mà còn của các tổ chức chính trị - xã hội, các chủ sử dụng lao động và bản thân người lao động,
các tầng lớp dân cư trong xã hội về vai trò, vị trí của an
sinh xã hội Để thực hiện giải pháp này, công taagiao dục,
đào tạo, các phương tiện truyền thông đại chúng có vai trò đặc biệt quan trọng
Thứ bảy, xây dựng uà hoàn thiện hệ thống pháp luật
uê an sinh xã hội một cách đông bộ, đồng thời quyết liệt dua cde van ban pháp luật uòo cuộc sống Nhà nước cần
hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, bổ sung, sửa đổi,
hệ thống hóa các văn bản pháp luật hiện có trên cơ sở kế thừa và phát triển chính sách bảo đảm an sinh xã hội hiện
hành, xem xét điều kiện kinh tế - xã hội và tham khảo 28
kinh nghiệm của các nước Các chế độ an sinh xã hội cần
dược bảo đảm tính đồng bộ, tránh chồng chéo, mâu thuẫn;
bảo đảm để mợi người dân đều có quyền hưởng an sinh xã hôi Tạo cơ chế để thực thì nghiêm và có hiệu quả các chế
độ, chính sách an sinh xã hội trên thực tế
Thú tám, tăng cường sự lãnh đạo của Đẳng, sự quản
lý của Nhà nước, đặc biệt là của hệ thống chính trị cấp cơ sở đối uới công tác bảo đảm an sinh xã hội Hệ thống hóa
các quan điểm, chủ trương của Đảng về an sinh xã hội, đề
ra các quan điểm, chủ trương mới phù hợp với tình hình
hiên nay Nhà nước thực hiện pháp điển hóa các chủ
trương, quan điểm của Đảng bằng việc xây dựng hệ thống
pháp luật, chương trình, kế hoạch thực hiện an sinh xã hôi Chính quyển cấp cơ sở, các chủ thể hoạt động sản
xuất, kinh doanh thực hiện các văn bản pháp luật, các
chương trình, kế hoạch an sinh xã hội Tăng cường sự
kiểm tra, giám sát của tổ chức cơ sở đảng, các tổ chức
chính trị - xã hội, các thiết chế tự quản của nhân dân đối
với việc thực hiện pháp luật, chương trình, kế hoạch an
sinh xã hội
Trang 16
_ AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM:
NHUNG QUAN DIEM VÀ CÁCH TIẾP CAN
CAN THONG NHAT
NGUYÊN TRỌNG ĐÀM” Quan tâm chăm lo cuộc sống cho người đân là bản
chất của chế độ ta Ngay từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước ta đã cơi nhiệm vụ diệt
giặc đói, giặc đốt như diệt giặc ngoại xâm Trong đó, đối
phó với giặc đói được đặt lên hàng đầu Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ mong muốn là: "làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng
bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành"!,
Suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đẳng
và Nhà nước ta luôn coi trọng thực hiện các chính sách xã
hội, nhằm bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bô
và công bằng xã hội trong từng chính sách, từng gial đoạn
phát triển
* Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
2002, t.4, tr.161 s
30
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đặt ra nhiệm vụ "phai coi trọng viéc két hap chat ché giita tang trudng binh
16’ vdi thực hiện tiến bộ va công bằng xã hột, bảo đảm an
sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tỉnh thần của
nhân dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn, suy giảm",
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
khẳng định: "Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ,
giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, vượt qua khó khăn hoặc các rủi ro
trong đời sống”; "Tập trung triển khai có hiệu quả các
chương trình xoá đói, giảm nghèo ở các vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn"”
1 Thực trạng hệ thống an sinh xã hội ở nước ta Thể chế hóa các quan điểm và đường lối trên, những
năm qua Đảng, Nhà nước đã ban hành và thực hiện
nhiều chủ trương, chính sách, nhiều chương trình phát
triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo
đảm an sinh xã hội, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống
1, 2, 3 Dang Cộng sản Việt Nam: Văn hiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thú XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
2011, tr.181, 228, 229
Trang 17
nhân dân Các chương trình, chính sách an sinh xã hội đã đạt được những bết quả nổi bột:
- Công tác giải quyết uiệc làm, bảo đảm thu nhập va giảm nghèo đã có những thành tựu đáng ghỉ nhận
+ Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm với nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển thị trường lao
động, tạo cơ hội cho người lao động tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm như chương trình cho vay vốn ưu đãi giải quyết việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động, phát triển
hệ thống thông tin thị trưởng lao động , bình quần mỗi năm đã giải quyết việc làm cho 1,6 triệu lao động, trong đó Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm cho khoảng 350 nghìn
lao động, 80 nghìn lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài; cơ cấu việc làm chuyển dịch tích cực, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 63,4% năm 2000 xuống còn 47% năm 2011; tỷ lệ thất nghiệp chung giữ ở mức 2,3%, tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm từ 6,3% năm 2000 xuống cồn 4,17% năm 2011; thu nhập bình quân của người lao động
năm 2011 tăng 2,46 lần so với năm 2003, đạt 2,27 triệu
đồng/người/tháng
+ Các chương trình và chính sách giảm nghèo đã tập
trung nguồn lực ưu tiên cho huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số Tỷ lệ nghèo
giảm mạnh từ 22% năm 2006 xuống còn 9,46% năm 2010, bình quân cả nước giảm 3% hộ nghèo/năm, riêng các huyện nghèo giảm trên 4%, thu nhập bình quân của hộ
nghèo năm 2010 tăng 2,3 lần so với năm 2005
32
+ Bảo hiểm xã hội đã có bước phát triển đáng kể, đối
tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2011 đạt ˆ10,1 triệu người, bằng gần 20% lực lượng lao động; bảo hiểm xã hội tự nguyện thu hút được trên 104 nghìn
người tham gia; trên 7,9 triệu người tham gia bảo hiểm
thất nghiệp /
- Các chính sách trợ giúp của Nhà nước 0à cộng déng
đối uới các nhóm có hoàn cảnh khé khan đã dong vai tro quan trọng trong uiệc hỗ trợ bảo đảm thụ nhập tốt thiểu
cho người đân ; + Hoạt động trợ giúp thường xuyên có nhiều chuyển
biến: số người hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên tăng
nhanh, từ 700 nghìn người năm 2007 lên 1,674 triệu người
năm 2011, chiếm 2% dân số; phong trào xã hội hóa chăm
sóc đối tượng được mở rộng, năm 2011 cả nước có khoảng
B80 cơ sở bảo trợ xã hội, hơn 1⁄3 trong số đó là các cơ sở
ngồi Nhà nước, ni dưỡng 20.000 người, về cơ bản,
nhóm đối tượng yếu thế bao gồm người cao tuổi từ 80 tuổi
trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp xã hội thường xuyên, người già cô đơn, người khuyết tật nặng và tâm
thần, trẻ em mồ côi đã được hỗ trợ, ổn định cuộc sống
+ Công tác trợ giúp đột xuất ngày càng được tăng
cường và phát huy hiệu quả: mỗi năm bình quân Nhà
nước chi khoảng 1.000 tỷ đồng và khoảng ð0-60 nghìn tấn
gạo để hỗ trợ các địa phương và người đân khắc phục thiên tai, ổn định cuộc sống; các phong trào tương thân, tương 41 do các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước, cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp đáng kể vào hỗ trợ đột xuất, khắc phục thiên tai :
Trang 18
- Nhà nước khéng ngitng tăng đầu tư cho phát triển các địch uụ cơ bản bao gồm giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch va thông tin truyền thông, đặc biệt ưu tiên cho người
nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo,
các xã đặc biệt khó khăn, lao động nông thôn, lao động
khu uực phi chính thức ouà các đối tượng yếu thế khác
+ Ngành giáo dục đã cơ bản hoàn thành phổ cập tiểu học vào năm 2000 và phổ cập trung học cơ sở vào năm
2010; thời kỳ 2001-2010, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học ở các cấp tăng đểu hằng năm, mỗi năm dạy nghề cho 1,8 triệu lao động, trong đó dạy nghề ngắn hạn là 1 triệu người, quy mô đào tạo nghề tăng 3,08 lần, quy mô giáo dục đại học tăng 2,35 lần; năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào
tạo đạt 40%, lao động qua đào tạo nghề là 25%; đã hình thành trên 10.000 trung tâm học tập cộng đồng và gần 700 trung tâm giáo đục thường xuyên
+ Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe đạt nhiều kết
quả nổi bật, năm 2011, 90% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đây đủ, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi còn 15,5%, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi còn 24%o, tỷ lệ
suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới ð tuổi thể nhẹ cân chỉ còn
17,8%, tỷ lệ suy đỉnh đưỡng ở trẻ em dưới ð tuổi thể thấp
còi còn 27,5%, 96% phụ nữ có thải được tiêm uốn ván,
83,4% phụ nữ có thai được khám thai từ 3 lần trổ lên;
mạng lưới y tế thôn, bản được củng cố; tuổi thọ trung bình của dân số đạt 73,2; số lượng người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng tăng, đạt õ8,5 triệu người, chiếm
67% dân số cả nước, trong đó Nhà nước hỗ trợ một phần
34
cho 16,8 triệu người, chiếm 28,7%, hỗ trợ toàn bộ cho
28,8 triệu người, chiếm 49,2%
+ Điều kiện về nhà ở cũng có nhiều cải thiện là kết quả của hàng loạt cơ chế, chính sách, chương trình hỗ trợ về
nhà ở của Chính phủ cho người nghèo, học sinh, sinh viên,
