BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC ( Luận học pháp)
Trang 1Văn bản: Lớp 8
BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC ( Luận học pháp)
- La Sơn phu tử- Nguyễn Thiếp
I/ Tìm hiểu chung:
1) Tác Giả
Nguyễn Thiếp (1723- 1804) quê: huyện La Sơn, Hà Tĩnh Người đương thời kính trọng gọi là: La Sơn phu tử
Là người “ thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu” giúp triều Tây Sơn góp phần xây dựng đất nước về mặt chính trị
2) Tác phẩm:
-Thể loại: Tấu
- Tấu “ Bàn luận về phép học”
=> Bày tỏ kiến nghị của mình về việc chấn chỉnh sự học của quốc gia Được viết bằng văn xuôi kết hợp văn biền ngẫu
II/ Đọc_ hiểu văn bản:
1/ Mục đích chân chính của việc học:
-“ Ngọc không mài, không thành đồ vật, người không học, không biết rõ đạo”
=> Dùng câu châm ngôn => Câu phủ định mang ý khẳng định
=> Khái niệm “ học” được giải thích bằng hình ảnh so sánh cụ thể, dễ hiễu
- Khái niệm “ đạo” : là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người.
=> Trừu tượng, phức tạp
=> Giải thích ngắn gọn, rõ ràng
- Kẻ đi học là học điều ấy => Khặng định lại
=> Học để làm người
=> Xác định mục đính của việc học
2/ Phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học
-Nhận định: nền chính học đã bị thất truyền
=> học theo con đường đúng đắn, chính nghĩa không chuộng học hình thức để cầu danh lợi
=> Tác hại: chúa tầm thường, thần nịnh hót
=> Nước mất nhà tan
3/ Bàn luận về đổi mới phép học
-Phát triển rộng rãi việc học ( mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học.)
_ Xác định nội dung: Theo Chu Tử ( Tứ thư, ngũ kinh) => Hạn chế của thời đại
_ Bàn về phương pháp học + Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, theo điều học mà làm + Học tuần tự từ thấp đến cao
Phương pháp đúng đắn, thực tiễn
Trang 24/ Ý nghĩa, tác dụng của việc học chân chính -Người tốt nhiều( nhân tài nhiều)
-Thiên hạ tịnh trị ( quốc gia hưng thịnh)
=> Mong được vua xem xét, thực thi