1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố và xu hướng tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam

18 797 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 213,5 KB

Nội dung

Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Sự nghiệp đổi mới kinh tế đòi hỏi phải nhanh chóng tiếp cận những lý luận và thực tiễn quản lý kinh tế c

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ – HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn: TS Đào Đăng Kiên

Người thực hiện đề tài: Lê Thanh Hải

Lớp: CH14C

Trang 2

MỤC LỤC

Lời nói đầuNội dung

I Định nghĩa lạm phátII Cách đo lường lạm phátIII Nguyên nhân của lạm phát

1 Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước2 Nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam3 Lạm phát được tính như thế nào4 Lạm phát ảnh hưởng tới aiIV Giải pháp của chúng ta hiện nay

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Sau một thời gian dài bị lãng quên, gần đây lạm phát ở Việt nam lại bắtđầu được một số các nhà kinh tế trong nước và ngoài nước đưa ra tranh luận Sởdĩ vấn đề này được quan tâm vì gần đây chỉ số giá tiêu dùng trong nền kinh tếtăng đột biến trong nửa đầu năm nay, CPI tăng 7,2% và dự đoán có thể còn tiếptục tăng vào những tháng cuối năm ở mức hai con số là hoàn toàn có thể Điềunày đã vượt qua kế hoạch kiềm chế lạm phát ở mức 5% như kế hoạch đầu nămcủa Quốc Hội Chính phủ cũng có nhiều cuộc hội thảo với sự tham gia của nhiềucơ quan như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Viện Quản lý Kinh tế Trungương, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm tìm ra nguyên nhân của sự tăng giá vàtìm kiếm những giải pháp cho việc ổn định giá cả trong thời gian tới Cuộc tranhluận hiện nay xoay quanh vấn đề liệu sự tăng giá này có phải là lạm phát không?Nguyên nhân dẫn đến tăng giá hiện nay có gì khác so với nguyên nhân tăng giávào những năm 80? Có một vài cách giải thích khác nhau về vấn đề này Một sốthiên về quan điểm của phái trọng tiền (monetarist), cho rằng tăng giá hiện nay làdo tăng tiền và không có gì khác nhau giữa việc tăng giá vào những thập niên 80so với hiện nay và trách nhiệm này thuộc về Ngân hàng Nhà nước Một số khácthiên về phái cơ cấu (structuralist), cho rằng tăng giá hiện nay là do tăng chi phísản xuất mà nó bắt nguồn từ yếu tố khách quan bên ngoài, việc tăng giá này chỉnhất thời nên không cần phải có những chính sách cấp bách Tiểu luận này tậptrung vào xem lại nền tảng của lý thuyết truyền thống về lạm phát và xem xét lýthuyết này trong bối cảnh dữ liệu của Việt nam hiện nay Kết quả của nghiên cứunày nhằm làm rõ nguyên nhân của sự tăng giá về mặt lý thuyết và thảo luận thựctế Việt Nam hiện nay Trên cơ sở đó có một vài biện pháp chính sách đề nghị đểcắt giảm tăng giá

Trang 4

NỘI DUNG

I Định nghĩa lạm phát:

Định nghĩa được nhiều người chấp nhận cho rằng lạm phát là sự gia tăngliên tục của mức giá tổng quát Tuy vậy, vẫn có một số ý kiến bất đồng cho rằnglạm phát là phát hành tiền quá mức và do vậy chỉ gọi là lạm phát khi mà mức giátổng quát tăng bắt nguồn do tăng suất tăng cung tiền Những ý kiến này cho rằngmột số cú sốc về phía cung hoặc phía cầu làm tăng mức giá tổng quát, chẳng hạnnhư tăng tiền lương, tăng giá hàng hoá nhập khẩu, tăng giá lương thực phẩm thìkhông thể gọi là lạm phát Để xác định trong nền kinh tế có lạm phát thực sự haykhông, những ý kiến này cho rằng cần phải loại trừ những yếu tố trên khi phântích xu hướng của mức giá tổng quát.