công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung và người có thu nhập thấp tại đô thị; chương trình xóa nhà tam cho hộ nghèo đã làm được 496.025 hộ/557.800 hộ,
đạt 84,7%; tỷ lệ hộ gia đình phải sống trong nhà tạm từ 24,6% giảm xuống 5,6% trong giai đoạn 2001-2010
+ Mục tiêu bảo đảm tất cả dân cư nông thôn được sử
dụng nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn quốc gia đã thực hiện
có kết quả Giai đoạn 2005-2010, tỷ lệ dân số nông thôn
được sử dụng nước hợp vệ sinh đã tăng từ 62% lên 80%
- Thông tin truyền thông cho người nghèo, vùng nghèo được tăng cường thông qua các chính sách cấp không thu
tiền báo, tạp chí Đến nay Nhà nuớc đã cấp không thu tiển 18 tờ báo, tạp chí và 20 loại chuyên dé, bao, tap chi khác nhau cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi,
vùng đặc biệt khó khăn với tổng số lượng báo, tạp chí,
chuyên đề phát hành hằng năm trên 31 triệu tờ Hệ thống phát thanh, truyền hình cơ bản phủ sóng đến thị trấn, thị
tứ, bản dân cư tập trung vùng cao, nhiều đài địa phương
đã có chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng
dân tộc , - Nguon lực cho an sinh xã hội đạt được mức độ xã hội
hóa cao cả về tài chính và tổ chức thực hiện Nhà nước giữ
Trang 19
xã hội thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia và
các dự án, chương trình khác Bên cạnh đó, thực hiện chủ
trương xã hội hóa đã huy động sự tham gia đóng góp tích cực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các
doanh nghiệp và sự tham gia của người dân Giai đoạn
2003-2011, tổng chỉ cho an sinh xã hội liên tục tăng lên, bình quân một năm chỉ 9ð nghìn tỷ đồng, bằng 6,6% GDP, trong đó ngân sách nhà nước chiếm 51% tổng chi an sinh xã hội Tuy nhiên, hệ thống an sinh xã hội còn nhiều hạn chế:
- Công tác tạo việc làm chưa bền vững, tỷ lệ thất nghiệp
khu vực nông thôn có xu hướng gia tăng (từ.1,05% năm 2000 lên 2,27% năm 2011), đặc biệt trong nhóm thanh
niên (tuổi từ 15 đến 24) lên tới 6,8%, chiếm 58% tổng số lao
động thất nghiệp, có trên 7,7% lao động nông thôn thiếu việc làm Chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, năm 2010
van con 50% lao động nông nghiệp (vùng đồng bào đân tộc
thiểu số còn trên 92% lao động nông nghiệp)
- Giảm nghèo chưa bển vững, nguy cơ tái nghèo cao, các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã
bãi ngang ven biển, hải đảo, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ nghèo còn rất cao Bất bình đẳng tuy không lớn so với một số nước trong khu vực, nhưng có xu
hướng tăng, hệ số GINI tăng từ 0,35 năm 1998 lên trên
0,4 năm 2010
- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội còn thấp, mới bằng
20% lực lượng lao động vào năm 2011 Bảo hiểm bắt buộc
36
mới bao phủ 70% lao động thuộc điện bắt buộc tham gia,
nguy cơø mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội cao; bảo hiểm xã
hội tự nguyện mới thu hút 0,32% số lao động thuộc diện tham gia Phần lớn lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp, khu vực phi chính thức chưa tham gia do thu
nhập thấp, điều kiện tham gia bị hạn chế; chính sách bảo hiểm thất nghiệp chưa bắt buộc đối với doanh nghiệp nhỏ
dưới 10 lao động
- Diện được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên còn
hẹp, mức chuẩn trợ cấp thấp; xã hội hóa công tác chăm sóc
người yếu thế chưa phát huy hết tiểm năng của cộng đồng và xã hội; tỷ lệ bao phủ của chính sách hỗ trợ cũng như
mức trợ cấp còn thấp, đặc biệt cho các đối tượng trẻ em, người khuyết tật nặng, người cao tuổi; công tác xác định
đối tượng và chi trả còn nhiều bất cập, chưa tách bạch rõ nhiệm vụ xác định đối tượng và chỉ trả
- Phạm vi hỗ trợ rủi ro đột xuất còn hẹp, mức hỗ trợ
chưa bù đắp, khắc phục được thiệt hại
- Bảo đảm giáo dục tối thiểu, mục tiêu phổ cập trung học cơ sở tại nhiều huyện miền núi vùng đồng bào dân tộc
thiểu số kết quả còn thấp; một bộ phận con em hộ nghèo,
hộ đồng bào dân tộc thiểu số chưa có điều kiện đến trường;
giáo dục nghề nghiệp cũng vẫn còn thấp, năm 2010, vẫn
còn trên 60% lao động chưa được đào tạo, đặc biệt trên
90% lao động dân tộc thiểu số chưa được đào tạo
- Mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân chưa đạt được
như mong muốn: tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới ð tuổi vẫn còn cao, đặc biệt đối với trẻ em nghèo đồng bào
Trang 20
dân tộc thiểu số; mới có 46% xã có trạm y tế đạt chuẩn
quốc gia; năm 2011, còn 33% dân số chưa tham gia bảo
hiểm y tế
- Vẫn còn hơn 900 nghìn hộ nghèo đang ở nhà tạm (trong đó có gần 400 nghìn hộ dân tộc thiểu số, chiếm 18,7% tổng số hộ dân tộc thiểu số); tại vùng thường xuyên
xảy ra thiên tai lũ lụt, nhà ở chưa đảm bảo; 80% công nhân ngoại tỉnh làm việc tại các khu công nghiệp ở thuê
nhà trọ chưa được bảo đảm điều kiện tối thiểu về nhà ở, vệ
sinh, điện, nước sạch và các dịch vụ chăm sóc con cái
- Việc bảo đảm nước sinh hoạt cho người đân sinh sống
tại những vùng cao, núi đá và vùng nguồn nước bị xâm mặn còn hết sức khó khăn Vẫn còn tối 80% người dân
vùng cao, vùng núi thiếu nước hoặc sử dụng nước không
bảo dam vệ sinh
- Thông tin truyền thông cho người nghèo, vùng nghèo
còn nhiều hạn chế, vẫn còn 1.800 xã, chiếm 16,4% số xã,
phường cả nước chưa có đài truyền thanh xã, tập trung chủ yếu vào các xã đặc biệt khó khăn; chỉ có 11% hộ đồng bào
dân tộc thiểu số ở các huyện nghèo, vùng sâu, vùng cao có
máy thu thanh; khoảng gần 25% hộ có máy thu hình Những hạn chế trên trước hết là do: nhận thức về vai trò của an sinh xã hội của cơ quan quản lý các cấp và
một bộ phận cán bộ, đảng viên, tổ chức, doanh nghiệp va
người dân chưa đúng và chưa đầy đủ; năng lực xây đựng chính sách an sinh xã hội còn hạn chế, việc tổ chức thực
hiện ở các cấp, nhất là cấp cơ sở còn nhiều bất cập, sự phối
hợp, lồng ghép các nguồn lực thực hiện các chính sách thấp; 38
mức độ xã hội hóa chưa đủ, chưa huy động được sự tham
gia mạnh mẽ của cộng đồng xã hội vào việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội; việc khuyến khích và tạo điều
kiện để người đân tự an sinh còn hạn chế; chậm tổng kết,
đánh giá các chương trình an sinh xã hội
2 Quan điểm và cách tiếp cận an sinh xã hội
giai đoạn 2012-2020
Giai đoạn 2012-2090 có những thuận lợi cơ bản như: sự Ổn định về chính trị, xã hội của đất nước, kinh tế
vẫn tiếp tục tăng trưởng; mức sống chung toàn xã hội từng
bước được nâng cao, tuổi thọ người dân cũng tăng lên; tích
lũy của người dân tăng lên, thể chế kinh tế thị trường tiếp
tục được hoàn thiện; truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc tiếp tục được phát huy; hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng
Tuy nhiên, uấn đề bảo đảm an sinh xã hội cũng" gặp nhiều thách thức: kinh tế thế giới chưa thoát khỏi
khủng hoảng, kinh tế trong nước còn khó khăn và tiểm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, khó lường; xu hướng già hóa dân số diễn ra nhanh hơn đặt ra các thách thức đối với hệ thống
an sinh xã hội do nhu cầu cung cấp các địch vụ chăm sóc người cao tuổi ngày càng nhiều hơn; chất lượng nguồn
nhân lực thấp; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao, nhất là miển núi, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số, giảm
nghèo chưa bền vững, chênh lệch giàu nghèo có xu hướng
gia tăng, hệ thống địch vụ xã hội, đặc biệt ở khu vực nông
thôn, vùng sâu, vùng xa còn thiếu nhiều và chất lượng thấp; 39
Trang 21
biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lụt điễn biến ngày càng
phức tạp và trầm trọng
Tình hình trên đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tiếp tục
hoàn thiện, đổi mới toàn điện về nhận thức, về hệ thống
chính sách an sinh xã hội cho phù hợp với phát triển kinh
tế - xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững
An sinh xã hội là khái niệm có nội dung rộng và ngày càng được hoàn thiện về phạm vi, đối tượng và chức năng trong việc hỗ trợ người dân đối phó có hiệu quả với các nguy cơ mất việc làm, giảm thu nhập do thiên tai, tai nạn
lao động, ốm đau và tuổi già Năm 2009, Liên hợp quốc
phát triển sáng kiến Sàn An sinh xã hội tập trung bảo
đảm cho mọi người đân có mức thu nhập tối thiểu và tiếp
cận được các dịch vụ xã hội cơ bản (chăm sóc y tế, nước
sinh hoạt hợp vệ sinh, nhà ở, giáo dục, xóa đói, giảm nghèo và các dịch vụ khác), đối tượng ưu tiên của Sàn Án sinh xã hội gểm 3 nhóm: trẻ em, người trong tuổi lao động
nhưng không có khả năng tạo thu nhập tạm thời hoặc
vĩnh viễn (người mất việc, người nghèo, người khuyết tật) và người cao tuổi
Ở nước ta, trong những năm qua Đảng và Nhà nước
đã tập trung để hỗ trợ người dân bảo đảm mức thu nhập
tối thiểu thông qua các chính sách, chương trình xóa đói,
giảm nghèo; các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đặc
biệt là 16 chương trình quốc gia, trong dé có 6 chương
trình tập trung vào hỗ trợ người dân về giáo dục, y tế, nhà
ở, nước sạch, thông tin truyền thông Do vậy, khái niệm an sinh xã hội ở Việt Nam cần được hiểu theo nghĩa rộng, 40
điểu này đã được khẳng định trong Hiến pháp và nhiều
văn kiện nghị quyết Đại hội Đảng, đồng thời cũng thể hiện
xu hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam
An sinh xã hội được hiểu: là một hệ thống các chính
sách uà chương trừnh do Nhà nước uò các lực lượng xã hội
