Tài liệu Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể. pptx

68 743 1
Tài liệu Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể. pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bình đẳng giới trong quản môi trường đô thị các trường hợp cụ thể 1 Bình đẳng giới trong quản môi trường đô thị các trường hợp cụ thể GIỚI THIỆU VỀ CUỐN SÁCH Cuốn sách dành cho những an quan tâm đến việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực Quản môi trường đô thị (QLMTĐT). Việc thiết kế cuốn sách dựa trên giả thiết về sự nhạy cảm và sẵn sàng lồng ghép giới những không cần qua chương trình đào tạo mà học thông qua việc quan sát, việc mong muốn cải thiện cuộc sống của người dân trong cộng đồng, sự lắng nghe và hiểu mọi người. Do đó, chúng tôi cũng không muốn nói rằng những ai sẽ đọc cuốn sang này sẽ ngay lập tức sẽ trở nên nhạy cảm với các vấn đề giới. Nhưng ngược lại, nhạy cảm giới hay sự sẵn sàng trong việc lồng ghép giới sẽ là một điều kiện tiên quyết để sử dụng cuốn sách này một cách hiệu quả. May thay, trong việc thực hiện Dự án Vùng Đông Nam Á về Ứng dụng trong quản môi trường đô thị (dự án SEA-UEMA) trong những năm qua, chúng tôi đã nhìn thấy thêm nhiều người làm công việc thực tiễn có sự nhạy cảm giới trong lĩnh vực QLMTĐT. Do đó, chúng tôi tin tưởng rằng cuốn sách về những trường hợp cụ thể sẽ có ích cho nhiều cá nhân và tổ chức. Tại sao tôi nên đọc cuốn sách này? Cuốn sách này được thiết kế cho những nhà quản dự án và những người làm ở cộng đồng. Những trường hợp nghiên cứu được lựa chọn ở đây chủ yếu ở cấp độ dự án, những dự án này đã khuyến khích việc phân tích giới trong quá trình làm việc tại thực địa và được các chuyên gia giới tại từng quốc gia xây dựng nên. Việc xác định các vấn đề giới là bước quan trọng đầu tiên trong việc cải thiện những hoạt động giới ở cấp độ dự án. Do đó, cuốn sang này được dành cho việc cải thiện năng lực của người sử dụng nhằm tiến hành phân tích và xác định những vấn để giới, để từ đó có thể thiết kế những can thiệp phù hợp. Cuốn sách này đã được xây dựng trong nhiều năm trong quá trình thúc đẩy bình đẳng giới thông qua thực hiện dự án SEA_UEMA. Một trong những nhu cầu quan trọng được phát hiện đó là năng lực để xác định các vấn đề giới vẫn còn là một điểm yếu trong quá trinh đưa vấn đề giới vào những dự án liên quan đến QLMTĐT. Tôi sẽ sử dụng cuốn sách này như thế nào? Cuốn sách này được thiết kế cho việc tự học. Một cách tưởng, những nhà quản dự án và những người làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực QLMTĐT nên tham gia một loạt các tập huấn về lồng ghép giới nhằm được trang bị những kiến thức về phân tích giới. Tuy nhiên, trong thực tế, sẽ rất khó khăn cho những người làm công tác thực tiễn để tham dự các chương trình tập huấn thường xuyên khi có yêu cầu. Do đó, cuốn sách về các trường hợp điển cứu này được thiết kế cho những ai không có thời gian tham dự các chương trinh tập huấn giới nhiêu lần, và cho những người mong muốn nâng cao trinh độ kĩ năng của mình về phân tích giới. Hướng dẫn sử dụng cuốn sách 2 Bình đẳng giới trong quản môi trường đô thị các trường hợp cụ thể Cuốn sách này sẽ được bắt đầu bằng việc giải thích khung phân tích giới được xây dựng cụ thể cho dự án SEA-UEMA. Khung này đưa ra những khái niệm và lĩnh vực quan tâm nhằm tiến hành phân tích giới, và đây được coi như là những chỉ dẫn cho việc tiến hành phân tích giới. Các chương tiếp theo là những trường hợp cụ thể trong đời sống từ bảy quốc gia Đông Nam Á và được chia thành ba tiểu lĩnh vực: nước và vệ sinh, ô nhiễm không khí và quản rác thải. Và cuối cùng của từng trường hợp nghiên cứu sẽ đưa ra một số câu hỏi gợi ý. Chúng tôi cũng đề xuất rằng những người sử dụng cuốn sách này nên đọc kĩ phần khung phân tích giới trước, sau đó xem xét các trường hợp nghiên cứu cụ thể. Những trường hợp được sắp