Trong phân tích dài hạn, những lập luận trên không có gì mâu thuẫn nhau.Về lý thuyết, mức giá tổng quát tăng khi tổng cung giảm hoặc tổng cầu tăng.Tổng cung giảm có thể do cú sốc bất lợi về công nghệ, cung lao động giảm hoặclà giá của yếu tố sản xuất tăng Nhưng tổng cung giảm không gây ra sự tăng giáliên tục trừ khi chúng được tiếp ứng bởi Ngân hàng Trung ương bằng cách tănglượng tiền liên tục Tương tự, tổng cầu tăng có thể là do tăng tiêu dùng chínhphủ, giảm thuế hoặc do tăng cung tiền Việc tăng tiêu dùng và giảm thuế củachính phủ là có giới hạn nên không thể gây ra sự tăng giá liên tục chỉ trừ khi sựthâm hụt trong ngân sách được tài trợ bằng cách phát hành tiền liên tục Trongtrường hợp này chỉ có một yếu tố không có giới hạn là suất tăng cung tiền Dovậy, có thể có nhiều yếu tố làm tăng giá nhưng khi bàn đến lạm phát trong dàihạn, các nhà kinh tế thường đề cập đến suất tăng cung tiền như là nguyên nhâncủa lạm phát Khi xác định nền kinh tế có lạm phát hay không, người ta quantâm đến xu hướng tăng giá tổng quát chứ không phải sự dao động đột ngột trongmức giá tổng quát.

II Cách đo lường lạm phát:

Lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát mà nó là suất tăng của mứcgiá tổng quát theo thời gian Vấn đề đặt ra trước tiên là mức giá tổng quát đượctính toán như thế nào?

Hai thước đo thông dụng phản ánh mức giá tổng quát là chỉ số giá tiêudùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator) Chỉ số giá tiêu dùng làmột tỷ số phản ánh giá của rổ hàng hoá trong nhiều năm khác nhau so với giácủa cùng rổ hàng hoá đó trong năm gốc Chỉ số giá này phụ thuộc vào năm đượcchọn làm gốc và sự lựa chọn rổ hàng hoá tiêu dùng Nhược điểm chính của chỉsố này là mức độ bao phủ cũng như sử dụng trọng số cố định trong tính toán.Mức độ bao phủ của chỉ số giá này chỉ giới hạn đối với một số hàng hoá tiêu

Trang 5

dùng và trọng số cố định dựa vào tỷ phần chi tiêu đối với một số hàng hoá cơbản của người dân thành thị mua vào năm gốc Những nhược điểm mà chỉ số nàygặp phải khi phản ánh giá cả sinh hoạt là (1) không phản ánh sự biến động củagiá hàng hoá tư bản; (2) không phản ánh sự biến đổi trong cơ cấu hàng hoá tiêudùng cũng như sự thay đổi trong phân bổ chi tiêu của người tiêu dùng cho nhữnghàng hoá khác nhau theo thời gian Chỉ số điều chỉnh GDP là loại chỉ số có mứcbao phủ rộng nhất Nó bao gồm tất cả các hàng hoá và dịch vụ được sản xuấttrong nền kinh tế và trọng số tính toán được điều chỉnh tùy thuộc vào mức độđóng góp tương ứng của các loại hàng hoá và dịch vụ vào giá trị gia tăng Vềmặt khái niệm, đây là chỉ số đại diện tốt hơn cho việc tính toán tỷ lệ lạm pháttrong nền kinh tế Tuy nhiên, chỉ số giá này không phản ánh trực tiếp sự biếnđộng trong giá hàng nhập khẩu cũng như sự biến động của tỷ giá hối đoái.Nhược điểm chính của chỉ số giá này là không thể hiện được sự thay đổi của chấtlượng hàng hoá khi tính toán tỷ lệ lạm phát và chỉ số không phản ánh được sựbiến động giá cả trong từng tháng