thực hiện nhằm bảo dém mức lối thiểu uê uiệc làm, thu
nhập; trợ giúp xã hội cho các nhóm dân cư có hoàn cảnh
khó khăn; bảo đảm tiếp cận dịch uụ xã hội cd bản ở mức tốt thiểu cho người dân uễ giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch
va thông tin, truyền thông thông qua uiệc nâng cao năng
lực tự an sinh của có nhân, hộ gia đình bà cộng đồng
trong uiệc phòng ngừa, giảm thiểu va khac phục các rủi ro
do mét viéc lam, 6m dau, tan tdt, tuéi gid, thién tai, tác
động tiêu cục của kinh tế thị trường dẫn đến giảm hoặc bị mất thu nhập tam thời hoặc uĩnh uiên
Xuất phát từ khái niệm trên, ở đây, phạm vi của an
sinh xã hội như sau: ; ,
Nhóm 1: bảo đảm việc làm, thu nhập tối thiểu và giảm nghèo, gồm các chính sách tạo việc làm, giảm nghèo, bảo hiểm xã hội và các chương trình bảo hiểm khác cho người lao động, đặc biệt là người lao động bị mất việc làm, người
lao động trong các hộ nghèo, người lao động bị thiếu việc làm, người lao động nông thôn, lao động phi chính thức và
những người lao động khác
Nhóm 2: trợ giúp xã hội cho các nhóm có hoàn cảnh
khó khăn (trợ giúp xã hội thường xuyên, trợ giúp xã hội
đột xuất) bao gồm: trẻ em mồ côi, người già cô đơn không
Trang 22
bảo hiểm xã hội, người khuyết tật nặng, người nhiễm
HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc gia đình
nghèo, người đơn thân đang nưôi con nhỏ dưới 16 tuổi người gặp rủi ro, thiên tai
Nhóm 8: bảo đảm tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản ở mức
tối thiểu cho người dân về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch
và thông tin, truyền thông Tập trung ưu tiên người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo,
các xã đặc biệt khó khăn, người dân nông thôn và các đối
tượng khác
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 trổ thành nước
có thu nhập trung bình và hệ thống an sinh xã hội cần
hướng tới bao phủ toàn đân Tuy nhiên, do những điều
kiện cụ thể và những hạn chế nhất định về nguồn lực, an sinh xã hội cần phát triển theo hướng (1) phù hợp uới tình
hình phái triển kính tế - xã hội của đất nước, (2) tập trung
hỗ trợ người nghèo, người dân tộc thiểu số, người có hoàn cảnh đặc thù, (3) tiếp tục mở rộng xõ hội hóa viéc huy
động nguồn lực thực hiện an sinh xã hội, uà (4) tranh thủ
sự hợp tác quốc tế
Mục tiêu: Việt Nam phải cơ bản đáp ứng được
nhu cầu an sinh xã hột của người dân một cách tồn điện thơng qua:
- Nhà nước tạo cơ chế để mọi người dân có quyền được tham gia: việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phổ
cập giáo dục
- Nhà nước hỗ trợ cho các nhóm yếu thế, các đối tượng
đặc thù được tham gia, trong đó hỗ trợ toàn bộ cho người
42
có hoàn cảnh khó khăn tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tiếp cận đến giáo dục, nước sạch, thông tin truyền
thông và các trợ giúp xã hội khác; hỗ trợ một phần cho người thất nghiệp, người cận nghèo, người dân có mức thụ
nhập đưới trung bình, tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm
xã hội
Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm 0uụ đặt ra cho từng lĩnh uực như sau:
Hỗ trợ tạo uiệc làm tăng thu nhập: tiếp tục hoàn thiện
và thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi, chính
sách hỗ trợ học nghề, chính sách hỗ trợ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, ưu tiên
cho người nghèo, người dân tộc thiểu số thuộc các huyện
nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn
Giảm nghèo: đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị
quyết số 80/2011/NQ-CP ngày 19-5-2011 của Chính phủ
về định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020
và các chương trình, chính sách giảm nghèo, tập trung uu
tiên người nghèo, người dân tộc thiểu số thuộc huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn ;
Phát triển bảo hiểm xố hội: tiếp tục tăng nhanh đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và bảo đảm tính bền
vững của Quỹ Bảo hiểm xã hội thông qua việc hoàn thiện
tổ chức quản lý và chỉ trả bảo hiểm xã hội; nghiên cứu
Trang 23hưu trí ở mức cao hơn; sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội để
mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp đến
các doanh nghiệp có quy mô dưới 10 lao động, hoàn thiện
các chế độ và điểu kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp,
nâng cao hiệu quả hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm cho lao động thất nghiệp
Trợ giúp thường xuyên: xây dựng mức sống tối thiểu
làm căn cứ để xác định đối tượng và mức hưởng trợ cấp xã
hội thường xuyên Sửa đổi, bổ sung các chính sách trợ giúp
xã hội thường xuyên theo hướng mở rộng đối tượng và nâng dần mức trợ cấp, tăng cường hỗ trợ tốt hơn cho-tré em trong các hộ nghẻo Mở rộng sự tham gia của khu vực tư nhân vào triển khai các mô hình chăm sóc các nhóm đối tượng yếu thế dựa vào cộng đồng
Trợ giúp xã hột đột xuất: mỏ rộng điện được hưởng trợ giúp đột xuất đến các đối tượng bị tác động tiêu cực của
kinh tế thị trường Chính thức hóa việc hình thành quỹ dự
phòng trợ giúp đột xuất tại các địa phương
Đảo đảm giáo dục tối thiểu: mỗ rộng và tăng cường các chế độ hỗ trợ đối với các nhóm dân cư, đặc biệt là trẻ em, thanh, thiếu niên thưộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tham gia giáo dục, đào tạo và dạy nghề
Bảo đảm y tế tối thiểu: đổi mới công tác quản lý nhà
nước về bảo hiểm y tế, mở rộng chính sách hỗ trợ phí mua
bảo hiểm y tế cho người dân có thu nhập từ dưới trung
bình trở xuống hiện chưa bắt buộc tham gia; cải thiện dịch
vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân ở các tuyến cơ SỞ, ưu tiên
44
các huyện nghèo, xã nghèo, vùng miển núi, vùng sâu, vùng xa
Nhà ở: tiếp tục thực hiện chương trình xoá nhà tạm
cho 500 nghìn hộ nghèo đến năm 2013 và 900 nghìn hộ
nghèo đến năm 2020; đổi mới cơ chế hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp
Nước sạch: tập trung cải thiện tình hình cung cấp
nước sạch cho đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân cư bị xâm thực do nước biển dâng ;
Thông tín, truyền thông: cùng cố và phát triển mạng
lưới thông tin cơ sở bảo đảm dua thông tin nhanh chóng,
phù hợp với các tầng lớp nhân dân, nhất là với đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biến và
hải đảo / Cac gidi phap chung dé thuc hién bao gom:
(a) Tang cường sự lãnh đạo của các cấp uy Dang,
chính quyền trong việc thực hiện an sinh xã hội; cụ thé hóa các mục tiêu an sinh xã hội trong các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ hằng năm của các cấp
ủy Đảng; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị,
tạo sự đông thuận của toàn xã hội trong việc thực hiện các
chương trình, chính sách an sinh xã hội /
(b) Day manh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp
luật, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người
dân; phổ biến, giới thiệu các chính sách, chương trình an
sinh xã hội đang triển khai; tăng cường công tác thông tĩn; truyền thông về an sinh xã hội, chú trọng đến người dân
tại các hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo, vùng dân tộc
Trang 24
thiểu số, vùng núi; đẩy mạnh các phong trào, các cuộc vận động xã hội như ngày vì người nghèo, phong trào tương thân tương ái, xây dựng nhà tình nghĩa
(c) Tăng cường quản lý nhà nước về an sinh xã hội, rà
soát, đánh giá toàn diện các chính sách an sinh xã hội
hiện hành nhằm tiếp tục thực hiện các chính sách có hiệu quả, điều chỉnh những chính sách đang còn lất cập và bổ sung một số chính sách mới; tăng cường số lượng và chất
lượng đội ngũ chuyên môn, nghiệp vụ và cán sự xã hội để
bảo đảm cho người dân tiếp cận được dịch vụ xã hội cơ
bản; xây dựng chính sách khuyến khích khu vực ngoài
Nhà nước tham gia cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản;
hiện đại hóa công tác quản lý đối tượng an sinh xã hội; xây
dựng bộ chỉ số an sinh xã hội làm cơ số theo đõi, đánh giá
hiệu quả thực hiện an sinh xã hội trong từng thời kỳ và so
sánh với quốc tế
(d) Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã
hội, tranh thủ nguồn lực quốc tế, hợp tác chuyên gia, phát
triển các dự án kỹ thuật để thí điểm các chính sách, chương trình mới và nâng cao năng lực nghiên cứu, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá việc thực hiện để án;
xây dựng Báo cáo quốc gia về an sinh xã hội
Huy động nguồn lực thực hiện:
Giai đoạn 2012-2020, Nhà nước tiếp tục thực hiện các
chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến chính sách
hiện hành về an sinh xã hội, tập trung hỗ trợ đông bào dân tộc thiểu số nghèo, các nhóm yếu thế không có khả năng tham gia an sinh xã hội, đồng thời thực hiện xã hội 46
hóa rộng hơn thông qua việc tăng tỷ trọng đóng góp của cá
nhân và tổ chức trong tổng chỉ về an sinh xã hội 7
Trong giai đoạn 2012-2020, bình quân mỗi năm phải
bảo đầm tổng chi cho an sinh xã hội đạt khoảng 18,0% GDP
Trong đó, phần ngân sách nhà nước chiếm khoảng 30%
tổng chỉ an sinh xã hội và khoảng 11,ỗ% tông chi ngân
Trang 25
THUC HIEN AN SINH XA HOI CONG BANG,
HIEU QUA, GOP PHAN CUNG C6 VA
TANG CUONG SUC MANH TOAN DAN TOC
PGS TS PHAM VAN LINH*
1 Thực hiện an sinh xã hội trong diéu kiện