xếp ngẫu nhiên và không cần thiết phải đi qua các trường hợp này một cách thứ tự. Người sử dụng có thể thoải mái lựa chọn những trường hợp liên quan đến quốc gia của mình hay lựa chọn những trường hợp trong cùng bối cảnh lĩnh vực. Khi đã có ý tưởng cụ thể về khung phân tích, chúng tôi cũng khuyến khích người sử dụng phân tích giới cho các trường hợp. Người sử dụng cũng nên suy nghĩ về các câu hỏi được đưa ra ở phần cuối của các trường hợp, những câu hỏi này nhằm giúp đỡ người sử dụng trong việc đào sâu hoặc mở rộng những phân tích. Lời cuối Một điều quan trọng đó là phân tích giới là một quá trình khám phá và tìm hiểu, xác định đường đi đến với mục tiêu bình đằng giới và trao quyền cho phụ nữ. Khung khái niệm phân tích giới và những câu hỏi hướng dẫn, tất cả đều hướng đến mục đích này. Cung cấp những câu trả lời cho những câu hỏi này hay đưa ra một khung phân tích sẵn có sẽ làm hạn chế suy nghĩ của người sử dụng và do đó, chúng tôi không cung cấp một câu trả lời nào. Những người làm công tác đào tạo có thể sử dụng cuổn sách này, và có thể tự điều chỉnh độ dài của các trường hợp nhằm làm cho chúng dễ dàng được sử dụng trong các chương trình tập huấn. 3 Bình đẳng giới trong quản môi trường đô thị các trường hợp cụ thể CHƯƠNG II: KHUNG PHÂN TÍCH GIỚI VÀ QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ Ở ĐÔNG NÁM Á KHUNG CHO VIỆC PHÂN TÍCH VÀ NHỮNG NHU CẦU NGHIÊN CỨU Kyoko Kusakabe GIỚI THIỆU Dân số đô thị ở Đông Nam Á (ĐNA) đang gia tăng một cách nhanh chóng. Trong suốt những năm 1980, dân số đô thị chiếm khoảng 40% tổng dân số ở Philippine. Nhưng con số này đã tăng lên là 60% vào năm 2001. Tương tự, dân số đô thị ở Cambodia đã tăng lên gấp đôi từ 10% từ năm 1980 đến gần 20% vào năm 2001. Sự gia tăng tương tự cũng được ghi lại ở các quốc gia khác thuộc khu vực ĐNA. Với sự tăng nhanh về dân số, những vấn đề lien quan đến QLMTĐT trở nên thực sự quan trọng. Là những người lao động, người dọn dẹp cho gia đình, người mẹ và những người di cư, phụ nữ trải qua những kinh nghiệm và sự xuống cấp của môi trường đô thị một cách sâu sắc hơn nam giới (Momsen 2004). Sự khác biệt về giới tính, phân công lao động theo giới tính và các quan hệ giới, tất cả đã dẫn đến những ảnh hưởng khác nhau do môi trường xuống cấp lên phụ nữ và nam giới. Khác biệt giới cũng dẫn đến sự phân biệt đối xử trong việc phụ nữ và nam giới tiếp cận đến các dịch vụ của đô thị. Từ đó, sẽ rất quan trọng trong việc hiểu các kinh nghiệm và nhu cầu khác nhau của phụ nữ và nam giới trong lĩnh vực QLMTĐT. Tuy nhiên, vẫn còn có sự hạn chế trong việc nhận thức rằng khác biệt giớiquan hệ quyền lực dựa trên yếu tố giới đóng vai trò lớn trong QLMTĐT. Điều này biểu thị thông qua sự tham khảo không đầy đủ về các vấn đề giới trong chính sách và chương trình QLMTĐT ở Châu Á. Tầm quan trọng của việc đưa các khía cạnh giới cuối cùng đã được nhiều người làm chính sách và thực địa trong lĩnh vực này nhận ra, những thống kê, thông tin và số liệu vẫn còn thiết, chỉ có rất ít dự án nhận ra một cách đầy đủ và quan tâm những vấn đề và khó khăn trong việc đạt được bình đẳng giới tại cộng đồng. ĐƯA GIỚI VÀO CÁC DỰ ÁN Nhiều dự án phát triển gặp phải những vấn đề tương tự trong việc thiếu nhận thức về giới, thiếu năng lực cho việc phân tích giới, thiếu số liệu và thống kê để tiến hành phân tích giới v.v… Một trong những chiến lược chính được sử dụng trong việc lồng ghép giới đó là việc tạo ra các khung phân tích giới và bảng kê kiểm tra các vấn đề giới (Moser và Moser 2005; Levy 1992). Có một nhu cầu thực sự từ những người thực hiện dự án trong việc học “làm thế nào” để “đưa giới” vào dự án nhằm lồng ghép những khía cạnh giới vào dự án (Warren 2007). Các khung phân tích giới được giả định sẽ giúp người làm dự án “đưa giới” vào dự án. Nhưng cụ thề một khung phân tích giới là cái gì? ADB (2003) đã chỉ ra