Việt Nam trong những năm qua cũng sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI)để tính tỷ lệ lạm phát và sử dụng nó cho mục đích điều hành chính sách tiền tệ.Ngoài những nhược điểm như phân tích ở trên, chỉ số này không phản ánh đượctình hình lạm phát khi mà nó thường xuyên dao động Sự dao động trong ngắnhạn không có liên quan gì đến áp lực lạm phát căn bản trong nền kinh tế và việcsử dụng chỉ số này làm mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ có thể làm chệchhướng chính sách Với mục tiêu là ổn định tiền tệ trung hạn, chính sách tiền tệnên tập trung vào xu hướng tăng giá thay vì sự dao động của giá Hiện nay trênthế giới cũng có sự đồng thuận là nên có một chỉ số giá mà nó không bị tác độngcủa những cú sốc tạm thời để làm cơ sở cho hoạch định cũng như đánh giá hoạtđộng của chính sách tiền tệ "Lạm phát cơ bản" (core inflation) được xây dựngđể đáp ứng yêu cầu này Eckstein (1981) cho rằng lạm phát cơ bản là sự gia tăngmức giá tổng quát xảy ra khi nền kinh tế đạt được trạng thái toàn dụng Bryan(1994) cho rằng lạm phát cơ bản là lạm phát "tiền tệ" mà nó xảy ra là do cú sốccung tiền Nhìn chung, ta có thể hiểu lạm phát cơ bản là một phần của lạm phátmà nó có thể được kiểm soát bởi Ngân hàng Trung ương Vấn đề còn lại là “lạmphát cơ bản” được tính toán như thế nào? Trong những năm qua một số nướctính toán dựa vào phương pháp thống kê mà nó tìm cách loại những hàng hoá cómức giá dao động mạnh như giá năng lượng, giá thực phẩm Thực tế đòi hỏi phảicó một khung lý thuyết làm cơ sở cho việc tính “lạm phát cơ bản” Mankiw vàRies (2002) đưa ra một cách tính gọi là chỉ số giá ổn định dựa vào khung lýthuyết tiền tệ của chu kỳ kinh tế Chỉ số giá này là chỉ số giá trung bình có trọngsố, mà nếu đưa về mục tiêu thì hoạt động kinh tế sẽ ổn định Trọng số được sửdụng tính toán trong chỉ số đối với giá cả của các khu vực khác nhau ngoài việcphải dựa vào cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình còn phải dựa vào mức độ nhạy cảm

Trang 6

của từng khu vực đối với chu kỳ, tốc độ mà giá trong mỗi khu vực điều chỉnh khiđiều kiện kinh tế thay đổi.

III Nguyên nhân của lạm phát:

1 Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước:

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta từ năm 1986 đến nay, nền kinhtế nước ta liên tục tăng trưởng với tỷ lệ cao trên 7% trong hơn 20 năm qua (trong5 năm 2003-2007 GDP tăng bình quân trên 8%/năm) Đời sống nhân dân đượctăng lên, thu nhập GDP bình quân đầu người từ 402 USD năm 2000 tăng lên 836USD năm 2007, số hộ nghèo giảm dần, đời sống nông dân cải thiện rõ rệt, nhiềucông trình kinh tế xã hội được hoàn thành, hội nhập sâu rộng với các nước trênthế giới (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu VN năm 2007 chiếm 156% GDP), gia

giá tốt và khen ngợi.

Hiện nay nước ta đang đứng trước khó khăn thực sự, chỉ số giá cả tiêudùng tăng nhanh năm 2007 là 12.63% và 3 tháng đầu năm 2008 tăng trên 9%,đặc biệt là cán cân thương mại năm 2007 thâm hụt lớn, nhập khẩu 62,7 tỷ USDtăng +39.6% so với năm 2006, xuất khẩu 48.6 tỷ USD tăng 21,9%, nhập siêu14,1 tỷ USD (năm 2006 nhập siêu 5 tỷ USD), nhập siêu chiếm tỷ lệ rất đáng longại 19,8%GDP (lưu ý việc nhập siêu tăng nhanh có yếu tố giá cả thế giới (xăngdầu, sắt thép, sợi bông, chất dẻo ) tăng cao do đồng USD yếu), cán cân vãng laithâm hụt ở tỷ lệ cao trên 6% GDP ở mức đáng lo ngại…

Kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn suy giảm mạnh 4,9% năm 2007,dự báo xuống 4% năm 2008, thương mại quốc tế giảm mạnh so với năm 2006.Nền kinh tế Mỹ (chiếm ¼ GDP toàn thế giới) đang suy giảm chuyển qua suythoái, ảnh hưởng đến giá cả nguyên vật liệu, lương thực thực phẩm trên thế giớigia tăng đột biến, lạm phát xảy ra ở nhiều nước, thị trường tài chính thế giới thiệthại khoảng 3500 tỷ USD Vì vậy bài toán kiềm chế lạm phát ở nước ta hiện naylà bài toán phức tạp và vô cùng khó khăn, vừa kiềm chế lạm phát, vừa đảm bảotăng trưởng Do đó, khi triển khai giải pháp kiềm chế lạm phát, cần có sự đồngthuận và chia sẻ của các cấp, của mọi người, của người đi vay và người cho vay,giữa ngân hàng và doanh nghiệp, giữa Ngân hàng Nhà nước và ngân hàngthương mại, giữa người gởi tiền và ngân hàng huy động vốn, giữa tổ chức xuấtkhẩu với tổ chức nhập khẩu, giữa cái riêng và cái chung…Phải sử dụng cả giảipháp ngắn hạn (tỷ giá, lãi suất, hạn mức, thắt lưng buộc bụng, trợ giá, trợ cấp …)và dài hạn (kiểm soát tín dụng, chi tiêu công, nâng cao năng lực sản xuất trongnước, tăng năng suất lao động…) Đặc biệt cần bình tĩnh đối phó vì chúng ta đãcó nhiều kinh nghiệm chống lạm phát thành công trong những năm 1986-1988lạm phát trên 300%/năm, năm 1991 lạm phát là 61.5%, năm 1994 lạm phát là12.7%… năm 2007 lạm phát bùng nổ trở lại trên thế giới và VN !

Trang 7

Hình: Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI)

Nguồn: IMF, International Financial Statistics

Trong hình cho thấy, từ năm 2004 đến 2007, lạm phát ở Việt Nam đã caohơn các nước láng giềng ngoại trừ Indonesia, một quốc gia đang đối mặt vớinhững vấn đề kinh tế, chính trị nghiêm trọng, năm 2004 CPI là 9.5%, 2005 là8.4%, năm 2006 là 6.6% Hiện nay, Việt Nam là nước có tỷ lệ lạm phát cao nhấttrong các nước Đông Á Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) cho đến tháng 12/2007đã là 12.63% (tháng 11/2007 là 9,45%) và chỉ trong 3 tháng đầu năm 2008 chỉ sốCPI tại nước ta đã lên tới 9.19% Nguyên nhân tại sao? Giải pháp thế nào để vừakiềm chế lạm phát vừa đảm bảo tăng trưởng?

2 Nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam:

Trước hết ta xem xét, về mặt lý thuyết lạm phát có thể do các nhómnguyên nhân:

- Lạm phát do chính sách: thường xảy ra do những biện pháp tiền tệ mở

rộng, phản ánh thâm hụt thu chi ngân sách lớn và việc tài trợ thâm hụt bằng tiềntệ, thường là cội rễ của lạm phát cao Một ví dụ kinh điển đó là những trận siêulạm phát ở Áo và Đức những năm 20 do mở rộng tiền tệ thái quá.

- Lạm phát do chi phí đẩy: xảy ra do tăng chi phí và có thể phát triển

ngay cả khi thất nghiệp và việc sử dụng nguồn lực còn thấp Vì tiền lương (tiềncông) thường là chi phí sản xuất quan trọng nhất, sự gia tăng tiền lương khôngphù hợp với tăng trưởng năng suất có thể khơi mào cho quá trình lạm phát.Nhưng lạm phát do chi phí đẩy có thể không dai dẳng nếu chính sách tiền tệ tácđộng vào, trong trường hợp đó, tiền lương tăng dẫn tới thất nghiệp cao hơn thayvì lạm phát cao hơn.