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa
Ở các mức độ khác nhau, mỗi quốc gia, dân tộc trong
quá trình phát triển đi lên luôn đòi hỏi phải giải quyết nhiều mâu thuẫn phát sinh trong xã hội, đó là các nhóm
lợi ích; bình đẳng và bất bình đẳng; giàu và nghèo; bộ
phận dân cư yếu thế trong xã hội; phát triển và kém phát triển; những rủi ro về kinh tế, môi trường, thiên tai; chiến tranh tác động lên các bộ phận dân cư Lịch sử phát triển của loài người đã chứng kiến các giai đoạn, mô hình nhà nước, trình độ tiến hóa và cách thức giải quyết của
mỗi quốc gia đối với những mâu thuẫn phát sinh này Đặc
biệt đến chủ nghĩa tư bản, với cơ chế kinh tế thị trường,
* Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương,
48
, -
tuy về bản chất, cho đến nay, chủ nghĩa tư bản không giải
quyết nổi mâu thuẫn cơ bản giữa trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất và chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, nhưng một số mâu thuẫn gắn với mô hình kinh
tế thị trường và một phần nào đó, vì sự tổn tại, yêu cầu của tiến hóa, của văn minh nhân loại, đồi hỏi mỗi quốc gia
này vẫn phải giải quyết các mâu thuẫn đó, trong đó có vấn
dé an sinh xã hội và vấn đề này càng được coi trọng hơn
trong chủ nghĩa xã hội
An sinh xã hội (Sociơl Security), xuất phát từ thuật ngữ tiếng Anh, lần đầu tiên chính thức được sử dụng,
chính là tiêu để của Luật An sinh xã hội ở Mỹ từ năm
1935, với nội dung được hiểu là: sự bảo đảm của xã hội
nhằm bảo trợ nhân cách cùng giá trị của cá nhân, đồng
thời tạo lập cho con người một đời sống sung mãn và phát triển tài năng đến tột độ Tiếp đó, nhiều tổ chức quốc tế cũng sử dụng và mở rộng nội hàm của thuật ngữ này gắn với mỗi giai đoạn lịch sử và mục đích quan tâm của các tổ
chức đó Trong Hiến chương Đại Tây Dương năm 1951, thuật ngữ an sinh xã hội được xác định: là sự bảo đảm
thực hiện quyển con người trong hòa bình, được tự do lam
ăn, cư trú, đi chuyển, phát triển chính kiến trong khuôn khổ pháp luật, được bảo vệ và bình đẳng trước pháp luật,
được học tập, làm việc, nghỉ ngơi, có nhà ở, được chăm sóc
y tế và bảo đảm thu nhập để có thể thỏa mãn nhu cầu thiết yếu Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năm 1952 dua
Trang 26
cấp cho các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để chống lại tình cảnh khốn khổ về
kinh tế và xã hội, gây ra bởi tình trạng bị ngưng hoặc
giảm sút đáng kể về thu nhập do ốm đau, thai sản, thương
tật trong lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già, tử vong; sự cung cấp về chăm sóc y tế và các khoản tiền trợ cấp cho
các gia đình đông con" Như vậy rõ ràng rằng, đây là
thuật ngữ đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, từ năm
1960 của thế kỷ XX, nhiều trường đại học trên thế giới còn
xây dựng thành môn học, thành khoa chuyên ngành để
đưa vào giảng dạy
Từ lịch sử hình thành và cách tiếp cận khác nhau về
an sinh xã hội có thể thấy, một số điểm chung, đó là hệ
thống các chính sách, giải pháp nhằm bảo vệ con người có được mức sống tối thiểu trước những tác động bất thường về kinh tế, xã hội và môi trường An sinh xã hội gắn với hoạt động của Nhà nước và là một trong những chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, theo đó: an
sinh xã hội nhằm mục đích đưa ra các giải pháp để bảo vệ
cho sự an toàn của một bộ phận thành viên trong xã hội trước những biến động của xã hội Cũng vì vậy, đối tượng
hướng tới của an sinh xã hội là bộ phận dân cư chịu những
tác động không mong muốn về kinh tế, xã hội và môi trường nhằm giúp họ có được mức sống tối thiểu để vượt
qua những tác động đó Từ những đặc điểm này cho thấy,
bản chất của an sinh xã hội mang tính nhân văn, nhân
đạo sâu sắc và đòi hỏi cao về công bằng và minh bạch
trong quá trình thực hiện 50
Từ thực tiễn công tác an sinh xã hội đã chỉ rõ, chức năng phòng ngừa, giảm tác động và khắc phục rủi ro, nhằm'bảo đảm duy trì mức sống tối thiểu liên tục của bộ
phận dân cư trước các tác động không mong muốn về
kinh tế, xã hội và môi trường Do đó, để an sinh xã hội
được bảo đảm đời hỏi phải thực biện phân phối lại thu
nhập dân cư dưới các hình thức khác nhau, nhưng chủ
yếu là các quỹ bằng tiền Ngày nay, trong các xã hội hiện đại, hệ thống an sinh xã hội trong quá trình vận hành
nổi lên một số yêu cầu cần chú ý: trước hết là tính hệ thống, được thiết kế thành nhiều tầng, nhiều nấc phù hợp với tính đa dạng của thực tiễn; các tầng, các bộ phận
an sinh xã hội này có mối quan hệ gắn bó chặt chế, thống
nhất với nhau Hơn nữa, yêu cầu về sự công bằng cũng được chú ý nhiều trong các chính sách về an sinh xã hội,
cùng một điều kiện như nhau cũng phải được đối xử như nhau Do tính nhân văn của công tác an sinh xã hội nên
ngoài trách nhiệm của Nhà nước thì xu hướng xã hội hóa
nhằm chia sẻ trách nhiệm của cộng đồng ngày càng được
quan tâm Bên cạnh đó, vì mục tiêu là sự hỗ trợ, bảo vệ
cuộc sống của cộng đồng dân cư, nên để duy trì sự hoạt
động đòi hổi phải có sự ổn định về tài chính và sự linh
hoạt trong tổ chức thực hiện
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, an sinh xã hội là một bộ phận trong các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về phát triển xã hội,
đồng bộ với phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc
phòng, an ninh và đối ngoại Nghị quyết Đại hội đại biểu
51
Trang 27
toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định: Xây dựng hệ
thống an sinh xã hội đa đạng, phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn
dân; Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành
Trung ương, khóa X cũng chỉ rõ: Từng bước mở rộng và cải
thiện hệ thống an sinh xã hội để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đa đạng của mọi tầng lớp nhân dân trong xã
hội, nhất là nhóm đối tượng chính sách, đối tượng nghèo
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, trong
Báo cáo chính trị của Đảng cũng xác định vấn đề an sinh xã hội trong thời gian tới cần tập trung: "Tiếp tục sửa đổi;
hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh
hoạt " Có thể thấy, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nói đến an sinh xã hội
và phúc lợi xã hội sẽ bao hàm một hệ thống các chính sách
và giải pháp nhằm vừa bảo vệ mức sống tối thiếu của
người dân trước những rủi ro va tac động bất thường trong cuộc sống; vừa góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tỉnh thần cho nhân dân Tuy về hình thức, an
sinh xã hội trong điều kiện mới cũng có điểm chung của mô hình kinh tế thị trường, nhưng đo yêu cầu định hướng
xã hội chủ nghĩa quy định nên về nội dung, bản chất và cách thực hiện cũng có nhiều điểm khác
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn hiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sdd, tr.228
52
- Thứ nhất, khác về đường lối, quan điểm, an sinh xã
hơi ư Việt Nam là một bộ phận của chính sách xã hội, là
sự cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đẳng, Nhà nước Việt Nam về các mục tiêu phát triển xã hội gắn với đặc điểm thể chế chính trị, văn hóa, xã hội, truyển thống,
tập quán, điểm xuất phát và trình độ phát triển về kinh
tế, xã hội của đất nước, có tiếp thu những kinh nghiệm thế giới Việt Nam chủ trương thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển - Thú hơi, việc thực hiện an sinh xã hội ở Việt Nam là
cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò lãnh đạo của Đảng, có Nhà nước trực tiếp tổ chức thực hiện theo chức
năng quản lý nhà nước, ngoài ra còn có các đoàn thể chính
trị, như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và các tổ chức chính
ˆ trị - xã hội khác
- Thứ ba, đối tượng thụ hưởng về an sinh xã hội ở Việt
Nam có cơ cấu, tính chất và phạm vi cũng khác so với
nhiều nước, do chiến tranh nhiều năm tàn phá đất nước, số gia đình chính sách, thương binh liệt sĩ, trẻ em bị chất
độc đa cam, không nơi nương tựa chiếm một tỷ lệ khá cao
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
từ bản chất của chế độ chính trị, hướng tới mục tiêu vì con
người, cơi con người là trung tâm của sự phát triển, nhằm
mục tiêu xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng và văn minh Việc thực hiện an sinh xã hội
ở Việt Nam, bên cạnh sự ủng hộ của cộng đồng, của bạn bè
quốc tế thì Nhà nước thực hiện sự quản lý, điều phối thu
Trang 28
hoạt, bảo đảm sự công bằng, minh bạch, hướng tới người
dân, do đân giám sát thực hiện
2 Thực hiện tốt an sinh xã hội công bằng, hiệu quả là trực tiếp phát huy sức mạnh toàn dân tộc
Xét về bản chất, thực hiện tốt an sinh xã hội là có ý
nghĩa nhân văn sâu sắc, thông qua các hoạt động cụ thể
trực tiếp khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương trợ trong cộng đồng, gắn kết các quốc gia, dân tộc trên thế giới Trong
nhiều giá trị nhân bản của loài người, tỉnh thần đồn kết
cộng đơng, tương thân, tương ái là một trong những nét đẹp mà mỗi quốc gia, dân tộc luôn trân trọng, gìn giữ
trong quá trình phát triển Chính nhờ những phẩm chất
tốt đẹp này đã tạo nên sức mạnh của cộng đồng, giúp con
người vượt qua rủi ro, vượt qua những khó khăn trong
cuộc sống Mục đích của an sinh xã hội là bảo vệ các thành