rằng một khung phân tích giới là 4 Bình đẳng giới trong quản môi trường đô thị các trường hợp cụ thể “Một công cụ linh động với những mục đích cụ thể để hỗ trợ việc xây dựng và thực hiện các chương trình và dự án làm tăng tối đa hiệu quả và sự tham gia của phụ nữ và nam giới, và bao gồm những sắp xếp thực hiện hiệu quả các chiến lược, chính sách, can thiệp và dự án” Định nghĩa này đã chỉ ra rằng khung phân tích giới là một công cụ nhằm cung cấp những ý tưởng và thông tin cụ thể cho một mục đích cụ thể của một dự án. Tuy nhiên, nhiều bàn luận về khung phân tích giới lại chỉ ra một cách khác. Khung phân tích giới tồn tại không phải để đưa vào dự án, mà để chỉ ra những cách nhìn khác nhau vào hiện tượng. Và mục đích cuối cùng không phải để cho dự án hiệu quả mà là thay đổi các cách và giá trị vẫn thường được làm để đạt được bình đẳng giới. Và như thế, Kabeer chỉ ra rằng không có một cách chính sách để “làm các vấn đề giới” và: Mục đích chính của khung phân tích đó là gây nên chú ý vào các quá trinh mà ở đó sự khác biệt giới tính đã được chuyển thành sự bất bình đẳng xã hội về giới tính trong các xã hội khác nhau (Kabeer, 1999:11). Hai định nghĩa này từ hai phương hướng khác nhau dựa trên những giá trị khác nhau. Như Warren (2007) đã lập luận, khung phân tích giới dựa trên những giá trị và hệ tư tưởng và không thể hiểu được nó nếu không hiểu về những giá trị đã hướng đến việc xây dựng khung phân tích. Tuy nhiên, khi các khung phân tích được ứng dụng tại thực địa, hai cách suy nghĩ này không cần thiết phải được phân định rõ. Điều này tạo nên sự lạm dụng các khung phân tích về các khung này được khuôn khổ nhằm cho phép người sử dụng hiểu về giá trị/hệ tư tưởng đằng sau nó. Như một hướng dẫn cho hệ tư tưởng của bình đẳng giới, một khung phân tích giới nên, diễn giải lại, Kabeer cho rằng (1999), không đặt ra một cách cứng nhắc trong việc nhìn nhận sự việc, mà (1) giới thiệu những giá trị sẵn có trong việc kiểm chứng các cách mà sự việc được thực hiện. Bình đẳng giới là một giá trị quan trọng, việc chia sẻ bình đẳng khối lượng công việc và đưa là quyết định là những giá trị quan trọng v.v… và những điều này sẽ được diễn tả qua khung phân tích giới. (2) làm cho công việc của những chuyên gia không chuyên về giới dễ dàng hơn trong việc hiểu những điều gì cấu thành nên những vấn đề giới và nhu cầu giới tại địa điểm và lĩnh vực cụ thể. Một cách tưởng, một khung phân tích giới cần có sự linh hoạt để ứng dụng vào nhuẽng bối cảnh khác nhau, và cụ thể để có thể có thể áp dụng được cho các câu hỏi trong các lĩnh vực. Fong và các đồng nghiệp (1996:2) chỉ ra rằng “phân tích giới có thể giới việc đảm bảo cung cấp các dịch vụ cho phụ nữ và nam giới mong muốn và những dịch vụ này phù hợp với điều kiện cụ thể của họ”. Sự linh hoạt ở đây ám chỉ việc không quá lơ mơ hay không quá mang tính khái niệm, mà điều này sẽ gây nên khó khăn cho những chuyên gia không thuộc lĩnh vực giới để tuân thủ. Sự linh hoạt được dựa trên sự hiểu biết về những gì có thể bao gồm trong những bối cảnh 5 Bình đẳng giới trong quản môi trường đô thị các trường hợp cụ thể khác nhau trong từng khu vực. Do đó, một điều quan trọng là khung phân tích giới cần phải được xây dựng dựa trên một bối cảnh, địa điểm và lĩnh vực cụ thể. Do đó, chương này sẽ giới thiệu một khung phân tích giới rất cụ thể cho khu vực ĐNA, lĩnh vực cụ thể là QLMTĐT, đặc biệt chú trọng vào những tiểu lĩnh vực: nước và vệ sinh, quản chất thải rắn và ô nhiễm không khí. Để đặt ra những bối cảnh địa và lĩnh vực, chương này sẽ đầu tiên trình bày tổng quát về tình trạng phụ nữ trong lĩnh vực QLMTĐT ở ĐNA từ những nghiên cứu và thống kê hiện thời. Dựa theo đó, chương này sẽ giới thiệu một khung phân tích có thể được sử dụng để xác định những vấn đề giới trong QLMTĐT ở ĐNA và xác định những lĩnh vực cần có sự can thiệp của dự án. Mặc