Trang 8

- Lạm phát do cầu kéo: xảy ra do tổng cầu vượt trội đẩy mức giá chung

lên cao Sự thúc đẩy của cầu có thể xuất phát từ những cú sốc bên trong hay bênngoài nhưng thường hình thành từ những chính sách thu chi ngân sách hay tiềntệ mở rộng.

- Lạm phát trơ ì (lạm phát quán tính): có xu hướng dai dẳng ở cùng tỷ

lệ cho đến khi những sự kiện kinh tế gây ra nó thay đổi Nếu lạm phát cứ đềuđặn, tỷ lệ lạm phát thịnh hành có thể được dự đoán và do đó được đưa vào cáchợp đồng tiền lương và tài chính, điều này lại tiếp tục duy trì nó Tỷ lệ lạm phátquán tính đôi khi ngụ ý lạm phát cơ bản hay cốt lõi.

Thông thường những cú sốc đối với nền kinh tế từ phía cung hay cầu làmcho tỷ lệ lạm phát thực tế di chuyển lên trên hay xuống dưới tỷ lệ lạm phát cơbản Các cú sốc chính về phía cầu bao gồm sự tăng nhanh của tổng cầu do dựđoán thu nhập sẽ tăng.

Lạm phát do chính sách, lạm phát do cầu kéo được nhận thấy ở nhiều nềnkinh tế đang chuyển đổi, là kết quả của những chính sách thu chi ngân sách hạnchế không đầy đủ và việc tài trợ bằng tiền cho thâm hụt ngân sách Thôngthường, những cú sốc bên ngoài như những cú sốc xuất phát từ tăng giá nănglượng hay thu hẹp thương mại với các bạn hàng truyền thống có xu hướng bổsung cho áp lực lạm phát.

Tại Việt Nam, các nguyên nhân phát sinh lạm phát trên đều xuất hiện ởViệt Nam với những trọng số khác nhau ở những thời kỳ khác nhau Năm 2007,là năm mà các nguyên nhân đã tích tụ bấy lâu nay gặp cơn lốc lạm phát thế giớinên bùng nổ lớn Chúng ta có thể tạm chia làm hai nhóm nguyên nhân: bên trongvà bên ngoài để dễ xem xét khi đưa ra quyết định ngắn hạn và dài hạn.

a Nguyên nhân bên ngoài:

Cũng như những quốc gia châu á khác, do đồng USD suy yếu trong nhữngnăm gần đây đã tạo ra những cú sốc về tăng giá xăng dầu, giá vàng, giá lươngthực thực phẩm… từ đó tác động xấu đến giá cả ở Việt Nam Giá cả thị trườngthế giới liên tục tăng cao, xăng dầu tăng (giá dầu thô từ 60 USD/thùng đầu năm2007 tăng lên trên 100 USD/thùng cuối năm 2007), sắt thép tăng 30%, phân bóntăng 20%, lúa mì tăng 60%, sợi, bông, chất dẻo, … Đồng thời những mặt hàngnước ta xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, điều…) cũng xuất với giá tăngrất cao, đặc biệt là giá lương thực phẩm tăng trên 30%, nên giá thu mua cũngtăng, từ đó làm ảnh hưởng lớn đến giá cả chung trong nước, vả lại khi tính chỉ sốCPI thì trọng số lương thực thực phẩm ở ta chiếm tỷ lệ cao (42,85%), nhà ở vậtliệu xây dựng chiếm 10%, giá xăng dầu trong năm 2007 tăng nhanh, giá vàng thếgiới v trong nước tăng rất cao, ảnh hưởng gián tiếp là tác động tâm lý đến cácloại giá khác, nên CPI tăng mạnh.