viên trong cộng đồng, với bản chất xã hội và truyền thống
nhân văn tốt đẹp, an sinh xã hội là điều kiện, là tiền đề để
gắn kết cộng đồng, khơi dậy tình thần đoàn kết, tương trợ
lẫn nhau, làm cho các quốc gia, dân tộc xích lại gần nhau
Bên cạnh đó, an sinh xã hội còn trực tiếp góp phần bảo đảm công bằng xã hội, bởi trên bình diện chung cả cộng
đồng, đây chính là công cụ, biện pháp để phòng ngừa,
giảm thiểu, hạn chế và khắc phục những rủi ro, góp phần
cải thiện đời sống nhân dân, nhất là bộ phận dân cư gặp
khó khăn, không may mắn trong cuộc sống Trên phương
diện kinh tế, an sinh xã hội là công cụ nhằm thực hiện
phân phối lại thu nhập, điểu tiết sự phân phối lại thu
54
Tƒ~-
nhập trong xã hội giữa những người giàu với người nghèo,
giữa các vùng, miền, lãnh thổ và các bộ phận dân cư Nhà
nước thông qua các chính sách cân đối, điều chỉnh các
nguồn lực hướng tới các đối tượng cần ưu tiên trong mỗi
giai đoạn
Từ những tác dụng tích cực, hiệu quả tổng hợp của chính sách này cho thấy, an sinh xã hội trực tiếp là nhân tố ổn định xã hội, là động lực cho sự phát triển Làm tốt
công tác an sinh xã hội sẽ góp phần củng cố và tăng cường
sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc: Trên thế giới ngày nay,
thực tiễn những bất ổn của một số quốc gia, dân tộc, sự
chia rẽ sắc tộc, suy thoái, bất ốn về kinh tế, chính trị, xã hội thường có nguyên nhân từ sự bất bình đẳng, nghèo đới, không bảo đảm về quyền con người, các vấn đề về lao
động, việc làm, thu nhập, suy cho cùng có nguyên nhân từ sự bất cập trong chính sách an sinh xã hội Trong nền
kinh tế thị trường, theo quy luật của thị trường, các nguồn
lực xã hội bị điều tiết bởi quan hệ cung - cầu, cạnh tranh, bởi quy luật giá trị, giá cả; do vậy, cùng với mặt tích cực
của cơ chế thị trường là thúc đẩy kinh tế phát triển cả
chiều rộng lẫn chiều sâu, coi trọng hiệu quả kinh tế thì
mặt trái của cơ chế thị trường là tính tự phát, vô chính phủ, cá lớn nuốt cá bé, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội, bởi phân hóa thu nhập, chưa kể những rủi do khác do chu kỳ kinh tế, khủng hoảng và các tác động không mong
muốn khác sẽ đẫn đến lạm phát, thất nghiệp Cùng với
thiên tai và các tác động không mong muốn khác về xã
hội, môi trường dễ dẫn tới những tổn thương của những bộ
Trang 29
phận dân cư trong xã hội, từ đó gây mất, ổn định, làm cần trở cho sự phát triển
6 Việt Nam, thực hiện an sinh xã hội công bằng, hiệu
quả là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta, được
thực biện thường xuyên, linh hoạt và gắn kết chặt chế,
ngay từ đầu với các chính sách kinh tế, xã hội, quốc
phòng, an ninh, được thể hiện nhất quán trong từng bước
phát triển của đất nước Chỉ tính riêng trong 10 năm thực
hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, công tác an sinh và phúc lợi xã hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, các chính sách cụ thể ngày càng hoàn thiện và đồng bộ hơn, đặc biệt là các lĩnh vực xóa đói, giảm
nghèo, các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục
và đào tạo, lao động việc làm; các lĩnh vực bảo hiểm xã
hội, ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội đã huy động toàn xã hội tham gia các hoạt động này, đặc biệt là các "phong
trào đến ơn, đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn", "lá lành
đùm lá rách" Do vậy, trong điều kiện khó khăn về kinh tế của khu vực và thế giới, cũng như ở trong nước, chúng ta
vẫn chủ trương chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng
trưởng khá, chính trị, xã hội ổn định Chúng ta đã hoàn thành 6/8 Mục tiêu Thiên niên kỹ, trong đó công tác xóa
đói, giảm nghèo được thế giới đánh giá cao, khắc phục có hiệu quả những thiệt hại do thiên tai, thời tiết và tác động của biến đổi khí hậu, tạo đà cho sự phát triển của đất nước trong thời gian đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Làm tốt 56
công tác an sinh xã hội có vai trò quan trọng trong phòng
ngừa, đối phó, hạn chế những tác động rủi ro, tăng cường sự gắn kết giữa các cộng đồng dân cư và lòng tín của nhân
dân với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, góp phần ổn
định xã hội Đồng thời, việc bảo đảm đời sống cho người
lao động cũng tạo cơ sở cho sự ổn định, yên tâm của người
dân, nhờ đó các nguồn lực xã hội sẽ được phát huy đầy đủ hơn, thúc đẩy sự tăng trưởng kính tế, góp phần tăng
cường sức mạnh toàn dân tộc
Tài liệu tham khảo:
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn hiện Đại hội đại biểu toờn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Su thật,
Hà Nội, 2011
2 Tim hiểu một số thuật ngữ trong Văn biện Đại hội XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011
3 Thuật ngữ An sinh xã hội Việt Nam
4 Chiến lược an sinh xã hội 2011-2020
5 Bảo đảm ngày càng tết hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, do Cổng thông tin điện tử Chính
phủ đăng tải 24-8-2010
Trang 30
XAY DUNG VA THUC HIEN HE THONG CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở NƯỚC TA TRONG DIEU KIEN KINH TE THI TRUONG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
TS NGUYÊN HỮU DŨNG"
Dat van dé
Án sinh xã hội có vị trí quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quếc gia An sinh xã
hội là nhằm thực biện quyền cơ bản của con người, thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội, góp phần xây dựng
một xã hội ổn định, hài hòa, đổng thuận và phát triển bền vững
Hệ thống chính sách an sinh xã hội có nội dung rất
rộng và ngày càng được hoàn thiện trong quá trình phát
triển của nhận thức và thực tiễn xã hội Phát triển hệ
thống chính sách an sinh xã hội là tạo ra một hệ thống lưới * Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ
Lao động - Thương binh và Xã bội Si
58
an toàn gồm nhiều tầng và linh hoạt cho mọi thành viên của cộng đông, xã hội trong trường hợp bị giảm hoặc bị mất
thu nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất do nhiều nguyên nhân khác nhau - gọi là những "rủi ro xã hội" Chính sách an sinh xã hội đựa trên cơ sở chia sẻ trách nhiệm xã hội,
được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương thức và biện
pháp khác nhau Phấn đấu để có được một hệ thống chính
sách an sinh xã hội phát triển, đủ sức phòng ngừa, hạn chế và khắc phục các rủi ro xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của mỗi quốc gia, cũng là mối quan tâm
chung của cả cộng đồng quốc tế Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm của nhiều quốc gia
trên thế giới về phát triển hệ thống chính sách an sinh xã
hội, Tổ chức Lao động Quốc tế (LO) đã đưa ra nhiều công ước và khuyến nghị về phát triển mạng lưới an sinh xã hội
ở các quốc gia thành viên, trong đồ phải kể tới Công tiớc số 102 năm 1959 quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội Hằng
năm, ILO thống kê tình hình thực hiện an sinh xã hội của các quốc gia trên thế giới và đưa ra các khuyến nghị tiếp tục hoàn thiện và phát triển mạng lưới an sinh xã hội 6 cae
quốc gia thành viên
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hệ thống chính
sách an sinh xã hội, song nhận thức và quan niệm về an sinh xã hội cũng còn rất khác nhau Đối với Việt Nam, đây
là vấn đề rất mới cả trong nhận thức luận, lẫn giải quyết các vấn để thực tiễn trong điểu kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Chuyên
để này có mục đích góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và
Trang 31
thực tiến của vấn để này ở nước ta, cung cấp thêm các căn
cứ khoa học cho những quyết sách của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội trong
gia1 đoạn mới
1 Nhận thức cơ bản về an sinh xã hội trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
1.1 Những khái niệm cơ bản uề ơn sinh xã hội Chính sách an sinh xã hội hình thành và phát triển
trong tổng thể chính sách kinh tế - xã hội của mỗi quốc
gia Đạo luật đầu tiên về an sinh xã hội trên thế giới là Đạo luật năm 1985 ở Mỹ và thuật ngữ an sinh xã hội được
chính thức sử dung (Social Security hoặc Social Protection) Đạo luật này quy định thực hiện chế độ bảo vệ
tuổi già, chế độ tử tuất, tàn tật và trợ cấp thất nghiệp
Đến năm 1941, trong Hiến chương Đại Tây Dương và sau
đó Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) chính thức dùng thuật
ngữ này trong các công ước quốc tế An sinh xã hội đã được
tất cả các nước thừa nhận là một trong những quyền của
con người Nội dung của an sinh xã hội đã được ghi nhận
trong Tuyên ngôn nhân quyển do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10-12-1948: "Tất cả mọi người với tư
cách là thành viên của xã hội có quyển hưởng an sinh xã hội Quyển đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa cần cho nhân cách và sự tự đo
phát triển con người " Ngày 25-6-1952, Hội nghị toàn thể của ILO đã thông qua Công ước số 102, được gọi là
60
công tước về an sinh xã hội (tiêu chuẩn tối thiểu) trên cơ sở tập hợp các chế độ an sinh xã hội đã có trên toàn thế giới
thành 9 bộ phận ;
Tuy nhiên, cho đến nay, có rất nhiều cách hiểu khác
nhau về an sinh xã hội do bản thân nó là một khái niệm có
nội hàm rất rộng và ngày càng được hoàn thiện về phạm
