1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tài liệu Kế hoạch quản lý Môi trường (EMP) Cho tiểu dự án “Nâng cấp đê Lương Yên Khai đoạn từ K3+262.66 tới K6+133.1- Tỉnh Nghệ An - VN-Haz ppt

49 829 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

Tuy nhiên, những tác động này mang tính cục bộ, tạm thời và có thể được giảm thiểu bằng cách: i đảm bảo các nhà thầu tuân thủ tốt nguyên tắc xây dựng bằng cách áp dụng Quy tắc môi trường

Trang 1

Dự án quản lý thiên tai (VN-Haz)

Tháng 3 - 2012

Kế hoạch quản lý Môi trường (EMP) Cho tiểu dự án “Nâng cấp đê Lương Yên Khai đoạn

từ K3+262.66 tới K6+133.1- Tỉnh Nghệ An - VN-Haz

Trang 3

Quy đổi ngoại tệ

Unit = Việt nam Đồng (VND)

1 VND = 0.00004878048 $

1 $ = 20,500 VND

Các từ viết tắt

CBDRM Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

Trang 4

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

(i) Năm tài chính của Chính phủ Việt nam kết thúc vào 31/12 hàng năm Năm tài

chính trước đó đại diện bằng năm lịch trong đó năm tài chính kết thúc, ví dụ, năm tài chính 2000 kết thúc vào ngày 31/12/2000

(ii) Trong báo cáo này, “$” nghĩa là Đô la Mỹ (USD)

Trang 5

MỤC LỤC

Các từ viết tắt 1

MỤC LỤC 3

DANH SÁCH BẢNG 4

TÓM TẮT 4

I GIỚI THIỆU 7

II MÔ TẢ TIỂU DỰ ÁN 7

III HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 10

3.1 Đặc điểm chung và sử dụng đất 12

3.2 Chất lượng đất và nước 13

3.3 Thiên tai trong vùng Tiểu dự án 13

IV TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU 15

4.1 Sàng lọc an toàn và xác định các vấn đề 15

a Sàng lọc phù hợp 15

b Xác định các vấn đề 15

4.2 Các tác động tích cực tiềm tàng 15

4.3 Các tác động tiêu cực tiềm tàng 16

4.4 Các tác động xã hội 18

4.5 Tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu 18

a Giai đoạn chuẩn bị 18

b Giai đoạn xây dựng 18

c Giai đoạn vận hành 19

4.6 Tóm tắt các tác động và biện pháp giảm thiểu 20

V CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT TIỂU DỰ ÁN 20

5.1 Hoạt động nghiên cứu được thực hiện trong tiểu dự án 20

5.2 Chương trình giám sát môi trường 22

a Giám sát việc thực hiện của nhà thầu 22

b Giám sát hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu được đề xuất 22

VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN 23

6.1 Tổ chức và trách nhiệm 23

6.2 Giám sát và báo cáo 24

6.3 Phân bổ vốn 26

6.4 Tham vấn và phổ biến thông tin 26

PHỤ LỤC 1: CÁC QUY TẮC MÔI TRƯỜNG THỰC TIỄN CHO TIỂU DỰ ÁN 27

PHỤ LỤC 2: TOR CHO TƯ VẤN GIÁM SÁT XÂY DỰNG (CSC) 42

PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU 44

Trang 6

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu thiết kế cống 8

Bảng 2.2: Tóm tắt khối lượng chính của Dự án 9

Bảng 3.1: Thống kê tình hình bão, lũ và thiệt hại ở 2 xã Thanh Khai và Thanh Yên 13

Bảng 4.1: Kết quả quá trình sàng lọc các chính sách an toàn cho TDA Lương Yên Khai 15

Bảng 4.2: Các tác động tiêu cực của tiểu dự án 16

Bảng 4.3: Tóm tắt diện tích đất bị thu hồi của các xã 18

Bảng 4.4: Các tác động tiêu cực tiềm tàng của TDA 19

Bảng 4.5: Các biện pháp giảm thiểu được đề xuất cho TDA 20

Bảng 6.1: Trách nhiệm của các cơ quan đối với tiểu dự án 23

Bảng 6.2: Yêu cầu báo cáo 25

Bảng 6.3: Dự thảo kế hoạch cho tiểu dự án 25

DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Mặt cắt ngang của đê 8

Hình 2.2: Mặt cắt dọc của cống 9

Hình 2.3: Mặt cắt dốc lên đê 10

Hình 2.4: Vị trí của Tiểu dự án 11

Hình 3.1: Hiện trạng sử dụng đất vùng tiểu dự án 12

Hình 3.2: Bản đồ thiên tai khu vực tiểu dự án 14

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Tiêu chuẩn Quy tắc Môi trường thực tiễn cho tiểu dự án (ECOP)

PHỤ LỤC 2: TOR cho tư vấn giám sát môi trường (CSC)

PHỤ LỤC 3: Kết quả phân tích mẫu

Trang 7

TÓM TẮT

Bối cảnh: Tiểu dự án "Nâng cấp đê Lương Yên Khai đoạn từ K3 +262,66 K6 +133,1, tỉnh

Nghệ An" là một trong sáu tiểu dự án được thực hiện trong năm đầu tiên của Dự án Quản lý (dự án VN-Haz) Tiểu dự án đã được đề xuất với mục đích ngăn chặn lũ sông Cả để bảo vệ tính mạng và tài sản cho 10.756 người, và 651,8 ha (ha) đất nông lâm nghiệp của 2 xã Thanh Yên, Thanh Khai, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Mô tả: TDA bao gồm các hoạt động dưới đây: (a) Sửa chữa, nâng cấp 2,87km đê, (b) Làm

mới 4 cống dưới đê, và (c) xây dựng 780,8km đường cứu hộ và 29 dốc lên đê với mục đích ứng cứu đê trong mùa mưa bão

Tác động và biện pháp giảm thiểu: Chủ yếu là các tác động tích cực Những tác động tiêu cực

tiềm tàng có mức độ từ nhỏ tới trung bình và có thể giảm thiểu được và chủ yếu là do (a) thu hồi đất, (b) giải phóng mặt bằng (c) các hoạt động xây dựng, và (d) nguy cơ lũ lụt trong giai đoạn vận hành Tiểu dự án không có hoạt động nạo vét

Dự kiến diện tích đất bị thu hồi khi thi công dự án bao gồm đất vườn và đất nông nghiệp Tổng diện tích đất thu hồi vĩnh viễn là 13.300 m2, trong đó có 13.100 m2