dù không có khung phân tích giới cụ thể trong lĩnh vực QLMTĐT, nhưng có một vài khung phân tích giới liên quan và khung phân tích này sẽ được xây dựng dựa trên những nền tảng đó. Hướng dẫn trong phân tích về nước và vệ sinh do Wendy Wakerman xây dựng (1995) trong quá trình ESCAP (2003) xây dựng một loạt những chỉ số giới sử dụng những thống kê kinh tế vĩ mô. Cũng đã có những khung phân tích đã được xây dựng hoàn thiện và được ứng dụng như khung phân tích Harvard, Moser, Khung ma trận phân tích giới, Khung trao quyền của Lơngwe, và cách tiếp cận quan hệ xã hội của Naila Kabeer. Khung phân tích giới cho lĩnh vực QLMTĐT ở ĐNA đã được xây dựng vì: “Không có một tiêu chuẩn thuyết nào về phát triển, giớimôi trường, nhưng có khung phân tích bối cảnh về sự phát triển, phụ nữ và môi trường phản ứng và tương tác với nhau. Điều đó để nói rằng, quan hệ giữa phụ nữ và môi trường chỉ có thể được hiểu thông qua phân tích thể chế, mà ở đó hai yếu tố này tương tác với nhau, nơi mà ở đó sự phát triển diễn ra” (Zein-Elabdin, 1996, p.930). Do đó, để cho kết quả tốt nhất, một khung phân tích tách biệt phải được xây dựng cụ thể cho từng bối cảnh và vấn đề cụ thể. Hơn nữa, khung phân tích giới được ứng dụng tại thực địa trong quá trình xây dựng dự án sẽ không phải lúc nào cũng do những chuyên gia giới thực hiện. Mục đích của việc phát triển khung phân tích giới thực sự đã cho phép những chuyên gia không thuộc lĩnh vực giới tham gia vào việc phân tích giới. Theo nghĩa này, cần thiết phải xây dựng khung phân tích giới mà ở đó cần hoàn cảnh hoá rõ rang, thậm chí khó có thể thực hiện trong từng và mỗi bối cảnh cụ thể. QLMTĐT là một lĩnh vực tương đối mới. Tổng quan nghiên cứu về phụ nữ/những khía cạnh giớimôi trường chỉ ra rằng vai trò phụ nữ, trách nhiệm và việc sử dụng nguồn lực như đất, rừng và nước. Những nhấn mạnh về nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường thường đi đôi với tài nguyên thiên nhiên. Levy (1992:144) chú ý “cách đơn giản nhất gắn giớimôi trường là việc sử dụng nguồn tài nguyên của phụ nữ và nam giới”, nhận ra những hệ thống sản xuất và tiêu thụ nơi họ đang vận hành trong những bối cảnh cụ thể”. 6 Bình đẳng giới trong quản môi trường đô thị các trường hợp cụ thể  Trong bối cảnh QLMTĐT, sản xuất và tiêu thụ không trực tiếp với nhau, chúng phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, ngoài sản xuất và tiêu thụ, chúng ta cần chú ý đến lao động và những dịch vụ cung cấp. Vai trò của thị trường và nhà nước như là những người giữ cổng hay những rào cản của lao động và việc làm cho thể kết nối trực tiếp hơn ở khu vực đô thị hơn là nông thôn. Do đó, khung phân tích được sử dụng trong tổng quan về giớimôi trường không trực tiếp ứng dụng được cho việc phân tích giới trong QLMTĐT. CÁC VẤN ĐỀ GIỚI TRONG QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ Ở ĐÔNG NAM Á NƯỚC VÀ VỆ SINH Huynh (2007) chỉ ra rằng 48% hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Ở Dili, Đông Timor, chỉ có 43.8% dân số được tiếp cận đến nước sạch và 80% đã bị các bệnh do kí sinh trùng gây ra hay những bệnh khác. Không có hệ thống nước thải dẫn đến những bệnh dịch do muỗi và nước bẩn gây ra (Robertson, 2007). Trong những người dân sống trên thuyền ở Việt Nam, cả phụ nữ và nam giới phải làm việc dưới nước cả ngày và nước lụt lội đã gây ra những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng. Phụ nữ dễ bị tổn thương nhiều hơn vì chức năng tái sản xuất của mình và sức khoẻ sinh sản của do ảnh hưởng của nước bị ô nhiễm. Một phân tích giới ở Metro Manila chỉ ra rằng 33% dân số sống cùng với nước không thể sử dụng cho ăn uống, và 29% dân số không có thiết bị vệ sinh (Rivesa, 2007). Ở Deli, chỉ có 30% hộ gia đình được trang bị đường ống nước sạch, và 10% phải lấy nước từ nguồn không đảm bảo (Robertson,2007). Thiếu tiếp cận đến nước sinh hoạt là một vấn đề nghiêm trọng ở Dili, với 94% phụ nữ đã cho rằng tiếp cận đến nước là một nhu cầu quan trọng nhất. Ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, người dân phải mua nước từ những người bán nước rong và số tiền hàng tháng cho tiền nước có thể lên đến 100,000 VND, tương đương với 6.25 USD 1 (Huynh, 2007). Trong khi những người phải mua nước sạch chỉ có thu nhập từ 20.000 đến 30.000 VND/ngày thì đây quả là một số tiền không nhỏ cho người nghèo. Phân tích giới ở Surabaya, Indonesia chỉ ra rằng chỉ có 24.5 % những người được phỏng vấn có hệ thống nước máy (Wisjibroto, 2007). Trung bình, phụ nữ mất khoảng 30 phút để đi lấy nước hàng ngày, thậm chí nhiều người mất đến 60 phút. Thiếu tiếp cận đến các dịch vụ vệ sinh ở khu vực đô thị gây nên những tổn thất cho phụ nữ về vấn đề sức khỏe, tiền bạc và thời gian. Những nguồn lực tài chính cần thiết cho nguồn nước cũng  1 16.000VNĐ = 1 Đôla Mỹ 7 Bình đẳng giới trong quản môi trường đô thị các trường hợp cụ thể như quản chất thải rắn là những gánh nặng cho phụ nữ do phân chia lao động giới truyền thống. Phụ nữ thường là người quản tài chính trong gia đình, và điều này là những gánh nặng cho họ vì việc mua nước sẽ làm cho kinh tế của gia đình khó khăn hơn, điều này dẫn đến việc họ phải làm việc dài hơn và ít tiền hơn cho việc mua thức ăn. Ở Philippine, người dân thường có xu hướng sử dụng nước bị ô nhiễm làm nước uống nếu như nguồn cung cấp nước uống bị cắt cho việc chưa trả tiền (Rivetra-Santander, 2004). Là những người phải đi lấy nước, phụ nữ và trẻ em gái thường bị ảnh hưởng nhiều hơn. Ngoài tiền, sức khỏe và thời gian bỏ ra nhiều hơn, sức khỏe thể chất của phụ nữ cũng bị ảnh hưởng cho việc thiếu các dịch vụ môi trường đô thị. Ở Surabaya, 66.6% người trong nhóm được nghiên cứu sử dụng lòng sông cho việc đi vệ sinh và sử dụng nước sông hồ để tắm, mặc dù những hoạt động này gây nên những vấn đề không an toàn cho phụ nữ (Wisinubroto, 2007). Nhà xí ở trường học cũng gây ra những ảnh hưởng giới, đặc biệt ở những học sinh lớn. Syphoxay (2005) nghiên cứu tại một trường cấp ba ở Vientianne, Lào tìm ra rằng 68% học sinh nữ về nhà để đi vệ sinh trong khi chỉ có 38% học sinh nam làm điều này. Điều này bởi vì nhà xí ở trường học rất bẩn thỉu, và học sinh nữ cảm thấy ngượng ngùng khi sử dụng những nhà xí gần trường học. Trang thông tin điện tử về giới phát hiện ra rằng học sinh nữ, đặc biệt là học sinh mới lớn bỏ trường học vì thiếu những trang bị vệ sinh đúng cách. Nhà vệ sinh thường được nam giới thiết kế, trong khi những người này thường không nhạy cảm với những nhu cầu cụ thể của các trẻ em gái. Nhà vệ sinh của trẻ em trai và trẻ em gái thường được xây dựng quá gần nhau. Chỗ đi tiểu cho các bé trai thường quá cao nên thường xuyên chạy sang chỗ vệ sinh của các bé gái để đi vệ sinh. Trích dẫn trong một báo cáo của UNICEF của một nhóm làm việc liên tổ chức về nước và giới (2004) chỉ ra rằng một dự án về vệ sinh cho các trường học với những trang thiết bị riêng rẽ cho các trẻ em trai và trẻ em gái giúp đẩy nhanh việc đi học của trẻ em trai và gái đã giúp tăng số lượng trẻ em gái đi học tăng 11% qua các năm từ năm 1992 đến 1999. Phụ nữ cũng cần những trang thiết bị vệ sinh hơn nam giới. UNDP (2003:66) chỉ ra rằng ở những nước như Cambodia, Indonesia và Việt Na, phụ nữ rất ưu tiên việc xây dựng buồng vệ sinh trong ngôi nhà của họ, và đã thành công trong việc thuyết phục chồng họ để xây dựng buồng vệ sinh ngay trong nhà. Ở Nam Á, nơi phụ nữ thường bị phân biệt, phụ nữ dễ bị tổn thương khi có những trận lũ lụt vì những thực hành về văn hóa đòi hỏi phụ nữ đi ra ngoài thường phải có ai hộ tống (Parkinson, 2003). Mặc dù ở ĐNA thì đây không phải là việc phổ biến nhưng phụ nữ cũng bị ảnh hưởng nhiều do việc lũ lụt. Phụ nữ thường bị ảnh hưởng do hệ thống thoát nước nghèo nàn và việc lũ lụt ở những khu