vị, đối tượng và chức năng trong việc hỗ trợ người dân đối
phó có hiệu quả với các rủi ro trong đời sống xã hội Với
cách tiếp cận khác nhau, các Tổ chức quốc tế đã đưa ra các
khái niệm khác nhau: -
Theo Tổ chức Lao động Quéc té (ILO): An sinh x4 hdi là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của
mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và
xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng nguồn thu
nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong Cung cấp chăm sốc y tế và trợ cấp
cho các gia đình nạn nhân có trẻ em
Theo Ngân hàng Thế giới (WB): "An sinh xã hội là những biện pháp công cộng nhằm giúp cho các cá nhân, hộ
gia đình và cộng đồng đương đầu và kiểm chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tốn
thương và những bấp bênh thu nhập
Theo Ngân hàng Phát triển châu A (ADB): An sinh xa hôi là các chính sách, chương trình giảm nghèo và giảm sự
yếu thế bởi sự thúc đẩy có hiệu quả thị trường lao động,
giảm thiểu rủi ro của người dân và nâng cao năng lực của
họ để đối phó với rủi ro và suy giảm hoặc mất thu nhập
Trang 32
Để thống nhất, có thể dùng khái niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (HO) mà nhiều nước dang sử dụng hiện nay Nói chung, hệ thống chính sách an sinh xã hội có hai chức năng rất cơ bàn:
- Thứ nhất, là đảm bảo an toàn cho mọi thành viên
trong xã hội ở mức tối thiểu về thu nhập, dịch vụ y tế và xã hội để cho phép họ sống một cuộc sống xã hội có ý nghĩa
- Thứ hai, là duy trì thu nhập, khi các thành viên xã
hội đang hoạt động kinh tế hoặc mọi công dân, khi nghỉ
hưu, cho phép họ duy trì được mức sống hiện tại trong các
trường hợp thất nghiệp, ốm đau, thai sản, tuổi già, tần tật,
mà không có khả năng tạo thu nhập
1.2 Mô hình cấu trúc hệ thống an sinh xã hội
trong kinh tế thị trường
Về lịch sử, từ cuối thế kỷ XIX, ở châu Âu, đã phát triển hệ thống an sinh xã hội, mà nòng cốt là hệ thống bảo hiểm xã hội Cho đến nay, hệ thống bảo hiểm xã hội của
các nước châu Âu được xây dựng theo một trong hai mô
hình: Bismarck (6 Dic) va Beveridge (6 Anh)
Mô hình Bismarck về bảo hiểm xã hội được xây dung
theo nguyên tắc phụ thuộc: Trước hết là trách nhiệm cá
nhân, sau đó là gia đình và cộng đồng, sau cùng là Nhà nước Đó là mô hình cơ bản theo nguyên tắc đóng - hưởng (Pay as you go hay PAYGO) Hầu hết các nước châu Âu
theo mô hình này
Mô hình Beveridge về bảo hiểm xã hội được phát triển nhằm bảo đảm mức sống và nhu cầu tối thiểu cho trẻ em,
62
cũng như người không có khả năng tự lo cho bản thân và
trách nhiệm chính về tài chính là Nhà nước (mô hình
Beveridge hướng vào bảo đảm phúc lợi cho nhóm đối
tượng từ nguồn thuế) Các nước như Anh, Ai Len, Hà Lan
theo mô hình này
Ngày nay, mô hình hệ thống chính sách an sinh xã hội
được hình thành rõ nét và phụ thuộc vào các mô hình phát
triển của từng quốc gia Có ba mô hình phat triển khá
điển hình là: mô hình kinh tế thị trường tự do (điển hình là Mỹ); mô hình kinh tế thị trường xã hội (điển hình là Cộng hòa liên bang Đức) và mô hình Nhà nước phúc lợi
(điển hình là Thụy Điển)
Tuy nhiên, xu hướng chung của các nước trên thế giới ngày nay là lựa chọn mô hình hệ thống an sinh xã hội hoàn chỉnh uà hiệu quả, kết hợp nêu cao trách nhiệm của
cá nhân, cộng đồng uà Nhà nước Đó là một hệ thống chính sách an sinh xã hội đa tổng, lính hoạt uà có thể hỗ
trợ lễn nhau, bảo đảm phòng ngừa, giảm thiểu uà khắc phục được các rủi ro xã hội cho mọi người, không một œi bi
gọt ra bên lễ xã hội (không bị loại trừ xã hội)
Theo quan niệm của Liên hợp Quốc, hệ thống chính
sách an sinh xã hội bao gồm các bộ phận cấu thành (các
trụ cột) cơ bản sau:
- Hệ thống bảo hiểm xã hội (hưu trí, bảo hiểm y tế,
chế độ trợ cấp, bảo hiểm xã hội ngắn bạn)
Trang 33
đình, cộng đồng trong việc bảo đảm an sinh
Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực châu Á - Thái Bình | A Dương (ESCAP) đã đưa ra một mô hình khái quát về cấu " | trúc hệ thống chính sách an sinh xã hội trên cơ sở nghiên Benefit (trợ cấp gia đình, địch vụ y tế công cộng, trợ cấp
người cao tuổi )
[ie - Hé théng tro cap tu nhan (Private Benefit Systems)
ity Các nguyên tắc cơ bản phát triển của hệ thống chính
ị sách an sinh xã hội là: đồn đơn, mọi người được quyền ti bảo đảm an sinh và tiếp cận hệ thống an sinh xã hội; chia
a sé trên cơ sở gắn bó, đoàn kết, liên kết, tương trợ, bù đấp
it gitta các cá nhân, các nhóm trong xã hội và Nhà nước;
Le công bằng uà bên uững, gắn trách nhiệm và quyền lợi,
giữa đóng góp với hưởng lợi; făng cường trách nhiệm các
chủ thể, thúc đẩy các nỗ lực của bản thân người dân, gia
[ ị cứu tình huống của một số nước trong khu vực (Thái Lan, | Han Quéc, Indénéxia ) nhu sau: , | | Cấp độ
CAP I (co ban):
Bảo hiểm xã hội
Hệ thống Rủi ro xã hội | Nhóm mục tiêu 1 Bảo hiểm y tế _ |lỐm đau, bệnh tật|Tồn thể cơng dân 2 Hưu trí Người già Toàn thể công dân 3 Bảo hiểm tai nạn - Tai nạn lao động nghiệp lao động - Bệnh nghề Người lao động nghiệp 4 Bảo hiểm thất _ | Thất nghiệp Người lao động Cấp độ Hệ thống Rủi ro xã hội | Nhóm mục tiêu Tạo việc làm tạm He thời trong khu vực Người bị mất việc 61 Ỉ ỗ “% thong Ne ng That nghiep |(người thất trợ tích R : Day nghé nghiép) Cực l Cho vay vốn Hệ thống cứu trợ
iúp đột xuất, tạm thời Người nghèo;
Tre sited xã hội |Hệ thống cứu trợ Nghèo đói Người thất nghiệp mm
thường xuyên
Nguồn: GS.TS Mai Ngọc Cường (Chủ biên) Xây dung va
hoờn thiện hệ thống chính sách ơn sinh xã hội ở Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009
Tại Hội nghị trù bị về "An sinh xã hội ASEAN" từ
ngày 28 đến ngày 29-6-2001 ở Xingapo, các nhà khoa học đã đưa ra một khái niệm mở rộng về an sinh xã hội Về tổng thể, hệ thống chính sách an sinh xã hội theo quan
niệm của ASEAN bao gồm:
- Hệ thống bảo hiểm xã hội và tiết kiệm: Bảo hiểm tai
nạn công nghiệp, y tế, người già, thất nghiệp Đó là hệ
thống có sự tham gia đóng góp của các bên tạo nguồn dự trữ
để sử dụng cho các trường hợp lúc tuổi già, ốm đau, thai sản,
chết, tàn tật, thương tật, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp
- Trợ giúp xã hội và những dịch vụ xã hội (trợ cấp) Đó
là loại phúc lợi xã hội trích từ thuế và các nhà tài trợ
- Chính sách thị trường lao động (bao gồm cả thị trường lao động tích cực và thụ động): tạo cơ hội việc làm;
Trang 34
hình thành nguồn nhân lực, phát triển kỹ năng nghề nghiệp; tìm kiếm việc làm (thông tin, giới thiệu việc
làm ); đào tạo lại; hỗ trợ tạo việc làm
Những năm gần đây, Thế giới đưa thêm khái niệm mới vào hệ thống an sinh xã hội gọi là lưới an toàn xã hội
(Social Safety Net) Tuy nhién, hién nay lưới an toàn xã
hội được hiểu với khái niệm rộng hơn, bao gồm cả chính sách việc làm, xóa đói giảm nghèo, hé trợ thu nhập nhằm khắc phục những rủi ro có tính chất đột xuất, trên
diện rộng như bão, lụt, khủng hoảng và suy thoái kinh tế, cải cách thể chế
Như vậy, hệ thống cấu trúc chính sách an sinh xã hội
với khái niệm rộng, bao gồm:
- Chính sách thị trường lao động và việc làm
- Chính sách bảo hiểm xã hội (bao gồm cả bảo hiểm
thất nghiệp), bảo hiểm y tế
- Chính sách trợ giúp xã hội
- Chương trình lưới an toàn xã hội (cổ tính tạm thời)
Đến năm 2011, Liên hợp quốc, mà nòng cốt là Tổ chức Lao động Quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới, đã đưa ra sáng
kiến Sàn An sinh xã hội (Social Protection Floor - SPF)
Tiên hợp quốc định nghĩa Sàn An sinh xã hội là một tập
hợp các chuyển nhượng an sinh xã hội cơ bản và dich vu
cốt lõi trong lĩnh vực y tế, nước sạch và vệ sinh, giáo dục,
thực phẩm, nhà ở, thông tin cứu trợ người và tài sản Giải pháp Sàn An sinh xã hội nhấn mạnh đến yêu cầu thực
hiện các chính sách an sinh xã hội toàn diện, có sự lồng
ghép và điều phối để bảo đảm các dịch vụ và chuyển
66
nhượng thu nhập trong suốt chu kỳ đời sống, trong đó đặc
biệt chú trọng đến nhóm người dé bị tổn thương
Mỗi quốc gia có thể lựa chọn một mô hình hệ thống
chính sách an sinh xã hội cho phù hợp với đặc điểm đặc
thù của nước mình Tuy nhiên, hệ thống đó cần phải đặt trong điểu kiện kinh tế thị trường và có tính đến yếu tế hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa
1.8 Vai trò của hệ thống chính sách an sinh xã
hồi đối uới phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia 1.3.1 Bảo đảm quyên cơ bản, đáp ứng nhụ cầu sống
của con người uà uì mục tiêu phát triển con người
An sinh xã hội lên quan đến con người và phát triển
con người Trong xã hội hiện đại và văn minh, các chính
sách an sinh xã hội được tiếp cận trên cơ sở quyển con
người Tức là hướng vào thỏa mãn ngày càng tốt hơn như
cầu an sinh xã hội của mọi người dân và thúc đẩy hòa nhập
xã hội nhóm yếu thế, nhất là nhóm có nguy cơ cao bị loại
trừ xã hội (người già không nơi nương tựa, trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt, người tàn tật, người nhiễm HIV/AIDS ) thông qua phát triển hoàn chỉnh hệ thống chính sách an sinh xã hội quốc gia đa tầng và linh hoạt Xã hội càng phát triển, đời sống con người càng phong phú, nhu cầu đáp ứng về an sinh xã hội càng đa dạng và tăng lên Bởi vậy, nhu cầu bảo đảm an sinh xã hội là một tồn tại khách quan trong xã hội phát triển Các nhu cầu về an sinh xã