đất nông nghiệp và

200 m2 đất vườn Việc thực hiện tiểu dự án sẽ ảnh hưởng đến tổng số 83 hộ gia đình (HHs), tương đương với 466 người bị ảnh hưởng (PAPS) Các hộ gia đình bị ảnh hưởng sẽ được bồi thường theo Khung chính sách tái định cư (RPF) và Kế hoạch hành động tái định cư (RAP) Trong vùng tiểu dự án, không có ngôi mộ và đền thờ hoặc bất kỳ công trình văn hóa nào bị ảnh hưởng Khu vực này chủ yếu là đất nông nghiệp, không có khu cư trú tự nhiên nào Các tác động tiêu cực tiềm tàng trong quá trình giải phóng mặt bằng và xây dựng chủ yếu là

do các hoạt động xây dựng và nâng cấp đê, tăng mức độ nhiễm nước, không khí, tiếng ồn, độ rung và ùn tắc giao thông địa phương Tuy nhiên, những tác động này mang tính cục bộ, tạm thời và có thể được giảm thiểu bằng cách: (i) đảm bảo các nhà thầu tuân thủ tốt nguyên tắc xây dựng bằng cách áp dụng Quy tắc môi trường thực tiễn (ECOP), (ii) duy trì mối liên hệ chặt chẽ với chính quyền và cộng đồng địa phương trong suốt thời gian xây dựng và (iii) có

sự giám sát chặt chẽ của các kỹ sư hiện trường và nhân viên môi trường ECOP của tiểu dự án được chuẩn bị và nó như là một phụ lục của tài liệu mời thầu và hợp đồng và được theo dõi và giám sát chặt chẽ của Tư vấn giám sát xây dựng và cộng đồng địa phương

Những tác động tiềm tàng trong giai đoạn vận hành có thể dẫn đến lũ lụt cục bộ khi bảo dưỡng tuyến đê (thường xuyên và/hoặc định kỳ) không đầy đủ và/hoặc hoạt động không phù hợp của các cống Để giảm thiểu rủi ro, các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm vận hành và bảo trì các công trình này sẽ được yêu cầu đảm bảo đủ năng lực và nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ này cũng như để thực hiện một Chương trình Cam kết Cộng Đồng (CEP) để nâng cao hiểu biết và nhận thức của cộng đồng gần đó về các vấn đề lũ lụt

Các hoạt động được triển khai trong khuôn khổ tiểu dự án: Để giảm thiểu những tác động

này, các biện pháp sau đây sẽ được tiến hành cùng với sự kết hợp chặt chẽ của chính quyền và cộng đồng địa phương đặc biệt là các hộ gia đình bị ảnh hưởng trong quá trình chuẩn bị, xây dựng, và hoạt động của dự án

1 Thực hiện hiệu quả và đúng tiến độ RAP;

Trang 8

2 Kết hợp ECOP vào tài liệu đấu thầu và tài liệu hợp đồng và thông báo cho nhà thầu;

3 Giám sát và theo dõi chặt chẽ việc thực hiện các chính sách an toàn của nhà thầu để đảm bảo thực hiện hiệu quả các biện pháp giảm thiểu các tác động trong quá trình giải phóng mặt bằng và xây dựng;

4 Chuẩn bị và thực hiện một chương trình Cam kết cộng đồng trong quá trình tham vấn với cộng đồng địa phương;

5 Đảm bảo vận hành hiệu quả các cống và có ngân sách phù hợp để bảo dưỡng tuyến đê

và đường cứu hộ

Trách nhiệm: Ban Quản lý dự án tỉnh Nghệ An (PPMU) sẽ chịu trách nhiệm bảo đảm thực

hiện hiệu quả EMP của tiểu dự án Lương Yên Khai, bao gồm báo cáo tiến độ thực hiện và việc thực hiện các chính sách an toàn của nhà thầu PPMU sẽ thiết lập một đơn vị bảo vệ môi trường và xã hội (PESU), đứng đầu là một nhân viên cao cấp, chịu trách nhiệm thực hiện hiệu quả các biện pháp an toàn cho tiểu dự án, bao gồm kết hợp phù hợp ECOP trong các tài liệu mời thầu và hợp đồng, đảm bảo rằng các nhà thầu nhận thức đúng nhiệm vụ này PPMU sẽ thuê một nhóm Tư vấn quốc gia để hỗ trợ và/hoặc thực hiện EMP, bao gồm giám sát định kỳ việc thực hiện của nhà thầu và giám sát chất lượng môi trường trong quá trình thực hiện

Ở cấp độ dự án, Ban Quản lý dự án Trung ương (CPMU) sẽ chịu trách nhiệm theo dõi và giám sát tổng thể tiến độ thực hiện tiểu dự án bao gồm các chính sách an toàn CPMU sẽ thuê một nhóm các Tư vấn quốc gia để hỗ trợ trong việc giám sát và theo dõi các biện pháp an toàn cho dự án, bao gồm cung cấp chương trình đào tạo các chính sách an toàn cho các nhân viên tiểu dự án

Ngân sách:

Chi phí thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong quá trình xây dựng, bao gồm đào tạo về quản lý môi trường cho công nhân, tham vấn với cộng đồng địa phương và các nhóm sử dụng nước, giám sát chất lượng môi trường, phân tích bùn cát và đền bù thiệt hại (nếu có) sẽ là một phần của chi phí xây dựng của tiểu dự án Chi phí này sẽ được đưa vào trong hợp đồng với nhà thầu và dự kiến bằng 1 % của chi phí xây dựng

Chi phí cho tư vấn giám sát thi công (CSC) giám sát hàng ngày việc thực hiện các chính sách an toàn của nhà thầu cũng như chi phí giám sát định kỳ đối với cấp tiểu dự án sẽ là một phần chi phí giám sát của tiểu dự án Phần chi phí này dự kiến là 1 % chi phí xây dựng

Chi phí giám sát định kỳ tại cấp dự án sẽ là một phần của chi quản lý dự án của CPMO; Chi phí thực hiện CEP sẽ là một phần chi phí giảm thiểu của tiểu dự án và sẽ có khoảng 30.000 USD được phân bổ cho tiểu dự án Chi phí này năm trong hợp phần 3 của Dự án Chi phí đào tạo chính sách an toàn cho cán bộ sẽ là một phần chi phí quản lý tiểu dự án

Trang 9

I GIỚI THIỆU

Tiểu dự án "Nâng cấp đê Lương Yên Khai đoạn từ K3 + 262,66 tới K6 +133,1" thuộc 2 xã Thanh Yên và Thanh Khai, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An là một trong sáu tiểu dự án được thực hiện trong năm đầu tiên của Dự án Quản lý thiên tai (VN-Haz) Mục tiêu của tiểu

dự án là sửa chữa và nâng cấp một đoạn đê xung yếu bên bờ tả sông Cả và các công trình dân dụng trên đê: (i) kiểm soát lũ và tiêu thoát nước, bảo vệ tính mạng và tài sản của 10.756 người

và 652 ha nông lâm nghiệp trong khu vực; và (ii) cải thiện điều kiện tuyến đê phục vụ giao thông địa phương và nâng cao năng lực ứng cứu đê trong mùa lũ Các hoạt động của tiểu dự

án bao gồm sửa chữa và nâng cấp đê, xây dựng lại các cống dưới đê, và xây dựng các dốc lên