vực nấu nướng. Parkinson (2005) chỉ ra rằng khối lượng công việc nhiều của phụ nữ bị tăng lên cho một số do sau: 1) thiệt hại kinh tế, 2) sự đổ vỡ của hệ thống sinh kế mà trong đó họ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng lại, 3) đối mặt với những thay đổi xã hội 8 Bình đẳng giới trong quản môi trường đô thị các trường hợp cụ thể t nơi.  và tinh thần do phải đối mặt với cái chết, bệnh tật và cạn kiệt nguồn thức ăn sau khi lụt lột xảy ra. Ở Nam Á, Bapat và Agarwal (2003) đã chỉ ra trong nghiên cứu của họ tại Mumbai và Puna ở Ấn Độ rằng nước và vệ sinh là một trong những khó khăn gây nhiều sức ép và tiêu tốn về thời gian nhất, đặc biệt cho phụ nữ. Nhìn chung, trong lĩnh vực nước và vệ sinh ở ĐNA đã nhận thấy việc cần thiết tập trung vào nước nông thôn (xem Wackmen, 1995, Nhóm làm việc liên tổ chức về Giới và nước), trong khi nước và vệ sinh ở khu vực nông thôn đã được nhìn nhận là không nổi trội hơn. QUẢN CHẤT THẢI RẮN Quản chất thải rắn đô thị có thể được phân loại thành rác thải sinh hoạt, chất thải nguy hiểm, chất thải từ nông nghiệp và công nghiệp, bệnh viện và chất thải sinh học- y tế. Vấn đề quản chất thải rắn là những vấn đề liên quan đến việc thu lượm, xử chất thải, xử để tái sử dụng. Những nguy hiểm về sức khỏe là rất cao thông qua việc tiếp xúc với chất bài tiết hay những chất thải thô. Bệnh viêm gan, ỉa chảy, những bệnh dị ứng về da và mắt là rất phổ biến Phụ nữ và nam giới đóng vai trò khác nhau trong việc quản chất rắn. Thiếu các dịch vụ quản lý chất rắn có thể gây nên những khó khăn cũng như những nguy hiểm sức khỏe cho cả phụ nữ và nam giới. Ở Yogyakarta, Indonesia, dịch vụ thu gom chất thải rắn chỉ phục vụ được khoảng 25% các hộ gia đình (Sumiarani và Ayum, 2005). Phụ nữ thường có xu hướng bị thiệt thòi nhiều hơn do việc thiếu các dịch vụ do họ phải chịu trách nhiệm về việc vứt rác của gia đình. Ở Đông Timo, đã có báo cáo rằng vai trò của phụ nữ trong việc quản chất thải rắn đã gây cho họ không chỉ những nguy hiểm sức khỏe khi tiếp cận đến những nơi dổ rác ngoài trời, mà còn tạo nên những nguy hiểm cho họ khi những nơi vứt rác thải thường ở ngoài cộng đồng và đường đi đến nơi đổ rác thường không an toàn 2 . Phụ nữ và trẻ em thường ở nhà nhiều hơn nam giới, và ở những khu vực nông thôn nghèo, những phụ nữ làm việc tại gia đình thường có phải làm việc ở những nơi có điều kiện vệ sinh không an toàn vì nhà và nơi làm việc là mộ Ngamnetr (2005) báo cáo rằng những người lao động làm công việc tại gia đình thường làm việc dưới điều kiện không đảm bảo sức khỏe, không thông thoáng, nóng, chất độc hại hóa học và bụi, hệ thống rác thải nghèo nàn, và thời gian làm việc lâu tại nhà. Mạng lưới HomeNet ở Thái Lan đã và đang giới thiệu một công nghệ sạch cho những người làm việc tại gia đình nhằm cải thiện điều kiện làm việc của họ. Một điều quan trọng đó là phụ nữ phải được tham gia vào việc lên kế hoạch quản chất thải rắn. Ở những nơi như Lào và Thái lan, chất thải được ném trực tiếp xuống kênh, rạch và làm ô nhiễm kênh, rạch. Chounlemountry (2007) báo cáo rằng các cộng đồng ở ven các kênh ở Vientiane, phụ  2 Đối thoại cá nhân với Gabrielle Groves 9 Bình đẳng giới trong quản môi trường đô thị các trường hợp cụ thể nữ nhạy cảm hơn nam giới về tầm quan trọng của việc quản chất rắn hơn nam giới (55% phụ nữ, 46% nam giới). Trong những người làm công nhân rác thải, phụ nữ thường là người thu lượm rác, trong khi nam giới thường là người vận chuyển 3 . Do đó, phụ nữ dễ bị tổn thương hơn nam giới khi tiếp xúc với rác thải và từ đó cần phải yêu cầu việc bảo vệ được cải thiện và tập huấn đào tạo trong việc tiếp xúc với rác thải. Phụ nữ thường mang theo trẻ con nhỏ khi họ đi nhặt rác vì họ không sắp xếp được dịch vụ chăm sóc sức khỏe, và từ đó trẻ em cũng có nguy cơ đối mặt với môi trường ô nhiễm. Medina (trong trang web của WIEGO) chú