:hội cơ bản bao gồm bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt
Trang 35
buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế ), tiếp cận các địch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản, nước
sạch sinh hoạt ), cứu trợ xã hội đột xuất và trợ cấp xã hội thường xuyên, phục hổi chức năng người tàn tật, người
nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS Mở rộng đối tượng thụ
hưởng, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ an sinh xã hội, tái hòa nhập tốt hơn đối tượng yếu thế và dễ bị tổn
thương vào cộng đồng sẽ góp phần quan trọng thực hiện
quyền cơ bản con người và phát triển con người toàn diện
1.3.2 Bảo đảm ơn sinh xã hội uừa là mục tiêu, uừa là
động lực thúc đẩy tăng trưởng binh tế uè phát triển bên Uuững trong kinh tế thị trường
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện và tiền dé để bảo đảm an sinh xã hội cho mọi người dân Đó là mục tiêu
cao ca của tăng trưởng kinh tế Ngược lai, bao dam an
sinh xã hội tác động trở lại, tạo động lực mới và tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định xã hội cho tăng trưởng
kinh tế bền vững Bởi vì, hệ thống chính sách an sinh xã
hội hướng vào phát triển con người, nguồn nhân lực, là yếu tố quyết định thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trong xã
hội hiện đại, phát triển con người có nội hàm rất rộng,
nhưng quan trọng nhất là phát triển nguồn lực con người
(nguồn nhân lực) đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đất nước Đó là sự phát triển con người để đạt tới
con người trưởng thành, có năng lực hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và sử dụng năng lực đó một
cách hiệu quả Tức là chuyển hóa nguồn nhân lực đưới
68
dang tiểm năng thành nguồn vốn - "vốn nhân lực", hay rộng hơn là "yốn con người" Đặc biệt, hệ thống chính
sách an sinh xã hội được thực hiện theo nguyên tắc công
bằng xã hội, gắn quyển lợi với nghĩa vụ, cống hiến với
hưởng thụ, coi đầu tư cho chính sách an sinh xã hội cũng chính là đầu tư cho phát triển sẽ là yếu tố quan trọng,
tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kính tế và
phát triển bền vững đất nước
1.3.3 Hệ thống chính sách an sinh xã hội hướng uào
thực hiện công bằng xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội
Hệ thống chính sách an sinh xã hội được xây dựng và
thực hiện dựa trên nguyên tắc rất cơ bản là công bằng xã hội và hài hòa lợi ích giữa các chủ thể, nhóm xã hội nhằm
đạt được sự đồng thuận xã hội Tác động của các chính sách an sinh xã hội đến thực hiện công bằng xã hội, tạo
đông thuận xã hội, được nhân dân đồng tình ủng hộ xuất phát từ đặc tính nhân bản và nhân văn của nó là lấy con
người làm trung tâm của sự phát triển (phát triển vì con
người, do con người và của con người) Do đó, các chính sách an sinh xã hội được đặt ngang tầm với chính sách
kinh tế và phù hợp với khả năng của nền kinh tế Điều này thể hiện khá rõ nét ở xu hướng phân bổ nguồn lực,
nhất là chi tiêu công cho lĩnh vực an sinh xã hội ngày càng
tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng Phân phối lại thông qua
chính sách an sinh xã bội là nhằm mục tiêu mở rộng cơ
hội cho mợi người trong việc thụ hưởng đầy đủ các thành
quả tăng trưởng và phát triển kinh tế, phòng ngừa và
Trang 36
hội khác, đặc biệt là thiên tai; không ngừng nâng cao chất
lượng cuộc sống của mọi người, là cd sở kinh tế, xã hội, tạo nên sự đồng thuận cao giữa các nhóm, tầng lớp dân cư
trong xã hội
1.3.4 Hệ thống chính sách ơn sinh xã hội tập trung uào giải quyết các uấn đề xã hội bức xúc trong các thời bỳ phát triển
Kñnh tế thị trường bao giờ cũng có sự cạnh tranh rất
gay gắt và xu hướng tối đa hóa lợi nhuận là động lực
mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, song cũng có rất
nhiều rủi ro và phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc,
nhất là vấn để nâng cao khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo, dạy nghề, vấn dé
việc làm và giảm thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, hòa
nhập xã hội nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương Hệ thống
chính sách an sinh xã hội được xây dựng và thực hiện dựa
trên các căn cứ lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro trong xã hội, nhất là rủi ro do mất việc lắm, tuổi già, ốm đau, biến đổi khí hậu, thiên tai, tác động tiêu cực của kinh tế
thị trường dẫn đến giảm hoặc bị mất thu nhập và giảm khả năng tiếp cận các địch vụ xã hội cơ bản Hệ thống
chính sách an sinh xã hội được xây dựng và triển khai
thực hiện là để giúp người dân phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro, nhất là ưu tiên giải quyết các vấn để xã
hội bức xúc nêu trên sẽ góp phần quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội và ổn định xã hội
1.3.5 An sinh xã hội uà hội nhập quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan mà các
quốc gia phải chủ động, mở rộng quan hệ hợp tác song phương, đa phương và phi chính phủ; tham gia ngày càng sâu rộng vào phân công lao động quốc tế, vào chuỗi giá trị gia tăng và mạng phân phối toàn cầu, chỉ có như vậy mới phát huy được lợi thế so sánh và khẳng định vị thế của
mình trong cộng đồng quốc tế Trong quá trình đó, vấn để
xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách an sinh xã hội
đáp ứng yêu cầu hội nhập là một trong những điều kiện của hội nhập, đồng thời cũng tác động rất lớn đến tăng
cường hợp tác quốc tế trong một sân chơi bình đẳng và
toàn cầu -
Đặc biệt, trong lĩnh vực an sinh xã hội, hệ thống chính sách này phải phù hợp với các công ước quốc tế, nhất là các công ước quốc tế về lao động của ILO mà các quốc gia
đã phê chuẩn, các cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương
mại quốc tế và các cam kết quốc tế khác như cam kết Côpenhaghen về phát triển xã hội, cam kết thực biện mục tiêu thiên niên kỷ Ở đây, quan trọng nhất là vấn để công bằng trong đối xử quốc gia; bảo đảm gắn tăng trưởng, phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội, trong đó tập trung ưu tiên vào mục tiêu xóa bỏ đói nghèo trên thế giới; thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu có đủ
việc làm như một ưu tiên cơ bản của các chính sách kinh
tế và xã hội, thúc đẩy hòa nhập xã hội bằng cách phát triển xã hội ổn định, an toàn và công bằng, dựa trên việc thúc đẩy và bảo vệ tất cả các quyển con người, không phân
biệt đối xử, khoan dung, tôn trọng sự đa dạng, cơ hội công
bằng, đoàn kết, an ninh và có sự tham gia của mọi người,
Trang 37
ké ca những người hoặc những nhóm dễ bị tổn thương và
bị thiệt thời Đó là, cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực
chung thực hiện tuyên bố Thiên niên kỷ và 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ quan trọng (xóa bỏ tình trạng
nghèo cùng cực và thiếu đói; đạt phổ cập giáo dục tiểu học;
tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ; giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em; tăng cường sức khỏe bà
mẹ; phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác: bảo đảm bền vững về môi trường; thiết lập quan hệ đối tác
toàn cầu vì mục đích phát triển)
2 Quá trình nhận thức của Đảng và Nhà nước về chính sách an sinh xã hội trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế ở nước ta
2.1 Nhận thức uề chính sách an sinh xã hội trong các nghị quyết của Đảng
Đối với Việt Nam, thuật ngữ "an sinh xã hội" mới chỉ
được sử dụng những năm gần đây, song Đảng và Nhà
nước Việt Nam đã có nhận thức rất sớm về chính sách an
sinh xã hội trong kinh tế thị trường và đặt trong tổng thể hệ thống chính sách xã hội hướng vào mục tiêu phát triển
con người Tư tưởng chủ đạo và xuyên suốt về hệ thống
chính sách xã hội của Đảng ta là coi chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm công bằng,
72
bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp chặt
chẽ, hợp lý phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng
bước và từng chính sách phát triển; bảo đảm hài hoà đời
sống vật chất và đời sống tỉnh thần, không ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi
lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất,
gắn nghĩa vụ với quyền lợi, cống hiến với hưởng thụ, lợi
ích cá nhân với lợi ích tập thể và cộng đồng xã hội
Sau hơn 25 năm đổi mới, từ thực tiễn đất nước và kinh
nghiệm quốc tế, nhận thức về chính sách an sinh xã hội trong hệ thống chính sách xã hội của Đảng ta ngày càng được hoàn thiện thể hiện rất rõ trong hầu hết các văn kiện cua Dang
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) đã khẳng định: "Chính sách
xã hội bảo đảm và không ngừng nâng cao đổi sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học
tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất Có chính
sách bảo trợ và điều tiết hợp lý thu nhập giữa các bộ phận
dân cư, các ngành và các vùng"! Đặc biệt lần đầu tiên,
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (được bổ sung, phát triển năm 2011) đã
tuyên bố cần phải: "Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội"
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương linh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, 1991, tr14,
2 Dang Céng sản Việt Nam: Văn biện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XT, Nxb Chính trị quéc gia - Su that, Ha N6i, 2011, tr.79
Trang 38
Thuật ngữ an sinh xã hội được chính thức sử dụng trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001):
Khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an
sinh xã hội Sớm xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Đại hội X của Đảng để ra mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại Trong đó, tiếp tục khẳng định quan điểm gắn
tăng trưởng kinh tế với thực hiện các chính sách xã hội
trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển Giải quyết tốt
các vấn đề xã hội đi đôi với phát triển kinh tế và ngang
tâm với phát triển kinh tế là vấn đề then chết, có ý nghĩa chiến lược, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường, nhất là vấn để việc làm, giảm thất
nghiệp, ưu đãi người có công, xóa đói giảm nghèo, bảo trợ
xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội Giải quyết tốt các
vấn đề này là làm lành mạnh hóa xã hội nhờ thực hiện
công bằng trong phân phối, sự bình đẳng trong quan hệ lao động, quan hệ xã hội, khuyến khích mợi người làm
giàu hợp pháp Đại hội X đã đưa ra tư tưởng chỉ đạo có
tính chất định hướng chiến lược là: Thực hiện tốt chính sách xã hội trên cơ sơ phát triển kinh tế, gắn quyển lợi
với nghĩa vụ, cống hiến với hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ hơn cho phát triển kinh tế - xã hội
Chính sách an sinh xã hội là một trong những bộ phận
hợp thành quan trọng nhất của hệ thống chính sách xã
74
hội, bao gồm hệ thống chính sách đa tầng và linh hoạt, với chức năng chính là phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, nhằm bảo vệ cho mợi thành viên trong xã hội, giúp họ
nâng cao khả năng phòng chống, vượt qua biến cố, hạn chế
tác động tiêu cực trước mọi rủi ro trong đời sống Chính vì
vậy, Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã chủ trương: Xây
dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y
tế toàn dân ; da dang hóa các loại hình cứu trợ xã hội
Tiếp đó, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng lần thứ 6 (khóa X) một lần nữa nhấn mạnh: Từng bước mở rộng và cải thiện hệ thống an sinh xã hội để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đa dạng của mọi tầng lớp
nhân dân trong xã hội, nhất là của nhóm đối tượng chính
sách, đối tượng nghèo
Đến Đại hội XI, nhận thức về hệ thống chính sách an
sinh xã hội tiếp tục được hoàn thiện và nâng lên tầm chiến lược về phát triển hệ thống chính sách an sinh xã hội trong giai đoạn mới, phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh
tế thế giới Nghị quyết Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: Tạo
bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo; cải thiện
điểu kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân
Điều đáng lưu ý là Báo cáo Chính trị tại Đại hội XI
của Đảng kết cấu riêng nội dung bảo đảm an sinh xã hội, trong đó chỉ rõ những quan điểm, định hướng lồn với
nhiều nội dung mới rất cụ thé cho từng nhóm chính sách
Trang 39
an sinh xã hội: "Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp
và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ,
giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu
thế, dé bị tốn thương, vượt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong đời sống Tăng tỷ lệ người lao động tham gia các
hình thức bảo hiểm Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ bảo
hiểm xã hội, chuyển các loại hình trợ giúp, cứu trợ xã hội
sang cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội dựa vào cộng đồng
Bảo đảm cho các đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn
định, hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng, có cơ hội tiếp cận
nguồn lực kinh tế, dịch vụ công thiết yếu Thanh tra, kiểm
tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội,
bao đảm thực hiện đúng, đầy đủ chế độ quy định đối với mọi đối tượng" Đảng ta nhấn mạnh trong giai đoạn mới
vấn để bảo đảm an sinh xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Chính vì vậy,
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 được Đại
hội XI của Đảng thông qua, đã để ra định hướng chiến
lược phát triển hệ thống chính sách an sinh xã hội, đó là: "Phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, ngày càng
mở rộng và hiệu quả Phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm
như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Khuyến khích và tạo
điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận và tham gia
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, Sảd, tr.228-299
76
các loại hình bảo hiểm Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi và không ngừng nâng cao mức sống đối với người có công Mở rộng các hình thức trợ giúp và cứu trợ xã hội, nhất là đối với các đối tượng khó khăn"'
9.3 Quá trình thể chế hóa lĩnh oực ơn sinh xã hội của Nhà nước
Cho đến nay, tuy Việt Nam chưa có một hệ thống
chính sách an sinh xã hội hoàn chỉnh, nhưng Nhà nước đã ban hành trên 70 loại chính sách về lĩnh vực an sinh xã hội (do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý) liên quan đến các đổi tượng khác nhau, từng bước phù hợp
với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập Các chính sách này có thể nhóm lại như sau:
Chính sách thị trường lào động là một trong những
trụ cột cơ bản của hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam,
không ngừng được đổi mới và hoàn thiện Cho đến nay, hệ thống chính sách thị trường lao động được xây dựng và
ban hành tương đối đồng bộ, phù hợp với kinh tế thị trường và yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là
khi gia nhập WTO
Trong chính sách thị trường lao động, hướng cơ bản
nhất là phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều chỗ việc làm
mới Trong những năm qua, với sự ra đời của Luật đất đai,
Luật doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật đầu tư,
1 Đẳng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, Sđd, tr.125-126
Trang 40
Luật cạnh tranh, Luật hợp tác xã đã góp phần tạo cơ sở pháp lý và môi trường thuận lợi cho các loại hình đoanh
nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế
trang trại, kinh tế hộ gia đình và hợp tác xã phát triển mạnh, xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất Đó
là những chính sách quan trọng, quyết định đối với tạo
việc làm cho lao động xã hội
Đặc biệt, Quốc hội đã thông qua Bộ luật lao động đầu
tiên của Việt Nam có hiệu lực từ 1-1-1995 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật lao động (năm 2002, 2006 và 2007), trong đó đã thể chế hóa những nội dung cơ bản
liên quan đến quan hệ lao động, thị trường lao động và việc làm
Trong quá trình phát triển, chính sách thị trường lao
động được kịp thời ban hành, bổ sung và sửa đổi theo
hướng thơng thống hơn Nhiều luật mới chuyên ngành
được xây dựng và thực hiện như Luật dạy nghề, Luật người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,
Luật bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp), Luật bảo hiểm
y tế, Luật bình đẳng giới nhằm tiếp tục hoàn thiện thể
chế, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động trong thị trường lao động Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy tạo việc làm đã được ban hành như thành lập Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện chức năng cho vay vốn ưu
đãi học nghề, tạo việc làm, giảm nghèo Hệ thống hỗ trợ kết nối cung - cầu lao động cũng được hình thành như
trung tâm giới thiệu việc làm, sàn giao dịch việc làm, tư
78
vấn tìm việc Ngoài ban hành các chính sách, luật pháp
trên, Nhà nước rất cơi trọng xây dựng và thực hiện các
chương trình mục tiêu để tập trung nguồn lực giải quyết những vấn để bức xúc nhất về thị trường lao động - việc làm như: Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm (giai
đoạn 1998-2000, 2001-2005, 2006-2010); chương trình tăng
cường nâng cao năng lực đào tạo nghề (giai đoạn 2001-2005, 2006-2010); chương trình đào tạo nghề cho nông thôn, bộ
đội xuất ngũ; chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm
nghèo (giai đoạn 1998-2000, 2001-2005, 2006-2010) Các chương trình này hướng vào hỗ trợ người thất nghiệp, người
chưa có việc làm, người nghèo và nhóm xã hội yếu thế tự
tạo việc làm hoặc tìm việc làm trên thị trường lao động
nhằm bao dam an sinh xã hội cho họ
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là trụ cột cơ bản nhất
của hệ thống an sinh xã hội ở nước ta Năm 1961, Điều lệ Bảo hiểm xã hội đầu tiên được ban hành kèm theo Nghị
định số 218/CP để áp dụng đối với công nhân, viên chức Nhà nước và lực lượng vũ trang Năm 1985, Hội đồng Bộ
trưởng ban hành Nghị định số 236/HĐBT về bảo hiểm xã
hội Năm 1995, Chương XII của Bộ luật lao động quy định
những nguyên tắc chung nhất về bảo hiểm xã hội Nghị
định sế 01/2003/NĐ-CP ngày 09-1-2003 sửa đổi, bổ sung một số điểu của Điều lệ bảo hiểm xã hội, trong đó mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đối với lao động có hợp
đồng lao động từ 3 tháng trở lên Đặc biệt, Luật bảo hiểm
xã hội được thông qua năm 2006 và có hiệu lực từ ngày