Trang 9

Tổng kim ngạch nhập khẩu của nước ta hiện nay trên 88% so với GDP(Nhập khẩu khoảng 62.7 tỷ USD/ 71.2 tỷ USD) vì nền kinh tế nước ta phụ thuộcrất lớn vào nguyên nhiên vật liệu thế giới Các nước lớn tỷ lệ này rất thấp nhưchâu Âu khoảng 25-30%, Mỹ 14,54%, Trung Quốc 26,69%…Tổng kim ngạchxuất nhập khẩu năm 2007 là 111,3 tỷ USD chiếm 156% GDP Vì vậy khi đồngUSD mạnh (năm 1991, năm 1997-1998) ta gặp khó khăn (vì nhập siêu), USDyếu như hiện nay ta cũng khó khăn! Tại sao những nước khác ít bị ảnh hưởng?Các nước đã quen với sự tăng giảm của USD, họ hội nhập trước chúng ta nên đãcó nhiều kinh nghiệm và cũng đã gặp khủng hoảng nhiều lần (1997-1888) Trongnăm 2007, để tự vệ, các nước chủ động điều chỉnh tỷ giá linh hoạt theo hướnggiảm giá USD (kể từ tháng 9/2007) và nâng giá bản tệ nhằm tránh ảnh hưởnglạm phát thế giới, như Thái Lan giảm giá USD 4%, Singapore giảm giá USD10.45%, Trung Quốc giảm giá USD 8.57%, Thụy sĩ giảm giá USD 16%,Philippine giảm giá USD 14%, Malaysia giảm giá USD 7.25%…(xem biểu đồ 5-11) Trong khi năm 2007, VN chủ động ổn định tỷ giá để khuyến khích xuấtkhẩu (tổ chức xuất khẩu lãi cao) hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng…! (năm 2007, USDtăng giá 0.1% so với VND, trong 3 tháng đầu năm 2008, USD có điều chỉnhgiảm khoảng 0.6%so với VND) Vì vậy, việc điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảmgiá USD là sự điều chỉnh theo tín hiệu thị trường quốc tế, chứ không phải là tamuốn tăng giá VND, vì không có chính phủ nào muốn tăng giá đồng bản tệ Đơnvị xuất khẩu phải hiểu rằng đó là sự điều chỉnh và phải chia sẻ với khó khăn củanhiều người về căn bệnh lạm phát, điều quan trọng mà đơn vị xuất khẩu kêu to làngân hàng không mua USD, nên không có VND để thu mua, mua chậm giá càngcao Hiện nay NHNN đã mua hết nhưng đơn vị không bán nữa vì USD có dấuhiệu tăng giá trong tương lai Nếu NHNN VN chủ động điều chỉnh tỷ giá linhhoạt theo hướng giảm giá USD từ tháng 9/2007 như nhiều nước, thì việc kiềmchế lạm phát sẽ đỡ tốn kém Vì trước sự suy giảm kinh tế và hệ thống ngân hàng-tài chính Mỹ đang gặp khó khăn về tín dụng địa ốc, ngày 18/09/2007 FOMC(The Federal Open Market Committee) Ủy ban thị trường mở của FED chínhthức quyết định khởi đầu đợt hạ lãi suất của quỹ liên bang (federal funds rate) từ5.25% xuống 4.75% và đến ngày 18/03/2008 là 2.25%, để tạo thanh khoản chothị trường tín dụng của các ngân hàng tại Mỹ, hỗ trợ thị trường chứng khoán,ngăn chặn suy thoái, FED đã bơm vài trăm tỷ USD thông qua nghiệp vụ thịtrường mở…Ngày 29,30 tháng 4 FED sẽ có cuộc họp quan trọng tiếp theo đểxem xét việc có cắt giảm lãi suất hay không?

b Nguyên nhân bên trong:

- Chính sách tài khóa không hiệu quả là nguyên nhân rất quan trọng củacăn bệnh lạm phát ở nước ta Để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế, Chính phủ đãcó những kế hoạch chi tiêu nâng cấp cơ sở hạ tầng của đất nước và liên tục bộichi ngân sách trong nhiều năm trn 5% GDP (năm 2007 bội chi khoảng trên56.000 tỷ đồng) Đầu tư cho tăng trưởng kinh tế là điều cần thiết, nhưng đầu tư