đê và đường cứu hộ ứng cứu đê để bảo vệ đề trong trường hợp khẩn cấp Các hoạt động này

có thể gây ra các tác động tiêu cực đối với môi trường và cộng đồng địa phương trong các giai đoạn trước khi thi công, giai đoạn thi công và/hoặc trong giai đoạn vận hành Việc sàng lọc các biện pháp an toàn ứng với các tiêu chí được miêu tả trong Khung quản lý môi trường và

xã hội của dự án (ESMF) cho thấy tiểu dự án sẽ kích hoạt các chính sách án toàn của Ngân hàng Thế giới về Đánh giá môi trường (OP/BP 4.01) và Tái định cư không tự nguyện (OP/BP 4.12)

Để đảm bảo các tác động tiêu cực tiềm tàng được xác định và được giảm thiểu trong quá trình triển khai dự án tuân thủ theo chính sách OP/BP 4.01, một báo cáo Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) đã được chuẩn bị theo các hướng dẫn trong Khung quản lý môi trường và xã hội của dự án (ESMF) Báo cáo EMP này tóm tắt mô tả tiểu dự án, hiện trạng môi trường nền, các tác động tiêu cực tiềm tàng, và các biện pháp giảm thiểu được đề xuất thực hiện trong quá trình triển khia tiểu dự án EMP này cũng bao gồm Quy tắc thực tiễn môi trường (ECOP) để

áp dụng cho tiểu dự án, và được đưa vào các tài liệu mời thầu và hợp đồng xây dựng cũng như triển khai phạm vi cho việc giám sát chất lượng môi trường Kế hoạch hành động tái định

cư (RAP) và Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) của tiểu dự án cũng đã được chuẩn

bị và được trình bày riêng

Báo cáo ĐTM của tiểu dự án được chuẩn bị theo các Quy định thích hợp của Chính phủ và đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt

II MÔ TẢ TIỂU DỰ ÁN

Tiểu dự án thuộc địa phận hai xã Thanh Yên vàThanh Khai, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ

An Các công trình dân dụng sẽ được triển khai ở bờ trái đê sông Cả (xem vị trí tiểu dự án tại Hình 2.4)

Phạm vi của các hoạt động bao gồm:

a) Sửa chữa, nâng cấp đê Lương Yên Khai đoạn từ K3+262,66 đến K6+133,1 với chiều dài 2,87km

Chiều dài 2.870,4 m, nâng cao đỉnh đê lên trung bình 1,8m bằng đất đắp đầm chặt đạt =1,65 (T/m3); Cao trình đỉnh đê tại đầu đê +13,08, cuối đê +12,61 Mặt đê rộng 6,0m kết hợp đường giao thông, phần đường gia cố bằng bê tông M250, dày 20cm, rộng 5,0; dưới cùng là lớp đá

Trang 10

dăm tiêu chuẩn, lu lèn chặt dày 15cm; trung bình 10m bố trí 1 khớp nối ngang bằng bao tải tẩm nhựa đường; lề 2 bên rộng mỗi bên 0,5m bằng đất đắp;

Mái đê phía đồng được thiết kế với độ dốc m =2.0 và được trồng cỏ bảo vệ

Mái đề phía sôngcó độ dốc m=2.0 và được gia cố bằng lớp đá dày 25cm đổ trên một lớp đá hộc dày 10cm, phía dưới cùng được trải vải địa kỹ thuật HD250 Các lớp này được đặt theo ván khuôn bê tông M200 kích thước 10x20m, kích thước dầm (0.3x0.35m)

Cấp công trình là cấp III, với tần suất lũ thiết kế P=2% Thiết kế mặt cắt ngang của tuyến đê được minh họa như hình 2.1

Hình 2.1: Mặt cắt ngang của đê

Nguồn: Báo cáo chính của tiểu dự án, 2011

b) Làm mới 4 cống

Trên tuyến đê gồm có 4 cống được làm lại Kết cấu thân cống bằng bê tông cốt thép mác 200, móng cống gia cố bằng cọc tre đường kính 8-10cm, dài 2,0m, mật độ 25 cọc/m2; Bể tiêu năng bằng bê tông cốt thép mác 200, sân sau bằng đá hộc xây vữa mác 100 dày 0,3m Phía sông lắp cửa van Vị trí và các chỉ tiêu, thông số cống được trình bày trong Bảng 2.1 và Hình 2.2:

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu thiết kế cống

TT Tên cống Vị trí

Diện tích lưu vực (ha)

Lưu lượng thiết kế (m 3 /s)

Chiều dài cống Khẩu độ Ghi chú

Trang 11

Nguồn: Bỏo cỏo chớnh của tiểu dự ỏn, 2011

Hỡnh 2.2: Mặt cắt dọc của cống

Nguồn: Bỏo cỏo chớnh của tiểu dự ỏn, 2011

c Đường cứu hộ đờ và cỏc dốc lờn đờ

Đường cứu hộ đờ với chiều dài 780,8m tại xó Thanh Khai sẽ được nõng cấp và phục hồi Nền đường rộng 5,0 m với bề mặt rộng 3,5 m được làm bằng bờ tụng M250 dày 20cm Tuyến đường được thiết kế theo tiờu chuẩn đường giao thụng nụng thụn loại A của chớnh phủ, tốc độ

15 km/h 29 dốc lờn đờ (hỡnh 2.3) sẽ được bố trớ dọc theo tuyến đờ với cỏc thụng số kỹ thuật: Chiều rộng từ 2,5 - 5.0m, độ dốc i = 10% -12%, mặt đường kết cấu bằng bờ tụng M200, dày 20cm và dưới cựng là lớp đỏ dăm tiờu chuẩn lu lốn chặt dày 15cm

Tổng hợp khối lượng chớnh của tiểu dự ỏn được thể hiện tại bảng 2.2 dưới đõy

Bảng 2.2: Túm tắt khối lượng chớnh của Dự ỏn

30 95 350

500 2375

Phạm vi đóng cọc tre

Cọc tre D= 8-:-10 cm, L = 2.5m Mật độ 25cọc/1m2 Mật độ 25cọc/1m2

50 500 50 1111

Cọc tiêu BTCT M200#, 15m/1cọc Cọc tiêu BTCT M200#, 15m/1cọc

Cọc tiêu BTCT M200 Cách 3m làm 1 cọc

Trang 12

Hình 2.3: Mặt cắt dốc lên đê

Nguồn: Báo cáo chính của tiểu dự án, 2011

d Các hoạt động tại mỏ khai thác đất

Có 2 mỏ khai thác đất được đề cập trong Báo cáo nghiên cứu khả thi 2 mỏ này cách vị trí đề trong khoảng 6km Khảo sát thực địa về khối lượng, kết cấu và chất lượng của 2 mỏ đất này đã được thực hiện và đã xác định đất ở 2 mỏ này phần lớn là đất đồi Vị trí và khối lượng của các mỏ đất được thể hiện trong Bảng 2.3

Bảng 2.3 Vị trí và khối lượng của mỏ đất

Đường vận chuyển: Cách khu vực tiểu dự án khoảng 1km Tuyến đường vận chuyển không cắt ngang qua khu dân cư nào cả

Source: Main report FS, 2011

m=2.0

50 500 50

R900

R 90 0

Trang 13

e) Kế hoạch thực hiện tiểu dự án

2011:

- Từ 13/5 đến 23/6: Khảo sát địa hình

- Từ 18/5 đến 28/6: Khảo sát địa chất

- Từ 15/5 đến 15/6: Thu thập tài liệu về khí tượng thủy văn và kinh tế xã hội

- Từ 20/5 đến 20/6: Chuẩn bị báo cáo Đánh giá tác động môi trường

- Từ 20/6 đến 5/7: Thiết kế bản vẽ cơ sở

- Từ 15/7 đến 20/7: Kế hoạch đền bù

- Từ 20/7 đến 30/7: Nộp và phê duyệt dự án

- Từ 30/7 đến 15/9: Nộp cho Ngân hành Thế giới

- Từ 16/9/2011 đến 16/11/2011: Thiết kế bản vẽ thi công

- Từ 16/11 đến 30/12: Phê duyệt thiết kế chi tiết

2012:

- Từ 1/7 đến 30/9: Đền bù giải phóng mặt bằng

- Từ 1/9 đến 1/11: Chuẩn bị tài liệu, thiết bị, máy móc công trình dân dụng

- Từ 12/2012 đến 12/2013: Triển khai và hoàn thiện công trình

Hình 2.4: Vị trí của Tiểu dự án

Chiều dài tuyến 2,87km

Điểm đầu

Điểm cuối

Trang 14

III HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

Trong phần này sẽ cung cấp tóm tắt hiện trạng môi trường, các thông tin chi tiết được cung cấp trong báo cáo Đánh giá tác động môi trường của tiểu dự án

Khu vực dự án nằm trong lưu vực sông Cả và thuộc địa phận 2 xã Thanh Yên và Thanh Khai, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An Sông Cả bắt nguồn từ Thượng Lào, chạy theo hướng tây bắc - đông nam, qua các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, chảy dọc huyện Thanh Chương, chia huyện ra hai vùng: hữu ngạn và tả ngạn Mưa, lũ lớn trên sông Cả chủ yếu do bão, áp thấp nhiệt đới nhiều khi có sự phối hợp của không khí lạnh Mùa mưa trên lưu vực sông Cả từ tháng VIII đến XI, tập trung vào tháng IX và X Mưa ở hạ lưu sông Cả thường lớn hơn mưa ở thượng lưu, hướng di chuyển mưa cũng thường từ hạ lưu lên thượng lưu Mưa gây lũ đặc biệt lớn trên sông Cả thường kéo dài trên một tuần lễ

Hình 3.1: Hiện trạng sử dụng đất vùng tiểu dự án

Trang 15

3.2 Chất lượng đất và nước

Nước mặt: Kết quả phân tích được cung cấp bởi Viện Kỹ thuật Hóa sinh và Tài liệu nghiệp

vụ cho thấy các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột B1, sử dụng phù hợp cho mục đích tưới tiêu, ngoại trừ COD là vượt so với quy chuẩn

Nước ngầm: Chất lượng nước ngầm trong khu vực là khá tốt, tất cả các thông số nằm trong

giới hạn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng

nước ngầm), ngoại trừ Coliform và ammonia cao hơn một chút so với quy chuẩn

Đất: Có pH trung tính, hàm lưọng nitrat, kali, phốt pho từ nghèo tới trung bình Hàm luợng

các kim loại nặng như Cd, Pb, Hg, As trong đất nằm trong giới hạn cho phép tối đa các kim loại nặng trong đất (QCVN 03:2008-BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của các kim loại nặng trong đất)

Chi tiết kết quả phân tích mẫu đất và nước khu vực tiểu dự án được thể hiện trong bảng ở Phụ lục 3

3.3 Thiên tai trong vùng Tiểu dự án

Trong những năm gần đây, thiên tai trong khu vực tiểu dự án nói riêng và trong toàn bộ lưu vực sông Cả xảy ra một cách bất thường, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản như thể hiện trong Bảng 3.1

Bảng 3.1: Thống kê tình hình bão, lũ và thiệt hại ở 2 xã Thanh Khai và Thanh Yên

10 6 VND Bão Lũ Bị thương Chết Gia súc Lợn, gà

Nguồn: Báo cáo chính của tiểu dự án, 2011

Thiên tai trong khu vực tiểu dự án của huyện Thanh Chương thường được đặc trưng bởi các cơn bão, ngập lụt, nước biển xâm nhập, nước dâng, lũ, sạt lở đất, hạn hán, gió khô nóng, bão

và lốc xoáy Theo số liệu thống kê của tỉnh, có 67 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trực tiếp ảnh hưởng tới Nghệ An giai đoạn 1978-2009 Những hiện tượng này đã gây ra lũ lụt, lũ quét, ngập úng, kết quả là 1.000 người thiệt mạng, 300.000 ngôi nhà bị hư hại, một triệu ha hoa màu, và phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội Hình 3.2 trình bày một bức tranh tổng thể về thiên tai trong khu vực tiểu dự án

Trang 16

Hình 3.2: Bản đồ thiên tai khu vực tiểu dự án

Khu vực TDA

Trang 17

IV TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

4.1 Các tác động tích cực tiềm tàng

Các tác động tích cực của tiểu dự án bao gồm: Phòng chống bão, lũ lụt, ngập úng và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của 10.756 người dân sống trong khu vực và giữ ổn định sản xuất cho 651,8 ha đất nông lâm nghiệp của các xã vùng tiểu dự án

Ổn định bờ sông, ngăn chặn không cho sạt lở và xói mòn đất tiếp tục lấn sâu vào đất sản xuất nông nghiệp và khu dân cư sinh sống, tạo tuyến đường giao thông phục vụ đi lại và kiểm tra

đê khi có bão lũ xảy ra Đồng thời tạo nên một cảnh quan đẹp, môi trường trong sạch không

bị ô nhiễm do lũ lụt

4.2 Sàng lọc an toàn và xác định các vấn đề

a Sàng lọc an toàn

Một quá trình sàng lọc ban đầu được thực hiện phù hợp với các hướng dẫn trong Khung quản

lý môi trường và xã hội (ESMF) Mục đích của việc sàng lọc là xác định các tác động tiềm tàng có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và xã hội do các hoạt động của tiểu dự án gây ra

mà không thể giảm nhẹ một cách thỏa đáng và loại trừ các tiểu dự án tương đương các dự án loại A theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới

Tiểu dự án có đủ điều kiện đối với các tiểu dự án được cấp tài chính khi xem xét rằng tiểu dự

án không liên quan đến nguy cơ bom mìn chưa nổ và không tạo ra các tác động tiêu cực đáng

kể đến (a) môi trường sống tự nhiên quan trọng và/hoặc khu vực được bảo vệ bao gồm cả các khu bảo tồn được đề xuất; (b) tổn thất hoặc thiệt hại đến tài sản văn hóa, bao gồm cả các khía cạnh khảo cổ học (thời tiền sử), cổ sinh vật học, lịch sử, tôn giáo, văn hóa và các giá trị tự nhiên độc đáo, mồ mả và nghĩa trang; (c) chế độ nước, đặc biệt là dòng chảy và chất lượng nước; và (d) giao thông địa phương

Những tác động tiêu cực tiềm tàng của tiểu dự án có thể được giảm thiểu bằng cách áp dụng các biện pháp giảm thiểu đề xuất cho tiểu dự án được mô tả trong phần V và VI

b Xác định các vấn đề

Việc sàng lọc kỹ thuật đã được tiến hành phù hợp với các hướng dẫn trong ESMF để xác định các vấn đề an toàn về môi trường và xã hội tiềm tàng (Bảng 5.1 của ESMF) Kết quả sàng lọc được thể hiện trong Bảng 4.1 phù hợp với quá trình sàng lọc ban đầu được thực hiện trong thời gian chuẩn bị ESMF (Bảng A5.1 Phụ lục 5 của ESMF)

Bảng 4.1: Kết quả quá trình sàng lọc các chính sách an toàn cho TDA Lương Yên Khai Các vấn đề an toàn có liên

mả

Ghi chú: (1) Liên quan đến thu hồi đất và/hoặc tái định cư, (2) Liên quan đến dân tộc thiểu

số, (3) Liên quan đến dịch chuyển mộ, (4) Liên quan đến nguy cơ bom mìn chưa nổ; (5) Liên quan đến các công trình dân sự; (6 Liên quan đến nạo vét; (7) Liên quan đến vấn đề an toàn

Trang 18

đập; (8) Vấn đề xung đột trong sử dụng đất/nước; (9) Liên quan đến cấu trúc khu vực cửa sông

c Các tác động tiêu cực tiềm tàng

Việc điều tra và xem xét tài liệu đã được tiến hành để xác định và đánh giá các tác động tiêu cực tiềm tàng, bao gồm tham vấn với các cộng đồng địa phương và những người bị ảnh hưởng Bảng 4.2 tóm tắt các tác động tiêu cực của tiểu dự án Việc đánh giá được thực hiện theo hướng dẫn đưa ra trong ESMF

Bảng 4.2: Các tác động tiêu cực của tiểu dự án

- Tổng diện tích đất bị thu hồi vĩnh viễn 13.300

m2, trong đó 200 m2

là đất vườn và 13.100 m2đất nông nghiệp

- Có tổng số 83 hộ gia đình với 466 bị ảnh hưởng

Đáng kể, có thể được đền bù, không thể tránh khỏi

- Bùn cát và thực vật sẽ bị thải ra nguồn nước, ruộng và các kênh tưới gần đó

- Tăng nguy cơ an toàn đối với nguời dân địa phương và tạo ra xung đột tiềm tàng giữa công nhân và người dân địa phương

Trung bình, cục

bộ, tạm thời, có thể được giảm thiểu và không thể tránh khỏi

- Nguy cơ về bom mìn chưa nổ chủ yếu chỉ xảy ra tại các mỏ đất do các hoạt động xây dựng được thực hiện trên tuyến đê cũ

2 Giai đoạn xây dựng

Từ thấp tới trung bình, cục bộ, tạm thời, có thể giảm thiểu được, không thể tránh khỏi Các hoạt động thi công được triển khai trên một diện tích là 2,87km

- Tăng ô nhiễm bụi và tiếng ồn, độ rung, và lưu lượng giao thông do vận chuyển, bốc dỡ vật liệu xây dựng, và các hoạt động xây dựng khác

- Chất thải rắn sinh hoạt từ các công nhân xây dựng, khu lán trại, nhà bếp, nhà vệ sinh và rác thải rắn xây dựng

- Chất thải nguy hại như dầu thải, chất bôi trơn

Trang 19

- Ô nhiễm không khí do bụi và các chất khác gây

ra bởi xe tải, xe cộ, và các hoạt động bốc dỡ vật liệu

Từ thấp tới trung bình, cục bộ, tạm thời, có thể giảm thiểu được, không thể tránh khỏi

- Tiếng ồn, độ rung do vận chuyển và bốc dỡ vật liệu

- Ô nhiễm nguồn nước do nước thải chứa dầu mỡ

- Tăng lưu lượng giao thông địa phương tạm thời

do các phương tiện thi công vận chuyển

- Tăng nguy cơ an toàn cho cư dân địa phương và những phiền toái khác

- Làm hư hại đường giao thông địa phương

2.3 Các hoạt động

xây dựng khác, vận

hành máy móc,

thiết bị thi công và

hoạt động của công

- Tiếng ồn và độ rung gây ra bởi xe cộ, máy móc xây dựng

- Chất thải rắn sinh hoạt từ công nhân xây dựng, lán trại, nhà bếp, nhà vệ sinh

- Bố trí chất thải nguy hại không hợp lý như dầu thải, chất bôi trơn, và các vật liệu bị ô nhiễm do

rò rỉ dầu và nhiên liệu

- Xử lý và lưu trữ các chất độc hại, hóa chất và vật liệu xây dựng không đúng cách

- Xói mòn ở các mỏ vật liệu đất đắp và tuyến đê ảnh hưởng đến các kênh thuỷ lợi và các cánh đồng lúa

- Tăng lưu lượng giao thông địa phương tạm thời

do các phương tiện thi công vận chuyển

- Phát sinh chất thải rắn và lỏng Tăng sử dụng nguồn tài nguyên địa phương, tiểm ẩn xung đột giữa công nhân và người dân địa phương, các vấn đề sức khỏe và các tệ nạn xã hội

Nhỏ, có thể được giảm nhẹ trong quá trình thiết kế chi tiết Nâng cao năng lực thể chế cũng có thể giúp giảm nguy cơ

Trang 20

Các hoạt động Các tác động tiêu cực Mức độ

3.1 Rủi ro về lụt tại

địa phương tăng

lên do việc nâng

cao cao trình đê

- Thiệt hại tiềm tàng tăng cao khi có lũ lớn

Thấp, có thể giảm thiểu thông qua các hoạt động cam kết cộng đồng

4.3 Các tác động xã hội và biện pháp giảm thiểu

Bảng 4.3 tóm tắt số lượng các hộ bị ảnh hưởng và thu hồi đất, trong khi diện tích đất bị ảnh hưởng cuối cùng sẽ được xác định trong quá trình thiết kế chi tiết Việc giảm thiểu các tác động này sẽ tuân theo báo cáo RAP của tiểu dự án và báo cáo này đã được chuẩn bị phù hợp với RPF sẽ được đề xuất lên WB Chi tiết được cung cấp riêng

Bảng 4.3: Tóm tắt diện tích đất bị thu hồi của các xã

Tổng số Xã Thanh Khai Xã ThanhYên

Nguồn: Báo cáo Kế hoạch hành động tái định cư, 2011

4.4 Tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu

Các tác động tiêu cực tiềm tàng sẽ xảy ra trong suốt quá trình giải phóng mặt bằng, xây dựng,

và các hoạt động tại các mỏ đất đắp và khu phụ trợ Các tác động chính và các biện pháp giảm thiểu được nêu dưới đây:

a Giai đoạn xây dựng

Tác động:

Các tác động đến môi trường xảy ra do xây dựng các hạng mục như đào và đắp, xây dựng cống thoát nước, xây dựng đường cứu hộ và dốc lên đê kết hợp ứng cứu đê Tuy nhiên, các công trình có quy mô nhỏ, thời gian thi công ngắn, vì vậy lượng chất thải, bụi từ quá trình xây dựng, chất thải sinh hoạt của công nhân trên công trường, nước mưa chảy tràn là nhỏ, ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường

Đất đắp sẽ được lấy từ 2 mỏ đất cách khu vực thi công của tiểu dự án khoảng 6km Các mỏ đất này không nằm gần khu vực được bảo vệ, vùng sinh thái đặc trưng hoặc/và vùng tâm linh quan trọng của người dân địa phương Các mỏ đất này nằm trên 2 ngọn đồi với nhiều cây cối nhưng không có giá trị về sinh thía Tác động tiềm tàng của 2 mỏ đất này đến môi trường gồm

Trang 21

có: mất đất đồi, mất ổn định do việc lấy đất không đúng cách hoặc mất độ vững chắc kết cấu đất dẫn đến sạt lở; việc thải bùn đất xuống nguồn nước, bụi phát sinh sẽ tác động đến sức khỏe và tác động đến thị giác Tuyến đường vận chuyển vật liệu xây dựng sẽ không qua thôn xóm nào Tác động có thể xảy ra là do việc vận chuyển vật liệu bao gồm bụi, ô nhiễm không khí, an toàn giao thông và bụi Nguy cơ tiềm tàng đối với bom mìn chưa nổ tại mỏ đất cũng sẽ được điều tra, khảo sát

Các biện pháp giảm thiểu:

Các tác động trên có thể được giảm thiểu bằng việc: (a) đảm bảo áp dụng và giám sát việc thực hiện ECOP Liên quan đến các biện pháp giảm thiểu trong quá trình thi công và vận hành cũng như các yêu cầu khép kín tại các mỏ đất sẽ được đề cập bằng việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu trong Quy tắc môi trường thực tiễn (Phụ lục 1, Phần V, 5.4) Đối với các mỏ đất được sử dụng riêng cho tiểu dự án thì kế hoạch khép kín cho các mỏ đất này sẽ được chuẩn bị trong thời gian thực hiện CSEP theo yêu cầu của Quy tắc môi trường thực tiễn (ECOP); và (b) thực hiện tháo gỡ bom mìn chưa nổ tại các mỏ đất nếu cần thiết trước khi triển khai thi công Chi tiết các biện pháp giảm thiểu như sau:

Áp dụng ECOP: áp dụng ECOP (Phụ lục 1) được chuẩn bị cho tiểu dự án cùng với sự giám sát của Tư vấn giám sát xây dựng (CSC) và các kỹ sư hiện trường và phối hợp với chính quyền và cộng đồng địa phương ECOP sẽ được đưa vào tài liệu mời thầu và hợp đồng xây dựng CSC sẽ chịu trách nhiệm giám sát hàng ngày và giám sát việc thực hiện các chính sách

an toàn của nhà thầu và yêu cầu này sẽ là một phần của Đề cương tham chiếu của CSC (xem

dự thảo tại Phụ lục 2) Phạm vi ECOP được tóm tắt như sau:

- Phần 1 (Những quy định chung) yêu cầu nhà thầu (a) chuẩn bị kế hoạch môi trường chi

tiết theo hợp đồng (CSEP) quy định chi tiết các biện pháp cần thiết để tránh hoặc giảm thiểu các tác động tiêu cực trong quá trình thực hiện tiểu dự án, (b) giữ liên lạc chặt chẽ với chính quyền và cộng đồng địa phương trong suốt quá trình xây dựng, (c) đảm bảo

an toàn cho các cư dân địa phương, ngăn chặn các xung đột giữa công nhân trên công

trường và nhân dân

- Phần 2 (Quản lý xây dựng) mô tả các yêu cầu cụ thể cho các biện pháp giảm thiểu bằng

5 kế hoạch cụ thể nhỏ: Quản lý các hoạt động và công trình xây dựng, Quản lý chất lượng môi trường, Quản lý lán trại, Quản lý kho dự trữ, mỏ đá, và mỏ vật liệu, và Quản

lý việc nạo vét và kế hoạch giám sát Chi tiết về các kế hoạch phụ sẽ được đưa vào CSEP được chuẩn bị bởi nhà thầu và đã được phê duyệt và giám sát bởi các Tư vấn giám sát theo yêu cầu tại Phần 1

b Giai đoạn vận hành

Những tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội trong giai đoạn vận hành có thể do các tổ mối ở chân đê Để hạn chế quy mô và mức độ tác động, chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ với đơn vị quản lý đê điều để bảo vệ, tuần tra, bảo dưỡng đê, huy động nhân lực và vật liệu bảo vệ đê đặc biệt trong mùa lũ Ngoài ra, nguy cơ do hoạt động không phù hợp của cống trong mùa lũ có thể gây nguy cơ vỡ đê, gây ngập úng đồng ruộng Tuy nhiên, việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định vận hành (Luật đê điều năm 2006) cũng như nâng cao năng lực cho những người quản lý cống, giám sát và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng có thể làm giảm đáng kể nguy cơ này

Nâng cấp đoạn đê có sẵn và/hoặc đường cứu hộ và/hoặc hoạt động của các cống được nâng cấp hay làm mới có thể làm tăng mức độ xung đột sử dụng đất và nước Để tránh và/hoặc giảm bớt những tiềm ẩn này, một đánh giá nhanh đã được thực hiện từ 24 đến ngày 28 tháng

Trang 22

10 năm 2011 để xác định các khu vực/cộng đồng có khả năng bị ảnh hưởng bởi tiểu dự án, những người/vùng sẽ được yêu cầu để giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn Nếu có bất cứ vấn đề

cụ thể nào, các khu vực và/hoặc các vấn đề liên quan đến sử dụng đất và nước và/hoặc các xung đột tiềm ẩn trong khu vực tiểu dự án do việc thực hiện tiểu dự án, thì các biện pháp giảm thiểu sẽ được đề xuất Kết quả của khảo sát có thể được tóm tắt như sau:

Những người tham gia

Trong khu vực dự án: Các lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã (CPC), Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã (CNF), Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, các hộ gia đình bị ảnh hưởng của

xã Thanh Yên và Thanh Khai

Các khu vực đối diện (phía bên phải) bao gồm: các lãnh đạo UBND, Chủ tịch UBMTTQ xã, người dân của xã Nam Thượng

[i] Rủi ro từ việc tăng cao trình đê phía bờ tả sẽ đe dọa sự an toàn của tuyến đê phía bờ hữu, nhất là khi có lũ cực đoan Tuy nhiên, tăng cao trình đê không nhiều, tính toán thủy lực đã được thực hiện trong FS với toàn bộ dòng sông và nhiều hơn thế, các hộ gia đình

bị ảnh hưởng bên bờ hữu đã được thông báo về kế hoạch mới nâng cấp đê hữu của sông trong tương lai gần

[ii] Một số lo ngại về việc thu hồi đất (vĩnh viễn và tạm thời), nhưng tuyến đê chủ yếu là nâng cấp, vì vậy diện tích đất bị mất là nhỏ và vấn đề này sẽ được nêu trong báo cáo RAP

[iii] Tất cả những người tham gia mong muốn tiểu dự án được phê duyệt trong thời gian ngắn để những hộ gia đình bị ảnh hưởng có thể được hưởng lợi sớm nhất

[iv] Những người tham gia đề nghị thực hiện TDA trong thời gian sớm, và đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng công trình

Để giảm thiểu các tác động tiềm tàng, cần thiết phải thực hiện một Chương trình Cam kết cộng đồng (CEP) để nâng cao kiến thức và năng lực của các cộng đồng địa phương về các rủi

ro lũ lụt và làm thế nào để ứng phó với lũ Do đó, các hoạt động của Hợp phần 3 không chỉ bao gồm các xã Thanh Yên và Thanh Khai, mà còn được xem xét trên xã Nam Thượng phía

bờ hữu của sông nơi có thể bị đe dọa bởi các hoạt động của tiểu dự án CBDRM nên được thực hiện ở cả cấp huyện và cấp xã, bao gồm: quy hoạch phát triển và phát triển kế hoạch hoặc chiến lược giảm nhẹ rủi ro thiên tai, đào tạo và xây dựng năng lực cho việc phòng ngừa

và giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở cấp xã, đầu tư vào cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ đặc biệt là các công trình chống lũ lụt và hạn hán Đào tạo, nâng cao năng lực phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai ở cấp địa phương kết hợp với các biện pháp công trình của tiểu dự án sẽ nâng cao hiệu quả đầu tư tổng thể

4.5 Tóm tắt các tác động và biện pháp giảm thiểu

Bảng 4.4 tóm tắt các tác động tiêu cực tiềm tàng của tiểu dự án phù hợp với đánh giá ban đầu được tiến hành trong thời gian chuẩn bị ESMF Bảng 4.4 tóm tắt các biện pháp giảm thiểu được đề xuất cho tiểu dự án, trong khi việc tổ chức thực hiện và chi phí thực hiện EMP được

đề cập trong Mục VI

Trang 23

sinh học thiểu chủ yếu

Không khí, tiếng

ồn, độ rung

Đất, nước

Bùn, chất thải rắn

Rừng, khu cư trú tự nhiên

Cá, thủy sinh

Thu hồi đất, tái định cư

Dân tộc thiểu số

Văn hóa vật thể

Xáo trộn, cuộc sống cộng đồng

An toàn giao thông, lũ lụt

Các tác động phát sinh

hiệu quả ECOP và tham vấn với người dân địa phương

Lưu ý: Các tiêu chí sau đây được sử dụng cho việc đánh giá mức độ tác động: Không có (N) - không có tác động; Thấp (L) - công trình nhỏ, tác động

nhỏ, mang tính cục bộ, có thể hồi phục, tạm thời; Trung bình (M) - các công trình nhỏ ở ven biển/các khu vực nhạy cảm, quy mô công trình trung bình với những tác động vừa phải, chủ yếu là có thể phục hổi, có thể giảm thiểu và quản lý được, cục bộ, tạm thời, Cao (H) – quy mô công trình trung bình trong khu vực ven biển/nhạy cảm, các công trình quy mô lớn với các tác động đáng kể (xã hội và/hoặc môi trường) trong đó nhiều tác động là không thể phục hổi và yêu cầu phải bồi thường Cả M và H cần thực hiện các biện pháp giảm nhẹ, theo dõi và có các biện pháp bảo vệ

Trang 24

Trong quá trình xây dựng: Chuẩn bị CSEP và thực hiện các biện pháp giảm thiểu , bao gồm cả việc phủ xanh khi cần thiết

Nhà thầu; Chi phí là một phần của chi phí xây dựng

Trong quá trình xây dựng: giám sát chặt chẽ các hoạt động và giám sát việc thực hiện các chính sách an toàn của nhà thầu kết hợp với cộng đồng địa phương

PPMU/CSC, cộng đồng địa phương; chi phí để theo dõi, giám sát là một phần của chi phí giám sát

Giám sát và theo dõi định kỳ

PPMU và CPMU, Chi phí cho giám sát là một phần của chi phí quản lý dự án, WB cũng tiến hành giám sát

(2) quá trình

hoạt động

Thực hiện Chương trình Cam kết cộng đồng (CEP) với các cộng đồng địa phương nằm dọc khu vực tiểu dự

án để nâng cao kiến thức và năng lực ứng phó với lũ lụt

PPMU, Chi phí thực hiện là một phần của chi phí bảo vệ của tiểu

V CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT TIỂU DỰ ÁN

Phần này miêu tả chương trình giám sát đề xuất được thực hiện trong giai đoạn triển khai tiểu

dự án Chương trình sẽ bao gồm (a) giám sát việc thực hiện các chính sách an toàn của nhà thầu; (b) giám sát hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu đề xuất Nội dung của Mục 5.1 sẽ miêu tả chi tiết các hoạt động sẽ được triển khai trong khi Mục 5.2 sẽ đề cập đến phạm vi, quy

mô của chương trình giám sát

5.1 Hoạt động nghiên cứu được thực hiện trong tiểu dự án

Nhà thầu sẽ thuê một nhóm tư vấn trong nước (Tư vấn môi trường) để hỗ trợ việc lập kế hoạch và triển khai các biện pháp an toàn sẽ được nhà thầu thực hiện, bao gồm việc chuẩn bị

Kế hoạch Môi trường Dự án cụ thể (CSEP) và liên lạc với cộng đồng và chính quyền địa phương Cụ thể, Tư vấn môi trường sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

Ngày đăng: 25/02/2014, 23:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

b) Làm mới 4 cống - Tài liệu Kế hoạch quản lý Môi trường (EMP) Cho tiểu dự án “Nâng cấp đê Lương Yên Khai đoạn từ K3+262.66 tới K6+133.1- Tỉnh Nghệ An - VN-Haz ppt
b Làm mới 4 cống (Trang 10)
Bảng 2.1: Cỏc chỉ tiờu thiết kế cống - Tài liệu Kế hoạch quản lý Môi trường (EMP) Cho tiểu dự án “Nâng cấp đê Lương Yên Khai đoạn từ K3+262.66 tới K6+133.1- Tỉnh Nghệ An - VN-Haz ppt
Bảng 2.1 Cỏc chỉ tiờu thiết kế cống (Trang 10)
Tổng hợp khối lƣợng chớnh của tiểu dự ỏn đƣợc thể hiện tại bảng 2.2 dƣới đõy. - Tài liệu Kế hoạch quản lý Môi trường (EMP) Cho tiểu dự án “Nâng cấp đê Lương Yên Khai đoạn từ K3+262.66 tới K6+133.1- Tỉnh Nghệ An - VN-Haz ppt
ng hợp khối lƣợng chớnh của tiểu dự ỏn đƣợc thể hiện tại bảng 2.2 dƣới đõy (Trang 11)
Bảng 2.2: Túm tắt khối lƣợng chớnh của Dự ỏn - Tài liệu Kế hoạch quản lý Môi trường (EMP) Cho tiểu dự án “Nâng cấp đê Lương Yên Khai đoạn từ K3+262.66 tới K6+133.1- Tỉnh Nghệ An - VN-Haz ppt
Bảng 2.2 Túm tắt khối lƣợng chớnh của Dự ỏn (Trang 11)
Bảng 2.3 Vị trớ và khối lƣợng của mỏ đất - Tài liệu Kế hoạch quản lý Môi trường (EMP) Cho tiểu dự án “Nâng cấp đê Lương Yên Khai đoạn từ K3+262.66 tới K6+133.1- Tỉnh Nghệ An - VN-Haz ppt
Bảng 2.3 Vị trớ và khối lƣợng của mỏ đất (Trang 12)
d. Cỏc hoạt động tại mỏ khai thỏc đất. - Tài liệu Kế hoạch quản lý Môi trường (EMP) Cho tiểu dự án “Nâng cấp đê Lương Yên Khai đoạn từ K3+262.66 tới K6+133.1- Tỉnh Nghệ An - VN-Haz ppt
d. Cỏc hoạt động tại mỏ khai thỏc đất (Trang 12)
Chi tiết kết quả phõn tớch mẫu đất và nƣớc khu vực tiểu dự ỏn đƣợc thể hiện trong bảng ở Phụ lục 3 - Tài liệu Kế hoạch quản lý Môi trường (EMP) Cho tiểu dự án “Nâng cấp đê Lương Yên Khai đoạn từ K3+262.66 tới K6+133.1- Tỉnh Nghệ An - VN-Haz ppt
hi tiết kết quả phõn tớch mẫu đất và nƣớc khu vực tiểu dự ỏn đƣợc thể hiện trong bảng ở Phụ lục 3 (Trang 15)
Bảng 4.2: Cỏc tỏc động tiờu cực của tiểu dự ỏn - Tài liệu Kế hoạch quản lý Môi trường (EMP) Cho tiểu dự án “Nâng cấp đê Lương Yên Khai đoạn từ K3+262.66 tới K6+133.1- Tỉnh Nghệ An - VN-Haz ppt
Bảng 4.2 Cỏc tỏc động tiờu cực của tiểu dự ỏn (Trang 18)
Bảng 4.3 túm tắt số lƣợng cỏc hộ bị ảnh hƣởng và thu hồi đất, trong khi diện tớch đất bị ảnh hƣởng cuối cựng sẽ đƣợc xỏc định trong quỏ trỡnh thiết kế chi tiết - Tài liệu Kế hoạch quản lý Môi trường (EMP) Cho tiểu dự án “Nâng cấp đê Lương Yên Khai đoạn từ K3+262.66 tới K6+133.1- Tỉnh Nghệ An - VN-Haz ppt
Bảng 4.3 túm tắt số lƣợng cỏc hộ bị ảnh hƣởng và thu hồi đất, trong khi diện tớch đất bị ảnh hƣởng cuối cựng sẽ đƣợc xỏc định trong quỏ trỡnh thiết kế chi tiết (Trang 20)
Bảng 4.3: Túm tắt diện tớch đất bị thu hồi của cỏc xó - Tài liệu Kế hoạch quản lý Môi trường (EMP) Cho tiểu dự án “Nâng cấp đê Lương Yên Khai đoạn từ K3+262.66 tới K6+133.1- Tỉnh Nghệ An - VN-Haz ppt
Bảng 4.3 Túm tắt diện tớch đất bị thu hồi của cỏc xó (Trang 20)
Bảng 6.1: Trỏch nhiệm của cỏc cơ quan đối với tiểu dự ỏn - Tài liệu Kế hoạch quản lý Môi trường (EMP) Cho tiểu dự án “Nâng cấp đê Lương Yên Khai đoạn từ K3+262.66 tới K6+133.1- Tỉnh Nghệ An - VN-Haz ppt
Bảng 6.1 Trỏch nhiệm của cỏc cơ quan đối với tiểu dự ỏn (Trang 27)
Bảng 6.2: Yờu cầu bỏo cỏo - Tài liệu Kế hoạch quản lý Môi trường (EMP) Cho tiểu dự án “Nâng cấp đê Lương Yên Khai đoạn từ K3+262.66 tới K6+133.1- Tỉnh Nghệ An - VN-Haz ppt
Bảng 6.2 Yờu cầu bỏo cỏo (Trang 29)
Bảng 6.3: Dự thảo kế hoạch cho tiểu dự ỏn - Tài liệu Kế hoạch quản lý Môi trường (EMP) Cho tiểu dự án “Nâng cấp đê Lương Yên Khai đoạn từ K3+262.66 tới K6+133.1- Tỉnh Nghệ An - VN-Haz ppt
Bảng 6.3 Dự thảo kế hoạch cho tiểu dự ỏn (Trang 29)
Bảng 2: Bảng tổng hợp kết quả phõn tớch nƣớc ngầm - Tài liệu Kế hoạch quản lý Môi trường (EMP) Cho tiểu dự án “Nâng cấp đê Lương Yên Khai đoạn từ K3+262.66 tới K6+133.1- Tỉnh Nghệ An - VN-Haz ppt
Bảng 2 Bảng tổng hợp kết quả phõn tớch nƣớc ngầm (Trang 48)
Bảng 1: Kết quả chất lƣợng nƣớc mặt trong khu vực tiểu dự ỏn - Tài liệu Kế hoạch quản lý Môi trường (EMP) Cho tiểu dự án “Nâng cấp đê Lương Yên Khai đoạn từ K3+262.66 tới K6+133.1- Tỉnh Nghệ An - VN-Haz ppt
Bảng 1 Kết quả chất lƣợng nƣớc mặt trong khu vực tiểu dự ỏn (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w