ý rằng ở Port Said, Ai Cập, tỉ lệ trẻ em chết yểu ở những cộng đồng thu lượm rác cao gấp nhiều lần so với những cộng đồng khác do cứ ba trẻ em thì có một trẻ em chết dưới một tuổi. Muller và Schienberg (trong trang thông tin điện tử GDRC) chỉ ra rằng phụ nữ nhặt rác dễ bị tấn công/hiếp dâm trong khi làm việc ở những nơi hẻo lánh như là bãi rác. Rác rưởi từ công nghiệp có thể có những ảnh hướng bất lợi lên sức khỏe phụ nữ hơn so với nam giới. Ở Philippine, Maramba và các đồng nghiệp (2006) đã nghiên cứu về những ảnh hưởng của mỏ thủy ngân bị cấm. Họ đã phát hiện ra rằng tỉ lệ thủy ngân ở nhóm phụ nữ mang thai bị dễ ảnh hưởng hơn nhiều, điều này đương nhiên sẽ ảnh hưởng phụ nữ và trẻ em. Ô NHIỄM KHÍ Ô nhiễm không khí ở những thành phố Châu Á đang tăng nhanh. Mặc dù mọi người đều bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm khí, nhưng trẻ em và người già là những nhóm dễ bị tổn thương nhất. Đã có sự tăng nhanh tác động về hệ hô hấp đối với khu vực thành thị. Gần hai triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết hàng năm do ảnh hưởng về hệ hô hấp, theo cáo cáo từ trang web của Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh dịch, Sở sức khỏe và dịch vụ con người. Tổ chức sức khỏe thế giới WHO cũng ước chừng có khoảng 40% trường hợp có vấn đề về hệ hô hấp là do điều kiện môi trường. Với vai trò là những người chăm sóc người ốm, những ảnh hưởng do gánh nặng về khối lượng công việc lại tăng lên khi do những ảnh hưởng của môi trường lên sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Một vài phụ nữ va nam giới nghèo không có sự lựa chọn nào và phải làm việc trong những khu vực ô nhiễm khí. Những người bán hàng di động chủ yếu là khu nữ ở khu vực ĐNA, công an giao thông, chủ yếu là nam gới là những nhóm có nguy cơ rất cao do những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đường phố. Karita và các đồng nghiệp đã nghiên cứu sự liên hệ của bệnh ho mãn tính và ho đờm của nhóm công an giao thông ở Bangkok (nơi ô nhiễm khí nặng) và ở Ayuttay (nơi ít tắc nghẽn giao thông). Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng do một số định kiến,  3 Thành phố Inbadan ở Nigieria, đã chỉ ra sự phân công lao động theo giới trong ngành rác thải sinh học y tế.Phụ nữ qutét và thu lượm rác, trong khi đó nam giới vận chuyển rác. Việc thu lượm rác được thực hiện bằng tay, do đó có những nguy cơ sức khoẻ cao hơn. Họ cũng không được đào tạo hiệu quả trong việc quản việc truyền bệnh như thế nào (Chương trinh quản đô thị, 2001) [...]... nước là thân thiện với người nghèo và bình 23 Bình đẳng giới trong quản môi trường đô thị các trường hợp cụ thể đẳng giới Những yếu tố nào cần phải được cân nhắc nhằm đảm bảo những dịch vụ tốt nhất cho phụ nữ nghèo? 24 Bình đẳng giới trong quản môi trường đô thị các trường hợp cụ thể NƯỚC SẠCH MIỄN PHÍ CHO MỌI NGƯỜI CẦN CÓ SỰ HỢP TÁC: TRƯỜNG HỢP TẠI INDONESIA Anny andaryati Nina... các nhà hoạt động địa phương, những người muốn bảo vệ và vận đồng cho việc phát triển bình đẳng và bền vững trong một quốc gia mới 29 Bình đẳng giới trong quản môi trường đô thị các trường hợp cụ thể Đông Timo ETPA tin tưởng rằng cách tiếp cận ở cấp cơ sở cho việc phát triển sẽ củng cố và cải cách cácquan cấp quận và trao quyền cho con người sinh sống ở đó Giới là một vấn đề liên ngành trong. .. đặt giới vào điểm trung tâm nhằm đặt bình đẳng giới là mục tiêu cuối cùng của việc can thiệp vào dự án 18 Bình đẳng giới trong quản môi trường đô thị các trường hợp cụ thể Trong mối lien quan này, cách tiếp cận mà Phadke (2007) và Ranade (2007) đã thực hiện để tìm hiểu sự di chuyển và ý nghĩa đi kèm tới những nơi có những quan điểm quan trọng để khám phá Phân tích giới trong QLMTĐT vẫn còn trong. .. về quản chất thải rắn cho cộng đồng của họ KHUNG PHÂN TÍCH GIỚI TRONG VIỆC QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ Ở ĐÔNG NAM Á Tổng quan thuyết về giới và QL MT ĐT tập trung vào khu vực Châu á, đặc biệt là khu vực ĐNA đã chỉ ra những lĩnh vực chính sau: 1 Những tác động khác biệt giới do sự xuống cấp của môi trường đô thị 2 Những khác biệt giới trong việc tiếp cận đến các dịch vụ liên quan đến môi trường đô. .. 