Trang 10

kém hiệu quả, đầu tư dàn trải, gây lãng phí lớn trong thời gian dài là nguy hiểmcho nền kinh tế nước nhà, trong khi đồng lương của nhân dân lao động, nhữngngười công chức nhà nước thì quá thấp so với thời giá, 30-40 năm làm việc trongcơ quan hành chính, giáo dục, y tế… nhiều người không thể mơ nổi một căn nhà.Công tác xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án, tổng dự án và thiết kế kỹ thuậtquá chậm trễ, thủ tục rườm rà và phức tạp Việc chi tiêu thì không hiệu quả, tìnhtrạng tham nhũng thì gia tăng đã ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng vào cơchế và bộ máy điều hành của chúng ta Đảng và Nhà nước đã thấy và đang điềuchỉnh, như thành lập cơ quan chống tham nhũng Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội ởViệt Nam trong vài năm gần đây bình quân hàng năm trên 40% GDP và hệ sốICOR là 4,7 (có nghĩa là VN hiện cần 4,7 đơn vị đầu tư để tạo ra một đơn vị tăngtrưởng), hệ số này là rất cao so với các nước khác trong khu vực Tổng cầu tăng,nhưng tổng cung tăng hạn chế nên giá phải tăng.

- Trong năm 2007, và đầu năm 2008 Nhà nước chủ động thực hiện lộ trìnhđiều chỉnh theo giá thị trường đối với một số loại hàng hóa, vật tư cơ bản như:điện, xăng dầu, than,… làm ảnh hưởng đến việc tăng giá các hàng hóa khác.

- Chính sách tiền tệ năm 2007 cũng có những vấn đề cần xem xét, cungtiền (tổng phương tiện thanh toán) tăng nhanh năm 2005 là 23.4%, năm 2006 là33.6%, năm 2007 là 53.8%, tổng cộng 3 năm cung tiền M2 tăng 134.2%, trongkhi 3 năm GDP chỉ tăng 25.09% Chênh lệch giữa cung tiền tăng trong 3 nămqua (134.5%) với tăng trưởng kinh tế GDP (25.09%) là rất lớn, chắc chắn sẽ đènặng lên giá cả trong nước, và cuối năm 2007, đầu năm 2008 nó bộc phát mạnhlà do có sự cộng hưởng bởi lạm phát quốc tế (USD yếu) và thiên tai.

Nếu dựa vào học thuyết “Định lượng tiền tệ - The quantity theory ofmoney” của Irving Fisher, ta có thể thấy rõ hơn quan hệ của nhân tố: cung tiền(M), tốc độ vòng quay tiền tệ (V), giá cả (P), tổng sản phẩm quốc nội thực-GDPthực (Y), trong phương trình: MV= PY Vì vậy, nếu V, P không thay đổi thì P(giá cả) sẽ tăng nhanh khi cung tiền M tăng nhanh, hoặc Y (GDP thực) có tăngnhưng tốc độ tăng chậm hơn cung tiền, thì giá cả cũng tăng cao Vì vậy, giảipháp kiểm soát cung tiền, giảm tổng cầu luôn luôn là liều thuốc chống lạm pháttrước tiên được các nước sử dụng, nhưng với mức độ liều lượng khác nhau.

Tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống ngân hàng tăng cao, năm 2006 là+29.7%, năm 2007 tăng dư nợ cao nhất trong nhiều năm qua 43.7%, một sốNHTM tăng trên 70% Các ngân hàng thương mại trong thời gian qua đã cung

triển sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế.Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán và thịtrường bất động sản, các ngân hàng thương mại cũng sẵn lòng cho vay đối vớinhững nhà đầu cơ trong lĩnh vực này Nguồn vốn huy động ngắn hạn của ngânhàng được đổ vào thị trường vốn dài hạn nhiều rủi ro, nếu bong bóng bất động

Ngày đăng: 28/11/2012, 10:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình: Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) - Các nhân tố và xu hướng tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
nh Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w