15 Bình đẳng giới trong quản môi trường đô thị các trường hợp cụ thể tiếp cận 30 bath tiền chi phí sức khỏe nếu đăng ký hộ khẩu 5 Không phải là công dân chính thức đã khiến nhiều người công nhân nhập không tiếp cận được các dịch vụ sức khỏe tối thiểu 6 Cơ hội việc làm được tạo nên trong lĩnh vực quản môi trường đô thị Những người phụ nữ nghèo cũng ít khi nắm được những cơ hội việc làm trong. .. người chăm sóc người ốm trong gia đình Có trẻ em hoặc người già mắc bệnh sen suyễn hoặc đi ngoài cũng có nghĩa là phụ nữ phải ở nhà để chăm sóc người ốm và điều này làm họ mất các cơ hội tăng thu nhập 13 Bình đẳng giới trong quản môi trường đô thị các trường hợp cụ thể do thứ hai cho những ảnh hưởng khác biệt giới chính là do sự khác biệt trong việc tiếp cận và quản các nguồn lực Tính dễ bị... - 28 Bình đẳng giới trong quản môi trường đô thị các trường hợp cụ thể ĐƯA GIỚI VÀO VẤN ĐỀ NƯỚC, TRAO QUYỀN CHO PHỤ NỮ Gabrielle Groves Trong năm 2002, Đông Timo đã trở thành một thế giới dân chủ mới nhất sau 24 năm thống trị của Indonesia và sau 400 năm là thuộc địa của Bồ Đào Nha Những ảnh hưởng của việc bóc lột trong quá khứ và chính sách quân từ trong năm 1999 trong quá trình đòi... lãnh đạo trong cộng đồng, những yếu tố kĩ thuật của 30 Bình đẳng giới trong quản môi trường đô thị các trường hợp cụ thể việc bảo dưỡng bể nước Vấn đề giới cũng được lồng ghép bằng chủ đề làm sao để tăng sự bình đẳng trong việc hưởng các lợi ích từ phát triển cộng đồng Sau khi nhóm cộng đồng được đào tạo tập huấn, họ sẽ điều khiển các cuộc họp trong cộng đồng với ETPA Do đó, những bối về cộng đồng... vấn, Tháng 4 2002 32 Bình đẳng giới trong quản môi trường đô thị các trường hợp cụ thể ADB (2003) Hỗ trợ ADB 8189 ETM giai đoạn2: Dự án thái thiết lại cung cấp nước và vê sinh Tham vấn dịch vụ để cải thiện việc quản và vận hành của Sevico das Aguas e Saneomento (SAS), Hệ thống thoát nước đô thị và dịch vụ nước thải Tháng 3 2003 Chính phủ Đông Timo (2001) Kế hoạch vệ sinh của Đông Timo, được hỗ... đình và 11 Bình đẳng giới trong quản môi trường đô thị các trường hợp cụ thể thông qua mạng lưới không chính thức và nam giới trong việc chia sẻ thông tin ngoài gia đình và thông qua mạng lưới chính thức Thông qua sự tham gia trong chương trình dự án vận động, chia sẻ những thông tin tập trung vào mảng vận động và thảo luận những vấn đề một cách hiệu quả với các thành viên khác QUAN HỆ GIỚI Phân . 12 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể 13 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể. Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể 1 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp

Ngày đăng: 25/02/2014, 16:20

Hình ảnh liên quan

Bandung là điển hình cho sự đô thị hoá nhanh: thống kê UNDP chỉ ra rằng tổng dân số đô thị Indonesia năm 1975 là 19.3%, và đến năm 2004 đã lên đến 47% - Tài liệu Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể. pptx

andung.

là điển hình cho sự đô thị hoá nhanh: thống kê UNDP chỉ ra rằng tổng dân số đô thị Indonesia năm 1975 là 19.3%, và đến năm 2004 đã lên đến 47% Xem tại trang 27 của tài liệu.
Về mặt địa hình, nơi thực hiện dự án thấp hơn rãnh nước và hơn nữa, khơng có hệ thống thoát nước thứ cấp để nối nước thải từ đường chính - Tài liệu Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể. pptx

m.

ặt địa hình, nơi thực hiện dự án thấp hơn rãnh nước và hơn nữa, khơng có hệ thống thoát nước thứ cấp để nối nước thải từ đường chính Xem tại trang 65 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan